You are on page 1of 9

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN

(kèm theo Công văn 162/ĐHNT-ĐBCL ngày 01 tháng 9 năm 2016)

Tên học phần: Giao dịch thương mại quốc tế


Mã học phần: TMA302
Bộ môn phụ trách giảng dạy: Bộ môn Giao dịch thương mại quốc tế, Khoa Kinh tế và
Kinh doanh quốc tế
Số tín chỉ: 3
Điều kiện tiên quyết:

1. THÔNG TIN GIẢNG VIÊN

STT Tên giảng viên Email Điện thoại Văn phòng


1 PGS, TS Phạm Duy Liên duylienftu@gmail.com 0913074462 Khoa
KT&KDQT
2 PGS, TS Nguyễn Văn Hồng Hongnv.bgh@ftu.edu.vn 0912247095 Khoa
KT&KDQT
3 PGS, TS Nguyễn Hoàng Ánh nguyenhoanganh@ftu.edu.vn 0913587278 Vien Kinh
tế Thương
mại
4 TS Phan Thị Thu Hiền phanhien7577@gmail.com 0902287577 Khoa
KT&KDQT
5 TS Vũ Thị Hạnh vuhanhftu@gmail.com 0914676782 Khoa
KT&KDQT
6 Ths Trần Bích Ngọc fromngoc@gmail.com 0904222111 Khoa
KT&KDQT
7 Ths Trần Hồng Ngân Nganly2@yahoo.com 0904128504 Khoa
KT&KDQT
8 Ths Nguyễn Cương cuonghaminhca@gmail.com 0989148784 Khoa
KT&KDQT

2. MÔ TẢ HỌC PHẦN
Giao dịch thương mại quốc tế là một học phần quan trọng, bắt buộc, được thiết kế cho
sinh viên thuộc nhiều chuyên ngành của Đại học Ngoại thương. Môn học cung cấp cho
sinh viên những kiến thức và kỹ năng liên quan tới hoạt động buôn bán trên thị trường
thế giới. Môn học tập trung vào các phương thức tiến hành các giao dịch thương mại
trong môi trường quốc tế phức tạp với những khác biệt về chính trị, kinh tế, chính sách
thương mại, ngôn ngữ và văn hóa... Các giao dịch được tiến hành phù hợp với quy định
và tập quán quốc tế dưới nhiều hình thức khác nhau như mua bán trực tiếp, giao dịch qua
trung gian, giao dịch tái xuất, mua bán đối lưu, đấu giá, đấu thầu và nhượng quyền
thương mại.
Môn học được thiết kế cân bằng giữa mục tiêu cung cấp kiến thức lý thuyết căn bản,
các tập quán và kỹ năng trong giao dịch thương mại quốc tế cũng như mục tiêu nghiên
cứu ở bậc học cao hơn tại Việt Nam và trên thế giới. Môn học đòi hỏi sinh viên áp dụng
những kiến thức được học vào giải quyết các tình huống, tranh chấp và đưa ra kiến nghị
cho các thương nhân. Chính vì thế, sinh viên được yêu cầu phải tiếp xúc với các thông tin
và kiến thức về việc tiến hành các giao dịch thương mại quốc tế qua các kênh khác nhau.
Môn học giúp cung cấp cho thị trường lao động chất lượng cao các chuyên gia Kinh
doanh quốc tế, có ký năng tiếng Anh tốt, đặc biệt phù hợp với các vị trí làm việc liên
quan đến Kinh doanh quốc tế tại doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và công ty đa
quốc gia.
3. MỤC TIÊU CỦA HỌC PHẦN
Môn học được thiết kế để sinh viên nhận thức được những kiến thức cơ bản nhất liên
quan đến các phương thức giao dịch thương mại quốc tế; luật lệ và tập quán điều chỉnh
các giao dịch thương mại quốc tế và cơ chế giải quyết tranh chấp; các loại hợp đồng trong
giao dịch thương mại quốc tế; các yếu tố ảnh hưởng đến giao dịch thương mại quốc tế;
việc kinh doanh trên các thị trường khác nhau; quản lý rủi ro trong giao dịch thương mại
quốc tế.
Sau khi kết thúc khóa học, các sinh viên có khả năng chuẩn bị, đàm phán, soạn thảo
và thực hiện các hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế; hiểu được nguyên tắc của các loại
hợp đồng khác trong giao dịch thương mại quốc tế; lên kế hoạch, tiến hành và quản lý các
giao dịch thương mại quốc tế trong tương lai.
Với khóa học bằng tiếng Anh, các sinh viên có thể tư duy các vấn đề liên quan đến
giao dịch thương mại quốc tế bằng tiếng Anh, Bao gồm việc vận dụng lý thuyết, thực
hành và phát triển kỹ năng bằng tiếng Anh
4. TÀI LIỆU THAM KHẢO
4.1. Giáo trình: Giao dịch thương mại quốc tế, Phạm Duy Liên, NXB Giao thông vận
tải, 2012
4.2. Tài liệu đọc thêm:
- Luật thương mại, 2005
- ICC, Incoterms 2010
- Công ước Viên 1980
- Jan Ramberg, International Commercial Transactions, 2011
- Edgar Topritzhofer, International Business Transactions, risk analysis and tool
for risk management, Publishing house Freya KG, Austria 2010
- ICC, Incoterms 2010 Q&A, 2013
- ICC,Guide to Incoterms 2010, 2011
- Fabio Bortolotti, Drafting and Negotiating International Sales Contract, 2013
- ICC, Model International Sales Contract, 2013
4.3. Websites and links:
- International Commerce Chamber: http://www.iccwbo.org
- World Trade Organization: http://www.wto.org
- World Bank, http://www.doingbusiness.org/data
- World Customs Organization http://www.wcoomd.org
- UNECE http://www.unece.org/trade
- UN/CEFACT http://www.unece.org/cefact/
- UNCTAD http://www.unctad.org/
- Vietnam Customs http://www.customs.gov.vn
5. NỘI DUNG HỌC PHẦN VÀ KẾ HOẠCH GIẢNG DẠY
5.1. Nội dung học phần
STT Nội dung Phân bổ thời gian Ghi
Trên lớp Ngoài giờ
chú
Lý thuyết Bài tập Tự học
Chương 1: Tổng quan về giao dịch
trong thương mại quốc tế
1 1.1. Khái niệm và đặc điểm của giao 3 0 1
dịch thương mại quốc tế
1.2. Các phương thức giao dịch thương
mại quốc tế
Chương 2: Incoterms
2. 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển của 2 1 3
Incoterms
2.2. Giới thiệu Incoterms 2010 3 0 3
Chương 3: Hợp đồng trong giao dịch
thương mại quốc tế
3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3. 3.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng 3 0 3
mua bán hàng hóa quốc tế
3.1.2. Các điều khoản và điều kiện trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
3.2. Các loại hợp đồng khác
Chương 4: Xuất khẩu hàng hóa
4.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa
4. 4.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa 3 0 3
4.3 Quản trị rủi ro trong các giao dịch
xuất khẩu

Chương 5: Nhập khẩu hàng hóa


5.1. Khái quát về nhập khẩu hàng hóa
5. 5.2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa 3 0 3
5.3 Quản trị rủi ro trong các giao dịch
nhập khẩu

Tổng 30 15 30

5.2. Kế hoạch giảng dạy

Yêu cầu sinh viên chuẩn bị Đánh


Buổi Nội dung
(các tài liệu sinh viên cần đọc) giá
Chương 1: Tổng quan về giao dịch
1 trong thương mại quốc tế Chương 1, Luật Thương mại
1.1. Khái niệm và đặc điểm của giao
dịch thương mại quốc tế
Chương 1: Tổng quan về giao dịch
2. trong thương mại quốc tế Chương 1, Luật Thương mại
1.2. Các phương thức giao dịch thương
mại quốc tế
Chương 1: Tổng quan về giao dịch
3 trong thương mại quốc tế Chương 1, Luật Thương mại
1.2. Các phương thức giao dịch thương
mại quốc tế (tiếp)
Chương 2: Incoterms
4. 2.1. Lịch sử hình thành, phát triển của Chương 2, Incoterms 2010
Incoterms
5. Chương 2: Incoterms Chương 2, Incoterms 2010
2.2. Giới thiệu Incoterms 2010
6. Chương 2: Incoterms Chương 2, Incoterms 2010
2.2. Giới thiệu Incoterms 2010 (tiếp)
Chương 3: Hợp đồng trong giao dịch
thương mại quốc tế
7. 3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế Chương 3, Luật Thương mại
3.1.1. Khái niệm và đặc điểm hợp đồng
mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 3: Hợp đồng trong giao dịch
thương mại quốc tế
8. 3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc Chương 3, Luật Thương mại, Hợp
đồng mẫu, Công Ước Viên 1980
3.1.2. Các điều khoản và điều kiện trong
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
Chương 3: Hợp đồng trong giao dịch
thương mại quốc tế
Chương 3, Luật Thương mại, Hợp
9. 3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc
3.1.2. Các điều khoản và điều kiện trong đồng mẫu, Công Ước Viên 1980
hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế
(tiếp)
Chương 3: Hợp đồng trong giao dịch
Chương 3, Luật Thương mại, Hợp
10. thương mại quốc tế
3.1. Hợp đồng mua bán hàng hóa quốc đồng mẫu, Công Ước Viên 1980
3.2. Các loại hợp đồng khác
Chương 4: Xuất khẩu hàng hóa
11. 4.1. Khái quát về xuất khẩu hàng hóa Chương 4
4.2. Quy trình xuất khẩu hàng hóa
Chương 4: Xuất khẩu hàng hóa 4.3
Quản trị rủi ro trong các giao dịch xuất
12 khẩu Chương 4
Thảo luận 1 số vấn đề trong Quản trị
rủi ro các giao dịch xuất khẩu
Chương 5: Nhập khẩu hàng hóa
13 5.1. Khái quát về nhập khẩu hàng hóa Chương 5
5.2. Quy trình nhập khẩu hàng hóa
Chương 5: Nhập khẩu hàng hóa
5.3 Quản trị rủi ro trong các giao dịch
14 nhập khẩu Chương 5
Thảo luận 1 số vấn đề trong Quản trị
rủi ro các giao dịch xuất khẩu
15 Thuyết trình nhóm/ Kiểm tra giữa kỳ
Total 30

6. ĐÁNH GIÁ HỌC PHẦN


Đánh giá học phần Tỷ lệ Hình thức Thời lượng
Chuyên cần 10% Viết
Giữa kỳ 40%
Bài tập nhóm 40% Bài tập Tình
huống và thuyết
trình
Kiểm tra giữa kỳ 60% Thi viết 60-90 phút
Thi cuối kỳ 50% Thi viết 90-120 phút
Thi vấn đáp 10 phút/ sinh viên
Người học được đánh giá dựa trên 03 tiêu chí sau:

6.1. Tham gia bài học

Mỗi buổi học được thiết kế với thời lượng 3 tiết. Tất cả học viên phải tham gia ít
nhất là 75% thời lượng môn học. Mỗi buổi học được xây dựng gồm 2 nội dung chính: (1)
Nghe giảng và thảo luận các câu hỏi liên quan tới bài học (do học viên chuẩn bị trước khi
tới lớp); (2) Thảo luận tại lớp.

Học viên chuẩn bị bài tốt và hăng hái tham gia thảo luận bài học sẽ được cộng 01
điểm thưởng vào kết quả cuối kỳ. Ngược lại, những học viên không chuẩn bị bài hoặc
chuẩn bị bài chưa tốt sẽ bị trừ 01 điểm vào kết quả cuối kỳ.
6.2. Bài tập nhóm /Thuyết trình nhóm

Mỗi nhóm có tối thiểu 5 và tối đa 7 thành viên. Cuối tuần thứ 3, mỗi nhóm sẽ nộp
bản kế hoạch sơ bộ nội dung bài tập nhóm 02 trang gồm các nội dung sau:

Tên các thành viên trong nhóm

Mô tả tóm tắt công ty và định hướng đề tài mà nhóm lựa chọn

Liệt kê các tài liệu tham khảo chính mà nhóm sử dụng, ví dụ: sách, bài báo, trang
web v.v.

Cuối tuần thứ 5, mỗi nhóm sẽ nộp bản chính bài tập nhóm cùng bản đánh giá các
thành viên trong nhóm

Các nhóm có vào kết quả tốt sẽ được chọn lên Thuyết trình nhóm

6.2.1. Bài tập

Mỗi nhóm sẽ xem xét tính khả thi của việc giao dịch mua bán hàng hoá quốc tế
trong lĩnh vực kinh doanh cụ thể của một c ông ty mà nhóm lựa chọn (Ví dụ: bạn đang có
ý định xuất khẩu Tôm, cá, gạo… sang Singapore, Hàn quốc…

Các nhóm cũng cần trình bày kế hoạch đàm phán quốc tế, trong đó đề xuất chiến
lược đàm phán, nghiên cứu thị trường, nghiên cứu mặt hàng và thương nhân. Đề xuất một
hợp đồng soạn cho giao dịch này và lên kế hoạch qui trình thực hiện hợp đồng.

Các nhóm cũng có thể nghiên cứu về các phương thức mua bán khác nhau trên thị
trường thế giới

Bước 1: Chọn một đề tài cho bài tập nhóm.

Bước 2: Thu thập thông tin có liên quan về công ty/ hàng hoá được lựa chọn (càng
nhiều thông tin càng tốt). Học viên có thể nghiên cứu trên thư viện và các tài liệu tham
khảo có trên mạng, các diễn đàn để thu thập thêm thông tin và kinh nghiệm kinh doanh.
Điều này có thể liên quan đến nghiên cứu trong thư viện, tài liệu tham khảo đến các trang
web Internet có liên quan và / hoặc thảo luận với những người có kinh nghiệm có liên
quan và thông tin

Bước 3: Xác định kế hoạch đàm phán và soạn/sưu tầm mẫu hợp đồng trong trường
hợp này

Bước 4: Lên kế hoạch triển khai nhằm thực hiện thành công giao dịch.
6.2.2.Thuyết trình

Các nhóm có kết quả bài tập tốt sẽ thuyết trình trên lớp bắt đầu từ buổi thứ 12.
Thời gian thuyết trình dành cho mỗi nhóm không quá 12 phút và 5 phút dành cho phần
hỏi và trả lời.

Các nhóm phải tuân thủ phân bổ thời gian như trên để tránh bị trừ điểm

6.2.3. Báo cáo

Tên, số hiệu sinh viên, tên môn học/ khoá học trình bày ở góc trên bên phải hoặc
phần giữa trang bìa. Báo cáo bao gồm các nội dung hợp lý như trang bìa, mục lục, danh
sách số liệu, tài liệu tham khảo…

Sử dụng cỡ chữ 13, giãn dòng đôi, phông chữ thông dụng (Times New Roman,
Arial).

Đánh số trang.

Bao gồm các mục Giới thiệu, Tóm tắt, Kết luận, Đề xuất… tuỳ nội dung báo cáo.

Sử dụng và bố trí tiêu đề, tiêu đề phụ hợp lý, thống nhất.

Trình bày cẩn thận, tránh các lỗi ngữ pháp và lỗi chính tả.

6.2.4 Đánh giá chất lượng tham gia của các thành viên trong nhóm

Nhằm cho điểm đúng các thành viên trong nhóm, các nhóm phải thực hiện đánh giá chéo
các thành viên trong nhóm theo thang điểm từ 1-10 theo mẫu sau:

BIÊN BẢN ĐÁNH GIÁ CHÉO

CHẤT LƯỢNG BÀI TẬP CỦA CÁC THÀNH VIÊN TRONG NHÓM

Nhóm:………………… Năm/ Lớp:………………….

Tên đề tài:…………………………………………………..

Thứ Tên + Mã sinh Tham gia Hoàn Chất lượng Đánh Điểm
tự viên thành viên thảo luận thành công việc giá
trong nhóm nhóm đúng hạn chung
Ngày tháng năm

Chữ kỹ của tất cả các thành viên trong nhóm

Trước khi kết thúc khóa học, mỗi nhóm phải hoàn thiện và nộp cho giảng viên
biên bản đánh giá chéo chất lượng bài tập của các thành viên trong nhóm. Kết quả này sẽ
được sử dụng để đánh giá sự tham gia của cá nhân tới công việc chung của nhóm. Do đó,
điểm cuối cùng của các thành viên trong một nhóm có thể khác nhau.

6.3 Thi cuối kỳ

Tuỳ tình hình Bộ môn sẽ đăng ký Thi vấn đáp hoặc thi viết vào đầu kỳ học

6.3.1 Thi vấn đáp

Hình thức thi vấn đáp kiểm tra năng lực của sinh viên về:

- Kiến thức chuyên môn


- Khả năng vận dụng các kiến thức chuyên môn trong tình huống cụ thể.
- Kỹ năng trình bày
- Khả năng tư duy

Mỗi sinh viên được phỏng vấn trực tiếp bởi giáo viên trong vòng 10 phút.

6.4.2 Thi viết

Ra đề thi tự luận kết hợp trắc nghiệm thời lượng 90 phút theo qui định của nhà
trường

TRƯỞNG KHOA TRƯỞNG BỘ MÔN

You might also like