You are on page 1of 11

BỘ TƯ PHÁP

TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI


------------

BÀI TẬP HỌC KỲ


MÔN: LUẬT ĐẦU TƯ QUỐC TẾ

Đề bài: Số 01
Trình bày các điều kiện phải được thoả mãn để một tranh chấp
được đưa ra giải quyết tại ICSID? Tại sao các quốc gia khi đàm
phán Công ước này đã đưa các điều kiện này vào Công ước

Họ và tên Nguyễn Hà Minh Ngọc


MSSV 432928
Lớp N01TL1/4329

Hà Nội, 2021
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU....................................................................................................1

NỘI DUNG................................................................................................1

I. Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đầu tư
quốc tế giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài................................................1

1. Tranh chấp đầu tư quốc tế......................................................................1

2. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài và
quốc gia tiếp nhận đầu tư......................................................................................1

II. Điều kiện chung để tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra giải quyết
tại ICSID...............................................................................................................2

1. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo cơ chế ICSID.......................2

2. Phân tích điều kiện để tranh chấp được đưa ra giải quyết tại ICSID.....3

III. Thực tiễn áp dụng các điều kiện của ICSID trong giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế...............................................................................................6

1. Án lệ: Vụ Alcoa Minerals of Jamaica (USA), Inc kiện Chính phủ


Jamaica (Alcoa Mineralss of Jamaica, Inc v. Jamaica)........................................6

2. Việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID đối với Việt Nam
..............................................................................................................................7

KẾT LUẬN................................................................................................8
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1

MỞ ĐẦU
Hội nhập kinh tế gia tăng trên phạm vi toàn cầu đồng nghĩa với việc phải gắn bảo
hộ đầu tư với mối quan hệ kinh tế đang thay đổi, nên bảo hộ đầu tư phải chú trọng
tới giải quyết các tranh chấp về đầu tư quốc tế, đặc biệt là những tranh chấp giữa
nhà đầu tư nước ngoai và quốc gia tiếp nhận đầu tư bằng một cơ chế riêng với đầy
đủ những quy định về nội dung và hình thức. Cơ chế giải quyết tranh chấp ICSID
ra đời nhằm đáp ứng nhu cầu này của cả nhà đầu tư nước ngoài lẫn quốc gia tiếp
nhận đầu tư. Vì lí do đó, bài viết dưới đây sẽ tập trung vào cơ chế giải quyết tranh
chấp này thông qua đề tài số 1: “Trình bày các điều kiện phải được thoả mãn để
một tranh chấp được đưa ra giải quyết tại ICSID? Tại sao các quốc gia khi đàm
phán Công ước này đã đưa các điều kiện này vào Công ước?”
NỘI DUNG
I. Những vấn đề lý luận về tranh chấp và giải quyết tranh chấp đầu
tư quốc tế giữa nhà nước với nhà đầu tư nước ngoài
1. Tranh chấp đầu tư quốc tế
Tranh chấp đầu tư quốc tế là những mâu thuẫn, bất đồng ảnh hưởng trực tiếp
đến quyền và lợi ích pháp lý của các bên chủ thể tham gia trong suốt quá trình của
hoạt động đầu tư này. Quan hệ tranh chấp thường phát sinh ở nhiều khía cạnh và
chủ thể: giữa quốc gia tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài, giữa các nhà đầu
tư với nhau, giữa quốc gia có nhà đầu tư và quốc gia tiếp nhận đầu tư…Việc giải
quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế nhắm tiến tới sự thống nhất chung, đảm bảo
quyền và nghĩa vụ của các bên tranh chấp được thực hiện theo đúng quy định.
2. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế giữa nhà đầu tư nước ngoài
và quốc gia tiếp nhận đầu tư
Tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước tiếp nhận đầu tư
thường phát sinh từ vi phạm của của một trong hai bên khi thực hiện thoả thuận
đầu tư, đa số trường hợp thực tế là vi phạm của chính phủ. Nguyên nhân chính dẫn
2

đến loại tranh chấp này thường do nhà đầu tư bị thiệt hại bởi các hành vi vi phạm
của chính phủ nước tiếp nhận đầu tư tác động trực tiếp đến các quyền lợi đáng có
của nhà đầu tư.
Việc giải quyết các tranh chấp này ngày càng mang tính cấp thiết khi hàng
loạt những hiệp định về đầu tư quốc tế được ra đời khiến quan hệ tranh chấp đầu tư
càng phức tạp và khó khăn. Hệ thống ISID ra đời đánh dấu một bước tiến đáng kể
về mặt thể chế, giúp giảm bớt căng thẳng quốc tế và áp lực quân sự. Cơ chế này
được bao hàm trong hàng nghìn các IIAs và các văn bản pháp lý quốc tế khác với
những đặc điểm như: Cơ sở pháp lý phức tạp và đa dạng. Thường được khởi kiện
dựa trên các BITs; Cho phép các bên tư nhận được kiện chính phủ và có thể yêu
cầu bồi thường một khoản tiền lớn; Các thu tục tố tụng trọng tài ISDS thường dựa
trên cơ chế trọng tài thương mại.
II. Điều kiện chung để tranh chấp đầu tư quốc tế được đưa ra giải
quyết tại ICSID
1. Giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế theo cơ chế ICSID
ICSID – Trung tâm giải quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế giữa quốc gia và
công dân của quốc gia khác (International Center for The Settlement of Investment
Dispute) được thành lập năm 1965 thông quan hội nghị Washington được Ngân
hàng thế giới bảo trợ trên nền tảng của Công ước Washington. Trung tâm giải
quyết các tranh chấp đầu tư quốc tế giúp khuyến khích đầu tư nước ngoài bằng
việc cung cấp phương tiện quốc tế để hoà giải và xét xử những tranh chấp đầu tư,
giúp tạo dựng không khí tin cậu lẫn nhau giữa các quốc gia và những nhà đầu tư
nước ngoài. ICSID cung cấp ba loại hình dịch vụ sau1:
- Các phương tiện hoà giải và phán xét những tranh chấp giữa các quốc gia
thành viên và các nhà đầu tư có đủ điều kiện là công dân của nước thành viên
khác;
1
Đến với Ngân hàng Thế giới. Nhà xuất bản Văn hoá và Thông tin, 2004. Trang 27.
3

- Một số vụ kiện giữa nhà nước và công dân nước ngoài nằm ngoài phạm vi
điều chỉnh của Công ước ICSID;
- Việc bổ nhiệm trọng tài phán xét đối với những vụ kiện đặc biệt (phi thể
chế).
2. Phân tích điều kiện để tranh chấp được đưa ra giải quyết tại
ICSID
Trước khi Trung tâm quốc tế về giải quyết tranh chấp đầu tư chấp nhận yêu
cầu giải quyết một tranh chấp cụ thể theo ICSID, tranh chấp đầu tư đó phải thoả
mãn ba điều kiện sau:
Thứ nhất, tranh chấp được giải quyết thuộc thẩm quyền của ICSID là các
tranh chấp về đầu tư quốc tế, phát sinh trực tiếp từ hoạt động đầu tư. Mục đích của
việc đưa đây trở thành một trong những điều kiện để một tranh chấp được giải
quyết thuộc thẩm quyền của ICSID là để xác định thẩm quyền giải quyết tranh
chấp của Công ước một cách rõ ràng nhất, giải quyết chính xác những vấn đề mà
Công ước điều chỉnh, cũng như tiện lợi hơn cho trung tâm và các bên có tranh chấp
khi xác định thẩm quyền vụ việc. Tuy nhiên cần phải xem xét rõ phạm vi của các
“hoạt động đầu tư” này bao gồm những gì?
Quy định tại Điều 25.1 của công ước: “Quyền tài phán của Trung tâm sẽ
bao gồm bất kỳ tranh chấp pháp lý nào phát sinh trực tiếp từ việc đầu tư, giữa một
Nước ký kết (hoặc bất kỳ cơ quan hoặc đơn vị cấu thành nào của Nước ký kết được
Nước đó chỉ định cho Trung tâm) và công dân của Nước ký kết khác, mà các bên
tranh chấp đồng ý bằng văn bản gửi Trung tâm. Khi các bên đã đồng ý, không bên
nào được đơn phương rút lại sự đồng ý của mình”.2 Công ước ICSID không có
điều khoản nào quy định cụ thể khái niệm “đầu tư”, mà chỉ quy định những thủ tục
giải quyết tranh chấp, việc sửa đổi, gia nhập và rút khỏi công ước. Do đó, để xác

2
The ICSID Arbitration Rules
4

định tranh chấp phát sinh trực tiếp từ hoạt động “đầu tư” cần phải xét đến thoả
thuận giữa các bên, các BITs liên quan từ đó chỉ ra những hoạt động thuộc phạm vi
điều chỉnh của Công ước. Ngoài ra, uỷ ban trọng tài sẽ còn quá một bước phân
tích hoạt động đầu tư này theo yêu cầu của Công ước. Đây là một quá trình thử
nghiệm kép (dual test) của các trọng tài viên để xác định tranh chấp này có bao
gồm hoạt động cấu thành một khoản đầu tư phù hợp với các yêu cầu của Công ước
hay không.
Thứ hai, những tranh chấp được đưa ra giải quyết phải là tranh chấp phát
sinh giữa một quốc gia ký kết (hoặc bất ký cơ quan hợp hiến nào mà quốc gia đó
đã thông báo cho ICSID) và công dân (pháp nhân hoặc thể nhân) của một quốc gia
ký kết khác. Trừ trường hợp áp dụng cơ chế phụ trợ ICSID cho phép xử lý một số
loại thủ tục tranh chấp giữa các quốc gia ký kết và công dân nước ngoài không
thuộc phạm vi điều chỉnh của công ước.
Xuất phát từ mục đích thành lập của Công ước là để giải quyết các tranh
chấp về đầu tư quốc tế giữa các quốc gia và các công dân quốc gia khác. Ngày
28/8/1961, Tổng cố vấn của Ngân hàng tái thiết và phát triển quốc tế (IBRD), đồng
thời là cố vấn của Ngân hàng thế giới Aron Broches đã yêu cầu thành lập một cơ
chế cho các nhà đầu tư nước ngoài và các quốc gia sở tại. Theo đó, ông xác định
một số vấn đề cơ bản cho thấy việc các nhà đầu tư nước ngoài gặp nhiều trở ngại
lớn trong việc “tiến hành một vụ kiện mang tầm cỡ quốc tế trực tiếp chống lại
Chính phủ nước tiếp nhận đầu tư”3. Với số lượng tăng mạnh của những hiệp định
khuyến khích và bảo hộ đầu tư giữa các nước phát tirển và các nước đang phát
triển đã thúc đẩy mối quan hệ về đầu tư quốc tế giữa các quốc gia và các nhà đầu
tư nước ngoài. Tuy nhiên, nhiều quốc gia tiếp nhận đầu tư đã thay đổi hệ thống

3
The International Centre for Settlement of Investment Disputes (ICSID) by International Arbitration
21/11/2020
5

pháp lý ảnh hưởng nhất định đến quyền lợi của nhà đầu tư do số lượng ưu đãi dành
cho nhà đầu tư nước ngoài ngày càng nhiều có thể là mối đe doạ đến lợi ích quốc
gia. Những tranh chấp, mâu thuẫn hay bất đồng giữa nhà đầu tư nước ngoài với
nhà nước hay các cơ quan của nhà nước tiếp nhận trở thành vấn đề cấp thiết cho cả
hai bên. Đây là lí do chủ thể của Công ước ICSID tập trung chính và 2 chủ thể là
quốc gia tiếp nhận đầu tư và nhà đầu tư nước ngoài.
Thứ ba, thủ tục Trọng tài ICSID đòi hỏi phải có sự nhất trí của các bên tranh
chấp. Đây là điều kiện về ý chí của các bên tranh chấp, việc đưa một tranh chấp ra
giải quyết theo phương thức trọng tài của ICSID là hoàn toàn tự nguyện, không
một nhà đầu tư hay quốc gia tiếp nhận đầu tư nào bị bắt buộc phải lựa chọn
phương thức này mà không có sự thống nhất giữa hai bên. Một khi các bên chấp
nhận sử dụng cơ chế này sẽ phải thực thi các phán quyết được đưa ra bởi trọng tài
giải quyết vụ việc. Ngoài ra, tất cả các nước thành viên ICSID, cho dù có phải là
các bên tranh chấp hay không, đều phải công nhận các phán quyết được đưa ra
theo Công ước là mang tính ràng buộc và thi hành các nghĩa vụ tài chính mà phán
quyết đó áp đặt.
Việc các quốc gia ký kết và phê chuẩn Công ước ICSID không có nghĩa là
tranh chấp liên quan đến quốc gia đó tự động phải giải quyết bằng quy tắc Trọng
tài của ICSID mà đòi hỏi phải có thêm thủ tục “nhất trí”. Trong báo cáo về Công
ước ICSID năm 1965, Hội đồng giám đốc điều hành của Ngân hàng thế giới đã đề
xuất việc thuận ICSID trong một văn kiện riêng: “Một quốc gia chủ nhà có thể quy
định những tranh chấp cụ thể về đầu tư quốc tế trong luật xúc tiến đầu tư của mình
thuộc thẩm quyền giải quyết của trung tâm này và nhà đầu tư có thể đồng ý bằng
cách chấp nhận lời đề nghị thông qua văn bản” 4. Kể từ khi Công ước Washington
có hiệu lực vào năm 1965, hơn 20 quốc gia thành viên đã sư dụng cách thức này và
bổ sung vào hệ thống luật đầu tư những yêu cầu chung đó hoặc những sự đồng
4
Reprot of the World Bank Executive Directors on the Convention, reprrinted in Doc, ICSID/2.
6

thuận để đưa các tranh chấp với nhà đầu tư nước ngoài ra trọng tài ICSID. Những
điều khoản này cơ bản đã xác định tất cả những tranh chấp giữa một quốc gia và
nhà đầu tư nước ngoài về việc giải thích và áp dụng luật đầu tư liên quan sẽ được
giải quyết bằng trọng tài theo Công ước ICSID, trừ khi các bên tranh chấp có thoả
thuận khác. Ngoài ra sự “nhất trí” giải quyết tranh chấp bằng thủ tục Trọng tài
ICSID cũng có thể được quy định dưới các hình thức như: Nhất trí theo từng vụ
việc; Quy định trong một Hiệp định hoặc Hiệp ước quốc tế; thể hiện sự nhất trí
trong một tuyên bố đơn phương.
III. Thực tiễn áp dụng các điều kiện của ICSID trong giải quyết tranh
chấp đầu tư quốc tế
1. Án lệ: Vụ Alcoa Minerals of Jamaica (USA), Inc kiện Chính phủ
Jamaica (Alcoa Mineralss of Jamaica, Inc v. Jamaica)
Tóm tắt vụ kiện:
Theo hợp đồng ký kết, Công tu Alcoa (Hoa Kỳ) thoả thuận xây dựng một
nhà máy sản xuất nhôm cho Jamaica để đối lấy sự khai thác quặng bauxit tại
Jamaica trong thời gian 25 năm. Trong bản thoả thuận, hai bên đồng ý với điều
khoản không tăng thuế cho Công ty Alcoa trong thời gian 25 năm và cả hai bên
đều chấp thuận các điều khoản giải quyết tranh chấp của Trung tâm giải quyết
tranh chấp đầu tư quốc tế. Cả Hoa Kỳ và Jamaica đều là thành viên của Công ước
Washington và Jamaica không tuyên bố các lĩnh vực bảo lưu đối với thẩm quyền
của Trung tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế. Năm 1974, Chính phủ
Jamaica quyết định mức thuế cho việc khai thác quặng bauxit. Quyết định của
Chính phủ jamaica buộc Công ty Alcoa phải chịu một khoản thuế là 20 triệu USD.
Trước đó, nhằm loại bỏ nguy cơ bị kiện ra trước ICSID, Chính phủ Jamaica đã đệ
trình một danh sách bảo lưu quy định về lĩnh vực tài nguyên khoáng sản đến
ICSID. Tuy nhiên, Công ty Alcoa vẫn kiện Chính phủ Jamaica đến Trung tâm.
Jamaica từ chối tham dự phiên xét xử của Hội đồng Trọng tài của Trung tâm dựa
7

trên lý lẽ qua danh sách bảo lưu mà Jamaica đã đệ trình với Trung tâm. Trung
tâm giải quyết tranh chấp đầu tư quốc tế đã quyết định rằng Trung tâm có thẩm
quyền đối với vụ tranh chấp và vẫn tiến hành giải quyết tranh chấp và ra phán
quyết rằng, sự bảo lưu của Jamaica chỉ có giá trị đối với cá thoả thuận được ra
sau ngày bản bảo lưu được đệ trình tới Trung tâm.
Có thể thấy, để xác định thẩm quyền của ICSID trong vụ kiện này phải xét
đến ba điều kiện đã nêu trên:
Thứ nhất, trong luật pháp về đầu tư nước ngoài của Jamica cũng như BIT
giữa Hoa Kỳ và Jamaica đã không cấm hoạt động đầu tư này của Công ty Alcoa,
cùng với đó, định nghĩa về những hoạt động “đầu tư” được quy định trong hiệp
định này cũng không loại trừ hoạt động trên5:
Thứ hai, về tư cách khởi kiện, cà Jamaica và Hoa Kỳ đều có đủ tư cách là
thành viên của Công ước ICSID tính từ ngày 14.10.19666.
Thứ ba, thẩm quyền của ICSID đã thừa nhận trong Hợp đồng giữa Alcoa
Minerals of Jamaica (USA), Inc và Chính phủ Jamiaca dưới hình thức văn bản.
Đây cũng là yếu tố quan trọng nhất để xác định thẩm quyền của Trung tâm ICSID
đối với vụ kiện này.
2. Việc áp dụng cơ chế giải quyết tranh chấp của ICSID đối với Việt
Nam
Hiện nay, khi Việt Nam chưa gia nhập Công ước ICSID thì Chính phủ Việt
Nam hoặc nhà đầu tư Việt Nam vẫn có thể là nguyên đơn hoặc bị đơn trong các
tranh chấp do trọng tài ICSID giải quyết. Việt Nam vẫn có thể kiện hoặc bị kiện
trên cơ sở các BITs giữa Việt Nam và các nước hoặc theo quy định tại hợp đồng ký
kết giữa nhà đầu tư nước ngoài và cơ quan nhà nước có thẩm quyền tại Việt Nam.
Trong những trường hợp như vậy, việc áp dụng cơ ché giải quyết tranh chấp của
5
Treaty between the United States of America and jamica Concening the reciprocal emcouragement and
protection of investment: Article 1.1a
6
List of contracting States and other signatories of the Convention (as of June 9, 2020) ICSID/3
8

ICSID được thực hiện thông qua cơ chế phụ trợ. Cơ chế phụ trợ mang lại các biện
pháp giải quyết tranh chấp tương tự so với cơ chế thông thường của ICSID. Tuy
nhiên, vì đây là cơ chế phụ trợ nên Điều 54 về việc thực thi phán quyết của Công
ước ICSID không được áp dụng. Do đó, tranh chấp dược giải quyết theo cơ chế
này không đảm bảo thực thi đầy đủ và mạnh mẽ như theo cơ chế thông thường. Vì
vậy, Viẹt Nam cần chuẩn bị sẵn sàng đối phó với các vụ kiện và việc đào tại đội
ngũ chuyên gia Việt Nam trong lĩnh vực này để theo đuổi các vụ kiện đầu tư quốc
tế là hết sức cấp thiết.
Về việc Việt Nam có nên tham gia Công ước ICSID để được giải quyết
tranh chấp theo cơ chế thông thường và đảm bảo thực thi hoàn toàn , đáp ứng điều
kiện về thành viên khi đưa tranh chấp ra giải quyết tại ICSID hay không, bản thân
người viết nhận thấy là cần thiết. Thực tế trong những năm gần đây cho thấy Chính
phủ Việt Nam đã là bị đơn trong một số vụ kiện lớn của nhà đầu tư nước ngoài,
cùng với đó là sự gia tăng mạnh của các nhà đầu tư nước ngoài vào thị trường Việt
Nam cũng như việc đầu tư ra nước ngoài của các nhà đầu tư trong nước. Việc tham
gia Công ước sẽ mang lại môi trường đầu tư minh bạch, đáng tin cậy, từ đó tác
động rất lớn đến chính sách thu hút đầu tư nước ngoài, tăng trưởng kinh tế.
KẾT LUẬN
Trước khi hệ thống ISDS ra đời, tranh chấp giữa nhà đầu tư và Chính phủ
nước tiếp nhận đầu tư không thể giải quyết trực tiếp bằng cơ chế đối thoại giữa nhà
đầu tư và Chính phủ; thủ tục tố tụng tại toà án trong nước cũng không giúp các nhà
đầu tư, Chính phủ của nước nhà đầu tư trong một vài vụ việc phải can thiệp thông
qua biện pháp bảo vệ ngoại giao hoặc sử dụng áp lực quân sự. Từ đó có thể thấy
vai trò quan trọng của cơ chế này cũng như việc giải quyết các tranh chấp tương tự
tại ICSID, cùng với đó là các điều kiện phù hợp đặt ra cho một tranh chấp để giải
quyết tại ICSID tạo điều kiện để cho mọi quốc gia, nhà đầu tư tham gia
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. ICSID Convention, Regulations and Rules.
2. Đến với Ngân hàng Thế giới. Nhà xuất bản Văn hoá và Thông tin, 2004.
3. The ICSID Arbitration Rules
4. Giáo trình Luật đầu tư quốc tế - Textbook on International Investment
Law (Song ngữ) – Đại học Luật Hà Nội.
5. Reprot of the World Bank Executive Directors on the Convention,
reprrinted in Doc, ICSID/2.
6. Treaty between the United States of America and jamica Concening the
reciprocal emcouragement and protection of investment.
7. List of contracting States and other signatories of the Convention,
ICSID/3.
8. ICSID and New Trends in International Dispute Settlement – Micheal K.
Young, Antonio R. Parra, José Angel Canela and Amelia Porges.
9. Kinh tế, pháp luật về đầu tư quốc tế và những vẫn đề đặt ra với Việt Nam
khi gia nhập WTO – TS.Nguyễn Vũ Hoàng
10.“Giải quyết tranh chấp giữa nhà đầu tư nước ngoài và chính phủ nước
tiếp nhận đầu tư – Một vài suy nghĩ đối với Việt Nam” – TS. Nguyễn
Minh Hằng, Tạp chí Luật học – Đặc san 10/2012.

You might also like