You are on page 1of 27

SẢN XUẤT ĐỒNG

SẢN XUẤT ĐỒNG


Đồng
• Là kim loại quý được phát
hiện và sử dụng từ thời
thượng cổ (thời đại đồ đồng)
và đóng vai trò quan trọng
trong nền văn minh nhân
loại.
• Có nhiều tính chất quý báu:
tính chống ăn mòn tốt, tính
dẻo cao, dẫn nhiệt và dẫn
Một khối quặng
điện rất tốt. đồng tự sinh
GAME
• Group 3-4 sinh viên.
• Thời gian 10 phút.
• Trình bày lên giấy và nộp lại để lấy điểm cộng:
– So sánh cơ tính, lý tính, hóa tính và giá thành của
3 nhóm vật liệu: thép carbon, nhôm, đồng.
– Tại sao có câu “Vàng thau lẫn lộn”?
– Tại sao huy chương đồng là Bronze Medal mà
không là Copper Medal?
SẢN XUẤT ĐỒNG
• Khoáng sản quặng đồng: Mỏ đồng Sinh
Quyền có trữ lượng: 50 triệu tấn quặng
nguyên khai với hàm lượng Cu: 1,07%,
vàng 0,5 g/tấn, bạc 0,48g/tấn, lưu huỳnh
2,25%, sắt 16,66%. Công nghệ  tuyển
khoáng kết hợp tuyển nổi và tuyển từ.
Sau khi tuyển thu được các sản phẩm:
quặng tinh đồng 42.000 tấn/năm( hàm
lượng Cu ≥ 25%)...
•   Nhà máy luyện đồng Lài Cai: Nhà máy đi
vào hoạt động tháng 8/2008. Năm 2009-
2010 chạy 60% công suất thiết kế. Đến
năm 2011  đi vào hoạt động đạt công suất
thiết kế.
Công nghệ hỏa luyện
Công nghệ hỏa luyện
SẢN XUẤT ĐỒNG
1.Công nghệ hỏa luyện:
1. Quặng được làm giàu bằng công nghệ rửa
nước, tuyển từ, tuyển nổi.
2. Đầu tiên quặng tinh sulphua đồng được
thiêu khử bớt lưu huỳnh nhận được thiêu
phẩm và khí SO2.
3. Sau đó luyện thiêu phẩm ra sten đồng
(nguyên liệu lỏng đồng chứa 45-75% Cu),
còn khí SO2 đem đi sản xuất axit
sulphuaric. Đem sten đi thổi luyện ra
đồng thô, sau đó đem đồng thô đi tinh
luyện bằng phương pháp hỏa tinh luyện
để nhận đồng dương cực.
4. Đem đồng dương cực đi đúc thành tấm
đồng dương cực.
SẢN XUẤT ĐỒNG
- Công đoạn thiêu khử bớt lưu huỳnh:
  
SẢN XUẤT ĐỒNG
- Công đoạn luyện ra sten đồng: Mục đích tạo ra sản phẩm sten giàu
đồng sau khi tách khỏi các tạp chất Fe3O4, để cho nó  đi vào pha xỉ. Để
làm được điều đó phải cho thêm  trợ dung thạch anh và vôi để tạo xỉ
cùng với Fe3O4
3Fe3O4    +   FeS     + SiO2    =  5[(FeO)2. SiO2]  +SO2                     (6)
• Khi luyện sten trong lò phản xạ xỉ có thành phần : (CaOx)(FeOy)
(SiO2)z.
SẢN XUẤT ĐỒNG
Công đoạn thổi luyện sten đồng ra đồng thô:
• Ban đầu phản ứng oxy hóa  tạo xỉ sắt:
2FeS   +  O2    +   SiO2   = 2FeO. SiO2  +  2SO2                             
• Giai đoạn thổi luyện thứ hai:
    2Cu2S    + O2      →       2 Cu2O    +   2SO2                                         
• Giai đoạn thổi luyện thứ ba:
 Cu2S      +     Cu2O    →    6Cu  +   2SO2     
SẢN XUẤT ĐỒNG
Tinh luyện đồng thô bằng phương pháp hỏa tinh luyện
nhận đồng dương cực:
Ái lực của các tạp chất với oxy ở 1200oC  sắp xếp theo thứ tự như sau:
Zn, Fe, Sn, As, Ni, Sb, Pb, Bi, S, Cu, Te, Se, Ag, Au. Chín nguyên tố đầu
có ái lực với oxy lớn hơn đồng. Khi oxy hóa đồng lỏng bằng phương
pháp thổi luyện không khí, do hàm lượng các tạp chất rất nhỏ so với
hàm lượng đồng nên  sẽ xảy ra phản ứng oxy hóa đồng trước
          2Cu      + 1/2 O2     → Cu2O                                            (10)
• Sau đó  oxy trong Cu2O lại oxy hóa các tạp chất kể trên ( ký hiệu là
Me) theo phản ứng:
      (Cu2O)   +     (Me)    =     2Cu    +   (MeO)                (11)
• Các oxit tạp chất MeO được tham gia tạo xỉ và khử đi.
TINH LUYỆN ĐỒNG
• Cu è Cu+2 + 2e-
(anode)

• Cu+2 +2e-è Cu
(cathode)
SẢN XUẤT ĐỒNG
Điện phân đồng dương cực nhận đồng catot thương phẩm
• Điện phân tinh luyện đồng mục đích nâng cao chất lượng đồng từ
( 99,1-99,7%Cu) lên đồng Catot (99,99%Cu), đồng thời thu hồi thêm
kim loại quý như vàng. Áp dụng phương pháp điện phân trong dung
dịch trong dung dịch axit. Khi điện phân cực dương là đồng dương
cực, cực âm là tấm cái đồng. Các phản ứng điện hóa  xảy ra như sau:
- Phản ứng cực dương: Đồng tan ra   Cu  -2e   →Cu 2+                 
                                                           Cu  -e   → Cu +                     
- Phản ứng cực âm: Ion  Cu 2+ phóng điện và được hoàn nguyên về đồng
kim loại
                                                          Cu 2+ + 2e  → Cu                   
• Khi điện phân tại cực dương các nguyên tố có  điện thế  dương hơn
đồng như: Ag, Au, chúng ở lại cực dương ở dạng hợp kim hoặc hợp
chất không hòa tan vì khó bị oxy hóa đi vào dung dịch, trở thành bùn
dương cực.
Phân chia đồng và hợp kim đồng theo thành phần hóa học
Đồng đỏ
• Đồng nguyên chất có màu đỏ nên
thường gọi là đồng đỏ, luyện bằng
phương pháp điện phân có độ tinh khiết
cao, đạt 99,9% Cu.
• Là kim loại nặng: khối lượng riêng đồng
(8.93 g/cm3).
• Độ bền trung bình, độ dẻo cao, thường
chỉ sử dụng để làm dây điện, thiết bị
trao đổi nhiệt.
• Độ chống ăn mòn rất tốt: có khả năng
chống ăn mòn cao trong hầu hết các môi
trường ăn mòn như không khí, nước
biển, kiềm, axit hữu cơ nhưng bị ăn mòn
trong các axit vô cơ mạnh.
• Tính công nghệ: đồng đỏ rất dễ biến
dạng dẻo, cán kéo, dập, dễ hàn, rất khó
gia công cắt gọt, tính đúc kém.
Hợp kim Brass – đồng thau
• Là hợp kim đồng với nguyên tố
chính là Zn. Tỷ lệ pha chế giữa
kim loại đồng và kẽm => một
loạt các đồng thau khác nhau.
• Đồng thau có một màu vàng,
đôi khi khá giống màu của
vàng.
• Được sử dụng rộng rãi nhất do
cơ tính và tính công nghệ cao.
• Ứng dụng nhiều vào các lĩnh
vực như đồ trang trí, vật liệu
hàn, thiết bị điện, các loại đầu
đạn súng cá nhân, và rất nhiều
các nhạc cụ hơi… 
Giản đồ trạng thái Cu-Zn
Hợp kim Bronze
• Là hợp kim đồng với các nguyên tố Sn, Al, Pb, Be... (trừ
Zn).
• Tùy theo nguyên tố hợp kim đưa vào, brông được chia
thành Bronze thiếc (Cu-Zn), Bronze nhôm(Cu-Al), Bronze
chì(Cu-Pb)...
Bronze thiếc
• Là hợp kim chủ yếu gồm Cu-Sn có
giản đồ pha phức tạp gồm:
– Pha α có tính dẻo cao, dễ biến dạng. Ở
trạng thái cân bằng, pha α tồn tại với
lượng Sn dưới 13.5%. Còn trong điều
kiện nhiệt độ thường sau ủ, pha α tồn
tại khi bronze chứa không quá 8% Sn.
– Các pha β, δ, ε, η là các hợp chất điện
tử, độ cứng cao nhưng giòn..
Giản đồ trạng thái Cu-Sn
Bronze thiếc
• Trong công nghiệp thường dùng
bronze thiếc chứa không quá 16%Sn.
• Bronze thiếc biến dạng thường chứa
không quá 8% Sn, sau khi ủ có tính
dẻo cao, dễ gia công biến dạng.
• Bronze thiếc đúc thường được hợp
kim hóa thêm các nguyên tố Zn, Pb,
Ni, P...giảm giá thành (do Zn rẻ hơn
Sn), tăng tính chảy loãng, tăng cơ tính,
tăng khả năng cắt gọt, làm nhỏ hạt.
• Bronze thiếc đúc có cơ tính kém hơn
Bronze thiếc biến dạng vì tồn tại các
rỗ co, rỗ khí.
• Được dùng để chế tạo lò xo, ống thổi,
màng ngăn, bạc lót, bánh răng, đúc
tượng, phù điêu...
MÀU HỢP KIM ĐỒNG
CÂU HỎI
1.Trình bày quy trình sản xuất ra đồng thô
từ quặng đồng bằng phương pháp hỏa
luyện?
2. Trình bày quy trình tinh luyện đồng sạch
từ đồng thô?

You might also like