You are on page 1of 47

CHƯƠNG 2

NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ


NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ

I. Bản chất của nguồn vốn đầu tư

II. Nguồn huy động vốn đầu tư

III. Điều kiện để huy động có hiệu quả


các nguồn vốn đầu tư
I. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
• Đó là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể
huy động được để đưa vào quá trình TSX xã hội.
• Tiết kiệm là nguyên nhân trực tiếp gia tăng vốn. Lao
động tạo ra sản phẩm để tích luỹ cho quá trình tiết kiệm.
Nhưng dù có tạo ra bao nhiêu chăng nữa,nhưng không có
tiết kiệm thì vốn không bao giờ tăng lên
(Adam Smith)
I. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
• Kinh tế học cổ điển
Để đảm bảo quá trình TSX mở rộng không ngừng (nền kinh tế
đóng) với 2 khu vực (khu vực 1 sản xuất TLSX, khu vực 2 sản
xuất TLTD):
(c+v+m)I > cI +cII
(v+m)I + (v+m)II > (c+v+m)II
Trong đó:
- (c+v+m): cơ cấu tổng giá trị của từng khu vực
- c: phần tiêu hao vật chất
- (v+m): phần giá trị mới sáng tạo
 Cần thực hành tiết kiệm trong cả sản xuất và tiêu dùng
(Karl Marx)
I. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
• Kinh tế hiện đại:
Thu nhập= Tiêu dùng + Đầu tư Đầu tư= Thu nhâp- Tiêu dùng
Tiết kiệm= Thu nhập – Tiêu dùng
Như vậy:
Đầu tư = Tiết kiệm hay I = S

- Điều kiện cân bằng trên chỉ đạt được trong nền kinh tế đóng.
- Tiết kiệm và đầu tư không nhất thiết phải tiến hành bởi cùng 1
cá nhân/DN
- Có sự tham gia của thị trường vốn
.
I. Bản chất của nguồn vốn đầu tư
• Nền kinh tế mở:
– GDP = C + I + X - M
– GDP= C + S
 C + S= C + I + X - M
I= S + M - X
I - S > 0 thì M – X > 0
I > S thì M > X

Huy động vốn từ nước ngoài hoặc vay nợ nước ngoài có thể trở
thành 1 trong những nguồn vốn đầu tư quan trọng của nền kinh tế.
Nếu I < S: vốn được chuyển ra nước ngoài để thực hiện đầu tư
I. Bản chất của nguồn vốn đầu tư

Như vậy: Vốn đầu tư là tiền tích luỹ của XH, của các
cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ, là tiền tiết kiệm
của dân cư và vốn huy động từ nước ngoài được
đưa vào sử dụng trong quá trình TSX xã hội nhằm
duy trì tiềm lực sẵn có và tạo ra tiềm lực mới cho nền
sản xuất XH.
II. Nguồn huy động vốn đầu tư
Nguồn huy động
Vốn đầu tư

1. Nguồn huy động 2. Nguồn vốn đầu tư


của quốc gia của doanh nghiệp
1.1.Nguồn vốn huy
động từ trong nước
1.2.Nguồn vốn nước
ngoài
1.1. Nguồn vốn trong nước :
Đó là phần tiết kiệm hay tích luỹ mà nền kinh tế có thể
huy động được để đưa vào quá trình TSX xã hội:

Gồm 3 nguồn chính:

*Thứ nhất: Nguồn vốn nhà nước (tiết kiệm của chính
phủ) gồm:
- Vốn Ngân sách nhà nước

- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

- Vốn đầu tư phát triển của các DNNN


- Vốn Ngân sách nhà nước
(Nghị định 163/2016 quy định chi tiết thi hành một số điều của
luật Ngân sách nhà nước)
Trong đó thu ngân sách bao gồm:
+ Thuế
+ Lệ phí
+ Phí từ hoạt động dịch vụ của cơ quan nhà nước
+ Các khoản phải nộp từ hoạt động kinh tế của NN
+ Huy động đóng góp từ các cơ quan, tổ chức…
+ Thu từ bán tài sản nhà nước
- Vốn Ngân sách nhà nước
Trong đó thu ngân sách bao gồm:
+ Tiền sử dụng đất, cho thuê đất….
+ Thu từ tài sản của NN, thu cấp quyền khai thác khoáng
sản, tài nguyên
+ Thu từ xử phạt hành chính
+ Đóng góp tự nguyện của các cá nhân, tổ chức
+ Viện trợ không hoàn lại
+ Thu từ quỹ dự trữ tài chính
+ Các khoản thu khác
- Vốn Ngân sách nhà nước
Chi Ngân sách bao gồm:

+ Chi đầu tư phát triển

+ Chi dự trữ quốc gia

+ Chi thường xuyên

+ Chi trả lãi vay do CP, chính quyền địa phương vay

+ Chi viện trợ của NS trung ương cho nước ngoài


- Vốn Ngân sách nhà nước
Chi Ngân sách bao gồm:

+ Chi cho vay

+ Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

+ Chi chuyển nguồn từ NS năm trước sang NS năm sau

+ Chi bổ sung cân đối ngân sách, bổ sung có mục tiêu


của ngân sách cấp trên cho cấp dưới
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước
(Nghị định 32/2017 về tín dụng đầu tư của nhà nước)
Ưu tiên sử dụng cho các dự án:
+ Kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội
+ Nông nghiệp nông thôn
+ Công nghiệp
+ Dự án đầu tư thực hiện tại các địa bàn có điều kiện
kinh tế xã hội khó khăn, đặc biệt khó khăn
+ Dự án đầu tư ra nước ngoài, các dư án cho vay theo
hiệp định của CP.
- Vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước

Cho vay tối đa 70% tổng vốn đầu tư của dự án


(không bao gồm vốn lưu động)
Thời gian không quá 12 năm (nhóm A: 15 năm)
Thực hiện qua kênh Ngân hàng phát triển
- Vốn đầu tư phát triển của DN nhà nước

DNNN là DN do nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ

+ Bao gồm 16 lĩnh vực đặc biệt như: an ninh quốc


phòng, sản xuất và cung ứng hóa chất độc hại, chất
nổ, truyền tài điện, xổ số, in, đúc tiền….

+ Vốn đầu tư PT của DNNN là vốn của DN đầu tư,


hoạt động kinh doanh nhằm mục đích sinh lợi
1.1. Nguồn vốn trong nước :
* Thứ hai, nguồn vốn tiết kiệm của các DN (Vốn
tích luỹ của DN)

+ Vốn tích luỹ từ trước (vốn sở hữu)

+ Phần lợi nhuận để lại của các DN

+ Quỹ khấu hao

* Thứ ba, tiết kiệm của dân (tích luỹ của khu vực
gia đình)
1.1. Nguồn vốn trong nước

Câu hỏi: Làm thế nào để có thể huy động có


hiệu quả các nguồn vốn này?
1.1. Nguồn vốn trong nước :
 Đối với NSNN chính phủ có thể:
1. Tăng thu NSNN
+ Tăng thuế hợp lý: thông qua cải cách cấu trúc thuế và tang
tỷ lệ thuế, muốn vậy phải đánh giá được:
. Mức thu nhập / đầu người
. Mức thu nhập chênh lệch của các tầng lớp trong xã hội
. Tầm quan trọng của các khu vực khác nhau trong nền sản
xuất xã hội.
. Vai trò quản lý và hiệu lực cơ chế hành chính, luật pháp của
nhà nước.
+ Tận thu thuế, phí, lệ phí: Thu đúng, thu đủ.
1.1. Nguồn vốn trong nước :
2. Phân phối hợp lý giữa tích luỹ và tiêu dùng
3. Tiết kiệm chi ngân sách
-Tiết kiệm chi thường xuyên
-Tiết kiệm và chi hợp lý các khoản chi hành chính
-Chống thất thoát trong ĐTXDCB…
1.1. Nguồn vốn trong nước :
 Tiết kiệm của dân (tích luỹ của khu vực gia đình)
Cần phải nằm được các yếu tố ảnh hưởng tiết kiệm của
dân cư (Thu nhập hiện tại và kỳ vọng, lãi suất, cấu trúc
độ tuổi của dân cư, nơi cư trú, tập quán tiêu dùng. . . )
Để xác định đúng :
– Chính sách lãi suất
– Chính sách ổn định tiền tệ
– Chính sách khuyến khích đầu tư…
1.2. Nguồn vốn nước ngoài

Là nguồn huy động (vay) từ nước ngoài, bao gồm:


- Nguồn vốn hỗ trợ phát triển chính thức (ODA- Official
Development Assistance)

- Nguồn vốn vay từ các ngân hàng thương mại

- Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI- Foreign Direct
Investment)
- Đầu tư gián tiếp của khu vực tư nhân (FPI-Foreign Portfolio
Investment)
1.2.1. Nguồn vốn ODA

Nguồn vốn ODA là nguồn vốn phát triển do các tổ chức quốc tế
và các chính phủ nước ngoài cung cấp với mục tiêu trợ giúp các
nước đang phát triển.
Điều kiện cơ bản nhận được ODA:
(1) Tổng sản phẩm quốc nội (GDP) bình quân đầu người thấp.
(2) Mục tiêu sử dụng vốn ODA của nước nhận ODA phải phù
hợp với chính sách và phương hướng ưu tiên xem xét trong mối
quan hệ giữa bên cấp và bên nhận ODA.
1.2.1. Nguồn vốn ODA

ODA bao gồm 2 loại:

- ODA không hoàn lại

- ODA cho vay:

+ ODA cho vay ưu đãi: là các khoản cho vay có yếu tố


không hoàn lại ít nhất 25% giá trị khoản vay

+ ODA cho vay hỗn hợp: gồm 1 phần cho vay ưu đãi
không hoàn lại và 1 phần vay tín dụng thương mại theo các điều
kiện của tổ chức hợp tác kinh tế và phát triển ( OECD)
1.2.1 Nguồn vốn ODA

- Giai đoạn trước 2010: lãi suất vay ODA = 0,7 0,8%

Thời hạn vay bình quân khoảng từ 30- 40 năm


- Giai đoạn 2011- 2015: lãi suất vay ODA = 23 %

Thời gian vay bình quân khoảng 10- 25 năm

- Từ tháng 7/2017: 23,5%


1.2.1 Nguồn vốn ODA

ODA cho vay được sử dụng cho các công trình, dự án


xây dựng hoặc cải tạo hạ tầng kinh tế XH có khả
năng hoàn vốn chậm.

(Vì sao???)
1.2.1 Nguồn vốn ODA

ODA đem lại lợi ích cho cả 2 bên:


- Đối với bên cho vay
+ Nâng cao vị thế
+ Đầu tư cho các nước đang phát triển nâng cấp hạ
tầng, tạo thị trường rộng lớn  tiến hành đầu tư trực
tiếp
+ Gia tăng lợi nhuận cho các doanh nghiệp trong nước
nhờ các ràng buộc của khoản cho vay
1.2.1 Nguồn vốn ODA

ODA đem lại lợi ích cho cả 2 bên:


- Đối với bên tiếp nhận:
+ Có được nguồn vốn mang tính ưu đãi cao

+ Khối lượng vốn lớn nên có tác dụng nhanh và mạnh


đối với việc giải quyết dứt điểm nhu cầu phát triển
KT-XH của nước nhận đầu tư.
1.2.1 Nguồn vốn ODA

Hạn chế:
• Vốn ODA thường được dành cho những nước kém
phát triển, sẽ giảm đi/chấm dứt khi nước đó trở thành
nước công nghiệp (bị giới hạn trong một thời kỳ nhất
định).
• Tiếp nhận nguồn vốn này thường đi kèm với các điều
kiện và ràng buộc
1.2.1 Nguồn vốn ODA

Hạn chế:
• Các điều kiện và ràng buộc:
- Dỡ bỏ dần hàng rào thuế quan cho nước cho vay
- Mua thiết bị, thuê nhân sự, dịch vụ của nước cho vay với chi
phí cao
- Nhà thầu thực hiện phải của nước cho vay hoặc liên danh mà
nước cho vay nắm giữ nhiều hơn 50% cổ phần (Nhật Bản, Hàn
Quốc)
- Cho phép lao động sang thực hiện dự án (Trung Quốc)
1.2.2 Nguồn vốn từ các ngân hàng thương mại

• Ưu điểm :

Không chịu sự ràng buộc về chính trị


• Nhược điểm:

– Thủ tục vay vốn thường tương đối khắt khe

– Thời gian trả nợ nghiêm ngặt, mức lãi suất cao


1.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

 Đặc trưng: (khác với ODA)


– Ít bị lệ thuộc vào mối quan hệ chính trị giữa nước
đầu tư và nước nhận đầu tư.
– Hiệu quả đầu tư cao.
– Nước nhận đầu tư không phải lo trả nợ mà được
chia sẻ lợi ích theo mức đóng góp.
– Giảm rủi ro tài chính cho các doanh nghiệp trong
nước
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

 Lợi thế:
• Bù đắp sự thiếu hụt về vốn, ngoại tệ

• Nước nhận đầu tư tiếp nhận được công nghệ, kỹ thuật


hiện đại, trình độ quản lý tiên tiến của nước ngoài
• Nước nhận đầu tư có thể tiếp cận với thị trường thế
giới
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

 Lợi thế:

. Tác động đến tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh


tế.
• Nâng cao trình độ kỹ thuật , năng suất lao động...

• Được duy trì sử dụng lâu dài, từ khi một nền kinh tế
còn ở mức phát triển thấp cho đến khi đạt được trình
độ phát triển.
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

 Hạn chế:
Sự trả giá cho việc thu hút FDI:

- Chính trị
- Xã hội

- Môi trường

- Kinh tế
1.2.3. Nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI

“DN FDI đóng góp được khoảng 20% GDP của Việt Nam, 1/4 số thu từ
thuế, tạo ra hàng triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp. Các DN FDI
cũng đóng góp khoảng 70% kim ngạch xuất khẩu của quốc gia, trong
đó hơn nửa là từ các mặt hàng điện tử và khoảng gần 1/4 của riêng một
DN (Samsung Việt Nam). Mặc dù các DN FDI đóng góp nhiều cho tốc
độ tăng trưởng xuất khẩu cao của Việt Nam, nhưng họ cũng là các DN
nhập khẩu lớn. Theo ước tính bình quân, cứ mỗi 1 USD xuất khẩu của
các DN FDI ở Việt Nam, thì có khoảng 0,40 USD được dùng để mua
vật tư đầu vào từ nước ngoài”

Nhận xét gì về nguồn vốn FDI tại VN năm


2019?
CHUYỂN GIÁ TẠI CÁC DN FDI

- Giá chuyển giao (transfer price): giá của hàng hóa


dịch vụ được chuyển giao giữa các đơn vị thành viên
trong cùng hệ thống

- Chuyển giá (transfer pricing): giá chuyển giao được


tính ở mức rất cao/rất thấp do bên mua và bên bán
thuộc cùng một hệ thống nên 1 bên có thể chịu thiệt
để bên kia được lợi
CHUYỂN GIÁ TẠI CÁC DN FDI

Tác hại của chuyển giá đối với đóng góp của FDI đối với
nền kinh tế
- Đóng góp về vốn của khối FDI giảm
- Thu NSNN từ khối FDI giảm
- Bất bình đẳng về nộp NSNN giữa DN FDI và DN VN
- Tăng nhập siêu
- Chính sách nôi địa kém tác dụng (mua trong cùng hệ
thống để chuyển giá nên không mua của DN nội địa)
1.2.4 Đầu tư gián tiếp của khu vực tư nhân
FPI

Đầu tư gián tiếp nước ngoài (Foreign Portfolio Investment)


là hình thức nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, cổ
phiếu, trái phiếu và giấy tờ có giá khác tại một quốc gia
theo quy định pháp luật về chứng khoán và các pháp luật
khác có liên quan.
1.2.4 Đầu tư gián tiếp của khu vực tư nhân

• Lợi thế của hình thức này:

- Đối với nhà đầu tư nước ngoài: cho phép tăng lợi
nhuận nhờ đa dạng hóa danh mục đầu tư.

- Đối với nước nhận đầu tư: là nguồn tiềm năng để tăng

vốn cho các DN nội địa.


1.2.4 Đầu tư gián tiếp của khu vực tư nhân

• Hạn chế:
Đối với nhà đầu tư nước ngoài
- Lợi nhuận của nhà đầu tư nước ngoài phụ thuộc nhiều vào
hoạt động của TT chứng khoán và sự ổn định tiền tệ của
nước sở tại.
- Phạm vi đầu tư có giới hạn
- Số lượng cổ phần của chủ đầu tư nước ngoài bị khống chế ở
mức độ nhất định
1.2.4 Đầu tư gián tiếp của khu vực tư nhân

• Hạn chế
Đối với nước nhận đầu tư
• Hạn chế khả năng tiếp thu công nghệ hiện đại và kinh
nghiệm quản lí tiên tiến
• Có thể bị lệ thuộc vào vốn của chủ đầu tư nước ngoài khi
họ thay đổi đột ngột trong hành động đầu tư làm ảnh
hưởng xấu đến thị trường vốn trong nước
Câu hỏi nghiên cứu: Khi vốn ODA đã sụt giảm, vốn
FDI đòi hỏi những yêu cầu ngày càng cao của nước
đầu tư, nguồn vốn nào cho Việt Nam để tăng cường
ngoại tệ cho phát triển kinh tế?
III .Điều kiện để huy động có hiệu quả các nguồn
vốn đầu tư
1. Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh và bền
vững cho nền kinh tế

2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

3. Xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn có


hiệu quả
1. Tạo lập và duy trì năng lực tăng trưởng nhanh
và bền vững cho nền kinh tế
• Tăng cường phát triển sản xuất kinh doanh, thực hành
tiết kiệm trong sản xuất, tiêu dùng.
• Sử dụng có hiệu quả VĐT

• Tạo môi trường bình đẳng cho tất cả các nguồn vốn
2. Đảm bảo ổn định môi trường kinh tế vĩ mô

• Ổn định giá trị tiền tệ: kiềm chế lạm phát và khắc phục
hậu quả của tình trạng lam phát nếu xảy ra.
• Xác định mức lãi suất, tỷ giá hối đoái phù hợp.
• Nâng cao chất lượng quy hoạch
• Chính sách huy động và sử dụng các nguồn vốn hiệu quả
• Nâng cao năng lực và hiệu quả quản lý đầu tư.
• .
3. Xây dựng chính sách huy động các nguồn vốn
có hiệu quả

• Các chính sách và giải pháp huy động vốn đầu tư phải
gắn với chiến lược phát triển KT-XH
• Phải đảm bảo mối tương quan hợp lý giữa nguồn vốn
trong nước và nước ngoài.
• Cần đa dạng hóa và hiện đại hoá các hình thức và
phương tịên huy động vốn.
• Các chính sách huy động phải tiến hành đồng bộ với các
nguồn vốn và biện pháp thực hiện

You might also like