You are on page 1of 12

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


KHOA CÔNG NGHỆ VẬT LIỆU
NGÀNH KĨ THUẬT VẬT LIỆU NĂNG LƯỢNG VÀ ỨNG DỤNG


BÁO CÁO THÍ NGHIỆM


THÍ NGHIỆM CHẾ TẠO CÁC HỆ NĂNG LƯỢNG

BÁO CÁO THÍ NGHIỆM _ TUẦN 1: XÁC ĐỊNH THÔNG SỐ KỸ THUẬT, CẤU TẠO
CỦA PANEL VÀ ĐO VOC; ISC THEO CƯỜNG ĐỘ ÁNH SÁNG

LỚP L01 --- NHÓM 2 --- HK 232

Sinh viên thực hiện Mã số sinh viên

Hồ Danh Giá 2113266

Nguyễn Lê Hoàng Việt 2115278

Đặng Xuân Thắng 2112328

Bùi Long Vũ 2115317

Thái Thành An 2112745

Thành phố Hồ Chí Minh – 2024

1
MỤC LỤC
I. MỤC TIÊU ..................................................................................................................... 1

II. DỤNG CỤ ĐO............................................................................................................... 1

IV. CẤU TẠO PANEL ...................................................................................................... 3

4.1. Cấu tạo tổng quát ..................................................................................................... 3

4.2. Cấu tạo tế bào quang điện (cell) .............................................................................. 4

4.3. Các loại pin ............................................................................................................... 6

V. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG....................................................................................... 7

VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 10

i
I. MỤC TIÊU

- Nắm được cách sử dụng đồng hồ để đo VOC, ISC

- Nắm được cách đo cường độ ánh sáng

- Vẽ được đồ thị đặc tuyến I-V-P, nhận xét đồ thị

II. DỤNG CỤ ĐO

Đồng hồ vạn năng kỹ thuật số Máy đo cường độ ánh sáng


WELLINK HL-1210

1
III. XÁC ĐỊNH CÁC THÔNG SỐ KĨ THUẬT CỦA PANEL (MODULE) VÀ ĐO
Isc, Voc

Module

Thông số kỹ thuật Đo thực nghiệm

Model: RS-M618-160W

36 cells

STC: 1000W/m2; 25oC; AM1.5 Điều kiện cường độ ánh sáng: 520W/m2

Pmax: 160W

Vmp: 17.7V

Imp: 9.04A

VOC: 21.7V VOC: 20,4V

ISC: 9.74A ISC: 3.12A

Weight: 12kg

Dimensions: 675 x 1476 x 35mm Diện tích: 8760.6 cm2

Power Tolerance: ±3%

Maximum System 1000V


Voltage:

Maximum Series 10A


Fuse Rating:

2
Nhận xét: Qua các kết quả đo ta thấy được rằng Cường độ ánh sáng và diện tích bề mặt
tấm module ảnh hưởng đến dòng điện ngắn mạch ISC (thay đổi theo chiều thuận) và công
suất tấm module, ngoài ra thì điện áp mạch hở VOC không thay đổi qua nhiều.
IV. CẤU TẠO PANEL
4.1. Cấu tạo tổng quát

Một tế bào năng lượng mặt trời (hay còn gọi là một tế bào quang điện hoặc PV
cell) được định nghĩa là một thiết bị điện tử chuyển đổi trực tiếp ánh sáng mặt trời thành
dòng điện một chiều (DC). Ánh sáng mặt trời chiếu vào tấm pin mặt trời sinh ra cả điện áp
và cường độ dòng điện để từ đó tạo thành năng lượng điện.

Pin mặt trời về cơ bản là một diode tiếp giáp P-N , tế bào năng lượng mặt trời là một
hình thức của tế bào quang điện, nghĩa là một thiết bị có đặc tính điện – chẳng hạn
như dòng điện, điện áp , hoặc điện trở thay đổi khi tiếp xúc với ánh sáng.

Các tế bào năng lượng mặt trời riêng lẻ có thể được kết hợp để tạo thành các mô-
đun thường được gọi là tấm pin mặt trời. Một PV cell có thể tạo ra điện áp hở mạch tối đa

3
khoảng 0,5 đến 0,6 volt nhưng khi kết hợp thành một tấm pin mặt trời lớn có thể tạo ra một
lượng năng lượng đáng kể.

Hình 1: Cấu tạo tấm panel pin mặt trời (nguồn Internet)

4.2. Cấu tạo tế bào quang điện (cell)

Tế bào quang điện (photovoltaic hay PV) tạo ra điện trực tiếp từ ánh sáng mặt trời
bằng hiệu ứng quang điện. Một nhóm các tế bào quang điện được kết nối với nhau và được
đặt vào một khung được gọi là mô-đun hoặc tấm pin năng lượng mặt trời.

Tế bào quang điện được làm bằng chất bán dẫn như silicon, được sử dụng phổ biến
nhất. Khi ánh sáng chiếu vào tế bào, một phần của nó bị hấp thụ trong vật liệu bán dẫn, năng
lượng của ánh sáng bị hấp thụ được truyền cho chất bán dẫn. Năng lượng được truyền sau
đó đánh bật các electron lỏng lẻo, cho phép chúng chuyển động tự do.

Tế bào quang điện có điện trường buộc các electron giải phóng do hấp thụ ánh sáng
chạy theo một hướng nhất định. Dòng electron này là một dòng điện; khi các tiếp điểm kim
loại được đặt trên đầu và dưới cùng của tế bào quang điện, nó cho phép chúng ta rút dòng
điện ra để sử dụng.

4
Hầu hết các tấm pin mặt trời hiện nay chứa 120 đến 144 tế bào đơn hoặc đa tinh thể
được liên kết với nhau thông qua các thanh nối tiếp để tạo ra điện áp trong khoảng 40V tùy
thuộc vào loại tế bào được sử dụng. Các tiếp điểm điện kết nối các tế bào được gọi là
Busbar và cho phép dòng điện chạy qua tất cả các tế bào trong một mạch.

Hình 2: Cấu tạo tế bào quang điện (nguồn Internet)

5
4.3. Các loại pin

Pin Monocrystalline
Tiêu chí Pin Polycrystalline (Poly)
(Mono)
-Pin Mono được tạo từ
chất bán dẫn silicon đơn -Pin Poly được tạo nên từ
tinh thể dạng ống hình trụ, silicon đa tinh thể đơn, làm
có độ tinh khiết cao, đều nóng chảy và đổ vào khuôn
màu và đồng nhất. hình vuông rồi làm nguội.

Nguyên liệu tạo thành


-Bốn mặt ống được cắt -Sau đó sẽ được cắt thành
thành các tấm mỏng hình những mảnh silicon vuông
chữ nhật đứng màu màu xanh đậm, xếp khít
đen, xếp liền nhau tạo với nhau tạo thành một
thành khoảng trống hình mảng lớn.
thoi.

-Hiệu suất pin mặt trời là tỉ Với pin Poly, do độ tinh


số giữa năng lượng điện từ khiết của silicon thấp hơn,
và năng lượng ánh sáng nên cùng một điều kiện

Hiệu suất mặt trời, do vậy với cùng nắng và diện tích bề mặt
một điều kiện nắng và diện như nhau, hiệu suất của pin
tích bề mặt như nhau chỉ trong khoảng từ 13 -
nhưng hiệu suất của pin 16%.
Mono cao hơn, khoảng 22
- 27%.

6
-Vẫn sản xuất ra điện trong
điều kiện ánh sáng yếu, ít
nắng.

- Phù hợp khu vực phía


-Phù hợp khu vực phía Bắc
Ưu điểm Nam, nơi cường độ bức xạ
(nơi cường độ bức xạ mặt
mặt trời cao.
trời yếu vào mùa đông),
không gian mái nhà hạn
chế, cây cối che khuất ánh
nắng.
Giá thành cao hơn (vì sử Giá thành thấp hơn pin
Giá cả dụng silicon cao cấp, tinh Mono (quá trình sản xuất
khiết). đơn giản hơn).
Tuổi thọ Trên 25 năm. Trên 25 năm.

Hình 3: Loại pin Polycrystalline và Monocrystalline (nguồn Internet)


V. NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG

Tấm pin năng lượng mặt trời chuyển đổi năng lượng ánh sáng thành dòng điện một
chiều (DC). Sau đó, thông qua inverter được trang bị thuật toán MPPT (Maximum Power

7
Point Tracking), dòng điện DC được chuyển hóa thành dòng điện xoay chiều (AC). Nguồn
điện AC tạo ra từ hệ thống pin năng lượng mặt trời được kết nối với bảng điện chính và
đồng bộ hóa với lưới điện hiện có, cung cấp điện song song với nguồn điện lưới (ưu tiên
sử dụng điện mặt trời và tự động chuyển sang lưới điện khi cần, hoặc phát ngược vào lưới
khi có dư). Đây là nguyên lý cơ bản của hệ thống hòa lưới điện mặt trời.

Khi xảy ra mất điện lưới, inverter trong hệ thống sẽ ngay lập tức ngắt kết nối với
lưới điện. Điều này đảm bảo rằng hệ thống pin năng lượng mặt trời không phát điện vào
lưới và không gây nguy hiểm cho nhân viên sửa chữa lưới điện.

Hình 4: Nguyên lý hoạt động của pin mặt trời


Khi một photon tương tác với một tấm silic, có hai trường hợp xảy ra:

1. Photon đi qua tấm silic: Điều này xảy ra khi năng lượng của photon không đủ để đẩy
các electron lên một mức năng lượng cao hơn.

2. Năng lượng của photon được hấp thụ bởi silic: Điều này xảy ra khi năng lượng của
photon lớn hơn năng lượng cần thiết để đẩy các electron lên một mức năng lượng cao hơn.

8
Khi photon được hấp thụ, năng lượng của nó được truyền cho các electron trong
cấu trúc tinh thể silic. Các electron này thường nằm ở lớp ngoài cùng và bị ràng buộc với
các nguyên tử lân cận, do đó chúng không thể tự do di chuyển. Khi các electron được kích
thích và trở thành dẫn điện, chúng có thể tự do di chuyển trong vật liệu bán dẫn.

Kết quả là một nguyên tử sẽ mất đi một electron, tạo ra một "lỗ trống". Lỗ trống này
tạo điều kiện cho các electron từ nguyên tử lân cận di chuyển và điền vào "lỗ trống", và
quá trình này tạo ra lỗ trống cho nguyên tử lân cận khác. Quá trình này tiếp tục và các lỗ
trống di chuyển xuyên suốt vật liệu bán dẫn. Đây là nguyên lý cơ bản của một tấm pin mặt
trời.

Một photon chỉ cần đủ năng lượng để kích thích các electron ở lớp ngoài cùng để di
chuyển. Tuy nhiên, tần số ánh sáng mặt trời thường tương đương với 600K, vì vậy hầu hết
năng lượng mặt trời được hấp thụ bởi silic. Tuy nhiên, một phần đáng kể năng lượng mặt
trời được chuyển đổi thành năng lượng nhiệt thay vì năng lượng điện có thể sử dụng.

9
VI. TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] M&H Energy Solutions, Cấu tạo và Nguyên lý hoạt động của pin năng lượng mặt
trời, Truy cập từ: http://mhenergy.vn/cau-tao-va-nguyen-ly-hoat-dong-cua-pin-nang-
luong-mat-troi-12769.html
[2] Cấu tạo tấm pin năng lượng mặt trời và nguyên lý hoạt động, Truy cập từ:
https://quangdien.com.vn/cau-tao-tam-pin-nang-luong-mat-troi/

10

You might also like