You are on page 1of 25

ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ

KHOA Y
BỘ MÔN SẢN
---------------

CHUYÊN ĐỀ

THUỐC TĂNG VÀ GIẢM CO CƠ TỬ CUNG


CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ

Người viết: Nhóm 2,3,4 BV ĐKTƯ


GV hướng dẫn: ThS.BS. Nguyễn Quố c Tuấ n

Cần Thơ, 2019


ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ
KHOA Y
BỘ MÔN SẢN
---------------

CHUYÊN ĐỀ

THUỐC TĂNG VÀ GIẢM CO CƠ TỬ CUNG


CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ

Cần Thơ, 2019


DANH SÁCH SINH VIÊN THỰC HIỆN CHUYÊN ĐỀ

NHÓM STT HỌ VÀ TÊN MSSV LỚP


2 1 Nguyễn Minh Duy 1353010855 YD
2 Huỳnh Minh Đông 1353010209 YD
3 Nguyễn Thành Huynh 1353010219 YD
4 Trần Huỳnh Em 1353010211 YD
5 Trần Minh Tiền 1353010254 YD
6 Trần Bé Hiếu 1353010821 YD
7 Bùi Minh Quân 1353010319 YD
8 Lâm Minh Cường 1353010631 YD
3 9 Từ Tường Ái 1353010068 YB
10 Dương Công Quốc 1353010111 YB
11 Nguyễn Thi Sách 1353010112 YB
12 Kim SoPhak 1353010113 YB
13 Thạch Thụy Trinh Trinh 1353010592 YB
14 Thạch Yến Nhi 1353010105 YB
15 Lê Quỳnh Như 1353010579 YB
16 Trần Xuân Tuấn 1353010593 YB
17 Hồ Thị Thanh Nhã 1353010104 YB
4 18 Nguyễn Hoàng Anh Thư 1353010619 YC
19 Phạm Thái Giang 1353010601 YC
20 Đinh Bình Thanh 1353010622 YC
21 Nguyễn Ngọc Trăm 1353010623 YC
22 Lê Huy Minh Hoàng 1353010604 YC
23 Nguyễn Thị Thu Hà 1353010602 YC
24 Lê Ngọc Diễm 1353010140 YC
25 Nguyễn Ngọc Hân 1353010819 YC
26 Huỳnh Thị Hồng Nhung 1353010854 YC
27 Trần Minh Anh 1353010609 YC
MỤC LỤC

Mu ̣c lu ̣c ....................................................................................................................... 4
Từ viế t tắ t .................................................................................................................... 5
Các thuố c tăng co ....................................................................................................... 6
Các thuố c giảm co .................................................................................................... 10
̣
Khởi phát chuyể n da ................................................................................................. 14
Tăng co bằ ng oxytocin ............................................................................................. 21
TỪ VIẾT TẮT
TIẾNG VIỆT
BCTC .................................................................................................... Bề cao tử cung
BTĐ ...................................................................................................... Bơm tiêm điê ̣n
CDTK ............................................................................................... Chấ m dứt thai kỳ
CTC .............................................................................................................Cổ tử cung
DTBS .................................................................................................... Di ̣tâ ̣t bẩ m sinh
HA TTh..............................................................................................Huyế t áp tâm thu
HA TTr ........................................................................................ Huyế t áp tâm trương
KPCD........................................................................................... Khởi phát chuyể n da ̣
MLT ............................................................................................................ Mổ lấ y thai
TB .................................................................................................................. Tiêm bắ p
TC .................................................................................................................... Tử cung
TM ............................................................................................................... Tiñ h ma ̣ch
TMC.................................................................................................. Tiêm ma ̣ch châ ̣m
TNTC .............................................................................................. Thai ngoài tử cung
TSG ...........................................................................................................Tiề n sản giâ ̣t
TTM .................................................................................................. Truyề n tiñ h ma ̣ch
UXTC ...................................................................................................... U xử tử cung
VB ............................................................................................................... Vòng bu ̣ng
VMC .............................................................................................................Vế t mổ cũ

TIẾNG ANH
CTG ...........................................Cardiotocography (Biể u đồ tim thai cơn gò tử cung)
HELLP ................................. Hemolysis, Elevated Liver Enzymes, and Low Platelets
RCOG ......................................... Royal College of Obstetricians and Gynaecologists
(Hiê ̣p hô ̣i sản phu ̣ khoa Anh)
WHO World health organization (Tổ chức Y tế thế giới)
THUỐC TĂNG VÀ GIẢM CO CƠ TỬ CUNG

Cơn go tử cung: là sự co thắt đồng bộ và nhịp nhàng của các sợi cơ trơn của tử cung, trong
1 cuộc chuyển dạ thì cơn co tử cung là động lực chính để xóa mở cổ tử cung, sổ thai, co
chặc các bó cơ siếc các mạch máu ở giữa nó để cầm máu sau khi sổ nhau. Những cơn co
tử cung đầu tiên trong thai kì bình thường thường thấy ở những tháng cuối là những cơn
co Braxton- Hicks những cơn co này thường không đau và tác dụng là góp phần hình thành
đoạn dưới tử cung. Cơn go tử cung xuất hiện lúc chuyển dạ và ngày càng tăng dần về cường
độ và thơi gian co, vào giai đoạn hoạt động có khoảng 3-4 cơn/10p với thời gian khoảng
45s và cường độ khoảng 80mmHg.
Trong một số trường hợp cần tạo ra cơn co tử cung mạnh hơn, nhiều hơn để chuyển dạ tốt
hay để cầm máu người ta dùng thuốc tăng co, và trong một số trường hợp cần phải giảm
cơn go như dọa vỡ tử cung, hay dọa sanh non,.. người ta dùng thuốc giảm co

I. THUỐC TĂNG CO CƠ TỬ CUNG


1. Chỉ định
 Khởi phát chuyển dạ
 Tăng co chỉnh cơn gò tốt
 Dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh
2. Chống chỉ định
 Suy thai cấp
 Ngôi bất thường
 Bất xứng đầu chậu
 Nhau tiền đạo trung tâm
 Mẹ bệnh tim mạch, gan thận, hen suyễn nặng khó kiểm soát
 Thận trọng: sử dụng thuốc tăng co trên thai phụ có sẹo mổ cũ
3. Một số loại thuốc tăng co
a. Oxytocin
 Tên thương ma ̣i: Vinphatoxin 5UI/1ml.
 Oxytocin là hormone peptide được tổng hợp tại vùng hạ đồi sau đó đươ ̣c dự trữ ở
thùy sau tuyến yên, Oxytocin tác đô ̣ng lên các thu ̣ thể của nó trên cơ trơn tử cung,
kić h thić h cơn co tử cung làm tăng về số lươ ̣ng, cường đô ̣, thời gian cơn co tử cung.
Các thụ thể của Oxytocin ở cơ tử cung tăng tính nhạy cảm với Oxytocin khi có ảnh
hưởng của nồng độ estrogen, vì thế Tiń h nha ̣y cảm của cơ tử cung với oxytocin bắ t
đầ u từ tuầ n 20, ổ n đinh
̣ ở tuầ n 34 và gia tăng rấ t nhanh khi bắ t đầ u chuyể n da ̣, đa ̣t
tố i đa vào giai đoa ̣n sổ thai đế n khi co hồ i tử cung.
 Ngoài ra Oxytocin còn gây co bóp nang tuyến vú làm tống sữa ra khỏi nang tuyến
sữa. Oxytocin còn được gọi là hormone tình yêu vì theo các nghiên cứu hormon này
tăng khi có hành động cử chỉ yêu thương, vuốt ve, hay có tác đông vào ngực của
người nữ và tăng cao khi đạt cực khoái trong tình dục.
 Dược động học:
 Không hấp thu qua đường tiêu hóa do vị pepsin của dạ dày phân hủy, hấp thu tốt
bằng đường ngoài ruột. thường dùng đường TB, TTM.
 T1/2: 5p, thời gian tác dụng 1p sau TTM, 2-4 p sau TB, kéo dài khoảng 30p.
Chuyển hóa và thải trừ qua cả gan và thận.
 Cách dùng: việc sử dụng oxytocin cần chú ý sử dụng trước khi sổ thai và sau khi sổ
thai, vì khi sử dụng Oxytocin sẽ làm tăng co bóp về cường độ, khoảng cách các cơn
co, độ dài cơn co > co các mạch máu> thiếu máu nuôi thai
 Nguyên tắ c chung khi khởi phát chuyể n da ̣ (là thuốc duy nhất trong các nhóm
thuốc tăng co, được dùng để khởi phát chuyển dạ khi thai hoàn toàn bình thường)
 Chỉ dùng đường truyề n tiñ h ma ̣ch thâ ̣t châ ̣m hoặc tốt hơn là bơm tiêm điện
(để kiểm soát tốt lượng thuốc đưa vào cơ thể, và có thể dừng lại ngay khi có
biến chứng)
 Dùng liề u thấ p nhấ t có thể có hiê ̣u quả.
 Phải theo dõi chă ̣t chẽ tình trạng người mẹ (DHST, cơn go), tình trạng
con(tim thai) khi dùng oxytocin.
 Khởi phát chuyể n da ̣: Lâ ̣p đường truyề n tiñ h ma ̣ch với Glucose 5% hoặc NaCl
0.9% 500ml, pha 1 ống oxytocin 5UI, truyền khởi đầu thường là 4mUI/p (8g/p).
theo dõi trong 30p nếu cơn gò chưa đạt thì tăng thêm 4mUI/p, liều tối đa là
60mUI/p
 Dự phòng băng huyế t sau sanh: Truyề n tiñ h ma ̣ch 20UI trong 1000ml dich ̣
truyề n, truyề n 60 gio ̣t/ phút hoặc Tiêm bắ p: 10UI sau khi sổ thai
 Điề u tri ̣ băng huyế t sau sanh: 20 UI/1000ml NaCl 0.9% or Glucose 5% TTM
60g/p đến khi có TC co tốt, sau đó duy trì 20UI/1000ml NaCl 0.9% or Glucose
5% 40g/p . tổng không quá 3000ml dịch truyền
 Tác dụng phụ:
 Mẹ:
 Cơn go cường tính> vỡ tử cung
 Ngộ độc nước khi dùng liều cao trong thời gian dài
 Tụt huyết áp, giảm tưới máu cơ tim, ngưng tim nếu TTM >45mUI/p hay tiêm
mạch trực tiếp.
 Con:
 Suy thai cấp do thiếu máu tử cung - nhau
b. Carbetocin
 Tên thương mại: Duratocin.
 Hàm lượng: 100 microgram/1ml.
 Cơ chế: Đồng vận thụ thể oxytocin. Tác dụng dài hơn so với oxytocin (thời gian bán
hủy 40p, tác dụng kéo dài 1-2h)
 Chỉ định: khuyến cáo sử dụng dự phòng băng huyết sau sanh do đờ tử cung
 Liều dùng: 1 liều đơn 100 microgram/1ml tiêm tĩnh mạch trong 1 phút, khi đã hoàn
tất việc sinh đứa bé bằng mổ lấy thai, có thể được dùng trước hoặc sau khi xổ nhau.
c. Ergometrine
 Là 1 alcaloid chiết tách từ nấm cựa gà (Claviceps purpurea) 1 loại nấm thường có
trên cây lúa mạch đen hay còn gọi là nấm ergot lúa mạch đen. Chất này từng là tác
nhân gây ra hàng loạt vụ ngộ độc khi ăn lúa mạch nhiễm nấm Ergot
 Chế phẩm: ergometrine maleat Viên nén 200 microgam. Thuốc tiêm (dung dịch
tiêm) 200 microgam/ml, ống 1 ml.
 Cơ chế: Ergometrin gây co cơ tử cung kéo dài, trương lực tăng kéo dài thường làm
co cứng cơ tử cung chứ không tăng co như kiểu của oxytocin vì thế thuốc chống chỉ
định sử dụng khi thai còn trong tử cung. Trên tim mạch nó gây tăng huyết áp do co
mạch.
 Chống chỉ định:
 Giai đoạn 1, 2 của chuyển dạ
 Tăng huyết áp, tiền sản giật, bệnh tim mạch
 Cách dùng:
 Dự phòng và điều trị xuất huyết sau đẻ khi không có sẵn oxytocin:
 Tiêm bắp 0.2g khi vai trước đã ra hoặc ngay sau khi sinh tiêm nhắc lại sau
15p khi cần
 Chảy máu tử cung quá nhiều: Tiêm tĩnh mạch chậm 250 - 500 microgam khi
vai trước đã ra hoặc ngay sau khi sinh.
 Xuất huyết thứ phát sau sinh: 400 microgam, uống 3 lần mỗi ngày trong 3 ngày
 Tác dụng phụ:
 Đặc biệt dễ xảy ra khi tiêm mạch nhanh
 Gây tăng huyết áp, tăng áp động mạch phổi, phù phổi cấp
 Tai biến mạch máu não do THA
 Co thắt động mạch vành gây thiếu máu cơ tim hoặc nhồi máu cơ tim.
d. Prostaglandin
 Là những acid béo không bảo hòa, dẫn xuất của acid protanoic, có khoảng 9 nhóm
PG và hơn 20 loại PG.
PG được tổng hợp từ màng tế bào, nhờ men phospholipase phân giải phospholipid
của màng tế bào cho ra các acid béo không bảo hòa trong đó có Acid arachidronic,
nhờ men COX > các PG.
Ở phụ nữ có thai quá trình tổng hợp PG xảy ra ở màng rụng và màng ối, quá trình
này phụ thuộc vào progesteron, estrogen và oxytocin
 Cơ chế tác dụng:
 Gắn lên thụ thể màng tế bào => tăng tổng hợp AMP vòng => tăng Canxi nội bào
=> co cơ tử cung.
 Làm ly giải các colagen ở cổ tử cung làm chín mùi cổ tử cung thuận lợi cho
chuyển dạ.
 Prostaglandin E1: Misoprostol – Misoprostol STADA viên 200 mcg.
 Prostaglandin E2: Dinoprostol – Dinoprostol gel; cervidil 10mg.
Chỉ định: Khởi phát chuyển dạ (thai còn sống).
 Prostaglandin F2 alpha: Carboprost – Prostodil 125mcg/ml, 250mcg/ml.
Chỉ định: dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh
 Chỉ định:
 Kết hợp với Mifepriston trong phá thai nội khoa.
 Khởi phát chuyển dạ để chấm dứt thai kỳ do thai nhi bất thường hoặc thai đã
chết trong lòng tử cung.
 Phối hợp với thuốc tăng co khác để dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh.
 Liều dùng:
 Phá thai nội khoa:
 Thai <7w: 1 viên Mifepriston uống – 36 đến 48 giờ - 2 viên Misoprostol uống
hoặc ngậm dưới lưỡi.
 Thai 7 - 9w: 1 viên Mifepriston uống – 36 đến 48 giờ - 4 viên Misoprostol
uống hoặc ngậm dưới lưỡi tại cơ sở y tế.
 Khởi phát chuyển dạ:
 Misoprostol: Đặt vào túi cùng sau âm đạo liều 25 mcg mỗi 6 giờ, nếu không
đáp ứng tăng 50mcg mỗi 6h và không quá 4 liều
 Dinoprostol, Cervidil đặt âm đạo.
 Dự phòng và điều trị băng huyết sau sinh:
 Misoprostol: 4 viên đặt hậu môn 1 lần duy nhất (phối hợp với các thuốc
đường tiêm khác).
 Carboprost: 250 mcg tiêm bắp, có thể lặp lại liều mỗi 30- 90 phút (tối thiểu
15 phút). Liều tối đa: 2 mg.

II. THUỐC GIẢM CO CƠ TỬ CUNG


1.Chống chỉ định chung cho thuốc giảm co
 Suy thai cấp
 Nhiễm trùng ối
 Sản giật, tiền sản giật nặng
 Thai chết lưu
 Thai trưởng thành
 Mẹ có bệnh tim mạch ảnh hưởng huyết động nặng
 Bệnh tiểu đường nặng đang điều trị insulin, glaucom
2.Một số loại thuốc giảm co
a.Nhóm betamimetic (Salbutamol, Terbutaline, Ritodrine)
 Biệt dược: Salbutamol.
 Hàm lượng: viên nén 2 mg, ống tiêm 1mg/0,5 mg và 5ml/5mg thuốc viên 1 mg.
 Cơ chế: Đây là dẫn xuất cathecholamins làm dãn cơ trơn tử cung và hệ cơ trơn khác
bao gồm hệ cơ mạch máu, khí quản… do kích thích thụ thể beta 2 adrenaline ở các
cơ quan trên.
 Cách sử dụng:
 Salbutamol:
 Tĩnh mạch: dạng ống 5mg/5ml pha trong 500 ml dung dịch glucose 5% hoặc
NaCl 0,9% (10mcg/ml)truyền tĩnh mạch 60ml/h (20 giọt/ phút, 10mcg/phút)
tăng thêm 20ml/h (7 giọt/ phút, 3,3 mcg/phút) mỗi 30 phút đến khi hết cơn
gò hoặc nhịp tim mẹ >=120 l/p hoặc tốc độ truyền đạt tối đa 180ml/h (60
giọt/ phút , 30 mcg/ phút) hoặc
 Dùng bơm tiêm điện: pha salbutamol 5mg/5ml trong 95 ml NaCl 0,9% (dd
50mcg/ml salbutamol). BTĐ 12ml/h (10 mcg/phút). Tăng 4ml/h (3,3
mcg/phút) mỗi 30 phút cho đến khi hết cơn gò hoặc nhịp tim mẹ >= 120
nhịp/phút hoặc tốc độ truyền đạt tối đa 36ml/h (30 mcg/ phút).
 Ritodrine:
 Liều tấn công: TTM 20 ml/ giờ, cứ 15 phút tăng 10ml/giờ, tối đa 70ml/giờ.
 Liều duy trì: Khi cắt được cơn thì tiếp tục duy trì thêm 12 giờ. Trước khi rút
đường truyền 30 phút cho Ritodrine 10mg/2 giờ trong 24 giờ, sau đó duy trì
20mg/4 - 6 giờ cho dến khi thai được 36 giờ. (Ngưng thuốc khi nhịp tim mẹ
>150 l/p và tim thai >200l/p, HA TTh >180 mmHg
 Tác dụng phụ:
 Mẹ: tăng huyết áp, tăng nhịp tim, phù phổi cấp, tăng đường huyết, hạ kali.
 Con : ảnh hưởng tưới máu tử cung- nhau thai, tim thai nhanh, hạ đường huyết,
hạ kali
b. Nhóm ức chế thụ thể oxytocin (Atosiban)
 Tên thương mại: Atosiban stragen, Atosiban Pharmidea, Tosiban, Tractocile.
 Hàm lượng: 1 lọ 37,5mg/5ml.
 Cơ chế: Gắn trực tiếp lên oxytocin receptor, cạnh tranh chuyên biệt cao với oxytocin
=> Có tác dụng chuyên biệt cao trên cơ tử cung.
 Cách dùng (liều):
 Liề u tấ n công: lo ̣ 1 (37,5mg/5ml) lấ y 6,75 mg Atosiban (0,9 ml) pha 10 ml
Ringer Lactat tiêm TMC > 1 phút (còn 4,1 ml).
 Liề u duy trì: lo ̣ 1 còn 30,75 mg (4,1 ml) Atosiban pha 36,9 ml Ringer Lactat(
750mcg/ml), truyề n bơm tiêm điê ̣n 24ml/h (300mcg/p). Sau đó pha lo ̣ 1
(37,5mg/5ml) trong 45 ml Ringer Lactat truyề n bơm tiêm điê ̣n 24ml/h trong 3
giờ đầ u.
 Lo ̣ 2 còn 19 ml ở bước trên truyề n bơm tiêm điê ̣n 8ml/h.(100mcg/p) Từ lo ̣ 3:
pha với 45 ml Ringer Lactat đươ ̣c 50 ml dung dich ̣ truyề n với tố c đô ̣ 8ml/h. Thời
gian dùng thuố c tố i đa là 45 giờ.
 Tác dụng phụ: buồn nôn, đau đầu, chóng mặt, mạch nhan, tăng đường huyết
c. Nhóm ức chế calci ( Nifedipin, Nicardipin)
 Tên thương mại: Nifedipin stada 20mg và 10mg, Nicardipin 10mg/10ml.
 Cơ chế: Ức chế chọn lọc kênh canxi => giảm canxi nội bào => giản cơ trơn mạch
máu, tử cung, bàng quang
 Liều dùng:
 Liều khởi đầu: 20mg Nifedipin uống (không dùng dạng phóng thích chậm).
 Sau 30 phút, nếu cơn co tử cung còn tiếp tục, cho thêm liều uống 20mg.
 Sau 30 phút nữa, nếu cơn co vẫn còn, cho thêm 1 liều uống 20mg.
 Nếu huyết áp ổn định, có thể duy trì liều 20mg x 3 lần /ngày trong 48 - 72 giờ.
Sau đó khi đã cắ t cơn co thì duy trì liề u 10 – 20mg đường uố ng trong mỗi 4 – 6
giờ.
Chú ý: Liều tối đa là 120mg/ ngày.
Nếu đã dùng ức chế beta trước đó thì không được dùng ức canxi
d. Nhóm ức chế tổng hợp prostaglandin (Indomethacin)
 Tên thương mại: Indomethacin.
 Hàm lượng: Viên nén 25 và 50mg, viên đạn 50 và 100mg, dạng tiêm 25mg/5ml.
 Cơ chế: Ức chế sự tổng hợp Prostaglandin nội sinh do ức chế hoạt động men
Cyclooxygenase.
 Liều dùng:
 Indomethacin 2 viên (25mg) x3 uống
 Nhét hậu môn 2 viên 100mg/ ngày trong 2-3 ngày
e. Progesteron
 Biệt dược: Utrogestan.
 Hàm lượng: Viên nén 100mg, 200mg.
 Cơ chế tác dụng: Progesteron điều chỉnh các phản ứng miễn dịch bằng cách giảm
sản xuất các cytokine tiền viêm và giãn cơ trơn, ngăn chặn hoạt động của oxytocin
và ức chế sự hình thành của phản ứng kích hoạt co cơ trơn tử cung. Progesteron
cũng ngăn cản quá trình tự hủy của tế bào màng bào thai và ức chế tổng hợp
prostaglandine
 Chỉ dùng Progesteron dạng tự nhiên
 Cách dùng: Progesteron tự nhiên dùng qua đường âm đạo (dạng gel và dạng viên
đặt) liều được khuyến cáo là 200 - 400mg mỗi ngày, chia làm 2 lần.
f. Magnesium sulfat
 Chế phẩm : Magnesium sulfat Kabi 15% 1,5g/10ml.
 Cơ chế tác dụng: Tác dụng bằng cách ổn định màng tế bào, ngăn sự khuyếch tán
của calcium vào cơ tử cung, do đó nồng độ calcium trong tế bào thấp và cơ tử cung
ở trạng thái nghỉ. Thuốc được sử dụng khá phổ biến.
 Liều dùng:
 Chuyển dạ sanh non:
 Magnesium sulfat là thuốc thay thế cho các thuốc beta hướng giao cảm khi
có chống chỉ định dung các thuốc này hoặc khi có ngộ độc thuốc.
 Liều tấn công: 4 - 6g trong 100ml Dextrose 5% TTM từ 15 - 20 phút.
 Liều duy trì: 2g/giờ TTM trong vòng 12 giờ sau đó 1g/giờ trong 24 - 48 giờ.
 Bảo vệ não thai nhi đối với thai thai 24- 32 tuần:
 Liều tấn công: 4g pha loãng TMC hoặc TTM trong 30 phút.
 Liều duy trì: 1g/giờ cho đến lúc sanh hoặc tối đa là 24 giờ nếu không vào
chuyển dạ.
 TSG nặng, hô ̣i chứng HELLP, sản giật:
 Liều tấn công: 3 - 4.5g Magie sulfat 15%/50ml dung dịch tiêm tĩnh mạch từ
15 – 20 phút (tùy thuộc cân nặng của thai phụ, tiền căn sử dụng magie sulfat).
 Duy trì: 1 - 2g/ giờ truyền TM. Pha 6g Magie sulfat 15% vào chai Glucose
5% 500ml truyền TM XXX g/ph.
 Tiêm bắp gián đoạn: tiêm bắp sau mỗi giờ 1g hoặc mỗi 4 giờ 5g, thêm
Lidocain 2% để giảm đau.
 Bơm tiêm điện: pha 6g magie sulfat 15% + 2ml nước cất pha tiêm, bơm tiêm
điện 7ml/giờ.
 Ngộ độc magie sulfat liên quan nồng độ maigesium/huyết thanh:
 9.6 - 12mg/dl (4.0 - 5.0 mmol/L): mất phản xạ gân xương.
 12 - 18 mg/dl (5.0 - 7.5 mmol/L): liệt cơ hô hấp.
 24 - 30 mg/dl (10 - 12.5 mmol/L): ngưng tim.
 Xử trí ngộ độc Magie sulfat.
 Ngừng thuốc.
 Thuốc đối kháng: Calcium gluconat 10% 10ml, TTM 1g/10 phút.
 Đặt nội khí quản và thông khí để cứu sông bệnh nhân nếu có suy hô hấp,
ngưng thở.

Tài liệu tham khảo:


1. PGS.TS. Trần Thị Lợi, GS.TS Nguyễn Duy Tài, Thực Hành Sản Phụ Khoa trường
ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh, nhà xuất bản y học, 2011
2. Bộ môn phụ sản, sản phụ khoa tập 1, 2 trường ĐHYD thành phố Hồ Chí Minh
3. Phát đồ điều trị sản phụ khoa, bệnh viện Từ Dũ, tái bản lần thứ 3 , 2015
4. Bộ môn sản, giáo trình lâm sàng sản phụ khoa, trường Đại Học Y Dược Cần Thơ,
2018
5. Dương Mỹ Linh, Luận văn tốt nghiệp CKII: “Đánh giá kết quả dùng misoprostol
chấm dứt thai kỳ ở tam cá nguyệt thứ 2”, năm 2014, p 12-21
6. https://www.tudu.com.vn/cache/1420132_Su%20tri%20BHSS%20bang%20thuoc
%20co%20hoi%20tu%20cung.pdf
7. http://tudu.com.vn/vn/tin-tuc-su-kien/thong-tin-thuoc/su-dung-thuoc-giam-co-tu-
cung-cho-doa-sanh-non/
KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ
I. ĐỊNH NGHĨA
 Khởi phát chuyển dạ (KPCD) là chủ động gây ra cơn co tử cung trước khi bắt đầu
chuyển dạ tự nhiên bằng các phương tiện nội khoa và/hoặc ngoại khoa nhằm mục
đích gây chuyển dạ.
 KPCD thành công:
 Điểm Bishop tăng ≥ 3 sau KPCD (12 giờ).
 Sinh ngả âm đạo trong vòng 24 - 48 giờ.

II. CHỈ ĐỊNH VÀ CHỐNG CHỈ ĐỊNH


 Khởi phát chuyển dạ được chỉ định dựa trên việc mang lại lợi ích với mẹ và/hoặc
thai nhi nhiều hơn so với việc tiếp tục kéo dài thai kì.
 Khởi phát chuyển dạ được chỉ định khi thai đủ tháng hoặc phổi thai nhi đã trưởng
thành. Tuy nhiên, khởi phát chuyển dạ được cân nhắc khi tình trạng bệnh lí mẹ có
thể đe dọa tính mạng do việc kéo dài thai kì dù thai còn non tháng.
1. Chỉ định khởi phát chuyển dạ
 Về phía mẹ:
 Tăng huyết áp thai kì, tiền sản giật, sản giật.
 Đái tháo đường thai kì: có thể KPCD ở tuần 38 - 39 nếu đánh giá sức khỏe thai có
thể chịu được cuộc chuyển dạ.
 Các vấn đề nội khoa về phía mẹ: đái tháo đường, tăng huyết áp mạn, bệnh lí thận,
bệnh phổi mạn, hội chứng kháng phospholipid, ung thư, bệnh tự miễn, bệnh tim
nhưng chưa suy tim mà ối bị vỡ non.
 Chỉ định do vấn đề về tâm lí – xã hội: hoang thai, ngoại tình, thai kì do loạn luân,
nhà sản phụ xa cơ sở y tế…
 Về phía thai:
 Thai không đáp ứng với các test đánh giá sức khỏe trước sanh.
 Thai quá ngày dự sinh và thai quá ngày (>41 tuần).
 Thai chậm tăng trưởng trong tử cung.
 Thai chết lưu trong tử cung.
 Tiền căn thai lưu.
 Thai nhi với dị tật bẩm sinh.
 Về phía phần phụ:
 Thiểu ối.
 Ối vỡ non.
 Nhiễm trùng ối.
2. Chống chỉ định khởi phát chuyển dạ
 Về phía mẹ:
 Herpes sinh dục, mụn cóc sinh dục đang tiến triển.
 Các bệnh lí nội khoa trầm trọng (suy tim nặng, bệnh lí tăng áp lực nội sọ,…).
 Ung thư cổ tử cung.
 Vùng chậu bị tổn thương nặng.
 Về thai nhi:
 Đa thai.
 Ngôi bất thường: ngôi trán, ngôi ngang, ngôi mông.
 Bất xứng đầu chậu.
 CTG nhóm 3, CTG nhóm 2 lặp lại.
 Về tử cung – nhau:
 Sa dây rốn (thai còn sống).
 Nhau tiền đạo, mạch máu tiền đạo (nhau tiền đạo type II – III: cân nhắc tùy trường
hợp đối với nhóm thai không có khả năng nuối sống).
 Tiền căn mổ dọc thân tử cung, mổ bóc UXTC, vỡ TC, xén góc TC.
 Tử cung quá căng trong đa ối.
 Xuất huyết âm đạo 3 tháng cuối không rõ nguyên nhân.
Lưu ý: Có thể chỉ định phẫu thuật lấy thai khi mẹ có các bệnh lý mạn tính nặng: suy tim,
tiền sản giật nặng, sản giật…

III. BIẾN CHỨNG KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ


1. Cho mẹ
 Tăng nguy cơ mổ lấy thai.
 Chuyển dạ kéo dài.
 Khởi phát thất bại.
 Cơn go tử cung cường tính gây ra nhau bong non, vỡ tử cung, rách cổ tử cung.
 Băng huyết sau sanh do đờ tử cung.
 Nhiễm trùng ối.
 Thuyên tắc ối.
 Ngộ độc nước, hạ natri máu.
2. Cho con
 Sa dây rốn.
 Suy thai, ngạt sau sinh.
 Nguy cơ thai non tháng (nếu ước tính tuổi thai không chính xác).

IV. ĐÁNH GIÁ TRƯỚC KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ


 Bước 1: Xác định tuổi thai.
 Bước 2: Đánh giá tình trạng thai nhi.
 Bước 3: Xác định chỉ định và chống chỉ định của khởi phát chuyển dạ.
 Bước 4: Đánh giá tình trạng cổ tử cung bằng chỉ số Bishop.
 Về phía mẹ:
 Đánh giá khung chậu.
 Đánh giá cổ tử cung .
 Xem lại các nguy cơ cũng như lợi ích gây chuyển dạ.
 Về phía con:
 Xác định lại tuổi thai.
 Ước lượng cân nặng thai nhi.
 Xác định lại ngôi thai.
BẢNG CHỈ SỐ BISHOP
Yếu tố Điểm
0 1 2 3
Độ mở CTC (cm) Đóng 1-2 3-4 5-6
Độ xóa CTC (%) 0-30 40-50 60-70 ≥ 80
Mật độ CTC Cứng Trung bình Mềm
Vị trí CTC Sau Trung gian Trước
Độ lọt ngôi thai -3 -2 -1, 0 +1, +2

Dựa vào chỉ số Bishop để lựa chọn biện pháp khởi phát chuyển dạ:
 Nếu CTC thuận lợi (Bishop ≥ 5 điểm): khởi phát thành công với một mình
oxytocin hoặc oxytocin kết hợp bấm ối.
 Nếu CTC không thuận lợi (Bishop < 5 điểm): sử dụng các tác nhân làm chin muồi
cổ tử cung trước khi khởi phát chuyển dạ: Prostaglandin, sonde Foley, lóc ối,
laminaria.

V. CÁC PHƯƠNG PHÁP KHỞI PHÁT CHUYỂN DẠ


1. Phương pháp cơ học
 Cơ chế của phương pháp cơ học hoặc là tách biệt các màng của thai (màng rụng và
màng ối) nhằm mục đích kích thích sinh tổng hợp prostaglandins nội sinh để khởi
phát quá trình chuyển dạ hoặc nong và làm mềm cổ tử cung.
 Một số phương pháp cơ học như: kích thích núm vú, lóc ối, nong cơ học
(laminaria, thông Foley), đặt túi nước trong lòng tử cung, bấm ối.
a. Kích thích núm vú
 Cơ chế: kích thích tuyến yên tiết oxytocin.
 Tiến hành: khi cổ tử cung đã mở -> kích thích quầng vú bằng cách se đầu vú từng
bên trong 5 – 30 giây, cách khoảng 2 – 3 phút thì kích thích tiếp, ngưng kích thích
khi có cơn co tử cung.
b. Tách ối
 Tuy chưa có nghiên cứu nào chứng tỏ hiệu quả của phương pháp này nhiều tác giả
cũng đã ủng hộ phương pháp này vì đây là phương pháp đơn giản nhất có thể làm
khi khởi phát chuyển dạ và không có nhiều biến chứng. Có nhiều nghiên cứu đã
cho thấy rằng tách ối làm giảm tỉ lệ thai quá ngày và chuyển dạ kéo dài.
 Tiến hành: khám âm đạo, đưa ngón tay vào giữa màng ối và cổ tử cung, đầu ngón
tay phải áp sát cổ tử cung để tách màng ối ra khỏi thành cổ tử cung và đoạn dưới
tử cung.
 Không dùng ở những trường hợp cần khởi phát chuyển dạ nhanh chóng.
 Chuyển dạ sẽ xuất hiện 24 - 48 giờ sau khi tách ối.
c. Bấm ối
 Là gây vỡ nhân tạo các màng ối, là đục lỗ gây thủng màng ối.
 Tiến hành: bấm ối chỉ thực hiện được khi cổ tử cung đã mở, bằng cách dùng 1 kim
chọc dò dài hoặc 1 cành Kocher để gây thủng màng ối, sau đó dùng ngón tay xé
rộng màng ối. Có thể bấm ối đơn thuần hoặc kết hợp với truyền oxytocin.
 Việc bấm ối sớm không làm tăng nguy cơ nhiễm trùng ở mẹ.
 Đánh giá được số lượng và màu sắc dịch ối.
 Không phải là một biện pháp thường quy để rút ngắn chuyển dạ.
 Sẽ làm khởi phát chuyển dạ trong vòng 6 giờ - 12 giờ.
d. Kovac’s - đặt túi nước trong lòng tử cung
 Tiến hành: luồng bao cao su vào sonde Nelaton tạo túi nước đưa qua kênh cổ tử
cung vào buồng tử cung (ngoài buồng ối), thể tích nước muối sinh lý được bơm
vào khoảng 100 - 300 ml.
 Vì phương pháp này có thể gây thai đổi vị trí ngôi thai, sa dây rốn, nhau bong non
nên hiện nay không còn dùng cho thai sống nữa. Các trường hợp thai chết lưu vẫn
còn sử dụng phương pháp này.
e. Sonde Foley
 Đặt sonde Foley qua kênh CTC bóng đơn (Kofo):
Tiến hành: dùng kẹp hình tim đưa ống sonde Foley nhẹ nhàng qua kênh CTC,
bơm 50 - 60 ml nước muối sinh lý vào bóng chèn của sonde, dùng tay kéo nhẹ ống
ra ngoài hướng ra sau để bóng sonde được giữ tại kênh CTC.
 Đặt sonde Foley qua kênh CTC bóng đôi cải tiến:
Tiến hành: dùng kẹp hình tim đưa ống thông Foley bóng đôi cải tiến nhẹ nhàng
qua kênh CTC tránh chạm ống thông vào âm đạo. Dùng bơm tiêm bơm 30-80ml
nước muối sinh lý vào bóng chèn thứ nhất sát lỗ trong cổ tử cung. Trong lúc bơm
theo dõi phản ứng thai phụ. Khi đã bơm đủ lượng dịch vào ống thông, dùng tay
kéo nhẹ ống thông ra ngoài, hướng ra sau để bóng ống thông được giữ lỗ trong
CTC. Giữ bóng ngay vị trí CTC, dùng bơm tiêm bơm 30-80ml nước muối sinh lý
vào bóng chèn thứ 2, lúc này bóng được cố định ở lỗ ngoài cổ tử cung.
 Kết quả:
 Nếu điểm số Bishop ≥ 7 điểm hay thai phụ vào chuyển dạ thật sự --> Chuyển
PHÒNG SANH, tiếp tục giục sanh nếu cơn gò tử cung không đủ.
 Nếu điểm số Bishop < 7 điểm sau 24 giờ --> Hội chẩn để thực hiện khởi phát
chuyển dạ bằng các phương pháp khác.
2. Phương pháp khởi phát chuyển dạ hóa học
a. Sử dụng oxytocin
 Phác đồ “liều thấp”: liều khởi đầu thấp, tăng liều chậm, tăng liều mỗi 15-30
phút/lần, liều tối đa 30mUI/phút
 Pha 5 đơn vị oxytocin trong 49ml glucose 5%
 Khởi đầu: 0,5 - 2mUI/phút (0,3ml - 1,2ml/giờ)
 Tăng liều: 1 - 2mUI/phút (0,6 - 1,2ml/giờ)
 Liều tối ưu: 8 - 12mUI/phút (4,8 - 7,2ml/giờ)
 Phác đồ “liều cao”: liều khởi đầu cao, tăng liều nhanh, tăng liều mỗi 15 - 30
phút/lần, liều tối đa 30mUI/phút
 Pha 5 đơn vị oxytocin trong 49ml glucose 5%
 Khởi đầu: 4mUI/phút (2,4ml/giờ)
 Tăng liều: 4 - 6mUI/phút (2,4ml - 3,6ml/giờ)
 Liều tối ưu: 8 - 12mUI/phút (4,8 - 7,2ml/giờ)
Thời gian theo dõi từ 12-24h tính từ khi đạt 3 cơn gò/10 phút. Gọi là thất bại khi
sau 12-24h mà không đạt được 3 cơn gò/10 phút hoặc CTC không thay đổi-
BISHOP không tiến triển
 Tác dụng ngoại ý:
 Cơn gò cường tính, có thể gây vỡ tử cung
 Ảnh hưởng tim thai
 Ngộ độc nước
 Ảnh hưởng tim mạch thai phụ: Tụt huyết áp, giảm tưới máu động mạch vành,
ngưng tim
b. Các prostaglandin
Cơ chế: tăng cường prostaglandin trong cơ thể kích thích chuyển dạ, qua đó làm
chín muồi CTC
 Prostaglandin E2:
 Cách dùng và liều dùng: Dinoprostone là dạng prostaglandin E2 tổng hợp, sử
dụng để khởi phát chuyển dạ trên những sản phụ ối vỡ sớm, hoặc thai quá ngày
nhưng không có vết mổ cũ. Dinoprostone có 3 dạng: gel, hệ phân phối thuốc
đặt âm đạo, viên đạn.
 Gel dinoprostone 0,5mg/3g (2,5ml gel): liều có thể lập lại mỗi 6h, tối đa 3
liều trong 24h
 Hệ phân phối thuốc đặt âm đạo dinoprostone 10mg phóng thích thuốc
0,3mg/h trong 10h, sử dụng liều duy nhất, được lấy ra sau 24h đặt hoặc khi
chuyển dạ bắt đầu. Sản phụ nên nằm ít nhất 30phút sau khi đặt
dinoprostone 10mg để do tim thai. Nếu sử dụng phối hợp oxytocin sau khi
làm chín muồi CTC bằng prostaglandin E2 ít nhất 30p sau khi lấy hệ phân
phối thuốc đặt âm đạo dinoprostone 10mg ra.
 Viên đạn dinoprostone 20mg thường được sử dụng torng trường hợp thai
12-20 tuần.
 Chống chỉ định prostaglandin E2: hen suyễn nặng, tăng nhãn áp, tăng áp lực
nội nhãn.
 Theo dõi:
 Theo dõi tim thai và cơn gò bằng monitor sau khi sử dụng prostaglandinE2.
 Sử dụng oxytocin sau khi làm chín muôi cổ tử cung bằng prostaglandin E2
ít nhất 6 – 12 giờ đối với gel 0.5 mg Dinoproston và ít nhất 30 phút sau khi
lấy hệ phân phối thuốc đặt âm đạo Dinoproston 10 mg ra.
 Prostaglandin E1:
 Thai >= 28 tuần và không có khả năng nuôi được (thai lưu, thai dị tật bẩm sinh,
thai chậm tăng trưởng mất bù). Cách dùng và liều dùng: Misoprostol 25mcg,
đặt âm đạo mỗi 6h hoặc uống mỗi 2h. Nếu sử dụng oxytocin phải ít nhất 4h sau
khi sử dụng liều Misoprostol cuối cùng.
 Chống chỉ định Prostaglandin E1:
 Tiền cản suyễn nặng, tiền sử có rối loạn đông máu, tình trạng dị ứng mạn
hoặc cấp tính
 Trường hợp sản phụ có vết mổ cũ và thai sống >= 28 tuần, có khả năng
nuôi
 Tác dụng ngoại ý:
 Cơn gò cường tính, vỡ tử cung, ảnh hưởng tim thai, hít nước ối phân su
 Sốt, rét run
 Nôn, buồn nôn, tiêu chảy

c. Các phương pháp khởi phát chuyển dạ trong những trường hợp đặc biệt
 Vết mổ cũ mổ lấy thai:
Thai phụ VMC 1 lần nên ưu tiên chọn KPCD bằng sonde Foley hoặc/ và phác đồ
oxytocin liều thấp với bơm tiêm điện
Cân nhắc sử dụng prostaglandin E1 liều thấp và prostaglandin E2 ở thai phụ có
VMC và thai >= 28 tuần + có chỉ định CDTK mà thai không có khả năng nuôi
được.
ACOG khuyến cáo không nên dùng misoprostol vì tăng nguy cơ vỡ tử cung
 Trường hợp ối vỡ:
Liệu pháp an toàn là PGE2 đường âm đạo
Ối vỡ >=12h, thai >=34 tuần, chưa vào chuyển dạ: KPCD bằng oxytocin, đánh giá
sau 12h
 Song thai – ngôi 1 là ngôi đầu, không có chống chỉ định KPCD: có thể KPCD
bằng oxytocin và/ hoặc kết hợp các phương pháp làm chín muổi CTC.

Tài liệu tham khảo:


1. Bê ̣nh viê ̣n Từ Dũ (2019). Khởi phát chuyể n da ̣. Phác đồ điều tri ̣ sản phụ khoa, Xuấ t bản
lầ n 4, Nhà xuấ t bản Thanh niên, TP Hồ Chí Minh. 148 – 152.
2. Bộ môn sản (2018). Giáo trình lâm sàng sản phụ khoa. Trường Đại học Y Dược Cần
Thơ.
3. Bộ môn sản (2014). Sản khoa. Sản phụ khoa tập 1. Xuấ t bản lầ n thứ tư, Nhà xuất bản Y
học, Thành phố Hồ Chí Minh. 239 – 244.
4. Bộ y tế (2016). Các phương pháp gây chuyể n da ̣. Hướng dẫn quố c gia về các dịch vụ
chăm sóc sức khỏe sinh sản, Hà Nội. 149 – 153.
5. Bộ y tế. Hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh chuyên ngành sản phụ
khoa, Nhà xuất bản Y học.
6. Errol R. Norwitz and John O. Schorge, Nguyễn Duy Tài biên dịch. Sản khoa. Sổ tay Sản
phụ khoa, Nhà xuất bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 132 – 133.
7. PGS.TS Trần Thi Lợi và cộng sự (2011). Sản khoa. Thực hành Sản phụ khoa, Nhà xuất
bản Y học, Thành phố Hồ Chí Minh. 74 – 84.
8. BS Tô Hoài Thư (2013). Hướng dẫn Khởi phát chuyển dạ - BV Hùng Vương
<http://www.tudu.com.vn/cache/0856031_Khoi%20phat%20chuyen%20da.pdf>, xem
27/02/2019.
TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN

I. CHỈ ĐINH ̣ SỬ DỤNG OXYTOCIN TRONG SẢN KHOA


Oxytocin là hormon peptide được tổng hợp tại nhân trên thị và cạnh não thất của hạ
đồi, hoạt động nhờ kết hợp với một protein đặc biệt là Oxytocin-neurophysin.
Oxytocin được tiết từ các đầu cùng thần kinh của thùy sau tuyến yên. Tác dụng của
Oxytocin có 2 đặc điểm là nhanh và ngắn.
Oxytocin được hấp thụ tốt bằng đường ngoài ruột. Trong đường tiêu hóa, Oxytocin bị
phân hủy bởi pepsin của dạ dày. Vì thế, Oxytocin thường được sử dụng bằng đường tiêm
bắp và đường tiêm tĩnh mạch chậm.
Oxytocin bắt đầu có tác dụng rất nhanh, ngay sau khi truyền tĩnh mạch 3-4 phút, nồng
độ huyết tương của Oxytocin tăng dần khi cho thuốc và đạt được sự ổn định sau 40 phút.
Oxytocin được thải trừ tại gan, thận, tuyến vú.
Thời gian bán hủy trung bình của Oxytocin là 5 phút.
Oxytocin tác đô ̣ng lên các thu ̣ thể của nó trên cơ trơn tử cung, kích thích cơn co tử cung
làm tăng về số lươ ̣ng, cường đô ̣, thời gian cơn co tử cung => gây co bóp tử cung cả về tần
số và cường độ
Chỉ định trong các trường hợp cần tăng hoạt động của cơ tử cung:
 Khởi phát chuyển dạ.
 Thúc đẩy chuyển dạ, tăng cơn co tử cung.
 Dự phòng và điều trị băng huyết sau sanh do đờ tử cung hay sau sanh hay sau mổ
sanh.
II. CHỐNG CHỈ ĐINH ̣
1. Tuyêṭ đố i
 Suy thai cấp.
 Bất xứng đầu chậu tuyệt đối.
 Nhau tiền đạo trung tâm.
 Nhau bong non thể nặng.
 Không đủ điều kiện phẫu thuật.
 Mẹ bị bệnh lý tim mạch gây rối loạn cung lượng tim.
2. Tương đố i
Phải hết sức thận trọng khi chỉ định Oxytocin trong các trường hợp sau:
 Vết mổ cũ lấy thai: tăng nguy cơ gây nứt vết mổ
 Đa thai, đa ối: tăng nguy cơ vỡ tử cung
 Ngôi ngược: tăng nguy cơ cho sơ sinh khi so với mổ chủ động
III. TĂNG CO BẰNG OXYTOCIN
 Nguyên tắc:
 Chỉ dùng đường tĩnh mạch thật chậm.
 Dùng liều thấp nhất có thể có hiệu quả.
 Phải theo dõi chặt chẽ khi dùng oxytocin.
 Sử dụng:
1. Khởi phát chuyển dạ
 Bơm tiêm điện : liều ban đầu 4mUI/phút. Pha 1 ống oxytocin 5UI trong 50ml tốc
độ 2,4ml/h. Có hai cách sử du ̣ng:
 Phác đồ “Liề u thấ p”: liề u khởi đầ u thấ p, tăng liề u châ ̣m, liề u tố i đa 30 mUI/min.
 Phác đồ “Liề u cao”: liề u khởi đầ u cao, tăng liề u nhanh, liề u tố i đa 30 mUI/min.
Phác đồ liêu thấ p: pha 5 đơn vi ̣oxytocin trong 49 ml Glucose 5%
 Khởi đầ u 0.5 - 2 mUI/ Phút (0.3 - 1.2 ml/ giờ)
 Tăng liề u 1 - 2 mUI/phút (0.6 – 1.2 ml/giờ)
 Liề u tố i ưu 8 - 12 mUI/ Phút (4.8 - 7.2 ml/giờ)
 Tố i đa 30 mUI/phút (18 ml/giờ)
 Khoảng cách tăng liề u: mỗi 15 - 30 phút
Phác đồ liề u cao: pha 5 đơn vi ̣trong 49 ml Glucose 5%
 Khởi đầ u 4 mUI/ Phút (2.4 ml/ giờ)
 Tăng liề u 4 - 6 mUI/phút (2.4 – 3.6 ml/giờ)
 Liề u tố i ưu 8 - 12 mUI/ Phút (4.8 - 7.2 ml/giờ)
 Tố i đa 30 mUI/phút
 Khoảng cách tăng liề u: mỗi 15 - 30 phút
Thời gian theo dõi từ 12 - 24 giờ tin ́ h từ khi đa ̣t 3 cơn gò/10 phút. Go ̣i là thấ t ba ̣i khi
sau 12 - 24 giờ mà không đa ̣t đươ ̣c 3 cơn gò/10 phút hoă ̣c CTC không thay đổ i – BISHOP
không tiế n triể n.
 Truyền tĩnh mạch chậm dung dịch: Dung dịch Glucose 5% 500ml + 5 UI
Oxytocin.
B1: Lập đường truyền tĩnh mạch với dung dich ̣ G5%, chai 500ml chỉnh giọt đến tốc
độ 8 giọt/ph.
B2: Sau khi chỉnh giọt thành công -> hòa 5UI oxytocin vào chai dịch truyền. Tương
đương 4 mUI/ph. ( Bô ̣ Y Tế hướng dẫn liều khởi đầu oxytocin là 2.5mUI/ph).
B3: Đánh giá cơn gò TC về cường độ, tần số, thời gian co, nghỉ (bằng monitoring
sản khoa) mỗi 15 phút.
 Chưa tốt: Không đạt yêu cầu (3 cơn/10 phút mỗi cơn 40 giây) -> Tăng tốc độ
truyền dần dần, mỗi lần điều chỉnh cách nhau 30 phút, mỗi lần tăng 1.5 – 2.5mUI
(thêm 3 - 5 giọt/phút) cho đến liều 20 mUI/ phút (40 giọt/phút) -> xem xét tăng
nồng độ oxytocin trong dịch truyền để hạn chế lượng dịch nhập và dễ điều chỉnh
liều oxytocin.
 Tốt: Đủ 3 cơn/10 phút, mỗi cơn kéo dài trong 40 giây -> duy trì và đánh giá cổ
tử cung và độ lọt của ngôi thai sau 1 - 2 giờ.
 Tiến triển thuận lợi: CTC mở thêm: 1-1.5 cm ở con so; 2-3cm ở con rạ. -> theo
dõi sanh ngã âm đạo.
 Tiến triển không thuận lợi (Khởi phát thất bại):
 Sau khi đã truyền hết 5000 mUI (tức hết chai dịch truyền) mà chưa tạo được
cơn co cần thiết thì cần tạm ngưng khởi phát chuyển dạ và thực hiện lại vào
ngày hôm sau.
 Nếu đã đạt giới hạn 32 mUI/ph mà vẫn không khởi phát được chuyển dạ.
2. Trong điều chỉnh cơn go
 Tăng co là việc dùng thuốc để điều chỉnh cơn co tử cung tự nhiên, nhằm đạt được
cơn co tử cung thích hợp với giai đoạn của chuyển dạ về cường độ, biên độ, tần số
để có được diễn tiến thuận lợi của cổ tử cung và ngôi thai.
 Trong các oxytocis, chỉ được tăng co bằng oxytocin và chỉ được dùng đường truyền
tĩnh mạch chậm.
 Có 2 cách dùng:
 Đường nhỏ giọt tĩnh mạch: 5UI oxytocin pha trong 500ml dd Glucose 5% VIII
giọt/phút (4mUI/phút)
 Bơm tiêm điện: 5UI oxytocin pha trong 49ml dd Glucose 5% tốc độ 2,4ml/giờ
 Tương tự khởi phát chuyển dạ, tuy nhiên biên độ mỗi lần tăng là 4 mUI/ph.
 Theo dõi monitoring. Sau mỗi 15-20 phút đánh giá lại cường độ, tần số, thời gian.
Liều tối đa khi dùng cho tăng co là 20 mIU/phút.
 Việc tăng quá liều tối đa cần phải được cân nhắc kỹ. Khi vượt quá liều tối đa cho
phép, cần tăng nồng độ oxytocin trong chai và chỉnh lại tốc độ truyền từ đầu.
 Biến chứng và theo dõi:
 Khi tăng co có hiệu quả, cần giảm bớt số giọt, sự truyền thuốc lúc này nên duy trì ở
tốc độ thấp nhất đủ để quá trình xóa mở cổ tử cung tiến triển.
 Trong quá trình theo dõi nếu thấy cơn co cường tính, nhịp tim thai giảm <100 lần/ph
cần ngưng truyền oxytocin, cho sản phụ nằm nghiêng trái và thở oxy. Theo dõi sát
tim thai bằng monitoring. Nếu hồi phục nhanh có thể bắt đầu chỉnh lại số giọt cho
phù hợp.
 Gò cường tính do oxytocin: cắt truyền, nếu đúng là do Oxytocin, cơn gò sẽ mất
hẳn
 Nếu cần thiết: Salbutamol 10 mg pha trong 1000 mL dịch tinh thể đẳng trương
(NaCl 0.9% hay Lac-tated Ringer’s) truyền tĩnh mạch X giọt/1 phút. Hoặc
Terbutalin 250 mg (TMC) trong 5 phút.
 Nếu hồi phục nhanh có thể tăng co trở lại. Nếu tăng co lại, phải bắt đầu lại từ
đầu. Tiếp tục thực hiện monitoring nghiêm ngặt.
 Nếu không do nguyên nhân thực thể (bất xứng đầu chậu) -> mổ lấy thai.
 Nếu sau 6 giờ theo dõi cổ tử cung không xóa mở thêm hay phù nề, ngôi thai không
xuống, đầu có bướu huyết thanh -> giục sanh thất bại.
 Nếu có dấu hiệu suy thai phải ngừng truyền oxytocin. Sau khi ngừng truyền
oxytocin 15 phút không có kết quả, phải phẫu thuật lấy thai ngay hoặc forceps nếu
đủ điều kiện.
 Khi sử dụng oxytocin cần theo dõi biến chứng ngộ độc nước trên sản phụ.
 Sẹo mổ cũ lấy thai và đa sản không sử dụng oxytocin tới nồng độ 20 mUI/ph.
3. Trong xử trí tích cực giai đoạn 3
Ngay sau sổ thai hoặc sau cắ t dây rố n hoặc sau sổ nhau: tiêm bắ p 10 UI oxytocin.
Nế u người bệnh đang đươ ̣c truyề n dich,
̣ có thể sử du ̣ng oxytocin 20 UI truyề n TM
XXX gio ̣t/phút.
4. Dự phòng và điều trị băng huyết sau sanh
 Dự phòng: Ngay sau khi kẹp rốn trong sanh thường hay mổ bắt con: 20 UI + 1000ml
NaCl 0.9% hay Lactate Ringer truyền tỉnh mạch chảy nhanh với tốc độ 10ml/ph.
Sau đó nếu tử cung gò tốt, giảm xuống duy trì với tốc độ 2- 4 ml/ph. Hoặc sử dụng
10UI oxytocin tiêm bắp ngay sau khi sổ đầu.
 Điều trị: Oxytocin 5-10UI/500ml NaCl 0.9% chảy trong 1 giờ nếu trong giai đoạn
cấp. Sau đó duy trì 10UI/500ml NaCl 0.9% mỗi 8 giờ, liều tối đa 150 UI.

Tài liệu tham khảo:


1. Bô ̣ y tế (2016). Sử dụng oxytocin. Hướng dẫn quốc gia về chăm sóc sức khoẻ sinh sản,
Hà Nô ̣i. 129.
2. Phạm Văn Đức, Âu Nhựt Luân, Oxytocics trong sản khoa, tăng co bằng oxytocin, khởi
phát chuyển dạ bằng oxytocin, Tái bản lầ n 4, Sản phụ khoa Y4 và Y6, Bộ môn Phụ Sản –
Đa ̣i ho ̣c Y Dươ ̣c Thành phố Hồ Chí Minh. 318 – 319.

You might also like