You are on page 1of 58

MỤC LỤC

MỤC LỤC ................................................................................................................... 1


Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM ..................................................... 3
1.1. Mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng thực phẩm ............................................... 3
1.1.1. Khái niệm thực phẩm ..........................................................................................3
1.1.2. Khái niệm bao bì thực phẩm ...............................................................................3
1.1.3. Ảnh hưởng của bao bì và chất lượng thực phẩm ................................................5
1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành bao bì ................................................ 6
1.2.1. Lịch sử phát triển vật liệu bao bì .........................................................................6
1.2.2. Các loại vật liệu bao gói thông dụng...................................................................7
1.2.3. Sự phát triển của các loại bao bì .........................................................................9
1.3. Tình hình sử dụng bao bì trên thế giới và tại Việt Nam ...................................... 11
1.4.1. Chức năng đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm ...................................14
1.4.2. Chức năng thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng .................16
1.4.3. Chức năng thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng ...............18
1.5. Phân loại bao bì thực phẩm.................................................................................. 20
1.5.1. Phân loại bao bì theo thực phẩm .......................................................................20
1.5.2. Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật của bao bì .........................................23
1.5.3. Phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo ................................................................23
BÀI 2. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI.................................... 27
2.1. Giới thiệu bao bì kim loại .................................................................................... 27
2.1.1. Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại ....................................................27
2.1.2. Phân loại bao bì kim loại ...................................................................................27
2.1.3. Quy trình công nghệ chế tạo lon ba mảnh ........................................................28
2.1.4. Quy trình công nghệ chế tạo lon hai mảnh (hình 2.3) ......................................30
2.1.5. Vecni bảo vệ lớp kim loại .................................................................................31
2.1.6. Sự ăn mòn hóa học bao bì sắt tráng thiếc ........................................................31
2.1.7. Sự ăn mòn hóa học bao bì nhôm .......................................................................31
2.2. Kiểm tra chất lượng hộp sắt ................................................................................. 31
Bài 3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH .................................. 33
(CHAI, LỌ/KEO)...................................................................................................... 33
3.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 33
3.1.1. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh .................................................................33
3.1.2. Sản xuất bao bì thủy tinh ...................................................................................34
3.1.3. Các khuyết tật của bao bì thủy tinh ..................................................................35
3.1.4. Tính chất vật lý, hóa học của bao bì thủy tinh ..................................................35
3.1.5. Nắp của bao bì thủy tinh ...................................................................................37
3.2. Kiểm tra lọ/keo thủy tinh ..................................................................................... 38
3.2.1. TCVN 7307:2007 ..............................................................................................38
3.2.2. TCVN 7308:2007 ..............................................................................................39
3.2.3. TCVN 7309:2007 ..............................................................................................39
3.2.4. TCVN 7310:2007 ..............................................................................................39
3.2.5. TCVN 7311:2003 ..............................................................................................40
3.2.6. TCVN 5513:1991 ..............................................................................................40
Bài 4. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHAI NHỰA ................................................ 41
4.1. Giới thiệu bao bì nhựa ......................................................................................... 41
4.1.1. Ưu, nhược điểm của bao bì nhựa ......................................................................41
4.1.2. Các loại nhựa làm bao bì thực phẩm .................................................................42
1
4.1.3. Nguyên tắc chế tạo bao bì nhựa ........................................................................42
4.1. 4. Kí hiệu vật liệu plastic để phân loại và tái chế bao bì .....................................43
4.2. Kiểm tra chất lượng chai nhựa ............................................................................. 44
4.2.1. Kiểm tra cảm quan ............................................................................................44
4.2.2. Kiểm tra kích thước chai nhựa ..........................................................................44
4.2.3. Kiểm tra thể tích của chai..................................................................................44
Bài 5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TÚI PA, PE .................................................. 45
5.1. Giới thiệu. ............................................................................................................ 45
5.1.1. Polyethylene (PE)..............................................................................................45
5.1.2. Polyamide (PA) .................................................................................................46
5.2. Kiểm tra chất lượng túi PE, PA ........................................................................... 47
Bài 6. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỘP/ TÚI SỮA UHT ................................... 48
6.1. Giới thiệu bao bì nhiều lớp .................................................................................. 48
6.2. Kiểm tra chất lượng hộp/ túi sữa UHT ................................................................ 49
6.2.1. Kiểm tra cảm quan ............................................................................................49
6. 2.2. Kiểm tra các đường hàn của bao bì ..................................................................49
6.2.3. Kiểm tra thể tích của bao bì (65ml, 180ml, 200ml, 250ml, 1l) ........................51
6.2.4. Kiểm tra ống hút đính trên hộp Tetrapak ..........................................................51
Bài 7. KIỂM TRA NHÃN SẢN PHẨM ................................................................. 52
7.1. Giới thiệu ............................................................................................................. 52
7.1.1. Phân biệt giữa nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa ......................................52
7.1.2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa ...................................................................52
7.1.3. Nội dung của nhãn hàng hóa .............................................................................52
7.2. Kiểm tra chất lượng nhãn sản phẩm đồ hộp ........................................................ 53
7.2.1. TCVN 7087:2008 ..............................................................................................53
7.2.2. TCVN 7088:2008 ..............................................................................................53
BÀI 8. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÙNG CARTON ..................................... 54
8.1. Giới thiệu bao bì carton ....................................................................................... 54
8.2. Kiểm tra thùng carton đựng sản phẩm đóng hộp sắt hoặc keo thủy tinh ............ 55
8.2.1. TCVN 5117:1990 ..............................................................................................55
8.2.2. TCVN 3214-79..................................................................................................55
8.2.3. TCVN 6405:1998 ..............................................................................................56
8.2.4. TCVN 4869:1989 ..............................................................................................56
8.2.5. TCVN 4874:1989 ..............................................................................................57
8.2.6. TCVN 5512:1991 ..............................................................................................57
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................................ 58

2
Bài 1. GIỚI THIỆU VỀ BAO BÌ THỰC PHẨM
1.1. Mối quan hệ giữa bao bì và chất lượng thực phẩm

1.1.1. Khái niệm thực phẩm

Thực phẩm là các loại thức ăn, đồ uống có thể ở dạng thô hoặc đã qua chế biến,
được đưa vào cơ thể người bằng con đường tiêu hóa nhằm mục đích giúp cho cơ thể phát
triển và tạo năng lượng cho các hoạt động. Đôi khi cũng có những loại thực phẩm chỉ
nhằm đáp ứng sở thích ăn uống của một số người mà không có tác dụng bổ dưỡng.

Thực phẩm rất phong phú, đa dạng về nguồn nguyên liệu, phương pháp xử lí chế
biến và mẫu mã. Do đó, mỗi loại thực phẩm có một đặc tính riêng và luôn luôn được thể
hiện bởi các mặt sau:
- Dinh dưỡng
Bao gồm các thành phần: protein, tinh bột, đường, chất béo…

Tùy theo nguồn nguyên liệu, phương pháp chế biến mà thực phẩm chứa những
thành phần dinh dưỡng chủ yếu khác nhau.

Thực phẩm dinh dưỡng là thực phẩm có chứa phần lớn các thành phần có thể
chuyển hóa thành năng lượng, xây dựng cấu trúc cơ thể khi chúng được hấp thu vào cơ
thể sống.

- An toàn vệ sinh

Tính an toàn vệ sinh của thực phẩm bao hàm ý nghĩa: thực phẩm không gây độc
cấp tính cũng như mãn tính cho người sử dụng. Các độc tố có nguồn gốc hóa học hoặc vi
sinh từ nguồn nguyên liệu ban đầu hay được tạo ra trong quá trình chế biến phải được
loại trừ đến mức thấp hơn giới hạn cho phép, tương ứng với từng loại thực phẩm. Trong
quá trình bảo quản, phân phối sản phẩm cũng phải đảm bảo tính an toàn vệ sinh.

- Cảm quan

Tính cảm quan bao gồm cấu trúc, trạng thái, màu sắc, mùi, vị sản phẩm, cũng
chính là các đặc tính để tạo nên một dáng vẻ mỹ quan cho thực phẩm, tạo nên khẩu vị
đặc trưng của sản phẩm đó.

1.1.2. Khái niệm bao bì thực phẩm

Bao bì là vật chứa đựng, bao bọc thực phẩm thành đơn vị để bán. Bao bì có thể bao
gồm nhiều lớp bao bọc, có thể phủ kín hoàn toàn hay chỉ bao bọc một phần sản phẩm.

Bao bì phải đảm bảo chất lượng cho sản phẩm, có thể phân phối, lưu kho, kiểm tra
và thương mại… một cách thuận lợi.
3
Có thể nói rằng bao bì thực phẩm được yêu cầu một cách nghiêm khắc về cấu tạo
và chất lượng.

1.1.2.1. Bao bì kín

Bao bì kín là bao bì có khả năng ngăn cách không gian chung quanh vật phẩm
thành hai môi trường.

- Môi trường bên trong bao bì: là khoảng không gian tiếp xúc trực tiếp với thực
phẩm.

- Môi trường bên ngoài bao bì: là không gian bên ngoài bao bì, sẽ hoàn toàn không
tiếp xúc với thực phẩm.

Bao bì kín ngăn cách môi trường ngoài không thể xâm nhập vào môi trường bên
trong chứa thực phẩm nhằm đảm bảo chất lượng thực phẩm không bị biến đổi trong suốt
thời hạn bảo quản.

Loại bao bì kín hoàn toàn được dùng bao bọc những loại thực phẩm chế biến công
nghiệp, để đảm bảo chất lượng sản phẩm sau quá trình sản xuất và trong suốt thời gian
lưu hành trên thị trường cho đến tay người tiêu dùng.

Bao bì kín một lớp dùng bao gói trực tiếp thực phẩm sẽ tiện lợi, đạt hiệu quả kinh
tế cao trong công đoạn đóng gói bao bì. Nhưng thông thường một lớp bao bì chỉ cấu tạo
bằng một loại vật liệu thì không đảm bảo độ kín hoàn toàn, do mỗi loại vật liệu đều có
khuyết điểm. Do đó, bao bì thường được cấu tạo dạng ghép của nhiều loại vật liệu để
khắc phục khuyết điểm của từng loại vật liệu riêng lẻ.

1.1.2.2. Bao bì hở

Bao bì hở là bao bì không có khả năng ngăn cách không gian chung quanh vật
phẩm thành hai môi trường.

Bao bì hở gồm hai loại:

- Bao bì trực tiếp là bao gói trực tiếp loại rau quả hoặc hàng hóa tươi sống, các loại
thực phẩm không bảo quản lâu hoặc chế biến ăn ngay. Các loại rau, hoa, quả tươi sau thu
hoạch, chưa chế biến thì vẫn còn hô hấp và cần được duy trì quá trình hô hấp hiếu khí
một cách thích hợp, để có thể kéo dài thời gian bảo quản sản phẩm trong quá trình
chuyên chở tới nơi sử dụng, bao bì bao gói rau quả tươi được làm bằng vật liệu có khả
năng thấm được hơi nước, oxy, carbonic. Người ta có thể đục lỗ trên bao bì để thóat khí
carbonic, hơi nước và cung cấp oxy, ở mức độ cần thiết cho rau quả tươi, duy trì quá
trình hô hấp hiếu khí, tránh không xảy ra quá trình hô hấp yếm khí gây hư hỏng rau quả
tươi.
4
- Bao bì gián tiếp là lớp bọc bên ngoài lớp bao bì chứa đựng trực tiếp thực phẩm,
có nhiệm vụ quan trọng là tạo sự xếp khối sản phẩm để thuận tiện, an toàn trong vận
chuyển, phân phối, kiểm tra, lưu kho. Ví dụ: các loại bao bì vận chuyển, dạng thùng khối
chữ nhật, bằng bìa cứng gợn sóng, các két bằng plastic đựng chai nước giải khát, bia.

Đối với các loại thực phẩm không được chế biến theo qui mô công nghiệp hoặc
những thức ăn, thức uống được bao gói sẵn chỉ có thể dùng trong 24 giờ thì bao bì của
chúng không thuộc phạm vi qui định trong định nghĩa bao bì trên đây.

Tính chất bao bì kín hay hở được quyết định bởi vật liệu làm bao bì, phương pháp
đóng gói sản phẩm vào bao bì và cách ghép kín các mí của bao bì. Vật liệu của bao bì kín
phải đáp ứng tính chống thấm tất cả các yếu tố từ môi trường bên ngoài cũng như bên
trong bao bì: sự xâm nhập của không khí, oxy, carbonic, hơi nước, nước, các loại khí,
mùi hương, chất béo…

1.1.3. Ảnh hưởng của bao bì và chất lượng thực phẩm

Nhiệm vụ của ngành công nghệ thực phẩm là nghiên cứu chế biến, tạo nên sản
phẩm thực phẩm đạt chất lượng. Thực phẩm đạt chất lượng là sản phẩm thực phẩm đạt
được các mức tiêu chuẩn về dinh dưỡng, an toàn vệ sinh và cảm quan. Thực phẩm đạt
tiêu chuẩn dinh dưỡng có nghĩa là đạt một số qui chuẩn dinh dưỡng đúng với chủng loại
thực phẩm đó đã công bố hoặc đã qui định của Bộ Y tế.

Ví dụ: sản phẩm sữa bột dinh dưỡng cho trẻ em phải đạt hàm lượng protein 20 ÷
40%, cacbonhydrat 40 ÷ 50%, lipit 14 ÷ 25%. Nếu những thành phần chính của sữa bột
không đạt trong giới hạn các chỉ tiêu của loại sữa qui định đã nêu thì xem như sản phẩm
không đạt chất lượng về dinh dưỡng.

Để đạt tiêu chuẩn an toàn vệ sinh, sản phẩm sữa bột phải có hàm ẩm khoảng 3,5 ÷
5% để tránh hư hỏng chất béo và tránh sự xâm nhập của oxy cũng như hơi nước vào sữa
sẽ gây nên sự oxy hóa chất béo, tránh nhiễm vi sinh vật từ bên ngoài hoặc vi sinh vật
tiềm ẩn trong sữa sinh độc tố trong sản phẩm, có thể gây bệnh.

Sản phẩm thực phẩm có thể bị hư hỏng, giảm chất lượng, mất đi sự an toàn đối với
người tiêu dùng do nhiều nguyên nhân:

- Vi sinh vật nhiễm vào thực phẩm trong quá trình chế biến, đóng bao bì, từ bao bì
nhiễm vào thực phẩm hoặc từ môi trường thông qua bao bì đi vào sản phẩm.

- Tác nhân vi sinh vật sẽ tăng sinh khối, sử dụng và làm biến đổi các chất dinh
dưỡng có trong thực phẩm, đồng thời sinh ra độc tố gây mất giá trị cảm quan, giảm
nhanh thành phần dinh dưỡng và tạo ra các độc tố có thể gây bệnh cấp tính hoặc mãn
tính cho người sử dụng.
5
Các kim loại nặng như As, Hg, Sb… từ bao bì, vật liệu polyme, chất màu tổng hợp
hữu cơ hay vô cơ để nhuộm màu và in lên bao bì, từ bao bì kim loại bị ăn mòn, hoặc từ
các monomer hữu cơ, các chất phụ gia trong quá trình chế tạo plastic, nhiễm vào thực
phẩm đều có thể gây ngộ độc mãn tính cho người sử dụng thực phẩm.

Chất lượng toàn phần của một sản phẩm chế biến được quyết định từ khâu lựa chọn
nguyên liệu, phụ liệu, xử lý, chế biến và bao gói.

Qua từng công đoạn xử lý, chế biến của qui trình sản xuất, bán thành phẩm có thể
được chứa đựng trong những vật chứa đựng để chờ công đoạn chế biến tiếp theo. Những
vật chứa đựng này chính là những bồn chứa, thau, rổ, sọt, khay, mâm… có nắp che đậy
hoặc không, tùy theo yêu cầu kỹ thuật, chúng không phải là bao bì.

Tại công đoạn bao gói, thành phẩm có thể được qua thiết bị định lượng và đóng
vào từng bao bì với khối lượng hoặc thể tích nhất định, đồng đều nhau và chính xác cho
từng sản phẩm. Công đoạn này nhằm mục đích dùng bao bì bảo quản thành phẩm, đảm
bảo chất lượng thành phẩm sau khi ra khỏi qui trình sản xuất.

Vật liệu, cấu trúc bao bì và phương pháp đóng gói bao bì có mối liên hệ chặt chẽ
với nhau. Đồng thời sự thiết kế kiểu dáng và nhãn của bao bì cũng có tác dụng thu hút sự
chú ý của người tiêu dùng.

Việc đóng gói bao bì ngoài mục đích bảo quản sản phẩm còn có ý nghĩa sắp xếp
thứ lớp sản phẩm thành từng khối, kiện có khối lượng, số lượng khác nhau để thuận tiện
lưu kho, dễ dàng trong kiểm tra số lượng chủng loại và chuyên chở phân phối đến các đại
lý, siêu thị, cửa hàng.N

1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của ngành bao bì

1.2.1. Lịch sử phát triển vật liệu bao bì

Lịch sử bao bì thực phẩm đã nói lên sự tiến bộ của công nghệ thực phẩm cùng với
công nghệ vật liệu làm bao bì, đồng thời phản ánh sự phát triển của xã hội loài người qua
các thời kỳ.

Thực phẩm mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày có nguồn nguyên liệu xuất xứ từ
nhiều vùng đất, nhiều quốc gia trên thế giới và được xử lí chế biến theo sự kết hợp phong
thái của nhiều nền văn hóa khác nhau và biến đổi theo sự phát triển của xã hội. Bao bì
thực phẩm có một trong các chức năng quan trọng là chứa đựng và bảo quản thực phẩm
nên đã gắn liền với nhu cầu sinh hoạt ăn uống của con người theo từng thời kỳ.

Từ thời kỳ đồ đá, vật chứa đựng thức ăn, thức uống chính là những khúc gỗ rỗng,
những quả bầu bí đã để khô, vỏ sò, ốc. Sau đó, con người đã biết dùng một số bộ phận
6
của thú rừng để làm vật chứa đựng như: da, xương, sừng… Bên cạnh đó, họ cũng biết
dệt lông thú hoặc cỏ lác thành tấm và tạo thành túi chứa đựng.

Đến thời kỳ đồ đá mới, loài người đã biết chế tạo vài đồ chứa bằng kim loại có
hình dạng như chiếc sừng và phát hiện ra đất sét chế tạo đồ gốm. Hơn 4000 năm trước,
người Moenjo-Daro đã biết dùng da thú bịt kín các lọ bình bằng gốm để giữ ẩm cho lúa
mì, lúa mạch được chứa đựng trong đó. Khoảng 530 năm trước Công Nguyên, người dân
Ba Tư đã biết dùng bình gốm sứ đựng rượu vang và nước. Bên cạnh đó, thủy tinh cũng
đã được con người phát hiện rất sớm. Khoảng 1500 năm trước Công Nguyên, con người
đã dùng lọ thủy tinh để chứa những chất lỏng. Năm 79 trước Công Nguyên, người La Mã
đã sử dụng bình, lọ thủy tinh làm vật chứa đựng đồng thời với đồ gốm sứ. Trong thời kỳ
này, hàng hóa như rượu vang xuất khẩu cũng được đựng trong bình to bằng đất sét nung.

1.2.2. Các loại vật liệu bao gói thông dụng

1.2.2.1. Giấy

Được phát minh ra nhằm mục đích thay thế cho đá, gỗ, vỏ sò, ốc, da thú mà loài
người dùng để viết lên trước đó. Người Trung Quốc đã phát minh ra giấy viết đầu tiên
vào năm 105, giấy được làm từ sợi lanh. Kể từ năm 751, kỹ thuật sản xuất giấy được
truyền sang miền Tây Á, sau đó phổ biến ở các nước Châu Âu và Châu Mỹ.

Vào thế kỷ thứ 16, người Trung Quốc đã phát minh ra giấy bìa cứng. Kỹ thuật làm
giấy được phát triển không ngừng, đến giữa năm 1800 giấy bìa gợn sóng được phát
minh, mở ra một kỷ nguyên mới cho ngành bao bì. Đến năm 1867, công nghệ sản xuất
giấy từ bột gỗ xuất hiện. Giấy bìa gợn sóng được sử dụng làm bao bì ngoài cho đa số các
loại sản phẩm, vì nó có tính bền cơ học rất cao, có thể bảo vệ sản phẩm chứa đựng bên
trong, chống lại các tác động cơ học. Bên cạnh đó, đặc tính nhẹ của bao bì gợn sóng rất
hiệu quả khi vận chuyển, bốc dỡ hàng hóa. Ngoài ra, bao bì gợn sóng còn có thể tái sản
xuất, tiết kiệm nguyên liệu, ít gây ô nhiễm môi trường.

1.2.2.2. Thủy tinh

Năm 1550 trước Công Nguyên, vật liệu thủy tinh được phát minh và những chai lọ
thủy tinh màu được chế tạo. Đến năm 1200 sau Công Nguyên, người ta còn dùng thủy
tinh làm chất men phủ lên các sản phẩm gốm sứ. Năm 1200 sau Công Nguyên con người
đã khắc vẽ trên khuôn đúc đã tạo ra vật dụng bằng thủy tinh có hình ảnh.

Công nghệ sản xuất thủy tinh qua nhiều thế kỷ đã đạt đến trình độ cao nhưng giá
thành sản phẩm vẫn còn đắt. Từ thế kỷ 18 bước sang thế kỷ 19, nền khoa học kỹ thuật
thế giới tiến bộ và phổ biến nhanh nên giá thành sản phẩm thủy tinh đã hạ xuống thấp.

7
1.2.2.3. Đồ gốm

Đồ gốm trở thành đồ gia dụng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén đĩa ăn
uống từ lâu đời và phổ biến khắp thế giới. Trước khi tồn tại công nghệ đóng bao bì chân
không và thiết bị lạnh vào thế kỷ 19, những đồ dùng bằng gốm màu xám hoặc nâu, được
trang trí bằng các oxyt kim loại màu, thường dùng để chứa những sản phẩm từ bơ và thịt
muối đến rượu quả. Các thương nhân cũng dùng các bình bằng gốm để chứa đựng nhựa
thông, axit và các loại chất lỏng công nghiệp khác.

Đồ gốm xuất hiện lần đầu tiên vào thế kỷ 15. Nước Đức nổi tiếng bởi những loại
men sứ làm từ các loại muối vô cơ, chính men sứ đã làm cho bình gốm cứng hơn và an
toàn hơn những bình gốm có lớp men chứa chì. Ngành đồ gốm đạt đỉnh cao vào thế kỷ
18 - 19, sau đó nó nhường chỗ cho các loại vật liệu và bao bì khác.

1.2.2.4. Sắt tráng thiếc

Khoảng năm 1200, những người thợ thủ công Bohemina đã phát hiện ra phương
pháp mạ thiếc lên những tấm sắt mỏng. Thời kỳ đồ sắt mang lại những nguyên liệu và
máy móc mới cho việc cuộn thép tấm và tráng thiếc. Sự kiện thép thay thế sắt và những
hợp kim cứng khác đã tạo điều kiện sản xuất các cỡ tấm hay lá kim loại rất mỏng. Từ đó
phát triển và tồn tại công nghệ chế tạo lon, hộp bằng thép tấm, nhôm, hợp kim của nhôm
và đi đến hoàn hảo như hiện nay.

1.2.2.5. Nhôm

Vào năm 1825, nhà nghiên cứu Oersted sản xuất ra được những hạt nhôm đầu tiên.
Việc tinh luyện nhôm rất khó khăn nên vào năm 1825, giá nhôm là 545USD/Lb. Năm
1854, Deville và Bunsen đã cải thiện phương pháp tinh luyện nhôm, do đó vào năm
1885, giá nhôm đã giảm xuống 11,33USD/Lb, tuy vẫn còn khá cao. Năm 1886, Heroult
và Hall phát hiện phương pháp điện phân hiện đại hơn, dễ tách nhôm từ oxyt nhôm. Năm
1888, Bayer tìm ra phương pháp rẻ tiền hơn để tách nhôm từ quặng bô xít. Năm 1982,
giá nhôm giảm xuống còn 0,5USD/Lb, năm 1942, giảm xuống còn 0,14USD/Lb. Khi giá
cả ở mức hợp lý, nhôm được sử dụng cho nhiều mục đích. Đặc tính mềm dẻo của nó cho
phép chế tạo lá nhôm một cách dễ dàng. Lá nhôm đầu tiên được sản xuất vào năm 1910
và trong đầu những năm 1920, kỹ thuật cuộn và in trên nhôm được hoàn thiện.

1.2.2.6. Chất dẻo

Nghiên cứu thay thế nguyên liệu cho các quả banh billard bằng ngà đã dẫn đến việc
tìm ra cellulose nitrat vào năm 1845. Vào năm 1862, những hạt nhỏ đầu tiên được trưng
bày tại cuộc triển lãm lớn ở Luân Đôn. Vào năm 1870, nhà nghiên cứu Hyatt, đã tạo ra
celluloid, đây là hỗn hợp giữa cellulose và camphor. Đây là một thành công đầu tiên của
8
chất dẻo nhân tạo. Do celluloid và những sản phẩm của cellulose nitrat dễ cháy nên các
nhà nghiên cứu tiếp tục tìm kiếm những hợp chất khó cháy hơn như cellulose acetat có
thể hòa tan aceton.

Màng acsein được giới thiệu vào năm 1899, các loại nút và khóa bằng casein –
formaldehyde được dùng rộng rãi trong suốt những năm 1920.

Styren được chưng cất lần đầu tiên từ nhựa cây balsam vào năm 1831 và từ đó quá
trình polyme hóa styren được chú ý. Vào năm 1866, styren được sản xuất từ bezen, được
chưng cất đá. Từ thành công này styren được sử dụng rộng rãi, nhưng do tính giòn, có
thể dễ vỡ gây nguy hiểm trong trường hợp làm đồ chơi cho trẻ em hay bình đựng thực
phẩm. Do đó đưa đến hợp chất mới tốt hơn so với polystyren và cao su tổng hợp. Vào
năm 1950, xốp polystyren (EPS) được giới thiệu và sau đó được dùng làm tấm cách nhiệt
và vật liệu đệm.

Quá trình nghiên cứu cao su thiên nhiên đã dẫn đến việc phát minh ra các lớp phủ
bằng cao su lên các vật liệu xây dựng.

1.2.3. Sự phát triển của các loại bao bì

Các loại thùng chứa, hộp gỗ, bình sứ, túi da, bao vải đều có từ rất lâu. Dưới đây là
những bước tiến quan trọng trong sự phát triển của các loại hình bao bì phổ biến hiện
nay.

1.2.3.1. Hộp kim loại

Từ sự phát triển ra thép tráng thiếc vào năm 1200, người ta đã có thể tạo ra các loại
hộp kim loại. Nhưng mãi cho tới năm 1764 mới xuất hiện ở Luân Đôn các loại hộp nhỏ
bằng kim loại để đựng thuốc lá. Đầu những năm 1830, diêm và bánh bích quy đều được
chứa đựng trong các hộp thép tráng thiếc. Khoảng giữa năm 1850 ÷ 1900, kỹ thuật in
trên kim loại được phát triển. Những chiếc hộp ban đầu được thiết kế với 8÷9 màu. Ngày
nay, các loại hộp không được in nhiều hơn năm màu do chí phí cao.

1.2.3.2. Lon kim loại

Các loại hộp hình trụ được thiết kế bởi Peter Durand vào năm 1810. Những chiếc
hộp đầu tiên được hàn bằng tay có chừa một lỗ đường kính khoảng 3÷4cm trên đỉnh hộp.
Sau khi thực phẩm được đưa qua lỗ, lỗ được đóng lại bằng cách hàn một miếng thép. Có
những trường hợp, một cái lỗ nhỏ được khoan để thóat khí trong quá trình nấu và sau đó
hàn lại. Vào năm 1868, các loại vecni được chế tạo để phủ bên trong lon sắt, chống lại sự
ăn mòn lon bởi thực phẩm được chứa đựng và sự hư hỏng của nhiều thực phẩm do nhiễm
kim loại từ bao bì. Những chiếc lon đầu tiên được mở bằng cách dùng đục và búa. Chiếc
khóa mở hộp đầu tiên được sáng chế năm 1866, dựa trên nguyên tắc đòn bẩy.
9
1.2.3.3. Chai lọ thủy tinh

Đặc điểm của chai lọ thế kỷ 17 và 18 là có cấu tạo đặc trưng để phân biệt nhà sản
xuất và các sản phẩm chứa bên trong. Chiếc máy đúc chai tự động đầu tiên bằng phương
pháp ly tâm được sản xuất lần đầu tiên năm 1889. Dưới thời nữ hoàng Victoria, các chai
đựng dược phẩm có độc tính cao được thiết kế đặc biệt. Những chai lọ này được chế tạo
để người sử dụng có thể nhận biết những bất thường bằng sự cảm nhận bởi giác quan.
Nắp chai cũng tiến một bước dài từ dạng nắp gỗ chuốt nhọn và các loại nút được dùng từ
năm 1000 trước Công Nguyên. Để đóng kín hơn, nắp chai được phủ sáp hoặc hắc ín.
Năm 1930, đã có nhiều thử nghiệm dẫn đến việc sử dụng nắp bằng cao su và nhựa PE.
Loại mới nhất được làm bằng nhôm và được thiết kế để có thể xé được vòng xoắn ở phía
dưới, khi phần này bị rời khỏi nắp cho thấy là chai đã được mở, thường được sử dụng
trong việc khằng các loại chai rượu hay nước giải khát.

Ngày nay, đa số các loại chai miệng rộng có nắp bằng thép vặn ren và được bọc lớp
plastic dạng màng co nhằm khằng sản phẩm.

1.2.3.4. Hộp bằng gỗ và bìa cứng

Từ những năm 1630 cho đến thế kỷ 19, các loại hộp được chế tạo thủ công bằng
các tấm gỗ mỏng hoặc giấy bìa cứng (carton), các loại nhãn hàng hóa đã được dán bên
ngoài thùng, hộp dễ quảng cáo, phân biệt.

Ngày nay việc sản xuất hộp và thùng chứa bằng giấy đã trở thành một ngành
thương mại quan trọng. Việc sản xuất hộp có thể bắt đầu ở Mỹ vào năm 1810, ở Anh vào
năm 1817. Các loại hộp sản xuất ở thời điểm đầu thường có dạng tròn vì khó tạo góc
cạnh bằng phương pháp thủ công.

Ngành làm thùng hộp carton bằng cơ giới bắt đầu vào năm 1855, dùng để đựng
thuốc và kẹo. Các hộp và thùng giấy đã giúp tiết kiệm được không gian rất nhiều trong
việc lưu trữ hàng hóa trong kho hay cửa hàng Vào năm 1870, Robert Gair, người đã
thành công trước đó trong việc sản xuất túi giấy, đã phát minh ra máy cắt và gấp nếp tự
động. Vào đầu năm 1900, các loại ngũ cốc, bánh bích quy được bao gói bằng các thùng
carton có tráng sáp, in nhãn hàng hóa và các mẫu quảng cáo.

1.2.3.5. Giấy gói và nhãn hiệu

Cách bao gói bằng lá cây đã được dùng từ rất xa xưa để ngăn ngừa đất, nước và các
tác nhân hư hại đối với thực phẩm. Khoảng năm 1550, các loại giấy gói đã được in tên
của người sản xuất. Thuốc và thuốc lá được bán trong các bao bằng giấy vào năm 1660.
Với sự xuất hiện của giấy làm bằng máy và thuật in đá, các nhãn hàng hóa được in và áp
dụng cho hộp, chai, lọ, lon chứa đựng các loại sản phẩm.
10
Lá kim loại đã được dùng để bọc các loại chocolate từ đầu những năm 1840 đến
nay. Ban đầu lá kim loại được làm bằng chì, sau đó dùng lá thép để bao bọc một số thực
phẩm nhưng vào nửa sau thế kỷ 19 phần lớn lá kim loại được thay thế bằng giấy tráng
sáp chống thấm và được dán nhãn hiệu.

Giấy sáp ra đời từ ý tưởng của một người thợ làm nến, ông không muốn mang con
cá mới câu được về nhà được bọc bằng giấy báo thấm ướt nước. Vào năm 1877, ông
thành lập một công ty sản xuất giấy sáp. Đến năm 1894, giấy phủ parafin được lót bên
trong thùng carton đựng bánh quy để chống thấm chất béo ra thùng giấy và chống hút ẩm
vào bánh. Sau đó vào năm 1900 giấy phủ parafin được dùng gói kẹo, bánh mì và một số
thức ăn khô một cách phổ biến.

Giấy sáp xuất hiện làm thành một loại vật liệu cách ẩm tốt trước khi có sự xuất
hiện của cellophane và nhôm vào năm 1912. Chẳng bao lâu sau đó, giấy sáp và các lá
kim loại được kết hợp để sản xuất ra một loại bao bì tốt hơn. Cuối những năm 1950 xuất
hiện các loại màng chất dẻo có thể hàn bằng nhiệt và co giãn được như polyvinychlorine,
polyvinylidene chlorine, polypropylene.

1.2.3.6. Túi

Việc sản xuất các loại túi được bắt đầu vào những năm 1618 – 1648. Cơ sở sản
xuất túi đầu tiên ở Anh đã thành lập vào năm 1844. Ở thời kỳ này, việc in ấn trên túi giấy
được thực hiện bằng các máy in đá chạy bằng hơi nước. Vào năm 1870, những bao bì
giấy có kích thước lớn được xếp, dán keo đã được thay thế bởi các bao bằng bông vải để
đựng các khối lượng lớn như ngũ cốc, lương thực, các loại bột. Năm 1905, các loại túi
giấy có in nhãn được sản xuất theo dây chuyền tự động và tiếp theo là túi bằng plastic ra
đời, rất thông dụng so với túi giấy.

1.3. Tình hình sử dụng bao bì trên thế giới và tại Việt Nam

Sự phát triển của xã hội công nghiệp hóa đồng thời với sự phát triển của đô thị, và
công nghiệp hóa nông nghiệp đã dẫn đến hiện tượng tập trung dân trong khu vực thành
thị, sự gia tăng số lượng phụ nữ đi làm và việc thay đổi từ các đại gia đình ở nông thôn
thành các gia đình nhỏ. Như thế, cần thiết phải có sự cải thiện hiệu quả trong phân phối
hàng hóa, thực phẩm để có thể cung cấp hợp lí cho người tiêu dùng. Đây là khởi điểm
của thời kỳ bao bì tiêu thụ là các bao bì bao gói từng đơn vị nhỏ thay thế cho việc bán
từng khối lớn hàng hóa trước kia.

Bên cạnh đó, sự phát triển của xã hội đã gia tăng mức tiêu dùng của người dân và
tạo nên sự thay đổi yêu cầu về hàng hóa, thực phẩm. Tất cả những điều này đã được thể
hiện bằng sự gia tăng các hoạt động vui chơi, giải trí, du lịch và cùng với nó là sự gia
tăng số lượng bữa ăn ngoài trời… Ngoài ra, người tiêu dùng còn đòi hỏi thực phẩm phải
11
có sự thay đổi về mẫu mã, kiểu dáng sao cho thuận lợi phù hợp với từng trường hợp khác
nhau và đạt chất lượng an toàn vệ sinh thực phẩm, ví dụ như trẻ em đến trường đem theo
hộp sữa tiệt trùng sẽ thuận lợi và vệ sinh hơn. Đồng thời, nhà sản xuất cũng quan tâm thu
hút sự chú ý của khách hàng bằng việc tiếp thị thông qua bao bì. Vì vậy, ngày nay bao bì
được sử dụng như là một công cụ của quá trình marketing để đạt được giá trị gia tăng
cho sản phẩm. Điều này giải thích tại sao trong xã hội hiện nay, chi phí cho bao bì thực
phẩm trong tổng chi phí chung của ngành sản xuất thực phẩm là cao nhất. Từ đó đưa đến
sự cạnh tranh cao độ nhằm giảm giá thành sản phẩm và yêu cầu vật liệu bao bì đạt tính
năng cao. Những yêu cầu này đã được thỏa mãn bởi sự tạo ra các vật liệu bao bì và hệ
thống đóng gói mới. Các loại bao bì đa dạng về cấu trúc, cách trang trí, thông tin, khối
lượng khác nhau, đem lại nhiều thuận lợi trong quá trình bảo quản, sử dụng, phân phối,
kiểm tra sản phẩm.

Hầu hết nhu cầu hàng hóa thực phẩm của các gia đình được đáp ứng thông qua hệ
thống siêu thị. Sự tăng trưởng nhanh chóng phương thức phân phối tự phục vụ là nhờ
vào bao bì hiện đại. Điều này không chỉ giúp giảm chi phí phân phối, mà còn bảo quản
thực phẩm tránh được sự hư hỏng, đưa đến hiệu quả sản xuất tăng cao, hỗ trợ cho việc
cạnh tranh về giá cho các sản phẩm cuối cùng. Chỉ riêng trong lĩnh vực sản xuất thực
phẩm, tỉ lệ hư hỏng của sản phẩm tại các quốc gia có nền công nghiệp phát triển và các
quốc gia đang phát triển là 5% và 50%, nếu tỉ lệ này càng hạ thấp thì càng tạo nhiều cơ
hội cho việc cải thiện mức sống, giảm giá thành sản phẩm cuối cùng.

Với phương hướng chiến lược phát triển bao bì ngành thực phẩm, sản xuất thực
phẩm của đất nước chắc chắn sẽ có bước phát triển nhảy vọt về qui mô sản xuất, về
ngành nghề, trình độ chế biến, về sản lượng và tỉ suất hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất và
xuất khẩu thực phẩm, chế biến đa dạng. Sự phát triển này sẽ kéo theo sự phát triển tất
yếu về qui mô và trình độ phân phối trong thị trường nội địa cũng như thị trường quốc tế.

Nước ta trong những năm gần đây, kinh tế phát triển nhu cầu tiêu dùng ngày càng
được nâng cao, trong đó nhu cầu về thực phẩm chế biến đạt chất lượng cao để tiêu dùng
và xuất khẩu tăng lên mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy sự phát triển qui mô công nghệ bao bì đa
dạng và đạt chất lượng cao.

Sự chuyển biến có tính chiến lược của công nghệ thực phẩm đã yêu cầu ngành bao
bì phát triển mạnh mẽ về lượng cũng như chất với màng nguyên liệu plastic đơn, màng
phức hợp hoặc lon thép tráng thiếc, chai lọ thủy tinh, nhựa, những thùng chứa bằng bìa
cứng gợn sóng và bìa cứng các loại...

Riêng đối với vật liệu làm bao bì bằng plastic, mức sản xuất và tiêu dùng trung
bình tính trên đầu người tăng ở các nước phát triển và càng tăng cao ở những nước đang
phát triển. Việt Nam là một trong những nước có tỉ lệ sử dụng vật liệu plastic tăng cao.
12
Mức tiêu dùng cao hơn mức sản xuất trong một năm của một quốc gia do bao bì từ
hàng hóa thực phẩm nhập khẩu.

Xu hướng hiện nay của ngành bao bì:

- Sản lượng plastic nhiệt dẻo ngày càng tăng cao.

- Kỹ thuật sản xuất màng plastic, bao bì bằng vật liệu plastic ghép ngày càng phát
triển mạnh.

- Bao bì phải đáp ứng được 3 chức năng chính là bảo vệ hàng hóa thực phẩm bên
trong, thông tin và thuận tiện trong quản lý, tiêu dùng, hạn chế được sự ô nhiễm môi
trường bởi bao bì phế thải. Do đó bao bì cần được cấu tạo bởi vật liệu có khả năng tái
sinh, để đảm bảo cho việc tái sinh, cần ghép hai trong nhiều loại nguyên lịêu có thành
phần giống nhau, tránh tối đa việc pha trộn các loại nguyên liệu plastic vào nhau, cấu
trúc màng phổ biến nhất là màng ba lớp, được sản xuất tuân theo các luật về bảo vệ môi
trường như bao bì được ghi tên loại plastic cấu tạo ở dưới đáy để tiện phân loại sau khi
thu hồi và tái sinh.

Trải qua các thời kỳ, cách trình bày bao bì để có thể hấp dẫn người tiêu thụ luôn rất
được coi trọng, như sử dụng bao bì trong suốt để khách hàng có thể nhìn thấy sản phẩm
bên trong. Năm 1990 Pháp đã sử dụng các loại axit nhẹ (như axit amin) chảy từ con cá
thấm qua phía dưới mâm đục lỗ gặp một túi nhỏ đựng cacbonat canxi hay cacbonat natri,
phản ứng sinh ra nhiều khí CO2 để bảo vệ sản phẩm chống oxy hóa. Ở Nhật sử dụng chất
hấp thụ oxy đựng trong túi nhỏ rồi cho vào bao bì chứa các lát cá khô trước khi hàn
miệng, bao nhỏ này sẽ hấp thụ hết khí oxy và sẽ làm giảm sự hư hỏng, kéo dài thời gian
bảo quản. Một số loại thực phẩm như rau xà lách ăn liền cần được đóng bao bì có bơm
khí, làm bằng vật liệu plastic OPP. Rau quả tươi sống vẫn còn hô hấp, do đó trong bao bì
chứa đựng rau quả cần phải có lượng oxy vừa đủ để duy trì và kéo dài sự sống của rau
quả.

1.4. Chức năng của bao bì thực phẩm

Đặc tính của bao bì thực phẩm thể hiện qua ba chức năng quan trọng sau:

- Đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm.

- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng.

- Thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng.

13
1.4.1. Chức năng đảm bảo số lượng và chất lượng thực phẩm

Bao bì làm nhiệm vụ chứa đựng một số lượng nhất định và bảo quản thực phẩm từ
sau quá trình chế biến cho đến khi được tiêu thụ bởi người tiêu dùng. Chức năng đầu tiên
của bao bì là đảm bảo đúng về số lượng, nguyên vẹn về trạng thái, cấu trúc, màu sắc,
mùi, vị, thành phần dinh dưỡng cho thực phẩm được chứa đựng bên trong bao bì.

- Bao bì đảm bảo thực phẩm được chứa đựng bên trong không thay đổi về khối
lượng hay thể tích

- Chất lượng của sản phẩm thực phẩm, gồm cả mặt dinh dưỡng, an toàn vệ sinh,
cảm quan, phải luôn được đảm bảo trong suốt thời hạn sử dụng của sản phẩm. Do đó, mà
công nghệ chế biến, phương pháp đóng bao bì và vật liệu bao bì phải phù hợp để có thể
duy trì và ổn định chất lượng sản phẩm. Thực phẩm sau khi được xử lí chế biến phải
được đóng bao bì kín nhằm tránh hay ngăn cản hoàn toàn tác động của môi trường bên
ngoài đến thực phẩm trong suốt thời hạn sử dụng. Tác nhân từ môi trường ngoài có thể
xâm nhập vào bên trong bao bì gây hư hỏng thực phẩm gồm: nước, hơi nước, không khí,
vi sinh vật, đất, cát bụi, côn trùng và tác động của lực cơ học, ánh sáng bao gồm ánh
sáng thấy được và tia cực tím, sự chiếu xạ, nhiệt độ.

Vi sinh vật có thể xâm nhập vào thực phẩm thông qua sự xâm nhập của nước, hơi
nước, không khí. Ánh sáng là tác nhân xúc tác cho một số phản ứng oxy hóa khử, các
phản ứng sinh hóa tạo ra gốc tự do có thể gây độc cho cơ thể, các gốc tự do tạo phản ứng
dây chuyền và phân cắt các mạch polyme gây biến đổi thành phần dinh dưỡng và các
chất dinh dưỡng và các chất màu, mùi.

Nhiệt độ được áp dụng để bảo quản sản phẩm, tùy theo quy trình công nghệ xử lý
chế biến và thành phần của sản phẩm mà áp dụng nhiệt độ bảo quản khác nhau. Cần
quan tâm đến bao bì của những sản phẩm lạnh đông như hải sản, kem ăn. Thủy sản cấp
đông phải được bảo quản ở -180C, vật liệu bao bì cho sản phẩm này phải không thay đổi
đặc tính ở môi trường lạnh đông -35  -400C và môi trường bảo quản -180C. Ngoài điều
kiện nhiệt độ đặc biệt như trên, các nhiệt độ bảo quản thực phẩm khác đều gây tác hại,
biến đổi đặc tính của các loại vật liệu bao bì.

Nước, hơi nước sẽ làm tăng hàm lượng ẩm của những thực phẩm khô, những loại
có hàm lượng ẩm thấp. Sự tăng hàm lượng ẩm của thực phẩm là nguyên nhân gây hư
hỏng thực phẩm, vì tạo điều kiện cho vi sinh vật phát triển. Vi sinh vật gây hư hỏng thực
phẩm sẽ làm biến đổi các thành phần dinh dưỡng của thực phẩm và tiết độc tố vào thực
phẩm. Bên cạnh đó, những vi khuẩn gây bệnh có thể tạo một sinh khối vượt hơn mức qui
định. Những hiện tượng này dễ dàng gây bệnh cấp tính đường tiêu hóa hoặc bệnh mãn
tính, đối với người ăn phải thực phẩm này.
14
Sự tăng hàm ẩm của thực phẩm ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng cảm quan:
thực phẩm dạng bột mịn bị mất dạng khô xốp, mà trở nên vón cục. Hàm ẩm cao còn tạo
sự thuận lợi cho sự thủy phân chất béo, từ đó có thể tạo nên những gốc tự do khởi đầu
cho quá trình oxy hóa chất béo, sinh ra những thành phần độc hại cho cơ thể.

Sự xâm nhập của không khí, trong đó có oxy tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình
oxy hóa chất béo không no, chất màu, chất mùi, vitamin và các hoạt chất sinh học khác.
Chính sự xâm nhập của oxy và sự xúc tác của ánh sáng gây tổn thất vitamin, biến đổi các
chất màu làm giảm giá trị cảm quan của sản phẩm. Khí oxy cũng tạo điều kiện cho vi
sinh vật hiếu khí phát triển gây hư hỏng thực phẩm và gây bệnh.

Chỉ nói riêng các loại côn trùng như kiến, gián xâm nhập vào thực phẩm cũng là
nguồn đem ô nhiễm của các tác nhân vi sinh vật. Đất cát, bụi khiến thực phẩm bị giảm
giá trị cảm quan.

Tác động của lực cơ học, chính là do va chạm trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ
hoặc bị rơi, thường khiến cho thực phẩm khô bị vỡ vụn, mất giá trị thực phẩm cũng như
cảm quan nhưng cũng chính tác động cơ học có thể gây hư hỏng bao bì, làm cho bao bì
không còn đảm bảo độ kín hoặc bị trầy xước bề mặt gây mất cảm quan và giá trị thương
phẩm. Như vậy bao bì kín chứa đựng thực phẩm, thực hiện nhiệm vụ phòng chống tất cả
các tác động từ môi trường ngoài. Sự phòng chống này phụ thuộc vào vật liệu làm bao
bì, phương pháp đóng gói bao bì và mối hàn ghép mí hoặc mối ghép giữa các bộ phận
như thân và nắp, độ bền vững của bao bì ngoài.

Đối với trường hợp thực phẩm được đóng bao bì hay chứa đựng trong nhiều lớp
bao bì có thể chỉ cần một lớp bao bì trong cùng kín, lớp ngoài làm nhiệm vụ chống tác
động va chạm gây trầy xước mặt ngoài của lớp bao bì kín.

Sản phẩm sau khi đóng vào bao bì plastic, hàn ghép mí thì được cho vào hộp giấy
bìa cứng để tránh va chạm có thể làm nhàu hoặc thủng bao bì plastic. Phương pháp bao
gói hai lớp như vậy tạo nên thuận lợi trong sắp xếp, có thể xếp khối dễ dàng trong khi
chuyên chở, phân phối, lưu kho và còn đảm bảo an toàn cho bao bì kín đựng sản phẩm.

Ngoại trừ thực phẩm tươi sống như rau quả thì các loại thực phẩm đã qua xử lý,
chế biến phải được đóng bao bì kín. Bao bì kín có loại có thể tái đóng, tái mở, nhưng
trước khi đến tay người tiêu dùng thì sản phẩm không được mở bao bì, đó là trách nhiệm
của nhà sản xuất, họ phải tạo nên những cách niêm phong từ sau khi đóng bao bì. Đồng
thời người mua hàng hay người tiêu dùng phải nhận thức được điều này và không mở
bao bì sản phẩm trước khi mua hàng. Do đó, mà người mua hàng không thể sờ, nếm,
ngửi, thực phẩm trong bao bì đang bày bán mà chỉ nhận thức chất lượng và sự tin cậy
của sản phẩm qua bao bì thể hiện bởi cấu tạo và thông tin của bao bì.
15
Việc đánh giá cảm quan sản phẩm không thể áp dụng lúc mua, chọn lựa hàng hóa
đang bày bán mà đánh giá bằng nhận thức thông qua bao bì thể hiện ở hai chức năng kế
tiếp:

- Thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng

- Thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lí và tiêu dùng

1.4.2. Chức năng thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng

Bao bì chứa đựng thực phẩm cũng thực hiện nhiệm vụ truyền tải thông tin của nhà
sản xuất đến người tiêu dùng, nói lên giá trị của sản phẩm được chứa đựng bên trong
như: đặc tính của sản phẩm về dinh dưỡng, trạng thái, cấu trúc, mùi, vị, nguồn nguyên
liệu, nhà sản xuất, địa chỉ quốc gia chế biến ra sản phẩm. Đồng thời bao bì cũng là lời
mời của nhà sản xuất đối với khách hàng.

Sản phẩm thực phẩm tự thông tin, giới thiệu thu hút khách hàng thông qua nhãn
hiệu, hình thức bao bì và kết cấu bao bì. Nhãn hàng hóa bao bì được qui định chặt chẽ
theo các qui định của nhà nước phải thể hiện được đặc tính thực phẩm, nhà sản xuất,
quốc gia sản xuất, sự đảm bảo chất lượng thực phẩm chứa đựng bên trong.

Cách trình bày hình ảnh, màu sắc, thương hiệu, tên sản phẩm, chính là sự thu hút
của sản phẩm đối với người tiêu dùng. Bao bì luôn luôn được trang trí, trình bày với hình
thức đẹp, nổi bật, nhằm mục đích thu hút người tiêu dùng, thăm dò, tìm hiểu và dùng
thử; do chính chất lượng của thực phẩm chứa đựng bên trong sẽ tạo lòng tin đối với
khách hàng. Sản phẩm hàng hóa có vẻ đẹp nổi bật thì dễ thu hút người tiêu dùng hơn
những hàng hóa không được trang trí hài hòa, thích hợp thị hiếu người tiêu dùng.

Người ta không dùng màu sắc mang tính ảm đạm, buồn bã để trang trí bao bì, tính
chất của màu sắc có thể phụ thuộc từng địa phương, dân tộc. Thường bao bì được trang
trí màu sắc sao cho thể hiện được sự trong sáng, vui tươi, may mắn hoặc thắng lợi. Với
hàng hóa xuất khẩu, việc trình bày, ghi nhãn, trang trí, màu sắc cần được quan tâm sao
cho phù hợp với người tiêu dùng nơi sản phẩm được xuất đến.

Ý nghĩa màu sắc của một số quốc gia:

- Tại Pháp, các màu đỏ, màu đen, vàng chỉ sản phẩm mang chất lượng cao, màu
xanh da trời có ý sự tươi mát, màu xanh lá cây biểu hiện cảm giác nghỉ ngơi.

- Màu trắng đối với Trung Quốc thể hiện sự buồn bã tang thương nhưng đối với
Pháp thì có ý nghĩa tinh khiết, sạch sẽ.

16
- Màu đen tránh không nên dùng ở Đài Loan nhưng lại là màu nghiêm trang ở Nhật
Bản, người Nhật có tập quán mặc y phục màu đen để tham dự các buổi lễ quan trọng, lễ
cưới.

- Màu tím (tím ngã đỏ) đối với Nhật là màu tượng trưng cho chức sắc trong tôn
giáo, cũng là màu của Hoàng tộc thường dùng.

- Màu đỏ là màu được ưa chuộng, màu biểu tượng cho sự thành công, đối với xã
hội như: Việt Nam, Trung Quốc, Singapore, Hồng Kông, Đài Loan.

- Màu vàng đất thường nên tránh dùng ở một số quốc gia như Nhật, Mã Lai,
Singapore vì đó là màu trong y phục Hoàng tộc, tôn giáo.

- Ở Việt Nam thường không dùng hai hoặc ba màu: tím, trắng, đen đi cùng nhau.
Việt Nam không ưa chuộng màu đen.

Bên cạnh đó một số quốc gia dùng các biểu tượng:

- Hoa cúc là một trong những biểu tượng cao quí ở Nhật

- Hoa phong lan được ưa chuộng ở Thái Lan

- Voi là biểu tượng quốc gia cho Thái và tượng trưng cho sức mạnh ở Đài Loan

- Rồng tượng trưng cho vua, chúa, hoàng tộc, sức mạnh đối với Trung Quốc

- Bò là một trong những biểu tượng cao quý trong tín ngưỡng ở Ấn Độ, Mã Lai,
Singapore, do đó tránh dùng các hình ảnh này.

Chúng ta không nên lạm dụng những màu sắc hoặc những biểu tượng của các quốc
gia khác, cũng như không dùng hình ảnh màu sắc có ấn tượng xấu gây ảnh hưởng tâm lý
người tiêu dùng nơi hàng hóa phân phối, xuất khẩu.

Kết cấu của bao bì cho biết trạng thái, cấu trúc, màu sắc của sản phẩm như trường
hợp bao bì có một phần hoặc hoàn toàn trong suốt cho phép nhìn thấy thực phẩm bên
trong, đều nhằm đáp ứng yêu cầu khách hàng, giúp họ có sự lựa chọn dễ dàng như
trường hợp thịt tươi sống được bao gói trong suốt để nhìn thấy thớ thịt, thành phần mỡ
nạc, màu sắc của thịt. Đối với trường hợp thực phẩm cần tránh ánh sáng thì bao bì được
cấu tạo che chắn một phần hay toàn bộ ánh sáng: bao bì có thể ở dạng trong suốt nhưng
có màu tối để ngăn cản bớt cường độ ánh sáng.

Ví dụ: sản phẩm sữa bột chứa hàm lượng chất béo và vitamin cao, được chứa đựng
trong bao bì tránh ánh sáng hoàn toàn sẽ tốt hơn là dùng bao bì trong suốt cho ánh sáng
xuyên qua. Trường hợp sản phẩm dầu ăn dạng lỏng trong suốt có màu vàng nhạt, cần
chống oxy hóa do tác nhân ánh sáng gây ra, theo lý thuyết như thế thì bao bì dầu ăn phải
17
có thành đục không thể nhìn xuyên thấu sẽ tốt hơn là dùng chai lọ trong suốt. Thực tế,
dầu ăn được sản xuất công nghiệp đã được tinh luyện loại bỏ hoàn toàn tác nhân gây
thủy phân, oxy hóa trong dầu và có sử dụng một số phụ gia chống oxy hóa; do đó dầu
tinh luyện được đựng trong chai lọ trong suốt vẫn có khả năng chống oxy hóa tốt. Điều
này rất phù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng vì họ nhìn thấy được trạng thái của dầu
lỏng bên trong: độ trong suốt, cặn (nếu có), màu vàng nhạt hay đậm, sự tách lớp có
khuynh hướng đông rắn của chất béo…Từ đó người tiêu dùng quyết định lựa chọn sản
phẩm.

Như vậy, tự bao bì đã giới thiệu được chất lượng cảm quan của dầu, thể hiện được
chất lượng chung của dầu ăn.

Trong trường hợp bao bì chứa đựng thực phẩm đảm bảo số lượng và chất lượng
sản phẩm và cấu tạo thuận tiện trong phân phối, tiêu thụ, có nhãn hàng hóa ghi đầy đủ
thông tin về sản phẩm và nhà sản xuất, nhưng nếu có cách trang trí, màu sắc không hài
hòa, không đáp ứng tâm lý sở thích người tiêu dùng thì cũng không thể được chấp nhận
trên thị trường. Có thể thấy ở Việt Nam hay các quốc gia khác, vào dịp lễ tết những sản
phẩm thực phẩm được bày bán trong những bao bì có trang trí kèm theo những câu chúc
tụng, biểu tượng cho sự may mắn thành công thì được người dân ưa chuộng, vì như thế
đáp ứng được đúng tâm lý của người mua quà để sử dụng và người mua quà để biếu
tặng. Do vậy, thông tin, giới thiệu sản phẩm, thu hút người tiêu dùng là chức năng quan
trọng không thể thiếu của bao bì thực phẩm.

1.4.3. Chức năng thuận lợi trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu dùng

Bao bì phải được thiết kế thuận tiện, tiết kiệm cho sự bảo quản sản phẩm, phân
phối, lưu kho, quản lý, và tiêu dùng. Do đó, bao bì ngoài việc chứa đựng trực tiếp sản
phẩm, thì cần phải chọn vật liệu, cấu trúc, thể tích theo khẩu phần, theo tính năng của
thực phẩm được chứa đựng; bên cạnh đó cần chọn lớp bao bì ngoài kín hoặc hở để thực
hiện được chức năng thứ ba của bao bì thực phẩm. Bao bì ngoài được chọn và thiết kế
theo các nguyên tắc:

- Bền vững, chắc chắn

- Dạng khối chữ nhật chứa một số lượng lớn và nhất định đối với một hoặc nhiều
chủng loại thực phẩm

- Có thể chứa đựng nhiều chủng loại thực phẩm

Để dễ dàng phân phối, vận chuyển thì bao bì được cấu trúc hình khối chữ nhật để
dễ xếp khối, đóng thành kiện, có kích thước như nhau, để tiện xếp vào kho, chất chồng
lên cao tránh được sự tốn mặt bằng kho và cũng tạo sự dễ dàng, nhanh chóng trong khi
18
bốc dỡ, vận chuyển bằng băng tải, bằng xe và kiểm soát số lượng. Do đó, những loại bao
bì trực tiếp bao bọc thực phẩm, có dạng hình trụ đáy tròn hoặc đáy tam giác, có dạng túi
hay một dạng bất kỳ luôn luôn cần có lớp bao bì phụ, dạng bao bì hở hoặc kín bao bọc
bên ngoài để bảo vệ cho lớp bao bì này, để tạo thành những khối chữ nhật nhỏ, từ những
khối chữ nhật này lại được xếp vào một bao bì dạng khối chữ nhật lớn hơn. Đây là một
nguyên tắc cơ bản trong thiết kế bao bì sản phẩm.

Bên cạnh sự thuận lợi trong vận chuyển, cách bao bì nhiều lớp tạo hình khối cũng
giúp sản phẩm tránh hoặc giảm những ảnh hưởng của va chạm cơ học, có thể gây ra hư
hỏng cấu trúc, trạng thái sản phẩm thực phẩm.

Sự tạo thành khối, thành kiện chứa đựng một số lượng sản phẩm nhất định như trên
cũng tạo điều kiện quản lý hàng hóa một cách dễ dàng hiệu quả cao.

Độ bền cao của bao bì ngoài bảo vệ sản phẩm được chồng chất cao trong kho;
trong trường hợp rau quả thì sự sắp xếp này vẫn bảo quản được rau quả trong môi trường
lạnh có độ ẩm cao và thích hợp cho vận chuyển đường xa.

Bao bì có tính năng ổn định từng kiện, từng khối khi xếp thành các kiện cao trong
kho, hệ thống bao bì ngoài này có thể thu hồi để tái sử dụng và sau đó có thể tái sinh.

Bao bì ngoài có thể tái sử dụng, tái sinh dễ dàng trong trường hợp bằng vật liệu
giấy bìa cứng. Các loại bao bì khối chữ nhật chứa đựng một số lượng nhất định thường
được cấu tạo bằng giấy bìa cứng có tráng phủ một lớp plastic để tránh thấm nước, tránh
gây hư hỏng bao bì giấy, đồng thời lớp plastic phủ còn tạo độ trượt tương đối cho các
thùng để có thể tháo rời chúng một cách dễ dàng từ khối hàng hóa đang chất chồng.

Bên cạnh đó, từng bao bì chứa đựng thực phẩm theo khẩu phần như lượng sử dụng
một lần cho một người được ghép thành một khối nhỏ, rồi từng khối nhỏ lại xếp vào
trong một thùng lớn. Bao bì chiết rót thực phẩm theo khẩu phần như sữa tươi tiệt trùng,
các bao bì chứa đựng thực phẩm vừa cho một người sử dụng một lần hoặc những bao bì
chứa đựng thực phẩm với số lượng lớn để nhiều người cùng sử dụng, lượng thực phẩm
đóng vào bao bì đáp ứng theo từng trường hợp của người tiêu dùng đem lại tiện ích cho
một xã hội công nghiệp hóa.

Nhiều chủng loại được sắp xếp chung trong một bao bì. Chúng được sắp xếp theo
từng loại, từng vị trí để tạo vẽ mỹ quan, thu hút người sử dụng.

Thuận tiện trong việc sử dụng: bao bì được chọn lựa từ vật liệu chế tạo đến thiết kế
kiểu dáng, kích thước, kiểu đóng mở của nắp… để đáp ứng được yêu cầu của người tiêu
dùng một cách tốt nhất. Ví dụ: các sản phẩm ăn liền, bánh kẹo… được đóng trong các
bao bì bằng vật liệu OPP để có thể xé mở một cách dễ dàng.
19
Với những thực phẩm có tính chất hóa lý, tính chất cảm quan khác nhau, thì chúng
phải được bao gói riêng biệt để tránh ảnh hưởng không tốt cho nhau: (ví dụ: bánh có độ
ẩm cao phải bao gói riêng từng cái để đảm bảo độ ẩm ban đầu và không làm tăng hàm
ẩm của những loại bánh có độ ẩm thấp hoặc bánh có mùi mạnh cũng cần được bao gói
riêng để chống thóat hương).

Trên bao bì kín hoặc hở, trực tiếp hay gián tiếp đều có ghi mã số, mã vạch, để quản
lý tốt về số lượng, chủng loại. Hiện nay công tác quản lý được đơn giãn và chính xác nhờ
vào hệ thống mã số, mã vạch, thiết bị scanner và hệ thống máy vi tính; dữ liệu được nhập
và truy xuất một cách nhanh chóng.

1.5. Phân loại bao bì thực phẩm

Đất nước ta trong những năm gần đây, kinh tế phát triển, nhu cầu tiêu dùng ngày
càng được nâng cao, trong đó nhu cầu về thực phẩm chế biến đạt chất lượng cao tăng lên
mạnh mẽ, từ đó thúc đẩy sự phát triển công nghệ bao bì với quy mô lớn, đa dạng, phong
phú và đạt chất lượng cao. Ngành công nghệ thực phẩm phát triển đã yêu cầu ngành bao
bì phát triển mạnh mẽ về số lượng và chất lượng. Hiên nay có 3 cách phân loại bao bì
phổ biến.

1.5.1. Phân loại bao bì theo thực phẩm

Các loại thực phẩm khác nhau sẽ có sự khác nhau về đặc tính dinh dưỡng, đặc
điểm cấu trúc, màu sắc, mùi vị, hàm ẩm... Do đó, khả năng xâm nhập và sinh trưởng của
vi sinh vật vào thực phẩm cũng khác nhau. Sản phẩm thực phẩm vô cùng đa dạng về
chủng loại, có thể phân loại bao bì theo loại thực phẩm:

- Bao bì của sản phẩm bánh.

- Bao bì của sản phẩm nước ngọt có gas, nước ép quả.

- Bao bì của sản phẩm bia.

- Bao bì của sản phẩm rượu.

- Bao bì của sản phẩm sữa tươi, sữa bột và các sản phẩm khác từ sữa.

- Bao bì của sản phẩm dầu thực vật.

- Bao bì của sản phẩm trà, cà phê, ca cao.

- Bao bì của sản phẩm kẹo cứng và kẹo mềm, mứt, chocolate.

- Bao bì của sản phẩm rau quả tươi sống, các sản phẩm khác từ rau quả.

- Bao bì của sản phẩm bột, đường, ngũ cốc.


20
- Bao bì của sản phẩm thủy sản đông lạnh.

Những vật liệu có tính chống thấm khí, chống thấm hơi nước cao đều có thể ngăn
cản được môi trường ngoài xâm nhập vào thực phẩm. Tùy theo đặc tính, trạng thái của
thực phẩm dạng lỏng, đặc sánh, dạng rắn, dạng hạt, bột mịn mà chọn cấu trúc bao bì
thuận tiện cho người tiêu dùng, nếu thực phẩm có mùi thơm (hương) mạnh như trà, cà
phê, ca cao… hoặc dễ hấp thụ mùi khác thì phải dùng vật liệu bao bì có tính ngăn cản sự
thẩm thấu hương qua màng. Ngoài ra, tùy theo đặc tính dinh dưỡng về hàm lượng
vitamin, đặc tính cảm quan về màu, mùi mà sản phẩm cần phải tránh ánh sáng, để tránh
tổn thất các thành phần này cần cấu tạo bao bì dạng đục hoặc có màu cản quang.

Bánh bích quy thường có hình dạng nhất định như vuông, chữ nhật, tròn… có cấu
trúc giòn, dễ vỡ nát, có chứa chất béo, ẩm độ thấp, có hương thơm đặc trưng cho từng
loại. Do đó, bánh cần sắp xếp có thứ tự lớp với số lượng nhất định trong khay plastic có
độ cứng vững, không thấm chất béo, rồi cho vào bao bì plastic một lớp hoặc màng ghép
2÷3 lớp (plastic, giấy nhôm, plastic) để đảm bảo ổn định chất lượng sản phẩm, tính thuận
lợi trong hàn ghép mí bao bì và dễ dàng mở bao bì để sử dụng. Nhưng để sản phẩm hấp
dẫn khách hàng thì cần có phần trong suốt có thể nhìn thấy một cách rõ ràng sản phẩm
bên trong và có phần đục để có thể in chữ, nhãn hiệu. Lớp bao bì ngoài bằng giấy bìa
cứng hoặc hộp thép tráng thiếc để tăng độ cứng vững, bảo vệ lớp bao bì kín bên trong.

Hình 1.1. Bao bì sản phẩm bánh kẹo

Thực tế, nhiều chủng loại thực phẩm khác nhau được bao gói cùng một loại bao bì,
sử dụng cùng một kỹ thuật đóng gói hoặc một loại thực phẩm có thể đóng trong bao bì
bằng các loại vật liệu khác nhau sao cho những loại bao bì này đáp ứng được tính năng
đặc trưng của thực phẩm chứa đựng.

Ví dụ như sản phẩm cá, thịt, thủy sản, rau quả, sữa bột, bơ, bánh kẹo, nước giải
khát có gas, nước ép quả… chứa đựng trong bao bì bằng kim loại.

21
Hình 1.2. Bao bì sản phẩm đồ hộp

Sản phẩm nước giải khát có thể chứa đựng trong bao bì bằng plastic, kim loại, thủy
tinh, bao bì ghép nhiều lớp…

Hình 1.3. Bao bì sản phẩm nước giải khát

Do đó, phân loại bao bì theo loại thực phẩm không thể hiện được tính năng đặc
trưng của từng vật liệu bao bì.

22
1.5.2. Phân loại bao bì theo tính năng kỹ thuật của bao bì

Sự phân loại này đặt trên cơ sở tính chất đặc trưng của thực phẩm. Từ đó chỉ ra tính
cần thiết, đặc trưng của bao bì bao gói thực phẩm đó. Có thể phân loại theo tính năng kỹ
thuật của bao bì:

- Bao bì chịu nhiệt (t0cao/ t0thấp)

- Bao bì chịu áp suất (áp suất dư / áp suất chân không)

- Bao bì chịu lực (cứng vững / mềm dẻo)

- Bao bì thấu quang và cản quang

- Bao bì tetrapak…

Bao bì chịu nhiệt: yêu cầu vật liệu bền cơ ở nhiệt độ thấp hoặc cao, bao bì không bị
giòn, vỡ, rách…

Bao bì chịu áp suất chân không hoặc áp suất dư và bền cơ đi đôi với tính mềm dẻo
để bao bì có thể áp sát bề mặt thực phẩm, không bị vỡ rách, trong đó bao gồm tính chống
thấm khí, chống thấm nước.

Bao bì chịu lực: yêu cầu vật liệu có độ cứng vững cao, không mềm dẻo, co giãn và
vẫn bảo đảm tính chống thấm khí hơi cao dưới một áp lực cao.

Bao bì thấu quang và cản quang: bao bì kim loại, plastic được phủ màu đục hay
chai lọ thủy tinh có màu nâu hay xanh lá cây.

Bao bì tetrapak: bao bì vô trùng như sản phẩm sữa tươi, nước ép trái cây.

Tóm lại, phân loại theo tính năng kỹ thuật của bao bì phụ thuộc vào đặc tính vật
liệu bao bì và cấu tạo bao bì.

1.5.3. Phân loại bao bì theo vật liệu cấu tạo

Mỗi loại hàng hóa thực phẩm đều có đặc tính riêng, do đó chúng có yêu cầu bảo
quản riêng, nhưng cần phải chứa đựng trong bao bì kín. Sự lựa chọn loại bao bì kín thích
hợp với sản phẩm được căn cứ vào đặc tính dinh dưỡng, cấu trúc của loại thực phẩm,
quy trình chế biến, sản phẩm xuất khẩu hay nội địa… Do đó, cần lựa chọn vật liệu bao bì
thích hợp. Vật liệu bao bì bao gồm:

- Bao bì bằng giấy.

- Bao bì bằng gỗ.

- Bao bì bằng kim loại.


23
- Bao bì bằng plastic.

- Bao bì bằng thủy tinh.

- Bao bì sành sứ.

- Bao bì bằng màng ghép nhiều loại vật liệu.

Mỗi loại vật liệu sẽ có đặc tính khác nhau. Vì vậy phương pháp chế tạo kiểu dáng
bao bì và phương pháp đóng gói bao bì theo từng loại vật liệu sẽ khác nhau nhưng phải
đảm bảo độ kín cho từng sản phẩm đã chế biến.

Bao bì giấy có đặc tính nhẹ, dễ in ấn, trang trí, dễ phân hủy và tái sinh dễ dàng
không gây ô nhiễm môi trường, dễ thấm khí, thấm nước, dễ xé rách khi độ ẩm môi
trường trên 60÷70% và không thể niêm phong bằng nhiệt. Do đó, bao bì giấy là bao bì
hở, thường dùng làm bao bì ngoài thuận tiện trong phân phối, lưu kho, quản lý và tiêu
dùng.

Bao bì bằng gỗ có đặc tính chịu được tải trọng và chịu va chạm cơ học nhưng giá
thành cao và phá hoại môi trường

Bao bì kim loại thép tráng thiếc có đặc tính chịu nhiệt độ thanh trùng, tiệt trùng,
chịu được va chạm cơ học, thường có kiểu dáng hình trụ đứng, tạo sự thuận lợi trong vận
chuyển và tồn trữ, không chịu ảnh hưởng bởi nhiệt độ cao. Tất cả những tính chất này
khiến cho bao bì kim loại thích hợp cho việc đựng các sản phẩm thịt cá, rau quả chế biến
được thanh trùng hoặc tiệt trùng và sau khi đóng bao bì, sản phẩm có thời hạn sử dụng
khoảng 2÷3 năm.

Bao bì bằng nhôm có đặc tính mềm dẻo và chống được tia cực tím, được sử dụng
để bao gói các loại kẹo, chocolate, phomat, ngăn cản sự tiếp xúc của oxy không khí, hơi
nước, vi sinh vật và bảo quản nước giải khát có gas, bia... là những loại thực phẩm lỏng
có tạo áp lực bên trong bao bì, tạo ra sự cân bằng lực giúp lon cứng vững một cách hợp
lý.

Bao bì plastic như: PE (polyetylen), PA (polyamid) chịu được nhiệt độ thấp, PA có


độ mềm dẻo cao, tính chống thấm khí tốt nên được áp dụng bao bọc các loại sản phẩm
hải sản lạnh đông trong quá trình bảo quản (-180C) cả trong trường hợp lạnh đông nhanh.

Bao bì plastic PP (polypropylen), OPP (oriented polypropylen), bao bì ghép nhiều


loại plastic có tính chống thấm khí, hơi nước cao, được dùng phổ biến làm bao bì kín
chứa thực phẩm chế biến. Loại vật liệu OPP không thích hợp để chế tạo dạng hộp, chai,
lọ vì không có độ cứng vững nên chỉ cấu tạo dạng túi, được hàn ghép mí bằng nhiệt.

24
Bao bì bằng thủy tinh có đặc tính chịu được nhiệt độ thanh trùng, có thể nhìn thấy
được sản phẩm bên trong (đối với chai thủy tinh trắng), tránh ánh sáng (đối với chai thủy
tinh màu) nhưng không bền cơ học, dễ bị vỡ nứt do thay đổi nhiệt độ hoặc va chạm, khối
lượng chai thủy tinh nặng, bất tiện cho quá trình vận chuyển.

Bao bì sành sứ dùng để chứa đựng thực phẩm, dùng làm chén đĩa ăn uống từ rất lâu
đời và phổ biến khắp thế giới. Ngày nay, bao bì sành sứ được ứng dụng bảo quản các
loại rượu, sản phẩm sấy… do khả năng chống thấm tốt, chịu nhiệt tốt, chống ăn mòn
nhưng nặng, dễ vỡ và khó tự động hóa.

Bao bì bằng màng ghép nhiều loại vật liệu nhanh chóng chiếm ưu thế trong ngành
bao bì thực phẩm vì che lấp hoàn toàn khuyết điểm đồng thời đáp ứng mọi tính chất cần
thiết của sản phẩm như bao bì sữa tươi, nước ép trái cây...

Như vậy, việc phân loại bao bì thực phẩm theo vật liệu chế tạo thì thuận tiện hơn
các cách phân loại khác vì đáp ứng đặc tính riêng của sản phẩm, cho biết kiểu dáng và
phương pháp đóng gói bao bì.

Thực phẩm có thể chia thành các thứ hạng khác nhau:

- Thực phẩm cấp cao, cấp thấp

- Thực phẩm xuất khẩu, tiêu dùng nội địa

- Thực phẩm để biếu tặng, để tiêu dùng

Dù là loại, hay thứ hạng thực phẩm nào cũng cần phải được bảo quản đúng phương
pháp để duy trì chất lượng sản phẩm đã đạt được trong quy trình chế biến trước khi đóng
bao bì. Phương pháp bảo quản sản phẩm, từ công đoạn đóng bao bì trở đi, bị ảnh hưởng
lớn bởi vật liệu bao bì, phương pháp đóng bao bì. Mỗi loại, thứ hạng thực phẩm sẽ quyết
định một qui cách bao bì phù hợp.

Ví dụ như thực phẩm để biếu tặng thì ngoài tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm
phải đạt, cần có giá trị cảm quan cao về cả bao bì lẫn thực phẩm, các hình thức thông tin
giới thiệu sản phẩm thông qua bao bì phải phù hợp với thị hiếu của vùng dân cư sẽ tiêu
thụ sản phẩm.

Đối với thực phẩm xuất khẩu thì yêu cầu nghiêm khắc hơn về chất lượng toàn
phần, đưa đến việc sản phẩm đạt chất lượng cao. Như vậy, bao bì lại càng nổi bật vai trò
quan trọng của nó là giới thiệu, trình bày, thuyết phục và tạo được lòng tin ở người tiêu
dùng nước ngoài. Sản phẩm thực phẩm và bao bì chứa đựng chúng luôn cần tính cạnh
tranh và phải giữ được vị trí thắng thế đối với hàng hóa thực phẩm bản xứ.

25
Đối với hàng hóa tiêu dùng nội địa, hàng hóa cấp thấp, vai trò của bao bì cũng
không thể xem nhẹ, vì cũng chính bao bì chứa đựng thực phẩm thay lời nhà sản xuất thu
hút và tạo lòng tin với người tiêu dùng trong nước, đặc biệt là tầng lớp người thu nhập
trung bình và thấp. Chính bao bì sản phẩm thực phẩm là một trong những nhân tố giúp
sản phẩm nội địa cạnh tranh thắng thế với hàng hóa ngoại nhập. Hiện nay đa số các quốc
gia trên thế giới, đặc biệt là các quốc gia thuộc khối thứ ba, đều áp dụng chính sách mở
cửa thị trường thương mại thì hàng hóa ngoại nhập tăng về cả số lượng lẫn chủng loại.
Sự kiện này chỉ có thể được hạn chế nhờ vào hàng hóa nội địa dù là cấp thấp. Thực phẩm
cấp thấp không phong phú, công nghệ chế biến không phức tạp nên giá thành sản phẩm
thấp và được tiêu dùng phổ biến trong cuộc sống người dân. Như vậy, bao bì là yếu tố
quan trọng duy trì được tính chất đặc trưng của sản phẩm cấp thấp, tiêu dùng nội địa và
tạo thế mạnh cho chúng.

Đôi khi hàng hóa xuất khẩu cần thể hiện bản sắc dân tộc của nơi xuất xứ thì bao bì
là nhân tố trợ lực cho sự việc này. Bao bì thể hiện màu sắc trang trí, hình ảnh hoặc sự
trình bày thấu suốt sản phẩm bên trong và dùng 2÷3 ngôn ngữ thông dụng để tỏ rõ đặc
tính của sản phẩm.

26
BÀI 2. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ KIM LOẠI

2.1. Giới thiệu bao bì kim loại


2.1.1. Ưu điểm và nhược điểm của bao bì kim loại
2.1.1.1. Ưu điểm

Bao bì nhôm nhẹ, thuận tiện cho vận chuyển.

Đảm bảo độ kín vì thân nắp đáy đều có thể làm cùng một loại vật liệu nên bao bì
không bị lão hóa nhanh theo thời gian.

Chống ánh sáng thường cũng như tia cực tím tác động vào thực phẩm.

Bao bì kim loại có tính chịu nhiệt độ cao và khả năng truyền nhiệt tốt, do đó các
loại thực phẩm có thể được đóng hộp thanh trùng hoặc tiệt trùng với chế độ thích hợp
đảm bảo an toàn vệ sinh.

Bao bì kim loại có bề mặt tráng thiếc tạo ánh sáng bóng, có thể được in và tráng
lớp vecni bảo vệ lớp in không bị trầy xước.

Bao bì kim loại không tái sử dụng được.

Qui trình sản xuất hộp và đóng hộp thực phẩm được tự động hóa hoàn toàn.

2.1.1.2. Nhược điểm

Rất dễ bị oxy hóa nên phải tạo lớp mạ thiếc, do đó độ bền hóa học kém.

Không thấy được sản phẩm bên trong.

Giá thành thiết bị cho dây chuyền sản xuất bao bì cũng như dây chuyền đóng gói
bao bì vào loại khá cao.

Chi phí tái chế cao.


2.1.2. Phân loại bao bì kim loại
2.1.2.1. Phân loại theo vật liệu bao bì

- Bao bì kim loại thép tráng thiếc (sắt tây)

- Bao bì kim loại nhôm (Al):

2.1.2.2. Phân loại theo công nghệ chế tạo lon

- Lon hai mảnh

- Lon ba mảnh
27
2.1.3. Quy trình công nghệ chế tạo lon ba mảnh
2.1.3.1. Qui trình chế tạo thân lon ba mảnh

Nguyên liệu

Rửa dầu, sấy khô

Phủ vecni, sấy khô

In nhãn hiệu

Cắt thân lon

Hàn mí thân

Loe miệng

Tạo gân

Ghép mí đáy -thân

Sản phẩm

Hình 2.1. Qui trình công nghệ chế tạo lon ba mảnh

28
2.1.3.2. Qui trình chế tạo nắp hoặc đáy lon ba mảnh

Nguyên liệu

Rửa dầu, sấy khô

Tráng vecni

Sấy khô t0: 2100C

Cắt định hình

Dập tạo móc thân

Viền nắp

Phun keo Cao su dạng past

Sấy khô keo t0: 600C

Nắp hoặc đáy

Hình 2.2. Qui trình chế tạo nắp lon ba mảnh

29
2.1.4. Quy trình công nghệ chế tạo lon hai mảnh (hình 2.3)

Nguyên liệu

Duỗi, trải thẳng

Bôi trơn để giảm ma sát

Cắt thành hình tròn Cắt hình tròn nắp Tạo


khóa
nắp
Dập tạo hình thân trụ sơ bộ Dập tạo hình nắp, mốc

Nong vuốt tạo thân trụ và tạo


Gắn khóa vào tâm nắp
dạng đáy lon

Cắt phần thừa ở viền miệng Rửa sạch chất bôi trơn

Rửa sạch chất bôi trơn


Sấy khô nắp

Sấy thân lon

In mặt ngoài thân lon

Phủ vecni bảo vệ lon, nắp

Sấy khô lớp vecni Ba giai đoạn sấy 101oC, 195oC, 210oC

Lon thành phẩm Nắp thành phẩm

Hình 2.3. Quy trình công nghệ chế tạo lon và nắp của bao bì 2 mảnh

30
2.1.5. Vecni bảo vệ lớp kim loại
Vecni bảo vệ lớp lớp kim loại, phủ bên trong cũng như bên ngoài lon ba mảnh hoặc
hai mảnh. Lớp vecni tráng bề mặt bên trong lon nhằm bảo vệ lon không bị ăn mòn bởi
môi trường thực phẩm chứa đựng trong lon và lớp vecni tráng mặt ngoài lon nhằm bảo
vệ lớp sơn ở mặt ngoài không bị trầy xước.

Lớp vecni tráng bên trong lon phải đảm bảo:

- Không gây mùi lạ cho thực phẩm, không gây biến màu thực phẩm chứa đựng.

- Không bong tróc khi bị va chạm cơ học.

- Không bị phá hủy bởi các quá trình đun nóng, thanh trùng.

- Có độ dẻo cao để trải đều khắp bề mặt được phủ. Liều lượng được tráng lên thép
tấm: (3 – 9) g/m2, độ dày (4 – 12) m. Sau khi tạo hình thì lon được tráng bổ sung để
khắc phục những chỗ trầy xước biến dạng ở mối ghép thân, đáy.

- Độ dày của lớp vecni phải đồng đều, không để lộ thiếc qua những lỗ, những vết,
sẽ gây ăn mòn thiếc và lớp thép một cách dễ dàng.
2.1.6. Sự ăn mòn hóa học bao bì sắt tráng thiếc
a) Bởi môi trường H+, tạo ra Sn2+ và Fe2+

Sn2+ có thể gây mùi tanh khó chấp nhận về vệ sinh an toàn thực phẩm. Hàm lượng Sn
cho phép có mặt trong thực phẩm là 250 ppm, một số sản phẩm yêu cầu là 150ppm. Nếu
vượt quá giới hạn này thì thực phẩm phải hủy bỏ.

Fe2+ tuy không gây độc hại với người tiêu dùng nếu không quá cao, nhưng với hàm
lượng ≥ 20ppm thì có thể xuất hiện một vài vệt xám màu ảnh hưởng đến cảm quan thực
phẩm.

b) Bởi môi trường H2S tạo ra ZnS, SnS, FeS gây mất giá tri cảm quan cho sản phẩm.
2.1.7. Sự ăn mòn hóa học bao bì nhôm
Lớp vecni bảo vệ ăn mòn được phủ ngay trong quá trình chế tạo. Do đó lon
nhôm chỉ bị ăn mòn hóa học khi lớp vecni bị trầy xước, bong tróc sẽ làm thủng lon và
hư hỏng sản phẩm.

2.2. Kiểm tra chất lượng hộp sắt

Theo TCVN 4409 – 87 ÷ 4415 - 87

Tiêu đề (Việt): Đồ hộp. Phương pháp thử


Tiêu đề (Anh): Canned foods. Sampling method
31
Năm ban hành: 1988
Số trang: 20tr;A4
Tình trạng: A
Tương đương: ISO 9008:1991
Chấp nhận một phần: ISO 7348:1991
Keyword: thử
Chỉ số ĐM:
Chỉ số PL:

Năm/QĐ BH: 1988

Tóm tắt: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp lấy mẫu đồ hộp thực phẩm để kiểm tra
các chỉ tiêu chất lượng.

32
Bài 3. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BAO BÌ THỦY TINH
(CHAI, LỌ/KEO)
3.1. Giới thiệu
3.1.1. Đặc tính chung của bao bì thủy tinh
3.1.1.1. Ưu điểm

Nguồn nguyên liệu tự nhiên phong phú.

Có khả năng chịu được áp suất nén bên trong.

Bảo vệ được thực phẩm bên trong (ngăn chặn sự xâm nhập của các tác nhân gây hư
hỏng sản phẩm)

Tái sinh dễ dàng không gây ô nhiễm môi trường.

Tái sử dụng nhiều lần, nhưng phải có chế độ rửa chai lọ đạt an toàn vệ sinh.

Trong suốt có thể thấy được sản phẩm, hấp dẫn người tiêu dùng.

Ít bị ăn mòn hóa học bởi môi trường kiềm và axit. Bao bì thủy tinh chứa thực phẩm
không bị ăn mòn bởi pH của thực phẩm mà thường bị ăn mòn bởi môi trường kiềm, vệ
sinh chai lọ để tái sử dụng.

3.1.1.2. Nhược điểm

Dẫn nhiệt rất kém.

Có thể bị vỡ, nứt khi nhiệt độ thay đổi hoặc do va chạm cơ học. Mảnh vỡ có thể
gây hại cho người tiêu dùng (mối nguy vật lý của sản phẩm).

Nặng, khối lượng bao bì có thể lớn hơn thực phẩm được chứa đựng bên trong, tỷ
trọng của thủy tinh: 2,2 ÷ 6,6 gây bất tiện trong chuyên chở.

Không thể in, ghi nhãn theo qui định nhà nước lên bao bì mà chỉ có thể vẽ sơn logo
hay thương hiệu của công ty, nhà máy hoặc khi sản xuất chai có thể tạo dấu hiệu nổi trên
thành chai và nếu cần chi tiết hơn thì phải dán nhãn giấy lên chai như trường hợp sản
phẩm rượu, bia, nước ngọt chứa đựng trong chai thủy tinh.

33
3.1.2. Sản xuất bao bì thủy tinh
Sơ đồ qui trình:

Cát

Rửa, chà xát

Sấy khô

Phân loại

Phân ly điện từ

Sấy cát t0: 700-8000C

Nấu thủy tinh t0: 1100-14000C

Tạo hình t0: 700-8000C

Phủ nóng SnO2

Ủ, tôi sản phẩm

Sản phẩm

Hình 3.1. Quy trình công nghệ chế tạo thủy tinh

34
3.1.3. Các khuyết tật của bao bì thủy tinh
Chất lượng thủy tinh được đánh giá bởi độ đồng nhất hóa học (từ đó sẽ dẫn đến độ
đồng nhất vật lý). Sự có mặt của các thành phần lạ không đồng nhất gọi là khuyết tật của
thủy tinh. Tùy theo các nguyên nhân khác nhau tạo nên các khuyết tật khác nhau về hình
dạng, đặc tính hóa lí và làm giảm chất lượng thủy tinh. Khi sản phẩm đã bị khuyết tật thì
không thể sử dụng mà phải loại bỏ.

- Khuyết tật dạng bọt khí: bọt khí có nhiều kích thước khác nhau, không màu, trong
suốt. Khuyết tật loại này do thành phần phối liệu không hợp lý hoặc kích thước hạt cát
không đồng đều hoặc do chế độ nấu thủy tinh không thích hợp như nhiệt độ nấu thấp,
thời gian nấu ngắn.

- Khuyết tật dạng thủy tinh: các khuyết tật này do thành phần nguyên liệu không
thích hợp với chế độ nấu thủy tinh, gây nên sự khác nhau về mật độ, chiết xuất, độ nhớt,
sức căng bề mặt... tạo các dạng vân, dạng sợi trong khối thủy tinh, làm giảm độ đồng
nhất, giảm tính bền cơ, bền nhiệt của thủy tinh được chế tạo

- Khuyết tật dạng tinh thể: trong nguyên liệu có những thành phần không nóng
chảy nằm lại trong thủy tinh do chế độ nấu không phù hợp về nhiệt độ và thời gian.
Khuyết tật này tạo nên các vết đốm, vết đục của các ox yt không hòa tan, không đồng thể
với thủy tinh.
3.1.4. Tính chất vật lý, hóa học của bao bì thủy tinh
3.1.4.1. Độ bền cơ

Độ bền cơ học của bao bì thủy tinh được quyết định từ thành phần nguyên liệu,
công nghệ chế tạo, cấu tạo, hình dạng bao bì.

Những loại chai lọ miệng rộng thường không có cổ chai, miệng chai nối với thân
chai, để dễ dàng cho sản phẩm vào và lấy ra. Loại chai này không chịu tác động lớn của
lực cơ học khi chiết rót trừ khi bị va chạm vào thành hoặc bị rơi vỡ.

Những loại chai có cổ: dùng để đựng các loại nước giải khát, cồn, bia rượu. Các
loại chai này thường chịu tác động của các lực sau:

- Lực theo phương thẳng đứng tác dụng lên đáy chai trong quá trình chiết rót và lực
tác dụng lên cổ chai khi đóng nút chai.

- Lực theo phương ngang (phương thẳng góc với đường trục của chai), chính là áp
lực của khí CO2 tác động thẳng góc với thành chai. Áp lực này càng lớn lúc thanh trùng,
sau khi chiết rót đóng nút chai.

35
Để đảm bảo chai được bền dưới tác động của lực trong quá trình chiết rót, đóng
nắp chai thủy tinh luôn luôn được thiết kế:

- Độ dày thành chai và đáy chai đồng đều nhau.

- Thân trụ thẳng đáy tròn.

- Đáy là một mặt cầu lồi.

- Cổ chai phía bên trong có dạng mặt cầu lồi tròn xoay và độ cong của cổ chai
không thay đổi một cách đột ngột.

3.1.4.2. Độ bền nhiệt

Khi chai lọ được rót dung dịch nóng thì thành trong sẽ giãn nở tạo ứng lực vòng
chạy suốt chiều cao của thân trụ bên trong. Ở thành ngoài, khi chưa cân bằng nhiệt với
thành trong thì sẽ xuất hiện ứng lực kéo. Nếu nhiệt độ dung dịch và bao bì không chênh
quá 700C thì ứng lực kéo ở thành ngoài và ứng lực nén ở thành trong cũng không chênh
lệch một cách đột ngột, không gây vỡ chai. Tương tự cho trường hợp rót dung dịch lạnh.

Chai đựng thực phẩm có áp lực khí hoặc được đun nóng, làm lạnh, cần thiết được
cấu tạo thân trụ thẳng đáy tròn, cổ và thân chai không được giảm nhanh sự chênh lệch
đường kính, thì tăng độ bền cơ hơn các loại chai có cấu tạo khác.

3.1.4.3. Tính chất quang học của thủy tinh

Thủy tinh có đặc tính quang học thể hiện ở khả năng hấp thụ ánh sáng và phản xạ
ánh sáng. Thủy tinh silicat có khả năng hấp thụ tia có bước sóng 150 - 600nm. Có thể
điều chỉnh sự truyền ánh sáng qua thủy tinh bằng cách cho thêm vào các chất màu như:
oxyt kim loại, hợp chất của lưu huỳnh, hợp chất của selen, các oxyt kim loại khác.

Thủy tinh chứa hỗn hợp của các oxyt kim loại như cobalt (Co), nickel (Ni),
chromium (Cr), sắt (Fe) đều có thể tăng sự hấp thu áng sáng khả kiến, tia tử ngoại, tia
hồng ngoại. Riêng oxyt sắt tạo màu xanh lá cây cho thủy tinh có khả năng hấp thụ tia cực
tím và hồng ngoại.

Ngoài ra, khi bổ sung kim loại hay oxyt kim loại vào thủy tinh trong quá trình sản
xuất có thể làm biến đổi màu sắc của thủy tinh như: thêm 2 hay 3% của oxyt đồng sẽ
sinh ra màu xanh lam. Đồng nguyên chất sinh ra thủy tinh mờ có màu đỏ thẫm, đôi khi
được sử dụng thay thế cho thủy tinh màu hồng ngọc của vàng. Niken, phụ thuộc vào
nồng độ, sinh ra thủy tinh có màu xanh da trời, màu tím hay là màu đen. Sự bổ sung titan
sinh ra thủy tinh có màu vàng

36
Thủy tinh amber và thủy tinh xanh lá cây là thủy tinh cản quang tốt nhất, vì bao bì
thủy tinh cản quang chỉ cho xuyên qua khoảng 10% ánh sáng có bước sóng khoảng 290
÷ 450nm, nhưng thủy tinh lại có khuynh hướng hóa sẫm đen dưới năng lượng của bức xạ
mạnh như trong trường hợp chiếu xạ thực phẩm.

3.1.4.4. Độ bền hóa học

Là khả năng chống ăn mòn hóa học của môi trường tiếp xúc với thủy tinh, tùy
thuộc vào thành phần nguyên liệu ban đầu và điều kiện của môi trường tiếp xúc với thủy
tinh.

Silic là nguyên tố lưỡng tính nên thủy tinh có thể bị ăn mòn bởi môi trường axit
hoặc môi trường kiềm.

- Môi trường nước và axit: Sự ăn mòn này tạo cho thủy tinh có bề mặt nhám, bị
lõm thành những vết li ti, mất vẻ sáng bóng, ảnh hưởng đến tính chất quang học. Thủy
tinh kiềm thổ bị ăn mòn bởi môi trường axit ở mức độ kém hơn so với thủy tinh kiềm.

2H+ + 2Na→ H02 + 2Na+

- Môi trường kiềm: Môi trường ăn mòn thủy tinh nhanh chóng hơn so với các môi
trường axit. Sự ăn mòn tạo nên các vết khuyết rõ ràng hơn so với trường hợp của axit.

Nhiệt độ môi trường ăn mòn càng cao thì thủy tinh bị ăn mòn càng nhanh, nếu bề
mặt thủy tinh có vết trầy xước thì cũng tạo điều kiện ăn mòn dễ dàng.
3.1.5. Nắp của bao bì thủy tinh
Nắp hoặc nút có thể được xem là thành phần quan trọng của bao bì thủy tinh. Nắp
đậy che phủ miệng chai, nút nằm lọt vào bên trong miệng chai và các thành phần phụ của
chúng như đệm, nhôm lá để bọc… góp phần đảm bảo độ kín của chai lọ, đảm bảo chức
năng bảo quản thực phẩm chứa đựng, chức năng tiện lợi trong phân phối tiêu thụ và
không gây nhiễm độc cho thực phẩm.

Tùy theo dạng chai lọ chứa đựng thực phẩm, tính chất và giá trị thương phẩm của
thực phẩm chứa bên trong, hạn sử dụng dài hay ngắn của sản phẩm mà sử dụng loại nắp
của bao bì thủy tinh thích hợp, cùng với thiết kế kiểu miệng chai tương ứng các loại cấu
tạo chai.

Miệng chai loại A: có ren vặn để đóng nắp vào, nắp tương ứng cũng có cấu tạo ren.
Chai thủy tinh miệng loại A chứa đựng chất lỏng không có áp lực khí như khí CO 2 hoặc
chỉ có áp lực riêng phần của ethanol trong sản phẩm rượu mùi có nồng độ cồn ≤ 400V.
Loại nắp này được làm bằng nhôm hoặc thiếc có phủ lớp sơn bên trong và bên ngoài, có
đệm plastic để đảm bảo độ kín cho chai, ngoài ra cần có nút đệm, đậy miệng chai trước
37
khi đậy nắp, nút đệm thường bằng vật liệu HDPE. Sau khi đậy nút đệm, vặn nắp thiếc
vào theo đường ren thì miệng nắp đệm sẽ áp sát vào lớp đệm của nắp thiếc, tạo độ kín
khít hoàn toàn.

Miệng chai loại B: có cấu tạo thành miệng chai khá dày, để chứa các loại rượu
vang, rượu champagne… có áp lực CO2 cao, có thời hạn tồn trữ và sử dụng rất dài nên
cần phải đậy kín và có khả năng chịu áp lực cao của khí CO2 được nén trong chai. Chai
được đậy kín bằng nút bấc, nút có cấu tạo hình trụ tròn hoặc dạng hình trụ tròn có mũ
nấm, thân trụ dài khoảng 4cm. Nút bằng gỗ bấc có tính đàn hồi cao, sẽ đậy chặt khít
miệng chai và nhô lên khỏi miệng chai khoảng 1,5cm, và dây thép được buộc bên ngoài
miệng chai giúp cho nút bấc chịu được áp lực nén cao của CO2 bên trong chai. Kế đến
lớp bọc ngoài là lớp giấy nhôm áp sát vào miệng chai, các mép giấy che phủ dây thép
bên trong.

Miệng chai loại C: có cấu tạo thành miệng dày và có gờ, được đậy bằng nắp mũ.
Nắp bằng thiếc có lót lớp đệm bằng gỗ bấc hoặc bằng cao su để có thế áp chặt khít vào
miệng chai, tạo sự kín hoàn toàn khi nắp được dập trên miệng chai bằng một lực cơ học
và tạo nên lớp gợn chung quanh. Loại này đóng nắp phủ miệng được dùng chứa đựng
nước giải khát có gas, sản phẩm có giá thành thấp, được tiêu thụ nhanh và áp lực CO 2
trong chai không quá cao. Cách đóng chai miệng loại C không được dùng để bảo quản
sản phẩm có CO2 trong thời gian dài như đối với loại B.

3.2. Kiểm tra lọ/keo thủy tinh

Kiểm tra bao bì thủy tinh theo các tiêu chuẩn sau:

3.2.1. TCVN 7307:2007

Tiêu đề (Việt): Bao bì bằng thủy tinh. Độ bền chịu áp lực bên trong. Phương pháp thử
Tiêu đề (Anh): Glass containers. Internal pressure resistance. Test methods
Năm ban hành: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
Số trang: 9tr;A4
Tình trạng: A
Thay thế: TCVN 7307:2003
Tương đương: ISO 07458:2004
Keyword: thủy tinh
Chỉ số ĐM: 81
Chỉ số PL: 55.080
Năm/QĐ BH: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Tiêu chuẩn này quy định hai phương pháp thử để xác định độ bền chịu áp lực
bên trong của bao bì bằng thủy tinh.
38
3.2.2. TCVN 7308:2007

Tiêu đề (Việt): Bao bì bằng thủy tinh. Độ bền sốc nhiệt và khả năng chịu sốc nhiệt.
Phương pháp thử
Tiêu đề (Anh): Glass containers. Thermal shock resistance and thermal shock endurance.
Test methods
Năm ban hành: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
Số trang: 10tr; A4
Tình trạng: A
Thay thế: TCVN 7308:2003
Tương đương: ISO 07459:2004
Keyword: thủy tinh
Chỉ số ĐM: 81
Chỉ số PL: 81.040.30
Năm/QĐ BH: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Tiêu chuẩn này quy định các phương pháp thử để xác định độ bền chịu sốc
nhiệt và khả năng chịu sốc nhiệt của bao bì bằng thủy tinh.

3.2.3. TCVN 7309:2007

Tiêu đề (Việt): Bao bì bằng thủy tinh. Xác định dung tích bằng phương pháp khối lượng.
Phương pháp thử
Tiêu đề (Anh): Glass containers. Determination of capacity by gravimetric method. Test
method
Năm ban hành: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
Số trang: 9tr;A4
Tình trạng: A
Thay thế: TCVN 7309:2003
Tương đương: ISO 08106:2004
Keyword: Khối lượng
Chỉ số ĐM: 81
Chỉ số PL: 55.080
Năm/QĐ BH: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp khối lượng để xác định dung tích của
bao bì bằng thủy tinh.

3.2.4. TCVN 7310:2007

Tiêu đề (Việt): Bao bì bằng thủy tinh. Độ bền chịu tải trọng đứng. Phương pháp thử
Tiêu đề (Anh): Glass containers. Resistance to vertical load. Test method
Năm ban hành: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
39
Số trang: 7A4
Tình trạng: A
Thay thế: TCVN 7310:2003
Tương đương: ISO 08113:2004
Keyword: bao bì, thủy tinh, thử, độ bền, Tải trọng
Chỉ số ĐM: 81, 55
Chỉ số PL: 81.040.30, 55.080
Năm/QĐ BH: 2007-12-31, 3251/QĐ-BKHCN
3.2.5. TCVN 7311:2003
Tiêu đề (Việt): Chai thủy tinh. Độ thẳng đứng. Phương pháp thử
Tiêu đề (Anh): Glass bottles. Verticality. Test method
Năm ban hành: 2003
Số trang: 5tr; A4
Tình trạng: A
Tương đương: ISO 9008:1991
Chấp nhận một phần: ISO 7348:1991
Keyword: thử
Chỉ số ĐM: 81
Chỉ số PL: 81.040.30
Năm/QĐ BH: 2003
Tóm tắt: Tiêu chuẩn này quy định phương pháp thử để xác định độ thẳng đứng của chai
thủy tinh
3.2.6. TCVN 5513:1991
Tiêu đề (Việt): Chai lọ thủy tinh dùng cho đồ hộp
Tiêu đề (Anh): Glass containers for canned food products
Năm ban hành: 1991; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Số trang: 11tr;A4
Tình trạng: A
Tương đương: ST SEV 738-77
Chấp nhận một phần: TCVN 1046-88
Keyword: thủy tinh
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 55.100
Năm/QĐ BH: 1991; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Áp dụng cho các loại chai lọ thủy tinh được sản xuất theo phương pháp cơ khí
để đựng, bảo quản và vận chuyển các loại đồ hộp

40
Bài 4. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG CHAI NHỰA
4.1. Giới thiệu bao bì nhựa
4.1.1. Ưu, nhược điểm của bao bì nhựa
4.1.1.1. Ưu điểm

Nguyên liệu sản xuất plastic là nguồn hydrocacbon từ dầu hỏa, tách trong quá trình
lọc dầu. Với trữ lớn nên nguồn hydrocacbon cũng vô cùng phong phú, giá thành thấp.

Công nghệ bao bì plastic đã phát triển đa dạng, phong phú về chủng loại.

Bao bì đạt tính năng cao trong chứa đựng, bảo quản các loại thực phẩm.

Bao bì plastic thường không mùi, không vị.

Bao bì plastic có loại có thể đạt độ mềm dẻo, áp sát bề mặt thực phẩm có thể tạo
nên độ chân không cao trong trường hợp sản phẩm cần bảo quản trong chân không, cũng
có loại đạt độ cứng vững cao, chống va chạm cơ học hiệu quả, chống thấm khí hơi, do đó
đảm bảo được áp lực cao bên trong môi trường chứa đựng thực phẩm.

Bao bì plastic có thể trong suốt nhìn thấy rõ sản phẩm bên trong hoặc có thể mờ
đục, che khuất hoàn toàn ánh sáng để bảo vệ thực phẩm.

Bao bì plastic có loại có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng hoặc nhiệt độ lạnh
đông.

Bao bì plastic được in ấn nhãn hàng hóa dễ dàng, đạt được mức độ mỹ quan yêu
cầu.

Ngoài ra, tính chất nổi bật hơn cả là bao bì plastic nhẹ hơn tất cả các loại vật liệu
bao bì khác, rất thuận lợi trong phân phối, chuyên chở.

Hiện nay, bao bì plastic chứa đựng thực phẩm thường là bao bì được cấu tạo bởi
hai hay ba loại vật liệu plastic ghép lại với nhau để bổ sung tính năng, tạo nên bao bì
hoàn thiện, đáp ứng yêu cầu của loại thực phẩm chứa đựng.

4.1.1.2. Nhược điểm

Bao bì plastic không được tái sử dụng trong sản xuất thực phẩm; sau một lần chứa
đựng thực phẩm, có thể được tái sinh tùy theo loại plastic.

Bao bì plastic gây ô nhiễm môi trường.

41
4.1.2. Các loại nhựa làm bao bì thực phẩm
Bao bì thực phẩm có thể là một loại plastic riêng biệt hoặc được ghép kết hợp bởi
nhiều lớp plastic khác nhau thành một lớp.

Một số loại plastic thông dụng:

+ PE: bao gồm LLDPE, LDPE, MDPE, HDPE

+ P P: polypropylene

+ OPP: oriented polypropylene

+ PET: Polyethylene terephtalathe

+ PS: polystyrene

+ OPS: oriente polystyrene

+ EPS: expanded polystyrene

+ PVC: polyvinyl chloride

+ PVDC: polyvinylidene chloride

+ PA: polyamide

+ PVA: poly vinylacetat

+ PC: polycarbonate
4.1.3. Nguyên tắc chế tạo bao bì nhựa
Màng plastic hoặc các dạng chai lọ đều được chế tạo qua nhiều công đoạn, nhưng
công đoạn chung nhất là qua thiết bị đùn ép và sau đó đùn qua khe để có thể tao thành
dạng màng, hoặc tấm hoặc đùn qua thiết bị đúc ly tâm hoặc đúc áp lực cao tạo hình dạng
chai lọ theo khuôn. Nguyên tắc hoạt động của thiết bị đùn: hạt plastic được nhập liệu từ
phểu nhập liệu được trộn và đun đến trạng thái chảy mềm, sau đó được đùn ép bằng trục
vít xoắn ốc chuyển động xoay tròn bên trong thiết bị, plastic được ra ở khe cửa để tạo
dạng màng, dạng ống trụ hoặc dạng tấm, được trục lăn kéo căng định hướng một chiều
hoặc hai chiều, để cải thiện tính chất cơ ly, tính chống thấm, đồng thời cũng giảm độ dày
của tấm và tăng chiều dài của màng, tạo sự định hướng theo chiều dọc của màng khi sản
xuất hoặc định hướng cả hai chiều .

- Những loại chai, lọ phải chế tạo bằng plastic có độ cứng vững cao.

- Các loại túi được chế tạo bằng vật liệu plastic mềm dẻo.

42
- Áp lực và tốc độ không khí thổi vào ống trụ plastic ảnh hưởng lớn đến sản phẩm,
nếu tốc độ hoặc áp lực gió thấp sản phẩm plastic sẽ bị dính vào nhau khó tháo gỡ.

- Nhập liệu phải nghiêm ngặt, nguyên liệu không được rơi vãi gây ô nhiễm môi
sinh và tai nạn lao động…

- Nguyên liệu plastic nhập liệu không được lẫn nước.

- Sự quá nhiệt trong quá trình đùn ép cũng gây hư hỏng cấu trúc của plastic.

- Sự gia nhiệt plastic đến trang thái nóng chảy phải thực hiện ổn định.

- Tốc độ nhập liệu phải đồng nhất.


4.1. 4. Kí hiệu vật liệu plastic để phân loại và tái chế bao bì

Ký hiệu tái chế bao bì plastic:


Bảng 4.1. Kí hiệu vật liệu plastic để phân loại và tái chế bao bì

STT Ký hiệu Ý nghĩa

1 Polyethylene terephtalathe (PET hay


PETE)

2 High density polyethylene (HDPE)

3 Polyvinyl Chloride (PVC)

4 Low density polyethylene

5 Polypropylene (PP)

43
6 Poly styrene

7 Các plastic khác các loại trên

4.2. Kiểm tra chất lượng chai nhựa


4.2.1. Kiểm tra cảm quan

- Màu sắc.
- Trạng thái
- Mùi vị
4.2.2. Kiểm tra kích thước chai nhựa
- Thân chai
- Nắp chai
- Đáy chai
4.2.3. Kiểm tra thể tích của chai
Kiểm tra bao bì chai nhựa xem đúng thể tích quy định không.

44
Bài 5. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG TÚI PA, PE
5.1. Giới thiệu.
5.1.1. Polyethylene (PE)

Polyetylen được sản xuất từ sự trùng hợp khí etylen C2H4 tạo thành mạch polyme
(-CH2- CH2-)n. Tùy thuộc vào mục đích sử dụng có thể pha các phụ gia vào PE như chất
TiO2 để tạo độ đục, cacbon để tạo màu đen ngăn chặn ánh sáng thấy được, các tác nhân
trượt, chất làm chậm cháy hoặc chất màu.
PE được phân làm bốn nhóm chính theo khối lượng riêng:
- LLDPE: 0,92 g/cm3
- LDPE: 0,91 ÷ 0,925g/cm3
- MDPE: 0,926 ÷ 0,94 g/cm3
- HDPE: 0,941 ÷ 0,965 g/cm3
PE được sử dụng với tỷ lệ cao nhất so với tổng lượng plastic.

Cấu trúc của PE: Cấu trúc của mạch polyethylene có thể không mang nhánh, hoặc mạch
nhánh với các mạch nhánh có thể dài và ngắn khác nhau. Sự phát triển nhiều mạch nhánh
sẽ ngăn cản sự phát triển độ dài của mạch chính.
Phản ứng trùng hợp: Phản ứng trùng hợp PE xảy ra ở áp suất p= 1000 ÷ 3000at và
trong khoảng nhiệt độ t= 100 ÷ 3000C, t > 3000C sẽ gây thoái hóa mạch polyme. Áp suất
và nhiệt độ trùng hợp của PE có thể điều chỉnh để đạt được cấu trúc mạch PE theo yêu
cầu.
Công dụng của LDPE:
Thường dùng làm lớp lót trong cùng của bao bì ghép nhiều lớp để hàn dán dễ dàng
do nhiệt độ hàn thấp, mối hàn đẹp, không bị rách.
Có thể được dùng làm lớp phủ bên ngoài của các loại giấy, bìa cứng, giấy bìa
carton gợn sóng để chống thấm nước, hơi nước.
Làm bao bì chứa đựng thủy sản lạnh đông hoặc ghép với PA và làm lớp trong của
bao bì, chứa đựng thủy sản lạnh đông có hút chân không.
Làm túi đựng thực phẩm tạm thời, chỉ chứa đựng để chuyển đi chứ không có tính
bảo quản.
Dùng để bao gói rau quả tươi sống bảo quản theo phương pháp ức chế hô hấp rất
hiệu quả và kinh tế.
HDPE:
HDPE có thể được trùng hợp từ etylen CH2= CH2 ở áp suất khí quyển với nhiệt độ
70 C hoặc ở áp suất 2750 ÷ 3450kN/m2 ở nhiệt độ 100 ÷ 1750C.
0

Cấu trúc: HDPE được cấu tạo bởi đa số các chuỗi polyetylen thẳng được sắp xếp song
song, mạch thẳng của monomer có nhánh rất ngắn và số nhánh không nhiều.
Tính chất: HDPE có tính cứng vững cao, trong suốt nhưng có mức mờ đục cao hơn
LDPE, độ bóng bề mặt không cao, có thể chế tạo thành màng đục do có phụ gia TiO2

45
Khả năng bền nhiệt cao hơn LDPE, nhiệt độ hóa mềm dẻo là tnc=1210C nên có thể
làm bao bì thực phẩm áp dụng chế độ thanh trùng Pasteur hoặc làm bao bì thực phẩm
đông lạnh như thủy sản tmin= -460C, thàn= 140 ÷ 1800C.
Ngoài tính cứng vững cao HDPE có độ bền cơ học cao, sức bền kéo, sức bền va
chạm, bền xé đều cao hơn LDPE và MDPE, nhưng vẫn bị kéo giãn, gây phá vỡ cấu trúc
polyme dưới tác dụng của lực và tải trọng cao.
Tính chống thấm nước, hơi nước tốt, tính chống thấm chất béo tốt hơn LDPE và
MDPE, tính chống thấm khí, hương cao hơn LDPE và MDPE, khả năng in ấn tốt hơn so
với LDPE và tương đương với MDPE.
Công dụng của HDPE:
Có độ cứng vững cao, tính chống thấm khí, hơi khá tốt, tính bền cơ học cao nên
được dùng là vật chứa đựng như các thùng có thể tích 1÷ 20 lít với độ dày khác nhau để
đảm bảo độ cứng vững của bao bì theo khối lượng chứa đựng
Túi xách để chứa các loại vật, vật phẩm, lớp bao bọc ngoài để chuyển vật phẩm đi,
nắp của một số chai lọ thủy tinh, thường không làm bao bì để bao gói thực phẩm chống
oxy hóa.
5.1.2. Polyamide (PA)

Cấu trúc của polyamide


Polyamide là một loại plastic tạo ra từ phản ứng trùng ngưng của một loại axít hửu
cơ và một amin. Polyamide có tên thương mại là nylon. Hai loại polyamide quan trọng
được dùng làm bao bì có tên thương mại : nylon 6 và nylon 6,6 là polyamide bán kết
tinh.
Bên cạnh nylon 6 và nylon 6,6 còn có những loại nylon 11, 12 cũng được sử dụng
phổ biến.
Tính chất của PA
Màng PA trong, hơi mờ đục
Tỷ trọng : 1,14
tmax = 2200C, nhiệt độ có thể gây hư hỏng cấu trúc nylon.
tmin = - 700C
PA có tính thấm khí hơi rất tốt.
Chống thấm nước kém: trong không khí bình thường có thể hấp thụ một lượng nước
khoảng 3% và trong môi trường nước có thể hấp phụ đến 10% (so với khối lượng bao bì
nylon).
Túi PA đựng thực phẩm dạng lỏng có thể chịu được nhiệt độ thanh trùng > 1000C
trong thời gian ngắn khoảng 10 phút, nhưng nếu tiệt trùng nhiệt độ > 1000C thì túi bị
biến dạng do giản nở nhiệt.

46
PA vẫn giử nguyên tính mềm dẻo trong khoảng rộng của nhiệt độ cao cũng như nhiệt
độ lạnh âm độ như trong quá trình bảo quản thủy sản đông lạnh.
PA không có tính cứng vững như PP, do đó không thể chế tạo chai lọ.
PA có khả năng hấp thụ nước, hơi nước ; sự hấp thụ nước sẽ ảnh hưởng xấu đến tính
bền cơ lý, nhưng ảnh hưởng này sẽ mất đi khi nylon được sấy khô.
PA có tính chống thấm khí O2, N2, CO2 rất cao, có thể dùng bao bì hút chân không
hoặc bao bì ngăn cản sự thẩm thấu O2, hay thoát hương. Tính chống thấm khí hơi có thể
bị giảm 3 lần khi nylon đã hút ẩm tối đa.
PA có tính bền cơ lý cao: chịu được va chạm, chống được sự trầy xước, mài mòn và
xé rách hoặc thủng bao bì.
PA có khả năng hàn dán nhiệt tốt, không yêu cầu nhiệt độ hàn quá cao.
PA là polyme có cực, có khả năng in ấn tốt, không cần xử lý bề mặt trước khi in.
PA không bị tác động của axít yếu, kiềm yếu nhưng bị hư hỏng bởi axít và kiềm ở
nồng độ cao.
Không hư hỏng chất béo, chống thấm chất béo cao.
Ứng dụng của PA
PA ghép với PE được dùng làm bao bì chứa thực phẩm đông lạnh, hoặc làm màng
co bao bọc thực phẩm ăn liền được hâm nóng trong lò viba trước khi ăn, làm bao bì chứa
đựng các sản phẩm thực phẩm thanh trùng.
5.2. Kiểm tra chất lượng túi PE, PA
Theo tiêu chuẩn và các chỉ tiêu sau đây:

Ký hiệu tiêu chuẩn: TCVN 5653:1992


Tiêu đề (Việt): Bao bì thương phẩm. Túi chất dẻo
Tiêu đề (Anh): Consumer packaging. Plastic bags
Năm ban hành: 1992; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Số trang: 10Tr;A4
Tình trạng: A
Chấp nhận một phần: TCVN 4500-88
Keyword: Túi chất dẻo
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 55.080
Năm/QĐ BH: 1992; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Áp dụng cho túi chất dẻo sản xuất từ màng PE tỷ trọng thấp (LDPE), PP,
nguyên sinh dùng để bao gói và bảo quản sản phẩm ở nhiệt độ không quá 600C
47
Bài 6. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HỘP/ TÚI SỮA UHT
6.1. Giới thiệu bao bì nhiều lớp

Hình 3.5. Cấu trúc của bao bì tatrapak

Sản phẩm bao bì chứa đựng thực phẩm đã chế biến, mỹ phẩm hoặc dược phẩm
được yêu cầu đảm bảo độ kín, chống bất kỳ sự xâm nhập nào từ môi trường ngoài vào
môi trường bên trong chứa đựng thực phẩm và cũng chống thấm bất kỳ thành phần nào
từ thực phẩm ra môi trường. Đồng thời còn có những yêu cầu khác như có độ bền cơ
kéo, độ bền chống va đập, trong suốt, sáng bóng và một số tính chất khác như kháng dầu,
dung môi, chống tĩnh điện, bền thời tiết, dễ in ấn và có thể thanh trùng, tiệt trùng. Thực
tế không có loại vật liệu nào có thể đồng thời đáp ứng mọi tính chất cần thiết, vì thế cần
thiết kết hợp nhiều loại vật liệu bổ sung ưu điểm che lấp hoàn toàn khuyết điểm. Do đó,
màng ghép nhiều lớp được chế tạo và nhanh chóng chiếm ưu thế trong ngành bao bì thực
phẩm. Màng nhiều lớp có thể được chế tạo theo hai phương pháp:

- Nhiều màng được chế tạo trên những thiết bị riêng, ghép lại với nhau bằng
phương pháp ép dán nhiệt khi các màng là những polyme có cấu trúc cơ bản tương tự
nhau.

- Dùng chất kết dính là các PE đồng trùng hợp để kết dính các loại vật liệu với
nhau, tổng lượng chất kết dính của các lớp rất nhỏ, khoảng 15 ÷ 20% khối lượng các loại
màng chính, có thể có chiều dày rất nhỏ khoảng 3µm.

Đa số các màng ghép có dùng chất kết dính đều có ghép lá nhôm để ngăn cản ánh
sáng thấy được hay tia tử ngoại; hoặc ghép lớp giấy kraft có tính dễ xếp nếp, tăng độ dày,
tính cứng vững của bao bì.

Ghép lớp LDPE trong cùng để tạo khả năng hàn dán nhiệt tốt, dễ dàng.

48
Thông thường màng OPP được ghép ngoài cùng của các bao bì dạng túi nhằm mục đích
bao bì có thể xé, mở dễ dàng, in ấn tốt, tạo độ bóng cho bề mặt bao bì.

6.2. Kiểm tra chất lượng hộp/ túi sữa UHT


6.2.1. Kiểm tra cảm quan

- Màu sắc

- Trạng thái

- Mùi vị

6. 2.2. Kiểm tra các đường hàn của bao bì


6.2.2.1. Bao bì prepac – màng phức hợp
- Đường hàn ngang và dọc ép rõ nét, rộng từ 1 - 2mm, phẳng, không bị gấp
- Dùng 2 tay bóp nén sữa về phía đường hàn, đường hàn không bị bung hoặc sữa không
bị rò rỉ  Đường hàn tốt
- Chú ý các góc của bao sữa
6.2.2.2. Bao bì tetrapak – bao bì giấy
* Kiểm tra mối hàn gấp nắp: Diện tích hàn tối thiểu ở mỗi mép gấp là 0,5 cm2 và các mối
hàn không được bung.

* Kiểm tra đường hàn ngang (TS)


- Gở bung 4 góc hộp sữa, cắt đổ bỏ sữa trong hộp và cắt rời vùng giấy không có đường
hàn TS.
- Cắt tối đa 1 mm mỗi bên mép, vuông góc đường TS
- Đưa mối hàn vào kìm căng, cẩn thận kéo mối hàn từ 1 đầu sủa TS cho đến strip của
mối hàn LS thì ngừng. Sau đó bắt đầu từ đầu bên kia của đường TS
- Mối hàn TS được kéo căng và tách ra từ phía trong của mối hàn
- Đánh giá mối hàn :
+ Nếu mối hàn được kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, nhưng có sự tách giữa 2 lớp PE 1 &
2 bên trong xảy ra  mối hàn tốt
+ Nếu mối hàn được kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, nhưng cả 2 lớp PE 1&2 bên trong
tách rời khỏi lớp nhôm ở một bên  mối hàn tốt

+ Nếu mối hàn được kéo ra vẫn còn nguyên vẹn, nhưng sự tách xảy ra ở lớp giấy 
mối hàn tốt

+ Nếu mối hàn được kéo ra, sự tách ra để lại bề mặt hơi xám  Mối hàn không tốt
49
* Kiểm tra đường hàn strip SA,LS
- Đường hàn strip được xem như thêm1 lớp polymer trên bao bì
- Đường hàn phẳng, không nhăn, không gấp. bề rộng strip SA và LS bằng nhau
- Dùng ống tiêm bơm dung dịch màu từ 1 đầu của đường hàn. Nếu đường màu chạy
thẳng, có bề rộng  1 mm và không bị xì ra dọc theo đường hàn  Đường hàn tốt
- Dùng kéo cắt dọc đường strip giữa SA và LS.
- Dùng kéo cắt chéo 1 đầu bao bì đến mép SA/LS dừng lại.
- Dùng tay kéo nhẹ strip của SA/LA chéo 1 góc 450 so với cạnh dọc bao bì  Strip từ từ
được kéo căng và tách rời khỏi lớp bao bì
- Đánh giá mối hàn:
+ Khi tách rời strip, một trong 2 lớp PE trong của bao bì tách ra cùng với strip để lại
dãi bìa đứt gãy dọc theo đường hàn  Mối hàn tốt.
+ Khi tách rời Strip, cả 2 lớp PE trong của bao bì tách ra cùng với strip để bày ra lớp
nhôm trắng sáng  Mối hàn tốt.
+ Khi tách rời strip, tất cả các lớp trong kể cả lớp nhôm được tách ra cùng với strip,
có thể dính theo những sớ giấy trên mặt lưng strip  Mối hàn tốt.
+ Khi tách rời strip, nó tách rời mà không ảnh hưởng đến lớp PE trong của bao bì
hoặc để lại bề mặt hơi xám  Mối hàn không tốt

* Kiểm tra độ kín của bao bì


- Nếu có sự rò rỉ bên trong bao bì hay có sự tổn thương đến lớp PE bên trong, dựa vào sự
đo điện ta sẽ phát hiện ra.
- Lấy 2 hộp sữa liên tiếp (ngàm phải và ngàm trái)
- Dùng kéo cắt đôi 3 mặt hộp sữa, chừa lại mặt có đường Strip. Đổ hết sữa ra
- Dùng nước rửa sạch và lau khô đường cắt 2 nửa hộp bao bì.
- Rót dung dịch NaCl vào 2 nửa hộp ở mức vừa phải, tránh nhiểu giọt xuống đường cắt.
- Đặt 2 nửa hộp trên vào chậu nhựa có chứa dung dịch NaCl, dùng tay giữ cho chúng
không bị ngã, mức nước bên ngoài hộp khoảng 2- 3 cm. Lau khô đường cắt một lần nữa
trước khi đo điện
- Nhấn nút “TEST” trên ampe kế, giá trị đọc được phải > 40 A. Nếu không đạt phải thay
pin

50
- Đặt một cực của ampe kế vào dung dịch NaCl trong hộp và cực còn lại vào dung dịch
NaCl bên ngoài hộp ( trong chậu chứa). Đọc giá trị đo trên ampe kế

+ Nếu giá trị = 0 mA  Bao bì không có sự rò rỉ, tốt.


+ Nếu giá trị > 0 mA và bị dao động, ta lau khô lại đường cắt, đặt hộp đứng yên trong
chậu khoảng 5 phút và đo điện lại. Nếu giá trị đo vẫn > 0 mA  Màng PE bên trong bị
tổn thương. Lúc này phải kiểm tra máy vô hộp.

6.2.3. Kiểm tra thể tích của bao bì (65ml, 180ml, 200ml, 250ml, 1l)
Kiểm tra bao bì hộp sữa xem đúng thể tích quy định không.
6.2.4. Kiểm tra ống hút đính trên hộp Tetrapak
- Kiểm tra vị trí đính ống hút.
- Kiểm tra độ bám dín của ống hút trên bao bì.

51
Bài 7. KIỂM TRA NHÃN SẢN PHẨM
7.1. Giới thiệu
7.1.1. Phân biệt giữa nhãn hàng hóa và nhãn hiệu hàng hóa

Nhãn hàng hóa: là bản viết, bản in, hình vẽ, hình ảnh, dấu hiệu được in chìm, nổi
trực tiếp hoặc được dán, cài chắc trên hàng hóa hoặc bao bì để thể hiện thông tin cần
thiết, chủ yếu về mặt hàng hóa đó.

Nhãn hiệu hàng hóa: là những dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hóa, dịch vụ cùng
loại của các cơ sở sản xuất, kinh doanh khác nhau. Nhãn hiệu hàng hóa có thể là từ ngữ,
hình ảnh hoặc sự kết hợp các yếu tố đó được thể hiện một hay nhiều màu sắc.

7.1.2. Ngôn ngữ trình bày nhãn hàng hóa

Với thực phẩm sản xuất và tiêu dùng trong nước, nhãn phải được ghi bằng tiếng
Việt. Tùy theo trường hợp cụ thể, ngoài tiếng Việt, nhãn nên được ghi thêm bằng tiếng
nước ngoài thông dụng, nhưng kích thước phải nhỏ hơn, để người nước ngoài khi đến
Việt Nam có thể sử dụng và tiêu dùng hàng hóa thực phẩm tại Việt Nam

Với thực phẩm nhập khẩu, nhãn phải được ghi bằng tiếng Việt hoặc tiếng Anh.
Trong một số trường hợp phải sử dụng nhãn phụ ghi những nội dung bắt buộc bằng tiếng
Việt như nhãn gốc.
7.1.3. Nội dung của nhãn hàng hóa
7.1.3.1. Nội dung ghi nhãn bắt buộc
a. Tên của thực phẩm.

b. Liệt kê thành phần cấu tạo

c. Hàm lượng tịnh và khối lượng ráo nước

d. Địa chỉ nơi sản xuất

e. Nước xuất xứ

f. Ký mã hiệu lô hàng

g. Số đăng lý chất lượng

h. Thời hạn sử dụng và hướng dẫn bảo quản

i. Hướng dẫn sử dụng

j. Thực phẩm chiếu xạ

52
7.1.3.2. Nội dung ghi nhãn khuyến khích
Tất cả các thông tin bổ sung có thể trình bày trên nhãn nhưng không được mâu
thuẫn với những yêu cầu bắt buộc của qui chế ghi nhãn bao bì.

Được phép ghi dấu hiệu phân hạng chất lượng sản phẩm trên nhãn, như “hàng Việt
nam chất lượng cao”. Ngoài ra các dấu hiệu phải dễ hiểu và không gây nhầm lẫn cho
người sử dụng.

7.2. Kiểm tra chất lượng nhãn sản phẩm đồ hộp


Kiểm tra theo các tiêu chuẩn và các chỉ tiêu sau đây:
7.2.1. TCVN 7087:2008
Tiêu đề (Việt): Ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn
Tiêu đề (Anh): Labeling of prepackaged foods
Năm ban hành: 2008-06-03, 979/QĐ-BKHCN
Số trang: 16A4
Tình trạng: A
Thay thế: TCVN 7087:2002
Tương đương: CODEX STAN 1-2005
Keyword: thực phẩm, bao gói, ghi nhãn
Chỉ số ĐM: 67
Chỉ số PL: 67.040
Năm/QĐ BH: 2008-06-03, 979/QĐ-BKHCN
7.2.2. TCVN 7088:2008
Tiêu đề (Việt): Hướng dẫn ghi nhãn dinh dưỡng
Tiêu đề (Anh): Guidelines on nutrition labelling
Năm ban hành: 2008-06-03, 979/QĐ-BKHCN
Số trang: 11; TrA4
Tình trạng: A
Thay thế: TCVN 7088:2002
Tương đương: CAC/GL 2-2003
Keyword: hướng dẫn
Chỉ số ĐM: 67
Chỉ số PL: 67.040
Năm/QĐ BH: 2008-06-03, 979/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Tiêu chuẩn này hướng dẫn cách thức ghi nhãn về dinh dưỡng cho thực phẩm.
Tiêu chuẩn này áp dụng để ghi nhãn dinh dưỡng cho tất cả các loại thực phẩm

53
BÀI 8. KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG THÙNG CARTON
8.1. Giới thiệu bao bì carton
Với tiến bộ khoa học kỹ thuật hiện nay, bao bì carton gợn sóng có thể có hầu hết
các tính chất cơ học cần thiết như: chịu sự đè nén, va chạm, áp lực trong các điều kiện
môi trường có độ ẩm cao, do tạo nên các lớp sóng, tăng cường các lớp giấy bìa thành 3, 5
hoặc 7 lớp. Ngoài ra, có thể tăng cường độ bền cơ học của các thùng chứa bằng cách gia
cường góc, các bề mặt đạt độ ma sát thích hợp.

Giấy bìa gợn sóng thực hiện chức năng đặc biệt quan trọng đó là vật liệu tạo nên
bao bì ngoài hình khối chữ nhật để chứa đựng một lượng lớn đơn vị bán lẻ, giúp thuận
tiện trong phân phối vận chuyển, lưu kho và kiểm tra quản lý. Quá trình cải tiến các
nguyên liệu tạo nên giấy bìa gợn sóng là một trong những bước tiến lớn nhất của thế kỷ
20. Nó được sản xuất trên máy có tốc độ 50-200m/phút, khổ rộng hơn 2m và có thể được
ghép 3, 5, 7 lớp. Những đặc tính về cường lực của nó tùy thuộc vào loại giấy được dùng,
biên độ gợn sóng và chất lượng của keo. Các gợn sóng có hình vòng cung nhằm mục
đích tăng khả năng chịu lực lên cao nhất.

Tùy thuộc vào loại hàng hóa và cách thức sắp xếp hàng hóa mà có những yêu cầu
cường lực khác nhau.

- Loại gợn sóng A: có bước sóng dài và chiều cao sóng cao có đặc tính chịu lực va
chạm tốt nhất. Giấy bìa gợn sóng loại A sẽ được dùng để đóng gói các loại hàng hóa có
thể bị ảnh hưởng bởi va chạm cơ học.

- Loại gợn sóng B: có bước sóng ngắn và chiều cao sóng thấp cũng có khả năng
chịu được va chạm cơ học nhưng đặc biệt có khả năng chịu tải trọng nặng so với loại gợn
sóng A, do đó giấy bìa gợn sóng kiểu B chủ yếu được dùng để đóng gói các hàng hóa có
tải trọng cao như đồ hộp.

- Loại gợn sóng C: kết hợp những đặc tính của loại A và loại B nên có khả năng
chịu được tải trọng và va chạm.

- Loại gợn sóng D: có bước sóng ngắn chiều cao sóng rất thấp nên khả năng chịu
tải trọng cũng như va chạm đều rất kém vì thế chỉ được dùng làm bao bì thương mại bao
gói các loại hàng hóa có trọng lượng nhỏ và ít chịu tác động cơ học.

Dựa vào những đặc tính của loại gợn sóng để xác định phương cách tạo thùng chứa
hình khối chữ nhật bằng giấy bìa gợn sóng, có khả năng chịu lực tác động và chịu tải
trọng tốt nhất.

54
Thông thường, người ta dùng thùng carton để đóng bao bì vận chuyển hàng hóa.
Các thùng hàng hóa được xếp thành kiện hay khối chữ nhật trên pallet gỗ để tránh không
để trực tiếp trên nền kho.

Ghi nhãn bao bì ngoài: Bao bì giấy gợn sóng cũng được ghi nhãn nhưng yêu cầu
đơn giãn hơn so với trường hợp ghi nhãn cho hàng hóa đơn vị bán lẻ, thông thường có
thể ghi:

- Thương hiệu

- Tên sản phẩm

- Địa chỉ nhà sản xuất, nơi đóng gói bao bì, quốc gia sản xuất

- Hạn sử dụng

- Số lượng hay trọng lượng

- Mã số, mã vạch

- Các ký hiệu, dấu hiệu phân hạng thực phẩm như dấu hiệu hàng hóa.

8.2. Kiểm tra thùng carton đựng sản phẩm đóng hộp sắt hoặc keo thủy tinh
Theo tiêu chuẩn và các chỉ tiêu sau đây:
8.2.1. TCVN 5117:1990
Tiêu đề (Việt): Bao gói. Bao đựng bằng giấy. Thuật ngữ và kiểu
Tiêu đề (Anh): Packaging. Sacks made of paper. Vocabulary and types
Năm ban hành: 1990; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Số trang: 16tr;A4
Tình trạng: A
Tương đương: ISO 6590:1983
Keyword: kiểu dáng
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 01.040.55
Năm/QĐ BH: 1990; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Qui định thuật ngữ và kiểu dùng trong sản xuất các loại bao bì bằng giấy và áp
dụng cho các loại bao giấy một lớp và nhiều lớp
8.2.2. TCVN 3214-79
Tiêu đề (Việt): Đồ hộp. Bao bì vận chuyển bằng cactông
Tiêu đề (Anh): Canned foods. Carton boxes for canned foods
Năm ban hành: 1979
55
Số trang: 3tr;A5
Tình trạng: A
Keyword: bao bì cactông
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 55.160
Năm/QĐ BH: 1979
Tóm tắt: Áp dụng cho bao bì cactông dùng để vận chuyển và bảo quản các loại đồ hộp
xuất khẩu. Quy định: kích thước cơ bản, yêu cầu kỹ thuật, bao gói, ghi nhãn, vận chuyển
và bảo quản
8.2.3. TCVN 6405:1998
Tiêu đề (Việt): Bao bì. Ký hiệu bằng hình vẽ cho bao bì vận chuyển hàng hóa
Tiêu đề (Anh): Pakaging. Pictorial marking for handling goods
Năm ban hành: 1998; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Số trang: 10Tr; A4
Tình trạng: A
Thay thế: 2816:1978
Tương đương: ISO 780:1997(E)
Keyword: ký hiệu
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 55.020
Năm/QĐ BH: 1998; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Tiêu chuẩn này qui định các ký hiệu qui ước ghi trên bao bì vận chuyển để
hướng dẫn việc bốc xếp và bảo quản hàng hóa trong quá trình vận chuyển
8.2.4. TCVN 4869:1989
Tiêu đề (Việt): Bao bì vận chuyển và bao gói. Phương pháp thử độ bền nén
Tiêu đề (Anh): Packaging and transport packages. Compression tests
Năm ban hành: 1989; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Số trang: 10tr; A4
Tình trạng: A
Tương đương: ST SEV 437-77
Keyword: bao bì
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 55.020
Năm/QĐ BH: 1989; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Áp dụng cho bao bì va bao gói có kích thước mặt cắt không lớn hơn kích thước
của sàn nâng dùng trong vận chuyển trao đổi quốc tế và qui định phương pháp thử độ
bền nén
56
8.2.5. TCVN 4874:1989
Tiêu đề (Việt): Bao bì vận chuyển có hàng. Phương pháp thử độ bền phun nước
Tiêu đề (Anh): Filled transport packages. Water spray tests
Năm ban hành: 1989; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Số trang: 8tr; A4
Tình trạng: A
Tương đương: ST SEV 2685-89
Keyword: vận tải
Chỉ số ĐM: 55
Chỉ số PL: 55.020
Năm/QĐ BH: 1989; 2008-12-24, 2848/QĐ-BKHCN
Tóm tắt: Quy định phương pháp thử độ bền hay khả năng bảo vệ hàng hóa của bao bì khi
bị phun nước
8.2.6. TCVN 5512:1991
Tiêu đề (Việt): Bao bì vận chuyển. Thùng cactông đựng hàng thủy sản xuất khẩu
Tiêu đề (Anh): Transport packages. Carton boxes for exported aquatic products
Năm ban hành: 1991
Số trang: 3tr; A4
Tình trạng: H
Chấp nhận một phần: TCVN 4439-87
Keyword: bao bì cactông
Chỉ số ĐM: 67
Chỉ số PL: 55.160
Năm/QĐ BH: 1991
Tóm tắt: Áp dụng cho các loại thùng cactong dùng làm bao bì ngoài để đóng gói thủy sản
khô và thủy sản đông lạnh xuất khẩu

57
TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Đống Thị Anh Đào (chủ biên), (2005), Kỹ thuật bao bì thực phẩm, Nhà xuất bản Đại
học quốc gia thành phố Hồ Chí Minh.
[2] Đỗ Vĩnh Long, Đặng Thị Yến, Nguyễn Thị Phượng, Giáo trình bao bì và đóng gói
thực phẩm, (2012), Trường Đại học Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM
[3] Nguyễn Văn Tiếp (chủ biên), (2000), Kỹ thuật sản xuất đồ hộp rau quả, Nhà xuất bản
Thanh Niên.
[4] Tổng cục tiêu chuẩn và đo lường chất lượng, Hà Nội, (1995), Quy định tạm thời về
ghi nhãn thực phẩm bao gói sẵn.
[5] TCVN 6382:1998, Mã số mã vạch vật phẩm, Mã tiêu chuẩn 13 chữ số, Yêu cầu kỹ
thuật.
[6] Quyết định của số 89/2006/NĐ - CP ngày 30-8-2006 của Thủ tướng chính phủ về
nhãn hàng hóa.
[7] Gordon L. Robert Son, (1993), Food packaging principle and Practice. Marcel
Dekker, Inc.
[8] Hanlon J. F, (1984), Paper and paper board, Handbook of Package Engineering, 2nd
Edition, MCGraw, Hill Inc, New York.
[9] M. L. Rooney, Active Food Packaging, Chapman, Hall, 1995.
[10] Wilmer A. Jenkins, James P. Harrington, (1991), Packaging Foods with Plastics,
Technomic publishing Co, Inc.
[11] Tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành liên quan đến các chỉ tiêu chất lượng cần xác định
của bao bì thực phẩm.
[12] Bộ phiếu phân tích công việc của nghề Kiểm nghiệm chất lượng thực phẩm.

58

You might also like