You are on page 1of 13

MÁY GIA TỐC VÀ ỨNG DỤNG

1. Mã số, tên học phần, số tín chỉ, điều kiện tiên quyết
- Mã học phần:
- Tên học phần: Máy gia tốc và ứng dụng
- Số tín chỉ: 3
- Học phần tiên quyết:
2. Giảng viên:
Phạm Đình Khang 0912170869 phamdinhkhang9@yahoo.com.vn
3. Mô tả học phần:
Cấu trúc một số loại máy gia tốc và các ứng dụng.
4. Mục tiêu học phần
- Về kiến thức:Nắm được cấu trúc, nguyên lý hoạt động của một số loại máy gia tốc.
- Về kỹ năng: Đọc tài liệu về máy gia tốc.
5. Giáo trình, tài liệu tham khảo:
+ Máy gia tốc. Giáo trình của GS.TS. Trần Đức Thiệp. 2002.
+ Particle Accelerator Physics. Helmut Wiedemann. Springer-Verlag Berlin Heidelberg 2007
6. Cách đánh giá:
- Hoàn thành các bài tập (tính vào điểm chuyên cần và kiểm tra giữa kỳ).
- Viết tiểu luận kết thúc môn học.
- Sinh viên trình bày các bài tập (dịch và lý giải) nhóm cho ra báo cáo chung.
Phương pháp học và rèn luyện cho sinh viên kỹ thuật hạt nhân
(phương pháp tư duy và phát triển tư duy)
1. Xem xét vấn đề theo triết học duy vật biện chứng
a. Sáu cặp phạm trù
- Cái riêng và cái chung
- Nguyên nhân và kết quả
- Tất nhiên và ngẫu nhiên
- Nội dung và hình thức
- Bản chất và hiện tượng
- Khả năng và hiện thực
b. Hai nguyên lý
- Nguyên lý về mối liên hệ phổ biến là nguyên tắc lý luận xem xét sự vật, hiện tượng khách quan tồn tại
trong mối liên hệ, ràng buộc lẫn nhau tác động, ảnh hưởng lẫn nhau giữa các sự vật, hiện tượng hay giữa
các mặt của một sự vật, của một hiện tượng trong thế giới.
- Nguyên lý về sự phát triển là nguyên tắc lý luận mà trong đó khi xem xét sự vật, hiện tượng khách quan
phải luôn đặt chúng vào quá trình luôn luôn vận động và phát triển (vận động tiến lên từ thấp đến cao, từ
đơn giản đến phức tạp, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn của sự vật).
- Quy luật mâu thuẫn chỉ ra nguồn gốc của sự phát triển
- Quy luật lượng - chất  chỉ ra cách thức, hình thức của sự phát triển
- Quy luật phủ định chỉ ra khuynh hướng của sự phát triển.
Phương pháp học và rèn luyện cho sinh viên kỹ thuật hạt nhân
(phương pháp tư duy và phát triển tư duy)
2. Nguyên lý phát triển của tư duy
Duy vật biện chứng
Thực tiễn khách quan -> Tư duy trừu tượng -> Trực quan sinh động -> Chỉnh sửa Tư duy
Quan điểm Phật giáo:

Phương pháp: Tứ diệu đế


Bát chánh đạo
Duy tâm:
Tuyệt đối hóa ý niệm, tư duy (Khởi thủy là Lời nói)
Phương pháp học và rèn luyện cho sinh viên kỹ thuật hạt nhân
(phương pháp tư duy và phát triển tư duy)
Phương pháp:
Tứ diệu đế:
Xác định và tính chất hiện tượng
Xác định các nguyên nhân
Dự đoán xu thế phát triển
Đề xuất cách giải quyết
Bát chánh đạo
• Chánh kiến là tri kiến về Pháp thân -> Nhận biết quá trình, bản chất quá trình vận động, phát triển.
• Chánh tư duy là từ bỏ mọi chấp trước -> Từ thực tế để nhìn ra bản chất sự vật, sự việc, không thiên kiến
• Chánh ngữ là thấu hiểu rằng pháp vượt trên mọi ngôn ngữ Ngôn ngữ chỉ là mô tả, không phải là bản chất
• Chánh nghiệp là làm vô số thiện nghiệp, hành động chân chánh Hành động tốt đẹp, không phá hoại, can thiệp
thô lỗ.
• Chánh mạng là tri kiến rằng, tất cả các Pháp không hề sinh thành biến hoại. Tin tưởng mọi thứ tốt lên, tư duy
tích cực.
• Chánh tinh tấn là an trú trong tâm thức vô sở cầu. Không tham lam để nhận biết đúng.
• Chánh niệm là từ bỏ mọi thắc mắc về có-không (hữu-vô). Tôn trọng tự nhiên, thực tế
• Chánh định là giữ tâm vô phân biệt bằng cách vô niệm. Luôn giữ thăng bằng, công bằng trong tư tưởng.
Phương pháp học và rèn luyện cho sinh viên kỹ thuật hạt nhân
(phương pháp tư duy và phát triển tư duy)
1. 3 kỹ năng
Trong sách của Feguson:  
- Lắng nghe
- Quan sát
- Đọc
Nắm được nội dung chính (tóm tắt, hiểu và nhớ được bản chất vấn đề)
Thao luyện bằng thực hành và/hoặc rèn luyện (trong đầu), tìm ra các ví dụ của riêng mình
2. Triển khai
- Đọc và viết tiểu luận
- Thảo luận và trao đổi
- So sánh, đối chiếu
- Nắm vững phương pháp tam đoạn luận (Đặt vấn đề, Giải quyết vấn đề và Kết quả, đánh giá) – Mở bài,
thân bài và Kết luận
3.  Ở Đại học
- Giảng viên cung cấp thông tin, xây dựng định hướng và kiểm tra
- Sinh viên phải tự học, tự đọc, tóm tắt, viết và tạo dựng hệ thống của mình
- Hệ thống vấn đề, Thuật ngữ…
4. Khó khăn lớn nhất: Làm việc chăm chỉ hàng ngày, không ngừng đọc, suy ngẫm và rèn luyện.
CÓ THÓI QUEN làm việc bài bản với các vấn đề kiến thức thu được thì sẽ dễ dàng TẠO RA GIÁ TRỊ
THẶNG DƯ VỀ VẬT CHẤT VÀ TINH THẦN sau khi ra trường.
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA MÁY GIA TỐC
1. Mở đầu
- Tại sao cần có máy gia tốc
• Trong nghiên cứu khoa học cơ bản:
+ Bước sóng chiếu tới nhỏ hơn kích cỡ đối tượng chiếu (năng lượng hạt E= hc/  phải đủ lớn)
+ Năng lượng nucleon phải đủ lớn để vượt rào thế Colomb và tách nucleon khác ra
+ Cường độ chiếu (thông lượng hạt) phải đủ lớn (tiết diện phản ứng nhỏ (~10 -24cm2)
+ Độ đơn sắc về năng lượng chùm hạt tới để nghiên cứu các quá trình vật lý theo năng lượng hạt
tới càng cao càng tốt.
+ Đánh giá về năng lượng hạt gây phản ứng, thông lượng để bảo đảm độ chính xác thống kê của
kết quả đo đạc, thời gian đo, độ đơn sắc của chùm hạt và đơn nhất về loại phản ứng cho từng
mục tiêu nghiên cứu…
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ VẬT LÝ CỦA MÁY GIA TỐC
1. Mở đầu
- Tại sao cần có máy gia tốc
• Trong nghiên cứu khoa học cơ bản: Đánh giá về năng lượng hạt gây phản ứng, thông lượng để
bảo đảm độ chính xác thống kê của kết quả đo đạc, thời gian đo, độ đơn sắc của chùm hạt và đơn
nhất về loại phản ứng cho từng mục tiêu nghiên cứu…
1. Mở đầu
- Tại sao cần có máy gia tốc
• Trong ứng dụng
+ Tạo ra vật liệu mới (cấy ion lên bề mặt detector, biến đổi chất thải phóng xạ, chế tạo màng lọc
máu…)
+ Dùng trong kỹ thuật phân tích
+ Dùng trong nghiên cứu liều bức xạ và xạ trị, chiếu xạ diệt khuẩn
+ Chụp ảnh bức xạ để phát triển công nghệ vật liệu
+ Ở Việt nam có khoảng 50 máy gia tốc xạ trị
+ Máy gia tốc electron thì…đầy.
Phương Thức Dựng Đề Cương luận án, luận văn, thiết kế công việc, nhiệm vụ 

Mở đầu (nội dung là Giới thiệu luận án) – Không phải giới thiệu về vấn đề nghiên cứu như các sinh
viên hay viết. Việc đặt lại tên mục là Giới thiệu luận án thích hợp hơn, sáng sủa hơn thuật ngữ Mở
đầu – rất chung chung.
Chương 1. Tổng quan (max 30 trang)
1. Giới thiệu vấn đề được quan tâm, đối tượng nghiên cứu là gì, các khái niệm cơ bản liên quan
2. Tổng quan tình hình nghiên cứu ngoài nước về vấn đề nói trên (tóm tắt và thảo luận những nghiên
cứu mới nhất gồm phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của khoảng 5 – 10 công trình mới
nhất, tiêu biểu nhất).
3. Tổng quan tình hình nghiên cứu trong nước về vấn đề nói trên (tóm tắt và thảo luận những nghiên
cứu mới nhất gồm phương pháp nghiên cứu, kết quả nghiên cứu của khoảng 3 công trình mới nhất,
tiêu biểu nhất).
4. Đánh giá vấn đề tồn đọng cụ thể từ hai tổng quan nói trên/ Hoặc nhận xét chọn phương án tốt
nhất (dựa trên số liệu, kết quả).
5. Chốt mục tiêu cụ thể của khóa luận / luận văn: Xử lý tồn đọng hoặc làm theo hướng được đánh giá
là tốt để kiểm nghiệm.
Cần đưa ra mục tiêu chung và các mục tiêu cụ thể (các thông số kỹ thuật dự tính của vấn đề sẽ được
giải quyết – trên cơ sở các mục 2, 3 và 4 ở trên) 
Đó là làm rõ tính cấp thiết của công việc tiến hành trong luận văn, luận án, khóa luận, công việc,
nhiệm vụ và ý nghĩa công việc. 
Chương 2. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu (max 30 trang)
1. Trình bày kỹ lưỡng hơn về vấn đề được nghiên cứu/chế tạo
2. Phương pháp nghiên cứu, tính toán lý thuyết, công cụ thực nghiệm
3. Thực nghiệm và các vấn đề liên quan bao gồm set up thí nghiệm, thu thập số liệu, xử lý số liệu và 
phương pháp rút ra các kết quả mong muốn
Đó là những thứ ta làm, tính toán – tức là triển khai
Chương 3. Kết quả và thảo luận (max 30 trang)
1. Trình bày các kết quả thu được (bảng biểu, hình vẽ)
2. Biện luận về kết quả (tốt hay xấu, chỗ nào được hay chưa được), nếu được hay chưa được thì là do
đâu, cụ thể chỉ ra nền móng ở chương 2 là nguyên nhân.
3. So sánh, đánh giá với các công trình liên quan được tổng quan ở chương 1, từ đó rút ra các điểm
mới so với các nghiên cứu của người khác
4. Trình bày ý nghĩa thực tiễn từ các kết quả trên (áp dụng)
Đó là kết quả việc ta làm, cần so sánh với mục tiêu đề ra ở cuối chương 1
Kết luận: (1 – 2 trang)
- Tóm lược các vấn đề đã được giải quyết trong khuôn khổ luận văn, luận án,
- Các vấn đề còn tồn đọng, chưa giải quyết được, các vấn đề mới phát sinh
- Đề xuất, kiến nghị các hướng nghiên cứu mới sau luận văn, luận án, sau nhiệm vụ vừa hoàn thành
Tài liệu tham khảo 
VIẾT TIỂU LUẬN
VIẾT TIỂU LUẬN
Định nghĩa: Bài viết trình bày hệ thống kiến thức của mình (nghe được, đọc được, học được...) về
một vấn đề gì đó. Số trang viết thường không lớn hơn 50.
Cách viết:
- Dựng khung bài (mục lục)
- Viết theo khung đã dựng
- Gồm 3 phần (mở bài, thân bài và kết thúc)
- Phải biết tóm tắt tài liệu và cần có nhiều nguồn tài liệu.
Có kiến thức hay không và rộng hay không thì phải thông qua hệ thống tiểu luận.
Làm giỏi hay không thì phải so sánh kết quả với mục tiêu.

You might also like