You are on page 1of 82

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

_______________________

TRƯƠNG THANH CHÍ

KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC


THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
________________________

TRƯƠNG THANH CHÍ

KHÓ KHĂN TÂM LÝ TRONG CÔNG TÁC


THAM VẤN HỌC ĐƯỜNG TẠI
THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

LUẬN VĂN THẠC SĨ TÂM LÝ HỌC

Chuyên ngành: TÂM LÝ HỌC


Mã số: 60 31 80

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC:


PGS.TS. ĐOÀN VĂN ĐIỀU

Thành phố Hồ Chí Minh - 2011


LỜI CẢM ƠN

Tác giả luận văn xin bày tỏ lòng cám ơn chân thành đến quý thầy, cô của khoa Tâm
lý – Giáo dục, phòng Sau đại học trường đại học Sư phạm thành phố Hồ Chí Minh và quý
thầy, cô được trường mời thỉnh giảng, đã hết lòng giảng dạy và tạo điều kiện tốt nhất cho
chúng tôi trong thời gian học tập và nghiên cứu tại trường.
Tôi cũng xin gởi lời cảm ơn sự cộng tác và nhiệt tình giúp đỡ của quý đồng nghiệp,
quý thầy cô giáo đang công tác tại trường phổ thông và các em học sinh đã giúp tôi thực
hiện đề tài.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến Phó giáo sư, Tiến sỹ Đoàn Văn
Điều đã tận tình hướng dẫn, động viên và đồng hành cùng em trong suốt quá trình thực
hiện luận văn này.

Thành phố Hồ Chí Minh, tháng 8 năm 2011


Tác giả
MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................. 3
0T 0T

MỤC LỤC .................................................................................................................................. 4


0T T
0

MỞ ĐẦU.................................................................................................................................... 6
0T T
0

1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU .............................................................................. 6


T
0 T
0

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 7


T
0 0T

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU ....................................... 7


T
0 T
0

4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ............................................................................................ 7


T
0 0T

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU ................................................................................................ 7


T
0 0T

6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU .................................................................................................. 7


T
0 0T

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ........................................................................................ 7


T
0 0T

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN .................................................................................................... 9


0T 0T

1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................................... 9


T
0 0T

1.1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài ................................................................... 9


T
0 T
0

1.1.2. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam ..................................................................... 9


T
0 T
0

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu ......................................................... 10
T
0 T
0

1.2.1. Tham vấn ................................................................................................................. 10


T
0 0T

1.2.2. Tham vấn và các khái niệm có liên quan .................................................................. 14


T
0 T
0

1.2.3. Tham vấn học đường ............................................................................................... 16


T
0 0T

1.2.4. Khó khăn tâm lý ....................................................................................................... 18


T
0 0T

1.2.5. Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường ............................................... 19
T
0 T
0

1.3 Lý luận về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường ...................................... 19
T
0 T
0

1.3.1. Người làm công tác tham vấn học đường ................................................................. 20
T
0 T
0

1.3.2. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn ........................................... 23
T
0 T
0

1.3.3. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường ................................ 25
T
0 T
0

1.3.4. Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường ............. 30
T
0 T
0

Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU .................................................................................... 32


0T T
0

2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu .............................................................................. 32


T
0 T
0

2.1.1. Cách soạn thang đo .................................................................................................. 32


T
0 0T

2.1.2. Mẫu nghiên cứu ....................................................................................................... 32


T
0 0T

2.2. Kết quả nghiên cứu. ........................................................................................................ 34


T
0 0T

2.2.1. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên giáo viên .............................................................. 34
T
0 T
0

2.2.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên học sinh............................................................... 43
T
0 T
0

2.2.3. So sánh kết quả khảo sát từ người làm công tác tham vấn học đường ....................... 50
T
0 T
0

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .................................................................................................. 63


0T 0T

Kết luận ................................................................................................................................. 63


T
0 T
0
Kiến nghị ............................................................................................................................... 65
T
0 T
0

TÀI LIỆU THAM KHẢO........................................................................................................ 67


0T 0T

PHỤ LỤC ................................................................................................................................. 71


0T T
0
MỞ ĐẦU
1. LÍ DO CHỌN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU

Tham vấn học đường là một nghề khá non trẻ đối với Việt Nam nói chung và thành phố
Hồ Chí Minh nói riêng. Tham vấn học đường được bắt đầu hình thành và phát triển tại Sài Gòn
vào trước năm 1975, nhưng sau ngày đất nước thống nhất thì hoạt động tham vấn học đường
không còn được quan tâm, mãi đến giữa thập niên 90 của thế kỷ 20 thì hoạt động tham vấn học
đường mới được xuất hiện trở lại bởi các nhà giáo dục tâm huyết và được mang tên là “tư vấn
tâm lý học đường”. Đến năm 2005, Bộ Giáo dục và Đào tạo ra thông tư số 2564/BGD&ĐT-
HSSV, ngày 4 tháng 4 năm 2005 và sau đó thông tư số 9971/BGD&ĐT-HSSV, ngày 28 tháng 5
năm 2005 với nội dung hướng dẫn việc đưa công tác tham vấn tâm lý và hướng nghiệp vào
trường học. Vậy là sau hơn 10 năm đi vào hoạt động một cách tự phát, do những người có tâm
huyết với công việc hỗ trợ tâm lý cho học sinh, đã tự thành lập trung tâm tư vấn và kết hợp với
trung tâm khai thác điện thoại 1088 thành phố Hồ Chí Minh, thì hoạt động này đã bắt đầu đi vào
nề nếp dưới sự chỉ đạo của Bộ Giáo dục và Đào tạo. Hiện nay, thành phố Hồ Chí Minh đã có
được một lượng khá lớn chuyên viên tham gia hoạt động tham vấn học đường, đồng thời cũng
được xã hội công nhận.
Đến năm 2008, sở giáo dục thành phố Hồ Chí Minh trong công văn tuyển dụng giáo viên,
lần đầu tiên có mục tuyển dụng giáo viên chuyên ngành “Tâm lý giáo dục” với mục đích cung
cấp đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường cho các trường phổ thông trung học. Nhưng sau khi
giao nhân sự ngành tâm lý giáo dục về trường, thì họ không được trường phân công làm công tác
tham vấn học đường như mong muốn ban đầu của sở, mà họ được phân công làm một số việc
khác như: dạy “Giáo dục công dân”, làm công tác “Đoàn thanh niên”,….
Về vấn đề đào tạo, tại thành phố Hồ Chí Minh hiện nay có ba trường Đại học đào tạo về
chuyên ngành “Tâm lý học” và “Tâm lý Giáo dục”, nhưng không có nơi nào đào tạo chuyên về
“Tham vấn học đường”. Cho nên, hầu hết những người đang làm công tác này là tự học, tự
nghiên cứu nên họ gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thực hiện công tác, đồng thời chưa có
mạng lưới hỗ trợ chuyên môn cho họ.
Bản thân là người trực tiếp làm công tác tham vấn học đường và cũng chưa được đào tạo
chuyên môn về tham vấn học đường, nên cũng đã gặp rất nhiều khó khăn trong quá trình công
tác, dẫn đến hiệu quả công việc không cao. Cho nên chúng tôi đang cố tìm ra những nguyên nhân
gây nên các khó khăn cho hoạt động này, để từ đó có biện pháp khắc phục. Nguyên nhân đầu tiên
chúng tôi cho là có ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả trong công tác tham vấn học đường đó chính
là khó khăn tâm lý.
Từ những lí do nêu, trên chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “Khó khăn tâm lý trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh”.

2. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU

Trên cơ sở khảo sát khó khăn tâm lý của người làm tham vấn trong công tác tham vấn học
đường tại thành phố Hồ Chí Minh, đề tài đề xuất một số giải pháp cho công tác này.

3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU VÀ KHÁCH THỂ NGHIÊN CỨU

3.1. Đối tượng nghiên cứu


Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
3.2. Khách thể nghiên cứu
Người thực hiện công tác tham vấn học đường và học sinh tại thành phố Hồ Chí Minh.

4. GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU

Do chưa được đào tạo chuyên ngành và trang bị thật tốt về mặt nhận thức, thái độ, hành vi
nghề nghiệp, nên đa số người làm công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh gặp
một số khó khăn tâm lý trong hoạt động của họ.

5. NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU

Để đạt mục đích đề ra, đề tài tập trung giải quyết các nhiệm vụ cụ thể sau:
3.1. Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận có liên quan đến đề tài.
3.2. Khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý của người thực hiện công tác tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh.
3.3. Đề xuất một số giải pháp trong công tác của người thực hiện tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh.

6. GIỚI HẠN NGHIÊN CỨU

Đề tài nghiên cứu một số khó khăn tâm lý của người thực hiện công tác tham vấn học
đường cho học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh và đề xuất một số giải pháp cho vấn đề
đặt ra.

7. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

7.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu


Nghiên cứu các tài liệu được xuất bản, các trang thông tin điện tử và các công trình nghiên
cứu có liên quan đến đề tài.
7.2. Phương pháp điều tra bằng bảng hỏi.
Đây là phương pháp chủ yếu của đề tài, dùng để khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
7.3. Phương pháp đàm thoại (phỏng vấn)
Tiến hành phỏng vấn những người làm tham vấn học đường có nhiều kinh nghiệm, đang
công tác tại trường học và các trung tâm đang hoạt trong lĩnh vực tham vấn học đường đóng trên
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
7.4. Phương pháp thống kê toán học
Dùng chương trình SPSS phiển bản 11.5 để xử lý số liệu.
NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN
1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề

1.1.1. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở nước ngoài

Tham vấn học đường được hình thành phát triển vào đầu thế kỷ XX ở các nước như Mỹ,
Canada, đánh dấu cho sự ra đời của hoạt động này là văn phòng hướng nghiệp do Frank Parsons
thành lập năm 1908 tại Mỹ. Từ năm 1920 đến 1930, hoạt động tham vấn được mở rộng và đặc
biệt nhấn mạnh sự phát triển cá nhân, xã hội và đạo đức.
Từ những năm 1960, tham vấn học đường được chính thức công nhận với nhiệm vụ là
tham vấn cho học sinh để giúp họ vượt qua khủng hoảng của lứa tuổi; xây dựng các chương trình
tâm lý giáo dục nhằm giúp học sinh phát triển các kỹ năng xã hội cũng như ngăn chặn những tiêu
cực trong học đường; cố vấn cho giáo viên, nhà quản lý và cha mẹ học sinh về các vấn đề của
học sinh; làm cầu nối giữa nhà trường với cộng đồng [26, tr 64], [50, tr 365], [62, tr 6].
Từ những năm 1990 đến nay, các nghiên cứu về tham vấn học đường được quan tâm khá
nhiều và phải kể đến các công trình nghiên cứu của các tác giả như Lapan và cộng sự (1997),
Sink, C.A và cộng sự (2003), Peterson và cộng sự (1999), Grossman và cộng sự (1997), Hoag và
Burlingame (1997),… đã đóng rất lớn cho sự phát triển của ngành tham vấn học đường trên thế
giới.
Còn vấn đề nghiên cứu về các khó khăn tâm lý, qua quá trình tìm hiểu chỉ thấy các tác giả
trên thế giới chủ yếu nghiên cứu về các khó khăn tâm lý trong học tập và phát triển của trẻ. Tác
giả Mauricè Debesse nghiên cứu về khó khăn tâm lý của trẻ khi vào lớp một và tác giả người
Pháp, Bianka Zozzo và cộng sự nghiên cứu khó khăn tâm lý của trẻ em khi chuyển từ mẫu giáo
lên tiểu học.
Như vậy, vấn đề nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường, trong
giới hạn tiềm kiếm của người nghiên cứu chưa tìm thấy nghiên cứu nào trên thế giới nói về vấn
đề này.

1.1.2. Lược sử nghiên cứu vấn đề ở Việt Nam

Ngành tham vấn học đường ở Việt Nam có thể được xem là non trẻ so với các nước như
Mỹ, Canada, Úc, Pháp hay Nga, nhưng cũng được hình thành và phát triển từ trước những năm
1975 ở miền nam và đang lớn mạnh dần ở những năm gần đây. Công trình có thể cho là có đúc
kết tất cả các nghiên cứu của các tác giả có liên quan đến việc nghiên cứu về tham vấn học đường
đó chính là của tác giả Huỳnh Mai Trang (2007) nghiên cứu “Thực trạng hoạt động tham vấn học
đường tại các trường trung học ở nội thành thành phố Hồ Chí Minh”.
Các công trình nghiên cứu về khó khăn tâm lý có khá nhiều tác giả nghiên cứu. Nhóm tác
giả Dương Thị Diệu Hoa, Vũ Khánh Linh, Trần Văn Thức (2007), nghiên cứu về “những khó
khăn tâm lý của học sinh trung học phổ thông trong học tập và các mối quan hệ”; tác giả Nguyễn
Thị Thiên Kim (2007), nghiên cứu về các “khó khăn trong hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học sư phạm thành phố Hồ Chí Minh”; tác giả Trần Thị Lệ Thu (2010),
nghiên cứu về “thực trạng khó khăn tâm lý của sinh viên trường Đại học sư phạm Hà Nội và nhu
cầu có sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý học đường” [26, tr 308]; tác giả Đồng Văn Toàn (2010),
nghiên cứu về “những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của lưu học sinh Lào đang học ở trường
Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế”; tác giả Đặng Thanh Nga (2010), nghiên cứu “Khó khăn
tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại học Luật Hà Nội”; tác giả Nguyễn Thị
Vui (2010), nghiên cứu “Thực trạng trở ngại tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học dân tộc
thiểu số tỉnh Kon Tum”; tác giả Vũ Ngọc Hà (2010), có công trình nghiên cứu về “Khó khăn tâm
lý của học sinh đầu lớp một qua thái độ đối với học tập”; tác giả Lê Mỹ Dung (2010), nghiên cứu
“Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 3 hiện nay”, còn một số
tác giả khác cũng đã nghiên cứu về khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh.
Tóm lại, các công trình nghiên cứu về “tham vấn học đường” và “khó khăn tâm lý trong
hoạt động học tập” đã được khá nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu và công bố trong các hội thảo
khoa học hoặc đăng trên các tạp chí chuyên ngành, nhưng nghiên cứu về “khó khăn trong hoạt
động tham vấn học đường” thì người nghiên cứu trong quá trình tìm hiểu chưa tìm thấy công
trình nào bàn đến.
Nhưng thông qua những công trình nghiên cứu trong và ngoài nước có liên quan đến vấn
đề nghiên cứu đã góp phần làm cơ sở định hướng cho người nghiên cứu thực hiện đề tài “Khó
khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh”.

1.2. Một số khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu

1.2.1. Tham vấn

Trên thế giới, khái niệm tham vấn (counseling) được tiếp cận từ nhiều góc độ khác nhau.
Một số tác giả nhấn mạnh ở khả năng tự nhận thức và tự thay đổi của người được tham vấn,
thông qua sự trao đổi chia xẻ trong mối quan hệ tương tác của hoạt động tham vấn. Carl Roger
(1952), đã mô tả tham vấn như là quá trình trợ giúp, khi tiếp xúc với nhà tham vấn trong một mối
quan hệ an toàn, người được tham vấn (thân chủ) tìm thấy được sự thoải mái, chia xẻ và chấp
nhận những trải nghiệm đã từng bị chối bỏ để hướng tới sự thay đổi. D.Bloccher (1966) cho rằng
cho rằng, tham vấn là sự giúp đỡ thân chủ nhận thức được bản thân và những hành vi có ảnh
hưởng đến môi trường xung quanh, đồng thời trợ giúp họ xây dựng được hành vi có ý nghĩa, thiết
lập được mục tiêu và phát triển những giá trị cho hành vi được mong đợi. J.Hunchinson Haney và
Jacqueline L. (1999), cũng cho rằng tham vấn là mối quan hệ tương tác mà nhà tham vấn tập
trung vào những trải nghiệm, cảm xúc, suy nghĩ và hành vi của thân chủ, để từ đó giúp họ khám
phá, chấp nhận và đối mặt với chúng.
Theo Hiệp hội các nhà tham vấn Hoa Kỳ (ACA, 1997) cho rằng: tham vấn là sự áp dụng
nguyên tắc tâm lý, sức khỏe tinh thần hay nguyên tắc về sự phát triển con người thông qua các
chiến lược can thiệp một cách có hệ thống về nhận thức, cảm xúc, hành vi, tập trung vào sự lành
mạnh, sự phát triển cá nhân, phát triển nghề nghiệp cũng như vấn đề bệnh lý. Vậy theo Hiệp hội
các nhà tham vấn Hoa Kỳ, cũng xác định rằng quá trình tham vấn được hiểu như là một mối quan
hệ tự nguyện giữa nhà tham vấn và thân chủ. Trong mối quan hệ này nhà tham vấn giúp thân chủ
tự xác định và tự giải quyết vấn đề của mình.
Những tác giả khác thì chú trọng vào sự can thiệp của nhà tham vấn trong tiến trình tương
tác hướng đến việc giải quyết vấn đề của quá trình tham vấn. Theo Gustad J.W (1953), tham vấn
là một quá trình học hỏi được thực hiện trong môi trường xã hội theo kiểu tương tác trực tiếp một
– một. Trong quá trình tương tác này, nhà tham vấn là cá nhân có năng lực chuyên môn, kiến
thức và kỹ năng tâm lý, sử dụng những phương pháp thích hợp để giúp thân chủ hiểu biết về bản
thân mình, giúp họ đáp ứng nhu cầu và thực hiện mục tiêu trong điều kiện cho phép để trở nên
hạnh phúc và sống có ích hơn trong xã hội mà họ đang tồn tại. Perez J.F (1965) cho rằng, tham
vấn là quá trình tương tác giữa một bên là người làm công tác tham vấn được đào tạo, huấn luyện
có nhiệm vụ đưa ra sự giúp đỡ bằng sự giao tiếp nồng hậu, đức tính kiên trì, thái độ tôn trọng và
chân thành. Một bên là người được tham vấn tiếp nhận sự giúp đỡ của nhà tham vấn để trở nên
hạnh phúc hơn và sống có ích hơn.
Tương tự cách tiếp cận này còn có Richard Nelsson (1997) cho rằng mục tiêu của tham
vấn là hướng tới thay đổi cách thức cảm nhận, suy nghĩ và hành động của con người để giúp họ
tạo nên cuộc sống tốt đẹp hơn. Do đó, theo ông, tham vấn là một quá trình can thiệp giải quyết
vấn đề với một mối quan hệ, một quá trình tương tác đặc biệt giữa người làm tham vấn và thân
chủ. Ông cho rằng tham vấn có thể được sử dụng ở các cấp độ khác nhau: nó có thể là dạng hoạt
động mang tính chuyên sâu của các nhà tâm lý học, cán sự xã hội, nhưng nó cũng có thể là một
phần công việc của giáo viên, y tá hay điều dưỡng, các nhà tình nguyện viên.
Việt Nam hiện nay, tham vấn được đề cập khá nhiều trên các bài báo, các bài tham luận tại
các hội nghị, hội thảo và một số công trình sách dịch từ nước ngoài, các tài liệu tập huấn về tham
vấn, một số đề tài thạc sĩ tâm lý học và giáo trình giảng dạy về tham vấn tâm lý. Trong nỗ lực
nhằm phát triển hoạt động tham vấn trên cả bình diện lý luận và thực tiễn, các nhà khoa học đã
nghiên cứu và tranh luận rất nhiều về thuật ngữ tham vấn.
Sau đây là một số khái niệm về tham vấn đã được các tác giả Việt Nam đề cập đến và
được tác giả Huỳnh Mai Trang (2007) [62, tr 20] tổng hợp.
- Tham vấn là một mối quan hệ, một quá trình nhằm giúp đỡ thân chủ cải thiện cuộc sống
của họ bằng cách khai thác, nhận thức và thấu hiểu những suy nghĩ, cảm xúc và hành vi
của họ. Khái niệm này nhấn mạnh khía cạnh tự giải quyết vấn đề, tự thay đổi của thân chủ.
- Tham vấn là một tiến trình, trong đó, nhà tham vấn và thân chủ cùng tương tác, nhà tham
vấn bằng kiến thức, kỹ năng chuyên môn của mình giúp đối tượng phát huy, sử dụng tiềm
năng của họ để tự giải quyết vấn đề hiện tại cũng như trong tương lai của họ và kết quả là
tạo ra sự thay đổi tích cực ở thân chủ. Khái niệm này nhấn mạnh vai trò chuyên môn của
nhà tham vấn.
- Tham vấn là tiến trình tương tác giữa người làm tham vấn – người có chuyên môn và kỹ
năng tham vấn, có phẩm chất đạo đức nghề tham vấn và được pháp luật thừa nhận, với
người được tham vấn – người đang có vấn đề khó khăn về tâm lý cần được giúp đỡ.
Thông qua các kỹ năng trao đổi, chia xẻ thân mật, tâm tình, giúp đỡ thân chủ hiểu và chấp
nhận thực tế của mình, tự lấy tiềm năng của bản thân để giải quyết vấn đề của chính mình.
Đây là một khái niệm phản ánh nhiều gốc độ về tham vấn: tiến trình tương tác, đặc điểm
của thân chủ, yêu cầu về chuyên môn của nhà tham vấn và tính pháp lý của loại hình hoạt
động này trong xã hội.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2009), tham vấn là quá trình nhằm giúp cho thân chủ tự
chịu trách nhiệm với cuộc đời của mình, tự tìm cách giải quyết vấn đề của mình và nhà tham vấn
chỉ là người soi sáng vấn đề, giúp về mặt thông tin, giải tỏa các xúc cảm gây ảnh hưởng tiêu cực
đến các quyết định của thân chủ, chứ không đưa ra lời khuyên hay quyết định hộ vấn đề cho thân
chủ. Quá trình tự quyết sẽ giúp thân chủ mạnh lên, dám nghĩ và đương đầu với vấn đề khó khăn
của chính mình[12, tr 21].
Sau khi nghiên cứu nhiều khái niệm về tham vấn, tác giả Huỳnh Mai Trang [62, tr 21] đã
đưa ra một số đặc điểm của tham vấn như sau:
- Tham vấn là một hoạt động diễn ra trong một quá trình với các hoạt động xây dựng mối
quan hệ, khai thác tìm hiểu xác định vấn đề, giải quyết vấn đề.
- Về bản chất, tham vấn là hoạt động hay phương pháp trợ giúp đối tượng giải quyết vấn đề,
chứ không phải hoạt động đưa ra lời khuyên. Sự trợ giúp ở đây được thể hiện qua việc
giúp đối tượng hiểu được chính họ, hoàn cảnh của họ, khám phá và sử dụng những tiềm
năng nguồn lực đang tồn tại trong chính bản thân họ, hay xung quanh họ để giải quyết vấn
đề. Với ý nghĩa này, tham vấn còn có tác dụng giúp đối tượng nâng cao khả năng đối phó
với các vấn đề trong cuộc sống.
- Hoạt động tham vấn được diễn ra trên cơ sở mối quan hệ giao tiếp đặc biệt, đòi hỏi sự
tương tác tích cực giữa người làm tham vấn – người trợ giúp và đối tượng – người có vấn
đề tâm lý xã hội bởi nhiều lý do khác nhau. Mối quan hệ tương tác này chủ yếu được thực
hiện trong tương tác trực tiếp.
- Người làm tham vấn là người được trang bị các giá trị, thái độ đạo đức nghề nghiệp,
những tri thức hiểu biết tâm lý người và các kỹ năng tham vấn để thấu hiểu đối tượng,
giúp đối tượng tự vượt lên chính mình.
- Người được tham vấn là những người do những nguyên nhân khác nhau mà trở nên mất
cân bằng về tâm lý, khó khăn trong thích nghi, hòa nhập xã hội. Họ còn được gọi là thân
chủ hay khách hàng.
- Tham vấn có thể là một hoạt động chuyên môn, hoạt một dạng dịch vụ xã hội, hay mối
quan hệ trợ giúp được sử dụng bởi những người làm tham vấn chuyên nghiệp hay bán
chuyên nghiệp, được xem như những người làm công tác trợ giúp.
Người trợ giúp được chia làm ba kiểu tương ứng
- Người trợ giúp chuyên nghiệp (professional helper): là những người được đào tạo sâu và
chuyên biệt về những kiến thức, kỹ năng tâm lý, hành vi con người, kỹ năng giao tiếp và
giải quyết các vấn đề theo chuyên ngành của họ để có thể đáp ứng với đối tượng mà họ
giúp đỡ. Các ngành trợ giúp chuyên nghiệp phản ánh những mối quan hệ trợ giúp khác
nhau như: mối quan hệ thầy thuốc – bệnh nhân, nhà tham vấn – thân chủ,…. Hầu hết
những người giúp đỡ chuyên nghiệp điều có mối quan hệ trợ giúp chính thức.
- Người trợ giúp bán chuyên nghiệp (paraprofessional helper): là những người có công việc
liên quan đến lĩnh vực trợ giúp. Họ có thể được đào tạo, tập huấn ngắn hạn về các lĩnh vực
trợ giúp, hoặc có kinh nghiệm từ mối quan hệ trợ giúp. Ví dụ: quan hệ giữa cán bộ hòa
giải xã – người dân, giáo viên – học sinh, cha mẹ - con cái,…. Đây là những nhóm đối
tượng giúp đỡ thường xuyên của họ.
- Người trợ giúp không chuyên nghiệp (non-professional helper): là những người không qua
đào tạo, huấn luyện chính thức về các kỹ năng trợ giúp chuyên biệt. Sự trợ giúp của họ có
thể chỉ xảy ra nhất thời trong mối quan hệ tạm thời với đối tượng của họ. Ví dụ: nhân viên
bán hàng, tiếp tân, tiếp viên hàng không,… với khách hàng; các tình nguyện viên cộng
đồng giúp đở các đối tượng bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, nghiện ma túy;… hay bất cứ ai
có nhu cầu giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn. Nhìn chung, người trợ giúp không
chuyên nghiệp thường có mối quan hệ trợ giúp không chình thức, kết cấu trợ giúp lỏng
lẻo, thời gian ngắn và hiệu quả giúp đỡ có giới hạn [12, tr 10].

1.2.2. Tham vấn và các khái niệm có liên quan

• Tham vấn và công tác xã hội


Tham vấn và công tác xã hội điều là những nghề nghiệp nhằm trợ giúp con người. Tham
vấn chủ yếu tập trung vào các vấn đề tâm lý của cá nhân, nhóm và gia đình. Còn phạm vi của
công tác xã hội rộng hơn, sự can thiệp của công tác xã hội bao hàm nhiều lĩnh vực khác nhau.
Trong công tác xã hội, người ta sử dụng tham vấn như là một công cụ nâng cao nội lực cá nhân.
Còn trong tham vấn, người ta có thể kết nói với các hoạt động xã hội để tăng cường nguồn lực
giúp đỡ thân chủ [62, tr 22]. Nhân viên công tác xã hội luôn được đào tạo khát quát về kỷ thuật
tham vấn, do đó, họ làm công việc trị liệu tâm lý cá nhân và các liệu pháp gia đình trông tổ chức
mà ít làm việc như chức danh của một nhà tham vấn hay trị liệu độc lập trên các đối tượng có tổn
thương tâm lý [12, tr 28].
• Tham vấn và tư vấn
Ở Việt Nam, việc cung cấp thông tin, cho lời khuyên, trợ giúp những khó khăn tâm lý, chỉ
bảo hay hướng dẫn,… cho một cá nhân, hoặc một tổ chức khi họ có nhu cầu thường được gọi là
tư vấn. Thuật ngữ tham vấn (Counseling) và tư vấn (Consultation) trong từ điển tiếng Việt hiện
nay đều được dịch là tư vấn. Khi hoạt động tư vấn và tham vấn đi vào thực tiễn ngày một phỗ
biến hơn thì vấn đề tranh luận nên dùng thuật ngữ nào (tham vấn hay tư vấn) để phù hợp hơn và
mang tính khoa học hơn. Nhưng tựu trung các nhà khoa học nghiên cứu trong lĩnh vực này đều
thống nhất trong việc xác định nội hàm của hai thuật ngữ này [12, tr 13], [37, tr 34], [62, tr 22].
Sự khác biệt can bản giữa tham vấn và tư vấn được thể hiện ở những điểm sau:
- Về mục tiêu: tư vấn giúp giải quyết những vấn đề mang tính chất nhất thời, hiện tại; còn
tham vấn hướng tới mục tiêu lâu dài hơn, không hướng tới giải quyết những vấn đề của
thân chủ mà bằng quá trình tương tác giúp cho thân chủ tự giải quyết vấn đề của họ.
- Về tiến trình: tư vấn thường cung cấp thông tin, đưa ra lời khuyên cho những vấn đề mà
thân chủ cần và giải quyết vấn đề trong thời gian ngắn; còn tham vấn cần phải có một quá
trình, thông qua mối tương tác giữa nhà tham vấn và thân chủ có thể diễn ra trong thời
gian rất dài.
- Về mối quan hệ: trong quá trình tư vấn thể hiện mối quan hệ trên - dưới, người tư vấn là
chuyên gia đưa ra các ý kiến, lời khuyên, chỉ bảo cho người được tư vấn thực hiện, tháo
gỡ những vấn đề vướng mắc của họ, trong mối quan hệ này không đòi hỏi sự tương tác
tích cực từ phía đối tượng tư vấn; còn trong mối quan hệ tham vấn luôn phải thể hiện sự
bình đẳng, đồng thời đòi hỏi có sự tương tác chặt chẽ, hợp tác tích cực giữa nhà tham vấn
và thân chủ, sự tương tác sẽ quyết định hiệu quả của quá trình tham vấn.
- Cách thức tương tác: trong tư vấn, cách thức can thiệp chính là cung cấp thông tin chính
xác, mới lạ về lĩnh vực mà thân chủ thiếu và cho lời khuyên; tham vấn thì thành công phụ
thuộc vào kỹ năng tương tác của nhà tham vấn đối với thân chủ, nhằm giúp họ tự nhận
thức, hiểu chính mình và hoàn cảnh của bản thân, từ đó chủ động tìm ra giải pháp phù hợp
để giải quyết vấn đề.
• Tham vấn và trị liệu tâm lý
Khi tìm hiểu về tham vấn (counseling) và trị liệu tâm lý (psychotherapy) chúng ta sẽ thấy
hiện nay có hai quan điểm khác nhau trong việc phân biệt hay thuật ngữ này.
 Nhóm quam điểm thứ nhất cho rằng không có sự khác biệt rõ ràng giữa tham vấn và trị
liệu tâm lý. Trong nhóm quan điểm này có hai lập luận biểu hiện như sau:
- Lập luận thứ nhất cho rằng, tham vấn và trị liệu tâm lý là hoàn toàn giống nhau. Tiêu biểu
là Carl Roger (1952), C.B. Truax và R. Carkhuff (1967), C. H. Patterson (1986), G. Corey
(1991), điều cho rằng cả hai hoạt động này điều là quá trình tâm lý nhấn mạnh nhu cầu của
thân chủ, nhà tham vấn cùng sử dụng những kỹ năng giống nhau như lắng nghe tích cực,
thấu hiểu những điều thân chủ nói và thúc đẩy khả năng tự giúp, tự chịu trách nhiệm của
thân chủ [12, tr 17], [26, tr 464], [50, tr 365], [62, tr 23].
- Lập luận thứ hai cho rằng trị liệu tâm lý bao hàm cả tham vấn. Trị liệu tâm lý là một quá
trình can thiệp của nhà trị liệu đối với tình trạng sức khỏe tâm thần của thân chủ bằng việc
sử dụng liệu pháp tâm lý trong đó có tham vấn để điều trị những những rối nhiểu về cảm
xúc hay tâm thần. trị liệu tâm lý đi sâu hơn vào các vấn đề tình cảm, nhận thức, hành vi
hay toàn bộ nhân cách đồng thời cần phải phối hợp nhiều liệu pháp tâm lý khác một cách
có hệ thống để chữa trị, còn tham vấn thông thường chỉ dừng lại ở vấn đề bên ngoài. Do
đó, một nhà trị liệu tâm lý có thể là một nhà tham vấn, nhưng để một nhà tham vấn trở
thành một nhà trị liệu tâm lý thì cần phải có quá trình đào tạo sâu hơn về mặt chuyên môn
[12, tr 18], [37, tr 35], [50, tr 445], [62, tr 24].
 Nhóm quan điểm thứ hai cho rằng có khác biệt nhất định giữa tham vấn và trị liệu tâm lý.
Theo nhóm này, mặc dù cả tham vấn và trị liệu tâm lý điều có chung nền tảng lý thuyết,
nhưng khi ứng dụng: tham vấn tập trung vào giải quyết các vấn đề bức xúc hoặc ban khoăn của
thân chủ trong cuộc sống, trong sự phát triển nhân cách của họ như, các vấn đề về hôn nhân, gia
đình, giải quyết các xung đột, quản lý cơn giận, nâng cao lòng tự trọng, khủng hoảng lứa tuổi; trị
liệu tâm lý chú trọng đến việc thay đổi nhận thức, hành vi, tình cảm hay toàn bộ nhân cách của
thân chủ, hướng đến việc điều trị những bệnh lý cần can thiệp lâm sàng như ám sợ, hoang tưởng,
chán ăn,…. Ta có thể nói, tham vấn hướng đến việc giúp thân chủ sử dụng nguồn lực sẳn có để
đối phó với những vấn đề của cuộc sống một cách tốt hơn dựa trên mối quan hệ ngang bằng giữa
thân chủ và nhà tham vấn; còn trị liệu tâm lý, khi giải quyết vấn đề, yếu tố nổi trội là nhà trị liệu
phải sử dụng những kỹ thuật trị liệu cụ thể và sử dụng hệ thống lý thuyết trị liệu để phân tích tâm
lý hay hành vi của thân chủ [5, tr 71], [12, tr 22], [26, tr 255],
[50, tr 428], [62, tr 24].
Trong quá trình nghiên cứu, các tác giả đã đưa ra sự so sánh giữa tham vấn và trị liệu tâm
lý như sau [62, tr 25]:
- Về đối tượng: thân chủ cần trợ giúp trong tham vấn thường là người có vấn đề liên quan
đến cuộc sống hàng ngày; còn trong trị liệu tâm lý, thân chủ bao gồm cả những người có
vấn đề về rối nhiễu tâm lý, hành vi ở mức độ tương đối rõ và mang tính bệnh lý nhiều hơn.
- Về công cụ can thiệp: đối với tham vấn, chủ yếu là mối quan hệ tương tác nghề nghiệp
với sự tích cực, chủ động của chính thân chủ, dưới sự tác động gợi mở của nhà tham vấn;
còn với trị liệu tâm lý, công cụ ưu thế là hệ thống các liệu pháp và các trắc nghệm tâm lý.
- Phạm vi hoạt động: hình thức tham vấn được sử dụng ở phạm vi rộng hơn bởi các nhà
tâm lý học, các cán bộ xã hội chuyên nghiệp, các nhà sư phạm nắm vững các kỹ năng cơ
bản và nguyên tắc đạo đức của tham vấn; còn trị liệu tâm lý thường chỉ được sử dụng bởi
các nhà tâm lý học chuyên nghiệp được phép hành nghề.

1.2.3. Tham vấn học đường

Hiện nay, có hai quan niệm về tham vấn học đường, quan niệm thứ nhất cho rằng tham
vấn học đường là hoạt động chỉ dành cho học sinh, quan niệm thứ hai cho rằng hoạt động này
không chỉ dành cho học sinh mà còn dành cho cha mẹ học sinh và các lực lượng giáo dục trong
nhà trường. Cả hai quan niệm này gần như tồn tại song song trong thực tiễn về hoạt động tham
vấn học đường trên thế giới.
• Quan điểm tham vấn học đường là hoạt động chỉ dành cho học sinh
Hiệp hội tham vấn học đường của Mỹ - ASCA (1990) định nghĩa tham vấn học đường là
“Giúp đỡ tất cả các học sinh trong học tập, trong quan hệ xã hội, trong công việc, trong nâng
cao năng lực cá nhân, giúp họ trở thành người có trách nhiệm và hữu ích. Nhà tham vấn học
đường trợ giúp hình thành và tổ chức tất cả những chương trình này, cũng như cung cấp các
hoạt động can thiệp tham vấn thích hợp” [62, tr 25].
Trương Bích Nguyệt (2003), Trần Thị Hương (2006) định nghĩa tham vấn học đường là
tiến trình tương tác giữa nhà tham vấn và học sinh nhằm khơi dậy tiềm năng của các em, để họ có
đủ sức mạnh vượt qua những khủng hoảng của lứa tuổi và những khó khăn trong học tập cũng
như trong cuộc sống, để tự giải quyết các vấn đề của mình, ổn định học tập, phát huy nhân cách
đúng đắn [26], [50, tr 445], [62, tr 26].
Một số tác giả khác có cùng quan điểm cũng cho rằng, nhà tham vấn trong trường học
không phải là nhà giáo dục, không có nhiệm vụ giáo dục lại học sinh, họ không phải là những
nhà cố vấn, đưa ra những lời khuyên giúp các thầy cô giáo và nhà trường có những hình thức kỷ
luật học sinh khi các em phạm lỗi. Mà họ có mặt trong trường để nghe trẻ nói, giãi bày, giúp trẻ
tự chất vấn những khó khăn của mình theo cách mà các em tự tìm ra cách thay đổi hoàn cảnh,
thay đổi bản thân, tứ đó huy động năng lực vào việc học tập, vào những hoạt động tích cực [50, tr
365], [62, tr 26].
Theo quan niệm này, hoạt động tham vấn học đường chỉ diễn ra giữa nhà tham vấn và
thân chủ là những học sinh gặp các khó khăn trong hoạt động của các em. Như vậy, tham vấn học
đường chỉ là một hoạt động hẹp của hoạt động tham vấn.
Mặt khác, tham vấn học đường sẽ rất khó đạt hiệu quả cao nếu chỉ có sự tham gia của nhà
tham vấn và học sinh trong quá trình tham vấn. Bởi vì, mục tiêu lớn nhất trong công tác giáo dục
là hình thành và phát triển nhân cách một cách đúng đắn và toàn diện cho học sinh. Mà muốn đạt
được mục tiêu này, thì mọi hoạt động của nhà trường phải là một khối thống nhất từ việc dạy học
đến công tác giáo dục, tất cả sự tác động giáo dục phải luôn thống nhất giữa các thành viên tham
gia quá trình như: thầy cô, cha mẹ học sinh, các thành viên khác trong nhà trường và đội ngũ các
nhà quản lý giáo dục. Do đó, quan niệm thứ hai về tham vấn học đường xuất hiện.
• Quan niệm tham vấn học đường là hoạt động dành cho học sinh và tất cả những người
tham gia trong quá trình giáo dục.
Ed. Neukrug (Thế giới của nhà tham vấn, 2000), tham vấn học đường là “Quá trình cộng
tác liên quan đến một nhà tham vấn làm việc với một giáo viên, nhà quản lý, bậc phụ huynh hay
các chuyên gia khác để chia xẻ những quan tâm về đứa trẻ, trong nỗ lực phát hiện ra những cách
thức làm việc mới với đứa trẻ để có thể đạt đến trình độ thực của mình. Công tác tư vấn giúp các
nhà tham vấn học được nhiều kiến thức và kỹ năng hơn để tập trung vào các vấn đề của học sinh
và điều đó trợ giúp họ trong việc trở nên khách quan hơn trong khi tiếp xúc với những mối quan
tâm của trẻ” [62, tr 27].
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức (2009) và một số tác giả khác thì tham vấn học đường là
tất cả các hoạt động can thiệp nhăm mục đích giúp cho học sinh được phát triển tốt nhất, bao gồm
cả hoạt động tham vấn cho giáo viên và cha mẹ học sinh [12, tr 10], [26], [50].
Từ sự tổng hợp các định nghĩa về tham vấn học đường, tác giả Huỳnh Mai Trang đã đưa
một số đặc điểm của hoạt động tham vấn học đường như sau
[62, tr 27]:
- Đối tượng hướng tới của tham vấn học đường: không chỉ là học sinh có “vấn đề” mà là
tất cả học sinh và cha mẹ học sinh cũng như các lực lượng giáo dục trong nhà trường (giáo
viên, giám thị, bảo mẫu, nhân viên văn phòng,…).
- Nội dung của tham vấn học đường: không chỉ giải quyết những khó khăn, vướng mắc
của học sinh mà còn giúp học sinh ngăn ngừa những hiện tượng tiêu cực trong học đường,
cũng như huấn luyện cho học sinh các kỹ năng xã hội căn bản, để giúp các em ứng phó
một cách tích cực hơn với những vấn đền trong học tập và trong cuộc sống.
- Hình thức của tham vấn học đường: được tổ chức đa dạng thông qua các hình thức tham
vấn cho cá nhân, tham vấn cho nhóm và dạy ở lớp học.
- Vai trò của nhà tham vấn trong trường học: không chỉ là tham vấn cho học sinh mà còn
tham vấn cho nhà quản lý, giáoviên cũng như các bậc phụ huynh về nhữngvấn đề liên
quan đến giáo dục học sinh và là cầu nối với lực lượng bên ngoài trường học (công tác xã
hội, pháp luật, y tế,…) trong việc giải quyết vấn đề của học sinh.
- Phạm vi hoạt động của nhà tham vấn học đường: không chỉ ở trong phòng tham vấn
mà còn trên lớp học cũng như bên ngoài trường học.
- Hoạt động tham vấm học đường: không chỉ giúp đỡ cho học sinh, cha mẹ học sinh, thầy
cô giáo mà còn ở quy mô rộng hơn, đó là hỗ trợ hoạt động giáo dục bằng tri thức và công
nghệ tâm lý học, tạo điều kiện tốt nhất cho hoạt động giáo dục cũng như sự phát triển nhân
cách cho học sinh.

1.2.4. Khó khăn tâm lý

“Khó khăn” theo từ điển tiếng Việt có nghĩa là sự trở ngại làm mất nhiều công sức hoặc
thiếu thốn.
Trong tiếng Anh, “difficulty” hay “hardship” đều chỉ sự khó khăn, gay go, khắc nghiệt,
đòi hỏi nhiều nỗ lực để khắc khục.
Từ định nghĩa của các từ điển, tác giả Nguyễn Thị Thiên Kim [30, tr 23] và Cao Xuân
Liễu [31, tr 21] đều có kết luận chung là khi nói đến “khó khăn” có nghĩa là nói đến những gì cản
trở, trở ngại, đòi hỏi nhiều nỗ lực để vượt qua.
Trong thực tiễn, khi tiến hành bất cứ một hoạt động nào con người điều gặp phải những
khó khăn, làm cho hoạt động bị chệch hướng, dẫn đến giảm đi hiệu quả mà con người mong
muốn, thậm chí không đạt được mục đích hoạt động. Những khó khăn này, được gọi chung là
những khó khăn trong quá trình hoạt động của con người, được tạo nên bởi các yếu tố mang tính
tiêu cực, bao gồm yếu khách quan (bên ngoài) và yếu tố chủ quan (bên trong).
Yếu tố khách quan, được hiểu là những điều kiện, phương tiện, môi trường hoạt động,….
Đây là những yếu tố có ảnh hưởng gián tiếp đến hoạt động của con người.
Những yếu tố chủ quan, chính là những yếu tố xuất phát từ bản thân của mỗi cá nhân khi
tham gia vào hoạt động như: nhận thức, thái độ, tình cảm, năng lực, kinh nghiệm, các thao tác kỹ
năng tiến hành hoạt động. Xét theo phương diện nguồn gốc xuất phát, các yếu tố bên trong có thể
chia làm hai loại: yếu tố sinh học và yếu tố tâm lý. Những khó khăn do yếu tố tâm lý tạo nên gọi
là những khó khăn tâm lý. Chính yếu tố bên trong này ảnh hưởng trực tiếp đến tiến trình và kết
quả hoạt động của con người.
Với quan điểm trên, cùng với các nghiên cứu của các tác giả đi trước [6], [17], [30], [31],
[38], [61], [68] khó khăn tâm lý được hiểu như sau: khó khăn tâm lý là những nét tâm lý cá nhân,
nảy sinh trong quá trình hoạt động của chủ thể, gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và
hiệu quả hoạt động của chủ thể.

1.2.5. Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường

Công tác tham vấn học đường là một loại lao động trí óc, đòi hỏi người tham gia phải tập
trung làm việc với cường độ cao, có khả năng nắm bắt và đánh giá chính xác vấn đề của đối
tượng trong thời gian ngắn. Do đó, trong quá trình tham gia vào hoạt động này khi gặp những
khó khăn, đặc biệt là những khó khăn về mặt tâm lý, đòi hỏi người làm tham vấn phải tích cực,
chủ động huy động tối đa những phẩm chất và năng lực của cá nhân để khắc phụ nhằm đạt hiệu
quả cao trong công tác của mình.
Ngoài ra, người làm công tác tham vấn học đường để phát triển, xây dựng và hoàn thiện
bản thân họ cần phải trải nghiệm thực tiễn và học tập từ mọi nguồn có thể trong quá trình hoạt
động của mình. Trong quá trình này sẽ nảy sinh nhiều khó khăn tâm lý, gây cẳn trở sự thích ứng
với hoạt động nghề nghiệp của họ để đạt đến những kỹ năng cần thiết.
Khó khăn tâm lý trong hoạt động của con người nói chung, trong công tác tham vấn học
đường nói riêng, là một hiện tượng tâm lý phức tạp, nó luôn đồng hành cùng con người trong đời
sống và hoạt động.
Bàn về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường, người nghiên cứu cho rằng:
Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường là những nét tâm lý cá nhân, nảy
sinh, tồn tại trong hoạt động của người làm tham vấn học đường với đối tượng tham vấn của họ,
gây cản trở, ảnh hưởng tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chính nhà tham vấn.

1.3 Lý luận về khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường

Đặc trưng của công tác tham vấn học đường so với các ngành nghề khác cũng làm việc
với con người, thì tham vấn học đường phải làm việc cùng lúc với rất nhiều loại đối tượng từ học
sinh, thầy cô giáo đến cả phụ huynh và các tổ chức xã hội khác bên ngoài nhà trường. Còn về số
lượng công việc nhà tham vấn học đường phải đảm nhiệm gần như hầu hết các khâu trong quá
trình hình thành và phát triển nhân cách học sinh ở trong lẫn ngoài trường học. Nhưng trong quá
trình hoạt động của mình, nhà tham vấn học đường làm việc gần như độc lập chứ ít có sự hỗ trợ
của đồng nghiệp, bởi vì gần như mỗi trường học chỉ có một nhà tham vấn học đường. Mặt khác,
trong điều kiện của Việt Nam hiện nay, hiệp hội tham vấn học đường xem như chưa được thành
lập, do đó nhà tham vấn học đường không có sự hỗ trợ nào từ hiệp hội chuyên môn trong nước.
Chính vì thế, trong quá trình hoạt động của mình, nếu gặp khó khăn tâm lý, hầu như nhà
tham vấn học đường tự mình tìm hướng khắc phục. Việc khắc phục khó khăn tâm lý này có lúc
chỉ là sự ngẫu nhiên, là việc rút kinh nghiệm sau những lần thất bại trước. Điều này làm mất rất
nhiều thời gian trong quá trình hoạt động và sửa sai của nhà tham vấn. Nhưng cũng có trường
hợp nhà tham vấn không ý thức được khó khăn tâm lý mà họ đã gặp phải để rút ra bài học kinh
nghiệm nhằm cải thiện trong công tác của mình. Đặc biệt, đối với những người mới vào nghề
tham vấn học đường, hoặc những người làm tham vấn học đường nhưng không được trang bị kỹ
năng tham vấn, họ luôn trong trạng thái vừa làm vừa học, sai đâu sửa đó cho nên mọi thứ gần
như lạ lẫm và đầy bỡ ngỡ. Họ phải vừa làm quen với môi trường mới, công việc mới, trách nhiệm
mới, cách thức tổ chức hoạt động mới và quan trọng hơn là họ phải làm việc độc lập với rất ít sự
hỗ trợ chuyên môn từ đồng nghiệp cùng chuyên ngành. Do đó, hầu hết người làm công tác tham
vấn học đường ở Việt Nam nói chung và thành phố Hồ Chí Minh nói riêng điều có cảm nhận hụt
hẫng, lo lắng.
Trong quá trình tham gia hoạt động nghề nghiệp, bên cạnh những nhà tham vấn có khả
năng thích ứng cao, hoàn thiện nghề nghiệp và đi vào ổn định trong công tác, thì còn không ít
người làm tham vấn gặp rất nhiều khó khăn trong việc tìm ra hướng giải quyết vấn đề một cách
khoa học và hiệu quả cao trong công tác. Thực tế cho thấy, hầu hết các nhà tham vấn học đường
trong nước hiện nay đang tự tìm ra cho mình một cách làm riêng trong công tác, chứ chưa áp
dụng các kỹ năng tham vấn đã được nghiên cứu và thực nghiệm một cách khoa học. Cho nên,
ngay cả những người được cho là nhà tham vấn tốt nhất trong nước hiện nay cũng chỉ là họ tự
học qua tài liệu, sách báo, các khóa tập huấn ngắn cộng với sự trải nghiệm thực tiễn nhiều và từ
đó rút ra được nhiều bài học kinh nghiệm cho bản thân.

1.3.1. Người làm công tác tham vấn học đường

• Nhà tham vấn học đường


Trên thế giới, tại các nước có nền tham vấn học đường phát triển như Mỹ, Canađa,
Pháp,… yêu cầu một người làm công tác tham vấn học đường phải có trình độ tối thiểu là thạc sỹ
chuyên ngành tham vấn học đường và phải trải qua kỳ thi chứng chỉ hành nghề thì mới được
công nhận là nhà tham vấn học đường, đồng thời trong quá trình hoạt động phải không ngừng
hoàn thiện bản thân trong thực tế hành nghề [12], [26], [50, tr 365, 370], [62, tr 28].
Nhưng ở một số nước khác như: Nga, Bỉ,… ngoài đội ngũ chuyên ngành như nói trên,
người ta còn sử dụng đội ngũ giáo viên, đặc biệt là giáo viên và các hiệu trưởng đã về hưu để làm
cộng tác viên [50, tr 514], [62, tr 29].
Ở Việt Nam, từ khi các trường có quan tâm đến công tác tham vấn học đường, thì cách
làm của ban giám hiệu là sử dụng các giáo viên lớn tuổi, những người tốt nghiệp chuyên ngành
tâm lý học, giáo dục học và một số người đang làm việc như một người trợ giúp tâm lý, để giúp
đỡ các học sinh “có vấn đề” tại trường [50, tr 43]. Trong triển khai công tác tư vấn (tham vấn)
cho học sinh, sinh viên, Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị bố trí giáo viên tâm lý, cán bộ Đoàn,
Đội hoặc mời chuyên gia theo định kỳ để thực hiện công tác này [62, tr 29].
Đối với việc giáo viên làm công tác tham vấn học đường có hai quan điểm trái chiều.
Nhóm ý kiến thứ nhất cho rằng, giáo viên làm công tác tham vấn học đường thì có rất nhiều lợi
ích, vì giáo viên, đặc biệt là giáo viên chủ nhiệm là những người thường xuyên tiếp xúc trực tiếp,
gần gũi và hiểu học sinh của mình nhất, họ giải quyết được nhiều căng thẳng cho học sinh, từ đó
rút kinh nghiệm chung cho nhiều học sinh khác, công việc này giúp cho giáo viên nâng cao được
kỹ năng giáo dục, khả năng cảm nhận và hiểu vấn đề của học sinh. Như vậy, phải có chiến lược
nâng cao năng lực tham vấn cho giáo viên. Bên cạnh đó, có nhóm ý kiến thứ hai cho rằng: không
nên để giáo viên đang giảng dạy tại trường tham vấn cho chính học sinh của trường đó, vì học
sinh sẽ ngại chia sẽ với thầy cô những vấn đề của họ với nhiều lý do, dẫn đến hiệu quả tham vấn
không cao
[62, tr 30].
Trong hội thảo quốc tế về công tác tham vấn tâm lý học đường của Việt Nam lần thứ nhất
(2009) và lần thứ hai (2011) [26], [50], các nhà khoa học tham gia đều thống nhất rằng, người
làm công tác tham vấn học đường phải được đào tạo chuẩn kiến thức chuyên môn về giáo dục
học, tâm lý học và kỹ năng tham vấn thực tế, đồng thời phải được trang bị một số kiến thức và kỹ
năng thực hành công tác xã hội.
Cũng tại hai hội thảo này, các thống kê cho thấy, hầu hết người làm công tác tham vấn học
đường ở Việt Nam hiện tại chưa được đào tạo chuyên môn về tham vấn học đường, thậm chí có
một số người đang làm công tác tham vấn học đường nhưng chưa từng được trang bị bất cứ một
kỹ năng tham vấn nào.
Do các nhà tham vấn học đường tại Việt Nam hiện nay luôn phải vừa làm vừa học. Cho
nên có thể chấp nhận những yêu cầu về nhà tham vấn học đường ở một số khía cạnh sau:
- Thứ nhất, nhà tham vấn học đường trước tiên phải là nhà tham vấn, có nghĩa là họ phải
yêu thích công việc tham vấn và phải có kiến thức cơ bản về nghề tham vấn như: nắm
được các nguyên tắc đạo đức của nghề tham vấn, xác định được thái độ của người làm
tham vấn, nắm được quy trình của một ca tham vấn, được huấn luyện về các kỹ năng tham
vấn và có được hệ thống lý thuyết tâm lý làm nền tảng cho hoạt động nghề nghiệp.
- Thứ hai, nhà tham vấn học đường phải thông suốt những đặc điểm tâm lý của lứa tuổi, vì
công việc của họ không chỉ là tham vấn cho học sinh mà còn là tư vấn cho giáo viên và
cha mẹ học sinh các về vấn đề dạy dỗ, ứng xử với học sinh cũng như với con cái.
- Thứ ba, nhà tham vấn học đường phải có thực tế hành nghề, có nghĩa là đang làm công
việc tham vấn học đường tại các trường học hoặc các trung tâm tham vấn.
Tóm lại, người làm công tác tham vấn học đường tại Việt Nam hiện tại gồm có nhiều
thành phần tham gia nhưng tạm chia thành 3 nhóm:
- Nhóm thứ nhất, là những người được đào tạo chuyên ngành tham vấn tâm lý hay tham vấn
học đường từ nước ngoài về hành nghề - đây là nhóm được đào tạo chuẩn.
- Nhóm thứ hai, là những người được đào tạo về tâm lý học, giáo dục học, tâm lý giáo dục
và xã hội học chuyển sang làm công tác tham vấn học đường.
- Nhóm thứ ba, là giáo viên đang trực tiếp giảng dạy, giáo viên nghỉ hưu, và những người
làm công tác Đoàn, Đội kiêm nhiệm công tác tham vấn học đường.
• Chức năng của người làm công tác tham vấn học đường
Trong điều kiện của Việt Nam hiện tại, công tác tham vấn học đường chưa thật chuyên
nghiệp, nên chức năng của nhà tham vấn học đường không được quy định cụ thể trong các văn
bản của nhà nước. Do đó, người làm công tác tham vấn học đường chủ yếu là “tự thân vận động”
trong toàn bộ chương trình hoạt động của mình và đồng thời tự chịu trách nhiệm. Thậm chí, có
nhiều nhà tham vấn không biết rõ chức năng của mình, dẫn đến họ làm việc theo cảm tính
[12, tr 171], [26], [50], [62, tr 31].
Ở các nước có nền tham vấn học đường phát triển, chức năng của nhà tham vấn học đường
được quy định rất cụ thể, họ được tham gia vào hội đồng sư phạm với tư cách là cố vấn về các
vấn đề học hành và phát triển nhân cách của học sinh, tất nhiên, quyền quyết định cuối cùng là ở
giáo viên, của cha mẹ học sinh hay của hội đồng sư phạm. Một số trường học ở Mỹ và Canađa đã
đưa ra các chức năng của nhà tham vấn học đường như sau [26], [50, tr 365], [62, tr 32]:
- Lập kế hoạch cho chương trình hoạt động của năm học trên cơ sở tiến hành khảo sát nhu
cầu của học sinh và tập hợp các dữ liệu về học sinh.
- Tham vấn cho cá nhân hay nhóm học sinh “có vấn đề” liên quan đế học hành, sự phát triển
cá nhân cũng như định hướng nghề nghiệp cho các em.
- Tư vấn cho cha mẹ, giáo viên và những người có liên quan trong việc tìm ra biện pháp tốt
nhất để giáo dục con em và học sinh của mình.
- Liên kết với các bộ phận khác trong trường học cũng như các tổ chức bên ngoài trường
học nhằm phối hợp giải quyết các vấn đề của học sinh.
- Đánh giá học sinh và cùng với giáo viên đưa ra những quyết định liên quan đến việc học
tập và hành kiểm của học sinh.
- Phát triển năng lực nghề nghiệp của bản thân thông qua việc giám sát trong nhóm, tự tìm
hiểu qua sách báo cũng như qua sự hỗ trợ của các trang thông tin điện tử và các cuộc hội
thảo về tham vấn.

1.3.2. Biểu hiện của khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn

Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn là những nét tâm lý cá nhân, nảy sinh, tồn tại
trong hoạt động của người làm tham vấn với đối tượng tham vấn của họ, gây cản trở, ảnh hưởng
tiêu cực đến quá trình và hiệu quả hoạt động của chính nhà tham vấn. Những khó khăn tâm lý
này được biểu hiện ở các mặt nhận nhận thức, thái độ, tình cảm và hành vi của người làm tham
vấn, cụ thể như sau:
• Nhận thức
Nhận thức là một trong những thành tố quan trọng của đời sống tâm lý con người. Nhận
thức giúp con người hiểu biết về các sự vật hiện tượng từ đó bày tỏ thái độ tình cảm và có hành
vi tương ứng.
Tham vấn là một ngành nghề mới tại Việt Nam, do đó, trong quá trình công tác không
phải lúc nào nhà tham vấn cũng nhận thức đúng đắn, đầy đủ về nó. Chính những nhận thức chưa
đúng, chưa phù hợp này là những khó khăn tâm lý gây nên những sai lầm trong hoạt động tham
vấn của cá nhân người làm tham vấn. Về những khó khăn tâm lý biểu hiện ở dạng nhận thức có
thể chia làm hai nhóm: nhận thức về bản thân (chủ thể) – người tiến hành hoạt động tham vấn
(nhà tham vấn) và nhận thức về đối tượng tham vấn – người được tham vấn.
Nhận thức về bản thân: trong đề tài này người nghiên cứu xin nhấn mạnh khía cạnh nhận
thức về động cơ tham gia hoạt động tham vấn trong quá trình nhận thức về bản thân của người
làm công tác tham vấn.
Động cơ trong tâm lý học, theo tác giả Nguyễn Văn Lê tổng hợp, là cái thúc đẩy và quy
định chiều hướng hoạt động nhằm đạt đến mục đích nào đó, là những gì thôi thúc con người có
những ứng xử nhất định. Theo A.N.Leonchiev và B.Ph.Lomov thì “Lĩnh vực động cơ của nhân
cách có liên quan chặt chẽ đến những nhu cầu, chế định hành vi con người một cách khách quan
và có quy luật. Động cơ là sự biểu hiện chủ quan của nhu cầu, là vị trí gián tiếp của nhân cách
trong xã hội. Ngược lại, nhu cầu là cơ sở của động cơ. Trên thực tế, động cơ và nhu cầu gắn bó
mật thiết với nhau đến mức thường không thể tách chúng ra được”.
Cho nên, việc xác định được động cơ tham gia hoạt động tham vấn cũng chính là xác định
được nhu cầu tham gia hoạt động tham vấn của bản thân nhà tham vấn. Nhu cầu tham gia hoạt
động tham vấn là thành tố quan trọng của động cơ hoạt động, là nguồn gốc tính tích cực tham gia
hoạt động tham vấn, biểu hiện qua tính tự giác, thái độ nghiêm túc, luôn vượt lên mọi khó khăn
để giải quyết các nhiệm vụ trong công tác, qua đó nâng cao hiệu quả của hoạt động tham vấn mà
nhà tham vấn đang đảm nhiệm.
Trên cơ sở mối quan hệ giữa động cơ và nhu cầu như phân tích, thì việc không xác định
được động cơ tham gia hoạt động tham vấn, tức động cơ tham gia hoạt động tham vấn không rõ
ràng sẽ là một khó khăn tâm lý trong hoạt động tham vấn của người làm công tác tham vấn.
Nhận thức về đối tượng tham vấn: ở đây người nghiên cứu không xem xét nhận thức theo
hướng khả năng nhận thức nội dung công việc của nhà tham vấn, mà chỉ muốn nhấn mạnh đến
nhận thức của nhà tham vấn về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đối tượng tham vấn trong mối
quan hệ tham vấn.
Nếu nhà tham vấn ý thức rõ về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của đối tượng tham vấn, thì
nhà tham vấn sẽ có mục tiêu rõ ràng, chính xác ngay từ lúc bắt đầu tiếp xúc đối tượng và chắc
chắn hiệu quả của quá trình tham vấn sẽ cao hơn và ngược lại, nhà tham vấn sẽ thiếu tâm thế
trong công tác dẫn đến làm việc kiểu đối phó, hiệu quả hoạt động thấp.
• Thái độ, tình cảm
Đề tài quan tâm tới thái độ, tình cảm của nhà tham vấn tham vấn đối với công tác của họ.
Trong quá trình tham gia hoạt động, người làm tham vấn có thái độ, tình cảm tích cực, luôn đặt
toàn bộ tâm trí cho công tác của mình, biết tìm những biện pháp tạo hứng thú cho công việc thì
hiệu quả của hoạt động sẽ rất cao, đồng thời nhà tham vấn có cơ hội hoàn thiện nghề nghiệp của
bản thân. Ngược lại, nhà tham vấn có thái độ, tình cảm tiêu cực trong hoạt động thì hiệu quả công
việc chắc chắn sẽ không cao mà đôi khi còn có những ảnh hưởng không tốt đến người được tham
vấn.
Do đó, có thể nói khó khăn tâm lý biểu hiện ở dạng thái độ, tình cảm là việc xuất hiện
những xúc cảm âm tính đối với hoạt động của nhà tham vấn như coi thường chính công việc của
mình, chán ghét, thờ ơ, lo lắng, sợ hãi, căng thẳng, chán nản khi gặp những vấn đề nảy sinh trong
hoạt động tham vấn.
• Hành vi
Hành vi là “bộ mặt” của đời sống tâm lý con người. Đây là dạng khó khăn tâm lý biểu
hiện cụ thể, dễ nhận thấy nhất trong quá trình hoạt động của con người. Những khó khăn tâm lý
về mặt hành vi có thể là kết quả chi phối bởi nhận thức và thái độ tình cảm hoặc do những kỹ
năng tham vấn không đủ thuần thục để sử dụng trong quá trình tham vấn khiến cho hoạt động
này mang lại hiệu quả không cao.
Trong phạm vi nghiên cứu của đề tài, chỉ tập trung tìm hiểu khó khăn tâm lý trong công
tác tham vấn của nhà tham vấn ở một dạng hành vi được biểu hiện cụ thể trong hoạt động tham
vấn đó là kỹ năng tham vấn.
Kỹ năng là khả năng thực hiện có kết quả những hành động trên cơ sở những tri thức có
được đối với việc giải quyết những nhiệm vụ đặt ra cho phù hợp với điều kiện cho phép. Theo tác
giả Lưu Xuân Mới (2000), “kỹ năng là tri thức trong hành động”.
Công tác tham vấn đòi hỏi nhà tham vấn phải dùng những kỹ năng tham vấn chuyên
nghiệp trong quá trình tham vấn cho đối tượng mới đạt được hiệu quả cao. Việc nhà tham vấn
không biết sử dụng các kỹ năng tham vấn, không thấy được sự cần thiết phải có kỹ năng tham
vấn, hoặc vận dụng, sử dụng các kỹ năng tham vấn không thuần thục sẽ là những khó khăn tâm
lý rất lớn gây ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của nhà tham vấn.
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn được biểu hiện thông qua ba dạng cơ
bản của đời sống tâm lý con người là: nhận thức, thái độ - tình cảm và hành vi. Ba mặt này có
mối quan hệ, tác động qua lại lẫn nhau. Do đó, trong quá trình hoạt động tham vấn, muốn tháo gỡ
khó khăn tâm lý cho nhà tham vấn cần phải chú ý quan tâm giải quyết cả ba dạng biểu hiện khó
khăn tâm lý trên.

1.3.3. Biểu hiện khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường

• Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức


Khó khăn tâm lý trong hoạt động tham vấn học đường biểu hiện ở mặt nhận thức cũng
xuất phát từ hai hướng: nhận thức về chủ thể - bản thân người làm công tác tham vấn học đường
và nhận thức về đối tượng - người được tham vấn và yêu cầu của công việc trong tham vấn học
đường .
Đối tượng tham vấn học đường không chỉ là học sinh, mà bao gồm cả phụ huynh học sinh,
giáo viên, ban giám hiệu và toàn thể đội ngũ nhân viên trong nhà trường. Riêng đối tượng là học
sinh đã phải phân ra theo lứa tuổi, giới tình, hoàn cảnh sống gia đình và môi trường xã hội nơi
các em sinh sống. Với mỗi đối tượng học sinh như vậy sẽ có một đặc điểm tâm sinh lý khác nhau,
có cách ứng xử khác nhau trong môi trường giáo dục nhà trường. Phụ huynh trong điều kiện xã
hội hiện nay rất ít có thời gian để quan tâm đến con cái của họ, cho nên khi tiếp xúc với phụ hunh
nhà tham vấn khai thác được rất ít thông tin về các em. Thêm vào đó bản thân phụ huynh chưa ý
thức được tâm quan trọng của việc phải tiếp xúc và làm việc với nhà tham vấn khi họ nhận ra đó
không phải là người trược tiếp dạy con mình, bởi vì quan niệm của họ là giáo viên trực tiếp giảng
dạy cho trẻ mới có tác động tốt tới đứa trẻ đó.
Còn đối với giáo viên, nhân viên và ban giám hiệu nhà trường thì hầu như họ chưa thấy
được vai trò của nhà tham vấn học đường, nếu có thì họ chỉ xem kết quả của nhà tham vấn mang
lại như một tài liệu tham khảo. Với đội ngũ giáo dục trong nhà trường, thường họ ít quan tâm đến
yếu tố tâm lý của các em, mà chỉ quan tâm đến việc dạy cho học sinh kiến thức gì, kỹ năng gì và
học sinh có đạt kết quả tốt trong các kỳ thi hay không. Với nhận thức đó, cho nên việc hợp tác
của họ với nhà tham vấn học đường gần như không tồn tại.
Với sự phong phú về đối tượng trong công tác tham vấn học đường như trên, đòi hỏi việc
nhận thức về đối tượng tham vấn trở nên cực kỳ quan trọng. Nếu nhà tham vấn nhận thức rõ về
đối tượng thì họ sẽ tìm ra phương pháp và áp dụng kỷ thuật tham vấn phù hợp với đối tượng giúp
quá trình tham vấn có hiệu quả cao.
Nhưng vì những yếu tố khách quan trên, đã gây khó khăn trong quá trình công tác của các
nhà tham vấn học đường, làm cho hiệu quả của quá trình tham vấn không cao, thậm chí có khi
quá trình tham vấn không thể diễn ra được theo ý muốn của nhà tham vấn vì sự ngan cản của mật
số bộ phận trong nhà trường. Sự việc đó diễn ra một cách khá thường xuyên làm cho nhà tham
vấn học đường cảm thấy mình trở thành người thừa trong nhà trường, công việc của mình đang
làm không có ý nghĩa. Cho nên, một số nhà tham vấn học đường không còn nhận thấy được tầm
quan trọng của việc nhận thức đối tượng trong công tác của mình.
Việc không nhận thức được đối tượng tham vấn trong công tác tham vấn học đường là khó
khăn tâm lý trong nhận thức của nhà tham vấn, dẫn đến tình trạng nhà tham vấn xem thường
công việc của chính mình, không chịu đầu tư để nâng cao chất lượng công việc. Do đó, nhà tham
vấn học đường cần phải nhận thức rõ đối tượng cần tham vấn là ai và cần phải tác động đến đối
tượng nào thì hiệu quả công tác mới được nâng cao.
Ngoài ra, việc không hiểu rõ về ngành nghề mà mình đang làm, không thấy được tầm
quan trọng của chính nhà tham vấn học đường trong nhà trường và yêu cầu cụ thể của công việc
cũng là khó khăn tâm lý trong nhận thức. Thực tế cho thấy, ở bất cứ hoạt động nào, khi chủ thể
hiểu biết đầy đủ, sâu sắc về đối tượng hoạt động của mình sẽ giúp cho họ chuẩn bị tâm thế cũng
như các điều kiện để thực hiện hoạt động đó. Ngược lại, khi thiếu những hiểu biết cần thiết về đối
tượng hoạt động, thì chủ thể sẽ tiến hành hoạt động một cách đối phó, thiếu sự tích cực dẫn đến
kém hiệu quả trong hoạt động.
Bên cạnh đó, nhà tham vấn nói chung, nhà tham vấn học đường nói riêng, về mặt chủ
quan, có thể gặp một khó khăn tâm lý khác đó là nhận thức động cơ hoạt động nghề nghiệp chưa
rõ ràng.
Động cơ hoạt động của nhà tham vấn học đường bao gồm những động cơ có ý nghĩa cá
nhân và những động cơ mang ý nghĩa xã hội như: động cơ nhận thức khoa học chuyên ngành,
động cơ thúc đẩy hoàn thiện nghề nghiệp cho bản thân, động cơ phục vụ xã hội, động cơ tự
khẳng định mình, động cơ vụ lợi và động cơ phát triển nghề nghiệp cho chuyên ngành tham vấn
học đường. Những động cơ trên được cụ thể hóa ở mục đích hành động mà nhà tham vấn học
đường cần phải hướng đến trong quá trình công tác.
Động cơ hoạt động là sự phản ánh đối tượng hoạt động vào não chủ thể, thúc đẩy chủ thể
thực hiện hoạt động nhằm thỏa mãn nhu cầu của chủ thể. Chính động cơ hoạt động tham vấn học
đường đã chuyển hóa thành nhu cầu hoạt động, làm nảy sinh tính tích cực hoạt động của nhà
tham vấn trong quá trình công tác. Vì vậy, việc xác định rõ động cơ trong hoạt động tham vấn
học đường là tiền đề giúp cho người làm công tác tham vấn học đường hình thành nhu cầu tham
vấn, làm nảy sinh tính tích cực trong công tác, hướng vào việc nâng cao hiệu quả cho từng trường
hợp tham vấn cụ thể, đồng thời nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và hoàn thiện bản thân
của chính nhà tham vấn trong tương lai.
Ngược lại, nếu nhà tham vấn học đường không xác định được động cơ trong công tác của
chính mình thì không thể nảy sinh nhu cầu tham gia vào hoạt động đó. Dẫn đến thiếu tích cực
trong quá trình công tác và hiệu quả của quá trình tham vấn sẽ không cao.
Tóm lại, việc thiếu hiểu biết về đối tượng tham vấn học đường, cụ thể là những người cần
được tham vấn và các yêu cầu công việc cụ thể phải thực hiện trong quá trình tham vấn học
đường, cũng như nhận thức không rõ ràng về động cơ tham gia trong công tác tham vấn học
đường của chính nhà tham vấn là những khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt nhận thức trong công
tác tham vấn học đường.
• Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt thái độ
Trong quá trình hoạt động của con người nói chung và trong hoạt động tham vấn học
đường nói riêng, luôn có sự tham gia của các trạng thái tình cảm cũng như thái độ của chủ thể
hoạt động với hoạt động của mình. Đó chính là thái độ của chủ thể tham gia hoạt động – nhà
tham vấn, với hoạt động tham vấn học đường.
Thực tế tại Việt Nam cho thấy, người làm công tác tham vấn nói chung, nhà tham vấn học
đường nói riêng, phần lớn chưa được tào tạo chuyên nghiệp về chuyên ngành tham vấn, cho nên
họ phải vừa làm vừa học và rút kinh nghiệm từ thực tiễn môi trường làm việc hoàn toàn mới lạ so
với chuyên môn được đào tạo. Từ đó, ở các nhà tham vấn nảy sinh nhiều thái độ, tình cảm khác
nhau đối với hoạt động tham vấn học đường.
Xét trên phương diện tích cực, ở các nhà tham vấn có thể xuất hiện những thái độ, tình
cảm, xúc cảm dương tính đối với hoạt động tham vấn trong môi trường học đường như: tính tò
mò đối với môi trường làm việc mới lạ, tính ham khám phá cái mới, niềm khao khát chinh phục
một lĩnh vực mới, lòng quyết tâm giúp đỡ cho đối tượng tham vấn, niềm vui và hứng thú với mô
hình hoạt động mới, tinh thần kiên trì vượt khó trong công việc,…. Ở trạng thái tình cảm, thái độ
này sẽ thúc đẩy nhà tham vấn tham gia hoạt động một cách tích cực và đem lại hiệu quả cao
trong công tác. Ngược lại, nhà tham vấn cũng có thể xuất hiện những thái độ, tình cảm âm tính
đối với công tác tham vấn học đường như coi thường chính công việc của mình, thờ ơ, lo lắng, sợ
hải, căng thẳng, chán nản khi gặp những vấn đề nảy sinh trong quá trình công tác mà thiếu sự hỗ
trợ của đồng nghiệp cùng chuyên môn và sự cổ vũ của môi trường làm việc.
Bên cạnh đó, một số nhà tham vấn trong môi trường làm việc khá mới lạ của học đường,
nhưng lại thiếu chuyên nghiệp do không qua đào tạo đúng chuyên ngành, nên khi tham gia vào
hoạt động, họ có thể có sự đánh giá chưa phù hợp về đối tượng cũng như bản thân khi tham gia
vào hoạt động đó. Cho nên, khi tham gia vào hoạt động tham vấn học đường, một số nhà tham
vấn đánh giá quá cao về bản thân, cho rằng kinh nghiệm trong học tập và trong cuộc sống có thể
giúp mình làm tốt công việc tham vấn mà không cần quan tâm đến chuyên môn của chuyên
ngành tham vấn. Đặc biệt, những nhà tham vấn đã từng là giáo viên, hoặc họ đã từng có thời gian
làm việc với học sinh như một cố vấn, hoặc họ là những người thành công trong học tập và trong
cuộc sống, hoặc những người được trang bị kiến thức tâm lý học và giáo dục học,… thường có
thái độ chủ quan trong quá trình công tác. Do đó, có thể dẫn đến sự sơ suất, chểnh mảng, xem
thường chính hoạt động của mình. Ngược lại, nhà tham vấn cũng sẽ bị áp lực, căng thẳng khi ép
buộc mình vào hoạt động tham vấn học đường với mục đích phải đạt được những hệu quả cao
trong quá trình tham vấn. Đối lập với với sự đánh giá quá cao về bản thân, một số nhà tham vấn
học đường lại tự đánh giá quá thấp về mình, từ đó dẫn đến sự mặc cảm tự ti, lo lắng, mắc sai lầm,
thiếu phấn đấu trong quá trình công tác làm ảnh hưởng đến chất lượng tham vấn.
Tóm lại, khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường biểu hiện ở mặt thái độ
chính là những thái độ, tình cảm, xúc cảm âm tính của chủ thể tham vấn với hoạt động tham vấn
học đường. Những khó khăn tâm lý này sẽ làm giảm đi tính tích cực, chủ động trong việc học tập
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của nhà tham vấn dẫn đến hiệu quả của quá trình tham
vấn không cao.
• Khó khăn tâm lý biểu hiện ở mặt hành vi
Mục tiêu chủ yếu của nhà tham vấn học đường là giúp đỡ tâm lý cho học sinh khi các em
gặp phải những nan đề trong học tập cũng như trong cuộc sống. Điều đó có nghĩa là nhà tham
vấn phải đạt được những điều kiện sau:
- Có lòng yêu nghề, có phẩm chất đạo đức đáp ứng yêu cầu của nghề tham vấn học đường.
- Có khả năng về chuyên môn và nghiệp vụ tham vấn.
- Có khả năng tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ.
Để đạt được những tiêu chuẩn của một nhà tham vấn học đường thực thụ nhưng yêu cầu
trên thì nhà tham vấn học đường phải không ngừng phấn đấu lao động, rèn luyện và học tập để
hoàn thiện chính mình trong nghề nghiệp.
Trên thực tế công tác tham vấn học đường có một khối lượng công việc rất lớn từ lập kế
hoạch cho năm học cho đến việc can thiệp trực tiếp vào từng trường hợp cụ thể và đòi hỏi phải
dùng nhiều kỷ thuật tham vấn trong quá trình tham vấn cho đối tượng. Nhưng đội ngũ nhà tham
vấn học đường của chúng ta hiện nay, hầu hết là những người thiếu chuyên môn sâu và thiếu sự
hỗ trợ chuyên môn từ các đồng nghiệp. Đứng trước sự mâu thuẫn giữa công việc đòi hỏi tính
chuyên nghiệp cao và sự thiếu hụt về đào tạo chuyên môn, nhà tham vấn cần phải tự mình tích
lũy các kỹ năng cần thiết trong quá trình công tác nhằm nâng cao hiệu quả cho hoạt động của
chính mình.
Hệ thống kỹ năng mà nhà tham vấn học đường cần có bao gồm hệ thống kỹ năng cơ bản
và hệ thống kỹ năng chuyên biệt. Trong đó hệ thống kỹ năng cơ bản làm cơ sở, làm nền tảng cho
sự hình thành và phát triển hệ thống kỹ năng chuyên biệt. Do đó, nhà tham vấn học đường phải
quan tâm trang bị và rèn luyện cho mình hệ thống kỹ năng cơ bản thật vững vàng trước khi muốn
hình thành hệ thống kỹ năng chuyên biệt, chứ không nên vội vàng, nôn nóng đốt cháy giai đoạn
trong quá trình rèn luyện.
E.D. Neukrug (1999) cho rằng, các kỹ năng tham vấn cần được sử dụng dựa trên sự hiểu
biết sâu sắc về nhu cầu của thân chủ, cũng như các vấn đề của thân chủ. Ông phân chia kỹ năng
tham vấn theo các nhóm khác nhau: nhóm kỹ năng cơ bản gồm kỹ năng lắng nghe, kỹ năng thấu
hiểu, kỹ năng im lặng; nhóm kỹ năng phỗ biến gồm kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng tự bộc lộ bản
thân, kỹ năng làm mẫu; nhóm kỹ năng nâng cao gồm kỹ năng đương đầu, kỹ năng thông đạt; kỹ
năng sử dụng thận trọng gồm có kỹ năng khuyến khích, kỹ năng chấp nhận, xây dựng lòng tự
trọng, kỹ năng đưa ra lời khuyên, cung cấp thông tin và kỹ năng đưa ra sự lựa chọn và các nhóm
kỹ năng cao cấp và chuyên biệt do nhà tham vấn có trình cao sử dụng.
Theo tác giả Trần Thị Minh Đức [12, tr 259], thì nhà tham vấn phải có các kỹ năng thông
dụng sau đây: kỹ năng lắng nghe, kỹ năng quan tâm, kỹ năng thấu hiểu, kỹ năng thông đạt, kỹ
năng phản hồi, kỹ năng đặt câu hỏi, kỹ năng chỉ dẫn, kỹ năng đương đầu, kỹ năng thách thức, kỹ
năng làm sáng tỏ, kỹ năng trấn an, kỹ năng tự bọc lộ, kỹ năng giải thích, kỹ năng giao tiếp không
lời, kỹ năng xác định thế mạnh của thân chủ, kỹ năng tham dò, kỹ năng xây dựng lòng tự trọng,
kỹ năng đưa lời khuyên, kỹ năng cung cấp thông tin, kỹ năng tóm lược, kỹ năng khích lệ động
viên, kỹ năng xử lý im lặng, kỹ năng thảo luận vấn đề nhạy cảm, kỹ năng khen thưởng, kỹ năng
tập trung chú ý vào một điểm, kỹ năng khái quát hóa ca, kỹ năng diễn đạt lại, kỹ năng làm mẫu
và các kỹ năng cao cấp và chuyên biệt.
Tóm lại, kỹ năng tham vấn là một đòi hỏi quan trọng và cần thiết cho hoạt động tham vấn
nói chung và tham vấn học đường nói riêng, giúp cho nhà tham vấn hoạt động hiệu quả trong quá
trình tham vấn. Do đó, có thể nói, việc không biết, không biết rõ cách sử dung các kỹ năng tham
vấn cơ bản, sử dụng các kỹ năng tham vấn cơ bản không thành thục hoặc có thái độ xem thường,
cho rằng kỹ năng tham vấn cơ bản là không cần thiết, chính là những khó khăn tâm lý biểu hiện ở
mặt hành vi trong công tác tham vấn học đường của nhà tham vấn.

1.3.4. Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường

Khi tến hành một hoạt động, để quá trình hoạt động diễn ra suôn sẽ, hạn chế tối đa những
khó khăn phát sinh khi thực hiện thì cần phải đảm bảo các điều kiện cần thiết cho hoạt động, đó
là điều kiện khách quan và chủ quan.
Công tác tham vấn học đường là một trong những hoạt động phức tạp. Cho nên, việc đảm
bảo đầy đủ các điều kiện để tiến hành hoạt động tham vấn là hết sức cần thiết. Các điều kiện này
nếu được đảm bảo sẽ làm thuận lợi cho hoạt động tham vấn và ngược lại sẽ là nguyên nhân làm
nảy sinh những khó khăn nói chung, khó khăn tâm lý nói riêng trong quá trình thực hiện hoạt
động tham vấn học đường.
Như vậy, có thể nói, nguyên nhân gây ra các khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học
đường của nhà tham vấn là do các điều kiện tiến hành hoạt động tham vấn không được đảm bảo,
bao gồm các điều kiện khách quan và điều kiện chủ quan xuất phát từ chính chủ thể hoạt động là
nhà tham vấn.
Thực tế cho thấy, đội ngũ làm công tác tham vấn học đường của Việt Nam đa phần là
thiếu chuyên nghiệp, vì họ được đào tạo các chuyên môn khác, nên khi chuyển sang làm tham
vấn học đường họ luôn bị bở ngỡ, khó khăn với môi trường làm việc hoàn toàn mới, với công
việc mới. Để đảm bảo cho hoạt động tham vấn diễn ra suôn sẻ và hạn chế những khó khăn nảy
sinh trong quá trình công tác, nhà tham vấn phải có những điều kiện nhất định về năng lực, tính
cách, kinh ngiệm sống, kinh nghiệm làm việc trong môi trường mới, tâm thế làm việc, khả năng
thích ứng, nội lực cá nhân đủ hòa nhập với một hoạt động hoàn toàn mới. Ngược lại, nếu nhà
tham vấn học đường không đảm bảo được điều kiện như đã nêu trên thì chắc chắn trong hoạt
động tham vấn của mình họ sẽ phải gặp nhiều khó khăn, trong đó có khó khăn tâm lý.
Mặt khác, bên cạnh những nguyên nhân chủ quan, xuất phát từ chính bản thân chủ thể
hoạt động thì những điều kiện bên ngoài cũng sẽ là những nguyên nhân khiến cho hoạt động
tham vấn học đường nảy sinh khó khăn nói chung, khó khăn tâm lý nói riêng.
Các nguyên nhân khách quan gây ra khó khăn tâm lý trong hoạt động tham vấn học đường
có thể là do các điều kiện cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động tham vấn chưa đầy đủ, khối
lượng công việc quá lớn, quỷ thời gian giành cho công tác tham vấn chưa phù hợp, sự phối hợp
của các đồng nghiệp trong nhà trường chưa tốt và đối tượng tham vấn chưa thấy được tầm quan
trọng của công việc tham vấn học đường.
Như vậy, xét về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường
của nhà tham vấn, chúng ta cần tìm hiểu không chỉ những điều kiện không thuận lợi xuất phát từ
môi trường khách quan, mà còn cần phải xác định những yếu tố xuất phát từ chính bản thân nhà
tham vấn. Có như thế, việc nhận thức về những nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong công
tác tham vấn học đường mới đầy đủ và chính xác nhằm đề ra những giải pháp phù hợp để giảm
bớt những khó khăn tâm lý, giúp nhà tham vấn học đường hoạt động đạt hiệu quả cao.
Chương 2: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
2.1. Thể thức và phương pháp nghiên cứu

2.1.1. Cách soạn thang đo

- Bước 1: căn cứ vào hướng nghiên cứu, cơ sở lý luận của đề tài và phỏng vấn một số
chuyên gia hoạt động lâu năm trong ngành tham vấn học đường, từ đó soạn thảo ra hai bộ phiếu
tham dò mở.
+ Một bộ phiếu dành cho học sinh với năm câu hỏi mở nhằm thăm dò ý kiến của học sinh
tại thành phố Hồ Chí Minh về vấn đề nghiên cứu. (phụ lục 1)
+ Một bộ phiếu dành cho người đang làm công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ
Chí Minh, với năm câu hỏi mở nhằm thăm dò ý kiến của nhà tham vấn về vấn đề nghiên cứu.
(phụ lục 2)
- Bước 2: tiến hành lấy ý kiến của các khách thể
+ Với học sinh, phát ra 120 phiếu, thu về 83 phiếu hợp lệ
+ Với nhà tham vấn, phát ra 30 phiếu, thu về 20 phiếu hợp lệ
- Bước 3: tiến hành xử lý thông tin thu được từ phiếu thăm dò mở để soạn thảo thành hai bộ
phiếu thăm dò với các câu hỏi đóng.
+ Một bộ phiếu dành cho học sinh với năm câu hỏi đóng, mỗi câu hỏi với 5 mức đánh giá
để học sinh lựa chọn từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. (phụ lục 3)
+ Một bộ phiếu dành cho nhà tham vấn với năm câu hỏi đóng, mỗi câu hỏi với 5 mức
đánh giá để nhà tham vấn lựa chọn từ mức cao nhất đến mức thấp nhất. (phụ lục 4)

2.1.2. Mẫu nghiên cứu

 Nhà tham vấn (giáo viên)


Tổng số phiếu phát ra 125 phiếu, tổng số phiếu thu về hợp lệ 100 phiếu.
Tổng số: 100
Giới tính N %
Không ghi 1 1,0
Nam 37 37,0
Nữ 62 62,0
Ghi chú: N là số khách thể tham gia nghiên cứu
Bộ môn được đào tạo N %
các môn Khoa học tự nhiên 8 8,0
các môn Khoa học xã hội 39 39,0
Tâm lý – Giáo dục 47 47,0
ngoài các môn nêu trên 6 6,0

Công việc chính hiện nay là N %


Không ghi 3 3,0
Giáo viên đứng lớp 13 13,0
Giáo viên tham vấn 20 20,0
Giáo viên kiêm nhiệm công tác tham vấn 64 64,0

Thâm niên công tác N %


Dưới 5 năm 39 39,0
Từ 6 đến 10 năm 36 36,0
Từ 11 đến 15 năm 12 12,0
Từ 16 năm đến 20 năm 7 7,0
Trên 20 năm 6 6,0

 Học sinh
Tổng số phiếu phát ra là 540 phiếu, tổng số phiếu thu về hợp lệ 458 phiếu:
Tổng cộng: 458
Giới tính N %
Không ghi 16 3,5
Nam 214 46,7
Nữ 228 49,8

Học sinh trường N %


Không ghi 13 2,8
Đăng Khoa 185 40,4
Hoàng Hoa Thám 260 56,8

Học sinh lớp N %


Không ghi 13 2,8
10 164 35,8

11 150 32,8

12 131 28,6

2.2. Kết quả nghiên cứu.

2.2.1. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên giáo viên

Bảng 2.1 Đánh giá của giáo viên về những khó khăn tâm lý của tham vấn viên thường gặp trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
Khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Cách thức làm tham vấn trong trường học 3,97 0,67 13
2. Không trợ giúp những vấn đề mà học sinh gặp 3,57 0,83 24
3. Sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên trong 3,97 0,40 12
trường
4. Thiếu cơ sở vật chất 4,43 0,62 3
5. Lúng túng trong việc tiếp cận với học sinh 3,56 1,33 25
6. Lúng túng về việc phân loại các trường hợp tham vấn học 3,63 1,30 22
đường
7. Không quan sát được vẻ mặt của đối tượng khi tham vấn qua 3,85 0,59 18
điện thọai
8. Các phòng tham vấn ở trường học chưa được đầu tư đúng 3,97 0,50 14
mức nên các đối tượng còn ngại ngùng không dám tiếp cận
9. Hoạt động tham vấn chưa được quan tâm đúng mức 4,04 0,44 9
10. Chưa sâu sát nhiều để rút kinh nghiệm 4,36 0,68 4
11. Chưa được sự quan tâm của nhà trường và cơ quan các cấp 3,98 0,53 10
12. Là hoạt động cá thể, riêng lẻ của từng tham vấn viên 4,56 0,80 2
13. Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh có suy nghĩ chỉ cần tham 4,32 0,73 5
vấn một lần là đủ không cần đầu tư nhiều thời gian
14. Xác định, đánh giá hiệu quả sau mỗi lần tham vấn 4,07 0,70 8
15. Kiểm soát các cảm xúc của nhà tham vấn 3,94 0,95 17

16. Nhận định chủ quan và kiến thức của nhà tham vấn 3,98 0,51 11
17. Hội đồng sư phạm chưa quan tâm nhiều đến tham vấn học 3,95 0,53 16
đường
18. Nhà tham vấn thiếu kỹ năng khai thác thông tin ở phụ huynh 3,73 1,31 19
và học sinh
19. Thiếu sự hợp tác với nhà tham vấn từ phía nhà trường 3,96 0,44 15
20. Nhà tham vấn thiếu tự tin, kỹ năng làm việc trong hoạt động 3,64 1,34 21
tham vấn học đường
21. Phụ huynh và học sinh không quan tâm đến lịch hẹn của nhà 4,08 0,66 7
tham vấn
22. Thù lao quá thấp 4,80 0,47 1
23. Xã hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tham vấn viên trong 4,11 0,51 6
lĩnh vực tham vấn học đường
24. Không biết bắt đầu từ đâu 3,61 1,34 23
25. Khó tiếp xúc với phụ huynh và học sinh 3,71 1,29 20

Ghi chú: * trung bình cộng từ 4,5 đến 5,0: mức cao
* trung bình cộng từ 3,50 đến 4,49: mức khá cao
* trung bình cộng từ 2,50 đến 3,49: mức trung bình
* trung bình cộng từ 1,50 đến 2,49: mức yếu
* trung bình cộng dưới 1,49: mức kém
TB: trung bình; ĐLTC: độ lệch tiêu chuẩn
Kết quả của bảng 2.1 cho thấy những khó khăn tâm lý của tham vấn viên thường gặp trong
công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Những khó khăn mà tham vấn viên cho ở mức cao trong công tác tham vấn học đường đó
là: thứ nhất, thù lao quá thấp (4,80), điều đó cho thấy thù lao quá thấp sẽ làm cho hoạt động của
nhà tham vấn thiếu tích cực bởi vì không đủ trang trải cho chính cuộc sống, kéo theo họ phải làm
thêm công việc khác kiếm sống cho nên không giành đủ thời gian, công sức đầu tư cho chuyên
môn tham vấn dẫn đến hiệu quả không cao. Khó khăn thứ hai, tham vấn học đường chỉ là hoạt
động cá thể, riêng lẻ của từng tham vấn viên (4,56), có nghĩa là hoạt động này thiếu sự hỗ trợ từ
các cơ quan chức năng, thiếu sự hỗ trợ từ một tổ chức chuyên môn, cho nên nhà tham vấn có thể
làm tất cả theo ý mình mà không được giám sát, kiểm tra, đôn đốc, điều đó đồng nghĩa với việc
nhà tham vấn “vừa đánh trống, vừa thổi kèn” và sau một thời gian dài họ sẽ thấy cô độc trong
việc phát triển nghề nghiệp, hậu quả là chất lượng của hoạt động không được quản lý.
Mức khá cao của khó khăn, được các nhà tham vấn học đường lựa chọn với thống kê trung
bình từ 3,56 đến 4,43 là: thiếu cơ sở vật chất; chưa sâu sát nhiều để rút kinh nghiệm; ban giám
hiệu, giáo viên và học sinh có suy nghĩ chỉ cần tham vấn một lần là đủ không cần đầu tư nhiều
thời gian; xã hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tham vấn viên trong lĩnh vực tham vấn học
đường; phụ huynh và học sinh không quan tâm đến lịch hẹn của nhà tham vấn; chưa có xác định,
đánh giá hiệu quả sau mỗi lần tham vấn; hoạt động tham vấn chưa được quan tâm đúng mức;
chưa được sự quan tâm của nhà trường và cơ quan các cấp; nhận định chủ quan và kiến thức của
nhà tham vấn; thiếu sự hỗ trợ của ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên trong trường; cách thức
làm tham vấn trong trường học; các phòng tham vấn ở trường học chưa được đầu tư đúng mức
nên các đối tượng còn ngại ngùng không dám tiếp cận; thiếu sự hợp tác với nhà tham vấn từ phía
nhà trường; hội đồng sư phạm chưa quan tâm nhiều đến tham vấn học đường; khả năng kiểm soát
các cảm xúc của nhà tham vấn; không quan sát được vẻ mặt của đối tượng khi tham vấn qua điện
thoại; nhà tham vấn thiếu kỹ năng khai thác thông tin ở phụ huynh và học sinh; khó tiếp xúc với
phụ huynh và học sinh; nhà tham vấn thiếu tự tin, kỹ năng làm việc trong hoạt động tham vấn
học đường; lúng túng về việc phân loại các trường hợp tham vấn học đường; nhà tham vấn không
biết bắt đầu từ đâu; không trợ giúp những vấn đề mà học sinh gặp và lúng túng trong việc tiếp
cận với học sinh.
Với những khó khăn trên thể hiện rất rõ công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ
Chí Minh là chưa thật sự chuyên nghiệp cả về khâu tổ chức của cơ quan quản lý nhà nước, lẫn
chuyên môn nghiệp vụ của người làm tham vấn.
Tóm lại, từ thực trạng thông qua tham dò ở những người hoạt động trong công tác tham
vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh, cho thấy hoạt động này đang gặp rất nhiều khó khăn,
từ nguồn kinh phí đầu tư cho hoạt động đến khâu tổ chức thực hiện của nhà trường và cuối cùng
là đội ngũ nhà tham vấn chưa được đào tạo chuyên nghiệp, nhưng khó khăn lớn nhất chính là
kinh phí chi cho hoạt động này chưa đủ để nó phát triển đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Bảng 2.2 Đánh giá của giáo viên về những nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác
tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
Nguyên nhân gây khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Thiếu kiến thức chuyên môn 4,52 0,96 11
2. Cách nhìn nhận của Ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên, sở 3,96 0,56 24
Giáo dục và đào tạo về tầm quan trọng của công tác tham vấn
học đường chưa đồng bộ, thống nhất
3. Sự đầu tư về người và cơ sở vật chất cho tham vấn học đường 4,02 0,55 18
4. Tham vấn viên chưa tâm huyết với công tác tham vấn 3,71 0,95 29
5. Lương của chuyên viên tham vấn quá ít 4,73 0,73 4
6. Chưa có hệ thống hỗ trợ công tác tham vấn tâm lý học đường 4,37 0,74 13
trong trường
7. Chưa có chuẩn đánh giá chung về công tác tham vấn học 4,68 0,73 7
đường
8. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành làm công tác tham 4,70 0,57 5
vấn học đường
9. Đội ngũ làm công tác tham vấn học đường còn thiếu 4,75 0,50 2
10. Đầu tư chuyên môn chưa đầy đủ 4,69 0,76 6
11. Chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về 4,38 0,73 12
tâm lý
12. Chưa tin tưởng vào đội ngũ làm công tác tham vấn 3,92 0,61 27
13. Phụ huynh và học sinh chưa tin tưởng hoặc thiếu quan tâm 4,02 0,47 19
tham vấn học đường
14. Công tác tuyên truyền còn hạn chế 4,06 0,44 15
15. Người làm công tác tham vấn chưa được quan tâm, chưa 4,57 0,68 9
được đào tạo chuyên sâu
16. Không có một tổ chức chính thức của những người làm công 4,75 0,57 3
tác tham vấn học đường
17. Hợp đồng làm việc mang tính cá nhân và thời vụ, không tạo 4,02 0,47 20
cảm giác thoải mái
18. Chưa có kinh phí duy trì hoạt động 4,56 0,64 10
19. Công tác tổ chức riêng lẻ chưa đồng bộ 4,04 0,53 17
20. Áp lực trách nhiệm giữa thời gian tham vấn ít ỏi và thời gian 4,05 0,43 16
dạy học ở trường
21. Tâm lý đối phó, qua loa trong chuyên môn và hoạt động tham 3,79 0,85 28
vấn chưa thực sự chứng minh được hiệu quả
22. Nhận thức tham vấn đối với học sinh còn thấp 3,99 0,48 23
23. Học sinh còn e ngại, chưa hiểu rõ về tham vấn 4,02 0,49 21
24. Vai trò của nhà tham vấn ở trường chưa cao 4,02 0,37 22
25. Nhà nước chưa có mã ngành và chính sách cụ thể cho nghề 4,77 0,50 1
tham vấn học đường
26. Nhận thức vai trò cần thiết của công tác tham vấn học đường 4,11 0,34 14
chưa cao
27. Chưa có hiệp hội chuyên môn của ngành để hỗ trợ cho các 4,66 0,55 8
nhà tham vấn học đường khi gặp khó khăn
28. Nhà tham vấn không có thời gian để tìm hiểu thông tin chung 3,93 0,60 25
quanh học sinh
29. Nhà trường chưa có chủ trương cụ thể 3,93 0,55 26

Kết quả của bảng 2.2 cho thấy những nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý của tham vấn
viên thường gặp trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Mức cao: nhà nước chưa có mã ngành và chính sách cụ thể cho nghề tham vấn học đường;
đội ngũ làm công tác tham vấn học đường còn thiếu; không có một tổ chức chính thức của những
người làm công tác tham vấn học đường; lương của chuyên viên tham vấn quá ít; chưa có đội ngũ
cán bộ chuyên đầu ngành làm công tác tham vấn học đường; đầu tư chuyên môn chưa đầy đủ;
chưa có chuẩn đánh giá chung về công tác tham vấn học đường; chưa có hiệp hội chuyên môn
của ngành để hỗ trợ cho các nhà tham vấn học đường khi gặp khó khăn; người làm công tác chưa
được quan tâm, chưa được đào tạo chuyên sâu; chưa có kinh phí duy trì hoạt động và thiếu kiến
thức chuyên môn.
Qua các nguyên nhân khảo sát được ở mức cao ta thấy hầu hết các nguyên nhân dẫn đến
các khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tập trung ở nguyên nhân khách quan,
điều đó cho thấy các nhà quản lý xã hội chưa thấy được tầm quan trọng của công tác tham vấn
học đường, cho nên chưa có hướng đầu tư thích đáng, đặc biệt là đầu tư về con người. Các nhà
tham vấn cho rằng, đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường hiệu tại của thành phố Hồ Chí
Minh vừa thiếu vừa yếu, không đủ đáp ứng nhu cầu ngày một cao của xã hội. Thêm vào đó,
nguồn kinh phí quá hạn hẹp tại các trường phổ thông đang đầu tư cho các phòng tham vấn là rất
hạn chế, không đủ trả lương cho nhà tham vấn, cho nên công tác quản bá cho hoạt động hầu như
không có, điều này làm cho học sinh và phụ huynh không biết đến sự tồn tại của phòng tham vấn
trong nhà trường, nếu có biết thì chỉ là biết tên chứ không rõ nội dung hoạt động, cho nên họ
không tin vào công tác tham vấn học đường.
Ở mức cao, có một nguyên nhân chủ quan đó là nhà tham vấn thiếu kiến thức chuyên
môn, có nghĩa là họ không được đào tạo đúng chuyên ngành, điều này phụ thuộc hoàn toàn vào
vấn đề tổ chức quản lý của nhà nước, từ khâu đào tạo đến khâu sử dụng nguồn nhân lực đã được
đào tạo và chính sách đãi ngộ với người tham gia trực tiếp trong công tác tham vấn học đường.
Những nguyên nhân khảo sát được ở mức khá cao cũng chiếm phần lớn là nguyên nhân
khách quan như: chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về tâm lý; chưa có hệ
thống hỗ trợ công tác tham vấn học đường trong trường; nhận thức vai trò cần thiết của công tác
tham vấn học đường chưa cao; công tác tuyên truyền còn hạn chế; áp lực trách nhiệm giữa thời
gian tham vấn ít ỏi và thời gian dạy học ở trường; công tác tổ chức riêng lẻ chưa đồng bộ; sự đầu
tư về người và cơ sở vật chất cho tham vấn học đường; phụ huynh và học sinh chưa tin tưởng
hoặc thiếu quan tâm tham vấn học đường; hợp đồng làm việc mang tính cá nhân và thời vụ không
tạo cảm giác thoải mái; học sinh còn e ngại, chưa hiểu rõ về tham vấn; vai trò của nhà tham vấn ở
trường chưa cao; nhận thức tham vấn đối với học sinh còn thấp và cách nhìn nhận của ban giám
hiệu, giáo viên, nhân viên, sở giáo dục về tầm quan trọng của công tác tham vấn học đường chưa
đồng bộ, thống nhất; nhà tham vấn không có thời gian để tìm hiểu thông tin chung quanh học
sinh; nhà trường chưa có chủ trương cụ thể; chưa tin tưởng vào đội ngũ làm công tác tham vấn;
hoạt động tham vấn chưa thực sự chứng minh được hiệu quả.
Về nguyên nhân chủ quan từ nhà tham vấn học đường chỉ có hai nguyên nhân đó là “tâm
lý đối phó, qua loa trong chuyên môn và tham vấn viên chưa tâm huyết với công tác tham vấn”.
Điều này cho thấy nhà tham vấn không yêu nghề, đồng nghĩa với việc họ đang gặp khó khăn tâm
lý biểu hiện ở mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt hành vi.
Bảng 2.3 Đánh giá của giáo viên về những khó khăn tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
tham vấn học đường của nhà tham vấn
Ảnh hưởng TB ĐLTC Thứ bậc
1. Rất ít học sinh biết và đến phòng tham vấn tâm lý 4,56 0,67 1
2. Chưa thể hỗ trợ cho học sinh đến nơi đến chốn khi gặp 4,14 0,89 4
những khó khăn về tâm lý
3. Chưa xác định được nguyên nhân thực sự của từng trường 3,98 1,17 9
hợp tham vấn học đường
4. Học sinh chưa tin tưởng vào hoạt động của nhà tham vấn 3,91 0,79 13
5. Hiệu quả tham vấn chưa cao 4,01 0,73 6
6. Học sinh còn e dè không thoải mái để mở lòng bày tỏ 4,00 0,72 8
7. Tham vấn không đúng với nội dung yêu cầu 3,34 1,01 19
8. Người làm công tác tham vấn thiếu nhiệt tình, chán nãn 3,48 0,98 18
9. Không có người kiểm soát, hỗ trợ người làm tham vấn 4,04 0,75 5
10. Không có sinh hoạt chung cho các nhà tham vấn để chia sẻ, 4,28 1,02 2
học hỏi kinh nghiệm
11. Chưa có sự phối hợp giữa tham vấn viên và giáo viên chủ 4,01 0,70 7
nhiệm trong việc giải quyết các vướng mắc của học sinh
12. Làm chưa hiệu quả, tham vấn cho có, cho xong chuyện 3,64 0,91 17

13. Có chỉ tiêu các phòng tham vấn ở trường nhưng số lượng và 3,97 0,70 10
chất lượng không mang tính hiệu quả
14. Học sinh và phụ huynh không coi trọng hoạt động tham vấn 3,94 0,70 11
học đường trong nhà trường
15. Môi trường làm việc của nhà tham vấn không bảo đảm 3,94 0,69 12
16. Hoạt động tham vấn học đường chưa thể trở thành chuyên 4,20 0,82 3
nghiệp ở Việt Nam
17. Các trường hợp tham vấn thường bị gián đọan không liên tục 3,86 0,87 15
18. Nhà trường chưa thấy được hiệu quả đích thực của công tác 3,89 0,68 14
tham vấn
19. Đội ngũ sư phạm xem thường người làm tham vấn học 3,84 0,76 16
đường

Kết quả của bảng 2.3 cho thấy những khó khăn tâm lý ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động
tham vấn học đường của nhà tham vấn như sau:
Kết quả cho thấy, từ nguyên nhân thiếu kinh phí trong hoạt động của công tác tham vấn
học đường dẫn đến hậu quả “rất ít học sinh biết và đến phòng tham vấn học đường”. Học sinh là
đối tượng chính trong công tác tham vấn học đường nhưng không biết đến phòng tham vấn thì
hoạt động tham vnấ không thể diễn ra được, nhà tham vấn sẽ không có cơ hội làm việc và giúp
đỡ cho học sinh, cho nên hiệu quả của hoạt động thấp là tất yếu.
Kết quả khảo sát, cho thấy sự ảnh hưởng ở mức khá cao được thể hiện theo thứ tự: không
có sinh hoạt chung cho các nhà tham vấn để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm; hoạt động tham vấn
học đường chưa thể trở thành chuyên nghiệp ở Việt Nam; chưa thể hỗ trợ cho học sinh đến nơi
đến chốn khi gặp những khó khăn về tâm lý; không có người kiểm soát, hỗ trợ người làm tham
vấn; hiệu quả tham vấn chưa cao; chưa có sự phối hợp giữa tham vấn viên và giáo viên chủ
nhiệm trong việc giải quyết các vướng mắc của học sinh; học sinh còn e dè không thoải mái để
mở lòng bày tỏ; chưa xác định được nguyên nhân thực sự của từng trường hợp tham vấn học
đường; có chỉ tiêu các phòng tham vấn ở trường nhưng số lượng và chất lượng không mang tính
hiệu quả; học sinh và phụ huynh không coi trọng hoạt động tham vấn học đường trong nhà
trường; môi trường làm việc của nhà tham vấn không bảo đảm; học sinh chưa tin tưởng vào hoạt
động của nhà tham vấn; nhà trường chưa thấy được hiệu quả đích thực của công tác tham vấn;
các trường hợp tham vấn thường bị gián đoạn không liên tục; đội ngũ sư phạm xem thường người
làm tham vấn học đường và làm chưa hiệu quả, tham vấn cho có, cho xong chuyện.
Những nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường, ngoài
việc ảnh hưởng đến hiệu quả của công tác tham vấn học đường, nó còn có ảnh hưởng ở mức
trung bình đến người làm công tác tham vấn mà cụ thể: người làm công tác tham vấn thiếu nhiệt
tình, chán nãn và tham vấn không đúng với nội dung yêu cầu.
Tóm lại, các khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường có ảnh hưởng rất lớn đến
quá trình hoạt động của ngành, từ đối tượng tham vấn đến nhà tham vấn và hiệu quả của hoạt
động này.
Bảng 2.4 Đánh giá của giáo viên về những biện pháp để khắc phục khó khăn tâm lý trong công
tác của bản thân.
Biện pháp TB ĐLTC Thứ bậc
1. Tự đọc tài liệu làm theo cách riêng của mình 4,70 0,83 1
2. Tham gia các khóa học ngắn hạn về tham vấn học đường để 4,70 0,83 2
nâng cao chuyên môn
3. Cố gắng tìm hiểu, tìm các khai thác hết những vấn đề của đối 4,52 0,71 9
tượng nếu có thể
4. Tìm cơ hội tiếp cận để gần gũi học sinh hơn 4,56 0,72 7
5. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong việc tìm hiểu đối 4,62 0,72 5
tượng
6. Tuyên truyền rộng rãi các chuyên đề mà học sinh thích 3,99 0,57 16
7. Thường xuyên trao dồi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp 4,55 0,72 8
8. Bố trí phòng tham vấn phù hợp lôi cuốn học sinh 4,00 0,56 14
9. Chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp 4,23 0,87 13
10. Đóng góp ý kiến về tham vấn tâm lý với nhà trường 4,00 0,56 15

11. Tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức xã hội khác nếu có 4,41 0,72 12
thể
12. Đề nghị các chính sách hợp lý cho chuyên viên tham vấn học 4,67 0,72 4
đường
13. Tham gia các tổ chức, hiệp hội tham vấn học đường trên thế 4,44 0,87 11
giới
14. Mở rộng liên kết với các chuyên viên làm trong lĩnh vực nhà 4,59 0,73 6
trường
15. Không ngừng rèn luyện bản thân 4,69 0,74 3
16. Có cái nhìn lạc quan hơn trong từng hoàn cảnh 3,85 0,93 18
17. Giúp Ban giám hiệu hiểu rõ ý nghĩa của công tác tham vấn 3,91 0,65 17
học đường
18. Tham gia trường xuyên các hội thảo, hội nghị về tham vấn 4,46 0,80 10
học đường

Kết quả của bảng 2.4 cho thấy những những biện pháp để khắc phục khó khăn tâm lý
trong công tác của bản thân của nhà tham vấn như sau:
Mức cao, cho thấy các nhà tham vấn lựa chọn những biện pháp khắc phục rất tích cực theo
thứ tự: từ việc tự đọc tài liệu làm theo cách riêng của mình; tham gia các khóa học ngắn hạn về
tham vấn học đường để nâng cao chuyên môn; không ngừng rèn luyện bản thân; đề nghị các
chính sách hợp lý cho chuyên viên tham vấn học đường; tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong
việc tìm hiểu đối tượng; mở rộng liên kết với các chuyên viên làm trong lĩnh vực nhà trường; tìm
cơ hội tiếp cận để gần gũi học sinh hơn; thường xuyên trao dồi chuyên môn với bạn bè, đồng
nghiệp và cố gắng tìm hiểu, tìm các khai thác hết những vấn đề của đối tượng nếu có thể.
Mức khá cao: tham gia trường xuyên các hội thảo, hội nghị về tham vấn học đường; tham
gia các tổ chức, hiệp hội tham vấn học đường trên thế giới; tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức
xã hội khác nếu có thể; chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp; bố trí phòng tham vấn phù hợp lôi
cuốn học sinh; đóng góp ý kiến về tham vấn tâm lý với nhà trường; tuyên truyền rộng rãi các
chuyên đề mà học sinh thích; giúp ban giám hiệu hiểu rõ ý nghĩa của công tác tham vấn học
đường và có cái nhìn lạc quan hơn trong từng hoàn cảnh.
Với sự chọn lựa như trên cho thấy được nhà tham vấn đã ý thức rõ ràng các khó khăn
trong công tác của mình, ảnh hưởng của nó đến hoạt động chuyên môn rất nghiêm trọng. Do đó,
họ đã lựa chọn các biện pháp rất tích cực nhằm nâng cao hiệu quả của công tác tham vấn học
đường và nâng cao trình độ chuyên môn và nghiệp vụ của bản thân.
Bảng 2.5 Những đề xuất của nhà tham vấn nhằm giúp người làm công tác tham vấn học đường
giảm bớt những khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn
Đề xuất TB ĐLTC Thứ bậc
1. Thành lập một tổ chức khoa học chuyên về tham vấn học 4,76 0,68 8
đường
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường 4,75 0,68 9
3. Cần hiểu đúng và xác định lại tầm quan trọng của tham vấn 4,40 0,69 13
học đường trong trường học
4. Sở giáo dục và đào tạo và Ban giám hiệu cần hỗ trợ tối đa 4,15 0,59 23
cho công tác tham vấn học đường
5. Giám sát thường xuyên công tác tham vấn học đường tại các 4,68 0,67 12
trường học theo định kỳ
6. Cần tuyên truyền nhiều hơn nữa vế công tác tham vấn học 4,25 0,43 16
đường
7. Tạo cơ sở vật chất cho phù hợp tham vấn tâm lý 4,20 0,42 18
8. Tạo điều kiện để đối tượng và nhà trường có cơ hội tiếp xúc 4,18 0,43 20
với nhau
9. Cần bồi dưỡng tri thức chuyên môn và tri thức thực tế cho 4,73 0,46 11
tham vấn viên
10. Cần quan tâm hơn của các cơ quan, ban ngành và phụ huynh 4,11 0,44 24
học sinh
11. Tác động đến nhận thức của học sinh để các em thấy đây là 4,22 0,41 17
vấn đề cần thiết
12. Hỗ trợ kinh phí để duy trì phòng tham vấn 4,77 0,48 7
13. Tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao chuyên môn của 4,30 0,46 14
các tham vấn viên
14. Nâng cao vai trò nhà tham vấn trong nhà trường 4,16 0,41 21
15. Xây dựng đội ngũ nhà tham vấn học đường năng động 4,28 0,47 15
16. Tạo điều kiện về vật chất, chức danh để nhà tham vấn được 4,75 0,70 10
sống với nghề
17. Bộ cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để phòng 4,79 0,47 4
tham vấn hoạt động thống nhất, rõ rang
18. Các trường đại học cần đào tạo chuyên sâu ngành tham vấn 4,82 0,50 3
học đường
19. Nhà nước nên lập mã ngành tham vấn học đường 4,84 0,39 2
20. Cần có hiệp hội tham vấn học đường mang tầm quốc gia 4,85 0,35 1
21. Lãnh đạo trường học phải chỉ đạo cụ thể để giáo viên phối 4,16 0,46 22
hợp với nhà tham vấn
22. Nhà tham vấn phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ 4,79 0,49 5
năng cần thiết
23. Tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao chuyên môn của 4,20 0,40 19
đội ngũ làm công tác tham vấn
24. Nhà tham vấn phải cập nhật thường xuyên những thành tựu 4,79 0,45 6
của ngành tham vấn,

Kết quả của bảng 2.5 cho thấy những những ý kiến đóng góp của nhà tham vấn nhằm giúp
người làm công tác tham vấn học đường giảm bớt những khó khăn tâm lý trong công tác tham
vấn như sau:
“Cần có hiệp hội tham vấn học đường mang tầm quốc gia; nhà nước nên lập mã ngành
tham vấn học đường; các trường Đại học cần đào tạo chuyên sâu ngành tham vấn học đường và
bộ cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để phòng tham vấn hoạt động thống nhất, rõ
ràng” là bốn đề xuất mà các nhà tham vấn quan tâm nhiều nhất. Bởi vì muốn tham vấn học
đường trở thành chuyên nghiệp ở Việt Nam, thì phải có sự định hướng thật tốt của nhà nước và
các hiệp hội chuyên ngành.
Tiếp theo là yêu cầu dành cho người trực tiếp làm công tác tham vấn học đường “nhà tham
vấn phải trang bị cho mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết; nhà tham vấn phải cập nhật
thường xuyên những thành tựu của ngành tham vấn”. Quá trình tham vấn đạt hiệu quả cao hay
thấp, phụ thuộc rất nhiều vào bản lĩnh của nhà tham vấn. Do đó, nếu nhà tham vấn thiếu kiến
thức chuyên môn, ngoài việc mang lại hiệu quả không cao trong trong tham vấn, có thể sẽ hình
thành nên các tác dụng phụ làm cho người được tham vấn gặp nhiều khó khăn hơn sau khi nhờ sự
giúp đỡ của nhà tham vấn.
Những đề xuất tiếp theo của nhà tham vấn vẫn ở mức cao là “hỗ trợ kinh phí để duy trì
phòng tham vấn; thành lập một tổ chức khoa học chuyên về tham vấn học đường; nâng cao chất
lượng đội ngũ chuyên viên tham vấn học đường; tạo điều kiện về vật chất, chức danh để nhà
tham vấn được sống với nghề; cần bồi dưỡng tri thức chuyên môn và tri thức thực tế cho tham
vấn viên và giám sát thường xuyên công tác tham vấn học đường tại các trường học theo định
kỳ”, nhằm giúp cho công tác tham vấn học đường được ổn định và phát triển thật sự tại các
trường phổ thông. Công tác giám sát định kỳ ngoài việc kiểm tra đôn đốc người làm thực hiện
nghiêm túc, nó còn giúp cho nhà tham vấn có cơ hội chia sẽ với đồng nghiệp về chuyên môn mà
mình gặp phải mà chưa giải quyết được để nhờ sự hỗ trợ, ngượi lại nhà tham vấn có cơ hội hỗ trợ
những tình huống khó mà đồng nghiệp chưa có phương án tối ưu.
Mức khá cao là lựa chọn còn lại mà các nhà tham vấn quan tâm đó là các đề xuất “cần
hiểu đúng và xác định lại tầm quan trọng của tham vấn học đường trong trường học; tổ chức tốt
công tác đánh giá và nâng cao chuyên môn của các tham vấn viên; xây dựng đội ngũ nhà tham
vấn học đường năng động; cần tuyên truyền nhiều hơn nữa vế công tác tham vấn học đường; tác
động đến nhận thức của học sinh để các em thấy đây là vấn đề cần thiết; tạo cơ sở vật chất cho
phù hợp tham vấn tâm lý; tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao chuyên môn của đội ngũ làm
công tác tham vấn; tạo điều kiện để đối tượng và nhà trường có cơ hội tiếp xúc với nhau; nâng
cao vai trò nhà tham vấn trong nhà trường; lãnh đạo trường học phải chỉ đạo cụ thể để giáo viên
phối hợp với nhà tham vấn; sở giáo dục và ban giám hiệu cần hỗ trợ tối đa cho công tác tham vấn
học đường; cần quan tâm hơn của các cơ quan, ban ngành và phụ huynh học sinh”. Đây là những
đề suất rất thiết thực nhằm là giảm bớt khó khăn cho nhà tham vấn học đường và nâng cao chất
lượng của hoạt động này trong nhà trường.
Những đề xuất trên là có cơ sở từ thực tiễn công tác của các nhà tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh qua thời gian hoạt động trong chuyên ngành của họ.
Tóm lại, thông qua khảo sát thực trạng khó khăn tâm lý từ các nhà tham vấn học đường
đang tham gia hoạt động tại các trường phổ thông trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, có rất
nhiều nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong quá trình hoạt động, nhưng nguyên khách
quan là yếu tố tác động nhiều hơn trong khâu quyết định chất lượng của công tác tham vấn học
đường. Cho nên, để ngành tham vấn học đường phát triển thì nhà nước phải quan tâm đầu tư từ
rất nhiều khâu trong quá trình, đặc biệt là cấp mã ngành cho hoạt động trở thành chuyên nghiệp
và người làm tham vấn an tâm công tác.
Để nghiên cứu mang tính khách quan hơn, có độ tin cậy cao hơn, người nghiên cứu đã
khảo sát học sinh – người được hưởng lợi ích từ chương trình tham vấn học đường, nhằm tìm
hiểu thực chất học sinh đang gặp khó khăn gì trong cuộc sống và trong học tập, khi đó các em tìm
biện pháp hỗ trợ nào, các em có sử dụng dịch vụ tham vấn học đường hay không. Nếu các em
không sử dụng dịch vụ mà tìm giải pháp khác cho những khó khăn đó, điều này đồng nghĩa với
việc hoạt động tham vấn học đường chưa thật sự mang lại hiệu quả, nhà tham vấn chưa chuyên
nghiệp. Còn nếu kết quả cho ra là khi gặp khó khăn các em luôn sử dụng dịch vụ tham vấn học
đường trong trường thì điều này mâu thuẫn hoàn toàn với việc khảo sát các nhà tham vấn.

2.2.2. Kết quả nghiên cứu khảo sát trên học sinh

Bảng 2.6 Đánh giá của học sinh về những khó khăn trong cuộc sống và học tập
Khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Học quá nhiều 4,09 0,99 2
2. Không có thời gian học bài 3,40 1,10 11
3. Không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí 3,42 1,16 10
4. Không hiểu bài 2,99 0,97 19
5. Thời gian học và làm bài ở nhà quá nhiều 3,34 1,23 14
6. Giờ tập trung quá sớm 3,52 1,38 6
7. Thầy cô giảng bài khó hiểu và nghiêm khắc quá 3,18 1,03 16
8. Ba mẹ bất đồng ý kiến 2,84 1,27 21
9. Thầy cô ít tìm hiểu học sinh 3,46 1,13 8
10. Thầy cô không nghe ý kiến của học sinh 2,98 1,19 20
11. Học thêm nhiều chiếm hết thời gian 3,61 1,13 5
12. Nhà xa 2,83 1,30 22
13. Nhút nhát trong phát biểu 3,40 1,20 12
14. Chán nãn với một vài môn học 3,85 1,06 4
15. Học quá nhiều không tiếp thu bài hiệu quả 3,50 1,13 7
16. Không có anh chị để giúp đỡ trong học tập 3,25 1,36 15
17. Gia đình khó khăn không có điều kiện học thêm 2,41 1,21 24
18. Khó tiếp thu bài và dễ quên 3,37 1,12 13
19. Phụ huynh yêu cầu quá cao gây áp lực cho con cái 3,11 1,39 17
20. Học quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe 3,46 1,17 9
21. Gia đình khó khăn nên ít được quan tâm 2,24 1,04 25
22. Vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiến đóng học phí nên rất mệt 1,88 1,11 26
mõi
23. Cha mẹ không hiểu con cái, luôn áp đặt con cái 3,06 1,35 18
24. Áp lực thi cử 4,20 0,88 1
25. Lý thuyết nhiều chưa liên hệ thực tế 3,99 1,08 3
26. Cha mẹ không gần gũi con cái chỉ lo kiếm tiền 2,53 1,26 23

Kết quả của bảng 2.6 cho thấy đánh giá của học sinh về những khó khăn trong cuộc sống
và học tập như sau:
Mức khá cao: “áp lực thi cử; học quá nhiều; lý thuyết nhiều chưa liên hệ thực tế; chán nãn
với một vài môn học; học thêm nhiều chiếm hết thời gian; giờ tập trung quá sớm và học quá
nhiều không tiếp thu bài hiệu quả”. Như vậy khó khăn ở mức cao đối với học sinh là tập trung
chủ yếu vào khó khăn trong học tập vì đây là hoạt động chính của các em.
Mức trung bình: “thầy cô ít tìm hiểu học sinh; học quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe;
không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí; không có thời gian học bài; nhút nhát trong phát biểu; khó
tiếp thu bài và dễ quên; thời gian học và làm bài ở nhà quá nhiều; không có anh chị để giúp đỡ
trong học tập; thầy cô giảng bài khó hiểu và nghiêm khắc quá; phụ huynh yêu cầu quá cao gây áp
lực cho con cái; cha mẹ không hiểu con cái, luôn áp đặt con cái; không hiểu bài; thầy cô không
nghe ý kiến của học sinh; cha mẹ bất đồng ý kiến; nhà xa và cha mẹ không gần gũi con cái chỉ lo
kiếm tiền”. Những khó khăn trong cuộc sống của các em tập trung ở mức trung bình cho thấy
trong điều kiện kinh tế phát triển hiện nay thì vấn đề khó khăn thuộc về cuộc sống đã phần nào
giảm đi, nhưng những yêu cầu về học tập của cha mẹ đối với con cái ngày một cao hơn, làm cho
các em cảm thấy áp lực rất lớn, đặc biệt là áp lực thi cử.
Mức yếu: “gia đình khó khăn không có điều kiện học thêm; gia đình khó khăn nên ít được
quan tâm và vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiến đóng học phí nên rất mệt mỏi”. Những nguyên
nhân ở mức kém chủ yếu tập trung vào khó khăn trong cuộc sống, điếu đó phản ánh đúng sự phát
triển của xã hội hiện tại, nhưng thực tế này cũng cho thấy vẫn còn có học sinh phổ thông gặp phải
những khó khăn về kinh tế, khó khăn này phần nào làm giảm hiệu quả học tập của học sinh.
Tóm lại, khó khăn chủ yếu của học sinh phổ thông tập trung vào việc giải quyết các nhiệm
vụ học tập vì lý do thi cử được quá coi trọng trong xã hội hiện tại. Còn vì sự phát triển của kinh
tế trong giai đoạn hiện nay đã làm cho phần nào khó khăn trong cuộc sống của học sinh được
giảm xuống, các em có thể có điều kiện hơn trong học tập và theo đuổi những ước mơ của bản
thân.
Bảng 2.7 Đánh giá của học sinh về những nguyên nhân gây nên khó khăn trong cuộc sống và học
tập.
Nguyên nhân gây khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Học quá nhiều 4,13 0,90 1
2. Không sắp xếp thời gian được 3,69 0,94 10
3. Làm biếng học Văn 3,10 1,15 17
4. Không có thời gian làm bài ở nhà 3,05 1,15 18
5. Thầy cô không lắng nghe ý kiến của học sinh 3,05 1,13 19
6. Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều 3,40 1,17 14
7. Chịu áp lực cao 3,73 1,13 8
8. Hay quên 3,72 0,99 9
9. Học quá nhiều môn 4,05 0,93 3
10. Không thể tiếp thu nhanh 3,51 1,11 12
11. Nhồi nhét nhiều quá nên không vô được 3,84 1,08 7
12. Chương trình học quá nặng 3,92 1,08 5
13. Học quá nhiều nên bị điểm kém vì học không kịp 3,53 1,18 11
14. Giáo viên giảng quá nhanh nên không hiểu bài 3,30 1,06 15
15. Không có hứng thú trong một số môn 3,91 0,99 6
16. Không đủ sức khỏe 2,73 1,17 20
17. Thầy cô không hiểu tâm lý học sinh 3,44 1,15 13
18. Cha mẹ không quan tâm con cái, chỉ biết kiếm tiền 2,39 1,19 21
19. Hoàn cảnh khó khăn phải lo mưu sinh nên học tập kết quả 2,00 1,00 23
không cao
20. Cha mẹ hay cải lộn nên không có tinh thần học tập 2,36 1,27 22
21. Lý thuyết quá nhiều, thiếu thực hành 4,09 0,97 2
22. Ngại nói với thầy cô những gì không hiểu 3,95 1,01 4
23. Cha mẹ áp đặt theo ý của cha mẹ không nghĩ đến cảm nhận 3,20 1,40 16
của con cái
Kết quả của bảng 2.7 cho thấy đánh giá của học sinh về những nguyên nhân gây nên khó
khăn trong cuộc sống và học tập như sau:
Mức khá cao: “học quá nhiều; lý thuyết quá nhiều, thiếu thực hành; học quá nhiều môn;
ngại nói với thầy cô những gì không hiểu; chương trình học quá nặng; không có hứng thú trong
một số môn; nhồi nhét nhiều quá nên không vô được; chịu áp lực cao; hay quên; không sắp xếp
thời gian được; học quá nhiều nên bị điểm kém vì học không kịp và không thể tiếp thu nhanh”. Ở
mức này, cho thấy nguyên nhân gây nên khó khăn của học sinh tập trung chủ yếu vào vấn đề học
tập, trong đó nguyên nhân được các em lo lắng nhất là “học quá nhiều và chương trình học quá
nhiều môn”. Nếu những nguyên nhân này không được giải quyết thì sẽ kéo theo khó khăn trong
cuộc sống của các em.
Mức trung bình thể hiện: “thầy cô không hiểu tâm lý học sinh; cha mẹ kỳ vọng quá nhiều;
giáo viên giảng quá nhanh nên không hiểu bài; cha mẹ áp đặt theo ý của cha mẹ không nghĩ đến
cảm nhận của con cái; làm biếng học văn; không có thời gian làm bài ở nhà; thầy cô không lắng
nghe ý kiến của học sinh và không đủ sức khỏe”. Với mức này ta thấy thể hiện khá nhiều nguyên
nhân từ cha mẹ và sự kỳ vọng của họ đối với con cái làm cho học sinh gặp phải nhiều khó khăn.
Những nguyên nhân xuất phát từ giáo viên cũng là yếu tố tạo nên khó khăn trong học tập và cuộc
sống của học sinh, bởi vì học sinh luôn kỳ vọng khó lớn từ thầy cô giáo của các em, họ luôn là
hình mẫu và là chổ dựa tinh thần cho các em.
Mức yếu: “cha mẹ không quan tâm con cái, chỉ biết kiếm tiền; cha mẹ hay cải lộn nên
không có tinh thần học tập và hoàn cảnh khó khăn phải lo mưu sinh nên học tập kết quả không
cao”. Nhóm nguyên nhân này vẫn còn tồn tại, mặc dù ở mức kém nhưng cũng làm chúng ta phải
suy nghĩ.
Bảng 2.8 Đánh giá của học sinh về những khó khăn trong cuộc sống và học tập ảnh hưởng đến
hoạt động học tập của bản thân
Ảnh hưởng của khó khăn trong cuộc sống và học tập TB ĐLTC Thứ bậc
1. Đi học trễ 3,01 1,26 15
2. Thường buồn ngủ trong lớp học 3,79 1,08 5
3. Không tập trung 3,49 1,00 11
4. Không có thời gian làm bài 3,24 1,11 14
5. Bị cản trở trong học tập 2,96 1,09 16
6. Mệt mỏi 3,90 0,94 4
7. Chán nãn 3,67 1,06 8
8. Điểm kém trong kỳ kiểm tra 3,67 1,01 9
9. Học không kỹ 3,59 0,95 10
10. Không làm được bài tập khó 3,92 1,00 3
11. Học nhiều quá, nhiều lúc bị stress không biết mình đang làm 3,96 1,10 2

12. Không có thời gian nghỉ ngơi ảnh hưởng đến chất lượng học 3,69 1,19 7
tập
13. Căng thẳng trong học tập 4,04 0,88 1
14. Học tập sa sút không hiệu quả 3,48 1,08 12
15. Buồn gia đình dẫn đến học tập kém 2,68 1,25 19
16. Áp lực gia đình nên mất hứng thú học 2,83 1,32 18
17. Hiểu bài không sâu 3,70 0,97 6
18. Dễ gây ra bệnh tự kỷ 2,84 1,40 17
19. Không có thời gian giải trí nên kết quả học tập không cao 3,27 1,26 13
Kết quả của bảng 2.8 cho thấy đánh giá của học sinh về những khó khăn trong cuộc sống
và học tập ảnh hưởng đến hoạt động học tập của bản thân như sau:
Mức ảnh hưởng khá cao: “căng thẳng trong học tập; học nhiều quá, nhiều lúc bị stress
không biết mình đang làm gì; không làm được bài tập khó; mệt mỏi; thường buồn ngủ trong lớp
học; hiểu bài không sâu; không có thời gian nghỉ ngơi, ảnh hưởng đến chất lượng học tập; chán
nãn; điểm kém trong kỳ kiểm tra và học không kỹ”. Cho thấy khó khăn trong cuộc sống và học
tập ảnh hưởng rất lớn tới bản thân các em học sinh, những ảnh hưởng này chủ yếu là sức khỏe
tinh thần và kết quả học tập của học sinh.
Mức trung bình: “không tập trung; học tập sa sút không hiệu quả; không có thời gian giải
trí nên kết quả học tập không cao; không có thời gian làm bài; đi học trễ; bị cản trở trong học tập;
dễ gây ra bệnh tự kỷ; áp lực gia đình nên mất hứng thú học và buồn gia đình dẫn đến học tập
kém”. Ở mức này, học sinh cho rằng khó khăn tâm lý ảnh hưởng cuộc sống của các em như
không còn thời gian để nghỉ ngơi, giải trí để hồi phục sức khỏe tiếp tục học tập làm cho kết quả
học tập không như mong đợi.
Tóm lại: những khó khăn trong cuộc sống và học tập ảnh hưởng rất lớn các em, làm cho
các em không có thời gian nghỉ ngơi, vui chơi giải trí và kết quả học tập cũng bị ảnh hưởng, khó
khăn đã buộc các em phải nỗ lực rất lớn mới có thể thành công và điều nãy dẫn đến việc các em
dễ chán nãn.
Bảng 2.9. Những cách của học sinh dùng để khắc phục khó khăn trong hoạt động học tập của
bản thân
Cách khắc phục khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Ngủ sớm 3,70 1,12 13
2. Dùng kẹo cao su để không buồn ngủ 3,05 1,29 22
3. Tự lập thời khóa biểu học tập cho mình 3,65 1,05 15
4. Tranh thủ giờ rãnh học bài 3,75 0,98 9
5. Phải cố gắng học và làm bài đầy đủ 3,98 0,85 4
6. Học thêm để chạy kịp chương trình 3,47 1,07 19
7. Tự tìm phương pháp học tập tốt hơn 3,80 0,94 8
8. Phân bổ thời gian hợp lý 3,84 0,94 7
9. Sắp xếp việc học hợp lý 3,89 0,91 6
10. Tìm hiểu sâu thêm về bài học 3,58 1,04 17
11. Cố gắng giải quyết những khó khăn một cách nhanh chóng 3,74 0,95 10
12. Tận dụng những thời gian rãnh rỗi 3,71 0,97 12
13. Hỏi lại thầy cô những gì mình không hiểu 3,57 1,00 18
14. Xem bài trước khi đến lớp 3,74 0,95 11
15. Biết kết hợp giữa học và chơi 3,91 1,01 5
16. Xác định tương lai và cố gắng để đạt được 4,14 0,92 1
17. Cố gắng tiếp thu bài trong lớp 4,13 0,73 2
18. Lên kế hoạch học trong tuần 3,65 1,01 16
19. Sắp xếp để có thời gian giải trí 4,03 0,91 3
20. Thường xuyên ôn bài và làm bài 3,69 0,95 14
21. Không ham chơi 3,19 1,19 21
22. Thường xuyên đọc sách tham khảo 3,26 1,10 20

Kết quả của bảng 2.9 cho thấy cách của học sinh dùng để khắc phục khó khăn trong hoạt
động học tập của bản thân như sau:
Mức khá cao: “xác định tương lai và cố gắng để đạt được; cố gắng tiếp thu bài trong lớp;
sắp xếp để có thời gian giải trí; phải cố gắng học và làm bài đầy đủ; biết kết hợp giữa học và
chơi; sắp xếp việc học hợp lý; phân bổ thời gian hợp lý; tự tìm phương pháp học tập tốt hơn;
tranh thủ giờ rãnh học bài; cố gắng giải quyết những khó khăn một cách nhanh chóng; xem bài
trước khi đến lớp; tận dụng những thời gian rãnh rỗi; ngũ sớm; thường xuyên ôn bài và làm bài;
tự lập thời khóa biểu học tập cho mình; lên kế hoạch học trong tuần; tìm hiểu sâu thêm về bài học
và hỏi lại thầy cô những gì mình không hiểu”. Những giải pháp của học sinh lựa chọn ở mức khá
cao này cho thấy, để đạt được kết quả tốt trong học tập các em tự định hướng rất tích cực, tự tìm
ra giải pháp hợp lý và có khuynh đối mặt với các vấn đề khó khăn. Qua đó cho thấy học sinh đã
biết tự mình xoay sở với những vần đề của cuộc sống vả học tập.
Những biện pháp mà học sinh lựa chọn ở mức trung bình “học thêm để chạy kịp chương
trình; thường xuyên đọc sách tham khảo; không ham chơi và dùng kẹo cao su để không buồn
ngủ”, cho thấy hướng giải quyết nhờ sự trợ giúp từ bên ngoài không cao.
Bảng 2.10. Những đề xuất của học sinh nhằm giảm bớt những khó khăn trong hoạt động học tập
của bản thân
Đề xuất nhằm giảm bớt khó khăn TB ĐLTC Thứ bậc
1. Giờ tập trung trễ hơn 4,04 1,13 26
2. Cho nhai kẹo cao su trong giờ học 3,18 1,35 27
3. Có khó khăn gì nhờ thầy cô, bạn bè giúp đỡ 4,29 0,73 21
4. Giáo viên cho bài tập về nhà ít 4,06 1,04 25
5. Giáo viên cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh 4,45 0,78 13
6. Nên tổ chức các buổi học ngoại khóa 4,27 1,02 22
7. Lắp tivi, máy chiếu để tạo mối liên hệ giữa học và chơi 4,37 0,86 17
8. Sắp xếp lịch học hợp lý 4,35 0,71 18
9. Học căn bản và một ít nâng cao 4,17 0,91 24
10. Đừng tạo áp lực cho học sinh quá nhiều 4,59 0,61 4
11. Giảm bớt chương trình học 4,27 0,95 23
12. Giảng bài sinh động hơn 4,56 0,69 7
13. Nâng cao chất lượng giảng dạy 4,44 0,73 15
14. Nâng cấp cơ sở hạ tầng 4,34 0,87 19
15. Giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn 4,58 0,70 5
16. Thầy cô giảng bài chậm lại, kỹ hơn để học sinh dễ hiểu 4,56 0,62 8
17. Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh 4,60 0,65 3
18. Cần tăng thêm sự thân thiện và vui vẻ với học sinh để giảm 4,63 0,57 1
bớt áp lực
19. Nhà trường tạo sân chơi lành mạnh cho học sinh 4,57 0,69 6
20. Tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học 4,55 0,68 9
21. Tổ chức các buổi giải trí tại trường 4,50 0,76 11
22. Có những buổi sinh hoạt về tâm lý, hướng nghiệp 4,39 0,79 16
23. Cha mẹ nên quan tâm con cái nhiều hơn 4,44 0,80 14
24. Thời khóa biểu phải có thời gian nghỉ ngơi, giải trí 4,50 0,74 12
25. Giảm bớt những môn học không cần thiết 4,29 1,00 20
26. Tạo điều kiện để học đi đôi với hành 4,52 0,67 10
27. Thầy cô cần quan tâm, giúp đỡ học sinh tạo điều kiện cho 4,61 0,63 2
học sinh học tốt,

Kết quả của bảng 2.10 cho thấy đề xuất của học sinh nhằm giảm bớt những khó khăn
trong hoạt động học tập của bản thân như sau:
Khi chọn lựa các đề xuất, học sinh chọn các nội dung ở mức cao gồm “cần tăng thêm sự
thân thiện và vui vẻ với học sinh để giảm bớt áp lực; thầy cô cần quan tâm, giúp đỡ học sinh tạo
điều kiện cho học sinh học tốt; tạo cảm giác thoải mái cho học sinh; đừng tạo áp lực cho học sinh
quá nhiều; giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn; nhà trường tạo sân chơi lành mạnh
cho học sinh; giảng bài sinh động hơn; thầy cô giảng bài chậm lại, kỹ hơn để học sinh dễ hiểu;
tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu học; tạo điều kiện để học đi đôi với hành; tổ chức các
buổi giải trí tại trường và thời khóa biểu phải có thời gian nghỉ ngơi, giải trí”, cho thấy mong mỏi
của học sinh rất nhiều về mối quan hệ tốt giữa thầy trò. Áp lực về nội dung chương trình đã quá
nặng, nếu thêm sự căng thẳn trong mối quan hệ thầy trò sẽ tạo áp lực rất lớn cho học sinh, hậu
quả là kết quả học tập không cao. Cũng vì chương trình học quá nặng làm chiếm hết thời gian
nghỉ ngơi của học sinh, cho nên các em bị áp lực tâm lý hơn nữa trong cuộc sống, dẫn đến cảm
thấy không thoải mái trong học tập. Thêm vào đó, chương trình học quá nặng lý thuyết luôn làm
mất hứng thú học tập của học sinh, cho nên các em đề xuất giải pháp “học đi đôi với hành” để
tăng cường động cơ học tập. Học bổng khuyến khích học tập có thể là không đủ lớn để giúp các
em trang trải tất cả chi phí học tập, nhưng nó là động lực thúc đẩy các em học tập tốt hơn.
Mức khá cao: “giáo viên cần lắng nghe tâm tư nguyện vọng của học sinh; cha mẹ nên
quan tâm con cái nhiều hơn; nâng cao chất lượng giảng dạy; có những buổi sinh hoạt về tâm lý,
hướng nghiệp; lắp tivi, máy chiếu để tạo mối liên hệ giữa học và chơi; sắp xếp lịch học hợp lý;
nâng cấp cơ sở hạ tầng; giảm bớt những môn học không cần thiết; có khó khăn gì nhờ thầy cô,
bạn bè giúp đỡ; nên tổ chức các buổi học ngoại khóa; giảm bớt chương trình học; học căn bản và
một ít nâng cao; giáo viên cho bài tập về nhà ít và giờ tập trung trễ hơn”. Với lựa chọn trên, cho
thấy học sinh muốn tập trung vào vấn đề giải quyết khó khăn về tâm lý, nâng cao đời sống tinh
thần để các em cảm thấy việc học được nhẹ nhàn hơn, ít áp lực hơn.
Với giải pháp “cho nhai kẹo cao su trong giờ học” chỉ là lựa chọn ở mức trung bình, cho
thấy học sinh có suy nghĩ tích cực trong việc cải thiện những khó khăn và các em cũng ý thức rất
rõ vấn đề khó khăn chỉ có thể giải quyết khi tinh thần được thoải mái.
Tóm lại, qua khảo sát thực trạng khó khăn của học sinh phổ thông tại thành phố Hồ Chí
Minh, ta thấy có rất nhiều nguyên nhân khách quan tạo nên khó khăn cho các em trong cuộc sống
và học tập, trong đó tiêu biểu nhất là áp lực thi cử và thành tích học tập. Ngoài ra, mối quan hệ
giữa thầy cô với học sinh còn quá nhiều bất ổn đã làm cho các em vốn đã khó khăn lại tăng thêm
áp lực. Về nguyên nhân chủ quan ta nhận thấy không phải là vấn đề chủ yếu của học sinh mà nó
chỉ là hệ quả từ nguyên nhân khách quan.
Khi gặp khó khăn, học sinh thường tự tìm cách giải quyết theo suy nghĩ của bản thân chứ
chưa tìm tới sự trợ giúp từ phía giáo viên hay nhà tham vấn học đường. Điều đó cho thấy hoạt
động tham vấn học đường ở các trường phổ thông chưa thật sự đồng hành cùng học sinh hay nói
cách khác là học sinh chưa biết về dịch vụ này có tồn tại trong nhà trường phổ thông hoặc chưa
rõ được chức năng của nó. Nhưng với học sinh, nhu cầu sử dụng dịch vụ tham vấn học đường là
rất cao, cho nên khi đề xuất giải pháp giúp giảm khó khăn trong cuộc sống và học tập các em đã
đề cập đến vấn đề giúp đỡ tâm lý và mong muốn sự thay đổi thái độ của thầy cô trong quá trình
giảng dạy cũng như những hoạt động khác trong nhà trường.

2.2.3. So sánh kết quả khảo sát từ người làm công tác tham vấn học đường

Bảng 2.11. So sánh đánh giá của người làm tham vấn học đường về những khó khăn tâm lý của
tham vấn viên thường gặp trong công tác Tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
Khó khăn tâm lý Giáo viên Giáo viên Giáo viên F P
đứng lớp tham vấn kiêm
nhiệm
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
TC TC TC
1. Cách thức làm tham vấn trong trường học 3,46 1,45 3,90 0,55 4,09 0,38 5,15 0,008
2. Không trợ giúp những vấn đề mà học sinh 2,92 1,18 3,45 0,60 3,75 0,75 6,12 0,003
gặp
3. Sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, giáo viên và 3,83 0,83 3,90 0,30 4,03 0,30 1,673 0,193
nhân viên trong trường
4. Thiếu cơ sở vật chất 4,00 0,70 4,40 0,68 4,51 0,56 3,89 0,024
5. Lúng túng trong việc tiếp cận với học sinh 3,15 1,28 2,50 0,82 4,03 1,25 13,71 0,000
6. Lúng túng về việc phân loại các trường hợp 3,00 1,08 2,50 0,82 4,17 1,17 20,32 0,000
tham vấn học đường
7. Không quan sát được vẻ mặt của đối tượng 3,46 1,05 3,90 0,30 3,92 0,51 3,47 0,035
khi tham vấn qua điện thoại
8. Các phòng tham vấn ở trường học chưa 3,92 1,11 3,95 0,51 3,98 0,28 0,09 0,910
được đầu tư đúng mức nên các đối tượng còn
ngại ngùng không dám tiếp cận
9. Hoạt động tham vấn chưa được quan tâm 4,00 0,81 3,95 0,39 4,07 0,36 0,66 0,518
đúng mức
10. Chưa sâu sát nhiều để rút kinh nghiệm 3,69 0,75 4,60 0,59 4,40 0,63 8,52 0,000
11. Chưa được sự quan tâm của nhà trường và 3,92 1,03 4,10 0,30 3,95 0,45 0,64 0,529
cơ quan các cấp
12. Là hoạt động cá thể, riêng lẻ của từng tham 3,46 1,12 4,80 0,41 4,68 0,66 18,17 0,000
vấn viên
13. Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh có suy 3,69 1,25 4,55 0,51 4,35 0,60 6,34 0,003
nghĩ chỉ cần tham vấn một lần là đủ không cần
đầu tư nhiều thời gian
14. Xác định, đánh giá hiệu quả sau mỗi lần 3,38 1,04 4,25 0,44 4,12 0,60 8,16 0,001
tham vấn
15. Kiểm soát các cảm xúc của nhà tham vấn 3,53 0,77 3,30 0,73 4,26 0,89 11,75 0,000
16. Nhận định chủ quan về kiến thức của nhà 3,69 0,85 3,95 0,51 4,04 0,41 2,63 0,077
tham vấn
17. Hội đồng sư phạm chưa quan tâm nhiều 3,61 1,26 4,00 0,00 4,00 0,35 2,89 0,060
đến tham vấn học đường
18. Nhà tham vấn thiếu kỹ năng khai thác thông 3,92 1,11 2,60 1,09 4,10 1,20 12,67 0,000
tin ở phụ huynh và học sinh
19. Thiếu sự hợp tác với nhà tham vấn từ phía 3,84 0,80 4,00 0,00 3,96 0,43 0,49 0,613
nhà trường
20. Nhà tham vấn thiếu tự tin, kỹ năng làm 3,46 1,19 2,45 0,88 4,10 1,24 15,38 0,000
việc trong hoạt động tham vấn học đường
21. Phụ huynh và học sinh không quan tâm 3,46 0,96 4,25 0,63 4,12 0,51 7,37 0,001
đến lịch hẹn của nhà tham vấn
22. Thù lao quá thấp 4,23 0,72 4,75 0,55 4,92 0,27 14,69 0,000
23. Xã hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của 4,07 1,03 4,05 0,39 4,10 0,36 0,11 0,894
tham vấn viên trong lĩnh vực tham vấn học
đường
24. Không biết bắt đầu từ đâu 3,46 1,26 2,30 0,65 4,10 1,22 19,47 0,000
25. Khó tiếp xúc với phụ huynh và học sinh 3,61 1,19 2,60 0,88 4,14 1,20 13,85 0,000
Chú thích:
- Kiểm nghiệm F để so sánh sự đánh giá của ba đối tượng nhà tham vấn được khảo sát
trong đề tài.
- P là xác suất ý nghĩa của kiểm nghiệm, với mức xác suất sai lầm 0,05, nếu P<0.05  có
sự khác biệt ý nghĩa.
Trong điều kiện của Việt Nam, tham vấn học đường chưa chuyên nghiệp, cho nên người
tham gia làm công tác này có khá nhiều thành phần. Để tiện phân biệt trong khảo sát và nghiên
cứu, trong khuôn khổ đề tài người nghiên cứu tạm chia nhà tham vấn thành ba đối tượng với tên
tương ứng như sau: giáo viên chỉ giảng dạy và không được phân công làm tham vấn nhưng họ có
hỗ trợ tâm lý cho học sinh thì gọi là giáo viên đứng lớp, giáo viên vừa giảng dạy vừa được phân
công làm tham vấn học đường gọi là giáo viên kiêm nhiệm và giáo viên không giảng dạy mà chỉ
làm tham vấn học đường được gọi là giáo viên tham vấn.
Theo bảng 2.11, ta có sự so sánh đánh giá của người làm tham vấn học đường về những
khó khăn tâm lý của tham vấn viên thường gặp trong công tác Tham vấn học đường tại thành phố
Hồ Chí Minh biểu hiện như sau:
Những khó khăn mà cả ba đối tượng nhà tham vấn học đường đánh giá không có sự khác
biệt là “thiếu sự hỗ trợ của ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên trong trường; các phòng tham
vấn ở trường học chưa được đầu tư đúng mức nên các đối tượng còn ngại ngùng không dám tiếp
cận; hoạt động tham vấn chưa được quan tâm đúng mức; chưa được sự quan tâm của nhà trường
và cơ quan các cấp; nhận định chủ quan và kiến thức của nhà tham vấn; hội đồng sư phạm chưa
quan tâm nhiều đến tham vấn học đường; thiếu sự hợp tác với nhà tham vấn từ phía nhà trường
và xã hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tham vấn viên trong lĩnh vực tham vấn học đường”.
Qua đó cho thấy, đây là những khó khăn chung của công tác tham vấn học đường, cho nên bất cứ
ai khi tham gia vào hoạt động điều nhận thấy khó khăn này. Ngoài ra, còn rất nhiều khó khăn mà
các đối tượng làm tham vấn khác nhau có đánh giá khác nhau.
Với người làm tham vấn là giáo viên kiêm nhiệm thì cho rằng những khó khăn như “Cách
thức làm tham vấn trong trường học; không trợ giúp những vấn đề mà học sinh gặp; thiếu cơ sở
vật chất; lúng túng trong việc tiếp cận với học sinh; lúng túng về việc phân loại các trường hợp
tham vấn học đường; không quan sát được vẻ mặt của đối tượng khi tham vấn qua điện thoại;
kiểm soát các cảm xúc của nhà tham vấn; nhà tham vấn thiếu kỹ năng khai thác thông tin ở phụ
huynh và học sinh; nhà tham vấn thiếu tự tin, kỹ năng làm việc trong hoạt động tham vấn học
đường; thù lao quá thấp; không biết bắt đầu từ đâu; khó tiếp xúc với phụ huynh và học sinh”, là
thường gặp hơn các khó khăn khác trong hoạt động tham vấn học đường. Bởi vì, giáo viên kiêm
nhiệm có hai đối tượng được đào tạo khác nhau, một là những người học chuyên ngành tâm lý
giáo dục, hai là những người được đào tạo những ngành khác nhưng chuyển sang đảm nhiệm
công tác tham vấn học đường. Cho nên, họ thiếu kỹ năng cơ bản của chuyên ngành tham vấn
hoặc họ không có kiến thức cơ bản về khoa học tâm lý, đó là lý do tại sao họ lúng túng trong việc
tiếp xúc với đối tượng và không biết cách quản lý cảm xúc của bản thân nhà tham vấn.
Đối với giáo viên tham vấn, hầu hết là những người xuất thân từ chuyên ngành tâm lý giáo
dục, nên có chuyên môn gần với ngành tham vấn học đường, do đó họ nhìn thấy các khó khăn
thuộc về chuyên môn nhiều hơn, các khó khăn đó là “Chưa sâu sát nhiều để rút kinh nghiệm; là
hoạt động cá thể, riêng lẻ của từng tham vấn viên; ban giám hiệu, giáo viên và học sinh có suy
nghĩ chỉ cần tham vấn một lần là đủ không cần đầu tư nhiều thời gian; chưa xác định, đánh giá
hiệu quả sau mỗi lần tham vấn; phụ huynh và học sinh không quan tâm đến lịch hẹn của nhà
tham vấn”.
Tóm lại, qua khảo sát những khó khăn tâm lý từ người trực tiếp làm công tác tham vấn
học đường, người nghiên cứu nhận thấy những người học các ngành ngoài tâm lý giáo dục khi
tham gia vào công việc tham vấn dễ gặp phải những khó khăn về kỹ năng nghề nghiệp như cách
tiếp cận đối tượng, cách thu thập thông tin,…. Còn đối với người làm tham vấn học đường được
đào tạo chuyên ngành tâm lý giáo dục, tuy vẫn thiếu kỹ năng tham vấn nhưng họ ít gặp khó khăn
về mãn này hơn các nhà tham vấn còn lại. Khó khăn mà họ gặp phải thường xuyên thuộc vấn đề
làm gì để nâng cao năng lực chuyên môn của nhà tham vấn và các lỗi chuyên môn trong quá trình
tham vấn.
Bảng 2.12. So sánh đánh giá của người làm tham vấn về những nguyên nhân gây nên khó khăn
tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh.
Nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý Giáo viên Giáo viên Giáo viên F P
đứng lớp tham vấn kiêm
nhiệm
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
TC TC TC
1. Thiếu kiến thức chuyên môn 3,61 1,26 4,80 0,52 4,60 0,93 7,51 0,001

2. Cách nhìn nhận của Ban giám hiệu, giáo 3,92 0,95 4,00 0,32 3,95 0,54 0,07 0,925
viên, nhân viên, sở Giáo dục và đào tạo về
tầm quan trọng của công tác tham vấn học
đường chưa đồng bộ, thống nhất
3. Sự đầu tư về người và cơ sở vật chất cho 4,15 0,55 3,95 0,22 4,01 0,62 0,52 0,592
tham vấn học đường
4. Tham vấn viên chưa tâm huyết với công 3,46 1,19 3,05 0,39 3,98 0,93 8,95 0,000
tác tham vấn
5. Lương của chuyên viên tham vấn quá ít 3,92 1,03 4,85 0,36 4,84 0,67 10,24 0,000
6. Chưa có hệ thống hỗ trợ công tác tham 4,07 1,03 4,35 0,48 4,42 0,75 1,141 0,324
vấn học đường trong trường
7. Chưa có chuẩn đánh giá chung về công 3,92 0,86 4,85 0,36 4,76 0,72 8,87 0,000
tác tham vấn học đường
8. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành 4,07 0,95 4,90 0,30 4,75 0,47 10,55 0,000
làm công tác tham vấn học đường
9. Đội ngũ làm công tác tham vấn học 4,30 0,63 4,85 0,48 4,79 0,44 6,24 0,003
đường còn thiếu
10. Đầu tư chuyên môn chưa đầy đủ 4,00 1,35 4,80 0,52 4,78 0,60 6,52 0,002
11. Chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh 3,53 1,12 4,60 0,50 4,46 0,59 11,95 0,000
hoạt chuyên đề về tâm lý
12. Chưa tin thưởng vào đội ngũ làm công tác 3,38 1,32 4,05 0,22 3,98 0,41 6,16 0,003
tham vấn
13. Phụ huynh và học sinh chưa tin tưởng 3,92 1,03 4,10 0,30 4,03 0,30 0,56 0,572
hoặc thiếu quan tâm tham vấn học đường
14. Công tác tuyên truyền còn hạn chế 4,07 1,03 4,05 0,22 4,04 0,27 0,02 0,976
15. Người làm công tác chưa được quan tâm, 3,92 0,75 4,85 0,36 4,60 0,68 8,63 0,000
chưa được đào tạo chuyên sâu
16. Không có một tổ chức chính thức của 3,84 0,89 4,85 0,36 4,89 0,36 27,72 0,000
những người làm công tác tham vấn học
đường

17. Hợp đồng làm việc mang tính cá nhân và 3,84 0,68 3,95 0,51 4,06 0,39 1,37 0,257
mang tính thời vụ không tạo cảm giác
thoải mái
18. Chưa có kinh phí duy trì hoạt động 4,07 0,75 4,65 0,48 4,60 0,63 4,26 0,017
19. Công tác tổ chức riêng lẻ chưa đồng bộ 4,15 0,55 4,00 0,32 4,00 0,56 0,48 0,616
20. Áp lực trách nhiệm giữa thời gian tham 4,07 0,75 3,95 0,51 4,07 0,32 0,66 0,519
vấn ít ỏi và thời gian dạy học ở trường
21. Tâm lý đối phó, qua loa trong chuyên 4,15 0,68 3,10 0,64 3,96 0,83 10,82 0,000
môn và hoạt động tham vấn chưa thực sự
chứng minh được hiệu quả
22. Nhận thức tham vấn đối với học sinh còn 3,84 0,98 4,00 0,32 4,01 0,37 0,64 0,525
thấp
23. Học sinh còn e ngại, chưa hiểu rõ về tham 3,92 1,18 4,00 0,32 4,04 0,27 0,34 0,707
vấn
24. Vai trò của nhà tham vấn ở trường chưa 4,00 0,70 4,05 0,22 4,01 0,33 0,08 0,921
cao
25. Nhà nước chưa có mã ngành và chính 4,38 0,96 4,80 0,41 4,82 0,38 4,34 0,016
sách cụ thể cho nghề tham vấn học đường
26. Nhận thức vai trò cần thiết của công tác 4,30 0,48 4,05 0,22 4,09 0,34 2,51 0,087
tham vấn học đường chưa cao
27. Chưa có hiệp hội chuyên môn của ngành 4,07 0,64 4,80 0,41 4,71 0,51 9,41 0,000
để hỗ trợ cho các nhà tham vấn học đường
khi gặp khó khăn
28. Nhà tham vấn không có thời gian để tìm 3,69 1,03 3,95 0,51 3,98 0,51 1,25 0,290
hiểu thông tin chung quanh học sinh
29. Nhà trường chưa có chủ trương cụ thể 3,84 0,98 4,10 0,30 3,92 0,48 1,07 0,347

Qua bảng 2.12, so sánh đánh giá của người làm tham vấn về những nguyên nhân gây nên
khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh được thể hiện
như sau:
Có 13 nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường được các
giáo viên thuộc các nhóm đối tượng khác nhau có nhận định tương đồng đó là “Cách nhìn nhận
của ban giám hiệu, giáo viên, nhân viên, sở giáo dục về tầm quan trọng của công tác tham vấn
học đường chưa đồng bộ, thống nhất; chưa có sự đầu tư về người và cơ sở vật chất cho tham vấn
học đường; chưa có hệ thống hỗ trợ công tác tham vấn học đường trong trường; phụ huynh và
học sinh chưa tin tưởng hoặc thiếu quan tâm đến tham vấn học đường; công tác tuyên truyền còn
hạn chế; hợp đồng làm việc mang tính cá nhân và mang tính thời vụ không tạo cảm giác thoải
mái; công tác tổ chức riêng lẻ chưa đồng bộ; áp lực trách nhiệm giữa thời gian tham vấn ít ỏi và
thời gian dạy học ở trường; nhận thức tham vấn đối với học sinh còn thấp; học sinh còn e ngại,
chưa hiểu rõ về tham vấn; vai trò của nhà tham vấn ở trường chưa cao; nhận thức vai trò cần thiết
của công tác tham vấn học đường chưa cao; nhà tham vấn không có thời gian để tìm hiểu thông
tin chung quanh học sinh và nhà trường chưa có chủ trương cụ thể”. Các nguyên nhân này là
nguyên nhân khác quan tác động đến công tác tham vấn học đường, gây nên các khó khăn tâm lý
cho nhà tham vấn, các nguyên nhân này sẽ còn tồn tại cho đến khi nào ngành tham vấn học
đường Việt Nam trở nên chuyên nghiệp.
“Tham vấn viên chưa tâm huyết với công tác tham vấn; không có một tổ chức chính thức
của những người làm công tác tham vấn học đường; nhà nước chưa có mã ngành và chính sách
cụ thể cho nghề tham vấn học đường” là những nguyên nhân mà các giáo viên kiêm nhiệm đánh
giá gây nên khó khăn tâm lý nhiều nhất trong quá trình công tác.
“Nhà tham vấn thiếu kiến thức chuyên môn; lương của chuyên viên tham vấn quá ít; chưa
có chuẩn đánh giá chung về công tác tham vấn học đường; chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu
ngành làm công tác tham vấn học đường; đội ngũ làm công tác tham vấn học đường còn thiếu;
đầu tư chuyên môn chưa đầy đủ; chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt chuyên đề về tâm
lý; chưa tin tưởng vào đội ngũ làm công tác tham vấn; người làm công tác chưa được quan tâm,
chưa được đào tạo chuyên sâu; chưa có kinh phí duy trì hoạt động; chưa có hiệp hội chuyên môn
của ngành để hỗ trợ cho các nhà tham vấn học đường khi gặp khó khăn” là nhận định chung của
các nhà tham vấn khi được hỏi, nhưng giáo viên tham vấn là những người quan tâm tới nguyên
nhân này nhiều hơn hai nhóm giáo viên còn lại. Đều đó cho thấy, khi đảm trách chính công việc
tham vấn, nhà tham vấn phải đối mặt với nhiều vấn đề hơn trong công tác.
“Tâm lý đối phó, qua loa trong chuyên môn và hoạt động tham vấn chưa thực sự chứng
minh được hiệu quả’ là nguyên nhân mà giáo viên đứng lớp cho rằng đã gây ra nhiều khó khăn
tâm lý nhất, nhưng giáo viên tham vấn thì đánh không cao nguyên nhân này. Bởi vì, giáo viên
đứng lớp tham gia công tác tham vấn theo cánh là, nếu có học sinh nhờ giúp đỡ thì giáo viên thực
hiện, đạt kết quả tốt là điều may mắn cho học sinh, còn ngược lại thì các em tự tìm cách khác chứ
nhà tham vấn không chịu trách nhiệm về chất lượng của buổi làm việc đó, cho nên cảm nhận của
họ là làm qua loa. Ngược lại, đối với giáo viên tham vấn, công việc chính của họ là tham vấn,
vậy thì chất lượng tham vấn là chất lượng của công việc, cho nên tâm lý làm việc qua loa, không
có trách nhiệm không được phép tồn tại.
Tóm lại, nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường hầu
hết tập trung ở nguyên nhân khác quan, vì trong điều kiện của ngành tham vấn học đường hiện tại
chưa phổ biến, chưa được xã hội quan tâm. Thêm vào đó trình độ chuyên môn của các nhà tham
vấn học đường cũng chưa đồng điều trong quá trình đào tạo, cho nên có sự khác biệt trong đánh
giá nguyên nhân gây nên khó khăn tâm lý trong công tác.
Bảng 2.13. So sánh đánh giá của người làm tham vấn về những khó khăn tâm lý ảnh hưởng đến
hiệu quả hoạt động tham vấn học đường của nhà tham vấn
Ảnh hưởng Giáo viên Giáo viên Giáo viên F P
đứng lớp tham vấn kiêm
nhiệm
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
TC TC TC
1. Rất ít học sinh biết và đến phòng tham 3,69 1,03 4,55 0,60 4,71 0,45 16,38 0,000
vấn tâm lý
2. Chưa thể hỗ trợ cho học sinh đến nơi đến 4,07 0,86 4,00 0,64 4,20 0,97 0,42 0,656
chốn khi gặp những khó khăn về tâm lý
3. Chưa xác định được nguyên nhân thực sự 3,69 0,94 3,45 1,09 4,23 1,17 4,18 0,018
của từng trường hợp tham vấn học đường
4. Học sinh chưa tin tưởng vào hoạt động 4,15 1,06 3,75 0,55 3,90 0,81 0,99 0,375
của nhà tham vấn
5. Hiệu quả tham vấn chưa cao 4,30 0,63 3,95 0,39 3,95 0,82 1,32 0,272
6. Học sinh còn e dè không thoải mái để mở 4,30 0,85 3,95 0,39 3,95 0,78 1,32 0,272
lòng bày tỏ
7. Tham vấn không đúng với nội dung yêu 3,46 1,26 2,90 0,85 3,48 0,99 2,64 0,076
cầu
8. Người làm công tác tham vấn thiếu nhiệt 3,69 1,10 3,10 0,55 3,57 1,06 2,07 0,131
tình, chán nãn
9. Không có người kiểm soát, hỗ trợ người 4,15 0,68 3,90 0,30 4,04 0,86 0,48 0,620
làm tham vấn
10. Không có sinh hoạt chung cho các nhà 3,53 1,56 4,35 0,67 4,39 0,95 3,96 0,022
tham vấn để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm
11. Chưa có sự phối hợp giữa tham vấn viên 4,30 0,63 3,90 0,44 3,96 0,77 1,50 0,226
và giáo viên chủ nhiệm trong việc giải
quyết các vướng mắt của học sinh
12. Làm chưa hiệu quả, tham vấn cho có, cho 4,07 0,64 3,35 0,58 3,64 1,02 2,50 0,087
xong chuyện
13. Có chỉ tiêu các phòng tham vấn ở trường 4,15 0,89 3,95 0,39 3,92 0,74 0,58 0,562
nhưng số lượng và chất lượng không
mang tính hiệu quả
14. Học sinh và phụ huynh không coi trọng 4,07 1,03 4,00 0,32 3,89 0,73 0,45 0,639
hoạt động tham vấn học đường trong nhà
trường
15. Môi trường làm việc của nhà tham vấn 4,30 0,63 3,95 0,39 3,85 0,77 2,24 0,111
không bảo đảm
16. Hoạt động tham vấn học đường chưa thể 4,38 0,65 4,20 0,52 4,15 0,94 0,39 0,673
trở thành chuyên nghiệp ở Việt Nam
17. Các trường hợp tham vấn thường bị gián 3,53 1,56 3,80 0,69 3,93 0,75 1,14 0,324
đọan không liên tục
18. Nhà trường chưa thấy được hiệu quả đích 3,69 0,94 3,95 0,22 3,90 0,72 0,62 0,540
thực của công tác tham vấn
19. Đội ngũ sư phạm xem thường người làm 3,92 1,03 3,95 0,39 3,78 0,80 0,45 0,636
tham vấn học đường
Qua bảng 2.13, so sánh đánh giá của người làm tham vấn về những khó khăn tâm lý ảnh
hưởng đến hiệu quả hoạt động tham vấn học đường của nhà tham vấn, cho thấy hầu như không
có sự khác biệt trong đánh giá giữa ba nhóm nhà tham vấn với các ảnh hưởng như sau: “Chưa thể
hỗ trợ cho học sinh đến nơi đến chốn khi gặp những khó khăn về tâm lý; học sinh chưa tin tưởng
vào hoạt động của nhà tham vấn; hiệu quả tham vấn chưa cao; học sinh còn e dè không thoải mái
để mở lòng bày tỏ; tham vấn không đúng với nội dung yêu cầu; người làm công tác tham vấn
thiếu nhiệt tình, chán nãn; không có người kiểm soát, hỗ trợ người làm tham vấn; chưa có sự phối
hợp giữa tham vấn viên và giáo viên chủ nhiệm trong việc giải quyết các vướng mắt của học
sinh; làm chưa hiệu quả, tham vấn cho có, cho xong chuyện; có chỉ tiêu các phòng tham vấn ở
trường nhưng số lượng và chất lượng không mang tính hiệu quả; học sinh và phụ huynh không
coi trọng hoạt động tham vấn học đường trong nhà trường; môi trường làm việc của nhà tham
vấn không bảo đảm; hoạt động tham vấn học đường chưa thể trở thành chuyên nghiệp ở Việt
Nam; các trường hợp tham vấn thường bị gián đọan không liên tục; nhà trường chưa thấy được
hiệu quả đích thực của công tác tham vấn; đội ngũ sư phạm xem thường người làm tham vấn học
đường”. Bởi vì đây là những ảnh hưởng mà bất cứ người nào tham gia vào công tác tham vấn học
đường điều có thể nhận ra trong giai đoạn hiện nay.
Nhưng có sự khác biệt trong đánh giá ảnh hưởng khó khăn tâm lý đến hiệu quả của tham
vấn học đường giữa ba nhóm nhà tham vấn, trong đó nhà tham vấn là giáo viên kiêm nhiêm cho
rằng ảnh hưởng của khó khăn tâm lý làm cho “rất ít học sinh biết và đến phòng tham vấn tâm lý;
chưa xác định được nguyên nhân thực sự của từng trường hợp tham vấn học đường; không có
sinh hoạt chung cho các nhà tham vấn để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm” là rất rõ. Với giáo viên
kiêm nhiệm, ngoài việc tiếp xúc với học sinh trong khi tham vấn họ còn có thời gian tiếp xúc với
các em trong các tình huống khác, đó là cơ hội để các em phản ảnh những điều mà không thể nói
trong lúc được tham vấn. Chất lượng tham vấn rất khó đánh giá chính xác từ các nhà tham vấn,
nhưng với người được tham vấn sẽ thấy rất rõ kết quả của quá trình chuyển biến của bản thân,
cho nên nhận định của học sinh về chất lượng tư vấn chính xác hơn rất nhiều và giáo viên kiêm
nhiêm sẽ được học sinh phản ánh vấn đề này.
Tóm lại, ảnh hưởng của khó khăn tâm lý đến hiệu quả của công tác tham vấn học đường là
rất rõ ràng và cả ba nhóm nhà tham vấn đều có nhận định giống nhau về sự ảnh hưởng đó, chỉ có
ba ảnh hưởng là có sự khác biệt trong nhận định của ba nhóm nhà tham vấn.
Bảng 2.14. So sánh đánh giá của giáo viên về những biện pháp để khắc phục khó khăn tâm lý
trong công tác của bản thân
Biện pháp Giáo viên Giáo viên Giáo viên F P
đứng lớp tham vấn kiêm
nhiệm
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
TC TC TC
1. Tự đọc tài liệu làm theo cách riêng của 4,23 0,83 4,85 0,48 4,73 0,91 2,43 0,093
mình
2. Tham gia các khóa học ngắn hạn về tham 4,38 0,50 4,85 0,48 4,70 0,97 1,21 0,301
vấn học đường để nâng cao chuyên môn
3. Cố gắng tìm hiểu, tìm các khai thác hết 4,30 0,48 4,80 0,41 4,46 0,81 2,27 0,108
những vấn đề của đối tượng nếu có thể
4. Tìm cơ hội tiếp cận để gần gũi học sinh 4,15 0,55 4,90 0,30 4,53 0,81 4,46 0,014
hơn
5. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong 4,07 0,49 4,85 0,36 4,67 0,79 5,21 0,007
việc tìm hiểu đối tượng
6. Tuyên truyền rộng rãi các chuyên đề mà 3,92 0,86 4,00 0,32 4,00 0,59 0,09 0,909
học sinh thích
7. Thường xuyên trao dồi chuyên môn với 4,23 0,59 4,65 0,48 4,59 0,81 1,53 0,221
bạn bè, đồng nghiệp
8. Bố trí phòng tham vấn phù hợp lôi cuốn 4,23 0,59 4,00 0,32 3,95 0,62 1,25 0,290
học sinh
9. Chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp 4,15 0,68 3,85 0,67 4,39 0,93 3,10 0,050
10. Đóng góp ý kiến về tham vấn tâm lý với 4,23 0,59 4,00 0,32 3,95 0,62 1,25 0,290
nhà trường
11. Tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức xã 4,30 0,48 4,60 0,50 4,34 0,82 1,04 0,357
hội khác nếu có thể
12. Đề nghị các chính sách hợp lý cho chuyên 4,38 0,65 4,80 0,52 4,68 0,79 1,33 0,269
viên tham vấn học đường
13. Tham gia các tổ chức, hiệp hội tham vấn 3,92 0,49 4,70 0,65 4,43 0,97 3,18 0,046
học đường trên thế giới
14. Mở rộng liên kết với các chuyên viên làm 4,00 0,57 4,85 0,36 4,60 0,80 5,78 0,004
trong lĩnh vực nhà trường
15. Không ngừng rèn luyện bản thân 4,00 0,81 4,85 0,36 4,76 0,77 6,90 0,002
16. Có cái nhìn lạc quan hơn trong từng hoàn 4,00 0,57 4,30 0,73 3,62 0,98 4,66 0,012
cảnh
17. Giúp Ban giám hiệu hiểu rõ ý nghĩa của 4,15 0,80 3,90 0,55 3,84 0,64 1,22 0,299
công tác tham vấn học đường
18. Tham gia trường xuyên các hội thảo, hội 4,07 0,64 4,55 0,82 4,50 0,83 1,64 0,198
nghị về tham vấn học đường

Qua bảng 2.14, so sánh đánh giá của giáo viên về những biện pháp để khắc phục khó khăn
tâm lý trong công tác của bản thân, ta thấy cách khắc phục giữa ba nhóm nhà tham vấn không có
sự phân biệt ở các biện pháp sau: “tự đọc tài liệu làm theo cách riêng của mình; tham gia các
khóa học ngắn hạn về tham vấn học đường để nâng cao chuyên môn; cố gắng tìm hiểu, tìm các
khai thác hết những vấn đề của đối tượng nếu có thể; tuyên truyền rộng rãi các chuyên đề mà học
sinh thích; thường xuyên trao dồi chuyên môn với bạn bè, đồng nghiệp; bố trí phòng tham vấn
phù hợp lôi cuốn học sinh; đóng góp ý kiến về tham vấn tâm lý với nhà trường; tranh thủ sự quan
tâm của các tổ chức xã hội khác nếu có thể; đề nghị các chính sách hợp lý cho chuyên viên tham
vấn học đường; giúp ban giám hiệu hiểu rõ ý nghĩa của công tác tham vấn học đường; tham gia
trường xuyên các hội thảo, hội nghị về tham vấn học đường”. Nguyên nhân đồng nhất ý kiến, vì
cả ba nhóm nhà tham vấn điều có một điểm chung đó là họ không được đào tạo chuyên ngành
tham vấn, cho nên khi gặp phải những khó khăn trong công tác tham vấn học đường họ đưa ra
những biện pháp khắc phục giống nhau.
Với các biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý trong tham vấn học đường là “tìm cơ hội
tiếp cận để gần gũi học sinh hơn; tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong việc tìm hiểu đối
tượng; tham gia các tổ chức, hiệp hội tham vấn học đường trên thế giới; mở rộng liên kết với các
chuyên viên làm trong lĩnh vực nhà trường; không ngừng rèn luyện bản thân; có cái nhìn lạc quan
hơn trong từng hoàn cảnh”, có sự khác biệt khó rõ giữa các nhóm nhà tham vấn, trong đó nhóm
giáo viên tham vấn lựa chọn các biện pháp khắc phục này cao nhất. Đây là nhóm biện pháp
chuyên sâu hơn đối với chuyên ngành tham vấn, cho nên không phải là người thường xuyên tham
gia trong hoạt động sẽ khó nhận ra. Ngoài ra, muốn sử dụng được các biện pháp khắc phục này,
nhà tham vấn phải có cái nhìn chuyên nghiệp và có kiến thức cơ bản chuyên ngành tham vấn.
Biện pháp “chia sẽ khó khăn với đồng nghiệp” được nhà tham vấn là giáo viên kiêm
nhiệm lựa chọn nhiếu nhất, tiếp theo là giáo viên đứng lớp và cuối cùng là giáo viên tham vấn.
Với một nhà tham vấn chuyên nghiệp, việc chia sẽ khó khăn với đồng nghiệp về khó khăn trong
các ca tham vấn thực sự chỉ được diễn ra trong các phiên họp nhóm giám sát chuyên môn chứ
không được chia sẽ với đồng nghiệp trong các trường hợp khác.
Tóm lại, trong quá trình tìm biện pháp khắc phục khó khăn tâm lý, các nhà tham vấn thuộc
ba nhóm khác nhau đã có rất nhiều biện pháp tương đồng trong việc khắc phục các khó khăn xuất
phát từ nguyên nhân khách quan liên quan đến các vấn đề tổ chức. Đối với các biện pháp có liên
quan nhiều đến chuyên môn tham vấn thì nhóm nhà tham vấn là giáo viên tham vấn đánh giá cao
hơn.
Bảng 2.15. So sánh những đề xuất của người làm tham vấn nhằm giúp người làm công tác tham
vấn học đường giảm bớt những khó khăn tâm lý trong công tác.
Đề xuất Giáo viên Giáo viên Giáo viên F P
đứng lớp tham vấn kiêm
nhiệm
TB ĐL TB ĐL TB ĐL
TC TC TC
1. Thành lập một tổ chức khoa học chuyên 4,30 0,63 4,80 0,61 4,82 0,70 3,25 0,043
về tham vấn học đường
2. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên 4,38 0,65 4,80 0,52 4,79 0,73 2,02 0,138
tham vấn học đường
3. Cần hiểu đúng và xác định lại tầm quan 4,23 0,72 4,15 0,36 4,48 0,75 2,14 0,123
trọng của tham vấn học đường trong
trường học
4. Sở giáo dục và đào tạo và Ban giám hiệu 4,53 0,51 4,05 0,22 4,09 0,65 3,51 0,034
cần hỗ trợ tối đa cho công tác tham vấn
học đường
5. Giám sát thường xuyên công tác tham vấn 4,53 0,51 4,70 0,47 4,68 0,77 0,27 0,762
học đường tại các trường học theo định kỳ
6. Cần tuyên truyền nhiều hơn nữa vế công 4,53 0,51 4,10 0,30 4,23 0,42 4,40 0,015
tác tham vấn học đường
7. Tạo cơ sở vật chất cho phù hợp tham vấn 4,38 0,50 4,10 0,30 4,18 0,43 1,84 0,164
tâm lý
8. Tạo điều kiện để đối tượng và nhà trường 4,30 0,48 4,15 0,36 4,15 0,44 0,69 0,500
có cơ hội tiếp xúc với nhau
9. Cần bồi dưỡng tri thức chuyên môn và tri 4,76 0,43 4,80 0,41 4,70 0,49 0,36 0,692
thức thực tế cho tham vấn viên

10. Cần quan tâm hơn của các cơ quan, ban 4,07 0,75 4,15 0,36 4,10 0,40 0,10 0,898
ngành và phụ huynh học sinh
11. Tác động đến nhận thức của học sinh để 4,61 0,50 4,05 0,22 4,20 0,40 8,57 0,000
các em thấy đây là vấn đề cần thiết
12. Hỗ trợ kinh phí để duy trì phòng tham vấn 4,38 0,76 4,75 0,44 4,84 0,40 5,04 0,008
13. Tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng 4,30 0,48 4,20 0,41 4,32 0,47 0,58 0,557
cao chuyên môn của các tham vấn viên
14. Nâng cao vai trò nhà tham vấn trong nhà 4,38 0,65 4,05 0,22 4,14 0,39 2,74 0,070
trường
15. Xây dựng đội ngũ nhà tham vấn học 4,61 0,50 4,05 0,22 4,28 0,48 6,24 0,003
đường năng động
16. Tạo điều kiện về vật chất, chức danh để 4,15 1,40 4,80 0,41 4,84 0,51 5,67 0,005
nhà tham vấn được sống với nghề
17. Bộ cần xây dựng chương trình hoạt động 4,15 0,68 4,90 0,30 4,87 0,37 16,99 0,000
cụ thể để phòng tham vấn hoạt động thống
nhất, rõ ràng
18. Các trường đại học cần đào tạo chuyên 4,30 0,75 4,90 0,30 4,89 0,44 8,71 0,000
sâu ngành tham vấn học đường
19. Nhà nước nên lập mã ngành tham vấn học 4,46 0,51 4,90 0,30 4,89 0,36 7,42 0,001
đường
20. Cần có hiệp hội tham vấn học đường 4,46 0,51 4,90 0,30 4,90 0,29 9,93 0,000
mang tầm quốc gia
21. Lãnh đạo trường học phải chỉ đạo cụ thể 4,15 0,80 4,10 0,30 4,17 0,41 0,18 0,836
để giáo viên phối hợp với nhà tham vấn
22. Nhà tham vấn phải trang bị cho mình 4,38 0,86 4,85 0,36 4,84 0,40 5,08 0,008
những kiến thức và kỹ năng cần thiết
23. Tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao 4,38 0,50 4,10 0,30 4,20 0,40 1,97 0,145
chuyên môn của đội ngũ làm công tác
tham vấn
24. Nhà tham vấn phải cập nhật thường xuyên 4,38 0,65 4,85 0,36 4,84 0,40 6,21 0,003
những thành tựu của ngành tham vấn.
Đọc bảng 2.15, về so sánh những đề xuất của người làm tham vấn nhằm giúp người làm
công tác tham vấn học đường giảm bớt những khó khăn tâm lý trong công tác. Có 11 đề xuất
được ba nhóm nhà tham vấn lựa chọn tương đồng là “nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên
tham vấn học đường; cần hiểu đúng và xác định lại tầm quan trọng của tham vấn học đường
trong trường học; giám sát thường xuyên công tác tham vấn học đường tại các trường học theo
định kỳ; tạo cơ sở vật chất cho phù hợp tham vấn tâm lý; tạo điều kiện để đối tượng và nhà
trường có cơ hội tiếp xúc với nhau; cần bồi dưỡng tri thức chuyên môn và tri thức thực tế cho
tham vấn viên; cần có sự quan tâm hơn của các cơ quan, ban ngành và phụ huynh học sinh; tổ
chức tốt công tác đánh giá và nâng cao chuyên môn của các tham vấn viên; nâng cao vai trò nhà
tham vấn trong nhà trường; lãnh đạo trường học phải chỉ đạo cụ thể để giáo viên phối hợp với
nhà tham vấn; tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao chuyên môn của đội ngũ làm công tác
tham vấn”.
“Sở giáo dục và đào tạo, ban giám hiệu cần hỗ trợ tối đa cho công tác tham vấn học
đường; cần tuyên truyền nhiều hơn nữa vế công tác tham vấn học đường; tác động đến nhận thức
của học sinh để các em thấy đây là vấn đề cần thiết; xây dựng đội ngũ nhà tham vấn học đường
năng động” là những đề xuất mà nhà tham vấn là giáo viên đứng lớp lựa chọn nhiều nhất. Bởi vì,
giáo viên đứng lớp là người hỗ trợ không chuyên nhưng học sinh nhờ giúp đỡ, mà không nhờ đội
ngũ nhà tham vấn chuyên nghiệp, có nghĩa là học sinh chưa biết về dịch vụ tham vấn học đường.
Thêm vào đó, trong trường học không thấy sự xuất hiện của nhà tham vấn hoặc có nhưng không
đủ cho thấy thiếu sự quan tâm của các tổ chức quản lý trường học.
Với nhà tham vấn học đường là giáo viên tham vấn, thì những đề xuất được lựa chọn
nhiều nhất là liên quan đến chuyên môn của nhà tham vấn là “nhà tham vấn phải trang bị cho
mình những kiến thức và kỹ năng cần thiết; nhà tham vấn phải cập nhật thường xuyên những
thành tựu của ngành tham vấn” và những đề xuất giúp cho ngành tham vấn học đường trở nên
chuyên nghiệp như “Bộ cần xây dựng chương trình hoạt động cụ thể để phòng tham vấn hoạt
động thống nhất, rõ ràng; các trường đại học cần đào tạo chuyên sâu ngành tham vấn học đường;
nhà nước nên lập mã ngành tham vấn học đường; cần có hiệp hội tham vấn học đường mang tầm
quốc gia”.
Còn đối với nhà tham vấn là giáo viên kiêm nhiệm thì quan tâm các đề xuất liên quan đến
tài chính cho hoạt động tham vấn và đời sống của nhà tham vấn như “hỗ trợ kinh phí để duy trì
phòng tham vấn; tạo điều kiện về vật chất, chức danh để nhà tham vấn được sống với nghề”. Bởi
vì giáo viên kiêm nhiệm là những người phải sống bằng hai công việc, cho nên khó đầu tư tốt cho
công việc và thu nhập khó có thể đủ sống.
Tóm lại, qua bảng so sánh các đề xuất của người làm tham vấn học đường chúng ta thấy
có khá nhiều sự tương đồng từ các nhóm nhà tham vấn. Nhưng đồng thời có sự khác biệt giữa các
nhóm nhà tham vấn, nhóm nhà tham vấn là giáo viên đứng lớp thì quan tâm đến vấn đề làm sao
để học sinh biết được rõ chương trình tham vấn học đường, nhóm các nhà tham vấn là giáo viên
kiêm nhiệm thì quan tâm đến vấn đề kinh phí hoạt động và phí hỗ trợ cho nhà tham vấn để họ có
thể tồn tại bằng chính nghề của mình, còn với nhà tham vấn là giáo viên tham vấn thì quan tâm
đề xuất những gải pháp cho ngành tham vấn học đường phát triển thành chuyên nghiệp ở Việt
Nam.
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Kết luận

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng, có thể kết luận người làm công tác tham vấn học đường
tại thành phố Hồ Chí Minh thuộc mẫu nghiên cứu có những khó khăn tâm lý trong công tác, là
những khó khăn biểu hiện ở mặt nhận thức, mặt thái độ và mặt hành vi. Tiêu biểu như: nhà tham
vấn nhận định chủ quan về kiến thức của bản thân, thiếu kỹ năng khai thác thông tin ở phụ huynh
và học sinh, thiếu tự tin, thiếu kỹ năng làm việc trong hoạt động tham vấn học đường, lúng túng
trong việc phân loại các trường hợp tham vấn học đường, không biết bắt đầu từ đâu, không trợ
giúp những vấn đề mà học sinh gặp và lúng túng trong việc tiếp cận với học sinh.
Ngoài ra, người làm công tác tham vấn học đường còn gặp một số khó khăn khác như: thù
lao làm việc được trả quá thấp; chỉ hoạt động một mình không có sự hỗ trợ từ đồng nghiệp trong
nhà trường, cũng như hiệp hội ngành nghề; thiếu cơ sở vật chất; chưa sâu sát nhiều để rút kinh
nghiệm; ban giám hiệu, giáo viên và học sinh có suy nghĩ chỉ cần tham vấn một lần là đủ không
cần đầu tư nhiều thời gian; xã hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tham vấn viên trong lĩnh vực
tham vấn học đường; phụ huynh và học sinh không quan tâm đến lịch hẹn của nhà tham vấn;
chưa có xác định, đánh giá hiệu quả sau mỗi lần tham vấn; hoạt động tham vấn chưa được quan
tâm đúng mức; chưa được sự quan tâm của nhà trường và cơ quan các cấp; nhận định chủ quan
và kiến thức của nhà tham vấn; thiếu sự hỗ trợ của ban giám hiệu, giáo viên và nhân viên trong
trường; cách thức làm tham vấn trong trường học; các phòng tham vấn ở trường học chưa được
đầu tư đúng mức nên các đối tượng còn ngại ngùng không dám tiếp cận; thiếu sự hợp tác với nhà
tham vấn từ phía nhà trường; hội đồng sư phạm chưa quan tâm nhiều đến tham vấn học đường;
khả năng kiểm soát các cảm xúc của nhà tham vấn; không quan sát được vẻ mặt của đối tượng
khi tham vấn qua điện thoại; nhà tham vấn thiếu kỹ năng khai thác thông tin ở phụ huynh và học
sinh; khó tiếp xúc với phụ huynh và học sinh; nhà tham vấn thiếu tự tin, kỹ năng làm việc trong
hoạt động tham vấn học đường; lúng túng về việc phân loại các trường hợp tham vấn học đường.
Nhưng các nhóm nhà tâm lý khác nhau lại có nhận định khác nhau về những khó khăn tâm
lý trong công tác của mình. Các nhà tham vấn là giáo viên tham vấn thì quan tâm nhiều đến biểu
hiện ở mặt nhận thức và thái độ, còn nhà tham vấn là giáo viên kiêm nhiệm thì lo lắng nhiều về
biểu hiện ở mặt hành vi, mà chủ yếu là các kỹ năng tham vấn.
Về nguyên nhân gây ra khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại thành phố
Hồ Chí Minh, có rất nhiều nguyên nhân gây ra, nhưng tập trung nhiều ở nhóm nguyên nhân
khách quan hơn là nhóm nguyên nhân chủ quan. Những nguyên nhân khách quan tiêu biểu nhất
thuộc về tài chính và công tác tổ chức quản lý của nhà nước mà cụ thể là ngành giáo dục như sau:
“nhà nước chưa có mã ngành và chính sách cụ thể cho nghề tham vấn học đường; đội ngũ làm
công tác tham vấn học đường còn thiếu; không có một tổ chức chính thức của những người làm
công tác tham vấn học đường; lương của chuyên viên tham vấn quá ít; chưa có đội ngũ cán bộ
chuyên đầu ngành làm công tác tham vấn học đường; đầu tư chuyên môn chưa đầy đủ; chưa có
chuẩn đánh giá chung về công tác tham vấn học đường; chưa có hiệp hội chuyên môn của ngành
để hỗ trợ cho các nhà tham vấn học đường khi gặp khó khăn; người làm công tác chưa được quan
tâm, chưa được đào tạo chuyên sâu; chưa có kinh phí duy trì hoạt động và thiếu kiến thức chuyên
môn”.
Nguyên nhân chủ quan là chuyên môn của nhà tham vấn còn yếu, thái độ phục vụ cho
ngành chưa rõ ràng, thiếu các kỹ năng cần thiết trong công tác tham vấn và thiếu kiến thức tâm lý
học, nhưng không phải là nhà tham vấn không quan tâm đầu tư cho chuyên môn mà là chưa có
nơi đào tạo chuyên nghiệp và chưa có hiệp hội chuyên ngành để hỗ trợ cho nhà tham vấn.
Khó khăn tâm lý đã gây ảnh hưởng khá lớn đến hiệu quả của của công tác tham vấn học
đường tại thành phố Hồ Chí Minh, biểu hiện đầu tiên là rất ít học sinh biết tới phòng tham vấn,
mà học sinh là đối tượng chính của tham vấn học đường. Từ đó kéo theo rất nhiều ảnh hưởng
khác như hiệu quả tham vấn thấp, học sinh mất lòng tin vào hoạt động tham vấn nên không muốn
tìm sự hỗ trợ và cuối cùng là nhà tham vấn chán nãn không dành thời gian trao dồi chuyên môn
để nâng cao tay nghề, thậm chí làm việc qua loa, đối phó cho xong chuyện. Một ảnh không nhỏ
nữa đó là đội ngũ nhà sư phạm trong nhà trường xem thường người làm công tác tham vấn học
đường.
Những biện pháp khắc phục ảnh hưởng của khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học
đường đường các nhà tham vấn đưa ra rất nhiều, nhưng tập trung vào ba vấn đề chính:
+ Vấn đề thứ nhất, là tự học tập, rèn luyện để nâng cao nghiệp vụ của chính bản thân nhà
tham vấn như: tự đọc tài liệu, tham gia các khóa tập huấn ngắn hạn, tham gia các hội nghị, hội
thảo chuyên ngành tham vấn, mở rộng mối quan hệ với các đồng nghiệp làm cùng chuyên ngành,
tham gia vào các tổ chức hiệp hội tham vấn học đường trên thế giới.
+ Vấn đề thứ hai là khâu tổ chức phòng tham vấn trong nhà trường nhằm giúp cho học
sinh, phụ huynh và các đối tượng khác trong nhà trường biết tới và sử dụng dịch vụ này.
+ Vấn đề thứ ba là làm thay đổi cách nhìn của lãnh đạo nhà trường về hoạt động tham vấn
học đường.
Kiến nghị

Từ kết quả nghiên cứu thực trạng khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường tại
thành phố Hồ Chí Minh và lý luận về khó khăn tăm lý trong công tác tham vấn học đường đã
nghiên cứu, người nghiên cứu xin đưa ra một số kiến nhị nhằm góp phần làm giảm khó khăn tâm
lý cho người công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:
Về phía nhà nước
Cần lập mã ngành tham vấn học đường, để người tham gia công tác trong ngành có chính
sách ưu đãi rõ ràng, sẽ giúp họ yên tâm công tác và cống hiến tốt hơn.
Cần xây dựng chương trình cho hoạt động tham vấn học đường cụ thể, thống nhất trên
toàn quốc để dễ quản lý và kiểm tra.
Thành lập tổ chức khoa học chuyên về tham vấn học đường, và hiệp hội cho người làm
tham vấn học đường tham gia sinh hoạt, trao đổi chuyên môn sâu.
Các trường đại học phải đào tạo chuyên ngành tham vấn học đường để tạo nguồn nhân lực
cho công tác này.
Về phía nhà trường phổ thông
Phải thành lập phòng tham vấn học đường và cung cấp kinh phí cho phòng hoạt động một
cách thường xuyên.
Phổ biến để cho tất cả cán bộ, công nhân viên và giáo viên trong nhà trường hiểu đúng về
tầm quan trọng của công tác tham vấn học đường.
Tạo điều kiện để nhà tham vấn tổ chức các buổi chuyên đề giúp học sinh biết và hiểu rõ về
phòng tham vấn, để các em chủ động sử dụng dịch vụ này khi có nhu cầu.
Tạo điều kiện để tham vấn viên có cơ hội bồi dưỡng tri thức chuyên môn và kiến thức
thực tế, đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Về phía nhà tham vấn
Thường xuyên học tập bồi dưỡng nâng cao tri thức chuyên môn, nghiệp vụ để có thể giải
quyết tốt các trường hợp tham vấn trong trường học.
Phải liên tục cập nhật các thành tựu khoa học về chuyên ngành tham vấn, nhằm đáp ứng
nhu cầu của xã hội.
Tổ chức các chuyên đề một cách thường xuyên để tạo được niềm tin với học sinh và phụ
huynh.
Tạo mối quan hệ tốt với tất cả các thành viên trong nhà trường để có thể phối hợp khi cần
thiết.
Gia nhập các tổ chức và hiệp hội chuyên môn trong và ngoài nước, để có cơ hội trao dồi
kiến thức chuyên môn và học hỏi kinh nghiệm, nhằm hoàn thiện nghề nghiệp của bản thân.
Tham gia định kỳ các nhóm giám sát chuyên về tham vấn học đường để tích lũy thêm kinh
nghiệm tham vấn.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Lâm Huệ Anh (2003), Nói với con về giới và yêu như thế nào, Nxb Phụ nữ
2. Nguyễn Ngọc Bích (1998), Tâm lý học Nhân cách - một số vấn đề lý luận, Nxb Giáo dục
3. Lê Thị Bừng - Hải Vang (1997), Tâm lý học ứng xử, Nxb Giáo dục
4. Lê Văn Chưởng (1999), Cơ sở văn hóa Việt Nam, Nxb Trẻ
5. Pierre Daco (2004), Những thành tựu lãy lừng trong Tâm lý học hiện đại, Nxb Thống kê
6. Lê Mỹ Dung (2010), “Thực trạng khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của học sinh lớp 3
hiện nay”, Tâm lý học, (12), tr 27,31.
7. GS TS Vũ Dũng (chủ biên) (2008), Từ điển Tâm lý học, Nxb Từ điển Bách Khoa
8. Việt Dũng (2006), Tâm lý bất thường của tuổi thiếu niên những điều bạn cần biết, Nxb Lao
động
9. TS Nguyễn Văn Đồng (2009), Tâm lý học Giao tiếp, Nxb Chính trị - Hành chính
10. TS Nguyễn Văn Đồng (2007), Tâm lý học phát triển - giai đoạn thanh niên đến tuổi già, Nxb
Chính trị Quốc gia
11. Nguyễn Văn Đồng (2004), Tâm lý học phát triển, Nxb Chính trị Quốc gia
12. PGS TS Trần Thị Minh Đức (2009), Giáo trình Tham vấn tâm lý, Nxb Đại học Quốc gia Hà
Nội
13. Roberts Feldman (2004), Tâm lý học căn bản, Nxb Văn hóa - Thông tin
14. Danniel Goleman (2002), Trí tuệ cảm xúc - làm thế nào để biến những cảm xúc của mình
thành trí tuệ, Nxb Khoa học xã hội
15. Nhiều tác giả (2000), Tâm lý người Việt Nam nhìn từ nhiều góc độ, Nxb thành phố Hồ Chí
Minh
16. TS Lê Minh Hà (2008), Tài liệu bài giảng Tâm lý học Nhận thức, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh
17. Vũ Ngọc Hà (2010), “Khó khăn tâm lý của học sinh đầu lớp 1 qua thái độ đối với học tập”,
Tâm lý học, 2.
18. Phạm Minh Hạc (2002), Tuyển tập tâm lý học, Nxb Giáo dục
19. Phạm Minh Hạc (chủ biên) (2004), Tâm lý người Việt Nam đi vào công nghiệp hóa, hiện đại
hóa những điều cần khắc phục, Nxb Chính trị Quốc gia
20. GS VS Phạm Minh Hạc - PGS TS Lê Đức Phúc (chủ biên) (2004), Một số vấn đề nghiên cứu
nhân cách, Nxb Chính trị Quốc gia
21. Nguyễn Thị Trường Hân (2010), Xu hướng nghề của học sinh và công tác tư vấn hướng
nghiệp ở các trường trung học phỗ thông quận 12 thành phồ HCM, Luận văn thặc sĩ tâm lý
học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
22. B.R. Hergenhahn (2007), Nhập môn Lịch sử Tâm lý học, Nxb Thống kê
23. Hề Hoa (2004), Sách trả lời tâm lý cho nam sinh - nữ sinh, Nxb Thanh niên
24. PGS TS Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2004), Những trắc nghiệm Tâm lý - tập I, Nxb Đại học
Sư Phạm
25. PGS TS Ngô Công Hoàn (chủ biên) (2004), Những trắc nghiệm Tâm lý - tập II, Nxb Đại học
Sư Phạm
26. Báo cáo khoa học (2011), Hội nghị quốc tế lần thứ 2 về tâm lý học đường ở Việt Nam - Thúc
đẩy nghiên cứu và thực hành tâm lý học đường tại Việt Nam, Nxb Đại học Huế
27. Nguyễn Thị Hạ Huyền (2010), Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trường trung học
phỗ thông ở huyện Xuyên Mộc, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại học
Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
28. GS Đặng Phương Kiệt (chủ biên) (2001), Cơ sở Tâm lý học ứng dụng, Nxb Đại học Quốc gia
Hà Nội
29. GS Đặng Phương Kiệt (chủ biên) (2000), Những vấn đề tâm lý và văn hóa hiện đại, Nxb Văn
hóa - Thông tin
30. Nguyễn Thị Thiên Kim (2007), Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên năm
thứ nhất trường Đại học sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại
học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
31. Cao Xuân Liễu (2004), Một số khó khăn tâm lý của học sinh lớp 1 người dân tộc K'Ho ở Lâm
Đồng, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
32. PGS TS Đỗ Long (chủ biên) (1999), Yếu tố Sinh học và yếu tố Xã hội trong sự phát triển Tâm
lý người, Nxb Khoa học xã hội
33. Đỗ Long (2001), Tâm lý học dân tộc, Nxb Khoa học xã hội
34. Đỗ Long (2007), Những nghiên cứu Tâm lý học, Nxb Chính trị Quốc gia
35. A.R. Luria (2003), Cơ sở Tâm lý học thần kinh, Nxb Giáo dục
36. Patricia H. Miler (2003), Các lý thuyết về Tâm lý học phát triển, Nxb Văn hóa - Thông tin
37. Phùng Thị Hương Nga (2010), Nhu cầu tham vấn tâm lý của công nhân khu chế xuất Tân
Thuận tại Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành phố
Hồ Chí Minh
38. Đặng Thanh Nga (2010), “Khó khăn tâm lý trong hoạt động học tập của sinh viên trường Đại
học Luật Hà Nội”, Tâm lý học, (6), tr 26,33.
39. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2003), Các lý thuyết phát triển tâm lý người, Nxb Đại học Sư
Phạm
40. Phan Trọng Ngọ (chủ biên) (2001), Tâm lý học trí tuệ, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
41. Phan Ngọc (2004), Bản sắc văn hóa Việt Nam, Nxb Văn hóa - Thông tin
42. Nguyễn Thị Oanh (2006), Tư vấn Tâm lý học đường, Nxb Trẻ
43. PGS TS Bùi Ngọc Oánh (2006), Tâm lý học giới tính và Giáo dục giới tính, Nxb Giáo dục
44. Đoàn Huy Oánh (2005), Tâm lý sư phạm, Nxb Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh
45. Bùi Ngọc Oánh (1993), Tâm lý học lứa tuổi và tâm lý học sư phạm, Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh
46. Bùi Ngọc Oánh (1993), Tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
47. Bùi Ngọc Oánh (1995), Tâm lý học – tập 2, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
48. Jean Piaget (1999), Tâm lý học và Giáo dục học, Nxb Giáo dục
49. Nguyễn Ngọc Phú (2004), Lịch sử Tâm lý học, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội
50. Kỷ yếu hội thảo khoa học Quốc tế (2009), Nhu cầu, định hướng và đào tạo tâm lý học đường
tại Việt Nam, Hà Nội.
51. Phạm Văn Quyết - Nguyễn Quý Thanh (2001), Phương pháp nghiên cứu xã hội học, Nxb Đại
học Quốc gia Hà Nội
52. John W. Santrock (2004), Tìm hiểu thế giới tâm lý tuổi Vị thành niên, Nxb Phụ nữ
53. ThS Nguyễn Thơ Sinh (2006), Tư vấn Tâm lý căn bản, Nxb Lao động
54. TS Huỳnh Văn Sơn (2010), Văn hóa và sự phát triển Tâm lý, Nxb Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh
55. GS TS Dương Thiệu Tống (2005), Phương pháp nghiên cứu khoa học giáo dục và tâm lý, Nxb
Khoa học xã hội
56. GS TS Dương Thiệu Tống (2005), Thống kê ứng dụng trong nghiên cứu khoa học giáo dục,
Nxb Khoa học xã hội
57. GS TS Dương Thiệu Tống (1995), Trắc nghiệm và đo lường thành quả học tập, Trường Đại
học Tổng hợp Thành phố Hồ Chí Minh
58. Nguyễn Thị Thanh Thảo (2010), Nhu cầu tư vấn hướng nghiệp của học sinh trung học phỗ
thông tỉnh Kiên Giang, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí
Minh
59. TS Hồ Bá Thâm (2003), Bản sắc văn hóa dân tộc, Nxb Văn hóa - Thông tin
60. Trần Trọng Thủy (1992), Khoa học chẩn đoán Tâm lý, Nxb Giáo dục
61. Đồng Văn Toàn (2010), “Những khó khăn tâm lý trong giao tiếp của lưu học sinh Lào đang
học ở trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên Huế”,tâm lý học,(9), tr 29, 56.
62. Huỳnh Mai Trang (2007), Thực trạng hoạt động tham vấn học đường tại các trường trung học
ở nội thành Thành phố Hồ Chí Minh, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành
phố Hồ Chí Minh
63. Lê Quang Trang - Nguyễn Trọng Hoàn (1999), Những vấn đề văn hóa Việt Nam hiện đại, Nxb
Giáo dục
64. Phạm Thị Trúc (2010), Nhu cầu tham vấn tâm lý của học sinh THPT huyện Xuyên Mộc, tỉnh
Bà Rịa - Vũng Tàu, Luận văn thặc sĩ tâm lý học, Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh
65. GS TS Nguyễn Quang Uẩn (chủ biên) (2003), Giáo trình Tâm lý học đại cương, Nxb Đại học
Sư phạm
66. Robert V.Kail - John C.Cavanaugh (2006), Nghiên cứu về sự phát triển con người, Nxb Văn
hóa - Thông tin
67. Kiến Văn - Lý Chủ Hưng (2007), Tư vấn Tâm lý học đường, Nxb Phụ Nữ
68. Nguyễn Thị Vui (2010), “Thực trạng trở ngại tâm lý trong học tập của học sinh tiểu học dân
tộc thiểu số tỉnh Kon Tum”, Tâm lý học, (5), tr 51, 58.
69. Stephen W orchel - Wayne Shebilsue (2006), Tâm lý học (nguyên lý và ứng dụng), Nxb Lao
động - Xã hội
PHỤ LỤC
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Kính thưa các anh/chị
Khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn học đường là vấn đề thường gặp của cá nhân
nhà tham vấn, xuất hiện trong hoạt động tham vấn, gây cản trở, làm cho hoạt động tham vấn kém
hiệu quả. Việc tìm hiểu khó khăn tâm lý và đề xuất các giải pháp nhằm giúp nhà tham vấn học
đường làm việc hiệu quả hơn là cần thiết. Do đó, xin các anh/chị vui lòng hợp tác trả lời các câu
hỏi sau:
1. Theo anh/chị, người làm công tác tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh
thường gặp những khó khăn tâm lý nào trong hoạt động tham vấn?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
2. Theo anh/chị, những nguyên nhân nào gây nên khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn
học đường tại thành phố Hồ Chí Minh?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
3. Theo anh/chị, khó khăn tâm lý đã ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động tham
vấn học đường của nhà tham vấn?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
4. Anh/chị đã dùng những biện pháp nào để khắc phục khó khăn tâm lý trong công tác của
mình?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
5. Anh/chị có đề xuất gì nhằm giúp người làm công tác tham vấn học đường giảm bớt
những khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
Xin chân thành cảm ơn!
PHỤ LỤC 2
PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN
Khó khăn tâm lý trong học đường là vấn đề thường gặp của cá nhân học sinh, xuất hiện
trong các hoạt động, gây cản trở, làm cho hoạt động kém hiệu quả. Việc tìm hiểu khó khăn tâm lý
và đề xuất các giải pháp nhằm giúp học sinh hoạt động hiệu quả hơn là cần thiết. Do đó, xin em
vui lòng hợp tác trả lời các câu hỏi sau:
1. Em thường gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và học tập?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
2. Theo em, những nguyên nhân nào gây nên khó khăn nêu ở câu 1?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
3. Theo em, những khó khăn trong cuộc sống và học tập ảnh hưởng như thế nào đến hoạt
động học tập của em?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
4. Em đã dùng cách nào để khắc phục khó khăn trong hoạt động học tập của mình?
---------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
-------------------------------------------------------------------------------
5. Em có đề xuất gì nhằm giúp học sinh giảm bớt những khó khăn trong hoạt động học
tập của mình?
----------------------------------------------------------------------------------------------------------------------
--------------------------------------------------------------------------------Xin cảm ơn em!
PHỤ LỤC 3

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
----------------

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN


Kính thưa quý thầy cô,
Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về “Những khó khăn tâm lý nào trong
hoạt động tham vấn” của thầy/cô làm công tác tham vấn (TV), nhóm nghiên cứu gửi đến quý
Thầy/Cô phiếu hỏi này. Kính mong quý Thầy/Cô vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách
đánh dấu (X) vào ô tương ứng với ý kiến của quý Thầy/Cô.
Xin cảm ơn.

Trước hết, xin quý Thầy/Cô cho biết một số thông tin cá nhân:
- Giới tính: - Nam. - Nữ 
- Bộ môn được đào tạo: - các môn Khoa học tự nhiên ,
- các môn Khoa học xã hội , - Tâm lý – Giáo dục , - ngoài các môn nêu trên 
- Công việc chính hiện nay là: - Giáo viên đứng lớp , - GV tham vấn ,
- GV kiêm nhiệm công tác tham vấn 
- Thâm niên công tác: - Dưới 5 năm , - Từ 6 đến 10 năm , - Từ 11 đến 15 năm 
- Từ 16 năm đến 20 năm , - Trên 20 năm 

Thầy/Cô đánh dấu (X) vào mức độ theo ý của Thầy/Cô

Câu 1. Theo Thầy/Cô, người làm công tác tham vấn học đường tại Tp.Hồ Chí Minh
thường gặp những khó khăn tâm lý nào trong họat động tham vấn?
Khó khăn Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
26. Cách thức làm tham vấn trong trường học
27. Không trợ giúp những vấn đề mà học sinh
gặp
28. Sự hỗ trợ của Ban giám hiệu, giáo viên và
nhân viên trong trường
29. Thiếu cơ sở vật chất
30. Lúng túng trong việc tiếp cận với học sinh
31. Lúng túng về việc phân loại các trường hợp
tham vấn học đường
32. Không quan sát được vẻ mặt của đối tượng
khi tham vấn qua điện thọai
33. Các phòng tham vấn ở trường học chưa được
đầu tư đúng mức nên các đối tượng còn ngại
ngùng không dám tiếp cận
34. Hoạt động tham vấn chưa được quan tâm
đúng mức
35. Chưa sâu sát nhiều để rút kinh nghiệm
36. Chưa được sự quan tâm của nhà trường và cơ
quan các cấp
37. Là hoạt động cá thể, riêng lẻ của từng tham
vấn viên
38. Ban giám hiệu, giáo viên, học sinh có suy nghĩ
chỉ cần tham vấn một lần là đủ không cần đầu
tư nhiều thời gian
39. Xác định, đánh giá hiệu quả sau mỗi lần tham
vấn
40. Kiểm soát các cảm xúc của nhà tham vấn
41. Nhận định chủ quan và kiến thức của nhà tham
vấn
42. Hội đồng sư phạm chưa quan tâm nhiều đến
tham vấn học đường
43. Nhà tham vấn thiếu kỹ năng khai thác thông
tin ở phụ huynh và học sinh
44. Thiếu sự hợp tác với nhà tham vấn từ phía nhà
trường
45. Nhà tham vấn thiếu tự tin, kỹ năng làm việc
trong hoạt động tham vấn học đường
46. Phụ huynh và học sinh không quan tâm đến
lịch hẹn của nhà tham vấn
47. Thù lao quá thấp

48. Xã hội chưa hiểu rõ tầm quan trọng của tham


vấn viên trong lĩnh vực tham vấn học đường
49. Không biết bắt đầu từ đâu
50. Khó tiếp xúc với phụ huynh và học sinh

Câu 2. Theo Thầy/Cô những nguyên nhân nào gây nên khó khăn tâm lý trong công tác
tham vấn học đường tại thành phố Hồ Chí Minh?
Nguyên nhân gây khó khăn Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
30. Thiếu kiến thức chuyên môn
31. Cách nhìn nhận của Ban giám hiệu, giáo viên,
nhân viên, sở Giáo dục và đào tạo về tầm quan
trọng của công tác tham vấn học đường chưa
đồng bộ, thống nhất
32. Sự đầu tư về người và cơ sở vật chất cho tham
vấn học đường
33. Tham vấn viên chưa tâm huyết với công tác
tham vấn
34. Lương của chuyên viên tham vấn quá ít
35. Chưa có hệ thống hỗ trợ công tác tham vấn tâm
lý học đường trong trường
36. Chưa có chuẩn đánh giá chung về công tác tham
vấn học đường
37. Chưa có đội ngũ cán bộ chuyên đầu ngành làm
công tác tham vấn học đường
38. Đội ngũ làm công tác tham vấn học đường còn
thiếu
39. Đầu tư chuyên môn chưa đầy đủ
40. Chưa có điều kiện tổ chức các buổi sinh hoạt
chuyên đề về tâm lý
41. Chưa tin tưởng vào đội ngũ làm công tác tham
vấn
42. Phụ huynh và học sinh chưa tin tưởng hoặc
thiếu quan tâm tham vấn học đường
43. Công tác tuyên truyền còn hạn chế
44. Người làm công tác tham vấn chưa được quan
tâm, chưa được đào tạo chuyên sâu
45. Không có một tổ chức chính thức của những
người làm công tác tham vấn học đường
46. Hợp đồng làm việc mang tính cá nhân và thời
vụ, không tạo cảm giác thoải mái
47. Chưa có kinh phí duy trì hoạt động
48. Công tác tổ chức riêng lẻ chưa đồng bộ
49. Áp lực trách nhiệm giữa thời gian tham vấn ít ỏi
và thời gian dạy học ở trường
50. Tâm lý đối phó, qua loa trong chuyên môn và
hoạt động tham vấn chưa thực sự chứng minh
được hiệu quả
51. Nhận thức tham vấn đối với học sinh còn thấp
52. Học sinh còn e ngại, chưa hiểu rõ về tham vấn
53. Vai trò của nhà tham vấn ở trường chưa cao
54. Nhà nước chưa có mã ngành và chính sách cụ
thể cho nghề tham vấn học đường
55. Nhận thức vai trò cần thiết của công tác tham
vấn học đường chưa cao
56. Chưa có hiệp hội chuyên môn của ngành để hỗ
trợ cho các nhà tham vấn học đường khi gặp
khó khăn
57. Nhà tham vấn không có thời gian để tìm hiểu
thông tin chung quanh học sinh
58. Nhà trường chưa có chủ trương cụ thể
Câu 3. Theo Thầy/Cô khó khăn tâm lý đã ảnh hưởng như thế nào đến hiệu quả hoạt động
tham vấn học đường của nhà tham vấn?
Ảnh hưởng Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
20. Rất ít học sinh biết và đến phòng tham vấn tâm

21. Chưa thể hỗ trợ cho học sinh đến nơi đến chốn
khi gặp những khó khăn về tâm lý
22. Chưa xác định được nguyên nhân thực sự của
từng trường hợp tham vấn học đường
23. Học sinh chưa tin tưởng vào hoạt động của nhà
tham vấn
24. Hiệu quả tham vấn chưa cao
25. Học sinh còn e dè không thoải mái để mở lòng
bày tỏ
26. Tham vấn không đúng với nội dung yêu cầu
27. Người làm công tác tham vấn thiếu nhiệt tình,
chán nãn
28. Không có người kiểm soát, hỗ trợ người làm
tham vấn
29. Không có sinh hoạt chung cho các nhà tham
vấn để chia sẻ, học hỏi kinh nghiệm
30. Chưa có sự phối hợp giữa tham vấn viên và
giáo viên chủ nhiệm trong việc giải quyết các
vướng mắc của học sinh
31. Làm chưa hiệu quả, tham vấn cho có, cho xong
chuyện
32. Có chỉ tiêu các phòng tham vấn ở trường nhưng
số lượng và chất lượng không mang tính hiệu
quả
33. Học sinh và phụ huynh không coi trọng hoạt
động tham vấn học đường trong nhà trường
34. Môi trường làm việc của nhà tham vấn không
bảo đảm

35. Hoạt động tham vấn học đường chưa thể trở
thành chuyên nghiệp ở Việt Nam
36. Các trường hợp tham vấn thường bị gián đọan
không liên tục
37. Nhà trường chưa thấy được hiệu quả đích thực
của công tác tham vấn
38. Đội ngũ sư phạm xem thường người làm tham
vấn học đường

Câu 4. Thầy/Cô đã dùng biện pháp nào để khắc phục khó khăn tâm lý trong công tác của
mình?
Biện pháp Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
19. Tự đọc tài liệu làm theo cách riêng của
mình
20. Tham gia các khóa học ngắn hạn về tham
vấn học đường để nâng cao chuyên môn
21. Cố gắng tìm hiểu, tìm các khai thác hết
những vấn đề của đối tượng nếu có thể
22. Tìm cơ hội tiếp cận để gần gũi học sinh hơn
23. Tham khảo ý kiến của đồng nghiệp trong
việc tìm hiểu đối tượng
24. Tuyên truyền rộng rãi các chuyên đề mà
học sinh thích
25. Thường xuyên trao dồi chuyên môn với bạn
bè, đồng nghiệp
26. Bố trí phòng tham vấn phù hợp lôi cuốn
học sinh
27. Chia sẻ khó khăn với đồng nghiệp
28. Đóng góp ý kiến về tham vấn tâm lý với nhà
trường
29. Tranh thủ sự quan tâm của các tổ chức xã hội
khác nếu có thể
30. Đề nghị các chính sách hợp lý cho chuyên
viên tham vấn học đường
31. Tham gia các tổ chức, hiệp hội tham vấn học
đường trên thế giới
32. Mở rộng liên kết với các chuyên viên làm
trong lĩnh vực nhà trường
33. Không ngừng rèn luyện bản thân
34. Có cái nhìn lạc quan hơn trong từng hoàn
cảnh
35. Giúp Ban giám hiệu hiểu rõ ý nghĩa của công
tác tham vấn học đường
36. Tham gia trường xuyên các hội thảo, hội nghị
về tham vấn học đường

Câu 5. Thầy/Cô có đề xuất gì nhằm giúp người làm công tác tham vấn học đường giảm bớt
những khó khăn tâm lý trong công tác tham vấn?
Đề xuất Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
25. Thành lập một tổ chức khoa học chuyên về
tham vấn học đường
26. Nâng cao chất lượng đội ngũ chuyên viên
tham vấn học đường
27. Cần hiểu đúng và xác định lại tầm quan
trọng của tham vấn học đường trong trường học
28. Sở giáo dục và đào tạo và Ban giám hiệu
cần hỗ trợ tối đa cho công tác tham vấn học
đường
29. Giám sát thường xuyên công tác tham vấn
học đường tại các trường học theo định kỳ
30. Cần tuyên truyền nhiều hơn nữa vế công
tác tham vấn học đường
31. Tạo cơ sở vật chất cho phù hợp tham vấn
tâm lý
32. Tạo điều kiện để đối tượng và nhà trường
có cơ hội tiếp xúc với nhau
33. Cần bồi dưỡng tri thức chuyên môn và tri
thức thực tế cho tham vấn viên
34. Cần quan tâm hơn của các cơ quan, ban ngành
và phụ huynh học sinh
35. Tác động đến nhận thức của học sinh để các
em thấy đây là vấn đề cần thiết
36. Hỗ trợ kinh phí để duy trì phòng tham vấn
37. Tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao
chuyên môn của các tham vấn viên
38. Nâng cao vai trò nhà tham vấn trong nhà
trường
39. Xây dựng đội ngũ nhà tham vấn học đường
năng động
40. Tạo điều kiện về vật chất, chức danh để nhà
tham vấn được sống với nghề
41. Bộ cần xây dựng chương trình hoạt động cụ
thể để phòng tham vấn hoạt động thống nhất, rõ
ràng
42. Các trường đại học cần đào tạo chuyên sâu
ngành tham vấn học đường
43. Nhà nước nên lập mã ngành tham vấn học
đường
44. Cần có hiệp hội tham vấn học đường mang
tầm quốc gia
45. Lãnh đạo trường học phải chỉ đạo cụ thể để
giáo viên phối hợp với nhà tham vấn
46. Nhà tham vấn phải trang bị cho mình những
kiến thức và kỹ năng cần thiết
47. Tổ chức tốt công tác đánh giá và nâng cao
chuyên môn của đội ngũ làm công tác tham vấn
48. Nhà tham vấn phải cập nhật thường xuyên
những thành tựu của ngành tham vấn

Xin cảm ơn các Thầy/Cô


MỤC LỤC 4

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH


PHÒNG SAU ĐẠI HỌC
----------------

PHIẾU THĂM DÒ Ý KIẾN


Các em học sinh thân mến,
Nhằm thu thập thông tin cho đề tài khoa học nghiên cứu về “Những khó khăn tâm lý của người
làm tham vấn tâm lý” cho học sinh, nhóm nghiên cứu gửi đến các em phiếu hỏi này. Mong các
em vui lòng trả lời các câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (X) vào ô tương ứng với ý kiến của
bản thân các em.
Xin cảm ơn.
Trước hết, các cho biết một số thông tin cá nhân:
- Giới tính: - Nam  - Nữ 
- Học sinh trường THPT: ____________________________________
- Lớp: - 10  - 11  - 12 
Hãy đánh dấu (X) vào ô tương ứng với ý kiến của bản thân các em
Câu 1: Em thường gặp những khó khăn nào trong cuộc sống và học tập?
Khó khăn Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
27. Học quá nhiều
28. Không có thời gian học bài
29. Không có thời gian nghỉ ngơi, giải trí
30. Không hiểu bài
31. Thời gian học và làm bài ở nhà quá nhiều
32. Giờ tập trung quá sớm
33. Thầy cô giảng bài khó hiểu và nghiêm khắc
quá
34. Ba mẹ bất đồng ý kiến
35. Thầy cô ít tìm hiểu học sinh
36. Thầy cô không nghe ý kiến của học sinh
37. Học thêm nhiều chiếm hết thời gian
38. Nhà xa
39. Nhút nhát trong phát biểu
40. Chán nãn với một vài môn học
41. Học quá nhiều không tiếp thu bài hiệu quả
42. Không có anh chị để giúp đỡ trong học tập
43. Gia đình khó khăn không có điều kiện học
thêm
44. Khó tiếp thu bài và dễ quên
45. Phụ huynh yêu cầu quá cao gây áp lực cho
con cái
46. Học quá nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe
47. Gia đình khó khăn nên ít được quan tâm
48. Vừa đi học vừa đi làm để kiếm tiến đóng
học phí nên rất mệt mõi
49. Cha mẹ không hiểu con cái, luôn áp đặt
con cái
50. Áp lực thi cử
51. Lý thuyết nhiều chưa liên hệ thực tế
52. Cha mẹ không gần gũi con cái chỉ lo kiếm
tiền

Câu 2: Theo em, những nguyên nhân nào gây nên khó khăn nêu ở câu 1?
Nguyên nhân Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
24. Học quá nhiều
25. Không sắp xếp thời gian được
26. Làm biếng học Văn
27. Không có thời gian làm bài ở nhà
28. Thầy cô không lắng nghe ý kiến của học
sinh
29. Cha mẹ kỳ vọng quá nhiều
30. Chịu áp lực cao
31. Hay quên
32. Học quá nhiều môn
33. Không thể tiếp thu nhanh
34. Nhồi nhét nhiều quá nên không vô được
35. Chương trình học quá nặng
36. Học quá nhiều nên bị điểm kém vì học
không kịp
37. Giáo viên giảng quá nhanh nên không
hiểu bài
38. Không có hứng thú trong một số môn
39. Không đủ sức khỏe
40. Thầy cô không hiểu tâm lý học sinh
41. Cha mẹ không quan tâm con cái, chỉ biết
kiếm tiền
42. Hoàn cảnh khó khăn phải lo mưu sinh nên
học tập kết quả không cao
43. Cha mẹ hay cải lộn nên không có tinh
thần học tập
44. Lý thuyết quá nhiều, thiếu thực hành
45. Ngại nói với thầy cô những gì không hiểu
46. Cha mẹ áp đặt theo ý của cha mẹ không
nghĩ đến cảm nhận của con cái

Câu 3: Theo em, những khó khăn trong cuộc sống và học tập ảnh hưởng như thế nào đến
họat động học tập của em?
Ảnh hưởng Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
20. Đi học trễ
21. Thường buồn ngủ trong lớp học
22. Không tập trung
23. Không có thời gian làm bài
24. Bị cản trở trong học tập
25. Mệt mỏi
26. Chán nãn
27. Điểm kém trong kỳ kiểm tra
28. Học không kỹ
29. Không làm được bài tập khó

30. Học nhiều quá, nhiều lúc bị stress không


biết mình đang làm gì
31. Không có thời gian nghỉ ngơi ảnh hưởng
đến chất lượng học tập
32. Căng thẳng trong học tập
33. Học tập sa sút không hiệu quả
34. Buồn gia đình dẫn đến học tập kém
35. Áp lực gia đình nên mất hứng thú học
36. Hiểu bài không sâu
37. Dễ gây ra bệnh tự kỷ
38. Không có thời gian giải trí nên kết quả học
tập không cao

Câu 4: Em đã dùng cách nào để khắc phục khó khăn trong họat động học tập của mình?
Cách khắc phục khó khăn Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
23. Ngủ sớm
24. Dùng kẹo cao su để không buồn ngủ
25. Tự lập thời khóa biểu học tập cho mình
26. Tranh thủ giờ rãnh học bài
27. Phải cố gắng học và làm bài đầy đủ
28. Học thêm để chạy kịp chương trình
29. Tự tìm phương pháp học tập tốt hơn
30. Phân bổ thời gian hợp lý
31. Sắp xếp việc học hợp lý
32. Tìm hiểu sâu thêm về bài học
33. Cố gắng giải quyết những khó khăn một
cách nhanh chóng
34. Tận dụng những thời gian rãnh rỗi
35. Hỏi lại thầy cô những gì mình không hiểu
36. Xem bài trước khi đến lớp
37. Biết kết hợp giữa học và chơi
38. Xác định tương lai và cố gắng để đạt được
39. Cố gắng tiếp thu bài trong lớp
40. Lên kế hoạch học trong tuần
41. Sắp xếp để có thời gian giải trí
42. Thường xuyên ôn bài và làm bài
43. Không ham chơi
44. Thường xuyên đọc sách tham khảo

Câu 5. Em có đề xuất gì nhằm giúp học sinh giảm bớt những khó khăn trong họat động học
tập của mình?
Ý kiến đề xuất Đánh giá theo mức độ
Rất Đúng Lưỡng Không Rất
đúng lự đúng không
đúng
28. Giờ tập trung trễ hơn
29. Cho nhai kẹo cao su trong giờ học
30. Có khó khăn gì nhờ thầy cô, bạn bè giúp
đỡ
31. Giáo viên cho bài tập về nhà ít
32. Giáo viên cần lắng nghe tâm tư nguyện
vọng của học sinh
33. Nên tổ chức các buổi học ngoại khóa
34. Lắp tivi, máy chiếu để tạo mối liên hệ
giữa học và chơi
35. Sắp xếp lịch học hợp lý
36. Học căn bản và một ít nâng cao
37. Đừng tạo áp lực cho học sinh quá nhiều
38. Giảm bớt chương trình học
39. Giảng bài sinh động hơn
40. Nâng cao chất lượng giảng dạy
41. Nâng cấp cơ sở hạ tầng
42. Giảm học phí cho học sinh có hoàn cảnh
khó khăn
43. Thầy cô giảng bài chậm lại, kỹ hơn để học
sinh dễ hiểu
44. Tạo cảm giác thoải mái cho học sinh
45. Cần tăng thêm sự thân thiện và vui vẻ với
học sinh để giảm bớt áp lực
46. Nhà trường tạo sân chơi lành mạnh cho học
sinh
47. Tặng học bổng cho học sinh nghèo hiếu
học
48. Tổ chức các buổi giải trí tại trường
49. Có những buổi sinh hoạt về tâm lý, hướng
nghiệp
50. Cha mẹ nên quan tâm con cái nhiều hơn
51. Thời khóa biểu phải có thời gian nghỉ ngơi,
giải trí
52. Giảm bớt những môn học không cần thiết
53. Tạo điều kiện để học đi đôi với hành
54. Thầy cô cần quan tâm, giúp đỡ học sinh tạo
điều kiện cho học sinh học tốt,

Cảm ơn các em.

You might also like