You are on page 1of 9

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÔN ĐỨC THẮNG Bài số: 02 Điểm

KHOA KHOA HỌC ỨNG DỤNG Tên bài: Định tính và


BỘ MÔN CÔNG NGHỆ SINH HỌC khảo sát glucid
Ngày TN:10/04/2019
BÁO CÁO THÍ NGHIỆM HÓA SINH

Tên SV: Nguyễn Thị Giang - 61602047


Ngô Thị Phương Khanh -61602082
Trịnh Lê Phúc Lộc - 61602110
MS nhóm: S4 - 05

I. Xác định tính khử của đường đơn bằng phản ứng Fehling.
1. Nguyên tắc.
- Trong phân tử monosaccait có nhóm –CHO, -C=O mang tính khử nên chúng
khử ion kim loại Cu, Fe… Khi đun với dung dịch Fehling sẽ cho tủa màu đỏ
của Cu2O vì các monosaccarit khử Cu(OH)2 thành Cu2O.
2. Tiến hành.
Dùng 2 ống nghiệm cho các chất vào theo thứ tự sau:
Ống nghiệm Glucose 1% Fructose 1% Fehling A Fehling B Gia nhiệt

1 2mL 1mL 1mL


Đun cách
thủy cho xuất
2 2mL 1mL 1mL
hiện kết tủa

3. Kết quả.
- Ống 1: xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
- Ống 2: xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

1
Bàn luận.

- Do ống 1 có Glucose và ống 2 có Fructose là hai monosaccarit có nhóm –CHO, -C=O


mang tính khử nên khi đun với dung dịch Fehling sẽ cho tủa màu đỏ của Cu2O.

II. Xác định tính khử của đường đôi bằng phản ứng Fehling.
1. Nguyên tắc.
Khi 2 phân tử monosaccarit kết hợp với nhau tạo một disaccarit, nếu nhóm -OH
glucozit của đường đơn thứ nhất kết hợp với nhóm -OH alcol của đường đơn thứ hai
thì đường đôi tạo thành còn mang tính khử (như maltose), còn nếu nhóm -OH glucozit
của đường đơn thứ nhất kết hợp với nhóm -OH glucozit của đường đơn thứ hai thì
đường đôi tạo thành không còn mang tính khử (như saccarose).

2. Tiến hành.
Ống Maltose Saccarose
Lactose2% Fehling A Fehling B Gia nhiệt
nghiệm 2% 2%

1 2mL 1mL 1mL

2 2mL 1mL 1mL Đun cách


thủy
3 2mL 1mL 1mL

3. Kết quả.
- Ống 1: xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
- Ống 2: xuất hiện kết tủa đỏ gạch.
- Ống 3: không có kết tủa.

2
(Từ trái sang phải số thứ tự ống nghiệm là 1, 2, 3)

4. Bàn luận.
- Ống 1:Maltose là đường đôi được tạo thành từ nhóm -OH glucozit của đường
đơn thứ nhất với nhóm -OH alcol của đường đơn thứ 2. Nên maltose mang tính
khử nên khi tham gia phản ứng Fehling có gia nhiệt xuất hiện kết tủa đỏ gạch
của Cu2O.
- Ống 2: Lactose đường đôi còn gốc -OH glucozit linh động nên mang tính khử
nên khi tham gia phản ứng Fehling có gia nhiệt xuất hiện kết tủa đỏ gạch của
Cu2O.
- Ống 3: Saccarose là đường đôi được kết hợp từ nhóm -OH glucozit của đường
đơn thứ nhất với nhóm -OH glucozit của đường đơn thứ 2. Nên không mang

3
tính khử nên khi tham gia phản ứng Fehling có gia nhiệt không xuất hiện kết
tủa đỏ gạch.

III. Chiết xuất glycogen.


1. Nguyên tắc.
Glycogen là polysaccarit dự trữ của người và động vật, có nhiều trong gan, óc,
nhộng, tằm… có một ít ở mô cơ. Ở bài này ta sẽ làm quen với một cách chiết suất
về glycogen.
2. Tiến hành.
5g gan tươi (đã nghiền nát)
+ 20mL KOH 30% đã đun nóng.

Cho vào cốc thủy tinh


Đun và khuấy liên tục gan tan hết.

Để nguội, thêm 2mL Na2SO4 10% +50mL cồn 960.

Tủa hình thành.

Để lắng gạn bỏ phần nước.

Thu tủa, hòa vào 1-2mL H2O + 20mL cồn 960.

Để lắng, gạn bỏ phần dịch bên trên (lặp lại 3 lần).

Thu tủa dồn vào lọ sấy khô

4
3. Kết quả.
Thu được kết tủa trắng đục là glycogen.

4. Bàn luận.
+ Glycogen có cấu tạo α – D – glucose liên kết 1,4-glucoside và 1,6-glucoside
tỷ lệ (12:1) giống với cấu tạo của amylopectin nhưng mức độ phân nhánh của
glycogen nhiều hơn.
+ Các hóa chất được cho vào để điều chế glycogen có vai trò.
- Cho KOH 30% đã đun nóng vào để làm môi trường kiềm mạnh để phá hủy
mô gan, để glycogen được giải phóng.
- Thêm Na2SO4 có vai trò tăng hiệu suất của qúa trình hình thành tủa
glycogen.
- Thêm cồn 960 nhằm tạo điều kiện hình thành tủa glycogen.
- Sau khi thu tủa cho H2O và cồn 960 để rửa tủa.
+ Glycogen tác dụng với iod cho màu tím hay đỏ nâu tan được trong nước
nóng.
+ Khi cơ thể bị đói hay mệt mỏi lượng glycogen giảm nhanh chóng.
+ Khi thủy phân glycogen bằng acid hay men sẽ tạo ra các α – D – glucose.
5
IV. Thủy phân tinh bột.
1. Nguyên tắc.
Khi đun nóng tinh bột trong môi trường acid thì acid phân giải tinh bột. Sự phân giải
lúc đầu qua các sản phẩm trung gian và sau cùng tạo maltose và glucose. Các sản
phẩm dextrin trung gian có phân tử lượng khác nhau khi tác dụng với iod cho ra các
màu khác nhau:
Tinh bột + Iod màu xanh
Amylodextrin + Iod  màu tím
Eritodextrin + Iod  màu đỏ nâu
Achrodextrin + Iod  màu vàng nâu
Maltose và glucose + Iod Màu vàng của Iod

Dựa vào sự thay đổi màu với hồ tinh bột mà xác định được phản ứng đang xảy ra ở
giai đoạn nào hay nói cách khác kiểm tra mức độ bị thủy phân của tinh bột và đánh
giá phần nào phân tử lượng của sản phẩm bị thủy phân.
2. Tiến hành.
o Thủy phân tinh bột: cho vào cốc thủy tinh 10ml tinh bột 1% + 5ml HCl 10% đun
cách thủy khoảng 7-10 phút (đậy nắp miệng cốc bằng mặt kính đồng hồ) để tránh
HCl bị bay hơi – không tham gia phản ứng được
o Kiểm tra dịch thủy phân: sau khi kết thúc phản ứng thủy phân, làm nguội rồi tiến
hành như sau:
Ống Dịch thủy Dung dịch
Fehling A Fehling B Gia nhiệt
nghiệm phân I2/KI

1 1mL 1 giọt

2 1mL 0,5mL 1,5mL Đun

6
3. Kết quả.
- Ống 1: dung dịch có màu vàng của Iod.
- Ống 2: lúc đầu khi đun không có hiện tượng khi cho dư một ít Fehling B và
tiếp tục đun dd xuất hiện kết tủa đỏ gạch.

Ống nghiệm 1 Ống nghiệm 2

4. Bàn luận.
- Ống 1: khi thủy phân tinh bột sẽ cho các sản phẩm trung gian :
Tinh bột + Iod  màu xanh
Amylodextrin + Iod  màu tím
Eritodextrin + Iod  đỏ nâu
Achrodextrin + Iod  màu vàng nâu
Maltose và glucose + Iod  Màu vàng của Iod
Khi tinh bột thủy phân hoàn toàn sẽ cho màu vàng của Iod.
- Ống 2:Lúc đầu khi đun dd ko có kết tủa nhưng khi cho dư 0,5mL Fehling B dd
xuất hiện kết tủa đỏ gạch vì dd Cu(OH)2 tác dụng với Fehling B tạo thêm ion
Cu2+ làm phản ứng xảy ra nhanh hơn và dd thủy phân hoàn toàn gồm có
maltose và glucose mang tính khử nên khi cho phản với Fehling có gia nhiệt dd
có kết tủa đỏ gạch của Cu2O.

7
8

You might also like