You are on page 1of 3

Chương 1: Giới Thiệu

1.1 Lý do lựa chọn đề tài


Các cuộc Cách mạng công nghiệp đã tạo ra sự thay đổi lớn trên nhiều phương diện, mang đến
những đổi thay tích cực cho đời sống xã hội, trong đó có giáo dục và cụ thể hơn là học tập.
Những thành tựu của công nghệ đã góp phần nâng cao hiệu quả học tập, cải thiện thành tích
và hứng thú học tập cho học sinh, sinh viên. Đặc biệt, sự ra đời của trí tuệ nhân tạo (Artificial
intelligence – AI) đã thúc đẩy các phương pháp học tập tích cực, trải nghiệm tra cứu thông tin
dễ dàng, nhanh chóng. Tuy nhiên, bên cạnh các lợi ích, các nghiên cứu cũng chỉ ra những
thách thức của ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong học tập, giáo dục như sự phụ thuộc vào công
nghệ, vấn đề an toàn số, dữ liệu thiếu hoàn thiện và chưa được xác thực. Chính vì vậy, các
nghiên cứu ứng dụng và đánh giá hiệu quả của công nghệ giáo dục có vai trò quan trọng trong
việc đưa ra những định hướng phù hợp.Trong số những công cụ trí tuệ nhân tạo mới nhất hiện
nay, ChatGPT (Generative Pre-trained Transformer) nổi lên như một xu hướng mới, thu hút sự
quan tâm toàn cầu bởi tính mới mẻ và khả năng xử lý vượt trội. ChatGPT là một mô hình ngôn
ngữ lớn được huấn luyện bằng các phương pháp học sâu (deep learning), được OpenAI phát
triển từ năm 2018. Mô hình này được huấn luyện từ một lượng lớn dữ liệu văn bản trên
Internet, với mục tiêu là tạo ra một công cụ đa năng có thể giải quyết nhiều vấn đề bằng ngôn
ngữ tự nhiên. ChatGPT được đánh giá là có khả năng tương tác và trả lời thông minh, dễ dàng
tích hợp vào các ứng dụng và linh hoạt sử dụng trên nhiều nền tảng khác nhau. Tuy nhiên ứng
dụng này có những hạn chế nhất định liên quan đến độ chính xác, mức độ cập nhật của thông
tin và quyền riêng tư. Từ cuối năm 2022, ChatGPT đã trở thành đối tượng nghiên cứu trong rất
nhiều lĩnh vực để tìm hiểu về khả năng ứng dụng của công cụ này.Trong xu thế trên, các nền
giáo dục trên thế giới cũng rất quan tâm đến tác động của ChatGPT đến quá trình học tập của
học sinh và sinh viên. Các nhà giáo dục, các nhà nghiên cứu bắt đầu chú ý tìm hiểu về cách
thức ứng dụng, hiệu quả cũng như thách thức mà công cụ này mang lại. Tuy nhiên, với đặc
thù của giáo dục là đào tạo con người có phẩm chất, năng lực thì sự vượt trội của ChatGPT
cũng dấy lên những mối lo ngại lớn về nguy cơ gian lận, làm ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra
của giáo dục. Thực tế đã phát hiện những trường hợp gian lận như người học sử dụng
ChatGPT trong các kì thi.

Từ những lý thuyết hữu ích trên để có thể đứa ra những phương pháp nhằm giúp cho sinh viên
có thể sử dụng Chat Gpt nói chung và Trí Tuệ Nhân Tạo nói riêng một cách có ích và hiệu quả
hơn vào trong học tập.

1.2 Mục tiêu nghiên cứu.

-Xác định các yếu tố tác động của Chat GPT vào học tập của sinh viên ngành Marketing trường
Đại học Nguyễn Tất Thành.
-Đo lường các yếu tố tác động của Chat GPT vào học tập của sinh viên ngành Maketing trường
Đại học Nguyễn Tất Thành.
-Đề xuất các giải pháp nhằm hạn chế các yếu tố tác động của Chat GPT vào học tập của sinh
viên ngành Maketing trường Đại học Nguyễn Tất Thành.
1.3 Câu hỏi nghiên cứu.
- Các yếu tố nào ảnh hưởng Chat GPT đến kết quả học tập của sinh viên ngành Maketing
trường đại học Nguyễn Tất Thành?
- Mức độ tác động của Chat GPT vào học tập của sinh viên Maketing trường đại học Nguyễn
Tất Thành như thế nào?
- Các giải pháp nào để sinh viên ứng dụng sử dụng Chat GPT hiệu quả và hợp lý hơn ?
1.4 Đối tượng nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu là các nhân tố liên quan đến sự thay đổi của hoạt động dạy học
truyền thông và kết quả học tập bị tác động bởi việc sử dụng Chat GPT của sinh viên ngành
Maketing trường đại học Nguyễn Tất Thành.
- Đối tượng khảo sát là sinh viên chuyên ngành Marketing của trường đại học Nguyễn Tất
Thành.

1.5 Phạm vi nghiên cứu

- Khảo sát về tác động của Chat GPT đến kết quả học tập của sinh viên ngành Maketing
của trường đại học Nguyễn Tất Thành.
- Thời gian: trong năm học hiện tại.

1.6 Phương pháp nghiên cứu

Sử dụng phương pháp nghiên cứu vừa định tính vừa định lượng
+ Phương pháp nghiên cứu định tính:
• Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan đến đề tài
• Các yếu tô quan trọng cần đưa vào đề tài thông qua thảo luận nhóm:
Nhận thức dễ sử dụng
Chất lượng thông tin
Chất lượng hệ thống
Dịch vụ hỗ trợ
• Xây dựng bảng hỏi, thang đo và thu thập các thông tin cần thiết liên quan đến đôi tượng
nghiên cứu bằng cách dùng google form.
+ Phương pháp nghiên cứu định lượng:
• Phân tích mô hình hồi quy, sử dụng phần mềm SPSS để đo lường sự tác động của các biến
độc lập lên biến phụ thuộc (tác động của Chat GPT đối với sinh viên ngành Marketing trường
Đại học Nguyễn Tất Thành)

1.7 Ý nghĩa nghiên cứu


1.7.1 Ý nghĩa khoa học:
Đề tài góp phần phát hiện ra những nhân tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên trên
Chat GPT nói riêng và trí tuệ nhân tạo nói chung. Đồng thời trên mô hình đề xuất cũng chỉ ra
những yếu tố tác động đến kết quả học tập của sinh viên ngành Maketing của trường đại học
Nguyễn Tất Thành.
1.7.2 Ý nghĩa thực tiễn
Đề tài đo lường các yếu tố tác động của Chat GPT đến kết quả học tập của sinh viên
ngành Maketing của trường đại học Nguyễn Tất Thành để tìm ra những ưu điểm, nhược điểm,
mong muốn của sinh viên và cách khắc phục để các nhà phát triển của chat gbt và các nhà
giáo dục có thể đưa ra những giải pháp và định hướng phù hợp cho sinh viên.
Đề tài nghiên cứu giúp cho

Chương 2:

You might also like