You are on page 1of 3

1. Quyết định điều chuyển của công ty M đối với A có hợp pháp không ?

Việc công ty M từ chối cho A trở lại làm công việc cũ tại Hải Phòng là
đúng hay sai ?
Vì sao ?

 Trường hợp thứ nhất:


Công ty M chuyển A công tác tới chi nhánh Quảng Ninh và A vẫn làm công việc
như trong hợp đồng lao động:
Đối với trường hợp này thì có sự thay đổi điều khoản " địa điểm" trong hợp đồng
lao động nên việc thay đổi này sẽ phải do hai bên trong hợp đồng lao động thỏa
thuận. Căn cứ vào điều 35 Bộ luật lao động 2012.
Điều 35. Sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao động
1. Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ
sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 3 ngày
làm việc về những nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
2. Trong trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung hợp đồng lao
động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp
đồng lao động mới.
3. Trong trường hợp hai bên không thoả thuận được việc sửa đổi, bổ sung nội dung
hợp đồng lao động thì tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết
Như vậy, muốn chuyển công tác của A tới Quảng Ninh thì buộc công ty M sẽ phải
thỏa thuận với A. Và nếu không thể thỏa thuận được, tức A không đồng ý với phía
công ty chuyển công tác thì công ty sẽ vẫn phải thực hiện tiếp hợp đồng lao động
giữa A và công ty đã ký kết. Đối với trường hợp này, dù A không đồng ý mà công
ty vẫn chuyển công tác đối với A thì như vậy thì không phù hợp với quy của pháp
luật lao động hiện hành.Còn nếu thoả thuận mà có được sự đồng ý của A thì quyết
định điều chuyển của công ty M đối với A là hợp pháp.

 Trường hợp thứ hai:


Công ty M chuyển đến làm việc tại chi nhánh Quảng Ninh và làm công việc khác so
với hợp đồng lao động.
Đối với trường hợp này căn cứ vào
Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012 quy định về việc người sử dụng lao động có
thể chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động trong
trường hợp:

“1. Khi gặp khó khăn đột xuất do thiên tai, hoả hoạn, dịch bệnh, áp dụng biện
pháp ngăn ngừa, khắc phục tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp, sự cố điện, nước
hoặc do nhu cầu sản xuất, kinh doanh, người sử dụng lao động được quyền tạm
thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động, nhưng
không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong một năm, trừ trường hợp được
sự đồng ý của người lao động.

2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03
ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với
sức khoẻ, giới tính của người lao động.

3. Người lao động làm công việc theo quy định tại khoản 1 Điều này được trả
lương theo công việc mới; nếu tiền lương của công việc mới thấp hơn tiền lương
công việc cũ thì được giữ nguyên mức tiền lương cũ trong thời hạn 30 ngày làm
việc. Tiền lương theo công việc mới ít nhất phải bằng 85% mức tiền lương công
việc cũ nhưng không thấp hơn mức lương tối thiểu vùng do Chính phủ quy định.”

Từ quy định trên thì công ty M chỉ có thể chuyển A khi trong trường hợp bất khả
kháng hoặc nhu cầu sản xuất, kinh doanh, lý do công ty thu hẹp quy mô, cắt giảm
nhân sự, công việc của A không còn nữa.Mà theo đề bài công ty tiến hành sắp xếp
lại nhân sự nên công ty M được phép chuyển A làm việc tại chi nhánh ở Quảng
Ninh. Tuy nhiên, việc chuyển làm công việc khác này chỉ tạm thời. Đồng thời công
ty có trách nhiệm phải bảo trước cho A biết ít nhất là 3 ngày về việc chuyển công
tác. Nếu không thỏa thuận được thì 2 bên có thể thỏa thuận chấm dứt hợp đồng.
Bởi vậy, nếu không thuộc các trường hợp theo quy định trên thì công ty M không
có quyền tự ý điều chuyển công tác không đúng với hợp đồng lao động đã giao kết.

Việc công ty M từ chối cho A trở lại làm công việc cũ tại Hải Phòng là đúng hay
sai ?
Vì sao ?
Việc công ty M từ chối cho A trở lại làm công việc cũ tại Hải Phòng là ( kb là đúng
hay sao nữa )
Điều 31 Bộ luật lao động năm 2012
“ 2. Khi tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao
động, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03
ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với
sức khoẻ, giới tính của người lao động”.
Sau khi làm việc tại chi nhánh Quảng Ninh với thời gian 1 năm. Hết thời hạn 1 năm,
A đề xuất với giám đốc công ty cho trở lại Hải phòng làm công việc cũ vì hoàn cảnh
gia đình mà không được đồng ý.Vì trong đề bài không đề cập đến việc công ty M đã
thông báo rõ thời hạn làm tạm thời của A cho A chưa. Nếu thoả thuận với nhau thời
hạn trên 1 năm thì việc A xin chuyển lại công tác mà công ty M không đồng ý thì là
hợp lý. Còn nếu không có thoả thuận gì thì việc công ty M làm như thế là sai.

You might also like