You are on page 1of 58

BÁO 

CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

Phần I
PHẦN KIẾN THỨC CHUNG
      Nhà máy cơ  khí quảng ngãi trực thuộc trong công ty cơ  khí và xây lắp An 
Ngãi có trụ sở  đóng tại số  06 Nguyễn Thụy ­ Tp Quảng Ngãi. Nhà máy cơ  khí 
Quảng Ngãi có địa chỉ tại lô C11 khu công nghiêp Tịnh Phong, cổng chính hướng  
Nam, Tây giáp nhà máy khí Công Nghiệp, Đông giáp với Công ti ly tâm, Nam  
giáp sông. Nhà máy có 90 cán bộ công nhân viên chuyên phẩm phụ kiện xây lắp  
điện, nhà xưởng tiền chế, mạ nhúng kẽm nóng, đúc gang, đồng, các sản phẩm 
cho viễn thông và sửa chữa tàu thuyền.
     Tại xưởng cắt gọt kim loại chủ yếu sản xuất các sản phẩm máy bơm nước  
và các phụ  kiện xây lắp điện và phục vụ  sữa chữa cho các nhà máy khu công  
nghiệp.
1.1 Sơ đồ mặt bằng nhà máy thưc tập:
Trục đường chính khu công nghiệp.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 1
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 2
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

1.2 Cơ cấu tổ chức tại đơn vị thực tập:
       Nhà máy là đơn vị trực thuộc công ty cổ phần cơ khí và xây lắp Quảng  
Ngãi, nên có một cơ cấu gồm: Giám đốc, các phòng ban khác như: Phòng kỹ 
thuật, phòng kinh tế tổng hợp, phòng tài vụ. Tại phòng kỹ thuật gồm quản 
đốc phân xưởng và các kĩ sư điều hành sản xuất, các kĩ thuật viên. Tại các 
phân xương các tổ trưởng sản xuất, KCS, kho bán thành phẩm, c\
ác tổ gồm các nhóm nhỏ để phù hợp với các công việc.
       Các công việc và các mối liên quan được tổ  chức và quản lí theo tiêu 
chuẩn quản lí chất lượng theo ISO 9001­2000.

        Khi sản xuất 1 sản phẩm phải có đầy đử  các yếu tố  sau:  Lệnh sản  


xuất giám đốc ký  →  bản vẽ  kỹ  thuật, qui trình công nghệ  gia công  →  vật  
tư→ đơn giá tiền công.
      Khi đã đông đủ  các yếu tố tiếp nhận công việc quản đốc phân xưởng 
và bố  trí phân công, công nhân trong tổ  mình quản lý cho phù hợp với tay  
nghề, thiết bị  để  hoàn thành công việc với chất lượng cao nhất và đúng 

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 3
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

tiến độ  đã hợp đồng. Khi đã gia công xong chuyển qua ban KCS kiểm tra, 
nhập kho bán thành phẩm và các khâu khác gia công tiếp theo.

1.3 Các nhóm máy cắt gọt kim loại, số lượng từng nhóm máy có tại đơn vị 
thực tập. Sơ  đồ  bố  trí các nhóm máy trên  ở  tại phân xưởng thực tập 
và tìm hiểu cách bố trí trong phân xưởng:
1.3.1 Các nhóm máy cắt gọt kim loại, số lượng từng nhóm máy có tại đơn  
vị thực tập:
        Trong nhà máy cơ khí An Ngãi có nhiều nhóm máy cắt gọt kim loại và 
số  lượng từng nhóm máy như: Máy  tiện, máy phay, máy bào, máy khoan, 
máy cắt thủy lực loại lớn, máy lốc tôn, máy hàn…
­ Máy tiện gồm có 9 máy như: 
    + Máy tiện lớn vạn năng: EE 800, T630, C630.
       + Máy tiện lớn vạn loại trung: C630, C620, T 6P16L, T18A,  
SV18A, T12M.
­ Máy phay gồm có 2 máy: Máy phay vạn năng FN 25 và máy phay 
guồng 6H82.
­ Máy bào gồm 2 máy: Máy bào B65.
­ Máy khoan gồm 3 máy: 3 máy khoan đứng.
­ Máy cắt thủy lực loại lớn gồm 1 máy.
­ Máy lốc tôn gồm 2 máy: Máy lốc tôn loại lớn và máy lốc tôn loại 
nhỏ.
­ Máy hàn gồm 20 máy hàn:
     + 02 máy hàn bấm.
     + 01 máy hàn TIG.
     + 01 máy hàn 1 chiều.
     + 16 máy hàn xoay chiều.
­ Máy búa và máy đột ly hợp gồm:
                         + 01 máy búa 75.
                         + 01 may búa 150.
     + 01 máy đột 65 tấn.
     + 01 máy đột ly hợp.
     + 01 máy đột ly hợp.
­ Lò đúc cao tần gồm 2 lò.
­ Mạ gồm:
     + 01 Bể mạ kẽm nhúng nóng 500 tấn/năm.
     + Dây chuyền mạ điện phân 50 tấn/năm.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 4
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

     + 01 dây chuyền sơn tĩnh điện 10.000m2/ năm.
1.3.2 Sơ đồ bố trí các nhóm máy trên ở tại phân xưởng thực tập và tìm 
hiểu cách bố trí trong phân xưởng:
       Xưởng cắt gọt kim loại là xưởng quan trọng, trong nhà máy cơ khí với 
tính chất quan trọng và đòi hỏi công việc gia công chính xác. Do vậy xưởng  
cắt gọt được bố  trí thuận tiện và khép kín từ  kho bán thành phần  →  KCS  
→Tổ bảo dưỡng nơi sản xuất →phòng thay quần áo.
    Dưới đây là sơ đồ bố trí tại xưởng cắt gọt nơi thực tập:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 5
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

        Tại xưởng cắt gọt các công việc hàng ngày chủ  yếu sản xuất và gia  
công các mặt hàng truyền thống và sản xuất theo đơn đặt hàng của khách 
hàng với công việc truyền thống được quản lý theo tiêu chuẩn ISO 9001­
2000. Tức là sản xuất theo kế  hoạch hàng tháng nhận từ  phòng kỹ  thuật  
điều độ, tổ trưởng trực tiếp quản lý và phân công việc cụ thể cho từng công 
nhân  để   đảm  bảo tiến  độ  và kỹ  thuật  đã  đề  ra. Sau khi gia  công xong  
chuyển KCS kiểm tra nếu đạt yêu cầu được cấp phiếu kiểm tra và chuyển 
công đoạn sau gia công phần tiếp theo.
      Với công việc đã gia công tại xưởng sau khi thực tập và quan sát thấy  
mọi việc rất hợp lý.
Ví dụ: Sản xuất bơm nước QN các chi tiết được bố trí gia công trên các máy 
như sau: 
  *Gồm 2 chi tiết riêng lẻ.
    Thân bơm, guồng bơm, vỏ bơm, bích trung gian, trục bơm, bu ly,  ốc dầu  
trục, ron tròn Ф140, long đen, thăng bằng, long đen vênh phớt nước. Ecu siết, 
bích chặn bi, mắp mồi.
     ­ Thân bơm: Gia công trên máy E800
     ­ Vỏ bơm:Gia công trên máy C630
     ­ Bích trung gian và Ecu siết: máy C620
     ­ Cách bơm :máy T18A
     ­ Trục bơm: máy T 6 P16L
     ­ Bích chậm bi va buly: máy T6P16L
     ­ Nắp mồi ,ốc đầu trục : SV 18
     ­ Bào phẳng chân đế thân bơm : máy bào
     ­ Phay rãnh ca vét và phay ovan : Máy phay FN25
    Khi gia công các chi tiết trên , công nhân gia công với tốc độ cao nhất có 
thể  đối với thép, tốc độ  vừa phải đối với gang, sao cho đạt năng suất và 
chất lượng với số  lượng lớn công nhân áp dụng mọi đồ  gá cho mỗi công 
việc, việc kiểm tra dung dưỡng va ka líp.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 6
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

    Gia công trục bơm nước.
    Sản phẩm này được gia công trên máy tiện vạn năng loại khung các dụng 
cụ cắt gọt gồm: Dao dầu cong, dao vai, mũi khoan tâm dao cắt rãnh, dao ren  
ngoài.Khi gia công chế độ cắt gọt với vận tốc cắt trước tiên ≈ 0,24m/ vòng, 
tốc độ quay trục chính = 100v/ phút kể cả cắt ren.
    **Các bước thực hiện cho 100 sản phẩm.
     ­ Bước 1: Tiện mặt đầu và khoan tâm đảm bảo các lỗ  tân chính xác và 
đều nhau tuyệt đối khi có lỗ  tân đúng thì các bước gia công đầu sẽ  được  
dùng cữ  chặn để  đảm bảo kích thước đường kính và chiều dài chính xác  
theo yêu cầu.
     ­ Bước 2: Trục được gá trên 2 mũi tân và tốc, tu quay, để gia công đầu A
     ­ Bước 3: Đổi đầu gia công đầu B theo đúng bản vẽ:
     ­ Bước 4: Tiện Ren M16 phải.
     ­ Bước 5: Gia công Ren M16 trái.
     ­ Bước 6: Tiện và đánh bóng 2 đường kính lắp ổ bi.
     ­ Bước 7: Phay rãnh ca vét.
 **Gia công vỏ bơm nước.
      Đây là chi tiết quan trọng trong máy bơm do vậy đòi hỏi phải gia công 
chính xác vì có độ phức tạp khi gá lắp cho nên sản phẩm này được gá lắp 3  
loại gá khác nhau:
 *Quy trình gia công: 
           Đây là sản phấm được đúc từ  gang sám 15­32 cho nên được cắt gọt  
bằng dao hợp kim BK8 với vòng quay của máy 180 vòng /phút khi gia công  
lòng vỏ bơm và 500 vòng/phút đối với các loại ten cổ ống xả và và hút dụng 
cụ:Dao đầu công ,dao tiện côn bản rộng dao tiện suốt, dao tiện ren ngoài, 
dao tiện ren trong hệ thanh.
 *Các bước thực hiện: 
     ­ Gá vỏ bơm bằng la tô 4 chấu: Gia công đường kính trong Ф 140, gia 
công côn trong, tiện lỗ.
     ­ Gia công ren ống  Ô 2’’1/2
     ­ Dùng gá lắp để xem Ô 1’’‟1/2’’
     ­ Dùng gá lắp để xem Ô  ‟7/8’’
     ­ Sau khi gia công xong chuyển máy phay khoan lỗ + Tarô M12.
    Trên đây là một sản phẩm điển hình đã được gia công tại xưởng cắt gọt 
kim loại.
1.4 Các kiểu, loại, thông số kỹ thuật cơ bản của các máy cắt gọt kim loại  
có trong xưởng cơ khí:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 7
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

1.4.1   MÁY TIỆN:  9 máy.
Tên máy Số hiệu Nước sản xuất Công suất
Máy tiện lớn vạn năng EE 800 Hung Gari 19,7KW
Máy tiện lớn vạn năng T630 Việt Nam 7KW
Máy tiện lớn vạn năng C630 Trung Quốc 7KW
Máy tiện lớn vạn loại trung C620 Trung Quốc 4,5KW
Máy tiện lớn vạn loại trung T 6P16L Việt Nam 4,5KW
Máy tiện lớn vạn loại trung T18A Việt Nam 3,5KW
Máy tiện lớn vạn loại trung SV 18A Cộng Hoà Séc 4,5KW
Máy tiện lớn vạn loại trung T12M Việt Nam 3,5KW
1.4.2   MÁY PHAY:  2 máy.
­ Phay vạn năng:     FN 25             Séc         4,5KW
­ Phay guồng:          6H82              Nga         

1.4.3   MÁY BÀO: 02 máy ­ B65 ­ Việt Nam sản xuất.
1.4.4    MÁY KHOAN: 
­ 02 máy khoan đứng Việt Nam sản xuất.
­ 01 máy khoan đứng Nga sản xuất .
­ 01 máy khoan cần Việt Nam sản xuất.
1.4.5   MÁY CẮT THUỶ LỰC LOẠI LỚN
1.4.6   MÁY LỐC TÔN:  gồm 2 máy:
­ Máy lớn:  Trung Quốc sản xuất.
­ Máy nhỏ:Việt Nam sản xuất.
1.4.7  MÁY HÀN:  20 máy hàn.
­ 02 máy hàn bấm Trung Quốc sản xuất.
­ 01 máy hàn TIG.
­ 01 máy hàn 1 chiều.
­ 16 máy hàn xoay chiều.
1.4.8   MÁY BÚA VÀ MÁY ĐỘT LY HỢP:
­ 01 máy búa 75 Việt Nam sản xuất.
­ 01 may búa 150 Việt Nam sản xuất.
­ 01 máy đột 65 tấn Trung Quốc sản xuất.
­ 01 máy đột ly hợp Việt Nam sản xuất.
­ 01 máy đột ly hợp Nga sản xuất.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 8
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

1.4.9    LÒ ĐÚC CAO TẦN:  02 lò do Trung Quốc sản xuất.
1.4.10  MẠ:            
­ Bể mạ kẽm nhúng nóng 500 tấn/năm.
­ Dây chuyền mạ điện phân 50 tấn/năm.
­ 1 dây chuyền sơn tĩnh điện 10.000m2/ năm.
1.5 Một số  qui định về  an toàn lao động và vệ  sinh công nghiệp đối với 
công nhân tại ĐVTT:
 *Thời gian làm việc: theo giờ hành chính:
                  Buổi sáng:7 giờ →11 giờ
                  Buổi chiều:12 giờ30→16 giờ30
 *Nội quy phòng cháy chữa cháy:
      Tất cả cán bộ công nhân viên và khách hàng ra vào xưởng đều phải chấp 
hành nội quy như sau:
 Cấm tự ý mang các chất nổ ra vào xưởng.
 Cấm tuyệt đối đốt rác, nhóm lửa trong và xung quanh khu vực xưởng.
 Phải giữ gìn bảo quản tốt các dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa 
cháy, không tự ý chuyển hoặc sử dụng vào việc khác.

  *Khi xảy ra hoả hoạn:
 Người phát hiện phải hô to…cho mọi người biết.
 Ngắt cầu dao điện nơi xảy ra cháy.
 Nhanh chóng sử dụng các dụng cụ phương tiện có sẵn để chữa cháy.
 Lập tức báo cáo lãnh đạo đơn vị và quay số 114 PCCC tỉnh.
  *An toàn lao động –vệ sinh công nghiệp:
 Khi vào làm việc tại nhà máy người lao động được tổ  chức học tập  
về an toàn lao động vệ sinh công nghiệp, sát hạch kiểm tra và phát thẻ 
an toàn lao động và vệ sinh lao động.sau đó hàng năm được duy trì học 
tập thường xuyên do công ty tổ  chức theo  đúng quy dịnh của nhà  
nước.
 Người lao động phải sử dung đầy đủ, đúng quy cách các loại trang bị 
phòng hộ lao động cá nhân khi được trang bị.
 Không được hút thuốc, mang máy lửa, chất nổ vào khu vực cấm lửa.
 Không được uống rượu bia trong xưởng.
 Không được mang vũ khí, chất phóng xạ, chất hôi thối vào nhà máy 
khi không có lệnh của cấp có thẩm quyền.
 Chấp hành đúng quy định, qui phạm kỷ luật, công nghệ sản xuất.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 9
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

  *Khi làm việc trong xưởng:
 Trước khi làm việc:
 Kiểm tra tất cả các dụng cụ, đèn chiếu sáng và các trang thiết bị.
 Kiểm tra tình hình của máy không tải và bôi trơn máy trước khi 
vận hành:
 Sau khi làm việc:
      Vệ sinh máy và nơi làm việc sắp xếp lại sản phẩm cho gọn gàng,  
tắt máy, tắt đèn chiếu sáng, tắt quạt chông nóng và ghi vào sổ nhật ký  
bàn giao cho ca sau.

Phần II.

PHẦN NGUỘI
2.1  Trình bày các loại dụng cụ đo, lấy dấu và công dụng của chúng:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 10
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Thước cặp: Đo chiều dài, chiều rộng, đường kính các bề mặt ngoài.
 Thước dây: Dùng đẻ đo chiều dài, chiều rộng chu vi.
 Panme:  Đo có độ chính xác tới 0,01(mm) dùng đo ngoài, trong, đo ren.
 Đồng hồ so: Dùng để kiểm tra sai lệch về hình dạng hình học của chi  
tiết gia công như độ côn, độ đảo…
 Compa: Dùng để vạch dấu và chia thành những đường tròn đồng tâm 
hoặc không đồng tâm.
 Êke vuông: Dùng để kiểm tra hoặc truyền kích thước từ độ dài chuẩn 
tới kích thước cần kiểm tra.
 Calip đo: Dùng để  kiểm tra chi tiết gia công đặc biệt trong sản xuất  
hàng loạt thường không cần đo trực tiếp để xác định kích thước thực.
 Lấy dấu: Là việc sử  dụng lấy dấu vạch khắc các đường thẳng lên  
phần chi tiết gia công sẽ cắt theo kích thước, mô tả trên hình vẽ và chỉ 
ra đường tâm.
  *Có nhiều phương pháp lấy dấu:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 11
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Dùng que vạch dấu để  lấy dấu (bàn rà chiều cao, compa, bàn rà 
phẳng).
 Lấy dấu bằng bàn rà phẳng.
     Công dụng: Là một trong những công việc cơ  bản giúp cho ngưòi công 
nhân dựa vào đó mà gia công chi tiết chính xác hơn.
2.2    Khái niệm về nguội cơ khí? Kể tên một số dụng cụ, đồ gá, thiết bị 
thường 
   dùng trong công việc nguội cơ khí: 
*Nguội cơ khí:
­ Là quá trình gia công không có phoi do đó trong quá trình chế tạo sản  
phẩm không xuất hiện phoi hoặc rất ít phoi, chủ  yếu dùng áp lực(có 
thể  dung tay) để  làm thay đổi hình dạng kích thước sản phẩm như 
phương pháp đúc, hàn, gia công áp lực(rèn, dập, cán, kéo, uốn..).
­ Quá trình gia công không phoi được chia làm 2 hình thức: Gia công  
nguội và gia công nóng.
*Một số dụng cụ, đồ gá, thiết bị thường dùng trong công việc nguội cơ 
khí.
 Dụng cụ:
 Dụng cụ  lấy dấu có bàn vạch dấu khối V (khối V ngắn, khối V  
dài) mũi vạch compa.
 Dụng cụ gia công: Cưa tay, đục, giũa,nạo, đe, búa.
 Dụng cụ  đo kiểm: Thước dây, thước cuộn, thước lá thước cặp, 
panme, đồng hồ so.
 Đồ gá như êto:
 Thiết bị: Bàn nguội, êtô, máy mài 2 đá, máy khoan, máy cưa cần, máy  
hàn, máy uốn, máy cắt gọt, kim loại tấm, máy cuốn.
2.3     Các trang thiết bị  chủ  yếu của một phân xưởng nguội cơ  khí  ở  nơi  
thực
   tập:
 Lấy dấu: Compa, mũi vạch, bàn rà chiều cao, bàn rà phẳng.
 Dụng cụ gia công: Cưa tay, đục, giũa, búa.
 Dụng cụ đo kiểm: Thước cặp, compa, thước cuộn, thước lá, êtô
 Đồ gá: Êtô.
 Thiết bị: Bàn nguội, êtô, máy mài 2 đá, máy khoan, máy cưa cần, máy  
cuốn, máy uốn, máy cắt gọt kim loại.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 12
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

Phần III
PHẦN HÀN VÀ CẮT KIM LOẠI
3.1   Cấu tạo, hình dáng, kích thước các loại que hàn. Thành phần và công
        dụng của lớp thuốc bọc que hàn.
3.1.1  Cấu tạo que hàn, hình dáng kích thước các loại que hàn:

                    1. Lõi que hàn L (250÷450) mm.
                    2. Thuốc bọc que hàn.
      
      Điện cực nóng chảy (que hàn) tùy theo công dụng của nó và thành phần  
hóa học của kim loại được hàn, người ta chế  tạo các loại que hàn tương 
ứng như: que hàn thép, gang, đồng, nhôm. Kim loại que hàn phải có thành  
phần hóa học giống hoặc tốt hơn kim loại vật hàn, có tính kim loại tốt.
      * Lõi que hàn được chế tạo từ thép cacbon cho các công việc hàn thông 
thường và từ thép  hợp kim để hàn các loại thép hợp kim.
      * Thuốc bọc có các yêu cầu sâu: 
          ­ Nhiệt độ nóng chảy của thuốc bọc phải lớn hơn nhiệt độ nóng chảy 
của lõi nhằm tạo  ống dẫn hướng kim loại vào vùng hàn, tạo khí trong quá  
trình nóng chảy để bảo vệ mối hàn.
         ­ Tạo xỉ nổi lên trên vết hàn để ngăn cách sự xâm nhập của O 2 và N2 
khuyết tán vào kim loại lỏng của vùng hàn làm oxi hóa kim loại mối hàn và  
giảm cơ tính của mối hàn.
        ­ Hợp kim hóa mối hàn.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 13
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

        ­ Làm tăng độ chảy lỏng của kim loại của mối hàn.
        ­ Tạo sự cháy của hồ quang ổn định.
        ­ Khử các tạp chất có hại cho mối hàn.
        ­ Hình dáng kích thước rất đa dạng.
        ­ Thành phần công dụng của lớp thuốc bảo vệ: axit bazơ xenlulo…
         ­ Thuốc bọc axit chủ yếu gồm quặng oxit s ắt mangan oxit silu (SIO 2) 
feronangan.
         ­ Thuốc bọc xenlulo gồm chất xenlulo nhựa h ữu c ơ ferô hợp kim, bột  
tan… thuốc bọc bazơ  không chứa oxit sắt và mangan thành phần chủ  yếu  
gồm đá hoa, huỳnh thạch anh, các thạch anh, fero silic mangan, fero titan.
      *Mặc khác que hàn được chia làm hai loại: que hàn trần và que hàn có 
thuốc bọc. Lớp thuốc bọc que hàn điện có khối lượng chiểm 1÷ 5% khối  
lượng, lõi kim loại (dq), đường kính que hàn dn ≤ 1,2 (dn: đường kính que 
hàn).
3.1.2  Thành phần và công dụng của lớp thuốc bọc que hàn:
     Thành phần của lớp thuốc bọc này gồm các chất ion (phấn). Chất tạo xỉ 
(cao lanh), chất tạo khí (tinh bột), chất khử  oxi (nhôm, fero, mangan…) và 
chất hợp kim, chất dính kết.

     Công dụng của lớp thuốc bọc que hàn:

                 * Lớp thuốc bọc mỏng: Có tác dụng làm tăng tính  ổn định của hồ 
quang,   thành   phần   thuốc   bọc   thường   có:   đá   vôi,   fenpat,   bột   tan   (chiếm 
80÷85% khối lượng) và thủy tinh lỏng (15÷20% khối lượng). Lớp thuốc bọc  
này thường để  hàn các kết cấu không quan trọng, vì mối hàn bằng que hàn  
này có cơ tính kém.
         * Lớp thuốc bọc loại dày (dn ≥1.55dq) có tính ổn định hồ quang và tạo  
xung quanh một lớp khí và xỉ  bảo vệ  kim loại khỏi bị tác dụng của oxi và 
nitơ của môi trường. Trong trường hợp cần thiết người ta cho thêm vào lớp 
thuốc bọc những thành phần kim loại (các fero hợp kim) những thành phần 
này sẽ  tham gia vào thành phần của mối hàn và nâng cao cơ  tính của mối 
hàn.
         * Giúp mồi hàn và duy trì hồ quang.
         * Tạo ra các chất khí, đẩy oxi và nitơ ra xa, tạo thành lớp bảo vệ xung  
quanh hồ  quang và các giọt nóng chảy khi chuyển từ  hồ  quang đến vũng 
hàn.
         * Tạo ra xỉ để bảo vệ vũng hàn.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 14
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

                   * Cải thiện thành phần hóa học mối hàn bằng cách cung cấp các  
nguyên tố hợp kim, từ đó cải thiện cơ tính mối hàn.
         * Giúp kiểm soát biên dạng và bề mặt mối hàn.
         * Giúp giảm sự văn tóe.
           * Cách nhiệt cho điện cực để  có thể  vận hành  ở  dòng điện cao mà  
không bị quá nhiệt.
          * Cho phép thực hiện hàn đứng và hàn trần bằng cách kiểm soát độ 
nhớt của xỉ.
         * Ảnh hưởng đến các đặt tính vận hành của điện cực.
           * Chất trợ dung có độ  dẫn nhiệt thấp, nóng chảy chậm hơn so với  
thanh điện cực, có thể ngăn cản không khí đi vào hồ quang.
       * Giúp tăng hiệu suất hàn bằng cách bổ xung thêm bột sắt và hợp kim  
sắt, lớp bọc có thể kiểm soát đặt tính hồ quang.
3.2  Thế nào là TIG­MIG­MAG, sơ đồ nguyên lí, nguyên tắc vận hành
       (nguyên lí làm việc). Các thông số kỹ thuật chính của các loại máy hàn 
       (máy hàn một chiều, xoay chiều, hàn điểm, TIG, MIG, MAG,…):
3.2.1  Thế nào là TIG­MIG­MAG, sơ đồ nguyên lí, nguyên tắc vận hành
           (nguyên lí làm việc):
3.2.1.1  Khái niệm Hàn TIG, MIG, MAG:

 Hàn TIG: (tungsten inert gas): hàn hồ  quang dùng điện cực không nóng  
chảy, bảo vệ bằng khí trơ.

 Hàn MAG (metal active gas): hàn hồ quang dùng điện cực nóng chảy bảo  
vệ bằng khí hoạt tính (CO, CO2, H2…)

 Hàn MIG (metal inert gas): hàn hồ  quang dùng điện cực nóng chảy, bảo  
vệ bằng khí trơ.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 15
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

3.2.1.2  Sơ đồ nguyên lí, nguyên tắc vận hành (nguyên lí làm việc):
       *Hàn TIG:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 16
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

*Nguyên tắc vận hành của máy hàn TIG.
+  Chuẩn bị.
+  Nối sợi cáp điện thứ nhất trong một thiết bị hàn TIG.
+  Nối cáp thứ hai.
+  Nối thiết bị hàn và van cung cấp nước.
+  Lắp ráp mỏ hàn và nối nó với thiết bị hàn.
+  Lắp đặt bình khí nén và bộ điều áp cho một thiết bị hàn TIG.
+  Vận hành thiết bị hàn TIG .
+  Tạo hồ quang.
+  Tạo thành hồ quang và thực hiện việc làm.
       *Hàn MIG – MAG:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 17
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

*Nguyên tắc vận hành của máy hàn MIG:
+ Chuẩn bị.
+ Nối sợi cáp điện thứ nhất.
+ Nối sợi cáp thứ hai với thiết bị hàn khí CO2.
+ Lắp đặt cơ cấu dây dẫn.
+ Lắp ráp phụ tùng hàn của thiết bị hàn MIG.
+ Vận hành thiết bị hàn MIG và các phụ kiện.
+ Tạo hồ quang .
+ kiểm tra và lặp lại.
3.2.2     Các thông số  kỹ  thuật chính của các loại máy hàn (máy hàn một 
chiều, 
           xoay chiều, hàn điểm, TIG, MIG, MAG,…):
 Máy hàn điện xoay chiều:

 Biến thế hàn 400A.

 Công suất 32KVA.

 Tần số  50/60Hz.

 Đường kính đũa hàn 3.2÷8mm.

 Điện thế sử dụng 30V.

 Ngày sản xuất 2007.

 Kích thước 580x430x610.

 Trọng lượng 107 Kg.

 Máy hàn điện một chiều:

 Cường độ dòng hàn: 20A – 200A
 Điện áp: 1 pha 220V
 Điện áp không tải max: 65V
 Tần số: 50/60Hz
 Công suất: 12KVA
 Ngày sản xuất: 2008
 Trọng lượng: 27kg

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 18
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Đường kính que hàn: 1,6mm – 3,2mm
 Máy hàn TIG:
 Điện áp dòng: 230V, 
 công suất đầu vào tối đa 5.5KVA
 Điện áp không tải cao nhất: 60V.
  Dòng điện tại 100%: 130A
 Trọng lượng 10kg. Que hàn:1.6 – 5.0 mm
 Ngày sản xuất: 2004

3.3   Vẽ sơ đồ  một trạm hàn và cắt kim loại bằng khí. Các bộ phận chính  



       công dụng của nó. Phân biệt giữa hàn và cắt kim loại bằng khí.

*Các bộ phận chính và công dụng:
 Bình chứa khí: dùng để chứa khí O2, C2H2.

 Van giảm áp: Có nhiệm vụ  chủ  yếu là giảm áp suất cao của khí  ở 


trong bình tới áp suất thấp phù hợp với chế độ hàn, điều chỉnh lượng  
tiêu hao khí nén và giữ cho áp suất của hỗn hợp khí ở đầu mỏ hàn ổn 
định không phụ thuộc vào sự thay đổi của áp suất trong bình.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 19
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Khóa bảo hiểm: Nhiệm vụ là dập tắt ngọn lửa cháy ngược để bảo vệ 
cho ống dẫn khí và còn điều tiết C2H2.

 Ống dẫn khí: Phải đảm bảo độ  bền, chịu được áp suất khí (đối với  
dẫn O2 là 10am, đối với C2H2 là 3atm), nó phải đủ mềm không bị gập, 
để quá trình dẫn khí được bảo đảm

 Mỏ hàn: Nhiệm vụ cơ bản của nó là nhận khí O2 và C2H2 từ các bình 
chứa đến bồn hỗn hợp đưa sang mỏ hàn tạo thành ngọn lửa, cung cấp 
nhiệt năng của quá trình hàn

 Màu của ống dẫn khí O2 có màu xanh, đối với khí C2H2 có màu đỏ, để 
tránh nhầm lẫn đầu ống dẫn C2H2 được lắp vào mỏ hàn bằng ren trái.

 Mỏ  hàn: Nhiệm vụ  cơ  bản của nó là nhận khí O2  và C2H2  đến bồn 


hỗn hợp đưa sang mỏ  hàn tạo thành ngọn lửa, cung cấp nhiệt năng 
quá trình hàn.

 Phần IV

   PHẦN RÈN­ĐÚC
4.1  Sơ đồ nguyên lí, nguyên tắc vận hành và công dụng của lò rèn thủ công  
có 

       tại xưởng.
4.1.1  Sơ đồ nguyên lí:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 20
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

  1. Ống gió              2.  Giá đỡ lò đốt       3. Lò đốt        4. Than
                                5. Ghi lò     6. Chụp lò        7. Ống khói         

4.1.2   Nguyên tắc vận hành: 

     * Gió từ  hệ  thống quạt của moto dẫn qua  ống (1), vào buồng gió bằng 


kim loại (2) thổi qua các lỗ của ghi lò (3) vào buồng đốt. Than được đổ  vào 
buồng đốt qua cửa lò than (4). Phôi cho vào và được lấy ra  ở  cử  (5). Khói, 
bụi và khí nóng thoát ra lỗ (6) lên chụp (7) vào ống và đi ra ngoài.

    * Công dụng của lò rèn:

      ­ Dùng để tạo những dạng định hình của chi tiết, đỡ  tốn chi phí khi tạo  
khuôn mẫu.

      ­ Dùng để tôi cứng các chi tiết chịu mài mòn cao.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 21
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

4.2   Các công việc của rèn tự do:

 Rèn tự do là quá trình gia công kim loại bằng lực rèn (thông qua búa tay 
hoặc búa máy) để thay đổi hình dáng của phôi.

 Công việc của nó là nung  nóng phôi tới nhiệt độ trên 900oC để cho kim 
loại chuyển sang trạng thái dẻo rồi đặt lên đe và dùng búa đặp để có 
được hình dáng cần thiết của sản phẩm. 

 Vật liệu để rèn tự do là các thỏi kim loại đúc và các phôi cán.

 Rèn tự do có rèn bằng tay hay bằng má.

 Rèn tay dùng để rèn những vật có khối lượng không lớn lắm.

4.3   Nguyên lí làm việc và công dụng của máy búa hơi có ở xưởng:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 22
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

4.3.1 Nguyên lí làm việc máy búa hơi:
      Động cơ  điện (6)chuyển động truyền mômen xoắn đến hộp giảm tốc  
( 7), thông qua cơ  cấu truyền động (5) làm chuyển động pittong nén (3) di  
chuyển trong xylanh nén khí (1). Để máy làm việc ấn bàn đạp (10) lên xuống  
hệ thống van (8), (9) sẽ điều khiển cho búa làm việc  ở  những chế  độ  khác 
nhau, khí nén ở buồng xylanh (1) sẽ qua xylanh (2) đẩy pittong (4) mang đầu  
búa (11) cùng với trọng lượng của nó sẽ di chuyển lên xuống tạo nên lực gia  
công cho chi tiết đặt trên đe (12) giữ cố định trên bệ đe (13). Lúc này khí nén 
sẽ qua van (9) và đưa khí nén qua buồng xylanh (1) pittông (4) chuyển động 
đi lên Pittông đi lên khối khí bị nén dẫn đến đẩy búa hơi đi xuống được.
         Pittông di xuống khí giản ra và búa hơi tự  động kéo lên. Nếu ta giữ 
nguyên cần thì búa hơi sẽ đập liên tục theo nhịp lên xuống của pittông.
4.3.2   Công dụng của máy búa hơi:
      Máy búa hơi thường dùng để rèn các chi tiết nhỏ.
4.4  Nguyên lí làm việc và công dụng của máy cán, uốn ở nơi thực tập:
4.4.1  Nguyên lí làm việc của máy uốn:
     Kim loại sau khi được 
nung đến trạng thái dẻo 
sẽ đưa vào máy uốn, cần 
đẩy   có   tiết   diện   ngoài 
hình bán nguyệt nhờ  hơi 
nén   sẽ   dịch   chuyển   và 
đẩy   thanh   kim   loại   vào 
khuôn.   Khuôn   được   chế 
tạo bởi hai con lăn để khi 
kim loại biến dạng có khuynh hướng nhắt vào khe giữa hai con lăn sẽ quay  
giúp cho phần kim loại bị uốn được dễ dàng.
4.4.2  Công dụng của máy uốn: 
           Để uốn những ống kim loại thẳng thành ống chữ U.
4.5   Trình bày các loại dụng cụ cơ bản trong rèn tự do (vẽ hình minh họa) 
   nêu các công dụng chính của chúng:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 23
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

4.6  Sơ đồ quá trình 
công nghệ sản xuất vật 
đúc. Thực chất, đặc điểm 
và công dụng của đúc kim 
loại:
4.6.1 Sơ đồ quá trình 
công nghệ sản xuất vật 
đúc:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 24
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

4.6.2  Thực chất, đặc điểm và công dụng của đúc kim loại:
 Thực chất của đúc:

        Là quá trình điền đầy kim loại  ở  thể  lỏng vào lòng khuôn đúc có hình 


dạng, kích thước định sẵn. Sau khi kim loại  đông đặc, ta thu sản phẩm  
tương  ứng với lòng khuôn. Sản phẩm đó gọi là vật đúc. Nếu đem vật đúc 
gia công tiếp theo như gia công cắt gọt thì nó được gọi là phôi đúc.

 Đặc điểm:

      Có nhiều phương pháp tạo phôi đúc khác nhau. Mỗi phương pháp tạo ra 
sản phẩm có đặc tính khác nhau, nhưng căn cứ  vào thực chất chung, sản 
xuất đúc có các đặc tính sau:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 25
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Mọi vật liệu như  gang, thép, hợp kim màu, vật liệu phi kim loại khi 
nấu chảy lỏng đều đúc được.

 Tạo ra vật đúc có kết cấu phức tạp, những vật liệu đúc có khối lượng 
lớn mà các phương pháp gia công phôi khác không thể thực hiện.

 Một số  phương pháp đúc tiên tiến có thể  tạo ra sản phẩm có chất 


lượng cao, kích thước chính xác, độ  bóng bề  mặt cao và có khả  năng 
cơ khí hóa, hoặc tự động hóa cao.

 Giá thành của sản xuất đúc nói chung hạ hơn so với các dạng sản xuất  
khác
      Tuy vậy, quá trình sản xuất đúc còn cần phải khắc phục một số các mặt 
hạn chế sau:
Do quá trình kết dính từ  thể  lỏng nên trong vật đúc dễ  tồn tại các  
dạng rỗ co, rỗ khí, nứt, lẫn tạp chất…

Khi đúc trong khuôn cát độ chính xác về kích thước và độ bóng thấp.

Tiêu hao một phần không nhỏ kim loại do hệ thống rót, đậu ngót và 
cho các đại lượng khác (lượng dư, độ xiên…).
      Phương pháp đúc dù sao vẫn là một trong những phương pháp được sử 
dụng rộng rãi để  chế  tạo ra một khối lượng sản phẩm kim loại rất lớn.  
Chất lượng của sản phẩm ngày càng được nâng cao cùng với những kết 
quả nghiên cứu và sự hiện đại hóa quá trình sản xuất.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 26
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

Phần V
PHẦN GIA CÔNG CẮT GỌT (TIỆN, PHAY, BÀO­
XỌC, KHOAN­KHOÉT­DOA, MÀI)

5.1  Các kiểu máy, kí hiệu, giải thích ký hiệu, nước sản xuất, nêu công 
dụng và
        phạm vi sử dụng của các loại máy trên với thực tế ĐVTT:
5.1.1  Trong xưởng cắt gọt có các máy sau:
Tên maý ́ ̣
Sô hiêu Nươc san xuât
́ ̉ ́ Công suât́
́ ̣ ớn van năng
May tiên l ̣ EE 800 Hungari 19.7kw
́ ̣ ớn van năng
May tiên l ̣ T63 ̣
Viêt Nam 7kw
́ ̣ ớn van năng
May tiên l ̣ C630 Trung Quôć 7kw
́ ̣ ớn van năng loai trung
May tiên l ̣ ̣ C620 Trung Quôć 4,5kw
́ ̣ ớn van năng loai trung
May tiên l ̣ ̣ T 6P16L ̣
Viêt Nam 4,5kw
́ ̣ ớn van năng loai trung
May tiên l ̣ ̣ T18A Viêt Naṃ 3,5kw
́ ̣ ớn van năng loai trung
May tiên l ̣ ̣ SV 18A ̣
Công hoa Sec ̀ ́ 4,5kw
́ ̣ ớn van năng loai trung
May tiên l ̣ ̣ T12M Viêt Nam ̣ 3,5kw
5.1.2  Trong xưởng lắp ráp có các máy sau:
 Máy khoan đứng: 3 máy

 Máy khoan đứng: số hiệu 2H118, nước sản xuất USSR.

 Máy khoan đứng: kiểu 125, số 749, sản xuất 1978, nhà máy chế 
tạo máy công cụ số 1 chế tạo.

 Máy khoan đứng: kiểu K125, số460, sản xuất 1924, do nhà máy 
cơ khí Hà Nội chế tạo.

 Máy khoan bàn: 1 máy do việt nam sản xuất.

 Máy khoan cần: 1 máy, kiểu K325, số máy: 167, sản xuất 1964, do 
nhà máy cơ khí Hà Nội chế tạo.

 Máy đột dập liên hợp: 1 máy, kiểu HB5223, số hiệu 9312, sản xuất 
1999, do Liên Xô chế tạo.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 27
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Máy cắt thủy lực: 1 máy, kiểu QC12y.

Số hiệu 01034. 

Do Trung Quốc sản xuất.

Điện áp: 3~380V.

Tần số: 50Hz 23KVA.

Điện thế: 60A.

IP 43.

 Máy dập góc: 1 máy do Việt Nam sản xuất.

 Máy lốc tôn: 2 máy.

 Máy lốc tôn cỡ lớn: kiểu LT12X2000, do Trung Quốc sản xuất.

Vật liệu phoi: giới hạn chảy tới : 25kg/cm2

Chiều dày tôn lớn nhất uốn được:          12mm

Chiều rộng tôn lớn nhất uốn được:         2000mm

Tốc độ uốn :                                            6m/ph

Công suất động cơ chính:           N=11kw

Công suất động cơ lên xuống trục giữa: N=5.5kw

 Máy lốc tôn cỡ nhỏ: do Việt Nam sản xuất.

5.1.3  Trong xưởng rèn có các máy sau:
 Máy cắt đột liên hợp CD14.

 Công suất động cơ điện 45KW.

 Máy búa hơi.

 Không rèn được vật có chiều dày nhỏ hơn 10mm.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 28
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Không rèn quá 15÷20 giờ .

 Kiểu 150, số 01, sản xuất 1967.

 Việt Nam sản xuất.

 Máy dập 60T.

 Kiểu IB25­60.

 Số hiệu 225.

 Ngày sản xuất: 10/1968.

 Nước sản xuất: Trung Quốc.

 Máy cắt đột CĐ14.

 Công suất 45KW.

 Cắt tôn dày tối đa.

 Cắt thép hình qui cách tối đa: phi 30, L80,80.

 Máy cưa cần.

 Kiểu C720.

 Khối lượng 60kg, sản xuất 1947.

 Việt Nam sản xuất.

5.2  Đồ gá là gì?  Các loại phụ tùng, đồ gá hiện có ở xưởng và công dụng 
của 
       các loại máy trên?
5.1.2  Đồ gá:
      Đồ  gá là trang bị  được lắp trên máy để  thực hiện nhiệm vụ  gá đặt chi 
tiết gia công nhằm xác định vị  trí tươn quang giữa dao cắt và chi tiết gia  

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 29
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

công giúp cho công việc gia công diễn ra nhanh chóng, thuận tiện và chính 
xác.
  Đồ  gá thiết kế từ đơn giản đến phức tạp. chúng giúp đơn giản hóa cho  
quá trình gia công hơn các thiết bị chuyên dùng.
  Đồ gá ngoài việc định vị và kẹp chặt chi tiết nó còn có tác dụng mở rộng  
khả năng gia công trên máy tiện.
5.1.2  Các loại phụ tùng, đồ gá hiện có ở xưởng và công dụng của các loại 
máy trên:
Người ta phân loại đồ gá theo điều kiện làm việc và điều kiện gia công:
 Theo điều kiện làm việc:

 Đồ  gá vạn năng: gá được nhiều loại chi tiết khác nhau trong 
nhiều nguyên công khác nhau. Thường sử  dụng trong sản xuất  
đơn chiếc, hàng loạt nhỏ  (ví dụ  như  êtô đồ  gá được sử  dụng 
trong gia công nguội hoặc đi kèm trên các máy khoan, máy phay  
bào).

 Đồ gá chuyên dùng: sử dụng gia công chi tiết công cụ riêng hoặc  
trong sản xuất loại lớn, hàng khối (ví dụ như ống kẹp đàn hồi).

 Theo điều kiện công nghệ  chia ra: đồ  gá trên máy khoan, máy bào,  


máy phay, máy tiện (mâm cặp 3 chấu, 4 chấu và ụ động).
     * Các loại phụ tùng, đồ gá hiện có ở xưởng và công dụng của các loại máy  
trên
 Đối với máy phay có vấu kẹp, khối V, phiến gá bulong.

 Đối với máy bào: bulong kẹp chặt, êtô máy mối kẹp.

           Êtô chia làm ba loại: êtô đơn giản, loại quay, loại vạn năng.
 Đối với máy tiện: mâm cặp, thân ụ động, luy nét cố định và luy nét di  
động.

          Trong mâm cặp có hai loại mâm cặp định tâm và mâm cặp không định 
tâm.
 Mâm cặp định tâm: thường là mâm cặp 3 vấu (chấu).

 Mâm cặp 3 vấu thường dùng để cặp các chi tiết trong xoay.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 30
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Mâm cặp không định tâm: thương là mâm cặp có bốn vấu độc 
lập. mâm cặp có 4 vấu thích hợp để gá phôi không tròn xoay hoặc  
các bề mặt lệch tâm.

 Ngoài ra còn có tốc kẹp dùng để  truyền chuyển động quay từ  trục  


chính đến phôi khi gá trên hai mũi tâm. Tốc kẹp có dạng hình chữ  L  
để chặn vào gờ hoặc rãnh trên mâm tốc.

 Mũi tâm: dùng để  gá đặt các thi tiết kém cứng vững, đặc biệt gá chi 
tiết chọn trục có khoan mũi tâm ở hai đầu. Có hai loại mũi tâm:

 Mũi tâm cố  định: thường được lắp vào nòng trục chính và quay  
theo chi tiết gia công. Mũi tâm cố định có bề mặt làm việc là mặt  
côn với góc côn là 60o, chuôi côn thường được chế  tạo là côn 
mouse.

 Mũi tâm quay: dùng khi gia công chi tiết  ở  tốc độ  cao. Mũi tâm 


quay có trục chính quay trong vòng bi đỡ hoặc bi đũa.

 Giá đỡ (luy net).

           Dùng để tăng độ cứng vững khi gia công chi tiết có độ dài lớn hơn  
rất nhiều so với đường kính. Có hai loại giá đỡ:
 Giá đỡ cố định (luy nét tĩnh): Được định vị tại một vị trí tâm máy.

 Giá đỡ di đông (luy nét động).

Giá đỡ  này được bắt trên bàn trược xe dao và chuyển động 
theo nó.

Giá   đỡ   này   có   các   vấu   làm  bằng   vật   liệu  mềm,   mau  mòn 
(thường là đồng thau) để  đảm bảo bề  mặt chi tiết gia công 
không bị hư hỏng. các vấu được thường xuyên bôi trơn.

5.3  Các loại dao (dao tiện, dao phay, dao bào, mũi khoan­khoét­doa, đá mài) 
      đang sử dụng và công dụng của chúng (những loại hiện đang sử dụng ở 
      đơn vị thực tập):

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 31
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

  Các     loại   dao  sử   dụng  phổ   biến   ở   xưởng  như   T15K6,  BK8,   TT3500,  HSS  
3x14x150

5.3.1  Dao tiện:
 Căn cứ  vào điều kiện làm việc , vị  trí của lưỡi dao cắt phân thành 
dao trai và dao phải (Hình 5.3a).

 Theo hình dạng phần cắt và cách bố  trí đầu dao người ta chia thành 
các nhóm sau:

 Dao đầu thẳng: khi trục của dao trong cả hai mặt phẳng ngang và  
đứng đều thẳng (hình 5.3b).

 Dao đầu cong: khi trục của dao trong mặt phẳng ngang là cong 
còn trục của dao trong mặt phẳng đứng là thẳng (hình 5.3c).

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 32
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

                           Hình 5.3b            Hình 5.3c
 Dao đầu uốn: khi trục của dao trong mặt phẳng ngang là thẳng 
còn trục của dao trong mặt phẳng đứng là cong (hình 5.3d).

 Dao đầu vuốt: khi phần làm việc của dao hẹp tiện thân dao đầu  
dao ở nhóm này có thể bố trí đối xứng, lệch trái hoặc lệch phải 
so với trục thân dao (hình 5.3e).

 Dao tiện lỗ suốt (hình 5.3f)

 Dao tiện lỗ không suốt (hình 5.3g)

 Dao tiện rãnh ngoài (hình 5.3h)

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 33
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Dao tiện rãnh trong (hình 5.3i)

 Dao tiện ren tam giác ngoài (hình 5.3j)

 Dao tiện ren vuông ngoài (hình 5.3k)

 Dao tiện ren thang ngoài (hình 5.3L)

5.3.2  Dao phay:
    Tùy theo các dạng bề mặt gia công mà có các loại dao phay khác nhâu.
 Dao phay mặt phẳng: như dao phay trụ, dao phay mặt đầu.

 Loại   dao   phay   công   rãnh:là   dao   đũa,   dao   phay   ba   mặt,dao   phay  
ngón…

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 34
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Dao phay gia công bánh răng: là dao phay modun, dao phay lăn ren.
5.3.3  Dao bào: 
 Theo tính chất gia công ta có dao bào mặt phẳng ngang, dao bào mặt  
phẳng thẳng đứng, dao bào mặt phẳng nghiêng, dao bào rãnh và cắt 
đứt.

 Theo hình dạng của con dao: Dao thân thẳng, dao thân cong.

 Dao thân thẳng: do tác dụng của lực cắt thì thân dao bị  biến dạng  
và uốn quanh điểm tựa làm cho bề mặt gia công bị lẹm một đoạn.

  Dao thân cong: tránh được hiện tượng cắt lẹm nhưng lại chế tạo  
phức tạp, độ cứng kém.

5.3.4  Mũi khoan – khoét – doa:
 Mũi khoan dùng để  khoan các lỗ  chưa có sẵn tùy theo công dụng, có  
các loại mũi khoan khác nhau như: mũi khoan tâm dùng để gia công lỗ 
tâm trên mặt đầu các trục, mũi khoan sâu dùng để  khoan các lỗ  dài, 
nhưng mũi khoan ruột gà thường dùng cơ bản hơn.

 Mũi  khoét  dùng  để  gia công lỗ   đã có  sẵn, mũi khoét khác với mũi 


khoan, là số lưỡi cắt nhiều hơn 3÷4 lưỡi cắt.

 Mũi dao: dùng để  gia công chính xác lỗ, mũi doa thường có từ  6÷12  


lưỡi cắt, khi doa đạt độ chính xác cao (câp 1÷2), độ bóng đạt cấp 8.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 35
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

5.3.5  Đá mài: 
    Thường là hình trụ, hình côn, hình cốc, hình bát, hình đĩa. Trên bề mặt đá  
mài có ghi thông số  cơ  bản của đá như: đường kính, tốc độ  mài cho phép,  
kích thước, hạt mài, chất kết dính độ cứng, xốp của đá.
     Do đó quay với tốc độ rất cao, nên để  đảm bảo an toàn thì khi lắp phải 
được cân bằng và cho quay với vận tốc gấp rưỡi tốc độ  lớn nhất cho phép 
trong thời gian 10 phút, nếu không có sự cố thì đạt yêu cầu.
5.4 Các loại chuyển động (chính và chạy dao) của các loại máy trên:
5.4.1 Máy tiện: 
       Chuyển động cơ  bản là chuyển động để  tạo ra quá trình cắt gọt hình 
thành các bề mặt của chi tiết gia công, chia làm hai chuyển động:
 Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của phôi. Nó là chuyển  
động tạo ra tôi độ cắt, tạo ra phoi, phôi quay tròn theo trục chính.
 Chuyển  động chạy dao: thường  được thực hiện theo hướng song  
song hoặc vuông góc với đường tâm của phôi, có thể  chạy tự  động 
hoặc tay.
5.4.2 Máy phay: 
 Chuyển động chính: là chuyển động quay tròn của dao.

 Chuyển   động   chạy  dao:   do  bàn   máy  mang   phôi  thực   hiện  chuyển  
động chạy dao: có chạy dao dọc, chạy dao ngang và chạy dao đứng.

5.4.3 Máy bào:
 Chuyển động chính: đối với máy bào ngang là do bàn trượt lắp gá dao  
thực hiện, còn máy bào giường là do bàn máy mang phôi thực hiện.

 Chuyển động chạy dao: cũng là chuyển động thẳng đối với máy bào 
ngang do bàn máy mang phôi thực hiện gián đoạn, còn đối với máy 
bào giường thì do bàn dao thực hiện.

5.4.4 Máy khoan:
 Chuyển động chính là chuyển động quay tròn của trục chính mang 
mũi khoan.

 Chuyển động chạy dao là chuyển động lên, xuống để khoan.

5.4.5 Máy mài:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 36
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Chuyển động chính là chuyển động đá quay tròn do một động cơ điện  
riêng truyền dẫn độc lập.

 Chuyển động chạy dao gồm: 

 Chạy dao vòng của chi tiết quay tròn để mài hết mặt trục cần mài.

 Chạy dao dọc của bàn mang chi tiết để mài hết chiều dài chi tiết.

 Chạy dao ăn sau để hớt hết lượng dư của chi tiết gia công do ụ đá mài 
thực hiện.

5.5 Các phương pháp tiện ren côn và phương pháp hiện đang áp dụng 
trong
 sản xuất:
5.5.1  Gia công chi tiết côn bằng cách tiến dao kết hợp bằng tay:
5.5.1.1  Nguyên lý:
        Theo phương pháp này thì mặt côn được gia công bằng cách dùng tay 
thực hiện tiến dao dọc kết hợp tiến dao ngang thông qua các tay quay trên 
bàn xe dao. Độ côn được xác định bằng hai kích thước chuẩn là đường kính  
đầu mút lớn và đường kính đầu mút nhỏ.
5.5.1.2 Đặc điểm:
­ Dễ thực hiện, không yêu cầu dụng cụ, đồ gá phức tạp.
­ Độ chính xác không có.
­  Thường dùng để gia công các mặt côn chuyển tiếp trên chi tiết 
dạng trục.
5.5.1.3  Kỹ thuật:
        Trong quá trình tiện  theo phương pháp này thì khi cắt người ta đồng 
thời tiến dao theo hai hướng: Ngang bằng cách quay tay quay của bàn dao  
ngang, và Dọc bằng cách quay tay quay bàn xe dao hoặc tay quay của  ổ dao  
trên ( ổ dao ở vị trí 0o, không xoay).
5.5.2  Gia công chi tiết côn bằng dao rộng bản ( định hình):

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 37
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

5.5.2.1  Nguyên lý:
  Theo   phương 
pháp  này   người   ta 
dùng  một   dao   có 
lưỡi  cắt   chính 
thẳng  và   chiều   dài 
lớn,  khi   cắt   lưỡi 
cắt  nghiên   một 
lượng  bằng   nửa   góc 
côn   so  với   trục   quay 
của chi  tiết. (Hình 5.4)
5.5.2.2  Đặc điểm:
­ Phương pháp này đơn giản, dễ thực hiện với độ chính xác cao.
­ Độ  chính xác phụ  thuộc vào lưỡi cắt chính của dao và dưỡng so 
dao.
­ Dùng để gia công các chi tiết côn có chiều dài bé hơn 20 – 25 mm.
5.5.2.3  Kỹ thuật:
­ Để  có mặt côn chính xác thì lưỡi cắt phải có chiều dài lớn hơn  
chiều dài mặt côn cần gia công và phải thẳng.
­ Để xác định độ  côn người ta dùng một dưỡng so dao khi gá, dưỡng 
được áp sát vào mặt trụ  theo một đường sinh, điều chỉnh dao sao 
cho lưỡi cắt chính trùng khít hoặt song song với cạnh còn lại của 
dưỡng. Sau khi điều chỉnh góc nghiêng xong, bỏ  dưỡng ra và tiến  
hành cắt. Khi cắt người ta có thể  thực hiện tiến dao ngang hoặc 
tiến dao dọc tùy theo góc côn. 

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 38
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

          Hình 5.4: Gia công mặt côn bằng dao rộng bản (định hình)
5.5.3   Gia công chi tiết côn bằng cách xoay ổ dao trên:
5.5.3.1  Nguyên lý:
             Mặt côn được gia công nhờ  vào chuyển động của dao theo phương  
nghiêng so với trục quay của chi tiết. Việc tiến dao được thực hiện bằng ổ 
dao trên đã được xoay một góc bằng nửa góc côn. (Hình 5.5)
 
                         Hình 5.5: Gia công mặt côn bằng cách xoay ổ dao trên.

5.5.3.2  Đặc điểm:
­ Phương pháp này thực hiện khá phức tạp do phải tính toán, điều  
chỉnh xoay ổ dao.
­ Độ chính xác của mặt côn phụ thuộc vào độ chính xác của mặt chia  
trên ổ dao. 
­ Phương pháp này có thể  dùng để  gia công bề  mặt côn có độ  dài  
khoảng 100mm.

5.5.3.3   Kỹ thuật:
       Dao được gá trên ổ dao. Thả lỏng hai vít kẹp ổ dao trên, xoay ổ dao trên  
một góc bằng với góc nghiêng của mặt côn ( xoay phải hay trái tùy theo 
hường nghiêng của mặt côn), góc nghiêng được xác định trên vạch chỉ  thị 
được khắc trên đế quay hoặc trên bàn dao ngang, xiết chặt hai vít kẹp ổ dao  
trên lại, độ  chính xác khi quay  ổ  dao có thể  chỉ  đạt được khoảng ½ độ. 
Trong phương pháp này dao được tiến bằng tay bằng cách quay tay quay của  
ổ dao trên. Để tiện các chi tiết côn có độ chính xác cao, người ta có thể xác 
định góc quay của ổ dao bằng cách dùng đồng hồ so tựa lên dưỡng côn. 
5.5.4  Gia công chi tiết bằng thước côn:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 39
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

5.5.4.1  Nguyên lý:
           Mặt côn được gia công nhờ  vào chuyển động của dao theo phương 
nghiêng so với trục quay của chi tiết. Việc tiến dao sẽ được thực hiện bằng  
bàn xe dao  ( tiến dao dọc), quỹ đạo của dao sẽ  được quyết định bởi một  
thanh trượt dẫn hướng cho bàn dao trên, lắp cứng trên máy, được gọi là 
thước côn.(Hình 5.6)

                              Hình. 5.6: Gia 
công bằng   thước côn.

5.5.4.2   Đặc  điểm:
­ Phương   pháp 
này  thực hiện phức 
tạp.
­ Có thể thực hiện tiến dao tự động.
­ Phương pháp này dùng để gia công các mặt côn có độ dài khá cao 
(đến khoảng 500 – 600 mm) và có độ dốc thấp.
­ Phương pháp này thường dùng để chế tạo chi tiết hàng loạt.

5.5.4.3  Kỹ thuật: 
    Khoá chặt giá đở thước côn  vào thân máy. Chú ý vị trí của giá đở thước  
côn ở nơi thích hợp khi gia công.
    Dao được gá thẳng trên ổ dao, tách ăn khớp giữa vít và đai ốc của bàn  

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 40
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

dao ngang ( mở vít khoá đai ốc với bàn dao ngang) để  cho bàn dao ngang có 
thể trượt tự do.
    Xiết đai ốc kẹp trên con trượt của thước côn, thả lỏng hai vít ( ốc) kẹp 
thước côn lên giá đở, xoay thước côn một góc bằng nữa góc côn ( xem vạch  
chỉ thị trên giá đở). Xiết hai vít ( ốc) kẹp lại sau khi đã điều chỉnh xong.
    Khi gia công ta cho xe dao tiến dọc, do tác dụng của thước côn lên con  
trượt làm cho bàn dao ngang di chuyển. Kết quả  là dao chuyển động theo  
phương hợp với trục quay của chi tiết một góc bằng nửa góc côn.
5.5.5  Gia công chi tiết côn bằng cách đánh lệch ụ động:
5.5.5.1  Nguyên lý:
             Mặt côn được gia công nhờ  vào chuyển động của dao theo phương  
nghiêng so với trục quay của chi tiết. Việc tiến dao sẽ được thực hiện bằng  
bàn xe dao ( tiến dao dọc), mặt côn sẽ được tạo nhờ vào độ  lệch trục quay  
của chi tiết với phương chuyển động chạy dao dọc. ( Hình 5.7)

  Hình
. 5.7: Gia công mặt côn bằng cách đánh  
lệch ụ động 

5.5.5.2  Đặc điểm:
­ Phương pháp này dùng để gia công các chi tiết dài, có độ côn rất 
nhỏ.
­ Có thể chạy dao tự động.
­ Không gia công được côn trong lỗ.
5.5.5.3  Kỹ thuật:
        Phôi được gá trên hai mũi chống tâm. Thả  lỏng kẹp  ụ  động lên thân 

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 41
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

máy, dịch chuyển ụ động bằng cách vặn hai vít điều chỉnh ở hai bên sườn ụ 
động        (Đẩy ụ động ra xa để tiện côn ngược, và đẩy ụ động vào gần để 
tiện côn suôi). Ta có thể kiểm tra khoảng dịch chuyển của  ụ động bằng các 
vạch chỉ thị ở phía cuối ụ động, hoặc có thể dùng căn mẫu và đồng hồ so.
     Dao được gá thẳng và tiến dao dọc bằng bàn xe dao.
  *Chú ý:  Phải dùng tốc để  truyền chuyển động cho chi tiết, để  tránh làm 
hỏng lỗ tâm do gá lệch người ta thường dùng mũi chống tâm chỏm cầu. 
5.6  Các phương pháp tiện ren tam giác và phương pháp hiện đang áp dụng 
       trong sản xuất:
 Có hai phương pháp tiện ren tam giác.

 Tiện ren trực tiếp bằng dao tiện trên máy tiện thông qua trục vit me.

 Bằng phương pháp cắt ren bằng bàn ren.

 Ngoài ra còn có phương pháp cắt ren nguội bằng ta rô.

 Trong xưởng thường sử dụng cả ba loại nhưng chủ yếu là tiện ren 
bằng phương pháp tiện trực tiếp trên máy tiện bằng trục vit me.

 Tiện ren tam giác chủ yếu có hai loại cơ bản đó là tiện ren theo hệ mét 
và tiện ren theo hệ anh

 Hệ mét thì ta mài dũa dao tiện có góc ren bằng 60o

 Hệ anh thì ta mài dũa dao tiện có góc ren bằng 55o

 Khi cắt ren trong ta cũng tính bước ren giống như khi tiện ren ngoài.

 Có hai loại ren đó là ren trái và ren phải. Thường sử dụng là ren phải, 
còn ren  trái thường dùng thay thế cho ren phải trong một số ứng dụng.

 Quy trình tiện ren trái về cơ bản cũng giống như khi tiện ren phải trừ 
một số điểm khác như:

 Ta chỉnh máy tiện và hộp số thay đổi nhanh cho bước ren cần 
tiện. 

 Đóng li hợp cần điều khiển, cần ăn dao để trục vít me quay 
ngược chiều với chiều tiện ren phải.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 42
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Lắp chỉnh dao tiện ren trái và chỉnh vuông góc với chi tiết gia 
công.

 Tiện một đầu nhỏ ở đầu trái của phần tiện ren, đây sẽ là điểm 
bắt đầu cho dao tiện ren.

 Tiếp tục tiện ren đến đạt kích thước như tiện ren phải.

      Chuyển sự cắt ren trên máy tiện từ hệ inch sang hệ met:
       Các ren hệ  mét có thể  tiện ren trên hộp số  thay đổi nhanh tiêu chuẩn  
bằng cách dùng cặp bánh ren thay thế  có 50 và 127 ren. Do trục vit me có  
kích thước tính theo hệ inch ren/inch và được thiết kế để  tiện ren/inch, cần  
phải đổi bước ren mm thành cm và đổi về  ren/inch.  Ta có một inch bằng 
2.54 cm do đó tỉ  số  inch/cm là 1:2.54. Để  tiện ren hệ  met trên máy tiện hệ 
inch cần lắp một số bánh ren vào đường truyền dẫn bánh ren để  tạo tỷ  số 
1 : 2.54. Các bánh ren đó là 1:2.54.50:50 =50 ren: 127 ren.
        Để  tiện các bánh ren hệ  mét, hai bánh ren có tỷ  số  50 và 127 ren cần 
phải được lắp vào đường truyền dẫn bánh ren của máy tiện, bánh ren 50 ren 
được dùng làm bánh ren truyền động, bánh ren 127 ren được lắp vào ổ  trục  
vit me.
 5.7  Các phương pháp tiện ren vuông và phương pháp hiện đang áp dụng
         trong sản xuất:
      Có ba phương pháp tiện ren vuông là tiện ren vuông trên máy tiện, tiện  
ren bằng bàn ren và cắt ren bằng taro. Các ren vuông thường được dùng trên 
trục vit, trục con đội, và các bộ phận khác đòi hỏi sự truyền động công suất 
cực đại. Ren vuông chúng ta rất khó cắt bằng bàn ren và taro nên chỉ cắt trên 
máy tiện. Trong xưởng sản xuất chỉ thực hiện cắt ren vuông trên máy tiện.
      Dao tiện ren vuông có hình dạng tương tự như dao tiện cắt dứt chỉ khác  
là hai cạnh của dao tiện ren vuông phải được mài theo một góc để thích hợp  
với góc xoắn của ren
      Mài dụng cụ cắt ren theo góc dẫn và góc tiến, chiều rộng của dụng cụ 
cắt phải rộng hơn rãnh ren khoảng 0.05mm. Điều này sẽ cho phép ren hoàn  
tất lắp khớp với các đai ốc.
     Chỉnh các mũi tâm trên máy tiện và lắp các đai ốc.
     Chỉnh hộp số thay đổi theo bước ren yêu cầu.
     Chỉnh dao vuông góc với chi tiết và đúng tâm.
     Tiện đầu bên phải của chi tiết tới đường kính phụ với độ dài khoảng 1.6  
mm÷2 mm. Điều này cho biết thời điểm ren được tiến đến chiều sâu.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 43
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

     Khởi động máy và cho dao tiến chậm vào đường kính chi tiết.
     Điều chỉnh chiều sâu hợp lý.
     Sử dụng dung dịch cắt gọt và tiện đến chiều sâu cần thiết.
     Kiểm tra ren bằng cách đo bước ren.
5.8  Các phương pháp tiện ren nhiều đầu mối và phương pháp hiện đang 
áp
       dụng trong sản xuất:
      Ta chỉ  có một phương pháp tiện ren nhiều đầu mối đó là tiện ren trên  
máy tiện bằng cách sử dụng trục vít me.
     Ren nhiều đầu mối được sử dụng khi cần nhận được lại ren thô có chiều  
sâu ren không thể  cắt gọt được. Ren nhiều đầu mối có thể  là 2, 3 hoặc 4  
đầu mối tùy ý theo số điểm bắt đầu quay chu vi tiết gia công. Bước ren luôn  
luôn là khoảng cách từ một điểm trên một ren đến điểm tương ứng trên ren 
kế cận. Bước tiến là khoảng cách đai ốc  tiến theo chiều dài trong một vòng 
quay. Trên ren một đầu mối bước ren và bước tiến bằng nhau. Trên ren hai 
đầu mối bước tiếp gấp đôi bước ren, trên ren ba đầu mối bước tiến gấp ba  
bước ren.
     

Các ren nhiều đầu mối không như  ren một đầu mối, do đó có dáng vẽ  dẹp 


hơn:
 Máy phay:

 Phương pháp phay bánh ren trụ ren thẳng

 Phương pháp dùng để  gia công mặt phẳng, mặt nghiêng, rãnh,  
rãnh then, lỗ, mặt ren, mặt răng, mặt định hình cắt dứt

 Máy   bào:   Các   phương   pháp   gia   công   như   mặt   phẳng   ngang,   mặt 
phẳng đứng, mặt phẳng nghiêng, các loại rãnh có hình dáng đặc biệt 
như rãnh vuông, tròn, rãnh chữ T, rãnh mang cá. Ngoài ra máy bào còn 
có các phương pháp gia công được tất cả các mặt bánh răng và các bề 
mặt định hình.

5.9  Công dụng của đầu chia độ. Loại đầu chia độ và phương pháp chia độ
       đang áp dụng:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 44
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

5.9.1  Công dụng của đầu chia độ:
     Chia độ là công việc chia vòng tròn chu vi hoặc góc ở tâm ra nhiều phần 
đều nhau hoặc không đều nhau. Đầu chia độ được sử dụng trong các trường  
hợp sau:
 Phay các rãnh trên mặt trụ hoặc mặt côn như : răng dao dao, răng dao 
phay, rãnh tarô, bánh răng, trục then hoa, …
 Phay các cạnh của khối đa diện như : đầu bulông, chuôi tarô, …
 Phay các rãnh trên các mặt đầu của chi tiết trụ  hoặc côn như  : rãnh  
trên dao mặt đầu, rãnh trên đĩa li hợp, …
 Khoan lỗ trên mặt chi tiết dạng đĩa như khoan lỗ trên mặt bích, …
 Khắc vạch trên mặt trụ hoặc côn như vạch trên du xích, …
5.9.2  Đầu chia độ: được phân làm 2 loại:
    *Đầu chia đứng:

*Đầu phân độ nằm:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 45
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

5.9.3  Phương pháp chia độ: gồm 3 phương pháp:
5.9.3.1  Phương pháp chia trực tiếp:
       Một số đầu chia có cấu trúc cho phép trục vít tách ra khỏi bánh vít, do 
đó, đầu chia có thể chia một cách nhanh chóng gọi là chia trực tiếp.
        Ở đầu trục chính có gắn thêm một đĩa lỗ  chia trực tiếp và có một cái  
chốt để  cố  định trục chính với đĩa. Khi di chuyển đĩa lỗ  bằng tay thì trục 
chính sẽ quay bằng với khoảng cách giữa các lỗ. Số lỗ trên đĩa chia trực tiếp 
thường là 24 lỗ.
       Độ  chính xác của phương pháp chia trực tiếp phụ thuộc vào độ  chính  
xác của đĩa chia trực tiếp.Tuy nhiên, cách chia độ này có ưu điểm là đầu chia  
có cấu tạo đơn giản nên rẻ tiền và thao tác dễ dàng.
5.9.3.2  Phương pháp chia phức tạp:
       Phương pháp chia phức tạp dựa trên nguyên tắc sự chuyển động của tay 
quay và phôi thông qua bộ truyền bánh vít và trục vít. Với tỉ số  truyền giữa  
trục vít và bánh vít là 40,ta có công thức tổng quát sau:
N = 
            Trong đó:
              N : số vòng quay khi chia độ.
    Z : số phần cần chia đều vòng tròn.
5.9.3.3  Phương pháp chia theo trị số góc:

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 46
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Với tỉ số truyền 1/40 thì khi quay một vòng tay quay thì trục chính sẽ 
quay được một góc là 360/40 = 90.Cho nên khi quay tay quay 1/9 vòng 
thì trục chính sẽ quay được 10.Vì vậy, để chia theo trị số góc ta chọn 
những vòng lỗ chia hết cho 9 như 18,27,36 lỗ.
 Với vòng có 18 lỗ  thì ta có thể  chia giá trị  nhỏ  nhất là 0.50,tương 
đương 30’.
 Với vòng có 27 lỗ  thì ta có thể  chia giá trị  nhỏ  nhất là 1/3 độ, tương 
đương 20’
 Phương pháp chia độ đang áp dung: chia trị số góc.
5.10 Thế  nào là phay thuận, phay nghịch.  Ưu và nhược điểm của từng 
phương pháp, phương pháp nào hiện đang áp dụng tại xưởng:
5.10.1.   Phay thuận.
    Trong quá trình gia công chuyển động của dao và của chi tiết trùng nhau.
       *Ưu điểm: 
 Tăng tuổi thọ của dao và cuốn lên phái sau theo đường hướng trái  
của dao. Tuổi thọ của dao có thể tăng lên 50%.
 Giá thành của đồ gá tôt hơn: lực cắt khi phay thuận luôn đa lên chi 
tiết gia công áp sát xuống bần máy còn phay nghịch có xu hướng 
kéo chi tiết gia công lên bởi vậy đồ gá hẹp đơn giản hơn.
 Cải thiện độ bóng bề mặt gia công phoi co xu hướng trượt lên trên  
bề  mặt gia công do đó giảm ma sát trên bề  mặt gia công   ít mẽ 
lưỡi cắt và dể dàng thoát phoi .
              *Nhược điểm:
 Va đập mạnh khi cắt, do chiều dày cắt từ  dày đến mỏng, Dể  mẻ 
dao, tuổi thọ máy thấp.
 Chỉ  gia công được khi máy có bộ  khử  độ  rơ  và chêm bàn máy 
được siết chặt.
 Khó gia công các chi tiết có lớp vỏ  cứng, cho tiết đúc, thép cán  
nóng…
5.10.2  Phay nghịch:
       Là quá trình phay khi chiều chuyển động của dao phay va tiến của chi 
tiết ngược nhau.
     *Ưu điểm: Khử được đọ  sơ  của bàn máy với trục vít mẻ, dao ít mẻ  vì  
dao cắt từ dưới lên nên trách được sự va chạm tức thời của dao.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 47
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

     *Nhược điểm:  Lực cắt gây nên sự mất ổn định của phôi ma phôi phải 
được   kẹp chặc hơn phay nghịch dùng dể  phay khô. Khi đó trên bế  mặt  
thường có lớp vo mỏng.
    Hiện tại xưởng đang áp dụng hai phương pháp        

5.11  Phương pháp phay bánh răng trụ răng thẳng. Cho ví dụ minh họa cụ 
thể
   *Phương pháp phay bánh răng trụ răng thẳng:
 Chọn các dụng cụ kiểm tra như trước, panme. Đồng hồ đo số. 

 Chọn và gá đặt, điều chỉnh, kiểm tra các phụ  tùng đồ  gá, dụng cụ 


cần thiết lên máy cho nghuyên công như  đầu chia độ,  ụ  sâu, mam 
cọc, mủi tâm đầu phân độ…..

 Chọn trục gá, dao phay đĩa modum( dao phay ngón modum ), bạc gá, 
bạc kẹp, gá dao lên trục và lắp chúng lên máy kiểm tra độ chính sát  
vị trí. Kích thước độ đảo của chúng. 

 Gá lắp phôi và gá lắp các cử chặng hành trình chạy dao dọc:

   *Ví dụ: Về phay bánh răng trụ, răng thẳng.
           Phay bánh răng trụ răng thẳng sử dụng đầu phân độ chính thẳng đứng 
cho chi tiết được kẹp trong mâm cặp 3 chấu ta dụng động hô so dể  láy đi 
dấu chi tiết đảm bảo độ đảo chi tiết cho phép của đường kính ngoài.
            Ta tiến hành khỏi động máy sau đó điều chỉnh sâu cắt và dảm bảo  
chiều cao của răng .Đưa chi tiết đến vị  trí bắt đầu ăn tới của dao phay mã 
hệ thông dung dung dịch làm nguội, mở chạy dao dọc để phay rảnh đầu tiên  
dùng dưỡng kiểm tra dạng răng và điều chỉnh lại nếu độ  chính sát không 
đảm bảo.
            Sau khi phay răng thú nhất đưa bàn máy về  vị  trí xuất phát và tiến  
hành phân độ  để  phay răng thứ  2 bằng cách nới rộng trục chính đầu phân 
độ, quay tay quay  n1 vòng đẻ phân độ đơn giản. 
           Ta áp dụng công thức:      
                                                             
            Nếu phân độ vi sai ta ta chọn x gần bằng x và lắp bộ bánh răng thay  
thế để bù lại bánh răng thay thể.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 48
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

           Tỷ số nguyên Y  và số bánh răng  a, b, c, d được tính theo công thức.
                                              Y=a/b.c/d
            Kiểm tra chiều sâu của răng theo dây cung cố  định bằng thước đo 
răng . nếu đạt độ  chính sát theo yêu cầu ta tính theo công thức, ta tiếp tực  
phân độ phay các răng còn lại cho đến khi răng cuối cùng, tắt máy, tháo trục 
gá đưa chi tiết lên kiểm tra toàn bộ các thông số.

5.12  Công dụng của máy bào. Các loại máy bào đang có ở xưởng:
       Công dụng của máy bào: Dùng để  gia công các mặt phẳng nằm ngang  
đứng, xiên, rãng (đường hướng sống trượt ), lỗ then hoa, rãng then: ưu điểm 
gia công các mặt phẳng dại và hẹp. Các rãng trong lỗ bánh răng trong. 
    
*Các loại máy bào có ở xưởng :
 Máy bào đứng. 

 Máy bào ngang.

5.13  Các loại phụ tùng và đồ gá dùng trên máy bào hiện có ở cơ sở thực 
tập, 
         công dụng của chúng:
   Các loại phụ tùng và đồ gá dùng trên máy bào:  gồm bạt lốt, cân lá thước  
cặp, thước panme, đồng hồ sơ.
 Bạc  lót: kìm vào chi tiết mục đích cho côn bằng đều hoặc giữ  chặc  
chi tiết.
 Thước panme: để  đo đường kính ngoài ngoài lỗ, rãng, với độ  chính  
xác cao cò thể đạc được 0,05mm, panma chỉ đo được đường kính giới  
hạn.
 Đồng hồ  số: có độ  chạy cao và độ  chính xác đến 0,01 mm dùng để 
kiểm tra sai số  so với đường kính chuẩn bằng bàn là. Bàn gá chuẩn 
nên có thể kiểm tra nhiều dạng bề măt. Dùng đồng hồ số  để xác định 
được độ không song song,  độ không vuông góc, độ không đồng tâm.
   Một số  đồ  gá trên máy bào:  Êtô, bàn từ, bàn quay, êtô má kẹp, êtô 
chuyên dùng, êtô thủy lực bàn từ, nhằm mục đích giảm mất từ thông.
 Đồ gá chuyên dùng: kẹp chặt chi tiết không những giảm thời gian phụ 
đề gá lắp và điều chỉnh mà còn nâng cao độ  chính xác gia công giảm 
định thời gian máy tăng số lượng.
     Đồ  gá để  bào chi tiết phức tạp, đồ  gá để  gia công đồng thời hai 
thước   kiểm. đồ gá để ào chi tiết dạng tâm.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 49
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Đồ  gá điều chỉnh: tăng kích thước loạt chi tiết đồng thời đưa vào gia 
công nhờ đó tạo điều kiện chuyên môn hóa sâu hơn.  
            Đồ gá kẹp để gia công theo vị trí và đồ gá quay.
5.14  Phương pháp bào rãnh then ngoài và rãnh then trong. 
5.14.1  Phương pháp bào rãnh then ngoài.
         Rãnh then được bào với sự  chạy dao thẳng đứng.Rãnh chữ  nhật thì  
dùng dao bào rãnh khi bào rãnh lớn thì bước tiến phải bào rãnh hẹp rồi tiếp  
tục bào nhiều lần và để lại lượng dư ở đáy rồi mới bào đến đáy rãnh
       Dao bào then ngoài được gá trực tiếp trên ổ dao giống như dao bào rãnh 
có góc prôfin  α =0º có dạng hình vuông thường được chế tạo ở  dạng thanh  
bằng thép gió hoặc thép hợp kim

5.14.2  Phương pháp bào rãnh then trong.
       Rãnh then được bào với dạng chạy dao thẳng đứng khi bào rãnh lớn thì 
tiếp bước tiến phải bào rãnh hẹp rồi mới tiếp tục bào nhiều lần để  lại 
lượng dư ở đáy rồi mới bào đến đáy rãnh.
       Dao bào then trong được chế tạo bằng thép gió hay hợp kim, dao gá gián 
tiếp trên một chi tiết gá dao lăng trụ, gá trong ổ dao có tiết diện nhỏ có góc  
profin α =0° dạnh hinh vuông.
5.15 Mài dao cắt gọt (tiện­phay­bào) và những điều cần chú ý:
 Trong quá trình cắt gọt, dao thường bị mài mòn, đến thời điểm nào đó 
sự mài dao, đạt tơi tốc độ mài mòn cho phép thì phải mòn lại dao.
 Sự mài lại của dao chỉ áp dụng cho các loại được chế tạo từ thép gió 
hoặc từ các mãng hợp kim cứng được hàn trực tiếp vào cán dao.
 Mài sắc dao có thể được tiến hành trên máy mài hay đá van năng hoăc  
trên máy chuyên dùng. Đá mài dùng để  mài sắc dao thường có 2 loại 
đá mài oxit nhôm và đá mài carbibesilic. Đá mài carbibelisic có độ cứng 
cao, tính năng cắt gọt tốt nên tướng đối giòn vì vậy dùng để  mài dao 
hợp kim cứng.  Đá mài oxit nhôm có tính dai tốt và tương  đối săc 
nhưng độ cứng thấp, vì vậy dùng để mài dao thép gió.
 Những điều cần chú ý trong khi mài dao:
 Tư thế  cầm dao phải chinh xác, các ngón tay phai  ổn định không  
rung động.

 Khi mài dao bằng thép gió phải thường xuyên làm mát để  tránh  
cho dao khỏi bị chảy.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 50
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

 Khi mài dao hợp kim cứng không được làm mát gián đoạn, nếu 
làm mát thì phải Làm mát liên tục ngay từ đầu để tránh cho mãng 
hợp kim không bị nứt, vỡ.

 Khi mài trên đá hình đĩa không nên mài ở mặt bên của đá mài, đối  
với đá hình chậu thì không được mài  ở  mặt ngoài và mặt trong  
của đá.

 Khi mài cần cho dao di động hết bề rộng của đá. Không nên mài 
một chổ trên  đá mài.

 Khi mài không nên dùng lực quá lớn, để  tránh bị  trược tay đập 


vào đá mài.

 Khi mài phải đứng về  một bên của đá để  tránh các mặt mài bắt  


vào mắt, tốt hết là đeo kính bảo hộ.

 Khi bề  mặt của đá bị  đảo thì không nên mài tiếp mà phải dùng 


cây sửa đá để sửa cho tròn đều.

 Khi đá mài quay chưa ổn định thì không nên đưa dao vào mài.

5.16 Các chi tiết chủ  yếu đang gia công trên máy tiện. Lập phiếu công 


nghệ  gia công một chi tiết điển hình đang sản xuất. Có bản vẽ  chi 
tiết và nhận xét về quy trình công nghệ đang gia công.
5.16.1  Các chi tiết chủ yếu đang gia công trên máy tiện là:
 Đối với tiện: lỗ cán, trục ép, trục bơm tuần hoàn, chi tiết bạc tròn, 
bạc hai nửa, chi tiết chốt, đai ốc, bulong, bánh xích…
 Đối với bào: then bơm tuần hoàn, máy ép…
 Đối với đúc: đúc chi tiết bạc tròn, bạc 2 nửa.
5.16.2  Lập phiếu công nghệ gia công một chi tiết điển hình đang sản xuất:
Chi tiết: Bạc bao trục
Phiếu công nghệ
Công  Tên chi  Vật  Kích thước khởi phẩm
nghệ  tiết liệu 160˟45mm
gia công Bạc bao  TNQX

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 51
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

trục
Nguyên  Loại công  Bước Nội dung.
công việc
I Tiện 1 Gá chi tiết vào mâm cặp.
2 Vì mâm căp 4 chấu nên phải dùng đồng hồ so 
canh, chỉnh hoặc dùng mũi do để rà đúng tâm.
3 Dùng dao vai để khỏa mặt đầu của chi tiết
4 Dùng mũi khoan Ф28để khoan lỗ có chiều dài 
L=140mm
5 Dùng dao tiện lỗ dao tiện đường kính Ф30+0.02 
,L=140mm.
6 Lấy kích thước dấu trên dao tiện có chiều dài 
95,5mm, tiện lỗ bậc có đường kính Ф31 khoảng 
cách từ mặt đù chi tiết với bậc Ф30 là 20mm.
7 Vát cạnh lỗ 0,5˟450và vát mặt trụ ngoài 1˟450
8 Tiện trục bậc với L=2mm, Ф133,5mm.
9 Vát miệng lỗ 0,5˟450 và vát góc mặt trụ ngoài 1
˟45o
10 Dùng dao tiện vác mặt trụ  ngoài có đường kính 
Ф38   và   chiều   dài   đúng   theo   kích   thước   bản   vẽ 
L=133,5mm.
11 Dùng dao cắt đứt chi tiết có chiều dài L=133,5mm.
II Phay 1 Gá hiệu chỉnh và kẹp chặt chi tiết trên máy phay.
2 Dùng dao phay có Ф8mm phay lỗ có chiều dài 
8mm.

TỔNG KẾT
Trong thời kỳ  hội nhập kinh tế thế giới, sự cạnh tranh khóc liệt là không 
thể tránh khỏi.
Các công ty ở Việt Nam củng không nằm ngoài quy luật đó. Để không phải 
bị  đào thải ra khỏi cuộc chơi trên thị  trường thế  giới củng như  trong nước đòi 
hỏi các công ty phải không ngừng đầu tư  nâng cao cải tiến sản phẩm. Công ty  

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 52
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

CP Cơ  Khí & Xây Lắp An Ngãi củng vậy, các sản phẩm của công ty không 
ngừng được cải tiến và phát triển phù hợp với nhu cầu của khách hàng. Bên  
cạnh đó, công ty củng không ngừng tiếp thu các ý kiến đóng góp quý báu của 
các nhà khoa học và chiêu mộ  nhân tài. Hiện nhân viên công ty có trình độ  từ 
trung cấp trở lên.
 Đối với sinh viên trong thời kỳ hội nhập, phải không ngừng học hỏi, sáng  
kiến khoa học từ đó tiếp thu những thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến trên  
thế giới, góp phần xây dưng đất nước phát triển sánh tầm với các nước trên thế 
giới.
Đối với công tác đào tạo, các trường hiện nay đang xây dựng chương trình 
đào tạo gắn liền với thực tế, áp dụng các công nghệ  tiên tiến vao công tác đào 
tạo. Giữa công ty và nhà trường cần gắn kết chặt chẽ, từ đó đào tạo theo nhu  
cầu lao động của công ty.
Với trí thông minh và sáng tạo truyền thống của dân tộc ta, không bao lâu 
nữa Việt Nam sẽ  đứng ngang tầm với các nước trên thế  giới. Nhiệm vụ  đó 
được đặt lên vai của giới trẻ nói chung và học sinh sinh viên đang ngồi trên ghế 
nhà trường phải không ngừng học tập để nâng cao kiến thức .
Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo cùng tất cả các anh, 
chị cùng cô chú lãnh đạo nhà máy tạo điều kiện cho em được thực tập  và hoàn 
thành báo này.

NHẬN XÉT VÀ KIẾN NGHỊ

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 53
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

        Qua gần hai tháng thực tập tại công ty , em đã được vận hành các máy công  
cụ  như: máy tiện, máy phay, máy mài, máy khoan, máy hàn. Qua đó đã giúp em  
hoàn thiện kỷ năng vận hành máy. Có thể làm việc tốt sau khi ra trường. Đồng 
thời, trông quá trìng làm việc ở công đã giúp em ý thức được vấn đề an toàn lao  
đọng trông sản xuất. không những thế, trrong thời gian thực tập, em đã được các 
anh trông công ty giải thích các thắc mắc, từ  đó nâng cao được kiến thức cho 
bản thân. 
I/ Nhận xét :
­ Sản phẩm của doanh nghiệp đa dạng phong phú 
­ Cung cấp cho khách  nhiều loại sản  phẩm tốt , chất lượng cao 
­ Máy móc được trang bị tốt và đầy đủ 
­ Nguyên liệu phong phú 
­ Giá cả ổn định nên tạo được uy tín với khách hàng. Bên cạnh  đó công ty  
cũng còn gặp nhiều khó khăn như :
+ Hao phí trong sản xuất cao
+ Đỗ ra nhiều phế liệu 
+ Chi phí dùng cho sản xuất lớn 
+ Định mức kỹ thuật chưa hoàn chỉnh 
II/ Kiến nghị :
­ Những máy móc đã qua thời gian 
­ Máy sử dụng trong thời gian dài đã củ cần có những biện pháp bảo trì và 
thương xuyên theo dõi máy để  đảm bảo và tránh khỏi những tai nạn  ảy 
ra .Còn nhũng máy móc mới cần phải có tay nghề  cao, có ý thức trách  
nhiệm để máy có tuổi thọ cao

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 54
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

­ Nên tận dụng tối đa và ngăn ngùa tình trạng hao phí nguyên liệu và phế 
phẩm.

­ TÀI LIỆU THAM KHẢO
­
­ [1] Công nghệ  chế  tạo phôi, ThS Nguyễn Hoàng Lĩnh, Trường Đại Học 
Phạm Văn Đồng, 2004.
­ [2]  Máy công cụ, ThS Phạm Văn Trung và ThS Trần Văn Thùy, Trường  
Đại Học Phạm Văn Đồng.
­ [3] Công nghệ chế tạo máy 1, ThS Trương Quang Dũng, Trường Đại Học 
Phạm Văn Đồng.
­ [4]  Báo cáo thực tập cơ  khí đại cương, DCK13, Trường Đại học Phạm 
Văn Đồng.
­ [5] Báo cáo thực tập công ty cơ khí An Ngãi, Công ty CP cơ khí và xây lắp 
An Ngãi.

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 55
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ  CỦA CÔNG TY
Họ và tên sinh viên : ………………………………………………………
Lớp : ………………………………………………………
MSSV : ……………………………………………………….
NHẬN XÉT CỦA CÔNG TY
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
.................................................................................................................................
* Kết quả đánh giá:
­ Kỹ năng thực hành: ......................./10
­ Thao tác an toàn, tổ chức: ............./10
 Điểm trung bình: .................../10
* Đạo đức:.............................................
* Số ngày nghỉ:......................................
Ngày….tháng.….năm 2016 Ngày.…tháng….năm 2016
Can bô h
́ ̣ ướng dẫn Giám đốc

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 56
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

                        Thượng Tân Đat
́ ̣

NHẬN XÉT ĐÁNH GIÁ CỦA KHOA KỸ THUẬT CÔNG 
NGHỆ
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................
.......................................................................................................................................................

Quảng Ngãi, Ngày….tháng….năm 2016

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 57
BÁO CÁO THỰC TẬP CƠ KHÍ ĐẠI CƯƠNG

Sinh viên: Đặng Đức Thịnh           GVHD: ThS N.H.Lĩnh và ThS P.V.Trung  Trang 58

You might also like