You are on page 1of 40

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH

KHOA KỸ THUẬT VÀ CÔNG NGHỆ


BỘ MÔN CƠ KHÍ – ĐỘNG LỰC
--- ---

ĐỒ ÁN TÍNH TOÁN VÀ SỬA CHỮA Ô TÔ

SỮA CHỮA MÔ HÌNH HỆ THỐNG


ĐIỆN XE DREAM

GVHD: ThS. NGÔ THANH HÀ


Sinh viên thực hiện:
Thạch Minh Trọng MSSV: 118020241
Lớp: DA20CNOTA

Trà Vinh 04 tháng 9 năm 2023


MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

LỜI CẢM ƠN
Lời đầu tiên em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu nhà trường cùng
với đội ngũ giảng viên của Bộ môn cơ khí – động lực đã tận tình chỉ bảo để em
có được những kiến thức và kinh nghiệm vô cùng quý báo để em có thể đi đến
đoạn đường thực tế như ngày hôm nay. Nhờ sự giúp đỡ nhiệt tình này mà em có
cơ hội để được thực hiện đồ án sửa chữa như hôm nay.
Qua 4 tuần thực hiện đồ án, với những kiến thức còn khá thiếu sót, kỹ năng
còn hạn chế, em đã không tránh khỏi những thiếu sót, sai lầm. Nhưng nhờ sự động
viên, hướng dẫn tận tình và trực tiếp giúp đỡ của Thầy Ngô Thanh Hà đã giúp em
phần nào vượt qua được rào cản này để em trao dồi được những kỹ năng và những
kinh nghiệm quý báo cũng như đã tạo điều kiện cho em được học hỏi và thực hiện
công việc, kỹ năng theo chuyên môn của mình.
Xin chân thành cám ơn Thầy cô trong bộ môn Cơ khí – Động lực đã tận tình chỉ
dẫn, tạo điều kiện cho em làm việc trong môi trường thuận lợi và trang thiết bị
tốt nhất để thực hiện đồ án sửa chữa này.
Em xin chân thành cảm ơn!

2
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN

Họ và tên người hướng dẫn: ...........................................................................................


Đơn vị công tác: ..............................................................................................................
Họ và tên sinh viên: Thạch Minh Trọng MSSV: 118020241
Tên đề tài: SỬA CHỮA MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM
1. Tinh thần, thái độ học tập, nghiên cứu của sinh viên:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
2. Hình thức và nội dung của đồ án:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
3. Kết luận:
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................
...........................................................................................................................................

...................., ngày..........tháng.........năm .........


Người hướng dẫn
(Ký và ghi rõ họ tên)

3
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

MỤC LỤC

Nội dung
LỜI CẢM ƠN ........................................................................................................................... 2
BẢN NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN.................................................................. 3
CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN .................................................................................................... 5
1.1. Những vấn đề chung về mô hình hệ thống điện xe Dream ............................................. 5
1.2. Công dụng, yêu cầu của mô hình hệ thống điện xe Dream ............................................. 7
1.3. Các mạch điện trên mô hình hệ thống điện xe Dream..................................................... 7
1.3.1. Mạch khởi động. ....................................................................................................... 7
1.3.2. Mạch đánh lửa .......................................................................................................... 8
1.3.3. Mạch sạc bình ắc quy ............................................................................................. 10
1.3.4. Hệ thống chiếu sáng ............................................................................................... 11
1.3.5. Hệ thống tín hiệu và còi .......................................................................................... 12
1.3.5.2 Mạch đèn thắng và còi .......................................................................................... 14
1.3.5.3. Mạch đồng hồ báo xăng....................................................................................... 15
1.3.5.4. Mạch báo số ......................................................................................................... 16
CHƯƠNG 2: SỬA CHỮA MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM ......................... 17
2.1. Mạch khởi động ............................................................................................................. 17
2.2. Mạch mạch đánh lửa...................................................................................................... 23
2.3. Mạch sạc ........................................................................................................................ 25
2.4. Mạch đèn chiếu sáng ..................................................................................................... 26
2.5. Mạch còi và thắng.......................................................................................................... 30
2.6. Mạch đèn rẽ ................................................................................................................... 32
2.7. Mạch báo xăng .............................................................................................................. 34
2.7. Thiết kế và lắp đặt các phần trên mô hình hệ thống điện xe dream .............................. 35
CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 39
3.1. Kết luận ......................................................................................................................... 39
3.2. Kiến nghị ....................................................................................................................... 39
TÀI LIỆU THAM KHẢO...................................................................................................... 40

4
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN

1.1. Những vấn đề chung về mô hình hệ thống điện xe Dream


Giới thiệu chung về mô hình hệ thống điện xe Dream
- Mâm lửa có 3 cuộn dây:
+ Cuộn lửa.
+ Cuộn đèn.
+ Cuộn sạc.
- Cầu chì 7 – 10A.
- Bộ phát điện loại rotor ngoài.
- Hệ thống khởi động:
+ Khởi động bằng cơ cấu cơ khí.
+ Khởi động bằng động cơ điện.
- Tiết chế 4 chân có mạch ổn áp.
- Bình ắc quy 12V 5AH.
- IC đánh lửa 5 chân.
- Có đồng hồ báo mức nhiên liệu.
- Có cảm biến mức nhiên liệu.
- Hệ thống tín hiệu:
+ Đèn xi nhan 8 – 10W.
+ Đèn báo xi nhan 1,5 – 3W.
+ Còi.
+ Đồng hồ báo số.
+ Đèn thắng.
- Hệ thống chiếu sáng:
+ Đèn trước 12V – 25/25W.

5
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 1. 1 Sơ đồ mạch điện hệ thống điện xe dream


6
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

1.2. Công dụng, yêu cầu của mô hình hệ thống điện xe Dream
Mô hình được trang bị cho các sinh viên ở Trường nhằm mục đích cho sinh
viên hiểu rõ hơn về cấu tạo, nguyên lý hoạt động của hệ thống điện đang được
trang bị cho xe Dream.
Mô hình hệ thống điện xe Dream khi được trang bị vào học tập phải đạt các
yêu cầu sau :
❖ An toàn khi đem vào phục vụ công tác giảng dạy và học tập.
❖ Phục vụ cho công tác giảng dạy, tạo điều kiện thuận lợi cho giảng viên
hướng dẫn sinh viên trong quá trình thực hành.
❖ Sinh viên có điều kiện quan sát mô hình một cách trực quan sơ đồ mạch
điện, cách đấu dây, cấu tạo của các chi tiết trên mô hình hệ thống.
❖ Giúp sinh viên dễ dàng kiểm tra và đo đạc các thông số của các mạch điện
trên mô hình hệ thống.

1.3. Các mạch điện trên mô hình hệ thống điện xe Dream


1.3.1. Mạch khởi động.
a. Công dụng
Để khởi động động cơ, cần phải truyền cho cốt máy động cơ số vòng quay
nhất định để đạt tới số vòng quay tối thiểu để máy khởi động.
Do đó motor khởi động phải có công suất tương đối lớn, cường độ lúc làm
việc có thể từ 20 – 50A.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý

7
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 1. 2 Sơ đồ mạch khởi động


Hệ thống khởi động gồm có: bình ắc quy, công tác khởi động, relay khởi
động, máy khởi động và khớp nối truyền động.
c. Đấu dây
• Dây đen công tắc máy → dây đen relay khởi động.
• Dây đỏ công tắc máy → cọc dương bình ắc quy.
• Dây xanh lá công tắc máy → cọc âm bình ắc quy → dây xanh lá nút
khởi động.
• Dây vàng sọc đỏ nút khởi động → dây vàng sọc đỏ relay khởi động.
• Dây đỏ sọc trắng lớn motor khởi động → dây đỏ sọc trắng lớn relay
khởi động.
• Cọc dương bình ắc quy → dây đỏ lớn relay khởi động.
• Cọc âm bình ắc quy → dây xanh lá lớn motor khởi động.
1.3.2. Mạch đánh lửa
a. Công dụng
Mạch đánh lửa có nhiệm vụ biến đổi dòng điện hạ áp thành dòng điện cao áp
để tạo ra tia lửa điện giữa 2 điện cực bugie đốt cháy hỗn hợp hòa khí vào cuối kỳ
cuối nén đầu nổ.
Đây là mạch đánh lửa điện tử AC – CDI, hệ thống có ưu điểm là dễ dàng lắp
ráp (theo màu dây) và không cần hiệu chỉnh. Hệ thống này được áp dụng trên
8
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

nhiều dòng xe phổ biến hiện nay như Dream, Wave, Future, các xe Trung Quốc,
Hàn Quốc, Đài Loan.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý

Hình 1. 3 Mạch đánh lửa


Hệ thống này gồm có:
+ Volant: có các cựa để khi volant quay gần cuộn kích thì phát ra xung điện
để điều khiển đánh lửa.
+ Mâm lửa: trên mâm lửa có 3 cuộn dây,
Cuộn đèn tương tự như xe đời cũ (điện từ) điện thế phát ra 6V hay 12V. Ra
2 đầu dây: Một đầu dây nạp ắc quy (W), một đầu dây dùng đèn chạy đêm có số
vòng quấn ít hơn (Y).
Cuộn lửa: còn gọi là cuộn nguồn, đường kính dây 1/10 = 120 mm, số vòng
quấn 8.000 + 10.000 vòng, một đầu dây nối mát, điện thế phát ra trung bình 100
+ 120V (BK/R).
Cuộn kích: còn gọi là cuộn điều khiển, cuộn phát xung với điện thế phát ra
trung bình 1+2V, cuộn này hình dáng nhỏ, bọc cẩn thận, một đầu dây nối mắt hệ
thống (G), đầu còn lại (BU/W hoặc BU/Y),
+ Mass khoen đồng
9
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

+ Công tắc máy


+ Cụm IC
+ Bô bin sườn và bugie
c. Đấu dây
• Dây xanh lá công tắc máy → cọc âm bình ắc quy → chân số 4 CDI →
chân mass bobine sườn → mass sườn.
• Dây đỏ công tắc máy → cọc dương bình ắc quy.
• Dây đen sọc trắng → chân số 3 CDI.
• Dây đen sọc vàng bobine sườn → chân số 1 CDI.
• Dây xanh dương sọc trắng → chân số 5 CDI.
• Dây đen sọc đỏ cuộn nguồn → chân số 2 CDI.
• Đầu dây thứ cấp bobine sườn → bugie → mass sườn.
1.3.3. Mạch sạc bình ắc quy
a. Công dụng
Biến đổi dòng xoay chiều (AC) của bộ phát điện qua bộ chỉnh lưu thành
dòng điện một chiều (DC) để nạp cho ắc quy và cung cấp cho các thiết bị phụ
tải.
Duy trì điện áp ra ổn định trong khoảng 12,6 - 13.8V để đảm bảo an toàn
cho các phụ tải trên xe.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý

10
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 1. 4 Mạch sạc ắc quy


c. Đấu dây
• Dây vàng cuộn đèn → công tắt đèn → diode sạc.
• Dây trắng cuộn sạc → dây trắng diode sạc.
• Dây đỏ công tắc máy → cọc dương bình ắc quy → dây đỏ diode sạc.
• Dây xanh lá công tắc máy → cọc âm bình ắc quy → chân xanh lá diode
sạc.
• Dây đen công tắc máy → đến các phụ tải.
1.3.4. Hệ thống chiếu sáng
a. Công dụng
Đèn pha sẽ giúp bạn phát hiện ra các chướng ngại vật trên đường từ khoảng
cách xa ví dụ như người đi bộ qua đường, động vật, ổ gà.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
Cấu tạo của mạch gồm:
+ Nguồn ắc quy.
+ Đèn cốt, pha.
+ Đèn đuôi, đèn báo thắng.
+ Đèn sáng mặt đồng hồ táp lô.
+ Đèn sương mù.

11
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

+ Hộp nháy.
+ Công tắc rẽ.

Hình 1. 6 Mạch đèn chạy đêm


c. Đấu dây
• Dây vàng công tắc đèn chính → cuộn đèn → diode sạc.
• Dây nâu sọc trắng công tắc đèn chính → dây nâu sọc trắng công tắc pha
cos.
• Dây nâu công tắc đèn chính → đèn sương mù → đèn soi sáng mặt đồng
hồ → đèn đuôi.
• Dây xanh dương công tắc pha cos → đèn pha → đèn báo pha.
• Dây trắng công tắc pha cos → đèn cos.
• Mass sườn → đen pha, cos → đèn sương mù → đèn đuôi → đèn báo pha
→ đèn soi sáng mặt đồng hồ.
1.3.5. Hệ thống tín hiệu và còi
1.3.5.1. Mạch đèn xi nhan
a. Công dụng
Đèn xi-nhan là một thành phần rất quan trọng trên xe máy cũng như xe ô tô.
Công dụng chính của đèn xi-nhan hay còn gọi là đèn báo rẽ là để báo hiệu cho

12
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

các phương tiện cùng tham gia lưu thông biết được chúng ta chuẩn bị rẽ hướng.
Ngoài ra thì đèn xi-nhan còn được sử dụng trong trường hợp xin vượt, chuyển
làn, cảnh báo nguy hiểm...
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
Cấu tạo của mạch gồm:
+ Nguồn ắc quy.
+ Đèn báo rẽ trái, phải phía trước và phía sau.
+ Đèn báo rẽ trên đồng hồ táp lô.
+ Hộp nháy.
+ Công tắc rẽ.

Hình 1. 7 Mạch đèn tín hiệu


c. Đấu dây
• Cọc âm bình ắc quy → mass sườn.
• Cọc dương bình ắc quy → dây đỏ công tắc máy.
• Dây đen công tắc máy → dây đen hộp nháy.
• Dây xám hộp nháy → dây xám công tắc rẽ.
• Dây xanh dương lợt công tắc rẽ → đèn xi nhan trước phải → đèn báo xi
nhan phải → đèn xi nhan sau phải.
• Dây cam công tắc rẽ → đèn xi nhan trước trái → đèn báo xi nhan trái →
đèn xi nhan sau trái.
13
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

• Mass sườn → đèn xi nhan trước phải → đèn báo xi nhan phải → đèn xi
nhan sau phải → đèn xi nhan trước trái → đèn báo xi nhan trái → đèn xi
nhan sau trái.
1.3.5.2 Mạch đèn thắng và còi
a. Công dụng
Mạch đèn thắng có tác dụng báo hiệu cho người điều khiển phương tiện phía
sau biết về việc phương tiện của mình khi thắng lại nhằm đảm bảo an toàn.
Còi xe là một bộ phận không thể thiếu khi tham gia giao thông ở Việt Nam.
Đó là bộ phận quan trọng nhằm cảnh báo an toàn cho những người tham gia giao
thông trên đường hoặc người đi bộ nhằm tránh những sự cố, tai nạn đáng tiếc xảy
ra.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
Cấu tạo của mạch rất đơn giản gồm:
+ Nguồn từ ắc quy.
+ Công tắc thắng trước và công tắc thắng sau.
+ Đèn thắng 12V – 18W.
Cấu tạo của mạch còi gồm:
+ Nguồn từ ắc quy.
+ Công tắc còi.
+ Còi.

Hình 1. 5 Mạch còi và thắng


c. Đấu dây
14
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

• Cọc âm bình ắc quy → dây xanh lá công tắc máy → mass sườn.
• Dây đen công tắc máy → dây đen công tắc thắng trước → dây đen công
tắc thắng sau → dây đen còi.
• Dây xanh lá lợt còi → dây xanh lá lợt nút còi.
• Dây xanh lá nút còi → đèn sau → mass sườn.
• Dây xanh lá sọc vàng công tắc thắng trước → dây xanh lá sọc vàng công
tắc thắng sau → dây xanh lá sọc vàng đèn sau.
• Dây đen sọc trắng công tắc máy → chân số 3 CDI.
1.3.5.3. Mạch đồng hồ báo xăng
a. Công dụng
Đồng hồ báo xăng có tác dụng báo cho người lái biết được lượng nhiên liệu
có trong bình và từ đó người lái có thể đưa ra phương án sử dụng phù hợp.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
Cấu tạo mạch đồng hồ báo xăng gồm:
+ Bình ắc quy.
+ Công tắc máy.
+ Phần báo số.
+ Phần cảm biến.
+ Trái nổi.

Hình 1. 6 Mạch báo xăng


c. Đấu dây
• Cọc dương bình ắc quy → dây đỏ công tắc máy.
• Cọc âm bình ắc quy → dây xanh lá công tắc máy → dây xanh lá cảm biến
báo xăng.
15
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

• Dây vàng sọc trắng đồng hồ báo xăng → dây vàng sọc trắng cảm biến báo
xăng.
• Dây xanh dương sọc trắng đồng hồ báo xăng → dây xanh dương sọc trắng
cảm biến báo xăng.
• Dây đen công tắc máy → dây đen đồng hồ báo xăng.
• Dây đen sọc trắng công tắc máy → chân số 3 CDI.
1.3.5.4. Mạch báo số
a. Công dụng
Mạch báo số có công dụng báo cho người điều khiển phương tiện biết được
vị trí số của hộp số trên xe gắn máy.
b. Cấu tạo và sơ đồ nguyên lý
+ Bình ắc quy.
+ Công tắc máy.
+ Đèn báo số.
+ Heo số.
+ Tiếp điểm.

Hình 1. 7 Mạch báo số


c. Đấu dây
• Cọc dương bình ắc quy → dây đỏ công tắc máy.
• Cọc âm bình ắc quy → dây xanh lá công tắc máy → mass sườn
• Dây đen công tắc máy → đèn báo số N → đèn báo hết số.
• Dây hồng tiếp điểm → đèn báo số N.
• Dây xanh lá lợt sọc đỏ tiếp điểm → đèn báo hết số.
• Đuôi heo số → mass sườn.
• Dây đen sọc trắng công tắc máy → chân số 3 CDI.

16
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

CHƯƠNG 2: SỬA CHỮA MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE


DREAM

2.1. Mạch khởi động


2.1.1. Kiểm tra điện áp ắc quy
- Các bước tiến hành:
+ Ấn nút khởi động điện và tiến hành đo điện áp giữa các cực của bình ắc
quy.
+ Điện áp tiêu chuẩn: 9.6 V hoặc cao hơn
+ Nếu điện áp đo được thấp hơn 9.6 V thì phải thay thế ắc quy.
2.1.2. Kiểm tra công tắc máy
- Kiểm tra công tắc máy ở vị trí ON.
- Bật công tắc máy sang vị trí ON.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây đen
và dây đỏ.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc máy hư.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
máy còn sử dụng được.
- Tiếp tục dùng đồng hồ VOM bật
thang đo điện trở (Rx1) đo vào 2 dây:
Hình 2.1 Đo kiểm công tắc máy ở nấc
dây xanh lá và dây đen sọc trắng.
ON
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
máy hư.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc máy còn sử dụng được.
- Kiểm tra công tắc máy ở vị trí OFF
Bật công tắc máy sang vị trí OFF
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây đen
và dây đỏ.
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
máy hư.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc máy còn sử dụng được.

17
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Tiếp tục dùng đồng hồ VOM bật


thang đo điện trở (Rx1) đo vào 2 dây:
dây xanh lá và dây đen sọc trắng
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc máy hư.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
máy còn sử dụng được.

Hình 2.2 Đo kiểm công tắc máy ở nấc


OFF

2.1.3. Kiểm tra nút khởi động:


- Ấn giữ nút khởi động.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 chân nút khởi
động.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì tiếp
điểm tiếp xúc không tốt nên nút khởi
động bị hỏng.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì nút khởi
động còn sử dụng được.
- Thả nút khởi động.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 chân nút khởi
Hình 2.3 Đo kiểm nút khởi động ở
động. trạng thái mở
+ Nếu kim đồng hồ lên thì nút khởi
động bị hỏng.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì nút
khởi động còn sử dụng được.

18
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2.4 Đo kiểm nút khởi động ở


trạng thái ấn

2.1.4. Kiểm tra rơ le khởi động


- Kiểm tra cuộn dây rơ le.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 chân cuộn dây.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì cuộn
dây bị đứt.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì cuộn dây
còn.

Hình 2.5 Đo kiểm cuộn hút

19
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Kiểm tra tiếp điểm.


- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo 2 đầu dây của tiếp
điểm.
Cấp nguồn 12V vào 2 đầu dây của
cuộn dây.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì tiếp điểm
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì tiếp
điểm tiếp xúc không tốt và tiến hành
thay mới rơ le khởi động.

Hình 2.6 Kiểm tra tiếp điểm relay


khởi động

2.1.5. Kiểm tra motor khởi động


- Kiểm tra đường kính ngoài của cổ
góp.
- Dùng thước kẹp đo đường kính ngoài
của cổ góp.

Hình 2.7 Kiểm tra cổ góp rotor


- Kiểm tra độ cong trục rotor.
- Dùng đồng hồ so để kiểm tra trục.
rotor yêu cầu độ cong < 0,15mm, nếu
lớn hơn quy định thì nắn nguội.

Hình 2.8 Kiểm tra độ cong trục rotor

20
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Kiểm tra sự cách điện của rotor.


- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
Rx1. Một đầu que đo chạm vào lõi
rotor, một đầu chạm vào cổ góp. Nếu
kim lên là bị chạm, kim không lên là
tốt.

Hình 2.9 Kiểm tra sự cách điện của


rotor
- Kiểm tra sự thông mạch giữa các
thanh dẫn điện của cổ góp.
- Kẹp 2 đầu que đo vào cổ góp và xoay
cổ góp nếu kim lên là tốt, kim trả về là
chỗ đó bị đứt.

Hình 2.10 Kiểm tra sự thông mạch


- Kiểm tra chạm mạch các khung dây
rotor (kiểm tra chạm chập cuộn dây
rotor).
- Đặt rotor lên máy kiểm tra chạm
mạch, đặt lưỡi cưa song song với lõi và
quay rotor bằng tay nếu khung dây bị
chạm mạch thì sẽ làm cho lưỡi cưa hút
xuống.
- Khung dây bị chạm là hiện tượng
các lớp cách điện bị bong ra làm các
khung dây chạm nhau. Điều này sẽ
làm thành một mạch kín.

21
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2.11 Kiểm tra chạm mạch khung


dây rotor
- Trong một rotor, các khung dây được
quấn ở rìa ngoài của rotor, nhờ cấu tạo
của máy kiểm tra, số đường sức đi vào
lõi rotor bằng số đường sức đi ra. Do
vậy trên các khung dây sinh ra sức điện
động thuận và sức điện động ngược,
tổng của chúng bằng không nên không
có dòng điện đi qua khung.
- Nếu có các khung bị chạm, một mạch
kín hình thành làm mất trạng thái cân
bằng, tạo nên dòng điện chạy qua Hình 2.12 Hiện tượng chạm mạch
khung.từ trường của dòng này sẽ hút khung dây rotor
lưỡi cưa dính vào rotor.

- Kiểm tra chổi than.


- Kiểm tra bề mặt tiếp xúc của chổi
than, yêu cầu tiếp xúc phải đều không
bị cháy rỗ. Nếu tiếp xúc không đều
dùng giấy nhám mịn chà lại.
- Kiểm tra bề dày theo chiều hướng
tâm, nếu mòn còn ít hơn 4 mm thì phải Hình 2.13 Kiểm tra chổi than
thay mới.
- Kiểm tra lò xo giữ chối than: Lấy
ngón tay ấn chổi than vào rồi buông ra,
cứ như vậy làm liên tục chổi than phải
ra vô nhẹ nhàng. Nếu lò xo bị gãy hoặc
mất độ đàn hồi thì thay mới.
- Kiểm tra sự cách điện của chổi than
dương. Dùng đồng hồ VOM bật ở
thang đo điện trở (Rx1). Một đầu que
đo chạm vào mass, 1 đầu que đo vào
chổi than âm.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì chổi than
âm còn tốt.

22
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

+ Nếu kim đồng hồ không lên thì chổi


than âm bị cách mass nên máy khởi
động không quay được.
Tiếp tục dùng đồng hồ VOM bật ở
thang đo điện trở (Rx1). Một đầu que
đo chạm vào mass, 1 đầu que đo vào
chổi than dương.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì chổi
than dương được cách mass do đó chổi
than dương còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì chổi than
dương bị chạm mass do đó máy khởi
động không quay được.

2.2. Mạch mạch đánh lửa


2.2.1. Kiểm tra điện áp ắc quy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.2.2. Kiểm tra công tắc máy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.2.3. Kiểm tra bobine đánh lửa
- Tháo các giắc dây để lấy bôbin đánh
lửa ra.
- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
điện trở (Rx1) cắm que đo đồng hồ vào
đầu nối 1 và đầu que đồng hồ còn lại
vào đầu nối 2.
+ Điện trở cuộn sơ cấp từ: 0,51 –
Hình 2.14 Đo kiểm bobine đánh lửa
0,55Ω.
+ Nếu điện trở cuộn thứ cấp nằm ngoài
khoảng trên thì tiến hành thay mới
bobine.
- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
điện trở (Rx1K) cắm que đo đồng hồ
vào đầu nối 1 và đầu que đồng hồ còn
lại vào lỗ cắm dây cao áp trên bobine

23
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

+ Điện trở cuộn thứ cấp: 7,8 – 8,2KΩ.


+ Nếu điện trở cuộn thứ cấp nằm ngoài
khoảng trên thì tiến hành thay mới
bobine.
2.2.4. Kiểm tra cuộn kích
- Tháo các đầu giắc dây kích .
- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
điện trở (Rx10) đo 1 đầu que đo vào
dây xanh dương sọc trắng đầu còn lại
vào dây xanh lá
+ Nếu giá trị điện trở nằm trong
khoảng từ 100 – 400Ω thì cuộn kích
còn tốt.
+ Nếu giá trị điện trở nằm ngoài
khoảng từ 100 – 400Ω hoặc kim đồng
hồ không lên thì thay mới cuộn kích.

Hình 2.15 Đo kiểm cuộn kích


2.2.5. Kiểm tra cuộn nguồn
- Tháo giắc nối cuộn dây nguồn.
- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
điện trở (Rx10) cắm 1 đầu que đo vào
dây đen sọc đỏ và cắm 1 đầu que đo
còn lại vào dây xanh lá của cuộn nguồn
+ Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở
từ 718 – 902 Ω thì cuộn nguồn còn tốt
+ Nếu giá trị điện trở nằm ngoài
khoảng từ 718 – 902Ω hoặc kim đồng
hồ không lên thì thay mới cuộn kích.
- Theo kinh nghiệm có thể kiểm tra
bằng cách đo điện áp của cuộn nguồn:
- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
250VAC cắm 1 đầu que đo vào dây

24
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

đen sọc đỏ và cắm 1 đầu que đo còn lại Hình 2.16 Đo kiểm cuộn nguồn
vào dây xanh lá của cuộn nguồn
- Khởi động bằng cần đạp
+ Nếu kim đồng hồ chạy lên khoảng
100V là tốt
+ Nếu thấp hơn 40V thì thay mới (hoặc
quấn lại cuộn nguồn theo đúng tiêu
chuẩn).
2.2.6. Kiểm tra bugie
Những sự cố xảy ra ở bugi
thường gặp như: Bể đầu sứ
bugi, bugi bị mòn điện cực,
bugi bị chảy điện cực, bugi
đánh lửa không đúng tâm, bugi
bị bám muội than làm giảm khả
năng đánh lửa, ...
Khi bugi có tình trạng hư hỏng
cần kịp thời thay thế Hình 2.17 Một số hư hỏng của bugie
2.2.7. Kiểm tra CDI
Trong hệ thống đánh lửa bán dẫn CDI,
khi kiểm tra cuộn nguồn, cuộn kích và
bônbine đánh lửa còn hoạt động tốt,
các dây tiếp xúc còn tốt mà thử lửa
xuất hiện tình trạng mất lửa hoặc lửa
yếu thì tiến hành thay mới cụm CDI.

Hình 2.18 CDI đánh lửa

2.3. Mạch sạc


2.3.1. Kiểm tra điện áp ắc quy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.3.2. Kiểm tra công tắc máy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.3.3. Kiểm tra cuộn sạc

25
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Tháo giắc nối cuộn dây sạc.


- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
điện trở (Rx1) cắm 1 đầu que đo vào
dây trắng và cắm 1 đầu que đo còn lại
vào dây xanh lá của cuộn sạc
+ Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở
từ 0,1 – 0,8Ω thì cuộn nguồn còn tốt
+ Nếu giá trị điện trở nằm ngoài
khoảng từ 0,1 – 0,8Ω hoặc kim đồng
hồ không lên thì thay mới cuộn sạc.

Hình 2.19 Đo kiểm cuộn sạc

2.3.4. Kiểm tra diode sạc


- Tháo giắc nối diode sạc
- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
diode, cắm 1 đầu que dương vào dây
đỏ và cắm 1 đầu que âm vào trắng của
diode sạc
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì diode
sạc còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì diode sạc bị
thủng nên tiến hành thay mới.

Hình 2.20 Đo kiểm diode sạc

2.4. Mạch đèn chiếu sáng


2.4.1. Kiểm tra cuộn đèn

26
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Tháo giắc nối cuộn dây nguồn.


- Dùng đồng hồ VOM bật ở thang đo
điện trở (Rx1) cắm 1 đầu que đo vào
dây vàng và cắm 1 đầu que đo còn lại
vào dây xanh lá của cuộn đèn
+ Nếu đồng hồ hiển thị giá trị điện trở
từ 0,1 – 5Ω thì cuộn đèn còn tốt
+ Nếu giá trị điện trở nằm ngoài
khoảng từ 0,1 – 5Ω hoặc kim đồng hồ
không lên thì thay mới cuộn đèn.

Hình 2.21 Đo kiểm cuộn đèn


2.4.2. Kiểm tra công tắc đèn chính
- Gạt công tắc sang nấc P.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây vàng
và dây nâu
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc tiếp xúc không tốt, ta cần vệ sinh
các tiếp điểm hoặc thay mới.

27
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2.22 Đo kiểm công tắc đèn


chính ở nấc P

- Bấm công tắc sang nấc L.


- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 3 dây: dây vàng,
dây nâu và dây nâu sọc trắng
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc tiếp xúc không tốt, ta cần vệ sinh
các tiếp điểm hoặc thay mới.

- Gạt công tắc sang nấc OFF.


- Tiếp tục dùng đồng hồ VOM bật
thang đo điện trở (Rx1) đo vào 3 dây:
dây vàng, dây nâu và dây nâu sọc trắng
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
hỏng, ta cần thay mới.

Hình 2.23 Đo kiểm công tắc đèn


chính ở nấc OFF

2.4.3. Kiểm tra công tắc pha cos

28
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Gạt công tắc sang nấc L.


- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây xanh
dương và dây nâu sọc trắng
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc tiếp xúc không tốt, ta cần vệ sinh
các tiếp điểm hoặc thay mới.

Hình 2.24 Đo kiểm công tắc pha cos ở


nấc L

- Gạt công tắc sang nấc H.


- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây trắng
và dây nâu sọc trắng
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc tiếp xúc không tốt, ta cần vệ sinh
các tiếp điểm hoặc thay mới.

29
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2.25 Đo kiểm công tắc pha cos ở


nấc H

2.5. Mạch còi và thắng


2.5.1. Kiểm tra mạch còi
a. Kiểm tra điện áp ắc quy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
b. Kiểm tra công tắc máy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
c. Kiểm tra nút còi
- Ấn giữ nút còi.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 chân nút còi
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì tiếp
điểm tiếp xúc không tốt nên nút còi bị
hỏng.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì nút còi còn
sử dụng được.

Hình 2.26 Kiểm tra nút còi ở trạng


thái ấn vào

- Thả nút còi.


- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 chân còi
+ Nếu kim đồng hồ lên thì nút còi bị
hỏng.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì còi
còn sử dụng được.

30
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2.27 Kiểm tra nút còi ở trạng


thái thả ra
d. Kiểm tra còi
- Mắc 2 dây của còi vào cọc dương và
cọc âm của bình
+ Nếu còi kêu thì còi còn tốt
+ Nếu còi không kêu thì chỉnh lại còi:
Bật thang đo cường độ dòng điện, nối
tiếp đồng hồ đo điện với còi và kiểm
tra và điều chỉnh vít chỉnh còi theo tiêu
chuẩn cường độ: 1.5 Ampe hoặc thay
còi mới nếu không điều chỉnh được

Hình 2.28 Thử còi

2.5.2. Kiểm tra mạch thắng


a. Kiểm tra điện áp ắc quy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
b. Kiểm tra công tắc máy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
c. Kiểm tra công tắc thắng
- Bóp thắng trước.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây công tắc
thắng: dây đen và dây xanh lá sọc vàng
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì tiếp
điểm tiếp xúc không tốt nên công tắc
thắng bị hỏng, ta cần thay mới.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
thắng còn sử dụng được.
- Đạp thắng sau.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây công tắc
thắng: dây đen và dây xanh lá sọc vàng

31
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

+ Nếu kim đồng hồ không lên thì tiếp Hình 2.29 Kiểm tra công tắc thắng ở
điểm tiếp xúc không tốt, ta cần điều trạng thái giữ
chỉnh khoảng cách tiếp xúc.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
thắng còn sử dụng được.

2.6. Mạch đèn rẽ


2.6.1. Kiểm tra điện áp ắc quy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.6.2. Kiểm tra công tắc máy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.6.3. Kiểm tra công tắc rẽ
- Bấm công tắc sang nấc R.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây xám
và dây xanh dương lợt.
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc tiếp xúc không tốt, ta cần vệ sinh
các tiếp điểm hoặc thay mới.

Hình 2.30 Kiểm tra công tắc rẽ ở nấc


R

32
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Bấm công tắc sang nấc L.


- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây xám
và dây cam.
+ Nếu kim đồng hồ lên lên thì công tắc
còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc tiếp xúc không tốt, ta cần vệ sinh
các tiếp điểm hoặc thay mới.

Hình 2.31 Kiểm tra công tắc rẽ ở nấc


L
- Bấm công tắc sang nấc OFF.
- Tiếp tục dùng đồng hồ VOM bật
thang đo điện trở (Rx1) đo vào 3 dây:
dây vàng, dây nâu và dây nâu sọc trắng
+ Nếu kim đồng hồ không lên thì công
tắc còn tốt.
+ Nếu kim đồng hồ lên thì công tắc
hỏng, ta cần thay mới.

Hình 2.32 Kiểm tra công tắc rẽ ở nấc


OFF

2.6.4. Kiểm tra hộp nháy

33
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Có 2 loại hộp nháy


+ Loại điện trở nhiệt
+ Loại điện tử
- Kiểm tra hộp nháy loại điện trở nhiệt
- Dùng bình ắc quy và bóng đèn có
điện thế và công suất thích hợp với hộp
nháy. Cọc dương ắc quy nối với một
dây đen (B) hộp nháy, dây xám (L) hộp
nháy đấu nối tiếp với bóng đèn, dây
còn lại của bóng đèn nối với cọc âm ắc
quy.
+ Nếu bóng đèn sáng và nhấp nháy là
hộp còn tốt. Hình 2.33 Kiểm tra hộp nháy
+ Nếu không sáng đèn là đứt dây trong
hộp nháy.
+ Nếu nháy quá nhanh là công suất đèn
bị lớn hay chỉnh lưỡng kim và má vít
chưa đúng.
+ Nếu sáng mà không nháy có thể công
suất bóng quá thấp hay lưỡng kim, má
vít bị dính mà không mở ra. Tạm thời
có thể chùi sạch má vít hay thay hộp
nháy khác.

2.7. Mạch báo xăng


2.7.1. Kiểm tra điện áp ắc quy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.7.2. Kiểm tra công tắc máy
Trích chương 2, phần 2.1.1.
2.7.3. Kiểm tra bộ phận cảm biến báo xăng

34
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

- Tháo cảm biến mực xăng ra khỏi


bình xăng lớn, dùng đồng VOM kiểm
tra vị trí cảm biến ở bị trí cao nhất, vị
trí thấp nhất (khi thay đổi vị trí tại
mỗi vị trí ta cần giữ khoảng 2-3 phút)
và sự hoạt động liên tục của cảm biến
mực xăng.
- Dùng đồng hồ VOM bật thang đo
điện trở (Rx1) đo vào 2 dây: dây vàng
sọc trắng và dây xanh lá.
+ Khi ở vị trí cao nhất ( A ) điện trở
cho phép 4 - 10Ω.
+ Khi ở vị trí thấp nhất ( B ) điện trở
cho phép 90 - 100Ω.
Hình 2.34 Kiểm tra cảm biến xăng
- Tiếp tục dùng đồng hồ VOM bật
thang đo điện trở (Rx1) đo vào 2 dây:
dây xanh dương sọc trắng và dây xanh
lá.
+ Khi ở vị trí cao nhất ( A ) điện trở
cho phép 90 - 100Ω.
+ Khi ở vị trí thấp nhất ( B ) điện trở
cho phép 4 - 10Ω.

Hình 2.35 Kiểm tra cảm biến xăng

2.7. Thiết kế và lắp đặt các phần trên mô hình hệ thống điện xe dream
2.7.1. Thiết kế khung đỡ động cơ và các chi tiết trong hệ thống điện

35
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2. 36 Khung đỡ động cơ được thiết kế trên Inventor

Hình 2. 37 Khung đỡ động cơ sau khi hoàn thiện


36
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Động cơ và các thành phần của hệ thống điện được lắp trên khung như
trên bản vẽ đã thiết kế.
Khung đỡ được lắp thêm 4 bánh xe tiện cho việc di chuyển.
2.7.2. Thiết kế, bố trí thành phần trong hệ thống điện lên khung đỡ

Hình 2. 38 Các thành phần trong hệ thống điện được bố trí trên khung đỡ

37
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

Hình 2. 39 Mô hình hệ thống điện xe dream hoàn chỉnh

38
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

3.1. Kết luận


Qua quá trình thực hiện đồ án nhóm chúng em có thêm kiến thức về các
thành phần trên hệ thống điện xe dream, trong thời gian làm đồ án em đã
hiểu được sơ đồ, nguyên lý, cấu tạo các thiết bị, mạch điện trên hệ thống và
thực hiện được một số công việc sau:
➢ Kiểm tra, lắp đặt hệ thống còi.
➢ Kiểm tra, lắp đặt các hệ thống đèn.
➢ Kiểm tra, lắp đặt hệ thống khởi động.
➢ Kiểm tra, lắp đặt hệ thống đánh lửa.
➢ Kiểm tra các công tắc( công tắc máy, công tắc đèn chính, công tắc còi, công
tắc khởi động…).
➢ Thiết kế bố trí các cụm công tắc, các chi tiết trên hệ thống lên khung đỡ và
mô hình đấu dây.
➢ Thiết kế và hàn mới khung đỡ động cơ.
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế nên bài báo cáo của em còn hạn
chế, không tránh khỏi những sai sót. Chúng em rất mong sự góp ý của các
thầy cô để bày báo cáo được hoàn thiện hơn nữa.

3.2. Kiến nghị


Trang bị thêm trang thiết bị để thuận tiện trong quá trình giảng dạy và học
tập.

39
MÔ HÌNH HỆ THỐNG ĐIỆN XE DREAM

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Giáo trình kỹ thuật sửa chữa mô tô xe máy, tác giả Lê Xuân Tới, xuất bản
năm 2007, Đại học Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM.
2. Tài liệu giảng dạy kỹ thuật mô tô – xe máy, tác giả Ths Ngô Thanh Hà,
xuất bản năm 2014, Đại học Trà Vinh.
3. https://www.aberdeenbikers.co.uk/motorcycle-charging-system-
diagnosis-checks/

40

You might also like