You are on page 1of 34

CÁC QUY ĐỊNH CỦA WTO

VỀ SỨC KHOẺ VÀ MÔI


TRƯỜNG
CƠ SỞ PHÁP LÝ

- Điều XX của GATT 1994;

- Hiệp định về Hàng rào kỹ thuật trong


thương mại (Hiệp định TBT );

- Hiệp định về Vệ sinh an toàn và Kiểm dịch


(Hiệp định SPS).
HIỆP ĐỊNH TBT

- Là các yêu cầu về đặc tính, tiêu chuẩn kỹ thuật mà sản


phẩm phải đảm bảo;
- Tại sao lại cần thiết?
Nhằm bảo vệ sự sống, sức khỏe, bảo vệ môi trường;
Ngăn ngừa hoạt động gian lận trong thương mại;
Đảm bảo chất lượng sản phẩm.

Tạo sự cân bằng giữa quyền thiết lập và nghĩa vụ giảm


thiểu hạn chế thương mại của Thành viên.
HIỆP ĐỊNH TBT

Nội dung:
- Phạm vi điều chỉnh;
- Các quy tắc cơ bản:
 Không phân biệt đối xử;
 Không tạo ra “những trở ngại không cần thiết đối với
TMQT”;
 Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế;
 Minh bạch, rõ ràng.
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

- Quy định kỹ thuật (Mục 1 Phụ lục 1);


- Các tiêu chuẩn (Mục 2 Phụ lục 1);
- Thủ tục đánh giá sự phù hợp (Mục 3 Phụ lục 1):
 Các sản phẩm hàng hóa;
 Các quy trình và phương pháp sản xuất.
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Quy định kỹ thuật (Mục 1 Phụ lục 1):

“Là tài liệu chứa đựng đặc tính của sản phẩm hoặc quy trình
và các phương pháp sản xuất có liên quan, gồm có các quy
định về hành chính được áp dụng một cách bắt buộc. Chúng
có thể bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan riêng đến thuật ngữ
chuyên môn, các biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu hoặc
nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc

phương pháp sản xuất”.


QUY ĐỊNH KỸ THUẬT (Technical Regulation)

Kiểm tra 3 cấp


Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ EC – Asbestos và EC – Sardines:
“First, the document must apply to an identifiable product or group
of products … Second, the document must lay down one or more
characteristics of the product … Third, compliance with the product
characteristics must be mandatory …”
- Áp dụng lên sản phẩm/nhóm sản phẩm cụ thể;
- Liệt kê một hoặc nhiều đặc tính của sản phẩm;
- Bắt buộc tuân thủ các đặc tính.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT (Technical Regulation)

Sản phẩm/nhóm sản phẩm cụ thể


Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ EC – Asbestos:
“… does not expressly identify products by name, but simply makes
them identifiable – for instance, through the 'characteristic' that is
the subject of regulation.”

- Thông qua bất cứ yếu tố nào giúp nhận dạng sản phẩm;
Ví dụ: “đặc tính” là đối tượng điều chỉnh trong hiệp định.
- Không yêu cầu một cái tên xác định danh tính sản phẩm.
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT (Technical Regulation)

Một hoặc nhiều đặc tính sản phẩm

Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ EC – Asbestos giải thích theo Phụ lục
1.1:
“The word 'characteristic' has a number of synonyms that are helpful in
understanding the ordinary meaning of that word … objectively definable
'features', 'qualities', 'attributes', or other 'distinguishing mark' of a product
… the TBT Agreement itself … 'terminology, symbols, packaging, marking or
labelling requirements‘ … indicate that 'product characteristics' include, not
only features and qualities intrinsic to the product itself, but also related
'characteristics',
“Tính năng suchvàaschất
the means
lượng ofnộiidentification.”
tại” của sản phẩm và tất cả các
khía cạnh liên quan;
Ví dụ: bề ngoài của sản phẩm, nhãn dán, quá trình và phương
pháp sản xuất, … (EC – Sardines, EC – Seal Products)
QUY ĐỊNH KỸ THUẬT (Technical Regulation)

Bắt buộc

Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ EC – Asbestos:


“… A 'technical regulation' must, in other words, regulate the
'characteristics' of products in a binding or compulsory fashion ...”

Tất cả các Thành viên phải tuân thủ một cách tuyệt đối các
“đặc tính sản phẩm” liệt kê trong Hiệp định.
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Các tiêu chuẩn – Standards (Mục 2 Phụ lục 1)


“Là tài liệu được chấp nhận bởi một tổ chức được công nhận, đề
ra, để sử dụng chung và nhiều lần, các quy tắc, hướng dẫn, hoặc
đặc tính của sản phẩm hoặc các quy trình và phương pháp sản xuất
sản phẩm đó mà việc thực hiện là không bắt buộc. Nó cũng có thể
bao gồm tất cả hoặc chỉ liên quan đến một trong các yếu tố như:
thuật ngữ chuyên môn, biểu tượng, yêu cầu về bao bì, mã hiệu,
hoặc nhãn hiệu được áp dụng cho một sản phẩm, quy trình hoặc
phương pháp sản xuất.”
Là tất cả những tiêu chí được đề ra và chấp thuận bởi một
“Cơ quan được công nhận” (Bộ tiêu chuẩn ISO, UKAS,…)
(EC – Sardines)
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH

Thủ tục đánh giá sự phù hợp – conformity assessment


procedures (Mục 3 Phụ lục 1)
“Bất cứ thủ tục nào, áp dụng trực tiếp hoặc gián tiếp để xác định
xem các yêu cầu có liên quan trong các quy định hoặc tiêu chuẩn kỹ
thuật có được thực hiện hay không.”

Cần phân biệt với Quy định kỹ thuật.


(Xem chú giải Mục 3 Phụ lục 1)
PHẠM VI ĐIỀU CHỈNH
Các chủ thể chịu sự điều chỉnh (Điều 3, 5, 6, 7, 8 và Phụ lục 1
TBT)
- Chính phủ trung ương;
- Cơ quan chính quyền địa phương và các tổ chức phi chính phủ.
Nguyên tắc
- Biện pháp của các cơ quan này phải phù hợp với các quy định
của Hiệp định TBT;
- Các quốc gia thành viên cũng không được khuyến khích ban
hành các biện pháp trái với các quy định tại Hiệp định TBT.
MỐI QUAN HỆ VỚI CÁC HIỆP ĐỊNH KHÁC
Mối quan hệ với GATT 1994
- Hiệp định TBT khẳng định, bổ sung các mục tiêu, kỷ cương
của GATT và nhấn mạnh việc giải thích hai hiệp định phải
thống nhất và phù hợp (US – Clover Cigarettes);
- Nếu một biện pháp chịu sự điều chỉnh của cả hai Hiệp định thì
ưu tiên xem xét sự phù hợp đối với TBT trước (US – COOL).

Mối quan hệ với TRIPS


- Cả hai Hiệp định áp dụng tích lũy và hài hòa với nhau.
CÁC NGUYÊN TẮC CƠ BẢN
- Không phân biệt đối xử (Điều 2.1);
- Không tạo ra “những trở ngại không cần thiết đối với TMQT”
(Điều 2.2);
- Áp dụng các tiêu chuẩn quốc tế (Điều 2.4);
- Minh bạch, rõ ràng (Điều 2.5, 2.9 – 2.12).
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Điều 2.1 Hiệp định TBT:
“Các Thành viên đảm bảo rằng, đối với các quy định kỹ thuật, các
sản phẩm nhập khẩu từ lãnh thổ của bất cứ Thành viên nào đều
được đối xử không kém phần ưu đãi hơn so với hàng hóa tương tự
được sản xuất trong nước của Thành viên đó và hàng hóa tương tự
có xuất xứ từ bất kỳ nước nào khác.”

(Áp dụng tương tự với “tiêu chuẩn” và “thủ tục đánh giá sự phù
hợp” quy định tại Mục D Phụ lục 3 và Điều 5.1.1)
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US – Clover Cigarettes và US – Tuna
II (Mexico) – một biện pháp vi phạm Điều 2.1:
“Article 2.1 of the TBT Agreement consists of three elements that
must be demonstrated in order to establish an inconsistency with
this provision, namely: that the measure at issue constitutes a
'technical regulation' within the meaning of Annex 1.1; (ii) that the
imported products must be like the domestic product and the
products of other origins; and (iii) that the treatment accorded to
imported products must be less favourable than that accorded to
like domestic products and like products from other countries.”
- Xây dựng một “Quy định kỹ thuật”;
- Hai sản phẩm có phải là “tương tự”;
- Có sự đối xử “kém thuận lợi hơn”.
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Quy định kỹ thuật

Tương tự tại Mục 1 Phụ lục 1.

“Sản phẩm tương tự”

Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ Clover – Cigarettes:


“… suggesting that likeness is about the 'nature and extent of a
competitive relationship between and among products’ …”
“… relevant to an analysis of the 'likeness' criteria under Article
III:4 of the GATT 1994, as well as under Article 2.1 of the TBT
Agreement …”
Cách xác định giống Điều 3.4 GATT 1994: “tính chất và
mức độ quan hệ cạnh tranh của sản phẩm”.
KHÔNG PHÂN BIỆT ĐỐI XỬ
Đối xử không kém thuận lợi hơn

Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US – Clover Cigarettes:


“[T]he very concept of 'treatment no less favourable', which is
expressed in the same words in Article III:4 of the GATT 1994 and
in Article 2.1 of the TBT Agreement. …”
- Cơ bản giống Điều 3.4 GATT 1994: biện pháp có thể là de jure
lẫn de facto;
- Chứng minh hai bước:
 Quy định kỹ thuật có tạo bất lợi trong môi trường cạnh
tranh đối với sản phẩm nhập khẩu;
 Tác động bất lợi có “bắt nguồn từ sự phân biệt hợp pháp”;
- Nếu biện pháp là de facto thì cần cân đối với Đoạn 6 và Đoạn
7 của Phần mở đầu (Preamble).
(US – Tuna II (Mexico))
TÍNH CẦN THIẾT
Điều 2.2 Hiệp định TBT:
“Các Thành viên đảm bảo rằng các quy định kỹ thuật không
được chuẩn bị, thông qua và áp dụng với mục đích tạo ra các cản
trở không cần thiết cho thương mại quốc tế.
Với mục đích này, các quy định về kỹ thuật không được gây hạn
chế cho thương mại hơn mức cần thiết để hoàn tất một mục tiêu
hợp pháp, có tính đến các rủi ro có thể nảy sinh từ sự không hoàn
tất. …”
TÍNH CẦN THIẾT
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US – COOL:
“… first sentence, … ensure … is not done 'with a view to or with the
effect of creating unnecessary obstacles to international trade'; and,
… second sentence, … ensure … are 'not … more trade-restrictive
than necessary to fulfil a legitimate objective, taking account of the
risks non-fulfilment would create'. The words '[f]or this purpose'
linking the first and second sentences suggest that the second
sentence informs the scope and meaning of the obligation contained
in the first sentence.”
- Tạo ra “trở ngại không cần thiết” (hạn chế thương mại);
- Có nhằm đạt được một “mục tiêu hợp pháp” (US – Tuna II
(Mexico));
- Có hạn chế thương mại “hơn mức cần thiết” để hoàn tất một
mục tiêu hợp pháp, có tính đến các rủi ro có thể nảy sinh từ sự
không hoàn tất.
TÍNH CẦN THIẾT

Hạn chế thương mại

Một biện pháp tạo ra ‘hạn chế thương mại’ khi nó gây ra bất kỳ
hạn chế nào đến hàng nhập khẩu, phân biệt đối xử với hàng nhập
khẩu hay loại bỏ các cơ hội cạnh tranh của hàng nhập khẩu.
(US – Tuna II (Mexico))
TÍNH CẦN THIẾT
Mục tiêu hợp pháp
Theo Cơ quan phúc thẩm vụ US – Tuna II (Mexico):
“Accordingly, in adjudicating a claim under Article 2.2 of the TBT
Agreement, a panel must assess what a Member seeks to achieve by
means of a technical regulation. In doing so, it may take into
account the texts of statutes, legislative history, and other evidence
regarding the structure and operation of the measure …”

- Xem xét dựa trên văn bản, lịch sử ban hành luật, quy định và các
bằng chứng liên quan đến cấu trúc và quá trình áp dụng biện
pháp;

- Phải trả lời được câu hỏi mục tiêu cụ thể nêu trên có phải là “mục
tiêu hợp pháp” dựa theo các thông số đã xem xét.
TÍNH CẦN THIẾT
“Hạn chế thương mại hơn mức cần thiết”
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ US – Tuna II (Mexico):
“… A panel should begin by considering factors that include: (i) the
degree of contribution made by the measure to the legitimate
objective at issue; (ii) the trade-restrictiveness of the measure; and
(iii) the nature of the risks at issue and the gravity of consequences
that would arise from nonfulfilment of the objective(s) pursued by
the Member through the measure. …”
- Mức độ đóng góp của biện pháp đối với “mục tiêu hợp pháp”;
- Tính hạn chế thương mại của biện pháp;
- Bản chất của các rủi ro và mức độ của hậu quả mà chúng gây ra
trong trường hợp không hoàn thành được mục tiêu đề ra của
quốc gia thành viên thông qua biện pháp nghi vấn – Có tồn tại
một biện pháp thay thế nào khác ít gây hạn chế thương mại hơn?
ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
Điều 2.4 Hiệp định TBT:
“Khi có yêu cầu áp dụng các quy định kỹ thuật và các tiêu chuẩn
quốc tế có liên quan đã tồn tại hoặc sắp được hoàn chỉnh, các
Thành viên sẽ sử dụng chúng, hoặc một phần thích hợp của chúng,
để làm cơ sở cho các quy định kỹ thuật của mình trừ khi các tiêu
chuẩn quốc tế có liên quan hoặc một phần nào đó của các tiêu
chuẩn này là các cách thức không có hiệu quả hoặc không phù hợp
cho việc thực hiện các mục tiêu hợp pháp đang đeo đuổi, ví dụ như
các yếu tố cơ bản về khí hậu hoặc địa lý hoặc các vấn đề cơ bản về
công nghệ.”
ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ
Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ EC – Sardines:
“… following three elements in its assessment of Mexico's claim
under Article 2.4 of the TBT Agreement: (i) the existence or
imminent completion of a relevant international standard; (ii)
whether the international standard has been used as a basis for the
technical regulation; and (iii) whether the international standard is
an ineffective or inappropriate means for the fulfilment of the
legitimate objectives pursued’ …”
- Tồn tại một tiêu chuẩn quốc tế có liên quan;
- Tiêu chuẩn quốc tế liên quan có được sử dụng như cơ sở cho
quy định kỹ thuật của biện pháp;
- Tiêu chuẩn quốc tế liên quan có là một phương tiện không
hiệu quả và không phù hợp để hoàn thành mục tiêu hợp pháp
đề ra.
ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

Tiêu chuẩn quốc tế liên quan

Trực tiếp hoặc liên quan đến vấn đề biện pháp đưa ra; một cách
thích đáng. (Panel, EC – Sardines)
ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

“Nên sử dụng như cơ sở cho”


Theo Cơ quan Phúc thẩm vụ EC – Sardines:
“…the Appellate Body agreed with the Panel's conclusion that an
international standard is used "as a basis for" a technical
regulation "when it is used as the principal constituent or
fundamental principle for the purpose of enacting the technical
regulation”."

Phải có một mối quan hệ rất bền vững và gần gũi giữa
tiêu chuẩn quốc tế và quy định kỹ thuật để có thể nói rằng
cái này là “cơ sở cho” cái kia.
ÁP DỤNG CÁC TIÊU CHUẨN QUỐC TẾ

“Phương tiện không hiệu quả và không phù hợp”

- Không hiệu quả là không có chức năng hoàn thành mục tiêu hợp
pháp theo đuổi (not having a result, brought to bear);
- Không phù hợp là đặc biệt không thích đáng để thực hiện mục
tiêu hợp pháp theo đuổi (not suitable, proper, fitting);
- Một phương tiện có thể hiệu quả nhưng không phù hợp và
ngược lại.
(EC – Sardines)
EC – Sardines

-Liên minh Châu âu ban hành Quy định 2136/89:


chi có những loại cá đóng hộp thuộc chủng loại
“Sardina pilchardus Walbaum” mới được đóng
mác là cá trích và bán tại thị trường EU;

-Peru nộp đơn khiếu nại.


(Sardinops sagax) (Sardina pilchardus Walbaum)
MINH BẠCH VÀ RÕ RÀNG

Minh bạch (Điều 2.9 – 2.12)


- Đảm bảo kịp thời công bố, công khai các quy định kỹ thuật và tạo
điều kiện cho các bên liên quan tiếp cận các quy định.

Rõ ràng (Điều 2.5)


- Giải thích rõ cơ sở hợp pháp của các quy định kỹ thuật theo yêu
cầu nếu gây ảnh hưởng đến thương mại của Thành viên.

You might also like