You are on page 1of 26

Chương 5: Định vị doanh nghiệp

Mục tiêu học tập


Sau khi nghiên cứu và học tập chương này, học viên có thể:
 Thực chất và vai trò của định vị doanh nghiệp trong việc thực hiện những mục tiêu chiến lược kinh doanh của
doanh nghiệp.
 Hiểu rõ các mục tiêu chiến lược của định vị doanh nghiệp.
 Hiểu rõ quy trình các bước khi tiến hành tổ chức lựa chọn vùng và địa điểm đặt doanh nghiệp.
 Xác định, phân tích và đánh giá được các nhân tố ảnh hưởng đến chọn vùng và địa điểm đặt doanh nghiệp.
 Hiểu được các phương pháp được sử dụng để ra quyết định lựa chọn địa điểm định vị doanh nghiệp trong từng
tình huống cụ thể.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.1. Thực chất, mục tiêu và vai trò của định vị doanh nghiệp
5.1.1. Thực chất và mục tiêu của định vị doanh nghiệp
a. Thực chất của định vị doanh nghiệp
Định vị doanh nghiệp là quá trình lựa chọn vùng và địa điểm bố trí doanh nghiệp nhằm đảm bảo thực hiện những mục
tiêu chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp.

Định vị doanh nghiệp thường được thực hiện theo những hướng sau:
 Xây dựng doanh nghiệp mới.
 Mở rộng quy mô sản xuất, xây dựng các chi nhánh, phân xưởng, các cửa hàng mới. Chuyển doanh nghiệp từ vị trí cũ
sang vị trí mới (Đây là trường hợp bắt buộc và tốn kém, cần cân nhắc thận trọng giữa chi phí đóng cửa và lợi ích tại
địa điểm mới).

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.1. Thực chất, mục tiêu và vai trò của định vị doanh nghiệp
5.1.1. Thực chất và mục tiêu của định vị doanh nghiệp
b. Mục tiêu của định vị doanh nghiệp

Các mục tiêu cụ thể của định vị doanh nghiệp có thể là:
 Tăng doanh số bán hàng;
 Mở rộng thị trường;
 Huy động các nguồn lực tại chỗ;
 Đa dạng hoá sản phẩm;
 Giảm chi phí sản xuất nói chung và đặc biệt là chi phí vận chuyển;
 Tạo ra lợi thế cạnh tranh về mặt địa lý;
 Tận dụng môi trường kinh doanh thuận lợi.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.1. Thực chất, mục tiêu và vai trò của định vị doanh nghiệp
5.1.2. Tầm quan trọng của định vị doanh nghiệp

Định vị và chi phí: Vị trí là một nhân tố chi phí đáng kể, vị trí thường có sức mạnh thiết lập hay phá hủy một chiến lược
kinh doanh của doanh nghiệp. Các quyết định vị trí dựa trên chiến lược chi phí thấp đòi hòi hỏi sự cân nhắc kỹ lưỡng

Định vị và sự cải tiến, đổi mới: Chí phí không phải luôn là khía cạnh được xem xét quan trọng duy nhất của một quyết
định chiến lược, khi mà việc đầu tư vào nghiên cứu và phát triển là điều thiết yếu đối với chiến lược sản xuất và vận
hành. Khi mà chiến lược dựa trên sự đổi mới là tâm điểm thì bốn thuộc tính chủ chốt sau cần được phân tích kỹ:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.1. Thực chất, mục tiêu và vai trò của định vị doanh nghiệp
5.1.3. Quy trình tổ chức định vị doanh nghiệp

• Bước 1
Xác định mục tiêu, tiêu chuẩn sẽ sử dụng để đánh giá các
phương án định vị doanh nghiệp.

•Bước 2
Quy trình định
Xác định và phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến định vị
vị doanh doanh nghiệp.
nghiệp
• Bước 3
Xây dựng các phương án định vị khác nhau.

• Bước 4
Đánh giá và lựa chọn các phương án trên cơ sở những
tiêu chuẩn và mục tiêu đã lựa chọn

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp
5.2.1. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng
1.Các loại hình vận tải
sẵn có trong vùng;
2.Trình độ và đặc điểm
1.Thông thường doanh phát triển hiện tại
nghiệp đặt ở đâu thì của hệ thống giao
1. Các doanh nghiệp 1.Quy mô, số lượng và sử dụng nguồn lao thông; 1.Xu hướng này gọi là 1.Văn hóa, xã hội được
dịch vụ: chủng loại nguồn động tại đó là chủ clustering xem là một nhân tố có
nguyên liệu yếu 3.Khả năng và xu tác động lớn đến
2. Doanh nghiệp sản 2.Lao động có trình độ hướng phát triển của 2.Các nguồn lực chính quyết định định vị
xuất các mặt hàng 2.Chất lượng và đặc tay nghề cao nên bố hệ thông giao thông thường bao gồm tài doanh nghiệp
điểm của nguyên liệu trí ở các thành phố trong tương lai; nguyên thiên nhiên, 2.Thái độ của chính phủ
3. Phân tích và xử lý các sử dụng trong quá lớn, gần trung tâm 4.Tỷ trọng và cấu thành thông tin, vốn, và và chính quyền địa
thông tin về thị trường trình sản xuất kinh đào tạo khoa học kỹ của chi phí vận nguồn lực nhân tài phương
doanh thuật chuyển trong giá 3.Thái độ của công nhân
3.Chi phí thuê lao động thành sản phẩm. có thể khác biệt giữa
3.Chi phí vận chuyển
nguyên liệu có ảnh hưởng lớn các quốc gia, khu vực,
đến giá thành sản thành phố.
phẩm.

Thị trường tiêu thụ Nguồn nguyên liệu Nguồn lao động  Cơ sở hạ tầng  Gần đối thủ cạnh tranh Môi trường văn hóa xã hội,
rủi ro chính trị và thái độ
của người lao động

Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn vùng

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp
5.2.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến lựa chọn địa điểm

 Diện tích mặt bằng và tính chất đất đai của địa điểm đặt doanh nghiệp;
 Nguồn nước cấp cho sản xuất và sinh hoạt, nguồn điện;
 Hệ thống xử lý nước, rác thải sản xuất, sinh hoạt;
 Khả năng mở rộng sản xuất, kinh doanh trong tương lai;
 Tình hình an ninh, công tác phòng chống cháy nổ, các dịch vụ y tế, hành chính;
 Chi phí đất đai và các công trình sẵn có;
 Quy định của chính quyền địa phương về lệ phí dịch vụ và nghĩa vụ đóng góp cho công ích...

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.2. Các nhân tố ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp
5.2.3. Xu hướng định vị doanh nghiệp hiện nay trên thế giới
- Định vị ở nước ngoài. Đây là xu hướng khá phổ biến ngày nay khi phong trào tự do hoá thương mại, toàn cầu hoá
ngày càng lan rộng và sự phát triển của các tập đoàn xuyên quốc gia. Có 3 lý do chủ yếu để định vị doanh nghiệp ở
nước ngoài:
 Để hàng hoá ở gần thị trường tiêu thụ, đặc biệt đối với thị trường dịch vụ;
 Do giá nhân công rẻ;
 Do hạn chế bởi các rào cản thương mại tại các nước là thị trường tiêu thụ;
- Định vị trong các khu công nghiệp. Điểm thuận lợi của các khu công nghiệp là nơi tập trung nhiều nhà máy nên
nguyên liệu của nhà máy này có thể là sản phẩm của nhà máy bên cạnh, mặt khác các khu công nghiệp thường được
sự ủng hộ rất nhiệt tình của chính quyền địa phương bằng các chính sách ưu đãi thu hút vốn đầu tư để thúc đẩy sự
phát triển của địa phương, giảm thất nghiệp và có thể kiểm soát được vấn đề ô nhiễm môi trường.

- Xu hướng chia nhỏ doanh nghiệp đưa đến đặt ngay tại thị trường tiêu thụ. Điều này giúp doanh nghiệp giảm
được tối đa thời gian giao hàng và tăng các điều kiện thuận lợi trong dịch vụ sau khi bán hàng.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.1. Phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng

Để áp dụng phương pháp này cần có những giả định sau:


+ Doanh nghiệp sản xuất một loại sản phẩm;
+ Chi phí cố định không đổi trong phạm vi khoảng đầu ra đã cho;
+ Phương trình để biểu diễn chi phí là tuyến tính. Ba bước đối với phân tích điểm hòa vốn về địa điểm:

B1. Xác định chi phí cố định và biến đổi cho mỗi vị trí;
B2. Vẽ đồ thị chi phí cho mỗi vị trí, với chi phí thể hiện trên trục tung và khối lượng hàng năm trên trục hoành;
B3. Chọn lựa vị trí có tổng chi phí thấp nhất đối với khối lượng sản xuất kỳ vọng.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.1. Phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng
Ví dụ 1. Một nhà sản xuất một bộ phận của xe ô tô của Mỹ đang cân nhắc xem xét ba vị trí ở ba thành phố Akron,
Bowling Green và Chicago cho việc xây dựng một nhà máy mới. Qua khảo sát về chi phí cho thấy chi phí cố định hàng
năm và chi phí biến đổi cho mỗi đơn vị như ở trong bảng dưới đây, giá bán một đơn vị sản phẩm là 120$. Công ty
muốn tìm vị trí có chi phí nhỏ nhất cho sản lượng kỳ vọng là 2.000 đơn vị trong một năm, vậy công ty nên lựa chọn vị
trí nào cho quyết định của mình?

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.1. Phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng
Giải
Đối với mỗi vị trí, ta xác định tổng chi phí tại từng vùng định lựa chọn theo công

TC = FC + (AVC x Q)
Đối với vị trí Akron: TC = $30.000 + $75. (2000) = $180.000;
Đối với vị trí Bowling Green:TC = $60.000 + $45.(2000) = $150.000;
Đối với vị trí Chicago: TC = $110.000 + $25.(2000) = $160.000;
Như vậy, với khối lượng kỳ vọng là 2000 sản phẩm mỗi năm thì thành phố Bowling Green là vị trí có chi phí thấp nhất.
Do đó, lợi nhuận kỳ vọng hàng năm là:
Tổng thu nhập – Tổng chi phí = 120$.(2000) - $150.000 = $90.000/năm.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.1. Phân tích điểm hòa vốn chi phí theo vùng
Nếu trường hợp sản lượng kỳ vọng đầu ra chưa xác định được
thì ta có thể sử dụng công cụ đồ thị để vẽ đường tổng chi phí
của ba địa điểm trên cùng một hệ trục tọa độ như hình 5.1.
Đối với vị trí Akron: TC = $30.000 + $75. Q;
Đối với vị trí Bowling Green: TC = $60.000 + $45.Q;
Đối với vị trí Chicago: TC = $110.000 + $25.Q.

Nếu sản xuất với công suất nhỏ hơn 1000 sản phẩm, thì sẽ đặt
ở Akron.
Nếu sản xuất từ 1000 đến 2500 sản phẩm, thì sẽ đặt ở
Bowling Green.
Nếu sản xuất từ 2500 sản phẩm trở lên, thì sẽ đặt ở Chicago.
Nếu sản xuất đúng 1000 sản phẩm thì có thể xem xét cân nhắc
giữa Akron và Bowling Green.
Nếu sản xuất đúng bằng 2500 sản phẩm thì có thể xem xét
cân nhắc giữa Bowling Green và Chicago. Hình 5.1: Đồ thị so sánh chi phí khi phân tích điểm
hòa vốn về địa điểm

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.2.Phương pháp phân tích theo nhân tố
Vùng được lựa chọn sẽ là nơi có tổng số điểm cao nhất. Phương pháp này vừa cho phép đánh giá được các phương án
về định tính, vừa có khả năng so sánh giữa các phương án về định lượng.

Quy trình lựa chọn vùng, địa điểm thích hợp để định vị doanh nghiệp theo phương pháp này bao gồm các bước như
sau:

B1. Xác định những nhân tố quan trọng ảnh hưởng đến định vị doanh nghiệp;
B2. Cho trọng số cho từng nhân tố căn cứ vào mức độ quan trọng của nó phản ánh mục tiêu của công ty. Điều chỉ ra
mức độ quan trọng tương ứng của nó so với nhân tố khác;
B3. Cho điểm từng nhân tố theo địa điểm bố trí doanh nghiệp, thang điểm thích hợp có thể từ 1 đến 100;
B4. Nhân trọng số của từng nhân tố với số điểm tương ứng;
B5. Tính tổng số điểm cho từng địa điểm;
B6. Đưa ra kiến nghị dựa trên số điểm tối đa, cùng với việc cân nhắc các kết quả của các phương án định lượng khác.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.2.Phương pháp phân tích theo nhân tố
Ví dụ 2. Một hãng chuyên kinh doanh lĩnh vực dịch vụ giải trí cần lựa chọn địa điểm để xây dựng một công viên giải trí ở
Châu Âu. Qua khảo sát, nghiên cứu cho thấy có thể lựa chọn một trong hai địa điểm là Pháp và Đan Mạch. Kết quả đánh
giá của các chuyên gia về các nhân tố của từng địa điểm được cho trong bảng sau:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp tọa độ trung tâm
Phương pháp này chủ yếu được dùng để lựa chọn địa điểm bố trí doanh nghiệp trung tâm hoặc kho hàng trung tâm có
nhiệm vụ cung cấp hàng hoá cho nhiều địa điểm tiêu thụ khác nhau.

Phương pháp này xét đến các yếu tố sau:


 Vị trí của thị trường;
 Khối lượng hàng hóa được chuyển đến các thị trường;
 Chi phí vận chuyển (hoặc khoảng cách).

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp tọa độ trung tâm
Để tính toán tọa độ Xtt và Ytt của “điểm trung tâm” ta giả sử mỗi địa điểm tương ứng với toạ độ có hoành độ X i và tung
độ Yi trong hệ tọa độ hai chiều. Công thức tính toán tọa độ trung tâm như sau:
- Trong trường hợp khối lượng hàng hóa vận chuyển tới những địa điểm là bằng nhau, ta có thể xác định tọa độ trung
tâm bằng cách tìm ra tọa độ X trung bình và tọa độ Y trung bình theo công thức:

- Trong trường hợp khối lượng hàng hóa vận chuyển là khác nhau ta có thể xác định tọa độ trung tâm bằng công
thức:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp tọa độ trung tâm
Ví dụ 3. Công ty Discount Stores có bốn vị trí tiêu thụ sản phẩm được cung cấp bởi một nhà kho dự trữ cũ ở vị trí xa
không thuận lợi. Công ty quyết định tìm một vị trí mới để xây dựng nhà kho mới. Hãy xác định vị trí trung tâm để xây
dựng nhà kho mới để tổng chi phí vận chuyển thấp nhất? Biết rằng tọa độ và lượng hàng vận chuyển tới mỗi vị trí tiêu
thụ sản phẩm được cho ở bảng sau:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp tọa độ trung tâm
Ví dụ 3. Công ty Discount Stores có bốn vị trí tiêu thụ sản phẩm được cung cấp bởi một nhà kho dự trữ cũ ở vị trí xa
không thuận lợi. Công ty quyết định tìm một vị trí mới để xây dựng nhà kho mới. Hãy xác định vị trí trung tâm để xây
dựng nhà kho mới để tổng chi phí vận chuyển thấp nhất? Biết rằng tọa độ và lượng hàng vận chuyển tới mỗi vị trí tiêu
thụ sản phẩm được cho ở bảng sau:
Vậy vùng được chọn làm trung tâm phân phối sẽ gần điểm có
tọa độ: Xtt = 66, 7 và Ytt = 93, 3

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Để xác định cách vận chuyển hàng hoá có lợi nhất từ nhiều điểm sản xuất (cung cấp) đến nhiều nơi phân phối (thị
trường) sao cho có tổng chi phí vận chuyển nhỏ nhất, ta cần sử dụng phương pháp bài toán vận tải.

Để xây dựng và giải bài toán vận tải cần có các thông tin sau:
Danh sách các nguồn sản xuất cung cấp hàng hoá
Danh sách các địa điểm tiêu thụ và nhu cầu của từng địa điểm
Chi phí chuyên chở một đơn vị sản phẩm từ địa điểm cung cấp đến nơi tiêu thụ.

Căn cứ vào các thông tin đó, ta lập ma trận vận tải, trong đó, có cột nguồn và cột địa điểm tiêu thụ cùng với các số liệu
về tổng số lượng cung và tiêu thụ của từng địa điểm, cùng với chi phí vận chuyển 1 đơn vị sản phẩm.

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Trường hợp 1: Bài toán vận tải Cân bằng Thu - Phát
Để giải bài toán vận tải cần thực hiện 3 bước:
Điều kiện ràng buộc:
- Phát hết hàng
- Thu đủ hàng
- Chi phí nhỏ nhất
Bước 1: Chọn ô có chi phí nhỏ nhất rồi phát từ trên xuống, từ trái qua phải
- Điểu chỉnh lượng hàng phát (ô cùng dòng)
- Điểu chỉnh lượng hàng thu (ô cùng cột)
Bước 2: Lập lại bước 1 cho ô tiếp theo có chi phí nhỏ nhất chưa có hàng
Bước 3: Tính tổng chi phí bằng tổng các giá trị của ô chọn (ô có lượng hàng dương)
Tính tổng chi phí, tìm phương án cơ bản được chọn có tổng chi phí nhỏ nhất
Phương án cơ bản là phương án có các ô đã chọn không tạo thành vòng
Phương án cơ bản không suy biến thì dừng lại và chọn phương án này.
Phương án cơ bản suy biến thì chọn thêm số ô chọn không (ô loại) để thỏa mãn điều kiện không suy biến
Điều kiện:
Không suy biến: Tổng số ô chọn = m + n – 1
Suy biến: Tổng số ô chọn < m + n – 1

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Ví dụ 4. Một công ty có ba cơ sở sản xuất ở ba địa điểm là D, E và F cùng với ba thị trường tiêu thụ sản phẩm ở ba địa
điểm là A, B và C. Thông tin về khả năng cung ứng của các cơ sở sản xuất, nhu cầu của thị trường và chi phí vận chuyển
trên 1 đơn vị sản phẩm đến từng thị trường được cho trong bảng sau:

Hãy tìm phương án sao cho tối ưu về chi phí khi phân phối hàng từ các cơ sở sản xuất của Công ty đến các địa điểm
tiêu thụ?

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Thiết lập ma trận vận tải như sau:

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Giải bài toán vận tải:
Bước 1: Chọn ô có chi phí nhỏ nhất rồi phát từ trên xuống, từ trái qua phải
- Điểu chỉnh lượng hàng phát (ô cùng dòng)
- Điểu chỉnh lượng hàng thu (ô cùng cột)
Bước 2: Lập lại bước 1 cho ô tiếp theo có chi phí nhỏ nhất chưa có hàng

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Giải bài toán vận tải:
Bước 3: Tính tổng chi phí bằng tổng các giá trị của ô
chọn (ô có lượng hàng dương)
Tính tổng chi phí = 100*3+ 100*3+ 200*4+300*9 = 4100$
Phương án cơ bản được chọn có tổng chi phí vận
chuyển là 4100$
Kiểm tra điều kiện của phương án cơ bản:
- Không tạo thành vòng
- Không suy biến (Tổng số ô chọn = m + n – 1)
4 < 3 + 3 -1 = 5
Vây đây là phương án cơ bản suy biến
Để không suy biến thì ta chọn thêm số ô chọn không (ô
loại) để thỏa mãn điều kiện không suy biến ta được:
5 = 3 + 3 -1 = 5

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn


Chương 5: Định vị doanh nghiệp
5.3. Các phương pháp định vị doanh nghiệp
5.3.3.Phương pháp bài toán vận tải
Trường hợp 2: Bài toán vận tải Không cân bằng Thu – Phát
Thêm cột hoặc hàng giả nếu:
Thu > Phát: Thêm cột giả (Cho chi phí vận chuyển bằng 0)
Thu < Phát: Thêm hàng giả (Cho chi phí vận chuyển bằng 0)
Bài toán vận tải:
Thu (địa điểm) 850
Phát 700 (nhà máy)

Cách giải:
Bước 1. Thêm cột giả
Bước 2. Tăng phát (nhà máy D)
bằng số thu tăng lên (150)
Bước 3. Tiến hành giải như bài
toán vận tải cân bằng thu phát

TS. Lê Tiến Mười – Trưởng Bộ môn QTKD phenikaa-uni.edu.vn

You might also like