You are on page 1of 72

CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN

CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

MỤC TIÊU CHƯƠNG 3


1. Giới thiệu báo cáo tài chính và những nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
2. Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính và các cách tiếp
After cận chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
studying 3. Những giả thuyết, nguyên tắc kế toán chung và mối quan hệ
the với chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính
chapter, 4. Sai lệch kế toán – những rủi ro sử dụng báo cáo tài chính
you trong phân tích kinh doanh
should 5. Mục tiêu và quy trình phân tích kế toán.
be able
to:
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
CÁC BỘ PHẬN CỦA QUY TRÌNH PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
COMPONENT PROCESSES OF BUSINESS ANALYSIS

Business
Environment and
Strategy Analysis

Macro environmental Industry analyze internal problems Financial


analysis Analysis and business strategy,
Statement
Analysis

Prospective
Accounting
Analysis
Analysis
Financial
Analysis

Profitability Analysis of Cash Risk


Analysis Flows Analysis

Cost of
Intrinsic Value
Capital Estimate
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

1. Statutory Financial Reports

Financial Statements

BCTC
Earnings Announcements
theo luật định
(Statutory Financial Reports)

Other Statutory Reports


CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

1. Statutory Financial Reports

.Báo cáo tài chính là tài liệu kế toán tổng


hợp, là kết quả của kế toán tài chính thể
hiện các thông tin tài chính trên các bảng
biểu quy định theo những nguyên tắc,
quy chuẩn kế toán chung.

BCTC Báo cáo tài chính cung cấp thông tin về


theo luật định tình hình tài chính, tình hình kết quả
(Statutory Financial Reports) kinh doanh, các luồng tiền của 
doanh nghiệp 

Báo cáo tài chính hướng đên đáp ứng


thông tin cho những người sử dụng
chúng để đưa ra các quyết định kinh tế, tài
chính phù hợp cho từng đối tượng sử
dụng
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

1. Statutory Financial Reports

1..1 Các loại báo cáo tài chính


+Về bảng cân đối kế toán
TỔNG TÀI SẢN (TS)= TỔNG NGUỒN VỐN (NV)
TS NGẮN HẠN + TS DÀI HẠN = NỢ PHẢI TRẢ + VỐN SỞ HỮU
+Về báo cáo kết quả kinh doanh
DOANH THU, CHI PHÍ, LỢI NHUẬN
THỂ HIỆN THEO TỪNG HOẠT ĐỘNG CHỨC NĂNG
KQKD = DOANH THU – CP THEO CHỨC NĂNG
KQKD (BHCCDV) = DOANH THU (BHCCDV) – CP THEO CHỨC NĂNG (BHCCDV )
KQTC (TC) = DOANH THU (TC) – CP THEO CHỨC NĂNG (TC)
KQ (KHÁC) = DOANH THU (KHÁC) – CP THEO CHỨC NĂNG (KHÁC)
+Về báo cáo lưu chuyển tiền tệ( báo cáo về dòng tiền )
DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ
DÒNG TIỀN HOẠT ĐỘNG TÀI CHÍNH
+Về thuyết minh báo cáo tài chính
CẦN CHI TIẾT HÓA, GIẢI TRÌNH, PHÂN TÍCH NHỮNG THÔNG TIN TRÊN BCTC
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

1. Statutory Financial Reports


+ BCTC thường niên - The annual report

Báo cáo tài chính thường niên là để công khai chi tiết, đầy
đủ bức tranh tài chính của doanh nghiệp cho các cổ đông,
cho những đối tượng khác có liên quan định kỳ theo từng
năm tài chính.

Báo cáo tài chính hằng năm và hằng quý chỉ được cung cấp
cho các đối tượng, cho công chúng sau khi đã được kiểm toán,
Financial hoặc đã được sự chấp nhận và nhất quán của ban quản trị.
Statements Thời gian công bố này có thể kéo dài từ một đến sáu tuần sau
ngày kết thúc kỳ kế toán

Báo cáo tài chính hằng quý là để thông tin kịp thời bức tranh
tài chính tóm tắt của doanh nghiệp cho các cổ đông, cho
những đối tượng khác có liên quan theo thời gian từng quý
trong năm tài chính.

+ BCTC hằng quý - The quarterly report


CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

1. Statutory Financial Reports

Bên cạnh báo cáo tài chính hằng năm,


hằng quý, các doanh nghiệp thường phát
hành trước báo cáo thu nhập để tóm tắt
về bức tranh tài chính, chủ yếu là kết quả
1.2 Earnings kinh doanh cho các đối tượng, cho công
Announcements chúng sớm hơn. Báo cáo thu nhập thông
báo là bức tranh tài chính tóm tắt về vị trí
và hiệu quả tài chính doanh nghiệp hằng
quý, hằng năm.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

1. Statutory Financial Reports

Ngoài báo cáo tài chính, báo cáo thu nhập, các doanh
nghiệp còn phải nộp các báo cáo khác theo luật định.
Ví dụ, công ty cổ phần có niêm yết, phải nộp các báo cáo
khác cho SEC (Securities and Exchange Commission -
Ủy ban chứng khoán) một số báo cáo quan trọng như
1.3 Other báo cáo ủy quyền, thông báo về cuộc họp cổ đông
Statutory thường niên, báo cáo phát hành cổ phần.
Reports
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

US GAAP – Luật, chế độ, thông tư kế toán


Generally Accepted do Nhà nước ban hành (BTC) ở VN
Accounting Principles (GAAP)
International Financial Reporting Standards
(Chuẩn mực báo cáo tài chính ở VN)

Các yếu tố Managers-


ảnh hưởng Nhà quản trị
đến BCTC Auditors.-Kiểm toán
theo luật định Corporate Governance-Kiểm soát quản lý
Monitoring and
Enforcement Mechanisms- Securities and Exchange
Sự giám sát và thực thi các Commission- Ủy ban chứng khoán
chế độ, chính sách, các thù Litigation- Tố tụng
tục kiểm soát.
Economic, Industry, Company Information.
Alternative Voluntary Disclosure-Thông tin công bố
Information Sources- tự nguyện.
Nguồn thông tin khác.
Information Intermediaries- Thông tin
công bố qua trung gian
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

Các nhà đầu tư Tổ chức tín dụng

Kế toán viên
Chính trị gia Đối tượng khác
Ủy ban chứng khoán Mỹ
(SEC- Securities and
Exchange Commission)
Đóng góp ý kiến

Ủy ban chuẩn mực kế toán tài chính


The Financial Accounting Standards Board - FASB

Góp phần xây dựng

Các nguyên tắc kế toán chung


Generally Accepted Accounting Principles - GAAP

Báo cáo của các chuẩn mực kế toán tài


chính
Statements of Financial Accounting Standards - SFAS.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

Các nhà đầu tư Tổ chức tín dụng

Kế toán viên
Chính trị gia Đối tượng khác

Ủy ban chứng khoán Cá nhân, tổ chức khác…

Đóng góp ý kiến

Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế


International Accounting Standards Board - IASB

Góp phần xây dựng

Các nguyên tắc kế toán chung


Generally Accepted Accounting Principles - GAAP

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc ế


International Financial Reporting Standards - IFRS
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC)


Cơ quan độc lập thuộc Chính phủ Mỹ chịu trách
nhiệm ban hành các quy định và giám sát việc
công bố thông tin trên thị trường chứng khoán
Mỹ. Ủy ban chứng khoán Mỹ tham gia xây dựng và
điều chỉnh GAAP, nếu cần thiết và cũng là đối
tượng chính tham gia trong các vấn đề xây dựng,
phát triển kế toán quốc tế

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế (IFRS)


International Financial Reporting Standards

Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế được xây


dựng bởi Ủy ban chuẩn mực kế toán quốc tế
(IASB). IFRS hiện được công nhận và áp dụng ở
nhiều quốc giá trên thế giới.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
2. Factors Affecting Statutory Financial Reports
Báo cáo tài chính của Mỹ được soạn thảo theo quy chuẩn và
Generally hướng dẫn của GAAP. Những quy chuẩn này xác định thước
Accepted đo, phương pháp ghi nhận, trình bày thông tin trên báo cáo tài
Accounting chính (Tài sản, nợ, vốn chủ sở hữu, thu nhập, chi phí, lợi nhuận)
Principles và những thông tin khác có liên quan đến báo cáo tài chính.
(GAAP)
Chuẩn mực Báo cáo Tài chính Quốc tế - International
Financial Reporting Standards - IFRS hướng dẫn, gợi ý
soạn thảo báo cáo tài chính quốc tế. Những quy chuẩn
này xác định thước đo, phương pháp ghi nhận, trình
bày thông tin trên báo cáo tài chính (Tài sản, nợ, vốn
chủ sở hữu, thu nhập, chi phí, lợi nhuận) và những
thông tin khác có liên quan đến báo cáo tài chính quốc
tế. Chuẩn mực báo cáo tài chính quốc tế giúp các quốc
gia hướng đến sự tương đồng hơn về thông tin trên báo
cáo tài chính hay sự lựa chọn khái niệm, nguyên tắc sử
dụng để lập báo cáo tài chính có sự tương đồng hơn.
International Financial Chuẩn mực này được xây dựng bởi Ủy ban chuẩn mực
Reporting Standards kế toán quốc tế - International Accounting Standards
Board – IASB.
Ngày 16/3/2020, Bộ trưởng Bộ Tài chính đã ban hành Quyết
định số 345/QĐ-BTC Phê duyệt Đề án áp dụng chuẩn mực
báo cáo tài chính quốc tế tại Việt Nam
Lộ trình áp dụng này gồm 3 giai đoạn:
Giai đoạn chuẩn bị: từ năm 2020 đến hết năm 2021
Giai đoạn áp dụng tự nguyện: từ năm 2022 đến hết năm
2025: Áp dụng ở cấp độ báo cáo tài chính hợp nhất đối với
một số doanh nghiệp cụ thể như Công ty mẹ của tập đoàn
kinh tế Nhà nước, Công ty mẹ là công ty niêm yết, Công ty đại
chúng quy mô lớn là công ty mẹ chưa niêm yết; và Công ty mẹ
quy mô lớn khác
Giai đoạn bắt buộc áp dụng: từ sau năm 2025, áp dụng ở
cấp độ báo cáo tài chính hợp nhất đối với các doanh nghiệp ở
nhóm đối tượng áp dụng tự nguyện như trên
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

Nhà quản trị chịu trách nhiệm đảm bảo tính


Managers hợp lý và trung thực (fair and accurate) của
báo cáo tài tài chính, thông tin trên BCTC chịu
ảnh hưởng rất lớn bởi các nhà quản lý doanh
nghiệp. Các nhà quản lý là người chịu trách
nhiệm và cũng là người chi phối rất quan trọng
đến việc vận dụng các nguyên tắc, chuẩn mực
lập báo cáo tài chính.

Chịu ảnh hưởng bởi các đối


Securities and tượng, cơ quan có liên quan
Exchange Commission nhằm tăng cường cơ chế giám
Monitoring
and Corporate Governance sát và thực thi báo cáo tài
Enforcement chính để đảm bảo độ tin cậy,
Auditors. tính đầy đủ của BCTC như:
Mechanisms
kiểm toán viên, cơ quan tố
Litigation.
tụng, cơ quan quản lý chứng
khoán.v.v.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

Thông tin kinh tế vĩ mô, thông


Báo cáo tài chính từ lâu đã tin tài chính ngành và doanh
Economic, được coi là một nguồn nghiệp được cập nhật, dự báo,
Industry, thông tin chính sử dụng công bố chủ yếu và phổ quát
Company trên các phương tiện thông tin
trong phân tích tài chính, hoặc của các cơ quan quản lý
Information. phân tích kinh doanh. Tuy chức năng, các tổ chức nghiên
nhiên, việc phân tích báo cứu.
cáo tài chính ngày càng
Alternative Voluntary chịu sự tác động bởi các
Information Disclosure. nguồn thông tin khác. Một Thông tin kinh tế tài chính được
Sources chính doanh nghiệp, những nhà
trong những nguồn thông quản lý doanh nghiệp tự nguyện
tin khác đáng đề cập đó là công khai.
thông tin được công bố,
khuyến cáo trên các
phương tiện thông tin, của
Information
cơ quan quản lý chức
Intermediaries
năng, của doanh nghiệp, Thông tin kinh tế tài chính được
của các chuyên gia phân các chuyên gia, các nhà phân tích
tích kinh tế tài chính.v.v. công bố từ kết quả của những
công trình nghiên cứu.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

2. Factors Affecting Statutory Financial Reports

Những yếu tố ảnh hưởng đến báo cáo tài chính trong môi
trường hoạt động kinh doanh ở Việt Nam

Các báo cáo tài chính doanh nghiệp


theo luật định ở Việt Nam (Cục
Quản lý, giám sát kế toán, kiểm
toán)

Quy trình xây dựng và ban hành


báo cáo tài chính ở Việt Nam

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất


lượng báo tài chính ở Việt Nam
Quy trình xây dựng và ban hành báo cáo tài chính ở Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới
-Đối với các quốc gia có hệ thống kế toán theo trường phái châu Âu lục
địa như Pháp, Đức…, thì khung pháp lý về kế toán áp dụng cho doanh
nghiệp được Nhà nước quy định. Hệ thống kế toán của các quốc gia thuộc
nhóm Châu Âu lục địa nói chung và Pháp nói riêng mang tính thống nhất
cao, với sự quy định chặt chẽ của Nhà nước và chủ yếu dựa trên luật định.
Pháp là quốc gia có hệ thống luật pháp về kế toán chặt chẽ, do đó việc ghi
chép kế toán và lập BCTC được quy định khá tỉ mỉ và chi tiết
- Đối với các quốc gia theo trường phái Anglo- Saxon, điển hình như Anh,
Mỹ… thì hội nghề nghiệp lại đóng vai trò là tổ chức lập quy, tổ chức này
đảm nhiệm việc ban hành khung pháp lý để chi phối hoạt động kế toán tại
các doanh nghiệp trong nền kinh tế.
Cụ thể như ở Mỹ, văn bản pháp lý chi phối chủ yếu đến công tác kế toán
chính là những chuẩn mực kế toán do Ủy ban Chuẩn mực kế toán tài
chính (FASB) soạn thảo và ban hành. Bên cạnh đó, Luật nền áp dụng ở
Mỹ là Luật Chứng khoán do thị trường chứng khoán là nơi cung cấp tài
chính chủ yếu cho các doanh nghiệp, khi đó người sử dụng thông tin kế
toán chủ yếu là nhà đầu tư. Do vậy Luật Chứng khoán cũng là một trong
những nền tảng hình thành khung pháp lý về kế toán ở quốc gia này
Quy trình xây dựng và ban hành báo cáo tài chính ở Việt
Nam và một số quốc gia trên thế giới

Còn ở Việt Nam, theo quy định hiện nay, hệ thống văn bản
chi phối công tác kế toán tại doanh nghiệp bao gồm các cấp
độ pháp lý, được Nhà nước quy định để quản lý, chỉ đạo,
hướng dẫn, kiểm soát và điều chỉnh tất cả các nội dung trong
hoạt động kế toán thuộc các lĩnh vực trong nền kinh tế. Theo
thứ tự cấp độ từ cao đến thấp, có thể liệt kê các văn bản pháp
lý chi phối hoạt động kế toán ở doanh nghiệp bao gồm: Luật
Kế toán, hệ thống chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán, các
thông tư hướng dẫn thực hiện hoặc bổ sung, điều chỉnh khi có
những vấn đề mới phát sinh. Ngoài ra, hoạt động kế toán tại
các DN còn chịu sự chi phối gián tiếp của một số luật khác
như: Luật Thuế, Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.v.v.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt Nam

US GAAP – Luật, chế độ, thông tư kế toán


Generally Accepted do Nhà nước ban hành (BTC) ở VN
Accounting Principles (GAAP)
International Financial Reporting Standards
(Chuẩn mực báo cáo tài chính ở VN)

Các yếu tố Managers-


ảnh hưởng Nhà quản trị
đến BCTC Auditors.-Kiểm toán
theo luật định Corporate Governance-Kiểm soát quản lý
Monitoring and
Enforcement Mechanisms- Securities and Exchange
Sự giám sát và thực thi các Commission- Ủy ban chứng khoán
chế độ, chính sách, các thù Litigation- Tố tụng
tục kiểm soát.
Economic, Industry, Company Information.
Alternative Voluntary Disclosure-Thông tin công bố
Information Sources- tự nguyện.
Nguồn thông tin khác
Information Intermediaries- Thông tin
công bố qua trung gian
Các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo tài chính ở Việt Nam

Về cơ bản các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính tại
Việt Nam vẫn như các yếu tố như đã trình bày ở phần trên.
Tuy nhiên, tùy theo mục tiêu nghiên cứu, nhóm ngành nghiên cứu, thời
điểm nghiên cứu mà kết quả nghiên cứu của các công trình có khác nhau
về mức độ chi tiết của các yếu tố. Cụ thể:
Công trình nghiên cứu của Phạm Quốc Thuần (2016) đã dùng phương
pháp khảo sát trên số lượng mẫu thu thập đạt yêu cầu sử dụng là 269 tại
các DN có trụ sở chính tại TPHCM và một số tỉnh, thành phố như Bình
Dương, Long An, Đồng Nai, Bà RịaVũng Tàu, Hà Nội, Khánh Hòa để
nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng báo cáo tài chính tại Việt
Nam. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 10 nhân tố tác động đến CLTT
BCTC bao gồm các nhân tố bên trong DN như: Hành vi quản trị lợi nhuận,
Hỗ trợ từ phía nhà quản trị, Đào tạo và bồi dưỡng, CL PMKT, Hiệu quả
của HTKSNB, Năng lực nhân viên KT; các nhân tố bên ngoài DN như: Áp
lực từ thuế, Kiểm toán độc lập; và nhóm nhân tố phản ánh thuộc tính của
DN như:Niêm yết chứng khoán, Quy mô doanh nghiệp.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3. CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN TRÊN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Tính hữu ích của


báo cáo tài chính

Người sử dụng bên ngoài doanh nghiệp

Chất lượng thông tin trên báo cáo tài chính

Người sử dụng bên trong doanh nghiệp


CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3. CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH

Chất lượng thông tin trên BCTC do tác động bởi các quy Tính hữu ích của
định kế toán như khái niệm, nguyên tắc, chuẩn mực kế báo cáo tài chính
toán

Ảnh hưởng do sự sai sót ngẫu nhiên


trong dự báo từ việc phán đoán tình
huống Chất lượng báo cáo tài chính
Sự lựa chọn chính sách kế toán của các nhà quản lý doanh nghiệp để
đạt được mục tiêu cụ thể trong quản trị như giao ước nợ, hệ thống khen
thưởng quản lý, cuộc chiến kiểm soát doanh nghiệp, thuế doanh nghiệp,
quy định pháp luật, thị trường vốn, các bên liên quan, cạnh tranh

Ngoài các lựa chọn chính sách kế toán và ước tính kế


toán, cách thức trình bày thuyết minh BCTC cũng là yếu
tố quan trọng quyết định chất lượng thông tin kế toán của
doanh nghiệp
3.1. CÁC THUỘC TÍNH VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI
CHÍNH THEO IASB 2010
Các thuộc tính về CLTT BCTC theo IASB 2010 (IASB: Hội đồng chuẩn
mực kế toán quốc tế -The International Accounting Standard Board): mục
tiêu chung của việc lập BCTC là nhằm cung cấp thông tin tài chính hữu ích
cho những nhà đầu tư, người cho vay, các chủ nợ khác hiện hữu và tiềm
năng trong việc ra quyết định về việc cung cấp nguồn lực cho một thực thể
(IASB, 2010). Khuôn mẫu nêu rõ Thích hợp và Trình bày trung thực là đặc
tính CL nền tảng. Bên cạnh đó, các thuộc tính làm gia tăng CLTT bao gồm:
Có khả năng so sánh, Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được.
- Thích hợp: khả năng tác động của thông tin đến việc ra quyết định của
người sử dụng. Thông tin có thể có khả năng ảnh hưởng đến việc ra quyết
định khi nó mang Giá trị dự đoán, Giá trị xác nhận hay cả hai (IASB, 2010).
Giá trị dự đoán: thông tin được sử dụng như là một thông tin đầu vào
bởi người sử dụng khi dự đoán các kết quả tương lai (IASB, 2010).
Giá trị xác nhận: thông tin cung cấp những phản hồi về việc thừa nhận
hoặc những sự thay đổi của các đánh giá trước đó (IASB, 2010)
CÁC THUỘC TÍNH VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

- Trình bày trung thực: bao gồm Toàn vẹn, Trung lập, Không sai sót của
thông tin.
Toàn vẹn : bao hàm toàn bộ các thông tin cần thiết để người sử dụng
hiểu được các hiện tượng bao hàm mọi miêu tả và giải thích cần thiết. Đối
với một số khoản mục, Toàn vẹn còn bao hàm việc giải thích các mức ý
nghĩa về bản chất của các khoản mục, các nhân tố và các hoàn cảnh có
thể tác động đến CL và bản chất đó cũng như quy trình được sử dụng để
xác định các giá trị đó (IASB, 2010).
Trung lập (Neutral): được xem như là không chứa đựng những định kiến,
điều chỉnh, nhấn mạnh, làm nhẹ hoặc là tìm mọi cách để chế biến thông tin
làm gia tăng khả năng người sử dụng đón nhận thông tin với một cái nhìn
tốt đẹp hoặc ngược lại. Tuy nhiên Trung lập không có nghĩa là việc trình
bày thông tin không có mục tiêu hoặc là không ảnh hướng đến hành vi. Bởi
lẽ, đặc tính Thích hợp có nói rằng thông tin phải có ảnh hưởng đến quyết
định của người sử dụng (IASB, 2010).
CÁC THUỘC TÍNH VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Không sai sót (Free from error): không sai sót có nghĩa là không có lỗi
hoặc là bỏ sót trong việc miêu tả sự kiện và qui trình được sử dụng để sản
xuất thông tin. Thí dụ như việc ước lượng về mặt giá trị không thể được
xác định là chính xác hay không chính xác. Tuy nhiên, việc trình bày của
ước lượng này cần phải đúng sự thật nếu giá trị được xác định rõ ràng,
việc ước lượng được xem là xác đáng, bản chất và giới hạn của việc ước
lượng cần phải được giải thích và không có sai sót trong việc lựa chọn và
áp dụng quy trình phù hợp trong quá trình ước lượng (IASB, 2010).
- Các thuộc tính làm gia tăng CL thông tin: bao gồm Có khả năng so sánh,
Có thể kiểm chứng, Kịp thời và Có thể hiểu được (IASB, 2010).
Có khả năng so sánh: thông tin có liên quan đến một thực thể sẽ trở nên
hữu ích hơn nếu nó có thể được so sánh với những thông tin tương tự của
các thực thể khác hoặc là giữa các kỳ khác nhau trong cùng một thực thể
thông tin. Nhất quán, mặc dù có liên quan đến khả năng so sánh, nhưng
không phải là một. Nhất quán có liên quan đến việc sử dụng cùng một
phương pháp cho cùng một khoản mục giữa các kỳ KT trong phạm vi của
thực thể hoặc trong cùng một kỳ KT giữa các thực thể. Có khả năng so
sánh là mục tiêu và tính nhất quán giúp đạt được mục tiêu đó (IASB, 2010
CÁC THUỘC TÍNH VỀ CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Có thể kiểm chứng: giúp đảm bảo người sử dụng rằng thông tin phản ánh
các hiện tượng kinh tế một cách đúng sự thật. Có thể kiểm chứng có nghĩa là
những người quan tâm độc lập và có kiến thức đến thông tin đều đạt được sự
đồng thuận, mặc dù sự đồng thuận đó không phải là toàn vẹn, đó là một sự mô
tả đặc thù của thông tin được trình bày trung thực. Thông tin cần phải được
kiểm chứng cả về số lượng lẫn giá trị. Việc kiểm chứng có thể là trực tiếp hoặc
gián tiếp (IASB, 2010).
Kịp thời: thông tin luôn sẵn sàng cho việc ra quyết định. Một cách chung nhất,
thông tin càng lỗi thời thì tính hữu ích càng thấp (IASB, 2010).
Có thể hiểu được: việc phân loại, mô tả và trình bày thông tin rõ ràng và súc
tích làm cho thông tin trở nên có thể hiểu được. Có một số hiện tượng vốn đã
phức tạp và không dễ dàng để hiểu được. Việc loại bỏ các thông tin này ra khỏi
BCTC có thể làm cho thông tin được trình bày có thể hiểu được hơn, tuy nhiên,
các báo cáo này sẽ không toàn vẹn và có thể dẫn đến sai lầm cho việc ra quyết
định (IASB, 2010). Đôi khi, mặc dù thông tin được trình bày có thể hiểu được
và người sử dụng có thiện chí, vẫn phải cần sự giúp đỡ của những nhà tư vấn
để có thể hiểu được những hiện tượng kinh tế phức tạp.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3.2. GỈA THUYẾT KẾ TOÁN – CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

1. Giả thuyết thực thể kinh doanh


(Business entity hypothesis)
2. Giả thuyết thước đo tiền tệ
(Hypothesis of monetary measurement)
3. Giả thuyết kỳ kế toán
(Hypothesis of the accounting period)
Giả thuyết của kế toán (Theo Libby & cs (2003), giả thuyết kế toán được
xây dựng dựa trên môi trường kinh tế mà trong đó kế toán được thực
hiện. Đó chính là những nền tảng liên quan đến công việc kế toán, đến
lập và trình bày các báo cáo tài chính.
Giả thuyết thực thể kinh doanh – Giả thuyết này cho rằng kế toán xem
hoạt động của doanh nghiệp, của tổ chức tách rời khỏi các hoạt động
của chủ sở hữu doanh nghiệp và độc lập khỏi hoạt động của tất cả các
doanh nghiệp, tổ chức kinh tế khác.
Giả thuyết thước đo tiền tệ - Giả thuyết này cho rằng kế toán sử dụng
thước đo tiền tệ trong thu thập, lập, trình bày thông tin kế toán, thông tin
các báo cáo tài chính.
Giả thuyết về kỳ kế toán – Giả thuyết này cho rằng thông tin kế toán
được lập, trình bày theo từng kỳ của năm tài chính
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3.3.NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN – CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Nguyên tắc kế toán (Accounting principles)

1.Nguyên tắc dồn tích (Principles of accrual)


2.Nguyên tắc hoạt động liên tục (Principle of continuous operation)
3.Nguyên tắc giá gốc (Principles of original price - historical cost)
4.Nguyên tắc phù hợp (Principles suitable)
5.Nguyên tắc nhất quán (Consistent principles)
6.Nguyên tắc thận trọng (Conservatism principles)
7.Nguyên tắc trọng yếu (Materiality principles)
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3.3.NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN – CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Cơ sở dồn tích: Mọi nghiệp vụ kinh tế, tài chính của doanh nghiệp
liên quan đến tài sản, nợ phải trả, nguồn vốn chủ sở hữu, doanh thu,
chi phí phải được ghi sổ kế toán vào thời điểm phát sinh, không căn
cứ vào thời điểm thực tế thu hoặc thực tế chi tiền hoặc tương đương
tiền. Báo cáo tài chính lập trên cơ sở dồn tích phản ảnh tình hình tài
chính của doanh nghiệp trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Hoạt động Liên tục: Báo cáo tài chính phải được lập trên cơ sở giả
định là doanh nghiệp đang hoạt động liên tục và sẽ tiếp tục hoạt động
kinh doanh bình thường trong tương lai gần, nghĩa là doanh nghiệp
không có ý định cũng như không buộc phải ngừng hoạt động hoặc
phải thu hẹp đáng kể quy mô hoạt động của mình. Trường hợp thực
tế khác với giả định hoạt động liên tục thì báo cáo tài chính phải lập
trên một cơ sở khác và phải giải thích rõ cơ sở đã sử dụng để lập báo
cáo tài chính, những sự khác biệt nếu có.
Giá gốc: Tài sản phải được ghi nhận theo giá gốc. Giá gốc của tài sản
được tính theo số tiền hoặc khoản tương đương tiền đã trả, phải trả
hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài sản được
ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy định
khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể.
GAAPs
Một số các chính sách, nguyên tắc kế toán đã được lập
ra để giảm thiểu việc phản ánh không trung thực hay
che giấu tình hình thực tế của doanh nghiệp.
 Ví dụ nguyên tắc giá gốc
 Lợi: giảm khả năng các nhà quản lý thổi phồng giá
trị của tài sản đã được mua hoặc tạo nên
 Bất lợi: hạn chế trong việc cung cấp thông tin cho
các nhà đầu tư về giá trị tiềm tàng của những tài
sản.
Vì vậy các tổ chức ban hành chuẩn mực trên thế giới
đang yêu cầu tăng cường sử dụng giá trị hợp lý qua các
chuẩn mực mới của mình
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3.3.NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN – CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giá trị hợp lý (Fair Value):


Qua quá trình phát triển về các phương pháp đo lường trong kế
toán cho thấy có bốn cơ sở đo lường: đo lường theo giá thị trường
(market value), đo lường theo giá gốc (history cost), đo lường theo
sức mua chung (general price level accounting) và đo lường theo
giá hiện hành (current cost) (Barlev và Haddad, 2003).
Đến ngày nay, cơ sở đo lường theo sức mua chung và cơ sở đo
lường theo giá hiện hành đã không còn tồn tại, cơ sở đo lường theo
giá thị trường đã được chuyển sang với tên gọi mới là cơ sở đo
lường theo giá hiện tại – current value (sử dụng GTHL để đo
lường). Tại FAS 115 (FASB,1993b), Hội đồng chuẩn mực kế toán
Hoa Kỳ công bố sử dụng thuật ngữ giá trị hợp lí thay cho thuật ngữ
giá trị thị trường. Trong KMLT số 7 của FASB (Financial Accounting
Standards Board- Hoa Kỳ) và KMLT 2015 dự thảo của IASB sử
dụng tên gọi giá hiện tại. FAS (Statement of financial accounting
standards- Chuẩn mức kế toán Hoa Kỳ)
Và hiện nay, KMLT( Khuôn mẫu lý thuyết) năm 2015 của IASB chỉ
còn đề cập đến hai cơ sở đo lường là đo lường theo giá gốc và đo
lường theo giá hiện tại (sử dụng GTHL để đo lường).
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3.3.NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN – CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI CHÍNH

Giá trị hợp lý (Fair Value):


Giá trị hợp lý là một phương pháp đo lường để xác định giá trị của tài
sản và nợ phải trả của doanh nghiệp tại ngày lập báo cáo. GTHL được
khẳng định là giá đầu ra– giá bán tài sản hoặc giá thanh toán khoản nợ -,
tại ngày lập báo cáo, được xác định dựa vào thị trường hoặc các mô
hình ước tính.
Tại Việt Nam (VN), GTHL xuất hiện lần đầu tiên vào năm 2001 theo
quyết định số 149/2001/QĐ-BTC ngày 31/12/2001 ban hành các chuẩn
mực kế toán VN, được sử dụng để ghi nhận ban đầu cho các trao đổi phi
tiền tệ liên quan đến tài sản cố định và ghi nhận doanh thu. Kể từ đó cụm
từ “GTHL” được sử dụng nhiều trong các văn bản được ban hành. GTHL
được đề cập đến ngày càng nhiều qua thời gian từ Luật Kế toán đến
chuẩn mực kế toán, thông tư hướng dẫn chuẩn mực và chế độ kế toán.
Đặc biệt Luật kế toán 2015 đã đề cập đến sử dụng GTHL để đánh giá lại
tài sản và nợ phải trả tại ngày lập báo cáo [Luật kế toán 2015. Điều 6,
Điều 28]. Tuy nhiên, về phạm vi áp dụng GTHL của VN so với quốc tế cho
thấy GTHL ở VN được sử dụng để đo lường ban đầu, để phân bổ ban
đầu, để đánh giá tổn thất mà không áp dụng cho đo lường sau ban đầu
như chuẩn mực kế toán quốc tế - chuẩn mực được đa số quốc gia lựa
chọn và áp dụng. Điều này dẫn đến sự khác biệt trong BCTC của VN và
đa số các quốc gia khác.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
3.3. NGUYÊN TẮC KẾ TOÁN – CHẤT LƯỢNG BÁO CÁO TÀI
CHÍNH
Phù hợp: Việc ghi nhận doanh thu và chi phí phải phù hợp với nhau.
Khi ghi nhận một khoản doanh thu thì phải ghi nhận một khoản chi phí
tương ứng có liên quan đến việc tạo ra doanh thu đó. Chi phí tương
ứng với doanh thu gồm chi phí liên quan trực tiếp đến tạo ra doanh
thu trong kỳ và chi phí của các kỳ trước hoặc chi phí phải trả nhưng
liên quan đến doanh thu của kỳ đó.
Nhất quán: Các chính sách và phương pháp kế toán doanh nghiệp đã
chọn phải được áp dụng thống nhất ít nhất trong một kỳ kế toán-năm.
Trường hợp có thay đổi chính sách và phương pháp kế toán đã chọn
thì phải giải trình lý do và ảnh hưởng của sự thay đổi đó trong phần
thuyết minh báo cáo tài chính.
Thận trọng:Thận trọng là việc xem xét, cân nhắc, phán đoán cần thiết
để lập các ước tính kế toán trong các điều kiện không chắc chắn.
Trọng yếu: Thông tin được coi là trọng yếu trong trường hợp nếu
thiếu thông tin  hoặc thiếu chính xác của thông tin đó có thể làm sai
lệch đáng kể báo cáo tài chính, làm ảnh hưởng đến quyết định kinh tế
của người sử dụng báo cáo tài chính. Tính trọng yếu phụ thuộc vào
độ lớn và tính chất của thông tin hoặc các sai sót được đánh giá trong
hoàn cảnh cụ thể. Tính trọng yếu của thông tin phải được xem xét trên
cả phương diện định lượng và định tính.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

4.MỘT SỐ HẠN CHẾ VỀ THÔNG TIN CỦA BÁO CÁO TÀI CHÍNH TRONG PHÂN
TÍCH KINH DOANH
Limitations of Financial Statement Information

1. Tính kịp thời (Timeliness): Thông tin báo cáo tài chính thường bị hạn
chế về tính kịp thời vì báo cáo tài chính được lập, công bố sau thời
điểm kết thúc hoạt động.
2. Tính thường xuyên (Frequency): Thông tin báo cáo tài chính thường bị
hạn chế về tính thường xuyên, liên tục vì báo cáo tài chính được lập,
công bố có tính định kỳ
3. Tính định hướng tương lai (Forward-looking): Thông tin báo cáo tài
chính thường bị hạn chế về tính định hướng, tính tương lai vì báo cáo
tài chính phản ảnh những giao dịch, sự kiện đã xảy ra hoặc ở hiện tại
theo những khái niệm, nguyên tắc chuẩn mực chung của kế toán
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5. SAI LỆCH KẾ TOÁN- RỦI RO KẾ TOÁN

Những sai lệch thông tin kế toán từ những quan điểm chủ quan
trong xây dựng chuẩn mực kế toán
Những rủi
Dựa trên những quan điểm chủ quan để đưa những khái niệm, ro kế toán
nguyên tắc kế toán trong xây dựng chuẩn mực kế toán. có thể dẫn
đến những
sai lầm khi
Những sai lệch thông tin kế toán vốn có từ chuẩn mực, áp dụng sử dụng
thông tin
chuẩn mực kế toán hay việc tuân thủ các giả định (assumptions),
kế toán
các nguyên tắc kế toán (accounting principles), các quy chuẩn kế phân tích
toán khác có liên quan tài chính,
Sai lệch về giá trị từ áp dụng nguyên tắc giá gốc, giá hợp lý, phân tích
kinh doanh

Những sai lệch thông tin kế toán chủ ý từ nhà quản trị thông Rủi ro kế toán
qua hành vi quản trị lợi nhuận. (accounting risk)
(earnings management) Sai lệch kế toán
Những sai lệch từ sự chi phối lợi nhuận của nhà quản trị để
phục vụ cho những mục đích cá nhân, hay tổ chức
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.1.Những sai lệch kế toán từ chủ quan trong xây dựng khái niệm,
nguyên tắc kế toán trong chuẩn mực kế toán

Khái niệm là hình thức của tư duy trừu tượng, là kết quả của quá
trình khái quát hóa và tách biệt (trong tư tưởng) các đối tượng thuộc
về một sự vật, quá trình, hiện tượng.v.v. nào đó theo một số dấu hiệu
đặc trưng nhất định của các đối tượng này. Kết quả của quá trình
khái quát hóa và tách biệt (trong tư tưởng) ảnh hưởng bởi chủ thể
của tư duy trừu tượng, nên có lúc mang tính chủ quan, từ đó các
khái niệm chưa phản ánh đặc trưng của sự vật, quá trình, hiện
tượng.
Trước đây theo QĐ số 212 TC/CĐKT ngày 15.12.1989 của Bộ trưởng
Tài chính, cho rằng: TSCĐ là những tư liệu lao động tham gia vào
nhiều quá trình sản xuất mà vẫn giữ nguyên hình thài vất chất ban
đầu và được chuyển dần giá trị của chúng vào sản phẩm sản xuất ra.
Với khái niệm như vậy về TSCĐ, chưa tính đến TSCĐ vô hình.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.1 Những sai lệch từ quan điểm chủ quan trong xây dựng khái niệm, nguyên tắc
kế toán trong chuẩn mực kế toán- Khái niệm về lợi nhuận

Lợi nhuận kế toán (Accounting income, Accounting profit)


Lợi nhuận kế toán được xây dựng, tính toán theo quan điểm kế toán
Lợi nhuận kế toán = Doanh thu – Chi phí kế toán
Đo lường kết quả kinh doanh hiện tại theo những nguyên tắc kế toán nên cũng gắn
liền với những hạn chế vốn có của những nguyên tắc kế toán
Lợi nhuận kế toán phản ánh chưa đầy đủ hiệu quả sản xuất kinh doanh vì chưa tính
chi phí cơ hội trong quá trình lưa chọn các phương án kinh doanh.

Lợi nhuận kinh tế (Economic income, Economic profit),


Lợi nhuận kinh tế được xây dựng, tính toán trên những quan điểm kinh tế
Lợi nhuận kinh tế = Doanh thu – Chi phí kinh tế
Chi phí kinh tế = Chi phí kế toán + Chi phí cơ hội
Lợi nhuận kinh tế phản ánh chính xác hơn hiệu quả sản xuất kinh doanh của một
doanh nghiệp. Lợi nhuận kinh tế của doanh nghiệp không âm, ta có khẳng định
được rằng, hoạt động đó là hiệu quả. Bởi vì, tổng doanh thu bù đắp được tất cả chi
phí có liên quan, kể cả những chi phi cơ hội "ẩn" (vốn thể hiện lợi ích của các
phương án thay thế tốt nhất bị bỏ qua). Điều đó cho thấy doanh nghiệp đã sử dụng
nguồn một cách tối ưu. 
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.2.Những sai lệch thông tin BCTC từ xây dựng, áp dụng các nguyên tắc kế toán
chuẩn mực kế toán- (Nguyên tắc giá gốc -Principles of original price - historical cost)

- Việc sử dụng các nguyên tắc định giá để đo lường giá trị của các đối
tượng kế toán ảnh hưởng đến chất lượng thông tin trên BCTC.
- Qua quá trình phát triển của kế toán có 4 nguyên tắc định giá: Định giá
theo giá thị trường (market value), theo giá gốc (history cost), theo sức
mua chung (general price level accounting) và , theo giá hiện hành (current
cost); hiện nay chỉ còn 2 nguyên tắc là: giá gốc (history cost) và giá hiện
hành (current value), trong đó giá hiện hành sử dụng giá trị hợp lý để đo
lường.

Nguyên tắc giá gốc (historical cost) dựa trên giá mua ở quá khứ để ghi nhận
các giao dịch và lập BCTC, đây là nguyên tắc định giá truyền thống đã phát
triển nhiều năm từ khi các kỹ thuật ghi sổ kép của Pacioli ra đời, nguyên tắc
này ghi nhận theo giao dịch thực tế xảy ra. Tại Việt Nam,trong nhiều năm
qua và cho đến nay, nguyên tắc giá gốc vẫn là nguyên tắc cơ bản trong
công tác kế toán tại các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.2.Những sai lệch thông tin BCTC từ xây dựng, áp dụng các nguyên tắc kế toán
chuẩn mực kế toán- (Nguyên tắc giá gốc -Principles of original price - historical cost)

-VAS 01 “Chuẩn mực chung” được coi như khuôn mẫu lý thuyết xây dựng
và hoàn thiện chuẩn mực, chế độ kế toán Việt Nam - đã coi giá gốc là 1 trong
7 nguyên tắc kế toán cơ bản và yêu cầu: “Tài sản phải được ghi nhận theo
giá gốc. Giá gốc của tài sản được tính theo số tiền hoặc tương đương tiền
đã trả, phải trả hoặc tính theo giá trị hợp lý của tài sản đó vào thời điểm tài
sản được ghi nhận. Giá gốc của tài sản không được thay đổi trừ khi có quy
định khác trong chuẩn mực kế toán cụ thể”.

VAS 02 - “Hàng tồn kho”, thì: “Hàng tồn kho được tính theo giá gốc. Trường
hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá
trị thuần có thể thực hiện được. Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: Chi phí mua,
chi phí chế biến và các chi phí khác có liên quan trực tiếp đến hàng tồn kho”
Giá trị thuần có thể thực hiện được của hàng tồn kho: là giá bán ước tính của hàng
tồn kho trong kì sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) chi phí ước tính để hoàn
thành sản phẩm và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng.
VAS 03 - “TSCĐ hữu hình”, thì: “TSCĐ hữu hình phải được xác định theo
nguyên giá. Nguyên giá của TSCĐ là toàn bộ các chi phí mà DN đã bỏ ra để có
được TSCĐ hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào vị trí sẵn sàng sử
dụng”.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.2.Những sai lệch thông tin BCTC từ xây dựng, áp dụng các nguyên tắc kế toán
chuẩn mực kế toán- (Nguyên tắc giá gốc -Principles of original price - historical cost)

-VAS 05 “Bất động sản đầu tư”, thì khi xác định giá trị ban đầu phải theo
nguyên tắc giá gốc, nghĩa là bất động sản đầu tư phải được xác định giá trị
ban đầu theo nguyên giá. Nguyên giá của bất động sản đầu tư bao gồm các
chi phí giao dịch liên quan trực tiếp ban đầu.
-Đối với các khoản mục bất động sản đầu tư (thường là khoản mục trọng
yếu với giá trị rất lớn): phần lớn các doanh nghiệp đều trình bày theo nguyên
tắc giá gốc. Nguyên nhân doanh nghiệp không thể xác định được GTHL do
thiếu thông tin để định giá vì không có thị trường hoạt động (active market);
điển hình như tại BCTC quý 2/2020 của các Công ty CP Tập đoàn Hòa Phát
(HPG), Công ty CP đầu tư và kinh doanh Nhà Khang Điền (KDH), Tổng công
ty Bia - Rượu - Nước Giải khát Sài Gòn (SAB),...
-Điều này, có nghĩa là theo nguyên tắc giá gốc chỉ cho phép ghi nhận khoản
tổn thất do giá giảm bằng cách trích lập dự phòng theo quy định, không cho
phép ghi nhận khoản lãi do giá tăng, vì vậy không phản ánh đúng hiệu quả
của đầu tư bất động sản, thông tin trên BCTC không phản ánh đúng tình
hình và kết quả hoạt động của DN.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.2.Những sai lệch thông tin BCTC từ xây dựng, áp dụng các nguyên tắc kế toán
chuẩn mực kế toán- (Nguyên tắc giá gốc -Principles of original price - historical cost)
-VAS 07 - “Kế toán các khoản đầu tư vào công ty liên kết”, VAS 08 - “Thông tin
tài chính về những khoản vốn góp liên doanh”, thì các khoản đầu tư vào công ty
liên kết, cơ sở kinh doanh đồng kiểm soát đều được ghi nhận ban đầu theo giá
gốc.
-Khi kết thúc kỳ kế toán, giá trị các khoản ĐTTC của DN phải trình bày trên Báo
cáo tình hình tài chính (Bảng cân đối kế toán) theo giá gốc - giá trị ban đầu. Nếu
các khoản chứng khoán của DN bị giảm giá hoặc giá trị các khoản ĐTTC bị tổn
thất do tổ chức kinh tế mà DN đang đầu tư vào bị lỗ, DN sẽ phải trích lập dự
phòng theo quy định. Ngược lại, nếu giá trị các khoản ĐTTC của DN tăng lên do
giá cổ phiếu tăng thì khoản chênh lệch này lại không được phản ánh và ghi
nhận.
-Trong thực tế tại Việt Nam, các khoàn đầu tư tài chính, cụ thể là các khoản đầu
tư vào công ty con, đầu tư vào công ty liên kết và đầu tư góp vốn vào đơn vị
khác hay là khoản đầu tư nắm giữ đến ngày đáo hạn (trái phiếu) phải dựa vào giá
trị sổ sách do không xác định được giá niêm yết trên thị trường và chuẩn mực kế
toán Việt Nam, chế độ kế toán Việt Nam và các quy định pháp lý không hướng
dẫn chi tiết về cách tính trong trường hợp này.
=> Vì vậy không phản ánh đúng hiệu quả của đầu tư tài chính, thông tin trên
BCTC không phản ánh đúng tình hình và kết quả hoạt động của DN.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.2.Những sai lệch thông tin BCTC từ xây dựng, áp dụng các
nguyên tắc kế toán chuẩn mực kế toán- (Nguyên tắc giá gốc -
Principles of original price - historical cost)

Ưu điểm của nguyên tắc giá gốc:


Ưu điểm chính của nguyên tắc giá gốc là cách tiếp
cận đơn giản, đảm bảo được tính thích hợp và tin
cậy của thông tin kế toán cho các đối tượng sử
dụng. Nguyên tắc giá gốc đã thực hiện tốt vai trò
trong việc cung cấp thông tin trên báo cáo tài
chính, giúp các nhà quản trị, các nhà đầu tư, nhà
hoạch định chiến lược có cái nhìn tổng thể về tình
hình kinh doanh của mỗi DN.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.2.Những sai lệch thông tin BCTC từ xây dựng, áp dụng các nguyên tắc kế toán
chuẩn mực kế toán- (Nguyên tắc giá gốc -Principles of original price - historical cost)

Hạn chế của nguyên tắc giá gốc:


-Nguyên tắc giá gốc không ghi nhận sự biến động về giá thị trường, giá trị
hợp lý,... của những tài sản mà DN đang nắm giữ.
-Nguyên tắc giá gốc không phản ánh dòng tiền mong đợi trong tương lai vào
thu nhập đúng thời điểm trong tương lai.
-Nguyên tắc giá gốc không phản ánh đúng hiệu quả của đầu tư tài chính, đầu
tư bất động sản, thông tin trên BCTC không phản ánh đúng tình hình và kết
quả hoạt động của DN.
-Nguyên tắc giá gốc không phản ảnh được những hoạt động kinh doanh
không có giá gốc, hoặc giá gốc của chúng bằng không, ví dụ như các tài sản
đi thuê, các giao dịch thanh toán bằng cổ phiếu.(trả cổ tức bằng cổ phiếu phát
hành thêm (zero-cost).v.v.
-Khi có sự tăng quy mô và tính phức tạp của những hoạt động trong doanh
nghiệp đã khiến cho báo cáo tài chính theo cơ sở giá gốc thiếu tính trung
thực, các chỉ số trên báo cáo tài chính đều lệch lạc, và người sử dụng BCTC
cần một cơ sở định giá mà giúp họ đánh giá được dòng tiền trong tương lai
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.3. Những sai lệch thông tin BCTC do chủ ý của nhà quản trị, từ hành vi quản trị lợi
nhuận (Earnings management)

Hành vi quản trị lợi nhuận là hành vi của nhà quản lý trong việc
vận dụng các chính sách kế toán được thừa nhận( Accual Earnings
Management- AEM- Quản trị lợi nhuận thông qua các khoản dồn
tích, dưa trên nguyên tắc dồn tích- Principles of accrual ), trong việc
tác động vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh( Real Earnings
Management- REM ), để làm thay đổi lợi nhuận phục vụ cho các
mục tiêu công bố thông tin của nhà quản lý. Hành vi quản trị lợi
nhuận sẽ ảnh hưởng đến tính minh bạch thông tin trên báo cáo tài
chính (BCTC), đến chất lượng thông tin trên BCTC. Chất lượng
thông tin trên BCTC của DN, đặc biệt là thông tin về lợi nhuận có
ảnh hưởng rất lớn đến quyết định của các bên liên quan đến doanh
nghiệp như: ảnh hưởng đến quyết định của nhà đầu tư, đến quyết
định của các cơ quan quản lý nhà nước về thuế, về thị trường
chứng khoán.v.v.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
5.3. Những sai lệch thông tin BCTC do chủ ý của nhà quản trị, từ hành vi quản trị lợi
nhuận (Earnings management)

QTLN thông qua các khoản dồn tích (A_EM): Là hành vi QTLN mà người
quản lý sẽ vận dụng các chính sách kế toán được thừa nhận để tác động
đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ví dụ như người quản lý vận dụng linh
hoạt chính sách kế toán hàng tồn kho, chính sách ghi nhận doanh thu bán
hàng và cung cấp dịch vụ, chính sách ghi nhận chi phí được vốn hóa,…
QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh (R_EM): Là hành vi QTLN
mà người quản lý sẽ tác động vào các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, thông
qua đó làm thay đổi lợi nhuận của công ty. Các nghiệp vụ kinh tế phát sinh
có thể ở khâu kinh doanh chính, hoạt động tài chính hay hoạt động đầu tư.
Ví dụ, người quản lý có thể cắt giảm chi phí nghiên cứu và phát triển, chi
phí quảng cáo, chi phí đào tạo để duy trì lợi nhuận ở mức hiện tại; hoặc họ
có thể tác động vào chính sách bán hàng của công ty để thay đổi lợi nhuận
bằng cách tăng thời gian bán chịu cho khách hàng, giảm giá bán niêm yết
nếu mua hàng với số lượng lớn, hoặc có thể quyết định thanh lý tài sản dài
hạn vào những thời điểm thích hợp trong năm để lợi nhuận được trình bày
trên báo cáo tài chính được ổn định.v.v.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Kỹ thuật “Cookie Jar Reserves”


Kỹ thuật Cookie Jar Reserve (CJR) là kỹ thuật QTLN được sử dụng phổ
biến, thông qua các khoản dự phòng, các khoản trích trước và các
khoản doanh thu bị trì hoãn nhằm tạo “khoản để dành” cho các kỳ sau.
Theo kỹ thuật này, người quản lý sẽ ước tính các nghĩa vụ sẽ được
thanh toán trong tương lai từ những sự kiện phát sinh ở năm hiện tại
thông qua các khoản trích trước hay dự phòng. Do mức độ chắc chắn
xảy ra của những sự kiện đó trong tương lai, tạo cơ hội cho người quản
lý thực hiện QTLN bằng cách đánh giá cao nghĩa vụ thanh toán đó hạch
toán vào chi phí của năm hiện tại. Vận dụng kỹ thuật này người quản lý
sẽ ước tính giá trị giảm đi của tài sản thông qua các khoản dự phòng cao
như dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng phải thu khó đòi, điều
này làm cho lợi nhuận của năm hiện tại bị giảm. Các năm sau, khi mức
giảm giá thực tế không cao như mức dự phòng ở năm trước, khoản dự
phòng quá mức đã lập trước đó sẽ được hoàn nhập vào kết quả kinh
doanh
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Kỹ thuật “Cookie Jar Reserves”


Một số doanh nghiệp bán sản phẩm có kèm điều khoản bảo hành, sửa
chữa những sai hỏng trong một khoảng thời gian nhất định. Để đảm bảo
thực hiện nguyên tắc phù hợp trong kế toán – ghi nhận chi phí tương
xứng với doanh thu, người quản lý thực hiện trích lập dự phòng bảo
hành sản phẩm và ghi nhận ngay vào niên độ có phát sinh giao dịch bán
hàng. Việc ước tính mức dự phòng bảo hành sản phẩm phụ thuộc vào
kết quả xét đoán của người quản lý. Với một lý do nào đó, người quản lý
có thể xét đoán mức dự phòng bảo hành sản phẩm ở mức cao để điều
chỉnh giảm lợi nhuận ở niên độ hiện tại. Khi kết thúc thời hạn bảo hành,
khi mức chi phí bảo hành thực tế phát sinh nhỏ hơn mức dự phòng bảo
hành sản phẩm đã trích các niên độ sẽ được hoàn nhập vào kết quả kinh
doanh ở các năm sau đó.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Kỹ thuật “Take a Big Bath”


Kỹ thuật “Take a Big Bath” (TABB) nhằm “tạo dựng hình ảnh đẹp” cho
doanh nghiệp trong tương lai bằng cách làm cho tình hình hiện tại đang
xấu càng trở nên xấu thêm. Kỹ thuật này thường được áp dụng ở những
doanh nghiệp có kết quả kinh doanh hiện tại và tương lai không khả quan.
Theo kỹ thuật này, các doanh nghiệp nỗ lực tăng lợi nhuận ở những năm
tiếp theo bằng cách tác động vào chi phí ở năm hiện tại làm kết quả kinh
doanh ở năm hiện tại đã tệ càng tệ hơn.
Người quản lý gia tăng khoản lỗ ở năm hiện tại bằng một số kế hoạch tái
cơ cấu như tái cơ cấu hoạt động, tái cơ cấu nợ xấu hoặc thực hiện đánh
giá tổn thất tài sản. Với kế hoạch tái cơ cấu, chuẩn mực kế toán cho phép
doanh nghiệp ước tính một số chi phí tái cơ cấu, ghi nhận ngay vào kết quả
kinh doanh như: chi phí đền bù các hợp đồng đã ký kết, chi phí sa thải
nhân viên, chi phí thay đổi bộ máy quản lý, chi phí đóng cửa các nhà máy,
cửa hàng,… TABB dựa trên niềm tin là ‘Nếu người quản lý muốn báo cáo
một tin xấu hay một khoản lỗ lớn thì sẽ tốt hơn nếu họ thông báo một lần”.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Kỹ thuật “Big Bet on the Future”


Kỹ thuật “Big Bet on the Future” là kỹ thuật QTLN thông qua việc vận
dụng sử dụng kẽ hở của chuẩn mực kế toán để gia tăng lợi nhuận vào
báo cáo tài chính của năm hiện tại. Nguyên tắc của kỹ thuật này như
sau: Công ty A đang nắm giữ dưới 50% quyền biểu quyết trong công ty
B (Công ty A không nắm quyền kiểm soát công ty B). Vào một thời điểm
thích hợp, khi thị giá cổ phiếu của công ty B lên cao, công ty A mua thêm
cổ phiếu đang lưu hành của B để nắm quyền kiểm soát. Chuẩn mực kế
toán quy định, báo cáo tài chính của công ty B phải hợp nhất vào kết quả
kinh doanh của công ty A và lượng cổ phiếu nắm giữ trước khi A nắm
quyền kiểm soát B sẽ được đánh giá lại tại thời điểm hợp nhất. Người
quản lý vận dụng chính sách kế toán này để ghi thêm vào Báo cáo tài
chính hợp nhất ở năm hiện tại khoản lợi nhuận hợp nhất từ B và một
khoản thu nhập do chênh lệch đánh giá lại. Kỹ thuật này gọi là “Big Bet
on the Future”.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Thay đổi chính sách kế toán


Doanh nghiệp ghi nhận, trình bày và công bố thông tin trên BCTC theo
chuẩn mực kế toán, chế độ kế toán hiện hành. Các chính sách kế toán
vận dụng phải được doanh nghiệp thuyết minh trên Bản thuyết minh
BCTC. BCTC phải đảm bảo tính so sánh được giữa kỳ báo cáo với kỳ
làm cơ sở để so sánh. Để đảm bảo yêu cầu so sánh được của BCTC,
chuẩn mực kế toán qui định doanh nghiệp phải áp dụng chính sách kế
toán nhất quán đối với những sự kiện và giao dịch tương tự. Nếu doanh
nghiệp có thay đổi chính sách kế toán thì phải thuyết minh rõ sự thay đổi
đó và xác định ảnh hưởng của việc thay đổi chính sách kế toán. Việc lựa
chọn chính sách kế toán phụ thuộc vào xét đoán của người quản lý, đã
tạo cơ hội cho họ thực hiện QTLN.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Thay đổi chính sách kế toán


Đối với hàng tồn kho: Theo chuẩn mực kế toán, doanh nghiệp có thể
đánh giá hàng tồn kho theo nhiều phương pháp khác nhau như: Phương
pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất trước, phương
pháp giá thực tế đích danh. Trong trường hợp giá hàng tồn kho càng
giảm việc thay đổi từ phương pháp nhập trước xuất trước sang phương
pháp bình quân gia quyền sẽ làm giảm giá trị xuất của hàng tồn kho, từ
đó điều chỉnh tăng lợi nhuận của doanh nghiệp.
Đối với nợ phải thu: Chuẩn mực kế toán cho phép doanh nghiệp trích
lập dự phòng phải thu khó đòi theo nhiều phương pháp khác nhau như:
tỷ lệ % doanh thu bán hàng trong kỳ, tỷ lệ % khoản nợ phải thu tại ngày
lập báo cáo tài chính hoặc tỷ lệ % theo tuổi nợ phải thu. Người quản lý
có thể thay đổi chính sách kế toán để xác định mức dự phòng phải thu
khó đòi theo cách có lợi cho họ nhất.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
a) Kỹ thuật QTLN thông qua các khoản dồn tích

Thay đổi chính sách kế toán


Đối với tài sản cố định: Chuẩn mực kế toán cho phép lựa chọn phương pháp
khấu hao tài sản cố định như: Phương pháp đường thẳng, phương pháp số dư
giảm dần, phương pháp khấu hao theo sản lượng,…Người quản lý có thể thực
hiện điều chỉnh giảm lợi nhuận bằng cách thay đổi một số tài sản đang áp dụng
phương pháp đường thẳng sang phương pháp số dư giảm dần.
Vốn hóa chi phí nghiên cứu và phát triển: Theo chuẩn mực kế toán, chi phí
nghiên cứu và phát triển sản phẩm được ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh
doanh trong kỳ hay vốn hóa vào tài sản dài hạn tùy thuộc vào giai đoạn phát sinh
của chi phí. Trong giai đoạn nghiên cứu, vì chưa chắc chắn hoàn thành và chưa
chắc chắn mang lại lợi ích kinh tế trong tương lai nên chi phí trong giai đoạn này
phải ghi nhận vào chi phí sản xuất kinh doanh. Khi chuyển sang giai đoạn triển
khai, nếu hội đủ các điều kiện vốn hóa chi phí thì chi phí phát sinh kể từ thời điểm
đó mới được tập hợp và hốn hóa vào giá trị của tài sản. Khi nào hội đủ các điều
kiện vốn hóa chi phí lệ thuộc nhiều vào xét đoán của người quản lý, tạo cơ hội
cho họ thực hiện QTLN.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
b) Kỹ thuật QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

QTLN thông qua chi phí tùy biến


Chi phí tùy biến là những chi phí có thể thay đổi tùy thuộc vào quyết định của
người quản lý. Người quản lý QTLN bằng cách gia tăng, tiết giảm hoặc thậm chí
có thể giảm bằng không một số khoản mục chi phí như chi phí quảng cáo, chi phí
đầu tư và phát triển, chi phí đào tạo,…để gia tăng lợi nhuận.
QTLN thông qua các hoạt động sản xuất, hàng tồn kho
Trong chi phí cấu thành của sản phẩm bao gồm phần biến phí và phần định phí.
Phần biến phí có thể kể đến như chi phí nguyên vật liệu trực tiếp, chi phí nhân
công trực tiếp, chi phí về năng lượng… Biến phí thay đổi tương ứng theo mức
sản lượng sản xuất. Phần định phí có thể kể đến như chi phí khấu hao tài sản,
chi phí nhân viên phân xưởng,… Định phí ở một mức sản lượng nào đó sẽ không
thay đổi. Người quản lý có thể thực hiện QTLN thông qua việc gia tăng mức sản
xuất để làm giảm giá thành đơn vị sản phẩm, từ đó giảm giá vốn của sản phẩm
tiêu thụ.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS
MỘT SỐ KỸ THUẬT QUẢN TRỊ LỢI NHUẬN PHỔ BIẾN
b) Kỹ thuật QTLN thông qua các nghiệp vụ kinh tế phát sinh

QTLN thông qua hoạt động bán hàng


Bên cạnh việc gia tăng sản xuất, người quản lý còn có thể QTLN bằng cách tác động
vào chính sách bán chịu và thực hiện giảm giá hàng bán để tăng sản lượng tiệu thụ,
tắng doanh số bán hàng. Người quản lý có thể nới lỏng chính sách bán chịu cho một
số khách hàng lớn, khách hàng tiềm năng hoặc thực hiện chính sách giảm giá ở một
số thời điểm trong năm để gia tăng doanh thu bán hàng.
QTLN thông qua hoạt động thanh lý tài sản dài hạn
Kết quả thanh lý tài sản được phản ánh ngay vào lợi nhuận/lỗ của năm hiện hành.
Người quản lý có thể lựa chọn thời điểm để tiến hành thanh lý tài sản để điều chỉnh lợi
nhuận như mong muốn.
QTLN thông qua hoạt động mua bán cổ phiếu quỹ( Cổ phiếu quỹ là các loại cổ phiếu
được các công ty phát hành sau đó mua lại và nắm giữ. Cổ phiếu quỹ không được tính vào số cổ
phiếu đang lưu hành của công ty.).Một chỉ tiêu thu hút nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư
là chỉ tiêu lợi nhuận trên mỗi cổ phiếu phổ thông (EPS). Chỉ tiêu này được xác định
bằng lợi nhuận (hoặc lỗ) sau thuế TNDN thực hiện trong năm của công ty mẹ chia cho
số lượng cổ phiếu phổ thông lưu hành bình quân. Người quản lý có thể điều chỉnh chỉ
tiêu EPS thông qua chính sách mua (hoặc tái phát hành) cổ phiếu quỹ. Việc mua thêm
cổ phiếu quỹ, vừa làm giảm số lượng cổ phiếu lưu hành bình quân làm tăng EPS, vừa
làm giảm số tiền sử dụng để chia cổ tức.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

6. PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KẾ TOÁN


6.1 Mục tiêu phân tích chất
lượng kế toán – Phân tích kế
toán hướng đến đảm bảo nâng
cao tính hữu ích hay nâng cao
chất lượng của thông tin kế
Ví dụ
toán, thông tin báo cáo tài
chính qua việc đảm bảo tuân
Phân tích chất lượng kế toán để đảm
thủ các giả thuyết, nguyên tắc,
bảo tốt hơn tính nhất quán của thông
chuẩn mực hay quy chuẩn kế
tin kế toán trong so sánh khi phân
toán trong lập, trình bày thông
tích báo cáo tài chính.
tin kế toán, thông tin trên báo
cáo tài chính để phục vụ tốt
Phân tích chất lượng kế toán để đảm
hơn trong phân tích báo cáo tài
bảo thông tin lợi nhuận kế toán được
chính, phân tích hoạt động kinh
đo lường đúng những nguyên tắc kế
doanh.
toán khi trình bày trên báo cáo tài
chính

….
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

6.2. QUY TRÌNH PHÂN TÍCH CHẤT LƯỢNG KẾ TOÁN


Bước 1: Xác định các đo lường kế toán quan trọng
 Đánh giá các chính sách và ước tính kế toán được sử
dụng để đo lường các yếu tố và rủi ro quan trọng của
doanh nghiệp đó. Cụ thể:
- Ngân hàng: chính sách lãi suất và quản lý rủi ro tín dụng
như dự phòng tổn thất của khoản vay
- Siêu thị: chính sách quản lý hàng tồn kho, phương pháp
xác định giá trị hàng tồn kho.v.v.
- DN sản xuất sản phẩm chất lượng cao, công nghệ
cao: chính sách kế toán ghi nhận chi phí R&D vào chi phí
sản xuất kinh doanh trong kỳ hay vốn hóa vào tài sản dài
hạnR&D; và tỉ lệ sản phẩm lỗi sau khi bán
- DN cho thuê tài sản: phương pháp xác định giá trị còn
lại của các tài sản, thiết bị cho thuê vào cuối thời hạn thuê.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 2: Đánh giá sự linh hoạt trong kế toán

Mức độ linh hoạt trong kế toán phụ thuộc


vào đặc điểm của ngành hoạt động. Các
doanh nghiệp hoạt động trong những
ngành khác nhau sẽ có nhu cầu thông tin
khác nhau trong quản lý sự thành công, rủi
ro nên mức độ linh hoạt trong kế toán cũng
khác nhau

Ví dụ:
…..
Đánh giá tính linh hoạt trong kế
toán
Tính linh hoạt cao

•Ngân hàng - Ước tính các


khoản dự phòng nợ không thu
hồi được.
•Nhà phát triển phần mềm - Lúc
nào các chi phí có thể được vốn
Tính linh hoạt thấp hoá?

•Các công ty công nghệ sinh học ở


Mỹ - Chi phí R&D?
•Các doanh nghiệp sản xuất hàng
tiêu dùng – Chi phí tiếp thị và xây
dựng thương hiệu?
Đánh giá tính linh hoạt trong kế toán
 Xác định phương pháp định giá hàng tồn kho: Doanh nghiệp có
thể đánh giá hàng tồn kho theo nhiều phương pháp khác nhau như:
Phương pháp bình quân gia quyền, phương pháp nhập trước xuất
trước, phương pháp giá thực tế đích danh. Trong trường hợp giá
hàng tồn kho càng giảm việc thay đổi từ phương pháp nhập trước
xuất trước sang phương pháp bình quân gia quyền sẽ làm giảm giá
trị xuất của hàng tồn kho, từ đó điều chỉnh tăng lợi nhuận của doanh
nghiệp.
 Xác định phương pháp khấu hao TSCĐ: Doanh nghiệp lựa chọn
phương pháp khấu hao tài sản cố định như: Phương pháp đường
thẳng, phương pháp số dư giảm dần, phương pháp khấu hao theo
sản lượng,…Người quản lý có thể thực hiện điều chỉnh giảm lợi
nhuận bằng cách thay đổi một số tài sản đang áp dụng phương
pháp đường thẳng sang phương pháp số dư giảm dần.v.v.
=> Các lựa chọn này có thể có tác động đáng kể đến kết quả kinh
doanh được báo cáo của doanh nghiệp
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 3: Phân tích chính sách kế toán áp dụng

Một số câu hỏi kiểm tra chính sách kế toán:


-Chính sách kế toán đang áp dụng có khác biệt so với ngành không?
Nếu có khác biệt, đây có phải do ảnh hưởng từ chiến lược kinh doanh
của đơn vị không?
-Nhà quản lý có động cơ sử dụng sự linh hoạt của kế toán để thực hiện
hành vi chi phối lợi nhuận không? (Áp lực từ lương thưởng, áp lực từ
cạnh tranh, áp lực từ giảm thuế, áp lực từ nở đến hạn trả, áp lực từ việc
kiểm soát công ty.v.v.)
-Trong kỳ, doanh nghiệp có bất kỳ sự thay chính sách, ước tính kế toán
áp dụng không? Lý do? Tác động như thế nào?
-Hành vi chi phối lợi nhuận thông qua các vận dụng nguyên tắc dồn tích
đã từng được thực hiện trong quá khứ?
-Hành vi chi phối lợi nhuận thông qua các hoạt động kinh tế đã từng
được thực hiện trong quá khứ?
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 4: Đánh giá chất lượng công bố thông tin

Việc công bố thông tin phải Việc công bố thông tin phải
giúp phân biệt giữa hoạt giúp phân biệt
động kinh doanh giữa lợi nhuận từ
và hoạt động hoạt động chính và
tài chính hoạt động không
4 nhóm công bố thường xuyên
thông tin quan trọng

Việc công bố thông tin Việc công bố phải


phải giải thích được qua cho thấy nguồn gốc chính
chính sách kế toán áp dụng mang đến khả năng sinh lợi
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 4: Đánh giá chất lượng công bố thông tin

Có giải thích đầy đủ chiến lược kinh doanh, kết quả kinh doanh

Có giải thích đầy đủ các chính sách kế toán và giả định được sử dụng

Có giải thích đầy đủ về kết quả kinh doanh, kết quả tài chính hiện tại

Một số câu hỏi đánh giá


Có trình bày những hạn chế của các nguyên tắc kế toán, chuẩn mực,
quy ước trong đo lường sự thành công chủ yếu.

Nếu có nhiều bộ phận kinh doanh, chất lượng của thông tin bộ phận
công bố như thế nào?

Công ty quản lý thông tin không tốt như thế nào?


Có giải thích thích hợp về kết quả hoạt động không tốt không?
Công ty quản lý mối quan hệ với nhà đầu tư như thế nào?
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 5: Nhận diện các dấu hiệu bất thường (Red flags)
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 5: Nhận diện các dấu hiệu bất thường (Red flags)
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 5: Nhận diện các dấu hiệu bất thường (Red flags)
Cách thức nhận diện các dấu hiệu “DOANH THU BẤT THƯỜNG”

Lập bảng phân tích doanh thu theo từng tháng, từng đơn vị trực thuộc và
xem xét các trường hợp tăng giảm bất thường.

Cách thức nhận diện So sánh doanh thu của kỳ này với các kỳ trước có tăng giảm
bất thường nhưng không giải thích được nguyên nhân
doanh thu bất thường

So sánh tỷ lệ lãi gộp của những mặt hàng, loại hình dịch
vụ với năm trước có tăng giảm bất thường nhưng không
giải thích được nguyên nhân
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 5: Nhận diện các dấu hiệu bất thường


Nhận diện các dấu hiệu “DOANH THU BẤT THƯỜNG”
Bán hàng số lượng rất lớn với thoả Thoả thuận trong đó cho phép người
thuận khách hàng sẽ nhận được mua hàng được quyền huỷ hợp đồng
chiết khấu lớn, mở điều khoản mua hàng, trả lại hàng hay nhận các
thanh toán như bán trả góp, bán khoản giảm giá trong tương lai. Dù
chậm trả.v.v. để bán được trong kỳ doanh thu đã được ghi nhận nhưng các
này, có thể không bán trong những điểu khoản này không được khai báo
kỳ tiếp theo.

Tạo ra chứng từ giả, cố ý ghi sai Ghi nhận doanh thu khi hàng hoá chưa
hoá đơn, tạo sai chứng từ chuyển chuyển giao quyền sở hữu hay hàng
hàng, tạo khách hàng ảo vào cuối hoá mới chỉ chuyển đến đơn vị phân
niên độ kế toán phối, khách hàng chưa sẵn sàng chấp
nhận mua hàng.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 5: Nhận diện các dấu hiệu bất thường

Nhận diện các dấu hiệu “DOANH THU BẤT THƯỜNG”

Một số nghiệp vụ bán hàng, dịch vụ đòi hỏi Hai công ty có liên quan sẽ
khách hàng thanh toán trước. Doanh nghiệp trao đổi các dịch vụ hay hàng
cố tình ghi nhận trước toàn bộ doanh thu khi hoá chỉ nhằm mục đích khai
chưa thực hiện hoặc ghi nhận tỷ lệ thực hiện tăng doanh thu, không tạo ra
hợp đồng không đúng lợi ích kinh tế

Một số nghiệp vụ bán hàng phải ghi nhận các Ghi nhận doanh thu phát sinh
khoản giảm trừ doanh thu (giảm giá hàng sau ngày kết thúc niên độ kế
bán/ hàng bán bị trả lại) nhưng không được toán
ghi nhận nhằm tăng doanh thu.
CHƯƠNG 3: BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ PHÂN TÍCH KẾ TOÁN
CHAPTER 3: FINANCIAL REPORTING AND ANALYSIS

Bước 5: Nhận diện các dấu hiệu bất thường

Nhận diện các dấu hiệu “ THUẾ, CHI PHÍ THUẾ BẤT THƯỜNG”
Chênh lệch này sẽ duy trì qua nhiều năm nếu không có bất kỳ sự thay đổi quan
trọng nào trong chính sách thuế hoặc chính sách kế toán đang áp dụng tại đơn vị.
Cách thức nhận biết:

Thuế thu nhập doanh nghiệp đã nộp / Lợi nhuận trước thuế

Thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại / Tổng tài sản
Bước 6: Điều chỉnh lại các sai lệch

-Nếu thấy số liệu được báo cáo gây hiểu nhầm,


các nhà phân tích nên cố gắng điều chỉnh nhằm
giảm sai lệch có thể được
-Nếu không chắc chắn về chất lượng của kế
toán dồn tích, có thể dùng báo cáo lưu chuyển
tiền tệ.
-Bản thuyết minh báo cáo tài chính cũng cung
cấp thông tin hữu ích trong việc khôi phục các
con số kế toán được báo cáo
Những vần đề này trình bày cụ thể trong chương sau
Tổng kết
 Phân tích chất lượng kế toán rất quan trọng.
 Mục đích: đánh giá mức độ phản ánh thực tế quá
trình kinh doanh cơ bản qua thông tin kế toán của
doanh nghiệp.
 Giúp cải thiện độ tin cậy của thông tin và các kết
luận cho bước tiếp theo là phân tích tài chính.
 Có 6 bước chính trong phân tích chất lượng kế
toán, kết thúc bằng việc khôi phục các con số kế
toán để loại bỏ các sai lệch phát sinh từ các quy
định kế toán và quyết định quản lý.

You might also like