You are on page 1of 19

TẬP LÀM VĂN

HƯỚNG DẪN CÁCH LÀM BÀI VĂN


CẢM NHẬN VỀ MỘT TÁC PHẨM
THƠ TRỮ TÌNH

Giáo viên giảng dạy: Đào Thị Mỹ Dung


Trường THCS Lê Mao – TP.Vinh – Nghệ An
KHI CON TU HÚ
TỐ HỮU
Đề 3: Cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú” của tác giả Tố Hữu

1. Vấn đề nghị luận: Bài thơ “Khi con tu hú”


(Nội dung, nghệ thuật)
2. Dạng bài: Nghị luận văn học (Cảm nhận)
3. Phạm vi nghị luận: Cả bài thơ “Khi con tu hú”

4. Cấu trúc câu văn mang luận điểm: Từ ngữ liên kết + phạm vi nghị luận
tương ứng từng phần + cảm xúc của học sinh + nội dung trong từng
phần của bài thơ
Mở bài đề 3:
+ Tố Hữu là nhà thơ tiêu biểu trong suốt tiến trình thơ ca cách
mạng Việt Nam
+ “Khi con tu hú” là tác phẩm xuất sắc của ông.
+ Bài thơ đã gieo vào lòng độc giả nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Kết bài đề 3:
+ Như vậy, bài thơ “Khi con tu hú” đã gieo vào lòng độc giả
nhiều cảm xúc khó phai mờ.
+ Với những cảm xúc ấy, tác phẩm đã có sức sống lâu bền qua
nhiều thế hệ bạn đọc.
+ Nhà thơ Tố Hữu thực sự là một cây bút tiêu biểu, một cánh
chim đầu đàn trong nền thơ ca cách mạng Việt Nam
Mở bài đề 1:
+ Tế Hanh là nhà thơ tiêu biểu trong dòng văn học lãng mạn Việt
Nam trước cách mạng Tháng Tám năm 1945
+ “Quê hương” là tác phẩm xuất sắc của ông.
+ Bài thơ đã gieo vào lòng độc giả nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Kết bài đề 1:
+ Như vậy, bài thơ “Quê hương” đã gieo vào lòng độc giả nhiều
cảm xúc khó phai mờ.
+ Với những cảm xúc ấy, tác phẩm đã có sức sống lâu bền qua
nhiều thế hệ bạn đọc.
+ Nhà thơ Tế Hanh thực sự là một cây bút tiêu biểu trong phong
trào Thơ Mới 1932 – 1945.
Mở bài đề 2:
+ Hồ Chí Minh là nhà thơ tiêu biểu trong nền văn học cách mạng
Việt Nam
+ “Ngắm trăng” là tác phẩm xuất sắc của Người, rút từ tập “Nhật
kí trong tù”
+ Bài thơ đã gieo vào lòng độc giả nhiều cảm xúc khó phai mờ.

Kết bài đề 2:
+ Như vậy, bài thơ “Ngắm trăng” đã gieo vào lòng độc giả nhiều
cảm xúc khó phai mờ.
+ Với những cảm xúc ấy, tác phẩm đã có sức sống lâu bền qua
nhiều thế hệ bạn đọc.
+ Hồ Chí Minh thực sự là một cây bút tiêu biểu trong phong trào
thơ ca cách mạng Việt Nam
THÂN BÀI:
Ý 1: Giới thiệu chung:
+ Bài thơ “Khi con tu hú” được sáng tác năm 1939, khi Tố Hữu bị bắt giam
trong nhà lao Thừa Phủ - Thừa Thiên Huế. Tác phẩm được đưa vào tập thơ
“Từ ấy”
+ Nhân vật trữ tình trong bài là người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm
+ Bài thơ chia làm hai phần, vừa tả cảnh vừa tả tình, hài hòa gắn kết
THÂN BÀI:
Ý 1: Giới thiệu chung:
+ Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đi
học xa nhà. Tác phẩm được đưa vào tập “Nghẹn ngào”, mở đầu
cho nguồn cảm hứng viết về đề tài quê hương đất nước, một đề
tài xuyên suốt trong đời thơ Tế Hanh
+ Nhân vật trữ tình trong bài chính là tác giả, một người con làng
chài ven biển
+ Bài thơ chia làm bốn phần, vừa tả cảnh vừa tả tình, hài hòa
gắn kết
Ý 1: Giới thiệu chung:
+ Bài thơ “Quê hương” được sáng tác năm 1939, khi Tế Hanh đi học xa nhà. Tác
phẩm được đưa vào tập “Nghẹn ngào”, mở đầu cho nguồn cảm hứng viết về đề
tài quê hương đất nước, một đề tài xuyên suốt trong đời thơ Tế Hanh
+ Nhân vật trữ tình trong bài chính là tác giả, một người con làng chài ven biển
+ Bài thơ chia làm bốn phần, vừa tả cảnh vừa tả tình, hài hòa gắn kết
THÂN BÀI:
Ý 1: Giới thiệu chung:
+ Bài thơ “Ngắm trăng” được sáng tác trong khoảng thời gian Bác
Hồ đang bị giam giữ (1942-1943), bị giải đi khắp các nhà tù của
chính quyền Tưởng Giới Thạch ở Quảng Tây (Trung Quốc).
+ Tác phẩm viết về đề tài trăng, một đề tài quen thuôc trong sự
nghiệp thơ ca của chủ tịch Hồ Chí MInh
+ Nhân vật trữ tình trong bài chính là tác giả, một người chiến sĩ
cách mang đang bị giam cầm
+ Bài thơ chia làm hai phần, vừa tả cảnh vừa tả tình, hài hòa gắn
kết.
CÁC CÂU VĂN MANG LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ
LUẬN ĐIỂM 1: Trước hết, đọc sáu câu thơ đầu, chúng ta cảm nhận được một bức tranh
thiên nhiên mùa hè rực rỡ được gọi về trong tâm tưởng, thể hiện tình yêu thiên nhiên,
tình yêu cuộc sống và tinh thần lạc quan và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cách
mạng:
Khi con tu hú gọi bầy
Lúa chiêm đương chín, trái cây ngọt dần
Vườn râm dậy tiếng ve ngân
Bắp rây vàng hạt đầy sân nắng đào
Trời xanh càng rộng càng cao
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không
Luận cứ 1: Đó là bức tranh thiên nhiên được gọi dậy từ một thanh âm rất đặc trưng của
mùa hè, từ đó, mở ra nhiều chiều hướng khác nhau của không gian, tạo nên đường nét
bố cục rất hài hòa in đậm trong tâm trí độc giả
Luận cứ 2: Cảnh sắc mùa hè ngập tràn âm thanh, rực rỡ sắc màu, thức dậy nhiều giác
quan cảm nhận ở nhân vật trữ tình, tưởng như chúng ta đang được trực tiếp ngắm nhìn
Luận cứ 3: Đặc biệt, các sự vật xuất hiện trong bức tranh đều ở trạng thái vận động,
không ngừng sinh sôi nảy nở, làm cho tâm hồn độc gỉa dường như cũng náo nức hơn,
yêu đời hơn.
CÁC CÂU VĂN MANG LUẬN ĐIỂM, LUẬN CỨ
LUẬN ĐIỂM 2: Tiếp đó, đọc 4 câu thơ cuối, chúng ta còn cảm
nhận được tâm trạng của nhân vật trữ tình giữa không gian chật
hẹp của tù ngục với nhiều cung bậc cảm xúc khác nhau, thể hiện
bản lĩnh của một người chiến sĩ cách mạng kiên cường, luôn
hướng về ánh sáng tự do.
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!
LUẬN ĐIỂM 1: Trước hết, đọc sáu câu thơ đầu, chúng ta cảm nhận được một bức tranh thiên
nhiên mùa hè rực rỡ được gọi về trong tâm tưởng, thể hiện tình yêu thiên nhiên, tình yêu cuộc
sống và tinh thần lạc quan và khát vọng tự do cháy bỏng của người tù cách mạng:
Khi con tu hú gọi bầy
[…]
Đôi con diều sáo lộn nhào từng không…
LUẬN CỨ 1: Đó là bức tranh thiên nhiên được gọi dậy từ những thanh âm rất đặc trưng của
mùa hè, từ đó, mở ra nhiều chiều hướng khác nhau của không gian, tạo nên đường nét, bố
cục rất hài hòa in đậm trong tâm trí độc giả
+ Sống trong cảnh lao tù ngột ngạt, người chiến sĩ trẻ lúc nào cũng hướng tâm hồn mình về cuộc
sống bên ngoài song sắt nhà tù. Với tâm hồn khao khát tự do và trí tưởng tượng phong phú, nhà
thơ lắng nghe mọi âm thanh từ xa vọng đến nơi tối tăm tù ngục. Tiếng chim tu hú gọi bầy ngân
lên xa gần trên đồng quê nghe bồi hồi, tha thiết. Tiếng ve râm ran từ những vườn cây trái đang
vào vụ chín. Tiếng sáo diều trên trời cao gọi về những khoảng khắc thật yên bình của làng quê.
+ Tất cả những thanh âm ấy gợi lên trong lòng người bao xúc cảm náo nức, rộn ràng, tươi mới.
Nhất là với người tù cách mạng đang bị ngăn cách hoàn toàn với thế giới bên ngoài, tiếng chim tu
hú đã trở thành chiếc cầu nối đầu tiên gắn kết tâm hồn nhà thơ với cuộc sống tự do.
- Tố Hữu đã phát huy thế mạnh của biện pháp tu từ liệt kê để có thể giúp độc
giả cùng với ông mở rộng các giác quan, mở rộng trí tưởng tượng bay bổng.
Tiếng chim tu hú gọi bầy, gọi dậy cả hình ảnh cánh đồng lúa kết đọng mùa
vàng, cả vườn trái cây kết hương ửng chín, cả sân bắp đều hạt phơi mình dưới
nắng đào. Và trên bầu trời cao xanh lồng lộng, đôi diều sáo lộn nhào rất yên
bình, rất tự do. Tiếng sáo như nhịp ru cánh diều no gió. Một bức tranh thiên
nhiên thật đẹp đã được vẽ ra bằng ngòi bút đầy chất hội họa của một thi sĩ
cách mạng. Bức tranh mang bóng dáng thân thuộc của cảnh vật nơi làng quê
Việt Nam.
- Bức tranh ấy có chiều rộng, chiều xa của những cánh đồng, những vườn cây,
những sân phơi trải rộng; có chiều cao, chiều sâu của bầu trời xanh lộng gió,
ẩn hiện đôi con diều sáo tự do và yên bình.
=> Đây chính là bố cục hài hòa của một bức tranh phong cảnh, thể hiện sự kết
hợp hài hòa giữa thơ ca và âm nhạc, hội họa. Quả đúng là «thi trung hữu nhạc,
thi trung hữu họa» (Trong thơ có nhạc, trong thơ có họa).
Luận cứ 2: Cảnh sắc thiên nhiên mùa hè còn ngập tràn âm thanh, rực rỡ
sắc màu, thức dậy nhiều giác quan cảm nhận ở người chiến sĩ cách
mạng.
- Phép điệp ngữ lặp lại các phó từ chỉ mức độ tăng tiến "càng ... càng...",
kết hợp cách sử dụng hàng loạt các tính từ, động từ có giá trị biểu cảm và
tạo hình: chín, ngọt, dậy, ngân, vàng, đào, xanh, cao, lộn nhào đã gợi lên
một khung cảnh thiên nhiên đầu hè với rất nhiều màu sắc tươi sáng, rực
rỡ; hương vị ngọt ngào; âm thanh sôi động, náo nức; các sự vật có đôi có
bầy, rất yên bình. Có màu vàng của lúa chín, của sân phơi đầy bắp, của trái
cây chín ngọt; có màu xanh của bầu trời, của cây cối trong vườn; có màu
hồng đào của nắng sớm mai...
=> Cảm giác nhân vật trữ tình đang tận mắt chứng kiến, trực tiếp chạm
vào từng cảnh vật để vẽ lại cho độc giả xem một thước phim quay chậm
bằng ngôn từ nghệ thuật.
Luận cứ 3: Đặc biệt, các sự vật xuất hiện trong bức tranh đều ở trạng
thái vận động, không ngừng sinh sôi nảy nở, làm cho tâm hồn độc giả
dường như cũng náo nức hơn, yêu đời hơn.

- Nhà thơ đã lựa chọn các cụm từ có cấu trúc kết hợp giữa phó từ và
tính từ như: "đang chín, ngọt dần, càng rộng càng cao» cùng những động
từ giàu giá trị biểu cảm như "lộn nhào, chín, dậy" để tô đậm sức sống của
các sự vật thiên nhiên trong bức tranh ngày hè. Sự vật nào cũng đang ở
trạng thái vận động, sinh sôi nảy nở không ngừng, hướng đến độ chín
muồi nhất, căng tràn nhựa sống nhất.
- Sức sống của vạn vật phải chăng phản chiếu tình yêu cuộc sống cũng
đang căng tràn trong lòng người chiến sĩ? Dù bị ngăn cách với thế giới bên
ngoài nhưng nhân vật trữ tình luôn khao khát tự do, luôn bừng cháy tình
yêu với thiên nhiên, với cuộc đời rộng lớn.
+ Liên hệ, mở rộng: Mười chín tuổi, trẻ trung và đầy nhiệt huyết, vừa được
kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam, bỗng chốc người chiến sĩ ấy bị đẩy vào
cảnh lao tù tăm tối. Đã có những lúc ông bi quan thốt lên: “Cô đơn thay là cảnh
thân tù/Tai mở rộng và lòng nghe rạo rực/ Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo
nức/Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!”. Thơ Tố Hữu những năm tháng này
luôn vang động những thanh âm của thế giới bên ngoài. Tuy nhiên, nếu ở giai
đoạn đầu khi mới bị bắt vào tù, những thanh âm ấy vô cùng lạnh lẽo, u ám:
Nghe chim kêu trong gió mạnh lên triều
Nghe vội vã tiếng dơi chiều đập cánh
Nghe lạc ngựa rùng chân bên bên giếng lạnh
Dưới đường xa nghe tiếng guốc đi về…
thì đến bài thơ “Khi con tu hú” tất cả đã bừng dậy một sức sống căng tràn.
Người tù dù bị ngăn cách bởi bốn bức tường giam những tâm hồn thì bay bổng
ở những khung trời bao la, rộng lớn.
=> Đây chính là biểu hiện của khát vọng tự do mãnh liệt; của tinh thần lạc quan
cách mạng
LUẬN ĐIỂM 2: Men theo mạch cảm xúc của nhân vật trữ tình, đọc 4 câu thơ cuối, chúng ta còn
cảm nhận được tâm trạng của người chiến sĩ giữa không gian chật hẹp của tù ngục với nhiều
cung bậc cảm xúc khác nhau, thể hiện bản lĩnh cách mạng kiên cường, luôn hướng về ánh sáng
tự do:
Ta nghe hè dậy bên lòng
Mà chân muốn đạp tan phòng, hè ôi!
Ngột làm sao, chết uất thôi
Con chim tu hú ngoài trời cứ kêu!

+ Câu thơ thứ 7 như bản lề chia bài thơ thành hai nửa, hai thế giới của một tâm hồn thiết tha
yêu đời. "Ta nghe hè dậy bên lòng…". Cả thế giới âm thanh và sắc màu mùa hè trên kia đều
được tác giả cảm nhận qua kênh âm thanh. Ý nghĩa thực sự của việc “nghe hè dậy bên lòng”
không phải chỉ giới hạn ở sự tưởng tượng một bức tranh cảnh ngày hè bên ngoài mà hơn thế,
nghe ở đây phần nhiều là nghe tiếng lòng của mình. Đó là khát khao được trông thấy, được trực
tiếp cảm nhận, được chạm vào thế giới sôi động ở bên ngoài
+ Trong đoạn thơ có hai không gian được đặt tương phản bên cạnh nhau. Đó là không gian của
phòng giam chật hẹp, tù túng và ngoài kia là không gian rộng lớn của mùa hè rực rỡ sắc màu, rộn
rã âm thanh của cuộc sống. Từ trong sâu thẳm tâm tư mình, người tù đã nhận ra tất cả cuộc sống
náo nức, vui tươi bên ngoài chỉ là tưởng tượng.
+ Bởi vậy, trong 4 câu thơ cuối, tác giả bừng tỉnh về lí trí, trực tiếp bộc lộ trạng thái phẫn uất,
căm hờn của bản thân, muốn tháo cũi sổ lồng, thoát ra khỏi cái lồng đang giam giữ mình. Nhà
thơ phát huy vai trò của kiểu câu cảm thán kết hợp những cụm động từ ,cụm tính từ giàu giá trị
biểu cảm như: "muốn đạp tan phòng, ngột làm sao, chết uất thôi" để diễn tả những cung bậc
cảm xúc đang trào dâng trong lòng. Đây chính là những phản ứng vô cùng mạnh mẽ, quyết liệt
của người chiến sĩ cách mạng đang bị giam cầm.

+ Bài thơ sử dụng thành công kết cấu đầu cuối tương ứng. Âm thanh tiếng chim tu hú mở đầu
và kết thúc bài thơ tạo nên một vòng tròn khép kín về hình thức nhưng lại có ý nghĩa mở ra
nhiều suy tưởng ở độc giả. Tiếng chim tu hú gọi bầy trong câu thơ thứ nhất gọi dậy bức tranh
thiên nhiên mùa hè tươi đẹp, đánh thức trí tưởng tượng cũng như tình yêu thiên nhiên, tình yêu
cuộc sống, khát vọng tự do ở người tù. Còn tiếng chim tu hú cứ khắc khoải kêu ở cuối bài vừa là
tiếng gọi của tự do, vừa có ý nghĩa như một lời hiệu triệu, thúc giục người tù tìm cách tháo cũi sổ
lồng, ra với thế giới bên ngoài. Âm thanh ấy như thiêu đốt tâm can của người chiến sĩ.

+ Chúng ta cảm nhận được rằng người chiến sĩ cách mạng muốn tháo cũi sổ lồng không chỉ đơn
thuần vì mong muốn đươc ngắm nhìn bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, mà quan trọng hơn chính
là để tiếp tục được cầm súng chiến đấu, tiếp tục con đường cách mạng, lí tưởng mà mình đã lựa
chọn.
Liên hệ mở rộng: Những câu thơ khép lại cả bài «Khi con tu hú»
khiến chúng ta nhớ đến những lời đề từ của Bác khi viết tập «Nhật
kí trong tù«. Mỗi nhà thơ, bằng những cách thức khác nhau đã
«vượt ngục về mặt tinh thần» làm nên sự nghiệp lớn:
"Thân thể ở trong lao
Tinh thần ở ngoài lao
Muốn nên sự nghiệp lớn
Tinh thần càng phải cao"
Ý 3: ĐÁNH GIÁ CHUNG:
+ Trong bài thơ “Khi con tu hú”, tác giả Tố Hữu đã kết hợp nhiều biện pháp
nghệ thuật khác nhau.
- Ông sử dụng thành công thể thơ lục bát quen thuộc của dân tộc
- Âm điệu của bài thơ vừa náo nức say mê vừa thiết tha, sâu lắng
- Hình ảnh thơ xuyên suốt cả bài gắn liền với không gian thiên nhiên, cảnh
vật mùa hè, tương phản với không gian ngột ngạt của tù ngục
- Tác giả linh hoạt sử dụng nhiều biện pháp tu từ như: nhân hóa, điệp cấu
trúc, liệt kê… cùng hệ thống các từ ngữ giàu giá trị biểu cảm và tạo hình.
+ Từ đó, Tố Hữu vẽ ra bằng tâm tưởng một bức tranh thiên nhiên vào hè
rực rỡ, tươi sáng, hài hòa. Chúng ta yêu mến và trân trọng tâm hồn một
người nghệ sĩ yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống gắn liền với bản lĩnh của một
người chiến sĩ lạc quan, luôn khao khát tự do, suốt đời cống hiến cho lí
tưởng cách mạng đã lựa chọn
DẶN DÒ
1. Viết thành bài văn hoàn chỉnh và nạp cho Gv
vào thứ 3, ngày 21/3/2022
2. Ghi nhớ cách viết các câu văn mang luận
điểm đã được GV hướng dẫn qua đề văn
cảm nhận bài thơ “Khi con tu hú”
3. Làm đề cương vào vở, chuẩn bị cho Bài kiểm
tra giữa kì 2, Bài kiểm tra thường xuyên

You might also like