You are on page 1of 12

1.

CẢM BIẾN BƯỚM GA

CHỨC NĂNG

Cảm biến vị trí bướm ga được sử dụng để đo độ mở vị trí của cánh bướm ga để báo về
hộp ECU. Từ đó, ECU sẽ sử dụng thông tin tín hiệu mà cảm biến vị trí bướm ga gửi về
để tính toán mức độ tải của động cơ 

Hiệu chỉnh thời gian điều chỉnh bù ga cầm


điều khiển góc
phun nhiên liệu, cắt chừng và điều khiển
nhiên liệu đánh lửa sớm
chuyển số

Cấu tạo

 Loại tuyến tính ( điện trở than ):

3 chân
4 chân

 Cảm biến Loại hall


Nguyên lí hoạt động:

– Hoạt động của cảm biến vị trí bướm ga đời thấp loại tiếp điểm: cảm biến có 2 tiếp
điểm IDL và PSW, Khi bướm ga ở vị trí không đạp ga, chân IDL được nối với chân E2
báo về hộp ECU, ECU sẽ nhận biết là đang ở chế độ không tải để bù ga và điều khiển
lượng phun nhiên liệu ở chế độ không tải, khi ga lớn trên 50% cực PSW sẽ nối với cực
E2 và ECU nhận biết được là đang mở ga lớn (chạy ở chế độ toàn tải), ECU sẽ hiệu chỉnh
lượng nhiên liệu đậm lên để tăng công suất động cơ.
– Loại tuyến tính + tiếp điểm(còn ít): Bao gồm 4 chân (+, -, signal, IDLE).
– Loại tuyến tính (giống 1 biến trở): Cảm biến được cấp nguồn Vc (5V)  và mát , cấu
tạo gồm 1 mạch trở than và 1 lưỡi quét trên mạch trở than đó, khi trục của cánh bướm
xoay (đóng mở bướm ga) thì sẽ làm cho lưỡi quét thay đổi vị trí trên mạch trở than làm
thay đổi điện áp đầu ra (chân signal).

HƯ HỎNG

Cảm biến hỏng do mòn mạch đứt dây, lỏng giắc Hư hộp ECU nên báo
trở than. Hoặc hư hỏng IC Hall dây tín hiệu chạm dương, chạm lỗi cb bướm ga
(thời gian sử dụng) mát
( Hộp sử dụng thời
( bị chuột cắn, sự dụng lâu dây gian dài bị hư hỏng, sử
dẩn kém, do quá trình bảo dụng luôn quá tải,lỗi
dưỡng tay nghề thợ kém ) do nhà sản xuất )

ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ KHI HƯ HỎNG


Khi điện áp VTA1 or VTA2 bị mất,điện áp chân tín hiệu VTA1 VTA2 khác nhau
dẩn đến không điều khiển được bướm ga, lúc này ECU được lập trình điều khiển
động cơ chạy ở tốc độ cầm chừng vận tốc dưới 60km/h để cho người điều khiển xe
đến nơi sửa chữa để kiểm tra tình trạng xe
2. CẢM BIẾN BÀN ĐẠP GA

CHỨC NĂNG VÀ NHIỆM VỤ CỦA CẢM BIẾN BÀN ĐẠP GA


Cảm biến bàn đạp chân ga được sử dụng để đo độ mở của bàn đạp chân ga khi người lái
xe nhấn vào bàn đạp. Lúc này, tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga sẽ được gửi về ECU và
ECU sẽ sử dụng các dữ liệu này để điều khiển mô tơ bướm ga mở bướm ga cho động cơ
tăng tốc theo độ mở của bàn đạp chân ga và theo chế độ lái hiện thời hợp lý nhất

 Với động cơ phun dầu điện tử Common Rail thì tín hiệu từ cảm biến bàn đạp ga
truyền về ECU và ECU sử dụng nó để điều khiển lượng phun nhiên liệu để tăng tốc
động cơ.
 Hộp ECU điều khiển hộp số tự động cũng sử dụng tín hiệu cảm biến chân ga để
điều khiển thời điểm chuyển số trong hộp số tự động, nếu người tài xế đạp ga gấp
ECU hộp số sẽ điều khiển Kick Down (về số thấp) để tăng tốc chiếc xe.

CẤU TẠO CỦA CẢM BIẾN BÀN ĐẠP GA


Cảm biến bàn đạp ga có cấu tạo khá giống với cảm biến bướm ga, nhưng do yêu cầu về
sự an toàn cũng như độ tin cậy về thông tin nên hầu hết các dòng xe ô tô đều sử dụng 2
tín hiệu cảm biến bàn đạp ga để báo về ECU
 Loại tuyến tính:

VCPA1

VCPA2

VPA1

VPA2

EPA2

EPA1

6 chân trước 2005


 Loại hall:

Năm 2005 đến nay

NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG CỦA CẢM BIẾN VỊ TRÍ BÀN ĐẠP GA

Do có cấu tạo giống như cảm biến bướm ga, nên cảm biến vị trí bàn đạp ga cũng có
nguyên lý hoạt động như sau:
 Loại tuyến tính (giống như biến trở): Cảm biến được cấp nguồn Vc (5V)  và mát ,
cấu tạo gồm 1 mạch trở than và 1 lưỡi quét trên mạch trở than đó, khi trục của bàn
đạp ga xoay thì sẽ làm cho lưỡi quét thay đổi vị trí trên mạch trở than làm thay đổi
điện áp đầu ra (chân signal), Lưu ý là trong cảm biến có cấu tạo như là 2 biến trở nên
nó có 2 tín hiệu ( Chân Signal) báo về ECU để tăng độ tin cậy của cảm biến.
 Loại hall (đời mới): cảm biến bàn đạp ga cũng được cấp nguồn VC (5V), và Mass,
có 2 dây tín hiệu, điện áp của 2 chân tín hiệu (Signal) cảm biến cũng thay đổi theo độ
mở của bướm ga nhưng dựa trên nguyên lý hiệu ứng Hall (có 2 loại):
* Loại thuận: 2 tín hiệu cùng tăng cùng giảm.
* Loại nghịch: 1 tín hiệu tăng 1 tín hiệu giảm.
HƯ HỎNG

Cảm biến hỏng do mòn mạch  Mất nguồn âm dương Hư hộp ECU nên báo
trở than. Hoặc hư hỏng IC Hall cảm biến lỗi cb bướm ga
(thời gian sử dụng)  đứt dây, lỏng giắc
( Hộp sử dụng thời
dây tín hiệu chạm
gian dài bị hư hỏng, sử
dương, chạm mát
dụng luôn quá tải,lỗi
( bị chuột cắn, sự dụng lâu dây do nhà sản xuất )
dẩn kém, do quá trình bảo
dưỡng tay nghề thợ kém )

ẢNH HƯỞNG ĐẾN ĐỘNG CƠ KHI HƯ HỎNG


 Khi VPA2 mất tính hiệu hoặc điện áp tăng giảm k đều so với VPA1 thì ECU sẽ
điều khiển động cơ tốc độ dưới 60km/h
 Khi điện áp VPA1 or cả VPA1 VPA2 bị mất, dẩn đến không điều khiển được
bướm ga, lúc này ECU được lập trình điều khiển động cơ chạy ở tốc độ cầm
chừng vòng tua động cơ khoảng 1200-1300 vòng/phút để cho người điều khiển xe
đến nơi sửa chữa để kiểm tra tình trạng xe
3. CẢM BIẾN ĐO GIÓ ( MAF )

CHỨC NĂNG:

Cảm biến đo khối lượng khí nạp MAF (Mass Air Flow Sensor) được dùng để đo khối
lượng (lưu lượng) dòng khí nạp đi vào động cơ và chuyển thành tín hiệu điện áp gửi
về ECU động cơ. ECU sẽ sử dụng tín hiệu cảm biến MAF để tính toán lượng phun
xăng cơ bản và tính toán góc đánh lửa sớm cơ bản.

CẤU TẠO:

 Loại dây nhiệt Cảm biến MAF được cấu tạo bao gồm một nhiệt điện trở
(Thermister), dây nhiệt bằng Platin (Platinum Hot Wire) nằm trên đường di
chuyển của không khí và mạch điều khiển điện tử. Nhiệt điện trở dùng để kiểm
tra nhiệt độ của không khí.

 Loại karman quang, karman siêu âm


 Loại cánh trượt
NGUYÊN LÍ HOẠT ĐỘNG MAF

Một dây nhiệt bằng platin được bố trí trên dường đi chuyển của dòng không khí và
nhiệt độ của dây nhiệt được duy trì không đổi. Không khí đi qua làm mát dây nhiệt
nên điện trở của dây nhiệt giảm làm cho dòng điện đi qua dây nhiệt tăng để duy trì
nhiệt độ không đổi. Bằng cách kiểm tra dòng điện qua dây nhiệt thì khối lượng không
khí sẽ được xác định chuyển thành tín hiệu điẹn áp và gửi đến ECU động cơ

(nglí thực tế sgk 21)

HƯ HỎNG

 Mất nguồn âm dương


Hư hộp ECU nên báo
cảm biến
lỗi cb đo gió
Hư cảm biến (nước vào làm  đứt dây, lỏng giắc
đứt dây Platin). Bụi bẩn bám dây tín hiệu chạm ( Hộp sử dụng thời
trên dây nhiệt cảm biến dương, chạm mát gian dài bị hư hỏng, sử
dụng luôn quá tải,lỗi
(thời gian sử dụng) ( bị chuột cắn, sự dụng lâu dây do nhà sản xuất )
dẩn kém, do quá trình bảo
dưỡng tay nghề thợ kém )
ẢNH HƯỞNG

 Nhiều xe khi hư cảm biến MAF động cơ nổ rung giật nhiều, hoặc không nổ được.
 Đối với động cơ Diesel thì cảm biến MAF được sử dụng chủ yếu để điều khiển hệ
thống EGR, khi hư thì ga không quá 3000V/P.
 Sau 1 thời gian hđ thì dây nhiệt điện trở có thể bị bám bụi bẩn, nên báo sai, Công
suất động cơ giảm, Động cơ rung giật khi chạy cầm chừng
 Động cơ tăng tốc khó.
 Xe hay bị chết máy khi dừng đèn đỏ.Trên một số kiểu xe thì cảm biến MAF cung
cấp cho ECU thông tin về nhiệt độ khí nạp và tải động cơ(để điều chỉnh các chức
năng của hộp số tự động), vì vậy các dấu hiệu hư hỏng có thể nhiều hơn.
4. Cảm biến oxy

CHỨC NĂNG

Cảm biến oxy sử dụng để đo nồng độ oxy còn thừa trong khí xả gửi về ECU, ECU
dựa vào tín hiệu cảm biến ô xy gửi về sẽ hiểu được tình trạng nhiên liệu đang giàu
(đậm) hay đang nghèo (nhạt) và từ đó đưa ra tín hiệu điều chỉnh lượng phun cho thích
hợp. Phân tích thông số Long Term Fuel Trim và Short Term Fuel Trim để thấy được
sự hiệu chỉnh nhiên liệu.

CẤU TẠO

Loại làm bằng Gốm Ziconium: Loại được làm bằng gốm ziconium và được phủ 1 lớp
Platin ở bề mặt tiếp xúc với khí xả. có đường dẫn không khí đi vào bên trong lõi cảm
biến. Ở điều kiện nhiệt độ cao (trên 350 độ C), với sự chênh lệch nồng độ khí xả của 2 bề
mặt ngoài và trong lõi cảm biến, cảm biến sẽ tạo ra 1 tín hiệu điện áp nằm trong khoảng
0.1-0.9V.
+ Điện áp càng nhỏ là càng nghèo nhiên liệu.
+ Điện áp càng lớn là càng giàu nhiên liệu.
Để cảm biến nhanh đạt tới nhiệt độ vận hành khi mới khởi động (trên 350 độ C), Cảm
biến có thêm 1 điện trở nung nóng bên trong để nung nóng cảm biến khi mới nổ máy.
+ Giá trị của điện trở nung nóng nằm khoảng 6-13Ω.

Loại làm bằng Titanium: Loại này làm bằng  titanium, loại này ít dùng vì giá thành rất
đắt (phản ứng nhanh hơn, không cần đưa không khí đi vào lõi của cảm biến, độ bền cao
hơn), loại này thay đổi điện trở theo nồng độ oxy trong khí xả.  Cảm biến có thêm 1 điện
trở nung nóng bên trong để nung nóng cảm biến khi mới nổ máy.

NGUYÊN LÍ

– Cảm biến oxy được lắp tại ống xả , bề mặt làm việc của cảm biến tiếp xúc trực tiếp với
khí xả, trong lõi của cảm biến có đường đưa không khí từ ngoài vào, sự chênh lệch về
nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của cảm biến oxy sẽ tạo ra 1 điện áp: 0,1-0,9V.
+ Tín hiệu điện áp gần 0V là hỗn hợp nhiên liệu đang nghèo.
+ Tín hiệu điện ápgần 0.9V là hỗn hợp nhiên liệu đang giàu.
– cảm biến oxy làm việc trên dựa vào độ chênh lệch nồng độ oxy giữa 2 bề mặt của cảm
biến, cảm biến sẽ làm việc tốt ở nhiệt độ 350̊C, cho nên người ta bố trí 1 bộ phận nung
nóng trong cảm biến để giúp cảm biến nhanh đạt đến nhiệt độ làm  việc khi động cơ
nguội.
– Khi On chìa dây sấy của cảm biến sẽ được ECU nhịp mát để nung nóng cảm biến.
HƯ HỎNG

 Mất nguồn âm dương


Hư hộp ECU nên báo
cảm biến
lỗi cb đo gió
 đứt dây, lỏng giắc
Hư cảm biến.bị muội than bẩn
dây tín hiệu chạm ( Hộp sử dụng thời
bám trên cảm biến
dương, chạm mát gian dài bị hư hỏng, sử
(thời gian sử dụng) dụng luôn quá tải,lỗi
( bị chuột cắn, sự dụng lâu dây do nhà sản xuất )
dẩn kém, do quá trình bảo
dưỡng tay nghề thợ kém )

ẢNH HƯỞNG

 Động cơ tiêu hao nhiên liệu


Cảm biến oxy ghi nhận lượng oxy có trong khí thải động cơ và gửi tín hiệu về
ECU dưới dạng điện áp. ECU sử dụng thông tin này để điều khiển lượng nhiên
liệu phun sao cho đúng với tỉ lệ A/F yêu cầu. Nếu cảm biến bị lỗi, lượng nhiên liệu
có thể phun nhiều hơn và khiến tiêu hao nhiên liệu hơn.
 Gia tăng lượng khí thải độc hại
Như đã nói ở trên thì cảm biến oxy có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tỉ lệ
không khí/nhiên liệu. Tuy nhiên nếu cảm biến bị lỗi thì lượng nhiên liệu sẽ có thể
được phun nhiều hoặc ít hơn từ đó làm cho quá trình cháy xảy ra không hoàn toàn.
Kết quả là các chất khí độc hại sinh ra như: CO, NOx, HC. Các khí này sẽ ảnh
hưởng tới sức khỏe nếu hít vào quá nhiều và tiếp xúc thường xuyên.
 Động cơ rung giật ở chế độ cầm chừng
Tỉ lệ A/F đạt chuẩn sẽ giúp động cơ có công suất cao nhất, vì thế khi cảm biến oxy
bị lỗi thì công suất động cơ sẽ bị ảnh hưởng, động cơ có thể bị rung khi chạy cầm
chừng do lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt quá ít. Ngoài ra, động cơ còn có
thể bị “bỏ máy” hay chết máy khi đang nổ cầm chừng.
Hệ thống phun nhiên liệu luôn tính toán được lượng nhiên liệu tối ưu nhất để cung
cấp cho động cơ, nhưng ECU chỉ có thể tính toán dựa trên tín hiệu từ cảm biến lưu
lượng khí nạp chứ không phân tích được tỷ lệ oxy có trong lượng khí nạp đó. Vì
vậy sẽ dẫn tới tình trạng trong điều kiện không khí ít ô-xy nhưng lượng nhiên liệu
cung cấp vẫn được tính đủ cho lượng khí nạp đã hút vào dẫn tới thừa xăng.

 Động cơ không tăng tốc được

Một dấu hiệu nữa khi cảm biến bị lỗi đó là khi đạp ga mà động cơ không bốc, có dấu hiệu
ì và không tăng tốc lên được. Điều này có thể do tín hiệu của cảm biến gửi về ECU bị
gián đoạn hoặc mất nên lượng nhiên liệu phun vào buồng đốt quá ít hoặc quá nhiều. Các
giắc cắm hoặc dây dẫn có thể bị lỏng và đứt hay cảm biến quá bẩn do quá trình hoạt động
cũng sẽ khiến cảm biến bị lỗi.

You might also like