You are on page 1of 45

FLUKE

BT 521
BATTERY ANALYZER

USERS MANUAL

Bản dịch
Tháng 9-2018
CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN VỀ SẢN PHẨM VÀ THÔNG SỐ KỸ
THUẬT
I. Giới thiệu:
Chương này cung cấp thông tin về sản phẩm, thông tin an toàn, thông tin liên hệ và thông
số kỹ thuật.
II. Liên hệ:
Để liên hệ với FLUKE, gọi một trong những số điện thoại dưới đây:
• Technical Support USA: 1-800-44-FLUKE (1-800-443-5853)
• Calibration/Repair USA: 1-888-99-FLUKE (1-888-993-5853)
• Canada: 1-800-36-FLUKE (1-800-363-5853)
• Europe: +31 402-675-200
• China: +86-400-810-3435
• Japan: +81-3-6714-3114
• Singapore: +65-6799-5566
• Anywhere in the world: +1-425-446-5500
Hoặc, vào trang web của Fluke tại địa chỉ: www.fluke.com.
Để đăng ký sản phẩm, vào địa chỉ web http://register.fluke.com.
Để xem, in, hoặc tải xuống phần bổ sung mới nhất, vào địa chỉ web
http://enus.fluke.com/support/manuals.
III. Tổng quan về sản phẩm:
Máy phân tích acquy Fluke BT521 là thiết bị đo đa năng được thiết kế cho việc kiểm tra
và đo lường của một hệ thống pin cố định. Sản phẩm có thể đo lường nội trở và điện áp
của acquy. Các phép đo này có thể được sử dụng để xác định tình trạng chung của hệ thống.
Nó cũng có thể đo các thông số điện phục vụ cho việc bảo trì hệ thống acquy, bao gồm cả
điện áp một chiều lên đến 1000 V, điện áp xoay chiều lên đến 600 V, và độ gợn điện áp.
Các tính năng của sản phẩm bao gồm:
 Mức độ an toàn đạt CAT III 600V – Thiết bị có thể đo tối đa 600V AC một môi
trường CAT III.
 Nội trở pin - Thông qua các kết nối Kelvin để đo nội trở. Sự gia tăng nội trở từ một
đường cơ sở đã biết cho biết acquy đang xuống cấp. Quá trình kiểm tra mất ít hơn 3
giây.
 Điện áp pin – Trong quá trình kiểm tra nội trở, thiết bị cũng đo điện áp của acquy.
 Nhiệt độ cực âm của acquy – khi sử dụng que đo BTL21, thiết bị đo nhiệt độ cự âm
thông qua cảm biến hồng ngoại nằm gần đầu que đo. Trong quá trình kiểm tra nội trở,
nhiệt độ được hiển thị trên màn hình LCD của que đo và được lưu trữ trong bộ nhớ sản
phẩm.
 Điện áp xả - Chế độ đo điện áp xả giúp thu thập điện áp của mỗi ắc quy nhiều lần theo
chu kỳ do người dùng xác định trong khi kiểm tra xả điện hoặc khi có tải. Người dùng
có thể tính toán một ắc quy mất bao nhiêu thời gian để giảm xuống mức điện áp giới
hạn và sử dụng thời gian này để xác định mức mất dung lượng của ắc quy
 Kiểm tra điện áp gợn - Thiết bị có thể đo thành phần độ gợn điện áp xoay chiều của
điện áp đã chỉnh lưu trong mạch biến tần và sạc điện áp một chiều. Cho phép người
dùng kiểm tra mọi thành phần xoay chiều trong mạch sạc một chiều và tìm nguyên nhân
gốc của việc acquy bị xuống cấp.
 Dòng điện – Thông qua các kìm kẹp và bộ chuyển đổi, dòng AC và DC có thể được đo
và sau đó lưu trữ vào bộ nhớ.
 Chế độ Meter and Sequence - Chế độ Meter được sử dụng để kiểm tra nhanh hoặc
khắc phục sự cố. Trong chế độ này, ta có có thể lưu và đọc các số liệu trong một chuỗi
thời gian. Chế độ Sequence dùng trong trường hợp bảo trì nhiều hệ thống nguồn và dãy
acquy. Trước khi bắt đầu đo, người dùng có thể thiết lập một profile để quản lý dữ liệu
và tạo báo cáo.
 Ngưỡng và cảnh báo – Người dùng có thể cấu hình tối đa 10 bộ ngưỡng và nhận chỉ
báo Đạt/Lỗi/Cảnh báo sau mỗi lần đo.
 Autohold - Khi chế độ Autohold được bật, thiết bị sẽ giữ nguyên giá trị đo được khi
giá trị này giữ ổn định trong 1 giây. Giá trị này sẽ mất đi khi một phép đo mới bắt đầu.
 AutoSave – Khi chế độ AutoSave được bật, các giá trị đo được lưu vào bộ nhớ trong
của sản phẩm một cách tự động.
 Phần mềm phân tích acquy Fluke – Dễ dàng nhập dữ liệu từ thiết bị vào PC. Dữ liệu
đo và thông tin acquy được lưu trữ trong thiết bị và được lưu trữ với phần mềm phân
tích và có thể được sử dụng để so sánh và phân tích xu hướng. Tất cả dữ liệu đo, cấu
hình acquy và thông tin phân tích có thể được sử dụng dễ dàng để tạo báo cáo.
IV. Các thành phần cơ bản của máy đo:
Các thiết bị cơ bản đi kèm với máy đo được liệt kê ở bảng dưới, bao gồm:

STT Mô tả Số lượng
1 Máy đo 1
2 BTL10, Đầu kiểm tra cơ bản 1
3 TL175, Đầu kiểm tra TwistGuard 1
4 BTL_A, Bộ chuyển đổi que đo áp/dòng 1
5 BTL21, Que đo với bộ mở rộng và cảm biến nhiệt độ 1
6 I410, kẹp dòng AC/DC 1
7 BP500, pin Lithium-ion 7.4V 3000mAh 1
8 BC500, bộ sạc 18 V dc 1
9 Dây nguồn 1
10 Cáp mini-b USB tiêu chuẩn (độ dài: 1m) 1
11 BCR, bo để ca líp 1
12 Dây đeo vai 1
13 Dây đeo hông 1
14 Đầu từ 1
15 C500L, túi đựng 1
16 Cầu chì dự phòng 2
17 Giấy thẻ pin 1
-- Tấm an toàn, không hiển thị 1
-- Giấy bảo hành, không hiển thị 1
-- Hướng dẫn tham khảo nhanh, không hiển thị 1
-- Đĩa CD gồm USB driver và hướng dẫn sử dụng nhiều ngôn ngữ 1
(không hiển thị)
Hình 1.1 Thiết bị cơ bản
V. Thông tin an toàn:
Cảnh báo chỉ ra các điều kiện và quy trình gây nguy hiểm cho người dùng. Lưu ý chỉ ra
các điều kiện và quy trình gây nguy hiểm cho sản phẩm hoặc thiết bị trong quá trình kiểm
tra.
Cảnh báo
Để tránh bị điện giật, phỏng hoặc thương tích cá nhân, cần phải:
 Cẩn thận đọc tất cả hướng dẫn
 Đọc tất cả thông tin an toàn trước khi sử dụng thiết bị.
 Chỉ sử dụng sản phẩm theo quy định hoặc cung cấp bảo vệ bởi sản phẩm có thể bị
xâm phạm.
 Không sử dụng sản phẩm xung quanh môi trường khí nổ, hơi hoặc trong môi trường
ẩm ướt.
 Không sử dụng sản phẩm khi sản phẩm bị hỏng.
 Không sử dụng sản phẩm khi sản phẩm hoạt động không chính xác.
 Không áp dụng nhiều điện áp danh định giữa các thiết bị đầu cuối hoặc giữa mỗi
thiết bị đầu cuối với nối đất.
 Không chạm vào điện áp trên 30V AC, đỉnh 42V AC hoặc 60V DC.
 Không vượt quá xếp hạng danh mục đo lường (CAT) của thành phần riêng lẻ được
xếp hạng thấp nhất của sản phẩm, đầu dò hoặc phụ kiện.
 Không sử dụng chức năng giữ để đo các tiềm năng chưa biết. Khi chế độ HOLD
được bật, màn hình không thay đổi khi các nhân tố khác được đo.
 Chỉ sử dụng kẹp dòng như đã được chỉ định trong hướng dẫn sử dụng. Nếu không,
các tính năng an toan của kẹp dòng có thể không bảo vệ bạn.
 Trước mỗi lần sử dụng, kiểm tra kẹp dòng. Tìm các vết nứt hoặc phần thiếu của dây
kẹp hoặc đầu ra cáp cách nhiệt. Ngoài ra tìm kiếm các thành phần bị lỏng hoặc
không chắc chắn. Chú ý đến lớp cách nhiệt xung quanh đầu kẹp.
 Không sử dụng kẹp cho mạch với điện áp cao hơn 600V (CAT III) và tần số cao
hơn 400Hz.
 Sử dụng hết sức cẩn thận khi lam việc với dây dẫn trần hoặc thanh cái. Kết nối với
dây dẫn có thể bị sốc điện.
 Không sử dụng đầu kiểm tra nếu nó bị hỏng. Kiểm tra đầu dẫn phần hư hỏng cách
nhiệt hoặc phần kim loại bị lộ ra, hoặc nếu chỉ báo hiển thị. Kiểm tra tính liên tục
của đầu kiểm tra.
 Kết nối đầu kiểm tra trước khi đo và tháo đầu kiểm tra sau khi đo.
 Tránh cùng lúc kết nối với pin và giá khung hoặc phần cứng có khả năng tiếp đất.
 Tuân thủ các quy tắc an toàn quốc gia. Sử dụng thiết bị bảo hộ cá nhân (gang tay
cao su, bảo vệ mặt, và quần áo chống cháy) để tránh sốc và chấn thương nổ nơi dây
dẫn đi trần.
 Kiểm tra lớp vỏ trước khi sử dụng sản phẩm. Tìm các vết nứt hoặc các mảnh nhựa
bị thiếu. Cẩn thận nhìn vào lớp cách nhiệt xung quanh các thiết bị đầu cuối.
 Chỉ sử dụng danh mục đo chính xác (CAT), điện áp và dòng điện để đánh giá đầu
dò, các đầu kiểm tra, và các bộ chuyển đổi cho việc đo lường.
 Đo điện áp đã biết trước để đảm bảo sản phẩm hoạt động chính xác.
 Hoạt động giới hạn với danh mục đo được chỉ định, điện áp hoặc cường độ dòng
điện.
 Giữ ngón tay phía sau phần bảo vệ ngón tay ở đầu dò.
 Tháo tất cả đầu dò, đầu kiểm tra và phụ kiện trước khi nắp đựng pin được mở ra.
 Sử dụng chính xác các thiết bị đầu cuối, chức năng và phạm vi đo.
 Chỉ sử dụng đầu dò, đầu kiểm tra và bộ chuyển đổi được cung cấp chung với sản
phẩm.
 Lắp nắp bảo vệ CAT III của đầu dò khi bạn sử dụng sản phẩm trong môi trường
CAT III. Nắp bảo vệ CAT III giảm đầu dò tiếp xúc kim loại xuống 4 mm.
 Không sử dụng sản phẩm với nắp đã tháo hoặc nắp đang mở. Có thể tiếp xúc với
điện áp nguy hiểm.

Bảng 1-2: Các ký tự được sử dụng trong HDSD và trên thiết bị


VI. Dữ liệu tần số vô tuyến:
Tham khảo thêm trên website của Fluke.
VII. Các phím và các kết nối in/out:

Bảng 1.3. Các phím

STT Chú thích


1 Phím mềm dùng cho cho các chức năng khác nhau trên màn hình.
2 Chọn một biểu tượng trên menu và cuộn qua thông tin.
3 Chuyển đổi giữa các khoảng đo thủ công và tự động. Có thể thay đổi các khoảng
đo trong chế độ thủ công.
4 Bật hoăc tắt đèn nền màn hình.
5 Mở menu cài đặt cho những thông số như độ tương phản, ngôn ngữ, ngày/giờ và
thời gian tắt máy.
6 Cho phép kết nối giữa máy đo và thiết bị di động gần đó cho việc truyền dữ liệu

7 Chuyển đội giữa chế độ đo Meter and Sequence. Để biết thêm chi tiết, đọc
Chương 3. Chuyển đổi giữa bộ nhớ Meter and Sequence. Để biết thêm chi tiết
đọc chương 5.
8 Bật hoặc tắt thiết bị.
9 Dừng thông số hiện tại trên màn hình và cho phép lưu thông số đó.
Hình 1.2 – Kết nối vào/ra
III. Màn hình hiển thị LCD:
Thiết bị có màn hình LCD hiển thị các thông số khác nhau cho từng chức năng đo lường.
Bảng 1-4 mô tả các thông số điển hình khi đo nội trở acquy trong chế độ Sequence.

Bảng 1-4. Thành phần chính trên màn hình LCD


Giải thích Giải thích
1 Tên 12 Thanh trạng thái (chỉ có trong chế độ
đo Squence)
2 Kết nối buetooth được bật 13 Thông số trung bình
3 Trạng thái kết nối que đo. Vòng tròn 14 Phím mềm F4 – Profile
đậm có nghĩa đã kết nối; vòng tròn
trống có nghĩa không kết nối
4 Trạng thái kết nối mô đun nhiệt độ. 15 Phím mềm F5 – Ngưỡng
Vòng tròn đậm có nghĩa đã kết nối,
vòng tròn trống có nghĩa không kết
nối
5 Ngày hiện tại 16 Phím mềm F2 – Bộ lọc thông thấp
6 Thời gian hiện tại 17 Phím mềm F1 – Lưu (lưu thông số
hiện tại)
7 Thời lượng pin 18 Pin đang kiểm tra so với tổng pin
trong chuỗi
8 Chỉ báo ngưỡng 19 Vị trí con trỏ
9 Kết quả kiểm tra (Đạt, cảnh báo hay 20 Ít nhất một dữ liệu được lưu trữ thành
lỗi) công (bằng tay hoặc tự động)
10 Thông số nội trở pin 21 Chức năng AutoHold được kích hoạt
11 Thông số điện áp 22 Chức năng AutoSave được kích hoạt

IX. Thông số kỹ thuật:


10.1. Thông số chung:
Bảo vệ cầu chì cho điện trở: 0.44A (44/100 A, 440 mA), 1000 V FAST Fuse
Nguồn cấp
Nguồn pin: BP500 kiện pin thông minh, ô đôi lithium-ion, 7.4V, 3000 mAh
Thời gian hoạt động của pin: 8 giờ hoạt động hết công suất liên tục.
Thời gian sạc pin: dưới 4 giờ đồng hồ.
Nguồn ra của bộ chuyển đổi: chỉ sử dụng bô sạc BC500; 18V, 840mA.
Dòng diện: 100V AC đến 240V AC
Tần số: 50Hz – 60Hz
Nhiệt độ
Hoạt động: từ 00C đến 400C
Lưu trữ: từ -200C đến 500C
Sạc pin: từ 00C đến 400C
Độ ẩm tương đối (không ngưng tụ, 10°C)
Hoạt động: ≤80 % tại nhiệt độ 100C đến 300C
≤75% taị nhiệt độ 300C đến 400C
Độ cao
Hoạt động: 2000m
Lưu trữ: 12.000m
Hệ số nhiệt độ: 0.1 x(chỉ số chính xác được chỉ định)/0C (<180C hay >280C)
Kích thước: 58 x 103 x 220 (mm)
Trọng lượng: 850 g
Bộ nhớ
Bộ nhớ Dữ liệu/cài đặt: 4MB
Đồng hồ thời gian thật: Thời gian và ngày tháng được đính tem cho việc đo. RTC làm
việc hơn 50 ngày với không có pin.
IP Rating: IEC 60529: IP 40
Tình trạng an toàn: IEC 61010-1, IEC 61010-2-030, IEC 61010-03, mức độ ô nhiễm 2
600V CAT III, tối đa 1000V DC
EMI, RFI, EMC, RF1: IEC 61326-1, IEC 61326-2-2, EN 300 328, EN 301 489-1, EN
301 489-17, FCC Part 15 Subpart C Sections 15.207, 15.209, 15.249
CONTAINS FCC IDs: T68-FWCS, XDULE40-S2
IC: 6627A-FWCS, 8456A-LE4S2
Khả năng tương thích điện từ: chỉ áp dụng sử dụng ở Hàn Quốc.
10.2. Thông số về độ chính xác:
Độ chính xác được xác định trong khoảng thời gian một năm sau khi hiệu chuẩn, ở 18° C
đến 28° C (64° F đến 82° F), với độ ẩm tương đối đến 80%. Thông số kỹ thuật chính xác
được đưa ra là: ± ([% đọc] + [số chữ số có nghĩa nhỏ nhất]). Đặc điểm chính xác đảm bảo
nhiệt độ môi trường ổn định ± 1 ° C.

Chức năng Chế độ Meter Chế độ Sequence


Nội trở Lưu bằng chuỗi kiểm tra với Lưu đến 450 bản trong 1 hồ sơ lưu
thời gian, lưu đến 999 bản
Điện áp pin Hiển thì và lưu với nội trở pin,
Hiển thị và lưu với nội trở pin, đến
đến 999 bản. 450 bản trong 1 hồ sơ lưu.
Điện áp xả Không tương thích Hỗ trợ đến 8 vòng cho 450 bản lưu
trong một hồ sơ lưu.
Nhiệt độ tiêu cực Chỉ hiện thị trên BTL 21, lưu Chỉ hiển thị trên BTL 21, lưu đến
đến 999 bản. 450 bản trong một hồ sơ lưu.
V DC Lên đến 999 bản. Lên đến 20 bản trong một hồ sơ lưu
V Lên đến 999 bản Hiển thị và lưu với V AC, lên đến
20 bản trong một hồ sơ lưu.
Hz Hiển thị và lưu với V AC, lên Hiển thị và lưu với V AC, lên đến
đến 999 bản 20 bản trong một hồ sơ lưu.
Điện áp gợn AC Lên đến 999 bản Lên đến 20 bản trong một hồ sơ lưu

10.3. Khả năng lưu trữ:

Chức năng Vùng Dung sai Chính xác


3 mΩ 0.001 mΩ 1% + 8
Nội trở pin 30 mΩ 0.01 mΩ 0.8% + 6
300 mΩ 0.1 mΩ 0.8% + 6
3000 mΩ 1 mΩ 0.8% + 6
6V 0.001 V
V DC 60 V 0.01 V 0.09 % + 5
600 V 0.1 V
1000 V 1V
V AC (45Hz đến 500 Hz với bộ lọc
thông thấp) 600 V 0.1 V 2 % + 10
Tần số (Hiển thị với V AC, A AC sử
dụng i410) 45 Hz to 500 Hz 0.1 Hz 0.5 % + 8
Mức độ kích hoạt: ≥ 10mV @V AC;
≥ 10A @A AC
Sóng điện áp AC (20 kHz) 600 mV 0.1 mV 3% + 20
6000 mV 1 mV 3% +10
Amps dc/Amps ac 400 A 1A 3.5 % + 2
Nhiệt độ 00C – 600C 10C 20C
CHƯƠNG 2: CÀI ĐẶT

I. Giới thiệu:
Chương này mô tả cách cài đặt cho thiết bị này.
II. Chân dựng máy:
BT521 có chân dựng để chúng ta có thể nhìn thấy màn hình khi đặt ở trên một bề mặt
phẳng. Xem hình 2-1.

Hình 2-1. Đế dựng nghiêng

III. Dây đeo thắt lưng:


Hình 2-2 cho ta thấy cách sử dụng móc đeo lưng của sản phẩm.
IV. Điều chỉnh độ tương phản màn hình:
Để điều chỉnh độ tương phản màn hình:
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
Contrast được hiển thị sẵn.
2. Bấm phím mềm – để giảm độ tương phản hoặc bấm phím mềm + để tăng đậm độ
tương phản
Chú ý: Nếu bấm quá lâu, màn hình hiển thị sẽ đen toàn màn hình.
3. Bấm nút mềm Back để trở về chế độ bình thường.
V. Chọn ngôn ngữ:
Thiết bị có sẵn những ngôn ngữ sau:
 Anh
 Đức
 Pháp
 Ý
 Hà Lan
 Bồ Đào Nha
 Nga
 Tây Ban Nha
 Thổ Nhĩ Kỳ
 Trung Quốc
 Hàn Quốc
Ngôn ngữ mặc định là Tiếng Anh.
Để chọn ngôn ngữ khác:
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím lên để di chuyển chọn menu được bôi đậm Language/English.
3. Bấm phím mềm Select để mở mục ngôn ngữ.
4. Sử dụng phím lên và xuống để chọn ngôn ngữ mong muốn và sau đó bấm Confirm.
5. Bấm nút Back để trở về hoạt động bình thường.

VI. Bật tắt âm thanh:


Để bật hoặc tắt âm thanh (beep)
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím xuống để chọn Beep, và bấm Select
3. Sử dụng phím lên và xuống để chọn Off và On, và bấm Confirm.
4. Bấm nút Back để trở về hoạt động bình thường.

VII. Chế độ autohold và autosaves:


Chú ý: AutoHold và AutoSave chỉ sử dụng được ở chế độ Đo nội trở acquy và chế độ đo
Điện áp xả của acquy.
Khi AutoHold được bật, biểu tượng “nhịp tim” xuất hiện trên màn hình. Sản phẩm sẽ giữ
các thông số trên màn hình và giữ nguyên trong 1 giây. Sau khi AutoHold hoàn tất, biểu
tượng HOLD xuất hiện trên màn hình. Thống số trên màn hình được giữ sẽ không tự động
mất đi mặc dù khi mất kết nối với các đầu đo.
Trong chế độ AutoSave, biểu tượng AutoSave xuất hiện trên màn hình. Thông số được đo
tự động lưu vào bộ nhớ trong.

Cảnh báo: để tránh việc sốc điện, cháy, hoặc bị thương, không dùng chức năng HOLD
để đo những đối tượng chưa biết. Khi HOLD được bật, màn hình không thay đổi khi
một đối tượng khác đang đo.
Để cài đặt chế độ AutoHold và AutoSave:
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím lên và xuống để chọn Auto mode
3. Bấm nút Select để mở menu Auto mode
4. Sử dụng phím lên và xuống chọn Disable, HOLD hoặc HOLD+SAVE.
5. Bấm nút Confirm.
6. Bấm nút Back để trở lại hoạt dộng bình thường.

VIII. Cài đặt thời gian tự động tắt:


Sử dụng chức năng tự động tắt để tiết kiệm pin cho thiết bị. Tùy chọn này cho phép hoặc
không cho phép việc tự động tắt nguồn và cài đặt thời gian giữa hoạt động cuối cùng và tự
động tắt.
Để cài đặt thời gian tự động tắt.
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím lên và xuống để chọn General và bấm nút Select
3. Sử dụng phím lên và xuống để chọn Power off và bấm nút Select
4. Sử dụng phím lên và xuống để chọn 5 Minutes, 15 Minutes, 30 Minutes hoặc
Never.
5. Bấm nút Confirm.
6. Bấm nút Back để trở lại màn hình cài đặt.
IX. Xem thông tin tổng quan về thiết bị:
BT521 cung cấp thông tin về thiết bị như: số model, số seri, phiên bản, phiên bản bo mạch
và thời gian hiệu chuẩn.
Để xem thông tin về thiết bị:
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím lên và xuống để chọn General và bấm nút Select
3. Sử dụng phím lên và xuống để chọn Device info và bấm nút View. Thông tin sản
phẩm sẽ xuất hiện trên màn hình
4. Bấm nút Back để trở lại màn hình cài đặt.
X. Phục hồi cài đặt ban đầu của nhà sản xuất:
Để phục hồi lại cài đặt ban đầu của nhà sản xuất:
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím lên và xuống để chọn General và bấm nút Select
3. Sử dụng phím lên và xuống để chọn Factory mode, và bấm nút Select
4. Bấm nút Confirm để đặt lại cài đặt của nhà sản xuất.
Chú ý: Nếu sản phẩm được đặt lại cài đặt của nhà sản xuất, tất cả dữ liệu đo đều mất.
XI. Xem thông tin bộ nhớ đã sử dụng:
Để xem thông tin bộ nhớ người dùng:
1. Bấm Setup để mở menu cài đặt.
2. Sử dụng phím lên và xuống để chọn Memory info và bấm nút Select
Màn hình hiểu thị thông tin về bộ nhớ đã được sử dụng trong chế độ Meter và
Sequence
3. Bấm nút Back để trở lại màn hình cài đặt.
CHƯƠNG 3: HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG MÁY ĐO BT521
I. Tổng quan:
Chương này hướng dẫn cách sử dụng máy đo acquy BT521. Máy đo có 2 chế độ đo là
Meter và Sequence.
Chế độ Meter giúp đo nhanh và dễ dàng, lưu các giá trị đo và thời gian đo vào bộ nhớ máy.
Ở chế độ này, máy đo được các các giá trị nội trở, điện áp AC và DC, độ gợn điện áp AC.
Chế độ Sequence sử dụng để đo acquy của các thiết bị ở nhiều phòng khác nhau. Ở chế độ
này, ta có thể tạo ra các “profile” cho mỗi dãy acquy cần được kiểm tra. Các thông số chính
của mỗi “profile” bao gồm khu vực chứa acquy, tên thiết bị, số hiệu, số lượng và chủng
loại acquy. Trong suốt quá trình kiểm tra, tất các các thông số đo được bao gồm nội trở
acquy, điện áp và độ gợn điện áp AC đều được lưu trữ trong “profile”. Sau khi quá trình
kiểm tra dãy acquy được hoàn tất, ta có thể tạo “profile” mới cho chuỗi acquy mới. Đồng
thời có thể xem lại hoặc xóa dữ liệu đã đo được trong lịch sử các “profile”.
Với khả năng quản lý “profile” có sẵn trong máy và phần mềm phân tích dữ liệu trên máy
tính, ta có thể phân tích các thông số phục vụ cho công tác bảo dưỡng một cách hiệu quả
nhất. Ví dụ, ta có thể tạo báo cáo kiểm tra và bảo trì acquy một cách toàn diện cho các thiết
bị hoặc phân tích sự thay đổi nội trở của một dãy acquy theo thời gian.
II. Cách thay đổi giữa các chế độ của máy đo:
Mỗi khi ta bật máy, chế độ đo mặc định sẽ là Meter. Chữ METER MODE sẽ hiện lên ở
góc trên bên trái màn hình.
Để chuyển sang chế độ đo Sequence ta làm như sau:
1. Nhấn nút
Dòng chữ Enter SEQUENCE mode? sẽ hiện lên màn hình.
2. Nhấn Continue, New, hoặc Load để lựa chọn các chế độ tiếp theo.

Để trở lại chế độ Meter:


1. Nhấn nút
2. Khi dòng chữ Back to METER mode? hiện lên, nhấn chọn Continue
Ghi chú: Tất các các phép đo trong chế độ “Sequence” đều đã được lưu trong bộ nhớ máy
III. Thiết lập các Profiles trong chế độ Sequence:
Trong chế độ Sequence, ta có thể dùng các Profiles để quản lý, phân tích các dữ liệu đo
được. Hình dưới mô tả một Profiles điển hình.

3.1. Quản lý các Profiles:


BT521 cho phép lưu đến 100 profile. Mỗi profile liệt kê các thông số trong phép đo một
chuỗi acquy bao gồm. Như hình trên ta thấy:
- Khu vực để thiết bị: Fluke
- Tên thiết bị: ABC 500kVA
- Số hiệu thiết bị: 1
- Số dãy acquy: 1
- Số hiệu ban đầu: 1
Trong hình bên trên, góc trên bên trái hiện tên profile là Fluke-ABC 500KVA-1-1. Phần
mềm trong máy tính cũng sử dụng cấu trúc tương tự để quản lý phân loại các profile.
3.2. Cách tạo các Profiles:
Có các cách sau để tạo một Profile:
 Create by default: Sử dụng các thông số mặc định của máy để tạo profile.
 Copy from template: Sao chép các dữ liệu từ các mẫu có sẵn.
 String+1: Sao chép dữ liệu từ các profile cũ và tăng giá trị lên 1 đơn vị của dãy acquy.
Ghi chú: Tùy chọn “Copy from template” chỉ khả dụng khi các mẫu có sẵn được tải sang
từ máy tính.
Để tạo một profile mới trong chế độ Sequence ta thực hiện như sau:
1. Tại màn hình chính của chế độ Sequence nhấn chọn nút Profile. Danh mục thông số các
profile sẽ hiện lên trên màn hình.
2. Nhấn chọn nút New. Màn hình Select the way to create menu sẽ hiện lên tiếp theo.

3. Sử dụng phím lên và xuống để lựa chọn các chế độ Create by default, Copy from
template hoặc String+1.
4. Nhấn nút Create, màn hình New profile sẽ hiện lên tiếp theo.
5. Nếu muốn chỉnh sửa, nhấn nút Edit, sau đó sử dụng các phím mũi tên để sửa các giá trị.
6. Nhấn phím Done sau khi đã chỉnh sửa xong các giá trị.
7. Nhấn nút Start để chuyển sang màn hình tiến hành phép đo.
Ghi chú:
- Khi một dãy acquy được kiểm tra định kỳ, Fluke khuyến cáo sử dụng cùng một tên cho
profile. Như vậy các thông số đo được có thể được lưu trữ và xu hướng dữ liệu có thể được
xem dễ dàng hơn.
- Sau khi một dãy acquy được đo xong, chức năng String+1 giúp ta dễ dàng đo tiếp dãy
acquy khác mà không cần nhập lại dữ liệu đầu vào.
3.3. Hiệu chỉnh thông số một Profile:
Trong chế độ Sequence, các profile có thể chỉnh sửa được trong quá trình tạo profile hoặc
trong lúc thực hiện phép đo.
3.3.1. Hiệu chỉnh profile trong quá trình khởi tạo profile:
Để hiệu chỉnh thông số của profile ta làm như sau:
1. Tại màn hình New Profile, sử dụng phím lên và xuống để lựa chọn các thông số cần
thay đổi.
2. Để thay đổi giá trị:
a. Đối với thông số Deice ID và Battery string, sử dụng phím – và + để thay đổi giá trị.
b. Đối với các giá trị khác, nhấn phím Edit sau đó sử dụng các phím mũi tên để thay đổi
giá trị. Sử dụng phím Select để chọn giá trị, sau khi hoàn thành nhấn phím Done để kết
thúc.
3. Nhấn phím Start để xác nhận các thay đổi và bắt đầu quá trình đo.
3.3.2. Hiệu chỉnh một profile trong quá trình đo:
Để hiệu chỉnh thông số của profile ta làm như sau:
1. Nhấn phím Profile. Màn hình Profile info sẽ hiện lên.
Ghi chú: Khi một profile đã được tạo, số lượng acquy hoặc giá trị Start ID không thể thay
đổi được.
2. Nhấn phím Modify. Màn hình Edit profile sẽ hiện lên.
3. Sử dụng phím lên và xuống để lựa chọn các thông số cần thay đổi.
4. Tiếp theo tiến hành các bước như trong phần “Hiệu chỉnh profile trong quá trình khởi
tạo profile”
3.4. Nạp profile có sẵn:
Trong chế độ Sequence ta có thể nạp các profile đã được lưu sẵn trong máy khi bắt đầu
chuyển sang chế độ Sequence hoặc trong quá trình đo đạc ở chế độ Sequence. Chế độ này
cũng có thể dùng để tiếp tục đo tiếp một profile đang đo dở.
3.4.1. Nhập một profile khi bắt đầu chuyển sang chế độ Sequence:
Ta tiến hành các bước như sau:
1. Tại màn hình Enter SEQUENCE mode?, nhấn phím Load. Màn hình Load profile sẽ
hiện lên danh sách các profile được lưu trong bộ nhớ máy.
2. Sử dụng phím lên và xuống để lựa chọn profile cần dùng.
3. Nhấn phím Load. Màn hình sẽ hiện lên các thông số của profile được nạp.
4. Nhấn phím Continue để xác nhận profile ta chọn.. Tên của profile được chọn sẽ hiện
lên tại góc trên bên phải của màn hình hiển thị.
3.4.2. Nhập một profile trong quá trình đo ở chế độ Sequence:
Ta tiến hành các bước như sau:
1. Tại màn hình tiến hành phép đo, nhấn phím Profile. Màn hình Profile info sẽ hiện lên.
2. Nhấn phím Load. Màn hình Load profile sẽ hiện lên.
3. Sử dụng phím Prev và Next cùng phím lên và xuống để lựa chọn một profile ta cần.
4. Nhấn phím Load.
5. Nhấn phím Continue để xác nhận profile ta chọn.
IV. Tiến hành phép đo:
4.1. Đo nội trở và điện áp của acquy:
BT521 có thể đồng thời đo nội trở và điện áp của acquy, qua đó giúp ta đánh giá thông số
của acquy. BT521 đồng thời có thể kiểm tra điện trở của mối nối giữa hai acquy trong một
dãy, từ đó có thể cho biết mối nối có bị lão hóa hoặc bị lỏng hay không.
Để tiến hành đo nội trở và điện áp hoặc điện trở dây nối giữa 2 acquy, chuyển nút vặn sang
vị trí mΩ rồi tiến hành đo như hình dưới.

4.1.1. Các cọc đo của máy BT521:


Để kết nối que đo đến cực của acquy ta tiến hành:
1. Chạm que đo vào cực của acquy cần đo.
2. Nhấn nhẹ que đo xuống để 2 đầu cực que đo tiếp xúc hoàn toàn với cực của acquy cần
đo.
Ghi chú:
Phép đo chỉ được thực hiện khi hai đầu cực của que đo được tiếp xúc hoàn toàn với cực
acquy cần đo. Để phép đo được chính xác, không nên đo vào các bulong như hình dưới.
4.1.2. Xem giá trị phép đo trên màn hình:
Thông số trên màn hình khi ở chế độ Meter.

Thông số trên màn hình khi ở chế độ Sequence


Số lượng acquy: Hiển thị số acquy đã được kiểm tra.
Thanh trạng thái: Dựa trên số lượng acquy trong một dãy được đo. Mỗi vạch tượng trưng
cho một acquy. Một vạch sáng tương ứng với một acquy chưa được đo. Vạch tối tương
ứng với acquy đã được đo.
Con trỏ: Sử dụng phím trái và phải để di chuyển con trỏ. Vị trí con trỏ thay đổi tùy theo
acquy nào đang được kiểm tra. Khi con trỏ chỉ đển vạch đen nào, số acquy đo được tương
ứng sẽ hiện lên bên dưới thanh trạng thái.
Giá trị trung bình: Sau hai hoặc nhiều hơn acquy được kiểm tra, màn hình sẽ hiển thị giá
trị trung bình đo được, bao gồm nội trở trung bình và điện áp trung bình.
Gợi ý: Nếu giá trị của acquy đang đo có sai khác nhiều so với giá trị trung bình đo được
thì có thể acquy này có vấn đề.
4.1.3. Kiểm tra điện trở dây nối acquy ở chế độ Sequence:
Dãy dây nối được tự động tạo ra ngay sau khi dãy acquy được tạo ra trong cùng một profile.
Số lượng dây nối trong dãy bằng với số acquy. Nhấn phím Strap để chuyển sang chế độ
kiểm tra dây nối. Màn hình sẽ hiện biểu tượng . Nhấn phím Battery để trở lại chế độ
đo kiểm tra acquy.
4.1.4. Thiết lập dải đo đạc:
Nội trở acquy hoặc điện trở dây nối giữa 2 acquy có thể thiết lập những khoảng giá trị có
sẵn. Khoảng giá trị mặc định là 30mΩ. Ta có thể nhấn nút để lựa chọn các giá trị khác như
30 mΩ > 300 mΩ > 3000 mΩ > 3 mΩ. Giá trị điện áp acquy đo được là tự động, ta không
thể thiết lập được giá trị này.
4.1.5. Đọc kết quả kiểm tra acquy đã được lưu:
Ở chế độ Meter, nhấn phím Save để lưu giá trị nội trở, điện áp và thời gian đo hiện tại.
Tất cả các kết quả được lưu theo thứ tự thời gian. Ở chế độ Sequence, nhấn nút Save để
lưu giá trị nội trở, điện áp hiện tại. Sau khi mỗi acquy được đo giá trị sẽ tăng lên 1. Thanh
trạng thái sẽ dịch chuyển dần sang bên phải ứng với quá trình đo.
Ghi chú: Nếu que đo không kết nối đến acquy hoặc không được gắn vào máy, chế độ Save
sẽ không hiển thị.
4.1.6. Xóa các kết quả được lưu:
Để xóa các giá trị đã đo được cho dãy acquy đang được đo trong chế độ Sequence ta làm
như sau:
1. Sử dụng phím trái và phải để di chuyển con trỏ đến vạch trên thanh trạng thái tương ứng
với bình acquy cần chọn.
2. Nhấn phím Erase. Vạch được chọn sẽ chuyển sang màu sáng. Nhấn phím Save để lưu
giá trị đo mới cho dãy acquy.
4.1.7. Kích hoạt chế độ lọc Low-Pass cho phép đo điện trở:
Khi độ gợn điện áp AC đạt tới giá trị cao quá mức có thể có những ảnh hưởng không tốt
đến phép đo điện trở acquy. Khi đó ta sử dụng chế độ lọc Low-Pass có sẵn của máy để ổn
định hoặc giảm sự ảnh hưởng của độ gợn điện áp này đối với phép đo.
Để kích hoạt chế độ lọc Low-Pass, ở chế độ Meter nhấn phím LO, ở chế độ Sequence
nhấn phím More sau đó chọn phím LO. Màn hình hiển thị sẽ kiện biểu tượng LO.

4.1.8. Thiết lập các ngưỡng đo:


BT521 cho phép ta nhanh chóng và dễ dàng thiết lập ngưỡng đo thấp và cao hay phạm vi
sai số. Trong quá trình kiểm tra, các giá trị đo được tự động so sánh với các ngưỡng đã xác
định trước cung cấp chỉ báo PASS, FAIL hoặc WARN sau mỗi phép đo.
Chức năng thiết lập ngưỡng mặc định không được bật. Có thể lưu tối đa 10 bộ ngưỡng và
lựa chọn một ngưỡng lúc cần thiết.
4.1.8.1. Để thiết lập và lựa chọn các ngưỡng đo ta tiến hành như sau:
1. Tại màn hình tiến hành phép đo, nhấn phím More và Threshold để chuyển sang màn
hình Select Threshold.
2. Sử dụng phím trái và phải để lựa chọn ngưỡng đo cần chọn.
3. Dùng phím trái và L để chọn giá trị cần thay đổi trong những mục Voltage lower,
Reference, Warning, Fail, Low Limit và Notes.
4. Để thay đổi các giá trị ta làm như sau:
a. Sử dụng phím – và + để thay đổi các giá trị cho mục Warning và Fail.
b. Đối với các mục khác, nhấn phím Edit, sau đó sử dụng các phím mũi tên để thay đổi giá
trị, cuối cùng nhấn phím Confirm để lưu giá trị đã chọn.
5. Khi tất cả các ngưỡng giá trị được thay đổi, nhấn phím Confirm để lưu giá trị được thiết
lập.
Sau khi các ngưỡng được áp dụng, biểu tượng T-X (X đại diện cho giá trị No.) và các chỉ
báo PASS/WARN/FAIL sẽ được hiển thị lên màn hình.
4.1.8.2. Để tắt các ngưỡng đo ta tiến hành như sau:
1. Tại màn hình tiến hành phép đo, nhấn phím Threshold để chuyển sang màn hình Select
Threshold. Lúc này biểu tượng No. đang được hiển thị sẵn.
2. Sử dụng phím trái để chuyển biểu tượng No. thành ---
3. Nhấn phím Confirm. Biểu tượng T-X sẽ biến mất trên màn hình.
4.1.9. Cách thức hoạt động của các ngưỡng đo:
Khi một ngưỡng đo được áp dụng, BT521 sẽ so sánh giá trị đo được với giá trị tham khảo
được thiết lập của ngưỡng đó.
 Nếu giá trị đo được lớn hơn Giá trị tham khảo x (1 + Ngưỡng báo Fail) hoặc nhỏ hơn
Giá trị giới hạn nhỏ nhất, kết quả so sánh sẽ báo FAIL. Điều này chỉ ra acquy đang được
kiểm tra có thể bị hỏng hoặc cần kiểm tra lại.
 Nếu giá trị đo được lớn hơn Giá trị tham khảo x (1 + Ngưỡng báo Warning) nhưng nhỏ
hơn giá trị tham khảo x (1 + Ngưỡng báo Fail), kết quả đưa ra sẽ là WARN. Điều này
chỉ ra acquy được kiểm tra cần được chú ý và tăng cường kiểm tra.
 Nếu giá trị đo được nhỏ hơn Giá trị tham khảo x (1 + Ngưỡng báo Warning), kết quả
đưa ra sẽ là PASS. Điều này chỉ ra acquy đang kiểm tra còn tốt.
Ví dụ:
Ta đặt ngưỡng điện trở tham khảo là 3.00 mΩ, Warning thiết lập là 20%, Fail thiết lập là
50% và giá trị giới hạn thấp là 2.00 mΩ.
Khi này kết quả báo FAIL khi giá trị đo được lớn hơn 3.00 x (1 + 50%) = 4.50 mΩ
Kết quả báo PASS khi giá trị đo dược nhỏ hơn 3.00 x (1 + 20%) = 3.60 mΩ
Kết quả báo WARN khi giá trị đo được nhỏ hơn 4.50 mΩ nhưng lớn hơn 3.60 mΩ.
Cùng lúc đó, BT521 so sánh giá trị điện áp đo được với giá trị điện áp thấp trong ngưỡng
được chọn. Nếu giá trị đo được thấp hơn giá trị điện áp trong ngưỡng, kết quả báo FAIL.
Nếu giá trị đo được cao hơn giá trị điện áp trong ngưỡng, kết quả báo PASS.
Ghi chú: Nếu giá trị nội trở và điện áp đo được có các kết quả khác nhau, máy sẽ chọn kết
quả xấu hơn. Ví dụ, giá trị nội trở báo PASS nhưng giá trị điện áp báo FAIL, máy đo sẽ
hiển thị kết quả phép đo là FAIL.
4.2. Đo điện áp xả của acquy:
Chế độ đo điện áp xả giúp thu thập điện áp của mỗi ắc quy nhiều lần theo chu kỳ do người
dùng xác định trong khi kiểm tra xả điện hoặc khi có tải. Người dùng có thể tính toán một
ắc quy mất bao nhiêu thời gian để giảm xuống mức điện áp giới hạn và sử dụng thời gian
này để xác định mức mất dung lượng của ắc quy
4.2.1. Tiến hành phép đo:
Để đo điện áp xả, tiến hành như sau:
1. Nhấn phím nếu cần thiết để chuyển sang chế độ Sequence.
2. Chuyển nút vặn sang vị trí Discharge VOLTS.
Ghi chú: Điện áp xả chỉ có thể đo được trong chế độ Sequence.
4.2.2. Màn hình hiển thị chế độ đo điện áp xả:
Hình dưới mô tả màn hình hiển thị thường thấy của chế độ đo điện áp xả

Thanh trạng thái: Hiển thị số acquy đang được đo.


Acquy ID và tổng số: Số bên trái dấu / hiển thị ID của acquy đã đo được. Số bên phải dấu
/ là tổng số acquy có trong dãy.
Số lần đo và thời gian đo: Chữ số trên thanh trạng thái chỉ ra số lần đo và thời gian đã đo.
Con trỏ: Sử dụng phím trái và phải để di chuyển con trỏ. Vị trí con trỏ thay đổi tùy theo
acquy nào đang được kiểm tra. Khi con trỏ chỉ đển vạch đen nào, số acquy đo được tương
ứng sẽ hiện lên bên dưới thanh trạng thái.
Giá trị đo được trung bình: Sau khi hai hoặc nhiều hơn hai acquy được đo, giá trị trung
bình của điện áp đo được sẽ hiển thị.
Nhấn phím Save để lưu giá trị điện áp xả đo được và thời gian tiến hành phép đo. Số acquy
đã đo được và số trên thanh trạng thái sẽ tăng lên 1 đơn vị. Vạch trên thanh trạng thái tương
ứng với acquy đã đo sẽ chuyển sang màu đen, con trỏ sẽ dịch sang phải 1 nấc.
Nhấn phím F3 để bắt đầu đo lượt tiếp theo. Thời gian đo sẽ hiện lên bên cạnh số lượt đo
khi ta lưu giá trị đo đầu tiên.
Chú ý: Ta không thể quay trở lại lượt đo đầu tiên khi bắt đầu đo sang lượt mới.
4.3. Đo điện áp một chiều DC:
BT521 có thể dùng để đo điện áp một chiều DC.
Để đo điện áp DC, chuyển nút vặn sang vị trí . Sau đó tiến hành đo như hình dưới.

4.3.1. Thiết lập khoảng đo:


Trong chế độ đo điện áp DC, khoảng đo tự động được dùng mặc định. Khi giá trị đo được
bằng 110% giới hạn trên của khoảng đo hiện tại, thiết bị sẽ tự động mở rộng khoảng đo.
Khi giá trị đo được bằng 90% giới hạn dưới của khoảng đo hiện tại, thiết bị sẽ tự động
giảm khoảng đo.
Để thiết lập khoảng đo thủ công, nhấn phím để chuyển qua lại các khoảng 6V, 60V,
600V và 1000V.
4.3.2. Lưu giá trị điện áp DC đã đo:
Ở chế độ Meter, nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo.
Ở chế độ Sequence. nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo. Số acquy
hiện tại tự động tăng lên 1 đơn vị. Vạch trên thanh trạng thái tương ứng với acquy đã đo sẽ
chuyển sang màu đen, con trò dịch chuyển sang phải 1 nấc.
4.4. Đo điện áp xoay chiều AC:
BT521 hỗ trợ việc đo 2 giá trị độc lập là rms và tần số của điện áp AC.
Để đo điện áp AC, chuyển nút vặn sang vị trí . Sau đó tiến hành đo như hình dưới.

4.4.1. Khoảng đo:


Phép đo điện áp xoay chiều chỉ có một khoảng đo duy nhất là 600V. Tần số đo được là tự
động. Ta không thể thay đổi được các thông số này.
4.4.2. Lưu giá trị điện áp AC đo được:
Ở chế độ Meter, nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo.
Ở chế độ Sequence. nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo. Số acquy
hiện tại tự động tăng lên 1 đơn vị. Vạch trên thanh trạng thái tương ứng với acquy đã đo sẽ
chuyển sang màu đen, con trò dịch chuyển sang phải 1 nấc.
Chú ý: Tối đa lưu được 20 giá trị điện áp AC trong một profile
4.5. Đo điện áp gợn:
Thiết bị có thể đo thành phần độ gợn điện áp ac của điện áp đã chỉnh lưu trong mạch biến
tần và sạc điện áp dc. Cho phép người dùng kiểm tra mọi thành phần ac trong mạch sạc dc
và tìm nguyên nhân gốc của việc ắc quy bị xuống cấp
Để đo độ gợn điện áp, chuyển nút vặn sang vị trí RIPPLE VOLTS.
4.5.1. Thiết lập khoảng đo:
Trong chế độ này, khoảng điện áp một chiều và xoay chiều tự động được thiết lập mặc
định.
Để thiết lập thủ công khoảng đo điện áp xoay chiều, nhấn phím để chuyển qua lại
giữa 600mV và 6000mV.
Khoảng đo điện áp một chiều là tự động và ta không thể thay đổi được.
4.5.2. Lưu giá trị độ gợn điện áp:
Ở chế độ Meter, nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo.
Ở chế độ Sequence. nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo. Số acquy
hiện tại tự động tăng lên 1 đơn vị. Vạch trên thanh trạng thái tương ứng với acquy đã đo sẽ
chuyển sang màu đen, con trò dịch chuyển sang phải 1 nấc.
Chú ý: Tối đa lưu được 20 giá trị độ gợn điện áp trong một profile
4.6. Chế độ đo dòng (Chức năng AUX)
Thiết bị có thể đo được dòng một chiều và xoay chiều khi sử dụng bộ kết nối BTL_A và
kìm kẹp dòng Fluke i410.
Để đo dòng, chuyển nút vặn sang vị trí AUX và tiến hành đo như hình dưới.
4.6.1. Thiết lập khoảng đo:
Trong chế độ này, khoảng đo dòng một chiều và xoay chiều được cố định là 400A, ta không
thể thay đổi giá trị này.
Ngưỡng đo tần số của dòng xoay chiều là tự động và ta cũng không thể thay đổi.
4.6.2. Lưu giá trị đo dòng một chiều và xoay chiều:
Ở chế độ Meter, nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo.
Ở chế độ Sequence. nhấn phím Save để lưu giá trị đo hiện tại cùng thời gian đo. Số acquy
hiện tại tự động tăng lên 1 đơn vị. Vạch trên thanh trạng thái tương ứng với acquy đã đo sẽ
chuyển sang màu đen, con trò dịch chuyển sang phải 1 nấc.
Chú ý: Tối đa lưu được 20 giá trị độ gợn điện áp trong một profile
4.6.2. Sử dùng kìm kẹp dòng Fluke i410:
Tham khảo hướng dẫn sử dụng kìm kẹp dòng i410 đi kèm thiết bị.
4.7. Đo điện áp sử dụng TL715:
Với que đo TL715, thiết bị có thể đo được điện áp xả, điện áp xoay chiều, một chiều và độ
gợn điện áp xoay chiều.
Để tiến hành phép đo ta làm như sau:
1. Kết nối que đo TL715 đến bộ chuyển đổi BTL_A.
2. Kết nối BTL_A với thiết bị.
3. Chuyển nút vặn sang vị trí cần đo.
Hướng dẫn chi tiết phép đo, vui lòng tham khảo các mục “Đo điện áp xả”, “Đo điện áp một
chiều”, “Đo điện áp xoay chiều”, “Đo độ gợn điện áp xoay chiều”.
Ví dụ, hình dưới hướng dẫn cách đo điện áp một chiều sử dụng que đo TL715.
CHƯƠNG 4:
HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG ĐẦU DÒ ĐA NĂNG BTL 21

I. Tổng quan:
Chương này sẽ hướng dẫn cách sử dụng đầu dò đa năng BTL 21 đi kèm với máy đo.
Hình 4.1 và bảng 4.1 miêu tả hình ảnh và các bộ phận của đầu dò BTL 21.

Số Tên gọi Chức năng


hiệu
1 Màn hình Hiển thị các giá trị đo
2 LED chỉ thị Màu xanh là đạt, màu cam là cảnh báo, màu đỏ là
không đạt
3 Nút Save Lưu bằng tay các giá trị đo
4 Nút Đèn nền Bật/ tắt đền nền màn hình
5 Nút nguồn Bật/tắt đầu dò
6 Loa Khi bật sẽ phát tiếng báo đat hay không đạt
7 Tiếp điểm Kết nối đầu dò và ăc quy (Có thể thay)
8 Vòng bảo vệ Tay cầm đầu dò ở phía sau vòng này để tránh sự cố về
điện
II. Cài đặt cho đầu dò:
2.1. Cài đặt âm thanh:
1. Ấn nút Setup để vào màn hình cài đặt
2. Ấn mũi tên xuống để chọn Handle
3. Chọn Audio
4. Ấn lên hoặc xuống để chọn “Disable”(Bật/Tắt loa), “Threshold result”(Bật âm
báo giá trị đo), “Battery number” (Bật âm báo số lượng Ắc quy) hoặc “Both”
(Cả hai)
5. Ấn chọn Confirm để lưu cài đặt
6. Ấn Back để thoát
2.2. Cài đặt đơn vị nhiệt độ:
1. Ấn nút Setup để vào màn hình cài đặt
2. Ấn mũi tên xuống để chọn Handle
3. Chọn Temperature Unit
4. Ấn lên hoặc xuống để chọn “Celsius” (Độ C) hoặc “Fahrenheit” (Độ F)
5. Ấn chọn Confirm để lưu cài đặt
6. Ấn Back để thoát
2.3. Cài đặt giá trị phát xạ:
Độ phát xạ (Emissivity) là đại lượng đặc trưng cho khả năng tỏa nhiệt (dưới dạng bức xạ)
của vật liệu. Hầu hết các vật liệu hữu cơ có bề mặt bị ô xi hóa hoặc được sơn có giá trị độ
phát xạ xấp xỉ 0.95. Đây cũng là giá trị mặc định được cài đặt trong máy đo.
Các đầu cực của Ắc quy có thể yêu cầu giá trị cài đặt khác của giá trị này. Tham khảo bảng
giá trị độ phát xạ dưới đây (Bảng 4.2) nếu cần thiết.

Vật liệu Độ phát xạ


Nhôm lá 0.03
Nhôm ( ô xi hóa) 0.9
Đồng (đánh bóng) 0.04
Đồng (ô xi hóa) 0.87
Thép không gỉ (đánh bóng) 0.16
Thép không gỉ (ô xi hóa) 0.8
Chì (ô xi hóa) 0.63
Chì (ô xi hóa) (Nâu) 0.28
Nhưa đục (tất cả các màu) 0.95

Các bước để cài đặt giá trị phát xạ trên đầu dò BTL 21.
1. Ấn nút Setup để vào màn hình cài đặt
2. Ấn mũi tên xuống để chọn Handle
3. Chọn Emissivity
4. Ấn phím Edit, sau đó dùng cái phím mũi tên để đặt giá trị phát xạ
5. Ấn chọn Confirm để lưu cài đặt

Ghi chú: Giá trị mặc định của độ phát xạ là 0.95. Giá trị này nằm trong khoảng từ 0.1
đến 1.0
2.4. Bật/Tắt nguồn:
Đầu dò được cấp nguồn bởi máy đo.
Khi được kết nối với máy đo, nó sẽ tự động bật.
Ấn phím nguồn bên dưới màn hình đầu dò để bật hoặc tắt nguồn của đầu dò.
Ghi chú: Khi đầu dò không được cấp nguồn; màn hình, đèn Led chỉ thị, nút Save, loa và
chức năng đo nhiệt độ của nó không hoạt động. Bạn vẫn có thể dùng đầu dò để thực hiện
các thao tác đo lường khác và đọc giá trị trên màn hình của máy đo.
2.5. Màn hình hiển thị:
Hình và bảng 4.3 miêu tả các thông số hiển thị trên màn hình của đầu dò BTL21
Số hiệu Ý nghĩa
1 Số thứ tự Ắc quy (trong Sequence Mode)
2 Cảnh báo quá áp
3 Chức năng AutoHold đang bật
4 Giá trị nhiệt độ
5 Đơn vị nhiệt độ (C hoặc F)
6 Vac, mVac hoặc Vdc
7 Đơn vị điện trở
8 Vac hoặc Vdc
9 Đơn vị tần số
10 Giá trị tần số hoặc điện áp
11 Giá trị điện trở hoặc điện áp

2.6. Bộ phận kéo dài:

Hình 4.4 miêu tả cách nối dài tay cầm của đầu dò.
Ghi chú:
Để có thể đo được chính xác giá trị, phần kết nối của tay cầm và đầu dò phải được vặn
chặt.
2.7. Thay đổi tiếp điểm đầu dò:

Hình 4.5 miêu tả cách thay tiếp điểm cho đầu dò.
Ghi chú: Để ngăn ngừa các tai nạn về điện có thể xảy ra, phải dùng đúng phần vỏ bọc
tiếp điểm theo các chuẩn điện áp (CAT II hoặc CAT III)
2.8. Hiệu chuẩn:
Mỗi lần tháo/lắp đầu dò vào máy đo đều yêu cầu hiệu chuẩn trước khi sử dụng, được gọi
là hiệu chuẩn “Zero”.
Các bước thao tác hiệu chuẩn “Zero”
1. Đặt bảng hiệu chuẩn trên bề mặt phẳng (Như hình 4.6)
2. Vào menu Setup để chọn điểm hiệu chuẩn số 0
a. Nhấn Setup
b. Ấn xuống và chọn General
c. Ấn xuống tới khi Zero Calibration được chọn
d. Nhấn chọn Zero
3. Đặt các tiếp điểm Đỏ và Đen của đầu dò vào 2 lỗ trên bảng hiệu chuẩn
4. Chọn Calibrate. Máy đo bắt đầu quá trình hiệu chuẩn
Sau khi quá trình hiệu chuẩn hoàn thành, máy đo sẽ phát ra tiếng Bíp và tự động thoát
khỏi chế độ hiệu chuẩn.
Ghi chú: Trong suất quá trình hiệu chuẩn, đảm bảo các tiếp điểm của đầu dò phải được
kết nối với bảng hiệu chuẩn

2.9. Đo nhiệt độ:


Phần kéo dài màu đen của đầu dò BTL21 có gắn cảm biến nhiệt độ hồng ngoại. Cảm biến
này có thể đo được được nhiệt độ của cực âm Ắc quy.
Các bước để đo nhiệt độ
1. Ngắm cảm biến vào đầu cực Ắc quy
2. Điều chỉnh tiếp điểm sao cho toàn bộ tia hồng ngoại chiếu vào đầu cực Ắc quy.
(Xem hình 4.5)
3. Giá trị nhiệt độ hiển thị trên màn hình của đầu dò
4. Nhầm phím Save. Giá trị sẽ được lưu trong bộ nhớ máy đo. Giá trị này chỉ có thể
đọc được qua truy cập từ máy tính
Ghi chú: Để cài đặt giá trị độ phát xạ của đầu cực Ắc quy, Chọn Set up > Handle >
Emissivity.(Xem lại phần cài đặt đầu dò)
CHƯƠNG 5
ĐỌC DỮ LIỆU TRÊN BỘ NHỚ
I. Giới thiệu
Chương này cung cấp thông tin về cách đọc dữ liệu đo được lưu thủ công hoặc tự động vào
bộ nhớ của máy đo. Dữ liệu đo được ở “Meter mode”và “Sequence mode” được hiển thị
riêng biệt.
Bạn có thể xem tổng dung lượng bộ nhớ đã được sử dụng trong menu Cài đặt.
II. Xem dữ liệu trong “Meter mode”
Để xem dữ liệu đo được lưu trong“Meter mode”:
1. Chọn công tắc xoay ở “VIEW memory”
2. Ấn nút Meter sequence cho đến khi MEMORY - METER hiển thị ở góc trên bên
trái màn hình.
3. Xem các mục bộ nhớ và nhấn phím Next để xem trang tiếp theo.
4. Ấn F1 để chuyển qua lại giữa các tập dữ liệu: mΩ.V, VDC, VAC, Ripple và AUX.

III. Xóa dữ liệu trong Meter Mode:


Để xóa dữ liệu được lưu ở Meter Mode:
1. Chọn công tắc xoay ở “VIEW memory”.
2. Ấn phím Meter Sequence cho đến khi MEMORY - METER hiển thị ở góc trên bên
trái màn hình.
3. Khi dữ liệu được xóa hiển thị trên màn hình, nhấn phím More.
a. Để xóa từng mục dữ liệu, sử dụng phím mũi tên lên – xuống để chọn dữ liệu
cần xóa. Ấn phím Delete, sau đó chọn Confirm
b. Để xóa tất cả dữ liệu trong tập, hãy nhấn phím Delete all. Sau đó chọn Confirm.
IV. Xem dữ liệu trong Sequence Mode:
Để xem dữ liệu đo được lưu ở Sequence Mode:
1. Chọn công tắc xoay ở VIEW memory.
2. Ấn phím Meter Sequence cho đến khi MEMORY - SEQUENCE hiển thị ở góc
trên bên trái của màn hình.
3. Sử dụng phím mũi tên lên xuống để chọn và ấn phím View để xem
4. Ấn phím Next để xem dữ liệu ở các trang tiếp theo.
5. Sử dụng phím F1 để chuyển qua lại giữa các tập dữ liệu : mΩ.V, Dis.V, VDC,
VAC, Ripple và Aux.

V. Xóa dữ liệu trong Sequence Mode:


Để xóa dữ liệu được lưu ở Sequence Mode:
1. Chọn công tắc xoay ở “VIEW memory”.
2. Ấn phím Meter Sequence cho đến khi MEMORY - METER hiển thị ở góc trên bên
trái màn hình.
3. Khi dữ liệu được xóa hiển thị trên màn hình, nhấn phím More.
a. Để xóa từng mục dữ liệu, sử dụng phím mũi tên lên – xuống để chọn dữ liệu
cần xóa. Ấn phím Delete, sau đó chọn Confirm.
b. Để xóa tất cả dữ liệu trong tập, hãy nhấn phím Delete all. Sau đó chọn Confirm.
CHƯƠNG 6
KẾT NỐI VỚI PC HOẶC THIẾT BỊ DI ĐỘNG
I. Giới thiệu:
Chương này cung cấp thông tin về cách kết nối sản phẩm với PC hoặc thiết bị di động.
II. Kết nối máy đo với PC:
Máy đo có cổng USB cho phép bạn kết nối với PC thông qua cáp USB.

Khi kết nối với máy tính, phần mềm trên máy tinh có thể:
• Xem dữ liệu từ Bộ nhớ sản phẩm
• Xuất dữ liệu từ Bộ nhớ sản phẩm
• Nhập dữ liệu vào Bộ nhớ sản phẩm
• Xóa dữ liệu khỏi Bộ nhớ sản phẩm
• Nâng cấp phần mềm sản phẩm
Lưu ý: Vui lòng tham khảo hướng dẫn sử dụng phần mềm để biết cách sử dụng ứng dụng.
III. Kết nối BT521 với Thiết bị Di động:
BT521 có thể kết nối với thiết bị di động (iPhone, iPad) qua Bluetooth.
Để kết nối Sản phẩm với thiết bị di động:
1. Nhấn phím trên Sản phẩm.
Biểu tượng F tương ứng hiển thị trên thanh phía trên của màn hình.
2. Chạy ứng dụng của Fluke trên thiết bị di động.
Thiết bị di động hiển thị danh sách các kết quả đã tìm thấy.
3. Nhấp vào Tên sản phẩm để thiết lập kết nối.
Khi kết nối thành công, phím on trên Sản phẩm sẽ nhấp nháy để cho biết kết nối
đã được thiết lập.
Khi được kết nối với thiết bị di động, Ứng dụng dành cho thiết bị di động có thể:
• Xem dữ liệu đã lưu
• Gửi dữ liệu qua email dưới dạng tệp .csv
CHƯƠNG 7
BẢO DƯỠNG MÁY ĐO FLUKE BT521

I. Giới thiệu:
Trong chương này sẽ bao gồm các quy trình bão dưỡng cơ bản nhất cho thiết bị máy đo
Fluke BT521
II. Lắp đặt và thay thế Pin sạc cho thiết bị máy đo:
Để thay pin ta tiến hành các bước sau:
1. Chắc chắn thiết bị đã tắt.
2. Tháo tất cả các dây cực đo/test khỏi thiết bị máy đo.
3. Mở nắp pin phía sau máy đo. Tháo vặn con ốc để mở.
4. Lắp cục pin sạc vào.
5. Lắp lại nắp pin vào lại thiết bị.
6. Vặn xiết con ốc cố định nắp pin.

Hình 7-1 Mổ tả cách lắp và thay thế cục pin sạc


III. Tháo lắp thay thế cầu chì bảo vệ cho thiết bị máy đo
Để thay thế cầu chì bảo vệ, thực hiện các bước:
1. Chắc chắn thiết bị đã tắt và tháo các dây cực đo khỏi thiết bị máy đo.
2. Sử dụng Tua-vít để tháo lỏng con ốc giử nắp cầu chì đằng sau/phía trên thân
máy.
3. Lắp cầu chì mới vào.
4. Lắp đặt lại nắp cầu chì.
5. Xiết chặt ốc giử nắp cầu chì.
Hình 7-2 Tháo lắp thay thế cầu chì

IV. Vệ sinh thiết bị máy đo:


Vệ sinh thiết bị máy đo với khăn ẩm và xà phòng. Không sử dụng chất mài mòn,dung môi
hoặc cồn. Những chất đó sẽ phá hủy các ghi dãn trên bề mặt ngoài của thiết bị.
V. Nạp sạc điện cho Pin:
Khi sử dụng, Pin của máy đo có thể cạn hết và phải được nạp sạc trong 4 giờ (lưu ý tháo
cách ly các phụ kiện đo khỏi máy) để đầy pin trở lại. Khi được sạc đầy, Pin có thể cho thiết
bị máy đo làm việc trong 8 giờ.
Khi điện năng của pin đang được sử dụng, đồng hồ chỉ thị của Pin hiện trên cùng của màn
hình hiện thị sẽ cho ta biết về lượng pin còn lại.
Để nạp sạc cho pin, kết nối pin với cục sạc như hình vẽ 7-3 thể hiện.
Lưu ý:
Trong suốt quá trình sạc pin, các chức năng đo đạc sẽ không hoặc động, hiện thị trạng
thái sạc trên màn hình hiện thị LCD
Không có hư hại gì xuất hiện nếu sạc trong thời gian dài hoặc nhiều lần hàng tuần. Thiết
bị khi đó sẽ tự động chuyển sang sạc chậm.
Hình 7-3 Sạc điện cho Pin
VI. Các phần và phụ kiện của thiết bị máy đo:
Bảng 7-1 sẽ kê ra các thành phần và phụ kiện của máy đo. Để tiến hành thay thế các phần
và phụ kiện của máy khi cần, ta liên hệ với trung tâm dịch vụ Fluke gần nhất.
Số mục Diễn giải/ mô tả Số hiệu của Số lượng
Fluke
1 Cáp đo cơ bản BTL10 -- 1
2 TL175 TwistGuard™ Cáp đo với -- 1
adapter
3 Bộ đổi nguồn BTL_A -- 1
4 Bộ đầu dò thông minh BTL21, với -- 1
dây mở rộng và cảm biến nhiệt độ
5 Kìm dòng điện i410 AC/DC -- 1
6 Pin lithium-ion BP500 4398817 1
7 Bộ sạc 18VDC BC500 4459488 1
8 Dây điện -- 1
9 Cáp USB tiêu chuẩn mini 4499448 1
10 BCR, Zero board 4497419 1
11 Đai đeo vai 4462888 1
12 Đai đeo thắt lưng 4490316 1
13 Bản cực nam châm 4329190 1
14 C500L soft 4497130 1
15 Cầu chì dự phòng 943121 2
16 Giấy nhãn pin 4499453 100
17 Tấm bảo vệ 4453942 1
18 Thẻ card bảo hành 2396000 1
19 Hướng dẫn tham khảo nhanh 4453956 1
20 Phần mềm quản lý Acquy Fluke 4529552 1
View Battery (CD) và hướng dẫn
sử dụng
21 Đầu bịt bảo vệ đầu đo BT-500 và 4561297 10
phụ kiện thay thế

You might also like