You are on page 1of 45

Chương 3

THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP

Mục tiêu :
- Nắm được các tiêu thức phân loại lao động của doanh nghiệp
- Đánh giá kiểm tra tình hình sử dụng lao động , đánh giá chất lượng lao động
trong doanh nghiệp
- Hiểu được phương pháp tính năng suất lao động và phân tích năng suất lao
động bình quân biến động do các yếu tố
- Hiểu và phân tích tổng quỹ lương và lương bình quân

3.1. VAI TRÒ, NHIỆM VỤ CỦA THỐNG KÊ LAO ĐỘNG TRONG


DOANH NGHIỆP
3.1.1. Vai trò
Quá trình sản xuất muốn tiến hành được cần phải có ba yếu tố: sức lao động, tư liệu
lao động và đối tượng lao động. Thực tế ngày nay cho thấy ở nhiều quốc gia, sự giàu có
của xã hội không những chỉ phụ thuộc vào tài nguyên thiên nhiên, phụ thuộc vào mức độ
trang bị tài sản cố định cho nền kinh tế mà còn phụ thuộc chủ yếu vào nhân tố con
người. Đặc biệt trong thời đại ngày nay “nền kinh tế tri thức” và tri thức của con người là
một trong những nhân tố quan trọng trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
nói riêng và của toàn xã hội nói chung.
Lao động là một trong ba yếu tố của quá trình sản xuất, trong đó yếu tố lao động là
yếu tố quan trọng nhất, vì không có lao động của con người thì tư liệu lao động và đối
tượng lao động chỉ là những vật vô dụng, vì con người là chủ thể của quá trình sản xuất
kinh doanh. Trong quá trình lao động con người luôn sáng tạo, cãi tiến công cụ, hợp tác
cùng nhau để không ngừng nâng cao năng suất lao động, qua đó trình độ kỹ thuật của
người lao động, kinh nghiệm sản xuất, chuyên môn hóa lao động ngày càng nâng cao.
3.1.2. Nhiệm vụ
- Nghiên cứu số lượng, cơ cấu lao động trong doanh nghiệp. Phân tích sự biến động
về số lượng lao động, sự thay đổi về cơ cấu lao động thông qua các chỉ tiêu thống kê.
Qua đó phân tích đánh giá tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp về mặt số lượng
và chất lượng lao động
- Nghiên cứu sự biến động năng suất lao động và các nhân tố ảnh hưởng đồng thời
đánh giá hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp.
- Nghiên cứu thu nhập các nguồn thu nhập của người lao động. Qua đó xem xét mối
quan hệ giữa tốc độ tăng năng suất lao động và tốc độ tăng tiền lương bình quân.
3.2. THỐNG KÊ SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
3.2.1. Phân loại lao động hiện có trong doanh nghiệp
Số lượng lao động của doanh nghiệp có thể phân loại theo nhiều tiêu thức khác nhau
phục vụ cho các mục đích nghiên cứu khác nhau. Sau đây là một số phương pháp phân loại
lao động theo một số tiêu thức chủ yếu sau:
a. Căn cứ vào việc quản lí lao động và trả lương: chia ra 2 loại
- Lao động trong danh sách: Là lực lượng chủ yếu trong doanh nghiệp, bao gồm
những người do doanh nghiệp trực tiếp sử dụng và trả lương và được ghi vào sổ lao động
của doanh nghiệp.
- Lao động ngoài danh sách: Là những người không thuộc quyền quản lý sử dụng và
trả lương của doanh nghiệp
b. Căn cứ vào mục đích tuyển dụng và thời gian sử dụng: Chia ra 2 loại
- Lao động thường xuyên: Là lực lượng lao động chủ yếu trong doanh nghiệp bao gồm
những người được tuyển dụng chính thức và làm những công việc lâu dài thuộc chức năng

44
và nhiệm vụ của doanh nghiệp.
- Lao động tạm thời: Là những người làm việc theo các hợp đồng tạm tuyển ngắn
hạn để thực hiện các công tác tạm thời, theo thời vụ.
c. Căn cứ vào phạm vi hoạt động: chia 2 loại
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh chính: Là số lượng lao động tham gia vào
các hoạt động chủ yếu của doanh nghiệp, mà kết quả của hoạt động này chiếm tỷ trọng
lớn trong kết quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Ví dụ như trong công
nghiệp hoạt động sản xuất kinh doanh chính là hoạt động sản xuất ra sản phẩm công nghiệp.
- Công nhân viên sản xuất kinh doanh khác: Là những người làm việc trong các
lĩnh vực sản xuất khác.Ví dụ như trong doanh nghiệp công nghiệp những người làm ở
các bộ phận như sản xuất xây lắp, sản xuất vật liệu xây dựng, thương mại, dịch vụ. . .
d. Căn cứ vào khả năng của người lao động trong quá trình sản xuất
Lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của doanh nghiệp được phân thành
các loại sau
- Công nhân: Là người trực tiếp tác động vào đối tượng lao động để làm ra sản
phẩm hay là những người phục vụ trực tiếp cho quá trình sản xuất.
- Thợ học nghề: Là những người học tập kỹ thuật sản xuất sản phẩm dưới sự hướng
dẫn của công nhân lành nghề .
- Nhân viên kỹ thuật: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kỹ thuật từ
trung cấp trở lên, đang làm công tác kỹ thuật và hưởng theo thang lương kỹ thuật.
- Nhân viên quản lý kinh tế: Là những người đã tốt nghiệp ở các trường lớp kinh
tế, đang làm các công việc điều hành hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
như: giám đốc, phó giám đốc, nhân viên các phòng ban kinh tế.
- Nhân viên quản lý hành chính: Là những người đang làm công tác tổ chức quản
lý hành chính của doanh nghiệp như nhân viên tổ chức, văn thư, lái xe, bảo vệ.
Ngoài ra, người ta còn tiến hành phân loại lao động theo một số tiêu thức khác như:
nghề nghiệp, giới tính, tuổi đời, thâm niên nghề, trình độ văn hóa, bậc thợ, . . .
Nghiên cứu phân loại lao động của doanh nghiệp trước hết phục vụ cho việc đánh
giá, phân tích thực trạng đội ngũ lao động hiện có cuối kỳ báo cáo, tuỳ theo mục đích
nghiên cứu mà vận dụng theo các tiêu thức khác nhau.
3.2.2. Các chỉ tiêu thống kê số lượng lao động
a. Chỉ tiêu số lượng lao động hiện có
Chỉ tiêu này phản ánh quy mô số lượng lao động của doanh nghiệp hiện có tại một
thời điểm nhất định (thường là cuối kỳ)
Số lượng lao động hiện có cuối kỳ báo cáo được xác định theo công thức (3.1)

Số lượng lao động Số lượng lao Số lượng lao động Số lượng lao động
= + -
hiện có cuối kỳ động có đầu kỳ tăng trong kỳ giảm trong kỳ

b. Chỉ tiêu số lượng lao động bình quân trong kỳ


Là chỉ tiêu phản ánh số lượng lao động mà doanh nghiệp sử dụng bình quân trong
một thời kỳ nhất định.
- Nếu theo dõi thống kê số lượng lao động từng ngày: Số lượng lao động bình quân
được xác định theo công thức:
n
T   Ti / n (3.2)
i 1
Trong đó:
+ T : số lượng lao động bình quân trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ Ti: số lượng lao động có từng ngày trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
+ n: số ngày theo lịch trong kỳ (tháng, quý hoặc năm)
Chỉ tiêu này cho biết số lượng lao động bình quân hàng ngày của doanh nghiệp trong

45
một tháng (quý hoặc năm).
Lưu ý: Khi tính chỉ tiêu lao động này thì số lao động hiện có của các ngày lễ,
ngày chủ nhật qui ước lấy số lao động hiện có của ngày trước ngày lễ, ngày chủ
nhật.Ví dụ như số lượng lao động hiện có tại doanh nghiệp ngày thứ bảy là: 500 người thì
đó cũng chính là số lượng lao động của ngày chủ nhật tại doanh nghiệp.
- Trường hợp không thể thống kê số lượng lao động cụ thể từng ngày: mà chỉ thống kê
được số lượng lao động trong danh sách có từng khoảng thời gian (có thể từ 5 – 7 ngày), số
lượng lao động bình quân tính theo công thức
n

T t
i 1
i 1
T n
(3.3)
t
i 1
1

Trong đó:
+ T : số lượng lao động bình quân trong kỳ nghiên cứu (tháng, quý hoặc năm)
+Ti: số lượng lao động có trong danh sách ở từng thời điểm
+ ti: khoảng thời gian tương ứng có số lượng lao động Ti.
+ t i : tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu.
n
+  T : Tổng số ngày theo lịch của kỳ nghiên cứu
i 1
1

Ví dụ 3.1: Có số liệu về tình hình số lượng lao động của xí nghiệp An Phú trong tháng
01 năm 2010 như sau:
Số lượng lao động có ngày 1/01 là 500 công nhân, ngày 05/01 doanh nghiệp
tuyển dụng thêm 130 công nhân, ngày 15/01 bổ sung thêm 20 công nhân bậc cao, ngày
26/01 có 02 công nhân nghỉ chế độ và số liệu không đổi cho đến hết tháng 01.
Yêu cầu: Tính số lượng lao động bình quân trong tháng 01/2010.
Bài giải
Số lượng lao động bình quân trong tháng 01/2010 là:

500  4  630 10  650  11  647  6


T=  624 (người)
31
c. Số lượng lao động bình quân, tính theo chế độ báo cáo thống kê định kỳ
Phương pháp tính số lượng lao động bình quân theo công thức (3.2) và (3.3) tương
đối chính xác, nhưng cách tính toán phức tạp, để đơn giản trong việc tính toán, chế độ
báo cáo thống kê định kỳ qui định cách tính số lượng lao động bình quân tháng theo
công thức gần đúng.
T T T
T  1 15 C (3.4)
3
Trong đó : T1, T15, TC: là số lượng lao động trong danh sách hiện có vào các ngày 1, 15
và cuối tháng
T1 T
 T2  ...  n
T 2 2
n 1

Trong đó: Ti (i = 1,2,...,n) số lao động có ở tại các ngày đầu tháng

46
d. Nếu không có số liệu lao động ở ngày đầu các tháng, mà chỉ có số liệu lao
động bình quân các tháng, thì số lượng lao động bình quân quý (năm) tính theo
công thức sau

Tổng số lao động bình quân của các tháng trong quý (3,6)
T = (năm)
3 (12)
e: Ngoài ra nếu số lượng lao động trong kỳ ít biến động : Ta không theo dõi
được cụ thể thời gian biến động. Số lượng lao động bình quân được xác định theo công
thức

TDK  TCK
T
2
Trong đó:
+ TDK: Số lượng lao động hiện có đầu kỳ
+ TCK: Số lượng lao động hiện có cuối kỳ
Ví dụ 3.2: Có số liệu về số lượng lao động trong 6 tháng đầu năm 2009 của xí nghiệp
An Thịnh như sau:
Số lượng lao động có đầu quý 1: 400 người, số lượng lao động tăng trong quý 1: 60
người, tăng trong quý 2: 80 người, số lượng lao động giảm trong quý 1: 20 người, giảm
trong quý 2: 40 người.
Yêu cầu: Tính số lượng bình quân trong từng quý.

Bài giải:
- Số lượng lao động hiện có cuối quý 1:
400 + 60 – 20 = 440 (người)
- Số lượng lao động hiện có cuối quý 2
440 + 80 – 40 = 480 người
- Số lượng lao động bình quân quý 1:
440  440
To   460 (người)
2
- Số lượng lao động bình quân quý 2:
440  480
T1   460 (người)
2
Chú ý:
- Công thức (3.2) và (3.3) áp dụng cho tháng (quý, năm)
- Công thức (3.4) và (3.7) áp dụng cho tháng
- Công thức (3.5); (3.6) và (3.7) áp dụng cho quý (năm)
3.2.3. Kiểm tra tình hình sử dụng số lượng lao động
Định mức lao động là số lượng lao động cần thiết theo quy định để hoàn thành việc sản
xuất sản phẩm. Để kiểm tra đánh giá tình hình hoàn thành định mức sử dụng lao động thống
kê dùng một trong hai phương pháp sau:
a. Phương pháp kiểm tra giản đơn
Chi tiêu này được tính bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo
(thực tế) với số lượng lao động bình quân gốc (kế hoạch)

47
- Số tương đối:
T1
 100(%) (3.8)
T0
- Số tuyệt đối: T1 - To (3.9)
Trong đó:
+ T1: Số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo
+ To: Số lượng lao động bình quân kỳ gốc
Nhận xét: Chỉ tiêu này phản ánh tình hình sử dụng lao động bình quân thực tế tăng
(giảm) so với kế hoạch. Kết quả tính toán trên mới chỉ phản ánh tình hình tăng (giảm) lao
động, chưa phản ánh tình hình sử dụng lao động như vậy là tiết kiệm hay lãng phí.
b. Phương pháp kiểm tra có liên hệ với kết quả sản xuất
Xác dịnh bằng cách so sánh số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo với số lượng
lao động bình quân kỳ gốc đã được điều chỉnh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Số tương đối:
T1
 100(%) (3.10)
Q1
T0 
Q0
- Số tuyệt đối:
Q
T1 – (To x 1 ) (3.11)
Qo
Trong đó:
+ Q1: Khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo (thực tế) được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị)
+ Qo: khối lượng sản phẩm kỳ gốc (kế hoạch) được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị)
Nhận xét:
+ Nếu T1 > 1: (+) lãng phí lao động (sử dụng nhiều hơn qui định)
+ Nếu T1 < 1: (-) tiết kiệm lao động
+ Nếu T1 = 1: sử dụng lao động đúng định mức.
Ví dụ 3.3: Có tình hình sản xuất và sử dụng lao động của doanh nghiệp Khánh
Thuận trong 2 tháng báo cáo như sau:
1. Sản phẩm sản xuất:
Bảng 3-1
Số lượng sản phẩm (sp) Đơn giá cố định
Sản phẩm
Tháng 01 Tháng 02 ( 1.000 đồng/ sp)
A 1.000 1.500 200
B 1.800 2.400 250
C 2.200 2.000 150
2. Số lượng lao động sử dụng:
Số công nhân trong danh sách bình quân kỳ kế hoạch: 400 người , kỳ thực tế: 440 người.
Yêu cầu: Kiểm tra tình hình sử dụng lao động của doanh nghiệp theo 2 phương
pháp và nhận xét.
Bài giải:
* Kiểm tra theo phương pháp đơn giản:
- Số tương đối: T1 / To = 440 / 400 = 1,1 ( hay 110%)
- Số tuyệt đối: T1 - To = 440 - 400 = 40 ( người)
Nhận xét: Số lượng lao động bình quân thực tế sử dụng tháng 02 so với tháng 01 tăng
10%, tương ứng tăng 40 người.

48
* Kiểm tra theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất. Tính GO =  Pq
GO1 = ( 200 x 1.500 + 250 x 2.400 +150 x 2.000 ) = 1.200 (triệu đồng)
GOo = ( 200 x 1.000 + 250 x 1.800 +150 x 2. = 980 (triệu đồng)
- Số tương đối:
440
 100%  0,9016 (hay 90,16%)
1.200
400 
980
- Số tuyệt đối: 440 – 488 = - 48 (người)

Nhận xét: Qua kết quả tính toán ta thấy số lượng lao động bình quân thực tế sử
dụng tháng 02 so với tháng 01 tiết kiệm 9,84% tương ứng tiết kiệm 48 người điều này rất
tốt làm giảm chi phí dẫn đến tăng lợi nhuận của doanh nghiệp
3.3. THỐNG KÊ CHẤT LƯỢNG LAO ĐỘNG TRONG DOANH NGHIỆP
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, việc bố trí sắp xếp lao động đảm nhận các
công việc phải chú trọng đến trình độ chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo với công việc,
đáp ứng được yêu cầu kỹ thuật của công việc, có như vậy mới tạo cơ sở tăng năng suất lao
động, đảm bảo chất lượng sản phẩm sản xuất, do đó ta phải thường xuyên xem xét, đánh
giá và thống kê chất lượng lao động, đặc biệt là bộ phận công nhân trực tiếp sản xuất theo
một số tiêu thức chất lượng chủ yếu.
3.3.1. Kết cấu lao động theo tiêu thức chất lượng:
Chỉ tiêu này được xác định bằng cách so sánh số lượng lao động đạt tiêu thức chất
lượng i với tổng số lao động của doanh nghiệp tham gia vào tính kết cấu
Tiêu thức chất lượng i của lao động có thể là trình độ văn hóa, trình độ chuyên
môn, bậc thợ, thâm niên nghề… Tùy theo tính chất nghiên cứu và tình hình đặc điểm của
lao động tại doanh nghiệp ma ta lựa chọn tiêu thức cho phù hợp.
T
Công thức: d  i  100(%) (3.12)
Ti
Trong đó:
+ d: kết cấu lao động theo tiêu thức chất lượng i
+ Ti: số lượng lao động đạt tiêu thức chất lượng i
+ Ti : Tông số lao động tham gia thính kết cấu
Chỉ tiêu này phản ánh chất lượng từng loại lao động trong doanh nghiệp, nhằm mục
đích so sánh giữa chất lượng lao động thực tế với chất lượng theo yêu cầu của công việc,
để có kế hoạch điều chỉnh, bổ sung hay bỏ bớt nhằm đáp ứng được yêu cầu về chất lượng
lao động của sản phẩm va công việc.
3.3.2. Thâm niên nghề bình quân:
Thâm niên nghề bình quân phản ánh trhìn độ thành thạo công việc, cũng như phản
ánh trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của người lao động tăng lên, nhưng đồng thời tuổi
đời của người lao động cũng tăng lên, vì vậy chỉ tiêu này có thể theo dõi ở một giới hạn
nhất định. Thâm niên nghề bình quân có thể tính cho từng người, từng tổ, đội, phân
xưởng, bộ phận hay tính chung cho toàn doanh nghiệp.
Thâm niên nghề bình quân được xác định theo công thức:
n

NT
i 1
i i
TN  n
(3.13)
T
i 1
i

49
Trong đó:
+ T N : thâm niên nghề bình quân
+ Ni : mức thâm niên công tác thứ i của lao động (i = 1, 2, 3,…n)
+ Ti: số lao động có mức thâm niên Ni
n
+  T : tổng số lao động tham gia tính thâm niên nghề
i 1
i

3.3.3. Bậc thợ bình quân


Bậc thợ bình quân phản ánh trình độ chuyên môn kỹ thuật và tay nghề của người lao
động tại thời điểm nghiên cứu. Bậc thợ bình quân có thể tính cho một tổ công nhân, một
phân xưởng (hay một đoạn sản xuất) thuộc bộ phận lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh
cũng có thể tính cho các nhóm thuộc lao động quản lý.
Bậc thợ bình quân được xác định theo công thức:
n

 BT
i 1
i i
B n
(3.14)
T
i 1
i

Trong đó:
+ Bi: Bậc thợ thứ i (i = 1, 2, 3,…, n)
+ Ti : Số lao động ứng với bậc thợ Bi
n
+  T : Tổng số lao động tham gia tính bậc thợ bình quân
i 1
i

3.3.4. Hệ số đảm nhiệm công việc của công nhân:


Công thức:
Cấp bậc lương bình quân
Hệ số đảm nhiệm công việc (Hđc) = (3.15)
Cấp bậc công việc bình quân
Trong đó:
 (Bậc lương x số công nhân từng bậc)
Cấp bậc lương bình quân = (3.16)
Tổng số công nhân

 (Cấp bậc công nhân x Thời gian định mức )


Cấp bậc công
Công việc đòi hỏi cho từng bậc công nhân (3.17)
việc bình quân =
Tổng thời gian định mức của cấp bậc công nhân

Hệ số đảm nhiệm công việc của công nhân phản ánh khả năng đảm nhiệm công việc
của công nhân, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ trình độ của công nhân trong xí nghiệp
càng cao và ngược lại.
- Nếu Hđc > 1: bộ phận lao động dư khả năng đảm nhiệm công việc được giao.
- Nếu Hđc Hđc< 1: bộ phận lao động đang cố gắng thực hiện yêu cầu của công việc
lớn hơn khả năng của mình, tình hình sử dụng và bố trí lao động của doanh nghiệp
chưa đồng bộ với yêu cầu của công vệc, chất lượng của sản phẩm sẽ giảm và tổn thất
trong sản xuất kinh doanh sẽ tăng.
3.4. THỐNG KÊ BIẾN ĐỘNG SỐ LƯỢNG LAO ĐỘNG
Nghiên cứu biến động số lượng lao động là nghiên cứu tình hình tăng (giảm) lao
động. Biến động lao động có thể được thực hiện đối với tổng số lao động hiện có của

50
doanh nghiệp hay chỉ thực hiện đối với bộ phận lao động sản xuất kinh doanh chính
của doanh nghiệp, bỡi vì sự biến động của bộ phận lao động này gắn liền với việc mở
rộng hoặc thu hẹp quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Để nghiên cứu biến
động số lượng lao động thống kê dùng phương pháp bảng cân đối lao động
3.4.1. Lập bảng cân đối lao động
Bảng cân đối lao động của doanh nghiệp thường được lập vào cuối kỳ: cuối quý, 6
tháng đầu năm, 6 tháng cuối năm. Bảng cân đối lao động là báo cáo thống kê tổng hợp
tình hình lao động của doanh nghiệp
Bảng cân đối số lượng lao động hiện có của doanh nghiệp
(Đvt: người)
Số Tỷ % so với cùng
Chỉ tiêu tuyệt đối trọng kỳ năm trước
1. Số lượng lao động có đầu kỳ
2. Số lượng lao động tăng trong kỳ
Trong đó:
- Tuyển mới
- Điều động đến
- Đi học, đi nghĩa vụ quân sự xuất ngũ về
- Tăng khác
3- Số lao động giảm trong kỳ
Trong đó:
- Nghỉ chế độ
- Điều động đi
- Hết tuổi lao động
- Cho đi học, đi nghĩa vụ quân sự
- Giảm khác
4- Số lượng lao động có cuối kỳ

51
Bảng cân đối lao động thuộc sản xuất kinh doanh chính của Công ty May
(Đvt: người)
Hiện có So nhiệm vụ kỳ
Chỉ tiêu cuối kỳ Thừasau Thiếu
Tổng số:
1. Lao động trực tiếp sản xuất (phân theo ngành nghề)
- Phân xưởng Cắt.
- Phân xưởng ráp.
- Phân xưởng thành phẩm đóng gói.
- Lao động phục vụ trực tiếp cho sản xuất
+ Cơ điện
+ Bảo trì, bảo dưỡng máy móc thiết bị
+ Vận chuyển.
+ Kho bãi
2. Lao động làm công khác
- Cán bộ kỹ thuật
+Quản lý kỹ thuật.
+ KCS
- Cán bộ kinh tế:
+ Thống kê, kế hoạch, xuất nhập khẩu.
+ Kế toán tài vụ
- Quản lý lao động
+ Tổ chức tuyển dụng đào tạo
+ Quản lý nhân sự
+ Thông tin liên lạc
+ Văn thư
+ Bảo vệ
+ Phục vụ, dịch vụ

Bảng cân đối lao động là cơ sở thông tin để tính ra một số chỉ tiêu phục vụ việc
phân tích biến động lao động của doanh nghiệp.
3.4.2. Các chỉ tiêu phân tích biến động số lượng lao động
Thống kê thường sử dụng các chỉ tiêu sau:

Số lượng lao động tăng trong kỳ do mọi nguyên


Hệ số tăng lao động = nhân (3.18)
Số lượng lao động bình quân

Số lượng lao động giảm trong kỳ do mọi nguyên


Hệ số giảm lao động = nhân (3.19)
Số lượng lao động bình quân
(3.20)
Số lượng lao động có trình độ chuyên môn cao tăng mới trong kỳ
Tỷ lệ đổi mới lao động =
Số lượng lao động có cuối kỳ

(3.21)
Số lượng lao động nghỉ việc theo chế độ trong kỳ
Tỷ lệ lao động nghỉ việc theo chế độ =
Số lượng lao động có đầu kỳ

52
3.5. THỐNG KÊ THỜI GIAN LAO ĐỘNG
3.5.1. Các loại thời gian lao động của công nhân sản xuất
Quỹ thời gian làm việc của người lao động trong doanh nghiệp được tính theo hai
loại thời gian: giờ công và ngày công.
a. Các loại ngày công
Tổng lượng lao động hao phí được đo lường bằng thời gian lao động là ngày
công được thể hiện qua sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.1- Các loại ngày công

Số ngày công
Số ngày nghỉ lễ theo lịch
chủ nhật Số ngày công làm việc theo chế độ
Số ngày
Số ngày công có thể sử dụng cao nhất nghỉ phép năm
Số ngày công
Số ngày công có mặt
vắng mặt
Số ngày công Số ngày công làm Số ngày công
làm thêm việc thực tế trong ngừng việc
chế độ
Số ngày công làm việc thực tế
trong kỳ

* Số ngày công theo lịch: Là tổng số ngày công theo dương lịch của kỳ nghiên cứu.
Đây là quỹ thời gian lớn nhất trong các loại ngày công.

Số ngày công Số lao động Số ngày theo lịch


= x (3.22)
theo lịch bình quân của kỳ nghiên cứu

* Số ngày công làm việc theo chế độ: Là thời gian mà người lao động làm việc theo quy
định của chế độ lao động hiện hành
Số ngày công Số ngày công Số ngày công nghỉ
= - (3.23)
theo chế độ theo lịch theo chế độ

* Số ngày công có thể sử dụng cao nhất: Là thời gian mà đơn vị có thể sử dụng tối
đa vào quá trình sản xuất kinh doanh trong kỳ
Số ngày công Số ngày công Số ngày
= - (3.24)
có thể sử dụng cao nhất theo chế độ nghỉ phép năm

* Số ngày công có mặt: Là thời gian mà người lao động có mặt tại nơi làm việc và
sẵn sàng đảm nhiệm công việc.

Số ngày công Số ngày công có thể Số ngày


= - (3.25)
có mặt sử dụng cao nhất công vắng mặt

* Số ngày công vắng mặt: Là thời gian mà người lao động có mặt tại đơn vị do các
nguyên nhân khác (trừ thời gian nghỉ phép). Ví dụ như nghỉ ốm, thai sản, kế hoạch hóa gia đình, tai
nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, hội họp, đi học, việc riêng hoặc nghỉ không lý do
* Số ngày công ngừng việc: Là thời gian mà người lao động có mặt nhưng
thực tế không làm việc do nhiều nguyên nhân khác nhau ví dụ như: thiếu nguyên vật liệu,

53
máy hỏng , mất điện, . . .
* Số ngày công làm thêm: Là thời gian mà người lao động làm thêm ngoài chế
độ theo yêu cầu của đơn vị thường vào ngày lễ và chủ nhật.
* Số ngày công làm việc thực tế trong kỳ: Là tổng ngày công mà người lao động
thực tế làm việc kể cả trong chế độ và ngoài chế độ.
b. Các loại giờ công:
Nếu đơn vị theo dõi thời gian làm việc trong kỳ của công nhân theo giờ công, thời
gian lao động của công nhân được xác định theo sơ đồ sau:

Sơ đồ 3.2- Các loại giờ công

Số giờ công theo chế độ

Số giờ công làm việc thực tế Số giờ công ngừng


Số giờ công làm thêm trong chế độ việc trong nội bộ ca

Số giờ công làm việc thực tế trong kỳ

* Số giờ công theo chế độ: Là quỹ thời gian mà đơn vị có thể sử dụng vào việc sản
xuất được tính bằng cách: lấy số ngày công làm việc thực tế nhân với số giờ làm việc
trong một ngày do nhà nước qui định.
* Số giờ công ngừng việc trong nội bộ ca: Là thời gian mà người lao động không
làm việc do ốm đau, mất điện đột xuất hoặc do thiếu nguyên vật liệu.
* Số giờ công làm thêm: Là tổng số giờ công làm thêm ngoài ca làm việc theo chế
độ quy định
* Số giờ công làm việc thực tế trong kỳ: Là tổng thời gian thực tế làm việc kể cả
trong chế độ và ngoài chế độ.
Ví dụ 3.4: Có số liệu thống kê về thời gian lao động của một doanh nghiệp sản xuất
công nghiệp 2009 như sau:
Số lượng lao động bình quân trong năm: 500 người, số ngày nghỉ lễ, chủ nhật của
người lao động trong doanh nghiệp được thực hiện theo quy định chung. Tổng số ngày
nghỉ phép trong năm của toàn doanh nghiệp: 6.000 ngày, tổng số ngày vắng mặt của
toàn doanh nghiệp trong năm: 5.000 ngày, tổng số ngày ngừng việc trong năm là:
1.200 ngày, tổng số ngày công làm thêm là: 800 ngày.
Yêu cầu tính:
1. Tổng số ngày công theo lịch.
2. Tổng số ngày công theo chế độ.
3. Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất.
4. Tổng số ngày công có mặt.
5. Tổng số ngày công làm việc thực tế trong kỳ.

54
Bài giải:
1.Tổng số ngày công theo lịch: 500 x 365 = 182.500 (ngày)
2. Tổng số ngày công theo chế độ: 182.500 - (61 x 500) = 152.000 (ngày).
3. Tổng số ngày công có thể sử dụng cao nhất: 152.000 - 6.000 = 146.000 (ngày)
4. Tổng số ngày công có mặt: 146.000 - 5.000 = 141.000 (ngày)
5. Tổng số ngày công làm việc thực tế trong kỳ: ( 141.000 - 1.200) + 800 = 140.600 (ngày)
3.5.2. Các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của công
nhân sản xuất
a. Độ dài bình quân ngày làm việc thực tế (LVTT) theo chế độ

Tổng giờ LVTT theo chế


Độ dài bình quân ngày LVTT theo chế độ = độ (3.26)
Tổng số ngày LVTT

Chỉ tiêu này phản ánh số giờ làm việc theo chế độ hiện hành trong 1 ngày làm việc.
b. Độ dài bình quân ngày LVTT
Tổng giờ LVTT
Độ dài bình quân ngày LVTT = (3.27)
Tổng số ngày LVTT

Chỉ tiêu này phản ánh số giờ LVTT trong một ngày làm việc:
c. Hệ số làm thêm giờ
Độ dài bình quân ngày LVTT
Hệ số làm thêm giờ = (3.28)
Độ dài bình quân ngày LVTT theo chế độ

Hệ số làm thêm giờ phản ánh tình hình tăng thời gian LVTT trong một ca.
d. Số ngày công LVTT bình quân trong chế độ của 01 công nhân trong kỳ
Số ngày công TVTT bình Tổng số ngày công LVTT trong chế độ
=
quân trong chế độ của 1 (3.29)
Số lao động bình quân
công nhân trong kỳ

Chỉ tiêu này phản ánh số ngày làm việc theo chế độ hiện hành trong một kỳ làm
việc (trong tháng, trong quý, trong năm)
e. Số ngày công LVTT bình quân trong của 01 công nhân trong kỳ

Số ngày công LVTT bình quân của Tổng số ngày công LVTT trong kỳ
= (3.30)
01 công nhân trong kỳ Số lao động bình quân
Chỉ tiêu này phản ánh số ngày làm việc thực tế trong một kỳ làm việc (cả ngày quy
định và ngày làm thêm thêm)
g. Hệ số làm thêm ca:
Số ngày công LVTT bình quân 1 công
nhân trong kỳ
Hệ số làm thêm ca = (3.31)
Số ngày LVTT bình quân trong chế độ 1
công nhân trong kỳ
Hệ số làm thêm ca phản ánh tình hình tăng (giảm) thời gian LVTT trong kỳ. Hệ sô
càng lớn, điều này chứng tỏ ngày làm thêm trong kỳ tăng.

55
3.6. THỐNG KÊ NĂNG SUẤT LAO ĐỘNG (NSLĐ)
NSLĐ là chỉ tiêu biểu hiện hiệu quả sử dụng lao động. Tăng NSLĐ đồng nghĩa với
cùng một lượng hao phí lao động nhất định, tạo ra được nhiều kết quả hơn, hoặc để sản
xuất cùng một lượng kết quả cần chi phí lao động ít hơn. Tăng NSLĐ làm tăng khả năng
cạnh tranh, và là nhân tố cơ bản nhất để tăng kết quả sản xuất, tăng tiền lương, hạ giá
thành sản phẩm và tăng tích lũy cho doanh nghiệp.
3.6.1. Khái niệm, ý nghĩa của thống kê NSLĐ
a. Khái niệm
NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của doanh nghiệp
được đo bằng khối lượng sản phẩm trên một đơn vị thời gian hoặc lượng thời gian hao
phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm.
b. Ý nghĩa
- Thống kê NSLĐ là một chỉ tiêu quan trọng đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
của doanh nghiệp là tốt hay chưa tốt.
- Thông qua thống kê NSLĐ, cho biết được doanh nghiệp trong năm sẽ hoàn thành
và hoàn thành vượt mức kế hoạch là bao nhiêu.
- Thống kê NSLĐ phản ánh được trình độ lành nghề của công nhân, qua đó cho thấy
việc sắp xếp bố trí, tổ chức quản lý và sử dụng lao động có hợp lý không
- Là cơ sở để lập các kế hoạch khác nhau như kế hoạch cung ứng nguyên liệu, nhiên
liệu, năng lượng.
c. Phương pháp xác định mức NSLĐ:
Công thức:
Q
W (3.32)
T
T
Hoặc: t (3.33)
Q
+ W: Năng suất lao động
+ t: lượng thời gian hao phí để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm (t = 1/W)
+ Q: khối lượng sản phẩm được biểu hiện bằng hiện vật (hoặc giá trị).
+ T: lượng lao động hao phí được biểu hiện là tổng số giờ, tổng số ngày (hoặc số
lượng lao động bình quân)
3.6.2.Thống kê sự biến động của NSLĐ
a. Các chỉ số NSLĐ
Chỉ số NSLĐ, là chỉ tiêu đánh giá biến động của hiệu quả sử dụng lao động. Qua
đó phản ánh hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp
* Chỉ số NSLĐ tính bằng đơn vị hiện vật: Iw(h)
Công thức:
W Q /T
I wh  h1  1 1 (3.34)
Who Qo / To
Trong đó:
+ Wh1: năng suất lao động tính bằng tiền hiện vật kỳ báo cáo
+ Who: năng suất lao động tính bằng hiện vật kỳ gốc
+ Q1: khối lượng sản phẩm bằng hiện vật kỳ báo cáo
+ Qo: khối lượng sản phẩm bằng hiện vật kỳ gốc
+ T1: số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo
+ To: số lượng lao động bình quân kỳ gốc.
Ưu nhược điểm:
- Ưu điểm: Đánh giá trực tiếp NSLĐ và có thể dùng để so sánh trực tiếp NSLĐ giữa
các xí nghiệp cùng sản xuất một loại sản phẩm.

56
- Nhược điểm: không tổng hợp được các loại sản phẩm khác nhau, nên không thể tính
NSLĐ cho toàn xí nghiệp. Và không thể thống kê được toàn bộ kết quả sản xuất trong kỳ
(như sản phẩm dở dang, sản phẩm dịch vụ,…)
* Chỉ số NSLĐ tính bằng đơn vị giá trị (tiền)
- Theo giá hiện hành:
 p1q1
w T1
Iw  1  (3.35)
w0  p0 q0
To
Trong đó:
+ P1: đơn giá của từng loại sản phẩm tại thời điểm kỳ báo cáo
+ Po: đơn giá của từng loại sản phẩm tại thời điểm kỳ gốc.
+ q1: khối lượng sản phẩm kỳ báo cáo.
+ qo: khối lượng sản phẩm kỳ gốc
Ưu nhược điểm:
-Ưu điểm:
Phản ánh tổng hợp mức hiệu suất của lao động cụ thể. Cho phép tổng hợp
chung được các kết quả mà doanh nghiệp đã tạo ra trong kỳ ( thành phẩm, bán thành phẩm,
sản phẩm dở dang, sản phẩm dịch vụ . . . )
- Nhược điểm: Chịu ảnh hưởi bởi nhân tố giá cả hàng hóa, dịch vụ thay đổi.
- Theo giá cố định
 pq1
w Ti
Iw  1  (3.36)
w0  pq0
T0
Trong đó: P- đơn giá cố định của từng loại sản phẩm
Ưu điểm: Chỉ số NSLĐ tính theo giá cố định khắc phục được nhược điểm của chỉ
số NSLĐ theo giá hiện hành.
b. Phân tích ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về lao động đến tình hình
biến động giá trị sản xuất.
Từ công thức: (3.32)
Phương trình kinh tế: Q = W x T (3.37)
Từ phương trình kinh tế trên và từ mối quan hệ giữa NSLĐ và lượng lao động hao
phí lao động, ta vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích tình hình biến động
của kết quả sản xuất do ảnh hưởng của 2 nhân tố: NSLĐ và số lượng lao động bình quân.
Q1 W1 T1
  (3.38)
Q2 Wo To
- Số tuyệt đối:
(Q1 - Qo) = (W1 - Wo)T1 + (T1- To)Wo (3.39)
Nhận xét: Giá trị sản xuất của xí nghiệp biến động chịu ảnh hưởng bởi 2 nhân tố:
- Do NSLĐ kỳ báo cáo so với kỳ gốc thay đổi, làm cho giá trị sản xuất tăng
(giảm) 1 lượng tương ứng.
- Do số lượng lao động bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc thay đổi, làm cho giá
trị sản xuất tăng (giảm) 1 lượng tương ứng.
3.6.3. Phân tích tình hình biến động của NSLĐ theo các nhân tố sử dụng lao động
a. Các chỉ tiêu NSLĐ
NSLĐ là chỉ tiêu tổng hợp, phản ánh hiệu quả sử dụng lao động của quá trình sản

57
xuất kinh doanh, gồm các chỉ tiêu:

* Năng suất lao động giờ: (WG)


Kết quả sản xuất
NSLĐ giờ = (3.40)
Tổng số giờ công làm việc thực tế

Chỉ tiêu NSLĐ giờ phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong một giờ làm việc
* Năng suất lao động ngày:(WN)
Kết quả sản xuất
NSLĐ ngày = (3.41)
Tổng số ngày công người làm việc thực
tế
Hay: NSLĐ ngày = NSLĐ giờ x Số giờ công LVTT bình quân 1 ngày (3.42)
Chỉ tiêu năng suất lao động ngày phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong một
ngày làm việc.
* Năng suất lao động tháng (quý, năm):
Kết quả sản xuất
NSLĐ tháng (quý, năm) = (3.43)
Số lượng lao động bình quân
Hay:
NSLĐ tháng NSLĐ Số ngày LVTT bình quân
= x (3.44)
(quý, năm) ngày 1 công phân trong kỳ

Mà năng suất lao động ngày theo công thức (3.42)


WN = NSLĐ giờ x Số giờ công làm việc thực tế bình quân 1 ngày
Năng suất lao động tháng (quý, năm) được xác định theo công thức:

NSLĐ tháng NSLĐ Số giờ LVTT bình Số ngày LVTT bình quân
= x x (3.45)
(quý, năm) giờ quân trong 1 ngày 1 công phân trong kỳ

Chỉ tiêu NSLĐ tháng (quý, năm) phản ánh hiệu quả sử dụng lao động trong một thời
kỳ nhất định, đây là chỉ tiêu phản ánh đầy đủ và chính xác nhất nên thống kê thường sử
dụng chỉ tiêu này để phân tích tình hình biến động của năng xuất lao động toàn doanh
nghiệp.
b. Phân tích sự biến động NSLĐ do ảnh hưởng của các nhân tố sử dụng lao động
Ta gọi các đại lượng :
+ W: năng suất lao động tháng (quý, năm)
+ a: năng suất lao động giờ
+ b: số giờ làm việc thực tế bình quân trong 1 ngày.
+ c: số ngày làm việc thực tế bình quân 1 công nhân trong kỳ.
Ta suy ra được phương trình kinh tế:
W = a x b x c. (3.46)
Từ phương trình kinh tế trên, ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
W1 a1 b1 c1
   (3.47)
Wo ao bo co
- Số tuyệt đối: (W1 - Wo) = (a1 - ao)b1c1 + (b1 - bo)aoc1 + (c1 - co)aobo (3.48)

58
Ví dụ 3.5: Có số liệu về tình hình sản xuất và lao động của Công ty Mai Hoa trong
2 tháng báo cáo như sau:
Bảng 3-2

Chỉ tiêu Đvt Tháng 03 Tháng 04


1. Giá trị sản xuất tr.đồng 3.465 4.59
2. Số lượng lao động bình quân người 10 12
3.Tổng số ngày công LVTT toàn công ty ngày 2.800 3.00
4.Tổng số giờ công LVTT toàn công ty giờ 23.100 25.500

Yêu cầu: Dùng hệ thống chỉ số phân tích tình hình biến động NSLĐ tháng 04 so với
tháng 03 do ảnh hưởng 3 nhân tố: NSLĐ giờ, số giờ LVTT bình quân 1 ngày, số ngày
LVTT bình quân 01 công nhân trong tháng.
Bài giải:
* Tháng 3:
Wo = 3.465/100 = 34,65 (tr.đ/người)
ao = 3.465/ 23.100 = 0,15 (tr.đ/ giờ)
bo = 23.100 / 2.800 = 8, 25 (giờ)
co = 2.800 / 100 = 28 (ngày)
* Tháng 4:
W1 = 4.590/120 = 38,25 (tr.đ/người)
a1 = 4.590 / 25.500 = 0,18 (tr.đ/giờ)
b1 = 25.500 / 3.000 = 8,5 (giờ)
c1 = 3.000 / 120 = 25 (ngày)
Thế vào hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
38, 25 0,18 8,5 25
  
34, 65 0,15 8, 25 28
1,103 = 1,2 x 1,03 x 0,892

Hay: 110,3% = 120% x 103% x 89,2%


(+10,3%) (+20%) (+3%) (- 10,8 %)
- Số tuyệt đối:
(38,25 - 34,65) = (0,18 - 0,15)x 8,5x25 +(8,5-8,25)x0,15x25+(25-28)x0,15x 8,25
3,6 = 6,375 + 0,9375 + (-3,7125)
Nhận xét:
NSLĐ tháng của công nhân tháng 04 so với tháng 03 tăng 10,3% tương ứng tăng 3,6
triệu đồng do ảnh hưởng của các nhân tố sau:
- Do NSLĐ giờ tháng 04 so với tháng 03 tăng 20% làm cho năng suất lao động tháng
tăng 6,375 triệu đồng .
- Do số giờ LVTT bình quân trong 1 ngày tháng 04 so với tháng 03 tăng 3% làm cho
năng suất lao động tháng tăng 0,9375 triệu đồng.
- Do số ngày LVTT bình quân một công nhân tháng 04 so với tháng 03 giảm
10,8% làm cho năng suất lao động tháng giảm 3,7125 triệu đồng.
3.6.3.1. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến NSLĐ bình quân
Trong trường hợp 1 loại sản phẩm được sản xuất bởi nhiều đơn vị khác nhau
(từng tổ, đội, phân xưởng. . . ), để tính NSLĐ chung của sản phẩm đó, thống kê sử
dụng chỉ tiêu NSLĐ bình quân toàn doanh nghiệp.
Được xác định theo công thức:

59
W
W .T (3.49)
T
Trong đó:
+ W: mức NSLĐ của từng đơn vị (từng tổ, đội, phân xưởng…)
+ T: lượng lao động hao phí của từng đơn vị
+ W : NSLĐ bình quân của toàn doanh nghiệp
+ T/  T : kết cấu thời gian lao động (Số lượng lao động), ký hiệu: d
Phương trình kinh tế: W  W .d (3.50)
Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
W 1  W1d1  W0 d1
  (3.51)
W o  W0 d1  W0 d 0
- Số tuyệt đối:
( W 1  W o )  (W1.d1  Wo .d1 )  ( Wo .d1  Wo .d o ) (3.52)

Ví dụ 3.6: Có số liệu về tình hình sản xuất của xí nghiệp Dệt trong 6 tháng
cuối năm báo cáo như sau:
Bảng 3-3

Khối lượng Số lượng


Phân sản phẩm sản xuất lao động bình quân
xưởng (m)3
Quý Quý 4 Quý(người)
3 Quý 4
I 45.000 54.000 150 180
II 71.400 81.200 170 200
III 90.000 120.000 180 200

Yêu cầu:
1. Tính NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp trong từng quý.
2. Phân tích tình hình biến động của NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp quý 4 so với quý
3 do ảnh hưởng 2 nhân tố: năng suất lao động của từng phân xưởng và kết
cấu lượng lao động hao phí.
Bài giải:

1. Căn cứ số liệu đề bài cho và dựa vào công thức: (3.50), ta tính toán và lập bảng
Bảng 3-4

Quý 3 Quý 4
PX Qo To Wo do Q1 T1 W1 d1
(m) (người) (m/người) (%) (m) (người) (m/người) (%)
I 450.000 150 3.000 30 540.000 180 3.000 31
II 714.000 170 4.020 34 812.000 200 4.006 34,5
III 900.000 180 5.000 36 1.200.000 200 6.000 34,5
Cộng 2.064.000 500 4.128 100 2.552.000 580 4.400 100
- NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp quý 3: ( W o )
W o  Wo d o  4.128 (m/người)

60
- NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp quý 4: ( W 1 )
W 1  W1d1  4.400 (m/người)
2. Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích tình hình biến động của
NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp quý 4 so với quý 3 do ảnh hưởng 2 nhân tố: NSLĐ
bình quân của từng phân xưởng và kết cấu lượng lao động hao phí.
Dựa vào phương trình kinh tế (3.50) và hệ thống chỉ số (3.51) và (3.52)
Tính toán số liệu
W 1  W1d1  4.400 (m/người)
W o  Wo d o  4.128 (m/người)
-  Wo do = 3.000 x 0,31 + 4.200 x 0,345 + 5.000 x 0,345 = 4.104 (m/người)
thế vào hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
4.400 4.400 4.104
 x
4.128 4.104 4.128
1,065 = 1,072 x 0,994
Hay: 106,5% = 107,2% x 99,4%
(+6,5%) (+7,2%) (0,6%)
- Số tuyệt đối:
(4.400 - 4.128) = (4.400 - 4.104) + (4.104 - 4.128)
272 = 296 + ( -24)
Nhận xét:
NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp quý 4 so với quý 3 tăng 6,5% tương ứng tăng
272 (m/người) do ảnh hưởng 2 nhân tố:
- Do NSLĐ từng phân xưởng quý 4 so với quý 3 tăng 7,2% làm cho NSLĐ bình
quân toàn xí nghiệp tăng 296 (m/ người).
- Do kết cấu về lượng lao động hao phí quý 4 so với quý 3 thay đổi làm cho
NSLĐ bình quân toàn xí nghiệp giảm 0,6% hay giảm 24 (m/ người).
3.7. THỐNG KÊ THU NHẬP CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG TRONG
DOANH NGHIỆP
Thu nhập của lao động trong doanh nghiệp là số tiền người lao động nhận được từ
các nguồn trong doanh nghiệp, và họ được toàn quyền sử dụng trong tiêu dùng, cho bản
thân và gia đình. Thông qua thống kê và phân tích giúp các nhà quản trị doanh nghiệp tìm
ra giải pháp tăng thu nhập thực tế cho người lao động, đồng thời đảm bảo sự công bằng
trong phân phối các nguồn thu nhập cho người lao động trong doanh nghiệp.
3.7.1. Thu nhập và các nguồn thu nhập của người lao động
a. Khái niệm
Thu nhập là tất cả các khoản tiền lương mà doanh nghiệp đã trả cho người lao
động theo số lượng và chất lượng lao động của họ và các khoản phụ cấp mang tính
chất thường xuyên được tính vào quỹ lương.
b. Các nguồn thu nhập của người lao động trong doanh nghiệp
Thu nhập của người lao động trong các doanh nghiệp nước ta được hình thành từ
nhiều nguồn, đó là:
- Thu nhập từ lương: là khoản thu nhập mà người lao động được hưởng từ kết quả
lao động của họ trong kỳ.
- Thu nhập từ các khoản phụ cấp có tính chất lương.
- Thu nhập nhận từ quỹ bảo hiểm xã hội trả thay lương do ốm đau, thai sản, tai nạn lao
động, bệnh nghề nghiệp, kế hoạch hóa gia đình,…
- Thu nhập nhận từ quỹ của doanh nghiệp
- Thu nhập do làm thuê, làm công cho bên ngoài.

61
- Thu nhập khác.
3.7.2. Các chỉ tiêu phản ánh tình hình tiền lương của lao động trong doanh nghiệp
a.Chỉ tiêu tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp là số tiền mà doanh nghiệp dùng để trả cho người
lao động căn cứ vào kết quả lao động của họ theo các hình thức, các chế độ tiền lương và
chế độ phụ cấp tiền lương hiện hành trong một thời kỳ nhất định.
Tổng quỹ tiền lương bao gồm:
- Tiền lương trả theo thời gian, trả theo sản phẩm, lương khoán.
- Các loại phụ cấp làm đêm, thêm giờ và phụ cấp độc hại,. . .
- Tiền lương trả cho người lao động sản xuất ra sản phẩm hỏng trong định mức.
- Tiền lương trả cho người lao động ngừng sản xuất do những nguyên nhân
khách quan như: đi học, đi họp, hội nghị, nghỉ phép,. . .
- Các khoản tiền thưởng có tính chất thường xuyên
Tổng quỹ lương được xác định theo công thức
F= f xT (3.53)
Trong đó:
+ F : Tổng quỹ lương
+ f : Tiền lương bình quân 1 lao động trong kỳ
+ T : Số lượng lao động bình quân
Tổng quỹ lương của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác nhau:
* Căn cứ theo hình thức và chế độ trả lương: Chia làm 2 loại:
- Quỹ lương trả theo sản phẩm: bao gồm lương sản phẩm không hạn chế, lương sản
phẩm lũy tiến, lương sản phẩm có thưởng,. . . lương trả theo sản phẩm là hình thức trả
lương tiên tiến nhất hiện nay.
- Quỹ lương trả theo thời gian: gồm 2 chế độ lương thời gian giản đơn và lương thời
gian có thưởng.
* Căn cứ theo loại lao động:Chia làm 2 loại:
- Quỹ lương của nhân viên gián tiếp: là các khoản tiền lương trả cho cán bộ
quản lý sản xuất, thường trả theo thời gian lao động.
- Quỹ lương của lao động trực tiếp sản xuất: là các khoản tiền trả cho lao động trực
tiếp sản xuất và thợ học nghề được doanh nghiệp trả lương, thông thường hình thức lương
này trả theo lương sản phẩm hay lương khoán
* Căn cứ theo độ dài thời gian làm việc khác nhau trong kỳ nghiên cứu: Chia là 3 loại:
- Tông quỹ lương giờ: Là tiền lương trả cho tổng số giờ thực tế làm việc (trong chế độ
và giờ làm thêm), và tiền thường (nếu có), gắn liền với tiền lương giờ, ví dụ như thưởng tăng
NSLĐ, thưởng tiết kiệm nguyên vật liệu, thưởng nâng cao chất lượng sản phẩm sản xuất,. . .
- Tổng quỹ lương ngày: là tiền lương trả cho tổng số ngày thực tế làm việc
(trong chế độ và làm thêm), và các khoản phụ cấp lương ngày, ví dụ như tiền trả cho
thời gian ngừng việc trong nội bộ ca không phải lỗi do người lao động, tiền trả cho
sản phẩm hỏng trong định mức
- Tổng quỹ lương tháng (quý, năm): là tiền lương trả cho người lao động trực tiếp
sản xuất của doanh nghiệp trong tháng (quý, năm), bao gồm tiền lương ngày và các
khoản phụ cấp khác trong tháng như tiền trả cho người lao động: trong thời gian nghỉ
phép năm, hay trong trường hợp ngừng việc cả ngày không phải lỗi do người lao động,
tiền trả các khoản phụ cấp thâm niên, phụ cấp chức vụ,. . .
b. Chỉ tiêu tiền lương bình quân
Tiền lương bình quân là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh thu nhập của người lao động
trong quá trình sản xuất kinh doanh, gồm các chỉ tiêu:

62
* Tiền lương bình quân giờ :
Tổng quỹ lương
Tiền lương bình quân giờ = (3.54)
Tổng số giờ công LVTT
Chỉ tiêu tiền lương bình quân giờ phản ánh thu nhập của người lao động
trong một giờ làm việc
* Tiền lương bình quân ngày:

Tổng quỹ lương


Tiền lương bình quân ngày = (3.55)
Tổng số ngày công LVTT
Hay:
Tiền lương bình Tiền lương bình Số giờ LVTT bình
= x
quân ngày quân giờ quân 01 ngày (3.56)

Chỉ tiêu tiền lương bình quân ngày phản ánh thu nhập của người lao động trong ngày làm việc
* Tiền lương bình quân tháng (quý, năm):
Tiền lương bình quân tháng Tổng quỹ lương
= (3.57)
(quý, năm) Số lượng lao động bình quân
Hay:
Tiền lương bình
Tiền lương bình Số giờ LVTT bình quân
quân tháng = x (3.58)
quân ngày 01 công nhân trong kỳ
(quý, năm)
Chỉ tiêu tiền lương bình quân tháng (quý, năm), phản ánh thu nhập của người lao động
trong một thời gian nhất định, được sử dụng để phân tích tình hình biến động của tổng quỹ
tiền lương toàn doanh nghiệp.
3.7.3. Phân tích tình hình sử dụng tổng quỹ lương của công nhân sản xuất
a. Kiểm tra tình hình sử dụng tổng quỹ lương:
Để đánh giá tình hình biến động của tổng quỹ lương giữa 2 kỳ, hay cách đánh giá mức
độ hoàn thành kế hoạch tổng quỹ lương, có thể sử dụng 2 phương pháp sau:
* Kiểm tra theo phương pháp giản đơn
Lấy quỹ lương thực tế sử dụng trong kỳ nghiên cứu (báo cáo) so với quỹ lương kỳ kế
hoạch (kỳ gốc)
F
- Số tương đối: 1 (lần, %) (3.59)
Fo
- Số tuyệt đối: F1- Fo = (  )
Trong đó:
+ Fo: tổng quỹ lương kỳ gốc
+ F1: tổng quỹ lương kỳ nghiên cứu (kỳ báo cáo)
Nhận xét: Tổng quỹ lương thực tế sử dụng kỳ nghiên cứu so với kỳ kế hoạch đã tăng
(giảm) bao nhiêu (lần, %), cụ thể tăng (giảm) bao nhiêu đồng, chưa đánh giá được tình
hình sử dụng quỹ lương tiết kiệm (lãng phí).
* Kiểm tra theo phương pháp có liên hệ với kết quả sản xuất
Được xác định bằng cách so sánh quỹ lương kỳ thực tế (báo cáo) với quỹ lương theo
kế hoạch (kỳ gốc) đã được điều chỉnh với tỷ lệ hoàn thành kế hoạch sản xuất.
- Số tương đối:
F1
 (lần, %) (3.61)
Fo  Q1 / Qo
- Số tuyệt đối:

63
Q1
F1 – (Fo x ) = () (3.62)
Qo
Nhận xét: Kết quả tính toán của phương pháp này phản ánh quỹ lương thực tế sử dụng
so với kế hoạch lãng phí hay tiết kiệm bao nhiêu (%) và cụ thể là bao nhiêu (tiền):
Q
+ Nếu F1 < (Fo 1 ): Tiết kiệm (tốt)
Qo
Q
+ Nếu F1 > (Fo 1 ): Lãng phí (xấu)
Qo
Q
+ Nếu F1 = (Fo 1 ): Thực hiện đúng kế hoạch
Qo
b. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến tổng quỹ lương
Tổng quỹ lương tăng hoặc giảm ảnh hưởng bỡi hai nhân tố tiền lương bình
quân 1 lao động và số lượng lao động bình quân.
Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số để phân tích tình hình biến động của tổng
quỹ lương, theo công thức (4.52). Ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
F1 f 1 T1
  (3.63)
Fo f o To
- Số tuyệt đối: F1 – Fo = ( f 1 - f o ).T1 + (T1 – To). f o (3.64)
3..7.4. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến tiền lương bình quân 1 lao động
Một loại sản phẩm nào đó của doanh được sản xuất bởi nhiều công nhân với các
mức thu nhập khác nhau. do đó để phân tích những nhân tố ảnh hưởng tình hình biến động
của tiền lương bình quân chung toàn doanh nghiệp, ta áp dụng công thức sau :
Tiền lương bình quân 1 lao động trong toàn doanh nghiệp:

f 
 f .T (3.65)
T
Trong đó:
+ f : tiền lương bình quân một công nhân trong toàn xí nghiệp
+ f: Tiền lương bình quân một công nhân trong (tổ, đội, phân xưởng)
+ T: số lượng lao động bình quân
+ T/  T : kết cấu về lượng lao động hao phí, (ký hiệu: d)
Phương trình kinh tế: Id = I f x 1 (3.66)
Ta xây dựng hệ thống chỉ số dùng để phân tích sự biến động của tiền lương bình quân
trong toàn xí nghiệp
- Số tương đối:
f 1  f1d1  f 0 d1
  (3.67)
f o  f 0 d1  f0 d 0
- Số tuyệt đối:
( f 1  f o )  ( f1d1   f o d1 )  ( f o d1   f o d o ) (3.68)

64
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày các chỉ tiêu phân tích tình hình sử dụng thời gian lao động của
công nhân sản xuất ?
2. Trình bày khái niệm, phương pháp tính các chỉ tiêu mức năng suất lao động?
3. Trình bày các chỉ tiêu NSLĐ và các chỉ tiêu tiền lương bình quân?
4. Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích tình hình biến động của các
nhân tố thuộc về lao động, NSLĐ và tiền lương đến chỉ tiêu phân tích

Bài tập chương 3


Bài 1:
Có số liệu của 1 DN như sau:

Tốc độ tăng kỳ
Kỳ gốc
Tên báo cáo so với kỳ gốc (%)
phân xưởng NSLĐ Số công nhân NSLĐ Số công nhân
(tấn/người) (người) (tấn/người) (tấn)
20
A 10 50 10

B 15 40 20
0
C 20 10 15
10
Yêu cầu:
a. Phân tích sự biến đổi NSLĐ bình quân 1 CN toàn DN kỳ báo cáo so với kỳ gốc?
b. Phân tích biến động của giá trị sản xuất toàn DN kỳ báo cáo so với kỳ gốc?
Bài 2:
Số liệu ở 1 DN sản xuất 1 loại sản phẩm ở 2 phân xưởng như nhau
Kỳ gốc Kỳ báo cáo
Phân Quỹ Quỹ
Sản lượng Số CN Sản lượng SốCN
xưởng lương lương
(tấn) (người) (tấn) (người)
(1000đ) (1000đ)
1200
A 15.000 320.000 800 26.400 504.000
800
B 12.000 432.000 1200 5.500 304.000
Yêu cầu:
a. Phân tích biến động NSLĐ bình quân 1 CN toàn DN kỳ báo cáo so với kỳ gốc?
b. Nhận xết về mối quan hệ giữa tốc độ tăng NSLĐ bình quân và tốc độ tăng tiền
lương bình quân của 1 CN giữa 2 kỳ?
Bài 3:

Có tài liệu thống kê tình hình SD lao động, NSLĐ và số ngày trong kỳ 1 DN như sau:
- Năng suất lao động bình quân kỳ báo có 100 ngàn/1LĐ
- Năng suất lao động bình quân kỳ gốc có 90 ngàn/1 LĐ
- Số ngày làm việc bình quân/ năm kỳ báo cáo 230 ngày
- Số ngày làm việc bình quân/ năm kỳ gốc 235 ngày
- Số lao động bình quân năm là: Kỳ báo cáo 50 người
Kỳ gốc 45 người.
Hãy phân tích đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến kết quả sản xuất của DN kỳ báo cáo
so với kỳ gốc? Nhận xét

65
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG III

1. TS Nguyễn Văn Bình , Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Thành phố HCM năm 2007
2. PGS - TS Lê Văn Bách, Thống kê kinh doanh, NXB giáo dục năm 2007
3. TS – Nguyễn Thành Sơn, Thống kê kinh tế, NXB Thống kê năm 2006
4. TS Lưu Văn Cương, Thống kê Doanh nghiệp , NXB Hà Nội năm 2005
5. TS Ngô Gia Tuế , Bài tập Thống kê Doanh nghiệp , Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007

66
Chương 4
THỐNG KÊ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH TRONG DOANH NGHIỆP
Mục tiêu :
- Hiểu và phân loại tài sản cố định
- Nắm được các phương pháp thống kê biến động Tài sản cố định trong Doanh nghiệp
- Hiểu và nắm được một số phương pháp tính khấu hao Tài sản cố định
- Đánh giá tình trang thiết bị Tài sản cố định cho công nhân trực tiếp sản xuất

4.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA, NHIỆM VỤ VÀ PHÂN LOẠI TÀI SẢN


CỐ ĐỊNH (TSCĐ) TRONG DOANH NGHIỆP
4.1.1. Khái niệm, ý nghĩa của thống kê tài sản cố định trong doanh nghiệp
Để tiến hành hoạt động sản xuất kinh doanh, bên cạnh sức lao động và đối tượng lao
động, các doanh nghiệp còn cần phải có tư liệu lao động. Trong đó, bộ phận tư liệu lao
động có giá trị lớn và thời gian sử dụng lâu dài trong quá trình sản xuất kinh doanh được
gọi là TSCĐ.
a. Khái niệm:
TSCĐ trong các doanh nghiệp là những tư liệu lao động chủ yếu và các tài sản khác
có giá trị lớn, tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh, khi tham gia vào quá trình sản
xuất kinh doanh vẫn giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu, nhưng giá trị của TSCĐ đã bị
giảm dần và được chuyển vào giá trị sản phẩm, dưới hình thức khấu hao.
b. Ý nghĩa:
Thống kê TSCĐ của doanh nghiệp có nhiều ý nghĩa trong hoạt động sản xuất kinh
doanh. Qua thống kê TSCĐ đánh giá việc trang bị TSCĐ cho người lao động, nâng cao
năng suất lao động, giải phóng con người khỏi những lao động chân tay nặng nhọc vất vả.
Đồng thời TSCĐ cũng là cơ sở vật chất kỹ thuật, là nguồn lực sản xuất của doanh
nghiệp hay của toàn bộ nền kinh tế. Điều này còn được thể hiện rõ rệt trong mỗi chế độ xã
hội chính là sự khác nhau về trình độ sử dụng TSCĐ.
4.1.2. Nhiệm vụ thống kê TSCĐ trong doanh nghiệp
Nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp, thống kê TSCĐ là
một công cụ, hổ trợ đắc lực cho công tác quản lý TSCĐ trong doanh nghiệp. Để việc quản
lý TSCĐ có hiệu quả, cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
- Thống kê tổng hợp chính xác, đầy đủ, kịp thời về số lượng, kết cấu, hiện trạng và
tình hình tăng giảm TSCĐ.
- Thống kê được các phương pháp đánh giá TSCĐ và các phương pháp khấu hao.
- Nghiên cứu tình hình trang bị TSCĐ cho người lao động trong sản xuất.
- Đánh giá hiệu quả sử dụng TSCĐ.
4.1.3. Phân loại TSCĐ
Tài sản cố định trong doanh nghiệp, có nhiều công dụng khác nhau trong hoạt động
sản xuất kinh doanh, tùy theo mục đích nghiên cứu, để quản lý tốt cần phải phân loại tài
sản cố định. Phân loại tài sản cố định là việc sắp xếp, các tài sản cố định trong doanh
nghiệp thành các loại, các nhóm tài sản cố định có cùng tính chất, đặc điểm theo các tiêu
thức nhất định. Trong doanh nghiệp thường phân loại TSCĐ theo một số tiêu thức sau:
a.. Phân loại TSCĐ theo hình thái biểu hiện:
* Loại tài sản cố định hữu hình: Là những TSCĐ có hình thái vật chất cụ thể như đất
đai, nhà cửa, máy móc thiết bị, phương tiện vận tải, thiết bị sản xuất, thiết bị truyền dẫn,
dụng cụ quản lý, cây lâu năm và TSCĐ hữu hình khác,…
* Tài sản cố định vô hình: Là những TSCĐ không có hình thái vật chất cụ thể như giá
trị quyền sử dụng đất, nhãn hiệu hàng hóa, bản quyền, bằng sáng chế, phần mềm máy vi
tính; giấy phép, giấy phép nhượng quyền, quyền phát hành, . . .
Tác dụng: Cách phân loại này dùng làm căn cứ cho việc đề ra các quyết định đầu tư,

67
hoặc điều chỉnh phương hướng đầu tư, cho phù hợp với tình hình thực tế của doanh nghiệp.
b. Phân loại TSCĐ theo công dụng kinh tế
Căn cứ theo công dụng kinh tế, TSCĐ được phân thành 2 loại:
* Tài sản cố định dùng trong sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ tham gia trực tiếp,
hoặc gián tiếp vào quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp như nhà cửa, vật kiến trúc,
thiết bị động lực, máy móc thiết bị sản xuất,.và những TSCĐ không có hình thái vật chất khác.
* Tài sản cố định dùng ngoài sản xuất kinh doanh: Là những TSCĐ, dùng cho hoạt
động sản xuất kinh doanh phụ trợ trong doanh nghiệp; và những TSCĐ dùng cho phúc lợi
công cộng gồm nhà cửa, máy móc thiết bị sản xuất, phục vụ cho sản xuất kinh doanh
phụ; nhà cửa và phương tiện dùng cho sinh hoạt văn hóa, nghiên cứu, và các công trình
phúc lợi tập thể.
Tác dụng: Giúp người quản lý thấy được kết cấu TSCĐ theo công dụng kinh tế và
trình độ cơ giới hóa của doanh nghiệp từ đó xác định được mức độ đảm bảo đối với nhiệm
vụ sản xuất và có phương hướng cãi tiến tình hình trang bị kỹ thuật, nâng cao hiệu quả sử
dụng tài sản cố định.
c. Phân loại tài sản cố định theo tình hình sử dụng:
* Tài sản cố định đang dùng: Là những TSCĐ đang sử dụng cho các hoạt động sản
xuất kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp như hoạt động phúc lợi sự
nghiệp, hay an ninh quốc phòng.
* Tài sản cố định chưa cần dùng: Là những TSCĐ cần thiết cho hoạt động sản xuất
kinh doanh, hay các hoạt động khác của doanh nghiệp, nhưng hiện tại chưa đưa vào sử
dụng đang được dự trữ để sử dụng cho kỳ sau.
* Tài sản cố định không cần dùng: Là những TSCĐ không còn sử dụng được cho sản
xuất của doanh nghiệp, vì không còn phù hợp với qui trình sản xuất hiện nay của
doanh nghiệp.
d. Phân loại tài sản cố định theo quyền sở hữu
* Tài sản cố định tự có: Là những TSCĐ do doanh nghiệp tự mua sắm, xây
dựng bằng nguồn vốn ngân sách cấp, vốn vay, vốn tự bổ sung và vốn góp liên doanh.
* Tài sản cố định đi thuê: Là những TSCĐ mà doanh nghiệp thuê của các doanh
nghiệp khác (không thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp).TSCĐ đi thuê gồm 2 loại:
TSCĐ thuê gồm 2 loại: TSCĐ thuê hoạt động và TSCĐ thuê tài chính.
- TSCĐ đi thuê hoạt động: Doanh nghiệp có trách nhiệm quản lý, sử dụng t heo các
quy định trong hợp đồng thuê. Doanh nghiệp không có trích khấu hao đối với TSCĐ này,
chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí kinh doanh trong kỳ.
- TSCĐ thuê tài chính: doanh nghiệp phải theo dõi, quản lý, sử dụng và trích khấu hao
như đối với TSCĐ thuộc sở hữu của mình và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ cam kết
trong hợp đồng thuê TSCĐ.
4.2. ĐÁNH GIÁ TÀI SẢN CỐ ĐỊNH CỦA DOANH NGHIỆP
TSCĐ của doanh nghiệp, nếu thống kê theo từng loại cụ thể thường được tính
theo đơn vị hiện vật. Đây là chỉ tiêu quan trọng, là cơ sở để lập kế hoạch đầu tư mua sắm,
xây dựng bổ sung, sửa chữa lớn và tái đầu tư mua sắm, xây dựng. Trường hợp để thống kê
toàn bộ khối lượng TSCĐ của doanh nghiệp thì phải sử dụng đơn vị tiền tệ thông qua các
loại giá của nó, qua đó ta có thể tổng hợp các loại TSCĐ khác nhau, do đó ta cần phải đánh
giá TSCĐ, theo các loại giá khác nhau để biết được số tiền đầu tư mua sắm TSCĐ ban đầu,
tổng giá trị TSCĐ đã hao mòn và giá trị còn lại của TSCĐ.
4.2.1. Các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ
a. Nguyên giá ( hay giá ban đầu) của TSCĐ
Là toàn bộ số tiền thực tế xí nghiệp đã bỏ ra để mua sắm, xây dựng TSCĐ, giá ban
đầu hay còn gọi là nguyên giá TSCĐ.
Giá ban đầu bao gồm giá mua hóa đơn, (giá xây dựng, giá cấp chuyển) và các chi phí
khác trong quá trình thu mua trước khi đưa TSCĐ sử dụng được vào sản xuất kinh doanh

68
trong kỳ ví dụ như vận chuyển, lắp đặt, bảo quản, chạy thở trước khi sử dụng.
b. Giá đánh giá lại (hay giá khôi phục) của TSCĐ
Là nguyên giá (hay giá ban đầu) của TSCĐ mới nguyên sản xuất ở kỳ báo cáo,
được dùng để đánh giá lại TSCĐ cùng loại đã được mua sắm ở các thời kỳ trước đó.
Các TSCĐ giống nhau sẽ có giá khôi phục giống nhau, dù chúng được mua sắm và
xây dựng vào các thời kỳ khác nhau và có nguyên giá hay giá ban đầu khác nhau.
c. Giá còn lại của TSCĐ
Là giá của TSCĐ còn lại chưa chuyển vào giá trị sản phẩm, tức là giá ban đầu (giá
khôi phục) đã trừ đi phần khấu hao khi sử dụng và được tính vào giá trị sản phẩm.
Ngoài ra nếu căn cứ theo tính chất của giá cả, thống kê còn sử dụng 2 loại giá:
d. Giá hiện hành:
Là giá cả thực tế mua sắm TSCĐ trong từng thời kỳ, loại giá này thường dùng để
xác định kết cấu TSCĐ.
e. Giá cố định:
Là giá của TSCĐ trong một thời kỳ nào đó được chọn làm gốc, để tính thống nhất cho
tất cả các thời kỳ, nhằm quan sát tình hình biến động của khối lượng TSCĐ trong điều kiện
loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi giá cả, loại giá này thường dùng để tính tốc độ phát triển
và nghiên cứu biến động TSCĐ.
4.2.2. Các Phương pháp đánh giá TSCĐ
a. Đánh giá TSCĐ theo đánh giá ban đầu hoàn toàn
Chỉ tiêu đánh giá này giúp cho ta xác định được tổng số tiền thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ
ra đề mua sắm, xây dựng TSCĐ tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.
Ưu điểm:
- Cho biết được toàn bộ số vốn mà doanh nghiệp đã bỏ ra để đầu tư vào TSCĐ tại thời
điểm mua sắm và xây dựng.
- Là cơ sở để hạch toán và tính khấu hao.
Nhược điểm: Cùng một loại TSCĐ, nhưng do thời kỳ mua sắm và xây dựng khác
nhau nên chịu ảnh hưởng sự biến động của giá cả, gây khó khăn cho việc so sánh
nghiên cứu các chỉ tiêu về tình hình sử dụng TSCĐ.
b. Đánh giá tài sản cố định theo giá ban đầu còn lại
Chỉ tiêu này đánh giá tổng giá trị TSCĐ danh nghĩa còn lại tại thời điểm đánh giá sau
khi đã trừ đi giá trị hao mòn lũy kế của chúng.
Ưu điểm: Phản ánh chính xác hiện trạng của TSCĐ
Nhược điểm:Chịu ảnh hưởng nhân tố giá cả không phản ánh chính xác quy mô TSCĐ
trong doanh nghiệp
c. Đánh giá TSCĐ theo giá đánh giá lại (hay giá khôi phục)
Cách đánh giá này phản ánh toàn bộ số tiền doanh nghiệp bỏ ra để mua sắm, xây
dựng TSCĐ hiện có của xí nghiệp từ những thời kỳ trước, được tính lại theo giá khôi phục
hoàn toàn trong kỳ báo cáo ở trình trạng mới nguyên.
Ưu điểm: cho biết số tiền cần thiết, để doanh nghiệp trang bị lại toàn bộ TSCĐ
hiện có, trong điều kiện mới nguyên ở thời kỳ đánh giá lại.
Nhược điểm: Không thấy được hiện trạng TSCĐ cũ hay mới
d. Đánh giá TSCĐ theo giá khôi phục còn lại
Chỉ tiêu này phản ánh tổng giá trị TSCĐ thực tế còn lại, tại thời điểm đánh giá sau
khi trừ đi giá trị hao mòn, có nghĩa là lấy giá trị TSCĐ theo giá khôi phục hoàn toàn trừ
đi phần đã hao mòn.
Ưu điểm: phản ánh đúng đắn nhất hiện trạng TSCĐ, vì theo phương pháp này giá
trị TSCĐ đã loại trừ cả hao mòn hữu hình, và hao mòn vô hình.
Nhược điểm: không cho ta thấy được số vốn thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra.
Để đánh giá toàn diện về TSCĐ, phải kết hợp cả bốn phương pháp trên, tùy theo mục
đích nghiên cứu để lựa chọn phương pháp thích hợp, ví dụ như để nghiên cứu tình hình

69
tăng, giảm TSCĐ theo thời gian, có thể dùng phương pháp đánh giá TSCĐ theo giá so
sánh, để loại trừ ảnh hưởng của sự thay đổi nhân tố giá cả.
4.3. CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ VỀ SỐ LƯỢNG, KẾT CẤU, HIỆN
TRẠNG VÀ TÌNH HÌNH BIẾN ĐỘNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
4.3.1. Thống kê số lượng TSCĐ của doanh nghiệp
Số lượng TSCĐ có thể được biểu hiện bằng đơn vị hiện vật (cho từng loại TSCĐ) hay
bằng đơn vị giá trị (cho toàn bộ TSCĐ) tại một thời điểm nào đó, và được thống kê theo hai
chỉ tiêu:
a. Chỉ tiêu số lượng TSCĐ hiện có đến cuối kỳ báo cáo
Là chỉ tiêu phản ánh số lượng TSCĐ của doanh nghiệp có tại thời điểm cuối kỳ (cuối
tháng, cuối quý, cuối năm)
Chỉ tiêu này cho biết quy mô khối lượng TSCĐ có đến cuối kỳ báo cáo của doanh
nghiệp, là cơ sở để lập kế hoạch bổ sung, sử dụng TSCĐ, cũng như các kế hoạch về hợp
đồng thuê, mướn TSCĐ trong kỳ. Chỉ tiêu TSCĐ hiện có cuối kỳ báo cáo được xác định
theo 2 phương pháp:
* Phương pháp1: Dựa vào tài liệu kiểm kê thực tế TSCĐ theo phương pháp
kiểm kê trực tiếp.
* Phương pháp 2: Dựa vào quá trình theo dõi thống kê về tình hình biến động TSCĐ
rong kỳ, theo phương pháp này TSCĐ hiện có cuối kỳ được xác định

TSCĐ hiện có TSCĐ có TSCĐ tăng TSCĐ giảm


= + - (4.1)
cuối kỳ đầu kỳ trong kỳ trong kỳ

b. Chỉ tiêu tài sản cố định bình quân trong kỳ


Là chỉ tiêu phản ánh khối lượng, (giá trị) TSCĐ mà doanh nghiệp sử dụng bình quân
trong một thời kỳ nhất định. Chỉ tiêu này phản ánh quy mô, giá trị TSCĐ đã đầu tư cho sản
xuất kinh doanh trong kỳ của doanh nghiệp. Được xác định theo 2 cách:
* Phương pháp 1:
Nếu trong kỳ nghiên cứu TSCĐ ít biến động, không biết cụ thể thời gian biến động.
TSCĐ bình quân được xác định theo công thức:

GDK  GCK
G (4.2)
2
Trong đó:
+ G : giá trị TSCĐ bình quân.
+ GDK: giá trị TSCĐ hiện có đầu kỳ.
+ GCK: giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ.
Ví dụ 4.1: Có tài liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty TNHH Bình Minh trong
2 quý cuối năm 2009 như sau: Giá trị TSCĐ có đầu quý 3: 5.000 triệu đồng, tăng trong quý
3: 480 triệu đồng, tăng trong quý 4: 1.870 triệu đồng, giảm trong quý 4: 200 triệu đồng
Yêu cầu:
1. Tính giá trị TSCĐ hiện có cuối mỗi quý.
2. Tính giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý.

Bài giải:
1. Giá trị TSCĐ hiện có:
- Cuối quý 3 = 5.000 +480 = 5.480 (tr.đồng)
- Cuối quý 4 = 5.480 + 1.870 - 200 = 7.150 (tr. đồng)
2. Giá trị TSCĐ bình quân trong từng quý:

70
- Quý 3 ( G 0 )
5.000 5.480
G0   5.240 (tr. đồng)
2
- Quý 4 (G1)
5.480 7.150
G1   6.315 (tr. đồng)
2
* Phương pháp 2:
Nếu trong kỳ TSCĐ biến động nhiều, thường xuyên tăng, (giảm) thống kê theo dõi được cụ
thể từng thời điểm tăng, (giảm) TSCĐ trong kỳ, TSCĐ bình quân được xác định theo

công thức:

G
G t i i
(4.3)
t i

Trong đó:
+ Gi: Giá trị TSCĐ có ở từng thời điểm
+ ti: khoảng thời gian tương ứng có giá trị Gi
+ ∑ti: tổng thời gian kỳ nghiên cứu theo lịch.
4.3.2. Thống kê kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp
Trên cơ sở TSCĐ của doanh nghiệp được phân loại theo các tiêu thức khác
nhau, thống kê có thể xác định kết cấu TSCĐ trong doanh nghiệp, bằng cách tính tỷ trọng
từng loại TSCĐ chiếm trong tổng số TSCĐ. Dựa vào thống kê kết cấu TSCĐ, ta có thể xác
định được loại hình kinh doanh của doanh nghiệp.
Kết cấu TSCĐ được xác định theo công thức:

Giá trị từng loại TSCĐ


Kết cấu từng loại TSCĐ (%) = (4.4)
Giá trị của toàn bộ TSCĐ

4.3.3. Thống kê hiện trạng TSCĐ của doanh nghiệp


Hiện trạng của TSCĐ, phản ánh năng lực sản xuất hiện tại về TSCĐ của doanh
nghiệp. Nhân tố cơ bản làm thay đổi hiện trạng của TSCĐ là sự hao mòn. Trong quá trình
sử dụng TSCĐ hao mòn dần và đến một lúc nào đó không còn sử dụng được nữa. Mặt
khác, quá trình hao mòn TSCĐ diễn ra đồng thời với quá trình sản xuất kinh doanh, có
nghĩa là sản xuất càng nhiều thì sự hao mòn càng nhanh.
Vậy hao mòn TSCĐ, là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của TSCĐ, do tham gia
vào sản xuất kinh doanh, do hao mòn tự nhiên, do tiến bộ khoa học kỹ thuật,. . . trong quá
trình hoạt động của TSCĐ.
Theo nguyên nhân hao mòn TSCĐ gồm hai loại:
- Hao mòn hữu hình TSCĐ: là hao mòn về mặt vật chất, làm giảm giá trị và giá trị
sử dụng dần theo thời gian, theo cường độ sử dụng của TSCĐ.
+ Do tác động của yếu tố tự nhiên như khí hậu, thời tiết, độ ẩm, . . . làm cho TSCĐ bị
han rỉ, mục nát,. . . trường hợp này mức độ hao mòn phụ thuộc vào công tác bảo quản, bảo
dưỡng TSCĐ của doanh nghiệp.
Việc nhận thức được nguyên nhân, mức độ ảnh hưởng của hao mòn hữu hình TSCĐ,
sẽ giúp cho các doanh nghiệp có những biện pháp thiết thực, hữu hiệu để hạn chế hao mòn.
- Hao mòn vô hình TSCĐ: là sự suy giảm thuần tuý giá trị của TSCĐ (TSCĐ bị mất
giá), nguyên nhân:
+ Do năng suất lao động xã hội tăng lên, làm cho giá thành sản phẩm giảm dẫn đến

71
giá bán của TSCĐ giảm, do đó với cùng một loại TSCĐ, nhưng doanh nghiệp mua ở thời
kỳ sau có giá thấp hơn ở thời kỳ trước (mặc dù tính năng, tác dụng của TSCĐ như nhau).
+ Do tiến bộ của khoa học kỹ thuật, làm cho TSCĐ cùng một loại sản xuất có
tính năng, tác dụng đa dạng hơn kỳ trước nhưng giá bán không đổi, làm cho TSCĐ cũ bị
lạc hậu và mất giá.
+ Do kết thúc chu kỳ sống của sản phẩm, chu kỳ sống của một loại sản phẩm nào đó
kết thúc làm cho TSCĐ bị dôi thừa, bị mất giá hoàn toàn, hao mòn vô hình xãy ra đối với
tất cả TSCĐ hữu hình và vô hình.
Do vậy, việc thống kê phân tích hiện trạng của TSCĐ, là một vấn đề hết sức quan
trọng, nhằm đánh giá đúng mức TSCĐ của doanh nghiệp đang sử dụng là mới hay cũ,
cũ ở mức độ nào, qua đó có biện pháp đúng đắn để tái sản xuất TSCĐ.
Việc thống kê phân tích hiện trạng TSCĐ, liên quan đến nguyên giá và khấu hao
TSCĐ. Do đó ta phải xác định được nguyên giá TSCĐ.
a. Xác định nguyên giá TSCĐ
Nguyên giá TSCĐ là toàn bộ các chi phí thực tế đã chi ra, để có TSCĐ cho tới khi
đưa TSCĐ vào hoạt động bình thường, bao gồm giá mua TSCĐ, chi phí thu mua, thuế và
lệ phí trước bạ (nếu có). . .
Nguyên giá TSCĐ gồm các loại:
* Nguyên giá của TSCĐ hữu hình
- Do mua sắm: bao gồm giá mua thực tế phải trả ghi trên hoá đơn, trừ đi các khoản
giảm giá, chiết khấu mua hàng nếu có, cộng các khoản lãi tiền vay đầu tư TSCĐ khi đưa
vào sử dụng và các chi phí thu mua, thuế và lệ phí trước bạ (nếu có).
- Do đầu tư xây dựng: là giá thực tế của công trình xây dựng đã quyết toán.
- Loại TSCĐ được điều chuyển đến: là giá theo đánh giá thực tế của hội đồng giao
nhận cộng các chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu
có) mà bên nhận TSCĐ phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng.
- Loại TSCĐ được điều chuyển đến: Là giá theo đánh giá thực tế của hội đồng giao
nhận cộng các chi phí vận chuyển, chi phí bốc dỡ, lắp đặt, chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có)
mà bên nhận TSCĐ phải chi ra trước khi đưa TSCĐ vào sử dụng
- Loại TSCĐ do nhận góp vốn liên doanh: nguyên giá là giá trị theo đánh giá thực tế
của hội đồng giao nhận, cộng các chi phí khác như: chi phí tân trang, chi phí vận chuyển,
lắp đặt… mà bên nhận phải chi ra trước khi sử dụng.
* Nguyên giá của TSCĐ vô hình:
- Giá trị quyền sử dụng đất: là chi phí chuyển quyền sử dụng đất, chi phí san lắp
mặt bằng, lệ phí trước bạ (nếu có)
- Chi phí về bằng phát minh sáng chế, mua bán quyền tác giả, nhận chuyển giao
công nghệ.
b. Khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp
* Khái niệm: Khấu hao TSCĐ là phương pháp thu hồi vốn cố định, bằng cách tính
giá trị hao mòn của TSCĐ vào chi phí sản xuất kinh doanh hoặc vào giá thành sản phẩm
dưới hình thức tiền tệ, gọi là tiền khấu hao TSCĐ.
Yêu cầu của việc xác định mức khấu hao tài sản cố định là phải phản ánh đúng thực
tế hao mòn.
+ Nếu trích trước khấu hao quá lớn, sẽ làm cho chi phí sản xuất kinh doanh tăng lên,
làm ảnh hưởng đến việc tiêu thụ sản phẩm.
+ Nếu xác định mức khấu hao quá thấp, sẽ làm cho thời gian thu hồi vốn đầu tư bị
kéo dài ra, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong việc đổi mới TSCĐ, làm giảm khả năng
cạnh tranh của doanh nghiệp, trong khi đó sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật ngày càng phát
triển với tốc độ cao, do đó việc lựa chọn phương pháp tính khấu hao phải phù hợp với
tình hình và đặc điểm của hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
* Các phương pháp tính khấu hao TSCĐ:
+ Phương pháp khấu hao tuyến tính cố định (phương pháp khấu hao đường thẳng):

72
Công thức:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm: (TK)
1
TK  x100% (4.5)
T
- Mức khấu hai hàng năm: (MK)
NG
MK  (4.6)
T
Trong đó:
+ NG: nguyên giá TSCĐ
+ T: thời gian sử dụng hữu ích TSCĐ
+ TK: tỷ lệ khấu hao theo phương pháp đường thẳng
+ MK: Mức khấu hao hàng năm
Ví dụ 4.2: Trong kỳ báo cáo, Công ty TNHH Hiệp Hòa mua một TSCĐ (mới
100%), với giá ghi trên hóa đơn là 195 triệu đồng, chi phí vận chuyển, lắp đặt, chạy thử là:
5 triệu đồng, thời gian phục hồi dự kiến là 5 năm.
Yêu cầu: Trích khấu hao theo phương pháp khấu hao đường thẳng.
- Nguyên giá TSCĐ: 195 + 5 = 200 (tr. đồng)
1
- Tỷ lệ khấy hao hàng năm: TK = x100% = 20%
5
200
- Mức khấu hao hàng năm: MK =  40
5
Bảng 4-1

Giá trị còn lại


Tỷ lệ khấu hao Mức khấu hao Luỹ kế số tiền khấu
Năm thứ (tr.đồn
(%) (tr.đồng) hao (tr.đồng)
g)
1 20 40 40 160
2 20 40 80 120
3 20 40 120 80
4 20 40 160 40
5 20 40 200 0

* Ưu, nhược điểm của phương pháp khấu hao đường thẳng:
-Ưu điểm:
+ Mức khấu hao trích đều đặn qua các năm làm cho giá thành sản phẩm tương đối ổn định.
+ Phương pháp tính đơn giản
+ Khi hết thời hạn sử dụng TSCĐ, doanh nghiệp thu hồi đủ vốn.
- Nhược điểm:
+ TSCĐ sử dụng không đều qua các năm nên khả năng thu hồi vốn chậm.
+ Chưa tính toán và phản ánh được mức độ hao mòn vô hình của TSCĐ.
* Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần (theo giá trị còn lại) của TSCĐ
Mục tiêu: Thu hồi nhanh vốn cố định đã bỏ ra, để đầu tư mua sắm TSCĐ, tránh
trường hợp lạc hậu về kỹ thuật. Mức trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm
dần được xác định như sau:
- Xác định thời gian sử dụng của TSCĐ
- Xác định mức trích khấu hao năm của TSCĐ trong các năm đầu
Công thức:

Mức trích khâu hao Giá trị còn lại của


= x Tỉ lệ khấu hao nhanh (4.7)
hàng năm của TSCĐ TSCĐ
Trong đó:

73
Tỉ lệ khấu hao Tỉ lệ khấu hao TSCĐ theo Hệ số điều
= x
Nhanh phương pháp đường thẳng chỉnh (4.8)
Hệ số điều chỉnh xác định theo thời gian sử dụng của TSCĐ. Theo thông số của các
nước có nền kinh tế phát triển, hệ số điều chỉnh như sau:
Bảng 4-2

Hệ số
Thời gian sử dụng của tài sản cố định điều chỉnh (lần)

Đến 4 năm (T ≤ 4 năm) 1,5

Trên 4 đến 6 năm (4 năm < T ≤ 6 năm) 2,0

Trên 6 năm (T > 6 năm ) 2,5

Những năm cuối, khi mức khấu hao năm xác định theo phương pháp số dư giảm dần
nói trên nhỏ hơn, hoặc bằng mức khấu hao tính bình quân giữa giá trị còn lại và số năm sử
dụng còn lại của TSCĐ, thì kể từ năm đó mức khấu hao được tính bằng giá trị còn lại của
tài sản cố định chia cho số năm sử dụng còn lại của TSCĐ.
Ví dụ 4.3: Doanh nghiệp Lan Anh mua 1 thiết bị sản xuất và một số linh kiện điện
tử mới với nguyên giá 100 triệu đồng, thời gian sử dụng TSCĐ là 5 năm.
Yêu cầu: Trích khấu hao TSCĐ theo phương pháp số dư giảm dần.
Bài giải:
- Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐ theo phương pháp đường thẳng:
1
TK =  100%  20%
5
- Thời gian sử dụng TSCĐ là 5 năm, hệ số điều chỉnh là 2
- Tỷ lệ khấu hao nhanh: 20% x 2 = 40%
- Như vậy mức khấu hao hàng năm của TSCĐ được xác định cụ thể trong bảng sau:
Bảng 4-3
Mức khấu hao hàng năm Luỹ kế khấu hao Giá trị còn lại
Năm thứ
(tr.đồng) (tr.đồng) (tr.đồng)
1 100 x 40% = 40 40 60
2 60 x 40% = 24 64 36
3 36 x 40% = 14,4 78,4 21,6
4 21,6 : 2 = 10,8 89,2 10,8
5 21,6 : 2 = 10,8 100 0

Ưu điểm: Theo phương pháp này cho phép thu hồi vốn nhanh, giảm được hiện tượng
mất giá do hao mòn vô hình TSCĐ, phản ánh được thực tế hao mòn của TSCĐ. Tài sản cố
định càng đến năm cuối hoạt động năng lực làm việc giảm, thì mức khấu hao cũng giảm dần.
* Phương pháp khấu hao tài sản cố định theo số lượng, khối lượng sản phẩm
TSCĐ trong doanh nghiệp được trích khấu hao theo phương pháp khấu hao theo số
lượng, khối lượng sản phẩm như sau:
- Căn cứ vào khối lượng sản phẩm sản xuất theo công suất thiết kế của TSCĐ, gọi
tắt là sản lượng theo công suất thiết kế.
- Căn cứ tình hình thực tế sản xuất, doanh nghiệp xác định số lượng, khối lượng sản
phẩm thực tế sản xuất hàng tháng, hàng năm của TSCĐ.

74
- Xác định mức khấu hao trong tháng của TSCĐ theo công thức:

Mức trích khấu hao Mức trích khấu hao


Số lượng sản phẩm
trong tháng của = x bình quân tính cho (4.9)
sản xuất trong tháng
TSCĐ một đơn vị sản phẩm
Trong đó:

Mức trích khấu hao Nguyên giá TSCĐ


bình quân cho 1 đơn = (4.10)
vị sản phẩm Sản lượng theo công suất thiết kế

Mức trích khấu hao năm của TSCĐ bằng tổng mức trích khấu hao của 12 tháng trong năm
c. Các chỉ tiêu thống kê hiện trạng TSCĐ
Để phân tích hiện trạng TSCĐ, cần phân tích 2 chỉ tiêu sau:
* Hệ số hao mòn TSCĐ (Hm)
Hệ số Hao mòn TSCĐ được xác định theo 3 cách:
+ Theo thời gian sử dụng TSCĐ

Thời gian sử dụng thực tế TSCĐ


Hm = (4.11)
Thời gian sử dụng định mức TSCĐ

+ Theo giá trị (khối lượng) sản phẩm sản xuất:

Giá trị (khối lượng) sản phẩm đã sản xuất từ khi sử dụng
Hm = TSCĐ (4.12)
Giá trị (khối lượng) sản phẩm định mức trong thời gian dự kiến

+ Theo tổng số tiền trích khấu hao (khấu hao lũy kế)

Tổng số tiền khấu hao đã trích


Hm = (4.13)
Nguyên giá TSCĐ

Chỉ tiêu hệ số hao mòn TSCĐ càng gần tới 1, chứng tỏ TSCĐ của doanh
nghiệp đã quá cũ, doanh nghiệp phải chú trọng đến việc đổi mới và hiện đại hoá
TSCĐ và ngược lại nếu hệ số hao mòn càng nhỏ hơn 1 bao nhiêu, chứng tỏ TSCĐ
của doanh nghiệp đã được đổi mới càng nhiều.
* Hệ số còn sử dụng được tài sản cố định
Công thức:
Hệ số còn sử dụng được = 1 (100%) - Hm (4.14)
Trong đó: - Hm: hệ số hao mòn TSCĐ
4.3.4.Thống kê tình hình biến động TSCĐ
TSCĐ của doanh nghiệp luôn có sự biến động theo thời gian do sự biến
động của qui mô sản xuất kinh doanh, để theo dõi sự biến động có thể sử dụng bảng
cân đối TSCĐ để nghiên cứu tình hình biến động TSCĐ trong kỳ.
a. Lập bảng cân đối TSCĐ
Bảng cân đối TSCĐ phản ánh khối lượng TSCĐ có đầu kỳ, tăng trong kỳ,
giảm trong kỳ và hiện có cuối kỳ của từng loại TSCĐ hay toàn bộ TSCĐ, tùy theo
việc nghiên cứu ta có thể lập bảng cân đối tổng hợp hay bảng chi tiết, bảng cân đối
TSCĐ được lậptheo 2 loại giá khác nhau: giá ban đầu hoàn toàn (nguyên giá
TSCĐ), giá ban đầu còn lại.

75
Mẫu 1:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Giá ban đầu hoàn toàn)
Năm…….. (Đvt:….)
Giá trị TSCĐ tăng
Giá trị TSCĐ giảm
trong kỳ
Dư đầu Dư
Loại TSCĐ Trong đó Trong đó
kỳ Tổng Tổng cuối kỳ
Tăng Tăng
số Mới số Mới
khác khác
……..

Mẫu 2:
BẢNG CÂN ĐỐI TÀI SẢN CỐ ĐỊNH
(Giá ban đầu hoàn toàn)
Năm…….. (Đvt:….)
Giá trị TSCĐ tăng
Giá rị TSCĐ giảm trong kỳ
Dư trong kỳ Dư
Loại TSCĐ đầu Trong đó Trong đó cuối
Tổng Tổng
kỳ Tăng Cũ Khấu Giảm kỳ
số Mới số
khác hỏng hao khác
……..
b. Các chỉ tiêu phân tích tình hình biến động TSCĐ

Hệ số tăng TSCD Giá trị TSCĐ tăng trong kỳ


= (4.15)
trong kỳ Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ

Hệ số giảm Giá trị TSCĐ giảm trong kỳ


= (4.16)
TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ bình quân trong kỳ

Chỉ tiêu hệ số tăng, (giảm) TSCĐ trong kỳ, đánh giá tình hình biến động TSCĐ
theo nguồn hình thành và theo công dụng của TSCĐ

Hệ số đổi mới Giá trị TSCĐ tăng mới trong kỳ


= (4.17)
TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ hiện có cuối kỳ

Chỉ tiêu hệ số đổi mới TSCĐ trong kỳ, cho biết trong tổng số TSCĐ hiện có
cuối, thì có bao nhiêu TSCĐ mới được trang bị bổ sung trong năm

Hệ số loại bỏ Giá trị TSCĐ giảm do cũ hỏng trong kỳ


= (4.18)
TSCĐ trong kỳ Giá trị TSCĐ hiện có đầu kỳ
Hệ số này cho biết trong tổng số TSCĐ có đầu kỳ, thì có bao nhiêu đơn vị
TSCĐ cũ, lạc hậu được loại bỏ trong kỳ.
4.4. CÁC CHỈ TIÊU THỐNG KÊ TÌNH HÌNH TRANG BỊ VÀ HIỆU
QUẢ SỬ DỤNG TSCĐ TRONG DOANH NGHIỆP
4.4.1.Thống kê tình hình trang bị TSCĐ cho lao động sản xuất kinh doanh
Thống kê tình hình trang bị TSCĐ, cho lao động sản xuất kinh doanh là đánh giá mức
độ đảm bảo TSCĐ cho người lao động, đặc biệt là máy móc thiết bị sản xuất cho lao động.
Trên cơ sở đó, có kế hoạch trang bị thêm TSCĐ, tạo điều kiện nâng cao năng suất lao
động, tăng sản lượng sản xuất, giảm chi phí sản xuất, hạ giá thành. Để đánh giá tình
hình trang bị TSCĐ, cho lao động sản xuất kinh doanh thống kê sử dụng chỉ tiêu mức trang
bị TSCĐ cho lao động

76
a Mức trang bị TSCĐ cho người lao động trong sản xuất

Mức trang bị Tổng số nguyên giá TSCĐ bình quân dùng vào sản xuất
TSCĐ cho lao =
Số lao động bình quân trong kỳ (4.19)
động sản xuất

b. Ý nghĩa
Chỉ tiêu này cho biết bình quân mỗi lao động được trang bị bao nhiêu đơn vị giá trị
TSCĐ, chỉ tiêu này càng lớn chứng tỏ mức đầu tư, trang bị phương tiện kỹ thuật cho
người lao động càng nhiều và ngược lại.
4.4.2. Thống kê hiệu quả sử dụng tài sản cố định
a. Các chỉ tiêu thống kê hiệu quả sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp
* Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo giá trị sản xuất
GO
Công thức: H  (4.20)
G
Trong đó:
+ H: Hiệu quả sử dụng TSCĐ
+ GO: giá trị sản xuất.
+ G : giá trị TSCĐ bình quân.
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị giá trị TSCĐ bình quân, khi tham gia vào quá
trình sản xuất, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị giá trị sản xuất.
* Chi phí TSCĐ cho 1 đơn vị giá trị sản xuất (hiệu suất sử dụng TSCĐ)
G
C (4.21)
GO
C = 1/H
Chỉ tiêu này cho biết để sản xuất ra một đơn vị giá trị sản xuất cần phải chi phí bao
nhiêu đơn vị giá trị TSCĐ bình quân.
* Hiệu quả sử dụng TSCĐ tính theo lợi nhuận
Công thức:
Hiệu quả sử dụng TSCĐ Lợi nhuận
= (4.22)
tính theo lợi nhuận Giá trị TSCĐ bình quân
Chỉ tiêu này cho biết cứ một đơn vị giá trị TSCĐ bình quân khi tham gia vào quá
trình sản xuất sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
b. Phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố thuộc về TSCĐ đến tình
hình biến động kết quả sản xuất của doanh nghiệp
Từ công thức (4.20), ta có phương trình kinh tế:
IGO = IH x I G (4.23)
Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
GO1 H 1 G1
 x (4.24)
GO0 H 0 G0
- Số tuyệt đối:

(GO1 – GOo) = (H1 – Ho) G1 +( G1 - G0 )Ho (4.25)


(1) (2) (3)

Nhận xét:
(1): Mức tăng, (giảm) giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng 2

77
nhân tố: hiệu quả sử dụng TSCĐ và giá trị TSCĐ bình quân.
(2): Mức tăng, (giảm) giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của
hiệu quả sử dụng TSCĐ thay đổi.
(3): Mức tăng, (giảm) giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc do ảnh hưởng của
giá trị TSCĐ bình quân thay đổi.
c. Phân tích nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng tài sản cố định
Hiệu quả sử dụng TSCĐ là mục đích của việc trang bị TSCĐ trong doanh
nghiệp. TSCĐ trong doanh nghiệp được chia làm hai bộ phận: TSCĐ sử dụng trực tiếp để
tạo ra sản phẩm hay dịch vụ (thiết bị sản xuất), và TSCĐ sử dụng cho bộ phận phục vụ
(TSCĐ dùng ngoài hoạt động sản xuất kinh doanh). Như vậy muốn nâng cao hiệu quả sử
dụng TSCĐ, 1 mặt phải tăng hiệu quả sử dụng các thiết bị sản xuất, mặt khác phải tăng tỷ
trọng của TBSX trong tổng TSCĐ của doanh nghiệp. Việc phân tích được thực hiện thông
qua việc sử dụng các phương pháp phân tích nhân tố dựa vào mối quan hệ được thể hiện qua
công thức:
H = H’x d (4.26)
Trong đó:
+ H: Hiệu quả sử dụng TSCĐ
+ H’: Hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất
GO
Công thức: H’ = (4.27)
X
Trong đó:
+ X : giá trị thiết bị sản xuất bình quân
+ d: tỷ trọng TSCĐ trực tiếp sản xuất (TBSX) trong tổng giá trị TSCĐ
X
d (4.28)
G
Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:
- Số tương đối:
H1 H1' d1
 x (4.29)
H o H o' d o
- Số tuyệt đối:
(H1 – Ho) = ( H1' - H o' )d1 + (d1 – do) H o' (4.30)
Việc nnâg cao hiệu quả sử dụng TSCĐ sẽ dẫn đến kết quả sản xuất kinh doanh (cụ
thể là khối lượng sản phẩm sản xuất hoặc giá trị sản xuất) được tạo ra nhiều hơn trước. Quá
trình phân tích được thể hiện qua mối quan hệ sau:
Từ công thức: (4.20)
GO
H , ta suy ra: GO = H x G , nhưng H = H’ x d
G
Phương trình kinh tế: GO = H’ x d x G (4.31)
Từ phương trình kinh tế trên ta xây dựng hệ thống chỉ số:

- Số tương đối:
,
GO1 H 1 d 1 G1
 x x (4.32)
GO0 H 0 , d 0 G0
- Số tuyệt đối:
(GO1  GO0 )  ( H 1,  H 0, )d1 G1  (d 1  d 0 ) H 0, G1  (G1  G0 ) H 0, d 0 (4.33)

78
Ví dụ 4 : Có số liệu về tình hình sử dụng TSCĐ của Công ty Minh Phương trong 2
kỳ báo cáo như sau
Bảng 4 – 4
(Đvt: triệu đồng)
Chỉ tiêu Kỳ gốc Kỳ báo cáo
1. Giá trị sản xuất (GO) 1.125 1.750
2. Giá trị TSCĐ bình quân 1.500 2.000
Trong đó:
Giá trị TSCĐ trực tiếp sản xuất (TBSX) 1.200 1.400

Yêu cầu: Phân tích tình hình biến động của giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ
gốc do ảnh hưởng 3 nhân tố: Hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất, tỷ trọng TSCĐ trực tiếp
sản xuất (TBSX) trong tổng giá trị TSCĐ bình quân và giá trị TSCĐ bình quân
Bài giải:
Từ số liệu bảng 4-4 ta tính được
1.125
+ H o'   0,9375
1.200
1.750
+ H1'   1, 25
1.400
1.200
+ do'   0,8
1.500
1.400
+ d1'   0, 7
2.000
Thế số vào hệ thống chỉ số:

- Số tương đối:
1.750 1, 25 0,7 2.000
  
1.125 0,9375 0,8 1.500
1,555 = 1,333 x 0,875 x 1,333

Hay: 155,5% = 133,3% x 87,5% x133,3%


(+55,5%) (+33,3%) (- 12,5%) (+33,3%)
- Số tuyệt đối:
(1.750 - 1.125) = (1,25 - 0,9375)0,7 x 2.000
+ (0,7 - 0,8)0,9375 x 2.000
+ (2.000 - 1.500) 0,9375 x 0,8
625 = 437,5 + ( -187,5) + 375.
Nhận xét: kết quả trên cho thấy:
Giá trị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 55,5% tương ứng tăng 625 triệu
đồng do ảnh hưởng 3 nhân tố:
- Do hiệu quả sử dụng thiết bị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 33,3% làm
cho giá trị sản xuất tăng 437,5 triệu đồng
- Do tỷ trọng thiết bị sản xuất kỳ báo cáo so với kỳ gốc giảm 12,5% làm cho giá trị
sản xuất giảm 187,5 triệu đồng
- Do giá trị TSCĐ bình quân kỳ báo cáo so với kỳ gốc tăng 33,3% làm cho giá trị sản
xuất tăng 375 triệu đồng.

79
Câu hỏi ôn tập chương 4

1. Hãy trình bày các loại giá dùng trong đánh giá TSCĐ?
2. Trình bày các phương pháp đánh giá TSCĐ. Ưu nhược điểm?
3. Vì sao phải tính khấu hao TSCĐ? Nêu các phương pháp tính khấu hao TSCĐ?
4. Trình bày các chỉ tiêu thống kê số lượng, kết cấu, hiện trạng và tình hình biến động
TSCĐ?
5. Trình bày các chỉ tiêu thống kê mức độ trang bị và hiệu quả sử dụng TSCĐ?
6. Vận dụng phương pháp hệ thống chỉ số phân tích các nhân tố thuộc về
TSCĐ, TBSX đến các hiện tượng kinh tế có liên quan?

Bài tập chương 4

Một doanh nghiệp mua và sử dụng TSCĐ vào ngày đầu năm với nguyên giá là 300
triệu đồng. Hãy tính mức trích khấu hao TSCĐ hàng năm theo 2 phương pháp:
a. Phương pháp khấu hao bình quân
b. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần điều chỉnh

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG IV

1. TS Nguyễn Văn Bình - Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Thành phố HCM năm 2007
2. PGS - TS Lê Văn Bách - Thống kê kinh doanh, NXB giáo dục năm 2007
3. TS – Nguyễn Thành Sơn - Thống kê kinh tế, NXB Thống kê năm 2006
4. TS Lưu Văn Cương - Thống kê Doanh nghiệp , NXB Hà Nội năm 2005
5. TS Ngô Gia Tuế - Bài tập Thống kê Doanh nghiệp , Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007

80
Chương 5
THỐNG KÊ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG
SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP

Mục tiêu :
- Nắm được hiệu quả sản xuất kinh doanh và ý nghĩa của hiệu quả kinh doanh
- Phân loại hiệu quả kinh doanh
- Hiểu và nắm được các phương pháp tính hiệu quả kinh doanh

5.1. KHÁI NIỆM, Ý NGHĨA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN


XUẤT KINH DOANH TRONG DOANH NGHIỆP
5.1.1. Khái niệm
Trong điều kiện kinh tế hiện nay, nền kinh tế nước ta đã chuyển đổi từ cơ chế bao cấp
sang cơ chế thị trường. Sự thay đổi này đã làm thay đổi mạnh mẽ nền kinh tế. Để duy trì
và phát triển doanh nghiệp của mình thì trước hết đòi hỏi các doanh nghiệp sản xuất kinh
doanh phải có hiệu quả.
Không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, không chỉ là mối
quan tâm của bất kỳ ai mà là mối quan tâm của tất cả mọi người, mọi doanh nghiệp. Khi làm
bất cứ điều gì. Đó cũng là vấn đề bao trùm và xuyên suốt, thể hiện trong công tác quản lý,
bởi suy cho cùng quản lý kinh tế là để đảm bảo tạo ra kết quả và hiệu quả cao nhất trong quá
trình sản xuất kinh doanh. Tất cả những cải tiến, những đổi mới về nội dung, phương pháp,
biện pháp áp dụng trong quản lý chỉ thực sự đem lại ý nghĩa khi chúng làm tăng được hiệu
quả kinh doanh, không những là thước đo về chất lượng, phản ánh tổ chức, quản lý kinh
doanh, mà còn là vấn đề sống còn của doanh nghiệp. Doanh nghiệp muốn tồn tại và vươn lên
thì trước hết đòi hỏi kinh doanh phải có hiệu quả. Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao,
doanh nghiệp càng có điều kiện tái sản xuất mở rộng, đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị, đổi
mới công nghệ tiên tiến hiện đại. Kinh doanh có hiệu quả là tiền đề nâng cao phúc lợi cho
người lao động, kích thích người lao động tăng năng suất lao động và là điều kiện nâng
cao hiệu quả sản xuất kinh doanh.
Như vậy hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trù kinh tế, biểu hiện sự phát
triển kinh tế theo chiều sâu, nó phản ánh trình độ khai thác và sử dụng các nguồn lực
trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêu kinh doanh, với chi phí bỏ ra ít
nhất mà đạt hiệu quả cao nhất.
5.1.2. ý nghĩa
- Qua phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh đánh giá trình độ khai thác
và tiết kiệm các nguồn lực đã có.
-Thúc đẩy tiến bộ khoa học và công nghệ, tạo cơ sở cho việc thực hiện công nghiệp
hoá, hiện đại hoá sản xuất.
- Sản xuất kinh doanh phát triển với tốc độ cao.
- Trên cơ sở đó doanh nghiệp phát huy ưu điểm, khắc phục nhược điểm trong quá
trình sản xuất, đề ra các biện pháp nhằm khai thác mọi khả năng tiềm tàng để phấn đấu
nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh, tăng tích
luỹ, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
5.1.3. Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Đảm bảo 3 lợi ích: cá nhân, tập thể và nhà nước.
- Hiệu quả của doanh nghiệp phải gắn liền hiệu quả của xã hội.
- Hoạt động của doanh nghiệp phải tuân theo hệ thống pháp luật hiện hành
5.1.4. Sự cần thiết nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
- Hiệu quả kinh doanh là công cụ quản trị kinh doanh
- Hiệu quả kinh doanh không những cho biết trình độ sản xuất mà còn giúp tìm ra
các biện pháp tăng kết quả và giảm chi phí kinh doanh, nhằm nâng cao hiệu quả.

81
- Nâng cao hiệu quả kinh doanh tức là đã nâng cao khả năng sử dụng các nguồn
lực khan hiếm.
- Trong cơ chế kinh tế thị trường, việc nâng cao hiệu quả của hoạt động sản xuất
kinh doanh là điều kiện cần để doanh nghiệp tồn tại và phát triển.
5.2. PHÂN LOẠI HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
5.2.1. Căn cứ theo phạm vi tính toán
Bao gồm:
- Hiệu quả kinh tế: là 1 phạm trù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực
(nhân lực, tài liệu, vật lực, tiền vốn) để đạt được mục tiêu đề ra.
- Hiệu quả xã hội: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực nhằm đạt được các mục
tiêu xã hội nhất định, đó là giải quyết công ăn việc làm trong phạm vi toàn xã hội hoặc
từng khu vực kinh tế, giảm số người thất nghiệp, nâng cao trình độ lành nghề, cãi thiện đời
sống văn hoá, tinh thần cho người lao động, đảm bảo mức sống tối thiểu cho người lao
động, nâng cao mức sống cho các tầng lớp nhân dân.
- Hiệu quả an ninh quốc phòng: Phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực vào sản
xuất kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận nhưng phải đảm bảo an ninh chính trị, trật tự xã
hội trong và ngoài nước.
- Hiệu quả đầu tư: phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực ở hiện tại để tiến hành
các hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm đem lại cho nhà đầu tư các kết quả nhất định
trong tương lai lớn hơn nguồn lực đã bỏ ra
- Hiệu quả môi trường: phản ánh việc khai thác và sử dụng các nguồn lực trong sản
xuất kinh doanh với mục tiêu tối đa hoá lợi nhuận nhưng phải xem xét mức tương quan
giữa kết quả đạt được về kinh tế với việc đảm bảo về vệ sinh, môi trường và điều kiện làm
việc của người lao động và khu vực dân cư.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải phấn đấu đạt đồng thời các loại
hiệu quả trên, song trong thực tế khó có thể đạt đồng thời các mục tiêu hiệu quả tổng hợp đó.
5.2.2. Căn cứ theo nội dung tính toán
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, phân thành:
- Hiệu quả dưới dạng thuận: hiệu quả sản xuất kinh doanh được đo lường bằng chỉ
tiêu tương đối, biểu hiện quan hệ so sánh giữa chi phí đầu vào với kết quả đầu ra. Chỉ tiêu
này cho biết cứ mỗi đơn vị đầu vào có khả năng tạo được bao nhiêu đơn vị đầu ra.
- Hiệu quả dưới dạng nghịch: Là chỉ tiêu biểu hiện quan hệ so sánh nhưng chỉ tiêu này
cho biết để có được một đơn vị đầu ra cần bao nhiêu đơn vị chi phí đầu vào.
5.2.3. Căn cứ theo phạm vi tính
Bao gồm:
- Hiệu quả toàn phần: tính chung cho toàn bộ kết quả và toàn bộ chi phí của từng yếu
tố hoặc tính chung cho tổng nguồn lực.
- Hiệu quả đầu tư tăng thêm: chỉ tính cho phần đầu tư tăng thêm (mới) và kết quả tăng
thêm của thời kỳ tính toán.
5.3. PHƯƠNG PHÁP TÍNH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH
DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, là một vấn đề phức tạp, có
quan hệ với tất cả các yếu tố tham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh, (lao động, tư liệu
lao động, đối tượng lao động); doanh nghiệp chỉ có thể đạt hiệu quả cao khi các yếu tố cơ
bản này được sử dụng có hiệu quả.
Để đánh giá chính xác, và có cơ sở khoa học hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp, thống kê cần phải xây dựng hệ thống chỉ tiêu đầy đủ, hoàn chỉnh vừa phản ánh một cách tổng
hợp, vừa phản ánh được mức sinh lợi, và phản ánh hiệu quả của từng yếu tố sản xuất, từng loại vốn
đầu tư .v.v. . . Để đảm bảo yêu cầu trên, thống kê thường sử dụng hai phương pháp tổng quát để đánh
giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.
+ Phương pháp thứ nhất:

82
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh được xác định dưới dạng hiệu số
Công thức:

Hiệu quả hoạt động SXKD = Kết quả đầu ra - Chi phí đầu vào (5.1)

Phương pháp này đơn giản, dễ tính nhưng có những mặt hạn chế nhất định, nó không
phản ánh hết chất lượng kinh doanh, cũng như tiềm năng nâng cao hiệu quả hoạt động sản
xuất kinh doanh của doanh nghiệp, không thể dùng để so sánh hiệu quả sản xuất kinh doanh
giữa các doanh nghiệp và bản thân doanh nghiệp qua các thời kỳ nghiên cứu khác nhau.
+ Phương pháp thứ hai:
Hiệu quả hoạt động SXKD được xác định bằng cách so sánh theo 2 dạng:
- Dạng thuận:

Kết quả đầu ra


Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh = (5.2)
Chi phí đầu vào

Theo phương pháp này, hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh phản ánh mức sinh lợi
của các yếu tố đầu vào của quá trình sản xuất.
- Dạng nghịch

Chi phí đầu vào


Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh = (5.3)
Kết quả đầu ra

Chỉ tiêu này phản ánh, để tạo ra được 1 đơn vị kết quả đầu ra ta cần bao nhiêu đơn vị
chi phí đầu vào
Từ các công thức (5.1) ; (5.2) và (5.3) xác định hiệu quả hoạt động sản xuất kinh
doanh. Thống kê cần xác định chính xác những chỉ tiêu nào thuộc yếu tố đầu vào và chỉ
tiêu nào thuộc yếu tố đầu ra, tuỳ thuộc vào mục đích nghiên cứu thống kê lựa chọn yếu tố
đầu vào và kết quả đầu ra để so sánh cho phù hợp.
Trong tình hình thực tế hiện nay, theo chế độ thống kê và kế toán doanh nghiệp. Kết
quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gồm hai nhóm:
* Kết quả sản xuất:
- Chỉ tiêu khối lượng sản phẩm hiện vật và hiện vật qui ước đã sản xuất .
- Chỉ tiêu giá trị sản xuất công nghiệp (GO)
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng (VA)
- Chỉ tiêu giá trị gia tăng thuần (NVA)
* Kết quả kinh doanh
- Chỉ tiêu khối lượng sản phẩm tiêu thụ.
- Chỉ tiêu doanh thu.
- Chỉ tiêu lợi nhuận .
Chi phí sản xuất kinh doanh trong doanh nghiệp gồm ba nhóm:
* Chi phí về lao động
- Tổng số giờ - người làm việc thực tế trong kỳ.
- Tổng số ngày - người làm việc thực tế trong kỳ.
- Số lượng lao động bình quân trong kỳ.
- Tổng quỹ lương.
* Chi phí về vốn
- Tổng vốn sản xuất kinh doanh bình quân trong kỳ.
- Vốn cố định bình quân trong kỳ.
- Vốn lưu động bình quân trong kỳ.
- Tổng giá trị khấu hao trong kỳ.
- Tổng chi phí sản xuất trong kỳ.

83
- Tổng chi phí trung gian trong kỳ.
* Chi phí về đất đai
- Tổng diện tích mặt bằng của doanh nghiệp.
- Tổng diện tích sử dụng vào sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
Dựa vào các chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu chi phí thu thập được, ta sẽ tính được một số
chỉ tiêu hiệu quả. Giả sử ta thu thập được các chỉ tiêu kết quả là giá trị sản xuất (GO), giá
trị gia tăng (VA), lợi nhuận kinh doanh (LN) v.v. . .và các chỉ tiêu chi phí là giá trị tài sản
cố định bình quân ( G ), tổng chi phí sản xuất (C), số lượng lao động bình quân (T). Ta có
thể nêu các chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế dưới dạng thuận trong bảng sau:
Bàng 5-1

KQ
GO VA Lợi nhuận
Chi phí
T W = GO/T W = VA/T Tỷ suất lợi nhuận = Lợi nhuận/T
G H = GO/ G H = VA/ G HL = Lợi nhuận / G
NSSD chi phí NSSD chi phí Tỷ suất lợi nhuận tính theo chi phí
C = GO/C = VA/ C Lợi nhuận/ chi phí

Tương tự xây dựng các chỉ tiêu thống kê hiệu quả kinh tế dưới dạng nghịch
5.4. CÁC CHỈ TIÊU ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN
XUẤT KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP
5.4.1. Chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000 đồng) doanh thu
Là chỉ tiêu phản ánh số chi phí doanh nghiệp phải chi ra để có 1 đồng (hoặc 1.000đ)
doanh thu thuần.
Công thức:

Chi phí trên 1 đồng (1.000 đồng) Các khoản chi phí trong sản xuất KD
= (5.4)
Doanh thu Doanh thu thuần

Các khoản chi phí trong sản xuất kinh doanh bao gồm:
- Giá vốn hàng bán.
- Chi phí bán hàng.
- Chi phí quản lý doanh nghiệp.
- Chi phí khác.
Ý nghĩa: chi phí trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu càng gần đến 1 hiệu quả
kinh doanh của doanh nghiệp càng thấp.
5.4.2. Lợi nhuận trên 1 đồng (hoặc 1.000đ) doanh thu thuần
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đồng (hoặc 1.000 đ) doanh thu thuần của doanh
nghiệp tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận.
Công thức:

Lợi nhuận
Lợi nhuận trên 1 đ (hoặc 1.000đ) doanh thu thuần = (5.5)
Doanh thu thuần

Trong đó:
- Lợi nhuận là lợi nhuận gộp, lợi nhuận trước thuế hoặc lợi nhuận sau thuế tuỳ theo
mục đích phân tích.
- Doanh thu là doanh thu của hoạt động sản xuất kinh doanh, hoặc bao gồm cả thu
nhập khác.

84
5.4.3. Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh
Chỉ tiêu hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh, cho biết cứ một đơn vị vốn kinh
doanh đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận
Công thức:
Lợi nhuận
Hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh = (5.6)
Vốn kinh doanh

Ý nghĩa: hệ số doanh lợi của vốn kinh doanh càng lớn, hiệu quả kinh doanh
càng cao, tình hình tài chính càng lành mạnh và ngược lại.
5.4.4. Hệ số khả năng sinh lợi của tài sản
Hệ số này phản ánh khả năng sinh lời của vốn, tồn tại dưới hình thức vật chất của
doanh nghiệp trong một kỳ nhất định.
Công thức:

Hệ số khả năng sinh lợi Lợi nhuận sau thuế + Số lãi tiền vay phải trả
=
của tài sản Tổng tài sản bình quân (5.7)

Ý nghĩa: hệ số khả năng sinh lợi của tài sản, không phụ thuộc vào cơ cấu vốn và cho
biết cứ 1 đơn vị tài sản đầu tư vào kinh doanh, đem lại bao nhiêu đơn vị lợi nhuận sau thuế
và nguồn trả lãi ngân hàng.
5.4.5. Khả năng sinh lợi của vốn chủ sử hữu
Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn chủ sở hữu, tham gia vào quá trình sản xuất
kinh doanh trong kỳ sẽ tạo ra được bao nhiêu lợi nhuận.
Công thức:
Lợi nhuận
Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu = (5.8)
Vốn chủ sở hữu

Ý nghĩa: Khả năng sinh lợi của vốn chủ sở hữu càng lớn, thì hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao, khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp càng cao và ngược lại.
5.4.6. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn cố định
a. Hiệu quả sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu tương đối biểu hiện quan hệ so sánh giữa kết quả sản xuất kinh doanh
mà doanh nghiệp thu được trong kỳ so với số vốn cố định bình quân, mà doanh nghiệp
đã sử dụng trong kỳ.
Công thức:

Doanh thu thuần


Hiệu quả sử dụng vốn cố định = (5.9)
Vốn cố định bình quân

Ý nghĩa: cứ một đồng vốn cố định bình quân được sử dụng trong kỳ, sẽ tạo ra được
bao nhiêu đồng doanh thu.
Vốn cố định bình quân được xác định theo công thức:

VDK  VCK
VCD  (5.10)
2
Trong đó:
+ VDK: Vốn cố định có đầu kỳ
+ VCK: Vốn cố định có cuối kỳ
+ V CD : Vốn cố định bình quân.

85
b. Hiệu suất sử dụng vốn cố định
Là chỉ tiêu nghịch đảo của chi tiêu hiệu quả

Vốn cố định bình quân


Hiệu suất sử dụng vốn cố định = (5.11)
Doanh thu thuần

Ý nghĩa: Để tạo ra một đồng doanh thu trong kỳ, doanh nghiệp phải sử dụng bao
nhiêu đồng vốn cố định.
c. Khả năng sinh lợi của tài sản cố định
Chỉ tiêu này cho biết cứ 1 đơn vị nguyên giá, (hoặc giá trị còn lại) của tài sản cố định
ham gia vào quá trình sản xuất kinh doanh đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận.

Hệ số khả năng sinh lợi Lợi nhuận


=
của TSCĐ Nguyên giá bìn quân của TSCĐ (5.12

- Nguyên giá bình quân của tài sản cố định được tính theo công thức (4.2) ; (4.3) chương 4 .
- Ý nghĩa: khả năng sinh lợi càng cao, hiệu quả sử dụng tài sản cố định của doanh
nghiệp càng cao và ngược lại
5.4.7. Hiệu quả kinh tế của sử dụng vốn lưu động
a. Số vòng quay của vốn lưu động
Công thức:
M
L (5.13)
VLD

Trong đó:
+ L: số vòng quay của vốn lưu động
+ M: tổng mức luân chuyển của vốn lưu động (doanh thu thuần)
+ VLD : vốn lưu động bình quân.
Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân trong năm vốn lưu động quay bao nhiêu vòng.
* Vốn lưu động ít biến động, không theo dõi được thời gian biến động
Công thức:
V  VCK
VLD = DK (5.14)
2
Trong đó:
+ VDK: Vốn lưu động có đầu kỳ
+ VCK: Vốn lưu động có cuối kỳ
* Vốn lưu động biến động tăng (giảm) tại thời điểm có khoảng cách thời gian bằng nhau:
V 1
V  ....  V n
2
2 2
V LD

n 1
Trong đó: V1 ; V2 ,. . . Vn: vốn lưu động có ở từng thời điểm trong kỳ nghiên cứu.
* Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động
Công thức
T
K (5.16)
M
V1D

86
Trong đó:
+ K: Kỳ luân chuyển bình quân của vốn lưu động
+ T: Số ngày dương lịch trong kỳ (T = 360 ngày)
Hoặc:

Kỳ luân chuyển bình (T x số vốn lưu động bình quân)


= (5.17)
quân của vốn lưu động Doanh thu thuần

Ý nghĩa: chỉ tiêu này cho biết bình quân vốn lưu động quay 1 vòng thì mất bao nhiêu ngày.
* Khả năng sinh lợi của tài sản lưu động
Chỉ tiêu này cho biết, một đơn vị vốn lưu động bình quân tham gia vào quá trình
sản xuất kinh doanh trong kỳ, sẽ tạo ra được bao nhiêu đơn vị lợi nhuận.
Công thức:

Hệ số khả năng sinh lợi Lợi nhuận


=
của TSCĐ Giá trị TSLĐ bình quân trong kỳ (5.18)

Ý nghĩa: khả năng sinh lợi của tài sản lưu động càng cao, hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp càng cao và ngược lại
* Mức đảm nhiệm của vốn lưu động
Công thức

Mức đảm nhiệm của Doanh thu thuần


=
vốn lưu động Vốn lưu động bình quân (5.19)

Ý nghĩa: để có được một đơn vị doanh thu từ hoạt động sản xuất kinh doanh, thì
cần phải chi bao nhiêu đồng vốn lưu động bình quân.

Câu hỏi ôn tập chương 5

1. Hãy phân biệt sự khác nhau giữa hiệu quả sản xuất kinh doanh và hiệu quả kinh tế?
2. Anh (chị) hãy tự cho ví dụ với 3 chỉ tiêu kết quả sản xuất kinh doanh và 3 chỉ tiêu
chi phí sản xuất kinh doanh (không cần số liệu), anh (chị) hãy xác lập các chỉ tiêu hiệu quả
dạng thuận và dạng nghịch?
3. Hãy trình bày các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp?

87
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO CHƯƠNG V

1. TS Nguyễn Văn Bình , Thống kê doanh nghiệp, NXB Đại học quốc gia Thành phố HCM năm 2007
2. PGS - TS Lê Văn Bách, Thống kê kinh doanh, NXB giáo dục năm 2007
3. TS – Nguyễn Thành Sơn, Thống kê kinh tế, NXB Thống kê năm 2006
4. TS Lưu Văn Cương, Thống kê Doanh nghiệp , NXB Hà Nội năm 2005
5. TS Ngô Gia Tuế , Bài tập Thống kê Doanh nghiệp , Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2007

88

You might also like