You are on page 1of 8

Cấu Tạo Ô Tô Điện

3.1 Động cơ điện


• Biến điện năng thành cơ năng để dẫn
động ô tô. Trong suốt quá trình
phanh, động cơ có thể phát ra điện
nạp lại cho bình accu.
• Động cơ điện có 2 loại:
 Động cơ điện 1 chiều: Sử dụng cho
ô tô đời cũ hoặc ô tô công suất nhỏ.
 Động cơ điện xoay chiều: Sử dụng
hầu hết các loại ô tô đời mới.
 Động cơ điện xoay chiều có hai
loại: Động cơ điện xoay chiều một
pha và động cơ điện xoay chiều ba
pha. Động cơ điện trên xe Tesla
3.2 Biến Tần
• Một thiết bị dung để chuyển đổi
nguồn điện một chiều thành
nguồn điện xoay chiều.
• Nhờ bộ phận này, động cơ có thể
thay đổi tốc độ quay thông qua
cách điều chỉnh tần số của dòng
điện xoay chiều hoặc điều chỉnh
biên độ của tín hiệu biến tần.
• Từ đó, giúp điều chỉnh công suất
hoặc mô – men xoắn của động
cơ cho phù hợp.
3.3 Pin
• Là bộ phận quan trọng, không thể thiếu
của xe ô tô điện.
• Bởi ô tô điện dùng pin để dự trữ năng
lượng cần thiết giúp xe có thể di chuyển
một quãng đường nhất định.
• Người dùng nên nạp pin đầy, giúp động
cơ xe có thể sẵn sàng vận hành.
• Phạm vi di chuyển của xe phụ thuộc vào
công suất của pin trên ô tô, công suất
càng cao, phạm vi di chuyển càng lớn.
• Loại pin phổ biến là pin lithium – với ưu
thế tỷ lệ xả thải thấp, không gây hại, thân
thiện với môi trường.
3.4 Bộ sạc pin.

• Bộ sạc pin được lưu trữ sẵn trong


pin.
• Bộ phận này có vai trò chính là
kiểm soát mức điện áp của pin.
• Ngoài ra, bộ sạc pin có thể theo
dõi nhiệt độ của pin để duy trì
tuổi thọ của pin lâu dài.
3.5 Bộ điều kiển.
• Đây là bộ phận đầu não giúp
quản lý tất cả các thông số từ
pin.
• Nhờ cách xử lý thông tin mà bộ
điều khiển có thể kiểm soát tốc
độ sạc phù hợp.
• Bên cạnh đó, bộ điều khiển có
vai trò điều chỉnh tốc độ trong
biến tần của động cơ xe thông
qua hệ thống bàn đạp.
3.6 Cáp sạc
• Cáp sạc thường được đặt bên
trong xe, giúp sạc pin cho ô tô tại
nhà hoặc tại các điểm sạc công
cộng thuận tiện.
• Mỗi điểm sạc đều có loại cáp sạc
riêng cho từng loại xe.
8.4 So sánh ô tô điện và ô tô động cơ đốt trong.
8.4.1 Về mức độ gây ô nhiễm môi trường.
• Ô tô điện ít gây ồn hơn ô tô sử dụng động cơ đốt trong.
• Ô tô điện ít phát sinh các chất gây ô nhiễm môi trường như: CO, HC,
bồ hóng và các chất độc hại khác hơn ô tô sử dụng động cơ đốt trong.
• Ít thải ra chất CO2 gây hiệu ứng nhà kính.
Do đó, ô tô điện được liệt vào dạng ô tô sạch. (ZEV: Zero Emission Vehicles)

You might also like