You are on page 1of 135

SUY HÔ HẤP SƠ SINH

Ths. Bs. Nguyễn Thị Thanh Bình


MỤC TIÊU
• Trình bày các triệu chứng suy hô hấp ở trẻ sơ sinh
(SHHSS)
• Trình bày cách chẩn đoán SHHSS
• Trình bày các bệnh lý thường gây SHHSS
• Trình bày cách điều trị SHHSS chung và cụ thể
trong từng bệnh thường gặp
BÀO THAI HỌC
 Phổi hình thành và phát triển qua 4 giai đoạn:
1. <6w: mầm phổi
2. 6-17w: giai đoạn giả tuyến ( phát triển các các đường
dẫn khí chính từ các liên bào trụ tạo nên thành dày, lòng
hẹp)
3. 17-24w: gd tạo ống thở (liên bào các đường dẫn khí
bắt đầu rộng dần làm rộng lòng ống. Hệ vi tuần hoàn
cạnh liên bào đường thở tăng sinh. hình thành các tiểu
phế quản)
4. > 24w: gd tạo túi khí (biệt hóa thành tb I và II, bdau sx
surfactant, các tiểu phế quản tận biệt hóa thành tiểu
phế quản hô hấp, các túi khí nhỏ xuất hiện thành chùm.,
phân chia và thực hiện chức năng trao đổi khí.
BÀO THAI HỌC
• Trẻ sơ sinh có 17 - 170 triệu (tbinh 42 triệu)
phế nang
• người trưởng thành 300 triệu phế nang

• số lượng phế nang tăng nhanh nhất trong vài


năm sau sinh, ngừng hẳn trong khoảng 18
tháng đến 8 tuổi.
ĐẠI CƯƠNG
 Suy hô hấp(SHH): một hội chứng rất hay
gặp/thời kỳ sơ sinh, nhất là trong những
ngày đầu, trong thời gian trẻ tập thích nghi
với môi trường.
 Trẻ sinh non rất dễ bị SHH hơn trẻ đủ tháng:
<28w, 34w #40%, >42w # 44%.
 Tử vong do SHH đứng hàng đầu ở tử vong
sơ sinh 70-80% hoặc để lại di chứng.
SỰ THÍCH NGHI CỦA TRẺ SƠ SINH
 Từ tử cung đời sống bên ngoài: tự
cung cấp dưỡng khí bằng 2 phổi: cần
thiết để thích nghi.
 Sự chuyển tiếp hô hấp bằng nhau thai
hô hấp bằng phổi: sự thích nghi của
phổi, hệ tuần hoàn, hệ thần kinh trung
ương và hệ chuyển hóa.
 Thời gian thích nghi bắt đầu sau một vài
phút  nhiều ngày sau sinh.
SỰ THÍCH NGHI CỦA PHỔI

• Bào thai: 2 phổi hầu như không hoạt động.


Dưỡng khí được cung cấp qua nhau.
• Ra đời: tiếng khóc đầu tiên 2 phổi được thổi
phồng và bắt đầu trao đổi khí.
• Sự xuất hiện của động tác thở đầu tiên:
3 giả thuyết
SỰ THÍCH NGHI CỦA PHỔI
Cơ giới: ra khỏi tử cungthay đổi áp lực trong
không khí, nhiệt độ, sự va chạm vào da, không khí
tràn vào đường hô hấp phản xạ thở xất hiện rất
nhanh
Sinh hóa: Sau cắt rốn thay đổi đột ngột: thiếu
oxy, thừa CO2 và toan máu phản xạ thở được kích
thích
Sinh vật: Trong bào thai: phổi có chứa một ít
chất lỏng giống nước ối.
Ra đời: trẻ khóc không khí tràn vào đường thở, chất
lỏng rút đi theo hệ bạch huyết, phế nang căng phồng
không khí và bắt đầu hoạt động
SỰ THÍCH NGHI CỦA HỆ TUẦN HOÀN

 Cùng với động tác thở đầu tiên, để duy trì


hoạt động của phổi sự thay đổi của hệ
tuần hoàn bào thai, đảm bảo đầy đủ máu
vào phổi.

 Sau sinh, máu qua phổi tăng 5-10 lần: nhờ


sự thích nghi của hệ tuần hoàn bào thai.
SỰ THÍCH NGHI CỦA HỆ TKTW
• Rất cần thiết để duy trì động tác thở và điều hoà nhịp
thở.
• Sau sinh: trung tâm hô hấp/hành tủy bị kích thích thở
ngắt quãng (thở nấc hít vào, không có động tác thở ra/1
đến 3 phút  PaO2 trong máu  dần, kích thích các
trung tâm HH/ cầu não và hành tủy nhịp thở đều và
sâu hơn
• Sinh non, nhẹ ký: điều hòa nhịp thở kém.
• Mẹ dùng thuốc an thần/gây mê lúc sinh/trẻ bị xuất huyết
não do sang chấn sản khoa điều hòa nhịp thở rất yếu
SỰ THÍCH NGHI CỦA HỆ TKTW

• Sự điều hòa nhịp thở của trung tâm hô


hấp và hệ TKTW cũng có thể bị ức chế
nếu
– PaO2 máu giảm < 50mmHg
– PaCO2 máu tăng quá mức > 70mmHg
– pH máu giảm < 7 hoặc
– Thân nhiệt giảm <350C
SỰ THÍCH NGHI CỦA HỆ CHUYỂN
HÓA
 Trong những phút đầu sau sinh, trẻ bị thiếu
oxy trẻ cần phải hạn chế tiêu thụ oxy: tăng
cường chuyển hóa yếm khí, và dùng HbF để vận
chuyển oxy
 Trẻ sơ sinh chịu đựng thiếu oxy tốt hơn ở người
lớn nhờ chuyển hóa glucose yếm khí trong
những phút đầu tiên
 HbF (chiếm tỷ lệ 60-80% lúc chào đời) có khả
năng gắn nhiều oxy hơn HbA vì có độ pH cao
Sự thích nghi của các cơ quan nói trên được
phối hợp một cách nhịp nhàng và chặt chẽ,
nhằm đảm bảo động tác thở được khởi
động tốt và được duy trì đều đặn.
ĐỊNH NGHĨA
Hội chứng SUY HÔ HẤP chỉ tình trạng
hoạt động gắng sức của hệ hô hấp, vận
dụng nhiều công hô hấp nhằm đảm bảo
quá trình trao đổi khí đầy đủ để đáp
ứng nhu cầu chuyển hóa của cơ thể.
SINH LÝ BỆNH SUY HÔ HẤP
Tại phổi  hoạt động cơ HH (-) TKTW  tưới máu
phổi
 khuếch Shunt trong  thông khí Bất xứng V/Q
tán phổi
SUY HÔ HẤP

 PaO2 SUY HÔ HẤP NGƯNG THỞ


CẤP
Co mạch phổi Thiếu oxy mô Kiệt sức

 tuần hoàn phổi  a. lactic  Vận động cơ

 tính thấm thành TOAN MÁU


mạch
Thở nhanh
Phù/XH phổi

 thông khí  PaCO2 (+) hô hấp


THỂ TÍCH THỞ CỦA TRẺ SƠ SINH

THỂ TÍCH MỖI LẦN THỞ CÂN NẶNG LÚC SINH


/TRẺ SƠ SINH

Rất ít, 15ml Trẻ sinh non, cân nặng lúc sinh <
1500g
30ml - 60ml Trẻ sinh non, cân nặng lúc sinh
từ 1500g – 2000g

50ml - 80ml Trẻ > 2000g


CHỈ SỐ APGAR
• Giúp đánh giá sự thích nghi của trẻ ngay
sau khi ra đời sau 1 phút, 5 phút và 10
phút: 5 dấu hiệu, theo thứ tự quan trọng:
nhịp tim, nhịp thở, trương lực cơ, sự
phản ứng của trẻ đối với môi trường
và màu sắc da.
DẤU HIỆU ĐIỂM SỐ
0 1 2
Nhịp tim Không có <100 >100
Hô hấp Chậm, không
Không có Tốt, khóc to
đều

Mềm oặt, mất Vài động tác gập Cử động linh


Trương lực cơ
trương lực của tứ chi hoạt

Đáp ứng với kích


thích (xúc
Nhăn mặt, đáp
giác, đặt Không đáp ứng Ho, hắt hơi, khóc
ứng kém
catheter vào
mũi)
Xanh hoặc tái Thân hồng, chi Hồng hào toàn
Sắc da
nhợt xanh tím thân

Tổng điểm: 7-10 bình thường; 4-6 ngạt nhẹ hoặc trung bình;
0-3 ngạt nặng, cần hồi sức ngay
CHỈ SỐ SILVERMAN
0 1 2
1) Di động ngực bụng Cùng Ngực < Ngược chiều
chiều bụng
2) Co kéo liên sườn 0 + ++

3) Lõm hõm ức 0 + ++

4) Cánh mũi phập phồng 0 + ++

5)Tiếng rên rỉ 0 Qua ống Nghe được


(grunting) nghe bằng tai

KHÔNG CÓ (0), CÓ ÍT (1) CÓ NHIỀU (2),


CHỈ SỐ SILVERMAN

<3 Không SHH


ĐIỂM 3-5 SHH nhẹ
>5 SHH nặng
PHÂN LOẠI CỦA WHO
• - Mức độ rất nặng:
• + Cơn ngừng thở ≥ 20 giây.
• + Thở ngáp / thở nấc.
• + Nhịp thở < 20 lần/phút.
• - Mức độ nặng:
• + Tần số thở > 90 lần/phút kèm rút lõm lồng ngực
rõ hoặc/và thở rên.
• + Tím trung tâm.
• + Cử động đầu khi hít vào.
PHÂN LOẠI CỦA WHO
• - Mức độ trung bình:
• + Tần số thở > 90 lần/phút mà không rút lõm
lồng ngực rõ và không thở rên.
• + Tần số thở 60 – 90 lần/phút kèm rút lõm
lồng ngực rõ hoặc/và thở rên.
• - Mức độ nhẹ:
• + Tần số thở 60 – 90 lần/phút mà không rút
lõm lồng ngực rõ và không thở rên.
LÂM SÀNG

3 nhóm triệu chứng:

 Rối loạn nhịp thở

 Dấu gắng sức

 Ảnh hưởng lên cơ quan khác


RỐI LOẠN NHỊP THỞ
 Nhịp thở: Khó thở nhanh> 60 lần/phút hoặc khó thở
chậm, luôn luôn là bệnh lý; thở< 30 lần/phút thường do
tắc nghẽn đường thở hoặc do suy kiệt, đuối sức, hô hấp
mất bù.
• Nhịp thở < 20 lần /phút hoặc thở ngáp / thở nấc là
biểu hiện mức độ rất nặng.
• + Thở không đều với cơn ngưng thở ≥ 15 giây hoặc
ngưng thở ngắn tái diễn.
• + Ngừng thở: Cơn ngưng thở ≥ 20 giây được xem
như ngừng thở, là biểu hiện mức độ rất nặng.
DẤU GẮNG SỨC
• + Rút lõm lồng ngực rõ.
• + Thở rên thì thở ra.
• + Cánh mũi phập phồng.
• + Rút lõm hõm ức.
• + Co kéo liên sườn.
• + Di động ngực bụng kém hoặc ngược chiều.
• + Cử động đầu khi hít vào.
 Tiếng rên kỳ thở ra: RLHH  tăng công thở
thanh môn đóng sớm/giai đọan thở ra để tạo auto
PEEP # 2 –3 cmH2O nhưng không kín hoàn toàn
tiếng “rên” cuối của kỳ thở ra do khí đi qua nấp
thanh môn đóng không kín
Ảnh hưởng các cơ quan khác

 Tím: là một dấu hiệu muộn của SHH


 Tím/khí trời, ở quanh môi, đầu chi hoặc toàn thân
do PaO2 trong máu động mạch giảm< 60mmHg
 Tím/sơ sinh xuất hiện muộn hơn so với trẻ lớn (khi
PaO2 < 50mmHg) do đặc điểm của hệ chuyển
hóa khi có rối loạn nhịp thở, không chờ đợi khi
có tím tái, nên chỉ định thở oxy sớm, vì từ < 60
mmHg, PaO2 nhanh chóng  xuống < 50 mmHg
gây tử vong, nếu kéo dài di chứng thần kinh và
tinh thần bất hồi phục.
Ảnh hưởng các cơ quan khác
 TIM MẠCH
 Nhịp tim: nhanh là một biểu hiện sớm trong
SHH chậm và cuối cùng  RLNT hay ngưng
tim trong SHH cấp kéo dài.
 Huyết áp: lúc đầu tăng, sau đó giảm shock
 THẦN KINH: tùy mức độ giảm oxy và tăng
cacbonic máu biểu hiện TK từ nhẹ đến
nặng.
 Tri giác: Nhẹ: bức rức, kích thích, lơ mơ. Nặng:
co giật, ngủ lịm, hôn mê
 Cường cơ: thường giảm
 Đồng tử: có thể dãn trong trường hợp SHH nặng
 TỔNG TRẠNG CHUNG: Mệt mõi, đổ mồ hôi.
CẬN LÂM SÀNG
 KHÍ MÁU
PaCO2> 50mmHg; PaO2< 60mmHg; pH< 7,1-7,2
 X-QUANG LỒNG NGỰC
 Khi trẻ sơ sinh có biểu hiện suy hô hấp.
 Giúp phát hiện được các bệnh lý đi kèm hay các
nguyên nhân gây suy hô hấp cấp (TKMP, TDMP, viêm
phổi, dị vật đường thở, vị trí đặt nội khí quản…)
 ĐO VÀ THEO DÕI SaO2: Rất quan trọng, giúp
quyết định
 Thời điểm chỉ định oxy liệu pháp
 Lưu lượng oxy (FiO2) tối ưu, là lưu lượng oxy thấp
nhất để đạt trị số SaO2 bình thường (95% - 98%)
CHẨN ĐOÁN SHH SƠ SINH

 Bệnh sử: Nắm vững bệnh sử có thể phần


nào chẩn đóan được nguyên nhân gây suy
hô hấp.
 Lâm sàng: Dựa trên 3 triệu chứng lâm
sàng chính
 Cận lâm sàng: Khí máu là tiêu chuẩn giá
trị để chẩn đóan suy hô hấp hay suy hô
hấp cấp
CHẨN ĐOÁN SHH SƠ SINH

pH < 7,1 - 7,2


PaO2 < 60 mmHg (6,6kPa)
và/hoặc PaCO2 > 50 mmHg (8 kPa)
NGUYÊN NHÂN
 2 Nhóm nguyên nhân: tại phổi, ngoài phổi
 80% suy hô hấp sơ sinh thuộc về các
bệnh sau đây
 Bệnh màng trong
 Viêm phổi do hít nước ối phân su
 Cơn khó thở nhanh thoáng qua
 Viêm phổi bẩm sinh sơ sinh
 20% thuộc về các bệnh còn lại.
LƯU ĐỒ TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
SHH

Tịt mũi sau Sond mũi DD Teo thực quản


(+)
TKMP
Phế âm  1 bên
Thoát vị hoành
(-)

Phổi Không do phổi


Cơn thở nhanh Kéo dài chuyển tiếp
thoáng qua Nhiễm khuẩn
Bệnh màng trong Không do phổi (thiếu máu,
Hội chứng hít ối thần kinh, TBS, tắc đường
phân su thở trên, dị tật, chuyển hóa,
Viêm phổi thuốc, đa hồng cầu)
Cao áp phổi tồn tại
THƯỜNG GẶP ÍT GẶP HIẾM GẶP
Bệnh màng Xuất huyết phổi. U/kén phổi bẩm
trong. Giảm sản/bất sản sinh.
Cơn khó thở phổi. Khí phế thủng thùy
nhanh thoáng Hội chứng phổi bẩm sinh
qua sơ sinh. Wilson Mikity. Dò khí-thực quản
Hít nước ối Tắc nghẽn Dãn mạch bạch
nước phân su. đường thở trên. huyết phổi.
Viêm phổi bẩm Mềm sụn khí Tổn thương khí
sinh. quản. quản.
Tràn khí màng Chướng bụng. Bất thường xương
phổi. Tràn dịch màng sườn – lồng ngực.
Tồn tại tuần phổi. U ngoài lồng ngực.
hoàn phôi thai. Tràn dưỡng trấp
màng phổi.
Thoát vị cơ
hoành.
TIM MẠCH CHUYỂN HÓA TK/CƠ

Giảm thể tích. Acidosis Phù não.


Thiếu máu Hạ đường huyết. Xuất huyết não.
Đa hồng cầu Hạ thân nhiệt. Do thuốc.
Tồn tại tuần Tăng thân nhiệt. Bệnh lý cơ.
hoàn phôi thai. Bệnh lý cột
Bệnh tim bẩm sống.
sinh tím Tổn thương TK
Suy tim sung cơ hoành.
huyết.
BỆNH MÀNG TRONG
 Định nghĩa
 Một bệnh lý gây suy hô hấp, xảy ra sau khi khởi
phát thở ở trẻ sơ sinh bị thiếu surfactant ở phổi.
Thuật ngữ này xuất phát từ chẩn đóan tử thiết phổi
của những bệnh nhi. (Hyaline membrane disease-
HMD)
 Ngày nay, các nhà khoa học thường dùng thuật
ngữ “hội chứng suy hô hấp”(Respiratory distress
syndrome - RDS) để thay vì:
▪ Bệnh màng trong có liên quan đến rất nhiều đáp
ứng không đặc hiệu của phổi đối với những
nguyên nhân khác nhau
▪ Thuật ngữ “Bệnh màng trong” trên thực tế chỉ
được chẩn đóan xác định qua giải phẫu bệnh.
BỆNH MÀNG TRONG (RDS)
BỆNH MÀNG TRONG
 Dịch tễ học
 Gặp khắp thế giới
 Là một nguyên nhân quan trọng hàng đầu gây
tử vong đối với trẻ sơ sinh non tháng.
 30% trẻ sơ sinh tử vong do bệnh lý màng trong
hoặc các biến chứng của nó.
 Tàn suất mắc bệnh tỷ lệ nghịch với tuổi thai và
cân nặng lúc sinh.
TỶ LỆ MẮC BỆNH MÀNG TRONG/TuỔI

Tuổi thai Tỷ lệ mắc bệnh màng trong


< 28 tuần 60% - 80%
32 tuần - 36 tuần 15% - 30%

> 37 tuần 5%
BỆNH MÀNG TRONG
 Dịch tễ học
 Tuổi thai > 38 tuần: hiếm gặp.
 CNLS < 2500g: Tần suất #10-15%
 Nam > nữ ; da trắng > da màu.
 Tỷ lệ mắc bệnh gia tăng khi
▪ Mẹ bị tiểu đường trong thai kỳ
▪ Mẹ bị ngạt, bị xuất huyết khi sinh
▪ Mổ lấy thai.
▪ Sinh đôi: trẻ II có nguy cơ bệnh cao hơn
trẻ I
BỆNH MÀNG TRONG
 Cơ chế bệnh sinh
 Thành phần chính của surfactant là
▪ Dipalmitylphosphatidylcholin (lecithine)
▪ Phosphatidylglycerol
▪ Apoproteins (Surfactant proteins: SP-A; B;
C; D)
▪ Cholesterol.
 Surfactant được phóng thích vào bên trong
phế nang:   sức căng bề mặt và duy trì
tính ổn định của phế nang bằng cách phòng
ngừa xẹp các phế nang như cuối kỳ thở ra.
BỆNH MÀNG TRONG
 Cơ chế bệnh sinh
 Tuổi thai càng lớn  lượng phospholipid càng
được tổng hợp và dự trữ nhiều trong các tế bào
phế nang type II, càng nhiều surfactant.
 Thiếu Surfactant tăng sức căng bề mặt/phế
nang các phế nang có xu hướng xẹp lại
dung tích cặn chức năng .
 Trẻ non, nhiều nguyên nhân khác góp phần ức
chế tổng hợp surfactant  sản xuất hoặc phóng
thích vào trong phế nang không đủ đáp ứng nhu
cầu sau sinh.
BỆNH MÀNG TRONG
 Cơ chế bệnh sinh
 Ngay sau khi ra đời hoặc sau một thời gian thở bình
thường: nhiều phế nang bị xẹp và gây suy hô hấp. Trẻ
gắng sức hít vào nhưng khí không vào được vì phế nang
bị xẹp.
 Tỷ lệ Lecithin/Sphingomyelin trong dịch ối: thông số
đáng tin cậy để đánh giá mức độ trưởng thành của phổi
(lecithin là thành phần quan trọng).
 Khảo sát 2 chất trên/dịch PQ/sơ sinh hay trong nước ối:
giúp chẩn đóan bệnh: đã sản xuất được surfactant.
BỆNH MÀNG TRONG (RDS)
Lâm sàng

Khởi phát SHH vài giờ sau sanh


Tiến triển nặng trong 24 – 48 giờ
Khó thở nhanh, co rút lồng ngực, thở rên,
tím  thở chậm  ngưng thở
Nếu can thiệp tốt  cải thiện sau 3-5 ngày
BỆNH MÀNG TRONG (RDS)
Cận lâm sàng

Khí máu: PaO2, PaCO2, pH


XQ
GĐ 1: lưới hạt rải rác, phổi nở tốt
GĐ 2: hình khí phế quản đồ, thể tích phổi 
GĐ 3: xóa bờ tim, khí phế quản đồ rõ rệt
GĐ 4: phổi trắng xóa
BỆNH MÀNG TRONG (RDS)
BỆNH MÀNG TRONG
• Lâm sàng
– Đột ngột khó thở dữ dội, nhanh> 80 lần/phút, rên
nhiều, chủ yếu thì thở ra, co kéo lồng ngực, co lõm
hõm ức, tím tái ngày càng nặng. Chỉ số Silverman
nhanh chóng tăng > 5 điểm sau vài giờ hoặc vài ngày
thở bình thường.
– Sau vài giờ ngạt thở, vật vã trẻ đuối sức, mệt lã, thở
chậm dần, ngưng thở từng cơn và tử vong.
– Diễn tiến đến tử vong hoặc cải thiện trong vòng 3-5
ngày nếu được can thiệp tốt.
BỆNH MÀNG TRONG
• Cận lâm sàng
– Rối loạn trao đổi khí máu
• PaO2  nặng < 50mmHg
• PaCO2  nhanh > 70mmHg
• pH máu nhanh chóng  < 7
BỆNH MÀNG TRONG

 Diễn tiến: có chu kỳ, có thể tự khỏi nếu được máy


giúp thở trong thời gian nguy kịch
0–5 giờ sau sinh Thở bình thường

5–10 giờ sau sinh SHH, nhịp thở tăng kèm rối loạn
khí máu
10-24 giờ sau sinh Suy kiệt, thở chậm kèm rối loạn
chuyển hóa, toan máu nặng
Sau 24 giờ  Không được giúp thở trong lúc
SHH tử vong
 Được giúp thở tốt khỏi trong
vòng 1 tuần
BỆNH MÀNG TRONG
 Phòng ngừa: Có thể hạn chế bệnh màng trong
 Quan trọng nhất: phát hiện và điều trị các nguyên
nhân gây sinh non(quản lý thai tốt đối với các sản
phụ có nguy cơ cao).
 Kiểm tra lecithin/sphingomyelin trong nước ối, phối
hợp siêu âm khi cần lấy thai ra sớm.
 Tránh ngạt bào thai, giúp mẹ thở tốt và không bị xuất
huyết khi chuyển dạ.
BỆNH MÀNG TRONG
 Phòng ngừa
 Dùng corticoid cho mẹ: chỉ định
dexamethasone/bethamethasone cho tất cả các sản phụ
48-72 giờ trước khi sinh, với tuổi thai được xác định trong
khoảng 24-33 tuần, có biểu hiện phổi non với nồng độ
lecithin thấp trong dịch ối, tỷ lệ L/S < 2/1.
 Cách dùng
▪ Bethamethasone(TB), 2 liều, 12mg mỗi 24h
▪ Hoặc dexamethasone(TB), 4 liều, 6 mg mỗi 12h.
▪ Hiệu quả tối ưu sẽ bắt đầu 24 giờ sau khi chỉ định
corticoid và kéo dài trong vòng 7 ngày.
BỆNH MÀNG TRONG
• Phòng ngừa
– Nếu quá 7 ngày, kể từ lúc được chỉ định corticoid mà
vẫn chưa sinh, và nguy cơ sinh non vẫn còn cao
kiểm tra lại dịch ối. Nếu L/S thấp lập lại liều
corticoid đã cho.
– Liệu pháp này đã làm giảm mức độ nặng và tỷ lệ mắc
các biến chứng do bệnh màng trong, như: XH trong
não thất, CÔĐM, TKMP, viêm ruột hoại tử...
BỆNH MÀNG TRONG
• Thay thế Surfactant: áp dụng theo 2 chiến lược
– Điều trị trẻ bị bệnh màng trong
– Dự phòng lúc sinh: cho các trẻ non tháng, nhẹ cân.
BỆNH MÀNG TRONG
• Điều trị
– Điều kiện sử dụng surfactant trực tiếp qua ống NKQ:
đặt PEEP qua CPAP hoặc máy giúp thở  duy trì áp
lực dương liên tục cuối kỳ thở ra  tránh xẹp phế
nang tạo điều kiện cho surfactant phân bố đều đến
tận những vùng thông khí kém.
– Liều đề nghị: 75-100mg/kg, qua NKQ.
BỆNH MÀNG TRONG
• Các loại surfactant:
- Loại có nguồn gốc tự nhiên:
- + Chiết xuất từ phổi lợn (Curosuft 1,25-
2,5ml/kg)
- + Chiết xuất từ phổi bò (Newfactant 4ml/kg)
- Loại tổng hợp có chứa cồn để phân bổ
dipalmitoyl phosphatidylcoline lên toàn bộ bề
mặt phế nang có chứa khí và dịch ( Exosuft
5ml/kg)
BỆNH MÀNG TRONG
• Dự phòng:
– Trong vòng 15 phút sau sinh cho các trẻ đẻ rất non
dưới 27 tuần hoặc dưới 30 tuần mà mẹ không được
điều trị corticoides trước đó
– Đã cải thiện tốt nhu cầu oxy và thông khí phổi, giảm
được tỷ lệ tử vong do bệnh màng trong (nhưng
không giảm được tỷ lệ mới mắc của bệnh loạn sản
phổi).
BỆNH MÀNG TRONG
• Điều trị: NGUYÊN TẮC
– Hồi sức cấp cứu ngưng tuần hoàn hô hấp(nếu có)
– Giữ thân nhiệt  36,50C.
– Oxy liệu pháp cung cấp tại phòng sinh: phải nắm rõ về
liều, độc tính.
– Liệu pháp surfactant: chỉ định trong vòng 24 giờ ngay
sau sinh, qua ống nội khí quản, mỗi 12 giờ, có thể lập
lại 4 liều. (từ 18 giờ tuổi: liệu pháp corticoid thường
không có hiệu quả).
BỆNH MÀNG TRONG
• Điều trị: NGUYÊN TẮC
– Cung cấp dịch và điện giải theo nhu cầu.
– Toan chuyển hóa nặng: sử dụng NaHCO3 (phải đảm
bảo thông khí tốt trước khi chỉ định NaHCO3)
– Theo dõi huyết áp cận thận, duy trì tốt tuần hoàn và
khả năng vận chuyển oxy.
BỆNH MÀNG TRONG
• Điều trị: NGUYÊN TẮC
– Kháng sinh thích hợp
– Theo dõi hạ calci và tăng bilirubin máu
– Cung cấp dinh dưỡng
– Giám sát kỹ các biến chứng: xuất huyết nội sọ, còn
ống động mạch, tràn khí màng phổi, bệnh lý võng
mạc ở trẻ non tháng, nhiễm khuẩn bệnh viện, loạn
sản phế quản phổi.
BỆNH MÀNG TRONG
• Tiên lượng: Tỷ lệ sống phụ thuộc vào
– Trọng lượng trẻ lúc sinh, tuổi thai nhi
– Có điều trị dự phòng trước đối với glucocorticoid và
liệu pháp surfactant?.
– Phương tiện điều trị (CPAP, máy thở …)
– Mức độ trầm trọng và các biến chứng của bệnh.
BỆNH MÀNG TRONG
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu: Trên cơ sở hiểu
biết về dịch tễ học, nguyên nhân và cơ chế bệnh
sinh
– Phòng ngừa cấp 0: Loại trừ các yếu tố nguy cơ gây
bệnh hoặc không cho các yếu tố đó xuất hiện,
bằng cách nâng cao mức sống kinh tế, y tế, văn hóa,
xã hội, cải thiện môi trường sống …
BỆNH MÀNG TRONG
• Phòng ngừa cấp 1
– Nâng cao thể trạng cho sản phụ
– Hạn chế các yếu tố nguy cơ
• Kết hợp đa phương tiện truyền thông, các ban ngành đòan
thể: GDSK toàn dân về vệ sinh thai nghén, quản lý thai tại
địa phương.
• Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây sinh non, chậm
phát triển trong bào thai.
• Quản lý thai tốt đối với các sản phụ có nguy cơ.
BỆNH MÀNG TRONG
 Phòng ngừa cấp 2: Phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ
dẫn đến bệnh màng trong thái độ điều trị thích
hợp và kịp thời hạn chế đến mức tối thiểu tần suất
mắc bệnh, tỷ lệ tử vong của BMT cũng như các di
chứng.
▪ Mẹ: tiểu đường thai kỳ, ngạt, xuất huyết khi sinh, nhiễm
khuẩn trong thai kỳ…
▪ Trẻ được mổ lấy thai
▪ Đánh giá lecithin/dịch ối  đánh giá độ trưởng thành của
phổi
BỆNH MÀNG TRONG
– Phòng ngừa cấp 3: Tăng cường các biện pháp phục
hồi chức năng và khắc phục di chứng của bệnh …
• Áp dụng VLTL cải thiện tình trạng hô hấp,
• Phục hồi chức năng hô hấp cho trẻ sau thời gian thở máy…
HÍT PHÂN SU
 Dịch tễ học
• Phân su trong nước ối khoảng 10-15 % trường hợp sinh
(400.000 đến 600.000 trường hợp sinh ở Hoa kỳ mỗi năm)
• Khoảng 5% có hội chứng hít phân su với tỷ lệ tử vong
khoảng 5 %
• Thường gặp ở trẻ già tháng/đủ tháng có: bất thường dây
rốn, sinh khó cơ học, ngôi thai bất thường…
• Mục tiêu đầu tiên của việc hồi sức là ngăn ngừa hít phân su

Tuổi thai Tần suất dịch ối có phân su


< 37 tuần 2%
> 42 tuần 44%
HỘI CHỨNG HÍT PHÂN SU (MAS)
Sinh lý bệnh
Viêm, phù nề Tác động của Loạn chức
chất trung gian năng
surfactant
Thoát protein
R, C vào đường thở

MAS
Độc trực tiếp
Tắc đường thở do phân su

Co mạch phổi
do phân su
Tác động của ngạt
trong tử cung
(Thay đổi chủ mô và mạch
phổi)
Thay đổi tính
phản ứng mạch
phổi
HỘI CHỨNG HÍT PHÂN SU (MAS)
Lâm sàng
– # 5% trong số này viêm phổi do hít nước ối
phân (30% phải thở máy).
– Suy thai và thiếu oxy mô tống xuất của phân
su vào nước ối. (không hằng định)
 Bệnh sinh
 Trước đây: sự tống xuất phân su vào nước ối
đồng hành với hiện tượng ngạt bào thai chưa
được xác lập qua nhiều nghiên cứu.
 Mối liên quan giữa sự tống xuất phân su & tuổi
thai đã ủng hộ thêm cho 2 thuyết nữa
▪ Sự tống xuất phân su/tử cung: kết quả của sự kích
thích phó giao cảm thoáng qua do dây rốn bị chèn ép
trên một thai đã trưởng thành về thần kinh.
▪ Một hiện tượng tự nhiên phản ảnh sự trưởng thành
của đường tiêu hóa.
 Bệnh sinh
 VPHNOPS gặp ở trẻ đủ tháng & già tháng có kèm
theo suy tim thai. Bệnh cảnh thường rất nặng: SHH
ngay sau sinh.
 Khi bị ngạt/bào thai: có thể có toan máu thở nấc
sâu, sớm trước sinh hít nước ối phân su. Ra đời,
trẻ dễ bị ngạt tím, mũi miệng tràn đầy nước ối, có
khi đã bị nhiễm phân su.
 Phân su có thể vào đến khí quản & đường thở của
thai nhi ngay khi còn ở trong tử cung.(trẻ bị tẩm
nhuộm phân su lúc sinh: 56% có phân su/ khí quản
gần vùng hầu họng.
 Bệnh sinh
 Phân su không được hút sạch lúc sinh đường thở
trung tâm các nhánh khí phế quản ngoại vi tắc
nghẽn cơ học do phân su phình quá mức + xẹp
phổi từng vùng.
 Tiếp theo: viêm phổi do hóa học và phù mô kẽ
tắc nghẽn các phế quản nhỏ.
 Thâm nhiễm phế nang(neutrophil, hoại tử phế nang,
biểu mô đường thở, sự tích lũy của xác protein
trong lòng phế nang)  tắc nghẽn nặng thêm.
 Bệnh sinh
 VPHNOPS   áp lực ĐMP,  shunt phải-trái
qua lỗ bầu dục, ống động mạch.
 Những chất hoạt mạch/phân su co mạch phổi
hoặc gây ngưng tập tiểu cầu/phổi với sự phóng
thích thromboxan kháng lực phổi tăng trước
những thay đổi về mặt giải phẫu (đóng lỗ bầu
dục, teo ống động mạch)
• Diễn tiến
– Tức thời: trẻ tầm vóc to, người phủ đầy
phân su, chết lâm sàng. Trong miệng hầu
đầy nước ối lẫn phân su. Sau khi làm
thông đường thở, trẻ vẫn thở nấc không
đều.
– Chậm: sau vài giờ, cũng do hít dịch lúc
sinh. Hút dịch dạ dày thấy lẫn phân su.
 Lâm sàng
 Hội chứng SHH như: thở nhanh, phập phồng cánh
mũi, co kéo gian sườn, co lõm hõm ức, rên, tím …
 Ran ẩm to hạt cho đến mất phế âm một bên.
 Tim có thể bị chuyển vị trí do tràn khí màng phổi.
 Thần kinh biểu hiện không rõ ràng, lơ mơ.
• Cận lâm sàng
– X-quang
• Thông khí không đều, hạt đậm bờ không
rõ, tập trung/rốn phổi.
• Xẹp phổi và khí thủng rãi rác không đều ở
hai phổi.
• 30% - 50% có TKMP.
• Ứ khí ở phổi với vòm hoành bị đẩy dẹt
xuống.
– Sinh hóa
• Khí máu
–Thiếu oxy máu.
–Toan máu nặng. PaO2 , PaCO2 , pH ;
–Toan hô hấp, toan chuyển hóa thứ phát
sau ngạt,

Cảnh giác vấn đề “tồn tại tuần hoàn bào


thai” rất thường đi kèm theo
• Điều trị
– Trước kia, khi phát hiện có dịch ối phân su  áp
dụng phương pháp hút “DeLee”
– Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm Nhi khoa
Hoa kỳ, từ năm 2006 với trẻ sinh ngôi đầu việc
hút hầu họng không được khuyến cáo nữa vì âm
đạo của bà mẹ đã làm nhiệm vụ ép các nước ối
trong các phế nang ra ngoài khi sinh.
 Cũng từ 2007, phương pháp DeLee không còn
thực hiện sau khi các nghiên cứu đã chỉ ra cho
thấy việc hồi sức theo phương pháp DeLee và
theo phương pháp thường quy
▪ không có sự khác biệt đối với tỷ lệ trẻ phải thở
máy sau đó hay tỷ lệ trẻ tử vong
▪ cũng không có sự khác biệt về những rối loạn hô
hấp cần giúp thở qua CPAP ngay tại phòng sinh
▪ không có khác biệt về chỉ số APGAR.
 Trẻ hít nước ối phân su chỉ cần hút ngay dịch hầu họng
là đủ vì nước ối hít vào khí quản chỉ tập trung gần
vùng hầu họng, hút dịch hầu họng trong khi sinh cũng
không ghi nhận có tai biến xảy ra (vỡ phế nang, xẹp
phổi…).
 Thai ngạt được lấy ra nhanh chóng. Hồi sức từ phòng
sinh, hút hết nước ối hầu họng và cho thở oxy.
 Việc hút nước ối phân su phải được thực hiện khẩn
trương, cẩn thận, không được bỏ sót cho dẫu không
thấy phân su ở miệng, thành sau họng của trẻ, vì 10%
trẻ bị tẩm nhuận phân su từ trong bào thai, có phân
su trong khí quản dù không có phân su bám bên
ngoài.
 Nếu PaCO2 >70mmHg, đặt nội khí quản và cho trẻ thở
máy, kéo dài thời gian thở ra và rút ngắn thời gian hít
vào. Nên duy trì PaO2 máu 80mmHg - 90mmHg nhằm
giảm thiểu co mạch phổi do thiếu oxy máu.
 Điều trị sự tồn tại của tuần hoàn bào thai bằng những
phương pháp đặc hiệu.
 Do phân su cũng có thể làm giảm chức năng của
surfactant, cũng có thễ áp dụng liệu pháp thay thế
surfactant, nếu cần thiết.
 Điều trị cả nhiễm khuẩn huyết, viêm phổi, toan
chuyển hóa, toan huyết gây phù não, xuất huyết não vì
trẻ có thể nhanh chóng tử vong do những bệnh lý
trên.
• Dự phòng
– Quan trọng nhất là hút sạch dịch ối phân su ở
vùng hầu họng trước khi nhịp thở đầu tiên bắt
đầu.
– Phát hiện phân su nhiều/dịch ối có thể áp dụng
phương pháp tiêm qua màng ối loãng dịch
ối  chèn ép dây rốn
 Tiên lượng
Tùy vào tính chất nước ối
 Nếu nước ối bị nhiễm bẩn viêm phổi  SHH
thứ phát sau 1-2 ngày bệnh cảnh nhiễm
khuẩn toàn thân, toan khí và toan chuyển hóa,
có thể có phù não và xuất huyết nao.
• CSSKBĐ
– Phòng ngừa cấp 0: loại trừ các yếu tố nguy cơ
gây bệnh hoặc không cho các yếu tố đó xuất
hiện bằng cách nâng cao mức sống kinh tế, y tế,
văn hóa, xã hội, cải thiện môi trường sống …
– Phòng ngừa cấp 1
• Nâng cao thể trạng cho sản phụ
• Hạn chế các yếu tố nguy cơ
– Kết hợp đa phương tiện truyền thông, các ban
ngành đòan thể: GDSK toàn dân về vệ sinh thai
nghén, quản lý thai tại địa phương.
– Phát hiện và điều trị các nguyên nhân gây ngạt
bào thai, suy thai…(ở trẻ già tháng hoặc đủ
tháng: quan trọng nhất.
– Phòng ngừa cấp 2: phát hiện sớm các yếu tố nguy cơ
dẫn đến hít nước ối phân su hạn chế đến mức tối
thiểu tần suất mắc bệnh, tỷ lệ tử vong do bệnh.
• Phải quản lý thai tốt đối với các sản phụ có nguy
cơ cao  điều trị thích hợp và kịp thời HSSS tốt…
– Phòng ngừa cấp 3
• Tăng cường các biện pháp phục hồi chức năng và
khắc phục di chứng của bệnh … (áp dụng vật lý trị
liệu nhằm cải thiện tình trạng hô hấp, phục hồi chuc
năng hô hấp cho trẻ sau thời gian thở máy)
 Định nghĩa
 Một trong những bệnh cảnh SHH cấp hay gặp nhất/trẻ
sơ sinh (non tháng lẫn đủ tháng).
 Mô tả đầu tiên(Avery và CS): năm 1966 năm 1977
(Wesenberg & CS): hội chứng phổi ướt
 Thứ phát do tái hấp thu chậm dịch phế nang.
 Bệnh cảnh tự giới hạn, không để lại di chứng về sau.
• Dịch tễ học
– Tần suất 1-5%/tất cả sơ sinh.
– 9% đối với các sinh mổ.
– Chiếm # 6 /10.000 trẻ cần điều trị với oxy.
 Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh
 Do sự tái hấp thu chậm dịch phế nang qua hệ mao
mạch và bạch huyết. (bơm adenosin triphosphate tại
phổi). Ngạt chu sinh tổn hại bơm này.
 Nguyên nhân khác: mổ lấy thai, lạm dụng thuốc giảm
đau ở mẹ, mẹ tiểu đường, giới tính nam, cung cấp
thừa dịch nhược trương và oxytocin cho mẹ/lúc
sinh  dịch phế nang hoặc  tái hấp thu dịch phổi.
 Bệnh nguyên và cơ chế bệnh sinh
 Trước khi bắt đầu cuộc sinh (ngã âm đạo)
 catecholamin/thai nhi  dịch phế nang.
 Mổ lấy thai: lượng catechiolamin thấp hơn 
tần suất mắc bệnh cao/sinh mổ.
 Mổ lấy thai: không có sự co bóp nén chặt của âm
đạo/thai nhi  sự tống xuất dịch qua khí quản.
 Lâm sàng và diễn tiến
 Hội chứng khó thở nhanh/sơ sinh đủ tháng hoặc gần
đủ tháng không có biểu hiện ngạt.
 Kết hợp rất thay đổi của các triệu chứng: tím, thở
rên, phập phồng cánh mũi ± co kéo lồng ngực, thở
nhanh trong vài giờ đầu tiên sau sinh, nhịp thở 60 -
120 lần/phút.
 Bệnh tự giới hạn, không nguy cơ tái phát hoặc gây
rối loạn chức năng phổi. Tính chất “thoáng qua”
cũng rất thay đổi: kéo dài 12 - 24 giờ ở các thể nhẹ
nhất, > 72 giờ đối với những thể nặng.
 Cận lâm sàng
 Khí máu: thiếu oxy máu ở những mức độ khác nhau
dù tình trạng suy hô hấp không thường gặp.
 X-quang lồng ngực: là chìa khóa chẩn đóan.
▪ GĐ sớm: phế nang bị tràn dịch (giảm sáng).
▪ Từ giờ thứ 10: thông khí tốt hơn các đường đậm, bờ
không rõ, hội tụ về rốn phổi, có đường Kerley, đường khe
phổi, đường viền màng phổi (có hiện tượng tái hấp thu
dịch phế nang). Đa số các ca đều có thể phân biệt được
với bệnh màng trong.
 Điều trị
 Trước 24 giờ, tự khỏi trước khi có triệu chứng X-quang.
 Sau 24 giờ, nếu vẫn tồn tại cơn khó thở điều trị bằng
áp lực dương liên tục.
 Bù dịch duy trì đường tĩnh mạch cho đến lúc có thể nuôi
ăn bằng đường miệng một khi cơn khó thở đã ổn định.
 Việc điều trị lợi tiểu bằng Furosemide không đẩy nhanh
sự hồi phục trên lâm sàng.
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 Phòng ngừa cấp 0
▪ Nâng cao mức sống kinh tế, kiến thức y tế, văn hóa…
chỉ định sử dụng thuốc giảm đau và dịch truyền/cuộc
sinh
▪ Chỉ nên mổ lấy thai với các thai nhi càng gần với 40
tuần tuổi càng tốt.
▪ Nên cho chuyển dạ trước khi mổ lấy thai (nếu không
có chống chỉ định).
▪ Thời điểm kẹp rốn tốt nhất:  45 giây sau khi sinh,
tránh kẹp rốn muộn hơn.
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 Phòng ngừa cấp 1
▪ Tăng cường GDSK cho toàn dân: tầm quan trọng về
vệ sinh thai nghén và quản lý thai tại địa phương,
▪ Nhấn mạnh tầm quan trọng của dự phòng cấp 0 với
sự hợp tác hỗ trợ của nhiều ban ngành như y tế
thông tin, giáo dục và nhiều đòan thể xã hội khác.
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 Phòng ngừa cấp 2
▪ Chẩn đóan sớm, gián biệt tốt với các bệnh cảnh suy
hô hấp sơ sinh khác xử lý đúng và kịp thời tránh
lạm dụng các biện pháp điều trị không cần thiết 
tốn kém cho gia đình, bệnh viện, và một số di chứng
không có lợi do điều trị không thích hợp (loạn sản
phế quản phổi do thở máy…)
Cơn khó thở nhanh thoáng qua là bệnh cảnh có thể tự
giới hạn, lành tính.
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu
– Phòng ngừa cấp 3
• Tăng cường các biện pháp phục hồi chức năng và
khắc phục di chứng của bệnh…
• Thường không cần thiết do bệnh cảnh nhẹ.
 Dịch tễ học
 Phổi: vị trí bị nhiễm khuẩn thường gặp nhất viêm
phổi ở trẻ sơ sinh.
 Tỷ lệ viêm phổi sơ sinh  cùng với ngày tuổi và nguy
cơ tăng cao hơn nữa trong môi trường bệnh viện
(nhiễm khuẩn bệnh viện ở trẻ sơ sinh).
 Tác nhân: vi khuẩn hoặc virus.
 Bệnh có thể mắc phải trước, trong hoặc một thời gian
ngắn sau sinh.
VIÊM PHỔI
Cận lâm sàng
• Dịch tễ học
– Sớm (< 3 giờ tuổi): do nhiễm khuẫn bào thai rất
nặng, đi đôi với nhiễm khuẩn huyết, nhiễm
khuẩn toàn thân.
– Sau 3 giờ: thường do kỹ thuật đỡ sinh hoặc
chăm sóc sau sinh không đảm bảo vô khuẩn (hít
nước ối, sonde thở oxy bẩn)
• Dịch tễ học
– Mối liên quan giữa thời gian vỡ ối và tần suất mắc viêm
phổi sơ sinh

Thời gian vỡ ối % Viêm phổi


< 6 giờ 3,3
12 giờ - 24 giờ 51,7
> 24 giờ 90,0
• Dịch tễ học
– Trong khâu săn sóc sau sinh, trẻ có thể bị nhiễm
vi khuẩn có sẵn trong hơi thở của người lớn,
hoặc qua ống dẫn khí của các máy giúp thở …
 Bệnh sinh
 Tác nhân thường là liên cầu, vi khuẩn gram âm (E. coli)
thường có sẳn ở âm đạo mẹ.
 Săn sóc sau sinh: vi khuẩn có sẳn trong hơi thở của
người lớn, hoặc qua ống dẫn khí của các máy giúp thở,
như liên cầu B, tụ cầu, Pseudomonas…
 Nếu không lấy được dịch phổi để cấy và xác định vi
khuẩn trong điều trị viêm phổi sơ sinh, nên xem như
có sụ hiện diện của 2 loai vi khuẩn gram (-) và gram (+)
• Lâm sàng: Xuất hiện triệu chứng SHH.
• Cận lâm sàng: X-quang gặp tất cả các hình
ảnh mờ đục, bờ không rõ, dạng bóng nước,
tràn dịch, tràn khí, áp xe phổi, áp xe hóa …
 Điều trị
 Kháng sinh: theo kháng sinh đồ, nguồn lây, tiền căn
bệnh lý của mẹ.
 Trong khi chờ đợi kết quả kháng sinh đồ: kháng sinh
phổ rộng và hiệu quả đối với vi khuẩn gram dương
và vi khuẩn gram âm như Claforan, Methicillin,
Gentamycin
 Oxy liệu pháp, thở máy.
 Chống co giật (nếu có)
• Chăm sóc sức khỏe ban đầu
– Viêm phổi sơ sinh: bệnh lý có tần suất mắc bệnh
cao và gây tử vong đáng kể/sơ sinh phải luôn
nghi ngờ và hướng đến chẩn đóan viêm phổi ở
tất cả các trẻ sơ sinh, non tháng cũng như đủ
tháng khi trẻ có các dấu hiệu suy hô hấp.
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 Phòng ngừa cấp 0: nâng cao mức sống kinh tế, y tế,
văn hóa, xã hội, cải thiện môi trường sống …
 Phòng ngừa cấp 1
▪ Tăng cường GDSK: về tầm quan trọng vệ sinh thai
nghén và quản lý thai tại địa phương.
▪ Quản lý bệnh viện tốt: tránh quá tải, đảm bảo khâu
vô khuẩn bệnh viện   tỷ lệ NKBV,
▪ Huấn luyện bồi dưỡng chương trình ARI cho vùng
sâu, xa … phối hợp các ban ngành, đa phương tiện
truyền thông.
 Chăm sóc sức khỏe ban đầu
 Phòng ngừa cấp 2: Trang bị tốt kiến thức, nắm
vững chương trình ARI, phải biết nghi ngờ viêm
phổi sơ sinh để có chẩn đóan sớm và kịp thời.
 Phòng ngừa cấp 3: Tăng cường các biện pháp
phục hồi chức năng và khắc phục di chứng của
bệnh (vật lý trị liệu cải thiện tình trạng hô hấp)
 Điều trị suy hô hấp
 Thông đường thở: Trẻ nằm ngửa, nâng vai phù hợp,
khí quản được hút sạch đàm dãi, dạ dày trống.
 Oxy liệu pháp: Nhằm cải thiện tình trạng thiếu oxy
 Đảm bảo khả năng phân bố oxy cho mô và tế bào:
(Hb) đảm bảo cho Hct # 30 – 40%, giữ cung lượng
tim đủ.
 Điều trị toan máu: chống tăng CO2
 Điều trị kiệt sức: đảm bảo dinh dưỡng đầy
đủ để có năng lượng cho công hô hấp tránh
kiệt sức.
 Điều trị nhiễm khuẩn
 Song song điều trị nguyên nhân: dựa vào
bệnh sử, biểu hiện lâm sàng, cận lâm sàng
 Oxy liệu pháp
 Chỉ định: PaO2 <70 mmHg/tím tái. Nhưng thường
thì không đợi tím tái mà phải chỉ định oxy ngay khi
bắt đầu có biểu hiện khó thở trên lâm sàng.
 Nguyên tắc
▪ Khẩn trương, tích cục nhằm nâng PaO2 lên 100%.
▪ Thông đường thở trước khi thở oxy. Có thể kết hợp lấy dị
vật hoặc dùng thuốc dãn phế quản nếu cần.
▪ Độ ẩm/khí thở 80-90%, có kèm hơi nước hoặc qua một
lớp nước sạch. Giữ ấm khí thở # nhiệt độ cơ thể 36,50C -
370C
• Oxy liệu pháp
– Nguyên tắc
• FiO2 thích hợp/khí thở, 30-40% 100% nếu tím tái
nhiều. Khi trẻ hết tím  dần FiO2 21% sao cho
PaO2#100mmHg.
• Song song oxy trị liệu, nên điều trị các triệu chứng
sốt cao, co giật, toan máu, suy tim … bởi vì những rối
loạn này có thể ngăn cản tác dụng của điều trị.
 Sonde mũi có 1 nhánh: dễ bị tắc nghẽn do đàm
nhớt, FiO2 thấp, dễ gây trầy xước niêm mạc mũi
và kích thích vùng hầu họng của bệnh nhi gây
khó chịu.
 Cannula: FiO2 cao hơn ít gây kích thích đối với
trẻ, được WHO khuyên dùng
 Mặt nạ cao su: cần lưu lượng oxy cao(> 5l/phút)
để đẩy CO2 của khí thở ra. Có thể gây khó chịu do
mặt nạ phải chụp khít vào mũi và miệng. Oxy từ
5- 8l/phút sẽ  FiO2 #40 - 60%.
 Mũ nhựa
 Cần lưu lượng oxy cao> 5L/phút để đẩy CO2 của khí
thở ra.
 Lưu lượng oxy 5 - 8L/phút  FiO2 từ 28% - 40%
 Là loại dụng cụ cung cấp oxy thường chỉ được áp dụng
cho sơ sinh có tật môi, vòm hầu và tạo được sự dễ chịu
do không xâm lấn

FiO2 28-40% Với lưu lượng 5 - 8l/phút


oxy
40-85% Với lưu lượng 8 – 12l/phút
oxy
Sonde
TIÊU CHUẨN Cannula Sonde mũi mũi hầu Túi nhựa Mặt nạ

1) Độ an toàn cao cao TB thấp thấp

2)Tính hiệu quả TB TB cao thấp thấp

3)Tính đơn giản cao TB TB thấp TB

4)Mức dung nạp cao TB TB cao thấp

5)Khả năng dùng TB Cao cao thấp thấp


Loại dụng cụ Sonde Cannula Sonde mũi
mũi hầu
Trẻ < 2 tháng 1-2 L/ph 1-2 L/ph 1-2 L/ph
(< 5Kg)
Nồng độ oxy 24-30% 30-40% 40-60%
(FiO2)
 Đại cương
 NCPAP: kiểu thở trợ giúp khi còn tự thở được, giữ
cho đường thở và phế nang có áp lực dương suốt
chu kỳ thở (hít vào và thở ra).
 CPAP được trang bị hầu hết ở các máy giúp thở hiện
đại (SERVO 900, Baby Bird) và có thể thực hiện với
hệ thống CPAP đơn giản.
 GREORY&CS (1971): thành công/sử dụng CPAP để
điều trị BMT/sơ sinh non tháng nhiều tác giả khác
dùng CPAP hạ thấp đáng kể tỷ lệ tử vong do BMT.
• Đại cương
– WUNG (1976) cho rằng: “CPAP là một cuộc cách
mạng quan trọng trong điều trị hội chứng SHH
cấp ở trẻ sơ sinh”
– Hiện nay: CPAP có vai trò rất quan trọng trong
điều trị SHH  tỷ lệ trẻ cần phải sử dụng máy
thở,  tỷ lệ tử vong các trẻ bị SHH.
– CPAP có thể được thực hiện qua sonde mũi, mặt
nạ hoặc nội khí quản.
• Tác dụng của CPAP
– Luôn giữ AL dương đường thở chống xẹp phổi
ở cuối kỳ thở ra  trao đổi khí/phế nang
làm  thể tích cặn chức năng & cải thiện tốt độ
dãn nở của phổi
– Làm dãn phế quản nhỏ  sức đề kháng không
khí vào phổi đến mức tối thiểu   công phải sử
dụng khi tự thở, đàm nhớt dễ bị tống ra ngoài.
 Chỉ định(trong SHHSS)
 CPAP: cải thiện sự oxy hóa, giảm thiểu nhu cầu
oxy cao, dung tích cặn chức năng, cải thiện độ
dãn nở  CHỈ ĐỊNH khi:
▪ Thất bại thở oxy qua mũi với FiO2 > 40% ở các bệnh
nhi bị các bệnh lý gây giảm dung tích cặn chức năng
và giảm độ dãn nở của phổi.
Điểm quan trọng: bệnh nhi còn khả năng tự thở.
 Chỉ định có thể có
 Bệnh màng trong
 Cơn ngưng thở kéo dài ở sơ sinh
 Một số tác giả đề nghị dùng CPAP ở tất cả các trẻ
sinh non < 24 tuần tuổi hoặc cân nặng lúc sinh
<1500 g.
 Chế độ thở trung gian trước khi bỏ máy giúp thở.
Chống CĐ: TKMP chưa được dẫn lưu, tăng áp lực nội sọ
(xuất huyết não, viêm não-màng não), Bn đang sốc
giảm thể tích chưa bù, chảy máu mũi nặng, viêm
phổi có bóng khi
 Kỹ thuật tiến hành
 Thăm khám, X-quang tim phổi: loại trừ các chống chỉ định
đối với CPAP.
 Chọn áp lực ban đầu: thường là dựa theo tuổi. Nên bắt
đầu từ áp lực thấp ( 4 - 5 cm H2O).
 Kỹ thuật tiến hành
 Nguyên tắc: chọn Fi02 để bảo đảm SaO2 là 90-95%
và PaO2 là 75-90mmHg.
 Đang tím tái nặng, SaO2 giảm nặng, có cơn ngưng
thở kéo dài: FiO2 khởi đầu 100%  theo dõi mỗi
15ph, tùy theo đáp ứng lâm sàng và Sa02   dần
FiO2.
 Trương hợp khác: bắt đầu với FiO2 30-40%,  dần
mỗi 5-10% song song việc theo dõi lâm sàng và đáp
ứng SaO2. Nên giữ FiO2 < 60% (tránh tai biến do ngộ
độc oxy).
 Giữ nhiệt độ khí đưa vào 330C ±10C
 Chọn lựa áp lực và FiO2 tối ưu
 Mục đích CPAP: đưa oxy trong máu động mạch
về trị số bình thờng với áp lực CPAP trong giới
hạn an toàn và FiO2 tối thiểu (FiO2 40%)
 Khi áp lực còn thấp (4 – 5 cmH2O) mà cần FiO2 >
60% mới giữ được SaO2 tốt  tăng dần áp lực
từ 1 – 2 cmH2O mỗi 30 phút - 1 giờ song song
với giảm FiO2.
 Nếu phải dùng áp lực cao và FiO2 > 60%:  chế
độ thở máy.
 Chỉ định ngưng CPAP
 Đáp ứng tốt với CPAP sau nhiều giờ  giảm FiO2
mỗi lần 5% mỗi 30 phút cho đến khi FiO2 đạt
40%  giảm dần áp lực 2 cmH2O mỗi 2 giờ 
áp lực đạt 4 cmH2O.
 Ngưng CPAP nếu bệnh nhi hội đủ các điều kiện
sau
▪ Ổn định lâm sàng, cận lâm sàng (khí trong máu)
trong nhiều giờ.
▪ FiO2 < 40% & áp lực CPAP < 4cmH2O (trong trường
hợp đang thở CPAP áp lực cao, phải giảm áp từ từ)
 Thường chỉ sử dụng máy giúp thở chu kỳ áp suất
cho trẻ sơ sinh và nhũ nhi.
 Ưu điểm: kích thước gọn nhẹ, cấu tạo đơn giản,
dễ vận hành, giá thành rẻ.
 Khuyết điểm
 Thể tích khí lưu thông thay đổi trong các trường hợp
bệnh lý có áp lực đường thở tăng hay độ chun dãn
giảm.
 Thể tích thông khí sẽ giảm khi sức kháng đường thở
tăng (R), hay độ chun dãn giảm, nếu vẫn giữ cùng một
áp suất đã đặt(theo dõi thể tích khí lưu thông thường
xuyên  mực áp suất hít vào phù hợp).
• Chỉ định thở máy sơ sinh
– Giảm oxy máu rõ: PaO2 < 50-60 mmHg khi đang
thở với FiO2 > 60-80%.
– PaCO2 > 50 mmHg và pH < 7,2
– Nhiều cơn ngưng thở thường xuyên, kéo dài > 20
giây, không đáp ứng với những cách điều trị khác
(thuốc, CPAP)
– Trẻ sinh non, trọng lượng lúc sinh < 1000 g có kèm
theo ngạt thở hoặc suy hô hấp.
Oxygen 100%
Thể tích khí lưu thông 10 – 15 ml/kg
Thời gian hít vào 0,5 giây
PIP (Peak inspiratory 20 – 30 cmH2O
Pressure)
Tần số thở  Trẻ sơ sinh : 40 - 60 lần/ph
 Trẻ nhỏ : 20 – 30 lần/ph
 Trẻ lớn : 16 – 20 lần/ph
PEEP (Positive End  3 -5 cm H2O
ExpiratoryPressure)
 Nằm đầu thấp hơn ngực (có gối nhỏ lót vai
lưng) và nghiêng bên, để đàm dãi dễ thoát ra
ngoài và để cổ không bị gập, đường thở
thoáng.
 Thay đổi tư thế nằm sau mỗi bữa ăn, lúc
ngữa, lúc sấp, lúc nghiêng trái, lúc nghiêng
phải, điều dưỡng cần vỗ nhịp nhàng vào lồng
ngực để tránh xẹp phổi và ứ đọng đàm dãi.
 Hút đàm qua ống NKQ và kiểm tra sonde mũi.
Giữ nhiệt độ cơ thể từ 36,5-37,50C. Thân nhiệt <
360C  sưởi; hạ nhiệt nếu thân nhiệt > 380C.
 Bệnh nhân phải được yên tĩnh, tránh di chuyển
và có thê thêm thuốc an thần nếu trẻ vật vã, co
giật …
 Tránh dùng các loại thuốc trợ hô hấp, trợ tim
không cần thiết. Chỉ điều trị đặc hiệu bằng
digoxin nếu có suy tim thật sự.
 Nhịp thở, mạch, nhiệt độ, nhịp tim, màu da, sự
di động của lồng ngực, khí trong máu: PaO2,
PaCO2, pH máu.
 Sau 30 phút thở oxy, trẻ hết tím tái, hồng hào 
PaO2 đã trở về bình thường, bệnh nhân nằm yên
thở đều, bú được giảm dần FiO2 từ 100%
xuống 60% rồi 30% và cuối cùng là 21%
 Sau 30 phút thở oxy: bệnh nhân vẫn tím tái,
mạch vẫn nhanh nhỏ khó bắt  oxy trị liệu
không có tác dụng  tìm và giải quyết cá
nguyên nhân (suy tim, toan máu, toan khí hoặc
tổn thương phổi quá nặng hoặc có kèm theo tim
bẩm sinh)
 Nều bệnh nhân thở oxy kéo dài > 24 giờ  theo dõi
nồng độ oxy trong khí thở và trong máu động mạch,
vì ngộ độc oxy nếu PaO2 > 150 mmHg kéo dài > 24
giờ.
 Tình trạng ngộ độc thường gặp ở trẻ non tháng nuôi
dài ngày trong lồng ấp với nồng độ oxy trong khí thở
luôn luôn > 40%. Triệu chứng: xơ teo võng mạc ở trẻ
sinh non và xơ phổi gây suy hô hấp mãn do loạn sản
phế quản phổi ở trẻ được sử dụng máy thở thời gian
dài.
ĐIỀU TRỊ TOAN MÁU
 SHH kéo dài/nặng, bên cạnh PaO2 giảm và PaCO2
tăng, thường có toan máu, pH < 7,2 tiêm TM
dung dịch Bicarbonate đậm đặc 75‰ (1ml = 1
mEq). Số mEq được tính theo công thức
Số mEq bù = 0,3 x mKg x số Bicarbonate thiếu
 Toan khí cao, PaO2 > 70mmHg, nên chống toan
bằng dung dịch THAM (Trihydroxyl-Meùthyl-
Amine) số lượng cũng được tính như
Bicarbonate. (kết hợp dung dịch glucose ưu
trương 20% để tránh biến chứng hạ đường
huyết). Trường hợp không đo được (HCO3) có
thể điều trị “mù“ với (HCO3)- 1mEq/Kg
 Cung cấp đầy đủ năng lượng cơ hô hấp hoạt
động tốt. Trong thời gian cấp cứu, trẻ không ăn
được bằng đường miệng, có thể nuôi bằng
đường tĩnh mạch ngắn ngày(< 3 ngày) tạm thời
bằng dung dịch glucose 10%, 60ml - 80ml/Kg.
 Nếu trẻ hết tím tái bơm sữa qua sonde dạ
dày, số lượng có thể từ 10 - 20ml/lần.
 Nếu trẻ khó thở nhanh >80 lần/phút, giúp tránh
kiệt sức bằng cách giúp thở sớm bằng bóp bóng
qua mặt nạ hoặc bằng máy thở.
• Dùng kháng sinh phổ rộng như đã trình bày ở
phần viêm phổi sơ sinh, tối thiểu 3 - 5 ngày
hoặc hơn tùy theo bệnh cảnh.

You might also like