You are on page 1of 265

SỔ TAY HƯỚNG DẪN VẬN HÀNH VÀ BẢO DƯỠNG

GALEO
HD465-7R
XE TẢI TỰ ĐỔ
Số sêri máy HD465 - 150001 trở lên

CẢNH BÁO

Vận hành máy không đúng nguyên tắc có thể gây

ra tai nạn đáng tiếc do đó người thợ vận hành và

thợ bảo dưỡng máy nên đọc cuốn sách này trước

khi tiến hành công việc. Cuốn sách này nên giữ ở

trên máy để cho mọi người tham khảo và cho ai

bắt đầu vận hành máy tham khảo.

CHÚ Ý

Cuốn sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng này

được viết bằng nhiều thứ tiếng khác nhau. Nếu

sách hướng dẫn viết bằng tiếng nước ngoài thì liên

hệ với đại lý Komatsu để được dịch ra tiếng Việt.

1
1. LỜI MỞ ĐẦU
Cuốn sách này cung cấp cho các bạn các quy tắc và sự hướng dẫn sẽ giúp
bạn vận hành thiết bị một cách an toàn và hiệu quả nhất. Luôn giữ cuốn sách
bên mình và luôn đọc nó một cách thường xuyên. Nếu cuốn sách bị mất, bị
bẩn làm bạn không thể đọc được thì xin vui lòng liên lạc với nhà phân phối
KOMATSU để được thay thế cuốn sách khác.
Nếu bạn bán máy cho người khác nên giao cho họ cả cuốn sách này.
Sự tiếp tục hoàn thiện thiết kế loại máy này có thể thay đổi nhưng cũng có thể
không chỉ ra trong cuốn sách này. Nếu thấy cần thiết liên hệ nhà phân phối
KOMATSU để có những thông tin mới nhất về máy của bạn và những thông
tin thêm về máy.
Trong cuốn sách này có thể bao gồm các thiết bị đặt thêm và rất có thể không
phù hợp tại nước của bạn. Nếu bạn yêu cầu thêm thì có thể liên lạc với
KOMATSU.
CẢNH BÁO

 Sự vận hành và bảo dưỡng máy không đúng có thể gây ra tai nạn
đáng tiếc và có thể gây chết người
 Người vận hành và bảo dưỡng máy nên đọc cuốn sách này một
cách thấu đáo trước khi tiến hành công việc.
 Một vài công việc phức tạp khi vận hành và bảo dưỡng máy có thể
gây ra tai nạn nếu không thực hiện theo yêu cầu trong cuốn sách
này.
 Komatsu cung cấp cho khách hàng máy hoàn chỉnh và phù hợp
với qui tắc, tiêu chuẩn từng nước. Nếu máy của bạn được đặt mua
từ nước khác hay mua bán qua công ty thương mại khác thì máy
có thể bị thiếu thiết bị an toàn và các đặc điểm kỹ thuật mà nó
thực sự cần thiết cho máy khi dùng tại nước bạn.
 Chi tiết phần an toàn được đưa ra ở phần THÔNG TIN AN TOÀN
trang sau.

2
2. THÔNG TIN AN TOÀN
Phần lớn tai nạn xảy ra là do không tuân theo các quy tắc an toàn khi vận
hành và bảo dưỡng máy. Để tránh những tai nạn đáng tiếc có thể xảy ra nên
đọc, hiểu và luôn tuân theo tất cả chú ý và cảnh báo trong cuốn sách này khi
bạn tiến hành vận hành máy cũng như khi bảo dưỡng máy.

Để nhận biết được thông tin an toàn và mác nhãn trên máy nên theo các ký
hiệu sau đây:

 DANGER: Từ này được sử dụng cho các chú ý an toàn hoặc các
nhãn mác an toàn của máy nhằm lưu ý người sử dụng rằng nếu có
xảy ra nguy hiểm thì sẽ xảy ra thương nặng hoặc tử vong. Các
nhãn mác an toàn này đưa ra cách phòng ngừa cần thực hiện
nhằm tránh nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu các nguy hiểm này xảy
ra nó có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho máy.

 WARNING: Từ này được sử dụng cho các chú ý an toàn hoặc các
nhãn mác an toàn của máy nhằm lưu ý người sử dụng rằng nếu có
xảy ra nguy hiểm thì có thể xảy ra thương nặng hoặc tử vong. Các
chú ý và nhãn mác an toàn này đưa ra cách phòng ngừa cần thực
hiện nhằm tránh nguy hiểm có thể xảy ra. Nếu các nguy hiểm này
xảy ra nó có thể gây ra các thiệt hại nghiêm trọng cho máy.

 CAUTION: Từ này được sử dụng cho các chú ý an toàn hoặc các
nhãn mác an toàn của máy nhằm lưu ý người sử dụng rằng nếu có
xảy ra nguy hiểm thì có thể xảy ra thương nặng hoặc tử vong. Từ
này cũng được sử dụng đối với nguy hiểm mà kết quả là gây ra
thiệt hại cho máy.

 NOTICE: Từ này được dùng khi đưa ra các phòng ngừa cần phải
thực hiện để tránh các hành động có thể rút ngắn tuổi thọ của
máy.

Các phòng ngừa an toàn được mô tả trong mục AN TOÀN từ trang 1-1
KOMATSU không thể dự đoán hết trước tất cả các hoàn cảnh mà tai nạn xảy
ra khi vận hành và bảo dưỡng máy. Vì lẽ đó các chú ý về an toàn trong tài liệu
này cũng như trên máy không thể bao gồm hết được các phòng ngừa an
toàn. Nếu sử dụng một cách làm hay hành động nào mà không có trong tài
liệu này thì bạn và những người khác phải đảm bảo an toàn cho mình và
không gây thiệt hại cho máy. Nếu bạn không thể chắc chắn về an toàn và
phương thức tiến hành xin hãy liên hệ với nhà phân phối KOMATSU.

3
NƠI GẮN SỐ SÊRI ĐỘNG CƠ, MÁY VÀ THÔNG TIN VỀ NHÀ PHÂN PHỐI

VỊ TRÍ GẮN SỐ SÊRI MÁY

Tấm gắn số sêri máy được gắn ở phía trái khung xe

VỊ TRÍ GẮN SỐ SÊRI ĐỘNG CƠ:

Số sêri động cơ được gắn ở phía trên bên trái của lốc máy nơi nhìn vào phía
quạt gió

4
VỊ TRÍ ĐỒNG HỒ ĐO

Hiển thị ở chính giữa bên duới màn hình.

BẢNG ĐIỀN SỐ SÊRI VÀ NHÀ PHÂN PHỐI:

Số sêri máy

Số sêri động cơ

Mã số PIN của sản phẩm

Tên nhà phân phối

Địa chỉ

Phòng dịch vụ

Số điện thoại/fax

5
AN TOÀN

CẢNH BÁO

Đọc và tuân thủ các chỉ dẫn về an toàn nếu không


có sẽ dễ xảy ra tai nạn đáng tiếc

6
THÔNG TIN CHUNG

QUY TẮC AN TOÀN


 Chỉ nên để cho những người được hướng dẫn và người có trách
nhiệm mới được vận hành và bảo dưỡng máy
 Tuân thủ theo các quy tắc, sự hướng dẫn và các đặc điểm khi vận
hành và bảo dưỡng máy.
 Không nên vận hành máy khi bạn không được khỏe, khi uống thuốc
gây ra buồn ngủ, hay khi bạn uống rượu.Nếu bạn vận hành trong
điều kiện như vậy ảnh hưởng đến quyết định của bạn và nó rất dễ
gây tai nạn.
 Khi làm việc với một người khác hay người chỉ dẫn giao thông thì
chắc chắn bạn đã hiểu được mọi ký hiệu của nhau khi đưa ra.
 Luôn tuân theo mọi quy tắc an toàn.

ĐẶC ĐIỂM VỀ AN TOÀN


 Chắc chắn các tấm bảo vệ và các nắp đậy được để đúng vị trí. Nên
sửa chữa ngay nếu chúng bị hư hỏng.
 Cần hiểu cũng như nắm chắc về đặc điểm an toàn khi sử dụng
khóa an toàn, chốt an toàn và dây đai
 Không bao giờ bỏ bất cứ các đặc điểm an toàn nào. Luôn giữ chúng
ở điều kiện làm việc tốt.
 Sử dụng chốt an toàn, khóa an toàn không đúng thì có thể gây nguy
hiểm.

QUẦN ÁO VÀ CÁC VẬT DỤNG BẢO VỆ


 Tránh mặc quần áo rộng, đeo đồ trang sức và để tóc dài vì nó có
thể gây ra tai nạn khi nó chạm vào phần quay.
 Không nên mặc quần áo dính dầu mỡ vì nó rất dễ gây cháy.
 Đội mũ, đi giầy bảo hộ, đeo kính bảo hộ, đi găng và đi ủng khi tiến
hành công việc vận hành và bảo dưỡng. Luôn đeo kính bảo hộ, mũ
và găng tay khi tiến hành công việc với vật kim loại khi dùng chốt,
búa, khi làm sạch các phin lọc bằng khí nén.
 Kiểm tra tất cả các chức năng của thiết bị bảo vệ trước khi làm việc.

7
VỊ TRÍ CÁC BIỂN BÁO AN TOÀN

8
BIỂN BÁO AN TOÀN

(1) Khung bảo vệ khi xe bị lật


(ROPS)

(2) Chú ý cánh quạt và puly quạt


khi đang quay.
Chú ý trục trước quay
(09667 – A0880)

(3) Chú ý khi mở nắp thùng dầu


thủy lực.
Chú ý khi mở nắp bộ tản nhiệt
(09653-A0641)

9
(4) Chú ý dây điện.
Chú ý các sự cố nguy hiểm có thể xảy ra trong khi kiểm tra và bảo dưỡng

 Nếu máy quá gần đường dây điện thì rất nguy hiểm.
Hãy luôn giữ khoảng cách an toàn so với đường dây điện.
 Sẽ có nguy hiểm khi thùng ben bị đổ xuống.
Trước khi kiểm tra hay bảo dưỡng cần nâng thùng ben hãy đọc tài liệu
hướng dẫn vận hành và thực hiện đúng.

(6) Chú ý trước khi khởi động


Chú ý khi lùi (569-93-81720)

! CHÚ Ý

Hãy đọc sách vận hành và bảo dưỡng trước khi thực hiện vận hành, bảo
dưỡng, tháo lắp hay vận chuyển máy.

10
(7) Chú ý khi thực hiện với đường
cáp ắc quy.

(8) Chú ý với các đường ống xả


có nhiệt độ cao. (09817-K0888)

11
(9) Chú ý cẩn thận tránh bị ngã

KHÔNG ĐƯỢC PHÉP ĐIỀU CHỈNH

 Bất cứ một sự điều chỉnh nào mà không được phép của Komatsu đều có
thể gây ra lỗi hỏng hóc.

 Trước khi tiến hành hiệu chỉnh nên liên lạc với nhà phân phối Komatsu
nếu không thì Komatsu không chịu trách nhiệm cho những sự điều chỉnh
này.

KHI RỜI KHỎI GHẾ LÁI

 Để ngăn chặn những tai nạn có thể xảy ra do chạm vào các cần điều khiển
không được khóa thì luôn thực hiện theo các điều sau khi rời khỏi ghế lái

 Đặt cần số ở vị trí trung gian và phanh đỗ ở vị trí Phanh

 Hạ thấp thùng ben, đặt cần điều khiển thùng ben ở vị trí Giữ sau đó khóa
cần lại.

 Tắt động cơ. Khi rời khỏi xe luôn khóa tất cả mọi thứ lại và mang chìa
khóa bên mình.

 Nếu để xe chuyển động đột ngột hay không theo mong muốn thì có thể
gây ra tai nạn đáng tiếc.

12
TRÈO LÊN VÀ XUỐNG KHỎI XE

 Không bao giờ nhảy lên hay xuống khỏi xe và cũng không nên nhảy khỏi xe
khi nó đang di chuyển.

 Khi lên hay xuống xe luôn quay mặt về phía xe và sử dụng các tay nắm
cùng bậc lên xuống.

 Không bao giờ nắm vào cần điều khiển khi lên hay xuống xe.

 Luôn đảm bảo có ba điểm tiếp xúc với bậc lên xuống và tay nắm từ phía
người để đảm bảo chắc chắn cho bản thân.

 Khi mang dụng cụ hay đồ lên khoang lái thì có thể dùng dây để kéo chúng
lên.

 Nếu có bất kỳ dầu mỡ, bụi bẩn trên bậc lên xuống hay tay nắm thì phải
dùng giẻ lau sạch, nhớ luôn giữ cho chúng sạch sẽ và xiết chặt các ốc giữ
khi chúng bị lỏng.

 Nhớ sử dụng các tay nắm và bậc lên xuống trong hình dưới đây để lên hay
xuống xe

A: Sử dụng để lên hay xuống xe từ phía người lái

B: Sử dụng để lên hay xuống xe từ phía động cơ hay bên phải

13
NGĂN CHẶN LỬA TỪ DẦU DIEZEL VÀ DẦU MÁY

Nhiên liệu, dầu mỡ và chất chống đông rất dễ bắt lửa có thể gây hỏa hoạn.
Luôn tiến hành theo các điều sau:

 Không nên để lửa hay thuốc lá lại gần chất dễ cháy

 Tắt động cơ và không nên hút thuốc khi bơm nhiên liệu

 Vặn chặt nắp dầu và nhiên liệu một cách chắc chắn

 Dùng nơi có độ thông thoáng cao để cất giữ dầu và bổ sung dầu

 Cất giữ dầu ở nơi cố định và không để cho người khác vào khu vực đó

14
CHÚ Ý KHI TIẾP XÚC VỚI VẬT CÓ NHIỆT ĐỘ CAO

 Ngay sau khi quá trình hoạt động kết thúc thì dầu động cơ, thủy lực đều có
nhiệt độ cao và vẫn có áp suất. Nếu cứ cố tháo nắp thùng dầu, xả dầu, xả
nước, hay thay thế phin lọc thì có thể gây bỏng. Luôn đợi cho nhiệt độ của
các thùng dầu giảm xuống và tuân theo chỉ dẫn kỹ thuật khi thực hiện công
việc này.

 Để không cho nước phun ra khi tháo nắp két nước thì hãy tắt động cơ, đợi
cho đến khi két nước nguội bớt mới nới lỏng nắp đậy một cách từ từ để giảm
áp suất sau đó mới mở nắp ra.

Kiểm tra nhiệt độ của két nước xem đã giảm xuống hay chưa, nên để tay
gần vào bề mặt của két nước và kiểm tra nhiệt độ của khí cẩn thận không
nên để tay chạm vào két nước.

 Để ngăn không cho dầu động cơ phụt ra thì nên đợi cho dầu giảm nhiệt độ
xuống trước khi tháo nắp phải vặn ra từ từ để giảm áp suất. Để kiểm tra
nhiệt độ của dầu đã giảm xuống hay chưa thì đặt tay gần với phía thùng dầu
thủy lực để kiểm tra nhiệt độ của khí và cẩn thận không chạm vào thùng thủy
dầu thủy lực

15
NGĂN CHẶN BỤI BẨN

 Bụi bẩn có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn khi bạn hít phải

 Không nên dùng khí nén để làm sạch

 Dùng nước để làm giảm bớt bụi khi làm sạch

 Nếu có nhiều bụi thì vận hành máy theo chiều gió nếu có thể

 Sử dụng khăn che mặt nếu có thể

NGĂN KHÔNG ĐỂ KẸT TAY

Không nên để các phần của cơ thể như tay, chân, hay bất kỳ các phần khác
vào nơi chuyển động như thân ben, satxi hay xilanh.

Nếu thiết bị làm việc chuyển động thì khoảng cách giữa người và vật chuyển
động bị thu nhỏ lại và rất nguy hiểm.

Nếu cần thiết phải làm việc ở nơi có vật chuyển động thì nên khóa chốt lại và
chắc chắn nó không thể dịch chuyển

16
BÌNH CỨU HỎA VÀ DỤNG CỤ Y TẾ

Luôn chuẩn bị các dụng cụ y tế hay bình cứu hỏa nếu xẩy ra sự cố do lửa và
bị thương

 Chắc chắn bình cứu hỏa đã được cung cấp và hãy đọc nhãn mác trên
thân bình để có thể hiểu được cách sử dụng chúng.

 Cung cấp thêm các dụng cụ y tế nếu bạn thấy bị hết và luôn kiểm tra định
kỳ

 Biết cách ngăn chặn lửa và sơ cứu khi có tai nạn

 Luôn ghi số điện thoại cần thiết của bác sĩ, trạm cứu hỏa để có thể liên lạc
và luôn để những số này ở chỗ mà mọi người có thể nhìn thấy chúng.

TẤM BẢO VỆ

Nếu xe có tấm bảo vệ thì không nên vận hành khi tấm này bị tháo ra.

Tấm bảo vệ được lắp để bảo vệ người lái khi xe bị lăn hay lật. Nó giúp tăng cứng
vững khi xe lăn, Komatsu ROPS được cung cấp với tiêu chuẩn nhưng nó cũng có
thể bị hỏng khi đá rơi hay bị lăn và làm cho độ cứng vững bị giảm.

Trong trường hợp này liên lạc với Komatsu để có phương án sửa chữa, thậm chí
nếu cần phải thay thế cái mới. Nó chỉ phát huy tác dụng khi bạn thắt dây đai an toàn
khi ngồi lái.

CHÚ Ý CHO CÁC ĐỒ GÁ

 Khi lắp thêm các đồ gá thì phải đọc trước về cách sử dụng và tác dụng của nó.

 Không được sử dụng phần đặt thêm và đồ gá mà không phải của nhà phân phối
Komatsu, nếu sử dụng các loại này rất có thể gây mất an toàn và ảnh hưởng
đến quá trình vận hành và tuổi thọ của máy.

 Những tai nạn xảy ra do dùng sai đồ gá thì Komatsu không chịu trách nhiệm
trong những trường hợp đó.

17
CHÚ Ý VỚI DÂY ĐAI AN TOÀN

 Trong quá trình vận hành luôn thắt đai an toàn

 Trước khi thắt chặt dây đai, kiểm tra có gì bất thường trên dây hay phần gá
dây. Nếu thấy hỏng hay bị mòn xước thì nên sửa chữa và thay thế chúng.

 Chắc chắn không để dây xoắn khi thắt chặt dây đai

LÀM VIỆC TRONG VÙNG KHÔNG THOÁNG KHÍ

Khi xả động cơ có thể gây ngột ngạt

 Nếu cần thiết phải khởi động ở nơi không thoáng khí thì nên mở cửa ra vào
và cửa sổ để đảm bảo độ thông thoáng tốt không cho khí độc vào cơ thể.

 Nếu việc mở cửa và cửa sổ không đủ độ thông thoáng nên dùng thêm quạt
gió.

7. CHÚ Ý TRONG QUÁ TRÌNH VẬN HÀNH

7.1 TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

AN TOÀN NƠI CÔNG TRƯỜNG

 Trước khi tiến hành công việc, nên kiểm tra vùng có điều kiện không bình
thường để tránh nguy hiểm xảy ra.

 Kiểm tra các điều kiện và địa thế của vùng đất nơi xe làm việc, đồng thời xác
định vùng và phương pháp làm việc an toàn.

 Trước khi tiến hành công việc nếu có thể nên làm cho nền đất cứng vững,
nếu ở công trường có nhiều bụi nên tiến hành phun nước trước khi thực hiện
công việc.

 Kiểm tra nền đất và độ sâu của vùng nước trước khi cho xe lội qua. Không
bao giờ để nước ngập quá độ cao cho phép trên xe.

18
KIỂM TRA TRƯỚC KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

Thực hiện công việc kiểm tra trước khi khởi động động cơ khi bắt đầu công việc
thường ngày, nếu kiểm tra không tốt có thể gây ra sự cố đáng tiếc.

 Tháo bỏ các vật dễ cháy bám xung quanh động cơ và ắc qui, bỏ thùng dầu về
đúng vị trí và bỏ hết dụng cụ trong cabin người lái, lau sạch bụi bẩn trên
gương, tay nắm bậc lên xuống.

 Kiểm tra mức nước làm mát, mức nhiên liệu, mức dầu động cơ, dầu thủy lực,
kiểm tra tắc lọc khí và hệ thống dây điện.

 Điều chỉnh ghế lái tới vị trí phù hợp sao cho bạn lái dễ dàng nhất, kiểm tra độ
mòn, xước của dây đai cũng như ốc gá dây đai.

 Kiểm tra đồng hồ làm việc, kiểm tra tất cả các cần điều khiển ở vị trí trung gian

Nếu tất cả các công việc kiểm tra ở trên phát hiện thấy điều bất thường, thực
hiện sửa chữa ngay.

KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

 Đi bộ xung quanh máy một lần nữa trước khi lên lái máy và kiểm tra người
cũng như các vật xung quanh.

 Khi khởi động động cơ cần báo hiệu bằng còi.

 Nếu có người ngồi vào ghế phụ thì không nên để bất kỳ người nào khác trèo
lên thân của xe.

 Không nên làm ngắn mạch của mô tơ đề để khởi động động cơ, nó sẽ rất
nguy hiểm và gây hỏng thiết bị.

19
7.2 SAU KHI KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

KIỂM TRA SAU KHI KHỞI ĐỘNG

Lỗi khi kiểm tra sau khi khởi động có thể là nguyên nhân gây ra sự cố, có thể làm
tai nạn và gây hỏng máy.

Khi thực hiện công việc kiểm tra luôn tìm khoảng rộng để kiểm tra và không nên
để bất kỳ người khác lại gần máy.

 Kiểm tra sự hoạt động của các đồng hồ, các cần điều khiển, kiểm tra sự hoạt
động của thân ben, phanh, hệ thống chuyển động và hệ thống lái.

 Kiểm tra mọi âm thanh bất thường, độ rung động, nhiệt độ và đồng hồ đồng thời
kiểm tra sự rò rỉ dầu khí và nhiên liệu.
 Với các hỏng hóc tìm thấy tiến hành sửa chữa ngay.
Nếu máy sử dụng không đúng mục đích có thể gây ra tai nạn hay làm hỏng máy.

CHÚ Ý KHI TẮT MÁY

 Trước khi dừng máy tiến hành kiểm tra xem có người xung quanh máy và
những vật cản.

 Khi tắt máy nên bấm còi báo hiệu. Luôn luôn vận hành máy khi ngồi lên ghế.

 Khi có thêm người khác ngồi vào thì hãy để họ ngồi vào ghế phụ và không
nên để cho người khác đứng ở thân máy.

 Kiểm tra còi hậu xem có làm việc bình thường không.

 Luôn kiểm tra khóa cửa lái và khóa chắc chắn.

20
CHÚ Ý TRƯỚC KHI CHUYỂN ĐỘNG

 Luôn luôn kiểm tra độ mòn của phanh.

 Kiểm tra đèn báo trên màn hình xem có làm việc bình thường.

 Kiểm tra đèn phanh sáng bình thường không.

 Luôn đóng cửa cabin lái một cách chắc chắn.

Nếu cửa không đóng chắc chắn có thể gây nguy hại cho người lái, thậm chí khi
cửa đóng không chặt cũng có thể gây nguy hiểm khi xe phanh gấp, hay khi
xuống dốc.

KIỂM TRA KHI ĐỔI HƯỚNG CHUYỂN ĐỘNG

Để ngăn chặn các tai nạn có thể xảy ra luôn tuân theo các bước sau khi thực
hiện công việc:

 Trước khi thay đổi hướng chuyển động từ tiến sang lùi nên giảm tốc độ và
dừng máy.

 Trước khi chạy máy luôn dùng còi để báo cho người xung quanh biết.

 Kiểm tra không nên để người gần máy. Đặc biệt cẩn thận kiểm tra ở đằng sau
máy.

 Khi làm việc ở nơi nguy hiểm hay tầm nhìn hạn chế, cần có người để chỉ dẫn
đường.

 Đảm bảo không có người ở gần xung quanh hướng quay xe và hướng
chuyển động.

Luôn thực hiện các điều chú ý trên khi máy trang bị gương hậu và xinhan.

CHÚ Ý KHI CHUYỂN ĐỘNG

 Không bao giờ xoay chìa khóa công tắc để về vị trí OFF khi chuyển động. Nó
thực sự nguy hiểm nếu động cơ bị tắt đột ngột khi xe vẫn đang chạy bởi vì khi
đó hệ thống lái không hoạt động được.

 Luôn tập trung khi vận hành và nên nhìn xung quanh.

 Rất nguy hiểm khi xe lái quá nhanh, khi khởi động và dừng đột ngột, hay khi
quay quá nhanh.

21
 Nếu phát hiện thấy điều gì bất thường trong quá trình vận hành (Tiếng ồn, độ
rung động, đồng hồ báo sai, rò rỉ dầu…) di chuyển máy tới nơi an toàn và
kiểm tra sự cố ngay.

 Khi chuyển động không nên sử dụng cần điều khiển, nếu có thực hiện công
việc với cần điều khiển nên vận hành từ từ.

 Không nên vận hành hệ thống lái một cách đột ngột.

 Khi chuyển động trên đường gồ ghề nên đi ở tốc độ thấp và tránh thay đổi
hướng đột ngột.

 Khi chuyển động luôn giữ khoảng cách an toàn với các máy khác hay các vật
khác, không nên để máy chạm vào nó.

 Không bao giờ cho máy ngập nước quá mức quy định.

 Khi phải đi qua cầu hay với những nơi hạn chế tải trọng thì nên kiểm tra tải
trọng cho phép có đủ để cho xe qua. Khi chuyển động trên đường dân sinh
tiến hành kiểm tra kết cấu đường với người có trách nhiệm.

CHUYỂN ĐỘNG TRÊN DỐC

 Khi chuyển động trên dốc dễ gây ra lật xe hay trượt xe xuống dốc.

 Không được xoay khi xe đang trên dốc, luôn thực hiện công việc này trên
đường bằng phẳng.

 Không nên chuyển động trên nền đất có lá cây,nền cát, tấm thép ẩm, nó rất
dễ làm xe bị trượt, nếu có chuyển động thì nên di chuyển ở tốc độ thấp và
luôn giữ lái thẳng theo hướng lên hay xuống dốc.

 Khi chuyển động xuống dốc nên sử dụng phanh khí xả để giảm tốc độ, không
được phép đánh lái đột ngột.

Khi xuống dốc không được dùng phanh chân ngoại trừ trường hợp khẩn cấp.

 Nếu động cơ phải tắt ở trên dốc thì phải ấn hết phanh và sử dụng phanh đỗ
để dừng xe lại.

22
CHÚ Ý KHI VẬN HÀNH

 Hết sức cẩn thận không để xe gần vách đá.

 Chỉ thực hiện công việc với đúng chức năng của xe, nếu thực hiện không
đúng có thể gây ra hư hại.

 Thực hiện công việc với tầm nhìn tốt.

Khi làm việc ở vùng tối thì nên bật đèn trước và nếu cần phải lắp thêm đèn
sương mù.

Không nên thực hiện công việc ở nơi có nhiều sương mù, tuyết, mưa quá to
hay điều kiện làm việc bị hạn chế tầm nhìn. Dừng máy và đợi cho trời quang
và tầm nhìn đảm bảo mới tiếp tục công việc.

 Luôn tuân theo các điều sau để ngăn chặn thiết bị làm việc va vào vật khác.

Khi chuyển động dưới đường hầm, dưới gầm cầu, dưới đường dây điện hay
dưới nơi có chiều cao bị hạn chế thì phải hết sức cẩn thận không nên để
thùng ben chạm vào các vật khác, hạ thấp thùng ben trước khi thực hiện công
việc.

Để ngăn chặn tai nạn xảy ra khi chạm phải các vật khác, luôn chuyển động
với tốc độ đảm bảo độ an toàn và giữ khoảng cách với các xe khác.

KHÔNG NÊN ĐỂ CHO MÁY CHẠM VÀO DÂY CAO THẾ

 Không nên để cho xe chạm vào dây cao thế, thậm chí cho xe chạy gần đường
dây cao thế cũng có thể gây chập điện, luôn đảm bảo khoảng cách an toàn
giữa máy và dây cao áp.

 Để ngăn chặn tai nạn luôn tuân theo các điều kiện sau:

 Ở công trường nơi có điện áp cao thế nên liên lạc với công ty điện để biết
trước khả năng làm việc và quy tắc thực hiện.

 Nên có người hướng dẫn để tiến hành công việc khi làm dưới đường điện cao
thế.

 Nếu thiết bị làm việc chạm vào đường dây cao thế thì người lái không nên rời
khỏi ghế lái.

 Khi làm việc ở nơi có đường điện cao thế không nên để bất kỳ ai lại gần máy.

 Kiểm tra về điện áp tại công ty điện trước khi làm việc như sau:

23
Điện áp Khoảng cách an toàn Min

Điện áp thấp 100 – 200 V 2m 7 ft

6,600 V 2m 7 ft

Điện áp rất cao 22,000 V 3m 10 ft

66,000 v 4m 14 ft

154,000 V 5m 17 ft

187,000 V 6m 20 ft

275,000 V 7m 23 ft

500,000 V 11 m 36 ft

KHI SỬ DỤNG PHANH

 Khi xe chuyển động không nên để chân vào bàn đạp phanh, chỉ nên để chân
vào bàn đạp phanh khi cần phanh. Nếu khi xe đang chuyển động mà chân
vẫn đặt vào bàn đạp phanh thì có thể gây ra cháy má phanh.

 Không nên rà phanh để làm giảm tốc độ chuyển động của xe vì như vậy có
thể gây ra hỏng má phanh và giảm hiệu quả phanh.

 Khi chuyển động xuống dốc, sử dụng phanh động cơ và phải dùng cả phanh
chân.

VẬN HÀNH TRÊN ĐƯỜNG TUYẾT

 Khi chuyển động trên đường có tuyết hay đường đóng băng hết sức cẩn thận
vì xe có thể bị trơn trượt, không nên khởi động, dừng đột ngột.

 Khi lớp tuyết dầy, thì có thể tuyết che phần cạnh đường vì vậy nên cẩn thận
khi chuyển động trên nền đường này.

 Khi chuyển động trên nền đường có tuyết luôn lắp lốp chống lầy.

24
LÀM VIỆC TRÊN NỀN ĐẤT MỀM

 Không nên vận hành máy trên nền đất mềm vì nó có thể làm cho xe bị sa lầy.

 Không nên vận hành máy ở sát mép vực, phần gồ lên, hay hào rãnh sâu, nếu
để máy bị lật làm hỏng giảm sóc hay xịt lốp gây ra tai nạn nghiêm trọng. Nên
lưu ý nền đất sau khi mưa to, sau khi nổ mìn, động đất rất mềm và yếu.

 Lắp phần an toàn cho cabin và thắt dây đai an toàn khi làm việc tại vùng đất
nguy hiểm do đá rơi, hay gây lật máy.

KHI NÂNG BEN

 Dừng máy ở đúng vị trí và kiểm tra xem không có người hay vật đằng sau
máy. Đưa ra tín hiệu và từ từ nâng ben. Nếu cần thiết phải chèn lốp hay sử
dụng người ra ký hiệu.

 Khi thực hiện đổ ben trên đường dốc thì độ ổn định của máy rất thấp, vậy nên
tiến hành hết sức cẩn thận.

 Không được chuyển động với ben đang nâng.

KHI ĐANG ĐỔ BEN

 Trước khi tiến hành đổ ben hãy kiểm tra người đằng sau máy.

 Dừng máy ở đúng vị trí và kiểm tra xem không có người hay vật đằng sau
máy. Đưa ra tín hiệu và từ từ nâng ben. Nếu cần thiết phải chèn lốp hay sử
dụng người ra ký hiệu.

 Khi thực hiện đổ ben trên đường dốc thì độ ổn định của máy rất thấp, vậy nên
tiến hành hết sức cẩn thận.

 Không được chất tải lên thùng khi nó vẫn đang nâng.

 Khi đổ ben với đá lớn thì nên vận hành từ từ.

KHI DÙNG PHANH ĐỖ

 Đỗ máy ở nền đất bằng nơi không có nguy hiểm cho đá rơi hay đất lở, nếu
nền đất yếu nên hạ thấp thiết bị làm việc xuống.

 Nếu cần phải đỗ xe trên dốc thì phải chèn lốp xe để ngăn không cho xe trôi
xuống.

25
 Khi đỗ xe ở trên đường cần phải có rào chắn, đèn tín hiệu để đảm bảo cho
các phương tiện giao thông khác đi lại thuận lợi.

 Khi rời khỏi máy, hạ thấp thiết bị công tác sau đó gạt phanh đỗ sang vị trí
phanh, tắt động cơ, sử dụng chìa khóa để khóa tất cả các thiết bị làm việc.
Luôn luôn tháo chìa khóa và mang theo nó..

 Luôn khóa cửa cabin lái.

CHÚ Ý TRONG VÙNG THỜI TIẾT LẠNH

 Kiểm tra tất cả các thiết bị an toàn, công tắc, cảm biến và nếu có tuyết bao
phủ phải làm sạch nó.

 Luôn xả nước từ bình khí nén.

 Nếu không có khí xả ra khi ấn bàn đạp phanh và nhả phanh đỗ thì nên kiểm
tra áp suất bình khí nén, tháo bỏ tuyết ở van phanh.

 Không được tăng tốc độ động cơ ngay lập tức sau khi khởi động.

 Sau khi kết thúc công việc tháo bỏ nước, tuyết, bùn trên các đầu nối dây điện
1, công tắc, cảm biến và các phần bị bao phủ khác. Nếu nước bị đóng băng
thì nó là nguyên nhân gây ra sự cố cho lần sử dụng tới và nó có thể gây ra sự
hỏng hóc ngoài ý muốn.

 Nếu nước ắc qui bị đóng băng thì không nên nạp điện cho ắc qui hay khởi
động động cơ với một nguồn khác. Khi nạp điện hay khởi động với một nguồn
điện khác thì dung dịch ắc qui có thể bị chảy ra, cần kiểm tra rò rỉ dung dịch
ắc qui trước khi khởi động.

7.3 VẬN CHUYỂN MÁY BẰNG TÀU THUYỀN

 Khi vận chuyển máy bằng tàu thuyền nên tuân theo các quy định và điều luật
về tải trọng, chiều dài và chiều rộng, đồng thời phải tuân thủ luật lệ giao
thông.

 Đưa giá trị về tải trọng, chiều dài và chiều rộng của xe khi xác định hành trình
vận chuyển máy.

 Khi cho xe đi qua cầu, đường cần kiểm tra nền đường hay đường có đủ độ
cứng vững cho xe đi qua hay không.

26
7.4 ẮC QUI

NGĂN CHẶN NGUY HIỂM TỪ ẮC QUI

Dung dịch ắc qui gồm axit sunfuric, và nói chung ắc qui có khí hidro bay ra bởi
vậy nên rất nguy hiểm khi ắc qui gần lửa. Vì vậy luôn theo các hướng dẫn sau:

 Không bao giờ mang lửa lại gần ắc qui.

 Khi làm việc với ắc qui luôn đeo kính và găng tay bảo hộ.

 Khi axit bắn vào áo và da thì nên dùng nước sạch tẩy rửa ngay.

 Nước axit có thể gây ra mù mắt khi nước bắn vào mắt, nếu bị bắn vào mắt
phải dùng nước rửa và đưa ngay đến bác sĩ.

 Trước khi làm việc với ắc qui nên dừng động cơ và xoay chìa khóa về vị trí
OFF.

 Tránh gây ra chập mạch giữa cực âm của ắc qui và cực dương ắc qui, tránh
gây chạm các vật kim loại, đặc biệt là dụng cụ vào hai cực của ắc qui.

 Khi lắp ắc qui nên lắp cực dương trước còn khi tháo nên tháo cực âm trước.

 Khi tháo hay lắp ắc qui thì kiểm tra cực âm và dương ắc qui đồng thời xiết lại
ốc cho chặt.

Nếu mức nước ắc qui gần với mức LOWER thì bổ sung thêm nước ngay.
Không bao giờ được đổ đầy quá mức UPPER.

 Xiết chặt nắp ắc qui một cách chắc chắn.

 Nếu dung dịch nước ắc qui bị đóng băng, không nên nạp điện cho ắc qui hay
không được khởi động động cơ với nguồn điện khác vì nó có thể gây ra đánh
lửa. Khi nạp hay đề nổ động cơ bằng nguồn khác thì nước ắc qui có thể bị tan
ra vì vậy phải kiểm tra rò rỉ nước ắc qui trước khi bắt đầu.

 Luôn tháo ắc qui ra khỏi sát xi trước khi nạp chúng.

27
KHI KHỞI ĐỘNG VỚI CÁP TĂNG ÁP

Nếu mắc lỗi trong khi nối cáp tăng áp nó có thể là nguyên nhân gây ra chập
cháy, vì vậy luôn làm theo các điều sau:

 Luôn thực hiện công việc với 2 người, một người ngồi trên ghế lái

 Khi khởi động từ xe khác không nên để hai xe chạm vào nhau.

 Khi nối cáp tăng áp xoay công tắc đề về vị trí OFF trong cả hai trường hợp xe
bình thường cũng như xe gặp sự cố.

 Chắc chắn phải nối cực dương trước khi nối cáp tăng áp và khi tháo thì tháo
cực âm ra trước.

 Khi tháo đầu kẹp cáp tăng áp, luôn cẩn thận không để cho hai đầu chạm vào
nhau và chạm vào thân máy.

KHI NẠP ĐIỆN CHO ẮC QUI

Nếu ắc qui không được giữ đúng khi nó được nạp thì rất có thể gây ra nổ, do đó
cần theo các qui tắc an toàn khi nạp điện như sau :

 Thực hiện công việc nạp ở nơi thoáng khí và tháo hết nắp đậy ắc qui ra. Nó
làm phân tán khí ga, chống cháy nổ.

 Đặt điện áp của thiết bị nạp như điện áp của ắc qui cần nạp. Nếu điện áp đặt
sai có thể làm cho ắc qui quá nhiệt và gây ra cháy nổ.

Nối cực dương của thiết bị nạp với cực dương của ắc qui và cực âm của thiết
bị nạp với cực âm của ắc qui và đảm bảo được nối chắc chắn.

 Nếu để dòng nạp quá lớn nó có thể là nguyên nhân gây ra rò rỉ hay làm khô
dung dịch nước ắc qui dẫn đến cháy hay nổ.

28
 KHI KÉO MÁY

 Rất nguy hiểm khi kéo máy do không sử dụng đúng loại cáp hay do việc kéo
không đúng vị trí. Bởi vậy nên theo các chú ý sau :

 Không được sử dụng phương pháp khác ngoài các phương pháp đã cho ở
trong phần Phương Pháp Kéo Máy.

 Luôn đi găng tay bảo hộ khi dùng cáp kéo.

 Khi thực hiện công việc kéo máy với người khác nên trao đổi các ký hiệu
trước khi thực hiện.

 Nếu động cơ có sự cố máy sẽ không di chuyển được, hay hệ thống phanh bị


hỏng thì liên hệ ngay với KOMATSU để sửa chữa.

 Không được sử dụng các loại cáp khi bị trầy xước như hình A, bị xoắn như B
và bị tóp nhỏ như C.

29
8. CHÚ Ý KHI BẢO DƯỠNG

8.1 TRƯỚC KHI BẢO DƯỠNG

SỰ THÔNG BÁO KHI LỖI

Thực hiện công việc bảo dưỡng vận hành không theo đúng sách hướng dẫn vận
hành và bảo dưỡng của KOMATSU có thể gây ra sự cố không theo ý muốn.

Đề nghị liên lạc với nhà phân phối KOMATSU để sửa chữa.

BẢNG THÔNG BÁO

 Khi bảo dưỡng phải treo chú ý “Không được vận hành” trên các cần điều khiển,
nếu cần thiết treo nó xung quanh máy.

 Nếu có người nào khác chạm vào cần điều khiển hay khởi động động cơ khi
đang thực hiện công việc bảo dưỡng thì rất dễ gây nguy hiểm cho bạn.

Bảng cảnh báo số: 09963-03000

RỬA SẠCH XE TRƯỚC KHI KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG

 Rửa sạch xe trước khi làm công việc kiểm tra và bảo dưỡng giúp đảm bảo an
toàn và không để bụi bẩn dây vào máy khi thực hiện công việc.

 Nếu cứ để xe bẩn khi thực hiện công việc có thể không phát hiện ra sự cố do
bụi bẩn che phủ và cũng có thể làm bụi bẩn bay vào mắt hay gây trượt chân
khi thực hiện.

 Khi rửa sạch xe luôn làm theo các điều sau:

 Đi giầy không trơn trượt để tránh bị trượt trên bề mặt ướt.

 Khi dùng vòi phun áp suất cao nên mặc quần áo bảo vệ để chống khi áp suất
phun vào người và bụi bắn vào mặt.

30
 Không nên phun trực tiếp vòi nước vào hệ thống điện (Cảm biến, đầu nối).
Nếu để nước lọt vào hệ thống điện có thể gây chập hay làm cho máy không
hoạt động.

GIỮ NƠI LÀM VIỆC SẠCH SẼ VÀ NGĂN NẮP

Không được để búa và các dụng cụ khác nằm xung quanh nơi làm việc, lau sạch
tất cả các dầu mỡ vì nó có thể gây trượt. Luôn để nơi làm việc sạch sẽ và đảm
bảo an toàn.

THỐNG NHẤT QUAN ĐIỂM KHI LÀM VIỆC VỚI NGƯỜI KHÁC

Khi sửa chữa máy hay khi tháo lắp thiết bị làm việc thì phải cử người đưa ký hiệu
và luôn tuân theo sự chỉ dẫn của người đó khi thực hiện công việc.

Khi làm việc với người khác nếu hiểu nhầm dễ gây tai nạn.

MỰC NƯỚC TRONG KÉT NƯỚC

 Khi kiểm tra mức nước trong két nước làm mát thì phải tắt động cơ và đợi cho
đến khi nhiệt độ nước giảm xuống, kiểm tra mực nước trong bình phụ.

 Đợi cho nhiệt độ nước giảm hẳn xuống mới tiến hành kiểm tra (Khi kiểm tra
xem nhiệt độ nước giảm xuống hay chưa nên để tay gần động cơ hay két
nước để kiểm tra, hết sức cẩn thận không chạm vào động cơ).

 Khi mở nắp két nước nên mở từ từ để giảm áp suất trong két nước.

TẮT ĐỘNG CƠ TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÔNG VIỆC KIỂM TRA VÀ BẢO
DƯỠNG

 Khi tiến hành kiểm tra và bảo dưỡng nên đỗ xe ở nơi đất bằng, nơi không có
đá rơi hay sự nguy hiểm khác sau đó hạ thấp thiết bị làm việc xuống và tắt
động cơ.

 Chèn lốp cẩn thận không cho xe di chuyển.

 Nếu phải khởi động động cơ cần kiểm tra nắp két nước, các cần số ở vị trí
trung gian, phanh đỗ gạt sang vị trí phanh và luôn thực hiện công việc với 2
người trở lên.

 Một người ngồi trên ghế lái và chắc chắn cho động cơ phải được tắt hoàn
toàn, không được chạm vào các cần khi không cần thiết.

Khi thực hiện công việc bảo dưỡng với thùng ben nâng lên, thì luôn để cần điều
khiển bơm ben ở vị trí giữ và cho chốt khóa vào một cách chắc chắn.
31
NGĂN KHÔNG CHO THÂN BEN RƠI

Khi thực hiện công việc kiểm tra với thùng ben nâng lên, luôn đặt cần điều khiển
ở vị trí giữ và đặt khóa chốt an toàn.

CHÚ Ý KHI NÂNG XE LÊN

Luôn quan sát khi nâng xe lên

 Không được dùng kích nâng ở nền đất mềm.

 Luôn đỗ máy ở nền đất cứng và nơi có thể


thực hiện công việc một cách an toàn nhất.

 Luôn dùng phanh đỗ khi nâng ben.

 Đặt các chèn lốp và vị trí đối diện với nơi đặt
kích. Khi kích bánh trước thì đặt chèn ở
bánh sau và ngược lại.

Khi kích xe lên để thay lốp vị trí của kích được chỉ ra dưới hình sau:

1. Kiểm tra kích nâng 1 (30 hay 50 tấn).

2. Chắc chắn kích 1 có độ ổn định và không bị


vượt ra khỏi vị trí, khi kích phải hết sức cẩn
thận và làm từ từ, đồng thời kiểm tra điều kiện
của xích.

3. Sau khi kích vào sat xi chèn khối 2 vào khung


cho chắc chắn.

32
SỬ DỤNG DỤNG CỤ ĐÚNG

Chỉ nên sử dụng dụng cụ đúng và phù hợp, nếu sử dụng dụng cụ sai, chất lượng
kém có thể gây tai nạn.

Nếu để gẫy mẩu đục hay búa khi làm việc rất dễ bay vào mắt bạn.

THAY THẾ CÁC THIẾT BỊ AN TOÀN THEO ĐỊNH KỲ

Ống dầu của hệ thống phanh, thủy lực hay nhiên liệu là những phần cần đặc biệt
lưu ý và nên thay thế chúng theo định kỳ.

Thay thế các thiết bị an toàn là công việc cần kỹ năng vì thế nên liên lạc với
Komatsu để thực hiện.

 Thay thế các phần này theo định kỳ với những phần mới thậm chí dù chúng
không bị hỏng.

Nếu các đường ống đó vẫn được dùng thì chúng có thể gây rò rỉ nhiên liệu hay
dầu, rất dễ gây hỏa hoạn.

 Thay thế mới nếu tìm thấy hư hỏng trên các thiết bị này.

SỬ DỤNG ĐÈN

 Khi kiểm tra mức nhiên liệu, dầu động cơ, mức nước ắc qui nên sử dụng đèn
đặc biệt không gây nổ.

 Nếu công việc làm trong tối không có bóng đèn sẽ rất nguy hiểm, do đó luôn
cung cấp đủ đèn để làm.

 Khi sử dụng xe như một nguồn cung cấp ánh sáng cần luôn tuân theo đặc
điểm trong cuốn sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng này.

33
NGĂN CHẶN LỬA

Rất nguy hiểm nếu để nhiên liệu và khí từ ắc qui bắt lửa, bởi vậy luôn tuân theo
các chú ý sau đây khi tiến hành bảo dưỡng:

 Để các chất dễ cháy như dầu động cơ, nhiên liệu, chất dễ cháy khác xa nơi
có lửa.

 Sử dụng vật liệu không bắt lửa khi làm sạch chi tiết. Không nên dùng dầu
diezel và xăng vì chúng dễ bắt lửa.

 Không bao giờ được hút thuốc khi thực hiện công việc bảo dưỡng hay kiểm
tra. Hút thuốc đúng nơi quy định.

 Khi kiểm tra mức nhiên liệu, dầu hay nước ắc qui phải sử dụng đèn không bắt
lửa hay không được dùng bật lửa và diêm để kiểm tra.

 Phải kiểm tra bình cứu hỏa thường xuyên.

34
8.2 TRONG QUÁ TRÌNH BẢO DƯỠNG

NHÂN VIÊN BẢO DƯỠNG

Chỉ cho nhân viên có trách nhiệm tham gia công việc bảo dưỡng và sửa chữa,
nếu cần thiết thuê người quan sát.

Rất nguy hiểm khi mài, hàn hay khi dùng búa tạ.

ĐỒ GÁ

 Phải thống nhất quan điểm trước khi làm công việc có đồ gá.

 Không cho bất kỳ một người nào khác tiến lại gần máy hay đồ gá.

 Để đồ gá sau khi tháo ở vị trí an toàn không để cho nó bị rơi. Dùng hàng rào
chắn xung quanh và đặt biển báo Cấm vào để ngăn chặn không cho người
khác lại gần.

LÀM VIỆC Ở TRÊN NÓC XE

 Khi thực hiện công việc trên nóc xe phải đảm bảo giầy và bề mặt không trơn
trượt vì có khả năng làm bạn bị trượt ngã.

 Không để dây dầu mỡ

 Không nên vứt dụng cụ lung tung

 Hết sức lưu ý khi đi lại trên ô tô

 Không bao giờ được nhảy khỏi xe. Khi lên hay xuống xe luôn tìm tay vịn và
bậc lên xuống.

 Sử dụng thiết bị bảo vệ nếu thấy cần thiết.

KHÓA NẮP KIỂM TRA

Khi thực hiện công việc bảo dưỡng với nắp kiểm tra mở do đó sau khi kết thúc
công việc phải khóa lại chắc chắn. Nếu không khóa lại khi làm việc nó có thể đột
ngột gây nguy hiểm cho người vận hành.

BẢO DƯỠNG VỚI ĐỘNG CƠ NỔ

Để ngăn tai nạn không nên thực hiện bảo dưỡng với động cơ nổ máy. Nếu cần
thiết phải để nổ động cơ khi thực hiện bảo dưỡng thì cần ít nhất 2 người để thực
hiện công việc và theo sự chú ý sau:

35
 Một người ngồi trên ghế lái để sẵn sàng dừng động cơ khi cần thiết và có liên
lạc với các người khác.

 Khi thực hiện kiểm tra gần phần quay thì nên cẩn thận không nên để chạm
vào phần quay.

 Không nên chạm vào cần điều khiển. Nếu bất kỳ cần điều khiển nào hoạt
động nên đưa ra tín hiệu báo mọi người tránh xa với khoảng cách an toàn.

 Không bao giờ được để cho dụng cụ hay phần cơ thể chạm vào cánh quạt
hay dây đai vì nó rất nguy hiểm.

KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ RƠI DỤNG CỤ HAY CÁC VẬT KHÁC VÀO THÙNG MÁY

 Khi mở nắp kiểm tra thùng dầu hay cửa sổ kiểm tra thì hết sức cẩn thận
không cho bất kỳ một vật nào rơi vào máy.

Nếu để cho vật hay dụng cụ rơi vào trong máy có thể gây ra hỏng máy hay gây
sự cố trong quá trình làm việc. Khi bị rơi vào phải chắc chắn đã lấy được chúng
ra ngoài.

 Khi thực hiện công việc kiểm tra không nên để cho dụng cụ hay các vật không
cần thiết trong túi áo hay ví.

CHÚ Ý KHI DÙNG BÚA

Khi dùng búa phải đeo kính bảo hộ, đeo khẩu trang và mặc quần áo an toàn. Nếu
dùng búa để đóng các chốt kim loại hay bánh răng thì nên cẩn thận mảnh kim
loại bắn ra khi phang búa.

CÔNG VIỆC HÀN

Đối với công việc hàn phải thực hiện với người có chuyên môn và thực hiện ở
nơi được trang bị dụng cụ đầy đủ. Tia hồ quang có thể gây nguy hiểm vì vậy

36
không nên tiến hành công việc hàn với người không có chuyên môn. Cần theo
các chú ý sau đây khi hàn:

 Tháo cực của ắc qui ra đề phòng chập điện.

 Làm sạch sơn trên các bề mặt cần hàn để tránh gây cháy.

 Nếu các thiết bị thủy lực hay đường ống được làm nóng nó có thể gây ra hơi
lửa và gây nên cháy rất nguy hiểm vì khả năng gây bỏng.

 Nếu tia lửa đưa thẳng vào ống cao su hay ống có áp suất có thể gây nổ.

 Luôn mặc quần áo bảo vệ khi hàn.

 Đảm bảo độ thông thoáng tốt.

 Làm sạch các vật dễ bắt lửa và lưu ý bình cứu hỏa nơi làm việc.

CHÚ Ý VỚI ẮC QUI

Khi sửa chữa hệ thống điện hay khi hàn điện nên tháo cực âm của ắc qui để ngắt
dòng điện.

KHI THẤY ĐIỀU BẤT THƯỜNG

 Nếu có gì bất thường trong quá trình kiểm tra luôn sửa chữa ngay. Nếu máy
được sử dụng khi có sự cố ở hệ thống phanh, hay hệ thống làm việc có thể
gây ra hậu quả nghiêm trọng.

 Tùy theo sự cố mà liên lạc với nhà phân phối Komatsu để sửa chữa.

NGUYÊN TẮC KHI BỔ SUNG NHIÊN LIỆU

Nếu để nhiên liệu, dầu gần lửa có thể gây ra hỏa hoạn. Luôn theo các chú ý sau
đây:

 Dừng động cơ khi bổ sung nhiên liệu.

 Không được hút thuốc và luôn vặn chặt nắp nhiên liệu, dầu.

 Luôn bổ sung nhiên liệu, dầu ở nơi thoáng khí.

37
LÀM VỚI ỐNG ÁP SUẤT CAO

 Nếu nhiên liệu, dầu rò từ đường ống có áp suất cao thì rất dễ bắt lửa và dễ
gây ra hỏa hoạn, bởi vậy nếu tìm thấy sự lỏng ốc hay hỏng đường ống thì
dừng máy ngay và liên lạc với Komatsu để sửa chữa.

 Thay thế đường ống có áp suất cao thì yêu cầu người có chuyên môn và xác
định lực vặn tùy theo kiểu ốc, loại ống và không nên thực hiện công việc này
một mình. Hãy hỏi ý kiến từ Komatsu để thay thế chúng.

CHÚ Ý VỚI DẦU CÓ ÁP SUẤT

Khi kiểm tra hay thay thế đường ống dầu có áp suất, luôn kiểm tra áp suất trong
mạch thủy lực được xả ra chưa. Nếu mạch thủy lực vẫn còn áp suất thì nó rất dễ
gây tai nạn vì vậy nên làm theo các điều sau:

 Không bao giờ kiểm tra hay thay thế trước khi giảm áp suất một cách hoàn
toàn.

 Đeo kính bảo hộ và găng tay.

 Nếu có bất kỳ sự rò rỉ từ mạch hay đường ống và xung quanh vùng bị ẩm ướt
hãy kiểm tra sự rò rỉ từ đường ống hay các mặt bích có liên quan.

 Nếu bị các tia dầu có áp suất cao thì hãy đến ngay bác sĩ để chữa.

CHÚ Ý KHI BẢO DƯỠNG Ở NƠI CÓ NHIỆT ĐỘ CAO

Ngay sau khi động cơ dừng hoạt động thì tại két nước, tất cả các phần dầu, khí
xả đều có nhiệt độ rất cao. Trong trường hợp này nếu muốn xả dầu, mở nắp
kiểm tra, hay thay thế phin lọc có thể gây bỏng bởi vậy nên đợi cho nhiệt độ hạ
xuống sau đó mới thực hiện công việc kiểm tra và bảo dưỡng với các phần sau:

38
Làm sạch trong hệ thống làm lạnh – xem phần 24.2 Khi yêu cầu

Kiểm tra mức nước làm mát, mức dầu thủy lực – xem phần 24.3 Kiểm tra trước
khi khởi động.

Kiểm tra mức dầu và bổ sung – xem phần 24.4-8 Chu kỳ bảo dưỡng.

KIỂM TRA SAU KHI BẢO DƯỠNG

Sai lầm khi kiểm tra và bảo dưỡng có thể gây ra những sự cố ngoài ý muốn và
thậm chí có thể gây ra tai nạn, vì vậy nên theo các điều sau:

 Kiểm tra khi động cơ tắt:

 Kiểm tra lại tất cả các nơi đã tiến hành kiểm tra.

 Kiểm tra các danh mục đã kiểm tra và bảo dưỡng.

 Kiểm tra xem các dụng cụ có rơi vào máy không?

 Kiểm tra nước, dầu rò rỉ đã sửa chưa? ốc đã xiết chặt chưa?

 Kiểm tra khi động cơ đang nổ:

Để biết thêm chi tiết khi động cơ đang nổ xem: “8.2 Chú ý trong quá trình bảo
dưỡng khi động cơ đang nổ” và đặc biệt lưu ý đến chế độ an toàn.

 Kiểm tra lại các nơi kiểm tra và bảo dưỡng có làm việc bình thường không.

 Nếu có sự rò dầu khi động cơ nổ hay tăng tốc thì sửa chữa ngay.

CHẤT THẢI

Để ngăn chặn sự ô nhiễm gây ra cho người và vật nuôi luôn theo các điều sau:

 Không được xả dầu thải ra hệ thống cống rãnh hay sông.

 Luôn cho dầu thải vào thùng, không bao giờ được xả dầu xuống đất.

 Luôn tuân theo các qui tắc khi xả dầu, nhiên liệu, nước làm mát hay phi lọc và
ắc qui.

39
8.3 KHI LÀM LỐP

DÙNG LỐP ĐÚNG

Luôn dùng đúng lốp theo chỉ dẫn của nhà phân phối Komatsu và sử dụng lốp với
kích thước chuẩn cũng như áp suất lốp đúng tiêu chuẩn. Không nên mang tải
quá lớn, sử dụng lốp sai và áp suất lốp thấp vì như vậy có thể gây ra hỏng lốp
nhanh và làm nổ lốp. Để đảm bảo an toàn luôn tuân theo các điều sau đây:

 Sử dụng lốp đúng tiêu chuẩn của Komatsu yêu cầu về áp suất.

 Khi bơm lốp phải bơm lốp theo đúng tiêu chuẩn và lắp mâm kẹp. Nếu bơm
quá cao có thể gây ra nổ và rất nguy hiểm, do đó không nên đứng gần lốp khi
lốp đang bơm.

 Không nên điều chỉnh áp suất lốp ngay sau khi xe chạy ở tốc độ cao hay khi
mang tải nặng.

 Không nên hàn bất kỳ phần nào của lốp và không nên để gần lửa.

 Khi tháo thay hay lắp lốp cần người có chuyên môn và có thiết bị thay thế.

CẤT LỐP SAU KHI THÁO

 Nguyên tắc cơ bản là dựa lốp ở tường và không nên để người không có
trách nhiệm lại gần. Nếu lốp dựa bên ngoài nên có hàng rào chắn hay đặt
biển cấm vào cũng như ra các báo hiệu khác để cho trẻ con có thể hiểu
được.

 Để dựa lốp cẩn thận phải chèn nó vào, không để bị lăn hay đổ.

 Nếu lốp bị đổ nên tránh xa ra ngay, hết sức cẩn thận khi làm việc với lốp.

40
VẬN HÀNH

41
TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÁY

(1) Thùng xe (9) Bậc thang


(2) Thùng dầu lái và nâng ben (10) Bộ tản nhiệt
(3) Cabin (11) Làm mát sau
(4) Gương chiếu hậu
(12) Đèn xi nhan sau
(5) Gương quan sát bên dưới
(13) Đèn lùi
(6) Đèn xi nhan
(14) Đèn hậu
(7) Đèn pha
(8) Lan can (15) Thùng dầu nhiên liệu.

42
TỔNG THỂ CÁC THIẾT BỊ ĐIỀU KHIỂN VÀ ĐỒNG HỒ

(1) Công tắc đèn pha, cốt, xi nhan, (9) Chân ga


(10) Bàn đạp phanh
chỉnh độ sáng của đèn
(2) Bảng táp lô (11) Bàn đạp phanh khẩn cấp

(3) Cần phanh rà (12) Nút bấm khóa an toàn


(4) Cần đặt phanh rà tự động (ARSC) (13) Cần điều khiển nâng hạ thùng ben
(5) Công tắc khởi động (14) Còi
(6) Cái châm thuốc lá (15) Vô lăng
(7) Cần số
(8) Công tắc phanh dừng

43
CÁC CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN

(1) Công tắc đèn sườn (nếu có) (8) Công tắc ngắt phanh phía trước
(9) Công tắc phanh rà tự động ARSC
(2) Công tác kiểm tra đèn màn hình
(3) Công tác điều chỉnh độ sáng đèn (10) Công tắc ASR (nếu có)

(4) Công tắc đèn cảnh báo (11) Công tắc ABS (nếu có)
(5) Công tắc lái khẩn cấp (12) Công tắc lựa chọn chế độ màn hình 2
(6) Công tắc lựa chọn chế độ công suất (13) Công tắc lựa chọn chế độ màn hình 1
(7) Công tắc lựa chọn tự động tốc độ (14) Công tắc đèn sương mù (nếu có)
động cơ
(15) Công tắc đèn quay vàng (nếu có)

44
GIẢI THÍCH CÁC BỘ PHẬN
Nên theo giải thích các bộ phận của máy khi vận hành.

Để làm việc một cách an toàn và hiệu quả cần phải hiểu đầy đủ về phương pháp
vận hành và ý nghĩa của các màn hình hiển thị.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ MÁY

(1) Gương chiếu hậu (5) Lan can và bậc thang


(2) Gương quan sát bên dưới (5) Đèn xi nhan sau
(3) Đèn xi nhan (13) Đèn lùi
(4) Đèn pha
(14) Đèn hậu
.

45
GƯƠNG CHIẾU HẬU
Gương chiếu hậu (1) dùng để kiểm tra khu
vực phía sau máy từ ghế ngồi của người vận
hành
Trước khi vận hành, điều chỉnh gương để có
được góc quan sát tốt nhất.
Đảm bảo rằng gương sẽ không bị quay trong
quá trình máy vận hành và không bị lỏng.

GƯƠNG QUAN SÁT BÊN DƯỚI


Gương (2) dùng để kiểm tra khu vực phía
dưới từ vị trí ngồi.
Trước khi vận hành, điều chỉnh gương để có
được góc quan sát tốt nhất.
Đảm bảo rằng gương sẽ không bị quay trong
quá trình máy vận hành và không bị lỏng.

ĐÈN XY NHAN
Khi bật đèn xy nhan thì cả tín hiệu đèn sáng
và nhấp nháy.
Bật tín hiệu đèn: khi cần tín hiệu bật thì đèn
xy nhan sáng. Trong trường hợp bật đèn
cảnh báo nguy hiểm thì cả đèn xy nhan bên
trái và bên phải đều bật đồng thời.

Đèn nhấp nháy: đèn nhấp nháy khi công tắc


đèn được bật lên.
Nó thể hiện sự mở rộng phạm vi về bên trái
hay bên phải trong ban đêm.

46
ĐÈN TRƯỚC
Đèn trước (4) để chiếu sáng đường và các khu vực phía trước khi xe di chuyển
ban đêm.
Bật và tắt đèn bằng công tắc đèn.
Dùng cong tắc điều chỉnh độ sáng để thay đổi từ cao xuống thấp.
LAN CAN VÀ BẬC THANG
CẢNH BÁO
Để bạn khỏi trượt và ngã khi bước lên hoặc xuống hay tuân thủ các biện
pháp phong tránh. Nếu ngã, bạn có thể bị thương.
 Khi bước lên hoặc xuống luôn quay mặt vào máy và đảm bảo có 3 điểm
tiếp xúc (2 chân và 1 tay hoặc 2 tay và 1 chân) với lan can và bậc thang
để hỗ trợ cho bạn.
 Trước khi lên hay xuống, kiểm tra xem lan can và bậc thang. Nếu có dầu,
mỡ hoặc bùn bẩn thì làm sạch. Ngoài ra cần phải sửa và vặn chặt
bulông.
 Không lên xuống xe khi cầm theo các dụng cụ
 Không trèo lên nắp capô, hay những nơi khác mà không có giầy chống
trượt.
Dùng lan can và bậc thang (5) khi lên, xuống để kiểm tra hay vận hành.
Có 2 vị trí ở bên trái và bên phải phía trước máy.
ĐÈN XY NHAN SAU
Đèn xy nhan sau (6) sẽ sáng khi vận hành cần tín hiệu
Nếu bật công tắc đèn khẩn cấp , cả đèn trái và phải đều bật đồng thời.
ĐÈN LÙI
Đèn lùi sẽ sáng khi máy di chuyển lùi.
Khi kéo cần số đến vi trí ”R”, đèn sáng lên để đảm bảo an toàn cho xe khi lùi.
ĐÈN HẬU
Đèn dừng và đèn hậu được lắp trên cùng đèn hậu (8).
Đèn dừng: sáng lên khi đạp phanh và dừng máy.
Đèn hậu: sáng lên khi công tắc được bật
Chúng cho thấy đằng sau của máy trong buổi tối.

47
CA BIN

(1) Nút khoá cửa (5) Hộc trên cánh cửa


(2) Tấm chắn nắng (6) Tay nắm cửa
(3) Hộc ở bảng táp lô (7) Khoá cửa
(4) Hộp đồ cá nhân

48
NÚT KHOÁ CỬA
Dùng nút khoá cửa (1) để khoá từ bên trong. Có ở cả 2 bên cửa trái và phải.
Kéo nút: mở cửa
Hạ nút: khoá cửa
TẤM CHẮN NẮNG
Tấm chắn nắng (2) có thể thay đổi góc độ để ngăn nắng chiếu vào mắt từ
phía trước khi di chuyển. Khi không dùng đến nó đẩy nó lên phía trước.
HỘC TRÊN BẢNG TÁP LÔ
Hộc táp lô (3) ở bên phải của bảng táp lô và dùng để giữ vật nhỏ. Kéo và đẩy
móc hãm để mở.
HỘP ĐỒ CÁ NHÂN

CẢNH BÁO
Đảm bảo rằng hộp đồ cá nhân luôn có trong trường hợp bị thương. Nếu
hành động kịp thời khi bị thương thì có thể làm giảm thương vong. Giữ
hộp đồ cá nhân ở vị trí quy định, kiểm tra các mục thường xuyên và
thay thế những mục đã sử dụng hoặc hư hỏng.
Giữ các dụng cụ trong hộp và kéo lò xo ghế phụ rồi đặt hộp đồ vào.
HỘP ĐỒ TRÊN CÁNH CỬA
Hộp đồ trên cánh cửa (5) trên cửa phía ghế lái. Đặt sách vào trong đó.
TAY NẮM
Dùng tay nắm (6) để mở và đóng cửa.
Có 2 tay nắm ở bên trái và bên phải. Nâng tay nắm bằng tay để mở cửa.
KHOÁ CỬA
Khi vận hành máy xong cà rời khỏi máy, khoá cửa (7) để khoá ca bin.
Chìa khoá này cũng dùng để khởi động máy
Khoá nắm dưới tay nắm bên trái và bên phải cửa.

49
CẦN ĐIỀU KHIỂN VÀ PÊ ĐAN

(1) Vô lăng (6) Bàn đạp phanh


(2) Cần điều khiển phanh rà (7) Bàn đạp phanh khẩn cấp
(3) Cần đặt phanh rà tự động (8) Khoá an toàn
(4) Cần sang số (9) Cần điều khiển thùng ben
(5) Bàn đạp ga
VÔ LĂNG
CHÚ Ý
Khi đã đánh lái hết sang trái hoặc sang phải, không được cố tăng lực để
quay thêm nữa. Nhiệt độ của dầu thuỷ lực có thể tăng lên và quá nhiệt
dẫn đến các hư ỏng cho các chi tiết.
Dùng vô lăng để lái xe khi di chuyển. khi cần sang trái hãy quay vô lăng sang
trái và khi cần sang phải hãy quay sang phải.
GHI CHÚ
Việc lái được thực hiện nhờ xy lanh lái. Khi đánh lái, dầu sẽ được điều khiển
để chuyển từ các thiết bị thiết bị thuỷ lực trên trục lái tới xy lanh lái và làm
quay xy lanh lái.

50
CẦN ĐIỀU KHIỂN PHANH RÀ

CHÚ Ý
Phanh hãm không được sử dụng như một phanh đỗ.
Cần này được sử dụng để hoạt động phanh
rà với việc hãm bánh sau khi xe xuống dốc.
Cần càng được kéo vào gần vị trí (a) thì lực
phanh càng tăng lên.
Khi phanh hãm được hoạt động thì đèn báo
phanh sẽ sáng.Khi rời khỏi ghế vận hành luôn
đóng phanh.

CẦN ĐIỀU KHIỂN PHANH RÀ TỰ ĐỘNG

Cần này có tác dụng để đặt, bỏ qua hay vi


cài đặt tốc độ phanh rà tự động.

(a) : Cài đặt


(b) : Tăng thêm tốc độ
(c) : Giảm bớt tốc độ
(d) : Bỏ qua
Để biết thêm chi tiết phương pháp sử dụng
ARSC, xem phần “ARSC (ĐIỀU KHIỂN TỰ
ĐỘNG TỐC ĐỘ PHANH RÀ)

51
CẦN SỐ
Dải cần số có thể được lựa chọn để đạt được tốc độ chuyển động phù hợp.
Dải tốc độ cho mỗi vị trí như sau:
Vị trí Dải tốc độ Tốc độ Max (Km/h)
D Số 2 biến mô - số 7 70,0
6 Số 1 biến mô – số 6 52,5
5 Số 1 biến mô – số 5 39,0
4 Số 1 biến mô – số 4 29,5
3 Số 1 biến mô – số 3 21,5
2 Số 1 biến mô – số 2 16,0
L Số 1 biến mô – số 1 11,5
R LÙI 12,0

Khi gạt cần số từ vị trí N tới bất kỳ vị trí nào


khác, ấn nút khoá cần và chuyển nó tới vị trí
cần thiết. Vị trí đã chọn sẽ hiển thị trên chỉ thị
đặt bên cạnh của cần số.
Vị trí cần được chọn cũng được hiển thị trên
màn hình. Khi gạt cấn số, cần kiểm tra xem số
lại số trên chỉ thị có trùng với số định chọn
không.
Vị trí R:
Dùng để lùi xe.
Vị trí này thì nó dùng hộp biến mô dẫn động. Tốc độ chuyển động lớn nhất ở vị trí
này là 12km/h.
Máy không chuyển động lùi nếu thùng xe đã bị nâng lên. Hạ thùng xe xuống, để
cần điều khiển ben ở vị trí FLOAT rồi sau đó sang số lùi
Vị trí N
Khi hộp số ở vị trí N thì động cơ mới nổ máy.

52
Khi dừng máy, luôn đặt cần số ở vị trí N. Khi khởi động, kiểm tra cần số có ở vị trí
N chưa. Khi cần số không ở vị trí N nếu cố gắng khởi động cơ thì đèn cảnh báo
trung tâm sẽ sáng và còi lùi sẽ kêu.
Vị trí D:
Nó được dùng trong tốc độ chuyển động thường.
Nếu cần số ở vị trí này thì, hộp số sẽ tự động sang số từ số 2 đến số 7, dẫn động
qua biến mô để phù hợp với tốc độ di chuyển của xe.
Tốc độ cực đại ở vị trí này là 70km/h.
Vị trí L – 6

Các vị trí này được dùng để thay đổi tốc độ chuyển động hay khi xe di chuyển
trên đất mềm, hoặc khi lên dốc có tải trọng. Chúng cũng được dùng khi xuống
dốc nếu cần thiết sử dụng lực phanh động cơ

BÀN ĐẠP GA
Nó dùng để điều chỉnh tốc độ động cơ.
Nó có thể hoạt động tự do giữa tốc độ không tải thấp và tốc độ cực đại.
BÀN ĐẠP PHANH
Nó dùng để phanh bánh xe.
BÀN ĐẠP PHANH KHẨN CẤP
Nó có tác dụng đóng phanh trước và phanh dừng
khi nhấn bàn đạp.

Sử dụng nó trong trường hợp khẩn cấp như khi hệ


thống bàn đạp phanh chính bị hỏng hay phanh bánh
xe không có hiệu lực.

CHÚ Ý

Nếu áp suất trong bình hơi bị giảm xuống, phanh


khẩn cấp sẽ tự động đóng lại. Để biết chi tiết
phương pháp nhả phanh khẩn cấp xem phần ” KHI
DÙNG PHANH DỪNG TRONG TRƯỜNG HỢP
KHẨN CẤP.

53
KHOÁ AN TOÀN

CẢNH BÁO
Khi nâng thùng ben lên để kiểm tra máy, luôn phải đặt cần ben ở vị trí
HOLD, cài khoá lại và sử dụng chốt an toàn cho thùng ben.

Nó được dùng để khoá cần nâng ben.

Đặt ở vị trí tự do, kéo chốt khóa an toàn lên cho


đến khi nó dừng lại, sau đó khoá nó ở vị trí này.

Đặt ở vị trí khóa, kéo chốt an toàn lên sau đó vặn


nó để nhả khoá. Chốt sẽ được đẩy bằng lực lò xo,
và khoá cần. Sau khi thực hiện công việc trên, kiểm
tra lại chắc chắn cần ben đã khoá chưa.

CẦN ĐIỀU KHIỂN BEN

CẢNH BÁO
Để tránh làm hư hỏng thùng ben do rung động từ bề mặt đường, luôn hạ
thấp thùng ben trước khi di chuyển.

Nó dùng để điều khiển thùng ben.

(a) Vị trí nâng


(b) Vị trí giữ: Thùng ben dừng lại và được
giữ tại vị trí đó.
(c) Vị trí thăng bằng: Thùng ben di chuyển tự
do dưới tác động của ngoại lực
(d) Vị trí hạ
Khi xe chuyển động luôn đặt cần điều khiển
thùng ben ở vị trí thăng bằng FLOAT.

54
MÀN HÌNH HIỂN THỊ

(1) Đồng hồ nhiệt độ dầu biến mô (18) Đèn lái khẩn cấp
(2) Đhồ nhiệt độ nước làm mát động cơ (19) Đèn báo hạ ben
(3) Tốc độ động cơ (20) Đèn phanh rà
(4) Đèn báo hiệu chế độ công suất (21) Hiển thị đặc tính
(5) Đèn khoá (22) Đèn cảnh báo trung tâm
(6) Chỉ thị cần số (23) Đèn phanh dừng
(7) Đèn tín hiệu rẽ (trái) (24) Đèn báo cài dây an toàn
(8) Đèn trước ở chế độ pha (25) Đèn cảnh báo áp lực dầu phanh
(9) Đèn tín hiệu rẽ (phải) (áp suất dầu trong bình tích năng)
(10) Đèn báo vị trí chuyển số (26) Đèn cảnh báo nghiêng
(11) Đèn giảm xóc tự động (nếu có) (27) Đèn cảnh báo áp suất dầu động cơ
(12) Đèn phanh rà tự động (nếu có) (28) Đèn cảnh báo phanh rà
(13) Công tơ mét 29.Đèn cảnh báo hệ thống truyền lực
(14) Chỉ thị tốc độ đặt trước (30) Đèn cảnh báo hệ thống động cơ
cho phanh rà tự động (31) Đèn cảnh báo nạp ắc quy
(15) Nhiệt độ dầu phanh rà (32) Đèn cảnh báo hệ thống
(16) Đồng hồ nhiên liệu lựa chọn và màn hình hiển thị
(17) Đèn báo sấy động cơ (33) Đèn báo bảo dưỡng

55
ĐÈN BÁO NHIỆT ĐỘ ĐẦU BIẾN MÔ

Đèn (1) cho biết nhiệt độ dầu biến mô tăng


lên.

Khi đèn sáng lên đồng thời “EO2 TC


OVERHEAT” hiển thị trên màn hình trạng
thái. Khi đó dừng máy và đỗ nơi an toàn, gạt
cần số về vị trí N và chạy động cơ ở tốc độ
trung bình không tải cho đến khi đèn tắt.

Nếu đồng hồ nhiệt độ dầu biến mô hiển thị quá nhiệt, đưa máy tới vị trí an toàn
và dừng máy lại. Sau đó gạt số vê vị trí N, chạy động cơ ở chế độ không tải với
tốc độ giữa của dải tốc độ và chờ cho đến khi đèn canh báo nằm trong nhiệt độ
cho phép.

ĐÈN BÁO NHIỆT ĐỘ NƯỚC LÀM MÁT

Đèn (2) này báo cho người lái biết nhiệt độ


nước làm mát tăng lên.

Khi nó sáng lên, đồng thời “E02 ENGINE


OVERHEAT” hiển thị trên màn hình đặc tính
và công suất động cơ tự động bị hạn chế.
Chạy động cơ ở tốc độ trung bình không tải
cho đến khi đèn tắt.

Nếu đồng hồ nhiệt độ nước làm mát hiển thị quá nhiệt, đưa máy tới vị trí an toàn
và dừng máy lại. Sau đó gạt số vê vị trí N, chạy động cơ ở chế độ không tải với
tốc độ giữa của dải tốc độ và chờ cho đến khi đèn canh báo nằm trong nhiệt độ
cho phép. Nếu chỉ thị nằm trong vùng màu đỏ thì động cơ sẽ tự động bị hạn chế.

56
CÔNG TƠ MÉT
CHÚ Ý
Nếu động cơ vượt quá tốc độ nó sẽ gây nguy hiểm cho động cơ và động
cơ cần được kiểm tra lại. Nếu tốc độ động cơ trong khoảng (B), nhả bàn
đạp ga, ấn bàn đạp phanh và giảm tốc độ động cơ.
Công tắc động cơ (3) hiển thị tốc độ động cơ.
Khoảng (A): Kim đồng hồ nằm trong vùng
hoạt động bình thường
Khoảng (B): Néu kim đồng hồ nằm trong vùng
này trong quá trình máy đang hoạt động, động
cơ đang quá tốc độ. Khi đó còi sau sẽ kêu và
đèn cảnh báo trung tâm sẽ sáng. Nhả bàn đạp
ga, nhấn bàn đạp phanh và giảm tốc độ di
chuyển.

ĐÈN BÁO CHẾ ĐỘ CÔNG SUẤT

Đèn (4) hiển thị chế độ công suất.

Khi chế độ được lựa chọn bằng công tắc lựa


chọn, hoặc công suất cao hoặc chế độ tiết kiệm
sẽ sáng lên

P: Chế độ cao (bình thường)

E: Chế độ nguy hiểm (hoạt động trên đất phẳng)

ĐÈN BÁO KHOÁ

Đèn (5) sáng lên khi đóng biến mô và khi đó hộp


số được dẫn động trực tiếp.

57
ĐỒNG HỒ PHẠM VI SỐ

Đèn (6) cho biết phạm vi của số (phạm vi tốc độ)

ĐÈN BÁO RẼ (TRÁI)

Đèn (7) nháy cùng với đèn xi nhan khi rẽ trái

ĐÈN BÁO PHA

Đèn (8) sáng lên khi đèn trước được bật ở tầm
rọi xa.

58
ĐÈN BÁO RẼ (PHẢI)

Đèn (9) nháy cùng với đèn xi nhan khi rẽ phải

ĐÈN BÁO VỊ TRÍ SỐ

Đèn (10) cho biết vị trí của cần số.

Chữ cái hay số theo phạm vi tốc độ được lựa


chọn bằng cần số sẽ sáng lên.

ĐÈN BÁO CHÊ ĐỘ TỰ ĐỘNG HỆ THỐNG TREO (NẾU CÓ)

Đèn (11) hiển thị chế độ của hệ thống treo, khi


máy được trang bị hệ thống treo tự động. Trên
máy được trang bị hệ thống treo tự động, hệ
thống treo tự động chuyển đổi đăc tính giảm
chấn của nó theo tải trọng, khi sử dụng phanh
thao tác lái và hoạt động của nâng thùng xe.
Bình thường nó được đặt ở chế độ nhẹ khi di
chuyển không tải và chế độ di chuyển trung bình
khi di chuyển có tải. khi di chuyển phanh chân
hoặc chuyển hướng đột ngột hoặc khi nâng
thùng ben, hệ thống treo được chuyển đổi chế
độ đảm bảo sự ổn định của máy ở phía trước và
phía sau, bên trái và bên phải.

H: Chế độ nặng

M: Chế độ trung bình

S: Chế độ nhẹ

59
ĐÈN BÁO TÌNH TRẠNG SẴN SÀNG CỦA PHANH RÀ TỰ ĐỘNG

Đèn (12) cho biết phanh rà tự động điều khiển


tốc độ đã sẵn sàng để cài đặt tốc độ di chuyển.
Khi đèn tắt, phanh rà tự động không sẵn sàng.

CÔNG TƠ MÉT

Đồng hồ (13) cho biết tốc độ di chuyển của máy

ĐỒNG HỒ CÀI ĐẶT TỐC ĐỘ PHANH RÀ TỰ ĐỘNG

Đồng hồ (14) này hiển thị cài đặt tốc độ di


chuyển để phanh rà tự động điều khiển. Khi
công tăc phanh rà tự động ở vị trí OFF, đồng hồ
tắt, nếu hủy bỏ cài đặt tốc độ thì đồng hồ hiển thị
0

ĐÈN BÁO NHIỆT ĐỘ DẦU PHANH RÀ

Đèn (15) cho biết nhiệt độ dầu phanh rà đã


tăng lên.

Khi đèn sáng đồng thời “EO2 BRAKE


OVERHEAT” hiện lên trên màn hình đặc tính.
Khi đó dừng máy và đỗ nơi an toàn, gạt cần số
vè vị trí N và chạy động cơ ở tốc độ trung bình
không tải cho đến khi đèn tắt.

60
ĐỒNG HỒ NHIÊN LIỆU

Đồng hồ (16) cho biết số lượng nhiên liệu trong


bình chứa.

Khi kim chỉ mức nhiên liệu gần vị trí “E”, bổ


sung thêm nhiên liệu.

Nếu đèn cảnh báo (C) bên trong đồng hồ nhiên


liệu sáng thì mức nhiên liệu gần với mức “E”.
Ngay lập tức bổ sung thêm nhiên liệu.

ĐÈN BÁO SẤY ĐỘNG CƠ

Đèn (17) sáng khi thiết bị sấy nóng của động


cơ hoạt động. Khi công tắc động cơ khởi động
ở vị trí ON trong điều kiện thời tiết lạnh, đèn
táp lô sang lên nó sẽ tắt sau khi kết thúc quá
trình sấy, khoảng từ 20 đến 30 giây

ĐÈN BÁO TÌNH TRẠNG LÁI KHẲN CẤP

Đèn (18) sáng lên khi thực hiện lái khẩn cấp

Nếu có bất kỳ yếu tố nào bất thường xảy ra với


áp lực trong mạch dầu lái khi máy đang chạy
thì thiết bị lái khẩn cấp được tự động kích hoạt
và đèn báo sáng lên.

ĐÈN BÁO TRẠNG THÁI THÙNG XE.

Đây là đèn (19) sáng lên khi thùng xe được


nâng lên hoặc cần điều khiển thùng xe ở bất kỳ
vị trí nào ngoài vị trí “FLOAT”

61
ĐÈN BÁO PHANH RÀ

Đèn (20) sáng lên khi kéo cần điều khiển


phanh rà và phanh rà có hiệu lực

MÀN HÌNH ĐẶC TÍNH HIỂN THỊ

Màn hình đặc tính hiển thị thể hiện các mục
sau:

(1) Số giờ máy hoạt động

(2) Số km xe chạy

(3) Số km đã chạy lùi

(4) Hiển thị mã công việc

(5) Hiển thị thời gian cần phải thay thế dầu,
lọc dầu

(6) Hiển thị trọng tải (nếu có)

Để hiển thị các đặc tính, xem mục “ HIỂN


THỊ CÁC ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG”

ĐÈN BÁO PHANH DỪNG

Đây là đèn (23) sẽ sáng lên khi phanh dừng có


hiệu lực.

62
ĐÈN CẢNH BÁO TRUNG TÂM

Nếu máy có các tình trạng sau đây đèn này


sẽ sáng lên và đồng thời còi báo kêu từng
hồi.

- Khi xuất hiện bất cư một hiện tượng bất


thường nào trong mục ‘’EMERGENCY
STOP ITEM (Trang 3-15)’’
- Khi mã làm việc E02 hoặc E03 xuất hiện
trên màn hình đặc tính.
- Nếu phanh dừng đang có hiệu lực mà cần
số không ở vị trí N.
- Khi cần điều khiển nâng thùng không ở vị
trí FLOAT hoặc thùng đã được nâng lên
mà cần số không ở vị trí N
Kim đồng hồ đo tốc độ động cơ nằm trong
vạch đỏ.

ĐÈN BÁO DÂY AN TOÀN.

Đèn (24) này sáng lên nếu dây an toàn


không được gắn chặt. Sẽ nguy hiểm nếu
không thắt dây an toàn khi di chuyển, do vậy
phải luôn thắt dây an toàn của bạn khi di
chuyển.

ĐÈN BÁO ÁP SUẤT DẦU PHANH

Đèn (25) sáng lên báo cho người lái biết áp


suất tích lũy dầu phanh thấp hơn giá trị định
thức. Đèn cảnh báo trung tâm và còi cảnh
báo không hoạt động khi động cơ dừng.

Nếu áp suất tích lũy vẫn còn thấp hơn giá trị
định mức sau khi khởi động động cơ 30 giây
“E03 CHECK RIGHT NOW “ hiện lên trên
màn hình đặc tính, khi đó dừng máy ngay lâp
tức và đỗ nơi an toàn sau đó dừng động cơ
và tiến hành kiểm tra.

63
ĐÈN BÁO ÁP SUẤT DẦU BÔI TRƠN

Khi đổ thùng ben mà không đứng tại vị trí an


toàn, máy có thể bị nghiêng hơn góc cho
phép, đèn báo nghiêng (26) se sáng, còi ngay
lập tức sẽ kêu và đèn cảnh báo trung tâm
cũng sáng

Nếu đèn báo nghiêng sáng, đưa máy tới vị trí


an toàn, dừng máy và hạ thùng ben. Sau đó
đưa máy tới nơi nằm ngang

ĐÈN BÁO ÁP SUẤT DẦU BÔI TRƠN

Đèn (27) sang lên báo cho người lái biết áp


suất dầu bôi trơn giảm. Khi đèn sang đồng
thời ‘’E03 CHECK RIGHTY NOW’’ hiện lên
trên màn hình đặc tính và côn suất động cơ
tự động bị hạn chế. Khi đó dừng máy ngay
lập tức và đỗ nơi an toàn, dừng động cơ và
tiến hành kiểm tra.

Đèn sẽ sáng lên khi áp suất dầu bôi trơn thấp


hơn giá trị định mức khi động cơ hoạt động.
Nếu động cơ không hoạt động thì đèn không
sáng

ĐÈN CẢNH BÁO HỆ THỐNG PHANH RÀ

Đèn (28) sáng lên khi có sự bất thường xảy


ra trên hệ thống được điểu khiển bằng bộ
điều khiển phanh rà. Khi đèn sáng,đồng thời
trên màn hình đặc tính xuất hiện “E03
CHECK RIGHT NOW “ khi đó dừng máy
ngay đỗ vào nơi an toàn sau đó dừng động
cơ và tiến hành kiểm tra

64
ĐỀN CẢNH BÁO HỆ THỐNG HỘP SỐ

Đèn (29) sáng lên khi có sự bất thường xảy


ra trên hệ thống được điểu khiển bằng bộ
điều khiển hộp số. Khi đèn sáng,đồng thời
trên màn hình đặc tính xuất hiện “E03
CHECK RIGHT NOW “ khi đó dừng máy
ngay đỗ vào nơi an toàn sau đó dừng động
cơ và tiến hành kiểm tra.

ĐỀN CẢNH BÁO HỆ THỐNG ĐỘNG CƠ

Đèn (30) sáng lên khi có sự bất thường xảy


ra trên hệ thống được điểu khiển bằng bộ
điều khiển động cơ.Khi đèn sáng,đồng thời
trên màn hình đặc tính xuất hiện “E03
CHECK RIGHT NOW “ khi đó dừng máy
ngay đỗ vào nơi an toàn sau đó dừng động
cơ và tiến hành kiểm tra.

ĐÈN BÁO NẠP ẮC QUY

Đèn (31) sáng lên khi động cơ đang làm việc


để báo cho người lái biết hiện tượng bất
thường của hệ thống nạp. Khi đèn sang đồng
thơi ‘’E03 CHECK RIGHTY NOW’’ hiện lên
trên màn hình đặc tính. Khi đó dừng máy
ngay lập tức và đỗ nơi an toàn sau đó dừng
động cơ và kiểm tra mạch điện nạp ắc quy.

BẢNG TÁP LÔ, ĐÈN CẢNH BÁO LỰA CHỌN HỆ THỐNG

Đèn (32) sáng lên khi có sự bất thường xuất


hiện trên táp lô máy hoặc trên hệ thống lựa
chọn đã được lắp đặt.

Khi đèn sáng, đồng thời trên màn hình đặc


tính xuất hiện “E03 CHECK RIGHT NOW “,
khi đó dừng máy ngay đỗ vào nơi an toàn
sau đó dừng động cơ và tiến hành kiểm tra.

65
ĐÈN BÁO BẢO DƯỠNG.

Đèn (34) sáng lên nếu bất kỳ yếu tố nào


được đề cập dưới đây xảy ra. Khi đèn sáng,
mã làm việc ‘’E01’’ hiện lên cần phải kiểm tra
bảo dưỡng, thay thế lọc.

-Sự giảm mức dầu bôi trơn.

-Tắc bầu lọc dầu động cơ.

-Sự giảm mức dầu trong bình dầu lái,


nâng thùng.

-Tắc bầu lọc gió.

-Tắc lọc dầu lái, nâng thùng.

-Tắc bầu lọc dầu hộp số.

-Sự giảm mức nước làm mát.

-Tắc bầu lọc dầu làm mát phanh.

- Mòn đĩa phanh (sau).

- Giảm mức dung dịch điện phân trong


bình điện.

- Giảm mức dầu hộp số.

CHÚ Ý

Ngoài những tình huống trên, nếu dầu hay bầu lọc đến kỳ thay thế được hiển thị
trên màn hình đặc tính, đèn báo bảo dưỡng nhấp nháy hoặc sáng lên.

66
MÀN HIỂN THỊ ĐẶC TÍNH SỬ DỤNG

(1) Số giờ hoạt động (4) Hiển thị mã công việc

(2) Số km đã chạy (5) Hiện thị thời gian cần phải thay thế dầu, lọc dầu

(3) Số km đã chạy lùi (6) Hiển thị trọng tải (nếu có)
Thông thường thì số giờ máy, số km đã chạy sẽ được hiển thị trên màn hình đặc
tính sử dụng. Nếu máy có trục trặc hay bị chất quá tải, hoặc cần thiết phải thực
hiện công việc kiểm tra bảo dưỡng, mã sử dụng sẽ hiển thị trên màn hình để đưa
ra khuyến cáo thích hợp. Khi đến thời điểm phải thay thế bầu lọc hay thay dầu,
sau khi hoàn thành việc kiểm tra hệ thống với công tác khởi động ở vị trí ON, đèn
cảnh báo của màn hình lóe lên hoặc sáng lên đồng thời đèn báo của bầu lọc hay
dầu mà cần thay thế cũng sáng lên.

ĐỒNG HỒ GIỜ MÁY HOẠT ĐỘNG

Tổng số giờ máy đã hoạt động được hiển thị ở dòng trên của màn hình đặc tính.

Trong khi động cơ hoạt động, đồng hồ đếm giờ hoạt động của máy vẫn làm việc
ngay cả khi máy không di chuyển.

Đồng hồ đếm giờ máy hoạt động tăng lên một đơn vị cho mỗi giờ hoạt động của
máy không phụ thộc tốc độ động cơ.

67
ĐỒNG HỒ ĐO QUÃNG ĐƯỜNG MÁY ĐÃ CHẠY.

Số km đã di chuyển hiển thị tại dòng dưới của màn hình hiển thị

ĐỒNG HỒ ĐO QUÃNG ĐƯỜNG MÁY CHẠY LÙI

Tổng quãng đường máy đã chạy lùi tính bằng km.

Để biết thêm chi tiết phương pháp quãng đường máy đã chạy lùi xem mục
“OTHER FUNCTIONS OF MACHINE MONITOR (trang 3-27)”

HIỂN THỊ MÃ CÔNG VIỆC

CẢNH BÁO

Nếu màn hình hiển thị mã E03 thì hãy dừng máy ngay lập tức và xem
“ACTION CODE” (trang 3-153) và liên lạc với KOMATSU để sửa chữa.

Nếu máy có lỗi hay chất quá tải lên máy hoặc cần thiết để kiểm tra bảo dưỡng
một mã công viêc sẽ hiện lên trên màn hình (4) này và đưa ra chỉ dẫn thích hợp .

Nếu có hơn một lỗi xuất hiện cùng lúc thì mã công việc nào quan trọng hơn sẽ
hiển thị.Thứ bậc quan trọng bắt đầu từ mã cao đến thấp, như E03, E02 va
EO1.Nếu các lỗi có tầm quan trọng ngang bằng nhau xuất hiện cùng lúc thì cái
nào xuất hiện sau sẽ hiển thị. Khi mã công việc E03 hoặc E02 xuất hiện, còi cảnh
báo kêu lên từng hồi và đèn cảnh báo trung tâm sáng lên.

EO3 : Nếu màn hình hiển thị mã E03 thì hãy dừng
máy ngay lập tức và liên lạc với KOMATSU để
được sửa chữa.

CHÚ Ý

- Dòng trên của màn hình hiện “E03” và dòng


dưới hiện ‘’CHECK RIGHT NOW’’ và ‘’CALL’’ thay
nhau sau mỗi 3 giây.

- Số điện thoại xuất hiện bên phải chữ ‘’CALL’’.


Nếu số điện thoại chưa được cài đặt thì không
hiện. Để biết thêm chi tiết phương pháp cài đặt số
điện thoại xem mục ‘’INPUT METHOD FOR
TELEPHONE NUMBER’’ (trang 3-30)

68
EO2 : Nếu hoạt động vượt quá giới hạn thì thông tin liên quan sẽ hiển thị, khi đó
hãy giảm tốc độ động cơ và tốc độ máy trong phải tiếp tục làm việc. Nếu quá
nóng, dừng máy và chạy động cơ ở tốc độ không tải trung bình. Nếu mã làm việc
vẫn xuất hiện sau khi đã làm như trên thì kiểm tra mã lỗi và liên lạc với nhà cung
cấp KOMATSU để sửa chữa.

CHÚ Ý

Dòng trên của màn hình hiện ‘’E02’’ và dòng dưới hiển thị trạng thái của máy liên
quan đến chạy quá giới hạn hay quá nhiệt

E01

-Nếu đèn cảnh báo bảo dưỡng sáng lên cần phải thực hiện kiểm tra bảo dưỡng
khi kết thúc công việc.

-Nếu “MAINTENANCE” xuất hiện với chữ “E01”, kiểm tra mã lỗi và liên lạc với
nhà cung cấp KOMATSU để sửa chửa.

CHÚ Ý :

Dòng trên hiện “E01”, dòng dưới hiện “MAINTENANCE” hoặc hiện lên vị trí cần
kiểm tra, đổ đầy hay thay thế.

THỜI GIAN THAY THẾ DẦU, BẦU LỌC

Sau khi hoàn thành việc kiểm tra hệ thống, đây


là hiển thị (5), khoảng 30 giây, chỉ ra loại dầu,
bầu lọc gần đến kỳ thay thế. Đèn cảnh báo bảo
dưỡng cũng nháy hoặc sáng lên đồng thời.

Sau khi thay dầu, bầu lọc, cài đặt lại định kỳ thay
thế.Để biết thêm chi tiết, xem mục “RESET
METHOD FOR FILTER, OIL REPLACEMENT
TIME (trang 3-27)”.

CHÚ Ý :

-Dòng trên của màn hình hiển thị tên và số danh điểm của mục cần thay
thế.Dòng dưới hiển thị khoảng thời gian còn lại cho đến khi phải thay thế và tổng
số lần đã thay thế.

-Sau khi hiển thị khoảng 30 giây, các hiển thị sẽ không xuất hiện lại nữa cho đến
khi công tắc khởi động trở lại vị trí ON.

-Nếu mã công việc xuất hiện, các thông tin trong sơ đồ kể trên sẽ không hiển thị.
69
-Nếu hai mục hay nhiều hơn sẽ xuất hiện thì chúng thay nhau xuất hiện sau mỗi
3 giây.

-Nếu có hơn 10 mục sẽ xuất hiện thì tất cả sẽ xuất hiện từng cái một .

-Hiển thị xuất hiện khi còn 30 giờ trước khi phải thay thế dầu, bầu lọc.

-Khi thời điểm cần phải thay thế đến gần, đèn cảnh báo bảo dưỡng nháy sáng,
và nếu thời điểm đó đã qua thì đèn sáng liên tục.

Các mục sẽ hiển thị khi đến thời điểm thay thế dầu, bầu lọc dầu

Tên Mục Định kỳ thay Hiển thị trên màn hình Mã số


thế

Lọc thô nhiên liệu 500 FUEL FILT 41

Lọc tinh nhiên liệu 500 FUEL FILT 03

Lọc dầu động cơ 500 ENG FILT 02

Dầu động cơ 500 ENG OIL 01

Lọc dầu hộp số 500 TM FILT 13

Lọc từ 1000 COR RES 06

Biến mô, hộp số và dầu 1000 TC/TM/BKOIL 24


làm mát phanh sau

Lọc dầu phanh 1000 BK OIL FILT 14

Lọc dầu làm mát phanh 1000 BK C FILT 16

Lọc dầu lái, nâng thùng 2000 HYD FILT 04

Dầu hộp vi sai 2000 DIFF OIL 11

Dầu moay ơ 2000 FIL OIL 08

Dầu lái, nâng thùng 4000 HYD OIL 10

70
CHÚ Ý :

Xem các mục sau đây để biết thêm chi tiết trình tự thay thế dầu và bầu lọc.

- Lọc thô nhiên liệu

“THAY THẾ LỌC THÔ NHIÊN LIỆU (TRANG ......)”

Lọc tinh nhiên liệu

“THAY THẾ LỌC TINH NHIÊN LIỆU (TRANG ......)”

-Lọc dầu động cơ

“THAY THẾ DẦU TRONG CÁCTE, THAY THẾ LỌC DẦU ĐỘNG (TRANG ......)

- Dầu động cơ

“THAY THẾ DẦU TRONG CÁCTE, THAY THẾ LỌC DẦU ĐỘNG (TRANG ......)

- Lọc dầu hộp số

‘’ THAY THẾ LỌC DẦU HỘP (TRANG.....)”

- Lọc từ

“THAY THẾ LỌC TỪ (TRANG ......)”

- Dầu biến mô, hộp số và dầu làm mát phanh sau

‘’THAY THẾ DẦU TRONG HỌP SỐ, THÙNG DẦU LÀM MÁT PHANH, LÀM
SẠCH LÕI LỌC (TRANG .......)”

- Lọc dầu phanh.

THAY THẾ DẦU PHANH (TRANG ...)”

- Lọc dầu làm mát phanh.

‘THAY THẾ LỌC DẦU HỘP SỐ VÀ LÀM MÁT PHANH SAU (TRANG .......)

- Lọc dầu lái, nâng thùng .

“THAY THẾ LỌC DẦU LÁI, NÂNG THÙNG BEN (TRANG .......)”

- Dầu hộp vi sai.

“THAY DẦU VI SAI (TRANG ......)”

- Dầu moay ơ.

71
“THAY DẦU MOAY Ơ (TRANG ....)”

-Dầu lái, nâng thùng

“THAY THẾ ĐẦU LÁI, NÂNG THÙNG BEN (TRANG .....)”

HIỂN THỊ TRỌNG TẢI

Để hiển thị chi tiết trọng tải hãy xem mục ‘’HANDLING PAYLOAD METER
(VHMS BUILT-IN TYPE) (Trang 6-16) ‘’ Trong mục ATTACHENT, OPTIONS

CÁC CHỨC NĂNG KHÁC CỦA TÁP LÔ MÁY.

PHƯƠNG PHÁP HIỂN THỊ QUÃNG ĐƯỜNG XE CHẠY

1. Kiểm tra màn hình đặc tính các hiển thị của
đồng hồ đếm giờ, quãng đường xe chạy
hay làm việc. Nếu nó đưa ra bất kỳ hiển thị
nào khác xoay công tắc khởi động về vị trí
OFF sau đó bật về ON và đợi các hiển thị
nói trên.
2. Ấn (◊) của công tác lựa chọn chế độ màn
hình máy 1. Nó sẽ hiển thị toàn bộ quãng
đường xe đã chạy lùi.
3. Sau khi xem xong, ấn (■) của công tác lựa
chọn chế độ màn hình máy 1 hoặc xoay
công tắc khởi động về vị trí OFF.

72
PHƯƠNG PHÁP CÀI ĐẶT LẠI ĐỊNH KỲ THAY THẾ DẦU BẦU LỌC.

Dầu bầu lọc được hiển thị trên màn hình đặc tính, nhưng nếu dầu và bầu lọc đã
được định kỳ thay thế thì cần phải cài đặt lại định kỳ thay thế mới.

1. Ấn (◊) của công tắc lựa chọn chế độ màn


hình máy 1, và nó sẽ hiện thị quãng đường
xe đã chạy lùi.
2. Ấn (>) hoặc (<) của công tắc chế độ màn
hình của máy 2 và nó hiển thị màn hình bảo
dưỡng

3. (◊) của công tắc lựa chọn màn hình máy 1.


Nó sẽ chuyển sang hiển thị sơ đồ bên phải.
Dòng dưới cho biết 2 mục: Định kỳ thay thế
ở bên trái, và tổng số lần đã thay của mục
đó ở bên phải.
4. Ấn (>) hoặc (<) của công tắc lựa chọn chế
độ màn hình máy 2 và hiện lên mục cần cài
đặt lại.

5. Ấn (◊) của công tác lựa chọn chế độ màn


hình máy 1. Nó sẽ chuyển sang hiển thị sơ
đồ bên phải. Dòng trên cho biết lần lượt
{Reset} và mục cần phải cài đặt lại.
6. Khi cài đặt lại định kỳ thay thế, ấn (>) hoặc
(<) của chế độ lựa chọn chế độ màn hình 2,
sắp con chuột thẳng với (Yes) sau đó ấn (■)
của chế độ lựa chọn màn hình máy 1. Nó
sẽ cài đặt lại và trở về màn hình trước đó.
Để hủy bỏ sắp sắp con chuột thẳng hàng
với (No) sau đó ấn (■) của chế độ lựa chọn
màn hình máy 1.

7. Khi cài đặt lại định kỳ thay thế cho mục khác, thực hiện lại quá trình từ
bước 4 sau khi hoàn thành, ấn (■) của chế độ lựa chọn màn hình máy 1,
hai lần hoặc bật công tắc khởi động về OFF.

73
PHƯƠNG PHÁP ĐƯA SỐ ĐIỆN THOẠI VÀO

Khi 1 lỗi của mã làm việc ‘’E03’’ xuất hiện, nó có thể hiển thị số điện thoại.

1. Ấn (◊) của chế độ lựa chọn màn hình quãng


đường xe chạy lùi.
2. Ấn (>) hoặc (<) của chế độ lựa chọn màn
máy 2 và hiện lên “TEL”

3. Ấn (◊) của chế độ lựa chọn màn hình máy 1


nó sẽ chuyển sang màn hình như bên phải.
Hiển thị số điện thoại đã đưa vào trước đây,
hãy đưa vào số điện thoại cấn hiển thị sau
này.
4. Số kí tự đã nhập số điện thoại hiện lên đến
12 số nhấp số điện thoại từ con số đầu tiên
con chuột sẽ xuất hiện ở vị trí nhập con số.
Ấn (>) hoặc (<) của máy 2 và hiển thị “0-9”.
Để nhập kí tự còn trống chon “o”.
Khi nhập xong giá trị đúng ấn (◊) của chế độ
lựa chọn màn hình máy 1.Con chuột sẽ đến
vị trí kế tiếp.
5. Lặp lại quá trình từ bước 4 cho đến số cuối cùng. Sau đó ấn (◊) của chế độ
lựa chọn màn hình máy 1 để trở về màn hình trước đó.
Nếu bị lỗi khi nhập hoặc bị dừng lại, ấn (■) của chế độ lựa chọn màn hình
máy 1 để trở về màn hình trước đó.
6. Khi hoàn thành ấn (■) của chế độ lựa chọn màn hình máy 2 hai lần hoặc
bật công tắc khởi động vào vị trí OFF.

74
PHƯƠNG PHÁP LỰA CHỌN NGÔN NGỮ

Sử dụng khi chuyển ngôn ngữ hiển thị trên màn hình đặc tính.

1. Ấn (◊) của chế độ lựa chọn màn hình máy 1


và hiển thị quãng đường chạy lùi.
2. Ấn (>) hoặc (<) của chế độ lựa chọn màn
hình máy 2 và hiển thị ‘’LANGUAGE’’

3. Ấn (◊) của chế độ lựa chọn màn hình máy


1. Ngôn ngữ hiện tại đã được lựa chọn số
hiển thị
4. Ấn (>) hoặc (<) của chế độ lựa chọn màn
hình máy 2 và chọn ngôn ngữ.

Các ngôn ngữ sẵn có đã được lựa họn như tiếng


Anh, Nhật, Đức, Pháp, Ý, Tây Ban Nha, Thụy
Điển

5. Khi đã ấn (◊) của chế độ lựa chọn chế độ màn hình máy 1, ngôn ngữ đã
cài đặt và màn hình trở về màn hình trước đó.
6. Khi hoàn thành ấn (■) của chế độ lựa chọn màn hình máy 2 hoăc bật công
tắc khởi động vào vị trí OFF

75
CÔNG TẮC

(1) Công tắc khởi động (12) Công tắc đèn sương mù
(2) Công tắc đèn, xi nhan, điều chỉnh (13) Công tắc đèn sườn
độ sáng (14) Công tắc đèn vàng quay
(3) Công tắc kiểm tra đèn táp lô (15) Công tắc cửa sổ phải
(4) Công tắc đèn báo nguy hiểm (16) Công tắc cửa sổ trái
(5) Công tắc đèn pha cốt (17) Công tắc lựa chọn chế độ màn
(6) Công tắc lựa chọn chế độ công hình
suất (18) Cái châm thuốc lá
(7) Công tắc lái khẩn cấp (19) Núm còi
(8) Công tắc phanh dừng (20) Công tắc gạt mưa
(9) Công tắc AISS LOW (21) Công tắc đèn trần
(10) Công tắc ngắt phanh trước
(11) Công tắc phanh rà tự động

76
CÔNG TẮC ĐỀ

Công tắc này dùng để nổ hay tắt động cơ.

Vị trí OFF:

Ở vị trí này, chìa khoá có thể rút ra cắm vào. Khi


vặn chìa khoá đến vị trí này, toàn bộ hệ thống
điện ngắt hết và động cơ dừng.

Vị trí ON:

Ở vị trí này mạch điện được nối thông và cả hệ


thống đèn.

Giữ công tắc đề ở vị trí này khi động cơ đang nổ


máy.

Vị trí START

Vị trí này để khởi động động cơ. Giữ công tắc đề ở vị trí này trong khi động cơ
đang quay, sau đó nhả công tắc ra ngay sau khi động cơ đã nổ. Chìa khoá tự
động trả về vị trí ON ngay sau khi nhả.

CÔNG TẮC ĐÈN

Công tắc này làm dùng để bật đèn pha, đèn


sườn, đèn hậu, đèn táp lô và đèn chiếu sáng
sau xe.

(a): Vị trí tắt

(b): Đèn báo cạnh xe, đèn sau xe và

đèn táp lô sáng.

Vị trí (C): Đèn pha sáng cùng với đèn ở vị trí trên
sáng.

Công tắc đèn có thể hoạt động ở bất kỳ hệ thống


nào cũng được

77
CẦN GẠT XI NHAN

Dùng để hoạt động đèn xi nhan.

(a) Rẽ phải: Đẩy cần lên phía trước


(b) Rẽ trái: Gạt cần về phía sau

Khi cần này hoạt động thì đèn báo xi nhan trên
bảng táp lô cũng nhấp nháy cùng với đèn xi
nhan gắn trên thân xe.

Khi vặn vô lăng trở lại, cần làm sạch tự động


quay trở về vị trí gốc của nó. Nếu nó không quay
trở lại thì vặn lại bằng tay.

Giải thích các bộ phận

CÔNG TẮC ĐÈN PHA CỐT

Nó được dùng để chuyển đèn trước từ nấc pha


sang nấc cốt và ngược lại

(A): Nấc cốt

(B): Nấc pha

CÔNG TẮC KIỂM TRA ĐÈN BÁO

Nhấn công tắc này khi công tắc đề ở vị trí ON


để kiểm tra bất kỳ đèn nào bị cháy.

78
CÔNG TẮC ĐÈN NGUY HIỂM

Công tắc này dùng để nhấp nháy cả đèn xi


nhan bên trái và bên phải. Khi công tắc này
được ấn thì đèn báo xi nhan trên màn điều
khiển sẽ nhấp nháy cùng với xi nhan ngoài xe.
Nếu công tắc ấn xuống vị trí OFF thì đèn báo xi
nhan không nhấp nháy nữa.

Khi làm việc ban đêm, các ký hiệu bên trong


công tắc xe sáng lên không phụ thuộc vào vị trí
của công tắc.

CÔNG TẮC ĐIỀU CHỈNH ĐỘ SÁNG ĐÈN.

Công tắc này sử dụng để điều chỉnh độ sáng


của đèn màn hình và đèn báo. Xoay sang phải
để chỉnh độ sáng của đèn sáng hơn và ngược
lại.

CÔNG TẮC LỰA CHỌN KIỂU CÔNG SUẤT

Công tắc này có thể cho phép thợ vận hành lựa
chọn kiểu chuyển động kinh tế nhất cho phù hợp
với điều kiện mặt đường. Nếu ấn công tắc này
một lần đèn sáng và ấn thêm một lần nữa đèn
sẽ tắt.

Vị trí OFF: Công suất cao (Hoạt động bình


thường).

Nó được dùng cho hoạt động thông thường.

Vị trí ON: Vị trí kinh tế (Chuyển động trên nền

79
đường phẳng). Vị trí này được dùng để giảm
tiêu hao nhiên liệu như khi chuyển động trên nền
đất phẳng ở nơi không cần đến công suất ra cực
đại.

Khi làm việc ban đêm, các ký hiệu bên trong


công tắc sẽ sáng lên không phụ thuộc vào vị trí
của công tắc.

CÔNG TẮC LÁI KHẨN CẤP

Công tắc này dùng để hoạt động bơm lái khẩn


cấp. Khi ấn công tắc này, bơm khẩn cấp sẽ
được hoạt động để có thể lái được máy.

Khi công tắc ở vị trí ON, đèn báo màu đỏ trong


công tắc sẽ sáng.

Bơm lái khẩn cấp có thể sử dụng trong khoảng


90 giây.

Khi bơm lái được sử dụng giữ tốc độ di chuyển


lớn nhất là 5 Km/h. Bơm lái khẩn cấp được hoạt
động trong các trường hợp sau

 Bơm lái hỏng


 Động cơ bị dừng trong quá trình làm việc
Nếu bơm lái khẩn cấp tự động được hoạt động thì
nhanh chóng dừng xe lại và tiến hành kiểm tra .

Nếu công tắc đề ở vị trí ON khi xe dừng và công


tắc phanh đỗ ở vị trí TRAVEL khi máy dừng thì
bơm lái khẩn cấp sẽ được kích hoạt sau 1 giây bởi
vậy nên xoay công tắc phanh đỗ ở vị trí PARKING.

80
CÔNG TẮC PHANH DỪNG

CẢNH BÁO

Khi đỗ hay rời khỏi máy luôn phải đóng phanh dừng

Công tắc này dùng để hoạt động van phanh đỗ.

(a) PARKING: Phanh đỗ được hoạt động


(b) TRAVEL: Phanh đỗ được nhả
Khi cần phanh này được gạt sang vị trí
PARKING, đèn báo phanh sẽ sáng.

Khi công tắc này được gạt sang vị trí PARKING,


nếu cần số ở ngoài vị trí N thì đèn báo trung tâm
sẽ nhấp nháy và còi báo kêu.

Nếu có trục trặc trong mạch hơi của phanh và


áp suất bình giảm xuống thì phanh khẩn cấp tự
động đóng.

Muốn xem chi tiết phương pháp nhả phanh khẩn


cấp trong trường hợp phanh hoạt động do lỗi tại
hệ thống khí xem phần “WHEN PARKING
BRAKE HAS BEEN ACTUATED IN
EMERGENCY (Trang 3 – 127)

Khi làm việc ban đêm, các ký hiệu bên trong


công tắc xe sáng lên không phụ thuộc vào vị trí
của công tắc.

CHÚ Ý:

Nếu động cơ dừng với công tắc phanh dừng ở vị trí TRAVEL hoặc thao tác sai
đến vị trí TRAVEL trong khi động cơ đang tắt, khi khởi động lại phanh dừng đóng
lại thậm chí kể cả khi công tắc phanh dừng ở vị trí TRAVEL. trong trường hợp
này, sau khi khởi động động cơ, gạt công tắc phanh dừng sang vị trí PARKING
và sau đó gạt trở lại vị trí TRAVEL để ngắt phanh dừng.

81
CÔNG TẮC AISS

Nó được sử dụng để đóng mở AISS ở vị trí AUTO


hoặc LOW theo thiết kế. Dùng các chế độ này
như sau:

(a) : Vị trí AUTO


Dùng cho hoạt động bình thường

(b) : Vị trí LOW


Được sử dụng khi cần sự dịch chuyển êm như khi
đỗ ở nơi có khoảng không gian hẹp.

Nếu công tắc này ở vị trí AUTO thì có các điều


kiện hoạt động như sau:

Khi máy dừng chạy động cơ ở tốc độ không tải


nhỏ thì phanh đỗ phanh tay ở vị trí ON. Khi
phanh đỗ nhả để xe bắt đầu chuyển động thì nó
sẽ chuyển sang tốc độ không tải cao.

 Khi nhiệt độ nước làm mát giảm xuống, nếu


nó giảm xuống thấp hơn mức bình thường
tốc độ không tải thấp sẽ tự động nâng lên để
giảm thời gian làm nóng.
Khi làm việc ban đêm, các ký hiệu bên trong
công tắc xe sáng lên không phụ thuộc vào vị trí
của công tắc.

CÔNG TẮC NGẮT PHANH TRƯỚC


Cảnh báo
 Khi chuyển động trên mặt đường tuyết
trơn hay khi mặt đường trơn nhày thì nên
ấn công tắc phanh trước sang vị trí ON và
chuyển động chậm với tốc độ an toàn.
Nếu công tắc phanh trước ngắt khi chuyển
động xuống dốc, trên đường tuyết hay trên
đường trơn trượt thì nó rất nguy hiểm vì hệ
thống lái khó điều khiển

82
Công tắc này được hoạt động theo điều kiện của bề mặt đường mà máy di
chuyển.

Nếu công tắc này được ấn thì đèn sáng, chức năng ngắt phanh trước được hoạt
động và phanh bánh trước không được phanh.

Nếu ấn công tắc này lại một lần nữa thì đèn sẽ tắt.

Vị trí (a): Khi bàn đạp phanh được ấn thì phanh sẽ được cung cấp cả 2 bánh
trước và sau.

Vị trí (b): Khi bàn đạp phanh ấn thì phanh trước sẽ không ăn. Phanh chỉ được
cung cấp cho mình phanh sau.

CHÚ Ý

Khi phanh khẩn cấp có hiệu lực, phanh trước và phanh dừng đều có hiệu lực mà
không phụ thuộc vào vị trí của công tắc ngắt phanh trước.

Khi làm việc ban đêm, các kí hiệu bên trong công tắc sẽ sáng lên không phụ
thuộc vào vị trí của công tắc.

CÔNG TẮC PHANH RÀ TỰ ĐỘNG

Công tắc này được sử dụng để tắt mở hệ


thống phanh rà tự động.

(a): Tắt hệ thống phanh rà tự động rà


(b): Mở hệ thống phanh rà tự động

83
CÔNG TẮC ĐÈN SƯƠNG MÙ

Công tắc này để tắt mở đèn sương mù

(a): Tắt đèn sương mù


(b): Bật đèn sương mù

Khi làm việc ban đêm, các kí hiệu bên trong


công tắc sẽ sáng lên không phụ thuộc vào vị
trí của công tắc

CÔNG TẮC ĐÈN SƯỜN

Công tắc này dùng để tắt mở đèn sườn.

(a): Đèn sườn tắt


(b): Đèn sườn sáng
Khi làm việc ban đêm, các kí hiệu bên trong
công tắc sẽ sáng lên không phụ thuộc vào vị
trí của công tắc

CÔNG TẮC ĐÈN QUAY VÀNG

Công tắc này để tắt mở đèn quay vàng. Khi


bật, nó sẽ sáng và quay.

(a): Đèn quay vàng tắt


(b): Đèn quay vàng sáng
Khi làm việc ban đêm, các kí hiệu bên trong
công tắc sẽ sáng lên không phụ thuộc vào vị
trí của công tắc.

CÔNG TẮC CỬA KÍNH PHẢI, TRÁI.

CẢNH BÁO
Khi đóng cửa sổ, cẩn thận không để kẹt tay hoặc đầu vào.

CHÚ Ý
Sau khi đóng hoặc mở hoàn toàn cửa sổ hãy nhả công tắc ra.

Nếu không có thể làm hỏng cửa.


84
Các công tắc này được dùng để mở hoặc
đóng cửa sổ. Nó chỉ có thể được sử dụng khi
công tắc khởi động ở vị trí ON.

(a): Cửa kính hạ xuống


(b): Cửa kính đi lên

CÔNG TẮC LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ MÀN HÌNH


1,2

Công tắc này được dùng để lựa chọn chế độ


màn hình.

CÁI CHÂM THUỐC LÁ

Sử dụng để châm thuốc lá.

Khi nó được ấn vào trong, nó sẽ tự nhả về vị


trí ban đầu sau vài giây, sau đó kéo nó ra sử
dụng như một bật lửa.

NÚT CÒI

Khi ấn nút còi ở giữa vô lăng thì còi kêu.

CÔNG TẮC GẠT MƯA

Công tắc này dùng để hoạt động gạt mưa

Vị trí INT : Gạt mưa hoạt động gián đoạn


Vị trí OFF : Gạt mưa không hoạt động
Vị trí LOW: Gạt mưa di chuyển ở tốc độ thấp
Vị trí HI : Gạt mưa di chuyển ở tốc độ cao
Khi công tắc (A) được ấn thì nước rửa kính sẽ
phun ra. Không được ấn nút này quá 10 giây.

85
CÔNG TẮC ĐÈN TRẦN

Dùng để bật hay tắt đèn trần

(a) Vị trí tắt

(b) Đèn sáng khi mở cửa

(c) Đèn sáng

CHÚ Ý:

 Đèn trần sáng lên kể cả khi chìa khóa điện


ở vị trí OFF, khi rời khỏi ghế lái, nếu đặt
công tắc ở vị trí (a) hay (b).
 Khi không làm việc mà cửa mở hết thì đặt
công tắc ở vị trí (a).

CHỐT AN TOÀN

CẢNH BÁO

Khi nâng thùng ben lên để kiểm tra máy, luôn đặt cần ben ở vị trí HOLD, cài
khoá lại và sử dụng chốt an toàn.

Nó là thiết bị an toàn cho thùng ben và được dùng khi kiểm tra, bảo dưỡng với
ben đã nâng. Nâng hết ben, cài chốt ben (1).

Luôn cắm chốt an toàn vào cả hai bên của ben.

CHỐT CHÈN AN TOÀN

Chốt an toàn (1) được chèn vào vị trí đáy dưới


đằng sau của thân ben. Xỏ chốt an toàn (1) sau
đó chèn khóa chốt (2) để giữ chốt gọn gàng.

86
Thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng với thùng ben
trong trạng thái này.

CẢM BIẾN ĐỘ BỤI

Đây là thiết bị cho biết độ nghẹt của bầu lọc khí.

Phụ thuộc vào độ bẩn của lõi lọc, màu vàng sẽ


xuất hiện ở vùng trong suốt. Nếu màu vàng chỉ
7,5 kPa; làm sạch lọc ngay lập tức.

Sau khi làm sạch, ấn đầu (2) của cảm biến để


màu vàng về vị trí thông thường

87
CẦU CHÌ
CHÚ Ý
 Khi thay cầu chì phải luôn tắt nguồn điện (vặn công tắc khởi động về OFF).
 Khi thay cầu chì, luôn dùng đúng loại cầu chì phù hợp.
Cầu chì bảo vệ thiết bị điện và mạch điện.

Nếu cầu chì mòn dần hoặc bột trắng xuất hiện,
hoặc cầu chì bị lỏng trong hốc của nó thì phải thay
thế cầu chì.

CƯỜNG ĐỘ ĐIỆN CẦU CHÌ VÀ TÊN MẠCH ĐIỆN


Cường độ điện cầu chì và tên mạch điện của mỗi hộp cầu chì bao gồm:
Hộp cầu chì 1
Số Công suất (A) Tên mạch điện

1 10 A Đèn chính, Đèn nhỏ


2 10 A Đèn xi nhan
3 20 A Đèn cốt
4 20 A Đèn pha
5 20 A Đèn gầm phải
6 20 A Đèn gầm trái
7 10 A Đèn dừng
8 20 A Đèn lùi
9 10 A Đèn nhỏ
10 20 A Bộ điều khiển VHMS

88
Hộp cầu chì 2
Số Công suất (A) Tên mạch điện
11 10 Bảng táp lô
12 10 Màn hình sau (nếu có)
13 10 Hệ thống phanh đỗ
14 20 Cửa kính phải
15 20 Cửa kính trái
16 10 Cân tải trọng (nếu có)
17 10 Còi
18 20 Màn hình
19 20 Bộ điều khiển hộp số
20 20 Cực B
21 10 Bộ điều khiển phanh rà
22 20 Đèn đi thẳng
23 10 Lái khẩn cấp
24 10 Đèn trần
25 10 Bộ điều khiển động cơ

Hộp cầu chì 3


Số Công suất (A) Tên mạch
26 20 Đèn sương mù
27 20 Bộ điều khiển điều hoà
28 20 Sấy

29 20 Sấy
30 20 Điều khiển ABS
31 20 Bộ điều khiển phanh rà

32 10 Bộ điều khiển hộp số


33 10 Lái khẩn cấp
34 10 Đài
35 5 Điều khiển động cơ

36 30 Điều khiển động cơ


37

38 30 Điều khiển động cơ


39
40 20 Dự phòng

89
Hộp cầu chì 4
Số Công suất (A) Tên mạch
36 10 Đèn trần
37 10 Sấy nóng khí
38 20 Đèn quay vàng
39 20 Đèn sườn
40 20 Sấy ghế (nếu có)
41 10 Đèn hiển thị tải trọng
42 10 Châm thuốc
43 20 Điều hoà
44 20 Dự phòng
45 20 Cần gạt nước

Hộp cầu chì 5


Số Công suất Tên mạch
(A)

46 10 Nguồn cho hệ thống


khẩn cấp

47 120 Nguồn cho sấy động cơ

90
RADIO
GIẢI THÍCH CÁC BỘ PHẬN

(1). Công tắc bật tắt/ điều chỉnh (6). Nút khoá/ hiển thị

(2). Điều khiển âm (7). Nút dò sóng

(3). Hiển thị (8). Nút AST

(4).Nút đặt trước (9). Nút chọn đài

(5) Nút điều chỉnh

CÔNG TẮC / ĐIỀU CHỈNH ÂM LƯỢNG

Khi xoay công tắc về bên phải, đài sẽ được bật. Tiếp tục click và dang bật nút
này sẽ chỉnh được âm lượng.

ĐIỀU KHIỂN ÂM

Khi quay nút (2) sang phải, âm cao sẽ mạnh lên. Nếu quay sang trái âm trầm sẽ
mạnh lên

HIỂN THỊ

Hiển thị (3) cho thấy khoá và hiển thị tần số và chế độ hoạt động

91
NÚT DÒ SÓNG

Khi ấn Δ tăng tần sô và khi ấn▼ sẽ giảm tần số.

Nếu giữ thì tần số sẽ thay đổi liên tục.

Dùng khi ấn nút CLOCK, se đặt thời gian.

NÚT KHOÁ

Khi ấn nút CLOCK thời gian sẽ hiển thị.

Ấn lại lần nữa, tần ssó sẽ hiển thị lại

CHÚ Ý

Điều chỉnh thời gian

1. Bật đài, tần số sẽ đựoc hiên thị. Ấn


CLOCK thời gian sẽ được hiển thị.

2. Ấn tiếp nút CLOCK

Δ : Đặt lại phút

▼: Đặt lại giờ

NÚT DÒ SÓNG TỰ ĐỘNG

Khi án nút SEEK, nó sẽ tự động tìm kiếm. Khi nhận được chương trình nó sẽ tự
dừng lại.

NÚT CHỌN ĐÀI

Khi ấn nút (8), sẽ chọn các đài giữa AM và FM

Đài và tần số sẽ hiển thị trên màn hình.

NÚT AST

Khi ấn nút AST, sẽ đặt trước đì và dò sóng lên

Khi tới chương trình nào đó án lại nó để dừng lại

Muốn giữa nút, ấn liên tục trong vòng 2 giây.

92
CHÚ Ý

Bộ nhớ tự động sẽ lưu những chương trình đã đặt trước.

CẢNH BÁO TRƯỚC KHI SỬ DỤNG

Để an toàn, hãy để âm lượng vừa đủ.

Tránh để nước rơi vào vì nó có thể gây lói cho máy.

Không cào xước hay tẩy bằng benzen. Dùng miếng vải mềm khô để làm sạch.
Nếu không hết dùng thêm rượu để vệ sinh.

93
MÁY STEREO

GIẢI THÍCH CÁC BỘ PHẬN.

(A). HIển thị đài (E) Hiển thi băng trực tiếp

(B). HIển thị băng F) Hiển thị kênh đặt trước

(C). Hiển thị FM (G) Hiển thị thời gian/ Radio

(D). HIển thị độ ồn

(1). Công tắc bật tắt/điều chỉnh volume (9). Nút tua trước/sau
(2). Nút tự động lưu/ đặt trước (10). Nút đặt trước
(3). Núm điều khiển trống (11). Nút băng
(4). Núm điều khiển cao độ (12). Hiển thị
(5). Nút điều khiển độ ồn
(13). Nút dò bằng tay
(6).Nút hiển thị thời gian/Radio
(14). Nút dò tự động.
(7).Nút phát băng
(15). Nút chọn đài
(8). Cửa caset

94
NÚM KHỞI DỘNG/ĐIỀU CHỈNH VOLUME

Khi bật quay về bên phải. Tiếp tục quay sẽ điều chỉnh được volume.

NÚT TỰ ĐỘNG LƯU/ DẶT TRƯỚC

Dùng nút (2) để khởi động đặt trước và chức năng tự động lưu lại

Tự động lưu

Mối khi ấn nút quá 2 giây, chức năng lưu tự động sẽ tìm các chương trình và nhớ
tần số trong bộ nhứ đặt trước. Trong quá trình dò, tần số sẽ được nhìn thấy màn
hình bên phải thay đổi. tín hiệu của mỗi tần số sẽ được lưu trong bộ nhớ.

Chức năng đặt trước

Khi ấn nút ngắn hơn 0,5 giây , chương trình của 6 chương trình đặt trước của
cùgn 1 đài sẽ được phát chỉ sau mỗi 5 giây.

NÚM ĐIỀU KHIỂN TRÓNG

Núm (4) quay sang trái giảm độ cao, quay sang trái để tiếng ồn cao của trống

NÚT ĐIỀU KHIỂN CAO ĐỘ

Núm (4) quay sang trái giảm độ cao, quay sang trái để tiếng ồn cao

ĐIỀU KHIỂN ẤM

Khi vặn công tắc theo chiều kim đồng hồ từ vị trí trung gian, thì âm chéc sẽ mạnh
lên và ngược lại khi vặn theo ngược kim đồng hồ thì giảm âm chéc để tăng âm
trầm.

NÚT HIỂN THỊ THỜI GIAN/RADIO

Nút dùng để hiển thị thời gian và xem đang ở chế độ nghe băng hay nghe đài

NÚT PHÁT BĂNG

Nút dùng để dừng và phát đài.

CỬA BĂNG

Đặt băng và đẩy nó vào trong

NÚT TUA NHANH, CHẬM

Nút này dùng để tua nhanh chậm băng

95
HIỂN THỊ

Hiển thi (12) thể hiện các mục sau:

(A). ĐÀi đã chọn

(B) Băng Metal

(D). Đài

(E). Băng đang hoạt động

(F). Kênh đã đặt

(G) Thời gian / Radio

NÚT DÒ ĐÀI BẰNG TAY

Dùng núm này để thay đổi tần số.

Khi nhấn nút ^ tần số tăng khoảng 9 kHz và với mỗi lần ấn  thì tần số giảm 9
kHz. Nếu nút ấn liên tục trong khoảng thời gian 0.5 giây trở lên thì tần số sẽ
tăng/giảm đến khi nhả công tắc này.

NÚT TỰ ĐỘNG DÒ SÓNG

Lựa chọn tần số, khi nút này được ấn thì tần số sẽ được chuyển lên tần số cao
hơn.

NÚT CHỌN ĐÀI

KHi ấn nút(15), đài sẽ chọn giữa FM1, FM2, MW (AM). Đài đó sẽ được hiển thị .

96
ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ

Điều hòa không khí có tác dụng cung cấp khí sạch vào cabin qua hệ thống lọc.
Nó có khả năng tăng nhiệt độ hay hạ nhiệt trong cabin xuống phụ thuộc vào thời
tiết để đảm bảo điều kiện làm việc tốt cho người vận hành.

TỔNG QUAN CHUNG VỀ BẢNG ĐIỀU KHIỂN

(1). Công tắc bật tắt (5). Công tắc DEF

(2). Công tắc quạt (6) Công tắc lựa chọn chế độ

(3). Công tắc điều hoà (7). Công tắc điều khiển nhiệt độ

(4). Công tấc lựa chọn chế độ

Màn hình đièu hoà

(A). Thanh chỉnh luồng khí (C). Kí hiệu lựa chọn RECIRC/FRESH

(B). Kí hiệu máy điều hoà đang hoạt động (D) Cần nhiệt độ

CÔNG TẮC BẬT TẮT

Dùng công tắc (1) để bật tắt điều hoà

Khi điều hoà mở, màn hình hiển thị nó đang làm việc

97
3. CÔNG TẮC QUẠT GIÓ

Đó là công tắc để mở quạt gió đồng thời nó dùng để mở nguồn cho điều hòa.

OFF: Tắt

 : Tốc độ thấp

 : Tốc độ trung bình

 : Tốc độ cao

Khi công tắc quạt gió được xoay đến OFF thì quạt gió tắt và điều hòa sẽ tắt luôn.

. CÔNG TẮC ĐIỀU HÒA

Khi công tắc được ấn thì đèn màu xanh trong công tắc này sẽ sáng và điều hòa
không khí được hoạt động để thực hiện công việc làm lạnh hay làm khô khí.

Phải gạt công tắc quạt gió trước khi bật công tắc điều hòa.

CÔNG TẮC LỰA CHỌN CHẾ ĐỘ

Dùng nút (4) để chọn lựa chỗ thông khí.

Có các trường hợp sau: Mặt, Mặt/Chân, Chân

CÔNG TẮC DEF

Dùng phím (5) để thay đổi luồng khí thổi ở chế


độ DEF. Khi ấn công tắc, sẽ thấy có luồng khí
thổi thể hiện trên hi8nhf vẽ.

98
CÔNG TẮC LỰA CHỌN RECIRC/FRESH

Dùng công tắc (6) để lựa chọn khu vực luân


chuyển khí nạp. Khi công tắc này bật lên thì biểu
tượng lựa chọn sẽ hiện lên màn hình máy điều
hoà.

RECIRC: chỈ có cabin có sử dụng. dùng trong


trường hợp cân làm lạnh nhanh chóng trong cabin

FRESH: Khôn khí trong lành đựoc luân chuyển


bình thường.

CÔNG TẮC ĐIỀU KHIỂN ĐIỀU HOÀ

Dùng công tắc (7) để điều chỉnh nhiệt đọ của dòng khí thỏi vào qua các lỗ thông
hơi. Sự điều chỉnh qua 8 nấc từ nhiệt độ cao đến nhiệt độ thấp.

Ấn nút > để tăng nhiệt độ. Ấn nút < để giảm nhiệt độ.

PHƯƠNG PHÁP SỬ DỤNG

LÀM MÁT

1. Ấn công tắc ON/OFF(1) để bật điều hoà

2. Bật công tắc quạt gió để có luồng khí nhiều


nhất

3. Ấn công tắc nhiệt độ để hạ nhiệt độ xuống

4. Ấn công tắc điều hoà(4) đặt ở vị trí


COOLING

5. Ấn Công tắc lựa chọn (6) để ở chế độ


RECiRC

6. Ấn công tắc chế độ thổi gió ở vị trí MẶT

7. Nhiệt độ trong cabin hạ xuống cho tới nhiệt


độ cần đạt.

99
LÀM NÓNG

1. Ấn công tắc ON/OFF(1) để bật điều hoà

2. Bật công tắc quạt gió để có luồng khí nhiều


nhất

3. Ấn công tắc nhiệt độ để tăng nhiệt độ lên

4. Ấn Công tắc lựa chọn (6) để ở chế độ


FRESH

5. Ấn công tắc chế độ thổi gió ở vị trí CHÂN

6. Nhiệt độ trong cabin tăng lên cho tới nhiệt


độ cần đạt

LÀM KHÔ, RÃ ĐÔNG

1. Ấn công tắc ON/OFF(1) để bật điều hoà

2. Bật công tắc quạt gió để có luồng khí mong


muốn

3. Ấn công tắc nhiệt độ để có nhiệt độ mong


muốn

4. Ấn công tắc lựa chọn (6) để ở chế độ


FRESH

5. Ấn công tắc chế độ (5) hay công tắc DEF


đến vị trí thích hợp

6. Ấn công tắc điều hoà (7) để vận hành làm


mát

100
11.9.3. CHÚ Ý KHI SỬ DỤNG ĐIỀU HÒA

Khi làm lạnh cần thực hiện sự thông thoáng.Khi điều hòa đang dùng mà hút
thuốc thì khói thuốc làm cay mắt do đó nên thực hiện làm thông thoáng và làm
lạnh trong thời gian ngắn khi hút thuốc.

 Khi sử dụng điều hòa trong thời gian dài nên làm thông thoáng khí và làm lạnh
một giờ một lần.

Không nên làm cabin quá lạnh.

Khi làm lạnh để bảo đảm sức khỏe cho thợ vận hành nhiệt độ cabin không thấp
hơn hay cao hơn nhiệt độ ngoài trời quá 5-6 ○C.

11.9.4. KIỂM TRA VÀ BẢO DƯỠNG

Khi hệ thống điều hòa không được sử dụng thường xuyên thì nên chạy nó ở tốc
độ thấp một tuần một lần đảm bảo dầu bôi trơn toàn bộ (Chạy động cơ ở tốc độ
thấp và đặt cần điều khiển nhiệt độ ở vị trí trung bình).

Kiểm tra làm sạch phin lọc xem chi tiết phần: Khi yêu cầu.

101
VẬN HÀNH MÁY
KIỂM TRA TRƯỚC KHI ĐỂ NỔ ĐỘNG CƠ

KIỂM TRA VÒNG QUANH MÁY

Trước khi nổ máy nên đi bộ xung quanh xe và kiểm tra gầm xe xem các bulông
có bị lỏng không, có bị rò rỉ dầu, rò rỉ nhiên liệu, nước làm mát không, và kiểm tra
các điều kiện làm việc của hệ thống thuỷ lực.

CẢNH BÁO

 Luôn treo biển cảnh báo lên cần số.


 Nhiên liệu bị rò rỉ, bình tích năng, ắc qui và các chi tiết có nhiệt độ cao
rất dễ bị bắt lửa do đó nên tiến hành kiểm tra thật cẩn thận, nếu phát
hiện ra vấn đề gì, phải khắc phục ngay hoặc liên hệ với nhà phân phối
Komatsu.

Luôn luôn tiến hành kiểm tra theo các danh mục sau trước khi đề nổ động cơ mỗi
ngày.

1. Kiểm tra rạn nứt, rơ lỏng, độ mòn và hoạt động của toa ben, khung xe, lốp xe,
các xy lanh, các thanh nối, và các đường ống. Nếu phát hiện ra hỏng hóc, cần
tiến hành sửa chữa khắc phục ngay.
2. Gỡ bỏ các vật hay rác bẩn bám xung quanh động cơ, ắc quy, két nước làm
mát và làm mát gió.
3. Kiểm tra rò nước, dầu xung quanh động cơ.
Kiểm tra xem có bị rò rỉ dầu hay nước xung quanh động cơ hay không. Nếu
có thì phải tiến hành sửa chữa.

4. Kiểm tra rò dầu ở hộp số, truyền động cuối, hộp cầu sau, dầu xy lanh lái và
các đường ống.
Nếu phát hiện ra có sự cố, phải sửa chữa khắc phục ngay..

5. Kiểm tra bulông bắt lọc gió có lỏng không, nếu


thấy bulông bị lỏng, xiết chặt lại.

102
6. Kiểm tra các tấm cao su đệm ben, nếu phát
hiện nứt hay lỏng ốc thì tiến hành thay thế và xiết
chặt.

7. Kiểm tra tay vịn có bị hỏng hay hỏng bulông.


Sửa chữa khắc phục ngay các hư hỏng nếu có và xiết lại các bulông bị lỏng.

8. Kiểm tra đồng hồ, đèn báo và bảng taplô có bị hỏng hay không, kiểm tra rơ
lỏng của các bulông .
Nếu hỏng phải thay thế chi tiết. Xiết chặt các bulông bị lỏng nếu có.

9. Kiểm tra gương chiếu hậu


Nếu phát hiện hỏng ở gương nên thay thế gương mới, lau chùi mặt gương
sạch sẽ và điều chỉnh gương để người vận hành có tầm nhìn thuận lợi nhất.
10. Kiểm tra dây đai và đầu kẹp
Nếu thấy có hư hỏng cần thay thế mới.

- Kiểm tra các bulông bắt dây đai, nếu bị lỏng phải xiết chặt lại.
- Khi dây đai an toàn đã sử dụng trong thời gian dài, nếu có hỏng hóc hay
xước sợi có thể nhìn thấy, hoặc kẹp khoá bị vỡ, biến dạng thì cần thay thế
mới.
11. Kiểm tra lốp.
CẢNH BÁO

Nếu lốp bị mòn hay hỏng mà vẫn sử dụng dễ


gây ra nổ lốp và dẫn đến tai nạn đáng tiếc.

Để đảm bảo an toàn, không nên sử dụng lốp như sau:

 Độ mòn lốp:

- Độ mòn rãnh ta lông quá 15% so với lốp mới.


- Độ mòn lốp vẹt quá nhiều.
 Hư hỏng:

103
1. Lốp bị hỏng đến mòn hở bố, hoặc có các vết rạn nứt
của lớp cao su.
2. Lốp có vết cắt hoặc bị tung bố.
3. Lốp bị tách ra từng phần.
4. Lốp bị hỏng tanh.
5. Rò khí với loại lốp không săm.
6. Lốp bị biến dạng hay các hỏng hóc khác.

12. Kiểm tra la răng.


CẢNH BÁO

Kiểm tra trực tiếp xem la răng của lốp có bị biến dạng hay bị rỉ và xước
không vì loại máy này thường dùng lốp không săm.

104
KIỂM TRA TRƯỚC KHI NỔ MÁY

Luôn thực hiện công việc này hàng ngày trước khi vận hành máy.

KIỂM TRA MỨC NƯỚC LÀM MÁT VÀ BỔ SUNG

CẢNH BÁO

 Không mở nắp két làm mát. Khi kiểm tra nước làm mát, phải đợi cho
động cơ nguội đi rồi kiểm tra mực nước trong bình nước phụ.
 Ngay sau khi dừng máy, nhiệt độ của nước làm mát rất cao, áp suất
trong két làm mát lớn nên không nên mở nắp két nước ngay mà phải đợi
cho nhiệt độ nước làm mát giảm xuống, sau đó mở nắp từ từ để xả dần
áp suất trong két nước.

1. Nếu không có nước trong bình nước phụ thì


bổ sung nước vào trong két nước, sau đó đổ
thêm nước vào bình nước phụ.
2. Trong nước làm mát không được có lẫn dầu
hoặc các tạp chất khác

3. Sau khi bổ sung nước làm mát, vặn chặt nắp


két nước.
4. Nếu lượng nước làm mát phải bổ sung nhiều
hơn bình thường thì tiến hành kiểm tra rò rỉ hệ
thống làm mát

105
KIỂM TRA ĐỒNG HỒ BÁO TẮC LỌC.

1. Kiểm tra xem vạch màu vàng trên đồng hồ có


chỉ 7,5 kPa (0,076 kg/cm2).
2. Nếu vạch đỏ chỉ 7,5 kPa (0,076 kg/cm2) thì
phải làm sạch hoặc thay thế lõi lọc mới ngay.
Chi tiết xem phần “Kiểm tra, làm sạch hay thay
lọc gió”.

Sau khi kiểm tra, làm sạch hoặc thay lõi lọc, ấn
đồng hồ (1) về vị trí vạch vàng ban đầu.

XẢ NƯỚC VÀ CẶN CỦA THÙNG NHIÊN LIỆU


Nới lỏng van (1) phía dưới đáy thùng nhiên liệu
để xả nước và cặn bẩn.

Đối với lọc nhiên liệu có kèm tách nước, xả


nước và cặn ở thùng nhiên liệu rồi xả nước ở
lọc theo hướng dẫn sau:

Nếu có nước ở dưới đáy cốc lọc (2), mở van xả


(3) để xả nước

Đối với lọc nhiên liệu có kèm tách nước, xả


nước và cặn ở thùng nhiên liệu rồi xả nước ở
lọc (2) và (4) theo hướng dẫn sau:

Nới lỏng vít (6) dưới đáy nắp lọc (5) rồi mở nắp.

Nếu có nước dưới đáy lọc (4), mở van xả (7) để


xả.

106
KIỂM TRA MỨC DẦU ĐỘNG CƠ,THAY DẦU

CẢNH BÁO

Các bộ phận máy sau khi làm việc đang rất nóng, vì vậy chờ cho nhiệt độ
của chúng giảm xuống trước khi thực hiện công việc bảo dưỡng.

1. Kiểm tra mức dầu bằng thước thăm (G)


2. Rút thước ra và lau sạch dầu trên thước.
3. Cắm thước vào như ban đầu, sau đó rút ra xem.
4. Mức dầu tiêu chuẩn phải nằm giữa khoảng H và
L trên mặt thước ghi ENGINE STOPPED.

5. Nếu mức dầu trên vạch H, tháo ốc xả (1), nới


lỏng van xả (2) để xả bớt dầu, sau đó kiểm tra
lại mức dầu.
6. Nếu mức dầu chuẩn, vặn chặt nắp đổ dầu lại.

CHÚ Ý

 Nếu kiểm tra mức dầu sau khi động cơ vừa hoạt động thì phải chờ ít nhất 15
phút sau khi dừng máy.
 Thước thăm dầu có đánh dấu ở cả 2 mặt, ENGINE STOPPED dùng khi máy tắt,
ENGINE IDLING cho máy đang nổ, vì vậy nên chú ý.
 Khi kiểm tra mức dầu, tắt máy rồi kiểm tra. Cũng có thể kiểm tra khi nổ máy,
nhưng phải làm theo hướng dẫn sau:
- Kiểm tra mức nước làm mát có ở dải trắng không.
- Đo mức dầu bằng mặt ENGINE IDLING trên thước.
- Mở nắp đổ dầu.

107
KIỂM TRA MỨC DẦU HỘP SỐ, THÊM DẦU

1. Sau khi nổ máy, để ga lăng ty thấp và kiểm tra


mức dầu trên đồng hồ (G2).
2. Nếu thiếu dầu, bổ sung qua lỗ (F).
3.
GHI CHÚ

 Mức dầu thay đổi theo nhiệt độ, do đó phải


kiểm tra sau khi máy đã nóng.
 Trong khi xe đang hoạt động hoặc động cơ
đang nổ ga lăng ty thấp sau khi vận hành
thì mức dầu phải trên (G2)
 Kiểm tra mức dầu khi máy tắt, kiểm tra
đồng hồ (G1) trước, sau đó kiểm tra tiếp
bằng đông hồ (G2).
Khi kiểm tra mức dầu lúc máy tắt, phải chờ 20
phút sau khi dừng máy, và kiểm tra bằng đồng
hồ (G1).

KIỂM TRA MỨC DẦU LÁI VÀ BEN, BỔ SUNG DẦU.

CẢNH BÁO
Khi mở nắp thùng dầu, dầu có thể bị phun ra vì vậy phải vặn nắp thùng từ
từ để xả bớt áp bên trong.

1. Kiểm tra đồng hồ (G).


2. Nếu mức dầu không có trên đồng hồ (G), bổ
sung dầu

108
KIỂM TRA MỨC DẦU THÙNG DẦU PHANH, BỔ SUNG DẦU.

CẢNH BÁO
Khi mở nắp thùng dầu, dầu có thể bị phun ra vì vậy phải vặn nắp thùng từ
từ để xả bớt áp bên trong.

1. Kiểm tra đồng hồ (H). Nếu mức dầu đạt tới


đồng hồ, nó thích hợp

2. Nếu không thấy mức dầu trên đồng hồ (H), bổ


sung dầu qua (F)

KIỂM TRA LỌT DẦU TỪ LỖ THÔNG HƠI CỦA THÙNG DẦU PHANH SAU

1. Kiểm tra xem có dầu rơi xuống đất từ lỗ


thông hơi không. Đồng thời kiểm tra có lọt dầu
từ đường dầu tràn của thùng dầu hồi phanh
sau.

2. Nếu có lọt dầu, hãy xem “THU HÒI DẦU LỌT


TỪ KHOANG CHỨA DẦU”

109
KIỂM TRA MỨC NHIÊN LIỆU, BỔ SUNG.

CẢNH BÁO

Khi đổ nhiên liệu, tránh không để nhiên liệu tràn ra. Điều này có thể gây hỏa
hoạn. Nếu có nhiên liệu tràn ra, lau sạch ngay. Không để lửa gần nhiên liệu

1. Kiểm tra mức nhiên liệu bằng đồng hồ (G)


lắp bên thùng nhiên liệu.

2. Bổ sung nhiên liệu qua lỗ (F).


Dung tích thùng nhiên liệu: 780 lít
3. Sau khi bổ sung nhiên liệu, đóng nắp cẩn
thận.

CHÚ Ý

 Nếu lỗ thông hơi trên nắp (1) tắc, áp suất


trong thùng sẽ giảm và dầu có thể không
cấp được. Do đó thỉnh thoảng cần làm sạch
lỗ thông hơi.
 Để tránh hiện tượng e ở động cơ, không
nên để mức nhiên liệu trong bình quá thấp.

KIỂM TRA BULÔNG TẮC KÊ

Kiểm tra bulông tắc kê (1) có bị lỏng ra. Nếu bị


lỏng xiết chặt lại.

Lực xiết: 155 đến 189 kgm

Nối tay công 1m và cấp lực khoảng 177kg để


tạo được lực xiết tương đương 177kgm.

Sau khi thay lốp, chạy khoảng 5 đến 6 km rồi


kiểm tra lại để đảm bảo không có bulông nào bị
lỏng.

110
KIỂM TRA ĐÈN CẢNH BÁO TRUNG TÂM, CÒI BÁO,

MÀN HÌNH VÀ ĐỒNG HỒ.

Trước khi nổ máy, vặn chìa khóa tới vị trí ON,


ấn công tắc kiểm tra màn hình (1) để xem có lỗi
không.

Nếu có bộ phận không làm việc, có thể có lỗi,


liên hệ với nhà phân phối Komatsu để được
kiểm tra.

KIỂM TRA PHANH

Kiểm tra phanh đỗ, phanh chân, và phanh rà có ăn không.

Nếu có bất thường, liên hệ với nhà phân phối Komatsu để được sửa chữa.

KIỂM TRA PHANH KHẨN CẤP

CẢNH BÁO
 Nếu xe di chuyển có thể gây tai nạn nghiêm trọng. Nếu trong khi kiểm tra
phanh mà xe bắt đầu di chuyển thì hãy giảm vòng tua động cơ ngay, đưa
tay số về vị trí N và đặt phanh đỗ ở vị trí cấp PARKING.

1. Dừng xe ở chỗ nền phẳng, tăng áp suất


dầu lên mức cao nhất, nhả phanh đỗ,
sau đó đạp bàn đạp phanh khẩn cấp (1).
2. Đặt cần số (2) ở vị trí “D”, tăng ga lên
dần dần. Nếu xe không chuyển động kể
cả khi vòng tua đạt tốc độ cao nhất, như
vậy là bình thường.
3. Giảm tốc độ động cơ và đặt cần số về vị
trí “N”, rồi đóng phanh đỗ.
Kiểm tra phanh đỗ như sau:

111
KIỂM TRA CHỨC NĂNG LÁI KHẨN CẤP

Kiểm tra chức năng lái khẩn cấp bằng tay

1. Xoay chìa khóa sang vị trí ON


2. Ấn nút lái khẩn cấp (1) ON và kiểm tra xem
vô lăng có thể xoay được không.
3. Nếu vô lăng không thể xoay được, liên hệ với
nhà phân phối Komatsu để kiểm tra
.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG LÁI TỰ ĐỘNG

(Đối với những máy có trang bị)

1. Nổ máy.
2. Kiểm tra áp suất dầu phanh là OFF, sau đó
kéo phanh rà (2) rồi tắt máy.
3. Xoay chìa khóa sang ON.
4. Kiểm tra xem màn hình lái khẩn cấp có hoạt
động và vô lăng có thể quay trong 1 giây sau
khi công tắc phanh đỗ (3) đặt ở vị trí nhả
TRAVEL.

KIỂM TRA CÒI LÙI


1. Xoay chìa khóa sang vị trí ON
2. Gạt tay số sang vị trí R rồi kiểm tra còi lùi.

KIỂM TRA DÂY ĐIỆN

CẢNH BÁO

 Nếu cầu trì bị nổ hay có hiện tượng ngắn mạch, khoanh vùng nguyên
nhân và sửa chữa ngay hoặc liên hệ với nhà phân phối Komatsu.
 Kiểm tra lau sạch bề mặt ắc qui và lỗ thông hơi trên nắp ắc qui.
Kiểm tra sự hư hỏng hay sai trở của cầu trì, và hiện tượng ngắn mạch của dây
điện. Kiểm tra rơ lỏng của các đầu nối và làm chặt lại các đầu nối bị lỏng.Kiểm tra
dây điện liên quan đến ắc quy, mô tơ đề và máy phát.Không được để vật liệu dễ
cháy nổ gần ắc quy.

Nếu có sự cố, liên hệ với nhà phân phối Komatsu để kiểm tra xử lý.

112
KIỂM TRA ÁP SUẤT LỐP

Đo áp suất lốp bằng đồng hồ trước khi xe chạy.

Kiểm tra hư hỏng hay độ mòn của lốp và la răng.

Kiểm tra bu lông tắc kê.

Áp suất tiêu chuẩn của lốp cho trong bảng dưới đây.

Cỡ lốp Áp suất

24.00-35-36PR(tiêu chuẩn) 0,47Mpa (4,75kg/cm2)

24.00.R35 (nếu có) 0,69Mpa {7,00kg/cm2}

CHÚ Ý

Nếu áp suất lốp không đủ như tiêu chuẩn thì có thể làm hỏng vành. Luôn
giữ áp suất trong khoảng +0 đến +0.03Mpa {0,3kg/cm2} của giá trị trong
bảng.

KIỂM TRA BỘ TÁCH

Tách nước và lọc thô cùng trong một thiết bị và


bao gồm từ phần (2) đến (4).

1. Đóng van nạp cho thùng dầu

2. Nước và cặn ở duới đáy được kiểm tra qua


nắp 2. Nếu có nước hoặc cặn chuẩn bị thùng để
hứng dưới đường ống cả (4)

3. Tháo lỏng van xả (3) để xả nước

4. Nếu thấy dầu bắt đầu chảy qua ống xả (4),


đóng van (3) ngay.

Lực xiết: 0,2 đến 0,45 Nm

(0,2 đến 0,46 kgm)

5. Mở van dầu trong thùng dầu.

113
ĐIỀU CHỈNH TRƯỚC KHI VẬN HÀNH

ĐIỀU CHỈNH GHẾ

CẢNH BÁO

 Đỗ máy ở nơi an toàn, tắt máy rồi chỉnh ghế.


 Chỉnh ghế trước khi vận hành hoặc khi đổi tài xế.
 Chỉnh ghế để khi đạp hết phanh lưng lái xe vẫn tỳ được vào tựa ghế.

(A) Điều chỉnh tiến lùi ghế

Kéo cần (1) lên, đẩy ghế tới vị trí thích hợp rồi
nhả cần (1).

Khoảng điều chỉnh: 180mm (10mm x 18 lần)

(B) Điều chỉnh độ nghiêng ghế ngồi

Gạt cần (2) lên và ấn phía sau ghế xuống để


điều chỉnh nghiêng ghế về phía sau.

Ấn cần (2) xuống và ấn phía trước ghế xuống để


nghiêng ghế về phía trước.

(C) Chỉnh ghế tùy theo trọng lượng người lái.

Xoay núm (3) để điều chỉnh chiều dài giảm xóc.

Khoảng điều chỉnh: 50 đến 120 kg

(D) Điều chỉnh độ nghiêng của lưng ghế

Kéo cần (4) lên và đẩy lưng ghế về phía trước


hay ra sau.

Nhớ tựa lưng vào ghế khi chỉnh để tránh lưng


ghế bật trở lại.

Khoảng điều chỉnh: 66º về phía trước và 72º về


phía sau.

(E) Điều chỉnh độ cao của ghế.

Kéo cần (2) lên/xuống rồi đưa ghế lên hay xuống
tùy ý. Cần (2) cũng được dùng để điều chỉnh góc
nghiêng.

114
(F) Điều chỉnh chiều cao tựa đầu

Kéo tựa đầu lên hay xuống tùy ý.

Khoảng điều chỉnh: 50mm

(G) Chỉnh góc nghiêng tựa đầu

Xoay tựa đầu về trước hoặc sau tùy ý.

(H) Đỡ ngang lưng.

Xoay núm (5) để điều chỉnh độ căng phần tựa


lưng phía dưới.

CHỈNH DÂY AN TOÀN

CẢNH BÁO

 Trước khi thắt dây an toàn, kiểm tra xem có gì bất thường đối với khóa
và dây không. Nếu có, thay ngay.
 Thậm chí nếu không có hỏng hóc gì cũng nên thay dây đai định kỳ 3 năm
một lần. Ngày sản xuất ghi trên mặt sau dây đai.
 Điều chỉnh và thắt dây an toàn trước khi lái xe.
 Luôn cài dây an toàn khi lái xe.
Không để dây bị xoắn.

Cài và tháo dây an toàn.

Cài dây an toàn sao cho không quá chặt.

1. Ngồi vào ghế rồi đạp phanh hết cỡ, điều


chỉnh lại ghế sao cho lưng vẫn tỳ được
vào tựa ghế.
2. Cài dây an toàn.
3. Muốn tháo dây an toàn, ấn nút (2).
Để dây an toàn sao cho không bị xoắn

115
ĐIỀU CHỈNH GÓC NGHIÊNG VÔ LĂNG

CẢNH BÁO

Luôn tắt máy trước khi điều chỉnh góc nghiêng vô lăng.

Độ nghiêng của vôlăng có thể chỉnh được theo


hướng trước–sau, lên–xuống. Kéo cần khóa lên rồi
điều chỉnh góc nghiêng rồi gạt cần khóa về vị trí
khóa

Khoảng điều chỉnh: Trước/sau: 80mm/80mm

Lên: 33mm

Xuống: 17mm

116
ĐIỀU CHỈNH GƯƠNG

CẢNH BÁO

Đảm bảo gương được điều chỉnh trước khi làm việc. Nếu điều chỉnh không
phù hợp, bạn có thể gây ra thương tích cho bản thân hoặc có thể cho
người khác

Nới lỏng bulông và đai ốc lắp gương rồi điều


chỉnh vị trí gương để có được góc nhìn tốt nhất
từ ghế lái.

Điều chỉnh vị trí và góc độ của gương để có thể


thấy hình ảnh cách 200 mm đến 1500 mm so
với mặt đất

117
VẬN HÀNH, KIỂM TRA TRƯỚC KHI NỔ MÁY
CẢNH BÁO

 Khi nổ máy, kiểm tra cần số đã ở vị trí N


chưa, phanh đỗ có ở vị trí đóng PARKING
không.
 Trước khi đứng lên, đặt cần số về vị trí N
và đóng phanh đỗ.

1. Kiểm tra xem công tắc phanh đỗ (1) đã đóng


chưa (vị trí PARKING).

2. Kiểm tra cần số ở vị trí N.

CHÚ Ý

Nếu xoay chìa khóa sang ON khi cần số không


ở vị trí N, đèn báo số sẽ sáng và còi sẽ kêu.

3. Kiểm tra xem cần nâng ben (3) có ở vị trí


HOLD không.

118
4. Kiểm tra xem cần phanh rà (4) có ở vị trí nhả
không.

5. Kiểm tra xem có gì bất thường khi xoay khóa


sang vị trí ON.

119
NỔ MÁY

CẢNH BÁO

 Ngồi vào ghế trước khi đề máy.


 Không được đấu tắt dây để đề máy, điều này có thể gây tai nạn.
 Trước khi đề, kiểm tra và bấm còi cảnh báo khu vực xung quanh.
 Khí xả rất độc hại, do đó khi nổ máy ở những chỗ chật hẹp thì phải chú ý
vấn đề thông gió.

CHÚ Ý

 Không được thốc ga đột ngột trước khi


hoàn tất việc làm nóng máy.
 Không đề liên tục quá 20 giây.
 Nếu không đề được máy, chờ ít nhất 2
phút trước khi đề lại.

1. Xoay chìa khóa sang vị trí START để khởi


động máy.

2. Khi máy nổ, nhả chìa khóa ra, khóa sẽ tự


động quay về vị trí ON.

120
NỔ MÁY TRONG THỜI TIẾT LẠNH

CẢNH BÁO

 Ngồi vào ghế trước khi đề máy.


 Không được đấu tắt dây để đề máy, điều này có thể gây tai nạn.
 Trước khi đề, kiểm tra và bấm còi cảnh báo khu vực xung quanh.
 Khí xả rất độc hại, do đó khi nổ máy ở những chỗ chật hẹp thì phải chú ý
vấn đề thông gió.

CHÚ Ý

 Không được thốc ga đột ngột trước khi


hoàn tất việc làm nóng máy.
 Không đề liên tục quá 20 giây.
 Nếu không đề được máy, chờ ít nhất 2
phút trước khi đề lại.

1. Xoay chìa khóa sang vị trí ON.

Chức năng sấy nóng máy sẽ làm việc tùy


thuộc vào nhiệt độ nước làm mát, đèn báo
sấy nóng sẽ sáng.

Nhiệt độ nước làm mát Thời gian sấy nóng

Dưới 0ºC 30 giây

121
2. Khi quá trình sấy nóng kết thúc, đèn sẽ tắt.

3. Khi máy nổ, nhả chìa khóa ra, khóa sẽ tự


động quay về vị trí ON.

CHÚ Ý

Khi đề máy, đèn màn hình có thể nháy sáng


nhưng nếu sau khi đề, đèn tắt thì điều đó là bình
thường..

CHÚ Ý

 Nếu máy không nổ, xoay chìa khóa về vị trí OFF, rồi xoay lại sang ON, chức
năng sấy nóng sẽ lặp lại tùy thuộc nhiệt độ nước làm mát.

 Ngay sau khi máy nổ, chức năng bảo vệ tăng áp sẽ hoạt động để tránh tốc độ
động cơ vượt quá 1000 vòng/ phút kể cả khi nhấn ga.

CHỨC NĂNG TỰ SẤY NÓNG

Sau khi nổ máy, nếu nhiệt độ nước làm mát thấp (dưới 50ºC), chức năng sấy
nóng tự động làm việc (vòng tua máy: 945 v/p). Khi nhiệt độ nước làm mát cao
hơn 50ºC, chức năng này tự tắt.

122
VẬN HÀNH, KIỂM TRA SAU KHI NỔ MÁY
CHẠY RÀ MÁY

GHI CHÚ

Máy Komatsu đã được kiểm tra trước khi xuất cảng. Tuy nhiên, thời gian
chạy rà máy ban đầu sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất và tuổi thọ của máy.

Phải chạy rà máy trong 100 giờ đầu tiên.

Trong suốt thời gian chạy rà, làm theo hướng dẫn sau.

 Để ga lăng ty trong 5 phút sau khi nổ máy.


 Tránh tải nặng hay tốc độ cao.
 Ngay sau khi nổ máy, tránh thốc ga đột ngột, dừng máy hay đổi hướng đột
ngột khi không cần thiết.

LÀM NÓNG MÁY

CHÚ Ý

 Không thốc ga đột ngột trước khi máy nóng.


Không để ga lăng ty thấp hay cao liên tục trong 20 phút.

Khi cần thiết phải nổ ga lăng ty thì thỉnh thoảng phải chất tải hoặc để
máy nổ ở tốc độ trung bình.

Sau khi đề, không được vận hành xe ngay. Trước hết, cần kiểm tra theo hướng
dẫn sau:

1. Sau khi đề, để máy nổ ở ga lăng ty trong 5 phút để máy nóng.


2. Sau khi nóng máy, kiểm tra màn hình có gì bất thường.Nếu có, xử lý ngay.
Khi công tắc AISS LOW ở vị trí AUTO và nhiệt độ nước làm mát vẫn thấp thì
vòng tua ở ga lăng ty cao sẽ tự động duy trì.

3. Kiểm tra hệ thống lái, đèn, còi, khí xả, tiếng nổ. Nếu có gì bất thường, sửa
chữa ngay.
Khi nhiệt độ dầu lái thấp, vô lăng quay sẽ nặng hơn, do vậy tránh vận hành vô
lăng khi đang chạy ở tốc độ cao.

123
TẮT MÁY

CHÚ Ý

Nếu tắt máy đột ngột khi máy chưa kịp nguội
thì sẽ làm ảnh hưởng xấu đến các chi tiết máy.
Do đó, không bao giờ được tắt máy đột ngột
trừ trường hợp khẩn cấp.

1. Gạt cần số về vị trí N, đóng phanh đỗ.


2. Hạ ben và đặt cần ben về vị trí HOLD.
3. Để ga lăng ty trong khoảng 5 phút.
4. Tắt máy.
5. Rút chìa khóa.

124
TIẾN, LÙI, DỪNG MÁY
TIẾN MÁY
CẢNH BẢO

 Khi cho xe chạy, kiểm tra xung quanh, nhấn còi trước khi di chuyển.
 Không cho ai lại gần xe.
 Không để chướng ngại vật quanh xe.
 Đặc biệt chú ý những điểm không nhìn thấy phía sau xe khi lùi xe.

1. Kiểm tra xem trên màn hình có báo gì không


2. Cài dây an toàn

3. Kiểm tra cần nâng ben đã ở vị trí FLOAT chưa


và đèn báo ben đã tắt chưa.
Nếu đèn báo ben vẫn sáng, gạt cần ben về vị trí
HOLD, sau đó gạt tiếp về vị trí FLOAT để huỷ
tình trạng HOLD

GHI CHÚ

Khi nổ máy, cần ben ở vị trí FLOAT nhưng ben lại


đang ở tình trạng HOLD

4. Đạp phanh hết cỡ. Nhả phanh đỗ.


GHI CHÚ

Nếu tắt máy mà phanh đỗ vẫn còn ở vị trí nhả


TRAVEL, phanh đỗ vẫn sẽ tự đóng bất chấp công
tắc phanh vẫn ở vị trí nhả. Khi khởi động lại động
cơ, ấn công tắc phanh đỗ về vị trí đóng PARKING
rồi lại gạt sang vị trí nhả TRAVEL để nhả phanh.

125
5. Kiểm tra chắc chắn rằng đèn báo phanh rà (3)
không sáng, sau đó gạt cần số tới vị trí lựa
chọn.

CHÚ Ý
 Khi gạt cần số phải gạt dứt khoát vào các vị
trí nhất định. Nếu không đèn cảnh báo hệ
thống hộp số sẽ sáng.
 Luôn nhả bàn đạp ga khi sang số.

6. Nhấn bàn đạp ga (5) để xe chạy.

GHI CHÚ

 Khi cần số không ở vị trí N mà phanh đỗ


đang đóng, đèn báo sẽ sáng và còi cảnh báo
sẽ kêu.
 Nếu cần số không ở vị trí N mà cần ben
không nằm ở vị trí FLOAT hoặc ben đang
nâng, đèn báo sẽ sáng và còi cảnh báo sẽ
kêu.
 Không đạp ga khi sang số, điều này sẽ giảm
tuổi thọ máy.

LÙI MÁY

CẢNH BÁO

 Khi đổi hướng giữa tiến và lùi, nhìn cẩn thận phía sau máy.
 Luôn luôn dừng máy hoàn toàn trước khi sang số giữa tiến và lùi.

Gạt cần số (1) tới vị trí R, sau đó đạp ga từ từ để lùi.

GHI CHÚ

 Xe không thể lùi nếu ben đang nâng. Hạ hết ben,


đưa cần nâng ben về vị trí FLOAT, sau đó sang
số lùi.
 Nếu cần số gạt về số lùi R khi xe đang chạy tiến
(tốc độ cao hơn 4 km/h), hộp số sẽ đặt ở số mo N
cho tới khi tốc độ giảm xuống.

126
CHÚ Ý

 Khi sang số giữa tiến và lùi, dừng hẳn xe, để ga lăng ty thấp khi sang số.
Sau khi đã sang số, không được thốc ga khi chưa biết chắc côn đã bám.
 Không sang số khi đang nhấn ga, điều này sẽ làm giảm tuổi thọ máy.

DỪNG XE

CẢNH BẢO

 Để tránh dừng đột ngột, chủ động trước


khi dừng.

 Nếu đạp phanh chân và giữ lâu, phanh sẽ


nóng và giảm tuổi thọ.
 Nếu dùng phanh đỗ để dừng xe sẽ làm
hỏng phanh. Ngoại trừ trường hợp khẩn
cấp, chỉ dùng phanh đỗ sau khi đã dừng
xe.

DỪNG XE THÔNG THƯỜNG

Nhả bàn đạp ga (1), đạp phanh (2) để dừng xe.

DỪNG XE KHẨN CẤP

Nếu phanh chân không hoạt động, dừng xe theo


hướng dẫn sau.

CẢNH BẢO

 Sau khi dừng xe, chèn bánh ngay.

Ngay sau khi dừng xe khẩn cấp, má phanh sẽ


rất nóng, vì vậy đợi chúng nguội đi rồi mới
thực hiện việc sửa chữa.

127
1. Kéo cần phanh rà (1) hết cỡ.

2. Nếu phanh rà vẫn chưa đủ lực, đạp bàn đạp


phanh khẩn cấp (2).
Phanh khẩn cấp sẽ đóng cả phanh trước và
phanh đỗ.

CHÚ Ý

Nếu dùng phanh khẩn cấp, đèn cảnh báo


trung tâm sẽ nháy sáng, còi báo kêu. Nếu
xảy ra trường hợp này, gạt cần số về vị trí N
để tắt đèn và còi.

3. Khi xe dừng, đóng phanh đỗ.


4. Nếu vừa thực hiện dừng xe khẩn cấp, lập tức
chèn lốp xe, tìm ra nguyên nhân và tiến hành
sửa chữa ngay

128
SANG SỐ
Khi sang số, làm theo hướng dẫn sau.

Xe này có hộp số tự động, do đó chỉ cần gạt cần


số tới vị trí tùy chọn là số sẽ tự động chuyển
tương ứng với tốc độ.

Khi ben đã được nâng, nếu cần số ở vị trí D,


hộp số sẽ mặc định ở số 2, còn nếu cần số ở vị
trí từ L đến 6 thì số sẽ đặt ở số 1. Hạ hết ben
khi di chuyển.

GHI CHÚ

 Khi sang số giữa tiến và lùi, dừng hẳn xe,


để ga lăng ty thấp khi sang số. Sau khi đã
sang số, không được thốc ga khi chưa
biết chắc côn đã bám.
 Không sang số khi đang nhấn ga, điều
này sẽ làm giảm tuổi thọ máy.

SỐ TĂNG

1. Khi đạp bàn đạp ga, côn sẽ ăn khớp để


chuyển số trực tiếp.
2. Ga tăng, số sẽ tự động tăng tương ứng.

SỐ GIẢM

Nếu nhả bàn đạp ga, tốc độ xe giảm, hộp số sẽ


tự động giảm số.

129
NGĂN CHẶN DỒN SỐ

Nếu cần số được gạt khi xe đang chạy với tốc độ cao hơn tốc độ lớn nhất của số
được lựa chọn thì hộp số không sang số ngay lập tức mà đợi đến khi tốc độ
giảm. Điều này nhằm tránh động cơ quá tải.

VỀ SỐ KHI DÙNG PHANH

Khi giảm tốc độ bằng phanh chân, nếu xe đang chạy với số nằm trong dải từ 2
đến 4, thì hộp số sẽ không tự giảm số xuống tới khi tốc độ xe giảm xuống
khoảng số 2 hoặc phanh được nhả. Duy trì giảm tốc độ khi sang số sẽ giảm được
hiện tượng giật.

SỐ NHẢY CÁCH

Thông thường, hộp số sang một số mỗi lần.

Khi di chuyển lên dốc, tốc độ xe giảm đột ngột, hộp số sẽ nhảy cách một số khi
về số để tránh giật.

THIẾT BỊ CHỐNG CHẠY QUÁ TỐC ĐỘ

Nếu thiết bị đo tốc độ động cơ chạm vạch đỏ trong khi vận hành thì còi báo sẽ
kêu cùng với đèn cảnh báo trung tâm sẽ sáng. Khi đó hãy giảm tốc độ động cơ và
tốc độ xe. Nếu thốc ga để tăng tốc độ lên cao hơn tốc độ cực đại của mỗi số, thiết
bị chống quá tốc sẽ hoạt động để đóng phanh rà làm giảm tốc độ của xe.

130
ĐỔ DỐC
Khi lái xe xuống dốc, chạy với tốc độ an toàn phù hợp điều kiện đường và công
trường.

CẢNH BÁO
 Sau khi dừng xe, chèn lốp ngay.
 Đối với tốc độ lớn nhất cho phép khi xuống dốc sử dụng phanh rà, xem
biểu đồ làm việc của phanh đối với chiều dài dốc và độ dốc. Liên tục
xuống dốc với tốc độ lớn hơn tốc độ cho phép sẽ rất nguy hiểm trong
trường hợp phanh rà hỏng.
 Nếu đèn cảnh báo nhiệt độ phanh rà sáng khi đang sử dụng phanh rà,
hãy về số để xuống dốc.
(khi xảy ra điều này, đèn cảnh báo trung tâm sẽ sáng và còi cảnh báo
kêu)

Nếu đèn cảnh báo không tắt ngay khi hộp số về số, dừng xe ngay, gạt
cần số về vị trí N, để vòng tua ở 2000 vòng và chờ cho đèn cảnh báo tắt.

 Nếu phanh rà mất tác dụng khi xuống dốc, phải làm như sau.
1. Nhả cần phanh rà hoàn toàn, sau đó lại đóng phanh rà lại.
2. Nếu phanh rà vẫn không hoạt động, nhả cần phanh rà sau đó đạp
phanh chân để dừng xe, liên hệ với đại lý Komatsu để được sửa
chữa.
 Kéo phanh rà từ từ, nếu phanh gấp, sẽ dẫn đến trượt xe.

GHI CHÚ

 Nếu dùng cần phanh rà khi xuống dốc, hộp số có thể về số nhanh hơn
so với ga bình thường. Cũng có thể di chuyển mà không tăng số.
 Khi xuống dốc, không sử dụng phanh chân ngoại trừ trường hợp khẩn
cấp. Dùng phanh chân có thể làm nóng phanh trước và làm giảm tuổi
thọ phanh.
 Không thốc ga hay tiến số khi đang dùng phanh rà. Tốc độ động cơ sẽ
tăng và điều này có thể làm còi báo kêu và đèn cảnh báo trung tâm
nháy sáng.

131
1. Trước khi đổ dốc, nhả hết bàn đạp ga (1)
và dùng phanh rà để giảm tốc độ.

2. Gạt cần số sang số (5, 4, 3, 2) phù hợp với


tốc độ cho phép lớn nhất để phanh rà hiệu quả

3.Khi xuống dốc, kéo cần phanh rà, để động cơ


nổ thấp nhất 1800 vòng/phút và chạy xe với tốc
độ sap cho đèn báo nhiệt độ phanh rà ở dải
trắng.

CHÚ Ý

Nếu nhả bàn đạp ga khi đang xuống dốc, động cơ có thể gây ồn, tuy nhiên nó
không ảnh hưởng đến chất lượng hay tuổi thọ.

132
ARSC (ĐIỀU KHIỂN PHANH RÀ TỰ ĐỘNG)

Khi xuống dốc, nếu đặt công tắc ở một tốc độ nào đó, phanh rà sẽ tự động
làm việc khi tốc độ đạt đến mức cài đặt, điều này sẽ giúp sử dụng phanh rà
dễ dàng hơn.

CẢNH BÁO

 Hệ thống ARSC sẽ làm việc khi công tắc phanh rà ở vị trí ON.
Trước khi xe xuống dốc, kiểm tra xem tốc độ cài đặt đã hiển thị trên màn
hình và đèn báo đã sáng chưa.

 Nếu tốc độ cài đặt không phù hợp, chẳng hạn thấp hơn tốc độ di chuyển
nhiều thì phanh rà sẽ bị nóng nhanh và có thể dẫn đến hỏng.
 Khi ARSC hoạt động trên mặt đường trơn, bánh xe có thể bị khóa. Nếu
điều này xảy ra, hạn chế sử dụng phanh rà tự động.
 Nếu có gì bất thường trong xảy ra trong hệ thống và phanh hoạt động
không tốt, còi báo sẽ kêu và hệ thống sẽ tự hủy phanh rà tự động. Nếu
cần thiết, phanh xe lại và tắt hệ thống ARSC.

PHƯƠNG PHÁP VẬN HÀNH

NGUYÊN LÝ HOẠT ĐỘNG CỦA HỆ THỐNG ARSC

Hệ thống ARSC hoạt động khi công tắc ARSC bật ON

Khi bấm công tắc trên cần phanh rà tự động, tốc độ di chuyển ở thời điểm đó sẽ
được đặt như khi di chuyển xuống dốc. Khi xuống dốc, nếu tốc độ gần đến tốc độ
cài đặt, phanh rà sẽ tự làm việc.

Tốc độ cài đặt sẽ được hiển thị và được lưu vào bộ nhớ.

Nếu đạp bàn đạp ga trong khi ARSC đang hoạt động, ARSC sẽ hủy và tốc độ xe
sẽ tăng lên.

Nếu đạp phanh hay kéo phanh rà khi ARSC đang hoạt động, tốc độ cũng sẽ
giảm như khi đạp phanh bình thường.

Nếu tốc độ cài đặt gần với tốc độ nơi hộp số sang số, hộp số vẫn sang số ngay
cả khi ARSC đang làm việc.

Thời gian để tốc độ xe đạt tới tốc độ cài đặt phụ thuộc vào độ dốc của đường.

Có thể có sự khác nhau nhỏ giữa tốc độ cài đặt và tốc độ hiển thị trên công tơ
mét.
133
PHƯƠNG PHÁP CÀI ĐẶT TỐC ĐỘ

CẢNH BÁO

Nếu tốc độ cài đặt không phù hợp, chẳng hạn thấp hơn tốc độ di chuyển
nhiều, khi đó phanh rà sẽ bị nóng nhanh và có thể dẫn đến hỏng.

Nếu xe đang chạy với tốc độ thấp hơn 10 km/h thì tốc độ cài đặt ở 10 km/h. Nếu
cao hơn 55 km/h thì tốc độ cài đặt ở 55 km/h. Trong các trường hợp khác,tốc độ
cài đặt của phanh rà sẽ như tốc độ đang chạy thực tế.

Tốc độ di chuyển có thể được đặt tùy theo hộp số.

Khi tay số để ở vị trí D, 6,5,4,3,2, hoặc L, thì tốc độ cài đặt sẽ nâng trong khoảng
10 đến 55 km/h.

Không cài đặt được phanh rà tự động khi số đang ở vị trí N hoặc R.

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU CHỈNH TỐC ĐỘ CÀI ĐẶT

Để tăng tốc độ cài đặt lên 1km/h, ấn cần điều chỉnh phanh rà tự động về phía
trước 1 lần.

Để giảm tốc độ phanh rà xuống 1 km/h, kéo cần phanh rà tự động về phía sau 1
lần.

CHÚ Ý

Nhả cần phanh rà tự động sau khi thay đổi tốc độ cài đặt.

Nếu công tắc cài đặt và hủy được ấn đồng thời, máy tính sẽ ưu tiên công tắc
hủy.

Nếu công tắc cài đặt và gạt lên được ấn đồng thời, máy tính sẽ ưu tiên công tắc
gạt lên.

Nếu công tắc cài đặt và gạt xuống được ấn đồng thời, máy tính sẽ ưu tiên công
tắc gạt xuống.

Thao tác gạt lên và gạt xuống tay điều khiển được dùng để điều chỉnh tốc độ cài
đặt.

134
Có thể chỉnh được tốc độ cài đặt ±5 km/h khi ARSC đang làm việc. Khi đạp bàn
đạp ga, ARSC sẽ bị hủy, khi đó có thể điều chỉnh tốc độ phanh rà tùy ý.

PHƯƠNG PHÁP TĂNG TỐC ĐỘ CÀI ĐẶT PHANH RÀ

Nếu muốn tăng tốc độ phanh rà, tăng ga, khi đạt tới tốc độ mong muốn, nhấn
công tắc phanh rà tự động. Tốc độ phanh rà sẽ được đặt ở tốc độ mới.

PHƯƠNG PHÁP GIẢM TỐC ĐỘ CÀI ĐẶT PHANH RÀ

Nếu muốn giảm tốc độ phanh rà, dùng cần phanh rà để giảm tốc độ, và khi tốc
độ đạt đến tốc độ mong muốn, nhấn công tắc cài đặt. Tốc độ cài đặt sẽ được
thay đổi.

GHI CHÚ

Sau khi sử dụng cần điều khiển phanh rà để giảm tốc độ, trả lại vị trí ban đầu.

Nếu kéo phanh rà đột ngột, phanh sẽ đóng đột ngột.

PHƯƠNG PHÁP HỦY TỐC ĐỘ CÀI ĐẶT

Cách 1: Nếu việc thực hiện hủy diễn ra lâu hơn 1 giây, điều khiển sẽ dừng lại.
Khi đó, tốc độ cài đặt cho phanh rà tự động sẽ đặt ở 0.

Cách 2: Nếu công tắc ARSC tắt, điều khiển sẽ hủy. Khi điều này xảy ra, đèn báo
phanh rà tự động sẽ tắt.

TỐC ĐỘ CÀI ĐẶT PHANH RÀ ĐƯỢC ĐỀ NGHỊ

Cài đặt tốc độ sao cho vòng tua máy thấp nhất là 1800 vòng/phút và di chuyển
sao cho đồng hồ báo nhiệt độ phanh rà ở dải trắng.

Nếu dầu làm mát phanh rà có nguy cơ nóng lên, tốc độ cài đặt sẽ giảm xuống 1
km/h cho mỗi 3 giây.

135
BIỂU ĐỒ HOẠT ĐỘNG CỦA PHANH

HD465-7

 Cách đọc biểu đồ


Ví dụ: Máy có trang bị phanh khí xả

Khoảng cách dốc: 1500 m

Độ dốc: -11%

Tải trọng: 91 Tấn

Dưới bảng là tốc độ cho phép lớn nhất và dải tốc độ hộp số khi xe xuống dốc.

1. Dùng biểu đồ phanh khi khoảng cách dốc là 1500m.


2. Bắt đầu từ điểm A tương ứng với tải trọng xe, kẻ một đường vuông góc
xuống.
3. Từ điểm giao nhau giữa đường vừa kẻ và đường thẳng biểu thị độ dốc
11% (B), kẻ đường nằm ngang.
4. Từ điểm giao nhau (C) giữa đường kẻ nằm ngang này và đường làm việc
của phanh, kẻ đường vuông góc xuống. Đường này giao với đường biểu
thị tỷ lệ tốc độ tại điểm (D).
5. Kết quả là một số điểm thay đổi sau:
Tốc độ cho phép lớn nhất đổi từ điểm D tới 29,5 Km/h

Dải tốc độ thay đổi từ điểm (C) đến F4.

Tốc độ cho phép lớn nhất là đường xác định từ hiệu suất làm việc của phanh
rà, vì vậy trên công trường làm việc cụ thể, chọn tốc độ an toàn thấp hơn tốc
độ cao nhất cho phép sao cho nhiệt độ dầu làm mát phanh rà luôn trong dải
màu trắng.

136
 Biểu đồ làm việc của phanh
(Dốc: 450 m)

(Cỡ lốp: 24.00-35-36PR)

 Biểu đồ làm việc của phanh


(Dốc: 600 m)

(Cỡ lốp: 24.00-35-36PR)

137
 Biểu đồ làm việc của phanh
(Dốc: 900 m)

(Cỡ lốp: 24.00-35-36PR)

 Biểu đồ làm việc của phanh


(Dốc: 1500 m)

(Cỡ lốp: 24.00-35-36PR)

138
 Biểu đồ làm việc của phanh
(Dốc: liên tiếp)

(Cỡ lốp: 24.00-35-36PR)

139
LÁI XE

CẢNH BÁO

Nếu đánh lái ở tốc độ cao hay trên dốc, có


nguy cơ xe bị lật, vì vậy nên tránh.

Không nên cố đánh lái sang trái hoặc phải khi


đã hết hành trình của vô lăng. Điều này sẽ làm
nhiệt độ dầu tăng cao.

Khi vào cua, nhả bàn đạp ga trước khi vào cua, về số để giảm tốc độ sau đó tiếp
tục đạp ga để cua. Không được vào cua với tốc độ cao.

GHI CHÚ

 Góc vô lăng có thể thay đổi khi xe chạy, nhưng điều này là bình thường,
không phải là lỗi.

 Nếu cố bẻ lái khi bánh đã hết hành trình lái sang trái hoặc phải, vô lăng có thể
quay ngược lại một ít nhưng điều đó là bình thường.

VẬN HÀNH CHẤT TẢI

Khi chất một tảng đá lớn, nếu thả trực tiếp vào ben, nó có thể làm móp ben. Để
tránh điều này, nên trải xuống ben một lớp đất đá nhỏ trước khi tải đá lớn. Hơn
nữa, nên gia cường ben nếu đá quá lớn.

GHI CHÚ

- Khi di chuyển, luôn để cần ben ở vị trí FLOAT bất chấp việc ben không tải hay
có tải.
- Nếu cần ben không ở vị trí FLOAT và cần nâng không ở vị trí N, đèn cảnh báo
sẽ nháy sáng và còi sẽ kêu.

140
VẬN HÀNH BEN

CẢNH BÁO

 Khi đang đổ tải, luôn làm theo hướng


dẫn của người ra hiệu.

 Khi đổ những hòn đá lớn, nâng ben


từ từ.

 Không được chất tải khi ben đang


nâng.

 Khi tiến hành kiểm tra máy mà nâng


ben, luôn cài chốt an toàn.

Vận hành ben theo chỉ dẫn sau:

1. Đặt cần số vào vị trí N, đóng phanh đỗ.

2. Gạt cần ben (3) vào vị trí RAISE, sau đó


đạp ga để nâng ben.

Nếu cần ben nhả khi đang ở vị trí RAISE,


ben vẫn tiếp tục nâng.

Tốc độ nâng ben phụ thuộc vào tốc độ


động cơ.

3. Khi ben nâng đến một vị trí đặt trước, cần


ben (3) sẽ tự trở về vị trí HOLD.

Ben sẽ được giữ ở vị trí đó.

4. Nếu muốn nâng ben lên nữa, kéo cần


ben tới vị trí RAISE. Nếu nhả tay ra, ben
sẽ dừng lại ở vị trí đó.

141
4. Khi hạ cần ben xuống vị trí LOWER, ben
sẽ hạ xuống

5. Khi hạ cần ben xuống một vị trí nào đó,


gạt cần ben vào vị trí FLOAT, ben sẽ tự hạ
xuống bởi trọng lượng của nó.

CHÚ Ý

 Nếu cần ben không ở vị trí FLOAT và cần số ở vị trí N, đèn cảnh báo
trung tâm sẽ sáng và còi sẽ kêu.
 Khi nâng ben, đạp bàn ga nhẹ để tránh tải nén trong mạch thủy lực và xi
lanh nâng ben.
 Khi nâng ben, nếu cần số ở vị trí D, hộp số được đặt ở số 2 và nếu nó ở
vị trí từ số L đến 6, hộp số sẽ được đặt ở số 1. Hạ ben khi di chuyển.

Việc điều khiển ben là bằng điện tử. Nếu có hư hỏng ở cảm biến hay van, mã lỗi
sẽ hiển thị và ben sẽ được giữ.

CẨN THẬN KHI VẬN HÀNH


 Khi xe chạy trong mưa, hay đường lầy, xem xét tải phù hợp tránh xe bị trượt.
 Nếu chết máy dọc đường, dừng máy ngay và đặt cần số vào vị trí N rồi khởi
động lại.
 Nếu có bất cứ sự cố hay đèn cảnh báo trung tâm sáng trong khi vận hành,
dừng xe và kiểm tra ngay.
 Trên mặt đường trơn, dùng phanh rà để giảm tốc độ và về số để tránh khóa
bánh sau.
 Khi xe qua vũng nước, nước có thể chui vào phanh trước và ảnh hưởng đến
 phanh, vì thế nên phanh vài lần để nước chảy ra.

142
ĐỖ XE

 Để tránh dừng xe đột ngột, nên chủ động


khi phanh.
 Đỗ xe ở nơi đất bằng, chắc chắn.
Không đỗ xe ở dốc. Nếu bắt buộc phải đỗ
ở dốc, chèn lốp cẩn thận.
 Nếu chẳng may chạm phải cần số, xe có
thể di chuyển đột ngột và có thể gây tai
nạn. Luôn đóng phanh đỗ khi đứng dậy.
 Không dùng phanh rà thay cho phanh đỗ.

GHI CHÚ
Để tránh hỏng phanh đỗ, chỉ dùng phanh đỗ khi
đỗ xe.

1. Nhả bàn đạp ga (1), sau đó đạp bàn đạp


phanh (2) để dừng máy.

2. Đặt cần số (3) về vị trí N, sau đó đóng phanh


đỗ.

143
KIỂM TRA SAU KHI KẾT THÚC CÔNG VIỆC
Kiểm tra nước làm mát động cơ, áp suất dầu động cơ và mức nhiên liệu qua màn
hình xe. Nếu động cơ nóng quá, không tắt máy ngay. Để ga trung bình để làm
mát máy trước khi tắt máy.

KHÓA MÁY
Luôn khóa các chỗ sau.
(1) Nắp thùng nhiên liệu.
(2) Cabin.
GHI CHÚ
Dùng khóa khởi động để khóa các vị trí trên

144
LỐP
LƯU Ý ĐỐI VỚI LỐP
CẢNH BÁO
Để đảm bảo an toàn, khi lốp có những hiện tượng
sau, nên thay lốp mới.
 Khi gân lốp bị cắt, gãy hay mòn.
 Lốp mòn quá.
 Các lớp cao su đã bị tách ra.
 Lốp có nứt hướng kính mở sát đến gân lốp.
 Lốp có những hiện tượng mòn, méo bất thường.
Liên lạc với nhà phân phối Komatsu để thay thế.

T.KM.P.H (TỶ LỆ TẤN KM TRÊN GIỜ).

Lốp cho các thiết bị xây dựng được dùng trong điều kiện làm việc đặc biệt, không
giống như ở các ôtô, xe buýt thông thường. Nó được thiết kế đặc biệt để làm việc
trong các điều kiện đặc biệt.

So với các loại lốp khác, loại lốp này có độ chịu nóng trong các thành phần cao
su cao hơn khi xe chạy. Tuy nhiên nếu xe chạy liên tục dưới điều kiện khắc
nghiệt sẽ làm cho nhiệt độ lốp tăng nhanh tới nhiệt độ tới hạn, điều này sẽ ảnh
hưởng xấu đến cao su.
Để tránh điều này xảy ra. T.Km.P.PH được dùng.

T.KM.P.H LỐP VÀ TỐC ĐỘ LỚN NHẤT KHI XE CHẠY LIÊN TỤC (THAM KHẢO)

T.Km.P.H lốp với nhiệt độ ngoài Tốc độ lớn nhất khi xe chạy liên tục và nhiệt độ
trời tương ứng ngoài trời tương ứng
16oC 27oC 38oC 49oC 16oC 27oC 38oC 49oC
Cỡ 24.00-35- Không tải
36PR (tiêu 37 35 33 30
chuẩn) (lốp trước)
335 313 292 270
Cấu trúc CR Có tải
23 22 20 19
Mã E3 (lốp sau)

Không tải
Cỡ 24.00R35** 35,1 31,4 27,8 25,9
(nếu có) (lốp trước)
396 355 314 293
Cấu trúc CR
Có tải
Mã E4 21,5 19,3 17,0 15,9
(lốp sau)

145
PHƯƠNG PHÁP TÍNH T.KM.P.H

T.Km.P.H = Tải trọng trung bình mỗi lốp x Tốc độ trung bình một ngày.

Tốc độ trung bình = quãng đường một vòng đổ tải x số vòng đổ tải một ngày/tổng
số giờ hoạt động mỗi ngày

Tải trung bình = (Tải trọng không tải + tải trọng có tải)/2

Tổng số giờ làm việc trong ngày bao gồm thời gian dừng máy và nghỉ ngơi.

CHÚ Ý KHI CHẠY TRÊN ĐƯỜNG DÀI

Nếu xe chạy liên tục với tốc độ cao trên đoạn đường dài, lốp sẽ bị nóng . Điều
này sẽ ảnh hưởng xấu đến lốp, vì vậy cần lưu ý các điểm sau:

- Chỉ chạy khi xe không tải


- Kiểm tra áp suất lốp trước khi khởi động mỗi ngày khi lốp còn đang nguội và
điều chỉnh áp suất như bảng dưới.
- Không xả áp suất lốp khi xe đang làm việc.

Cỡ lốp Áp suất lốp

24.00-35-36PR (tiêu chuẩn) 0,47 Mpa {4,75 kg/cm2}

24.00R35** (nếu có) 0,69 Mpa {7,00 kg/cm2}

GHI CHÚ

Nếu áp suất lốp không đủ, sẽ ảnh hưởng đến vành

Luôn giữ áp suất lốp trong khoảng +0 đến +0,03 Mpa {0,3 kg/cm 2} giá trị
trong bảng trên.

- Tốc độ lớn nhất phải thấp hơn 40km/giờ. Dừng xe ít nhất 1 giờ cho mỗi giờ
chạy để lốp và các thiết bị khác nguội.
- Không được chạy khi đá kẹp ở lốp.

146
BẢO QUẢN LÓP

Bảo quản lốp trong kho nơi không có người ra


vào
Nếu dựng lóp ngoài trời thì luôn lập hàng rào
xung quanh.
Đặt phần trên bên phải lốp dựa vào tường và
chằng buộc cẩn thận cả lốp.

147
PHÂN LOẠI VÀ BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG
Phân loại và bảo dưỡng đường ở công trường là rất quan trọng cả về an toàn lẫn
tăng năng suất. Để đảm bảo an toàn, làm theo hướng dẫn sau.
PHÂN LOẠI ĐƯỜNG
 Quy hoạch đường một chiều nhiều nhất có thể.
 Nếu không thể làm đường một chiều, cố gắng làm đường rộng tối thiểu 2 làn
đường. Nếu không, bố trí nhiều điểm vượt trên đường.
 Luôn thiết kế đường sao cho xe có tải đi đường ngắn nhất.
 Đặt gương ở những chỗ cua gấp khó nhìn.
 Những đoạn mà rìa đường yếu, dễ sạt lở, đặt cảnh báo cách ít nhất 1,5m từ
rìa đường.
 Đặt đèn hay phản quang để xe có thể chạy vào ban đêm.
 Độ dốc nên nằm trong khoảng 10% (khoảng 6 ) và nên đặt các đường thoát
nạn trên các dốc.
 Làm đường thẳng nhiều nhất có thể, đặc biệt những đoạn giữa các khúc cua,
nơi xe chạy với vận tốc cao, làm các khúc cua rộng.
 Những khúc cua chữ S là đặc biệt nguy hiểm, tránh làm những đoạn cua như
vậy. Bán kính khúc cua nhỏ nhất là 12 đến 15m.
 Những đoạn cua nên làm rộng hơn đoạn thẳng.
 Bề mặt đường cua phía ngoài (lưng) nên làm cao hơn.
 Tốt nhất là không có đường cắt ngang. Đặc biệt nếu đường cắt ngang ở trên
dốc, phải có chỗ cho xe dừng. Điều này rất quan trọng vì nếu không có thể
gây tai nạn.
BẢO DƯỠNG ĐƯỜNG
Luôn chăm sóc đường cẩn thận để đảm bảo an toàn.
 Gạt các đất đá to gây cản trở giao thông ra lề đường.
 Phun nước để tránh bụi cản trở tầm nhìn.

148
NƠI LÀM VIỆC
CẢNH BÁO
Trước khi làm việc kiểm tra xem có nguy hiểm tại nơi làm việc hay không.
Nếu bạn không biết các nguy hiểm trước khi hoạt động thì sẽ rất nguy hiểm
vì máy có thể đổ hay đất bị sụp đổ, đã rơi, dẫn đến bị thương hay hư hỏng
máy.
Không di chuyển hay vận hành trên chỗ không ổn định. Bởi vì trọng lượng
và rung động của máy có thể sẽ làm đất không ổn định hoặc máy bị đổ dẫn
đến thương tích hay hư hỏng
Không di chuyển máy gần đường điện. Nó gây nguy hiểm.
Nếu máy di chuyển hay vận hành tại nơi tầm nhìn hạn chế thì sẽ khó quan
sát xung quanh máy hay khó nhận biết được các tình trạng xung quanh. Nó
sẽ nguy hiểm và có thể dẫn đến bị thương. Chỉ vận hành khi đảm bảo có
được tầm nhìn tốt nhất

KIỂM TRA NỚI LÀM VIỆC


Trước khi vận hành kiểm tra tình trạng có thể dẫn đến nguy hiểm. Luôn kiểm tra
các bước sau:
 Kiểm tra địa chất và tình trạng của khu đất nơi làm việc và các phương
pháp vận hành an toàn nhất.
 Ngăn không để những người không nhiệm vụ vào khu vực làm việc
 Trước khi vận hành trong nước nông hay trên đất mềm, kiểm tra độ sâu
của nước, tốc độ hiện tại và dạng đất. Tránh khu vực trở ngại cho vận hành.
 Bảo dưỡng đường trên đường đi để không gặp trở ngại cho di chuyển.

LÀM VIỆC TRÊN ĐẤT MỀM

 Tránh di chuyển hay vận hành máy quá gần các vách đá, vực sâu. Đất ở
những khu vực này dễ bị yếu. Hãy nhớ rằng đất sau khi mưa to hãy nổ mìn
hay động đát dễ bị yếu.
 Khi làm việc trên đê hay gần rãnh, cần cẩn thận trước khi vận hành để
đảm bảo rằng khu đất đó an toàn.

149
KHÔNG ĐẾN QUÁ GẦN ĐIỆN CAO THẾ
Không di chuyển hay vận hành gần cáp điện. Nó có thể gây nguy hiểm. Làm theo
các bước sau khi làm việc gần cáp điện
 Trước khi bắt đầu làm việc gần cáp điện, lấy thông tin của công ty điện và
hỏi họ các vê các hoạt động cần làm.
 Ở khu vực có điện áp cao, thậm chí gần
cáp có thể là nguyên nhân gây sốc điện. Vì
vậy duy trì khoảng cách an toàn so với cáp
điện.
 Để chuẩn bị cho trường hợp khẩn cấp :
mặc giầy và đi găng cao su. Đặt đệm cao su
trên ghế ngồi và cẩn thận để không chạm
vào sát xi với phần cơ thể.
 Dùng người điều khiển tín hiệu để cảnh
báo nơi gần với điện cao thế.
 Khi thực hiện vận hành gần điện cao thế
không để cho ai đứng gần máy
 Nếu máy làm việc quá gần hay tiếp xúc
với điện cao thế, để tránh nguy hiểm, người
vận hành nên rời khỏi máy cho đến khi đảm
bảo đã cắt điện. Và cũng không nên để bất
kỳ ai lại gần máy

ĐẢM BẢO TẦM NHÌN TỐT


Nếu máy làm trong vùng có tầm nhìn hạn chế, hãy thực hiện theo các bước sau:
 Nếu không đảm bảo có được tầm nhìn tốt cần có một người để ra hiệu.
Người vận hành có thể theo các tín hiệu và theo chỉ dẫn của người ra hiệu
 Chỉ một người có nhiệm vụ ra hiệu.
 Khi làm trong nơi tối, bật đèn làm việc và đèn trước lắp trên máy và đặt chế
độ sáng thêm trong những khu vực cần thiết.
 Dừng máy nếu tầm nhìn quá kém, như mưa, tuyết, bụi bẩn..

XÁC NHẬN LẠI CÁC DẤU HIỆU

Trên đường mềm hay trên mặt đất, có đặt các biển cảnh báo tình trạng của đất.
Và đảm bảo rằng người vận hành hiểu đầy đủ tất cả các kí hiệu

150
VẬN CHUYỂN

LƯU Ý KHI VẬN CHUYỂN


Luôn tuân theo luật giao thông khi vận chuyển máy trên đường.

CẢNH BÁO
Xe HD này nhất thiết phải tháo các bộ phận khi vận chuyển. Khi vận chuyển
máy, liên lạc với nhà phân phối Komatsu.

CÁC BƯỚC ĐỂ VẬN CHUYỂN


Luôn vận chuyển máy bằng xe mooc.
Lựa chọn xe mooc bằng tải trọng, kích thước.

PHƯƠNG PHÁP BẢO QUẢN MÁY


Sau khi đã đặt máy ở vị trí ổn định, làm theo hướng dẫn sau:
1. Đóng phanh đỗ

2. Tắt chìa khóa (vị trí OFF)


3. Rút chìa khỏi ổ.

4. Chèn gỗ vào bánh trước và sau rồi giằng


bằng xích hay cáp. Phải buộc chắc để máy
không bị trượt trong quá trình vận chuyển.

151
CHÚ Ý
Tháo ăng ten hay gương khỏi máy trước khi vận
chuyển.
PHƯƠNG PHÁP CẨU MÁY

Khi cẩu máy ở cảng hay bất cứ nơi nào, luôn làm theo hướng dẫn sau.

CẢNH BÁO

 Thợ lái cẩu phải có bằng cấp.


 Khi còn công nhân trên xe, không được cẩu nhấc xe lên.
 Phải đảm bảo cáp đủ dài để nhấc được xe.
 Khi nhấc, giữ cho xe cân bằng.
 Luôn tắt máy và đóng phanh trước khi nhấc xe lên.
 Không được đứng quanh hay dưới xe khi cẩu nhấc lên.

Không được thử cẩu xe với kiểu móc cáp khác với hình vẽ. Nếu không sẽ không
đảm bảo cân bằng xe.

GHI CHÚ
Phương pháp cẩu này được áp dụng với xe tiêu chuẩn.
Phương pháp sẽ thay đổi tùy thuộc vào xe có lắp các thiết bị phụ.
Chi tiết vui lòng liên hệ hãng Komatsu.

CHÚ Ý
 Cẩn thận không để cáp tỳ vào những chỗ sắc cạnh dẫn đến đứt cáp.
 Không để cáp làm xước xe.

152
VỊ TRÍ CÁC ĐIỂM MÓC CÁP

BẢNG TRỌNG L ƯỢNG CÁC PHẦN CỦA MÁY

Trọng lượng Tải trọng tác Tải trọng tác Khoảng cách
máy dụng lên dụng lên trọng tâm
bánh trước bánh sau (tính từ cầu trước)
HD465-7 43100 kg 20257 kg 22843 kg 2280 mm

153
QUI TRÌNH CẨU MÁY

Cẩu máy chỉ có thể thực hiện được khi trên xe có chỗ móc cáp.

Khi cẩu máy, đỗ xe trên nền đất chắc chắn rồi làm theo các bước sau.

1. Nổ máy, đặt cần ben vào vị trí FLOAT,


kiểm tra đèn điều khiển ben có tắt
không.
2. Tắt máy, đóng phanh, kiểm tra quanh
cabin.

3. Chọn cáp phù hợp với tải trọng xe.

CHÚ Ý

Vị trí móc cáp tùy thuộc vào máy.

Máy có ben: Vị trí (1) và (3)

Tổng số: 4 vị trí (2 trước, 2 sau)

Máy không có ben: Vị trí (1) và (2)

Tổng số: 4 vị trí (2 trước, 2 sau)

4. Lót giẻ, tránh để cáp làm xước máy.

5. Khi nhấc máy lên khỏi mặt đất (từ 10 tới 20 cm), dừng lại, kiểm tra độ cân
bằng của máy hay cáp có lỏng không sau đó tiếp tục nhấc máy.

154
VẬN HÀNH TRONG THỜI TIẾT LẠNH
LƯU Ý KHI NHIỆT ĐỘ THẤP

Khi nhiệt độ thấp, có thể máy sẽ khó nổ, nước làm mát có thể bị đông, khi đó,
làm theo hướng dẫn sau.

NHIÊN LIỆU VÀ CHẤT BÔI TRƠN

Thay dầu có độ nhớt thấp hơn. Chi tiết xem phần “Tham khảo nhiên liệu, nước
làm mát và chất bôi trơn”.

NƯỚC LÀM MÁT

CẢNH BÁO

 Chất chống đông rất độc, không để dây vào mắt hoặc da. Nếu rơi vào
mắt hoặc da, rửa sạch và tới gặp bác sỹ.

 Khi thay nước làm mát, tránh không đổ ra đất.

 Chất chống đông có thể cháy. Không hút thuốc hay mang lửa lại gần.

GHI CHÚ

 Sử dụng chất chống đông của Komatsu nếu có thể, hay dùng loại chất
chống đông cục bộ.

 Không sử dụng chất chống đông có thành phần cơ bản là metanol hay
ethanol.

 Không sử dụng chất xúc tác chống chảy nước (dù hòa tan với chất
chống đông hay không).

 Không trộn lẫn các mác chất chống đông khác nhau.

Chi tiết xem phần “Làm sạch bên trong hệ thống mát”.

155
ẮC QUI
CẢNH BÁO
 Ắc qui sinh ra khí ga có thể cháy. Không mang lửa lại gần ắc qui.
 Nước ắc qui rất nguy hiểm. Nếu bị dây vào da hay mắt, rửa sạch và đến
gặp bác sĩ.
 Nước ắc qui có thể làm tróc sơn. Nếu nó dây ra máy, rửa sạch bằng
nước ngay.
 Nếu nước ắc qui đông, không nạp ắc qui hay đề máy bằng nguồn đấu
ngoài vì có thể gây nổ ắc qui.
 Nước ắc qui rất độc. Không đổ xuống đất.

Khi nhiệt độ ngoài trời giảm thì điện dung ắc quy cũng giảm. Nếu tỷ số nạp ắc
quy thấp, chất điện phân ắc quy có thể bị đông. Duy trì tỷ số nạp ắc quy cố gắng
100%. Cách ly nó với nhiệt độ lạnh để đảm bảo máy có thể đề vào buổi sáng.

Nhiệt độ
chất điện
phân
20o 0o -10o -20o
Tỷ số nạp

100 1,28 1,29 1,30 1,31


90 1,26 1,27 1,28 1,29
80 1,24 1,25 1,26 1,27
75 1,23 1,24 1,25 1,26

Khi thêm nước cất trong thời tiết lạnh, đổ nước trước khi vận hành để tránh cho
chất điện phân bị đông.

LẮP MÀN BỘ TẢN NHIỆT

(Nếu có)

Nếu nhiệt độ nước làm mát không ở dải trắng, lắp tấm màn bộ tản nhiệt.

Có thể điều chỉnh nhiệt độ mở của màn bộ tản nhiệt. Chỉnh sao cho nhiệt độ
nước làm mát luôn ở dải màu trắng.

156
LƯU Ý SAU KHI KẾT THÚC CÔNG VIỆC

Để máy có thể chạy vào sáng hôm sau, làm theo những hướng dẫn sau:

 Nên lau sạch cặn bẩn hay nước trên thân máy.
 Đỗ máy trên đất cứng và khô.
Nếu không thể hãy dừng máy trên tấm ván.
 Xả nước trong hệ thống nhiên liệu để chống nước bị đóng băng.
 Nếu mức điện dung ắc quy giảm đáng kể khi nhiệt độ thấp, hãy đậy ác quy
hoặc tháo nó khỏi máy, giữ trong khu vực ấm và lắp lại vào sáng hôm sau.
 Nếu mức dung dịch ắc quy thấp, đổ thêm nước cất vào buổi sáng trước khi
làm việc. Không đổ thêm nước sau khi kết thúc công viểc trong ngày để
ngăn chất lỏng trong ắc quy không bị đông vào buổi tối.

SAU MÙA LẠNH

Khi sang mùa và thời tiết ấm hơn thì làm theo hướng dẫn sau:

 Thay dầu cho tất cả các bộ phận bằng dầu có độ nhớt cao hơn.
Chi tiết xem tại "Tham khảo nhiên liệu, chất làm mát và chất bôi trơn".

157
LƯU KHO THỜI GIAN DÀI
TRƯỚC KHI LƯU KHO

Khi lưu kho máy trong thời gian dài (hơn 1 tháng), làm theo hướng dẫn sau:

 Sau khi rửa sạch xe cũng như các bộ phận trên xe, để xe trong ga ra. Không
để ngoài trời.
Trong trường hợp phải để máy ngoài trời, để máy trên mặt đất bằng phẳng
và phủ bạt che.
 Đổ đầy bình nhiên liệu để tránh gỉ trong bình.
 Bôi trơn và thay dầu trước khi lưu kho.
 Bôi mỡ lên những chỗ ti xi lanh để trần.
 Tháo mát ắc qui và cất dây riêng ra.
 Đóng phanh đỗ.
 Bơm lốp đúng áp suất tiêu chuẩn.
 Nhả phanh rà.
 Đặt cần số ở vị trí N, chìa khóa xoay về phía "OFF".
 Để tránh ăn mòn, đổ chất chống đông cục bộ hay loại AF-NAC.
TRONG THỜI GIAN LƯU KHO

CẢNH BÁO

Nếu cần nổ máy duy trì trong thời gian lưu kho, mở cửa sổ để thông gió
trong kho.

Nổ máy và chạy xe quãng ngắn 1 lần 1 tháng để bôi trơn các chi tiết máy, cũng
như để nạp ắc qui. Trước khi vận hành các thiết bị công tác, lau sạch mỡ bảo
quản.

SAU KHI LƯU KHO

GHI CHÚ

Nếu máy không được vận hành 1 tháng 1 lần như hướng dẫn, trước khi
đem xe ra sử dụng, liên hệ với nhà phân phối Komatsu để kiểm tra.

 Lau sạch mỡ trên bảo quản trên các ti xi lanh.


 Bổ sung dầu, bơm mỡ.
 Khi lưu kho trong thời gian dài, bụi trong không khí sẽ lọt vào trong dầu. Kiểm
tra dầu trước và sau khi khởi động. Nếu có nước trong dầu, thay tất toàn bộ.
LƯU Ý TRƯỚC KHI CHO XE CHẠY SAU THỜI GIAN DÀI LƯU KHO

1. Kiểm tra mức nước và dầu trước khi di chuyển.


2. Chạy xe với tốc độ từ 10 tới 15 km/h trong 5 phút hoặc 1 km để chạy rà
sau đó mới chạy bình thường.

158
SỬA CHỮA

SAU KHI HẾT NHIÊN LIỆU

Đề máy sau khi hết nhiên liệu, đổ nhiên liệu và xả e trước khi đề. Chi tiết xem
phần “Thay lọc nhiên liệu”.

NẾU HỘP SỐ CÓ VẤN ĐỀ

Nếu hộp số có vấn đề, vận hành máy theo quy trình sau

1. Giảm tốc độ của máy bằng cách dùng phanh và dừng máy trên nơi an toàn

2. Để cần số ở vị trí N sau đó bật công tắc phanh đỗ ở vị trí PACKING

3. Lỗi khác tương tự là bánh răng không chuyển số dù cần số đang hoạt
động

Trong trường hợp này làm theo các bước sau:

1) Tháo đàu nối khẩn cấp (1). (No. A-1F,A-


M, đầu nối 1chân màu trắng.

2) Để phanh đỗ ở chế độ TRAVEL

3) Kéo cần số để di chuyển máy đến nơi an


toàn mà không nhấn bàn đạp ga.

Nếu cần số hoạt động mà không nhấn bàn đạp ga, thì chức năng thoát khẩn cấp
không làm việc. Ngoài ra chức năng này có thể không hoạt động do một vài lỗi
khác

Khi chức năng thoát khẩn cấp làm việc, chỉ thị số trên màn hình máy sẽ hiện “E”
và dải số (tốc độ bánh răng) sẽ luân phiên xuất hiện

159
PHƯƠNG PHÁP HẠ BEN TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

CẢNH BÁO

Có rất nhiều nguy hiểm với thùng ben khi hạ xuống trong trường hợp khẩn cấp.
Vì vậy khi tiến hành công việc cần thực hiện ở địa hình bằng phẳng và không
được đứng phía dưới thùng ben.

Khi cần thiết phải hạ ben xuống trong khi động cơ không nổ máy được do gặp
một số trục trặc, tiến hành theo những thao tác sau:

Dụng cụ cần thiết để tiến hành thao tác:

Mở nắp thùng dầu thuỷ lực F để xả áp dư trong


hệ thống ống thuỷ lực

160
2. Tháo bulông số 1 của van nâng hạ bên
nằm phía sau thùng dầu thuỷ lực.
3. Lắp bulông phụ (đã chuẩn bị trước) vào vị
trí của bulông số 1 từ từ.
Khi vặn bulông phụ vào vị trí, vặn từ từ và điều
chỉnh bulông sao cho thùng ben hạ xuống từ
từ bằng tự trọng.

4. Tháo bulông phụ và lắp bulông số 1 vào vị


trí.
Nếu thùng ben không hạ xuống được khi tiến
hành các thao tác trên, gọi điện liên hệ với các
đại lý của KOMATSU để được tư vấn.

161
PHƯƠNG PHÁP KÉO MÁY

CẢNH BÁO

Nếu kéo máy không đúng cách hoặc chọn


loại cáp không đúng, có thể gây tai nạn
nghiêm trọng.

 Luôn đảm bảo cáp đủ tải và đủ dài để


kéo máy.
 Không dùng các loại cáp bị sơ (A),
đường kính bị nhỏ lại (B), hay bị thắt
nút (C).
 Luôn đeo găng tay da khi kéo cáp.
 Không bao giờ kéo máy trên dốc.
 Không đứng giữa xe kéo và xe được
kéo khi hai xe đang kéo nhau.
 Nếu kéo đột ngột, lực kéo sẽ tác động
lên dây cáp lực đột ngột có thể dẫn
đến đứt dây. Luôn kéo máy từ từ để
duy trì tốc độ.
 Hết sức cẩn thận khi có lỗi phanh
hoặc động cơ, phanh sẽ không hoạt
động.
Nếu hệ thống lái hoặc phanh có vấn đề,
không cho ai ngồi lên xe.

GHI CHÚ

 Sau đây là tải trọng có thể kéo được của xe HD465-7, không được kéo tải
lớn hơn
HD465: 32078kg.
 Chỉ kéo máy tới nơi có thể kiểm tra, sửa chữa, không kéo máy quãng
đường dài.

162
Xe này không được kéo ngoại trừ trường hợp khẩn cấp. Khi kéo xe, chú ý một số
điều sau:

 Kéo xe với tốc độ thấp hơn 2 km/h (1,2 MPH) và khoảng cách kéo là vài
mét đến nơi có thể tiến hành sửa chữa. Nếu cần di chuyển đến khoảng
cách xa, dùng xe moóc.
 Sử dụng loại xe kéo giống như xe được kéo. Kiểm tra phanh, tải trọng và
moóc kéo xem có đủ khả năng giữ 2 xe trên dốc hay trên đường kéo hay
không.
 Sử dụng móc kéo đặc biệt cho xe kéo và xe được kéo.
 Để bảo vệ tài xế, lắp tấm chắn cho cả hai xe.
 Có các móc dưới gầm trước và gầm sau. Chỉ sử dụng chúng, không dùng
bộ phận nào khác để móc.
 Khi móc cáp, kiểm tra móc xem có gì bất thường không.
 Làm sao góc kéo cáp nhỏ nhất có thể (tốt nhất là dưới 30o).
 Kéo máy có thể tiến hành trong các điều kiện khác nhau, do vậy không thể
xác định trước các yêu cầu kéo máy.
 Nếu áp suất trong mạch thuỷ lực giảm vì chảy dầu, phanh đỗ sẽ đóng. Vì
thế hãy nhả phanh đỗ ra trước khi kéo.
 Trước khi nhả phanh đỗ, chèn tất cả các bánh.
 Khi nhả phanh đỗ, kiểm tra xung quanh xem có an toàn không.
 Kiểm tra an toàn khi phanh đỗ đã nhả vì khi đó không còn phanh nữa.
 Khi kéo xe xuống dốc, sử dụng 2 xe kéo, một xe đằng trước, một xe đằng
sau để giữ cân bằng.

163
KHI ĐỘNG CƠ ĐANG HOẠT ĐỘNG
CHÚ Ý:
Khi bắt đầu di chuyển, người điều khiển của xe kéo phải đưa ra tín hiệu cho lái
xe của xe bị kéo. Nếu xe kéo di chuyển mà phanh của xe bị kéo vẫn đang tác
động, ngoại lực tác động lên thiết bị kéo sẽ lớn hơn cho cho phép và sẽ dẫn đến
hư hỏng thiết bị.
Nếu bánh xe bị sa lầy trong bùn và xe không thể tự thoát ra được, nếu không có
gì bất thường của hệ thống truyền động, hệ thống lái thì kéo xe theo phương
pháp sau:
1. Một lái xe ngồi trong xe kéo
2. Lắp dây cáp vào vị trí kéo của xe bị kéo và chốt của xe kéo: khi đó, phải kiểm
tra tải trọng của dây cáp xem có đủ để kéo toàn bộ tải trọng của xe bị kéo hay
không.
3. Khởi động động cơ của xe kéo
4. Thao tác từ từ trên xe kéo: kéo xe tốc đô tối đa 2km/h
5. Lái xe bị kéo cần điều khiển hướng xe theo đúng hướng của xe kéo.
6. Kéo xe bị kéo đến vị trí mà nó có thể tự di chuyển được. Dừng xe kéo lại.
7. Đặt phanh đỗ của xe bị kéo về vị trí đỗ.
8. Tháo dây ra khỏi chốt.
KHI ĐỘNG CƠ KHÔNG HOẠT ĐỘNG
1. Đặt chèn vào các bánh xe.
2. Nếu hệ thống lái khẩn cấp không thể hoạt động, tháo đường ống dầu của
xilanh lái: cả hai bên)
Sau khi tháo ống dầu, bịt đầu ống bằng các bulông bịt đầu đường ống.
Đặt bình chứa dầu chảy ra ở các xilanh lái.
3. Chuẩn bị 02 xe kéo:
Các xe kéo phải có kích thước tương đương hoặc lớn hơn xe bị kéo.
4. Đặt xe kéo ở phía trước và phía sau xe bị kéo. Lắp dây cáp vào vị trí trước và
sau xe bị kéo và xe kéo.
Khi tiến hành thao tác, luôn luôn kiểm tra tải trọng của dây cáp có đủ để kéo
toàn bộ tải trọng của xe được kéo không.
5. Tháo phanh đỗ của xe được kéo: chi tiết xem trong phần: nhả phanh đỗ trong
trường hợp khẩn cấp.
6. Bỏ chèn ra khỏi bánh xe.
7. Kéo xe từ từ:
Kéo xe với tốc độ tối đa: 2km/h
Nếu hệ thống lái khẩn cấp có thể làm viêc, sử dụng hệ thống để chuyển hướng
của xe. Thời gian tối đa cho mỗi lần sử dụng hệ thống lái khẩn cấp là 90 giây.

164
KHI PHANH ĐỖ ĐƯỢC DÙNG TRONG TRƯỜNG HỢP KHẨN CẤP

Nếu áp suất trong mạch thuỷ lực bị giảm xuống do chảy dầu, phanh sẽ tự động
đóng. Nếu phải kéo máy, nhả phanh đỗ theo cách sau:

PHƯƠNG PHÁP NHẢ PHANH ĐỖ

Liên hệ với nhà phân phối Komatsu để xử lý.

CẢNH BÁO

 Nếu phanh đỗ được nhả cưỡng bức, phanh sau sẽ không làm việc.
Khi kéo máy, luôn đi với tốc độ chậm.
 Khi thực hiện nhả phanh đỗ, kiểm tra an toàn xung quanh và chèn gỗ
vào lốp.
 Luôn tắt máy khi nhả phanh đỗ.

1. Khi nhả phanh đỗ bằng cơ, chuẩn bị 20 bu lông M12 và 20 long đen.
2. Chuẩn bị xô hứng dầu.
3. Tắt máy.
4. Chèn lốp.
5. Đặt xô hứng dầu.
6. Tháo vít (1) ở bầu phanh sau.
CHÚ Ý
Có 10 con vít bên phải và 10 con bên trái

7. Dùng bu lông và long đen chèn vào lỗ vít.

CHÚ Ý
Nếu bu lông không được xiết đều, pittông bên trong sẽ bị méo. Luôn siết
bu lông theo thứ tự đối xứng.
8. Siết đều bu lông nhả phanh. (Cả mặt trái và phải)
CHÚ Ý
Pít tông trong bầu phanh giãn ra và phanh được nhả.

165
KHI SỬ DỤNG ẮC QUY

CẢNH BÁO

 Rất nguy hiểm khi sạc ắc quy mà vẫn nối với máy. Phải cắt mát
trước khi sạc
 Khi kiểm tra ắc quy, tắt máy và xoay chìa khóa sang vị trí OFF.
 Khí ga sinh ra từ ắc quy có khả năng gây nổ, không mang lửa hay
hút thuốc gần ắc quy.
 Chất điện phân là axít sunphuric loãng, nó có thể ảnh hưởng tới
quần áo hay da bạn. Nếu dây vào da, rửa sạch bằng nước. Nếu vào
mắt, rửa sạch và tới gặp bác sỹ.
 Khi bê ắc quy, đeo găng cao su bảo hộ.
 Khi tháo ắc quy, cắt mát trước. Khi lắp ắc quy, lắp cực dương
trước.
 Nếu để dụng cụ chạm vào cực dương có thể gây cháy nổ.
 Nếu các dây lỏng, có thể gây chập và phát sinh tia lửa.
 Khi tháo lắp ắc quy, kiểm tra xem đầu nào dương, đầu nào âm.

THÁO LẮP ẮC QUI

 Trước khi tháo ắc quy, cắt mát trước.


Nếu để dụng cụ chạm cực dương và khung
xe có thể dẫn tới cháy nổ.

 Khi lắp ắc quy, nối cực dương trước.

166
LƯU Ý KHI NẠP ẮC QUY

NẠP ẮC QUI TRÊN XE

 Khi thay ắc quy, kẹp chặt ắc qui.

CHÚ Ý

Sau khi kẹp chặt ắc quy, kiểm tra lại lần nữa
xem có bị xê dịch không.

Khi nạp ắc quy, làm theo hướng dẫn sau.

 Đặt điện áp sạc phù hợp với điện áp ắc quy.


Nếu không, bộ sạc có thể nóng và gây cháy
nổ.
 Nối kẹp cực dương bộ sạc với cực dương
ắc quy rồi nối cực âm. Kẹp cẩn thận.
 Đặt dòng nạp bằng 1/10 giá trị điện dung ắc
qui; khi nạp nhanh ắc qui, đặt dòng thấp
hơn điện dung ắc qui.
 Nếu dòng nạp quá cao, chất điện phân sẽ
chảy hoặc khô, điều này có thể gây cháy
nổ.
 Nếu chất điện phân bị đông, không nạp ắc qui hay đề máy bằng nguồn bên
ngoài vì điều này có thể phát lửa gây cháy nổ.

167
KHỞI ĐỘNG MÁY BẰNG NGUỒN ẮC QUY NGOÀI

LƯU Ý KHI NỐI VÀ THÁO DÂY

CẢNH BÁO

 Khi nối dây, không để 2 dây âm và


dương chạm nhau.
 Khi đề máy bằng nguồn ắc qui ngoài,
đeo kính bảo hộ và găng tay cao su.
 Tránh không để xe bình thường xe
hỏng chạm nhau. Điều này có thể gây
đánh lửa gần ắc qui và có thể gây cháy
nổ.
 Đảm bảo không nhầm lẫn khi nối dây.
Dây nối cuối cùng là nối vào lốc máy
cần đề, vì vậy nối càng xa ắc qui càng
tốt.
 Khi tháo dây, chú ý không để các đầu
kẹp chạm nhau hay chạm khung xe.

CHÚ Ý

 Cỡ dây và đầu kẹp phải phù hợp với cỡ ắc qui.


 Ắc qui của máy bình thường phải có cùng điện áp với ắc qui của máy
hỏng.
 Kiểm tra dây và đầu kẹp.

NỐI CÁP

Để chìa khóa máy bình thường ở vị trí OFF. Nối dây theo thứ tự sau

1. Nối dây (A) vào cực dương (+) của máy hỏng.
2. Nối đầu còn lại của dây (A) với cực dương (+)
máy bình thường.
3. Nối một đầu của dây (B) với cực âm máy bình
thường.
4. Nối đầu còn lại của dây (B) vào lốc máy bị
hỏng.

168
KHỞI ĐỘNG ĐỘNG CƠ

CHÚ Ý

Lưu ý phanh đỗ phải đóng và cần số ở vị trí N cả 2 máy bình thường và hỏng.

1. Đảm bảo các đầu kẹp dây kẹp chắc vào các cực.
2. Nổ máy bình thường và để ga lăng ty cao.
3. Đề máy xe sự cố.

THÁO DÂY CÁP NỐI

Sau khi đã khởi động đượcmáy, tháo cáp theo

trình tự ngược lại.

1. Tháo đầu nối cáp (B) khỏi thân máy.


2. Tháo đầu còn lại của cáp (B) khỏi cực âm của
máy bình thường.
3. Tháo đầu của cáp (A) khỏi cực dương của
máy bình thường.
4. Tháo đầu còn lại của cáp (A) ra khỏi cực
dương của máy hỏng.

169
KHI XẢY RA CHÁY

CẢNH BÁO

. Luôn luôn sử dụng bình chữa cháy nếu xảy ra cháy. Sẽ có thể ngăn chặn các
hư hại đối với thiết bị nếu sử dụng bình cứu hoả ngay lập tức. Kiểm tra bình cứu
hoả định kỳ và phải đảm bảo mọi người biết cách sử dụng.

. Nếu xảy ra cháy, thoát khỏi xe theo phương pháp như sau để đảm bảo an toàn
cho bản thân:

1. Tắt động cơ, rút chìa khoá khỏi ổ.


2. Rời khỏi xe theo cửa nào an toàn hơn, sử dụng tay vịn lan can để di
chuyển xuống vị trí an toàn. Không được nhảy xuống đất nhằm tránh các
tổn thương không đáng có.
Luôn luôn sử dụng bình cứu hoả nếu xảy ra cháy nổ:

Nếu có cháy:

1. Tắt chìa khóa, rút khoá ra khỏi ổ


2. Di chuyển theo hành lang sử dụng tay nắm để dời khỏi xe.
3. Sử dụng bình cứu hoả để dập tắt lửa.

170
XỬ LÝ CÁC HỎNG HÓC KHÁC

HỆ THỐNG ĐIỆN

 ( ): Luôn liên hệ với nhà phânn phối Komatsu để giải quyết


 Đối với những lỗi không đề cập trong cuốn sách này, liên hệ với nhà phân
phối Komatsu để giải quyết.

Sự cố Nguyên nhân chính Phương pháp sửa chữa


Đèn không sáng hơn  Dây điện có sự cố  (Kiểm tra xem có giắc
ngay cả khi tốc độ  Nạp ắc quy không cắm nào lỏng)
động cơ cao hiệu quả  Nạp ắc quy, thêm
 Chỉnh độ căng đai sai nước ắc quy
Đèn lập loè khi động  Chỉnh độ căng dây đai
cơ đang nổ Xem Xem phần Bảo dưỡng mỗi
250 giờ

Khi động cơ nổ, đèn  Máy phát có sự cố  (Thay thế)


cảnh báo hệ thống  Dây điện có sự cố  (Kiểm tra, sửa chữa)
nạp ắc quy sáng

Máy phát có tiếng ồn  Máy phát có sự cố  (Thay thế)


bất thường

Mô tơ đề không quay  Dây điện có sự cố  (Kiểm tra, sửa chữa)


khi chìa khoá chuyển  Công tắc đề có sự cố  (Thay thế)
sang vị trí ON  Nạp ắc quy có sự cố  Nạp lại
 Công tắc ắc quy có sự  (Thay thế)
cố  (Kiểm tra, sửa chữa)
 Dây mát ắc quy lỏng

Mô tơ đề quay động  Dây điện có sự cố  (Kiểm tra, sửa chữa)


cơ chậm  Nạp ắc quy có sự cố  Nạp lại

Mô tơ đề ngắt trước  Dây điện có sự cố  (Kiểm tra, sửa chữa)


khi động cơ nổ  Nạp ắc quy có sự cố  Nạp lại

171
PHẦN KHUNG

 ( ): Luôn liên hệ nhà phân phối Komatsu để giải quyết


 Đối với những lỗi không đề cập trong cuốn sách này, liên hệ với nhà phân
phối Komatsu để giải quyết.

Sự cố Nguyên nhân chính Phương pháp sửa chữa


Đèn báo  Chảy dầu hay lọt khí vì ống dầu  (Kiểm tra, sửa chữa)
nhiệt độ không kín
dầu biến  Mòn bơm bánh răng  (Kiểm tra, sửa chứa)
mô nháy  Dầu hộ số không đảm bảo  Thêm dầu
sáng  Dây đai cánh quạt lỏng  Thay dây đai
 Tắc bộ làm mát dầu  (Làm sạch hoặc thay
thế)
 Dây điện nối cảm biến đứt  (Sửa chữa, nối lại dây)
Vô lăng  Thiếu mỡ bôi trơn các đoạn nối  Bổ xung mỡ
quay nặng  Lọt dầu vào bên trong xi lanh  (Thay phớt xi lanh)

Vô lăng bị  Lốp bơm lệch về một bên  Bơm đều hai lốp
giật  Phanh trước bị dính  Kiểm tra độ mòn má
phanh trước
Phanh  Má phanh đã mòn đến mức giới  (Thay thế má phanh)
chân hạn
không ăn  Đĩa sau đã mòn đến mức giới hạn  (Thay thế đĩa)
 Áp suất dầu không đủ  Nạp áp đến áp suất
Phanh bị tiêu chuẩn
dính một  Dầu phanh thiếu  Thêm dầu hộp số
bên
 Hệ thống phanh bị e  Xả e
Tốc độ  Bơm bánh răng hỏng  (Thay bơm)
nâng ben  Thiếu dầu  Bổ xung dầu
chậm

Giảm sóc  Đất cát lọt vào lọc khí  (Thay phớt chữ U)
cứng  Lọt khí ở đầu giắc co  (Thay thế giắc co)

Một bên  Phanh sau bị e  Xả e


bánh có  Giữa 2 bên lốp có chênh lệch vì  (Thay lốp)
khuynh mòn đáng kể
hướng  Tải ở hai bên lốp không đều  Bố trí tải đều
trượt  Đĩa phanh biến dạng  (Tháo ra và chỉnh lại)

172
BÀN ĐẠP GA CÓ SỰ CỐ

Để biết được bàn đạp ga có được đạp hay không, có một công tắc (công tắc
kiểm tra) được lắp trên bàn đạp ga.

Nếu độ sâu khi đạp bàn đạp được báo về máy tính không chính xác do bàn đạp
ga có lỗi hay lỗi ở hệ thống điện, hộp đen điều khiển động cơ sẽ điều khiển tốc
độ động cơ tùy theo tín hiệu nhận được từ công tắc kiểm tra này. Vòng tua sẽ tùy
thuộc vào tải.

Sau khi đạp ga để lái xe đến nơi an toàn, kiểm tra mã lỗi và báo cho nhà phân
phối Komatsu.

Có 2 cách vận hành đối với bàn đạp ga: mỗi lần nhả bàn đạp ga (công tắc kiểm
tra OFF, ga lăng ty thấp), hay đạp ga hết cỡ (1500 vòng/phút).

Nếu giữ bàn đạp ga ở vị trí giữa, không thể đánh giá được hệ thống.

CHÚ Ý

Nếu hộp đen điều khiển động cơ không nhận được tín hiệu chính xác về độ sâu
đạp ga, đèn cảnh báo trung tâm sẽ nháy sáng và còi sẽ kêu liên tục đồng thời
hiển thị mã lỗi 02.

173
ĐỘNG CƠ
 ( ): Luôn liên hệ với nhà phân phối Komatsu để giải quyết.
 Đối với những lỗi không được đề cập trong cuốn sách này, liên hệ với nhà
phân phối Komatsu để giải quyết.

Sự cố Nguyên nhân chính Phương pháp sửa chữa

Đèn cảnh báo áp  Thiếu dầu động cơ  Bổ sung dầu.


suất dầu động cơ  Tắc lõi bầu lọc  Thay lọc.
sáng  Chảy dầu ở đường ống hay  (Kiểm tra, sửa chữa)
các te.
 Đứt dây nối cảm biến  (Sửa chữa, nối dây)
Nước trào ra trên  Thiếu nước làm mát, chảy  Kiểm tra, thêm nước.
đỉnh bộ tản nhiệt nước  Thay dây đai
(van áp suất)  Dây đai lỏng

Màn hình báo


 Cặn bẩn trong hệ thống làm  Thay nước, làm sạch bên
mực nước làm
mát trong hệ thống làm mát
mát động cơ
 Lưới lọc bộ tản nhiệt bị  Làm sạch, sửa chữa
hỏng hoặc tắc
Nhiệt độ nước
 Đồng hồ báo nhiệt độ nước  (Thay đồng hồ nhiệt độ
làm mát ở dải đỏ
làm mát hỏng nước làm mát)
Đèn cảnh báo  Bộ điều nhiệt hỏng  (Thay bộ điều nhiệt)
 Phớt bộ điều nhiệt hỏng  (Thay thế phớt)
nhiệt độ nước
 Nắp bộ tản nhiệt lỏng  Vặn chặt hay thay nắp
làm mát động cơ
 Đứt dây nối cảm biến  (Sửa chữa, nối dây)
sáng.

Đồng hồ báo  Đồng hồ báo nhiệt độ nước  (Thay đồng hồ báo nhiệt
nhiệt độ nước làm mát hỏng độ chất làm mát)
làm mát ở mức  Bộ điều nhiệt hỏng  (Thay thế bộ điều nhiệt)
thấp nhất và  Vào mùa Đông, gió lạnh  Lắp màn bộ tản nhiệt
không tăng lên thổi vào động cơ

Động cơ không  Thiếu nhiên liệu  Thêm nhiên liệu


nổ ngay cả khi  Hệ thống nhiên liệu bị e  (Sửa chữa chỗ e lọt vào)
mô tơ đề quay  Không có nhiên liệu trong  Đổ nhiên liệu vào lọc
lọc nhiên liệu
 Mô tơ đề quay động cơ quá  Xem phần điện
chậm
 Mô tơ đề không quay  Xem phần điện
 Khe hở van xú páp sai  (Điều chỉnh khe hở)

174
Nhiên liệu bị tắc  Ống thở thùng nhiên liệu bị  (Thay thế ống)
tắc

Tiêu hao nhiên  Rò rỉ nhiên liệu  (Kiểm tra, sửa chữa)


liệu quá cao  Thừa dầu động cơ  Đổ dầu đúng tiêu chuẩn
 Pít tông, xéc măng, sơ mi xi  (Thay thế)
lanh mòn
 Nhiên liệu bẩn  Dùng nhiên liệu sạch
Khí xả màu trắng
 Tăng áp hỏng  (Kiểm tra, thay thế)
hay hơi xanh

Khí xả màu đen  Tắc lọc khí  Làm sạch hay thay thế
 Pít tông, xéc măng, sơ mi xi  (Kiểm tra, sửa chữa)
lanh mòn
 Nén có vấn đề  Xem phần điều chỉnh khe
hở xú páp
 Tăng áp hỏng  (Kiểm tra, thay thế)
Động cơ đập  Có không khí vào bên trong  Sửa chữa nơi không khí rò
của dòng nhiên liệu rỉ
Thỉnh thoảng có  Kim phun hỏng  (Thay thế kim phun)
tiếng hơi lọt

Có tiếng gõ  Nhiên liệu kém chất lượng  Dùng nhiên liệu sạch
 Quá nhiệt  Xem phần “ Đồng hồ báo
nhiệt độ nước ở vạch đỏ”

175
MÃ LỖI

Nếu có sự cố xảy ra, tắt máy, đóng phanh đỗ và kiểm tra mã lỗi, sau đó liên hệ
với nhà phân phối Komatsu để sửa chữa.

Nếu mã lỗi E03 xuất hiện trên khung (1), hay mã hướng dẫn lỗi hiển thị sau
khi mã lỗi E02 xuất hiện, hay chữ “MAINTENANCE” xuất hiện cùng lúc với mã
hướng dẫn lỗi “E01”, làm theo hướng dẫn sau để kiểm tra mã lỗi.

1. Nếu có mã hướng dẫn lỗi hiển thị, ấn vào nút (>) trên công tắc (2) trên
bảng táp lô xe để kiểm tra lỗi. Mã lỗi sẽ hiển thị ở khung (1).
2. Ấn nút (>) một lần nữa. Số giờ và km sẽ hiển thị trong vài giây, sau đó màn
hình sẽ trở về màn hình hướng dẫn lỗi.
Nếu có nhiều hơn một lỗi, lỗi tiếp theo sẽ hiển thị.
3. Kiểm tra mã lỗi rồi liên hệ với nhà phân phối Komatsu để sửa chữa.

CHÚ Ý

 Mã lỗi gồm 6 số hiển thị trên cùng bên trái của màn hình báo lỗi.
 Mã hiển thị bên phải mã lỗi cho biết hộp đen nào đã phát hiện lỗi.
MON: Màn hình máy

TM: Hộp đen hộp số

ENG: Hộp đen động cơ

BK: Hộp đen phanh rà

 Dòng kẻ dưới cùng của màn hình cho biết lỗi phát ra từ hệ thống nào.

176
CHƯƠNG 4

BẢO DƯỠNG

CẢNH BÁO
Hãy đọc và chắc chắn đã hiểu hết phần An Toàn trước khi đọc phần bảo dưỡng

177
HƯỚNG DẪN BẢO DƯỠNG
CẢNH BÁO
Trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng máy, nếu ai đó khởi động động cơ hoặc vận hành máy,
và có ai đó đang thực hiện kiểm tra, sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. luôn thực hiện như sau:

 Khi kiểm tra và bảo dưỡng máy, treo biển cảnh báo "DO NOT OPERATE" vào
cần số(1) để mọi người biết rằng máy đang kiểm tra. Nếu cần thiết, chắn hàng
rào quanh máy.
 Nếu có biển "DO NOT OPERATE" trên máy, có nghĩa là máy đang kiểm tra.
Không được khởi động động cơ và di chuyển máy.
 Khi không dùng tấm biển cảnh báo, cho nó vào hộp. Nếu không có hộp thì giữ
nó cùng với sách hướng dẫn vận hành.
 Nếu máy di chuyển không cần thiết trong khi bảo dưỡng, nó có thể gây chấn
thương nặng. Trong khi bảo dưỡng, chỉ cho phép những công nhân cần thiết
vào máy. Nếu cần thiết, bố trí một công nhân quan sát máy.
 Khi làm việc cùng với người khác, rất nguy hiểm khi có sự cố về thông tin
giữa các công nhân và gây ra các tai nạn đáng tiếc. Khi sửa máy, bố trí một
công nhân hướng dẫn công việc.
 Khi chọn vị trí để kiểm tra và bảo dưỡng, chọn nơi bằng phẳng để đảm bảo an
toàn, không có đá, trơn trượt. Nếu vị trí không thích hợp cho việc bảo dưỡng
và kiểm tra, sẽ có nguy hiểm cho người.
 Khi kiểm tra và bảo dưỡng khi động cơ nổ, cần thực hiện công việc với ít nhất
2 người và phải tuân thủ nội quy nghiêm ngặt. Trong quá trình kiểm tra và bảo
dưỡng sẽ rất nguy hiểm khi máy di chuyển đột ngột, hoặc người vướng vào
các chi tiết quay và làm chấn thương nặng.
 Đặt công tắc phanh đỗ ở vị trí PARKING để đóng phanh, sau đó đặt tấm chèn
lốp dưới lốp để tránh máy di chuyển.
 Một người cần ngồi trên ghế lái để có thể tắt máy bất kỳ lúc nào và mọi người
luôn phải liên lạc với nhau.
 Hạ ben, giữ cần ben ở vị trí HOLD, khoá lại. sau đó dừng máy.
 Khi kiểm tra quạt gió, dây curoa, hoặc các chi tiết quay khác, không để cơ thể
và quần áo chạm vào chúng .
 Trong khi kiểm tra và bảo dưỡng, không chạm vào vô lăng, cần số, hoặc cần
ben nếu không cần thiết. Nếu cần thiết phải chạm vào các chi tiết này thì ra
hiệu cho người khác để họ di chuyển đến nơi an toàn.
 Nếu dụng cụ hoặc chi tiết rơi vào dây curoa hoặc cánh quạt, chúng sẽ bị văng
lên và gây nguy hiểm.
Không kiểm tra các mục không có trong quyển sách này.

178
CHÚ Ý

 Nếu khu vực làm bảo dưỡng và kiểm tra không sạch sẽ, sẽ nguy hiểm cho
người bị trượt, ngã và chấn thương. Để búa, dụng cụ ở phía dưới khu vực
làm việc, lau sạch dầu, mỡ. Luôn giữ cho khu vực làm việc sạch sẽ và gọn
gàng để thực hiện công việc an toàn.
 Luôn dùng các dụng cụ đúng thao tác. Không dùng các dụng cụ hỏng hoặc
không chính xác cho các công việc khác. sử dụng chúng sẽ gây nguy hiểm.
KIỂM TRA ĐỒNG HỒ BÁO GIỜ
Kiểm tra đồng hồ báo giờ thường ngày để biết thời gian cần làm bảo dưỡng.
CÁC CHI TIẾT THAY THẾ CHÍNH HÃNG KOMATSU
Sử dụng các chi tiết thay thế chính hãng Komatsu đúng như trong sách cấu tạo
máy. Hãy liên hệ với nhà phân phối về các chi tiết thay thế.
DẦU CHÍNH HÃNG KOMATSU
Để bôi trơn máy, dùng chất bôi trơn chính hãng Komatsu, cần biết thêm về việc
sử dụng loại dầu thích hợp dựa vào nhiệt độ môi trường.
LUÔN DÙNG CHẤT LÀM SẠCH CỬA KÍNH
Dùng nước rửa kính ôtô và cẩn thận không để bụi bẩn vào
LUÔN DÙNG DẦU VÀ MỠ SẠCH
Dùng dầu và mỡ sạch, giữ cho các thùng chứa dầu và mỡ luôn sạch. không để
tạp chất vào dầu và mỡ.
KIỂM TRA TẠP CHẤT TRONG DẦU XẢ VÀ TRONG PHIN LỌC THAY THẾ
Sau khi thay dầu và các bầu lọc, kiểm tra dầu xả và các phin lọc các tạp chất và
mạt. nếu có lượng lớn mạt sắt hoặc tạp chất, phải báo cáo để thay thế và thực
hiện các công việc thích hợp.
THAY DẦU
Nếu máy có trang bị lọc thô dầu nhiên liệu, không được thay thế khi dầu phun.
CÁC MỤC BẢO VỆ BẢN THÂN
CẢNH BÁO
 Luôn đội mũ cứng và giầy bảo hộ, luôn đeo kính bảo hộ, khẩu trang dây
an toàn và các thiết bị an toàn. Nếu không dùng các thiết bị an toàn thích
hợp, bạn có thể sẽ bị thương nặng.
 Nếu tóc xoã ra khỏi mũ bảo hộ, nó có thể vướng vào các chi tiết quay và
gây chấn thương. Nếu tóc bạn dài, buộc lại để không xoã ra khỏi mũ.

179
Luôn mặc quần áo bảo hộ trong công việc. Đội mũ
bảo hộ để bảo vệ đầu và giầy bảo hộ để bảo vệ
chân, Dựa vào điều kiện công việc, luôn đeo kính
bảo hộ, bịt tai, dây an toàn, hoặc các thiết bị an
toàn khác.

GIỮ CHO MÁY SẠCH


CẢNH BÁO
 Nếu có bùn hoặc dầu trên máy, chân bạn sẽ bị trơn khi bạn trèo lên máy hoặc
khi kiểm tra máy và bảo dưỡng. luôn lau sạch bùn hoặc dầu tích tụ trên máy
và giữ máy sạchsẽ
 Khi nước vào hệ thống điện, hệ thống điện có thể làm việc không tốt và làm
cho máy có lỗi. Nếu nó bị sai, rất nguy hiểm khi máy có thể di chuyển không
cần thiết, và sẽ gây nguy hiểm cho người. Khi làm sạch máy, không phun
nước vào hệ thống điện, cảm biến.
Luôn giữ cho máy sạch sẽ.
Lau sạch bùn hoặc mỡ tích tụ trên máy.
Không phun nước vào các thiết bị điện
CHÚ Ý CÁC THIẾT BỊ CHIẾU SÁNG
CẢNH BÁO
khi kiểm tra nhiên liệu, dầu, chất điện phân, nước rửa kính, hoặc chất làm
mát, luôn dùng đèn chiếu sáng chuyên dụng. Nếu không sử dụng đèn chiếu
sáng chuyên dụng, nhiên liệu, chất điện phân, nước rửa kính hoặc nước
làm mát có thể cháy và gây nguy hiểm cho cơ thể.
Nhiên liệu, dầu, chất điện phân, nước làm mát động cơ là các chất dễ cháy. sẽ
nguy hiểm nếu chúng cháy bởi các tia lửa của thiết bị đánh lửa. Luôn sử dụng
các thiết bị chiếu sáng chuyên dụng.
Châm thuốc là một nguồn trên máy. Luôn sử dụng các thiết bị có khả năng thấp
hơn máy lửa. Để biết chi tiết xem “CHÂM THUỐC LÁ trang 3 -39”.
XI LANH GIẢM SÓC VÀ BÌNH TÍCH ÁP
CẢNH BÁO
Xilanh giảm sóc và bình tích năng được nạp bằng khí nitơ áp suất cao. Nếu sử
dụng sai sẽ gây ra nổ nguy hiểm và gây chấn thương. để tránh tai nạn, thực hiện
như sau:
 không tháo hoặc di chuyển chúng nếu không cần thiết

180
 Không mang lửa lại gần
 không khoan lỗ, hàn hoặc cưa để cắt.
 không va đập mạnh bằng búa

Xi lanh giảm sóc và bình tích năng được nạp bằng khí nitơ áp suất cao. Rất nguy
hiểm nếu sử dụng không đúng chúng.
Khi nạp khí nitơ hoặc giảm ga, hỏi nhà phân phối để thực hiện công việc.
CHÚ Ý VỚI LỬA
CẢNH BÁO
Không mang lửa tiếp xúc với nhiên liệu, dầu, chất chống đông, hoặc nước rửa
kính. Rất nguy hiểm nếu chúng cháy và gây ra lửa
Không cho chúng tiếp xúc với lửa. Nếu chúng bị rò rỉ thì lau sạch chúng ngay.
 Không hút thuốc lá hoặc nguồn lửa tiếp xúc với nhiên liệu, dầu, chất chống
đông hoặc nước rửa kính.
 Không khởi động động cơ khi đổ thêm dầu hoặc nhiên liệu
 Không di chuyển máy khi đổ thêm dầu, nhiên liệu, chất chống đông hoặc nước
rửa kính. luôn phải kiểm tra không có chất lỏng bị trào ra trong quá trình đổ đầy
 Sau khi đổ thêm dầu, nhiên liệu, xiết chặt các nắp đậy, tránh dầu, nhiên liệu
trào ra.
 Rất cẩn thận không để nhiên liệu trào ra ngoài trên bề mặt nóng hoặc trên các
hệ thống điện
 Sau khi đổ thêm dầu hoặc nhiên liệu, lau sạch dầu và nhiên liệu bằng rẻ khô
 Sau khi lau bằng rẻ khô, bỏ rẻ và các chất dễ cháy vào thùng thích hợp và để
các thùng chứa ở nơi không tiếp xúc với lửa.
 Dùng dầu ga doan không cháy để rửa các chi tiết. Không dùng nhiên liệu, khí
ga, hoặc chất bắt lửa.
 Không hàn hoặc dùng khí ga cắt đường ống chứa chất dễ cháy.
 Nhiên liệu và dầu là chất dễ biến chất, do đó giữ chúng ở nơi điều kiện tốt.
 Luôn để dầu và nhiên liệu ở nơi thích hợp và ở nơi tốt nhất. không cho người
không phân jsự vào trong
 Khi thực hiện hàn máy, di chuyển máy đến nơi không nguy hiểm hoặc không
tiếp xúc với lửa.
ĐIỀU CHỈNH KHÔNG CẦN THIẾT
CẢNH BÁO
Không thực hiện các chỉnh sửa không cần thiết cho máy. Nếu máy bị chỉnh sửa,
nếu có vấn đề xảy ra không an toàn thì sẽ gây ra nguy hiểm. trước khi thực hiện
điều chỉnh, phải hỏi nhà phân phối.

181
Liên hệ với nhà phân phối các sự điều chỉnh. Nếu thực hiện các điều chỉnh mà
không liên hệ với ai, chức năng của máy sẽ không tốt và có vấn đề về an toàn.
HƯỚNG DẪN HÀN
- Tắt công tắc động cơ.
- Không được dùng điện áp trên 200v liên tục.
- Hãy nối dây mát 1m ( khoảng 3,3 fit ) tại vùng cần hàn.Nếu dây nối mát được
nối gần bảng táp lô, các giắc nối… thì có thể làm hỏng bảng điều khiển.
- Nếu giữa vật hàn và điểm nối mát có một vành chắn hay vòng bi thì hãy dịch
chuyển điểm nối mát để tránh dòng điện qua vòng bi.
- Không được sử dụng khu vực xung quanh ắc qui hay xi lanh thuỷ lực làm điểm
nối mát.Tia lửa điện phóng ra có thể làm hỏng lớp mạ.
KHÔNG ĐƯỢC ĐỂ VẬT LẠ RƠI VÀO BÊN TRONG MÁY

- Khi mở cửa sổ để kiểm tra hay mở ắc nạp dầu để tiến hành kiểm tra , hết sức
cẩn thận không để rơi đai ốc, bulông, hay dụng cụ vào bên trong.Nếu những vật
như vậy rơi vào máy, nó có thể gây hư hỏng , làm sai chức năng và dẫn đến
hỏng nặng.Khi vật lạ rơi vào máy cần lấy ra ngay.
- Không nên để nững gì không cần thiết trong túi áo quần. Chỉ mang những thứ
cần để kiểm tra.
BỤI BẨN Ở CÔNG TRƯỜNG
Khi làm việc ở công trường nhiều bụi bẩn, cần thực hiện như sau:
- Kiểm tra mắt chỉ báo bụi để xem lọc gió có bị tắc không. Hãy vệ sinh lõi lọc sớm
hơn qui định.
- Vệ sinh cánh tản nhiệt (két nước) thường xuyên hơn để tránh bị tắc.
- Vệ sinh và thay lọc nhiên liệu thường xuyên hơn.
- Kiểm tra các linh kiện điện, đặc biệt là máy phát điện và môtơ khởi động để
tránh sự tích tụ bụi.
- Khi kiểm tra hoặc thay dầu hãy di chuyển xe đến một vị trí sạch để tránh bụi
bám vào dầu.
TRÁNH TRỘN LẪN CÁC LOẠI DẦU.
Nếu trộn nhiều loại dầu khác nhau thì nên xả dầu đó và thay thế bằng một loại
dầu xác định.
KHOÁ CÁC TẤM CỬA KIỂM TRA
Khoá cẩn thận các tấm cửa kiểm tra bằng thanh (chốt) khoá. Khi tiến hành kiểm
tra hay bảo dưỡng mà tấm kiểm tra không được khoá thì sẽ gây nguy hiểm tổn
thương cho công nhân do bị sập do gió thổi.
CHÚ Ý KHI THÁO ỐNG THUỶ LỰC
182
Hệ thống thuỷ lực thường có áp suất bên trong.Khi kiểm tra hay thay ống mềm
hay cứng, thường xuyên kiểm tra xem áp suất trong mạch thuỷ lực đã được xả
chưa?
Việc kiểm tra và bảo dưỡng trong khi mạch thuỷ lực còn áp suất sẽ dẫn đến tổn
thương nghiêm trọng.
Chi tiết của phương pháp xả áp suất hãy xem ở mỗi hạng mục kiểm tra và bảo
trì.
HỆ THỐNG THUỶ LỰC - XẢ E
Khi các thiết bị công tác được sửa chữa hoặc thay thế hay khi đường ống thuỷ
lực được tháo ra và lắp lại thì cần xả e trên hệ thống thuỷ lực. Hãy xem phần khi
cần thiết.
CHÚ Ý KHI THÁO LẮP ỐNG THUỶ LỰC :
+ Khi tháo những phần có vòng gioăng và tấm đệm luôn làm sạch bề mặt cần lắp
và thay thế vòng giăng nếu thấy cần thiết.
Khi thực hiên công việc này luôn nhớ lắp vòng giăng trước khi lắp ống thuỷ lực.
+ Khi lắp đường ống thuỷ lực không nên để xoắn ống hay làm cong đầu kẹp.
Điều này có thể gây ra hỏng ống và làm giảm tuổi thọ của ống thuỷ lực.
KIỂM TRA SAU KHI TIẾN HÀNH CÔNG VIỆC BẢO DƯỠNG :
Nếu sau khi tiến hành công việc bảo dưỡng mà quên công việc kiểm tra lại thì có
thể có những vấn đề bát ngờ xảy ra những tai nạn đáng tiếc vì vây nên làm theo
các kiểu sau đây :
+ Kiểm tra sau khi vận hành ( với động cơ dừng)
. Kiểm tra xem có điều gì còn quên chưa làm trong qua trình bảo dưỡng.
. Kiểm tra xem còn điều gì chưa thực hiện trong quá trình bảo dưỡng.
. Kiểm tra xem còn các dụng cụ hay phụ tùng rơi vào trong máy không vì nó rất
nguy hiểm khi động cơ nổ hay chạm vào các phần công tác
. Kiểm tra xem còn rò rỉ dầu không ? vặn chặt hết các đai ốc đã thá ra trong khi
bảo dưỡng.
+ Kiểm tra khi động cơ nổ :
. Xem chi tiết ở phần vận hành động cơ khi để nổ động cơ cần hai người công
nhân để kiểm tra và hết sức cẩn thận.
. Kiểm tra xem các công việc kiểm tra và bảo dưỡng đã làm đúng hay chưa?
. Kiểm tra xem dầu động cơ có bị rò rỉ không khi tăng tốc độ động cơ.

183
chØ dÉn b¶o d­ìng :
Luôn dùng đúng phụ tùng chính hiệu, dùng đúng loại dầu mỡ để thay thế.
Khi thay hoặc bổ sung dầu không được trộn lẫn với loại khác phẩm cấp . Khi thay
loại dầu thì xả tất cả dầu cũ và thay bằng dầu mới hoàn toàn. Luôn luôn thay lọc
khi thay dầu
(Không vấn đề gì khi một lượng nhỏ dầu cũ còn lại trong đường ống trộn với dầu
mới )
-Trừ những trường hợp khác, khi máy được vận chuyển từ nhà máy, nó được
cho đầy đủ dầu và nước làm mát được liệt kê theo bảng dưới đây.

Danh Mục Loại

Dầu động cơ EO15W40DH

Dỗu hộp số Dầu truyền động TO30

Dầu trợ lực lái, giảm xóc trước, Dầu truyền động TO10
sau

Dầu vi sai, truyền lực sau cùng Dầu truyền động TO30

Nước làm mát Loại supercoolant AF-NAC(độ đặc trên 30%)

CHỈ DẪN VỀ DẦU, MỠ, CHẤT LÀM MÁT VÀ PHIN LỌC


DẦU ĐỘNG CƠ
 Dầu được sử dụng trong động cơ và mạch thuỷ lực dưới điều kiện rất khắc
nghiệt (nhiệt độ cao, áp suất cao) và dần dần bị hao mòn và giảm chất lượng
trong quá trình sử dụng. Luôn luôn sử dụng dầu với phẩm cấp phù hợp và
trong khoảng nhiệt độ lớn nhất và nhỏ nhất được đề nghị trong sách hướng
dẫn vận hành và bảo dưỡng.Thậm chí nếu dầu không bị bẩn thì vẫn phải luôn
luôn thay thế dầu theo định kì như đã chỉ dẫn.
 Dầu bôi trơn giống như máu trong cơ thể con người do vậy phải luôn luôn cẩn
thận khi sử dụng để tránh tạp chất như nước , hạt kim loại, bụi lọt vào .Phần
lớn các sự cố xảy ra với máy là do các tạp chất lọt vào động cơ do vậy cần
chú ý cẩn thận không để tạp chất lọt vào trong quá trình bảo quản dầu mỡ
hay khi bổ sung.
 Không bao giờ trộn lẫn các loại dầu có phẩm cấp và nhãn mác khác nhau.

184
+ Luôn bổ sung thêm lượng dầu theo chỉ dẫn.Có quá nhiều hay quá ít dầu trong
máy cũng là nguyên nhân gây ra sự cố.
+ Nếu dầu trong máy công tác không rõ ràng có thể có nước hay không khí lọt
vào thì nên báo với hãng Komatsu.
+ Khi thay dầu thì nên thay lọc có liên quan cùng lúc.
+ Chúng tôi khuyên khách hàng nên phân tích mẫu dầu định kì để kiểm tra tình
trạng của máy. Quí khách nào sử dụng dịch vụ này thì vui lòng liên hệ với đại lý
của hãng komatsu.
+ Khi dùng dầu bán ngoài thị trường, cần giảm bớt thời gian chu kì định ngạch
bảo dưỡng.NHIÊN LIỆU
+ Để tránh các hạt nước đọng lại trong thùng nhiên liệu nên bổ sung đầy nhiên
liệu sau mỗi ngày làm việc.
+ Bơm nhiên liệu là một thiế bị chính xác vì vậy nhiên liệu bị lẫn nước hay bụi thì
bơm không thể làm việc chính xác được.
+ Cẩn thận không để tạp chất lọt vào trong quá trình cất trữ hay bổ sung nhiên
liệu.
+ Luôn sử dụng nhiên liệu theo chỉ dẫn trong sách vận hành và bảo dưỡng.Nhiên
liệu có thể sánh lại tuỳ theo nhiệt độ khi sử dụng( đặc biệt trong trường hợp nhiệt
độ xuống dưới 15độ c ) khi đó cần thay thế nhiên liệu phù hợp với nhiệt độ môi
trường.
+ Trước khi khởi động máy hay sau khi bổ sung nhiên liệu 10 phút thì nên xả các
tạp chất ra khỏi thùng nhiên liệu.
+ Nếu máy hết nhiên liệu hay thay thế phin lọc thì cần xả e toàn bộ hệ thống
nhiên liệu.
+ Nếu có tạp chất lẫn vào thùng chứa nhiên liệu thì cần rửa thùng và hệ thống
nhiên liệu .

CHẤT LÀM MÁT VÀ NƯỚC PHA TRỘN

+Chất làm mát có chức năng rất quan trọng trong việc tránh han gỉ và chống
đông. Ngay cả trong vùng nhiệt đới( không bị đóng băng ) thì chất chống đông
vẫn nên dùng.Các thiết bị của komatsu khi giao luôn được cung cấp chất chống
đông chính hãng trong két nước làm mát .Chất chống đông này có tác dụng ngăn
ngừa sự han gỉ trong hệ thống làm mát.Chất chống đông có thể sử dụng liên tục
trong hai năm hoặc 4000 giờ máy hoạt động.Do đó có thể sử dụng cả trong
trường hợp nhiệt độ cao.

185
+Khi hoà nước với chất chống đông nên hoà nước cất hoặc nước máy( nước
mềm)Nước sông (nước cứng) chứa nhiều tạp chất bẩn và canxi , nếu dùng thì
các tạp chất này lọt vào két nước và động cơ gây nên hiên tượng máy
nóng.Không nên sủ dụng loại nước mà nó không dùng để uống.

+Khi sử dụng các chất chống đông nên tuân theo các chỉ dẫn trong sách hướng
dẫn vận hành và bảo dưỡng.

+Chất chống đông là 1 chất rất dẽ bắt lửa vì vậy không để nó gần với lửa.

+Nếu nhiệt độ động cơ quá nóng thì nên đêt nó nguội trước khi bổ sung chất làm
mát.

+Nếu mức nước làm mát thấp thì có thể là nguyên nhân làm cho nhiệt độ động
cơ tăng và gây ra gỉ trong hệ thống két nước.

MỠ

+ Mỡ được dùng trong các khớp nối và ngăn không cho kẹt cũng như làm giảm
tiếng kêu

+ Thiết bị này làm việc dưới điều kiện nặng nhọc.Nên thường xuyên dùng mỡ bôi
trơn được khuyến cáo và phù hợp với nhiệt độ môi trường bên ngoài.

+ Các vú mỡ chỉ dùng trong quá trình đại tu thì không cần phải tra mỡ.Nếu các
chi tiết bị cứng sau quá trình sử dụng lâu thì cần bổ sung thêm mỡ.

+ Luôn luôn gạt hết mỡ cũ bị đùn ra sau khi thay mỡ mới , cẩn thận gạt hết mỡ cũ
ở những nơi có cát bụi có thể dính vào và gây mòn các chi tiết chuyển
động.Thực hiện công việc phân tích mẫu dầu (KOWA)

+ Viêc phân tích mẫu dầu để ngăn chặn sự cố xảy ra với máy và tìm biên pháp
tăng tuổi thọ cho máy.Khi lấy mẫu dầu phân tích thì có thể biết được chi tiết nào
trong máy mòn nhiều nhanh và các sự cố bất thường khác.

THỰC HIỆN CÔNG VIỆC PHÂN TÍCH MẪU DẦU (KOWA)

Việc phân tích mẫu dầu để ngăn chặn sự cố xảy ra với máy và tìm biện pháp
tăng tuổi thọ cho máy. Khi lấy mẫu dầu phân tích thì có thể biết được chi tiết nào
trong máy mòn nhanh và sự cố bất thường khác.

Chúng tôi khuyên người sử dụng máy nên sử dụng dịch vụ này. Việc phân tích
dầu được tiến hành với chi phí tực tế, vậy chi phí thấp và kết quả phân tích được
báo cáo cùng với các khuyến cao sẽ làm giảm chi phí sửa chữa và giảm thời
gian máy chết.

186
Các mục phân tích kowa :
-Đo nồng độ mạt kim loại mòn có trong dầu (đồng,
sắt).

-Đo lượng hạt kim loại ( sắt ) có kích thước không


nhỏ hơn 5 micromet.

-Những phân tích khác : xác định lượng nước trong


dầu, nồng độ nước làm mát, tỷ lệ nhiên liệu lọt vào
dầu máy ,độ nhớt động học.

MẪU DẦU

-Chu kì lấy mẫu dầu :Dầu động cơ : 250 giờDầu khác : 500 giờ

-Chú ý khi lấy mẫu dầu :

+ Đảm bảo dầu được trộn đều trước được lấy làm mẫu .

+ Thực hiện lấy mẫu dầu đúng định kì.

+ Không nên lấy mẫu dầu trong những ngày mưa gió vì nước mưa bụi có thể lẫn
vào.

CẤT GIỮ DẦU VÀ NHIÊN LIỆU


+ Luôn bảo quản trong nhà để tránh nước hay bụi bẩn và các tạp chất lẫn vào.
+ Khi cất giữ các can dầu trong thời gian dài cần quay miệng can vào trong để
tránh hơi ẩm lọt vào . Nếu để can ngoài trời cần che phủ để tránh nước mưa.
+ Để tránh trường hợp chất lượng dầu bị thay đổi do cất trữ lâu ngày cần sử
dụng nhiên liệu và dầu theo nguyên tắc cất trữ dùng trước ( dầu và nhiên liệu cũ
nhất thì dùng trước ).

187
CÁC LOẠI LỌC
+ Các loại lọc là các bộ phận an toàn rất quan trọng . Chúng ngăn chặn không
cho tạp chất và các bụi bẩn lọt vào hệ thống và thiết bị công tác và động cơ gây
ra sự cố. Nên thay thế các lọc theo định kì.Chi tiêt xem phần hướng dẫn vận
hành và bảo dưỡng. Tuy nhiênlàm việc trong điều kiện khắc nghiệt thì cần fải
xem xét thay thế theo chu kì ngắn hơn thông thường theo loại nhiên iệu được sử
dụng.
+ Không được cố rửa sạch lõi lọc và sử dụng lại chúng.Luôn thay thế lõi lọc
mới.Khi thay thế lõi lọc mới cần kiểm tra xem các mạt kim loại có bám vào lõi lọc
cũ không.Nếu có thì báo ngay cho hãng.
+ Không nên tháo các gói đựng lõi lọc mới khi chưa sử dụng.Luôn sử dụng lõi lọc
chính hiệu Komatsu.
HỆ THỐNG ĐIỆN
+ Nếu thiết bị điện bị ướt hay vỏ bọc dây bị hư hỏng thì hệ thống điện có thể gây
ra nguy hiểm. Nó có thể gây ngắn mạch và dẫn đến hỏng các chức năng của
xe.Không được rửa bên trong cabin bằng nước.Khi rửa chú ý không để nước
bắn vào các linh kiện điện.
+ Kiểm tra độ căng dây cua roa, độ mòn và hư hỏng của cua roa, dung môi ắc qui
sẽ liên quan đến công tác bảo dưỡng linh kiện điện.
+ Không nên lắp các cụm chi tiết điện nào khác với chỉ dẫn của komatsu.
+ Hiệu ứng điện từ bên ngoài có thể gây nhiễu loạn cho bộ điều khiển hệ thống
nên trước khi lắp đầu thu radio hay thiết bị không dây cần liên hệ với đại diện của
KOMATSU.
+ Khi hoạt động trên bờ biển cẩn thận giữ cho hệ thống điện khỏi bị han gỉ.
+ Khi lắp máy lạnh hay một thiết bị nào khác cần nối chúng với 1 thiết bị độc lập.
Các nguồn điện bổ sung không bao giờ nối với cầu chì, máy phát hay ắc qui.

188
PHỤ TÙNG MAU MÒN CHÓNG HỎNG

Các phụ tùng mau mòn chóng hỏng như phin lọc , lõi lọc khí vân vân.., được
thay thế định kì trước khi hỏng hoàn toàn.

Các phụ tùng mau mòn chóng hỏng được thay thế chính xác để tiết kiệm về kinh
tế Cần thay thế phụ tùng chính hiệu komatsu .Khi đặt mua phụ tùng cần kiểm tra
số danh điểm trong sách phụ tùng .
DANH MỤC PHỤ TÙNG THAY THẾ

Các phụ tùng trong ngoặc đơn cần thay thế cùng một lúc
Danh mục Số danh điểm Tên phụ tùng Slg Chu kì thay thế

Phin lọc dầu động cơ 600-211-1340 Lõi lọc 3

Phin lọc nhiên liệu thô 600-319-4540 Lõi lọc 2


Cứ mỗi 500 giờ
Phin lọc nhiên liệu tinh 600-311-3550 Lõi lọc 2

Phin lọc dầu hộp số 569-16-81160 Lõi lọc 2

(07000-02125) ( gioăng chỉ) (2)

Lọc chống gỉ 600-411-1171 Lõi lọc 1

Lọc dầu phanh 569-43-83920 Lọc 1

(07000-12065) ( gioăng chỉ ) (1)


Cứ mỗi 1000 giờ
(07000-02065) ( vòng phụ) (1)

Lọc dầu làm mát phanh 07063-51210 Lọc 1


sau
(07000-F5180) ( gioăng chỉ) (1)

Lọc dầu nâng ben, lái 07063-51210 Lọc 1


Cứ mỗi 2000 giờ
07000-F5180 ( gioăng chỉ ) (1)

Lọc tách nước 600-311-9350 Vỏ 2

600-311-9350 Gioăng 2

600-311-9350 màng 2
Khi yêu cầu
Phin lọc gió 600-185-6100 Lọc ngoài 2

600-185-6100 Lọc trong 2

Pin đồng hồ đếm lần tải 581-86-55710 Pin 1

189
KHUYẾN CÁO VỀ NHIÊN LIỆU, NƯỚC LÀM MÁT VÀ CHẤT BÔI TRƠN

 Các loại dầu chính hãng Komatsu được điều chỉnh để đảm bảo cho khả năng
làm việc của các máy xây dựng và thiết bị komatsu.
 Để giữ cho máy của bạn ở điều kiện làm việc tốt nhất trong thời gian dài, cần
phải tuân theo những điều trong cuốn sách hướng dẫn vận hành và bảo
dưỡng.
 Nếu không tuân thủ các khuyến cáo của chúng tôi sẽ gây ra giảm tuổi thọ của
máy hoặc mài mòn quá mức của động cơ, hộp số, hệ thống làm mát và các
cụm chi tiết khác.
 Chất bôi trơn có pha thêm chất phụ gia có thể tốt cho máy nhưng nó cũng có
thể gây ra tổn hại cho máy. Chúng tôi không khuyến cáo dùng chất bôi trơn có
chất phụ gia
 Dùng dầu được khuyến cáo dùng theo nhiệt độ môi trường theo bảng phía
dưới
 Sức chứa đặc biệt có nghĩa là tổng lượng dầu bao gồm cả dầu trong thùng và
dầu trong đường ống. Đổ đầy lại có nghĩa là lượng dầu cần để đổ đầy hệ
thống trong quá trình kiểm tra và bảo dưỡng.
 Khi khởi động máy ở nhiệt độ thấp hơn 00C, nên dùng dầu đa cấp. Chỉ khi
nhiệt độ môi trường cao hơn nhiệt độ trong ngày.
 Nếu máy làm việc ở nhiệt độ môi trường thấp hơn -200C, cần phải có lọc tách
nước, liên hệ với nhà phân phối
 Khi nhiên liệu chứa nhỏ hơn 0.5% lưu huỳnh, thay thế dầu động cơ theo bảng
dưới đây trong cuốn sách hướng dẫn vận hành và bảo dưỡng.
 Nếu lượng lưu huỳnh lớn hơn 0.5% thì thay dầu động cơ theo bảng dưới đây

Mức lưu huỳnh Chu kỳ thay dầu động cơ

Nhỏ hơn 0.5 500 giờ

0.5 -1 250 giờ

1.0 và cao hơn Không dùng

 Nếu dùng các loại nhiên liệu này, nhiều vấn đề nguy hiểm sẽ xảy ra do dầu
động cơ sớm bị hỏng hoặc làm các chi tiết của động cơ sớm bị mài mòn. Nếu
dùng chúng, cần phải kiểm tra các mục sau:
1) Kiểm tra TBN ( tổng số các thành phần chính ) của dầu thường xuyên
bằng dụng cụ đo và thay dầu theo kết quả kiểm tra
2) Luôn phải thay thế dàu theo chu kỳ sao cho ngắn hơn nhiều so với tiêu
chuẩn
3) Kiểm tra các hạng mục khác của động cơ nhở các chuyên gia của hãng khi
thay đổi chu kỳ thay thế các chi tiết và chu kỳ đại tu động cơ sớm hơn.

190
SỬ DỤNG NHIÊN LIỆƯ NƯỚC LÀM MÁT VÀ BÔI TRƠN THEO NHIỆT ĐỘ
MÔI TRƯỜNG

nhiÖt ®é m«i trêng


-
H¹ng môc lo¹i chÊt láng
22 -4 14 32 50 68 86 104 122 F
- -
-30 20 10 0 10 20 30 40 50 C KhuyÕn c¸o
Note 1 EOSOW30

Note 1 EOS5W40
DÇu ®éng
DÇu ®éng c¬
c¬ EO10W30DH

EO15W40DH

EO30DH

DÇu truyÒn ®éng TO10


DÇu hép sè
(Note2)
TO30

DÇu truyÒn ®éng TO10


Thïng dÇu
l¸i, n©ng
ben DÇu thuû lùc HO46-HM

HO - MVK

Gi¶m sãc DÇu thuû lùc HO - MVK


DÇu vi sai
DÇu truyÒn ®éng TO30
DÇu cÇu

Mì Mì chÞu nhiÖt G2-T, G2-TE

Mì ch× G2-LI
Níc lµm
m¸t AF_NAC AF_NAC
lo¹i ASTM sè 1-
DS15
Thïng dÇu Diesel
lo¹i ASTM sè 2-
DS15

191
Mục Dâù động Dâù Dâù laí, Giảm sóc Giảm sóc Dâù cầu
cơ hộpsố ben trước sau
Sức chứa

Đổ đâỳ (lít) 86 318 180 16.5 11.3 95

Đổ lại (lít) 80 215 122 4.4 3.0 95

Mục Dâù giảm Dâù nhiên Nước làm


tốc (1 bên) liệu mát
Sức chứa

Đổ đâỳ (lít) 32 780 157

Đổ lại (lít) 21 - -

CHÚ Ý

Chỉ sử dụng dầu Diesel

Động cơ trang bị trên máy là loại phun điện tử, áp suất cao do đó cần phải có tỉ lệ nhiên liệu tốt
và khí xả đã xử lý. Trong trường hợp này, nó cần có các chi tiết có độ chính xác cao và yêu cầu
điều kiện bôi trơn và làm mát tốt.

 Chú ý 1: HTHS ( sự trượt ở mức độ cao trong nhiệt độ cao 1500C), phù hợp với ÁTM
D4741 được dùng cao hơn 3.5 Mpa. Dầu Komatsu thích hợp là EOS0W30 và EOS5W0
 Chú ý 2: dầu truyền động khác với dầu động cơ. Luôn dùng dầu khuyến cáo của hãng
 Chú ý 3: mỡ (G2-T,G2-TE) là loại dầu chất lượng cao. Khi nó dùng để cải thiện khả năng
bôi trơn của mỡ để tránh hỏng các chốt và bạc, khuyến cáo nên dùng mỡ G2-T,G2-TE.
 Chú ý 4: Nước làm mát chất lượng cao ( AF-NAC)
1. nước làm mát có chức năng rất quan trọng trong việc chống rỉ cũng như chống đông.
Chỉ ở những khu vực đông cứng không được đề cập đến, dùng chất chống đông không
cần thiết. Các máy Komatsu được trang bị cùng với nước làm mát chất lượng cao AF-
NAC. Nó có chức năng chống rỉ và chống đông rất tốt và khả năng làm mát có thể dùng
liên tục trong 2 năm hoặc 4000 giờ. Do đó chúng tôi khuyến cáo nên dùng.
2. Để biết chi tiết tỉ lệ pha trộn chất làm mát và nước, xem “LÀM SẠCH BÊN TRONG HỆ
THỐNG LÀM MÁT trang 4 -29.
3. Để đảm bảo khả năng chống rỉ của AF-NAC, luôn giữ tỉ lệ của nó trong nước làm mát .
NHÃN HIỆU SẢN PHẨM NÊN DÙNG THAY CHO VẬT TƯ CHÍNH HIỆU CỦA
KOMATSU:

Khi sử dụng các vật tư bôi trơn trên thị trường ( ngoài vật tư của Komatsu ), hãy
tham khảo trang web cuả hãng để chọn loại có chất lượng mới nhất.

192
TIÊU CHUẨN LỰC XIẾT CHO BULÔNG VÀ ĐAI ỐC :

Nếu không có những qui định riêng về lực xiết cho bu lông và đai ốc thì cần tuân
thủ theo qui định bảng dưới đây . Lực xiết được xác định theo đường kính đường
tròn nội tiếp của bu lông hoặc đai ốc (b)Nếu cần thay bulông hay đai ốc cần sử
dụng phụ tùng chính hiệu của hãng Komatsu có cùng kích thước.
Lùc xiÕt chÆt
DK DK
Gi¸ trÞ môc tiªu Giíi h¹n b¶o tr×
(a) (b)
N.m Kgf.m N.m Kgf.m
6 10 13.2 1.35 11.8-14.7 1.2-1.5
8 13 31 3.2 27-34 2.8-3.5
10 17 66 6.7 59-74 6.0-7.5
12 19 113 11.5 98-123 10.0-12.5
14 22 177 18 157-196 16-20
16 24 279 28.5 245-309 25-31.5
18 27 382 39 343-425 35-43.5
20 30 549 56 490-608 50-62
22 32 745 76 662-829 67.5-84.5
24 36 927 94.5 824-1030 84-105

27 41 1320 135 1180-1470 120-150


30 46 1720 175 1520-1910 155-195
33 50 2210 225 1960-2450 200-250
36 55 2750 280 2450-3040 250-310
39 60 3280 335 2890-3630 295-370

Ghi chú : khi xiết chặt các tấm hay các phụ tùng khác xiết vào các vật cố định
bằng nhự , hãy cẩn thận không được để quá lực.Nếu quá lực sẽ làm hỏng các
vật bằng nhựa. Cần chú ý khi xiết chặt.
ÁP DỤNG BẢNG SAU CHO ỐNG THUỶ LỰC MỀM

PHít MẶT
Lùc xiÕt chÆt
DK
DK (a) Gi¸ trÞ môc tiªu D¶i cho phÐp
(b)
N.m Kgf.m N.m Kgf.m
9/16-18UNF 19 44 4.5 35-63 3.5-6.5

11/16-16UN 22 74 7.5 54-93 5.5-9.5

13/16-16UN 27 103 10.5 84-132 8.5-13.5

1-14UNS 32 157 16 128-186 13-19

193
THAY THẾ ĐỊNH KÌ CÁC PHỤ TÙNG AN TOÀN TIÊU CHUẨN:
Để đảm bảo thời gian cho xe được hoạt động liên tục, phía người sử dụng phải
thường xuyên tiến hành bảo dưỡng định kì .Hơn nữa các phụ tùng về an toàn
nằm trong bảng dưới đây phải được thay đúng thời điểm để đảm bảo an toàn khi
sử dụng. Các phụ tùng này rất nhạy cảm với lửa và phải thật an toàn , vậy nên
hết sức cẩn thận khi tiến hành công việc và có thể tham khảo với hãng khi thay
thế.
Chất lượng vật liệu của các phụ tùng này có thể thay đổi theo thời gian và chúng
sẽ bị mài mòn hoặc biến chất.Tuy nhiên rất khó để xác định được thời gian bị
mòn hoặc biến chất để lập trình bảo dưỡng. Vì thế rất cần thay mới sau 1 thời
gian sử dụng xác định.
Điều đó rất quan trọng để đảm bảo rằng các phụ tùng luôn đủ chất lượng sử
dụng . Hơn nưa khi tìm ra sự bất thường ở các phụ tùng này , hãy thay mới ngay
khi chưa đến thời điểm thay.
Nếu bất kì kẹp ống nào bị hư hỏng như biến dạng hay nứt vỡ, cần thay mới cùng
với ống luôn.
Cũng nên tiếnhành kiểm tra sau đối với các ống thuỷ lực cần thay thế định kì.
Hãy xiết chặt tất cả các kẹp ống bị lỏng và thay mới các ống hỏng nếu cần.
Khi thay các ống nên nhớ thay cả gioăng chỉ, phớt và các phụ tùng tương tự
khác cùng thời điểm.

C¸c phô tïng an toµn

TT Thay thế định kì các phụ tùng an toàn tiêu chuẩn Thay định kì Ghi chú
1 ống dẫn nhiên liệu( Từ lọc lưới đến lọc NL)
2 ống dẫn nhiên liệu ( Từ lọc NL đến bơm NL)
3 ống dẫn nhiên liệu ( Từ động cơ đến bộ làm mát NL)
4 ống dẫn nhiên liệu ( Từ bộ làm mát NL đến thùng
NL)
5 ống cao su cho phanh Thay định kì
4000Km hoặc 2
6 ống dẫn dầu trợ lực lái (từ bơm đến van chấp hành
năm tuỳ điều
đến van trợ láI đến xy lanh trợ lái)
kiện nào đến Thay cả cụm
trước
7 ống dẫn cao áp trong mạch nâng ben (bơm đến van
chấp hành đến van nâng ben đến xylanh ben)

8 ống mềm ở phía xả của bơm làm mát phanh


9 ống ở phía xả của bơm hộp số
10 Bình tích năng Thay cả cụm
11 Dây an toàn Mỗi kỳ 3 năm Thay mới

194
BẢNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO DƯỠNG
BẢNG CHƯƠNG TRÌNH BẢO DƯỠNG
SAU 250 GIỜ ĐẦU TIÊN
Thay lọc dầu hộp số
Thay dầu hộp số, thùng dầu phanh
Thay lọc dầu làm mát hộp số và phanh sau
Thay lọc dầu trợ lực lái, ben
Thay dầu ở hộp truyền động cuối
Thay dầu ở hộp vi sai
Thay dầu trợ lực lái, ben.
KHI CẦN THIẾT
Kiểm tra vệ sinh thay thế lọc gió
Vệ sinh bên trong hệ thống làm mát
Kiểm tra mực nước lau kính, đổ thêm
Vệ sinh lọc gió của điều hoà không khí
Kiểm tra mức chất làm mát
Kiểm tra thân xe
Xả e dầu
Xả e phanh sau
Xả e phanh trước
Xả e phanh đỗ
Vệ sinh, kiểm tra cánh tản nhiệt và bộ làm mát trung gian.
Kiểm tra độ rơ của khớp trục các đăng.
Kiểm tra và chọn lốp
KIỂM TRA TRƯỚC KHI NỔ MÁY
SAU MỖI 250 GIỜ
Kiểm tra mức dầu trong hộp vi sai, bổ sung

195
Kiểm tra mức dầu trong hộp truyền lực cuối, bổ sung
Bôi trơn
Kiểm tra trục dẫn động
Kiêm tra mức dung dịch ắc qui
Vệ sinh các lỗ, lọc thông hơi
Kiêm tra khung
Kiểm tra khả năng của bàn đạp phanh
Kiểm tra khả năng phanh điện
Kiểm tra khả năng phanh đỗ
Kiểm tra, vệ sịnh giảm xóc tự động
Kiểm tra áp suất khí của bình tích năng
SAU MỖI KỲ 500 GIỜ
Thay dầu máy, lõi lọc dầu máy
Thay lõi lọc nhiên liệu
Thay lọc dầu van hộp số
Kiểm tra độ mòn má phanh trước
Kiểm tra độ mòn dây curoa quạt, thay thế.
Kiểm tra thay thế dây curoa máy phát điện, điều hoà
SAU MỖI KỲ 1000 GIỜ
Thay lõi lọc chống gỉ
Thay dầu hộp số, vệ sinh lưới lọc dầu hộp số
Thay lọc dầu làm mát hộp số và phanh sau
Thay lọc dầu phanh
Bôi trơn
Kiểm tra độ mòn má phanh sau
Thu hồi dầu từ khoang chứa dầu lọt
Kiểm tra máy bơm mỡ cho cụm puly căng đai của máy phát điện và điều hoà.
Kiểm tra kẹp đường ống nạp động cơ
196
SAU MỖI KỲ 2000 GIỜ
Thay lọc dầu trợ lực lái, ben
Vệ sinh lưới lọc dầu thủy lực
Thay dầu ở hộp truyền động cuối cùng
Thay dầu ở hộp vi sai
Vệ sinh các lỗ, lọc thông hơi của hộp vi sai
Kiểm tra máy phát
Kiêm tra điều chỉnh khe hở xupap động cơ
Kiểm tra áp suất tích năng
SAU MỖI KỲ 4000 GIỜ
Thay dầu trợ lực lái, ben
Bôi trơn trục dẫn động
Kiểm tra bơm nước
Kiểm tra puli quạt gió và độ căng của puli
Kiểm tra sự nới lỏng của các kẹp ống cao áp, sự lão hoá của cao su
Kiểm tra nắp bịt chờ nhiên liệu phun ra, sự lão hoá của cao su
SAU MỐI KỲ 6000 GIỜ
Bôi trơn trục truyền động
SAU MỖI KỲ 8000 GIỜ
Thay thế các kẹp ống cao áp
Thay thế nắp bịt chờ nhiên liệu phun ra
Kiểm tra mô tơ khởi động và máy phát điện
SAU MỖI 15000 GIỜ
Kiểm tra, thay thế bulông càng lái chữ A.

197
PHƯƠNG PHÁP BẢO DƯỠNG

BẢO DƯỠNG SAU 250 GIỜ ĐẦU

Thực hiện công việc bảo dưỡng sau chỉ sau 250 giờ đầu tiên khi giao máy mới

Thay lọc dầu hộp số

Thay dầu hộp số, thùng dầu phanh

Thay lọc dầu làm mát hộp số và phanh sau

Thay lọc dầu trợ lực lái, ben

Thay dầu ở hộp truyền động cuối

Thay dầu ở hộp vi sai

Thay dầu trợ lực lái, ben

Xem chi tiết phần bảo dưỡng Cứ sau 500 giờ, sau 1000 giờ và 2000 giờ và
4000 giờ hoạt động

198
KHI CẦN THIẾT

KIỂM TRA, VỆ SINH, THAY THẾ LỌC GIÓ

Sau khi lọc gió ngoài đã được vệ sinh 6 lần hoặc đã được dùng 1 năm thì cần
thay mới toàn bộ lọc gió (Lọc trong, lọc ngoài, gioăng chỉ) . Xem chi tiết phương
pháp thay thế ở phần sau.

Sau khi vệ sinh lõi lọc ngoài mà vẫn thấy đèn cảnh báo tắc lọc sáng và báo mã
lỗi E01 và chữ AIR FILTER hiện lên màn táp lô đồng thời sau khi nổ máy, lúc này
cần thay mới lọc ngoài ngay cả khi lọc ngoài chưa thay đến 6 lần hoặc lọc chưa
dùng đến 1 năm.

KIỂM TRA

CHÚ Ý

Không nên thay lọc trước khi chỉ thị báo lọc gió đạt 7,5kPa. Nếu vệ sinh
quá mau thì hiệu quả lọc sẽ giảm và điều đó làm giảm tuổi thọ động cơ.

1. Kiểm tra liệu đồng hồ báo tắc lọc khí (1) có hiện
7,5kPa không . Nếu có thì nên tiến hành làm sạch
lọc khí ngoài ngay.

GHI CHÚ

Đèn cảnh báo bụi (2) nằm bên trong bảng táp lô.
Nếu đèn này sáng và lỗi E01 cùng chữ AIR
FILTER trên màn hình 3 sáng thì có nghĩa là tắc
lọc và cần làm sạch lọc khí.

199
VỆ SINH LÕI LỌC BÊN NGOÀI

CẢNH BÁO

+ Khi sử dụng khí nén để xịt lọc khí thì có thể làm bụi bay vào mắt gây mù
loà và hít vào gây bệnh phổi. Vì vậy nên đeo kính bảo hộ khẩu trang và các
thiết bị khác khi thực hiện công việc .

+ Khi kéo lõi lọc ngoài ra để kiểm tra có thể do vị trí đứng không chắc chắn
rất dễ gây tai nạn vì thế phảI cẩn thận khi thực hiện công việc.

CHÚ Ý

Khi vệ sinh lọc, chỉ làm sạch lọc ngoài. Không vệ sinh lọc trong. Khi vệ sinh
lọc ngoài, bụi bẩn có thể bay vào trong động cơ và dẫn đến hỏng động cơ.

1, Tắt máy

2, Tháo 6 lẫy kẹp trên nắp lọc khí (5) của nắp chắn bụi
ra (4), sau đó tháo nắp chắn.

3, Giữ lõi lọc bên ngoài (6) bằng hai tay và lắc nhẹ
theo hướng lên xuống sang phảI và trái rồi kéo nó ra
ngoài.

4, Giữ lõi lọc bên trong (7) để nó khỏi bị tụt ra và làm


sạch bên trong vỏ lọc bằng khăn khô.

5, Lau sạch và gạt bụi bẩn kẹt ở tren vỏ đậy lõi lọc (4)
ra và van thoát (8) bằng khăn khô.

6, Kiểm tra xem môi của van thoát (8) có bị nứt không.
Nếu bị nứt cần thay mới.

CHÚ Ý

+ Nếu lọc bị hỏng ,bụi có thể chui vào và hút vào động cơ. Không được sử
dụng bất kì phương pháp vệ sinh nào mà làm hỏng lọc. Nếu lọc bị hỏng cần
thay lọc mới,

+ Không được đập hay vỗ lọc bằng vật khác khi vệ sinh.

+ Không được dùng lọc bị hỏng lưới lọc hay hỏng gioăng.

200
7, Dùng khí khô với áp lực khoảng 7kg/cm2 xịt vào bên
trong dọc theo chiều đứng của lõi lọc (6) sau đó xì trực
tiếp từ bên ngoài .Lặp lại một vài lần nữa từ bên trong
ra bên ngoài.

8, Sau khi vệ sinh, dùng đền pin kiểm tra lõi lọc (6) ,
nếu thấy có lỗ nhỏ hay vật mỏng tìm thấy trong lõi thì
thay thế lõi lọc khác ngay.

9, Lắp lõi lọc ngoài (6) theo thân bầu lọc.

10, Kiểm tra xem gioăng chỉ (9) có lắp chặt vào nắp đậu
(4) không.Tiếp đó đặt van thoát (8) sao cho nắp (4) ở
phía đáy, lồng nó vào trong thân bầu lọc.

11, Cài chặt móc (5) của nắp (4) vào phần rìa của bầu
lọc để khoá chặt nắp.

201
12, Đẩy nắp chỉ thị bụi (1) để ngăn ngừa khỏi hiển thị
tắc.

202
THAY THẾ LÕI LỌC

CẢNH BÁO

Khi kéo lõi lọc ngoài ra để kiểm tra có thể do vị trí đứng không chắc rất dễ
gây tai nạn vì thế phải cẩn thận khi thực hiện công việc.

1. Tắt máy.

2. Tháo 6 lỗ kẹp ở trên nắp lọc khí (5) của nắp


chắp bụi ra (4), sau đó tháo nắp chắn.

3. Giữ lõi lọc bên ngoài (6) bằng 2 tay và lắc nhẹ
theo hướng lên xuống sang phải và trái rồi kéo
nó ra ngoài.

4. Giữ lõi lọc bên trong (7) để nó khỏi bị tụt ra và


làm sạch bên trong vỏ lọc bằng khăn khô.

5. Lau sạch và gạt bụi bẩn kẹt ở trên vỏ đậy lõi


lọc (4) ra và van thoát (8) bằng khăn khô.

6. Kiểm tra xem môi của van thoát (8) có bị nứt


không. Nếu bị nứt cần thay mới.

7. Kéo lõi lọc trong (7) ra & lắp lõi lọc mới vào.

8. Lắp lọc ngoài (6) vào bầu lọc.

203
9. Thay mới gioăng chỉ (9). Tiếp đó , đặt van thoát
(8) sao cho nắp (4) ở phía đáy, lồng nó vào
trong thân bầu lọc.

10. Cài chặt móc (5) của nắp (4) vào phần rìa của
bầu lọc để khóa chặt nắp.

11. Đẩy nắp chỉ thị bụi (1) để ngăn ngừa khỏi hiển
thị tắc

204
LÀM SẠCH BÊN TRONG HỆ THỐNG LÀM MÁT

CẢNH BÁO
+ Ngay sau khi tắt động cơ hệ thống làm mát rất nóng và áp suất rất cao rất
dễ gây bỏng. Vì vậy chờ cho động cơ nguội trước khi xả nước.
+ Nổ máy và xả hệ thống. Khi đứng dậy & rời khỏi ghế lái, hãy chuyển cần
số về vị trí trung gian N & cài cần phanh tay (vị trí PARKING).
+ Để biêt thêm chi tiết xem phần “Vận hành và kiểm tra trước khi nổ máy” trong
sách này.
+ Nếu nắp phía dưới đang tháo, bạn chạm vào cánh quạt có thể gây nguy hiểm.
+ Không được đứng trước đầu xe khi đang nỏ máy.

+ Làm sạch bên trong hệ thống làm mát thay thế chất làm mát và phin lọc chống
rỉ phù hợp với bảng dưới đây:

Loại chất làm mát Rửa sạch bên trong Thay thế lõi lọc chống rỉ
hệ thống làm mát
và thay thế chất làm
mát

Loại AF-NAC Cứ 2 năm hay cứ Không cần thiết


mỗi 4000 giờ tùy
theo điều nào đến
trước

Loại vĩnh cửu cho Hằng năm vào mùa Cứ mỗi 1000 giờ và khi
các mùa thu hay cứ mỗi rửa bên trong hệ thống
2000 giờ tùy theo làm mát và khi thay thế
điều nào đến trước chất chống đông

Loại chất làm mát vĩnh cửu đáp ứng tiêu chuẩn ASTM D3306-03.

+ Dừng máy nơi đất bằng khi làm vệ sinh hay khi thay thế chất làm mát.
Chất làm mát có chức năng rất quan trọng trong việc tránh han rỉ và chố đông.
Ngay cả trong vùng nhiệt đới (không bị đóng băng) thì hoạt chất chống đông
cũng vẫn nên dùng. Các thiết bị của hãng KOMATSU khi giao luôn được cung
cấp chất chống đông chính hãng (AF-NAC) trong két nước làm mát. Chất chống
đông có thể được sử dụng liên tục trong 2 năm hay 4000 giờ máy hoạt động. Do
đó Nên sử dụng nước làm mát chính hiệu nếu có thể.
Để duy trì tốt đặc tính chống rỉ của nước làm mát (AF-NAC). Luôn giữ nhiệt độ
nước làm mát trong khoảng 30% đến 68%.

205
+ Khi quyết định tỷ lệ chất chống đông trong nước nên kiểm tra nhiệt độ môi
trường thấp nhất trong quá khứ và đảm bảo tỷ lệ pha trộn cho trong bảng dưới
đây.

Tỷ lệ hòa trộn chất chống đông và nước:

Nhiệt độ thấp nhất o


C -10 -15 -0 -25 -30

14 5 -4 -13 -22
o
F

Lượng chất chống lít 47,1 55 62,8 70,7 78,5


đông

Lượng nước đổ lít 109,9 102 94,2 86,3 78,5


vào thùng

CẢNH BÁO
Chất làm mát chống đông dễ cháy cần để xa ngọn lửa.
Chất làm mát chống đông độ hại. Khi tháo nút xả ra, cẩn thậ kẻo nó bắn vào
người. Nếu nó bắn vào mắt thì phải xả nhiều nước để rửa mắt & chuyển
đến bác sỹ ngay.

Sử dụng nước sạch thành phố cho hòa nước làm mát.
Chúng tôi khuyên bạn nên dùng đồng hồ đo nồng độ để kiểm tra tỷ lệ pha
trộn chất chống đông.
Chuẩn bị thùng chứa khoảng 140 lít để xả nước làm mát, 1 ống mềm để cấp
nước làm mát và nước.

1. Dừng động cơ, Chờ cho nhiệt độ nước làm


mát nguội xuống
2. Đóng van (1) trên lõi lọc chống rỉ.

206
3. Mở nắp két nước (2) từ từ và bỏ nắp ra
ngoài.
4. Tháo van xả (3) dưới đáy và mở van xả
số (4) để xả nước ở lốc xy lanh để xả
nước làm mát.
5. Sau khi xả nước vặn chặt van xả số (3) và
(4) thì bổ sung nước vào qua nắp két
nước.
6. Khi két nước làm mát đầy đề nổ động cơ
chạy ở tốc độ thấp. Chạy động cơ ở tốc
độ thấp khoảng 10 phút đến khi nhiệt độ
đạt khoảng 90 độ C.
7. Dừng động cơ và mở van xả 3, 4 để xả
hết nước đi. Sau đó đóng chúng lại.

8. Sau khi xả hết nước làm sạch két làm mát với chất tẩy rửa.
9. Đóng van xả số (3) và (4) lại sau khi tẩy rửa.
10. Thay lọc chống rỉ, rồi sau đó mở van (1) tại 2 điểm.

11. Bổ sung nước làm mát qua nắp két nước.


12. Để xả khí trong hệ thống nước làm mát thì
cho chạy động cơ khoảng 5 phút ở tốc độ
thấp, sau đó chạy thêm 5 phút ở tốc độ
cao, khi thực hiện công việc này nắp két
nước được mở ra.
13. Dừng động cơ sau 3 phút, kiểm tra mức
nước nếu thấp thì bổ sung thêm & vặn
chặt nắp két nước.
14. Sau khi xả nước ở trong bình dự phòng
(6), làm sạch bên trong thùng và bổ sung
nước đến mức giữa LOW và mức FULL.

207
KIỂM TRA MỨC NƯỚC VÀ BỔ SUNG NƯỚC RỬA KÍNH

Nếu mức nước rửa kính trong bình đựng (1)


thấp thì nên bổ sung nước rửa kính ô tô vào
bình. Trong quá trình bổ sung tránh để cho bụi
bẩn rơi vào.

VỆ SINH LỌC GIÓ ĐIỀU HÒA KHÔNG KHÍ


Nếu lọc gió điều hòa không khí ở cửa hút hay lọc gió ở cửa gió vào cửa cabin bị
tắc, thì khả năng làm lạnh hay làm nóng sẽ sụt giảm, vì thế mỗi tuần nên vệ sinh
lọc 1 lần.

1. Tháo nắp (1) trên cabin.


2. Kéo lọc gió (lọc gió tự nhiên) & vệ sinh nó
bằng khí nén.

3. Mở nắp ở (2) bên trái phía sau ghế người


lái.
4. Kéo lọc gió (lọa hoàn lưu) ở cổng hút trong
bộ điều hòa không khí và thổi bụi bằng dòng
khí nén yếu hoặc bàn chải mềm.

208
KIỂM TRA MỨC GA
CẢNH BÁO
Nếu khí lỏng bắn vào mắt hay vào tay có thể gây mù mắt hay buốt tay. Vì
vậy không nên để chất làm lạnh bắn ra ngoài hay tháo bất kỳ chi tiết nào
của hệ thống làm mát.
Không được để lửa gần với điểm mà ga điều hòa bị rò.

Nếu thiếu ga thì hiệu quả làm lạnh thấp.


Hãy kiểm tra trên mắt ga, kiểm tra cửa bình sấy
nằm bên trái của tấm chắn bảo vệ két nước.
Trước khi thực hiện kiểm tra, làm theo các bước
sau:
 Khởi động động cơ, chạy ở số vòng tua xấp xỉ
1500 vg/ph
 Bật điều hoà

 Đặt tốc độ dòng khí ở vị trí cao nhất


 Đặt nhiệt độ ở mức thấp nhất

 Mở hoàn toàn cửa đi và cửa sổ


 Bật điều hoà.

Nếu trạng thái cửa bình sấy (2) “ giống” hình vẽ bên
phải đó là trạng thái bình thường.( Sau khi bật điều
hoà sẽ thấy có bọt khí nổi lên, sau đó dòng chất
lỏng trở nên trong suốt rồi có màu trắng sữa.

Nếu trạng thái của cửa (2) “thiếu” như hình bên
phải, có sự rò lọt chất làm lạnh, hãy bảo nhà phân
phối Komatsu để nạp ga.( Sau khi bật điều hoà, các
bọt khí liên tục nổi lên)

KIỂM TRA THÂN BEN

Kiểm tra thân ben xem có bị nứt không.

1. Làm sạch thân ben để kiểm tra.


2. Kiểm tra tất các phần của thân ben xem có hư hỏng gì không. Nếu bị nứt hay
phát hiện mòn sớm hãy tiến hàn sửa chữa. Liên lạc với đại lý của KOMATSU
để có phương pháp sửa chữa.

209
KIỂM TRA ĐỘ DÀI CỦA XY LANH GIẢM XÓC, KIỂM TRA MỨC DẦU.
Khi xe chạy nếu mặt đường gồ ghề sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến thân xe. Xe sẽ bị
nảy hoặc xy lanh sẽ thụt vào và đập vào tấm chặn. Hãy tiến hành kiểm tra như
sau.

KIỂM TRA ĐỘ DÀI CỦA XY LANH


Xy lanh trước

Kiểm tra xem đáy (điểm dưới) của vỏ xy lanh


giảm sóc có phải ở dải (A) được chỉ bằng các
mũi tên trên nhãn khi xe không có tải trên đường
bằng.

Đồng thời, khi xe không chất tải, tháo nắp (1) rồi đo kích thước (B) từ vai của đầu
cần (ty) của xy lanh giảm sóc đến mặt đỉnh của bích.

(B) 223 – 243mm

(8.8 – 9.6 in)

Tham khảo (C) 441 – 461mm

(17.4 – 18.2 in)

Độ dày của 50mm (2,0 in)


mặt bích (D)

Sau khi kiểm tra nếu có gì bất thường, liên lạc ngay với đại lý của Komatsu.

210
Giảm xóc sau
Đo kích thước (E) từ vai của đầu cần (ty) của xy lanh giảm sóc đến mặt đỉnh của
bích.

(E) 166 – 186mm

(6.5 – 7.3 in)

Độ dày của 56mm


mặt bích (D)
(2.6 in)

Sau khi kiểm tra nếu có gì bất thường, liên lạc ngay với đại lý của Komatsu.

211
KIỂM TRA BỌ TÁCH NƯỚC, LÀM SẠCH BÊN TRONG PHIN LỌC.
CẢNH BÁO
Không để lửa lại gần
CHÚ Ý
 Khi thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng hệ thống nhiên liệu, cẩn thận sẽ bị
dính bẩn. Nếu có chất bẩn quanh hệ thông nhiên liệu cần làm sạch bằng
dầu nhiên liệu rồi mới tiến hành thực hiện.

 Để ngăn chặn chất bẩn thâm nhập vào hệ thống nhiên liệu, làm sạch các
chất bẩn ở khu vực xung quanh trước khi vận hành
 Chuẩn bị thùng chứa để hứng dầu.
1. Mở nắp kiểm tra ở bên trái máy
2. Đặt thùng dưới bộ tách nước để hứng nước xả
3. Tháo lỏng ốc (1) và xả nhiên liệu trong thùng
4. Nếu nhiên liệu không xả được, mở nút khí nạp
(2). (bề rộng 14 mm). Nhiên liệu sẽ xả ra qua
nút (2)
5. Tháo bulông (3) sau đó tháo vỏ (4)
6. Kéo tấm chắn (5) xuống để tháo khỏi vòng giữ
bọ tách nước.
7. Làm sạch tấm chắn (5) bằng nhiên liệu. Kiểm tra
và thay thế nếu nó hỏng
8. Làm sạch vỏ (4) bằng nhiên liệu. Kiểm tra nếu
vỏ có vết xước hay hư hỏng hoặc quá bẩn hãy
thay (4).
9. Lắp tấm chắn (5) vào vòng giữ bộ tách nước.
10. Thay gioăng (7)
11. Xiết chặt nút (1), lắp vỏ (4) đê (6) ở một góc độ
rồi lắp vỏ (4) cẩn thận với dầu sạch
12. Lắp vỏ (4) vào vòng giữ bộ tách nước, sau xiết
chặt bulông (3).
13. Lắp nút nạp khí (2). Lực xiết: 8-12 Nm(0.8 – 1.2
kgm)
14. Sau khi kiểm tra và bảo dưỡng xong, xả e.

212
XẢ E HỆ THỐNG NHIÊN LIỆU
Máy được trang bị bơm điện để xả e từ hệ thống nhiên liệu.
Những trường hợp cần xả e:
 Khi thay lọc nhiên liệu
 Sau khi động cơ không còn nhiên liệu

 Khi khởi động động cơ lần đầu sau khi thay bơm cung cấp hoặc sửa đường
ống hay bất kỳ phụ tùng nào khác
QUY TRÌNH XẢ E
CẢNH BÁO
 Để an toàn , đảm bảo rằng không có người ở khu vực xung quanh sau
đó đề nổ động cơ. Bởi vi khi đông cơ đột ngột nổ có thể gây thương tích
cho người.
 Khi sử dụng bơm điện để xả e, không được nới lỏng nút xả e của hệ
thông nhiên liệu. Khi bơm điện hoạt động, áp được cấp cho nhiên liệu vì
vậy nếu nút xả e bị lỏng, nhiên liệu sẽ bắn và gây nguy hiểm.
1. Để khoá điện ở vị trí OFF và dừng dộng co

2. Kiểm tra van thùng dầu (1) mở

3. Mở van xả e (2)

213
4. Bật nút (3) của bơm điện. Đèn (4) sẽ sáng
và bơm sẽ hoạt động.

CHÚ Ý
 Công tắc bơm điện có hẹn giờ, và nó sẽ tự động khởi động và tắt bơm.

 Trong khi đèn sáng, bơm điện sẽ dừng nhưng điều đó không có gì bất thường
 Khi công tắc ở vị trí OFF khi đèn đã sáng, đèn sẽ tắt và bơm điện sẽ dừng.

MỐI QUAN HỆ GIỮA THỜI GIAN KHỞI ĐỘNG BƠM ĐIỆN VÀ ĐÈN SÁNG

5. Khi hết thời gian quy định (xấp xỉ 7 phút), đèn (4) tự động tắt và bơm dừng
6. Nếu hết nhiên liệu như khi động cơ hết nhiên liệu và dừng hay bảo dưỡng cho
đường ống hay thay thế bơm cung cấp, bật công tắc bơm điện lại lần nữa sau
khi bơm tự động dừng. (Đèn tắt)
7. Khi đèn tắt, quá trình xả e đã xong.

214
8. Đóng van xả e (2)

9. Khởi động động cơ. Nếu động cơ không nổ thử lại theo các bước sau:

 Kiểm tra van xả e (2) đã đóng chưa

 Nghiêng công tắc điện tới vị trí ON

 Thử khởi động trong khi bơm điện đang hoạt động. Nếu động cơ vẫn
không nổ, chờ khoảng 2 phút và lặp lại bước 2 và 3

 Sau khi động cơ nổ, chạy trong khoảng 5 phút để xả e hoàn toàn khỏi hệ
thống nhiên liệu.

CHÚ Ý

Không đề nổ động cơ liên tục quá 20 giây

Nếu động cơ không nổ, chờ ít nhất 2 phút trước khi khởi động lại.

215
XẢ E TỪ PHANH SAU

CẢNH BÁO

Hãy dừng xe trên nền phẳng, dùng chặn xe để chặn không cho xe lăn.

Để thuận tiện trong xả E, hãy làm nóng dầu lên ít nhất đến 40 độ C trước khi xả
E. Xả E cả 2 bên phanh sau đều giống nhau.

1. Để nổ động cơ kiểm tra xem dầu trong hộp


số có ở mức chuẩn không và kiểm tra xem
đèn báo áp suất dầu phanh có tắt không.
2. Tháo lắp được lắp ở vít xả (1) của bộ điều
chỉnh, sau đó lồng ống nhựa vào.
Chuẩn bị thùng đựng dầu trong đó và dìm 1
đầu ống vào khoảng 50mm bên dưới mặt
dầu. (ống nhựa có thể mua ngoài thị trường).

3. Nhấn bàn đạp phanh và nới lỏng vít xả (1) ra


khoảng 3/4 vòng. Giữ bàn đạp ấn cho đến
khi không còn thấy bong bóng thổi ra từ ống.
4. Kéo cần phanh điện và nới lỏng vít xả (1) ra
khoảng 3/4 vòng. Giữ cần phanh điện cho
đén khi không còn bong bóng thổi ra khỏi
ống nhựa.
5. Sau khi xả E, vặn chặt lại vít (1) lắp lại nắp
bịt.
6. Phương pháo đối với vít xả (2) cũng tương
tự giống như vậy (Trừ bước 4).
7. Bổ sung dầu, chi tiết xem phần "Kiểm tra
mức dầu trong hộp số, bổ sung".

216
XẢ E TỪ PHANH TRƯỚC

CẢNH BÁO

Hãy dừng xe trên nền phẳng, dùng chặn xe để chặn không cho xe lăn.

Để thuận tiện trong xả E, hãy làm nóng dầu lên ít


nhất đến 40 độ C trước khi xả E. Xả E cả 2 bên
phanh trước đều giống nhau.

Khi xả E đồng thời cả phanh trước và sau, hãy xả


E ở phanh sau trước.

1. Để nổ động cơ kiểm tra xem dầu trong hộp số


có ở mức chuẩn không và kiểm tra xem đèn
báo áp suất dầu có tắt không và công tắc tắt
phanh trước có ở vị trí "OFF" không?
2. Tháo nắp được lắp ở vít xả (1)sau đó lồng ống
nhựa vào đường kính trong khoảng 8mm
(0,315 in).
Chuẩn bị thùng đựng dầu trong đó và dìm 1
đầu ống vào khoảng 50mm bên dưới mặt dầu.
(ống nhựa có thể mua ngoài thị trường).

3. Nhấn bàn đạp phanh và nới lỏng vít xả (1) ra


khoảng 3/4 vòng. Giữ bàn đạp ấn cho đến khi
không còn thấy bong bóng thổi ra từ ống.
4. Sau khi xả E, vặn chặt lại vít (1) lắp lại nắp bịt.
5. Bổ sung dầu, chi tiết xem phần "Kiểm tra mức
dầu trong hộp số, bổ sung".

217
XẢ E TỪ PHANH ĐỖ

CẢNH BÁO

Hãy dừng xe trên nền phẳng, dùng chặn xe để chặn không cho xe lăn.

Để thuận tiện trong xả E, hãy làm nóng dầu lên


ít nhất đến 40 độ C trước khi xả E. Xả E cả 2
bên phanh đỗ đều giống nhau.

1. Khởi động động cơ.


2. Kiểm tra xem dầu trong hộp số có ở mức
chuẩn không và kiểm tra xem đèn báo áp
suất dầu phanh có tắt không.
3. Tháo nắp được lắp ở vít xả (1), mà được lắp
vào thân ở đỉnh của bộ điều chỉnh phanh,
sau đó lồng ống nhựa vào.
Chuẩn bị thùng đựng dầu trong đó và dìm 1
đầu ống vào khoảng 50mm bên dưới mặt
dầu. (ống nhựa có thể mua ngoài thị trường).

4. Kéo cần phanh rà, đặt phanh đỗ ở vị trí


không gài và nới lỏng vít xả (1) ra khoảng 3/4
vòng. Tiếp tục cho đến khi không có bóng
thổi ra khỏi ống nhựa.
5. Sau khi xả E, vặn chặt lại vít (1) lắp lại nắp
bịt.
6. Phương pháp đối với vít xả (2) cũng gióng
như đối với hộp ở phía trên bộ điều chỉnh
phanh.
7.Bổ sung dầu, chi tiết xem phần "Kiểm tra mức
dầu trong hộp số, bổ sung".

218
VỆ SINH KIỂM TRA CÁNH TẢN NHIỆT & CÁNH TẢN NHIỆT LÀM MÁT
TRUNG GIAN

CẢNH BÁO

Khi dùng khí nén bụi bẩn, nước nhiệt độ cao và dầu nóng có thể bắn ra.
Luôn đeo kính bảo hộ khi thực hiện công việc.

Nếu cảnh tản nhiệt & cánh két làm mát trung
gian (2) bị tắc hay vênh sẽ làm cho động cơ bị
quá nóng, vì thế luôn vệ sinh hay tiến hành kiểm
tra theo tư vấn của KOMATSU

 Làm sạch bằng máy nén khí, hơi nước hay


nước; nhưng không được đê đầu phun tiếp
xúc với cánh tản nhiệt

 Khi dùng máy nén khí hoặc hơi, để đầu phun


ở góc bên phai của bộ tản nhiệt

 Kiểm tra ống cao su và thay thế ống mới nếu


thấy ống bị nứt hay bị rạn khi kiểm tra. Cần
kiểm tra độ lỏng của kẹp dây.

CHÚ Ý
Khi dùng khí nén nên giữ khoảng cách an toàn
tránh để làm hỏng cánh tản nhiệt.
Giá trị tiêu chuẩn

 Áp suất vòi phun: thấp hơn 9,8 MPa

 Đường kính: nhỏ hơn 2 mm

 Khoảng cách giữa vò phun và cánh (A) : lớn


hơn 100 mm

219
KIỂM TRA ĐỘ RƠ CỦA KHỚP RA CỦA TRỤC DẪN

Nếu có tiếng ồn lạ xuất hiện quanh trục dẫn


động sau hoặc trước, điều đó có thể do cao su
bên trong trục dẫn động bị biến chất hoặc bị
hỏng. Vì vậy hãy kiểm tra khớp như sau.

Khe hở theo chiều chu vi.

Dùng 1 thanh dịch chuyển khớp theo chiều chu


vi & kiểm tra khe hở (a) theo chiều chu vi ứng
với đường kính ngoài của khớp.

Khe hở tiêu chuẩn: cực đại 15mm (0,6 in).

CHÚ Ý

Nếu khe hở quá lớn, quạt động cơ sẽ bắt đầu


xoay, vì thế khi kiểm tra khe hở, trước hết hãy
kiểm tra xem quạt động cơ có xoay không.

Nếu kết quả đo chỉ ra là lớn hơn giá trị tiêu


chuẩn, cần liên hệ với đại lý của KOMATSU để
được tư vấn.

220
LỰA CHỌN VÀ KIỂM TRA CÁC LỐP XE

CẢNH BÁO

Nếu lốp hoặc vành được được lắp để sử


dụng ko chuẩn xác thì lốp xe có thể bị nổ
hoặc bị hỏng và la răng có thể bị méo móp,
nó sẽ gây chấn thương nặng hoặc tử vong.

- Để bảo trì, tháo lắp và sửa chữa lốp và vành


cần phải có kỹ thuật và dụng cụ đặc biệt và
chắc chắn phải có xưởng sửa chữa lốp.
- Không được sấy hay hàn vành mà để lắp lốp
vào. Không được để ngọn lửa gần nơi có
lốp.

LỰA CHỌN LỐP


CẢNH BÁO
Chọn lốp dựa vào điều kiện sử dụng và tải trọng của các phụ kiện trên xe. Chỉ sử
dụng lốp đúng quy định và có độ căng theo quy định.
Chọn lốp dựa vào điều kiện sử dụng và tải trọng của các phụ kiện trên xe. Hãy
sử dụng bảng sau đây.
Do tốc độ xe chạy chỉ ra trên đồng hồ thay đổi theo cỡ lốp, hãy liên hệ với đại lý
của KOMATSU để nắm được cách lựa chọn.

Tải
trọng tối Cỡ lốp Kiểu xe áp dụng Ghi chú
đa

15500 24.00-35-35PR HD465: Tiêu chuẩn

HD465: Nếu lắp


Bánh trước 18500 24.00R35**
HD605: Tiêu chuẩn
Loại 1 cho
18500 24.00-35-48PR HD605: Nếu lắp thiết bị
15500 24.00-35-35PR HD465: Tiêu chuẩn máy xây
dựng
HD465: Nếu lắp
Bánh sau 18500 24.00-35R**
HD605: Tiêu chuẩn

18500 24.00-35-48PR HD605: Nếu lắp

221
KIỂM TRA ÁP SUẤT HƠI CỦA LỐP

CẢNH BÁO

- Khi bơm lốp, kiểm tra xem có ai ở gần khu vực


làm việc không và phải dùng một đầu bơm có
kẹp để gắn vào van lốp.
- Khi bơm lốp, hãy thỉnh thoảng kiểm tra áp suất
hơi xem có bị vượt cao quá không.
- Nếu vành không được lắp bình thường, nó có
thể gãy và bắn ra trong khi bơm. Do vậy phải có
một khung rào bao quanh lốp và không nên
đứng trước vành mà chỉ ở bên phía lốp.
- Sự tụt hơi bất thường của áp suất và lắp chặt
bất thường của vành chỉ ra có sự cố về lốp
hoặc về vành. Trong trường hợp này cần đưa
lốp vào xưởng để kiểm tra sửa chữa.
- Đảm bảo là quan sát kỹ về áp suất lốp.
- Không được điều chỉnh áp suất lốp sau khi xe
vừa mới chạy tốc độ cao hay chở nặng.

Kiểm tra

Đo áp suất hơi bằng áp kế khi lốp đang còn “lạnh” trước khi làm việc.

Bơm lốp

Điều chỉnh áp suất lốp chuẩn xác.


Khi bơm lốp hãy dùng 1 đầu bơm mà có thể cố định với đầu van lốp như trong
hình vẽ.
Không được làm việc ở phía vành xe mà chỉ ở phía lốp xe.
Áp suất hơi chuẩn được chỉ ra trong bảng dưới đây.

HD465-7
Cỡ lốp Áp suất

24.00-35-36PR (Tiêu chuẩn) 0,47MPa (4,75 Kgf/cm2)

24.00R35 (Nếu lắp) 0,69MPa (7,0 Kgf/cm2)

CHÚ Ý
Nếu lốp được sử dụng trong điều kiện áp suất thấp hơn giá trị nêu ở bảng trên,
vành xe có thể bị hỏng. Thường xuyên duy trì áp suất hơi nằm trong khoảng dao
động đến 0,03Mpa với bảng trên.

222
CHÚ Ý KHI THAY LỐP
Các ốc moay ơ (1) được xiết chặt lại sau khi
thay lốp. Cho xe chạy 5-6 km lại xiết chặt thêm
để làm chặt các phụ tùng.
Đặc biệt, có nhiều phụ tùng tiếp xúc ở bánh sau
hơn là ở bánh trước, vì thế phải mất nhiều thời
gian hơn cho các phụ tùng. Vì lý do này mà lặp
lại quá trình xiết chặt sau 50 giờ đầu tiên sau khi
lắp.

223
KIỂM TRA TRƯỚC KHI NỔ MÁY
Kiểm tra các mục sau đây:
- Kiểm tra mức nước làm mát, bổ sung thêm.
- Kiểm tra thiết bị báo bụi.
- Kiểm tra bộ tách nước, xả nước
- Kiểm tra mức dầu động cơ, bổ sung.
- Kiểm tra mức dầu hộp số, bổ sung.
- Kiểm tra mức dầu trợ lực lái & ben, bổ sung.
- Xả nước, chất cặn bẩn từ hệ thống nhiên liệu.
- Kiểm tra mức nhiên liệu, bổ sung.
- Kiểm tra các ốc moay ơ, xiết chặt.
- Kiểm tra đèn cảnh báo trung tâm, còi báo hiệu, đèn táp lô.
- Kiểm tra độ nhạy hệ thống phanh.
- Kiểm tra khả năng của phanh khẩn cấp.
- Kiểm tra khả năng lái không trợ lực khẩn cấp.
- Kiểm tra khả năng lái tự động khẩn cấp.
- Kiểm tra còi báo động.
- Kiểm tra dây điện.
- Kiểm tra áp suất lốp

224
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 250 GIỜ

KIỂM TRA MỨC DẦU TRONG HỘP DẦU CẦU VÀ BỔ SUNG


CẢNH BÁO
- Các bộ phận của cầu và dầu rất nóng sau khi động cơ dừng, do đó rất
nguy hiểm có thể gây bỏng. Nên đợi cho nhiệt độ dầu tụt xuống trước
khi tiến hành công việc.
- Khi vặn nắp hộp dầu, lưu ý vẫn còn áp suất bên trong hộp do đó khi tháo
nên vặn thật từ từ để xả hết áp suất trong hộp dầu.

1. Tháo nút (G) và kiểm tra mức dầu ở gần đấy


của lỗ vặn nút dầu.

2. Nếu mức dầu quá thấp thì nên bổ sung vào


qua lỗ vặn nút dầu đó cho đến khi dầu tràn ra.

3. Lắp nút (G)

KIỂM TRA MỨC DÀU TRONG HỘP TRUYỀN ĐỘNG CUỐI, BỔ SUNG.

CẢNH BÁO

- Các bộ phận của cầu và dầu rất nóng sau khi động cơ dừng, do đó rất
nguy hiểm có thể gây bỏng. Nên đợi cho nhiệt độ dầu tụt xuốngtrước
khi tiến hành công việc.
- Khi vặn nắp hộp dầu, lưu ý vẫn còn áp suất bên tronghộp do đó khi tháo
nên vặn thật từ từ để xả hết áp suất trong hộp dầu.

1. Đỗ máy ở vị trí sao cho chữ TOP nằm ở phía


trên còn nút xả dầu (P) quay xuống dưới.
2. Tháo ốc thăm dầu (G) để kiểm tra xem mức
dầu trong hộp có nằm ngay sát miệng lỗ
không.
3. Nếu mức dầu trong hộp dầu bị thiếu thì bổ
sung qua lỗ thăm dầu cho đến khi thấy dầu
tràn ra.
4. Lắp nút (G)

225
BÔI TRƠN
1. Dừng động cơ
2. Dùng bơm mỡ để bơm vào các vị trí được chỉ ra như mũi tên trên hình vẽ.
3. Sau khi bơm mỡ, dùng giẻ để lau sạch mỡ phun ra ngoài.
Thực hiện công việc bơm mỡ hàng ngày và nên
thực hiện công việc ở vị trí thuận lợi.

1. Bơm mỡ ắc thùng ben (Bên trái và bên phải: 1


điểm).

2. Chốt đỡ giảm sóc sau (Trái và phải: 2 điểm).

3. Thanh giằng cầu (Trái và phải mỗi bên 4 điểm).

4. Chốt cho xy lanh nâng ben (Trái và phải mỗi


bên 2 điểm)

226
5. Chốt đỡ giảm sóc trước (Trái và phải mỗi bên 1
điểm)

6. Chốt xy lanh lái (4 điểm)


7. Chốt thanh giằng lái (5 điểm)

8. Thanh giằng lái trước (Trái và phải mỗi bên 3


điểm)

KIỂM TRA TRỤC CÁC ĐĂNG


Nếu phát hiện có sự cố như lỏng ốc của trục nối
hay dơ ở ổ bi trục hay mòn lệch trục thì xin liên hên
với đại lý của KOMATSU để sửa chữa.

227
KIỂM TRA MỨC NƯỚC ẮC QUI
CẢNH BÁO

- Không nên sử dụng ắc qui nếu mức nước của ắc qui thấp hơn mức
LOW trên bình ắc qui. Nó sẽ làm cho bản cực trong ắc qui nhanh hỏng
và giảm tuổi bền của ắc qui.
- Dung dịch nước ắc qui dễ sinh ra khi ga dễ cháy nổ do đó không nên
mang lửa hay chất dễ gây nổ lại gần nơi để ắc qui.
- Dung dịch nước ắc qui dễ gây hỏng do đó không nên để dung dịch bắn
vào da và mắt, nếu bị bắn thì nên đến bác sỹ ngay.
- Khi bổ sung dung dịch nước ắc qui thì không nên bổ sung cao hơn mức
cao (HIGH). Nếu mức nước cao hơn có thể làm tràn ra và gây nên hỏng
các cọc nối giữa ắc qui với cực âm, cực dương.

CHÚ Ý

Khi bổ sung nước ắc quy nên bổ sung nước trứoc khi vận hành vào buổi sáng để
tránh cho nước bị đóng băng.

Kiểm tra mức nước ắc qui một tháng một lần và theo các nguyên tắc an toàn
sau.

KIỂM TRA MỨC NƯỚC THEO VẠCH BÊN SƯỜN CỦA ẮC QUI

1. Dùng giẻ lau sạch bụi đất bám xung quanh


ắc qui và tiến hành quan sát xem mực
nước có nằm trong khoảng vạch chỉ báo:
UPPER LEVEL (U.L) và LOWER LEVEL
(L.L) không.

2. Nếu mức nước trong bình ắc qui không


nằm trong khoảng đó thì bỏ nắp bình ắc
qui và đổ thêm dung dịch nước cất đến khi
nhìn thấy mức nước nằm ở vị trí UP và
LOW.
3. Sau khi bổ xung nước ắc qui vặn chặt nắp
lại một cách chắc chắn.
4. Nếu trên đỉnh của ắc quy có chất bẩn, làm
sạch nó bằng giẻ ẩm

228
KIỂM TRA MỨC NƯỚC ẮC QUI QUA NẮP ĐỔ NƯỚC

1. Tháo nắp đổ nước ắc qui trên bình ắc qui


và sau đó nhìn thẳng vào lỗ đổ để kiểm tra
bề mặt bản cực ắc qui. Nếu mức nước ắc
qui chạm tới bề mặt lỗ đổ thì đó là mức
nước đủ.
2. Nếu mức nước trong bình ắc qui không
cao tới ống ngoài thì bỏ nắp bình ắc qui và
đổ thêm dung dịch nước cất đến khi nhìn
thấy mức nước đạt tới đáy của ống bên
ngoài. (đường UPPER LEVEL)

Tham khảo hình vẽ bên dưới để kiểm tra mức nước ắc qui.

3. Sau khi bổ xung nước ắc qui, vặn chặt nắp lại một cách chắc chắn.
4. Nếu trên đỉnh của ắc quy có chất bẩn, làm sạch nó bằng giẻ ẩm

CHÚ Ý
Khi nước thêm vào cao quá đuờng chỉ thị dưới, dùng ống để xả bớt nước
ra. Trung hoà nước ắc quy bằng natri bicacbonat. Nếu cần thiết liên hệ với
đại lý Komatsu hoặc nhà sản xuất ắc quy.

229
VỆ SINH ĐƯỜNG THÔNG HƠI

Làm sạch bộ lọc thông hơi, rửa bằng dầu diesel.

 Hộp số có 03 vị trí thông hơi.

 Thùng dầu nâng ben và lái.

1. Tháo ốc (1), tháo nắp (2) và rửa lõi (3).


2. Sau khi rửa sạch, lắp lại theo thứ tự.

230
KIỂM TRA KHUNG XE

CẢNH BÁO

Khi kiểm tra thùng xe, nếu thùng ben đang nâng lên, phải luôn luôn đặt cần
điều khiển ben ở vị trí giữ, khoá cần ben và cài chốt an toàn thùng ben.

1. Hãy rửa xe sạch sẽ trước khi kiểm tra.


2. Kiểm tra cẩn thận các bộ phận khung xe có bị
hỏng không. Kiểm tra nếu có bộ phận nào bị
hỏng hoặc bị biến màu do bị nhiệt độ cao thì
thay thế mới.

KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH CHÂN

CẢNH BÁO

Khi xe đang di chuyển, nó có thể gây ra tai nạn. Khi máy chuyển động trong
quá trình kiểm tra, phải giảm tốc độ động cơ ngay và gạt cần số về vị trí N,
sau đó đặt công tắc phanh ở vị trí PARKING.

Kiểm tra khả năng phanh của phanh chân như sau:

1. Dừng máy trên nền đất phẳng, và ấn phanh hỗ


trợ số (1).
2. Đặt cần số (2) ở vị trí D. Nâng dần tốc độ động
cơ đến tận tốc độ 1870 vòng/phút, nếu xe
không chuyển động, hệ thống phanh chân tốt.
3. Hại thấp tốc độ động cơ, đưa cần số về vị trí N
và đặt công tắc phanh ở vị trí PARKING. Nếu
thấy có gì lạ hoặc không bình thường phải tiến
hành kiểm tra sửa chữa ngay.

CHÚ Ý:

Sẽ có nguy hiểm khi thử phanh, có thể làm hộp số bị hỏng. Do đó luôn luôn
đặt cần số ở vị trí D. Không đặt hộp số ở các vị trí khác.

231
KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH RÀ

CẢNH BÁO

Nếu xe di chuyển trong khi thử phanh rà, phải giảm tốc độ động cơ và gạt cần số
về vị trí N đồng thời đạp phanh chân.

Kiểm tra hệ thống phanh rà như sau:

1. Dừng máy trên nền đất phẳng, và kéo cần


phanh rà (1) lên hết cỡ.
2. Đặt cần số (2) tới vị trí D. Từ từ tăng tốc độ
động cơ và kiểm tra xem có di chuyển không,
thậm chí khi tốc độ động cơ đạt đến 1400
vòng/phút. Nếu xe không di chuyển thì phanh
rà vẫn tốt.
3. Giảm tốc độ động cơ, gạt cần số đến vị trí N.
Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra, phải
sửa chữa ngay.

CHÚ Ý:

Khi thử phanh rà, có thể gây ra hư hỏng các bộ phận bên trong hộp số, do vậy
phải luôn luôn đặt cần số ở vị trí D. Không dùng các vị trí khác khi thử phanh.

KIỂM TRA HỆ THỐNG PHANH ĐỖ

CẢNH BÁO

Nếu xe di chuyển trong khi thử phanh rà, phải giảm tốc độ động cơ và gạt cần số
về vị trí N đồng thời đạp phanh chân.

Kiểm tra hệ thống phanh đỗ như sau:

1. Dừng máy trên nền đất phẳng, cài đặt phanh


đỗ bằng cách bật công tắc phanh đỗ số (1) ở
PARKING.
2. Đặt cần số (2) ở vị trí D, nâng dần tốc độ động
cơ lên đến 1670 vòng/phút. Nếu xe không di
chuyển thì phanh đỗ còn tốt.
3. Hạ thấp tốc độ động cơ, đặt cần số ở vị trí N.
Nếu có hiện tượng bất thường xảy ra, phải sửa
chữa ngay.

232
CHÚ Ý:

Thử phanh đỗ có thể gây hư hỏng cho các bộ phận bên trong hộp số, vì vậy phải
luôn luôn đặt cần số ở vị trí D. Không đặt cần số ở các vị trí khác.

KIỂM TRA VÀ LAM SẠCH HỆ THỐNG GIẢM XÓC TỰ ĐỘNG (Nếu có)

CẢNH BÁO

 Một người nên ngồi trong buồng lái để


chuẩn bị dừng xe bất cứ lúc nào và giữ liên
lạc với người khác.
 Đặt phanh đỗ ở vị trí ON để phòng ngừa xe
di chuyển.
 Khi làm việc gần quạt và dây đai, phải cẩn
thận tai nạn.
 Không chạm vào cần gạt số. Khi vận hành
cần đổ thùng ben, phải có tín hiệu cảnh
báo cho mọi người xung quanh và để họ
tránh xa vùng nguy hiểm.
 Không để dụng cụ sửa chữa rơi vào quạt
hay dây đai, chúng có thể bay ra gây nguy
hiểm.

1. Khi các bu lông ở nắp kiểm tra (1) được nới


ra, có thể kiểm tra qua lỗ.

2. Kiểm tra các vị trí nối. Kiểm tra nó chuyển


động đến các vị trí sau:
Đối với di chuyển bình thường không tải:

SOFT a.

Khi đạp phanh: trung bình b.

Khi cần đổ ở bất cứ vị trí nào ngoại trừ FLOAT:


Hard c.

233
Nếu có sự cố bất thường, phải sửa chữa ngay.

Nếu sử dụng xe trê đất bùn và ướt, sẽ dính ở bộ phận nối gây nên chuyển động
bị chậm. Phải vệ sinh làm sạch ngay.

KIỂM TRA ÁP SUẤT KHÍ BÌNH TÍCH NĂNG

Khi thực hiện với bìh tích năng, đọc: “ THỰC HIỆN VỚI XYLANH GIẢM XÓC,
BÌNH TÍCH NĂNG”

CHÚ Ý
Khi động cơ dừng đột ngột, phanh vẫn có thể hoạt động nhờ áp suất tạm thời
trong bình tích năng.

KIỂM TRA CHỨC NĂNG CỦA BÌNH TÍCH NĂNG

1. Dừng máy trên đất phẳng và bật công tắc phanh đỗ ở vị trí PARKING
2. Nổ máy và chạy tốc độ trung bình trong khoảng 1 phút sau đó dừng lại
3. Bật công tắc khởi động ở vị trí ON và nhấn bàn đạp vài lần. Sau đó đèn
cảnh báo áp suất dầu phanh sẽ sáng.
 Nếu đèn cảnh báo sáng khi ấn bàn đạp phanh 4 lần hoặc ít hơn, áp suất
khí trong bình tích năng có thể thấp. Liên hệ với đại lý Komatsu để kiểm
tra.
 Nếu đèn cảnh báo không sáng sau khi ấn bàn đạp phanh 5 lần, áp suất khí
bình tích năng bình thường.

CHÚ Ý

Kiểm tra chức năng trong vòng 5 phút sau khi dừng máy vì nếu lâu hơn áp
suất khí bình tích năng giảm đi và không thể kiểm tra được nữa.

234
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 500 GIỜ

(Công việc bảo dưỡng 250 giờ thực hiện cùng với công việc bảo dưỡng này).

THAY DẦU ĐỘNG CƠ VÀ PHIN LỌC DẦU ĐỘNG CƠ

CẢNH BÁO

Sau khi động cơ dừng, các chi tiết và dầu ở nhiệt độ cao và có thể gây ra cháy.
Đợi cho nhiệt độ giảm xuống trước khi bắt đầu làm việc.

 Chuẩn bị thùng đựng: 80 lít.


 Thiết bị mở phin lọc dầu.

1. Tháo ốc xả dầu (1) sau đó lắp ống xả dầu vào.


2. Đặt một thùng chứa dầu xả ở phía dưới của
van xả sau đó mở van xả (2) từ từ để tránh
dầu bắn vào người, và xả dầu. Lưu ý không
nên nới lỏng van (2) nhiều quá vì có thể làm
rơi chốt hãm bên trong van.
3. Kiểm tra dầu xả ra, nếu phát hiện mạt kim loại
lẫn trong dầu, liên hệ ngay với đại lý
KOMATSU để thực hiện công việc kiểm tra.
4. Tháo ống xả dầu sau đõ vặn chặt van (2) và
ốc xả dầu (1) lại.
Lực vặn của ốc xả (1) và van (2): 7+1 kg.fm.

Dùng mở phin lọc xoay 2 - 3 vòng sang bên trái


để tháo phin lọc.

Khi thực hiện công việc này, không nên tiến hành
ngay khi động cơ vừa tắt vì có thể dầu bắn vào
người dễ gây bỏng, do đó đợi máy nguội khoảng
15 phút sau khi tắt máy.

5. Làm sạch lỗ đỡ phin lọc sau đó đổ dầu sạch vào trong phin lọc mới và bôi lên
bề mặt gioăng của phin lọc ít dầu động cơ và lắp phin lọc.
6. Khi lắp phin lọc vặn nó vào sao cho bề mặt của nó tiếp xúc với bề mặt giá đỡ
sau đó vặn chặt thêm 3/4 hay 1 vòng.
7. Đổ dầu động cơ vào lỗ đổ (F).
8. Sau khi đổ, chạy động cơ không tải một lúc sau đó kiểm tra lại mức dầu.
Tham khảo phần "Kiểm tra mức dầu động cơ và bổ sung".

235
THAY THẾ PHIN LỌC THÔ NHIÊN LIỆU

CẢNH BÁO

 Sau khi động cơ ngừng hoạt động, tất cả các chi tiết đều ở nhiệt độ cao,
bởi vậy không được thay thế bầu lọc ngay lập tức. Đợi cho tất cả các chi
tiết lạnh đi trước khi thực hiện công việc này.
 Không nên để lửa và chất dễ cháy lại gần khi thay thế lọc nhiên liệu.

CHÚ Ý

 Động cơ lắp trên máy là loại động cơ có áp suất phun cao do đó không nên
để bụi bẩn lẫn vào trong nhiên liệu có thể gây tắc kim phun hay hỏng hệ
thống nhiên liệu.
 Luôn luôn sử dụng phin lọc chính hãng cho công việc bảo dưỡng.

- Chuẩn bị: Mở phin lọc.

1. Đóng van cấp (1) của thùng nhiên liệu lại.

2. Đặt thùng chứa ngay dưới phin lọc.


3. Tháo cốc trong suôt (3) khỏi phin lọc và kiểm tra.
Nếu nó vỡ hay hư hỏng, thay thế bằng thiết bị mới

4. Dùng mở phin lọc quay sang trái để tháo phin


lọc (2) ra.

236
5. Làm sạch nắp (3) và tháo phớt (4). Bôi lên
phớt mới dầu diesel hoặc dầu bôi trơn.
6. Nắp số (3) ở dưới phin lọc được dùng lại do
đó khi tháo phin lọc cũ ra phải tháo lắp nó lại
và lắp nó vào phin lọc mới.

CHÚ Ý

Không cần thiết đổ đày lọc

Nắp (A) có tác dụng ngăn chất bẩn xâm nhập vào
phin lọc

Khi thay thế lọc, kiểm tra nút xả(5) ở đáy cốc lọc (3) đã
xiết chặt chưa.

Lực xiết: 0.2 – 0.4 Nm (0.02 – 0.04 kgm)

7. Làm sạch giá đỡ phin lọc.

8. Bôi dầu lên bề mặt gioăng phin lọc mới.

9. Tháo nắp (A) là lắp lọc vào giá đỡ.

10. Khi lắp, vặn cho bề mặt phin lọc tiếp xúc với giá đỡ
sau đó quay thêm ¾ vòng nữa.

Nếu phin lọc lắp quá chặt, gioăng có thể bị hỏng và


dẫn đến chảy dầu. Nếu phin lọc quá lỏng dầu củng có
thể bịlọt qua gioăng, vì vậy phải xiết đúng định lượng.

11. Mở van nhiên liệu(1) trên thùng dầu.

237
THAY THẾ PHIN LỌC TINH NHIÊN LIỆU

CẢNH BÁO

 Sau khi động cơ ngừng hoạt động, tất cả các chi tiết đều ở nhiệt độ cao,
bởi vậy không được thay thế bầu lọc ngay lập tức. Đợi cho tất cả các chi
tiết lạnh đi trước khi thực hiện công việc này.
 Không nên để lửa và chất dễ cháy lại gần khi thay thế lọc nhiên liệu.

CHÚ Ý

 Động cơ lắp trên máy là loại động cơ có áp suất phun cao do đó không nên
để bụi bẩn lẫn vào trong nhiên liệu có thể gây tắc kim phun hay hỏng hệ
thống nhiên liệu.
 Luôn luôn sử dụng phin lọc chính hãng cho công việc bảo dưỡng.

- Chuẩn bị: Mở phin lọc.

1. Đóng van cấp (1) của thùng nhiên liệu lại.

2. Đặt thùng chứa ngay dưới phin lọc.


3. Tháo cốc trong suôt (3) khỏi phin lọc và kiểm tra.
Nếu nó vỡ hay hư hỏng, thay thế bằng thiết bị mới

4. Dùng mở phin lọc quay sang trái để tháo phin


lọc (2) ra.

5. Làm sạch nắp (3) và tháo phớt (4). Bôi lên


phớt mới dầu diesel hoặc dầu bôi trơn.

238
6. Nắp số (3) ở dưới phin lọc được dùng lại do đó
khi tháo phin lọc cũ ra phải tháo lắp nó lại và
lắp nó vào phin lọc mới.

CHÚ Ý

Không cần thiết đổ đày lọc

Nắp (A) có tác dụng ngăn chất bẩn xâm nhập vào phin
lọc

7. Khi lắp, vặn cho bề mặt phin lọc tiếp xúc với giá đỡ sau đó quay thêm ¾ vòng nữa.

Nếu phin lọc lắp quá chặt, gioăng có thể bị hỏng và dẫn đến chảy dầu. Nếu phin lọc quá lỏng
dầu củng có thể bị lọt qua gioăng, vì vậy phải xiết đúng định lượng.

8. Mở van nhiên liệu(1) trên thùng dầu.

9. Sau khi thay xong phin lọc (2), xả e cho hệ thống nhiên liệu. Xem phần “XẢ E HỆ THỐNG
NHIÊN LIỆU’

10. Sau khi thay, khởi động cơ và kiểm tra xem có dầu lọt qua fhớt mặt. Nếu chảy dầu, kiểm tra
xem đã xiết lực phù hợp chưa. Nếu vẫn chảy dầu lặp lại Bước 1-3 để tháo phin lọc rồi kiểm
tra bề mặt gioăng xem có hư hỏng hay dính bẩn không. Nếu không được thay mới và lặp lại
Bước 4-8 để lắp phin lọc mới.

239
THAY THẾ PHIN LỌC DẦU HỘP SỐ

CẢNH BÁO

 Các phin lọc và dầu bên trong có nhiệt độ cao do đó không nên tháo
ngay sau khi tắt máy mà phải đợi cho nhiệt độ hạ xuống mới thực hiện
công việc này.
 Khi tháo nắp thùng dầu nên vặn thật từ từ để xả e bên trong thùng dầu.

1. Để thùng đựng dầu phía dưới phin lọc dầu.


2. Tháo ốc xả (1) ở dưới đáy phin lọc dầu để xả
dầu bên trong, sau đó vặn chặt lại.
3. Vặn ốc 6 cạnh (3) của nắp phin lọc (2) sau đó
tháo nắp đựng phin lọc (2) ra.
4. Tháo bỏ phin lọc bên trong ra và làm sạch nắp
đựng.
5. Thay thế gioăng và vòng O-ring mới.
6. Lắp phin lọc mới vào trong nắp đựng phin lọc,
sau đó vặn nắp đựng vào giá đỡ phin lọc.
Lực vặn cho ốc xả (1): 5 - 6 kg.fm.

Lực vặn chặt cho ốc hãm (3): 6 - 8 kg.fm.

7. Chạy động cơ ở tốc độ không tải thấp sau đó tắt máy kiểm tra lại mức dầu
trong hộp số. Chi tiết ở phần: "Kiểm tra mức dầu trong hộp số và bổ sung".

240
KIỂM TRA ĐỘ MÒN MÁ PHANH TRƯỚC

CẢNH BÁO

Nếu má phanh mòn hết giới hạn mà vẫn được sử dụng thì không những
làm hỏng đĩa phanh mà còn ảnh hưởng đến hiệu quả phanh. Nếu độ mòn
của má phanh sắp đến giới hạn thì nên kiểm tra thường xuyên để thay thế
đúng thời hạn

Thực hiện công việc kiểm tra độ mòn má phanh sau sau mỗi 250 giờ với điều
kiện công trường nhiều đất và cát hay khi sử dụng phanh chân nhiều.

1.Lắp que kiểm tra độ mòn phanh vào lỗ kiểm


tra (1) để kiểm tra độ mòn.

2. Giới hạn mòn của má phanh khi mà mép


vát (3) của que thử (2) so với bề mặt ngoài của
lỗ số (4) là 3 mm thì nên tiến hành thay thế má
phanh (5) mới.

A: Gần tới giới hạn mòn.

B: Đạt đến giới hạn mòn và thay thế má mới

Sau khi kiểm tra nếu cần thay má phanh mới, hãy liên hệ với đại lý của Komatsu.

Bên phải và bên trái có thể độ mòn không đều


nhau do đó nên tiến hành kiểm tra độ mòn ở cả
2 phía. Nếu đạt đến giới hạn mòn nên thay thế
cả 8 má phanh cùng lúc.

Nếu điều kiện công trường làm việc gồm nước hay bùn nên tiến hành làm sạch
bùn trước khi kiểm tra độ mòn má phanh.

241
KIỂM TRA ĐỘ MÒN DÂY ĐAI QUẠT VA THAY THẾ

CẢNH BÁO
Khi thực hiện kiểm tra và bảo dưỡng, luôn treo một tấm biển cảnh báo trên cần số. Nếu
máy hoạt động trong khi mọi người đang thực hiện kiểm tra, người kiểm tra có thể bị các
chi tiết quay hay chuyển động cắt vào da thịt và nhưng thương tích nghiêm trọng.

Kiểm tra và thay thế dây đai V theo các điều kiện sau.

 Khi dây đai V tiếp xúc với đáy rãnh của mỗi pully.
 Khi dây đai V bị mòn và lõm ra phía đường kính ngoài của mỗi pully.
 Khi dây đai V bị gẫy hay tách tróc.
THAY THẾ

Khi thay thế dây đai V ta làm như sau.

1. . Tháo lỏng đai ốc (1) rồi tháo vít điều chỉnh


(2).
2. Tháo hai bulong (3) và nới lỏng bulong (4)
đến khi tháo được tấm (5).

3. Đẩy tấm (5) vào trong như hình vẽ, đẩy


nghiêng nó lên trên và xiết chặt nó bằng
bulong (4) đảm bảo nó không dịch chuyển.

4. Tháo núm bơm mỡ ở cụm (6), xiết một


bulong vào lỗ ren (7) (M12x1.75) trên cần
làm căng pully và dùng một đòn bẩy để ấn
bulong đó xuống một cách chắc chắn.
5. Cần căng pully có thể dịch chuyển vào phía
trong nên tháo dây đai V tung ra.
6. Lắp một dây đai V mới và. Khi thay thế dây
đai nên thay thế cả bộ.

242
CHÚ Ý

Độ căng dây đai V phải như loại cũ nhưng độ dài của chúng lại khác nhau.
Nếu dây đai mới và cũ được sử dụng cùng nhau, ngoại tải sẽ dồn lên dây
đai V mới, điều này có thể làm dây đai V đứt.

7. Nới lỏng bulong (4), đặt tấm (5) trở lại vị trí
ban đầu, lắp hai bulong (3) và nối lại núm
bơm mỡ ở phần (6).

ĐIỂU CHỈNH

1. Nới lỏng ba bulong (3) và (4) đến khi tấm


(5) dịch chuyển được.
2. Ấn tấm (5) vào đến khi nó tiếp xúc với cần
căng pully (7), rồi vặn vít điều chỉnh (2) vào
đến khi nó tiếp xúc với tấm (5).
3. Sau khi vít tiếp xúc với tấm (5), xiết chặt vào
thêm 2 vòng rồi vặn chặt đai ốc (1).
4. Vặn chặt 3 bulong (3) và (4) để đảm bảo giữ
chặt tấm (5).
5. Điều chỉnh theo cách này khi dây đai V phát
ra tiếng kêu ken két.

243
KIỂM TRA, THAY THẾ DÂY ĐAI DẪN DỘNG TỪ MÁY NÉN TỚI MÁY PHÁT ĐIỆN, ĐIỀU HOÀ

KIỂM TRA

Nếu dây đai máy phát trong những tình trạng


sau thì cần thay thế.

 Khi có vết xước ngang (1) qua vết xước dọc


(2)

 Khi có những chỗ rách trên dây

Nếu chỉ có những vết xước ngang thì chưa cần


thay dây đai

THAY THẾ

1. Tháo 8 bulông (1), sau đó tháo nắp (2)

2. Tháo lỏng đai ốc hãm (4) của bulông căng


đai (3) để đẩy puly căng đai (5). Khi đó dây
đai (6) sẽ lỏng ra

3. Thay thế dây đai mới

4. Nới lỏng bulong (3) đến khoảng 90 mm của


khoảng có ren, sau đó xiết đai ốc hãm (4)

5. Lắp nắp (2) rồi lắp 8 bulông (1)

244
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 1000 GIỜ
Thực hiện công việc bảo dưỡng sau 250 giờ và 500 giờ cùng một lúc.

THAY THẾ LỌC CHỐNG RỈ

CẢNH BÁO

* Các phin lọc và dầu bên trong có nhiệt độ cao do đó không nên tháo ra ngay
sau khi tắt máy mà phải đợi cho nhiệt độ hạ xuống mới thực hiện công việc này.

- Chuẩn bị mở phin lọc.

1. Vặn 2 van số (1) ở trên nắp của phin lọc


chống rỉ lại.
2. Đặt thùng đựng ở bên dưới lọc.
3. Dùng mở phin lọc để tháo phin lọc ra.
4. Làm sạch lỗ gá phin lọc và bôi lớp dầu
động cơ lên bề mặt gioăng cao su của phin lọc
mới trước khi lắp phin lọc mới.
5. Khi lắp phin lọc, đến khi bề mặt của nó tiếp
xúc với bề mặt giá đỡ phin lọc thì xoay thêm
2/3 vòng nữa để vặn chặt phin lọc.
Nếu vặn quá chặt có thể làm hỏng gioăng cao
su; còn lỏng quá thì nước bị rỉ, do đó vặn chặt
vừa phải.
6. Vặn chặt van (1).
7. Sau khi thay thế phin lọc chống rỉ để nổ
động cơ, kiểm tra có rò nước từ bề mặt phin
lọc thì vặn chặt lại.

245
THAY DẦU TRONG HỘP SỐ, THÙNG DẦU PHANH, LÀM SẠCH LỌC TỪ
CẢNH BÁO
 Khi động cơ mới dừng, dầu và các chi tiết có nhiệt độ rất cao, đó là sự
nguy hiểm bị bỏng trong thời gian làm việc. Đợi cho nhiệt độ hạ thấp
xuống trước khi làm việc.
Khi tháo lỏng các nút xả, phải tháo từ từ. Không được tháo ra ngay. Dầu
trong các hộp đó có áp suất cao, nên nếu tháo ngay các nút xả ra, dầu sẽ
phụt ra ngoài và có thể gây cháy

1. Tắt động cơ.


2. Đặt một thùng chứa dưới nút xả dầu hộp số
để hứng dầu từ hộp số.
3. Tháo nút xả (1).
4. Nới lỏng van xả dầu (2) rồi xả hết dầu, sau đó
vặn chặt lại.
5. Vặn chắt nút xả dầu (1) lại.
6. Đặt một thùng chứa để hứng dầu chảy ra từ
nút xả dầu của thùng dầu phanh.
7. Tháo nút xả dầu (3).
8. Nới lỏng van xả dầu (4) để cả dầu. Sau khi xả
hết dầu thì vặn chặt nó lại.
9. Vặn chặt nút xả dầu (3).
10. Tháo các bulong (5) ra, tháo nắp đậy (6) ra
rồi rút các lõi lọc từ (7) ra.
11. Làm sạch các cặn bẩn trong lõi lọc, rồi rửa
sạch bằng dầu diesel hay tia dầu. Nếu lõi lọc
bị hỏng thì thay thế nó.
12. Lắp lọc từ (7).
13. Lắp nắp (6) rồi vặn chặt các bulong (5).
14. Tháo nút (8). Nếu tháo nút này, dầu sẽ dễ
dàng chảy ra khỏi khoang phanh.

15. Tháo nút xả dầu phanh rà (9) và xả dầu từ


khoang dầu phanh.

CHÚ Ý

Xả dầu trong khoang dầu phanh cả hai bên


trái và phải.

16. Sau khi hoàn thành việc xả dầu từ các


khoang dầu phanh, vặn nút (8) và nút xả dầu
phanh rà (9).

246
CHÚ Ý

Không được khởi động cơ khi hộp số chưa


đầy dầu. Nếu động cơ nổ trong khi hộp số
không có dầu hay ít dầu thì bơm dầu hộp số
có khả năng bị hỏng.

17. Trước khi khởi động động cơ, đổ vào 170 lít
dầu qua miệng đổ (F).

Khi đổ dầu, mức dầu sẽ tạm thời dâng lên


trong ống thăm dầu (G), nhưng ở đây không
biểu hiện sự khác thường.

18. Khởi động động cơ và chạy ở chế độ không


tải thấp.
19. Đổ thêm dầu qua miệng đổ (F) đến khi mức
dầu dâng đến giữa vạch H và L trên ống thăm
dầu (G).
Phải đảm bảo mức dầu trong thùng dầu phanh
không còn tụt xuống trong mắt đo dầu (H)
trong khi động cơ chạy ở chế độ không tải
thấp. Nếu mức dầu vẫn tụt xuống theo mắt
tham dầu (H) thì tắt động cơ để đổ thêm dầu
vào thùng dầu phanh.

247
20. Tháo bỏ nắp nhựa từ núm xả e (10) rồi lắp
đầu ống tuy ô nhựa vào.
21. Đặt đầu còn lại của tuy ô vào sâu khoảng
50mm trong thùng dầu.
22. Xoay lỏng núm xả e khoảng ¾ vòng rồi nổ
động cơ chạy ở chế độ không tải thấp đến khi
không còn nhiều bọt sủi lên từ đầu dây tuy ô.
23. Khi không còn bọt khí sủi lên nữa thì vặn
chặt núm xả e (10) lại, tháo dây tuy ô và đậy
nắp nhựa lại.

24. Thực hiện nổ máy để hâm nóng dầu đến khi đồng hồ đo nhiệt độ dầu biến
mô khoảng 40°C.
25. Khi nhiệt độ dầu biến mô khoảng 40°C thì tiến hành xả e cho các phanh.
a. Phanh trước: xem “(XẢ E TỪ PHANH TRƯỚC (TRANG 4-42)”.
b. Phanh sau: xem “(XẢ E TỪ PHANH SAU (TRANG 4-41)”.
c. Phanh Đỗ : xem ‘’(XẢ E TỪ PHANH ĐỖ (TRANG 4-43)’’.

CHÚ Ý

 Không được cố gắng dùng lại lượng dầu khi xả e chảy ra. Thói quen đó
có thể làm hư hỏng các dụng cụ và thiết bị trên máy.
 Phải đảm bảo chắc chắn mức dầu trong thùng dầu phanh không tụt
xuống vạch (H) trên ống thăm dầu sau khi xả e. Nếu không làm như thế,
bơm dầu phanh có thể bị hư hỏng.

26. Sau khi xả e xong, dừng động cơ khoảng 2-3 phút rồi kiểm tra lại mức dầu
vẫn trong giới hạn của mắt thăm dầu là được. Với yêu cầu trên, xem ‘’(KIỂM
TRA MỨC DẦU HỘP SỐ VÀ ĐỔ THÊM DẦU’’.
27. Kiểm tra mức dầu trong thùng dầu phanh và điều chỉnh mức dầu nằm
trong giới hạn của mắt thăm dầu. Với yêu cầu trên, xem ‘’(KIỂM TRA MỨC
DẦU THÙNG DẦU PHANH, ĐỔ THÊM DẦU’’.

248
THAY LÕI LỌC DẦU LÀM MÁT HỘP SỐ VÀ PHANH SAU

CẢNH BÁO
 Khi động cơ mới dừng, dầu và các chi tiết có nhiệt độ rất cao, đó là sự
nguy hiểm bị bỏng trong thời gian làm việc. Đợi cho nhiệt độ hạ thấp
xuống trước khi làm việc.
 Khi tháo lỏng các nút xả, phải tháo từ từ. Không được tháo ra ngay. Dầu
trong các hộp đó có áp suất cao, nên nếu tháo ngay các nút xả ra, dầu sẽ
phụt ra ngoài và có thể gây cháy.

1. Mở nắp miệng đổ dầu (F) một cách từ từ để


xả áp suất bên trong, tháo nắp ra.
2. Tháo các bulong (1) rồi tháo mặt (2).

3. Tháo O ring (3), lò xo (4), van (5), lõi lọc (6) và


lõi từ (7), vệ sinh sạch bên trong khoang, van
và lõi lọc từ.
4. Chuẩn bị một lõi lọc mới. Lắp lõi lọc từ, lõi lọc,
van và lò xo.
5. Bôi một lớp dầu sạch lên O ring rồi lắp nó vào.
6. Lắp mặt (2) cùng các bulong (1).

Nếu đèn báo bảo dưỡng phin lọc (nếu được trang bị) sáng khi đồng hồ đo nhiệt
độ nước làm mát động cơ vẫn nằm trong dải màu trắng và tốc độ động cơ trong
khoảng 1200 – 2100 vg/ph, phải thay lọc ngay.

249
THAY THẾ PHIN LỌC DẦU PHANH

CẢNH BÁO

* Các chi tiết và dầu bên trong có nhiệt độ cao do đó không nên tháo ra
ngay sau khi tắt máy mà phải đợi cho nhiệt độ hạ xuống mới thực hiện
công việc này.

* Khi tháo nắp thùng dầu hộp số nên vặn từ từ để xả e bên trong thùng dầu
sau đó mới tháo nó ra.

Chuẩn bị thiết bị mở phin lọc.

1. Dừng máy
2. Ấn bàn đạp phanh ít nhất 20 lần để giảm áp suất trong bình tích năng phanh
về 0.

3. Tháo hết ốc và bỏ nắp che bình tích năng


phanh (1) rồi để thùng đựng phía dưới phin lọc.

4. Tháo hộp chứa phin lọc

5. Bỏ phin lọc (3) bên trong ra và làm sạch hộp


chứa phin lọc.
6. Thay thế vòng gioăng (4) và vòng chặn (5) sau
đó lắp lại phải bôi ít dầu động cơ lên gioăng đó.
7. Lắp phin lọc mới vào.
Lực vặn phin lọc: 8-10kg.fm.

8. Lắp nắp chắn bình tích năng (1) vào.

250
BÔI TRƠN

1. Dừng máy
2. Sử dụng bơm mỡ để bơm vào những chỗ chỉ ra trên hình vẽ.

3. Sau khi bơm mỡ dùng giẻ lau sạch mỡ bẩn tràn ra.

(1). Giá đỡ hộp số (1 điểm).

(2). Khớp của giá giảm sóc tự động (Trái và phải


mỗi bên 1 điểm).

(3). Pully căng và pully quạt (3 điểm).


Bơm mỡ thẳng vào cú cho đến khi mỡ tràn ra
phớt chắn mỡ.

251
KIỂM TRA ĐỘ MÒN CỦA MÁ PHANH SAU

CẢNH BÁO

 Thực hiện công việc kiểm tra khi nhiệt độ dầu phanh dưới 60 độ.
 Nếu độ mòn của má phanh đến gần với tới giới hạn mòn thì nên kiểm
tra thường xuyên.
 Luôn thực hiện công việc kiểm tra với động cơ dừng.

1. Đỗ máy trên nền đất phẳng sau đó để phanh


đỗ ở vị trí phanh (PARKING) và tiến hành kiểm
tra các phanh khác không được phanh trước
khi đo độ mòn phanh.
2. Tháo mũ đai ốc (1).

3. Ấn cho đến khi trục (2) của que kiểm tra chạm
vào piston phanh. Không được ấn bàn đạp
phanh chân khi thực hiện công việc này.
4. Nếu đường vạch (3) của trục (2) nằm vào bên
trong rãnh dẫn (4) thì có nghĩa độ mòn của má
phanh đến giới hạn mòn. Khi đó liên lạc với
KOMATSU để kiểm tra và thay thế.
5. Vặn mũ đai ốc (1) lại.
Lực vặn chặt : 128 – 186 Nm (13 – 19 kg.fm).

GHI CHÚ

* Trên mỗi máy vị trí của thanh dẫn được điều chỉnh để sao cho cạnh vát (5)
chạy trong rãnh (4) đến hết giới hạn mòn do đó không nên nới lỏng ốc hãm (6)
trừ trường hợp thay thế má phanh.

* Khi động cơ được nổ thì trục được đẩy ra bởi áp suất dầu làm mát phanh do đó
nên thực hiện khi động cơ dừng.

252
THU HỒI DẦU LỌT TỪ KHOANG CHỨA DẦU

CẢNH BÁO
 Khi động cơ mới dừng, dầu và các chi tiết có nhiệt độ rất cao, đó là sự
nguy hiểm bị bỏng trong thời gian làm việc. Đợi cho nhiệt độ hạ thấp
xuống trước khi làm việc.
 Áp suất bên trong các hộp dầu vẫn cao, dầu hay các nút xả có thể bắn ra
ngoài. Nới lỏng từ từ các nút xả để giải phóng áp suất bên trong.

Thực hiện quy trình giống nhau cho dòng dầu bên trái và bên phải.

1. Đặt một chiếc thùng để hứng dầu chảy ra từ


nút xả dầu (P).
2. Tháo nút (P) để xả hết dầu rồi vặn chặt nút
đó lại.

253
KIỂM TRA MÁY BƠM MỠ BÔI TRƠN CHO CỤM PULLY CĂNG DÂY ĐAI CỦA
MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÁY ĐIỀU HÒA

KIỂM TRA

Kiểm tra pully về độ lỏng và rò rỉ mỡ. Nếu có sự


bất thường, hãy liên hệ với nhà phân phối
Komatsu để tháo ra sửa chữa và thay thế.

BÔI TRƠN

Sử dụng một bơm mỡ, mỡ được bơm qua các


đường ống mỡ theo các vị trí mũi tên chỉ.

Sau khi bơm xong, lau sạch mỡ cũ bị đẩy ra.

KIỂM TRA ĐỘ LỎNG CÁC KẸP ĐƯỜNG ỐNG KHÍ NẠP ĐỘNG CƠ

Kiểm tra độ lỏng của các kẹp giữa lọc khí, tubor tăng áp, làm mát sau với động
cơ. Nếu cái kẹp nào bị lỏng thì vặn chặt lại nó.

254
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 2000 GIỜ
Thực hiện công việc bảo dưỡng sau mỗi 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ cùng một
lúc.

THAY THẾ PHIN LỌC DẦU LÁI VÀ NÂNG BEN

CẢNH BÁO
* Các chi tiết và dầu bên trong có nhiệt độ cao do đó không nên tháo ra
ngay sau khi tắt máy mà phải đợi cho nhiệt độ hạ xuống mới thực hiện
công việc này.
* Khi tháo nắp thùng dầu hộp số nên vặn từ từ để xả e bên trong thùng dầu
sau đó mới thóa nó ra.

1. Xoay nắp đổ dầu (F) từ từ để xả áp trong


thùng dầu sau đó bỏ nắp ra.
2. Tháo ốc (1) và bỏ nắp (2) ra.
3. Tháo bỏ lõi lọc ra và làm sạch bên trong hộp
đựng lõi lọc.

4. Tháo gioăng chỉ (3), lò xo (4), van (5) và lưới


lọc (7) sau đó làm sạch bên trong vỏ, van và
lưới lọc
5. Chuẩn ị lõi lọc mới sau đó lắp lưới lọc, lõi lọc
van và lò xo vào.
6. Bôi 1 lớp dầu sạch lên gioăng sau đó lắp vào
7. Lắp phin lọc mới sau đó lắp nắp đậy (2) bằng
bu lông (1).

Nếu đèn báo bảo dưỡng sáng lên trong khi nhiệt độ động cơ đang trong dải
trắng và tốc độ vòng tua là 1200 đến 2100 vg/ph, thay ngay lõi lọc.

255
LÀM SẠCH HÚT MẠT LỌC THÙNG THỦY LỰC
CẢNH BÁO
* Các chi tiết và dầu bên trong có nhiệt độ cao do đó không nên tháo ra
ngay sau khi tắt máy mà phải đợi cho nhiệt độ hạ xuống mới thực hiện
công việc này.
* Khi tháo nắp thùng dầu hộp số nên vặn từ từ để xả e bên trong thùng dầu
sau đó mới tháo nó ra.

1. Hạ thấp thùng ben và dừng động cơ.

2. Xoay lắp thùng dầu (F) từ từ để xả áp suất


trong thùng.

3. Tháo ốc (1) của lọc hút mạt (2 lọc) vị trí của nó


nằm ở đằng sau bánh trước phía bên trái.

4. Tháo lọc hút mạt ra khỏi hộp đựng sau đó làm


sạch bằng dầu diesel.

5. Vặn chặt nắp đổ dầu (F).

THAY DẦU TRONG HỘP TRUYỀN ĐỘNG CUỐI

CẢNH BÁO
 Các chi tiết và dầu rất nóng khi mới dừng động cơ và rất dễ gây bỏng. Nên
dợi cho nhiệt độ giảm xuống trước khi thực hiện.
 Nếu trong hộp truyền động vẫn còn áp suất khi tháo ra có thể làm dầu bắn vào
người do đó khi tháo ốc nên vặn từ từ để xả áp bên trong hộp.

- Chuẩn bị thùng đựng: mỗi bên khoảng 21 lít.

1. Dừng động cơ và đỗ máy ở vị trí sao cho chữ


TOP quay lên trên và nút xả (P) ở phía dưới.
2. Tháo ốc xả (P) để xả dầu và vặn chặt ốc xả lại.
3. Đổ dầu động cơ vào lỗ đổ (G) tới mức quy
định.
4. Sau khi đổ dầu nên kiểm tra lại mức dầu.
Tham khảo phần: “ Kiểm tra mức dầu trong
hộp truyền động cuối và bổ sung”.

256
THAY DẦU TRONG HỘP DẦU CẦU

CẢNH BÁO
 Các chi tiết và dầu rất nóng khi mới dừng động cơ và rất dễ gây bỏng.
Nên dợi cho nhiệt độ giảm xuống trước khi thực hiện.
 Nếu trong hộp truyền động vẫn còn áp suất khi tháo ra có thể làm dầu
bắn vào người do đó khi tháo ốc nên vặn từ từ để xả áp bên trong hộp.

- Chuẩn bị thùng đựng: mỗi bên khoảng 95 lít.

1. Tháo ốc xả (P) để xả dầu bên trong hộp dầu


cầu và vặn chặt ốc khi xả hết.
2. Dổ dầu vào hộp dầu cầu qua ốc đổ (G) theo
đúng mức quy định.
3. Sau khi đổ dầu tiến hành kiểm tra mức dầu.
Tham khảo phần: “Kiểm tra mức dầu trong
hộp dầu cầu và bổ sung”.

LÀM SẠCH LỖ THÔNG HƠI HỘP DẦU CẦU


CẢNH BÁO
 Các chi tiết và dầu rất nóng khi mới dừng động cơ và rất dễ gây bỏng.
Nên dợi cho nhiệt độ giảm xuống trước khi thực hiện.
 Khi sử dụng khí nén để làm sạch nên đeo kính bảo hộ vào để tránh bụi
bẩn bắn ra.

Tháo bỏ bùn đất bám vào xung quanh lỗ thông hơi


sau đó tháo lỗ thông hơi ra và làm sạch bụi bẩn
bên trong bằng dầu diesel sạch.

KIỂM TRA MÁY PHÁT ĐIỆN VÀ MÔ TƠ ĐỀ


Chổi than có thể bị mòn hay ổ bi trong máy phát và đề không còn mỡ bôi trơn do
đó liên lạc với đại lý KOMATSU để tiến hành kiểm tra bảo dưỡng.
KIỂM TRA VÀ ĐIỀU CHỈNH KHE HỞ XU PÁP
Sử dụng dụng cụ chuyên dùng để kiểm tra và điều chỉnh khe hở do đó liên lạc
với đại lý KOMATSU để tiến hành công việc này.
KIỂM TRA ÁP SUẤT GA CỦA BÌNH TÍCH NĂNG
Khi thực hiện công việc kiểm tra sau mỗi 2000 giờ hoạt động hay một năm vận
hành hoặc khi thực hiên chu kỳ thay thế vật mau mòn chóng hỏng hãy liên lạc
với đại lý của hãng KOMATSU để tiến hành công việc.

257
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 4000 GIỜ
Thực hiện công việc bảo dưỡng 250, 500, 1000, 2000 giờ cùng một lúc.
THAY THẾ DẦU LÁI VÀ DẦU NÂNG BEN

CẢNH BÁO

* Các chi tiết và dầu bên trong có nhiệt độ cao do đó không nên tháo ra
ngay sau khi tắt máy mà phải đợi cho nhiệt độ hạ xuống mới thực hiện
công việc này.
* Khi tháo nắp thùng dầu hộp số nên vặn từ từ để xả e bên trong thùng dầu
sau đó mới tháo nó ra.

- Chuẩn bị thùng chứa: 122 lít.


1. Hạ thấp thùng ben và hạ thấp động cơ.
2. Xoay nắp thùng dầu (F) để xả áp bên trong
thùng dầu.
3. Tháo ốc xả (1) và nới ốc (2) từ từ để xả
dầu trong thùng dầu và tránh không cho
bắn vào người.
4. Đổ dầu động cơ vào lỗ đổ dầu (F).
5. Sau khi đổ dầu nên tiến hành kiểm tra lại mức dầu.
Tham khảo phần: “Kiểm tra mức dầu trong thùng
dầu lái và dầu nâng ben, bổ sung”.

BƠM MỠ TRỤC CÁC ĐĂNG

Thực hiện công việc bơm mỡ sau mỗi 4000 giờ hay sau 2 năm hoạt động.

1. Dùng bơm mỡ để bơm vào các vị trí như


mũi tên chỉ ra như hình bên phải.
2. Bơm mỡ thẳng vào vú mỡ trên các dầu trục
cho đến khi mỡ tràn ra nắp chắn.
3. Ở các vị trí trên khớp trục thì bơm cho đến
khi thấy mỡ tràn ra thì thôi.
4. Sau khi bơm xong dùng giẻ lau sạch mỡ
thừa tràn ra.

258
KIỂM TRA MÔ TƠ KHỞI ĐỘNG

Chổi than có thể bị mòn hay trong ổ bi không có mỡ bôi trơn, liên hệ với nhà
phân phối Komatsu để thực hiện kiểm tra và sửa chữa.

Nếu động cơ được khởi động thường xuyên thì thực hiện công việc kiểm tra sau
mỗi 1000 giờ.

KIỂM TRA BƠM NƯỚC

Kiểm tra xem có nước rò rỉ ra xung quanh bơm hay không. Nếu có phần nào bị
rò rỉ thì hãy liên hệ với nhà phân phối Komatsu để thực hiện công việc kiểm tra
và sửa chữa.

KIỂM TRA PULLY QUẠT GIÓ VÀ ĐỘ CĂNG PULLY

Kiểm tra sự hoạt động của pully và sự rò rỉ của mỡ. Nếu phát hiện vấn đề phức
tạp, hãy liên hệ với nhà phân phối Komatsu.

KIỂM TRA BÌNH TÍCH NĂNG

Tại lúc 4000 giờ hay 2 năm hoạt động, tùy theo cái nào đến trước, hỏi nhà phân
phối Komatsu để thực hiện thay thế phụ tùng đó.

259
KIỂM TRA SỰ NỚI LỎNG CỦA CÁC KẸP ỐNG CAO ÁP, SỰ LÃO HÓA CỦA
CAO SU

Dùng mắt thường và tay để kiểm tra độ lỏng của các bulong kẹp ống cao áp ở vị
trí từ (1) đến (20) như trong hình vẽ và xem có vòng cao su nào bị lão hóa
không. Nếu có vấn đề, chi tiết đó phải được thay thế. Trong trường hợp này cần
liên hệ với nhà phân phối Komatsu để tiến hành thay thế.

CHÚ Ý

Nếu động cơ tiếp tục hoạt động khi có bulong bị lỏng, cao su bị lão hóa,
các chi tiết bị lệch, kết hợp với rung động sẽ tạo ra các hư hỏng và gẫy đứt
nguy hiểm và làm mòn các đầu nối củ ống dầu cao áp. Luôn kiểm tra các
kẹp ống dầu cao áp trực tiếp khi lắp ráp theo đúng quy tắc.

260
KIỂM TRA NẮP BỊT CHỐNG NHIÊN LIỆU CHỜ PHUN RA, SỰ LÃO HÓA CỦA
CAO SU

Nắp chống phun nhiên liệu chờ ở vị trí (1) đến vị trí (5) để ngăn cản nhiên liệu từ
khoang chờ tiếp xúc với các chi tiết của động cơ có nhiệt độ cao và là nguyên
nhân gây cháy nếu như nhiên liệu bị rò rỉ, phun ra ngoài. Dùng mắt và tay kiểm
tra các nắp bịt có bị làm sao không, độ xiết chặt của các bu lông và sự lão hóa
của cao su. Nếu có vấn đề gì thì các chi tiết đó phải được thay thế. Trong trường
hợp này, hãy liên hệ với nhà phân phối Komatsu để thực hiện công việc thay thế
này.

261
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 8000 GIỜ

Bảo dưỡng sau 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ, 2000 giờ và 4000 giờ được thực
hiện cùng lúc này.

THAY KẸP ỐNG CAO ÁP

Liên hệ nhà phân phối Komatsu để thực hiện công việc này.

THAY THẾ NẮP CHỐNG NHIÊN LIỆU PHUN RA

Liên hệ nhà phân phối Komatsu để thực hiện công việc này.

SỬA CHỮA LỚN MÔ TƠ KHỞI ĐỘNG VÀ MÁY PHÁT ĐIỆN

Liên hệ nhà phân phối Komatsu để thực hiện công việc này.

262
BẢO DƯỠNG SAU MỖI 15000 GIỜ

Bảo dưỡng sau 250 giờ, 500 giờ, 1000 giờ, 2000 giờ, 4000 giờ và 8000 giờ
được thực hiện cùng lúc này.

KIỂM TRA, THAY THẾ BULÔNG CÀNG LÁI CHỮ A

Kiểm tra và thay thế bulông, đĩa chặn và giá.

Hãy liên hệ với đại lý Komatsu khi kiểm tra và


thay thế

(1). Càng chữ A


(2). Giảm xóc trước
(3). Đĩa chặn
(4). Bulông
(5). Giá

263
CHƯƠNG 5

ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT

264
ĐẶC ĐIỂM KỸ THUẬT
Mục Đơn vị HD465-7R HD605-7R

Trọng lượng tổng thể (Trọng lượng


không tải + Tải lớn nhất +trọng lượng kg 98175 109275
của 1 người vận hành (75 kg)

Trọng lượng không tải kg 43100 46200


Trọng lưọng không tải (không có ben) kg 32370 32780
Tải lớn nhất kg 55000 63000
Khả năng trung bình m3 25 29
chất tải xếp thành đống (2:1) m3 34,2 40
Tốc độ đổ (ở vòng tua 2000 vg/ph) giây 11,5
Loại động cơ - Komatsu SAA6D170E-5
Công suất bánh đà kW/ (vg/ph) 551 / 2000 vg/ph
Mô men xoắn lớn nhất Nm / (vg/ph) 3324 / 1400 vg/ph
A Chiều dài tổng thể mm 9355
B Chiều cao tổng thể mm 4400
C Chiều cao tổng thể khi đổ tải mm 8800
Chiều rộng tổng thể (tính từ vị trí
mm 5395
D gương phải đến lan can trái

E Khoảng cách nhỏ nhất cách mặt đất mm 604


Bán kính quay nhỏ nhất mm 8500
Số 1 km/h 11,5 11
Số 2 km/h 16 15,5
Số 3 km/h 21,5 21
Tốc độ di Tiến Số 4 km/h 29,5 29
chuyển Số 5 km/h 39 39
Số 6 km/h 52,5 52,5
Số 7 km/h 70 70
Lùi Số 1 km/h 12 11,5
o
Dải nhiệt độ sử dụng C -20 tới 40

265

You might also like