You are on page 1of 85

Bệnh lý đường thở lớn - Large

airway disease

Dr. Trần Thị Thu


Dr. Lê Vũ Duy
https://radiologyassistant.nl/
chest/airways/large-airway-
disease
Giới thiệu
• Đường thở trung tâm bao gồm khí quản và
phế quản gốc.
• Khí quản có chiều dài 10-15cm, bao gồm phần
ngoài lồng ngực và trong lồng ngực, có từ 15-
20 vòng sụn hình móng ngựa. Thành sau chỉ
có lớp màng và không chứa sụn.
• Lớp lót bao gồm tế bào biểu mô lông chuyển,
tế bào đài, tế bào tuyến, tế bào thần kinh nội
tiết,…
Chẩn
đoán
phân
biệt
Tổn thương dạng nốt
• Tổn thương dạng nốt nhỏ lồi vào lòng đường thở, làm
mất đi sự trơn nhẵn của lòng đường dẫn khí.
• Một số tổn thương dạng nốt:
- SCC: thường có kiểu hình phá hủy và xâm lấn các cấu
trúc xung quanh.
- Carcinoid thường là tổn thương ranh giới rõ trong lòng
phế quản, hiếm gặp ở khí quản.
- Mỡ đại thể thường thấy ở hamartoma hoặc lipoma.
- Chất nhầy thường có tỷ trọng thấp và chỉ thấy trên cửa
sổ phổi.
Dày thành lan tỏa
• Tại vị trí tổn thương có sự mất đi sự trơn nhẵn
và đường bờ mỏng của khí quản và phế quản.
Chỉ một số bệnh mới có hình ảnh đặc trưng.
- Viêm đa sụn tái diễn: có kiểu hình tổn thương
dạng móng ngựa đặc trưng.
- Nhiễm amyloid: dày không đều kèm vôi hóa.
- Sau xạ trị: tổn thương giới hạn tại vùng xạ.
1. Tổn thương sau điều trị
Sau đặt ống nội khí quản hoặc mở khí quản

• Thường gây hẹp khu trú do phản ứng xơ hóa.


• Điển hình là hẹp dưới thanh môn có dạng hình đồng
hồ cát trên mặt cắt coronal.
• Hình ảnh nội soi cho thấy hẹp dưới thanh
môn.
Sau xạ trị
• Sau xạ trị khối u gần đường thở trung tâm, có
thể gây ra hẹp, rò, hoại tử và đôi khi gây chảy
máu ồ ạt.
• Thâm nhiễm mỡ trung thất và dày thành thực
quản có thể gặp ở giai đoạn cấp tính.
• Hình ảnh dày thành khí quản mức carina sau
xạ trị.
2. Dị vật
Dị vật bên ngoài do hít phải
• Thường ở trẻ em hơn là người lớn.
• Đậm độ cản quang của dị vật phụ thuộc vào
bản chất của nó.
• Các dấu hiệu gián tiếp như căng giãn phổi 1
bên, xẹp phổi do cơ chế van 1 chiều và tắc
nghẽn.
• Hình ảnh dị vật nha khoa ở thùy dưới phổi
phải.
Sỏi phế quản - Bronchiolith
• Vôi hóa trong lòng phế quản có thể do lắng
đọng vôi ở các dị vật, hoặc cốt hóa sụn, vôi
hóa hạch.
Chất nhày - Mucus
• Lượng lớn chất nhầy có thể gây ra xẹp phổi, tắc
nghẽn, đặc biệt là ở bệnh nhân ICU.
• Thông thường chất nhầy không đủ đậm độ để
nhìn thấy trên cửa sổ trung thất.
• Khi nghi ngờ có bệnh lý đường thở khu trú, cần
theo dõi bằng hình ảnh hoặc nội soi phế quản.
• Chất nhầy có sự thay đổi đậm độ và vị trí theo
thời gian còn những tổn thương đặc thì không.
3. Chèn ép từ bên ngoài
Bướu giáp - Enlarged goiter
• Nguyên nhân phổ biến nhất gây đẩy lệch khí
quản là tuyến giáp phì đại.
• Các nguyên nhân bắt nguồn từ trung thất
khác:
- Phình động mạch chủ ngực
- Cung động mạch chủ đôi
- Hạch to hoặc khối.
Hạch to
• Hình ảnh bệnh nhân với nhiều hạch to gây
chèn ép phế quản gốc phải.
Cung động mạch chủ đôi -
Double aortic arch
• Hình ảnh bệnh nhân với cung động mạch chủ
đôi gây chèn ép khí quản.
Viêm xơ trung thất - Fibrosing mediastinitis

• Viêm xơ trung thất là một nguyên nhân gây


chèn ép và đè đẩy khí quản phức tạp, chẩn
đoán khó khăn.
• Trên CT có nhiều đặc điểm chồng lấp với bệnh
lý ác tính.
• Các xét nghiệm âm tính và theo dõi theo thời
gian giúp đưa ra chẩn đoán cuối cùng.
• Hình ảnh viêm xơ trung thất bên phải ở bệnh
nhân nam 51 tuổi cho thấy tăng đậm độ mô
mềm bao quanh phế quản gốc phải (mũi tên).
• Cùng bệnh nhân trên: các dấu hiệu chèn ép
mạch máu và đường thở thứ phát với giảm
thể tích phổi khu trú và dày mô kẽ do phù.
4.Các khối u lành tính
U mô thừa – Hamartoma
• Tổn thương lành tính có nguồn gốc trung mô
bao gồm các tế bào sụn, mỡ và mô sợi.
• Là khối u lành tính hay gặp nhất, thường ở
nhu mô phổi ngoại vi, ít gặp ở đường thở.
• Hình ảnh u mô thừa ở phế quản thùy giữa
phổi phải được phát hiện tình cờ ở bệnh nhân
nam 73 tuổi.
• Đặc điểm trên CT của hamartoma phụ thuộc vị
trí của nó:
- Tổn thương giảm tỷ trọng
- Tỷ trọng mỡ
- Vôi hóa dạng bỏng ngô.
• Hình ảnh u mô thừa với tỷ trọng mỡ gây tắc
nghẽn phế quản thùy dưới phổi trái ở bệnh
nhân nữ 58 tuổi.
Lipoma
• Bắt nguồn từ mô mỡ dưới niêm mạc của cây
khí phế quản. Điển hình là tổn thương trong
lòng đường dẫn khí, không có đậm mô mềm
bao quanh, thường có cuống nhưng khó quan
sát được trên CT.
Leiomyoma
• Nguồn gốc các tế bào cơ trơn khí quản. Điển
hình là khối u trong lòng khí quản, liên quan
thành sau, có thể có thoái hóa dạng nang do là
tổn thương nghèo mạch.
U nhú - Papilloma
• U nhú tế bào vảy là một biến thể trong bệnh lý u
nhú khí phế quản, có liên quan với nhiễm HPV. Tổn
thương ở thanh quản phổ biến hơn ở khí phế quản.
• Khi tổn thương ở đường thở trung tâm, chúng biểu
hiện là những nốt lồi vào trong lòng, không xâm lấn,
và không có vôi hóa.
• Tổn thương ít khi gặp ở nhu mô phổi, thường ở
phân thùy đỉnh thùy dưới với các nốt dạng nang. 1
số có nguy cơ biến đổi ác tính thành squamous cell
carcinoma.
• Hình ảnh 2 tổn thương u nhú khí quản ở bệnh
nhân nam 54 tuổi.
• Trên cửa sổ phổi cho thấy nhiều tổn thương
dạng nang cả hai phổi.
Tổn thương hỗn hợp - Miscellaneous
• Bất cứ thành phần nào của đường dẫn khí đều
có thể biến đổi bệnh lý.
• Ví dụ trường hợp bao gồm có tổn thương
schwanoma và u nguyên bào sợi cơ viêm
(inflammatory myofibroblastic tumor).
5. Các khối u ác tính
Ung thư biểu mô tế bào vẩy - Squamous
cell carcinoma
• Là khối u ác tính nguyên phát phổ biến nhất ở
khí quản. Thường xảy ra ở bệnh nhân lớn tuổi,
có tiền sử hút thuốc.
• Điển hình là khối có ranh giới không rõ, xâm
lấn qua thành khí quản ra mô xung quanh.
• Hình ảnh của bệnh nhân nam, 66 tuổi cho thấy
tổn thương khu trú, ranh giới không rõ, xâm
lấn qua thành khí quản và mô xung quanh.
• GPB: SCC.
Carcinoma thể nang dạng tuyến - Adenoid
cystic carcinoma - ACC
• Là tổn thương ác tính nguyên phát hay gặp thứ
2 ở đường dẫn khí trung tâm. Không liên quan
với hút thuốc và bệnh nhân có xu hướng trẻ
tuổi hơn (tuổi trung niên).
• Đặc điểm hình ảnh:
- Khối khu trú
- Thâm nhiễm lan tỏa trên một đoạn dài do tổn
thương lớp dưới niêm mạc.
- Thường di căn phổi và gan.
• Hình ảnh khối khu trú gây hẹp nặng lòng
đường dẫn khí ở bệnh nhân nữ 48 tuổi.
• Hình ảnh của bệnh nhân nữ 51 tuổi, với khối có
ranh giới không đều, dày thành do thâm nhiễm
lan tỏa, và xâm lấn ra trung thất.
• GPB: ACC.
• Hình ảnh nội soi cho thấy hẹp lòng khí quản
do ACC.
Ung thư biểu mô nhày bì -
Mucoepidermoid carcinoma (MEC)
• Phát sinh từ các tế bào tuyến ở lớp dưới niêm
mạc, ở độ tuổi trẻ hơn ACC, không liên quan
với hút thuốc. Tổn thương ưu thế ở đường
dẫn khí xa, thường thấy ở phế quản thùy,
phân thùy, hiếm khi ở khí quản.
• Đặc điểm CT không đặc hiệu: khối đậm độ mô
mềm, ngấm thuốc không đồng nhất, có thể có
vôi hóa bên trong, các đặc điểm tắc nghẽn sau
tổn thương.
Carcinoid
• Là khối u thần kinh nội tiết (NEC) bậc thấp có
nguồn gốc từ các tế bào thần kinh nội tiết của
đường dẫn khí.
• Mô học gồm loại điển hình và không điển hình
phụ thuộc vào tốc độ phân bào và hoại tử.
• Phần lớn carcinoid điển hình và là khối u có tính
chất xâm lấn.
• Gặp ở cả bệnh nhân trẻ tuổi và lớn tuổi, không
liên quan với hút thuốc.
• Hình ảnh khối có ranh giới rõ lồi vào lòng phế
quản gốc trái ở bệnh nhân nam 39 tuổi.
• Trên hình ảnh 68Ga-Dotatate PET-CT cho thấy
khối u có nguồn gốc tế bào thần kinh nội tiết.
• Carcinoid thường gặp ở đường dẫn khí trung
tâm hơn là đường dẫn khí ngoại vi.
• Trên CT: khối có ranh giới rõ, ngấm thuốc do
bản chất giàu mạch. Có thể có vôi hóa.
• Hình ảnh nội soi của cùng bệnh nhân trên cho
thấy khối ranh giới rõ, nhiều mạch máu.
Di căn
• Di căn đến đường thở thường theo đường
máu hoặc bạch huyết. Khối u nguyên phát có
thể là carcinoma tuyến vú, carcinoma đại trực
tràng và RCC.
• Đặc điểm hình ảnh không đặc hiệu, có thể là
một hoặc nhiều nốt lồi vào lòng đường dẫn
khí.
• Nhiều tổn thương lớn ở ngoại vi có thể gây ra
tắc nghẽn.
• Hình ảnh tăng hấp thu FDG của nốt nhỏ trong
lòng khí quản trên PET-CT ở bệnh nhân nữ 52
tuổi ung thư đại trực tràng.
• GPB: di căn ung thư đại trực tràng
6. Nhiễm trùng
Lao
• Lao có thể gây ra tổn thương đường dẫn khí
trung tâm nhưng viêm khí phế quản đơn
thuần là rất hiếm.
• CT: dày thành đường thở không đều khu trú
hoặc lan tỏa.
• Ở giai đoạn muộn có thể dẫn đến hẹp đường
thở khu trú do tái cấu trúc đường thở và phản
ứng xơ hóa.
• Hình ảnh hẹp lòng khu trú của khí quản và phế quản
gốc phải ở bệnh nhân nữ 63 tuổi được chẩn đoán
nhiễm lao. Sinh thiết cho thấy tổn thương gồm
nhiều mô xơ sợi.
Nấm
• Aspergillus, Candida or Histoplasmosis có thể
gây ra viêm khí phế quản, đặc biệt ở bệnh
nhân suy giảm miễn dịch.
• Hình ảnh CT không đặc hiệu với dày thành khu
trú hoặc lan tỏa, sẹo và chít hẹp đường thở ở
giai đoạn sau.
• Hình ảnh PET-CT của bệnh nhân nam 72 tuổi
có tiền sử mở khí quản phẫu thuật tuyến giáp
cho thấy dày thành lan tỏa quanh chu vi của
khí quản và phế quản gốc.
7. Viêm
Viêm đa sụn tái diễn - Relapsing
polychondritis
• Là bệnh lý tự miễn dịch ảnh hưởng đến sụn
của đường thở trung tâm, với các đợt viêm tái
diễn và có thể dẫn đến phá hủy sụn và xơ hóa
• Sụn ở các cơ quan khác cũng có thể bị ảnh
hưởng, thường gặp là tai và mũi trên lâm sàng
(ví dụ biến dạng mũi hình yên ngựa). Bệnh lý
van tim và phình động mạch chủ cũng có thể
xảy ra.
• CT: dày thành đường thở trung tâm với đậm
độ mô mềm.
• Ngoài giai đoạn cấp tính, có thể thấy vôi hóa,
chít hẹp và xẹp đường thở ở thì thở ra
(nhuyễn khí quản) do sụn bị phá hủy.
• Hình ảnh của bệnh nhân nữ 55 tuổi với viêm
đường thở trung tâm với dày thành đường thở
có hình móng ngựa đặc trưng (đầu mũi tên).
Thành sau khí quản không dày (mũi tên vàng).
Bệnh u hạt với viêm đa mạch
(Granulomatosis with polyangiitis - GPA)

• Còn được gọi là bệnh u hạt Wegener, đặc


trưng là viêm đa mạch hoại tử các mạch máu
trung bình và nhỏ ở các xoang cạnh mũi, phổi
và thận.
• Lâm sàng thường tăng cao nồng độ c-ANCA.
• GPA có thể biểu hiện dày không đều quanh
chu vi của đường thở trung tâm, giai đoạn
muộn có thể dẫn đến chít hẹp.
• Tổn thương thường ở khí quản ngay dưới
thanh môn nhưng cũng có thể gặp phế quản
gốc và phế quản thùy.
• Ở phổi thường có tổn thương đông đặc tạo
hang và kính mờ phản ứng viêm mạch gây
hoại tử và chảy máu phế nang.
• Hình ảnh của bệnh nhân nam 43 tuổi với dày quanh
chu vi khí quản ở mức carina. Xẹp phổi trái do tổn
thương mạn tính gây hẹp phế quản gốc trái.
Amyloidosis
• Do sự lắng đọng bất thường các protein
amyloid ở lớp dưới niêm mạc.
• Là bệnh lý hiếm gặp, có thể liên quan với
nhiễm amyloid hệ thống.
• Các tổn thương có thể khu trú (amyloidoma),
lan tỏa hoặc thâm nhiễm.
• Không có biện pháp điều trị.
• Hình ảnh của bệnh nhân nữ 61 tuổi, nhiễm
amyloid khí phế quản cho thấy dày thành
không đều kèm vôi hóa gây hẹp phế quản gốc
phải.
• Nội soi cho thấy nhiều tổn thương có màu
vàng nhạt.
Sarcoidosis
• Biểu hiện đặc trưng của sarcoidosis ở ngực là
hạch rốn phổi và trung thất hai bên, kèm theo
tổn thương ở phổi với những nốt nhỏ. Tổn
thương ở đường thở trung tâm là hiếm gặp.
• Biến dạng cấu trúc và tắc nghẽn đường thở do
xơ hóa chèn ép thường ở vùng rốn phổi.
• Do phản ứng tái cấu trúc đường thở có thể
dẫn đến tổn thương dày thành đường thở
theo chu vi.
Bệnh viêm ruột (IBD)
• Cả viêm loét đại tràng và bệnh Crohn đều có
thể tổn thương cả đường dẫn khí.
• Thường ở đường dẫn khí ngoại vi với biểu
hiện giãn phế quản, và các đường thở nhỏ
hơn với viêm tiểu phế quản và bẫy khí.
• Khi tổn thương khí quản và phế quản gốc
thường có biểu hiện dày thành quanh chu vi,
chít hẹp và các đặc điểm sau tắc nghẽn.
Cốt hóa niêm mạc khí phế quản
(Tracheobronchopathia osteochondroplastica- TO)

• Nguyên nhân không rõ


• Đặc trưng bởi các nốt dưới niêm mạc lồi vào lòng khí
phế quản.
• Trên CT biểu hiện là các nốt nhỏ vôi hóa chỉ ở phần
sụn của đường thở trung tâm, do đó không tổn
thương đến thành sau của khí quản.
• Thường được phát hiện tình cờ, có thể gây ra các
triệu chứng hô hấp nhẹ.
• Tiên lượng tốt, với các trường hợp không có triệu
chứng thì không cần điều trị can thiệp.
• Hình ảnh TO của 1 bệnh nhân nữ 67 tuổi,
không có triệu chứng, cho thấy có các nốt nhỏ
dọc theo phần sụn của khí quản.
8. Bẩm sinh
Tracheal bronchus
• Một biến thể phân nhánh đường thở khá phổ
biến, đặc biệt ở mức phân thùy.
• Tracheal bronchus (hay còn gọi là pig
bronchus), nhu mô thùy trên phổi phải được
thông khí bởi 1 nhánh phế quản riêng biệt
được tách ra từ phía trên góc carina.
Cardiac bronchus
• Phần phế quản thừa xuất phát từ phế quản
trung gian, đối diện với lỗ đổ vào của phế
quản thùy trên phải.
• Có thể là một cấu trúc tịt hoặc là đường dẫn
khí cho một phần nhỏ nhu mô phổi.
• Hình ảnh Cardiac bronchus của bệnh nhân nữ
57 tuổi mắc bệnh phổi kẽ.
Tracheobronchomegaly
• Tracheobronchomegaly (khí phế quản phì đại)
còn gọi là hội chứng Mounier-Kuhn) do bất
thường các tế bào cơ trơn và sợi chun của
đường thở trung tâm.
• Thường gặp ở nam giới, trung niên với ho mạn
tính và/ hoặc nhiễm trùng tái diễn.
• Đặc điểm hình ảnh:
- Tăng kích thước của đường thở trung tâm ở thì
hít vào (khí quản >3cm)
- Đường thở chính xẹp xuống trong thì thở ra
- Túi thừa phía sau khí quản
- Giãn phế quản trung tâm.
• Hình ảnh khí phế quản phì đại ở bệnh nhân nữ
59 tuổi với giãn khí quản và phế quản gốc,
kèm nhiều túi thừa phía sau khí quản.
Hội chứng Williams-Campbell
• Đặc trưng bởi giãn phế quản dạng nang bẩm
sinh và nhiễm trùng đường thở tái diễn do
thiếu sụn ở phế quản dưới phân thùy (thế hệ
thứ 4 đến thứ 6).
• CT: giãn phế quản lan tỏa hai phổi, ít gặp ở khí
quản và các nhánh phế quản nhỏ hơn.
• Trái ngược với tracheobronchomegaly (tổn
thương các nhánh thế hệ thứ 1 - thứ 4).
• Hình ảnh giãn phế quản tập trung quanh rốn
phổi, khí quản và các nhánh phế quản ngoại vi
có kích thước bình thường.
• Bệnh nhân này được chẩn đoán mắc hội
chứng Williams-Campbell, với nhiễm trùng tái
diễn trước đó, ho máu và các triệu chứng
đường thở kéo dài.

You might also like