You are on page 1of 41

SUY HÔ HẤP CẤP

ĐỊNH NGHĨA SUY HÔ HẤP


• Suy hô hấp (SHH) được định nghĩa khi hệ thống hô hấp
không còn đảm bảo một trong hai chức năng của nó,
chức năng cung cấp Oxy và đào thải CO2. Biểu hiện:
– PaO2 < giá trị dự đoán theo tuổi (60 mmHg)
• (PaO2 = 102 – 0,3 x tuổi)
– PaCO2 tăng lớn hơn 45 mmHg
• Suy hô hấp là biến chứng của nhiều bệnh lý của cơ quan
hô hấp hoặc ngoài hô hấp.
• Suy hô hấp có thể là cấp hay mạn và biểu hiện lâm sàng
hoàn toàn khác nhau.
PHÂN LOẠI

Hình 1. Phân loại suy hô hấp (viết tắt: COPD: Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính; VA/Q: Tương
quan thông khí và tưới máu; ARDS: Hội chứng trụy hô hấp cấp tính).
CƠ CHẾ SUY HÔ HẤP
SUY HÔ HẤP

Cơ chế ngoài phổi Cơ chế tại phổi


(Rối loạn thông khí) (Rối loạn trao đổi khí)
• Hệ thần kinh • Shunt

• Khoang lồng ngực • Bất xứng V/Q

• Cơ hô hấp • Giảm khuếch tán

Tăng CO2 máu Giảm O2 máu


SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
Suy hô hấp giảm Oxy là hậu quả của giảm khả năng trao
đổi khí Oxy qua màng phế nang - mao mạch. Mức độ nặng
của trao đổi khí được xác định bằng độ chênh P(A-a)O2
theo phương trình sau:
PAO2 = FiO2 (PATM – PH2O) – PACO2/R
FiO2 (Phân suất Oxy trong khí thở vào); PATM (Áp lực khí quyển); PH2O (Áp lực hơi nước); R( Thương
số hô hấp: là tương quan giữa lượng CO2 sinh ra và lượng Oxy tiêu thụ).
CƠ CHẾ SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
• Shunt: Một vùng có tưới máu Hiệu ứng shunt và khoảng chết

nhưng không có thông khí


(giống như mạch tắt: shunt)
dẫn đến có một lượng lượng
máu tĩnh mạch trộn vào máu
động mạch sau khi đi qua đơn
vị trao đổi khí.
CƠ CHẾ SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
Tương quan thông khí/ tưới máu (V/Q)
• Mất tương xứng thông
khí tưới máu (V/Q): bệnh
tắc nghẽn thông khí
(COPD, hen), viêm mô kẽ
(viêm phổi, sarcoidosis),
tắc mạch (thuyên tắc
phổi).
CƠ CHẾ SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
Tương quan FiO2 và PaO2
• Giảm nồng độ Oxy hít
vào: do độ cao hay hít khí
độc. Ở bệnh nhân có bệnh
tim phổi khi FiO2 thấp có
thể góp phần vào SHH
giảm Oxy máu.
CƠ CHẾ SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
RỐI LOẠN KHUẾCH TÁN
• Rối loạn khuếch tán ở một
số vùng phế nang mô kẽ.
Giảm Oxy máu trong
nhóm bệnh này thường do
mất tương xứng V/Q.
CƠ CHẾ SUY HÔ HẤP GIẢM OXY MÁU
• Giảm thông khí: tăng PaCO2 và giảm Oxy máu là hậu quả của
tăng CO2 phế nang thay thế Oxy. Điều trị Oxy có thể cải thiện
giảm Oxy máu do giảm thông khí nhưng có thể làm nặng sự
giảm thông khí đặc biệt trong bệnh nhân tắc nghẽn thông khí.
Điều trị nguyên nhân là biện pháp căn bản.
• Oxy tĩnh mạch trộn giảm: thiếu máu, giảm cung lượng tim, giảm
Oxy máu, tăng tiêu thụ Oxy dẫn đếm giảm Oxy máu tĩnh mạch
trộn.
SUY HÔ HẤP TĂNG CO2
• PaCO2 thay đổi theo phương
trình sau:
PaCO2 = (k x VCO2) + VA = (k x
VCO2) + (VE x [1 - VD/VT])
k: hằng số, VCO2: lượng sản xuất CO2,
VA: t hông khí phế nang,
VE: thể tích phút thở ra,
VD/VT: tỉ số khoảng chết sinh lý/ thể tích lưu
thông.
=> Tăng CO2 do tăng sản xuất
CO2 hay giảm thông khí phế nang
(giảm Vt hay tăng VD/VT)
Cơ chế chính của tăng CO2:
• Tăng sản xuất CO2: sốt, nhiễm trùng, co giật, tiêu thụ
nhiều đường.
• Tăng khoảng chết: do vùng phổi được thông khí nhưng
không tưới máu hay giảm tưới máu nhiều hơn giảm thông
khí (COPD, hen, xơ nang, xơ phổi, gù vẹo cột sống).
• Giảm thông khí phút: bệnh thần kinh trung ương, thần
kinh ngoại biên (Guillain-Barré, xơ hoá cột bên teo cơ,
nhược cơ, viêm đa cơ, loạn dưỡng cơ…)
Các yếu tố làm giảm cung và tăng nhu cầu
thông khí
• Giảm cung cấp thông khí: bệnh thần kinh cơ, suy dinh
dưỡng, rối loạn điện giải, giảm chức năng neuron vận
động, tăng nhu cầu năng lượng hoạt động cơ hô hấp, bất
thường cơ học hô hấp…
• Tăng nhu cầu thông khí: tăng Vd/Vt (như hen), khí phế
thũng; tăng tiêu thụ Oxy (như sốt, nhiễm trùng, tăng công
thở); giảm PaCO2 (như giảm Oxy máu, toan chuyển
hoá, nhiễm trùng, suy thận, suy gan…).
Các yếu tố làm giảm cung và tăng nhu cầu
thông khí
• Giảm thông khí phế nang do giảm thông khí phút hay
tăng thông khí khoảng chết
• Giảm thông khí phút khi có sự mất tương xứng giữa lực
tải trên hệ hô hấp và khả năng của thần kinh cơ tạo khả
năng hít vào có hiệu quả.
• Tăng khoảng chết: Khoảng chết sinh lý là phần khí nằm
trên đường thở không tham gia trao đổi (gồm khoảng
chết giải phẫu: hầu họng, khí quản, đường thở; và
khoảng chết phế nang: phế nang được thông khí nhưng
không tưới máu).
LÂM SÀNG
- Nhịp thở tăng nhanh hoặc nhịp thở chậm (so với độ tuổi).
- Co kéo cơ hô hấp: tiếng rít, khó thở thanh quản, ran rít, co thắt phế quản.
- Biên độ thở yếu (nhược cơ, mệt cơ), thở mạnh (toan chuyển hóa).
- Cách xuất hiện:
+ Đột ngột: dị vật, tràn khí màng phổi.
+ Nhanh: Phù phổi cấp, hen phế quản, viêm phổi do vi-rút.
+ Từ từ: u phổi, tràn dịch màng phổi, suy tim mất bù...
- Các triệu chứng phát hiện nguyên nhân:
+ Đau ngực: tràn khí màng phổi, nhồi máu phổi, viêm màng phổi, nhồi máu cơ tim.
+ Sốt: viêm phổi, viêm phế quản...
+ Dấu hiệu viêm tắc tĩnh mạch chi dưới: nguy cơ gây tắc động mạch phổi
TIẾP CẬN BỆNH NHÂN SUY HÔ HẤP CẤP
• Đánh giá ban đầu: xác định dấu hiệu đe dọa tính mạng
bệnh nhân => cần can thiệp cấp cứu
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
• Hỏi tiền sử bệnh: hen phế quản, COPD, bệnh lý tim mạch...
• Thăm khám: cần khám kỹ về hô hấp, tim mạch, thần kinh
- Thăm khám kỹ phổi:
+ Ran ẩm, ran rít.
+ Hội chứng ba giảm, đông đặc, tam chứng của tràn khí màng phổi.
+ Dấu hiệu liệt cơ hoành
- Thăm khám tim mạch: dấu hiệu và triệu chứng suy tim, bệnh
tim...
- Thăm khám thần kinh: ý thức, triệu chứng liệt cơ hô hấp...
TIẾP CẬN CHẨN ĐOÁN
• Khí máu động mạch: rất cần thiết cho chẩn đoán xác định
suy hô hấp, phân loại suy hô hấp và đánh giá mức độ
nặng của suy hô hấp.
– Suy hô hấp giảm oxy khi PaO2 dưới 60mmHg khi thở khí
phòng.
– Suy hô hấp tăng CO2 khi PaCO2 trên 50mmHg
• XQ phổi: rất có ý nghĩa trong định hướng chẩn đoán.
- Nhiều bệnh lý có biểu hiện triệu chứng trên X quang phổi:
Tổn thương thâm nhiễm, đông đặc, xẹp phổi, giãn phế
quản, giãn phế nang,…
- Một số bệnh lý thường không có triệu chứng X quang rõ:
nhồi máu phổi, hen phế quản, tắc đường hô hấp trên, ức
chế hô hấp hoặc liệt hô hấp.
Đông đặc phổi

Tràn khí màng phổi

Xẹp phổi
• Điện tim: giúp chẩn đoán một số bệnh tim và tìm các dấu hiệu
điện tim của bệnh lý phổi, các rối loạn nhịp tim do suy hô hấp...
• Các xét nghiệm khác tùy theo trường hợp cụ thể và tình trạng
nặng của bệnh nhân có cho phép không:
- Công thức máu.
- Siêu âm tim, điện tim, Nt-ProBNP.
- Siêu âm tĩnh mạch chi dưới, D-dimer.
- Chụp thông khí tưới máu phổi, chụp CT scan phổi.
- Chụp CT hoặc cộng hưởng từ sọ não và/hoặc tủy sống.
- Điện cơ, chọc dịch não tủy.
- Xét nghiệm phospho hữu cơ, MetHb,…
ĐIỀU TRỊ
• Nguyên tắc xử trí:
– Điều trị suy hô hấp cấp kết hợp điều trị nguyên nhân gây suy
hô hấp
Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Đánh giá nhanh các nguyên nhân suy hô hấp cấp cần can
thiệp ngay:
+ Dị vật đường thở: Làm thủ thuật Hemlich để đẩy dị vật ra
ngoài.
+ Tràn khí màng phổi áp lực: Ngay lập tức chọc kim lớn vào
khoang liên sườn hai đường giữa đòn. Sau đó vận chuyển đến
bệnh viện để dẫn lưu màng phổi và hút dẫn lưu khí màng phổi.
+ Ngừng thở, liệt hô hấp: Bóp bóng ambu và vận chuyển đến
bệnh viện để đặt ống nội khí quản thông khí nhân tạo.
Xử trí ban đầu và vận chuyển cấp cứu
- Xử trí ban đầu suy hô hấp cấp:
+ Khai thông đường thở: lấy dị vật, hút đờm dãi.
+ Cổ ưỡn bằng các nghiệm pháp: đẩy trán nâng cằm, nâng hàm.
+ Canuyn Grudel hoặc Mayo chống tụt lưỡi.
+ Tư thế nằm nghiêng an toàn nếu có nguy cơ sặc.
+ Bóp bóng mặt nạ có oxy để đảm bảo thông khí.
+ Đặt nội khí quản bóp bóng có oxy (nếu được).
- Đặt đường truyền tĩnh mạch ngoại biên.
- Vận chuyển bệnh nhân đến trung tâm cấp cứu và hồi sức.
KHAI THÔNG ĐƯỜNG THỞ (A - AIRWAY)
Phát hiện tắc nghẽn đường
thở:
Dị vật đường thở: Làm thủ
thuật Hemlich để đẩy dị vật ra
ngoài.

Thủ thuật Hemlich


Các biện pháp khai thông đường thở cơ bản
• Tư thế bệnh nhân:
Các biện pháp khai thông đường thở nâng cao

• Canuyn hầu

canuyn Mayo
canuyn mũi hầu
Dụng cụ thông khí trên thanh môn: MNTQ supreme
Xử trí tại bệnh viện
1. Xử trí cấp cứu
2. Ôxy liệu pháp
3. Thông khí nhân tạo (TKNT)
4. Điều trị nguyên nhân
Xử trí cấp cứu
- Nội soi phế quản lấy dị vật đường thở.
- Mở màng phổi bằng ống lớn để hút dẫn lưu khí màng phổi áp lực âm.
- Chỉ định đặt nội khí quản:
+ Tắc nghẽn đường hô hấp trên.
+ Mất phản xạ bảo vệ đường thở.
+ Khả năng khạc đờm giảm nhiều hoặc mất.
+ Thiếu oxy máu nặng không đáp ứng thở oxy.
+ Cần thông khí nhân tạo xâm nhập.
- Kiểm soát thông khí: Các trường hợp cần hỗ trợ thông khí
+ Giảm thông khí:
Toan hô hấp với pH < 7,25.
Có nguy cơ giảm thông khí hoặc giảm thông khí sẽ tiến triển nặng thêm: PaCO2 tăng dần; liệt hoặc mệt cơ
hoành.
+ Thiếu oxy máu nặng kém đáp ứng với thở oxy
Oxy liệu pháp
• Nguyên tắc: Phải đảm bảo ôxy máu (SpO2> 90%)
• Các dụng cụ thở:
- Canuyn mũi: là dụng cụ có dòng ô xy thấp 1 – 5 l/phút. Nồng độ ôxy dao động từ 24%-48%. Thích
hợp cho các bệnh nhân có mức độ suy hô hấp trung bình, bệnh nhân COPD hoặc các nguyên nhân
suy hô hấp không có shunt hoặc shunt trong phổi thấp.
- Mặt nạ ôxy: là dụng cụ tạo dòng thấp 5-10 l/phút. Nồng độ ôxy dao động 35%- 60%. Thích hợp cho
các bệnh nhân suy hô hấp mức độ trung bình do tổn thương màng phế nang mao mạch (ALI, ARDS).
Thận trọng khi dùng cho bệnh nhân nôn do tăng nguy cơ hít chất nôn vào phổi.
- Mặt nạ không thở lại: là dụng cụ tạo dòng ôxy thấp 8-15 l/phút. Nồng độ ôxy cao dao động ở mức
cao 60%-100% tùy thuộc vào nhu cầu dòng của bệnh nhân và độ kín của mặt nạ. Thích hợp cho bệnh
nhân suy hô hấp mức độ nặng do tổn thương màng phế nang mao mạch (phù phổi, ALI/ARDS). Thận
trọng khi dùng cho bệnh nhân nôn do tăng nguy cơ hít chất nôn vào phổi.
- Mặt nạ venturi: là dụng cụ tạo ôxy dòng cao, có thể đáp ứng được nhu cầu dòng của bệnh nhân.
Nồng độ ôxy từ 24%- 50%. Ưu điểm là dùng cho những bệnh nhân cần nồng độ ôxy chính xác
Oxy liệu pháp
THÔNG KHÍ NHÂN TẠO KHÔNG XÂM NHẬP
LỢI ÍCH BẤT LỢI
- Không xâm nhập - Bất dung nạp BN vs máy
- ít biến chứng  - Chậm cải thiện oxy máu
- Dễ thực hiện: đặt và ngưng - Đau mũi, má, tai do chèn ép
- Có thể thực hiện ngắt quãng - Khô mũi, miệng, kích thích kết mạc
- Cho phép ăn, uống, nói chuyện - Khó bảo vệ đường thở khi nôn, chất tiết
- Có thể thực hiện ngoài ICU - Căng dạ dày
- Giảm an thần - Tôn thời gian, công sức theo dõi
- Chi phí thấp

CHỈ ĐỊNH CHỐNG CHỈ ĐỊNH

- Suy hô hấp: tăng CO2, giảm O2 - Thất bại với các lần thở không XN trước
- Sau phẫu thuật - Rối loạn huyết động hoặc RL nhịp nặng
- Sau cai máy và rút NKQ - Nguy cơ trào ngược cao
- BN suy giảm miễn dịch, béo phì - Giảm tri giác
- BN không đồng ý đặt NKQ - Bất thường hàm mặt, mũi
- Giảm oxy nặng ( PaO2 60% với FiO2 100%)
Phương tiện
ống thông mũi mask đơn giản

mask venturi mask thông khí trở lại


CPAP
THỞ MÁY XÂM NHẬP
• Bệnh nhân có dấu hiệu đe
dọa tính mạng
• Chống chỉ định thở không
XN
• Thất bại với thở máy
không XN
ĐIỀU TRỊ NGUYÊN NHÂN
• Thuốc giãn phế quản (kích thích beta 2- adrenergic; thuốc kháng cholinergic)
- Chỉ định với suy hô hấp do có co thắt phế quản (COPD, hen phế quản)
- Nên ưu tiên dùng đường khí dung trước, nếu không đáp ứng thì chuyển sang truyền tĩnh mạch.
• Corticoid: chỉ định cho các đợt cấp của hen phế quản, COPD.
• Kháng sinh: khi có dấu hiệu của nhiễm trùng (viêm phổi, đợt cấp COPD có bằng chứng
nhiễm khuẩn).
• Lợi tiểu: suy tim ứ huyết, phù phổi cấp huyết động, quá tải thể tích.
• Chọc dẫn lưu dịch và khí khi có tràn dịch và khí màng phổi.
• Thay huyết tương để loại bỏ kháng thể trong các bệnh tự miễn gây liệt hô hấp như nhược
cơ, hội chứng Guillain-Barre.
• Điều trị các nguyên nhân ngoại khoa:
- Mảng sườn di động: cố định xương sườn bằng thở máy hoặc treo cố định.
- Chèn ép tủy cổ: phẫu thuật giải chèn ép.
• Một số nguyên nhân không hồi phục: xơ cứng cột bên teo cơ, …
KẾT LUẬN

You might also like