You are on page 1of 4

CÂU HỎI SINH HỌC PHÂN TỬ

BÀI 6. ĐIỀU HÒA HOẠT ĐỘNG GEN


I. TRẮC NGHIỆM:
Câu 1. Điều hòa dương là quá trình điều hòa có sự tham gia của:
A. Promoter B. Operator C. Protein hoạt hóa
D. Protein ức chế E. Tất cả
Câu 2. Protein ức chế khác với protein hoạt hóa ở chỗ:
A. Gắn vào operator ngăn cản phiên mã gen cấu trúc
B. Thuộc dạng điều hòa âm
C. Gắn vào vị trí khởi đầu trên promoter
D. Gắn vào vị trí tăng cương
E. A, B.
Câu 3. Hai chức năng chủ yếu của enzym β-galactosidase thể hiện ở:
A. Phân giải lactose thành glucose và galactose
B. Phân giải lactose thành glucose và fructose
C. Biến đổi liên kết 1-4 glycosid của glucose và galactose thành 1-6 trong allolactose
D. Biến đổi liên kết 1-6 glycosid trong allolactose thành liên kết 1-4 trong lactose
E. A, C.
Câu 4. “Hệ lactose” hoang dại của E.coli có:
A. Gen điều hòa (Is)
B. Operon chứa promoter (Picr) và operator (Oc)
C. Operon gồm vùng promoter và enhancer
D. 3 gen cấu trúc: β-galactosidase (Z+), permease (y+0, transacetylase (a+)
E. A, B, D
Câu 5. “Hệ lactose” thường xuyên sản sinh protein ức chế ở mức thấp vì:
A. E.coli chuộng lactose hơn glucose
B. Promoter của operon này kém hiệu suất
C. Promoter của operon này gắn với ARN-polymerase
D. Chất ức chế được tổng hợp trong tế bào có thay đổi
E. A, B đúng
Câu 6. Chất ức chế gốc là:
A. Protein không chức năng sinh ra do gen điều hòa của hệ tryptophan.
B. Tryptophan
C. 5 enzym tổng hợp tryptophan
D. Trình tự dẫn
E. 5 chất chuyển hóa do 5 enzym tham gia tổng hợp tryptophan
Câu 7. Operon của arabinose được coi là operon nhạy cảm đối với glucose vì:
A. AMP tăng khi hàm lượng glucose tăng
B. AMP vòng có khả năng hoạt hóa promoter yếu
C. AMP muốn gắn vào promoter phải nhờ CAP
D. AMP gắn được vào promoter sẽ hoạt hóa ARN polymerase
E. B, C và D
Câu 8. Sự kiềm hãm ngược KHÔNG chấp nhận trường hợp:
A. Sự ức chế bởi sản phẩm cuối cùng
B. Cơ chế điều hòa có sự tham gia ức chế của enzy,
C. Sự liên kết giữa sản phẩm cuối cùng với enzym ở vị trí điều hòa của enzym làm bất hoạt vị trí
xúc tác
D. Sư liên kết giữa sản phẩm cuối cùng với enzym ở vị trí xúc tác của enzym.
E. Sự biến hình dị lập thể của enzym sẽ phong bế khả năng xúc tác của enzym.
Câu 9. Operon gồm:
A. Vùng khởi động (promoter) B. Các gen cấu trúc
C. Vị trí điều hòa D. Chóp GMP
E. A, B và C
Câu 10. Operator là:
A. Đoạn mARN gắn được protein điều hòa
B. Đoạn ADN chuyên biệt gắn được protein điều hòa
C. Đoạn ADN nằm trước promoter
D. Đoạn ADN nằm sau promoter
E. Gen tổng hợp protein
Câu 11. Kiểm soát dương khác với kiểm soát âm vì cần phải:
A. Loại bỏ tích cực phân tử ức chế
B. Hoạt hóa quá trình khởi đầu của ARN-polymerase
C. Đưa vào co-repressor
D. Loại bỏ co-repressor
E. A và D
Câu 12. Điều nào KHÔNG đúng với protein hoạt hóa:
A. Gắn vào vị trí khởi động B. Gắn vào vị trí tăng cương
C. Kích thích sự phiên mã D. Kích thích sự hoạt động của polymerase
E. Tạo sự kiểm soát âm
Câu 13. Điều nào KHÔNG đúng với trình tự tăng cường (enhancer sequence):
A. Gắn với protein hoạt hóa sẽ tăng cường sự phiên mã
B. Khi hoạt động sẽ làm tăng số lượng ARN polymerase
C. Có khả năng tác động cách xa gen cấu trúc đến vài nghìn cặp base
D. Là vị trí gắn của protein ức chế
E. Trình tự tăng cương đầu tiên được tìm thấy ở virus khỉ 40 (SV 40)
Câu 14. Kiểm soát âm là dạng điều hòa:
A. Có sự tham gia của protein hoạt hóa
B. Kích thích sự phiên mã của gen cấu trúc
C. Ngăn cản sự phiên mã của các gen điều hòa
D. Có sự tham gia của protein ức chế
Câu 15. Gen lacZ trong lac operon mã hóa cho:
A. β-galactosidase B. Transacetylase C. Permease D. Allolactose
Câu 16. Đối với ara operon, khi không có sự hiện diện arabinose thì protein AraC sẽ:
A. Gắn vào vị trí operator trên gen araB và làm sợi DNA có dạng loop
B. Gắn vào vị trí araO và làm sợi DNA có dạng loop
C. Gắn vào vị trí initiator
D. Ở trạng thái tự do
Câu 17. Gen bị kiểm soát âm khi:
A. Protein ức chế gắn vào promoter B. Promoter ức chế gắn vào operator
C. Protein hoạt hóa gắn vào promoter D. Protein ức chế gắn vào operator
Câu 18. Trong kiểm soát cảm ứng âm , quá trình phiên mã xảy ra khi:
A. Protein hoạt hóa gắn vào promoter B. Chất cảm ứng gắn với protein ức chế
C. Chất cảm ứng gắn vào promoter D. Protein ức chế gắn vào operator
Câu 19. Trong kiểm soát ức chế âm, quá trình phiên mã bị ức chế khi:
A. Protein ức chế gắn với operator
B. Chất đồng ức chế làm thay đổi cấu hình protein ức chế
C. Chất đồng ức chế gắn vào operator
D. Protein ức chế gắn vào promoter
Câu 20. Gen cấu trúc được phiên mã trong kiểm soát ức chế dương khi:
A. Protein hoạt hóa gắn vào ADN điều hòa B. Chất ức chế gắn vào protein hoạt hóa
C. Chất ức chế gắn vào ADN điều hòa D. Chất cảm ứng gắn vào ADN điều hòa
Câu 21. Kìm hãm ngược xảy ra khi:
A. Gen đang nhân đôi B. Gen đang phiên mã
C. Sau dịch mã D. Sản phẩm cuối cùng liên kết với enzym xúc tác
Câu 22. Kiểm soát âm khác với kiểm soát dương vì cần phải:
A. Có sự tham gia của phân tử hoạt hóa B. Gắn protein hoạt hóa vào promoter
C. Gắn protein ức chế vào operator D. Loại bỏ co-repressor
Câu 23. Quá trình phiên mã bị ức chế trong cơ chế điều hòa suy giảm do:
A. Protein ức chế gắn vào operator
B. ARN polymerase bị ức chế
C. Hình thành nút kẹp tóc ngừng tại trình tự kết thúc
D. Hình thành nút kẹp tóc tại bộ suy giảm
Câu 24. Vai trò của cAMP-CAP trong hệ lac operon:
A. Là protein ức chế
B. Là protein hoạt hóa
C. Điều hòa âm
D. Gắn vào promoter giúp ARN polymerase cùng gắn vào vị trí này
Câu 25. Chất cảm ứng rong hệ lac operon là:
A. Lactose B. cAMP-CAP C. Allolactose D. β-galactosidase
Câu 26. Khi mức glucose trong tế bào tăng, lac operon sẽ điều hòa theo hướng:
A. Hệ lac operon bị ức chế do cAMP-CAP giảm
B. Hệ lac operon được hoạt hóa do phức hệ cAMP-CAP tăng
C. cAMP-CAP gắn vào operator
D. cAMP-CAP gắn vào promoter
Câu 27. Điều hòa dương ở hệ lac operon xảy ra khi:
A. cAMP-CAP gắn vào promoter B. cAMP-CAP gắn vào promoter
C. CAP gắn vào promoter D. cAMP gắn vào promoter
Câu 28. Đặc điểm của protein ức chế trong hệ lac operon là:
A. Có cấu trúc monomer B. Có cấu trúc oligomer
C. Có khả năng gắn với lactose D. Có ái lực cao với promoter
Câu 29. Operon KHÔNG gồm:
A. Vùng khởi động (promoter) B. Các gen cấu trúc
C. Vị trí điều hòa D. Chóp GMP
II. CÂU HỎI NGẮN:
1. Điều hòa hoạt động gen bao gồm điều hòa: _____________________.
2. Gen điều hòa mã hóa cho ____________________.
3. Sự gắn protein hoạt hóa vào trình tự tăng cương sẽ _______________ của một số gen cấu trúc
trong cùng operon.
4. Allolactose là ____________ của lac operon.
5. cAMP có khả năng hoạt hóa cho những promoter có ái lực yếu nhưng cần được gắn với
_________________.
6. Trong kiểm soát cảm ứng dương arabinose, quá trình cảm ứng được điều hòa bởi
_____________________.
7. Nếu không có glucose nhưng có lactose trong môi trường thì lac operon được
_____________.
8. Sự gắn của protein ức chế vào ____________ sẽ ngăn cản sự phiên mã, dạng điều hòa này gọi
là _______________.
9. Các protein cần thiết cho sự điều hòa của một operon được gọi là ____________.
10. Trong cơ chế điều hòa cảm ứng âm, cần có sự hiện diện của các chất ___________ và
___________.
11. Đối với ara operon khi có sự hiện diện của arabinose thì: ______________.
12. Đối với ara operon khi không có sự hiện diện của arabinose thì ____________________.
13. Gen lacZ trong lac operon có nhiệm vụ mã hóa tạo ra ________________.
14. Gen có thể cảm ứng thường tham gia quá trình _____________.
15. Khi có sự hiện diện của glucose và lactose trong môi trường thì lac operon sẽ không được
cảm ứng là do _____________________________________.
16. Khi tryptophan được sản xuất dư thừa thì _______________.
17. Kìm hãm ngược xảy ra khi __________________.
18. Operon gồm: _____________________________.
19. Protein điều hòa có nhiệm vụ ____________________________.
20. Trên vi khuẩn, permease là enzym đóng vai trò ___________________.

You might also like