You are on page 1of 3

Thiết kế khuôn đột

1. Thông số chi tiết sản phẩm


Vật liệu: Thép CT3
Độ dày: 2mm
Giới hạn bền kéo:σ b=¿ 380-490 MPa
Diện tích: 150mmx150mm
Yêu cầu: Đột 1 lỗ vuông ngay chính giữa phôi với diện tích 20mmx20mm
2. Quy trình công nghệ
- Cắt các phôi từ tấm thép lớn ban đầu bằng máy cắt tấm
- Bỏ phôi vào máy đột để tạo ra sản phẩm mong muốn
3. Tính toán thiết kế khuôn
3.1. Tính toán lực cắt hình – đột lỗ
Lực cắt hình – đột lỗ
P=k . L . S . σ C =1 ,2 ×20 × 4 × 2× 0 , 75× 435=62640 N

- k= 1,1-1,3 là hệ số tính đến sự không đồng đều về chiều dày và tính chất vật liệu,
mép cắt bị mòn, chế tạo và lắp ghép khuôn không chính xác.
- L: Chu vi cắt
- -s: Chiều dày vật liệu
- σ C: ứng suất cắt của vật liệu σ C =( 0 , 7 ÷ 0 ,8 ) σ b
3.2. Xác định khe hở chày-cối:
z=0,007. s . √ σ C =0,007 × 2× √ 435 ×0 , 75=0,253 mm

Lấy z =0 ,3 mm

Mục đích: nhằm đảm bảo độ chính xác sản phẩm, xác định kích thước chày cối cùng
với khe hở hợp lý sẽ giúp khuôn khi làm việc chỉ bị mòn đến giới hạn cho phép, đảm
bảo dung sai sản phẩm.
3.3. Xác định kích thước chày và cối
- Đối với chày – cối đột lỗ
Chày: Dch =( d +∆ )−β

Cối: Dc =( D ch +2 z )
d: Kích thước danh nghĩa của lỗ
∆ : Dung sai trên kích thước lỗ

β , α :Dung sai chày và cối đột lỗ β , α ≤
4
z : Khe hở chày và cối
- Công thức thực nghiệm xác định chiều rộng của cối

B=b + ( 3 ÷ 4 ) H

b: Chiều rộng lớn nhất của lỗ cối


H: Chiều dày của cối được chọn ở bảng dưới đây

Ta chọn H khi chiều rộng lỗ cối lớn nhất là 20mm và chiều dày vật liệu cắt là 2mm
H= ( 0 ,35−0 , 5 ) b= ( 0 ,35−0 , 5 ) .20=7−10 mm

Chọn H=8,5 mm
Từ đó B=b + ( 3 ÷ 4 ) H=20+ ( 3 ÷ 4 ) × 8 ,5=45 , 5−54 mm
Lấy B= 50mm tuy nhiên nhóm hướng đến điều kiện kẹp chặt phôi trên ngay trên mặt
phẳng cối nên kích thước cối phải lớn hơn phôi nên chọn lại kích thước cối là
160x150mm, vì kích thước cối tăng lên gấp 3 nên ta cũng chọn lại độ dày của cối
tránh trường hợp do diện tích lực tiếp xúc lớn hơn mà chiều dày quá mỏng khiến chày
ko chịu được lực. Chọn lại H = 25mm

4. Thiết kế các chi tiết của khuôn


4.1. Cuống khuôn
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng lắp nửa khuôn trên lên đầu trượt
4.2. Tấm đế khuôn trên
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng cố định các chi tiết lên nữa khuôn trên
4.3. Đệm chày
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng phân tán lực tác động của chày, giúp tăng tuổi thọ của tấm đế khuôn
trên, ngăn chày lún vào khuôn trên
Yêu cầu: Nhiệt luyện để dặt độ cứng 55-60 HRC
4.4. Aó chày
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng giữ chày ổn định trong quá trình ổn định
Yêu cầu: Nhiệt luyện để dặt độ cứng 55-60 HRC
4.5. Chày đột lỗ
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng kết hợp với cối tạo nên biên dạng sản phẩm
Yêu cầu: Nhiệt luyện để dặt độ cứng 55-60 HRC
4.6. Tấm gạt phôi
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng gạt phối xuống nếu sau quá trình tạo hình phôi bị dính vào chày
Yêu cầu: Nhiệt luyện để dặt độ cứng 55-60 HRC
4.7. Tấm định vị phôi
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng định vị chính xác vị trí của phôi trong quá trình tạo hình
Yêu cầu: Nhiệt luyện để dặt độ cứng 55-60 HRC
4.8. Cối
Vật liệu: Thép C45
Tác dụng kết hợp với chày tạo nên biên dạng sản phẩm
Yêu cầu: Nhiệt luyện để dặt độ cứng 55-60 HRC

You might also like