You are on page 1of 6

GIẢI PHẪU DÂY THẦN KINH V

- Dây thần kinh sinh ba (V) xuất phát từ 2 hạch thần kinh (1 rễ là vận động, 1 rễ là cảm
giác) chi phối toàn bộ cảm giác vùng mặt trừ vùng góc hàm (do dây thần kinh C2 chi
phối), các nhánh cảm giác thần kinh sinh 3 chi phối hầu hết vùng mặt và 1 phần da đầu
còn nhánh vận động chi phối cho các cơ nhai.
- Nguyên ủy thật của phần cảm giác dây thần kinh sinh ba nằm ở mặt trước phần đã
xương thái dương, ở vị trí gọi là hạch sinh ba. Từ hạch sinh ba, các sợi trục của hạch tập
hợp để tạo nên rễ cảm giác của dây thần kinh. Rễ này đi qua mặt trước cầu não phải vào
trong thân não đến cột nhân cảm giác của dây thần kinh sinh ba kéo dài từ trung não đến
phần trên của tủy gai. Từ cột nhân cảm giác có những đường dẫn truyền lên đồi thị và tận
cùng hồi sau trung tâm của thùy đỉnh. Tập hợp đuôi gai của tế bào hạch sinh ba tạo nên
các nhánh: dây thần kinh mắt, dây thần kinh hàm trên, dây thần kinh hàm dưới.
- Nguyên ủy thật của phần vận động của dây thần kinh sinh ba nằm ở cầu não. Các sợi
trục ra khỏi cầu não tạo nên rễ vận động của dây thần kinh sinh ba, góp phần cấu tạo nên
dây thần kinh hàm dưới.

- Dây thần kinh mắt là nhánh nhỏ nhất và tách ra trên nhất, chạy ra trước chui vào
thành ngoài xoang tĩnh mạch hang, đi dưới dây sọ III và IV đến khe 6 mất trên sau đó
phân chia thành ba nhánh tận là thần kinh lệ, thần kính trản và thần kinh mũi mi.
o Dây thần kinh lệ đi dọc bờ trên cơ thẳng ngoài đến chi phối tuyến lệ. Nó cho nhánh
bên nối với thần kinh gò má của thần kinh V2 và các nhánh tận chi phối cảm giác kết
mạc mi trên và da vùng góc trên ngoài mất.
o Dây thần kinh trán chạy dưới trần ổ mất chia hai nhánh tận là thần kinh trên ổ mất,
gồm hai nhánh ngoài và trong, và thần kinh trên ròng rọc. Tất cả thoát ra ở khuyết trên
hoặc lỗ trên ổ mắt, chi phối cảm giác kết mạc mi trên và da vùng trán đỉnh.
o Dây thần kình mũi mi chạy trên thần kinh thị giác từ ngoài vào trong cho các
nhảnh tận là thần kinh sàng trước và thần kinh dưới ròng rọc. Thần kinh mũi mì cho các
-nhảnh bên nối với hạch mi và các thần kinh mi dài, chi phối cảm giác nhãn cầu và thần
kinh sàng sau chi phối cảm giác niêm mạc xoang bướm và các xoang sàng sau.
- Thần kinh sàng trước đi cùng động mạch sàng trước vào ống cùng tên và chia làm
hai nhánh mũi ngoài chi phối cảm giác da đỉnh mũi và nhánh mũi trong cho phối cảm
giác niêm mạc hốc mũi.
-Thần kinh dưới ròng rọc cho các nhánh mi chi phối cảm giác da góc trong måt.
- Dây thần kinh hàm trên từ hạch Gasser (hạch chân bướm-khẩu cái) ở tầng giữa nền
sọ, chạy ra trước, chui qua lỗ tròn, tới hố chân bướm khẩu cái rồi rẽ ngang, ra ngoài tới
khe ổ mắt dưới với chức năng chi phối hoàn toàn cảm giác vùng hàm trên, chia ra làm
nhiều nhánh nhỏ
o Nhánh thần kinh chân bướm khẩu cái: Ngay sau khi tách khỏi thân chính, thần
kinh chân bướm khẩu cái đi vào hạch cùng tên, hay hạch Meckel. Hạch chân bướm khẩu
cái là trạm trung gian của đường bài tiết tuyến lệ và các tuyến nhày niêm mạc mũi, miệng
và hầu. Tại hạch chân bướm khẩu cái, nó cho các nhánh bên bao gồm :
- Các nhánh ổ mất chi phối cảm giác xoang bướm và xoang sàng sau.
- Các nhánh mũi sau trên đi vào lỗ bướm khẩu chi phối cảm giác thành bên hố mũi.
- Thần kinh mũi khẩu chạy theo xương lá mía rồi chui qua lỗ ống răng cửa chi phối
cảm giác niêm mạc phần trước khẩu cái.
Dây thần kinh chân bướm khẩu cái tiếp tục đi xuống dưới qua ống chân bướm khẩu
cái và tận cùng bởi thần kinh khẩu cái lớn chi phối cảm giác khẩu cái cứng, thần kinh
khẩu cái nhỏ chi phối cảm giác khẩu cái mềm và amigdale.
o Nhánh thần kinh dưới ổ mắt: Tại hổ chân bướm khẩu cải, dây thần kinh hàm trên
tạt ngang rồi quặt ra trước vào rãnh dưới ổ mất, tận cùng ở lỗ dưới ố mất tỏa ra các
nhánh tận: nhánh mi dưới, nhánh mũi ngoài và nhánh mũi trên.
Thần kinh dưới ổ mắt cho các nhánh bên là các nhánh huyệt răng trên sau, giữa và
trước. Các nhánh huyệt răng trên sau tách ra trước khi thần kình đi vào rãnh dưới ổ mắt
và chui vào xương hàm trên tại lồi củ xương hàm trên, chi phối cảm giác các răng cối
hàm trên, trừ chân gần răng cối thứ nhất. Các nhánh huyệt răng trên giữa và trước tách ra
trong ống thần kình răng dưới chi phối cảm giác chân gần răng cối thứ nhất và các răng
còn lại. Các nhánh thần kinh huyệt răng này nối nhau tạo thành đám rối răng trên. Ngoài
nhánh chi phối cho răng, đám rối còn cho các nhánh chỉ phối cảm giác xương ổ răng,
dây chằng nha chu và nướu mặt ngoài.
o Nhánh dây thần kinh gò má: Trong một số trường hợp, thần kinh gò má là nhánh
của thần kinh dưới ổ mắt. Nó đi ở phía ngoài, xuyên qua ổ mắt đến lỗ gò má ổ mắt và
vào xương gò má. Thần kinh gò má cho nhánh gò má - hàm và gò má - thái dương chi
phối cảm giác da vùng má và thái dương. Trong phẫu thuật nân hở xương gò má qua
đường vòng da đầu (coronal incision) đôi khi phải hy sinh nhánh này mới có thể kết hợp
xương tốt được, nhất là những trường hợp gãy vụn.

- Dây thần kinh hàm dưới vừa cảm giác vừa vận động, từ hạch sinh ba, dây thần kinh
hàm dưới đi qua lỗ bầu dục đến hỗ dưới thái dương. Từ đây, chia ra nhiều nhánh, các
nhánh lớn là nhánh lưỡi và nhánh thần kinh huyệt răng dưới. Dây thần kinh huyệt răng
dưới chạy qua lỗ hàm dưới, chạy trong xương hàm dưới, sau đó qua lỗ cầm để ra da
vùng cầm. Các nhánh vận động của thần kinh hàm dưới bao gồm các nhánh thần kinh cơ
cắn, thần kinh thái dương sau, thần kinh thái dương trước, thần kinh cơ chân bướm trong
và thần kinh cơ chân bướm ngoài. Các nhánh cảm giác bao gồm các nhánh thần kinh
miệng, thần kinh lưỡi, thân kinh răng dưới và thần kinh tai thái dương.
o Nhánh dây thần kinh miệng: Thần kinh miệng tách khỏi thần kinh hàm dưới gần
cánh lớn xương bướm, đi xuống dọc mặt trong mảnh chân bướm ngoài. Ở dưới, nó đi
dọc bờ trước cơ thái dương rồi xuyên qua cơ mút, vắt ngang khoảng giữa ngành lên
xương hàm dưới ra ngoài, chi phối cảm giác da và niêm mạc má, mặt ngoài nướu răng
vùng răng sau và một phần niêm mạc môi trên và môi dưới.
o Nhánh dây thần kinh lưỡi: Nằm phía trước trong thần kinh răng dưới và đi xuống
giữa chân bướm ngoài và cơ chân bướm trong. Đến bờ dưới cơ chân bướm ngoài, nó nối
với thùng nhĩ của dây VII. Khi đi ngang cơ chân bướm ngoài, nó đi dọc mặt ngoài cơ
chân bướm trong rồi quặt ngược ra trước ở mặt trên cơ hàm móng. Tại sàn miệng, thần
kinh lưỡi đi từ sau ra trước, bắt chéo ống tuyến dưới hàm phía dưới từ ngoài vào trong
rồi cho các nhánh tận vào trong lưỡi. Vị trí bắt chéo thần kinh lưỡi và ống tuyến dưới
hàm thường nhất ngang khoảng răng cối lớn thứ hai. Thần kinh lưỡi chi phối cảm giác
niêm mạc nướu răng mặt trong xương hàm dưới, niêm mạc sàn miệng và 2/3 lưỡi trước,
thần kinh lưỡi còn mang những sợi chỉ phối cảm giác vị giác 2/3 trước lưỡi của nhánh
thừng nhĩ.
o Dây thần kinh răng dưới: Thần kinh răng dưới tách khỏi thần kinh hàm dưới ở vị
trí cách nền sọ khoảng 5mm. Nó đi xuống dưới giữa cơ chân bướm ngoài và cơ chân
bướm trong đến mặt trong ngành lên xương hàm dưới và đi vào kênh răng dưới. Trước
khi chui vào kênh răng dưới, nó cho nhánh hàm móng chi phối cơ hàm móng và bụng
trước cơ nhị thân cũng như chỉ phối cảm giác vùng câm. Trong kênh răng dưới thần kinh
đi theo đường cong lõm lên trên. Vị trí thấp nhất khoảng gần răng cối lớn thứ nhất. Đến
lỗ câm, nó chui ra ngoài và cho ba nhánh tận chi phối cảm giác da câm, và da niêm môi
dưới.
o Dây thần kinh tai thái dương: Thần kinh tai thái dương tách khỏi thần kinh hàm
dưới ngay dưới nền sọ rồi đi xuống dưới, ra sau ngang qua cổ lồi cầu xương hàm dưới.
Tại đây nó cho hai nhánh tận. Một nhánh quật ngược lên trên đi phía sau bó mạch thái
dương nông, băng qua cung tiếp chi phối cảm giác ống tai ngoài, tai ngoài, bao khớp thái
dương hàm và vùng tuyến mang tai. Nhánh tận còn lại chỉ phối cảm giác da vùng thái
dương.
Hìn
h A. Dây thần kinh mắt (V1) và dây thần kinh hàm trên (V2).

Chú thích: 1. Hạch sinh ba 2. Nhánh thần kinh màng não 3. Dây thần kinh mắt
4. Hạch mi 5. Các dây thần kinh mi ngắn 6. Dây thần kinh trán 7. Dây thần kinh
lệ 8. Tuyến lệ 9. Dây thần kinh gò má 10. Dây thần kinh dưới ổ mắt 11. Dây thần
kinh huyệt răng trước trên 12. Nhánh thần kinh môi trên 13. Dây thần kinh hàm
trên 14. Dây thần kinh hàm dưới 16. Hạch chân bướm khẩu cái 17. Các dây thần
kinh khẩu cái lớn và bé 18. Dây thần kinh huyệt răng sau trên 19. Dây thần kinh
huyệt răng giữa trên 20. Đám rối răng
Hình B. Dây thần kinh hàm dưới (V3)

Chú thích: 1. Các nhánh thái dương sâu 2. Dây thần kinh cơ cắn 3. Dây thần kinh
cơ chân bướm trong 4. Dây thần kinh má 5. Ống tuyến mang tai 6. Cơ mút 7. Dây
thần kinh tai thái dương 8. Dây thần kinh mặt 9. Dây thần kinh huyệt răng dưới
10. Dây thần kinh hàm móng 11. Dây thần kinh lưỡi 12. Dây thần kinh cằm

You might also like