You are on page 1of 26

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CƠ KHÍ GIAO THÔNG

BÁO CÁO THỰC HÀNH KỸ THUẬT


CHUẨN ĐOÁN ĐỘNG CƠ

ĐỀ TÀI:
CHUẨN ĐOÁN HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU XE
SUZUKI SUPER CARRY 2008

Sinh viên thực hiện: Hồ Đắc Nhật - 103200024 - 20C4A


Hoàng Kim Quân - 103200025 - 20C4A
Lâm Duy Quang - 103200026 - 20C4A
Trần Danh Quỳnh - 103200027 - 20C4A
Lê Nhật Tân - 103200029 - 20C4A
Võ Hoài Bảo - 103200041 - 20C4B
Võ Trọng Đức - 103200044 - 20C4B
Giáo viên hướng dẫn: ThS. Huỳnh Bá Vang

Đà Nẵng, 2023
MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................................... i


LỜI NÓI ĐẦU............................................................................................................................iii
1 Giới thiệu về xe suzuki carry truck: ......................................................................................... 1
2. Tổng quan về hệ thống nhiên liệu........................................................................................... 4
2.1 Nhiệm vụ, yêu cầu ............................................................................................................. 4
2.1.2 Nhiệm vụ ..................................................................................................................... 4
a, Định nghĩa kỹ thuật chẩn đoán ô tô ............................................................................ 4
b, Công cụ của kỹ thuật chẩn đoán ô tô: ......................................................................... 5
c, Kết luận: ...................................................................................................................... 5
2.1.2 Yêu cầu: ...................................................................................................................... 5
2.2 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu và nguyên lý làm việc Suzuki Super Carry.............................. 6
2.2.1 Sơ đồ hệ thống về nguyên lý làm việc ........................................................................ 6
2.2.2 Sơ đồ điện của hệ thống ............................................................................................ 8
2.3 Phân tích kết cấu của các bộ phận thuộc hệ thống nhiên liệu.......................................... 9
2.3.1 Bơm xăng .................................................................................................................... 9
2.3.2 Vòi phun ..................................................................................................................... 9
2.3.3 Lọc nhiên liệu ........................................................................................................... 10
a, Bầu lọc thô ................................................................................................................. 10
b, Bầu lọc tinh................................................................................................................ 11
2.3.4.Bộ điều áp................................................................................................................. 12
2.3.5 Bộ phận điều khiển ................................................................................................... 12
3. Những hư hỏng của hệ thống nhiên liệu............................................................................... 13
3.1. Các triệu chứng.............................................................................................................. 13
3.1.1. Động cơ khó hoặc không khởi động được............................................................... 13
3.1. 2. Động cơ tiêu thụ nhiều xăng .................................................................................. 13
3.1.3. Động cơ giảm công suất, tăng tốc kém ................................................................... 13
3.1.4. Chạy không tải không ổn định................................................................................. 13
3.2 Các trạng thái kỹ thuật ................................................................................................... 13
3.2.1 Tiếng gõ, ồn của hệ thống nhiên liệu ....................................................................... 13
3.2.2 Bộ phận cung cấp và độ kín của hệ thống nhiên liệu ............................................... 14
3.2.3 Bộ chế hoà khí .......................................................................................................... 14
3.2.4 Hệ thống phun xăng ................................................................................................ 14
3.3 Triệu chứng đặc trưng .................................................................................................... 15
i
3.4 Trạng thái kỹ thuật đặc trưng ......................................................................................... 15
3.5 Lập ma trận chuẩn đoán:................................................................................................ 15
3.6 Kết luận ........................................................................................................................... 16
4. Quy trình chuẩn đoán hệ thống nhiên liệu Suzuki Super Carry ........................................... 17
4.1 Kiểm tra bơm xăng, lọc xăng .......................................................................................... 17
4.1.1 Mục đích ............................................................................................................. 17
4.1.2 Kiểm tra hệ thống điện của bơm xăng trên Suzuki Super Carry ........................ 17
a, Dụng cụ ..................................................................................................................... 17
b, Cách tiến hành kiểm tra ............................................................................................ 18
c, Kết luận ...................................................................................................................... 19
4.1.3 Kiểm tra áp suất nhiên liệu của bơm xăng............................................................... 19
a, Dụng cụ ..................................................................................................................... 19
b, Cách tiến hành kiểm tra ............................................................................................ 20
c, Kết quả: ..................................................................................................................... 20
d, Kết luận: .................................................................................................................... 20
4.2 Kiểm tra khói (chỉ số lamda của động cơ ) trên xe Suzuki Super Carry ................... 20
4.2.1 Mục đích ............................................................................................................. 20
4.2.2 Cách tiến hành kiểm tra ..................................................................................... 20
a, Dụng cụ, thiết bị ........................................................................................................ 20
b, Cách tiến hành kiểm tra ............................................................................................ 21
c, Kết quả ....................................................................................................................... 21
d, Kết luận ..................................................................................................................... 22
5. Quy trình kiểm tra điều chỉnh, sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu .................. 22
5.1 Kiểm tra và vệ sinh bơm xăng......................................................................................... 22
5.2 Kiểm tra và vệ sinh lọc xăng ...................................................................................... 22
5.3 Kiểm tra và sửa chữa bộ điều áp ............................................................................... 22
5.4 Kiểm tra và vệ sinh vòi phun .......................................................................................... 22

ii
LỜI NÓI ĐẦU

Cùng với sự phát triển của nền kinh tế nước nhà thì nhu cầu của người dân nói
chung và nhu cầu đi lại nói riêng được tăng lên một cách rõ rệt. Khi sử dụng một phương
tiện giao thông ngoài những yêu cầu về khả năng thuận lợi trong lưu thông thì một
phương tiện gọi là tốt còn phải đảm bảo an toàn trong chuyển động, tính thẩm mỹ cao
và độ êm dịu cao trong quá trình sử dụng để bảo sức khỏe cho người tham gia giao
thông.

Ngành công nghiệp ô tô Việt Nam đang có những bước đi ban đầu về thiết kế,
chế tạo ôtô. Song do điều kiện vận hành kém và cùng với khí hậu nóng ẩm của miền
nhiệt đới, ở các xe này chưa đáp ứng được một số các yêu cầu đòi hỏi về độ êm dịu
chuyển động, tính tiện nghi, tính an toàn chuyển động,...Một trong những nguyên nhân
là do chất lượng đường của chúng ta còn hạn chế. Chính vì vậy, việc quan tâm đến độ
bền bảo, điều kiện vận hành bảo dưỡng cho một chiếc xe khi tham gia giao thông là
một quan trọng trong quá trình chế tạo một phương tiện giao thông nói chung và ô tô
nói riêng.

Học phần “ Kỹ thuật chuẩn đoán động cơ ô tô” cùng với “ Thực hành kỹ thuật
chuẩn đoán động cơ ô tô” là một học phần quan trọng, trang bị kiến thức cơ bản về thực
tế trong việc chuẩn đoán, sữa chửa, lắp đặt các chi tiết. Cách vận hành, bảo dưỡng
phương tiện đi lại một cách hiểu quả để có thể đạt được hiệu quả sử dụng cao nhất.
Trong quá trình thực hành tại xưởng động lực , chúng em đã cố gắng tìm hiểu , nghiên
cứu các tài liệu, làm việc một cách nghiêm túc với mong muốn hoàn thành nhiệm vụ tốt
nhất. Tuy nhiên, vì bản thân còn ít kinh nghiệm, và thời gian thực hành tại xưởng còn
hạn chế nên chúng em vẫn còn nhiều thiếu sót.

Cuối cùng, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy bộ môn đã tận tình truyền đạt lại
những kiến thức quý báu cho em. Đặc biệt, nhóm chúng em xin gởi lời cảm ơn đến thầy
Huỳnh Bá Vang đã nhiệt tình hướng dẫn nhóm chúng em hoàn thành tốt nhiệm vụ thực
hành lần này.

iii
TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

1 Giới thiệu về xe suzuki carry truck:

Hình 1.1: Hình ảnh tổng quát về xe suzuki carry truck

- Model xe này được Suzuki Việt Nam đưa vào thị trường Việt nam từ những năm
1996, có mặt trên thị trường từ những ngày đầu tiên, cạnh tranh với các dòng xe tải
nhỏ của Vinaxuki. Đến nay xe tải 500kg cuả Suzuki chỉ thay đổi 5-7% thiết kế nhưng
vẫn là lựa chọn hàng đầu của thị trường xe tải nhỏ dưới 1 tấn tại Việt Nam, với thiết kế
nhỏ gọn, tiết kiệm nhiên liệu, độ bền đã được chứng thực trên thị trường hơn 20 năm,
lựa chọn xe tải 5 tạ thương hiệu suzuki chưa bao giờ làm người tiêu dùng thất vọng.

- Xe Suzuki Super Carry Truck 500kg là một dòng xe tải nhỏ phổ biến tại Việt Nam. Xe
này có khả năng chuyên chở tốt, động cơ và hộp số truyền động của Nhật chính hiệu
bền bỉ mạnh mẽ. Hơn nữa, xe tải Suzuki Carry Truck 500kg cũng có hệ thống phun xăng
điện tử đa điểm siêu tiết kiệm và đáng tin cậy. Với vẻ ngoài nhỏ gọn, động cơ mạnh mẽ
và giá thành phù hợp, xe này thích hợp cho các doanh nghiệp chuyên chở nhỏ. Ngoài
ra, xe cũng đạt tiêu chuẩn chất lượng khí thải EURO 2, thân thiện, bảo vệ môi trường
và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

- Xe dùng động cơ Xăng 04 thì, 4 xi lanh thẳng hàng. Dung tích xi lanh 1.0L mang lại
công suất 31 Kw tại vòng tua 5,500 v/phút. Momen xoắn cực đại đạt 68 Nm tại vòng
tua 3000 vòng/phút. Mức tiêu hao nhiên liệu xe tải nhẹ Suzuki 500kg khoảng 6L/100km
cực kì tiết kiệm nhiên liệu nhưng đổi lại lại rất khỏe.

+ Các thông số cơ bản của xe

Nhóm TH: 20.17b 1


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

Kích thước tổng thể (mm)

Chiều dài tổng thể 3240


Chiều rộng tổng thể 1415
Chiều cao tổng thể 1765

Chiều dài thùng 1950

Chiều rộng thùng 1325

Chiều cao thùng 290


Vệt bánh trước/sau 1205/1200

Chiều dài cơ sở 1840


Khoảng sáng gầm xe 165
Bán kính quay vòng nhỏ nhất 4.1

Khối lượng (kg)

Khối lượng toàn bộ 1450


Khối lượng bản thân 675

Tải trọng 645


Số chỗ ngồi 02

Động cơ

Tên động cơ F10A

Loại động cơ Xăng 4 kỳ, 4xy lanh thẳng


hàng

Dung tích xylanh (cm3) 970


Đường kính x hành trình piston (mm) 65,5 x 72,0

Công suất cực đại (kW/rpm) 31/5,500

Momen xoắn cực đại (Nm/rpm) 68/3000


Hệ thống cung cấp nhiên liệu Phun xăng điện tử
Động cơ đạt chuẩn khí thái EURO II
Hệ thống truyền động

Nhóm TH: 20.17b 2


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

Loại 5 số tiến, 1 số lùi

Tỷ số truyền 1 3,579
số
2 2,094

3 1,520

4 1,000

5 0,885

Số lùi 3,727
Tỷ sô truyền câu sau 5,125

Khung xe

Hệ thống lái Thanh-Bánh răng


Hệ thống treo trước Lò xo

Hệ thống treo sau Nhịp lá

Hệ thống phanh trước/sau Đĩa-Tang trống


Lốp 5-12

Dung tích nhiên liệu 31

Hình 1.2

Nhóm TH: 20.17b 3


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

Hình 1.3

Hình 1.2, 1.3 : Một vài hình ảnh về xe zusuki carry truck

Những ưu việt:
- khả năng vận chuyển hàng hóa lên đến 500kg, giúp người dùng thuận tiện trong
việc chuyển đồ.
- Xe cũng có kích thước nhỏ gọn, dễ dàng di chuyển trong đô thị và vào những con
đường hẹp.
- Ngoài ra, xe còn được trang bị hệ thống đánh lửa điện tử, giúp tăng hiệu suất đốt
nhiên liệu và giảm khí thải. Điều này không chỉ giúp tiết kiệm nhiên liệu mà còn
bảo vệ môi trường.

2. Tổng quan về hệ thống nhiên liệu


2.1 Nhiệm vụ, yêu cầu
2.1.2 Nhiệm vụ
a, Định nghĩa kỹ thuật chẩn đoán ô tô
- Kỹ thuật chẩn đoán ô tô là một loại hình tác động kỹ thuật vào quá trình khai thác sử
dụng ôtô nhằm đảm bảo cho ôtô hoạt động có độ tin cậy, an toàn hiệu quả cao bằng cách
phát hiện và dự báo kịp thời các hư hỏng và tình trạng kỹ thuật hiện tại mà không cần
phải tháo rời ôtô hay tổng thành máy của ô tô.
- KTV phải quan tâm hiểu rõ đến hai thông số sau:

Nhóm TH: 20.17b 4


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

+ Thông số kết cấu là tập hợp các thông số kỹ thuật thể hiện đặc điểm kết cấu của
cụm chi tiết hay chi tiết. Chất lượng các cụm, các chi tiết do các thông số kết cấu
quyết định: Hình dáng, kích thước. Vị trí tương quan, Độ bóng bề mặt, Chất lượng
lắp ghép…
+ Thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu là các thông số biểu thị các quá trình
lý hoá, phản ánh tình trạng kỹ thuật bên trong của đối tượng khảo sát. Các thông số
này con người hay thiết bị có thể nhận biết được và chỉ xuất hiện khi đối tượng khảo
sát hoạt động hay ngay sau khi vừa hoạt động.
- Kỹ thuật chẩn đoán sẽ sử dụng Thông số biểu hiện trạng thái của kết cấu để đánh giá
gián tiếp Thông số kết cấu từ đó khẳng định sự hỏng hóc và đi đến quyết định tháo ở
đâu để thay và sửa chữa
b, Công cụ của kỹ thuật chẩn đoán ô tô:
- Nhờ việc tin học hóa các bộ phận của ô tô, KTV có thêm công cụ hiện đại nữa là phần
mềm chuyên dụng và máy chẩn đoán sẽ nhanh chóng và chính xác để chỉ ra các khu vực
có vấn đề nhờ bộ xử lý, vi mạch và cảm biến tích hợp.
- Tuy nhiên với bộ phận thuần cơ khí thì chúng sẽ bị hạn chế, nên KTV vẫn phải sử dụng
các trang bị dụng cụ kỹ thuật cơ bản, phương pháp và trình tự để tiến hành đo đạc, phân
tích và đánh giá tình trạng kỹ thuật.
- Trên một dòng máy chẩn đoán, thiết bị chẩn đoán thông thường sẽ có những công dụng
cơ bản sau:

+ Đọc và xóa mã lỗi trên hệ thống điện, điện điều khiển ô tô.
+ Khả năng phân tích dữ liệu động trên các chi tiết mà máy chẩn đoán đọc được.
+ Khả năng kích hoạt, kiểm tra các chi tiết.
+ Truy cập vào các hệ thống điện – điện tử: Động cơ, hộp số, ABS, túi khí,..
+ Đối với các dòng máy cao cấp hoặc đối với các thiết bị chẩn đoán chuyên hãng
còn có thêm các tính năng như reset, cài đặt, lập trình các hộp ECU. chúng có thể
truy cập vào mọi hệ thống điện, điện điều khiển trên xe để đọc được hết tất cả các
thông số điều khiển trên xe.
c, Kết luận:
Nhiệm vụ của kỹ thuật chẩn đoán động cơ ô tô là phát hiện và xác định các vấn đề kỹ
thuật trong động cơ ô tô. Các kỹ thuật viên sẽ sử dụng các công cụ và thiết bị đo lường
để kiểm tra các thành phần của động cơ, bao gồm hệ thống nhiên liệu, hệ thống điện, hệ
thống làm mát và hệ thống khí thải. Sau đó, họ sẽ phân tích dữ liệu và đưa ra các khuyến
nghị sửa chữa hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng để đảm bảo động cơ hoạt động tốt và
an toàn.

2.1.2 Yêu cầu:


- Để chẩn đoán động cơ ô tô, kỹ thuật viên cần phải có kiến thức về cơ khí, điện tử và
hệ thống động cơ ô tô. Họ cần phải hiểu cách hoạt động của các bộ phận trong động cơ,

Nhóm TH: 20.17b 5


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

bao gồm hệ thống nhiên liệu, hệ thống làm mát, hệ thống điện, hệ thống khí thải và các
bộ phận khác.
- Kỹ thuật viên cần phải sử dụng các công cụ và thiết bị đo lường để kiểm tra các thành
phần của động cơ. Các công cụ này bao gồm đồng hồ đo áp suất, đồng hồ đo nhiệt độ,
máy đo độ rung, máy đo độ dẫn điện và các thiết bị khác.
- Sau khi kiểm tra, kỹ thuật viên cần phải phân tích và đưa ra các khuyến nghị sửa chữa
hoặc thay thế các bộ phận bị hỏng. Họ cần phải có khả năng đưa ra các giải pháp sửa
chữa hiệu quả và tiết kiệm chi phí cho khách hàng.
- Kỹ thuật viên cần phải có kỹ năng giao tiếp và làm việc với khách hàng để giải thích
các vấn đề kỹ thuật và đưa ra các giải pháp. Họ cần phải trình bày các thông tin kỹ thuật
một cách dễ hiểu và thuyết phục khách hàng về tính cần thiết của các sửa chữa.
Sự cẩn thận và chính xác trong việc thực hiện các thao tác kiểm tra và sửa chữa là rất
quan trọng. Kỹ thuật viên cần phải tuân thủ các quy định an toàn và quy trình làm việc
của nhà sản xuất và ngành công nghiệp ô tô để đảm bảo an toàn cho bản thân và khách
hàng.
➔ Kết luận: Yêu cầu của kỹ thuật chẩn đoán động cơ ô tô bao gồm:
+ Kiến thức chuyên môn về cơ khí, điện tử và hệ thống động cơ ô tô.
Kỹ năng sử dụng các công cụ và thiết bị đo lường để kiểm tra các thành phần của động
cơ.
+ Khả năng phân tích và đưa ra các khuyến nghị sửa chữa hoặc thay thế
các bộ phận bị hỏng.
+ Kỹ năng giao tiếp và làm việc với khách hàng để giải thích các vấn đề
kỹ thuật và đưa ra các giải pháp.
+ Sự cẩn thận và chính xác trong việc thực hiện các thao tác kiểm tra và
sửa chữa.
+ Tuân thủ các quy định an toàn và quy trình làm việc của nhà sản xuất và
ngành công nghiệp ô tô.
2.2 Sơ đồ hệ thống nhiên liệu và nguyên lý làm việc Suzuki Super Carry
2.2.1 Sơ đồ hệ thống về nguyên lý làm việc
- Nguyên lý làm việc : Đầu tiên, khi xe khởi động, hệ thống điều khiển điện tử trung tâm
sẽ quét từng cảm biến có trong động cơ.Nhiên liệu từ thùng xăng đi qua lọc thô đến bơm
xăng, lọc tinh và được đẩy lên ống phân phối để dự trữ chuẩn bị cho quá trình phun
xăng,.. Các cảm biến hoạt động, các thông số về nhiệt độ, mật độ không khí, áp suất
không khí; nhiệt độ, áp suất nhiên liệu; thời gian, tốc độ động cơ,… sẽ liên tục được thu
thập và ghi nhận. Những dữ liệu này sẽ được bộ ECU tiếp nhận và xử lý. ECU trong hệ
thống phun xăng điện tử sẽ căn cứ vào đó để tính toán và phát tín hiệu đến cơ cấu chấp
hành là vòi phun hoặc kim phun, thiết lập thời gian để kim phun mở và tối ưu lượng
nhiên liệu phun vào buồng đốt động cơ. Nhờ vậy, lượng nhiên liệu sẽ được phun với
thời gian và lưu lượng hợp lý nhất đảm bảo cho động cơ hoạt động tốt và tiết kiệm nguồn
nhiên liệu hiệu quả

Nhóm TH: 20.17b 6


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

- Sơ đồ hệ thống nhiên liệu

Hình 2.1 : Sơ đồ hệ thống nhiên liệu của xe suzuki super truck

Nhóm TH: 20.17b 7


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

2.2.2 Sơ đồ điện của hệ thống

Hình 2.2: Sơ đồ điện của hệ thống

Nhóm TH: 20.17b 8


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

2.3 Phân tích kết cấu của các bộ phận thuộc hệ thống nhiên liệu
2.3.1 Bơm xăng

Hình 2.3 : Hình ảnh bơm xăng của xe suzuki super carry truck

- Bơm xăng là bộ phận hút nhiên liệu từ thùng chứa đưa đến kim phun với áp suất ổn
định.
- Bơm xăng có cấu tạo gồm: Giắc cắm điện, van kiểm soát một chiều, mô tơ điện, tua
bin cánh quạt, đường vào và ra của nhiên liệu.

2.3.2 Vòi phun

Hình 2.4a : Vòi phun của xe suzuki carry truck

Nhóm TH: 20.17b 9


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

Hình 2.4b: Cấu tạo vòi phun của xe Suzuki carry truck
1. Lọc tinh 4. Lò xo 7. Giàn nhiên liệu
2. Đầu nối giắc cắm 5. Van kim 8. Piston
3. Cuộn dây Solenoi 6. Đầu kim phun 9,10. Gioăng
Vòi phun có nhiệm vụ phun nhiên liệu ở cửa nạp của xupap một lượng xăng đã được
định lượng chính xác.
2.3.3 Lọc nhiên liệu
a, Bầu lọc thô

Hinh 2.5a: Cấu tạo của bầu lọc thô


Công dụng : Bầu lọc thô làm sạch cặn bẩn có kích thước lớn (>0.03mm) được bố trí
ngay sau bơm dầu và có ban van an toàn đi kèm. Toàn bộ dầu trước khi đi bôi trơn
phải đi qua bầu lọc thô. Nếu bầu lọc thô bị tắc, dầu sẽ không thể đi qua bầu lọc thô sau

Nhóm TH: 20.17b 10


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

khi được tăng áp nhờ bơm dầu, khi này áp suất dầu tăng cao, van an toàn được mở và
dầu sẽ đi qua van an toàn đi bôi trơn các chi tiết.

Hình 2.5b : Sơ đồ nguyên lý của bầu lọc thô


Nguyên lý làm việc : Khi động cơ làm việc, bơm dầu cung cấp dầu vào bầu lọc qua lỗ
hướng kính nạp đầu vào khoảng không gian trong roto rồi phun ra khỏi lỗ phun với tốc
độ rất lớn theo hướng ngược chiều nhau, làm phát sinh phản lực, tạo thành ngẫu lực
hay momen làm cho roto quay tròn với tốc độ lớn (5.000-7.000 vg/ph). Những tạp chất
cơ học có tỷ trọng lớn hơn dầu, do tác dụng của lực ly tâm sẽ bị văng ra ngoài bám vào
vách roto rồi lắng đọng xuống dưới và được thảo rửa định kỳ. Dầu sạch theo đường
ống dẫn trung tâm của bầu lọc và đến đường dầu chính đi bôi trơn cho các chi tiết. Dầu
sau khi được phun qua các lỗ phun của roto sẽ về với các te
b, Bầu lọc tinh
Bầu lọc tinh làm sạch cặn bẩn có kích
thước rất nhỏ (<0.1 µm), được bố trí song
song với các đường dầu đi bôi trơn và chỉ lọc
tinh một phần nhỏ lượng dầu (khoảng 15% –
20% tổng lượng dầu của động cơ). Bầu lọc
tinh có lực cản thủy lực lớn nên được lắp đặt
ngay trên các te dầu. Lượng dầu đi qua bầu
lọc tinh được quay trở về các te. Khi bầu lọc tinh
bị bẩn hoặc bị tắc, động cơ vẫn đảm bảo hoạt động
bình thường.

Hình 2.6 : Cấu tạo bầu lọc tinh

Nhóm TH: 20.17b 11


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

2.3.4.Bộ điều áp
Van điều áp nhiên liệu (Fuel Pressure Regulator) là một bộ phận nằm trong hệ thống
nạp nhiên liệu ô tô, đảm nhận nhiệm vụ
hiệu chỉnh và duy trì áp suất nhiên liệu ở
kim phun sao cho phù hợp nhất với từng
chế độ làm việc của động cơ. Van điều áp
có hình trụ, được lắp vào ống cấp nhiên
liệu dẫn đến mỗi kim phun (còn gọi là ống
chia).

Hình 2.7a : Tổng quan về bộ điều áp

Cấu tạo van điều áp khá đơn giản,


gồm lò xò có một ống nối thông với
họng hút của động cơ. Van sẽ giúp
điều chỉnh áp suất nhiên liệu trong
ống chia thay đổi linh hoạt theo từng
trạng thái làm việc của động cơ sao
cho áp suất nhiên liệu khi ra khỏi kim
phun luôn ở một trị số cố định.

Hình 2.7b : Cấu tạo về bộ điều áp

2.3.5 Bộ phận điều khiển


- Bộ điều khiển điện tử trung tâm (ECU) được coi là bộ phận chủ chốt trong hệ thống
phun xăng này. ECU sẽ tổng hợp và xử lý tất cả những thông tin được tiếp nhận từ
cảm biến sau đó truyền tín hiệu tới kim phun nhiên liệu. Kim phun sẽ được cấp tín
hiệu điều khiển sao cho việc phun đảm bảo đúng thời điểm, đúng lượng phun. Điều
này giúp cải thiện hiệu suất xe, giảm mức tiêu hao nhiên liệu cũng như giảm lượng khí
thải ra môi trường.
- Nguyên lý hoạt động :

Hệ thống EFI hoạt động dựa trên sự phối hợp nhịp nhàng giữa các bộ phận với nhau.
Đầu tiên, khi xe khởi động, hệ thống điều khiển điện tử trung tâm sẽ quét từng cảm
biến có trong động cơ. Các cảm biến hoạt động, các thông số về nhiệt độ, mật độ

Nhóm TH: 20.17b 12


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

không khí, áp suất không khí; nhiệt độ, áp suất nhiên liệu; thời gian, tốc độ động cơ,…
sẽ liên tục được thu thập và ghi nhận. Những dữ liệu này sẽ được bộ ECU tiếp nhận và
xử lý. ECU trong hệ thống phun xăng điện tử sẽ căn cứ vào đó để tính toán và phát tín
hiệu đến cơ cấu chấp hành là vòi phun hoặc kim phun, thiết lập thời gian để kim phun
mở và tối ưu lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt động cơ. Nhờ vậy, lượng nhiên liệu
sẽ được phun với thời gian và lưu lượng hợp lý nhất đảm bảo cho động cơ hoạt động
tốt và tiết kiệm nguồn nhiên liệu hiệu quả.

3. Những hư hỏng của hệ thống nhiên liệu


3.1. Các triệu chứng
3.1.1. Động cơ khó hoặc không khởi động được
Nguyên nhân:
- Thao tác không đúng do lúc khởi động đóng bướm gió lâu quá, gây sặc xăng;
Không có hòa khí vào xi lanh; Thùng chứa hết xăng; Van không khí ở nắp xăng
bị kẹt. Tắc bình lọc xăng; Có nước hoặc chất bẩn trong cốc lọc lắng; Van kim
trong buồng phao
bị kẹt; Bầu lọc không khí bị tắc.
3.1. 2. Động cơ tiêu thụ nhiều xăng
Nguyên nhân:
- Mức xăng trong buồng phao quá cao do: van kim đóng không kín, mòn khuyết hay
kẹt bẩn, phao bị thủng; Gíc lơ chính mòn lớn; Van làm đậm đóng không kín; Tốc độ
không tải quá cao; Lọc không khí bị tắc.
3.1.3. Động cơ giảm công suất, tăng tốc kém
Nguyên nhân:
- Bơm tăng tốc bị mòn, hỏng; Mạch xăng chính bị nghẽn; Van làm đậm không mở khi
nhấn hết chân ga; Mức xăng trong buồng phao quá thấp; Lõi lọc bầu lọc không khí bị
tắc; Đường ống nạp phần sau BCHK hở.
3.1.4. Chạy không tải không ổn định
Nguyên nhân:
- Hiệu chỉnh các vít xăng, vít gió của mạch không đạt yêu cầu hoặc do mạch xăng
không tải bị tắc nghẽn.
3.2 Các trạng thái kỹ thuật
3.2.1 Tiếng gõ, ồn của hệ thống nhiên liệu

Nhóm TH: 20.17b 13


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

- Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở cụm bơm xăng, đặc biệt khi tốc độ
càng tăng tiếng gõ ồn càng rõ
- Bộ chế hoà khí có tiếng gõ, ồn khác thường.
- Động cơ hoạt động có tiếng gõ, ồn khác thường ở bộ chế hoà khí.
- Bơm xăng có tiếng gõ, ồn khác thường
3.2.2 Bộ phận cung cấp và độ kín của hệ thống nhiên liệu
- Các bộ phận có sự chảy rỉ nhiên liệu
- Mức tiêu hao nhiên liệu tăng, có mùi xăng bên ngoài các bộ phận.
- Bơm xăng không bơm được xăng hoặc bơm xăng yếu
- Không có cơ xăng đến bộ chế hoà khí, hoặc xăng đến bộ chế hoà khí yếu, áp suất và
lưu lượng bơm thấp.
- Bộ chế hoà khí cung cấp hoà khí quá loảng hoặc chảy xăng
- Động cơ khó khởi động, công suất giảm , nhiệt độ động cơ tang
3.2.3 Bộ chế hoà khí
- Động cơ không nổ được khi mở hết bướm gió
- Đóng bướm gió động cơ nổ bình thường, nhưng khi mở hết bướm gió và tăng ga động
cơ chết máy.
- Động cơ khởi động nổ được, nhưng không chạy không tảI được
- Động cơ khởi động nổ bình thường, nhưng không nổ được ở chế độ không tảI, chỉ hoạt
động được ở tốc độ cao.
- Động cơ hoạt động yếu ở chế độ tải lớn
- Tăng tốc chậm, không đạt tốc độ lớn nhất, có nhiều khói trắng. Hoặc khí xả nhiều khói
đen, có mùi xăng và nhiều tiếng nổ.
- Động cơ hoạt động yếu ở chế độ tăng tốc
- Tăng tốc chậm, không đạt tốc độ lớn nhất, có nhiều khói trắng.
- Động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu
- Nhiên liệu tiêu hao nhiều so với bình thường, khí xả nhiều có màu đen và có mùi xăng.
3.2.4 Hệ thống phun xăng
- Động cơ không nổ được
- Khởi động động cơ, nhưng không nổ được
- Động cơ hoạt động yếu ở chế độ tải lớn và tăng tốc.
- Tăng tốc chậm, không đạt tốc độ lớn nhất, có nhiều khói trắng.

Nhóm TH: 20.17b 14


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

- Động cơ tiêu hao nhiều nhiên liệu


- Nhiên liệu tiêu hao nhiều so với bình thường, khí xả nhiều có màu đen và có mùi xăng.
+ Các bộ phân chính của hệ thống phun xăng điện tử Suzuki Supper Carry
Vòi phun
Bơm xăng
Lọc xăng
Bộ điều áp
Ống phân phối
ECU, Cảm biến
3.3 Triệu chứng đặc trưng
Động cơ không nổ được (C1)
Tăng tốc yếu, mất công suất (C2)
Tốc độ không tải không ổn định (C3)
Động cơ chết máy đột ngột(C4)
Hao xăng (C5)
Bỏ máy (có tiếng gõ, có mùi xăng sống, khói có màu đen) (C6)
3.4 Trạng thái kỹ thuật đặc trưng
Vòi phun hỏng (H1)
Bơm nhiên liệu tắt (H2)
Lọc nhiên liệu tắt (H3)
Bộ điều áp bị hỏng (H4)
Lỗi ECU, lỗi cảm biến (H5)
3.5 Lập ma trận chuẩn đoán:

Ci Hi
H1 H2 H3 H4 H5
C1
C2
C3
C4
C5
C6

1 1 𝑃൫𝐻𝑗 ൯ 1
- Xác xuất xảy ra m = 5 → 𝑃൫𝐻𝑗 ൯ = ; 𝑃൫𝐻𝑗 ൯ = ; 𝑃𝑗𝑖 = =
5 5 𝑛𝑗 30
1
- 𝑇𝑟ạ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑖 𝑘ỹ 𝑡ℎ𝑢ậ𝑡 𝐻1 𝑐ó 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑛1 = 6 → 𝑃ሺ𝐻1 ሻ =
30

Nhóm TH: 20.17b 15


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

1
- 𝑇𝑟ạ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑖 𝑘ỹ 𝑡ℎ𝑢ậ𝑡 𝐻2 𝑐ó 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑛2 = 5 → 𝑃ሺ𝐻2 ሻ =
20
1
- 𝑇𝑟ạ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑖 𝑘ỹ 𝑡ℎ𝑢ậ𝑡 𝐻3 𝑐ó 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑛1 = 5 → 𝑃ሺ𝐻3 ሻ =
25
1
- 𝑇𝑟ạ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑖 𝑘ỹ 𝑡ℎ𝑢ậ𝑡 𝐻4 𝑐ó 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑛1 = 3 → 𝑃ሺ𝐻4 ሻ =
15
1
- 𝑇𝑟ạ𝑛𝑔 𝑡ℎá𝑖 𝑘ỹ 𝑡ℎ𝑢ậ𝑡 𝐻5 𝑐ó 𝑡𝑟𝑖ệ𝑢 𝑐ℎứ𝑛𝑔 𝑛1 = 6 → 𝑃ሺ𝐻5 ሻ =
30

- Dựa trên cơ sở ma trận chuẩn đoán, ta lập được ma trận xác suất và tin tức dưới bảng
sau:

Ci Pij P(Ci) Uci->H


H1 H2 H3 H4 H5
C1 1/30 1/20 1/25 1/30 47/300 0,095
C2 1/30 1/20 1/25 1/15 1/30 67/300 0,182
C3 1/30 1/20 1/25 1/30 47/300 0,45
C4 1/30 1/20 1/25 1/15 1/30 67/300 0,862
C5 1/30 1/25 1/15 1/30 13/75 0,054
C6 1/30 1/30 1/15 2,322
P(Hj) 1/5 1/5 1/5 1/5 1/5

Ta có công thức tính 𝑈𝐶𝑖→𝐻 :

𝑈𝐶1→𝐻 = 0,095
𝑈𝐶2→𝐻 = 0,182
𝑈𝐶3→𝐻 = 0,45
𝑈𝐶4→𝐻 = 0,862
𝑈𝐶5→𝐻 = 0,054
Như ta thấy bảng trên giá trị thông tin lớn nhất có triệu chứng 𝐶6 , trị số này hoàn toàn
phù hợp với entrôpi của đối tượng và bằng:
∋ ሺ𝐻 ሻ = 𝑙𝑜𝑔2 𝑚 = 𝑙𝑜𝑔2 5 = 2,322𝑏𝑖𝑡
Trị số thông tin nhỏ nhất ứng với triệu chứng 𝐶5 . Thực tế chứng tỏ rằng với triệu
chứng có độ thông tin nhỏ như vậy sẽ không cho ta đủ tin tức để xác định một hư hỏng
cụ thể của đối tượng. Khối lượng thông tin của triệu chứng 𝐶5 . chỉ bằng 2.33% so với
toàn bộ độ thông tin 𝑈𝐻 bằng 2,322𝑏𝑖𝑡 .

3.6 Kết luận


Từ các kết quả tính toán mối liên hệ giữa trạng thái kỹ thuật và triệu chứng ta xác định
được hai triệu chứng đặc trưng nhất của hệ thống nhiên liệu đó là
+ Tăng tốc yếu, mất công suất

Nhóm TH: 20.17b 16


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

+ Hao xăng
Ta thiết lập quy trình chuẩn đoán hệ thống nhiên liệu của chiếc Suzuki Super Carry
+ Kiểm tra bơm xăng, lọc xăng
+ Đo khói ( chỉ số lamda, HC của động cơ,...)
+ Kiểm tra xung vòi phun.
4. Quy trình chuẩn đoán hệ thống nhiên liệu Suzuki Super Carry
4.1 Kiểm tra bơm xăng, lọc xăng
a, Kiểm tra bơm xăng
- Bước 1 : Kiểm tra cầu chì bơm xăng
. Điện áp 11,92, tuổi thọ 13% pin
Hệ thống cung cấp điện không đủ
- Bước 2 : kiểm tra điện áp tại bơm xăng
- Bước 3 : Kiểm tra sự sụt áp tại đồng hồ VOM
b, Kiểm tra lọc xăng
- Sử dụng đồng hồ do áp suất
- Găn đòng hồ áp suất vào đầu nối kiểm tra bơm xăng
- Cho động cơ hoạt động khi bạn kiểm tra đồng hồ
4.1.1 Mục đích
- Dùng để xác định lượng nhiên liêu có cung cấp đủ để xe hoạt động hay không .
4.1.2 Kiểm tra hệ thống điện của bơm xăng trên Suzuki Super Carry
a, Dụng cụ
+ Đồng hồ đo điện (VOM, hoặc Kyoritsu,...)
+ Sơ đồ điện của bơm xăng xe Suzuki

Hình 4.1 .Đồng hồ vạn năng Kyoritsu

Nhóm TH: 20.17b 17


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

Hình 4.2 Sơ đồ mạch điện bơm xăng của Suzuki


b, Cách tiến hành kiểm tra
- Dùng máy kiểm tra, chuẩn đoán chất lượng ắc quy trên xe Suzuki Super Carry ta thu
được kết quả sau:
+ Điện áp áp ắc quy: 11,92V
+ Tuổi thọ: 13% pin
=> Vậy ắc quy chất lượng không tốt
- Kiểm tra cầu chì bơm xăng
Ta dùng bút thử điện để kiểm tra cầu chì có bị cháy hay không .Kẹp đầu kẹp lấy
mas, sau đó lấy nguồn cho bút, sau đó lấy nguồn bằng đưa bút vào vị trí của cầu chi bơm
xăng, xem đèn báo trên bút có nháy không, và đèn có sáng . Nếu đèn không sáng thì cầu
chì của bơm xăng bị hỏng. Ngược lại thì cầu chì của bơm xăng vẫn hoạt động tốt. Ta
cần kiểm tra bước tiếp theo

Hình4.3 Dụng cụ và phương pháp kiểm tra cầu chì của bơm xăng trên xe Suzuki

Nhóm TH: 20.17b 18


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

c, Kết luận
Bút thử điện sáng và hiện chỉ số điện áp là …. . Ta kết luận cầu chì của bơm xăng
trên xe Suzuki Super Carry vẫn hoạt động tốt. Ta tiến hành kiểm tra phía dưới bơm xăng
xem có tụt áp hay không.
Bước 2. Kiểm tra độ sụt áp của bơm xăng
+ Đặt hai que của đồng hồ vào 2 cực của bơm xăng, hãy nhờ ai đó bật chìa khóa
xe, và lắng nghe xem rơ le bơm xăng có nhảy không.
+ Lúc công tắc bật “ON” kiểm tra đồng hồ có hiển thị điện áp không. Nếu điện áp
vẫn một vài giây rồi tắt thì bơm vẫn hoạt động bình thường, ta tiếp tục kiểm tra
độ sụt áp của bơm.
+ Khởi dộng động cơ (công tắc ở vị trí Start) , ta đo điện áp tại hai đầu ắc quy và
điện áp tại hai cực của bơm xăng rồi tiến hành so sánh.
Kết quả:
Tại acquy Tại bơm xăng

Kết quả điện áp 13,34V; 13,33V, 13,31V 13,28V; 13,31V; 13,30V;

Ta thấy kết quả điện áp giữa acquy và tại bơm xăng khi xe nổ máy không có sự sụt giảm
quá lớn (sai số < 5%).
Kết luận:
Không có sự sụt áp tại bơm xăng, hệ thống điện trên bơm xăng của xe Suzuki Super
Carry vẫn hoạt động tốt.
4.1.3 Kiểm tra áp suất nhiên liệu của bơm xăng
a, Dụng cụ
- Đồng hồ đo áp suất xăng

Hình 4.3 Đồng hồ đo áp suất xăng

Nhóm TH: 20.17b 19


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

b, Cách tiến hành kiểm tra


+ Chọn đầu kết nối phù hợp với từng dòng xe, kết nối đồng hồ đo áp suất
bơm xăng vào hệ thống nhiên liệu động cơ xăng. Sau khi kết nối xong, ta
bật khóa điện hoặc nổ máy cho động cơ chạy không tải.
+ Nhìn áp suất trên đồng hồ sau đó so sánh với áp suất chuẩn để đánh giá
hư hỏng của hệ thống nhiên liệu. Nếu áp suất nhỏ hơn áp suất tiêu chuẩn
có thể bơm hỏng, tắc lọc xăng, hoặc rò rỉ hệ thống nhiên liệu…..Nếu áp
suất lớn hơn, có thể gây ra hiện tượng hao xăng.
c, Kết quả:
Áp suất của bơm xăng Suzuki đo được dao động trong khoảng 4,5 - 5 kg/cm^2. Áp suất
bơm xăng của các dòng ô tô thường rơi vào khoảng 2,5 - 3,2 kg/cm^2.
Áp suất xăng lớn hơn mức bình thường -> Xe suzuki bị hao xăng, có thể bị mất công
suất.

d, Kết luận:
+ Bơm xăng của xe Suzuki Super Carry bị quá áp
Cần tiến hành xả áp cho bơm xăng để tránh hiện tượng hao xăng, gây ra quá áp cho bộ
điều chỉnh áp, và các bộ phận khác, hiệu suất làm việc kém.

4.2 Kiểm tra khói (chỉ số lamda của động cơ ) trên xe Suzuki Super Carry
4.2.1 Mục đích
Kiểm tra các thành phần của khí thải động cơ từ đó biết được tình trạng làm việc
của động cơ và các hệ thống trên xe để đó cách tiếp cận các bộ phận hư hỏng và sửa
chữa kịp thời.
4.2.2 Cách tiến hành kiểm tra
a, Dụng cụ, thiết bị

+ Thiết bị kiểm tra phân tích khí xả động cơ


xăng ô tô HPA Italy GAS-810

Hình 4.4 Thiết bị kiểm tra phân tích khí xả động


cơ xăng ô tô HPA Italy GAS-810

Nhóm TH: 20.17b 20


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

b, Cách tiến hành kiểm tra


+Điều chỉnh xe ô tô: đảm bảo rằng động cơ đang hoạt động ở nhiệt độ và điều kiện
thông thường.đảm bảo rằng động cơ đang hoạt động ở nhiệt độ và điều kiện thông
thường.
+ Chuẩn bị đường ống xả: kết nối thiết bị đo với đầu đo và đặt đầu đo vào đường ống
xả của xe.
+Thực hiện đo lường
- Bật thiết bị:.
- Chọn chế độ đo phù hợp
- Thực hiện đo lường:
+Theo dõi màn hình hiển thị để xem kết quả đo.
+Ghi nhận kết quả
c, Kết quả

Chỉ số Kết quả đo


CO 3,52 %
CO2 10,3 %
HC 1044 ppm
O2 2,28 %
COc 3,82%
𝝀 0,952
Nhiệt độ 1360C

Ta tiến hành so sánh kết quả đo khi thải trên xe Suzuki và tiêu chuẩn EURO II
Dựa vào đặc điểm đã giới thiệu, trung bình 100km xe Suzuki chỉ tiêu tốn 6 lít xăng. Vậy
mỗi km trung bình tiêu thụ 0.06 (lít/km), hay 60 (g/km) xăng. Suy ra cứ tiêu thụ 0,06 lít
xăng sẽ thải ra 0,06 lít khí thải.
• Khối lượng CO thải trung bình trên 1km theo kết quả đo được:
mCO = 3,52%.60 = 2,112( g / km)
• Khối lượng HC đo được = 1044 ppm = 1044 (g/l), tức là 1 lít khí thải chứa 1044
gam HC. Khối lượng HC phát thải trung bình trên 1 km:
mHC = 1,044.60 = 62,64( g / km)

Chỉ số phát thải Kết quả đo Tiêu chuẩn EURO II Đánh giá
CO (g/km) 2,112 2,2 Cho phép
HC + NOx (g/km) 62,64 0,5 Quá mức cho phép

Nhóm TH: 20.17b 21


TH báo cáo chuẩn đoán GVHD: THS. Huỳnh Bá Vang

• Chỉ số lamda:
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑛ạ𝑝
𝜆=
𝐿ượ𝑛𝑔 𝑘ℎô𝑛𝑔 𝑘ℎí 𝑙ý 𝑡ℎ𝑢𝑦ế𝑡
Kết quả đo được trên xe Suzuki  = 0,952 < 1. Khí nạp ít, giàu nhiên liệu. Điều
này hoàn toàn phù hợp với chỉ số HC đo được và kết quả đo áp suất bơm nhiên
liệu.
d, Kết luận
Các chỉ số khí thải đo được trên xe Suzuki chứng tỏ nó không còn đủ điều kiện
hoạt động cũng như đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường và hệ thống nhiên liệu
có thể đã gặp hư hỏng.

5. Quy trình kiểm tra điều chỉnh, sửa chữa các bộ phận của hệ thống nhiên liệu

Theo các kết quả ta đã kiểm tra ở trên thì xe Suzuki đang bắt gặp triệu chứng
hao xăng nên ta cần kiểm tra, và sửa chữa các bộ phận gây ra tình trạng hao xăng
như đã đề cập ở phía trên đó là điều chỉnh lại áp suất bơm phù hợp, kiểm tra và vệ
sinh vòi phun, kiểm tra vệ sinh lọc, kiểm tra sửa chữa bộ điều áp.
5.1 Kiểm tra và vệ sinh bơm xăng
Đối với bơm xăng của xe Suzuki ta cần điều chỉnh áp suất bơm nhỏ lại phù hợp với
tiêu chuẩn của bơm
5.2 Kiểm tra và vệ sinh lọc xăng
Kiểm tra hình dáng của lọc: Kiểm tra lọc xăng để xem có dấu hiệu nào của hỏng hóc
như rò rỉ, ố vàng, hoặc ảnh hưởng bởi tác động ngoại lực.
Kiểm tra các vị trí đầu nối: Đảm bảo rằng các đầu nối đến và từ lọc xăng đang chặt
chẽ và không có rò rỉ.
Kiểm tra sự thay đổi áp suất áp: Nếu áp suất của xăng có sự chênh lệch nhiểu so với
tiêu chuẩn của nhà sản xuất thì tiến hành vệ sinh hoặc thay lọc.
5.3 Kiểm tra và sửa chữa bộ điều áp
Kiểm tra có hiện tượng rò rỉ xăng xung quanh bộ điều áp hay không, có dấu hiệu nứt
vỡ…?
Kiểm tra áp suất xăng tại bộ điều áp có phù hợp với tiêu chuẩn hay không? Nếu có
sự sai khác lớn thì ta cần tiến hành thay thế các bộ phận hoặc có thể thay bộ điều áp mới.
5.4 Kiểm tra và vệ sinh vòi phun
Kiểm tra lưu lượng và áp suất phun có phù hợp với tiêu chuẩn hay không, nếu thấp
hơn tiêu chuẩn thì rất có thể vòi phun bị tắc,… ta tiến hành vệ sinh vòi phun bằng các
phương pháp như sóng siêu âm,…

Nhóm TH: 20.17b 22

You might also like