You are on page 1of 7

lOMoARcPSD|25001942

SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA

kinh tế quốc tế (Đại học Đà Nẵng)

Scan to open on Studeersnel

Studocu is not sponsored or endorsed by any college or university


Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)
lOMoARcPSD|25001942

SO SÁNH TRƯỚC VÀ SAU KHI VIỆT NAM GIA NHẬP AFTA

Trước khi gia nhập: (năm 1995)

- Về tích lũy trong nước, nếu nhìn vào tỷ lệ năm 1991 là 10,1%, năm 1994 là
16,6%, năm 1995 sẽ cao hơn một chút, có thể nói rằng, tình hình tích lũy bên trong
có tiến bộ. Song nếu tách phần khấu hao cơ bản thì tỷ lệ tích lũy ròng các năm
1994 và 1995 ước tính chỉ đạt 7-8%/năm. Chỉ số này phản ánh hiệu quả chung của
nền kinh tế còn thấp, ảnh hưởng đến đầu tư đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại
hóa, hạn chế khả năng thu hút những nguồn lực bên ngoài.
- Thị trường vốn của nước ta thời điểm năm 1995 còn rất sơ khai, chưa đáp
ứng tốt những yêu cầu của nền kinh tế sản xuất hàng hóa, nhất là những yêu cầu về
huy động vốn, thúc đẩy sự phát triển các hoạt động sản xuất kinh doanh, cung ứng
những dịch vụ tiền tệ nâng cao hiệu quả của nền kinh tế... Đặc biệt là rất chậm trễ
trong việc cổ phần hóa, chưa khẩn trương xây dựng thị trường chứng khoán, cản
trở việc tạo ra sự năng động mới trong sản xuất kinh doanh. Kéo dài tình trạng này,
cũng có nghĩa là kéo dài những mặt trì trệ và kém hiệu quả của toàn bộ nền kinh tế.
- Mặt được của thuế và phí hiện nay là bảo đảm trên 80% ngân sách. Song hệ
thống thuế nói chung còn nhiều vấn đề không hợp lý, đặc biệt là còn quá nhiều sắc
thuế, trong đó thuế doanh thu và thuế nhập khẩu giữ vai trò quá quan trọng đối với
ngân sách nhà nước ta, nhưng thuế lợi tức và thuế thu nhập lại chưa làm tốt chức
năng phải có. Trong khi đó, nhằm kích thích phát triển và tăng khả năng cạnh tranh
với bên ngoài, xu thế hiện nay của nhiều nước trên thế giới và của nhiều tổ chức
kinh tế khu vực là ngày càng giảm hoặc bỏ từng phần thuế doanh thu, vận dụng rất
chọn lọc thuế nhập khẩu, phát huy vai trò thuế giá trị gia tăng, thuế lợi tức và thuế
thu nhập... Đây thực sự là một thách thức lớn đối với chúng ta cả trên hai phương
diện đối nội và đối ngoại.
- Những hiện tượng tác động vào nền kinh tế nước ta là giá dầu thô giảm, tỷ
giá đồng Yên quá cao, lãi suất vay vốn lên nhanh, lợi thế so sánh của nước ta trong
việc thu hút đầu tư trực tiếp của nước ngoài (FDI) còn khá yếu so với một số thị
trường chung quanh...
- Chúng ta còn thiếu những chính sách khuyến khích kinh doanh hợp pháp,
bảo hộ thỏa đáng kinh tế tư nhân đi vào những sản phẩm mới, tạo ra nhiều công ăn
việc làm mới cho lao động xã hội, yên tâm đầu tư vào những ngành nghề lâu dài.
Việc hình thành những tổ chức, những liên kết, liên doanh giữa các thành phần
kinh tế còn chậm, còn rất ít những thành công tiêu biểu để phổ cập trong cả nước.

Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)


lOMoARcPSD|25001942

Nguyên nhân chính là chúng ta chưa bỏ nhiều công sức nghiên cứu phát triển thành
phần kinh tế này theo định hướng chung của cả nước.
- Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa đã tăng từ 2,4 tỷ USD trong năm 1990 lên
trên 5,4 tỷ USD năm 1995. Tỷ lệ kim ngạch xuất khẩu so với GDP cũng tăng
nhanh từ 30,8% năm 1990 lên 46,5% năm 2000. Kinh ngạch xuất khẩu bình quân
bình quân đầu người cũng tăng từ 36,4 USD năm 1990, lên 75 USD năm 1995
Sau khi gia nhập: (năm 1995 đến nay)

Xuất nhập khẩu

- Từ 1/1/2015, Việt Nam cắt giảm 1.720 dòng thuế từ mức thuế suất 5% về
0%, theo Hiệp định FTA ASEAN. Năm 2015 chỉ còn 7% dòng thuế, tương đương
với khoảng trên 600 mặt hàng được xem là nhạy cảm chưa cắt giảm về 0%.
- Sau 24 năm Việt Nam gia nhập ASEAN, khu vực này đã trở thành một trong
những đối tác kinh tế - thương mại quan trọng hàng đầu của Việt Nam. So với thời
điểm bắt đầu tham gia Khu vực thương mại tự do ASEAN (AFTA) năm 1996, tổng
kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và khu vực ASEAN đã tăng hơn 9,5 lần,
từ 5,9 tỷ USD năm 1996 lên gần 56,3 tỷ USD trong năm 2018. Trong đó kim
ngạch xuất khẩu là 24,5 tỷ USD và kim ngạch nhập khẩu là 31,8 tỷ USD trong năm
2018.
o Cơ hội:
- Khi thuế nhập khẩu về mức 0 - 5%, các doanh nghiệp cần có nhận thức
chiến lược kinh doanh mới, sản xuất hàng hóa không phải chỉ cho trên 90 triệu
người Việt Nam mà phải nghĩ ngay sản phẩm ASEAN trong AEC. Những doanh
nghiệp đã thành công trong tầm nhìn và cách làm này như Vinamilk, Tôn Hoa Sen,
Hoàng Anh Gia Lai, các xí nghiệp chế biến hải sản, cà phê, hồ tiêu....
- Bên cạnh lợi ích về tăng trưởng kinh tế, việc hội nhập vào khu vực kinh tế
ASEAN còn đem lại những tác động tích cực cho xuất khẩu hàng hóa của Việt
Nam theo hướng đa dạng hóa cơ cấu mặt hàng xuất khẩu, tăng cường thu hút đầu
tư trực tiếp nước ngoài (FDI) cũng như mở rộng cơ hội đầu tư sang các nước
ASEAN và cơ hội kinh doanh từ bên ngoài; tạo cơ hội để các doanh nghiệp cải
thiện năng lực cạnh tranh; tiếp cận các nguồn hỗ trợ về khoa học-công nghệ, học
tập kinh nghiệm quản lý tiên tiến, góp phần nâng cao trình độ và năng lực của đội
ngũ cán bộ và đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
o Thách thức:

Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)


lOMoARcPSD|25001942

- Về mặt khách quan, một số khó khăn có thể kể đến như: làn sóng bảo hộ
trên thế giới chưa có dấu hiệu suy giảm, làm ảnh hưởng tới hợp tác đa phương và
khu vực. Ngoài ra, tuy ASEAN là một thị trường lớn, về cơ bản đã xóa bỏ hàng rào
thuế quan, nhưng nhìn chung, chúng ta chưa có nhiều các sản phẩm mũi nhọn có
lợi thế cạnh tranh so với các nước ASEAN khác. Về thị trường nhân lực, ta không
thể so với In-đô-nê-xia, Phi-líp-pin, về dịch vụ, ta kém Xinh-ga-po, Thái Lan v.v...
- Về mặt chủ quan, môi trường cạnh tranh sẽ trở nên gay gắt hơn, do hội nhập
kinh tế khu vực mang lại, đặc biệt khi các quốc gia thành viên có đặc thù sản xuất
khá tương đồng, có thế mạnh chung trong nhiều lĩnh vực sản xuất và dịch vụ.
Trong khi đó, năng lực cạnh tranh của nền kinh tế cần được cải thiện đáng kể, liên
quan đến nhiều yếu tố như: hạn chế về cơ sở hạ tầng, bao gồm cả yếu tố hạ tầng
cứng (đường sá, cảng biển, cảng hàng không, năng lượng, viễn thông, công nghệ
thông tin v.v.) và hạ tầng mềm (hệ thống pháp lý, bộ máy hành chính, cơ chế một
cửa v.v.); hạn chế về nguồn nhân lực; tốc độ điều chỉnh cơ cấu kinh tế để lợi ích
tăng trưởng kinh tế được phân bổ đồng đều hơn; hạn chế về nhận thức của các cấp,
các ngành, doanh nghiệp, người dân trong việc đáp ứng hài hòa với quá trình hội
nhập kinh tế.
Đầu tư

- Kể từ sau khi Việt Nam gia nhập ASEAN, luồng vốn đầu từ các nước Đông
Nam Á vào nước ta tăng mạnh. Trong 25 năm từ 1988-2013, tổng vốn FDI đăng ký
vào Việt Nam đạt khoảng 218,8 tỷ USD, tổng vốn thực hiện đạt 106,3 tỷ
USD, lĩnh vực công nghiệp chiếm tới gần 60%. Theo thống kê của Cục Đầu tư
Nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 10 tháng đầu năm 2014, các nhà đầu
tư nước ngoài đã đăng ký đầu tư vào Việt Nam 13,7 tỷ USD, bằng 71,2% so với
cùng kỳ 2013. Như vậy, tỷ lệ đầu tư nước ngoài vào Việt Nam đang có chiều
hướng giảm nhẹ so với thời điểm Việt Nam đạt kỷ lục về thu hút đầu tư nước ngoài
vượt mốc 20 tỷ USD. Các nước cung cấp FDI chủ yếu tại Việt Nam có Nhật, Hàn
Quốc, Singapore.
- Theo Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ KH&ĐT), tính đến tháng 12/2014, đã
có 8 nước ASEAN có đầu tư FDI tại Việt Nam là Singapore, Malaysia, Thái Lan,
Brunei, Indonesia, Philippines, Lào và Campuchia. Tổng số dự án FDI của 8 nước
trên là 2.507 dự án với tổng vốn đầu tư đạt 53 tỷ USD, chiếm 14% tổng số dự án
và 20% tổng vốn đầu tư của cả nước. Trong 8 nước ASEAN trên thì Singapore
đứng đầu về đầu tư vào Việt Nam với 1.353 dự án và 32,7 tỷ USD, chiếm 53%

Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)


lOMoARcPSD|25001942

tổng số dự án và 60% tổng vốn đầu tư của ASEAN tại Việt Nam. Singapore còn
đứng thứ 3/101 nước có đầu tư FDI tại Việt Nam. Malaysia đứng thứ hai với 484
dự án và 10 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm 19% tổng số dự án và 22% tổng vốn
đầu tư. Thái Lan đứng thứ ba với 371 dự án và 6,7 tỷ USD tổng vốn đầu tư, chiếm
14% tổng số dự án và 12% tổng vốn đầu tư.
o Cơ hội:
- Do việc thành lập AFTA,ASEAN sẽ trở thành thị trường hợp nhất khá lớn,
với sự phân công lao động chặt chẽ hơn, sẽ là địa bạn thu hút đàu tư của nhiều
công ty đa quốc gia và tập đoàn kinh tế lớn từ Nhật Bản, Tây Âu, Mỹ và các nước
NIEs.
- Với những lợi thế so sánh nhất định về lao động, tài nguyên thên nhiên và
thị trường có dung lượng lớn, hoạt động đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ trở
nên hấp dẫn nếu tạo được môi trường đầu tư và chính sách hợp lí. Tiến trình thực
hiện AFTA của Việt Nam sẽ có tác dụng thu hút thêm đầu tư nước ngoài vào Việt
Nam không chỉ từ các nước ASEAN mà còn từ các khu vực khác.
Lao động

Hình 1:Giai đoạn cơ cấu dân số vàng của một số quốc gia trong ASEAN

- Cơ cấu dân số vàng cũng chính là cơ hội dịch chuyển lao động giữa các
quốc gia. Theo Hình 1 tác giả thấy, Singapore và Thái Lan đang dần đi qua giai
đoạn cơ cấu dân số vàng, đây chính là cơ hội cho lao động của Việt Nam và các
quốc gia khác như Indonesia, Malaysia tìm kiếm việc làm. Theo số liệu của Tổng
cục Thống kê, tính đến giữa năm 2016, quy mô lực lượng lao động từ 15 tuổi trở

Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)


lOMoARcPSD|25001942

lên ở Việt Nam là 53,8 triệu người, trong đó số người trong độ tuổi lao động là
47,52 triệu người.
- Cơ cấu lao động của Việt Nam đang dịch chuyển theo hướng tích cực; tỷ lệ
lao động khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản là 47,1%; khu vực công nghiệp và
xây dựng là 20,8%; khu vực dịch vụ là 32,1%. Qua các năm ta thấy, tỷ lệ lao động
làm việc trong khu vực nông, lâm nghiệp giảm dần, khu vực công nghiệp dịch vụ
tăng dần phù hợp với xu thế chung của khu vực.
o Cơ hội:
- Các nước phát triển cao của ASEAN như Singapore, Malaysia đều thiếu lao
động phổ thông. Malaysia mỗi năm phải nhập khẩu 2 triệu lao động, Singapore
phải nhập gần 1 triệu lao động là cơ hội tốt cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu lao
động
- Việt Nam là nước ổn định và an toàn nhất trong khu vực, giá nhân công của
Việt Nam cạnh tranh,thị trường lớn có hơn 90 triệu dân và còn nhiều lĩnh vực chưa
phát triển sẽ là những thế mạnh thu hút các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu tư đến
từ các nước ASEAN
o Thách thức:
- Về pháp luật: ASEAN là một khối không đồng nhất về hệ thống chính trị. Sự
khác nhau về thể chế giữa các nước trong ASEAN là cơ sở tạo ra sự khác biệt về
pháp luật. Vì vậy, Bộ luật Lao động của các nước có các quy định khác nhau đối
với lao động đến từ nước ngoài: về an sinh xã hội mỗi quốc gia, về quyền nhập cư
một số nước có thể đưa ra chính sách mở cửa, nhưng một số lại yêu cầu rất cao -
điển hình là Singapore.
Hiện nay, hệ thống cung cấp thông tin cho người lao động ở Việt Nam chưa
thực sự phát triển, sự khác biệt về luật pháp, sự khó khăn khi tiếp cận, hiểu những
chính sách của nước chủ nhà là một thách thức lớn trong việc di chuyển lao động
có kỹ năng của nước ta.
- Về chuyên môn: Lao động có kỹ năng ở nước ta nếu xét theo bằng cấp thì
nhiều nhưng không có được lòng tin của xã hội nói chung và người sử dụng lao
động nói riêng ở ngay trong đất nước mình. Chính vì vậy với trình độ kĩ thuật
chuyên môn hiện nay, lao động Việt Nam rất khó đáp ứng các yêu cầu của các
doanh nghiệp đến từ các nước ASEAN khác.
Việt Nam không có chính sách công nhận năng lực, trình độ của người lao động
trải nghiệm qua thực tiễn lao động và nghề nghiệp. Do đó dẫn đến, người bằng cấp
thấp nhiều kinh nghiệm, có thể xử lí tình huống, năng lực công việc tốt nhưng
không được thừa nhận.

Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)


lOMoARcPSD|25001942

Downloaded by L?c T?n (avinloc000@gmail.com)

You might also like