You are on page 1of 26

KHÁM HẬU MÔN - TRỰC TRÀNG

BS Võ Văn Chín
MỤC TIÊU HỌC TẬP
• Khai thác được triệu chứng cơ năng các bệnh
thường gặp ở hậu môn trực tràng
• Trình bày được kỹ thuật khám hậu môn trực
tràng
• Mô tả được bệnh lý về hậu môn trực tràng
GIẢI PHẨU HỌC VỀ HẬU MÔN
GP HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
I ĐẠI CƯƠNG:

• Bệnh lý về hậu môn trực tràng rất đa dạng và


thường gặp
• Biểu hiện bệnh lý rất thay đổi nhiều khi khó chẩn
đoán.
• Khám hậu môn trực tràng là thăm khám toàn diện
đặc biệt có bệnh liên quan đến vùng này
• Phải chuẩn bị tâm lý cho bệnh nhân nhất là nữ.
• Phải có phòng khám và đủ phương tiện và trang
thiết bị.
II HỎI BỆNH

• Hỏi bệnh có vai trò quan trọng trong định


hướng chẩn đoán bệnh:
1 Chảy máu
2 Chảy dịch mủ
3 Đau
4 Xuất hiện khối u ở vùng hậu môn, tầng sinh
môn
5 Rối loạn đại tiện
Chảy máu:

• Chảy máu trực tràng là chạy máu dỏ qua hậu môn


phân biệt đi cầu phân đen của đường tiêu hóa trên
• Chảy máu trước hoặc sau khi đi đại tiện, máu chảy
thành tia như cắt tiết gà hoặc chỉ dính vào giấy vệ sinh
thường gặp trong bệnh trĩ
• Máu chảy sau đại tiện, mức độ ít, chỉ dính vào giấy vệ
sinh, kèm theo đau thắt, kéo dài nhiều giờ sau nứt hậu
môn
• Máu dính vào khuôn phân, mấu lẫn chất nhầy thường
gặp trong ung thư đại tràng
Đau vùng hậu môn
• Đau vùng hậu môn và tầng sinh môn là lý do
thường gặp.
• Đau khởi phát đột ngột, dữ dội và liên tục, không
tăng khi đại tiện gặp trong bệnh trĩ tắc mạch
• Đau thắt ở hậu môn kéo dài nhiều giờ sau đại
tiện, bệnh nứt kẻ hậu môn
• Đau tăng dần, đau liên tục, nhứt nhối, không liên
quan đến đại tiện gặp trong apxe cạnh hậu môn.
Ngứa hậu môn:
Ngứa hậu môn là triệu chứng thường gặp
Cần hỏi và thăm khám kỹ để tìm các bệnh
ngoài da:
1 như nhiểm trùng
2 ký sinh trùng
3 nắm
4 Virus
5 vị ứng.
Chảy dịch
• Dịch có thể chảy qua lỗ hậu môn hay qua vùng cạnh
hậu môn.
• Dịch mủ chảy từng đợt tại các lỗ ở cạnh hậu môn do
nhiễm trùng bệnh verneuil, viêm nang long, rò cạnh
hậu môn
• Dịch mủ chảy qua lỗ hậu môn thì do áp xe liên cơ thắt
• Dịch nhầy lẫn máu : ung thư trực tràng, viêm đại trực
tràng
• Có khi chỉ thấy ẩm ướt do trĩ sa hoặc viêm quanh hậu
môn.
Khối ở hậu môn, tầng sinh môn:
• Lý khám bệnh bởi một khối hậu môn hay tầng
sinh môn thường gặp
• Các khối này có thể là trĩ tắc mạch, apxe, u
lành hay ung thư
• Các khối xuất hiện đột ngột ở rìa hậu môn
kèm theo đau chói là khối trĩ tắc mạch
• Khối cạnh hậu môn đau nhứt nhối kèm theo
sốt là apxe cạnh hậu môn.
Triệu chứng liên quan đến đại tiện
• Hội chứng trực tràng: bệnh nhân có cảm giác đau quặn, mót răn,
đại tiện chỉ có chất nhầy, không có phân phải nghĩ đến K trực tràng.
• Các khối xuất hiện khi đại tiện, sau đại tiện khối trở lại hậu môn
hoặc lấy tay đẩy vào: búi trĩ hoặc sa trực tràng.
• ỉa lỏng: đại tiện> 3 lần/ ngày phân loãng
• Táo bón: đại tiện< 3 lần/ tuần phân khô- khó- phải rặn
• Phân nhỏ dẹt xuất hiện thường xuyên …. U trực tràng
• Đại tiện khó, cảm giác không hết phân, đôi khi lấy tay ép vào tang
sinh môn….sa trực tràng vào âm đạo
• Đại tiện không tự chủ: thường xuyên, hay từng đợt, phân đặt hay
phân lỏng gặp trọng nhão cơ that hay đứt cơ thắt hậu môn
IV KHÁM HẬU MÔN TRỰC TRÀNG

A) Phòng khám:
khám bệnh: nên có
phòng riêng,
giường, bàn khám
tư thế phụ khoa.
• Dụng cụ: gạc, nến
parafin, khay quả
đậu, nilon
TƯ THẾ BỆNH NHÂN
- Tư thế phụ khoa.
- Tư thế chổng mông, gối
gập vào ngực.
- Nằm nghiêng trái:.
- Nằm ngửa, hai chân gấp
tối đa, hai bàn tay bệnh
nhân cầm hai đầu gối ép hai
đùi vào thành bụng.
Thầy thuốc đứng bên
phải bệnh nhân hoặc giữa
hai đùi.
TƯ THẾ
NHÌN

• Bình thường: lỗ hậu môn đóng kín


NHÌN
Có lỗ rò cạnh hậu môn: rò hậu môn.
NHÌN
- Niêm mạc lỗ hậu môn nứt, phù nề, chảy máu.
NHÌN
Các búi giãn
tĩnh mạch
hậu môn:
*TRĨ NGOẠI
*TRĨ NỘI
*TRĨ HỖN
HỢP
NHÌN
Niêm mạc trực tràng sa ra ngoài lỗ hậu môn.
Sa trực tràng.
Sờ

- Chủ yếu bằng ngón tay có


găng qua lỗ hậu môn.
- Bình thường: Cơ vùng hậu
môn bó chặt lấy ngón tay.
- Đầu ngón tay chạm vào niêm
mạc hậu môn trực tràng nhẵn,
mềm mại có thể chạm ít phân.
- Đầu ngón tay đụng vào thành
trực tràng giáp với các túi cùng
phúc mạc không đau.
Sờ phát hiện bệnh lý vùng hậu môn
• Cơ vùng hậu môn thắt chặt quá, bệnh nhân có cảm giác
đau: nứt hậu môn, hẹp hậu môn trực tràng.
• Cơ vùng hậu môn giãn, không có cảm giác bó lấy ngón tay
như trong áp xe Douglas, áp xe tuyến tiền liệt.
• Sờ trong hậu môn trực tràng có búi giãn tĩnh mạch không
có cuông như hạt ngô, nằm dưới niêm mạc, có loét chảy
máu hoặc bị chắc lại khi viêm các tĩnh mạch này.
• Sờ thấy u bằng đầu ngón tay có cuông: polyp hậu môn.
• Sờ thấy u sần sùi không có cuống, chạm vào dễ chảy máu
trong ung thư hậu môn trực tràng.
MỘT SỐ BỆNH LÝ NHỜ KHÁM HẬU
MÔN
1 Sờ qua thành trực tràng khôi u đè ép thành trực tràng
như u tuyến tiền liệt, u ở tiểu khung như u bào thai trẻ em.
2 Túi cùng Douglas căng và đau: trong viêm phúc mạc. có
máu trong ổ bụng như chửa ngoài tử cung vỡ, chấn thương
vỡ tạng đặc: gan, lách. Trong viêm ruột thừa túi cùng bên
phải đau.
3 Bóng trực tràng rỗng trong tắc ruột, hay có khôi u trong
ung thư hậu môn trực tràng.
4 Thăm trực tràng có máu nhày mũi ra tay trong lồng ruột
cấp ở trẻ còn bú.
SOI HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
Soi hậu môn: ống soi hậu môn bằng kim loại, dài 6
cm, đường kính 2-3 cm, đầu vát, có nòng đầu tù.
SOI HẬU MÔN TRỰC TRÀNG
• Phát hiện: TRĨ NỘI, NỨT HẬU MÔN, ung thư
ống hậu môn và trực tràng.
• Qua ống soi có thể làm các thủ thuật như tiêm
xơ búi trĩ, thắt búi trĩ, cắt và đốt điện các
polyp, sinh thiết các khối u vùng hậu môn trực
tràng.
NỘI SOI
* Soi trực tràng: ông soi mềm,
ông soi này có thể đưa cao lên
đến đại tràng chậu hông.
* Có thể phát hiện các thương
tổn như ung thư, bệnh đa
polyp, viêm đại trực tràng
chảy máu.
* qua soi, có thể làm sinh
thiết và làm các thủ thuật
khác.

You might also like