You are on page 1of 20

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP

I. Đề cương trắc nghiệm


1: Nông nghiệp là một ngành sản xuất lớn bao gồm nhiều chuyên ngành?
A. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, sơ chế nông sản
B. Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, sơ chế nông sản.
C. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
D. Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế nông sản
2: Khái niệm nào sau đây là đúng?
A. Nông nghiệp là khoa học và thực hành sản xuất thực vật, cây trồng khác và
động vật làm thực phẩm, phục vụ nhu cầu khác của con người hoặc vì lợi ích
kinh tế
B. Nông nghiệp là ngành sản xuất cây trồng và động vật làm thực phẩm, phục vụ nhu
cầu khác của con người hoặc vì lợi ích kinh tế
C. Nông nghiệp là khoa học và thực hành sản xuất nuôi trồng thủy sản làm thực
phẩm phục vụ nhu cầu của con người
D. Nông nghiệp cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người
3: Phân ngành nông nghiệp gồm các hoạt động nào?
A. Trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt
và chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, săn bắt – đánh bẫy và hoạt
động dịch vụ có liên quan
B. Trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông
nghiệp, chăn nuôi, chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, săn bắt –
đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan
C. Trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp,
chăn nuôi, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp và hoạt
động dịch vụ có liên quan
D. Trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi, trồng trọt và chăn nuôi hỗn
hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
4. Nông nghiệp là một ngành sản xuất bao gồm nhiều chuyên ngành?
A. Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, sơ chế nông sản.
B. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, sơ chế nông sản
C. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
D. Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế nông sản
5: Vai trò của nông nghiệp?
A. Thúc đẩy xuất khẩu nông nghiệp; Cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động
công nghiệp; Tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân; Góp phần
đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm; Giải quyết vấn đề việc làm tại nông thôn;
Cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động công nghiệp; Tạo ra nguồn thu
ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân thông qua xuất khẩu; Góp phần đảm
bảo an ninh kinh tế quốc gia
C. Giải quyết vấn đề việc làm tại nông thôn; Cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt
động công nghiệp; Tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân; Góp
phần đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia

D. Góp phần đảm bảo an ninh kinh tế quốc gia; Giải quyết việc làm tại nông thôn;
Cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động công nghiệp; Tạo ra nguồn thu ngoại
tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân;
6. Nông nghiệp là một ngành sản xuất bao gồm nhiều chuyên ngành?
A. Trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản, sơ chế nông sản.
B. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản
C. Trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản, sơ chế nông sản
D. Trồng trọt, chăn nuôi, lâm nghiệp, thủy sản, sơ chế nông sản
7. Phân ngành nông nghiệp gồm các hoạt động nào?
A. Trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp, chăn nuôi, trồng trọt
và chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, săn bắt – đánh bẫy và hoạt
động dịch vụ có liên quan
B. Trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông
nghiệp, chăn nuôi, chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp, săn
bắt – đánh bẫy và hoạt động dịch vụ có liên quan
C. Trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, nhân và chăm sóc cây giống nông nghiệp,
chăn nuôi, trồng trọt và chăn nuôi hỗn hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp và hoạt
động dịch vụ có liên quan
D. Trồng cây hàng năm, trồng cây lâu năm, chăn nuôi, trồng trọt và chăn nuôi hỗn
hợp, hoạt động dịch vụ nông nghiệp và hoạt động dịch vụ có liên quan
8. Nông dân là gì?
A. Nông dân là người lao động tham gia sản xuất nông nghiệp, sống chủ yếu bằng
nghề làm ruộng, tư liệu sản xuất chính là đất đai.
B. Nông dân là người lao động sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, tư liệu sản xuất
chính là đất đai.
C. Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông
nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành,
nghề có tư liệu sản xuất chính là đất đai.
D. Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nông dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, tư liệu sản xuất chính là đất đai.
9. Vai trò nông dân trong phát triển nông thôn?
A. Nông dân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
nông thôn; xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
B. Nông dân có vai trò quan trọng trong việc lập phương án quy hoạch, kế hoạch
nông thôn; tổ chức xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
C. Nông dân có vai trò xây dựng quy hoạch nông thôn; tổ chức xây dựng kết cấu hạ
tầng kinh tế - xã hội nông thôn
D. Nông dân có vai trò quan trọng trong việc kế hoạch nông thôn; tổ chức xây dựng
hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
10. Những vấn đề về xã hội của nông dân hiện nay là gì?
A. Vấn đề nghèo đói
B. Việc làm, thu nhập, di cư, chuyển đổi nghề nghiệp
C. Chất lượng lao động
D. Cả ba phương án trên
11. Một số can thiệp của Nhà nước trong phát triển nông thôn là gì?
A. Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn
B. Phát triển ngành nghề ở nông thôn
C. Quy hoạch vùng trong phát triển nông thôn…
D. Cả ba phương án trên
12. Phát triển kinh tế nông thôn bao gồm những nhóm ngành chính nào?
A. Nông-lâm-ngư nghiệp; Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn;
Ngành dịch vụ nông thôn tiểu thủ công nghiệp
B. Nông nghiệp; Công nghiệp; Dịch vụ
C. Nông nghiệp; Dịch vụ; tiểu thủ công nghiệp
D. Trồng trọt – Chăn nuôi; Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn;
Ngành dịch vụ nông thôn tiểu thủ công nghiệp
13: Vai trò nông thôn trong quá trình phát triển KTXH?
A. Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho khu vực dân
cư nông thôn
B. Góp phần vị trí hàng đầu trong nên kinh tế nước ta
C. Nông thôn là địa bàn sản xuất và cung cấp lương thực, thực phẩm cho tiêu
dùng của cả xã hội.
D. Thúc đẩy quá trình hội nhập kinh tế thế giới
14. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhà nước cần có chính sách nào sau đây?
A. Chính sách nhập khẩu nông sản
B. Chính sách đất đai
C. Chính sách thu thuế nông nghiệp
D. Chính sách thu mua nông sản rớt giá
15. Lợi ích phát triển nông nghiệp hữu cơ là gì?
A. Cải thiện chất lượng nông sản; Mở rộng con đường XK nông sản; Tạo tính
bền vững trong SXNN; Tôn trọng đất và bảo vệ tài nguyên đất; Đem lại lợi
ích đối với nguồn nước; Điều hòa hệ sinh thái; Đem lại lợi ích đối với môi
trường không khí; Đảm bảo năng suất
B. Cải thiện chất lượng nông sản; Mở rộng con đường XK nông sản; Tạo tính bền
vững trong SXNN; Đem lại lợi ích đối với nguồn nước; Điều hòa hệ sinh thái;
Đem lại lợi ích đối với môi trường không khí; Đảm bảo năng suất
C. Mở rộng con đường XK nông sản; Tạo tính bền vững trong SXNN; Tôn trọng đất
và bảo vệ tài nguyên đất; Đem lại lợi ích đối với nguồn nước; Điều hòa hệ sinh
thái; Đem lại lợi ích đối với môi trường không khí; Đảm bảo năng suất
D. Cải thiện chất lượng nông sản; Mở rộng con đường XK nông sản; Tôn trọng đất và
bảo vệ tài nguyên đất; Đem lại lợi ích đối với nguồn nước; Điều hòa hệ sinh thái;
Đem lại lợi ích đối với môi trường không khí; Đảm bảo năng suất
15. Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhà nước cần có chính sách nào sau đây?
A. Chính sách nhập khẩu nông sản
B. Chính sách vốn, tín dụng trong phát triển nông nghiệp
C. Chính sách thu thuế nông nghiệp
D. Chính sách thu mua nông sản rớt giá

17. Mục tiêu chính của phát triển nông nghiệp bền vững?
A. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển bền
vững về sinh thái.
B. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển
bền vững về tài nguyên và môi trường.
C. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển bền
vững về tài nguyên
D. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển bền
vững về môi trường.
17. Một số tồn tại trong nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta là gì?
A. Thiếu nguồn lực; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu đất để để thâm canh; Sản
xuất phân tán, nhỏ lẻ; Biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
B. Thiếu nguồn lao động; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu đất để để thâm canh;
Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; Biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
C. Thiếu vốn; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu giống cây trồng; thiên tai, dịch
bệnh...
D. Thiếu nguồn lực; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu giống cây trồng thích
hợp để thâm canh; Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; Biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
18. Mục tiêu chính của phát triển nông nghiệp bền vững?
A. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển bền
vững về sinh thái.
B. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển bền
vững về tài nguyên
C. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển bền
vững về môi trường.
D. Phát triển bền vững về kinh tế; Phát triển bền vững về mặt xã hội; Phát triển
bền vững về tài nguyên và môi trường.
19. Một số tồn tại trong nông nghiệp công nghệ cao ở nước ta là gì?
A. Thiếu nguồn lực; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu đất để để thâm canh; Sản
xuất phân tán, nhỏ lẻ; Biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
B. Thiếu nguồn lực; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu giống cây trồng thích
hợp để thâm canh; Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; Biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
C. Thiếu nguồn lao động; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu đất để để thâm canh;
Sản xuất phân tán, nhỏ lẻ; Biến đổi khí hậu, dịch bệnh...
D. Thiếu vốn; Thiếu kinh nghiệm trong SX; Thiếu giống cây trồng; thiên tai, dịch
bệnh...
20. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp?
A. Nông dân tham gia SXNN góp phần tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và quá trình đô thị hóa
B. Cung cấp lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội
C. Tích cực chuyển dịch cơ cấu SX, PTNN chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp công
nghệ cao, chuyển đổi trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có hq cao hơn, phù
hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai
D. Cả ba phương án trên
21. Nguồn lực nào sau đây để phát triển kinh tế hộ nông dân?
A. Lao động, đất đai,
B. Vốn, trang thiết bị, tay nghề kỹ thuật,
C. Chính sách nhà nước
D. Cả ba phương án trên
22. Nguồn lực nào sau đây để phát triển kinh tế hộ nông dân?
A. Lao động, đất đai, vốn, trang thiết bị, tay nghề kỹ thuật, chính sách nhà nước
B. Tay nghề kỹ thuật, chính sách tín dụng, mở cửa đường biên, thị trường lao động
C. Cả hai phương án trên đều đúng
D. Cả hai phương án trên đều sai
23. Sự cần thiết phát triển nông thôn?
A. Là nước nông nghiệp, lấy nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng.
B. Là nước có nhiều lực lượng lao động dồi dào
C. Là nước có chính sách hỗ trợ vốn cho nông nghiệp rất cao
D. Cả ba phương án trên
24. Mục tiêu trong phát triển nông thôn?
A. Cải thiện năng lực cạnh tranh của nông nghiệp
B. Cải thiện chất lượng đời sống nông thôn và khuyến khích đa dạng hóa các hoạt
động kinh tế
C. Cải thiện môi trường và cảnh quan nông thôn;
D. Cả ba phương án trên
25. Sự cần thiết phát triển nông thôn?
A. Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
B. Là nước có nhiều lực lượng lao động dồi dào
C. Là nước có chính sách hỗ trợ vốn cho nông nghiệp rất cao
D. Cả ba phương án trên
26. Sự ra đời chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam?
A. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
B. Dân trí cao đòi hỏi phải xây dựng nông thôn mới
C. Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là động lực cơ bản
trong xây dựng nông thôn mới
D. Cả ba phương án trên
Câu 12. Đâu là thành tựu xây dựng nông thôn mới của Việt Nam?
A. Góp phần bình ổn giá nông sản
B. Giải cứu nông sản được mùa rớt giá
C. Góp phần chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ cấu lại ngành nông
nghiệp
D. Cả ba phương án trên
27. Vai trò tổ chức doanh nghiệp trong phát triển nông thôn?
A. Thu mua sản phẩm nông nghiệp với giá ưu đãi
B. Nâng cao chất lượng lao động nông thôn
C. Tham gia đầu tư vào nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy
phát triển nông nghiệp vùng nông thôn (hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung), giúp tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn
D. Cả ba phương án trên
28. Sự ra đời chủ trương xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam?
A. Quá trình CNH-HĐH nông nghiệp, nông thôn là động lực cơ bản
trong xây dựng nông thôn mới
B. Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế
C. Dân trí cao đòi hỏi phải xây dựng nông thôn mới
E. Cả ba phương án trên
29. Ở nông thôn cần phát triển dịch vụ nào sau đây?
A. Phát triển thương mại, dịch vụ hàng không, dịch vụ lao động thôn
B. Phát triển thương mại, dịch vụ tín dụng, dịch vụ vận tải, du lịch tâm linh
C. Phát triển văn hóa – thể thao, dịch vụ vận tải, du lịch nông thôn
D. Phát triển thương mại, dịch vụ ngân hàng và tín dụng, dịch vụ vận tải, du lịch
nông thôn
Thêm các câu sau:
1. Phương án nào là đúng khi tính hiệu quả Giá trị gia tăng (GTGT) trên
1ha cây trồng
A. GTGT = Giá trị sản xuất – Chi phí trung gian
B. GTGT = Sản lượng x Giá bán
C. GTGT = Giá trị sản xuất/Chi phí trung gian
D. GTGT = Giá trị sản xuất – Chi phí thuần
2. Phương án nào là đúng khi tính hiệu quả Giá trị sản xuất (GTSX) trên
1ha cây trồng
A. GTSX = Sản lượng x Giá bán
B. GTSX = Sản lượng x Giá mua
C. GTSX = Năng suất x Giá bán
D. GTSX = Năng suất x Giá mua
3. Phương án nào là đúng khi tính Chi phí trung gian (CPTG) cho 1ha cây
trồng

A. CPTG = Tổng các chi phí bỏ ra bao gồm tính cả công gia
đình
B. CPTG = Tổng các chi phí bỏ ra không tính lãi suất đi vay
(nếu có)
C. CPTG = Tổng các chi phí chi giống, vật tư, phân bón, chi làm
đất, gieo trồng, thu hoạch, các dịch vụ phí, công gia đình…
lãi ngân hàng (nếu có),
D. CPTG = Tổng các chi phí như (giống, vật tư, phân bón,
chi làm đất, gieo trồng, thu hoạch, các dịch vụ phí, … lãi
ngân hàng (nếu có)
4. Phương án nào là đúng khi tính Giá trị gia tăng (GTGT) cho 1ha
cây trồng
A. GTGT = Giá trị sản xuất (GTSX) – Chi phí trung gian (CPTG)
B. GTGT = Giá trị sản xuất (GTSX) – Chi phí ngày công, giống, phân
C. GTGT = Giá trị sản xuất (GTSX) – Chi phí vật tư, thủy lợi phí
D. GTGT = Giá trị sản xuất (GTSX) – Chi phí giống, vật tư, thuế nông
nghiệp
5. Phương án nào là đúng khi tính hiệu hiệu quả đồng vốn (HQĐV) trong
sản xuất nông nghiệp?
A. HQĐV = Giá trị gia tăng/Chi phí trung gian
B. HQĐV = Giá trị gia tăng – Chi phí trung gian
C. HQĐV = Giá trị gia tăng + Chi phí trung gian
D. HQĐV = Giá trị gia tăng x Chi phí trung gian

II. Đề cương tự luận

1. Nông nghiệp công nghệ cao là gì? Vai trò của nông nghiệp công nghệ cao
trong phát triển kinh tế - xã hội? Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao
nhà nước có những chính sách cơ bản nào?
Nông nghiệp công nghệ cao Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp sản
xuất hàng hóa lớn, tập trung dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao, quy trình
sản xuất và quản lý tiên tiến, hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng biến đổi khí
hậu và yêu cầu của thị trường trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị
gia tăng, có năng lực cạnh tranh quốc tế và phát triển bền vững.
Vai trò của nông nghiệp công nghệ cao trong phát triển kinh tế - xã hội?
- Cung cấp lương thực, thực phẩm cho con người, đảm bảo sự tồn tại và phát
triển kinh tế- xã hội của đất nước.
- Thu hút các nguồn lực của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để phát
triển nông nghiệp nói riêng và kinh tế-xã hội nói chung và cung cấp nguyên
liệu cho ngành công nghiệp
- Tăng năng suất, chất lượng và giảm giá thành sản phẩm và có vai trò quan
trọng trong xuất khẩu.
- Góp phần nâng cao trình độ lao động nông nghiệp và chuyển dịch cơ cấu lao
động; thúc đẩy nền kinh tế phát triển theo phương thức sản xuất công nghiệp
và thúc đẩy sự phát triển của các ngành khác như khoa học, công nghệ, dịch
vụ
- Thúc đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa nền kinh tế đất
nước
Để phát triển nông nghiệp công nghệ cao nhà nước có những chính sách cơ
bản nào?
Chính sách đất đai
Chính sách vốn, tín dụng trong phát triển nông nghiệp
Chính sách ưu đãi thuế
Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông nghiệp
Chính sách khuyến nông

Chính sách marketing trong nông nghiệp


Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
(Lưu lý: Phân tích chi tiết các chính sách cập nhật mới nhất)
2. Nông dân là gì? Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông
thôn?
* Khái niệm Nông dân là gì
Nông dân là người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản xuất nông nghiệp.
Nông dân sống chủ yếu bằng nghề làm ruộng, sau đó bằng các ngành, nghề có tư
liệu sản xuất chính là đất đai.
* Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn?
Vai trò nông dân trong phát triển nông nghiệp:
- Nông dân tham gia SXNN góp phần tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và quá trình đô thị hóa
- Cung cấp lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu SX, PTNN chuỗi giá trị, ứng dụng nông
nghiệp công nghệ cao, chuyển đổi trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có
hq cao hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai
- Bảo vệ môi trường, chống xói nòn rửa trôi đất (phủ xanh đất chống đồi núi
trọc, cải tạo môi trường đất)
- Đóng góp giá trị khoa học cho PTNN
- Đoàn kết, phát huy đầy đủ vai trò chủ thể trong tái cơ cấu nông nghiệp
Vai trò nông dân trong phát triển nông thôn:
- Nông dân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
nông thôn
- Nông dân có vai trò quan trọng trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn
- Nông dân là chủ thể trong tổ chức sản xuất và đổi mới các hình thức sản
xuất
- Nông dân có vai trò quan trọng trong phát triển văn hoá – xã hội và bảo vệ
môi trường
- Nông dân có vai trò quan trọng trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị
và giữ vững trật tự, an ninh xã hội, Bảo vệ an ninh biên giới
(Lưu ý: Phân tích chi tiết các vai trò và cho ví dụ minh hoạ)
3. Phát triển nông thôn là gì? Sự cần thiết phát triển nông thôn? Vai trò của
nhà nước, người dân và tổ chức doanh nghiệp trong phát triển nông thôn? Ví
dụ?
Phát triển nông thôn là gì?
Phát triển nông thôn là một quá trình cải thiện có chủ ý một cách bền vững về
kinh tế, xã hội, văn hóa và một trường, nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống của
người dân nông thôn. Quá trình này, trước hết là do chính người dân nông thôn và
có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và các tổ chức khác.
Sự cần thiết phát triển nông thôn?
Phát triển nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của
mỗi quốc gia
Là nước nông nghiệp, Lấy nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng.
Sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội và
nâng cao năng lực xuất khẩu
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn
Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
Vai trò Nhà nước, người dân và tổ chức doanh nghiệp trong phát triển nông
thôn? Ví dụ?
Vai trò của nhà nước.
Cung cấp các dịch vụ và hàng hóa công
Thúc đẩy phát triển khu vực nông thôn
Bảo đảm an ninh lương thực cho cả khu vực nông thôn
Tạo lập môi trường phát triển (Kích thích quá trình PT, tạo điều kiện cho các
thành phần KT)
Một số can thiệp của nhà nước trong PTNT
Quy hoạch vùng trong phát triển nông thôn
Đầu tư cho cơ sở hạ tầng nông thôn
Phát triển ngành nghề ở nông thôn
Phát triển nguồn nhân lực của nông thôn
Phát triển thị trường nông thôn
Vai trò của người dân:
Nông dân là chủ thể xây dựng phát triển kinh tế xã hội ở nông thôn, tham
gia sản xuất nông nghiệp, công nghiệp, dịch vụ…
Trong quá trình xây dựng nông thôn mới, vai trò chủ thể của người dân càng
được khẳng định rõ. Dân biết, dân bàn, dân đóng góp, dân làm, dân kiểm tra,
dân quản lý và dân hưởng lợi.
Nông dân là người thực hiện xây dựng, giữ gìn và bảo vệ những kết cấu hạ
tầng nông thôn
Nông dân là chủ thể của mọi hoạt động văn hóa xã hội, giữ gìn an ninh trật
tự tại nông thôn (trực tiếp tham gia vào các hoạt động giáo dục, y tế, văn
hóa, văn nghệ, an ninh, trật tự, tín ngưỡng, tôn giáo, bảo vệ môi trường nông
thôn)
Vai trò tổ chức doanh nghiệp trong phát triển nông thôn?
Hỗ trợ vật trong xây dựng văn hóa, giáo dục, cơ sở hạ tầng nông thôn
Tham gia đầu tư vào nông nghiệp, làm thay đổi cơ cấu sản xuất và tư duy
phát triển nông nghiệp vùng nông thôn (hình thành các vùng sản xuất hàng
hóa tập trung), giúp tạo thêm việc làm cho lao động nông thôn
Liên kết sản xuất trong nông nghiệp đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, bảo
đảm cung ứng dịch vụ đầu vào và thị trường tiêu thụ sản phẩm
Tạo việc làm cho lao động nông thôn
Ví dụ (nên lồng ghép trong khi phân tích các vai trò)
4. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn? Các hoạt động
của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân?
Vai trò nông dân trong phát triển nông nghiệp
- Nông dân tham gia SXNN góp phần tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp và quá trình đô thị hóa
- Cung cấp lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội
- Góp phần chuyển dịch cơ cấu SX, PTNN chuỗi giá trị
- Bảo vệ môi trường (1đ). Đóng góp giá trị khoa học cho PTNN
Vai trò nông dân trong phát triển nông thôn
- Đóng góp tích cực trong việc XD quy hoạch, kế hoạch nông thôn
- Góp phần xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn
- Là chủ thể trong tổ chức sản xuất và đổi mới các hình thức sản xuất
- Góp phần phát triển văn hoá – xã hội và bảo vệ môi trường
- Tham gia xây dựng hệ thống chính trị và giữ vững trật tự, an ninh xã hội, Bảo vệ
an ninh biên giới
Các hoạt động của nhà nước nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế hộ nông dân
- Tạo vốn; Điều chỉnh đất đai
- Đào tạo nghề lao động nông thôn, gắn với việc làm (Tạo việc làm và tăng thu nhập
cho lao động nông thôn)
- Tái cơ cấu sản xuất, ngành Nông nghiệp giúp nông dân tăng hiệu quả kinh tế trên
một đơn vị diện tích (Nhất là các mô hình sử dụng ít đất nhưng tạo được thu nhập
và hiệu quả kinh tế cao); Đổi mới và phát triển các hình thức tổ chức sản xuất.
- Tăng cường công tác khuyến nông và tập huấn cho hộ nông dân
- Đẩy mạnh nghiên cứu, chuyển giao và ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất
nông nghiệp; Tạo thị trường SX nông sản
- (Lưu ý: Khi phân tích hoạt động và nên cho ví dụ minh hoạ)
5. Nguồn lực phát triển kinh tế hộ nông dân là gì? Vai trò nhà nước trong
đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế hộ nông dân? Ví dụ
Nguồn lực phát triển kinh tế hộ nông dân là gì?
Đất đai
Lao động,
Vốn, trang thiết bị
Kỹ thuật, công nghệ
Các chính sách nhà nước
(Lưu ý: Khi phân tích nên cho ví dụ minh hoạ)
Vai trò nhà nước trong đảm bảo nguồn lực phát triển kinh tế hộ nông dân
- Nhà nước quản lý, giải quyết các vấn đề về đất đai cho hộ nông dân và ban
hành các chính sách về đất đai hỗ trợ và bảo vệ quyền lợi cho người dân. Đào
tạo nghề lao động nông thôn, gắn với việc làm (Tạo việc làm và tăng thu nhập
cho lao động nông thôn)
- Nhà nước kêu gọi vốn đầu tư và hỗ trợ vay vốn cho sản xuất nông nghiệp
- Nhà nước đầu tư khoa học công nghệ và thực thi các chính sách khuyến khích
áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình sản xuất
- Nhà nước đảm nhiệm vai trò đào tạo và nâng cao trình độ học vấn và kĩ năng
lao động cho người dân
……
Ví dụ (nên lồng ghép trong khi phân tích các vai trò)
6. Nông nghiệp là gì? Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội?
Để phát giải quyết tình trạng được mùa rớt giá, được giá mất mùa, nhà nước
cần có những biện pháp cơ bản nào?
Nông nghiệp là gì?
Nông nghiệp là khoa học và thực hành sản xuất thực vật, cây trồng khác và động
vật làm thực phẩm, phục vụ nhu cầu khác của con người hoặc vì lợi ích kinh tế
Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội?
Đảm bảo an ninh lương thực
Giải quyết vấn đề việc làm tại nông thôn
Cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động công nghiệp
Tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân thông qua xuất khẩu
Là hoạt động kinh tế quan trọng
Chiếm tỷ phần lớn trong thu nhập và lao động thời kỳ đầu chuyển đổi kinh
tế
NN là cỗ máy của tăng trưởng, thu nhập của ND, là đòn bẩy đối với phần
còn lại của nền kinh tế
NN là sinh kế của người nghèo
Tăng trưởng ở khu vực NN giải phóng lao động, vốn cho khu vực phi NN.
Để phát giải quyết tình trạng được mùa rớt giá, được giá mất mùa, nhà nước
cần có những biện pháp cơ bản nào?
Quy hoạch vùng sản xuất
Vai trò chính quyền địa phương
Công nghệ sau thu hoạch
Mở rộng thị trường, đẩy mạnh XK
ứng dụng công nghệ cao trong SXNN
Thay đổi hình thức sx truyền thống nhỏ lẻ, manh mún, mạnh dạn chuyển
sang XS hữu cơ
Liên kết chặt chẽ giữa DN và nhà nông
…..
(Lưu ý: Khi phân tích nên cho ví dụ minh hoạ)
7. Sự cần thiết của phát triển nông thôn? Nội dung phát triển nông thôn?
Sự cần thiết phát triển nông thôn?
Phát triển nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của
mỗi quốc gia
Là nước nông nghiệp, Lấy nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng.
Sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội và
nâng cao năng lực xuất khẩu
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn
Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
Nội dung phát triển nông thôn?
- Phát triển cơ sở hạ tầng nông thôn: xây dựng hệ thống giao thông, thủy lợi
phục vụ cho sinh hoạt và canh tác của người dân ở NT một cách đồng bộ và
phát triển
- Phát triển các ngành kinh tế nông thôn (Kinh tế nông thôn bao gồm 3 nhóm
ngành chính)
+ Nông-lâm-ngư nghiệp
+ Công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn
+ Ngành dịch vụ nông thôn
- Phát triển văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn
(Lưu ý: Cần phân tích sâu và cho ví dụ minh hoạ)
8. Khái niệm Nông nghiệp là gì? Vai trò của nông nghiệp trong phát triển
kinh tế xã hội? Nhà nước cần làm thì để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng
hóa và ổn định thị trường nông sản hàng hóa
“Nông nghiệp là khoa học và thực hành sản xuất thực vật, cây trồng khác và động
vật làm thực phẩm, phục vụ nhu cầu khác của con người hoặc vì lợi ích kinh tế”
Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội?
Đảm bảo an ninh lương thực
Giải quyết vấn đề việc làm tại nông thôn
Cung cấp các yếu tố đầu vào cho hoạt động công nghiệp
Tạo ra nguồn thu ngoại tệ lớn cho nền kinh tế quốc dân thông qua XK
Là hoạt động kinh tế quan trọng cho người dân
Chiếm tỷ phần lớn trong thu nhập và lao động thời kỳ đầu chuyển đổi KT
Tăng thu nhập của nhân dân, là sinh kế của người nghèo
Nhà nước cần làm thì để thúc đẩy phát triển sản xuất hàng hóa và ổn định
thị trường nông sản hàng hóa
Quy hoạch vùng sản xuất
Chính sách đất đai
Chính sách vốn, tín dụng trong phát triển nông nghiệp
Chính sách ưu đãi thuế
Chính sách khuyến khích áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nông
nghiệp
Chính sách khuyến nông

Chính sách marketing trong nông nghiệp


Chính sách hỗ trợ bảo hiểm nông nghiệp
(Lưu ý: Cần phân tích sâu và cho ví dụ minh hoạ)
9. Nông thôn là gì? Sự cần thiết của phát triển nông thôn? Nhà nước nên có
giải pháp gì để giải quyết tình trạng dư thừa lao động trong nông thôn hiện
nay?
Nông thôn là gì?
Nông thôn là vùng sinh sống của tập hợp dân cư trong đó có nhiều nông dân.
Tập hợp này tham gia vào các hoạt động kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường
trong một thể chế chính trị nhất định, và chiụ ảnh hưởng của các tổ chức
khác.
Sự cần thiết phát triển nông thôn?
Phát triển nông thôn chiếm vị trí quan trọng trong sự phát triển chung của
mỗi quốc gia
Là nước nông nghiệp, Lấy nền sản xuất nông nghiệp làm nền tảng.
Sản xuất và cung cấp lương thực thực phẩm cho tiêu dùng của cả xã hội và
nâng cao năng lực xuất khẩu
Nâng cao chất lượng đời sống vật chất, tinh thần của cư dân nông thôn
Góp phần quan trọng trong việc đảm bảo chính trị, đảm bảo an ninh, quốc
phòng; giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc và bảo vệ môi trường sinh thái
Nhà nước nên có giải pháp gì để giải quyết tình trạng dư thừa lao động trong
nông thôn hiện nay
- Nhà nước tiếp tục có những chính sách kịp thời, nhằm đẩy mạnh phát triển
kinh tế - xã hội, tạo thêm nhiều cơ hội về việc làm cho lao động nông thôn.
- Giáo dục đào tạo trong việc nâng cao dân trí cho nhân dân và đào tạo nghề
cho lao động nông thôn;.
- Cần có những chính sách tích cực trong việc giới thiệu việc làm cho lao
động đã qua đào tạo,
- Tìm đầu ra cho sản phẩm để những ngưòi đã tham gia đào tạo nghề tích cực
phát triển sản xuất…
- Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và cơ giới hóa trong nông
nghiệp
- Chuyển đổi mô hình sản xuất, phát triển nông nghiệp hàng hoá, đa dạng hoá
sản phẩm nông nghiệp và nông thôn
- Chính sách vốn, tín dụng cho người dân nông thôn trong phát triển sản xuất
- Đưa người lao động nông thôn đi làm việc ở nước ngoài
- Có chính sách đầu tư, hỗ trợ vốn cho người dân phát triển kinh tế
- (Lưu ý: Cần phân tích sâu và cho ví dụ minh hoạ)
10. Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn? Để phát
huy vai trò đó, nông dân cần phải quan tâm đến những biện pháp cơ bản nào?
* Vai trò của nông dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn?
Vai trò nông dân trong phát triển nông nghiệp:
- Nông dân tham gia SXNN góp phần tăng trưởng kinh tế, tái cơ cấu ngành
nông nghiệp và quá trình đô thị hóa
- Cung cấp lương thực, thực phẩm tiêu dùng trong xã hội
- Tích cực chuyển dịch cơ cấu SX, PTNN chuỗi giá trị, ứng dụng nông nghiệp
công nghệ cao, chuyển đổi trồng cây kém hiệu quả sang trồng cây có hq cao
hơn, phù hợp với điều kiện tự nhiên, đất đai
- Bảo vệ môi trường, chống xói nòn rửa trôi đất (phủ xanh đất chống đồi núi
trọc, cải tạo môi trường đất)
- Đóng góp giá trị khoa học cho PTNN
- Đoàn kết, phát huy đầy đủ vai trò chủ thể trong tái cơ cấu nông nghiệp
Vai trò nông dân trong phát triển nông thôn:
- Nông dân có vai trò quan trọng trong việc xây dựng quy hoạch, kế hoạch
nông thôn
- Nông dân có vai trò quan trọng trong xây dựng hạ tầng kinh tế - xã hội nông
thôn
- Nông dân là chủ thể trong tổ chức sản xuất và đổi mới các hình thức sản
xuất
- Nông dân có vai trò quan trọng trong phát triển văn hoá – xã hội và bảo vệ
môi trường
- Nông dân có vai trò quan trọng trong tham gia xây dựng hệ thống chính trị
và giữ vững trật tự, an ninh xã hội, Bảo vệ an ninh biên giới
* Để phát huy vai trò đó, nông dân cần phải quan tâm đến những biện
pháp cơ bản nào?
- Nâng cao trình độ đào tạo, kỹ năng trong phát triển kinh tế hộ gia đình
- Biết giữ gìn và phát huy truyền thống đoàn kết dân tộc, hợp tác và giúp đỡ
người xung quanh
- Biết kết hợp bản chất cần cù và sáng tạo; có ý chí vươn lên
- Biết vận dụng chính sách hỗ trợ của nhà nước về phát triển nông nghiệp
nông thôn
- Phải có sự liên kết hợp tác chặt chẽ, tích cực trong sản xuất, kinh doanh…
nắm bắt được cơ chế thị trường…
- Rèn luyện để có thể lực và trí lực:
- Có ý thức bảo vệ môi trường,
Có mối quan hệ tốt đẹp đối với gia đình và xã hội.
(Lưu ý: Cần phân tích sâu và cho ví dụ minh hoạ)
11. Phân tích sự khác biệt giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp
công nghệ cao? Việt Nam có nên đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công
nghệ cao không? Chứng minh?
Nông nghiệp truyền thống là nền nông nghiệp mang đậm sắc thái tự cung tự cấp,
gắn với kinh tế tự nhiên, mặc dù đã có những quan hệ trao đổi hàng hóa nhưng còn
chưa mang tính đặc trưng phổ biến.
Nông nghiệp công nghệ cao là nền nông nghiệp sản xuất hàng hóa lớn, tập trung
dựa trên nền tảng khoa học công nghệ cao, quy trình sản xuất và quản lý tiên tiến,
hiện đại, tiết kiệm tài nguyên, thích ứng biến đổi khí hậu và yêu cầu của thị trường
trên cơ sở nâng cao năng suất, chất lượng, giá trị gia tăng, có năng lực cạnh tranh
quốc tế và phát triển bền vững.
Phân tích sự khác biệt giữa nông nghiệp truyền thống và nông nghiệp công
nghệ cao
- Phương thức sản xuất, điều kiện thực hiện
- Quy mô hoạt động
- Năng lực các yếu tố sản xuất
- Năng suất (kết quả)
- Thị trường tiêu thụ
(Lưu ý: Cần phân tích sâu và cho ví dụ minh hoạ)
Việt Nam cần đẩy mạnh phát triển nông nghiệp công nghệ cao, Chứng minh

You might also like