You are on page 1of 7

PHONG TỤC HÔN NHÂN

Phong tục là nếp sinh hoạt của cộng đồng được hình thành
trong quá trình lịch sử và ổn định thành thói quen, được
cộng đồng thừa nhận và tự giác thực hiện, được lưu truyền
từ thế hệ này sang thế hệ khác, tạo nên tính tương đối thống
nhất của cộng đồng….
Hôn nhân là một sự hợp nhất được công nhận về mặt văn
hóa giữa những người, được gọi là vợ chồng. Hôn nhân tạo
ra quyền lợi và nghĩa vụ giữa họ, cũng như giữa họ và con
cái của họ, và giữa họ và gia đình của người kia. Hôn nhân
là cột mốc trọng đại của mỗi đời người. Theo định nghĩa,
hôn nhân là sự kết hợp của các cá nhân về mặt tình cảm, xã
hội hoặc một tôn giáo một cách hợp pháp. Hôn nhân là kết
quả của tình yêu. Hôn nhân là mối quan hệ cơ bản trong gia
đình ở hầu hết xã hội.

Về mặt xã hội, lễ cưới thường là sự kiện đánh dấu cho sự


chính thức bắt đầu của hôn nhân. Về mặt luật pháp, đó là
việc đăng ký kết hôn với cơ quan nhà nước.
Trước hết chúng ta sẽ đi tìm hiểu về tập tục của hôn nhân
thời xưa.
Hôn nhân ngày xưa rất xem trọng lễ cưới, nó mang ý nghĩa
hơn cả giấy chứng nhận kết hôn. Bởi đây là dịp báo hỷ, chia
vui cùng hai gia đình.
Do ảnh hưởng của văn hoá Trung Quốc ngày xưa, nên các
nghi lễ cưới hỏi cũng mang nét đặc trưng đất nước này.
Những nghi thức này được thực hiện nhiều công đoạn hơn,
tuy nhiên phải kể đến những nghi thức chính như sau:
- Lễ nạp tài: Nhà trai mang cặp “nhạn” đến nhà gái, tỏ ý đã
chọn được ý trung nhân.
- Lễ vấn danh: Nhà trai đến hỏi tên, ngày tháng năm sinh
của người con gái.
- Lễ nạp cát: Lễ báo kết quả xem tuổi, hợp nhau thì tiến
tới, còn nếu không hợp sẽ huỷ.
- Lễ nạp tệ : Nhà trai đem sính lễ đến nhà gái.
- Lễ thỉnh kỳ: Lễ xin ngày giờ tốt làm lễ thân nghinh.
- Lễ thân nghinh: Tức là lễ cưới, đúng ngày giờ trong lễ
thỉnh kỳ nhà trai sẽ đem lễ vật đến đón dâu về.
Ngoài những lễ chính kể trên còn có những nghi thức khác
như mai mối, lễ cheo,….
Tiếp theo là phong tục hôn nhân thời nay:
Ngày nay thì người ta đã bỏ bớt một số nghi lễ không cần
thiết, khiến cho đám cưới trở nên đơn giản và gọn nhẹ hơn.
Nghi lễ hôn nhân ngày nay thường được diễn ra với 4 lễ
chính.
Thứ nhất là Lễ dạm ngõ.
Đây là buổi gặp mặt giữa hai bên gia đình, nhằm chính thức
hóa mối quan hệ hai bên gia đình. Được sự đồng ý của nhà
gái, nhà trai đem lễ sang. Đồ lễ bắt buộc phải có là trầu, cau,
rượu, chè. Phải có trầu cau vì câu chuyện trầu cau trong cổ
tích Việt Nam là tiêu biểu cho tình nghĩa vợ chồng, họ hàng
ruột thịt. Miếng trầu là đầu câu chuyện, không có trầu là
không theo lễ.
Thứ hai là Lễ Ăn hỏi. Lễ ăn hỏi hay còn gọi là lễ đính hôn, lễ
này nhằm thông báo chính thức về việc hứa gả của hai họ,
trong lễ ăn hỏi nhà trai đem lễ vật đến nhà gái, đây là nghi
thức then chốt trong phong tục hôn nhân xưa và nay. Đánh
dấu một bước chuyển quan trọng của cặp đôi. Hai người đã
trở thành hôn thê và hôn phu của nhau. Chàng trai đã được
gia đình vợ chấp nhận lễ vật và nhận làm con rễ. Cô gái
được hỏi đã chính thức trở thành vợ chưa cưới của chàng
trai đi hỏi.
Thứ ba là Lễ cưới. Đây là ngày mà hai bên chính thức trở
thành người một nhà, có rất nhiều nghi lễ trong ngày này.
Như là:
Lễ xin dâu: Trước giờ đón dâu nhà trai cử người đem trầu,
rượu đến xin dâu, báo đoàn đón dâu sẽ đến.
Lễ rước dâu: Đoàn rước dâu của nhà trai đi thành một
đoàn, có cụ già cầm hương đi trước, cùng với người mang lễ
vật. Nhà gái cho mời cụ già thắp hương vái trước bàn thờ rồi
cùng ra đón đoàn nhà trai vào. Cô dâu cùng với chú rể lạy
trước bàn thờ, trình với tổ tiên. Sau đó hai người cùng bưng
trầu ra mời họ hàng. Bố mẹ cô dâu tặng quà cho con gái
mình. Có gia đình cũng lúc này bày cỗ bàn cho cả họ nhà gái
chung vui. Khách nhà trai cũng được mời vào cỗ. Sau đó là
cả đoàn rời nhà gái, để đưa dâu về nhà chồng. Họ nhà gái
chọn sẵn người đi theo cô gái, gọi là các cô phù dâu.
Rước dâu vào nhà: đoàn đưa dâu về đến ngõ. Lúc này, bà
mẹ chồng cầm bình vôi, tránh mặt đi một lúc, để cô dâu
bước vào nhà. Hiện tượng này được giải thích theo nhiều
cách. Thường người ta cho rằng việc làm này có ý nghĩa
khắc phục những chuyện cay nghiệt giữa mẹ chồng và nàng
dâu sau này.
Tiệc cưới: dù đám cưới to hay nhỏ, cũng phải có tiệc cưới.
Đặc biệt là ở nông thôn, tính cộng đồng xóm giềng, làng xã,
họ hàng đang còn mạnh thì tiệc cưới là một dịp tốt để củng
cố tính cộng đồng ấy.
Cuối cùng là Lễ lại mặt: (còn gọi là nhị hỉ hoặc tứ hỉ), sau lễ
cưới (2 hoặc 4 ngày), hai vợ chồng trẻ sẽ trở về nhà cha mẹ
vợ mang theo lễ vật để tạ gia tiên. Lễ vật cũng có trầu, xôi,
lợn. Bố mẹ vợ làm cơm để mời chàng rể và con gái mình.

Các nghi lễ cưới theo văn hóa Việt Nam hiện nay đều tuân
thủ các lễ như vậy, song ở các vùng miền khác nhau có sự
thay đổi chút ít để phù hợp hơn nhưng mô hình chung
không thể phá vỡ mô hình trên. Chỉ có các dân tộc thiểu số
vẫn còn duy trì văn hóa mẫu hệ (con mang họ mẹ) thì mới có
hình thức ngược lại với trên, còn các dân tộc theo văn hóa
phụ hệ (con theo họ cha) thì hầu như trong lễ cưới thì họ là
người quyết định ngày giờ và cách thức cưới hỏi.
PHẨM VẬT
Trầu cau là hai thứ chiếm giữ một vị trí quan trọng không
thể thiếu trong các lễ cưới của dân tộc Việt Nam. Trầu cau
đã trở thành biểu tượng của lòng chung thủy, sự son sắt gắn
kết trong tình yêu, hôn nhân.
Dùng trà (chè) trong tục cưới xin chính là dùng tính bất di
của cây trà tượng trưng cho cô dâu chú rể thủy chung như
nhất. Chè trồng sẽ sinh hạt cây con, tương trưng cho sự kế
thừa truyền thống giống nòi, con cháu đông đúc.
Rượu được dâng lên cho tổ tiên như là để kính cáo với tổ
tiên bên họ nhà gái xin phép cưới dâu. Rượu trong sính lễ di
hỏi phải là rượu tăm.
Vàng tượng trưng cho trân quý, cho lâu bền, cho gắn kết.
Dùng vàng làm phẩm vật cưới là mong cho đôi trẻ quý trọng
cuộc hôn nhân, gắn kết bền chặt lâu dài.
Bánh phu thê biểu tượng của triết lý âm dương và ngũ hành,
biểu tượng cho sự vẹn toàn, hòa hợp của đất trời và con
người.
Ý NGHĨA CỦA HÔN NHÂN TRUYỀN THỐNG
Ý nghĩa trước hết của hôn nhân truyền thống là Phục vụ
quyền lợi gia tộc.
Việc hôn nhân tuy của hai người nhưng lại kéo theo việc xác
lập quan hệ giữa hai gia tộc. Vì vậy. điều cần làm đầu tiên
chưa phải là lựa chọn một cá nhân cụ thể , mà là lựa chọn
một dòng họ, một gia đình xem cửa nhà hai bên có tương
xứng không, có môn đăng hộ đối không.
Tiếp theo , đối với cộng đồng gia tộc, hôn nhân là một công
cụ duy nhất và thiêng liêng để duy trì dòng dõi và phát triển
nguồn nhân lực.
Không chỉ duy trì dòng giống, người con tương lai còn có
trách nhiệm làm lợi cho gia đình. Con gái phải đảm đang
tháo vát, đem lại nguồn lợi vật chất cho gia đình nhà chồng;
con trai phải giỏi giang, đem lại vẻ vang( nguồn lợi tin thần)
cho gia đình nhà vợ.
Hôn nhân còn phải đáp ứng các quyền lợi làng xã.
Mối quan tâm hàng đầu của người Việt Nam là sự ổn định
làng xã.Từ đó đã hình thành nên quan niệm chọn vợ gã
chồng cùng làng. Quan niệm chọn vợ chọn chồng cùng làng
là phương tiện tâm lý; thì tục nộp cheo đóng vai trò là
phương tiện kinh tế. Khi lấy vợ thì nhà trai phải nộp cho
làng xã bên gái một khoản “lệ phí” gọi là cheo thì đám cưới
mới gọi là hợp pháp. Đấy là quyền lợi kinh tế của làng xã.
Nhìn chung thì lịch sử hôn nhân Việt Nam luôn là lịch sử
hôn nhân vì lợi ích của cộng đồng, tập thể. Từ các cuộc hôn
nhân vô danh của thường dân đến các cuộc hôn nhân nổi
danh như Mỵ Châu - Trọng Thủy, rồi các cuộc hôn nhân
của con vua cháu chúa qua các triều đại được gả đến các
miền biên ải nhằm củng cố biên giới quốc gia, tất cả đều làm
theo ý nguyện của tập thể cộng đồng lớn nhỏ : gia đình , gia
tộc, làng xã, đất nước…
Nhu cầu riêng tư được đặt ra sau đó.
Trước hết là sự phù hợp của đôi trai gái, xem đôi trai gái có
hợp tuổi hay không , có xung khắc gì hay không. Tráp cưới
hỏi luôn có những phẩm vật mang ý nghĩa cầu chúc những
điều tốt đẹp cho đôi trai gái.
Quan hệ mẹ chồng- nàng dâu cũng rất được chú ý, mẹ
chồng- nàng dâu vốn hay mâu thuẫn vì những chuyện không
đâu, chẳng qua là do cả hai đều cảm thấy tình cảm người
con - người chồng đã không dành trọn cho mình.
Ngày nay, ảnh hưởng của hôn nhân đến quyền lợi của gia
tộc và làng xã đã ít hơn trước rất nhiều. Cha mẹ thường sẽ
tôn trọng quyết định của con cái mình, chuyện kết hôn là
chuyện trọng đại, chúng ta có thể cải tiến cho phù hợp với
thời đại hiện nay nhưng cũng phải biết giữ gìn và phát huy
truyền thống văn hóa tốt đẹp , những đặc trưng mà ông cha
ta đã để lại.

You might also like