You are on page 1of 17

CHƯƠNG 4

ĐỊNH GIÁ CHỨNG KHOÁN

A. TÓM TẮT LÝ THUYẾT

4.1. Định giá trái phiếu:


*Các bước định giá trái phiếu
Bước 1: Xác định dòng tiền thu nhập do trái phiếu tạo ra trong tương lai
Bước 2: Xác định lãi suất chiết khấu kỳ vọng của nhà đầu tư.
Bước 3: Xác định hiện giá dòng thu nhập trong tương lai của trái phiếu theo mức lãi
suất chiết khấu kỳ vọng của nhà đầu tư.

Để tiến hành định giá, ta cần các yếu tố sau:


• C: Mệnh giá của trái phiếu
• n: Tổng số kỳ hạn còn lại của trái phiếu
• i: Lãi suất danh nghĩa của trái phiếu
• I : Tiền lãi nhận được ở kỳ thứ j
j
• r : Tỷ suất định giá trái phiếu trên thị trường/kỳ (tỷ suất lợi tức khi đáo hạn của
d
trái phiếu, tỷ suất lợi tức yêu cầu của nhà đầu tư)
• P : Hiện giá của trái phiếu
0
Định giá trái phiếu trả lãi định kỳ
• Là loại trái phiếu mà người sở hữu sẽ được hưởng lãi cố định, hàng kỳ theo lãi
suất công bố
• Kỳ lĩnh lãi: Có thể là 6 tháng hoặc 1 năm
• Ngày đáo hạn: Được hoàn lại vốn gốc bằng với mệnh giá.
• Thời điểm định giá: Tại kỳ lĩnh lãi
• Dòng thu nhập do trái phiếu tạo ra trong tương lai gồm: Tiền lãi mỗi kỳ (I) và
mệnh giá (C), nên:

P = PV(I) + PV(C)
0

4.1.1. Định giá trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi

Trái phiếu có kỳ hạn được hưởng lãi (nonzero coupon bond) là loại trái phiếu có xác
định thời hạn đáo hạn và lãi suất được hưởng qua từng thời hạn nhất định. Khi mua loại trái
phiếu này nhà đầu tư được hưởng lãi định kỳ, thường là hàng năm, theo lãi suất công bố
(coupon rate) trên mệnh giá trái phiếu và được thu hồi lại vốn gốc bằng mệnh giá khi trái
phiếu đáo hạn.
I I I C
P 0= 1
+ 2
+…+ n
+ n
(1+ r d ) (1+r d ) ( 1+r d ) ( 1+r d )

[ ]
−n
1−(1+r d ) C
P0=I ∗ + n
rd ( 1+r d )
C: là mệnh giá trái phiếu
n: là số năm trái phiếu còn lưu hành cho đến khi đáo hạn,

4.1.2. Định giá trái phiếu trả lãi nửa năm

Thông thường trái phiếu được trả lãi hàng năm một lần nhưng đôi khi cũng có loại trái
phiếu trả lãi nửa năm một lần tức là trả lãi mỗi năm hai lần.
Định giá trái phiếu có kỳ hạn và được hưởng lãi nửa năm:
I I I
2 2 2 C
P 0= + + …+ +
( ) ( )
1 2 2n 2n
r r r r
(1+ d ) (1+ d ) 1+ d 1+ d
2 2 2 2

[ ](
−2n
r
1−(1+ d )
I 2 C
P 0= ∗ +

)
2 rd r 2n
1+ d
2 2

4.1.3. Định giá trái phiếu chiết khấu (có kỳ hạn không hưởng lãi)

C
P0= n
( 1+r d )
4.1.4. Định giá trái phiếu vĩnh cửu

I là tiền lãi cố định được hưởng mãi mãi


P0 là giá trị của trái phiếu
rd là tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư
thì giá của trái phiếu vĩnh cửu chính là tổng giá trị hiện tại của toàn bộ tiền lãi thu được từ trái
phiếu.
I I I
P 0= 1
+ 2
+ …+ ∞
( 1+r d ) ( 1+r d ) ( 1+ r d )
n
I I
¿∑ t
=¿ ¿
t=1 (1+r d ) rd
Ví dụ về trái phiếu trả lãi định kỳ: Doanh nghiệp A đầu tư TP chính phủ, có:
- Mệnh giá 100.000 đồng - Lãi suất 8.5%
- Thời hạn: 5 năm
- Ngày phát hành: 21/10/2017
- Ngày đến hạn:21/10/2022
Hỏi giá trái phiếu là bao nhiêu, nếu:
1/ Trái phiếu trả lãi định kỳ hàng năm và định giá vào ngày 21/10/2018.
2/ Trái phiếu trả lãi định kỳ 6 tháng và định giá vào ngày 21/4/2018
Biết rằng tỷ suất lợi nhuận nhà đầu tư yêu cầu là 12%
Giải:
1/. I = C x i = 100.000 x 8,5% = 8500
−4
1−(1+12 %) 100.000
Hiện giá của trái phiếu: 8500 × + =89369,277 đồng
12 % (1+12 %)4
2/ Số kỳ trả lãi là n= 9 kỳ
8 ,5 %
Các khoản trả lãi mỗi kỳ là I = 100.000 x = 4250
2
Với tỷ suất 12% thì mỗi kỳ tỷ suất đòi hỏi của nhà đầu tư là 6%
−9
1−(1+6 % ) 100.000
Hiện giá của trái phiếu: 4250 × + =88097 , 04 đồng
6% ( 1+ 6 %)9
*Bài tập tình huống
Công ty cổ phần X đã phát hành một loại trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000 đồng, thời hạn
5 năm, lãi suất trái phiếu là 10%/năm, mỗi năm trả lãi một lần vào cuối năm. Trái phiếu đó
lưu hành 2 năm. Hiện trái phiếu đang được rao bán với giá là 1.100.000 đồng.
1. Một nhà đầu tư dự tính đầu tư vào trái phiếu trên và nắm giữ đến khi đáo hạn, tỷ suất
sinh lời đòi hỏi là 9%/năm. Vậy, người đó có nên mua trái phiếu với giá đang rao bán
không?
2. Nếu nhà đầu tư chỉ có ý định nắm giữ 2 năm rồi bán đi với giá ước tính là 1.150.000
đồng. Với tỷ suất sinh lời đòi hỏi là 9% thì giá mua nên là bao nhiêu?
Giải:
1. I = C x i = 1.000.000 x 10% = 100.000; vì trái phiếu đó lưu hành 2 năm, nên chỉ có
thời hạn 3 năm.
−3
1−(1+ 9 %) 100000
Pd = 100.000 × + =1.226 .320,483
9% (1+9 %)3
Pd > Prao bán => Người đó nên mua với giá rao bán.
−1
1−(1+ 9 %) 100000
2. P0 = 100.000 × + =1.216 .320,782
9% (1+9 %)1
4.1.5. Sự ảnh hưởng của thời gian sống và lãi suất kỳ vọng đến giá trái phiếu
- Nếu lãi suất thị trường < lãi suất danh nghĩa của TP: Giá của trái phiếu > mệnh
giá và thời gian còn lại của TP càng dài thì giá trái phiếu càng tăng
- Nếu lãi suất thị trường = lãi suất danh nghĩa của TP: Giá trái phiếu = mệnh giá
và thời gian còn lại của trái phiếu không tác động đến giá của trái phiếu
- Nếu lãi suất thị trường > lãi suất danh nghĩa của TP: Giá trái phiếu < mệnh giá
và thời gian còn lại của trái phiếu càng dài thì giá trái phiếu càng giảm
4.2. Định giá cổ phiếu:

4.2.1. Định giá cổ phiếu ưu đãi:

Đặc điểm cổ phiếu ưu đãi:


- Ưu tiên trả cổ tức trước cổ phiếu thường với tỷ lệ cố định hàng năm.
- Không xác định ngày đáo hạn
- Không có quyền quản lý công ty
- Cổ tức CPUĐ cố định và kéo dài mãi mãi (giả sử công ty không bị phá sản)
=> Dòng tiền thu nhập từ cổ phiếu ưu đãi là dòng tiền (cổ tức) đều vô hạn.
Giá trị cổ phiếu ưu đãi được xác định theo công thức sau:

I
P 0=
rp
Trong đó:
P0: Giá trị hiện tại của cổ phiếu ưu đãi
I: Cổ tức hàng năm của cổ phiếu ưu đãi
rp: Lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư
4.2.2. Định giá cổ phiếu thường.
Đặc điểm CPT:
 Được chi trả cổ tức sau cổ phiếu ưu đãi.
 Cổ tức phụ thuộc vào kết quả hoạt động kinh doanh và chính sách chi trả cổ tức của công ty.
 Không xác định ngày đáo hạn
 Có quyền quản lý công ty
I1 I2 In Pn
Công thức định giá: P0 = 1
+ 2
+…+ n
+ n
(1+r e ) (1+r e ) ( 1+r e ) (1+r e )
P0: Giá trị hiện tại cổ phiếu (giá lý thuyết)
Ij: Cổ tức dự tính chia ở năm thứ j
re: Tỷ suất sinh lời mong muốn của nhà đầu tư
Pn: Giá bán dự kiến ở cuối năm thứ n
Trường hợp 1: Mô hình chiết khấu Cổ tức không tăng trưởng
Cổ tức hàng năm chia cho cổ đông không thay đổi, g= 0.
Giá cổ phiếu là giá trị chiết khấu dòng cổ tức không đổi xuất hiện ở cuối mỗi năm
Nếu nắm giữ sau n năm thì giá cổ phiếu là
I1 I1 I1 Pn
P 0= 1
+ 2
+ …+ n
+ n
(1+ r e ) (1+ r e ) ( 1+ r e ) ( 1+r e )

I1
P 0= ¿
re

I1
Nếu nắm giữ cổ phiếu vô hạn thì: P0=
re

Ví dụ:
Hãy định giá cổ phiếu với giả định hàng năm công ty đều trả một khoản cổ tức không đổi là
2.000 đồng/ cổ phiếu cho cổ đông và tỷ suất sinh lời đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu
này là 10%/năm.
Giải:

I 2.000
Pe = = =20.000 đồng/cổ phiếu
r e 10 %
Trường hợp 2: Cổ tức tăng trưởng đều đến vô hạn
Giả sử công ty trả cổ tức hàng năm cho cổ đông theo một tỷ lệ tăng trưởng đều là g và trả vào
cuối năm.
Gọi I0 là cổ tức được trả ở năm trước. Ta có:
Năm thứ nhất, cổ tức cổ đông dự tính nhận được là: I1 = I0 * (1+g)
Năm thứ hai, cổ tức cổ đông dự tính nhận được là: I2 = I1 * (1+g) = I0 * (1+g)2
Năm thứ n, cổ tức cổ đông dự tính nhận được là: In = I0 * (1+g)n
Áp dụng kỹ thuật chiết khấu dòng cổ tức, giá cổ phiếu là:
2 n
I 0 (1+ g) I 0 (1+ g) I 0 (1+ g)
Pe = 1
+ 2
+ …+ n
(1+ r e ) (1+ r e ) ( 1+ r e )

[ ]
n
I1 1+ g
∗1−
1+r e 1+ r e
[ [ ]]
n
I1 1+ g
Pe = = 1−
r e−g r e −g 1+r e
1+r e
Khi n dần về vô cùng và nếu re > g thì:
I 0 (1+ g) I1
P 0= =
r e −g r e −g
Đây là mô hình tăng trưởng ổn định GORDON
Tính g:
 g= ROE * b
DPS
g=ROE∗(1− )
EPS
 b là lợi nhuận để lại

DPS
b=1−
EPS
- DPS là cổ tức trên mỗi cổ phiếu
- EPS là thu nhập trên mỗi cổ phiếu
- DPS/EPS là tỷ lệ chi trả cổ tức (tỷ lệ lợi nhuận trả cổ tức)
Nếu ta giả sử trong n năm đầu công ty trả cổ tức là D 1,……., Dn, kể từ năm thứ n+1 trở đi,
công ty trả cổ tức tăng trưởng đều với tốc độ tăng trưởng cổ tức là g2, khi đó giá cổ phiếu
được xác định theo công thức:
Dn +1
∗1
D1 D2 Dn r e −g 2
Pe = 1
+ 2
+…+ n
+ n
(1+r e ) (1+r e ) ( 1+r e ) (1+r e )
Dn∗(1+ g)
n ∗1
Dt r e−g 2
Pe =∑ +
t =1 (1+r e )t (1+r e )n
Ví dụ:
Công ty cổ phần năm vừa rồi trả cổ tức cho cổ đông thường là 2.000 đồng/ cổ phiếu. Hãy
định giá cổ phiếu của công ty này, biết tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là 5%/năm, và tỷ suất sinh lời
kỳ vọng của nhà đầu tư đối với cổ phiếu này là 12%/năm. Liệu nhà đầu tư có nên dầu tư vào
cổ phiếu này hay không khi giá trên thị trường hiện tại của cổ phiếu này là 25.000 đồng/cổ
phiếu.
Giải:
Áp dụng mô hình tăng trưởng ổn định GORDON
D1 2.000∗(1+5 % )
P 0= = =30.000 đồng/cổ phiếu
r e −g 12 %−5 %

Giá thị trường hiện tại của cổ phiếu này là 25.000 đồng/ cổ phiếu, nhỏ hơn so với giá định giá
cổ phiếu này là 30.000 đồng/cổ phiếu. Do đó, nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu này.
Ví dụ
Công ty cổ phần có các dữ liệu như sau:
Thu nhập vốn trên cổ phần ROE =15%
Tỷ lệ chi trả cổ tức hàng năm là 40%
Dự kiến thu nhập trên một cổ phần trong năm là 4 USD
Lãi suất chiết khấu theo yêu cầu đối với công ty là 12%
Tính giá cổ phiếu của công ty này?
Giải:
Tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm của cổ phiếu
g= ROE * b = 15% * (1- 40%) = 9%
Cổ tức dự kiến trong năm của Công ty là:
D1 = EPS * tỷ lệ chi trả cổ tức = 4 x 40% =1,6 USD
Áp dụng mô hình tăng trưởng ổn định GORDON ta có giá cổ phiếu của công ty là:
D1 1,6
P 0= = =53 ,33 USD
r e −g 12 %−9 %

Trường hợp 3: Mô hình chiết khấu dòng cổ tức tăng trưởng 2 giai đoạn
Thông thường , công ty sẽ trải qua 2 giai đoạn: Giai đoạn phát triển nhanh và giai đoạn ổn
định
Công ty chi trả cổ tức tăng trưởng khác nhau qua nhiều giai đoạn và j -> ∞, cụ thể ta tách
công ty thành hai giai đoạn tăng trưởng:
- Giai đoạn siêu tăng trưởng: Công ty chi trả cổ tức với tốc độ tăng trưởng g 1%/năm, thời
gian dự tính n năm đầu.
- Giai đoạn phát triển ổn định: Từ năm (n+1) trở đi, tốc độ tăng trưởng đều g 2%/năm (g2 <
r)
Theo mô hình chiết khấu cổ tức:
Giá hiện tại của cổ phiếu thường = giá trị hiện tại của dòng cổ tức nhận được trong
năm n ở giai đoạn phát triển + giá trị hiện tại của giá cổ phiếu ở năm n
Giả định mức sinh lời kỳ vọng trong giai đoạn tăng trưởng cao (n năm đầu tiên) và mức sinh
lời kỳ vọng của nhà đầu tư trong giai đoạn ổn định là bằng nhau và bằng re
Với: Pn là giá cổ phiếu ở cuối năm n, ta có:
Với: Pn là giá cổ phiếu ở cuối năm n, ta có:
I n+1
Pn =
( r e −g2 )
Hiện giá của cổ phiếu thường được xác định như sau:
I1 I2 In Pn n Ij Pn
PV = +
( 1+r e )1 ( 1+r e )2
+ .. .. ..+ + = ∑ +
( 1+r e )n ( 1+r e )n j =1 ( 1+r e ) j ( 1+r e )n
Ví dụ:
Cổ phiếu B có thu nhập trên mỗi cổ phần hiện tại là 4.000 đồng, tỷ lệ chia cổ tức 40%.
Hiện tại cổ phiếu có tốc độ tăng trưởng cổ tức là 12%, dự đoán mức tăng trưởng này sẽ duy
trì trong 2 năm tới, sau đó thay đổi và ổn định ở mức 8% cho tới vô hạn. Tính hiện giá của cổ
phiếu và giá cổ phiếu ở năm thứ nhất. Biết lãi suất kỳ vọng của nhà đầu tư là 13%.
Ta có:
n = 2, g1 = 12%, g2 = 8%, re = 13%
I0 = 40% x 40.000 = 1.600
I1 = 1.600 (1+12%) = 1.792
I2 = 1.792 (1+12%) = 2.007
2 . 007 x (1+8 %)
P2 = =43 . 351đ
(13 %−8 %)
1. 792 2 . 007+43 . 351
PV = + =37 .108 đ
Hiện giá cổ phiếu: (1+13 %) (1+13 %)2

2 . 007+43. 351
P1 = =40 . 140 đ
Giá cổ phiếu năm thứ 1: (1+13 %)

Ưu điểm:
Phù hợp với những công ty có tốc độ tăng trưởng ổn định lâu dài và thực hiện chi trả cổ tức
đều đặn.
Nhược điểm:
Không áp dụng được với công ty không trả cổ tức
Không chính xác đối với những công ty có lợi nhuận và dành hết lợi nhuận để tái đầu tư và
chỉ thực hiện trả cổ tức ít thì khi đó việc định giá theo mô hình này sẽ không chính xác, giá trị
của cổ phiếu sẽ bị định giá dưới giá trị thực
Việc tính các tham số re, n, g có tính thuyết phục không cao. Muốn tính được giá cổ phiếu
cần phải tính được lãi suất kỳ vọng mà lãi suất kỳ vọng của mỗi nhà đầu tư có thể khác nhau
và mô hình phụ thuộc vào chính sách phân phối cổ tức của doanh nghiệp.
*Các bước xác định lãi suất kỳ vọng của cổ đông thường theo phương pháp CAPM
Bước 1: Xác định lãi suất phi rủi ro rf, thông thường dùng lãi suất của trái phiếu Chính phủ.
Bước 2: Xác định lãi suất bình quân trên thị trường rm, trên cơ sở đó xác định lãi suất đền bù
rủi ro thị trường là (rm – rf)
Bước 3: Xác định mức độ rủi ro hệ thống của cổ phiếu công ty so với rủi ro bình quân của thị
trường thông qua hệ số bê-ta (β)
Theo mô hình CAPM, mối quan hệ giữa lợi nhuận và rủi ro được diễn tả như sau:
re = rf + βi .(rm – rf)
re: TSSL đòi hỏi của nhà đầu tư đối với chứng khoán i.
rf: Lãi suất phi rủi ro, thông thường được tính bằng lãi suất trái phiếu dài hạn của Chính phủ.
rm: TSSL kỳ vọng thị trường (danh mục đầu tư thị trường).
βi: Hệ số beta của chứng khoán i
rm – rf: Lãi suất bù rủi ro thị trường.
βi (rm – rf): Lãi suất bù rủi ro của chứng khoán i.
Nhận xét:
Nếu β = 0, re = rf: Không có rủi ro trong đầu tư
Nếu β = 1, re = rm: Rủi ro của công ty bằng với rủi ro của thị trường
Nếu β < 1, re < rm: Rủi ro của công ty thấp hơn rủi ro của thị trường
Nếu β > 1, re > rm: Rủi ro của công ty cao hơn rủi ro của thị trường

4.2.2.2.Định giá so sánh:

Áp dụng tốt với 2 điều kiện:


Có được các thông tin để đối chiếu giữa công ty có cổ phiếu cần định giá và mức bình quân
của thi trường hay các công ty tương tự xét về các góc độ ( cùng lĩnh vực hoạt động, cùng
quy mô, có thể cùng mức rủi ro)
Mức định giá của thị trường là tương đối sát với giá trị thực, nghĩa là không cao hơn nhiều
hoặc thấp hơn nhiều so với giá trị thực
Định giá cổ phiếu theo hệ số P/E (Price to Earnings ratio)
Hệ số giá cổ phiếu trên thu nhập của một cổ phiếu được ký hiệu là P/E
Giá thị trường của mỗi cổ phần(P)
P/ E=
Thu nhập trên mỗi cổ phần( EPS)

EPS∗P
P 0=
E
Giá cổ phiếu phụ thuộc vào EPS dự kiến và P/E của ngành hay của một công ty so sánh nào
đó
EPS 1∗P
Giá cổ phiếu=
E

EPS1 là EPS dự kiến trong năm tới


Cách xác định hệ số P/E:
Cách 1: Dùng P/E bình quân của toàn ngành công ty đang hoạt động hoặc lựa chọn một công
ty có cổ phiếu giao dịch rộng rãi có cùng tỷ lệ lợi nhuận, độ rủi ro và mức tăng trưởng tương
tự như cổ phiếu đang cần định giá.
Ví dụ: Công ty ABC có mức thu nhập dự kiến là 2.000 đồng/cổ phiếu trong năm tới. Tỷ số
P/E bình quân ngành là 10 thì giá cổ phiếu công ty là :
P0 = 10 x 2.000 đồng = 20.000 đồng
Cách 2: Dùng P/E của chính công ty đó, thường dùng P/E nhiều năm trong quá khứ. Cách
tính P/E của công ty như sau:
Gọi:
+ y là tỷ lệ lợi nhuận giữ lại => (1 – y) là tỷ lệ thanh toán cổ tức
+ I1 là cổ tức kỳ vọng của một cổ phiếu ở năm 1
+ E1 là lợi nhuận kỳ vọng trên mỗi cố phần ở năm 1 (EPS1)
Ta có: Tỷ lệ thanh toán cổ tức:
=> I1= (1-y)* E1
Mặt khác, giả sử công ty có tốc độ tăng trưởng cổ tức hàng năm là g, ta có:

Khi đó ta có:
P 1− y 1−b
= =
E r e −g r e −ROE∗b
Vì g = ROE * b
Nhận xét:
- Khi ROE tăng thì chỉ số P/E sẽ tăng. Điều này là hợp lý vì ROE cao nghĩa là công ty
có những cơ hội tăng trưởng tốt
- Khi ROE = re, việc tăng hay giảm b không ảnh hưởng gì đến P/E
- Khi ROE > re, b càng cao thì P/E càng cao vì nếu doanh nghiệp có thể tận dụng những
cơ hội tăng trưởng tốt bằng cách giảm tỷ lệ chi trả cổ tức, tăng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
để tăng vốn tái đầu tư thì sẽ đạt được mức tăng trưởng cao
- Khi ROE < re, b càng thấp thì P/E càng thấp
- Công ty càng rủi ro (re càng lớn) thì chỉ số P/E càng cao
Ví dụ:
Hãy định giá cổ phiếu của Công ty cổ phần ABC hoạt động trong lĩnh vực dược, biết rằng
P/E ngành dược là 12 và thu nhập trên một cổ phần của công ty ABC trong năm vừa rồi là
4.000 đồng. Nếu giá cổ phiếu của công ty ABC đang được giao dịch trên thị trường là 40.000
đồng thì liệu có nên đầu tư vào cổ phiếu này hay không?
Giải:
Giá cổ phiếu của Công ty ABC là:
PABC = EPSABC * P/Engành = 4.000 * 12 = 48.000 đồng
Giá thị trường ABC = 40.000 < 48.000
Vậy nhà đầu tư nên đầu tư vào cổ phiếu này
Ví dụ:
Công ty cổ phần A có:
Tỷ lệ tăng trưởng cổ tức hàng năm là 6%
Lợi nhuận để tái đầu tư hàng năm là 70%
Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của nhà đầu tư đối với cổ phiếu công ty A là 14%
Thu nhập trên một cổ phần của Công ty A trong năm là 3.000 đồng
Hãy định giá cổ phiếu công ty A
Giải:
P (1−b )∗( 1+ g ) (1−70 % )∗( 1+6 % )
= = =3,975
E r e −g 14 %−6 %
Dự kiến giá cổ phiếu công ty A:
EPS∗P
P= = 3.000 * 3,975 =11.925 đồng
E
4.3. Định giá cổ phiếu theo tỷ số P/S
Để khắc phục những hạn chế của chỉ tiêu P/E, người ta dùng P/S ( Giá/Doanh thu) để định
giá cổ phiếu, vì:
- Doanh thu có quan hệ mật thiết với lợi nhuận, vì vậy tăng trưởng doanh số mạnh và
bền vững sẽ dẫn đến sự phát triển của công ty.
- Những thông tin về doanh số thường khó bị thao túng.
- Doanh thu và giá cổ phiếu luôn dương nên P/S sẽ luôn dương.
Cách tính P/S:
P Pt P
= =¿ Pt =S t +1 ×
S St +1 S
Pt: Giá cổ phiếu ở thời kỳ t
St+1: Doanh thu kỳ vọng cho mỗi cổ phiếu ở thời kỳ t+1
D. BÀI TẬP TỰ RÈN LUYỆN

Bài 1: Công ty thực phẩm H phát hành trái phiếu với lãi suất 15%/năm, mệnh giá 1 triệu
đồng, 15 năm đáo hạn. Lãi suất mong đợi đối với trái phiếu trên là 10%/năm. Hãy tính giá trị
của trái phiếu với hai phương thức trả lãi:
a.Trả lãi định kỳ nửa năm 1 lần
b.Trả lãi định kỳ 1 năm 1 lần
Đáp án:
a. 1.384.340 đồng
b.1.380.320 đồng
15 %
a) I = 1.000.000 × = 75.000
2
P0 = 75.000 ׿ ¿
b) I = 1.000.000 ×15 % = 150.000
P0 = 150.000 ׿ ¿
Bài 6: Công ty hóa chất muốn vay 50 tỷ đồng bằng cách phát hành 50.000 trái phiếu. Trái
phiếu mãn hạn trong 20 năm và lãi suất trả cho người mua là 9%/năm.Hiện nay sau 5 năm
lưu hành trên thị trường, lãi suất thị trường hiện hành là 16%/năm thì hiện giá của trái phiếu
này là bao nhiêu?
Đáp án: 609.718 đồng

[ ]
−n
1−(1+r d ) C
P0=I ∗ + n
rd ( 1+r d )
50.000.000 .000
C= =1.000 .000
50.000
I= 1.000.000 * 9% = 90.000

[ ]
−n
1−(1+r d ) C
P0=I ∗ + n
rd ( 1+r d )

[ ]
−n
1−( 1+ 16 % ) 1.000 .000
P0=90.000∗ + n
=609.718
16 % ( 1+16 % )

Bài 10: Công ty cổ phần thép K chia lời cho cổ đông hiện nay mỗi cổ phiếu là 3.000 đồng.
Mức chia lời cho cổ phiếu tăng đều 6%/năm. Nếu nhà đầu tư đòi hỏi tỷ lệ lãi trên cổ phiếu là
12% thì giá cổ phiếu của công ty thép K trên thị trường hiện nay là bao nhiêu ?
Đáp án: 53.000 đồng
Áp dụng mô hình tăng trưởng ổn định GORDON
D1 3 .000∗(1+6 % )
P 0= = =53.000 đồng/cổ phiếu
r e −g 12 %−6 %

Bài 11: Tập đoàn máy tính quốc tế hiện đang ở mức độ siêu tăng trưởng 20%/năm, dự kiến
sẽ duy trì tốc độ tăng trưởng này trong 5 năm nữa trước khi tốc độ tăng trưởng hạ xuống mức
bình quân 6%/năm cho thời gian sau. Hiện nay cổ tức chia cho mỗi cổ phần là 0,5$ và lãi suất
mong đợi trên cổ phiếu là 15%/năm. Tính hiện giá cổ phiếu?
Đáp án: 10,14 $
D1= 0,5 * (1+20%) = 0,6
D2= 0,6 * (1+20%) = 0,72
D3= 0,72 * (1+20%) = 0,864
D4= 0,864 * (1+20%) = 1,0368
D5= 1,0368* (1+20%) = 1,24416
D6= 1,24416* (1+20%) = 1,3188
1,3188
∗1
0,6 0 , 72 0,864 1,0368 1,24416 15 %−6 %
Pe = 1
+ 2
+ 3
+ 4
+ 5
+ =10,1309
(1+15 % ) (1+15 %) ( 1+15 % ) ( 1+15 % ) ( 1+15 % ) ( 1+15 % )5

Bài 12: Công ty Z có thu nhập trên cổ phiếu là 4.000 đồng, tỷ lệ tăng trưởng thu nhập những
năm qua là 7,5% và dự kiến trong những năm tới vẫn như vậy.Biết rằng tỷ lệ lợi nhuận giữ lại
của công ty là 40% và tỷ suất lợi nhuận yêu cầu đối với công ty là 14%.Hãy tính giá trị cổ
phiếu hiện tại của công ty?
Đáp án: 3.969 đồng
P (1−b )∗( 1+ g ) (1−40 % )∗(1+7 ,5 % )
= = =9,923
E r e −g 14 %−7 ,5 %
Dự kiến giá cổ phiếu công ty A:
EPS∗P
P= = 4.000 * 9,923 =39.692 đồng
E
BÀI TẬP THỰC HÀNH CHƯƠNG 4
Bài tập về định giá trái phiếu
Bài 1: Công ty vay 10.000.000.000 đồng bằng cách bán 10.000 trái phiếu. Trái phiếu này có
thời hạn 10 năm và lãi suất trả cho người mua là 10%/năm. Hiện nay sau 5 năm phát hành
trên thị trường, lãi suất thị trường hiện hành là 7%/năm. Hỏi giá của trái phiếu này là bao
nhiêu?
Bài 2: Một trái phiếu zero coupon có thời gian đáo hạn là 10 năm, nhà đầu tư được trả vốn
gốc là 1.000.000 đồng vào thời điểm đáo hạn. Hỏi giá trái phiếu này là bao nhiêu nếu nhà đầu
tư đòi hỏi lợi nhuận lần lượt là 12%, 10%, 8%?
Bài 3: Một nhà đầu tư mua trái phiếu của công ty M, được hưởng lãi là 50.000 đồng một năm
trong khoản thời gian vô hạn, lãi suất trái phiếu là 10%/năm và nhà đầu tư đó đòi hỏi tỷ suất
lợi nhuận là 12%. Hỏi giá trị hiện tại của trái phiếu này là bao nhiêu?
Bài 4: Trái phiếu có mệnh giá 100.000 đồng, lãi suất trái phiếu 8%/ năm, trả lãi định kỳ hằng
năm, kỳ hạn 20 năm. Hiện nay lãi suất dài hạn trên thị trường là 10,5%, hỏi trái phiếu vào
thời điểm hiện nay có giá bao nhiêu?
Bài 5: Công ty cổ phần A phát hành trái phiếu có mệnh giá là 1.000.000 đồng, kỳ hạn 6 năm,
trả lãi bán niên với lãi suất là 10%/ năm, trái phiếu được bán trên thị trường với giá 840.000
đồng. Hãy tính lãi suất đáo hạn của trái phiếu này?
Bài 6: Công ty phát hành trái phiếu có kỳ hạn 10 năm, mệnh giá 1.000.000 đồng, lãi suất
8%/năm, trả lãi mỗi 6 tháng/ lần. Đầu năm sau, công ty đem số tiền huy động được từ trái
phiếu để đem tái đầu tư với suất là 12%/năm. Số tiền lãi công ty có được khi tái đầu tư là bao
nhiêu?
Bài 7: Trái phiếu có mệnh giá 10 triệu đồng, thời gian đáo hạn là 10 năm, lãi suất trả cho
người mua là 10%/năm, 6 tháng trả lãi 1 lần. Nếu tỷ lệ lãi yêu cầu trên trái phiếu lần lượt là
12% và 14% thì giá bán hợp lý của nó tương ứng là bao nhiêu? Trong trường hợp trái phiếu
đã lưu hành được 5 năm và lãi suất chiết khấu vẫn là 12%/năm thì giá trị của trái phiếu là bao
nhiêu?

Bài tập định giá về cổ phiếu


Bài 1: Công ty dự kiến sẽ chia cổ tức là 600 đồng/ cổ phiếu. Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi
14%/năm, với giá cổ phiếu 3 năm sau là 11.000 đồng. Cổ tức công ty tăng trưởng đều là
g/năm, giá trị g bằng bao nhiêu?
Bài 2: Công ty đã chia cổ tức là 2.000 đồng/cổ phiếu. Cổ tức công ty dự kiến tăng 10%/năm
trong vòng 3 năm sau, và sau đó tăng 6%/ năm đến vô hạn. Với tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của
cổ phiếu là 15%, giá cổ phiếu vào 3 năm sau là bao nhiêu?
Bài 3: Công ty có tỷ lệ tăng trưởng thu nhập dự kiến trong 5 năm tới là 12%/năm, tỷ lệ chi trả
cổ tức là 50%. Hệ số P/E cuối năm thứ 5 dự kiến là 17, hiện tại thu nhập trên mỗi cổ phần là
2.000 đồng. Với tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi là 18%, tính giá cổ phiếu hiện nay.
Bài 4: Công ty đang trong giai đoạn tăng trưởng nhanh, nên công ty quyết định giữ lại toàn
bộ lợi nhuận để tái đầu tư trong 2 năm tiếp theo, năm thứ 3 bắt đầu chia cổ tức là 2.000 đồng/
cổ phiếu và cổ tức tăng trưởng với tốc độ 50%/năm, cho đến hết năm thứ 4, sau đó cổ tức sẽ
ổn định ở mức 10%/năm cho đến vô hạn. Giả sử tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi là 18%, giá cổ
phiếu hiện nay bằng bao nhiêu?
Bài 5: Cổ phiếu có mệnh giá 100.000 đồng/cổ phiếu và hiện có 800.000 cổ phiếu lưu hành
trên thị trường. EPS kì vọng là 85.000 đồng, tốc độ tăng trưởng cổ tức là 10%/năm, công ty
sử dụng 40% lợi nhuận để chia cổ tức, với tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi là 15% thì giá một cổ
phiếu hiện nay bằng bao nhiêu?
Bài 6: Công ty đã chia cổ tức là 3.000 đồng/cổ phiếu, cổ tức sẽ tăng trưởng với tốc độ g1 vào
3 năm, sau đó sẽ tăng 7% cho đến vô hạn. Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi là 12%, với giá cổ phiếu
hiện nay là 69.500 đồng thì giá trị g1 bằng bao nhiêu?
Bài 7: Giá cổ phiếu hiện nay là 70.000 đồng/ cổ phiếu, cổ tức tăng từ 2.500 đồng lên 4.500
đồng trong 7 năm qua và dự kiến sẽ giữ tốc độ tăng trưởng cổ tức như vậy cho những năm
sau. Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi trên cổ phiếu của công ty bằng bao nhiêu?
Bài 8: Hệ số beta của cổ phiếu là B = 0,8, lãi suất phi rủi ro là 10%, tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi
của thị trường Y = 15%. Cổ phiếu dự kiến sẽ chia cổ tức là 3.000 đồng/cổ phiếu và tăng
trưởng đều ở mức 5%/ năm. Giá cổ phiếu là bao nhiêu?
Bài 9: Công ty phát hành loại cổ phiếu ưu đãi vô thời hạn với cổ tức hằng năm là 12%. Lợi
suất hiện tại của cổ phiếu là 10% và mệnh giá cổ phiếu là 150.000 đồng. Giá trị mỗi cổ phiếu
hiện nay bằng bao nhiêu?
Bài 10: Công ty phát hành 5 triệu cổ phiếu với mệnh giá 500.000 đồng/cổ phiếu. Công ty có
tỷ suất hoàn vốn chủ sở hữu là 20%, chính sách của công ty là sử dụng 40% lợi nhuận để chia
cổ tức. Giá cổ phiếu hiện nay là 900.000 đồng/cổ phiếu và EPS kỳ vọng là 90.000 đồng/cổ
phiếu. Tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi của cổ phiếu bằng bao nhiêu?
Bài 11: Công ty hiện đang trả cổ tức là 5000 đồng/cổ phiếu và sẽ giữ mức chia lời này trong
những năm tới, dự kiến tỷ lệ cổ tức sẽ tăng 10% nhưng chưa được thông qua. Nếu nhà đầu tư
yêu cầu tỷ lệ lãi trên cổ phiếu là 20%. Giá cổ phiếu 3 năm sau bằng bao nhiêu?
Bài 12: Một công ty có tổng vốn cổ phần là 3000 triệu đồng, trong đó, cổ phiếu ưu đãi là 500
triệu đồng, thu nhập giữ lại và vốn thặng dư là 300 triệu đồng. Hiện công ty có 50.000 cổ
phiếu thường đang lưu hành, với chỉ số P/B là 1.32, giá của một cổ phiếu hiện nay bằng bao
nhiêu?
Bài 13: Một cổ phiếu dự kiến trả cổ tức 1.000 đồng vào cuối năm (D1 = 1000 đồng) và cổ
tức sẽ tăng đều hàng năm 7%. Nếu tỷ suất lợi nhuận đòi hỏi tăng 12% giá cổ phiếu dự kiến
sau 4 năm sẽ là bao nhiêu?
Bài 14: Công ty A có lợi suất yêu cầu là 16% và cổ tức là 3.000 đồng. Nếu giá trị hiện tại là
55.000 đồng/cổ phiếu, tỷ lệ tăng trưởng cổ tức là bao nhiêu?
Bài 15: Công ty A dự đoán chia cổ tức 3.000 đồng/ cổ phiếu trong vòng 4 năm tới, sau đó tốc
độ tăng trưởng cổ tức là 7,5% hàng năm Giả sử lãi suất chiết khấu là 12%. Hãy định giá cổ
phiếu này.
Bài 16: Công ty có mức tăng trưởng cổ tức ổn định trong 3 năm đầu là 2,5%; những năm tiếp
theo có tốc độ tăng trưởng cổ tức ổn định ở mức 7%. Cổ tức lần trả gần nhất là 1.200 đồng.
Lãi suất yêu cầu của nhà đầu tư là 12,4%. Hãy xác định giá cổ phiếu mà nhà đầu tư chấp
nhận.
Bài 17: Trên bảng cân đối kế toán (31/12/20xx) của công ty X, ta thấy có số liệu:

STT Khoản mục Số tiền (1.000 đồng)


I Vay dài hạn
1 Trái phiếu lãi suất 7% 7.400.000
II Vốn chủ sở hữu
1 Cổ phiếu ưu đãi 8% (mệnh giá 1.000 ngàn đồng), 500 500.000
cổ phiếu đang lưu hành
2 Cổ phiếu thường (mệnh giá 10 ngàn đồng), đăng ký 8.000.000
phát hành 1 triệu cổ phiếu, 800.000 cổ phiếu đang lưu
hành
3 Vốn thặng dư 200.000
4 Thu nhập giữ lại (quỹ dự trữ) 1.400.000

Tổng vốn cổ phần là 10.100.000 ngàn đồng.


Các số liệu khác tính đến 31/12/20xx:
- Thu nhập ròng thực hiện sau khi trả cổ tức cổ phiếu ưu đãi 1.800.000 ngàn đồng.
HĐQT cuối năm quyết định tỷ lệ thanh toán cổ tức là 60% thu nhập ròng sau khi trả cổ tức
ưu đãi.
Yêu cầu:
Câu 1: Tính thư giá cổ phiếu thường?
Câu 2: Tính thu nhập mỗi cổ phần?
Câu 3: Tính cổ tức chia cho mỗi cổ phần?
Câu 4: Nếu toàn bộ cổ phiếu ưu đãi được chuyển đổi thành cổ phiếu thường với giá chuyển
đổi 40.000 đồng/cổ phiếu, trong lúc hiện nay giá cổ phiếu trên thị trường là 50.000 đồng/cổ
phiếu, thì nhà đầu tư có nên chuyển đổi hay không? Tính tỷ lệ chuyển đổi và khoản chênh
lệch giá trên mỗi cổ phiếu ưu đãi.
Câu 5: Tốc độ tăng trưởng của công ty dự kiến 3 năm tới tăng mỗi năm 10%, sau đó tăng ổn
định 5%/năm kể từ năm thứ 4 trở đi. Tính hiện giá cổ phiếu? So với giá thị trường hiện nay,
nhà đầu tư có nên mua cổ phiếu không? Biết lãi suất thị trường hiện nay là 8%.

You might also like