You are on page 1of 19

TRƯỜNG ĐẠI HỌC THƯƠNG MẠI

KHOA TÀI CHÍNH NGÂN HÀNG

LÝ THUYẾT CHƯƠNG II

CUNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ

Nhóm 3

Mã lớp học phần: 231FECO161101

Giảng viên: Phan Thị Thu Giang

Hà Nội - 2023
MỤC LỤC
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN......................................................................................... 3
I. LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG ................... 4
1. Khái niệm về cung lao động .............................................................................................. 4
2. Phân tích lựa chọn lao động/nghỉ ngơi ............................................................................ 4
3. Phân tích đồ thị về sự lựa chọn lao động/lao động.......................................................... 6
a. Sở thích ........................................................................................................................... 6
b. Thu nhập và giới hạn ngân sách .................................................................................... 7
c. Quyết định không làm việc.............................................................................................. 8
d. Ảnh hưởng thu nhập ....................................................................................................... 9
II . CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN KINH TẾ
.................................................................................................................................................. 10
1.Dân số ,và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động .................................................................. 10
a.Dân số
b.Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động................................................................................. 12
2. Các yếu tố khác ................................................................................................................ 13
III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG TỚI CUNG LAO ĐỘNG . 13
1.Các chương trình thay thế thu nhập ............................................................................... 13
a.Trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất khả năng lao động được gọi là các chương trình thay
thế thu nhập. ..................................................................................................................... 13
b.Trợ cấp theo khoản thu nhập bị mất hay trợ cấp “theo mức độ thương tật” ............... 13
2. Các chương trình duy trì thu nhập ................................................................................. 15
a. Hệ thống phúc lợi cơ bản.............................................................................................. 16
b.Hệ thống phúc lợi sửa đổi ............................................................................................. 16
BẢNG ĐÁNH GIÁ THÀNH VIÊN

STT Tên thành viên Nhiệm vụ Đánh giá

2 Nguyễn Thị Ngọc Ánh Nội dung phần II 9.6

13 Phạm Thành Độ Nội dung phần


9.2
III

14 Nguyễn Công Đức (NT) Làm đề cương

Phân công, đánh


9.8
giá

Tổng hợp word

15 Nguyễn Mạnh Đức Nội dung phần I 9.2

16 Nguyễn Linh Giang Powerpoint 9.4

18 Nguyễn Thị Hương Giang Thuyết trình 9.6


I. LÝ THUYẾT VỀ QUYẾT ĐỊNH LÀM VIỆC CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG

1. Khái niệm về cung lao động

Cung Lao Động, mỗi người lao động trong cuộc sống của họ phải đưa ra quyết
định về việc làm, cho ai và trong khoảng thời gian bao lâu. Đây là khía cạnh của cung
lao động cá nhân. Do vậy, ở mỗi thời điểm nhất định, cung lao động của toàn xã hội
được tạo ra bởi tổng cung lao động của mỗi cá nhân. Tổng cung lao động của xã hội phụ
thuộc vào quy mô dân số và mức độ tham gia lao động của các nhóm tuổi khác nhau.
Cung cấp ảnh hưởng lao động đến khả năng sản xuất của nền kinh tế.

Như vậy, cung lao động phản ánh khả năng tham gia thị trường lao động của người
lao động trong những thời điểm nhất định. Nói cách khác, Cung lao động phản ánh
lượng lao động mà người lao động sẵn sàng và có khả năng cung ứng tại các mức tiền
công khác nhau trong một giai đoạn nhất định (giả định tất cả các yếu tố khác không
đổi). Cung lao động của xã hội (hay tổng cung lao động xã hội) là khả năng cung cấp
sức lao động của nguồn nhân lực xã hội. Nó thể hiện ở số lượng và chất lượng nguồn
nhân lực tham gia lao động, đồng thời thể hiện ở số lượng thời gian tham gia lao động
của nguồn nhân lực đó.

2. Phân tích lựa chọn lao động/nghỉ ngơi

Người lao động sẽ quyết định cung ứng lao động trên nguyên tắc tối đa hóa lợi ích
thu được từ lao động và nghỉ ngơi.

- Hiệu ứng thu nhập, hiệu ứng thay thế

Về lý thuyết, khi thu nhập tăng trong khi tiền lương và sở thích không thay đổi,
cầu về thời gian nghỉ ngơi sẽ tăng và ngược lại. Các nhà kinh tế gọi phản ứng của nhu
cầu về thời gian nghỉ ngơi đối với thay đổi trong thu nhập trong khi giữ tiền lương không
đổi, là hiệu ứng thu nhập. Hiệu ứng thu nhập dựa trên một lập luận rằng: khi thu nhập
tăng, trong khi giữ chi phí cơ hội của việc nghỉ ngơi không đổi, mọi người sẽ nghỉ ngơi
nhiều hơn (và như vậy làm việc ít hơn). Do vậy, người lao động sẽ quyết định cung ứng
lao động trên nguyên tắc tối đa hóa lợi ích thu được từ lao động và nghỉ ngơi.

Sử dụng định nghĩa toán học, chúng ta định nghĩa Hiệu ứng thu nhập là sự thay
đổi trong thời gian làm việc (ΔH) khi thu nhập thay đổi (ΔY), khi giữ nguyên tiền lương:

• Hiệu ứng thu nhập = ΔΗ/ΔY (w)

Lý thuyết cũng cho thấy, nếu thu nhập không đổi, khi tiền lương tăng sẽ khiến cho
Cầu về nghỉ ngơi giảm và do đó tăng động cơ làm việc (và ngược lại). Hiệu ứng này gọi
là hiệu ứng thay thế. Hiệu ứng này xảy ra bởi khi chi phí của việc nghỉ ngơi thay đổi,
thu nhập giữ không đổi, thời gian lao động và nghỉ ngơi sẽ thay thế cho nhau.

Ngược với Hiệu ứng thu nhập, Hiệu ứng thay thế mang dấu dương bởi tử số và
mẫu số luôn di chuyển cùng chiều. Hiệu ứng thay thế biểu thị sự thay đổi thời gian lao
động khi tiền lương thay đổi, vẫn giữ nguyên thu nhập Y. Hiệu ứng thay thế được biểu
diễn như sau:

• Hiệu ứng thay thế = ΔΗ/ ΔW (Y)

- Cả hai hiệu ứng xảy ra khi tăng lương

Trên thực tế, cả hai hiệu ứng này thường hiện diện đồng thời, và thường vận hành
trái chiều nhau.

Nếu hiệu ứng thu nhập mạnh hơn, khi tiền lương tăng sẽ khiến cho người đó giảm
thời gian lao động. Khi có cùng sự thay đổi trong khối lượng thì sâu, việc giảm thời gian
lao động trong trường hợp này là nhỏ hơn so với trong trường hợp tài sản tăng không
phải do các yếu tố từ lao động, bởi vì Hiệu ứng thay thế sẽ tác động kìm hãm bớt sự suy
giảm này.

Tuy nhiên, khi Hiệu ứng thu nhập chiếm ưu thế, Hiệu ứng thay thế không lớn đến
mức có thể ngăn cung lao động không suy giảm. Ngược lại, khi Hiệu ứng thay thế chiếm
ưu thế, việc tăng lương sẽ khiến cung lao động tăng. Nói cách khác, hiệu ứng thu nhập
là khi tiền công tăng dẫn đến thu nhập tăng, khiến người lao động có xu hướng nghỉ
ngơi nhiều hơn và làm việc ít hơn

- Khi hiệu ứng thay thế lớn hơn hiệu ứng thu nhập

• Người tiêu dùng có xu hướng tăng số giờ lao động và giảm số giả nghỉ ngơi

• Đường cung lao động cá nhân có độ dốc dương

- Khi hiệu ứng thu nhập lớn hơn hiệu trong thay thế

• Người tiêu dùng tăng số giờ nghỉ ngơi và giảm số giờ lao động

• Đường cung lao động cả nhân có độ dốc âm

• Đường cung lao động cá nhân vòng ngược về phía sau


(Hình 2.1 Đường cung lao động cá nhân có thể vừa có độ dốc âm vừa có độ dốc
dương)

3. Phân tích đồ thị về sự lựa chọn lao động/lao động

a. Sở thích

Giả sử có hai loại hàng hóa mà người tiêu dùng sẽ ưa thích: nghỉ ngơi (như phần
đấu đã quy ước, sự nghỉ ngơi được coi là một loại hàng hóa) và các loại hàng hóa khác
có thể mua bằng tiền. Để đơn giản hóa, chúng ta cố định giá của các loại hàng hóa này
và do đó có thể gộp lại trong một chỉ số có thể đo lường được bằng thu nhập (có nghĩa
là khi giá đã cố định, thu nhập cao hơn luôn đồng nghĩa với tiêu dùng được nhiều hàng
hóa hơn). Chia tất cả các hàng hóa thành hai loại sẽ cho phép chúng ta sử dụng đồ thị
trong không gian hai chiều.

Bởi vì cả nghỉ ngơi và tiền đều có thể được sử dụng để tạo ra sự hài lòng, hai nhóm
hàng hóa này, do đó có thể thay thế cho nhau trong những chùng mục nhất định. Nếu ai
đó buộc phải từ bỏ một lượng nhất định thu nhập bằng tiền, chẳng hạn bằng cách cắt
giảm giờ làm, anh ta lại có cơ hội nghỉ ngơi và qua đó sẽ khiến anh ta hạnh phúc như cũ
khi bà đắp thu nhập bị mất đi. Một người tiêu dùng công nhân duy lý, trên thực tế, có
rất nhiều cách để kết hợp giữa thu nhập bằng tiền và thời gian nghỉ ngơi khiến cho anh
ta có cùng độ thỏa dụng.

Đường cong nối tất cả các tổ hợp khác nhau của thu nhập và thời gian nghỉ ngơi
mà đem lại mức thỏa dụng tương đương gọi là đường bàng quan.

Hình 2.2. Hai đường bang quan cho một cá nhân


Những đường cong đồng dạng có những đặc trưng nhất định được phản ánh theo
như cách mà chúng được vẽ

1. Một tập hợp toàn bộ các đường bàng quan có thể được vẽ cho một người này,
mỗi đường cong đó đại diện cho một mức độ thỏa dụng khác nhau. Bất kỳ một đường
cong nào nằm càng xa gốc so với đường cong ban đầu thì mức độ ưa thích là lớn hơn vì
đại diện cho mức độ thỏa dụng cao hơn.

2. Các đường bàng quan không bao giờ cắt nhau. Nếu chúng cắt nhau, điểm giao
nhau sẽ thể hiện một sự kết hợp giữa thu nhập và thời gian nghỉ ngơi mà đem lại hai
mức độ thỏa mãn khác nhau

3. Đường bàng quan có độ dốc âm, bởi vì nếu thu nhập hay thời gian nghỉ ngơi
tăng thì cái kia sẽ giảm để đảm bảo một mức lợi ích như nhau. Nếu đường cong có độ
dốc đứng thì một sự giảm xuống nhất định trong tàu nhập sẽ không xảy ra cùng với một
mức tăng lớn đối với thời gian nghỉ ngơi để giữ lợi ích cố định

4. Độ dốc của đường bàng quan thể hiện rằng khi thu nhập bằng tiền cao và thời
gian nghỉ ngơi thấp thì sự nghỉ ngơi sẽ có giá trị cao hơn khi mà thời gian nghỉ ngơi là
nhiều hơn và thu nhập là thấp hơn.Hàng hóa nào càng khan hiếm thì càng có giá trị.

5. Cuối cùng, những người khác nhau sẽ có những tập hợp đường bàng quan khác
nhau. Những người đối với họ giá trị của thời gian nghỉ ngơi lớn hơn sẽ có cách dùng
bàng quan dốc hơn.

b. Thu nhập và giới hạn ngân sách

Ngày nay, mọi người đều muốn tối đa hóa lợi ích của minh, điều sẽ được thực hiện
bởi việc sử dụng tất cả giờ nghỉ ngơi với mức thu nhập cao nhất có thể nhận được. Tuy
nhiên, các nguồn lực mà bất kỳ một cá nhân nào cần đến đều bị giới hạn. Vì vậy, mọi
cá nhân đều chỉ có thể đưa ra lựa chọn tốt nhất trong điều kiện bị giới hạn nguồn lực.
Hình 2.3 Đường bàng quan và đường giới hạn ngân sách

Giả sử rằng một cá nhân có các đường bàng quan được thể hiện trong Hình 2.2 và
chỉ có thu nhập từ lao động với mức thu nhập là 8 giờ. Hình 2.3 thể hiện sự kết hợp giữa
đường bàng quan đã được thể hiện trong hình 2,2 và đường thẳng (DE) cho biết những
sự kết hợp có thể giữa thời gian nghỉ ngơi và thu nhập đối với một cá nhân có mức thu
nhập là 3$ và không có thu nhập nào khác.

Đường phản ánh sự kết hợp khác nhau giữa thời gian nghỉ ngơi và thu nhập đối
với một cá nhân, được gọi là đường giới hạn ngân sách.

Độ dốc của đường giới hạn ngân sách thể hiện tiền lương cận biên, Tiền lương cận
biên của một cá nhân được xác định bằng sự gia tăng của thu nhập (ΔY) chia cho sự gia
tăng của thời gian làm việc (ΔH):

• Tiền lương cận biên= ΔY/ΔH

Bây giờ, ΔY/ΔH chính là độ dốc của đường giới hạn ngân sách.

Đường bàng quan tiếp xúc với đường đường ngân sách mô tả lợi ích lớn nhất mà
cá nhân đỏ có thể đạt được với mức ngân sách nhất định. Đó là đường nằm xa gốc tọa
nhất với một điểm có thể đạt được trên nó, và không có đường nào có thể đạt tới dược.

c. Quyết định không làm việc

Hình 2.4 Quyết định không làm việc của người lao động
Nếu đường bàng quan biểu thị cho sở thích của một cá nhân là rất đốc, thì đối với
người này giá trị của thời gian nghỉ ngơi là rất cao. Nó đòi hỏi một mức lương cao hơn
cho mỗi giờ làm việc để bù đắp cho mỗi giờ thời gian nghỉ ngơi bị mất đi (đó chính là
một giờ làm việc). Nếu sự tăng lên trong thu nhập đòi hỏi để bù đắp cho người công
nhân đối với mỗi giờ làm việc (để giữ cho lợi ích không đổi) là lớn hơn tỷ lệ tiền lương
ở mọi số giờ nghỉ ngơi có thể được, khi đó người này sẽ lựa chọn đơn giản là không làm
việc. Hình 2.4 chỉ ra rằng lợi ích lớn nhất ở điểm D, điểm mà số giờ làm việc bằng 0.
Như vậy, lợi ích trong Hình 2.4 lớn nhất là ở điểm góc, điểm cuối cùng của đường ngân
sách. Ở điểm này (D), đối với người đó thì lao động không có sức mạnh nào.

d. Ảnh hưởng thu nhập

Bây giờ giả sử rằng cá nhân được minh họa trong Hình 2.3 nhận được một khoản
thu nhập không phụ thuộc vào việc anh ta có làm việc hay không. Và giả sử rằng khoản
thu nhập không phụ thuộc vào lao động này là 36$/ngày. Như vậy, thậm chí nếu người
này làm việc 0 giờ mỗi ngày thì thu nhập của anh ta vẫn sẽ là 30$. Đương nhiên, nếu
người này làm việc nhiều hơn 0 giờ, thu nhập của họ sẽ bằng 365 cộng với số tiền kiếm
thêm được (tiền trong nhân với số giờ lao động).

Nguồn lực của cá nhân tăng lên một cách rõ rệt, như có thể được chỉ ra bằng cách
vẽ một đường ngân sách mới để phản ánh thu nhập không phải từ lao động. Như được
chỉ ra bởi đường xanh đậm trong Hình 2.5, điểm cuối cùng của đường thẳng mới này là
điểm d (0 giờ lao động và 365 thu nhập bằng tiền) và điểm e (16 giờ làm việc và 164%
thu nhập 365 thu nhập không từ lao động cộng với 128$ tiền kiếm được). Chú ý rằng
đường mới này song song với đường ngân sách cũ. Đường thẳng song song có cùng độ
dốc, độ dốc của mỗi đường phản ảnh tiền lượng cận biên, chúng ta có thể suy ra rằng sự
tăng lên trong thu nhập không xuất phát từ lao động sẽ không làm thay đổi tiền lương
cận biên của mỗi người.

Hình 2.5. Các trường bàng quan và đường ngân sách (trong trường hợp thu nhập
tăng không phải do lao động)
Đối với đường ngân sách cũ (DE), mức lợi ích cao nhất của cá nhân này được thể
hiện bởi điểm N, nơi mà cá nhân này làm việc 9 giờ ngày. Với đường ngân sách mới
(de), số giờ làm việc tốt nhất là 8 giờ/ngày. Nguồn thu nhập mới, vì nó không ảnh hưởng
đến tiền lương, gây ra một ảnh hưởng thu nhập mà hệ quả là người ta làm việc ít hơn
một giờ mỗi ngày.

II . CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN CUNG LAO ĐỘNG TRONG NỀN
KINH TẾ
1. Dân số ,và tỷ lệ tham gia lực lượng lao động
a. Dân số
+ Quy mô lực lượng lao động của mỗi quốc gia phụ thuộc vào quy mô dân
số của quốc gia đó. Tốc độ tăng dân số quyết định quy mô dân số và quyết định
quy mô nguồn lao động 15 năm sau

+ Tốc độ tăng dân số lại được quyết định bởi tỷ lệ tăng tự nhiên của dân số
(tỷ lệ sinh so với tỷ lệ chết) và di dân thuần túy.

+ Quy định giới hạn dưới của độ tuổi lao động cũng tác động đến quy mô
lực lượng lao động tiềm năng của quốc gia (số người đủ tuổi lao động phụ thuộc
vào quy định giới hạn dưới này). Nâng cao hay hạ thấp giới hạn này sẽ tác động
trực tiếp tới lực lượng lao động.

+ Hình dáng của tháp dân số quyết định lực lượng lao động của quốc gia là
lao động già hay lao động trẻ.

Năm Tổng dân số ( người ) Tốc độ gia tăng


dân số ( %)

2010 87,967,651 1.01

2011 88,871,380 1.03


2012 89,801,926 1.05

2013 90,752,592 1.06

2014 91,713,848 1.06

2015 92,677,076 1.05

2016 93,640,422 1.04

2017 94,600,648 1.03

2018 95,545,962 1

2019 96,462,106 0.96

2020 97,338,579 0.91

2021 98,510,000 0.95

2022 99.117.811 0.977

23/8/2023 99.802.807

Dân số hiện tại của Việt Nam là 99.802.807 người vào ngày 23/08/2023 theo
số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc. Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,24% dân số thế
giới. Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước
và vùng lãnh thổ. Mật độ dân số của Việt Nam là 322 người/km2. Độ tuổi trung bình
ở Việt Nam là 33,7 tuổi.

 Luôn đảm bảo cung lao động

 Tốc độ gia tăng dân số tuy giảm dần qua các năm nhưng vẫn luôn đạt ở mức dương.

(Biểu đồ cơ cấu tuổi ở Việt Nam)


Tính từ đầu năm 2017

Category 1 25.2 69.3 5.5

0 20 40 60 80 100 120

dưới 15 từ 15-64 trên 64

(Tháp dân số chia theo 3 nhóm tuổi chính)

 Việt Nam đang trong thời kỳ dân số vàng, cơ cấu dân số trẻ nên đội ngũ
lao động đủ tuổi lao động trởlên khá dồi dào với độ tuổi lao động từ trên 15 tuổi
và nhỏ hơn 64 tuổi chiếm 69,3 %

 Nguồn lao động dồi dào, tác động tích cực đến nền kinh tế, đặc biệt với
những ngành cần nhiều lao động, thu hút đầu tư nước nước ngoài.

b. Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động

Tỷ lệ tham gia lực lượng lao động của nam có xu hướng giảm, của nữ thì ngược
lại. Điều này được lý giải là tại các nước phát triển, nam giới hay có xu hướng nghỉ hưu
sớm khi tiến gần tới độ tuổi về hưu (60 hoặc 65 tuổi tùy quốc gia).

(Lực lượng lao động theo quý, giai đoạn 2020 – 2022)

Đơn vị tính: Triệu người


Có sự giảm sút đáng kể về số giờ làm bình quân mỗi tuần. Bên cạnh đó, còn sự
phân biệt về giới, chủng tộc, trình độ học vấn trong tỷ lệ tham gia lao động.

Tuy nhiên trình độ đào tạo cũng còn không ít vấn đề: lý thuyết nhiều hơn tay nghề,
thực tế; trung cấp chuyên nghiệp thì nửa thầy nửa thợ, cao đẳng, đại học thì khoa học
cơ bản chưa đủ, còn khoa học ứng dụng còn yếu.

2. Các yếu tố khác

 Hệ thống giáo dục đào tạo (đào tạo nghề, đào tạo chuyên môn, tính phổ
cập của giáo dục, chất lượng giáo dục, đặc biệt là bậc đại học) vừa quyết định quy
mô, vừa quyết định chất lượng của nguồn cung lao động cho nền kinh tế.

 Hệ thống y tế (ảnh hưởng tới cả quy mô và chất lượng nguồn cung lao
động). Trong thời gian qua, do làm tốt công tác giảm sinh nên số lượng và tỷ lệ trẻ
em trong cơ cấu dân số của Việt Nam ngày càng giảm. Bên cạnh đó, sự phát triển
kinh tế - xã hội và việc chăm sóc sức khỏe tốt hơn nên tỷ lệ và số lượng người cao
tuổi tăng lên. Trong tổng số 9,1 triệu người bị tác động tiêu cực bởi đại dịch Covid-
19, có 540 nghìn người bị mất việc, 2,8 triệu người phải tạm nghỉ/tạm ngừng sản
xuất kinh doanh; 3,1 triệu người cho biết họ bị cắt giảm giờ làm hoặc buộc phải nghỉ
giãn việc, nghỉ luân phiên và 6,5 triệu lao động báo cáo họ bị giảm thu nhập.

 Mức độ hội nhập kinh tế quốc tế

 Các chính sách nhà nước, bao gồm: chính sách về dân số, chính sách tiền
lương, chính sách về lao động và các chính sách kinh tế xã hội,..

III. ỨNG DỤNG PHÂN TÍCH CHÍNH SÁCH TÁC ĐỘNG TỚI CUNG LAO
ĐỘNG

1. Các chương trình thay thế thu nhập

Để đảm bảo an sinh xã hội, các chính phủ thường quyết định giúp đỡ những người
bị thiệt thòi về mặt kinh tế.

a. Trợ cấp thất nghiệp và trợ cấp mất khả năng lao động được gọi là các chương
trình thay thế thu nhập.

• Trợ cấp thất nghiệp là số tiền trả cho người công nhân đã bị mất việc tạm
thời hay thường xuyên.

• Trợ cấp mất khả năng lao động được trả cho những người bị tai nạn lao
động.

b. Trợ cấp theo khoản thu nhập bị mất hay trợ cấp “theo mức độ thương tật”
- Trợ cấp theo khoản thu nhập bị mất

• Chính phủ chi trả một khoản tiền đúng bằng số tiền mất đi sau khi
bị tai nạn so với số tiền họ thực kiếm được trước khi bị tai nạn. Trừ khi người
lao động có thể đi làm lại và có mức thu nhập cao hơn E0 thì không được
nhận trợ cấp nữa.

• Trước tai nạn người lao động này có đường giới hạn ngân sách là
AD, quyết định lao động ở điểm C và thu nhập là E0.

• Sau khi bị tai nạn, người này nhận được trợ cấp bằng E0 từ chính
phủ

• Đường giới hạn ngân sách mới là đường BCD

• Trợ cấp theo thu nhập bị mất tác động tới nỗ lực của người lao động
vô cùng nhiều. Phần lớn người lao động sẽ tối đa hóa lợi nhuận lợi ích tại
điểm B ( không lao động và nhận trợ cấp).

• Một số ít người có đường bàng quan đủ thoải (rất thích lao động )
để tiếp xúc được với đoạn DC thì chọn điểm F.

- Trợ cấp theo mức độ thương tật


• Gọi AD là đường giới hạn ngân sách khi chưa có trợ cấp, người lao động
chưa bị tai nạn lao động sẽ quyết định lao động ở điểm C và có thu nhập là Eo

• Nếu người lao động mất hoàn toàn sức lao động thì chính phủ trợ cấp một
khoản tiền bằng Eo cho cá nhân này.

• Khoản trợ cấp này khiến đường giới hạn ngân sách dịch chuyển ra ngoài
tới BJ nhưng không thay đổi độ dốc.

• Người công nhân bị thương sẽ tối đa hóa độ thoả dụng tại điểm G hơn là
tại điểm B( trừ những người có bàng quan rất dốc).

• Khi khoản trợ cấp giảm dần theo mức độ thương tật ( nhỏ hơn Eo) đường
giới hạn ngân sách BJ dịch chuyển gần hơn tới AD.

• Điểm tối đa hóa độ thỏa dụng sẽ di chuyển ra xa G và gần tới C.

 Không nên trợ cấp theo mức thu nhập bị mất của người lao động.

 Trợ cấp theo mức độ thương tật tạo ra động cơ làm việc lớn hơn so
với việc bù đắp hoàn toàn thu nhập bị mất.

 Trợ cấp theo mức độ thương tật giúp chính phủ tiết kiệm ngân sách
hơn trong khi vẫn duy trì được động lực làm việc của người lao động.

2. Các chương trình duy trì thu nhập

Thường được biết tới với các tên gọi như các chương trình phúc lợi xã hội hay
chương trình cứu trợ.

Mục tiêu là nhằm nâng thu nhập của những người nghèo tới một mức tối thiểu có
thể cấp nhận được.
a. Hệ thống phúc lợi cơ bản

• Nhân viên công tác xã hội sẽ xác định thu nhập “cần thiết” của một
người hay một gia đình thuộc đối tượng của chương trình, dựa vào quy mô
hộ gia đình, chi phí sinh hoạt trong khu vực và các quy điịnh về phúc lợi ở
địa phương.

• Thu nhập thực tế thường được trừ đi từ mức thu nhập “cần thiết”
này, và người thụ hưởng sẽ được nhận khoản thiếu hàng tháng.

• Nếu thu nhập thực tế của người thụ hưởng gia tăng, phúc lợi xã hội
sẽ giảm xuống.

• Giả sử thu nhập cần thiết là Yn

• Người lao động quyết định làm việc ở điểm E nếu chính phủ không có chương
trình phúc lợi.

• Đường giới hạn ngân sách mới là đường BCD

• Những ngườ được hưởng trợ cấp sẽ không có động cơ làm việc vì phần lớn thời
gian làm việc họ sẽ nhận được tiền lương bằng 0 ( đoạn BC)

• Việc này đã gây ra một hiệu ứng thay thế khổng lồ có thể khiến cho người thụ
hưởng không muốn lao động và lựa chọn điểm B

• Vẫn có một số ít lao động có đường bàng quan rất thoải sẽ lựa chọn điểm E.

b. Hệ thống phúc lợi sửa đổi

Là hệ thống phúc lợi xã hội cơ bản kể trên đã được sửa đổi theo hướng yêu cầu
người thụ hưởng phải lao động một khoảng thời gian nhất định mỗi tuần.
• Giả sử chính phủ yêu cầu người dân lao động 3 giờ mỗi ngày nếu muốn
được tham gia vào chương trình phúc lợi.

• Nếu lao động ít hơn 3 giờ mỗi ngày, người lao động sẽ phải tự phụ thuộc
vào tiền lương kiếm được để sinh sống.

• Lao động ít hơn 3 giờ mỗi ngày, người này không được hưởng trợ cấp,
đường giới hạn ngân sách là đoạn AB.

• Lao động 3 giờ mỗi ngày, nếu là người nghèo, anh ta sẽ được thụ hưởng
lợi ích từ chương trình phúc lợi để đạt mức thu nhập cần thiết Yn.

• Sau 3 giờ làm việc, thu nhập của người đó sẽ được nâng lên mức Yn và
mỗi đô la anh ta kiếm được cũng sẽ làm giảm đi một đô la nhận được từ chương
trình phúc lợi. Điều này tương ứng với đoạn CD.

• Những người tham gia hệ thống phúc lợi xã hội sẽ lao động 3h/ngày nhưng
không lao động nhiều hơn ( C là điểm tối đa hóa lợi ích)

• Nếu đường bàng quan là đủ thoải để tiếp xúc với đường giới hạn ngân
sách tại đoạn DE, người ta sẽ chọn lao động và không nhận trợ cấp.

 Chương trình trợ cấp theo mức độ thương tật vừa duy trì được nỗ lực lao
động lớn nhất của dân chúng, vừa tiết kiệm ngân sách cho chính phủ.

 Chương trình phúc lợi sửa đổi khiến chính phủ gặp nhiều khó khăn trong
việc giới thiệu việc làm để đảm bảo số giờ làm việc tối thiểu một tuần cho
người lao động.
 Chương trình phúc lợi cơ bản và trợ cấp theo thu nhập bị mất của người
lao động khiến phần lớn người thụ hưởng trì hoãn việc đi làm lại của mình.
Vì thế các chương trình này bị chỉ trích nhiều tại các nước phát triển hiện
đã không còn được áp dụng ở nhiều bang trên nước Mỹ.

You might also like