You are on page 1of 2

Câu hỏi kiểm tra bài: Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương

pháp quả cầu rơi và dùng nhớt kế mao quản.


Câu 1: Tên đầy đủ bài thực hành là gì?
Câu 2: Trình bày khái niệm về khối lượng riêng? Đơn vị đo? Cách xác định khối
lượng riêng của chất lỏng sử dụng trong bài thực hành.
Câu 3: Trình bày khái niệm về hệ số nhớt? Đơn vị đo hệ số nhớt?
Câu 4: Trong bài thực hành anh chị đo hệ số nhớt của những chất gì bằng
phương pháp nhớt kế bi rơi?
Câu 5: Để xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp nhớt kế bi rơi
anh chị cần đo những đại lượng nào?
Câu 6: Nếu cách tính sai số của biểu thức x1.x2.
Câu 7: Nếu cách tính sai số của biểu thức x1/x2.
Câu 8: Hệ số nhớt của chất lỏng có phụ thuộc vào nhiệt độ hay không? Hệ số
nhớt của Glycerin khi nhiệt độ phòng tăng lên thì sẽ tăng hay giảm? Vì sao?
Câu 9: Để xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp nhớt kế bi rơi
anh chị được yêu cầu đo đường kính viên bi mấy lần? Tại sao phải đo nhiều lần?
Câu 10: Để xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp nhớt kế bi rơi
có thể xác định thời gian bắt đầu chuyển động (bấm giờ) từ thời điểm viên bi bắt
đầu chạm mặt thoáng của chất lỏng được không? Vì sao?
Câu 11: Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp nhớt kế bi rơi thì
khi chuyển động trong lòng chất lỏng viên bi chịu tác dụng của mấy lực là
những lực nào?
Câu 12: Sử dụng phương pháp nhớt kế bị rơi có đo được hệ số nhớt của dung
dịch nước đường 10% không? Vì sao?
Câu 13: Sử dụng phương pháp nhớt kế bị rơi có đo được hệ số nhớt của dung
dịch nước muối 0,9% không? Vì sao?
Câu 14: Sai số trên thước kẹp anh chị sử dụng trong bài thực hành là bào nhiêu?
(câu hỏi chỉ sử dụng khi đã thực hành).
Câu 15: Sai số của Panme anh chị sử dụng trong bài thực hành là bào nhiêu?
(câu hỏi chỉ sử dụng khi đã thực hành).
Câu 16: Trình bày định luật I Newton về chuyển động chỉ rõ khi nào một vật
chuyển động thẳng đều?
Câu 17: Trình bày định luật Newton về lực nội ma sát trong lòng chất lỏng.
Câu 18: Biểu thức tính của lực đẩy Archimedes đối với vật chuyển động trong
khối chất lỏng?
Câu 19: Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp nhớt kế bi rơi
dùng để xác định hệ số nhớt của các chất lỏng có độ nhớt lớn hay nhỏ? Vì sao?
Câu 20: Có thể sử dụng 1 phương pháp duy nhất để đo hệ số nhớt của mọi chất
lỏng được không? Vì sao?
Câu 21: Xác định hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp mao quản (sử
dụng ống Ostwald ) để xác định hệ số nhớt của các chất lỏng có độ nhớt lớn hay
nhỏ? Vì sao?
Câu 22: Trong bài thực hành anh chị được yêu cầu đo hệ số nhớt của dung dịch
gì bằng phương pháp nhớt kế mao quản?
Câu 23: Anh chị hãy chỉ ra đâu là ống Ostwald trong các dụng cụ thí nghiệm
được bố trí trên bàn.
Câu 24: Có thể đo hệ số nhớt của dung dịch Glycerin bằng phương pháp nhớt kế
mao quản không? Vì sao?
Câu 25: Ngoài 2 phương pháp đo hệ số nhớt trong bài thực hành anh chị còn biết
phương pháp đo hệ số nhớt nào khác không? Kể tên?
Câu 26: Theo anh chị trong quá trình đo hệ số nhớt bằng phương pháp mao
quản thì có những nguyên nhân nào gây ra sai số? Trình bày cách khắc phục làm
giảm sai số?
Câu 27: Hệ số nhớt của nước cất có phụ thuộc vào nhiệt độ không?
Câu 28: Trước khi đo hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp Stock ta có
cần khuấy đều chất lỏng hay cần để chất lỏng ở trạng thái tĩnh ổn định?
Câu 29: Viết biểu thức tính hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp
Stock lên bảng.
Câu 30: Viết biểu thức tính hệ số nhớt của chất lỏng bằng phương pháp nhớt kế
mao quản lên bảng.

You might also like