You are on page 1of 4

BÀI TẬP CHƯƠNG 3 – CHƯƠNG 4

1. Tất cả mọi tư bản đều vận động theo công thức H – T – H’(s)
Sai. Ngoài ra còn vận động theo công thức T-H-T’
2. Tất cả tiền đều là tư bản(s)
Sai. Tiền tệ không phải là tư bản mà chỉ là tiền tệ thông thường với đúng
nghĩa của nó.
3. Sự vận động của tư bản là một sự vận động không có giới hạn(đ)
Đúng.
4. Lao động là một loại hàng hóa đặc biệt(s)
Sai. Sức lao động mới là loại hàng hóa đặc biệt.
5. Sức lao động là một loại hàng hóa đặc biệt vì khi sử dụng nó có thể tạo ra
giá trị mới lớn hơn giá trị sức lao động (tiền công)(đ)
Đúng. Vì nó là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư.
6. Tiền công là giá cả của lao động(s)
Sai. Tiền công là giá cả của hàng hóa sức lao động.
7. Giá trị của sức lao động được tính thông qua giá trị của các tư liệu sinh hoạt
mà người lao động tiêu dùng để phục hồi sức lao động (cả vật chất lẫn tinh
thần)(đ)
Đúng.
8. Sức lao động là loại hàng hóa đặc biệt vì giá trị sử dụng của nó có đặc điểm
đặc biệt là nguồn gốc sinh ra giá trị.(đ)
Đúng.
9. Tư bản bất biến là bộ phận tư bản sẽ tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất và
tiền lương(s. tư liệu sản xuất)
Sai. Tồn tại dưới dạng tư liệu sản xuất.
10.Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào vai trò của
các bộ phận tư bản trong việc tạo ra giá trị thặng dư(đ)
Đúng.
11.Tư bản khả biến là nguồn gốc tạo ra giá trị thặng dư nên tư bản bất biến
không có vai trò gì trong việc tạo ra giá trị thặng dư.(s)
Sai. Tư bản bất biến có vai trò gián tiếp trong việc tạo ra giá trị thặng dư.
12.Căn cứ phân chia tư bản thành bất biến và khả biến là căn cứ vào giá trị của
các loại tư bản.(s)

1
Sai. Việc phân chia căn cứ vào từng vai trò trong việc tạo ra giá trị thặng
dư.
13.Tư bản bất biến và tư bản khả biến có vai trò như nhau trong việc tạo ra giá
trị thặng dư(s)
Sai. TBKB trực tiếp tạo ra giá trị thặng dư, còn TBBB thì gián tiếp.
14.Tuần hoàn của tư bản thể hiện mặt lượng và chất của sự vận động của tư
bản(s)
Sai. Tuần hoàn của tư bản chỉ thể hiện mặt chất của sự vận động tư bản.
15.Chu chuyển tư bản thể hiện cả mặt lượng và chất của quá trình vận động của
tư bản(s)
Sai. Tuần hoàn của tư bản chỉ thể hiện mặt lượng của sự vận động tư bản.
16.Trong quá trình tuần hoàn, tư bản lần lượt xuất hiện dưới các dạng: TBSX,
TBHH, TBTT(s)
Sai. Thứ tự phải là TBTT, TBSX, TBHH.
17.Thứ tự các giai đoạn tuần hoàn của tư bản là: mua các yếu tố sản xuất, thực
hiện giá trị thặng dư và sản xuất ra giá trị thặng dư(s)
Sai. Thứ tự phải là mua các yếu tố sản xuất, sản xuất giá trị thặng dư, thực
hiện giá trị thặng dư.
18.Mọi tư bản đều có thể phân chia thành tư bản cố định và tư bản lưu động.(s.
chỉ tư bản sản xuất mới có thể phân chia thành TBCĐ và TBLĐ)
Sai. Chỉ TBSX mới có thể phân chia thành TBCĐ và TBLĐ.
19.Tư bản cố định bao gồm toàn bộ tư liệu sản xuất và tiền lương (s)
Sai. Chỉ bao gồm một phần tư liệu sản xuất mà thôi.
20.Tư bản cố định và tư bản lưu động đều bị hao mòn trong quá trình sử
dụng(s)
Sai. Chỉ TBCĐ bị hao mòn trong quá trình sử dụng.
21.Tư bản cố định và tư bản lưu động đều có sự chu chuyển giống nhau.(s)
Sai. TBCĐ thì chu chuyển từng phần còn TBLĐ thì chu chuyển toàn
phần.
22.Tư bản cố định chỉ bị hao mòn vật chất trong quá trình sử dụng(s)
Sai. Còn bị hao mòn vô hình (giá trị).
23.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối giống nhau ở chỗ đều làm cho thời
gian lao động thặng dư tăng lên(đ)
Đúng.

2
24.Giá trị thặng dư tương đối và tuyệt đối đều được tạo ra nhờ tăng năng suất
lao động xã hội(s)
Sai. Chỉ giá trị thặng dư tương đối.
25.Giá trị thặng dư siêu ngạch là hình thức biến tướng của giá trị thặng dư
tương đối(đ)
Đúng.
26.Bằng cách tăng cường độ lao động, nhà đầu tư có thể thu được giá trị thặng
dư tuyệt đối.(đ)
Đúng. Vì tăng cường độ lao động cũng như kéo dài thời gian lao động.
27.Tư bản chu chuyển càng nhanh thì lượng giá trị thặng dư thu được càng ít(s)
Sai. Lượng giá trị thặng dư thu được càng nhiều.
28.Chi phí sản xuất TBCN thường lớn hơn tư bản ứng trước(s. thường nhỏ hơn)
29.Cấu tạo hữu cơ tăng lên trong điều kiện tổng tư bản không đổi thì làm cho tỷ
suất giá trị thặng dư không đổi.(s. tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên)
30.Tích tụ tư bản và tập trung tư bản đều làm cho quy mô tư bản cá biệt tăng
lên, do đó quy mô tư bản xã hội cũng tăng(s)
31.Tích tụ tư bản là dùng tư bản để mở rộng quy mô tư bản.(s)
32.Tỷ suất giá trị thặng dư tăng lên hay giảm xuống cũng không ảnh hưởng đến
tỷ suất lợi nhuận(s)
33.Cấu tạo hữu cơ tăng hay giảm cũng không ảnh hưởng đến tỷ suất lợi nhuận
(tỷ suất giá trị thặng dư không đổi)(s)
34.Trong giai đoạn CNTB tư do cạnh tranh, quy luật giá trị và quy luật giá trị
thặng dư không còn tồn tại nữa(s. quy luật giá trị biểu hiện thành quy luạt
gái cà sản xuất, quy luật giá trih thặng dư biểu hiện thành quy luật lợi nhuận
bình quân)
35. Bất kỳ nhà tư bản kinh doanh nông nhiệp nào cũng phải nộp địa tô chênh
lệch(s)
36. Bất kỳ nhà tư bản kinh doanh nông nhiệp nào cũng phải nộp địa tô tuyệt
đối(đ)
37. Đất xấu là đất cũng thu được địa tô chênh lệch(s)
38.Địa tô là một phần của lợi nhuận bình quân(s)
39. Địa tô là một phần của giá trị thặng dư mà địa chủ phải trả cho nhà tư bản
kinh doanh nông nghiệp(s)
40. Địa tô là một phần của giá trị thặng dư mà nhà tư bản kinh doanh nông
nghiệp trả cho địa chủ(đ)
3
41. Xuất khẩu tư bản là xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài để bán nhằm thu
được lợi nhuận cao hơn(s)
42.Tư bản tài chính là loại tư bản xuất hiện cùng với sự hình thành của
CNTB(s. chỉ trong giai đoạn độc quyền)
43.Tư bản tài chính là sự kết hợp của tư bản công nghiệp và tư bản ngân
hàng(s)
44.Xanh đi ca là dạng tổ chức độc quyền mà chỉ kiểm soát giá bán hàng mà
thôi.(s. kiểm soát cả giá bá và giá mua)
45.Khi độc quyền xuất hiện sẽ không còn cạnh tranh nữa(s)
46.Khi độc quyền xuất hiện thì trong nền kinh tế lúc này chỉ tồn tại sự cạnh
tranh giữa các tổ chức độc quyền mà thôi(s)
47.Trong giai đoạn CNTBĐQ, quy luật giá trị và quy luật giá trị thặng dư
không còn tồn tại nữa.(s. biểu hiện thành quy luật giá cả độc quyền và quy
luật lợi nhuận độc quyền)
48. Trong giai đoạn CNTBĐQ, lợi nhuận mà nhà tư bản độc quyền thu được
bằng với lợi nhuận bình quân.(s)

You might also like