You are on page 1of 7

Đồng dao và trò chơi trẻ em những hình thức giáo

dục trẻ dần bị lãng quên


Thứ ba, 15 Tháng 6 2010 15:14 | Author: Trần Kiêm Hoàng |

Xem kết quả: /0


B? phi?u
Bình thường Tuyệt vời

< Lùi Tiếp theo >

TRẦN XUÂN TOÀN

Các nhà giáo dục băn khoăn, loay hoay đi tìm một
phương pháp giáo dục trẻ em thật sự có hiệu quả trong thời đại mà thông tin bùng nổ và kỹ
thuật điện tử xâm nhập đến từng mái trường, từng gia đình, đến từng trẻ em. Làm sao có thể
yên tâm với con em mình khi chúng hàng ngày vòi vĩnh tiền bạc của cha mẹ để xúm xít bên
những trò chơi điện tử, những karaoke, hay vào những trang web không hợp với lứa tuổi?
Cũng như trước đây, ta đã từng chứng kiến sự tràn ngập của khối vuông rubic lăn tròn trên
tay chẳng những ở trẻ em mà cả người lớn nữa.

Ở đây, ta không nói chuyện được - mất trong những trò chơi đó. Nhưng có lẽ hầu như chúng
ta đã lãng quên một phương pháp giáo dục đầy hiệu quả mà chúng ta có sẵn: đó là kho tàng
đồng dao và trò chơi trẻ em. Riêng về lĩnh vực giáo dục, kho tàng này cung cấp nội dung và
phương pháp giáo dục “không thầy, không sách” tương đối rõ ràng và đầy đủ hơn cả.

Đồng dao bao gồm nhiều loại: Các bài hát, câu hát trẻ em, lời hát trong các trò chơi, bài hát
ru em... Trò chơi cũng lắm, như trò chơi vận động (dung dăng dung dẻ, chơi khăng, đánh
đáo), trò chơi học tập (đánh chuyền, đánh ô), trò chơi mô phỏng (đi chợ, làm nhà), trò chơi
sáng tạo (xếp thuyền, đánh trận, chơi diều). Cả kho tàng phong phú ấy là phương tiện giáo
dục trí, đức, thể, mỹ cho các em. Qua đó phát triển tâm lý, thể lực, trí tuệ trước mắt và nhân
cách của các em trong tương lai.

Thật vậy, ông bà ta nhận thức rằng để giáo dục trẻ em phải thông qua con đường tình cảm là
hiệu quả nhất. Đầu tiên là tình mẹ con tràn trề thấm thía qua những bài hát ru “cục ta cục tác,
con diều hâu hung ác, gà con ở đâu, về mau mẹ ủ, mẹ con đông đủ, chẳng sợ diều hâu”. Rồi
đến tình cảm với những vật gần gũi: con gà, con chó, cái chổi, con dao... Trong lời hát, truyền
cho các em sự cảm thông nồng ấm. Dần dần, rộng ra một chút, cho các em tiếp xúc với thiên
nhiên rộng lớn bên ngoài. Rồi không ai không buồn cười, thú vị khi em bé đút hạt xôi vào
miệng dế mèn hay kết những cánh hoa thành áo cho cào cào: “Cào cào giã gạo tao xem, tao
may áo đỏ, áo đen cho mày”. Từ tình yêu với con sâu, cái kiến, khi các em lớn lên vài tuổi,
tiếp xúc, tham gia công việc đồng áng với người lớn, các em yêu cả những con chim, con cò,
con trâu, con nghé... quanh mình. Các bài đồng dao Gọi mẹ, Gọi nghé của trẻ mục đồng;
đồng dao về chim, về lá, về hoa quả... đều toát lên một tình cảm yêu thiên nhiên, yêu lao
động đậm đà bát ngát.

Đồng dao cung cấp cho các em kiến thức, không là kiến thức hệ thống như tư duy người lớn
mà là trình bày liệt kê, dừng lại ở những nét bề ngoài dễ nhớ, dễ phân biệt, kích động trí tò
mò ở trẻ em. Đó là công dụng đồ vật: “Con trâu cày xiên, cái liềm gặt lúa”, phân biệt giống vật
“Chàng chàng lót ổ bụi tre, chèo bẻo lót ổ mái đình”. Hay dạy cho các em chơi chữ, tập quan
sát: “No lòng phỉ dạ là con cá cơm, không ướp mà thơm là con cá ngát, liệng bay thấm thoát
là con cá chim”. Phải chăng đây là cách dạy từ ngữ vui nhộn phù hợp với các em, làm các
em nhớ đến tên loài vật xung quanh mình?

Chẳng những cung cấp kiến thức tự nhiên, đồng dao còn là một kho kiến thức xã hội, về hội
hè, đình đám, trong họ ngoài làng, về đồ ăn, thức uống: “Những nồi cơm nếp, những tệp
bánh chưng, mứt bí, mứt gừng, mứt chanh, mứt khế”. Các em được chuẩn bị từ tuổi hoa
niên những kiến thức về nghề nghiệp trong xã hội sau này: “Ông thầy có sách, thợ ngạnh có
dao, thợ rèn có búa” hay: “Ai cày ruộng nuôi trâu, ai trồng dâu nuôi tằm, ai hay nằm nhịn đói”.
Đồng dao cũng dạy các em phê phán thói hư tật xấu, sự lười nhác: “Cho đi học chữ- nhiều
chữ ai vay, cho đi học nghề- rằng nghề ở tớ, cho đi làm thợ- nói: nghề ấy buồn”... Thậm chí,
các em bé gái được đồng dao trang bị cho kiến thức nữ công gia chánh đặc biệt: “Bắt được
cua bấy đem về nấu canh, băm tỏi băm hành, xương sông lá lốt”, hay “canh ốc thì ngọt, canh
bứa thì chua”.

Đồng dao được các em hát trong lúc tổ chức trò chơi. Nhiều khi lời đồng dao được hát, tổ
chức trò chơi dường như không có đề tài nào tập trung, gặp đâu nói đó, chỉ cốt cho vần vè,
còn ý nghĩ chung thì rời rạc, câu nọ xọ câu kia, chuyện này sang chuyện khác. Trẻ em vẫn
thích thú vì nó phù hợp với trí lực của các em, không thể đòi hỏi các em tư duy như người
lớn được. Đồng dao và trò chơi trẻ em được tiếp thu bằng ấn tượng về ngoại vật chứ không
phải bằng lý luận.

Có thể thấy việc học văn hóa cơ bản qua đồng dao và trò chơi không dạy chữ, thế mà các
em vẫn đếm, vẫn tính nhẩm, cộng trừ từ “chuyền một” đến “chuyền chuyền mười”, từ “năm
lên sáu” hay “bốn lên bảy” trong trò chơi chuyền chuyền... Trò chơi “đánh ô ăn quan” dạy trẻ
em tính nhẩm về chia, trừ, quan sát chiều ngược, chiều xuôi để động não một cách tự lực chỉ
có bạn mà không có thầy. Thật là một cách giáo dục có ý nghĩa.
Trò chơi còn giáo dục thể lực ở trẻ. “Đánh chuyền” với động tác “nâng lấy một, chộp lấy đôi,
sang tay qua, ra tay chống” chẳng phải có tác dụng luyện gân, các cơ ở cổ tay, cánh tay,
khuỷu tay cho bé gái sao? Trò “đánh khăng” ít nhiều là môn thể thao là sự vận động toàn
diện kết thúc với chạy, nhảy, đuổi bắt, cõng nhau. Còn bao trò chơi khác với cách thức luyện
tập khác nữa. Quan sát kỹ ta thường thấy các trò chơi thường lặp đi lặp lại. Người lớn xem
hay chơi có thể chán, nhưng với trẻ em đó là một việc thú vị. Cùng cách chơi “Đuổi bắt”
nhưng được các em biến hóa xê dịch trong nhiều trò chơi... Qua trò chơi, các em được dịp
rèn luyện mắt, chân tay, luyện thính giác, khướu giác...

Và sau cùng đồng dao và trò chơi như những chất keo nối kết những tình bạn trong sáng,
ngây thơ giữa lũ trẻ với nhau mà ta khó tìm thấy trong những trò chơi hiện đại ngày nay.

Kho tàng đồng dao và trò chơi trẻ em Việt Nam quả thật là những hình thức giáo dục thiếu
nhi, nhi đồng có hiệu quả. Tiếc rằng, với cuộc sống hiện tại, nó dần mai một đi trong thực tế.
Chúng ta hiếm khi bắt gặp hình ảnh các em tụm năm tụm bảy rồng rắn lên mây, bịt mắt bắt
dê... vào những đêm trăng sáng. Có đứa trẻ nào biết đến những bài đồng dao phù hợp với
mình? Nhà trường có giảng dạy đồng dao nhưng đó chỉ trên lý thuyết, mà cũng thật ít ỏi làm
sao!

nguồn: phongtucVietNam

Đồng dao trong đời sống tinh thần trẻ thơ


Saturday, 6. June 2009, 10:07:12

Giáo trình

NGUYỄN THỊ CHANH


(Bài báo cáo nghiên cứu khoa học sinh viên Khoa Ngữ Văn năm 2009)

1. Đồng dao - bài học vỡ lòng của trẻ:


* Nội dung:
- Phản ánh những tri thức thơ ngộ.
- Miêu tả khái quát nhất thế giới quanh trẻ.
- Kết hợp cùng trò chơi.
- Đồng dao đưa lại tri thức cho trẻ ở những điều đơn giản nhất, ở bề ngoài rất dễ nhớ, dễ
thuộc, dễ gây trí tò mò cho trẻ.

* Hình thức nghệ thuật:


- Đa dạng, phong phú: hai tiếng, ba tiếng, bốn tiếng, năm tiếng, sáu tiếng, tiếng kết hợp.
- Chú trọng trong gieo vần --> luyến láy, dễ đọc, dễ thuộc.

Ông trẳng, ông trăng / Xuống chơi ông chánh / Ông chánh cho mõ / Xuống chơi nồi chõ / Nồi
chõ cho vung / Xuống chơi cây sung / Cây sung cho nhựa / Xuống chơi con ngưạ / Con ngựa
cho gan....

Đồng dao nuôi dưỡng tâm hồn của trẻ theo những hướng tích cực của đời sống tình cảm.

Đồng dao hướng trẻ đến những tri thức mới và rộng hơn trong cuộc sống. Nó hướng trẻ em
từ tình cảm trong gia đình, làng xóm bạn bè tới tình yêu thiên nhiên, vạn vật. Muôn thứ được
đề cập vào đồng dao, từ ít đến nhiều, từ gần đến xa, từ nhỏ đến lớn, tùy vào khả năng tiếp
thu của các em tới đâu mà đồng dao ra đời đáp ứng nhu cầu các em tới đó.

2. Đồng dao trong thế giới âm nhạc của trẻ:


Đồng dao gồm hai yếu tố: âm điệu và tiết tấu. Về âm điệu thường có 3 hoặc 4 âm, có khi chỉ
là sự cách điệu dựa trên chính lời ăn tiếng nói hằng ngày nhưng thêm vần và giai điệu vào
cho dễ đọc. Về mặt tiết tấu thường có nhịp điệu theo một trò chơi nào đó, rất đều đặn và có
chu kì lặp đi lặp lại.

---> Nhịp điệu đóng vai trò cho chuyển động dễ dàng của miệng trẻ và chu kỳ là phương thức
giúp trẻ dễ lĩnh hội, dễ nhớ.

Bất cứ bài đồng dao nào đọc lên, ta cũng thấy nhạc điệu réo rắt kèm theo, bởi tiếng việt có
tới 6 thanh dấu (các nước khác trên thế giới chỉ có 2 thanh dấu).

Nu na nu nống / Cái cóng nằm trong / Cái ong nằm ngoài / Củ khoai chấm mật / Bụt ngồi bụt
khóc / Con cóc nhảy ra / Con gà ú ụ / Bà mụ thổi xôi / Nhà tôi nấu chè / Tè he chân rụt.

Qua đồng dao, có thể hướng dẫn các em về tiết tấu trong âm nhạc và sâu hơn về kiến thức
âm nhạc, nếu chúng ta giới thiệu một vài lối ghi nhạc theo phong cách cổ truyền trong phần
đọc nhạc, hoặc cho các em hát. Qua tìm hiểu âm nhạc truyền thống Việt Nam, các em sẽ có
một tình cảm trân trọng, yêu quý và ý thức giữ gìn vốn quý văn hóa của dân tộc, góp phần
giữ gìn bản sắc dân tộc.

3. Đồng dao trong thế giới trò chơi của trẻ:


Thông qua đồng dao cùng trò chơi - chúng không hề dạy chữ - thế mà các em vẫn có thể tính
nhẩm, vẫn đếm, cộng trừ được từ “chuyền một đến chuyền mười”, trò ô ăn quan các em
không học vẫn có thể chia trừ, quan sát ngược xuôi, động não một cách tự lực chỉ có bạn mà
không có thầy. Đó thật là một phương pháp giáo dục hữu hiệu.

Qua đồng dao và trò chơi, các em ít nhiều được luyện tập về chân tay, thị giác, khướu giác,
trí não, các bài đồng dao về tên các loài vật, các em có thể chơi đố nhau tạo cho trẻ sự
nhanh nhạy và phát triển về trí não. Và qua đó, các em được sinh hoạt tập thể cùng nhau và
trở nên gắn kết, thương yêu nhau hơn. Vì đa số đồng dao kết hợp với trò chơi yêu cầu phải
chơi tập thể hoặc ít nhất phải hai người, vừa tạo ra không khí vui nhộn, lại tạo ra tình đoàn
kết bên nhau của các em. Đồng dao như một chất keo dính nối kết những tình bạn thơ ngây,
trong sáng của trẻ lại. Đó là một bài học và cũng là điều quan trọng nhất mà đồng dao mang
lại cho trẻ.

4. Kết luận:
Ngày nay trong điều kiện phát triển xã hội, trẻ em ít được biết đến đồng dao. Chúng cũng
được học từ rất sớm nhưng đó là kiến thức có bề sâu, có “giáo trình” bài bản mà người lớn
soạn ra để dạy trẻ như dạy một người đã trưởng thành. Đây thực là một điều không hay khi
áp lực dồn lên trẻ quá nặng. Đó là nguyên nhân dẫn đến nhiều căn bệnh trầm cảm, u uất
hoặc bướng bỉnh ở trẻ. Thiết nghĩ, đồng dao có những mặt lợi ích thiết thực cho đời sống trẻ
thơ.

Phương pháp giáo dục trẻ trước kia mà ông bà ta để lại trong đồng dao là một phương pháp
học vô cùng đáng quý và giá trị. Nó là một sự chọn lọc trong những cái không có chọn lọc. Là
cái hay trong những điều bình thường giản dị nhất. Là một giá trị tinh thần thực sự có ý nghĩa
cho đời sống tinh thần của trẻ mà ngày nay chúng ta cần gìn giữ và phát huy. Gìn giữ đồng
dao, chúng ta không chỉ gìn giữ một giá trị văn học mà còn là giữ một giá trị văn hóa tốt đẹp
của trẻ thơ.

N.T.C
nghĩa giáo dục trong các bài đồng dao: Học mà chơi, chơi mà
học!

Với tốc độ phát triển của công nghệ thông tin cùng những trò chơi hiện
đại, liệu trẻ em hôm nay và thế giới ngày mai còn nhớ đến những trò
chơi cổ truyền dân gian? Những trò chơi dân gian đã đến với trẻ thơ
một cách nhẹ nhàng theo kiểu “vừa học, vừa chơi”, qua những bài
đồng dao theo cách nói vần, và đồng dao đã làm tốt chức năng biểu
đạt ý, giáo dục nhận thức, bồi dưỡng tình cảm cho trẻ.

Trò chơi cổ truyền của trẻ em được hình thành và lưu truyền
theo phương thức của văn hóa dân gian. Việc sáng tạo được thực
hiện trong một quá trình lâu dài bao gồm: sáng tạo – lưu truyền – sử
dụng - điều chỉnh. Ở đây, chủ thể sáng tạo, sử dụng, lưu truyền và tái
tạo các trò chơi này chủ yếu là trẻ em. Qua các trò chơi cổ truyền của
trẻ em, ta có thể rút ra được thế nào là những trò chơi thích hợp với
nhu cầu nguyện vọng và tâm lý của trẻ em, xét ở nhiều phạm vi như:
lời đồng dao, động tác chơi, qui trình tổ chức chơi, chủ định chơi, các
luật chơi… Trong đó, lời đồng dao có vai trò rất quan trọng trong việc
góp phần làm cho trò chơi hấp dẫn và bổ ích với các em.

Đồng dao nghĩa là ca dao nhi đồng, hay chính là lời ca dân gian
của trẻ em. Nếu ca dao là nguồn sống tâm tư của lớp người lớn, sinh
hoạt thi ca là hình thức giao cảm giữa cuộc sống, thì đồng dao cũng lại
tác động vào nguồn sống nhi đồng cùng tính chất tương tự. Đồng dao
có tác dụng thỏa mãn nhu cầu vui chơi và tập cho trẻ có một số tri
thức để bước vào đời. Chức năng chủ yếu của đồng dao là thẩm mỹ và
giáo dục. Cấu tạo của đồng dao có những nét độc đáo, không áp dụng
vào tục ngữ, ca dao được. Do ngôn ngữ đặc thù, đồng dao đã góp
phần trong việc bồi dưỡng rèn luyện tiếng nói cho trẻ thơ. Trước hết là
tập cho các em nhỏ tuổi phát âm chính xác: Nu na/ Nu nống/ Cái
trống/ nằm trong/ Cái nong/ nằm ngoài/… Bài đồng dao này luyện cho
các em nói âm N phân biệt với L. Hay trò chơi Đếm sao: Một ông/
sáng sao/ Hai ông/ sao sáng/ Ba ông/ sáng sao… là bài tập về số đếm,
vui vẻ, nhẹ nhàng, không nặng nề như một số bài số học.

Một điểm khác trong cấu tạo đồng dao là, những bài này
thường không có một đề tài tập trung. Các bài hát trẻ em, phần
lớn gần như chỉ là những đoạn chắp vá, gặp đâu nói đó, cốt cho vần
vè, còn ý nghĩa chung thì rời rạc, câu nọ xọ sang câu kia, đang nói
chuyện này bắt sang chuyện khác. Ví như đang “cái trống nằm trong,
cái ong nằm ngoài”, lại chạy sang “củ khoai chấm mật”, rồi “phật ngồi
phật khóc”. Nhưng xét cho kỹ, nó vẫn có cái lý của nó, vì nó được trẻ
em thích thú, phù hợp với đặc điểm trí lực của các em. Điều cơ bản
dành cho các em là tiếp thu ngoại vật bằng ấn tượng, chứ không thể
bằng lý luận.

Trong các bài đồng dao có những câu không dịch, không giảng
được, song không phải là không có ý nghĩa như nu na nu nống,
dung dăng dung dẻ, chồng lộng chồng cà, dâm dâm da da, chi vi chi
vít… Đây là những lời dẫn cảm, gây hứng thú cho trẻ. Trẻ em khi mới
tập nói thường bập bẹ những câu, những tiếng mà âm phát ra đều bị
chệch đi. Người lớn nói chuyện với các em, thường bắt chước, kéo nhè
giọng cho hòa với các em. Người ta có thể dựa ngay vào động tác của
một trò chơi, hay một hành động nói đến trong bài đồng dao, rồi lấy
từ chính diễn tả sự việc, dùng phương pháp từ lấp láy, cấu tạo tiếng
đệm mà phát triển ra thành ngôn ngữ. Trò dung dăng dung dẻ tập
trung ý nghĩa ở chữ dăng, có nghĩa là dăng tay; trò Vu vi vút vít có
chữ vút, trẻ cầm cây roi vung khắp xung quanh.

Sinh hoạt đồng dao có tác dụng luyện trí nhớ cho trẻ em. Trẻ
không thuộc bài hát thụ động mà thuộc với tất cả sự hứng thú của nó.
Tham gia sinh hoạt đồng dao là đứa trẻ đã bắt đầu bước vào sinh hoạt
văn hóa tập thể một cách tự nguyện. Tuỳ theo lứa tuổi, trẻ có thể chơi
các trò khác nhau. Lúc còn nhỏ, chúng có thể chơi các trò: Chi chi
chành chành, Thi chân đẹp, Kéo cưa lừa xẻ, Dung dăng dung dẻ… Khi
lớn hơn ở lứa tuổi nhi đồng, trẻ có thể chơi những trò góp phần làm
phát triển thể lực của trẻ em, kết hợp các động tác và hơi thở trong
lúc hát, lúc diễn: An tìm, Thả đỉa ba ba, Rồng rắn, Nhảy ra nhảy vô,
Bịt mắt bắt dê, Chuyền thẻ…

Đồng dao cũng là một cuốn từ điển sống, chứa đựng một kho từ
vựng phong phú. Đối với các em nhỏ, thì trong một bài đồng dao số
lượng từ còn ít như ở trò Chi vi chít vít: Chi vi/ Chít vít/ Bán mít/ chợ
Đông/ Bán hồng/ chợ Tây/ Bán mây/ chợ huyện/ Bán miến/ chợ Đào/
… (có các từ: mít, hồng, mây, miến, chợ, bán…). Ở các trò chơi cho
tuổi lớn hơn, trong một bài hát có chứa hàng chục từ. Ví dụ bài
Chuyền thẻ chứa các cụm từ: con chai, con hến; con nhện, chăng tơ;
củ mơ, củ mận; con rận, cành thị, cành na, cành đào, củ từ, củ khoai,
con tằm, củ cải, cái cột, quả cà, giã giò, con cò, đầu quạ; quá giang,
sang sông, đi đò, cò nhảy, gãy cành; mây leo, bèo nổi, ổi xanh, hành
bóc vỏ, trứng đỏ lòng, tôm cong, đít vịt; vào làng, xin thịt, ra làng, xin
xôi… Thông qua kho tàng từ ngữ giàu có, đồng dao giáo dục các em
nhận thức được tự nhiên và xã hội.
Trong đồng dao, ngôn ngữ có tính thơ ca, có vần, có nhịp,
nhưng niêm luật còn lỏng lẻo. Ngữ nghĩa không phải là yếu tố được
quan tâm duy nhất, mà các em chú ý nhiều đến ngữ âm, nhịp vần. Đó
là một thứ lời nói vần, một bước trung gian từ ngôn ngữ giao tiếp đến
thơ dân gian. Trò chơi không thể lặng lẽ, không khí vui chơi cần được
khuấy động bằng tiếng nói của những người chơi, thường là nhộn
nhịp, sôi nổi và đồng loạt. Trò Đi dạo, trò Kéo cưa sẽ vui, nhộn hơn
nhiều khi người chơi vừa làm động tác vừa hát to: Dung dăng dung
dẻ/ Dắt trẻ đi chơi…; Ông thợ nào khoẻ/ Thì ăn cơm vua..

Nhiều trò chơi có yêu cầu thao tác, các thao tác phải đều đặn
và đồng loạt. Ở đây, lời đồng dao được xướng lên như một thứ nhạc
cụ gõ nhịp cho các thao tác (như các trò Giã gạo, Chuyền thẻ, Vuốt
đôi tay…). Trò chơi Vuốt đôi tay có yêu cầu các em đập bàn tay vào
nhau đúng lúc. Lời ca nhịp với 4 từ, có vai trò gõ nhịp cho người chơi
biết để cùng đưa tay ra và đập tay vào từ cuối nhịp:

Nồi đồng đúc khéo/ Cái kéo thợ may


Cái cày cày ruộng/ Cái thuổng đắp bờ
Cái lờ thả cá/ Cái ná bắn chim
Cái kim may áo/ Cái giáo đi săn…

Lời ca có khi vừa đánh nhịp, vừa đánh dấu thời gian một chặng
chơi. Hết một lần bài ca là hết một chặng chơi, tiếp sang lần ca khác
là chặng chơi tiếp theo. Khi từ cuối cùng của bài ca được tập thể
xướng lên mà ai đó chưa hoàn thành thao tác là thua (Xếp chuồng lợn,
Thi trồng cây…). Với những trò chơi có xuất phát điểm đồng loạt thì
toàn bài ca là một phần chuẩn bị xuất phát, và từ cuối cùng được
xướng to lên thay cho hiệu lệnh xuất phát (Chạy thi, Chạy cầm cây,
Ngón nào hơn…). Một số trò chơi, người ta xướng lên từng từ một của
bài đồng dao, cứ mỗi từ ứng vào một người hoặc một bàn tay, một
bàn chân, lần lượt cho đến từ cuối cùng. Từ này trùng với ai hoặc chân
tay của ai thì người ấy được lựa chọn (Trốn tìm, Đi trốn, Đi tìm, Chân
ai nấm, Nu na nu nống…).

Vui chơi là nhu cầu cần thiết đối với sự phát triển của trẻ em.
Các trò chơi dân gian của trẻ phần lớn đều gắn với những bài
đồng dao, có tác dụng bổ sung, làm rõ chức năng thẩm mỹ của
đồng dao. Ngược lại, đồng dao có vai trò rất lớn trong trò chơi trẻ
em, bởi thiếu nó thì trò chơi sẽ tẻ nhạt vô vị. Lời đồng dao đóng góp
quan trọng để thực hiện chức năng giáo dục và chức năng vui chơi của
trẻ, với những nhiệm vụ rất đa dạng: giáo dục nhận thức, đức, trí, thể,
mỹ; luyện phát âm, cung cấp từ ngữ; bồi dưỡng tình cảm; giữ nhịp
cho thao tác chơi… Việc sáng tạo các trò chơi mới cần quan tâm đến
đồng dao, đặt đúng vị trí của trò chơi trong hệ thống giáo dục của
chúng ta.

You might also like