You are on page 1of 63

PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU

THS.BSCKII PHAN THANH HẰNG


Trưởng khoa Thận – Thận nhân tạo
BV Trưng Vương
DÀN BÀI

• Thu thập nước tiểu: thời điểm, kỹ thuật lấy NT

• Phân tích nước tiểu, các xét nghiệm NT thường gặp

• TPTNT bằng que nhúng

• Tiếp cận trường hợp tiểu đạm

• Tiếp cận trường hợp tiểu máu


THU THẬP NƯỚC TIỂU

 Tránh vận động thể lực mạnh


LƯU Ý
 Tránh chu kỳ kinh
THU THẬP NƯỚC TIỂU
KỸ THUẬT LẤY NT

• Lấy nước tiểu giữa dòng  Gửi XN trong 3 giờ

• Lấy nước tiểu qua thông niệu đạo  4-8 oC

 Formaldehyde
• Lấy nước tiểu qua thông tiểu lưu
 Glutaraldehyde
• Lấy nước tiểu qua chọc dò bàng quang trên xương mu
KĨ THUẬT LẤY NT GIỮA DÒNG
KĨ THUẬT LẤY NT GIỮA DÒNG
KĨ THUẬT LẤY NT KHÁC

QUA THÔNG TIỂU CHỌC DÒ BÀNG QUANG TRÊN XƯƠNG MU


THỜI ĐIỂM LẤY NT

NT đầu tiên NT bất kì Nước tiểu 3 giờ


buổi sáng buổi sáng (cặn Addis)

Nước tiểu 24 giờ


THỜI ĐIỂM LẤY NT

NT đầu tiên buổi sáng:

• Phản ánh tình trạng bệnh thận

• Khả năng cô đặc nước tiểu

• Ước lượng đạm niệu 24 giờ từ PCR

• cặn lắng âm tính giả (li giải tế bào, trụ hồng cầu…)

NT bất kì:

• Tiện lợi cho BN phòng khám

• KQ dao động theo lượng nước uống, sinh hoạt của BN


THỜI ĐIỂM LẤY NT

Lấy nước tiểu 3 giờ (cặn Addis):

• Suất thải tế bào trong NT (số lượng HC, BC / 1 phút)

• Cách thực hiện :

 6 h sáng thức dậy: tiểu hết NT trong đêm, ghi giờ.

 Uống 200ml nước.

 Nằm nghỉ và tiểu gom vào dụng cụ sạch.

 9 h: tiểu lần cuối, ghi số lượng NT vào giấy XN, lấy 10ml NT đi XN.
THỜI ĐIỂM LẤY NT

Lấy nước tiểu 24 giờ:

• Tối hôm trước: vệ sinh, chuẩn bị dụng cụ đựng NT (rửa sạch, có nắp, có dd
bảo quản)

• 6h sáng hôm sau: tiểu bỏ hết, bắt đầu ghi thời gian. Lưu ý lượng nước uống
trong ngày nếu có phù/không phù. Toàn bộ NT được gom đựng vào dụng cụ,
kể cả lượng NT lúc đại tiện.

• 6h sáng ngày kế tiếp: tiểu lần cuối vào dụng cụ. Đo Vnt 24h. Lắc đều, lấy
10ml mang XN ngay / bảo quản ở nhiệt độ thấp.
PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
Đại thể
Vi thể
Sinh hóa

Lý tính: Màu sắc,


mùi, thể tích
Tế bào, trụ, tinh thể, vi
trùng
pH, độ thẩm thấu, protein, urê,
creatinine, glucose…
Đại thể MÀU SẮC
Đỏ Nhiễm máu kinh, sau khi sinh
Thực phẩm: củ cải đường, củ dền, mâm xôi
Thuốc : nhuận tràng, chống loạn thần, gây mê (propofol)
Độc tố: chì, thủy ngân
Bệnh lý: NT tiểu, sỏi thận, tiểu porphyrin, tiểu huyết sắc tố (sau tán
huyết nội mạch), tiểu myoglobin (sau tiêu cơ vân)
Cam Thực phẩm: Vit C, cà rốt
Thuốc : rifampicin, isoniazid, riboflavin, sulfasalazine,
phenazopyridine
Nâu Thức ăn : đậu tằm (đậu fava)
Thuốc : trị sốt rét (chloroquine, primaquine), kháng vi trùng
(metronidazole, niridazole, nitrofurantoin), nhuận tràng (sorbitol), L-
dopa, methocarbamol
Bệnh lý: bệnh gan mật (có/ko tắc nghẽn), bệnh tyrosine máu, HC
Gilbert
Đen Bệnh lý: Ung thư tb hắc tố (Melanom), tiểu porphyrine, nhiễm kiềm
niệu
Đại thể
MÀU SẮC
Hồng Tinh thể acid uric

Tím HC túi nước tiểu tím “purple urine bag syndrome”


trong nhiễm trùng tiểu

Màu trắng Tiểu dưỡng chấp, nhiễm giun chỉ, dò bạch mạch,
sán máng, tiểu lipid, tiêm propofol, tiểu đạm,
nhiễm trùng tiểu gây tiểu mủ, lao niệu.
Tăng calci niệu, tăng oxalat niệu, tăng phosphat niệu
Xanh dương Thuốc : amitryptilin, indomethacin, IV cimetidine, IV
promethazine, triamterene, xanh methylen
Bệnh lí : HC tã lót màu xanh dương (tăng calci huyết GĐ,
vôi hóa thận)
Xanh lá Thực phẩm: măng tây
Thuốc: Vit B, Propofol
Bệnh lý: nhiễm trùng đường niệu so Pseudomonas
Đại thể MÙI
Mùi khai
Bình thường (VK thường trú phân hủy ure)
(1 khoảng thời gian sau đi tiểu)

Mùi khai
Nhiễm trùng tiểu
(ngay sau đi tiểu)

Mùi trái cây Tiểu đường nhiễm toan ceton

Mùi hôi Ung thư bàng quang, ung thư thận

Bệnh chuyển hóa di truyền:


tiểu acid isovaleric (mùi bàn chân ẩm),
Mùi khác
leucinosis (mùi sirô lá phong),
tăng methionin máu (mùi cá hay bơ mốc) …
PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU
Đại thể
Vi thể
Sinh hóa

Lý tính: Màu sắc,


mùi, thể tích
Tế bào, trụ, tinh thể, vi
trùng
pH, độ thẩm thấu, protein, urê,
creatinine, glucose…
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU THƯỜNG GẶP
Mục đích Xét nghiệm Thời điểm

Các chỉ số sinh hóa, lí tính TPTNT (que nhúng) Mẫu NT đầu tiên buổi sáng

Mẫu NT bất kì
Khảo sát vi thể tìm HC, TB
Soi cặn lắng NT
khác, trụ, tinh thể
Mẫu NT 3 giờ (cặn Addis)

MAU, PCR Mẫu NT đầu tiên/bất kì


Định lượng đạm niệu
Đạm niệu 24 giờ Mẫu nước tiểu 24 giờ
TỔNG PHÂN TÍCH NƯỚC TIỂU (10TS)
TPTNT

 Ưu điểm: nhanh chóng, rẻ tiền

 Nhược điểm:
• Định tính hoặc bán định lượng
• Dương / âm tính giả
• Thời gian đọc kết quả
• Hạn que nhúng
TPTNT
Thông số Trị số bình thường
Tỉ trọng 1,003 – 1,03
pH 4,5 – 7,8
Protein < 10 mg/dl
Hồng cầu Âm tính
(phản ứng peroxidase của heme)

Bạch cầu Âm tính


(phản ứng leucocyte esterase)

Nitrite Âm tính
Glucose Âm tính
Ceton Âm tính
Urobilinogen <17 μmol/l (0,2 – 1,0 mg/dl)
Bilirubin Âm tính
TPTNT
Thông số Ý nghĩa
Tỉ trọng Cô đặc, độ thẩm thấu NT
pH Điều hòa toan kiềm
Protein Tổn thương thận thoát protein ra NT
Hồng cầu Chảy máu từ thận – hệ niệu
(phản ứng peroxidase của heme)
Bạch cầu Viêm, nhiễm trùng niệu
(phản ứng leucocyte esterase)
Nitrite Nhiễm trùng niệu
Glucose Tái hấp thu glucose
Ceton Đái tháo đường không kiểm soát …
Urobilinogen Bài tiết dịch mật
Bilirubin Bài tiết dịch mật
1. TỈ TRỌNG (specific gravity) 1,003 – 1,030

• S/s một thể tích nước tiểu so với nước cất


• Que nhúng: đo nồng độ ion nước tiểu.
• Hạn chế: không phát hiện chất tan không ion hóa (glucose, urê)
• PP chính xác: đo khúc xạ ánh sáng (đo được toàn bộ các chất tan)

THẤP CAO
 Mất khả năng cô đặc  Quá cô đặc:
• Đái tháo nhạt • TTT cấp trước thận, Mất dịch, HCTH
 Thấp giả  Có nhiều chất tan:
• pH cao > 6.5
• SIADH, Suy thượng thận
• Protein niệu cao (>7 g/L), Thuốc cản quang
1. ĐỘ THẨM THẤU (osmolality)

• Đơn vị: mOsm/kg


• PP: máy đo độ thẩm thấu đánh giá sự giảm điểm đông của NT
• Chỉ đánh giá số lượng phần tử / NT, không bị a/h bởi nồng độ protein
• Chính xác hơn tỉ trọng đo bằng que nhúng và đo khúc xạ ánh sáng
2. pH
• Bình thường: 5,0 đến 8,5 hoặc 9,0.
• Nếu pH<5,5 hay >7,5: có sai lệch, phải đo bằng điện cực thủy tinh
• Phản ánh lượng ion H+ (ko phải tổng lượng acid /NT vì đã thải ra dưới
dạng ammoniac)

THẤP CAO
 Toan CH  Toan hóa ống thận (đặc biệt type 1)
 Ăn nhiều thịt  Nhiễm trùng vi khuẩn sinh urease (Proteus) chuyển
 Mất dịch (tiết aldosterone, amoniac thành urê
thải acid nhiều hơn)  Ăn chay (sinh sản phẩm nitơ và acid ít hơn)
3. PROTEIN

• Phản ứng protein → thay đổi pH → màu sắc (định tính) → ++/số (ước lượng)

• Chỉ nhạy PROT từ 0,25 g/l đến 0,3 g/l trở lên

• Tiểu MicroAlb: que nhúng chuyên biệt Alb (Micral Test), MAU 24 giờ, ACR

• Không phát hiện PROT khác: Bence-Jones, chuỗi nhẹ

• Dương tính giả: pH quá cao, tỉ trọng cao và ngược lại


3. PROTEIN

• TPTNT que nhúng: định tính / bán định lượng


• Cần làm thêm: Định lượng đạm niệu 24 giờ, PCR, Điện di đạm niệu

ĐẠM NIỆU 24 GIỜ PCR


 Tiêu chuẩn vàng: Định lượng toàn bộ  Tương ứng với mức đạm niệu
protein niệu bằng PP đo độ đục 24h
 Tiểu đạm : đạm niệu > 150 mg/24h  Ảnh hưởng: sự thay đổi V nt,
 Tiểu đạm ngưỡng thận hư : > 3,5 g/24h V nước uống.
4. BLOOD

• Phản ứng peroxidase (nhân heme) và chất tạo màu trên que nhúng
• Bình thường : âm tính
• KQ dương tính:
Chấm xanh lá: HC còn nguyên vẹn
Màu xanh lá đồng nhất: tiểu máu lượng nhiều, HC bị li giải, tán huyết
Cần khẳng định tiểu máu: cặn lắng, soi nước tiểu để tìm HC
• Âm tính giả: NT có tỉ trọng cao, có vitamin C.
• Dương tính giả: tiểu myoglobin (hủy cơ), NTT bởi VK có hoạt tính giả
peroxidase (Enterobacteriacae, Staphylococci, Streptococci).
5. LEUCOCYTES

• Phản ứng indoxyl esterase của BC đa nhân trung tính


• Bình thường : âm tính
• Dương tính: có hiện diện BC / nt
Nhiễm trùng tiểu
Viêm ống thận mô kẽ
• Dương tính giả: formaldehyde bảo quản NT
• Âm tính giả: glucose niệu cao (≥ 20 g/l), protein niệu cao (≥ 5 g/l), hiện diện
kháng sinh trong nước tiểu (cephalotin, tetracyclin, cephalexin, tobramycin)
6. NITRIT

• Phản ứng khử nitrate thành nitrite bởi hoạt tính nitrate reductase

• (+): VK gram âm (Enterobacteriacae như E.coli hay Klebsiella)

• (-) giả: chế độ ăn quá ít rau (ít nitrate), thời gian NT chứa trong bàng quang
quá ngắn không đủ để phản ứng xảy ra.
7. GLUCOSE

• Dựa trên 2 phản ứng : glucose oxidase, peroxidase, chất tạo màu
• Bình thường : không có
• Bất thường :
• ĐTĐ: đường huyết cao (>180 mg/dl)
• Bất thường tái HT glucose tại ÔLG: đơn độc hay phối hợp (HC Fanconi, bao gồm tiểu
phosphat, tiểu acid amin, tiểu bicarbonat), đa u tủy …
• (-) giả: có vi khuẩn, acid ascorbic trong nước tiểu
• (+) giả: khi có chất tẩy trùng có tính oxi hóa
8. CETON

• Phản ứng với nitroprusside →phát hiện acetone và acetoacetate (không phát
hiện được ß-hydroxybutyrate).
• Bình thường: không có
• Bất thường:
• ĐTĐ nhiễm ceton
• Nhịn đói lâu ngày, vận động cường độ mạnh, sụt cân nhanh, ói nhiều, mất nước.
• Bệnh lý: ứ đọng glycogen, cường giáp, bệnh nặng kéo dài…
• (-) giả: nước tiểu để lâu, pH tăng là chỉ dấu của sự tăng sinh VK niệu.
9. UROBILINOGEN
10. BILIRUBIN

• Bình thường: không có Bilirubin

• Bất thường: tắc mật thì bilirubin trực tiếp tăng trong máu và xuất hiện trong
nước tiểu. Đồng thời lượng bilirubin được chuyển hóa thành urobilinogen
cũng giảm nên urobilinogen nước tiểu giảm.

• Ngày nay ít giá trị vì có nhiều XN để đánh giá chức năng bài tiết mật của gan
XÉT NGHIỆM NƯỚC TIỂU THƯỜNG GẶP
Mục đích Xét nghiệm Thời điểm

Các chỉ số sinh hóa, lí tính TPTNT (que nhúng) Mẫu NT đầu tiên buổi sáng

Mẫu NT bất kì
Khảo sát vi thể tìm HC, TB
Soi cặn lắng NT
khác, trụ, tinh thể
Mẫu NT 3 giờ (cặn Addis)

MAU, PCR Mẫu NT đầu tiên/bất kì


Định lượng đạm niệu
Đạm niệu 24 giờ Mẫu nước tiểu 24 giờ
1. HỒNG CẦU

• Bình thường :
≤ 3 hồng cầu/quang trường lớn hoặc
≤ 3.000 hồng cầu/phút (cặn Addis)
• Định nghĩa tiểu máu :
> 3 hồng cầu/quang trường lớn hoặc
> 3.000 hồng cầu/phút (cặn Addis)
> 30.000 hồng cầu/phút (tiểu máu đại thể)
• Nguồn gốc tiểu máu: từ cầu thận / không từ cầu thận
→ khảo sát nguyên nhân theo hướng bệnh lý thận hay niệu khoa
KHV quang trường lớn x 400
1. HỒNG CẦU
• Tiểu máu từ cầu thận: HC biến dạng, trụ HC
> 80% HC biến dạng
> 5% HC hình gai (acanthocytes, có chồi…)
≥ 1 trụ HC/50 quang trường thấp (x160)
• Tiểu máu không từ cầu thận: HC đồng dạng bt
2. BẠCH CẦU

• Bình thường :
≤ 5 bạch cầu cầu/ quang trường lớn hoặc
≤ 5.000 bạch cầu/phút (cặn Addis)
• Định nghĩa tiểu BC :
> 5 bạch cầu/quang trường lớn hoặc
> 5.000 bạch cầu/phút
• Ý nghĩa : tình trạng viêm tại thận (viêm cầu thận cấp, viêm ống thận mô kẽ
cấp) hoặc sau thận (nhiễm trùng tiểu, sỏi thận).
KHV quang trường lớn x 400
3. TẾ BÀO KHÁC

• Tế bào biểu mô chuyển tiếp: lót hệ niệu từ đài thận đến BQ


Lớp sâu: ung thư, sỏi, tắc nghẽn, đặt sonde BQ, stent NQ
Lớp nông: viêm bàng quang

• Tế bào biểu mô vảy: Lót bề mặt niệu đạo và CQSD ngoài


Hiện diện với số lượng lớn do nhiễm dịch tiết từ CQSD

• Tế bào biểu mô ống thận:


Bình thường: không có
Bất thường: HTÔTc (trụ biểu mô), VÔTMKc, thải ghép thận
4. TRỤ

• Cấu trúc hình thành trong lòng ÔLX và ÔG.

• Chất nền: protein Tamm-Horsfall (uromodulin) tiết ra bởi tế bào


phần dày của nhánh lên quai Henle.

• Tùy theo thành phần bắt giữ trong trụ mà hình dạng của trụ sẽ
khác nhau.
4. TRỤ
Trụ Thành phần Ý nghĩa
Trụ trong (trụ Protein Tamm Horsfall Người bt: do NT cô đặc, acid
hyalin) lắng đọng Bệnh lí : tiểu đạm bệnh lí

Trụ TB BMÔT Tế bào biểu mô ống thận Tổn thương BMÔT (HTÔTC,
viêm thận kẽ cấp)
Trụ hạt Nhiều loại TB thoái hóa HTÔTC, viêm thận kẽ cấp, viêm
(BMÔT, BC hạt…) đài bể thận cấp

Trụ HC HC có nguồn gốc CT Viêm cầu thận cấp

Trụ BC BC có nguồn gốc viêm CT, Viêm đài bể thận cấp, viêm
ÔTMK ÔTMK cấp, viêm CT cấp (hiếm)
4. TRỤ

Trụ Thành phần Ý nghĩa


Trụ sáp Giai đoạn thoái hóa cuối Quá trình bệnh lí mạn tính
cùng của trụ hạt và trụ (viêm CT mạn, viêm ÔTMK
tế bào mạn)
Trụ rộng Giống trụ sáp, kèm theo Bệnh thận mạn
do nephron phì đại hoạt
động bù trừ cho các
nephron tổn thương
Trụ mỡ Giọt mỡ đơn độc hay tụ Bệnh lí tiểu đạm nhiều như
thành cụm, có thể mỡ hội chứng thận hư.
hình oval hay tinh thể
cholesterol quan sát dưới AS phân cực
5. TINH THỂ

• Bình thường: không có


• Tinh thể xuất hiện:
Tăng nồng độ chất tan:
Do độ pha loãng thấp khi uống ít nước
Do tăng thải chất ra nước tiểu
Giảm khả năng bão hòa chất tan:
Do chất ức chế tạo tinh thể (citrate, magie…) bị giảm nồng độ
Do pH nước tiểu thay đổi
5. TINH THỂ

• Tinh thể thường gặp :


• Tinh thể acid uric, canxi oxalate, canxi phosphat : xuất hiện do chế độ ăn (thịt,
chocolat, sữa và phômai) và mất nước vừa. Biểu hiện của tăng canxi, acid uric hay
oxalate niệu.
• Tinh thể struvite : chỉ dấu nhiễm trùng tiểu do các VK phân giải ure (Ureaplasma
urealyticum hay Corynebacterium urealyticum).
• Tinh thể bệnh lí
• Tinh thể cholesterol : có các thể mỡ khác (do tiểu đạm nhiều).
• Tinh thể cystin : bệnh tiểu cystin.
• Tinh thể do thuốc : quá liều thuốc, giảm albumin máu, mất nước và thay đổi
pH nước tiểu. Kháng sinh (sulfadiazin, amoxicillin, ciprofloxacin), thuốc
kháng virus (acyclovir, indinavir)
• Tinh thể khác: hiếm gặp (hippuric acid, canxi carbonate, ammonium
biurate).
5. TINH THỂ

• pH : tinh thể struvite, canxi carbonate, canxi phosphate hình thành ở pH


nước tiểu kiềm, tinh thể canxi oxalate, cystine, acid uric hình thành ở pH
nước tiểu toan.
• Hình dạng : tinh thể canxi oxalate dihydrate hình bìa thư, tinh thể acid uric
hình thoi, tinh thể struvite hình nắp quan tài…
• Sự phân cực ánh sáng : tinh thể acid uric, canxi oxalate monohydrate,
struvite phân cực ánh sáng trong khi tinh thể canxi oxalate dihydrate, canxi
phosphate thì không.
(A) acid uric (B) canxi oxalate monohydrate (D) canxi phosphate (E) struvite

(C) canxi oxalate dihydrate

5. TINH THỂ

(H) tinh thể do thuốc idinavir và (I) sulfadiazin

(F) cystin (G) canxi carbonate


6. VI SINH VẬT

• Bình thường: không có vi trùng (lấy NT đúng kỹ thuật).


• Soi nước tiểu (+):
NT không quay li tâm : > 1 vi trùng / quang trường 40
NT quay li tâm : > 20 vi trùng / quang trường 40
• Soi (+), Leucocytes (+): nghi ngờ nhiễm trùng tiểu → cấy nước tiểu
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân A., nữ, 55 tuổi, nhập viện vì phù
Dữ kiện Trả lời
Thời gian phù 1 tháng, tăng dần
Khởi phát phù Mi mắt (sáng)  mặt  chân  bụng
Cân nặng Tăng 8 kg/tháng
Lượng nước tiểu Giảm dần, còn ~ 600 ml/ngày
Tính chất nước tiểu Vàng sậm, nhiều bọt lâu tan
Triệu chứng khác Khó thở khi nằm, ho khan không sốt. Không đau ngực
Điều trị Chưa
Tiền căn bản thân Đái tháo đường 15 năm, thuốc uống, tái khám không thường
xuyên
Không hút thuốc lá, không rượu bia
Tiền căn gia đình Không ai bệnh thận, bệnh lí tim mạch.
Mẹ đái tháo đường đã mất vì xuất huyết não
Bệnh nhân A., nữ, 55 tuổi, nhập viện vì phù
Protein niệu tăng, tổn thương thận
Thời gian sau khi tiểu
5 phút 15 phút 5 phút

Đạm niệu
Bệnh nhân A., nữ, 55 tuổi, nhập viện vì phù
ĐÁI THÁO ĐƯỜNG
XÉT NGHIỆM ????
PHÙ TOÀN THÂN

TIỂU NHIỀU BỌT DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ????


ĐẠM NIỆU 5 G/24 GIỜ
60% ALBUMIN
KẾT QUẢ XÉT NGHIỆM
GLUCOSE (++) CETON (-)
PROTEIN 3 G/L
BLOOD 10

2 HỒNG CẦU/QT 40

CẶN ADDIS :
2500 HỒNG CẦU/PHÚT

ĐẠM NIỆU 5 G/24 GIỜ


60% ALBUMIN
TIỂU ĐẠM NGƯỠNG THẬN HƯ
CHẨN ĐOÁN ?
NGUYÊN NHÂN TIỂU ĐẠM BỆNH LÝ
BÌNH THƯỜNG TRƯỚC THẬN CẦU THẬN ỐNG THẬN

Loại Protein niệu Bence-Jones Albumin Protein TLPT thấp

Lượng Protein niệu Thay đổi Thường > 2g/24 giờ Thường < 2g/24 giờ
TÌNH HUỐNG LÂM SÀNG
Bệnh nhân B., nam, 30 tuổi, nhập viện vì tiểu máu

NGUỒN GỐC TIỂU MÁU???


TIỂU MÁU CẦU THẬN / KHÔNG CẦU THẬN ???

PROTEIN

GLUCOSE

HỒNG CẦU

PROTEIN HỒNG CẦU

GLUCOSE
TIẾP CẬN BN TIỂU MÁU
Triệu chứng Mục đích
Tính chất tiểu máu
Đầu dòng, cuối dòng, toàn dòng ? Định khu vị trí chảy máu
Kèm cục máu đông ? Nguyên nhân niệu khoa?
Triệu chứng đau hông lưng, sốt, tiểu gắt, tiểu Nhiễm trùng tiểu, sỏi niệu ?
buốt
Triệu chứng khác : THA, phù, tiểu nhiều bọt, Nguyên nhân tiểu máu nhu mô thận ?
tiểu ít, viêm đường hô hấp trên…
Tiền căn dùng thuốc Thuốc kháng đông, thuốc gây viêm
BQ?
Tiền căn khác : nghề nghiệp, tiếp xúc hóa chất, Yếu tố nguy cơ ung thư biểu mô niệu
hút thuốc lá, tiền căn gia đình Nguyên nhân bệnh lí thận di truyền
TIẾP CẬN BN TIỂU MÁU
TIỂU MÁU
TOÀN DÒNG

TIỂU MÁU
CUỐI DÒNG

TIỂU MÁU
ĐẦU DÒNG
TIẾP CẬN BN TIỂU MÁU

THÂN NHIỆT HUYẾT ÁP BAN XUẤT HUYẾT

PHÙ KHÁM BỤNG KHÁM CQSD/TLT

TIỂU MÁU DO TỔN THẬN TO, ĐAU, CHẠM THẬN, XH ÂM ĐẠO, PHÌ ĐẠI TLT,
THƯƠNG THẬN? ÂM THỔI ĐM THẬN ? LOÉT CQSD NGOÀI?
Bệnh nhân B., nam, 30 tuổi, nhập viện vì tiểu máu

• Tiền căn: không ghi nhận bệnh lí, không hút thuốc, gia đình không ghi nhận bệnh lí
thận hay tiểu máu
• Bệnh sử: 3 ngày trước NV, ho, đau họng, sốt 38,5oC sau đó tiểu máu

• TIỂU MÁU TOÀN DÒNG, KHÔNG CỤC MÁU ĐÔNG


• KHÔNG KÈM ĐAU HÔNG LƯNG HAY TIỂU GẮT

• HUYẾT ÁP 150/90 mmHg


• PHÙ HAI CHÂN (++), KHÔNG DẤU XUẤT HUYẾT DA NIÊM
• BỤNG MỀM, KHÔNG ĐAU, THẬN KHÔNG TO

XÉT NGHIỆM ????


DỰ ĐOÁN KẾT QUẢ????
Bệnh nhân B., nam, 30 tuổi, nhập viện vì tiểu máu
• Que nhúng nước tiểu :
Blood (+++), Protein (++)
Bạch cầu (-), Nitrite (-)

• Soi cặn lắng nước tiểu


• 50 hồng cầu/QT 40, trụ hồng cầu (+), HC biến dạng?
• Cặn Addis : 50.000 hồng cầu/phút
1. TIỂU MÁU ĐẠI THỂ TỪ CẦU THẬN
• Đạm niệu 24 giờ 2,2g/24 giờ, 50% Albumin 2. TIỂU ĐẠM

CHẨN ĐOÁN ?
Bệnh lý thận ….
MỤC TIÊU BÀI GIẢNG
• Kể tên các xét nghiệm nước tiểu thông thường
• Đọc kết quả TPTNT bằng que nhúng
• Trình bày định nghĩa, nguyên nhân tiểu đạm
• Trình bày định nghĩa, nguyên nhân tiểu máu
• Hỏi bệnh, khám LS, diễn giải được KQXN nước tiểu bất thường trong
trường hợp
• PHÙ DO NGUYÊN NHÂN THẬN
• TIỂU MÁU
CẢM ƠN SỰ CHÚ Ý THEO DÕI

You might also like