You are on page 1of 6

BÀI TẬP KINH TẾ DƯỢC

Bài 1. Phân Tích Các Chi Số Chi Phí Và Hiệu Quả Trong Kinh Tế Dược
1. Chỉ số chi phí

1.1. Phân loại chi phí

1.1.1. Chi phí trên quan điểm người cung cấp dịch vụ:

Tổng chi phí = Chi phí đầu tư + Chi phí thường xuyên (*)

Chi phí khởi đầu + Chi phí duy trì

Chi phí trực tiếp + Chi phí gián tiếp

Chi phí cố định + Chi phí biến đối

(*) thường được sử dụng trong kinh kế dược.

1.1.2. Chi phí trên quan điểm người sử dụng dịch vụ:

1.2. Các công thức

1.2.1. Công thức quy đổi chi phí đã trả từ quá khứ về thời điểm hiện tại:

𝐶𝑃𝐼𝐻𝑇
CPQK→HT = CPQK * (1)
𝐶𝑃𝐼𝑄𝐾

CPQK→HT: chi phí quy đổi về hiện tại

CPQK: chi phí đã chi trả trong quá khứ

CPIHT: Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm hiện tại

CPIQK: Chỉ số giá tiêu dùng tại thời điểm quá khứ

Chỉ số giá tiêu dùng CPI qua các năm:

Năm 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 2014
CPI 101.1 108.9 105 103.2 104.9 101.5 106.9 104 103.5 109.1
1.2.2. Công thức quy đổi chi phí sẽ trả ở tương lai quy đổi về thời điểm hiện tại:

𝐶𝑃𝑇𝐿
CPTL→HT = (2)
(1+𝑟)𝑎
CPTL→HT: chi phí quy đổi về hiện tại

CPTL: chi phí sẽ trả ở tương lai

r: lãi suất

a: khoảng thời gian từ hiện tại đến tương lai

1.2.3. Công thức tính khấu hao

Khấu hao = Giá mua * Hệ số khấu hao

Quy đổi giá mua quá khứ về hiện tại theo công thức (1)
𝟏
Hệ số khấu hao h tính theo công thức: (công thức đơn giản): h = (3)
𝒏
h: Hệ số khấu hao; n: thời hạn sử dụng của thiết bị/vật dụng (năm)
2. Chỉ số hiệu quả

2.1. QALY

Công thức tính: QALY = LYG*U

QALY: Số năm sống được điều chỉnh bởi chất lượng sống

LYG: Số năm sống đạt được U: Hệ số chất lượng sống

Để tính tổng hiệu quả thu được cho một giai đoạn điều trị, cần phải quy đổi hiệu quả mỗi năm về
cùng một thời điểm bằng hệ số chiết khấu. Lưu ý: QALY không thể quy đổi từ quá khứ về hiện tại
được.

2.2. DALY

DALY = YLL + YLD

YLL: số năm sống mất đi do chết sớm YLD: số năm sống mất đi do tàn tật

YLL = Kỳ vọng sống – tuổi lúc chết

Kỳ vọng sống của nam là 80 năm; và của nữ là 82.5 năm.

YLD = DW*L*I

DW: hệ số bệnh tật L: thời gian mang bệnh trung bình

I: Tỷ lệ mới mắc trong một thời gian nhất định


BÀI TẬP
Bài 1. Thuốc A vào năm 2007 có giá là 520.000 đồng/hộp; năm 2014 là 550.000 đồng/hộp.
Hãy cho biết giá thuốc của năm nào thấp hơn khi đã hiệu chỉnh với chỉ số giá tiêu dùng.

Bài 2. Tính tổng chi phí đầu tư của một nhà thuốc sau 4 năm đầu tư (hiệu chỉnh vào năm
2014):

Năm Chi phí (triệu VNĐ)


2011 120
2012 70
2013 90
2014 110

Bài 3.

a. Tính tổng chi phí cho 5 năm điều trị. Biết chi phí năm đầu là 30 triệu; mỗi năm chi phí
không đổi và lãi suất 1,0%/năm.

b. Tính tổng chi phí cho 5 năm điều trị. Biết chi phí năm đầu là 30 triệu; mỗi năm chi phí
tăng 20% và lãi suất 1,0%/năm.

c. Tính tổng chi phí cho 5 năm điều trị. Biết chi phí năm đầu là 30 triệu; mỗi năm chi phí
giảm 20% và lãi suất 1,0%/năm.

Bài 4. Tính chi phí ngày/giường năm 2014 của khoa điều trị A. Biết
a. Khoa điều trị có các tài sản cố định với dữ liệu trong bảng sau:

Giá mua Thời hạn sử


STT Trang thiết bị Năm mua Số lượng
(triệu/cái) dụng
1 Giường bệnh 2006 18 10 12
2 Bàn ghế 2006 8 3 15
3 Tủ 2006 4 4 12
4 Máy tính 2007 3 12 10
5 Máy quạt 2006 6 0,5 5
6 Máy điều hòa 2010 3 10 10
7 Quạt trần 2006 3 2,5 10
b. Mỗi tháng khoa điều trị phải chi trả các khoản sau:

- Lương cho 3 bác sỹ 9 triệu/người; 4 điều dưỡng 5 triệu/người; 1 dược sĩ 7,5 triệu/người

- Phụ cấp cho mỗi nhân viên 0,5 triệu;

- Tiền điện, nước: 2,5 triệu;

- Chi phí khác: 1 triệu.

c. Khoảng 85% giường bệnh có bệnh nhân trong năm.

Bài 5. Bệnh nhân A bị xuất huyết tiêu hóa, nhập viện cấp cứu và điều trị nội trú trong 4 ngày.
Bệnh nhân có thu nhập 6 triệu/tháng; bệnh nhân có một người nhà thăm nuôi có thu nhập 5
triệu/tháng với số ngày làm việc trong tháng là 20 ngày. Các ngày nằm viện điều rơi vào ngày
phải đi làm của bệnh nhân và người thân. Sau khi điều trị, bệnh nhân phải trả những chi phí
trong bảng sau:

STT Khoản chi Đơn vị Số lượng Đơn giá (VNĐ)


1 Nằm viện Ngày/giường 4 500.000
2 Vận chuyển cấp cứu Lần 1 1.300.000
3 Nội soi Lần 2 200.000
4 X-quang Lần 1 120.000
5 Xét nghiệm máu Lần 2 100.000
6 Siêu âm Lần 2 125.000
7 Bữa ăn dinh dưỡng Suất 12 40.000
8 Taxi Lần 1 300.000
9 Khác Ngày 4 100.000

Trong quá trình nằm viện, bệnh nhân được điều trị các thuốc trong bảng sau:

STT Tên biệt dược Đơn vị Giá Chế độ liều

1 Nexium Bột pha tiêm Hộp x lọ 40mg 230.000 Ngày đầu nhập viện (1 lọ)

2 Nexium 20mg Vỉ x 7 viên 140.000 01 viên/ lần X 01 lần/ngày (14 ngày)

3 Acemol Vỉ x 10 viên 3.000 01 viên/ lần X 02 lần/ngày (5 ngày)

4 Fumafer Hộp x 30 viên 35.000 01 viên/ lần X 02 lần/ngày (15 ngày)

5 NaCl 0.9% Chai 250 mL 25.000 01 chai/ lần X 02 lần/ngày (3 ngày)

6 Glucose Chai 250 mL 30.000 01 chai/ lần X 02 lần/ngày (3 ngày)


Bài 6. Bệnh nhân B mới phát hiện bệnh đái tháo đường. Trong quá trình điều trị, bệnh nhân
khám bệnh định kỳ mỗi tháng với những chi phí sau:

STT Khoản chi Chi phí (VNĐ)


1 Thuốc 140.000
2 Xét nghiệm 130.000
3 Xăng xe 150.000
4 Khám bệnh 30.000

Mỗi lần khám bệnh, bệnh nhân mất nửa ngày làm việc. Lương mỗi tháng của bệnh nhân là
7.600.000 và mỗi tháng làm việc 20 ngày.

a. Tính và phân tích cấu trúc chi phí mỗi tháng bệnh nhân đã trả.

b. Tính tổng chi phí điều trị mà bệnh nhân sẽ trả trong 5 năm với lãi suất mỗi năm là 1,0%
trong hai trường hợp sau:

TH1: Chi phí điều trị mỗi năm không đổi.

TH2: Chi phí điều trị mỗi năm tăng 10% so với năm trước.

Bài 7. Tính QALY trong 5 năm của bệnh nhân C với dữ liệu dưới đây:

Năm 1 2 3 4 5
Hệ số thỏa dụng 0.7 0.6 0.7 0.6 0.4

Bài 8. Tính tổng QALY của bệnh nhân D trong 5 năm điều trị. Biết hệ số thỏa dụng năm
đầu là 0,75; mỗi năm hệ số thỏa dụng giảm 5% và lãi suất 0%/năm.

Bài 9 Tính tổng QALY của bệnh nhân D trong 5 năm điều trị. Biết hệ số thỏa dụng năm đầu
là 0,8; mỗi năm hệ số thỏa dụng giảm 2% và lãi suất 2%/năm.

Bài 10. Tính DALY của bệnh nhân E. Biết bệnh nhân nữ sinh năm 1942, mất năm 2015 do
tai nạn giao thông. Dữ liệu bệnh tật của bệnh nhân E như sau:

STT Bệnh Hệ số DW Năm mắc Thời gian mang bệnh


1 Viêm phổi 0,28 Nhiều lần 260 ngày
2 Đau lưng mạn 0,061 Từ 2002
3 OCD 0,127 Từ 1976
4 Đái tháo đường 0,15 Từ 2001
5 Tăng huyết áp 0,25 Từ 2005
Bài 2. Phân Tích Chi Phí – Thỏa Dụng (CUA)

BÀI TẬP

Bài 1. So sánh hiệu quả kinh tế của thuốc A và thuốc B trong ức chế miễn ở bệnh nhân ghép tạng.
Biết rằng:
- Chi phí điều trị trong năm đầu tiên của thuốc A là 22 triệu; thuốc B là 27 triệu. Chi phí điều trị
mỗi năm tăng 10%, lãi suất 5%/năm.
- Nếu tuân thủ điều trị thì với thuốc A, bệnh nhân sống được 5 năm với hệ số thỏa dụng 2 năm đầu
là 0,6 và 3 năm sau là 0,4. Điều trị bằng thuốc B, bệnh nhân sống được 6 năm với hệ số thỏa dụng 2
năm đầu là 0,55 và 4 năm sau là 0,5. Lãi suất cho hiệu quả là 0%
- Chỉ số PPP của Việt Nam là 80 triệu.
Bài 2. So sánh hiệu quả kinh tế của thuốc A và thuốc B trong điều trị thoái hóa khớp trong 5 năm.
Biết rằng:
- Chi phí điều trị trong năm đầu tiên của thuốc A là 13 triệu; thuốc B là 17 triệu. Chi phí điều trị
mỗi năm tăng 10%, lãi suất 2%/năm.
- Trong 5 năm tuân thủ điều trị; khi điều trị bằng thuốc A, bệnh nhân có hệ số thỏa dụng cho 2 năm
đầu là 0,4 và 3 năm sau là 0,5. Điều trị bằng thuốc B, bệnh nhân có hệ số thỏa dụng cho 5 năm là
0,7. Lãi suất cho hiệu quả là 0%
- Chỉ số PPP của Việt Nam là 80 triệu.

You might also like