You are on page 1of 35

CHƯƠNG 6.

MÔ HÌNH HỆ
THỐNG QUẢN LÝ DỰ TRỮ
6.1 Bài toán quản lý dự trữ và các khái niệm

6.1.1 Các định nghĩa


1/ Hàng hóa: là đối tượng cần dự trữ cho hoạt động kinh tế - xã hội
nào đó.
2/ Nhu cầu: là khối lượng hàng cần thiết và sẽ được tiêu thụ trong
một khoảng thời gian T (giả thiết rằng T = 1). Nhu cầu thông thường
là một biến ngẫu nhiên có quy luật phân phối xác suất nào đó.
3/ Cung cấp: là khả năng cung cấp hàng hóa cho quá trình dự trữ và
tiêu thụ. Trong các trường hợp cụ thể, cung cấp sẽ theo các cách
thức khác nhau: cung cấp theo đợt tập trung, cường độ lớn; cung
cấp đều đặn trong các khoảng thời gian…
4/ Thời gian đặt hàng: là khoảng thời gian từ khi bắt đầu đặt hàng
đến khi hàng bắt đầu được dự trữ và tiêu thụ. Khoảng thời gian này
cũng có thể là một biến ngẫu nhiên tuân theo quy luật phân phối
xác suất nào đó.
6.1 Bài toán quản lý dự trữ và các khái niệm
6.1.1 Các định nghĩa
5/ Chu kỳ dự trữ - tiêu thụ: là phần thời gian dự trữ và tiêu thụ khối
lượng hàng của một lần đặt mua.
6/ Điểm đặt hàng: là mức hàng còn dự trữ khi bắt đầu đặt hàng cho
chu kỳ sau đó.
7/ Các loại chi phí:
- Chi phí mua hàng: là chi phí trực tiếp cho 1 đơn vị hàng về đến kho
(bao gồm: giá hàng, chi phí vận chuyển, bốc xếp hàng…)
- Chi phí đặt hàng: là chi phí cố định cho một lần đặt hàng (bao
gồm: chi phí giao dịch, chi phí cho các nghiệp vụ khác)
- Chi phí dự trữ (hay chi phí kho): được cấu thành bởi các chi phí
sau đây:
+ Chi phí bảo quản một đơn vị hàng hóa trong một đơn vị thời gian
6.1.1 Các định nghĩa
+ Chi phí kho tính cho một đơn vị hàng
+ Chi phí tồn đọng vốn tính trên giá trị hàng hóa dự trữ (có thể
tính theo tỷ lệ lãi của tiền gửi).
Trong các bài toán cổ điển, chi phí dự trữ thường được tính tỷ lệ
với giá hàng hóa thông qua 1 hệ số gọi là hệ số chi phí dự trữ
(hay hệ số bảo quản).

- Chi phí do không đảm bảo nhu cầu: là thiệt hại khi thiếu một
đơn vị hàng trong một đơn vị thời gian. - Chi phí do dư thừa hàng
(so với nhu cầu thực tế): là chi phí phát sinh do chúng ta dự trữ
quá mức cần thiết (như tổn thất do vốn bị ứ đọng, mất mác do
hàng hỏng…) Trong các bài toán thực tế, chi phí dự trữ có thể hình
thành rất khác nhau
6.1.2 Các lớp mô hình quản lý dự trữ

Có nhiều cách phân lớp mô hình dự trữ.


1/ Theo tính chất dự trữ và tiêu thụ:
- Mô hình tất định là mô hình dự trữ với các yếu tố tất định
(phi ngẫu nhiên)
- Mô hình ngẫu nhiên là mô hình có ít nhất một yếu tố ngẫu
nhiên.
2/ Theo tính chất thường xuyên của quá trình dự trữ: mô hình
dự trữ thường xuyên và mô hình dự trữ theo giai đoạn.
3/ Theo điều kiện của nguồn kinh phí, khả năng dự trữ …,
người ta chia thành mô hình dự trữ có ràng buộc và không
ràng buộc.
6.2 Một số mô hình dự trữ tất định
6.2.1 Mô hình dự trữ tiêu thụ đều, bổ sung tức thời (Mô
hình Wilson)
6.2.1.1 Mô tả bài toán
Giả sử nhu cầu một loại hàng hóa trong thời kỳ T (T = 1) là Q đơn
vị. Việc tiêu thụ hàng là đều đặn và thời gian bổ sung hàng vào
kho không đáng kể (tức thời). Chi phí cho mỗi lần đặt hàng là A,
giá đơn vị hàng là C, hệ số chi phí dự trữ là I, thời gian đặt hàng
là T0. Hãy xác định số lần đặt hàng và lượng đặt hàng mỗi lần sao
cho tổng chi phí là thấp nhất.
6.2 Một số mô hình dự trữ tất định
6.2.1.2 Thiết lập và phân tích mô hình
Giả sử ta chia T thành n kỳ dự trữ và tiêu thụ, trong mỗi kỳ i đặt
mua một lượng hàng tương ứng là qi. Ta có sơ đồ biểu thị lượng
hàng trong kho như hình 6.1.

Sơ đồ này thể hiện cường độ tiêu thụ đều, đường biểu diễn lượng
dự trữ tuyến tính theo thời gian. Mỗi chu kỳ ti nhập một lượng
hàng là qi, tiêu thụ đến hết chu kỳ thì phải có hàng bổ sung vào dự
trữ. Như vậy không xảy ra thiếu, thừa dự trữ nên không phát sinh
các khoản chi phí tương ứng.
Vì theo quy luật tiêu thụ đều nên: ti = qi /Q , mọi i
6.2.1.2 Thiết lập và phân tích mô hình
6.2.1.3 Giải mô hình

Vì D(q) là tổng của 2 số hạng dương có tích không đổi nên theo
hệ quả của bất đẳng thức Cô-si, D(q) nhỏ nhất khi AQ/q = Icq/2 
q* = IC 2AQ Vậy, lượng hàng đặt tối ưu mỗi lần là q* = IC 2AQ
(6.3) Tổng chi phí tối ưu là: F(q*) = 2AQ/q* + CQ = ICq* + CQ =
2AQIC  CQ (6.4) Số lần đặt hàng tối ưu: n* = Q/q*; chu kỳ dự
trữ- tiêu thụ: t* = 1/n* (6.5)
Điểm đặt hàng: là mốc lượng hàng dự trữ còn lại trong kho tại thời điểm
cần ký kết hợp đồng đặt hàng cho hệ thống. Có 2 trường hợp:

- Nếu thời gian đặt hàng T0 < t* (Hình 6.2a),


điểm đặt hàng B* được tính bằng lượng hàng
tiêu thụ trong thời gian đặt hàng T0: B* = Q.T0

- Nếu thời gian đặt hàng T0  t* (Hình 6.2b), cần đặt hàng trước một hay một
số chu kỳ. Lượng hàng trong kho lúc cần đặt hàng B* (điểm đặt hàng) chính là
lượng hàng tiêu thụ trong khoảng thời gian được xác định theo công thức sau
đây: B* = Q. [T0 – t*.int(T0/t*)] Hình 6.2b Công thức tổng quát để tính điểm
đặt hàng: B* = Q.[T0 – t*.int(T0/t*)] (6.6) Trong đó: int(T0/t*) là phần nguyên
của T0/t*.
6.2.1.4 Phân tích kết quả Ta có thể mô tả hàm D(q) trên đồ thị như
sau: q* là hoành độ giao điểm của 2 đồ thị AQ/q và ICq/2; AQ/q >
ICq/2 với q < q* và ngược lại. Với kết quả này, ta có một số nhận
xét sau: - Điểm q* trên đồ thị cho thấy: nếu ta đang thực hiện một
chiến lược dự trữ nào đó mà chi phí đặt hàng quá cao so với chi
phí dự trữ (tại q’) thì cần tăng khối lượng đặt hàng mỗi lần. Ngược
lại, nếu chi phí dự trữ cao (tại q”) thì cần giảm khối lượng đặt hàng
mỗi lần. Hình 6.3 - Công thức tính q* giúp chúng ta xác định quy
mô kho cần thiết tại điểm dự trữ tối ưu. - Công thức tính F(q*) cho
phép xác định lượng vốn cần thiết cho chu kỳ dự trữ và tiêu thụ:
K* = F(q*)/n
6.2.1.5 Ví dụ
Một công ty xây lắp viễn thông có tổng nhu cầu một loại vật tư là 200.000 tấn/năm.
Việc tiêu thụ vật tư là đều đặn trong năm, thời gian nhập hàng không đáng kể. Cửa
hàng mua vật tư từ một nguồn không hạn chế về số lượng. Chi phí cho một lần đặt
hàng là 400 USD, giá một tấn vật tư là 240 USD, hệ số chi phí bảo quản là 0,05. Thời
gian từ lúc đặt hàng đến khi có hàng vào kho là 2 tháng. Xác định các chỉ số cơ bản
trong dự trữ và tiêu thụ loại vật tư đó của Công ty.
6.2.2 Mô hình dự trữ tiêu thụ đều, bổ sung dần dần

6.2.2.1 Mô tả bài toán Giả sử nhu cầu một loại hàng hóa trong thời kỳ T (T =
1) là Q đơn vị. Việc tiêu thụ hàng là đều đặn và việc bổ sung hàng vào kho
được tiến hành với cường độ không đổi K đơn vị trong thời gian T = 1. Ta giả
thiết rằng K >> Q vì nếu K ≤ Q thì không cần đặt vấn đề dự trữ. Chi phí cho
mỗi lần đặt hàng là A, giá đơn vị hàng là C, hệ số chi phí dự trữ là I, thời gian
đặt hàng là T0. Hãy xác định số lần đặt hàng và lượng đặt hàng mỗi lần sao
cho tổng chi phí là thấp nhất.
6.2.2.2 Thiết lập mô hình

Giả sử ta chia T thành n kỳ dự trữ và tiêu thụ, trong mỗi kỳ i đặt mua một
lượng hàng bằng nhau và bằng q. Ta có số lần đặt hàng n = Q/q. Vì K >> Q
nên tốc độ bổ sung hàng vào kho nhanh hơn tốc độ tiêu thụ hàng. Do đó,
trong mỗi chu kỳ dự trữ - tiêu thụ t, việc bổ sung hàng q chỉ tốn thời gian
ts < t, thời gian còn lại tr = t – ts: chỉ tiến hành tiêu thụ. Nếu gọi lượng
hàng tối đa trong kho là S, ta có trong thời gian T = 1, nếu nhập hàng liên
tục thì lượng hàng dư là K – Q; trong thời gian ts, lượng hàng dư là S. Vậy:
S/ts = (K – Q)/T hay S = ts (K – Q). Mặt khác, trong thời gian ts lượng hàng
được nhập là q nên: q/ts = K/T hay ts = q/K Từ đó ta có: S = q(K – Q)/K =
q(1 - Q/K)
6.2.2.4 Phân tích kết quả Mô hình dự trữ này phù hợp với quá trình tổ chức sản
xuất – tiêu thụ hơn là quá trình kinh doanh thương mại. Trong đó có thể xem K
là năng lực sản xuất, Q là nhu cầu, A là chi phí chuẩn bị cho một đợt sản xuất, C
là chi phí trực tiếp cho sản xuất 1 đơn vị hàng, T0 là thời gian chuẩn bị sản xuất.

Tỷ lệ Q/K là hoàn toàn xác định. Sự sai khác của lời giải trong mô hình này với mô
hình Wilson phụ thuộc vào giá trị Q/K. Nếu Q/K  0 thì mô hình trên trở thành mô
hình bổ sung tức thời, nếu Q/K  1 thì coi như không có dự trữ. So với mô hình
Wilson, mô hình này có tổng chi phí nhỏ hơn do giảm được chi phí dự trữ vì có một
khối lượng hàng r có thể xem là không phải qua kho trong mỗi chu kỳ dự trữ - tiêu
thụ: r = q* - S* = q* - q*(1 - Q/K) = q*Q/K Với số chu kỳ là Q/q* và với T = 1, tổng
lượng hàng không qua kho là: R* = Q2 /K Ta thấy R* không phụ thuộc vào chi phí mà
chỉ phụ thuộc vào K và Q. Vì vậy, nếu doanh nghiệp thực hiện một chiến lược dự trữ
q, mà lượng hàng không qua kho lớn hơn R* tức là nhu cầu lớn hơn mức dự báo
hoặc khả năng sản xuất giảm. Ngược lại, nếu lượng hàng không
6.2.2.5 Ví dụ Một cơ sở sản xuất thiết bị có công suất 2.000.000 bộ/năm. Nhu cầu
tiêu thụ 1.400.000 bộ/năm. Chi phí cho một lần sản xuất là 400$, chi phí sản xuất mỗi
bộ là 140$. Chi phí bảo quản dự trữ là 0,01. Thời gian chuẩn bị một đợt sản xuất là 45
ngày. a. Hãy phân chia nhu cầu trên thành từng đợt sản xuất sao cho tổng chi phí là
bé nhất. Tính các chỉ tiêu phản ánh hoạt động của cơ sở sản xuất. b. Nếu mỗi lần sản
xuất 6.000 bộ thì chi phí cho mỗi bộ là 138$. Có nên sản xuất theo quy mô này
không? Vì sao?
6.2.3 Mô hình dự trữ nhiều mức giá
Trong các mô hình trên, ta giả thiết giá của mỗi đơn vị hàng không đổi. Trong
thực tế, giá hàng có thể thay đổi theo quy mô của lô hàng mua mỗi lần như
giá bán lẻ, giá bán buôn cấp 1, cấp 2… Tổng quát, đây là các mô hình dự trữ
trong trường hợp giá hàng thay đổi theo số lượng đặt mua mỗi lần. Ta sẽ xét
một mô hình đại diện cho trường hợp này. 6.2.3.1 Mô tả bài toán Giả sử nhu
cầu một loại hàng hóa trong thời kỳ T (T = 1) là Q đơn vị. Chi phí cho mỗi lần
đặt hàng là A, hệ số chi phí dự trữ là I, giá hàng thay đổi theo số lượng mua
mỗi lần q như sau:

Nếu q < s1 thì giá C1 Nếu s1 ≤ q < s2 thì giá C2 ……………………………… Nếu sn-1 ≤
q thì giá Cn Trong đó s1 < s2 < … < sn-1 và C1 > C2 > … > Cn. Ta gọi si (i = 1÷n) là
các mốc thay đổi giá; có thể xem như s0 = 0 và sn = + ∞. Để đơn giản hóa việc
tìm lời giải của bài toán, ta giả thiết cường độ tiêu thụ hàng là đều đặn, thời
gian bổ sung hàng không đáng kể (bổ sung tức thời). Hãy xác định số lần đặt
hàng và lượng đặt hàng mỗi lần sao cho tổng chi phí là thấp nhất.
6.2.3.4 Ví dụ Một công ty kinh doanh một loại hàng hoá với tổng lượng tiêu thụ là
10000 tạ/năm, cường độ bán ra là đều đặn. Chi phí cho một lần đặt mua là 20$, hệ
số chi phí bảo quản là 0,1. Nếu mỗi lần đặt mua từ 2000 tạ trở lên thì giá mỗi tạ là
120$, ngược lại thì giá là 120,5$. Thời gian nhập hàng vào kho là không đáng kể; thời
gian kể từ lúc đặt hàng đến khi có hàng là 3 tháng. Hãy xác định lượng hàng mua mỗi
lần sao cho tổng chi phí là nhỏ nhất. Tính thời gian một chu kỳ dự trữ và tiêu thụ và
điểm đặt hàng tương ứng
6.3 MỘT SỐ MÔ HÌNH VỚI CÁC YẾU TỐ NGẪU
NHIÊN
6.3.1 Mô hình dự trữ một giai đoạn

a. Mô tả bài toán: Nhu cầu một loại hàng trong thời kỳ T là một biến ngẫu nhiên Q tuân
theo quy luật phân phối xác suất F(Q) với trung bình và phương sai hữu hạn. Người
kinh doanh có thể mua với giá C0 và bán với giá C1 (C1 > C0). Việc không thoả mãn nhu
cầu sẽ dẫn đến tổn thất đối với một đơn vị hàng hoá thiếu là Cz; ngược lại hàng thừa
sẽ phải bán với giá Cs (Cs < C0). Hãy xác định lượng mua S có lợi nhuận kỳ vọng lớn
nhất trong thời gian T.
b. Thiết lập và giải mô hình: - Trường hợp Q là biến ngẫu nhiên rời rạc: Nếu gọi S là
lượng hàng cần mua thì lượng hàng tiêu thụ được trong thời gian T là Min (S,Q), như
vậy lợi nhuận trung bình có thể tính như sau: + Nếu nhu cầu Q ≤ S thì xuất hiện lượng
hàng thừa (S – Q). Vì Q ngẫu nhiên nên S – Q cũng ngẫu nhiên; xác suất có lượng hàng
thừa cũng chính là xác suất để nhu cầu bằng Q: P(Q). Khi đó, lợi nhuận trung bình là:
П1(S) = [C1Q – C0S + Cs(S – Q)]P(Q) + Ngược lại, khi Q > S thì xuất hiện tình trạng thiếu
hàng Q – S. Xác suất thiếu hàng cũng chính là xác suất để nhu cầu bằng Q: P(Q). Khi
đó, lợi nhuận trung bình là: П2(S) = [C1S – C0S + Cz(Q – S)]P(Q) Tổng hàm lợi nhuận
trung bình: П(S) = П1(S) + П2(S). Cần xác định S sao cho tổng lợi nhuận trung bình là
lớn nhất.
Ví dụ. Số lượng một loại hàng hoá của một của hàng bán được trong mỗi ngày là
một đại lượng ngẫu nhiên tuân theo quy luật Poát xông với trung bình là 20 đơn
vị/ngày. Giá mua buôn mỗi đơn vị là 15 nghìn đồng, giá bán lẻ là 18 nghìn đồng. Cửa
hàng ước tính thiệt hại khi không thoả mãn nhu cầu khách hàng là 1,5 nghìn đồng
mỗi đơn vị hàng, ngược lại mỗi đơn vị hàng không bán được trong ngày thì sau đó
chỉ bán được với giá 13 nghìn đồng. Hãy xác định số lượng cần mua trong ngày để
đảm bảo lợi nhuận trung bình trong ngày là lớn nhất.
6.3.2 Mô hình dự trữ có bảo hiểm

Khi xét các bài toán quản lý dự trữ đơn giản, ta giả thiết rằng thời gian đặt
hàng cố định là T0, từ đó xác định được điểm đặt hàng tối ưu là B*. Tuy nhiên
trong thực tế, thời điểm đặt hàng có thể là một biến ngẫu nhiên tuân theo
một quy luật phân phối xác suất nào đó, lượng hàng tiêu thụ trong thời gian
đặt hàng cũng là một biến ngẫu nhiên. Điều đó có thể dẫn đến tình trạng
thiếu hàng trong thời gian đặt hàng và gây ra những thiệt hại nhất định trong
các hoạt động kinh tế - xã hội. Do đó, việc xác định một lượng hàng dự trữ
nhằm đảm bảo cho các hoạt động kinh tế - xã hội liên quan không bị gián
đoạn với một xác suất cho phép là thực sự cần thiết. Lượng dự trữ đó được
gọi là lượng dự trữ bảo hiểm.

You might also like