You are on page 1of 18

BÀI 1.

PHÂN BÀO NGUYÊN PHÂN

1. MỤC ĐÍCH
- Biết cách tổ chức thực hiện một thí nghiệm hoàn chỉnh và phối hợp làm việc theo nhóm
- Biết sử dụng kính hiển vi quang học
- Kiểm tra sự khác nhau giữa lý thuyết mô tả và thực tế quan sát sự biến đổi hình thái
nhiễm sắc thể (NST) trong quá trình nguyên phân.
2. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
2.1. Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất
- Mẫu rễ hành ngâm trong dung dịch cố định
- Pipet paster, kẹp, kim mũi mác,
- Lam kính, lamen, giấy thấm
- HCl 1M, nước cất, thuốc nhuộm Carmin 2%
- Kính hiển vi quang học
2.2. Làm tiêu bản tạm thời
B1. Dùng kẹp, gắp 1 mẫu vật B2. rửa sạch dung dịch bảo B3. Nhỏ 1 giọt axit HCl 1M
cho lên lam kính quản mẫu bằng nước (3 lần) vào mẫu (3 phút)

B4. rửa sạch HCl bằng nước (3 B5. Thấm khô mẫu bằng giấy B6. Nhuộm mẫu bằng thuốc
lần) thấm nhuộm Carmin 2% (10 phút)

B7. Lấy 1 lamen, chạm 1 mặt B8. Dàn đều mẫu bằng cách B9. Quan sát tiêu bản dưới
lamen vào phần dung dịch thuốc lấy đầu bằng của kim mũi kính hiển vi có độ phóng đại
nhuộm, dùng kim mũi mác để mác di từ khu vực có mẫu toả 10X. Khi nào tìm thấy vùng tế
đỡ phần lamen phía trên. Từ từ đều ra xung quanh. bào đang phân chia chuyển
hạ lamen xuống, đến khi chạm sang kính 40X
lam kính. Tránh tạo bọt khí
3. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM

Họ và tên: Nguyễn Hương Ly BÁO CÁO KẾT QUẢ


Lớp: K64 CNSH - 19001200 QUAN SÁT NGUYÊN PHÂN

1. Vẽ lại các tế bào đang phân chia nguyên phân trên tiêu bản của bạn
Prophase Metaphase Anaphase Telophase

2. Ngoài phần đầu rễ, có thể lấy phần nào khác của thực vật để quan sát quá trình nguyên
phân?

- Có thể dùng phần đầu ngọn (Mô phân sinh đỉnh)


3. Vai trò của HCl 1M trong quá trình xử lý mẫu thực vật?
-Với thời gian và nồng độ thích hợp HCl 1M giúp thủy phân thành tế bào, tạo điều kiện thuận
lợi cho quá trình quan sát và thao tác xử lý mẫu
4. Hậu quả của việc rối loại phân chia nhiễm sắc thể trong nguyên phân là gì?
-Rối loạn phân chia nhiễm sắc thể trong nguyên phân -> NST phân chia không đồng đều ->
Các tế bào đột biến ảnh hưởng đễn sự sinh trưởng và phát triển của tế bào và cơ thể
5. Hãy chọn hình phù hợp cho sự thay đổi hàm lượng ADN qua mỗi pha của chu kỳ tế bào:

I. Khi được xử lý taxol (là một chất ức chế thoi vô sắc), phần lớn tế bào dừng chu kỳ tế
bào ở giai đoạn này: A
II. Khi được xử lý với chất thúc đẩy phân bào, tế bào đang bị giữ ở pha này được thúc
đẩy chuyển sang các pha tiếp theo của chu kỳ tế bào: B,C
III. Điểm kiểm tra tế bào tại pha này có vai trò đảm bảo chắc chắn rằng sự tái bản ADN
đã hoàn thành trước khi tế bào đi vào pha tiếp theo: D

6. Nêu một số hiện tượng nguyên phân bạn gặp trong thực tế?
-

7. Tính chỉ số nguyên phân và đưa ra nhận định của bạn.


Chỉ số nguyên phân = Số tế bào đang phân chia nguyên phân / Tổng số tế bào trên hiển vi trường
Các kỳ phân chia Vùng 1 Vùng 2 Vùng 3 Vùng 4
Kỳ đầu
Kỳ giữa
Kỳ sau
Kỳ cuối
Tổng số

Chỉ số nguyên phân = ……………………………………………………


BÀI 2. SỰ PHÁT SINH GIAO TỬ Ở TẾ BÀO ĐỘNG VẬT

1. MỤC ĐÍCH
- Nhận diện được hình thái nhiễm sắc thể trong các giai đoạn phân chia giảm phân khác
nhau.
- Nâng cao kỹ thuật làm tiêu bản tạm thời và kỹ năng sử dụng kính hiển vi thành thạo.

2. NHỮNG LƯU Ý VỀ MẶT LÝ THUYẾT


Giảm phân xảy ra ở các tế bào sinh dục trưởng thành. Kết quả của giảm phân là sự
hình thành giao tử có số lượng nhiễm sắc thể (NST) giảm đi một nửa so với tế bào mẹ, đó là
bộ NST đơn bội. Khi thụ tinh xảy ra sự kết hợp giữa hai tế bào sinh dục đực và cái tạo thành
hợp tử có bộ NST lưỡng bội. Giảm phân bao gồm 2 lần phân chia liên tiếp, gọi là giảm phân
I và giảm phân II. Giảm phân I tạo ra những tế bào chứa số lượng NST chỉ bằng một nửa so
với tế bào mẹ (dạng 1n kép); giảm phân II diễn ra theo kiểu nguyên phân. Giai đoạn giữa
giảm phân I và giảm phân II không xảy ra sự nhân đôi NST. Mỗi lần phân chia gồm 4 pha
liên tục. Sự biến đổi hình thái NST ở giảm phân tham khảo trong sách Di truyền học của Lê
Duy Thành (2007).
Đây là một bài khó, vì vậy, để quan sát được các kỳ trong lần phân bào I và II yêu
cầu các bạn phải đọc trước và ghi nhớ những đặc điểm chính về hình thái NST ở các
pha phân chia.

Cuối kỳ đầu 1
Kỳ đầu 1

Kỳ giữa 1
Kỳ sau I

Kỳ giữa II

Kỳ sau II

Kỳ đầu II
Kỳ đầu I
Cuối kỳ đầu I

Kỳ giữa I

Hình 2. Tiêu bản giảm phân của tinh hoàn châu chấu
3. QUY TRÌNH THÍ NGHIỆM
3.1. Chuẩn bị mẫu vật, dụng cụ, hóa chất
- Mẫu tinh hoàn châu chấu được bảo quản trong cồn.
- Pipet paster, kẹp, kim mũi mác, khay đựng mẫu
- Lam kính, lamen, giấy thấm
- Thuốc nhuộm Carmin 2%
- HCl 1M, nước cất
- Kính hiển vi quang học

3.2. Xử lý mẫu theo nhóm


- Dùng kẹp, gắp 2-3 chùm túi tinh cho vào khay mẫu
- Dùng pipet paster lấy nước, nhỏ ngập mẫu để rửa sạch dung dịch bảo quản mẫu.
- Lặp lại bước rửa 3 lần
- Thấm thật khô mẫu.
- Nhuộm mẫu bằng thuốc nhuộm Carmin 2%.
- Trong lúc chờ mẫu bắt màu, dùng 2 kim mũi mác tách từng túi tinh ra khỏi chùm.
- Sau 15 phút, tiến hành ép tiêu bản tạm thời để các kỳ phân chia giảm phân:
+ Gắp 1 túi tinh cho lên lam kính
+ Nhỏ 2 giọt thuốc nhuộm Carmin 1% lên mẫu.
+ Đậy lamen, ép mẫu (xem hướng dẫn chi tiết ở mục 2.2 - bài 1)
- Quan sát tiêu bản dưới kính hiển vi có độ phóng đại 10X.
- Lúc nào tìm được vùng tế bào dàn 1 lớp, trong có chứa các tế bào đang phân chia mới
chuyển sang vật kính 40X để quan sát rõ hơn NST bên trong. Lưu ý: khi chuyển từ vật kính
10X sang 40X, chỉ cần vặn mắt kính, điều chỉnh ốc vi cấp để chỉnh độ nét. Tuyệt đối ko
nâng hạ bệ kính nhiều lần

4. BÁO CÁO KẾT QUẢ THÍ NGHIỆM


Họ và tên: ……………………………. BÁO CÁO KẾT QUẢ
Lớp: ………………………………….. QUAN SÁT QUÁ TRÌNH GIẢM PHÂN

1. Vẽ lại các tế bào đang phân chia giảm phân trên tiêu bản của bạn

Kỳ đầu 1 Kỳ đầu 2

Kỳ giữa 1 Kỳ giữa 2

Kỳ sau 1 Kỳ sau 2

Kỳ cuối 1 Kỳ cuối 2
2. Sự khác biệt quan trọng giữa kỳ đầu I và đầu II giảm phân là gì?

3. Giảm phân có tạo ra 4 tế bào con giống hệt nhau không? Vì sao?

-
4. Sự phân chia tế bào chất ở tế bào động vật khác gì so với ở thực vật?
Nội dung Tế bào động vật Tế bào thực vật
Cách thức
phân chia TBC

Cơ chế hình
thành bộ phận
phân chia TBC

5. Các cơ thể đa bội có diễn ra quá trình giảm phân tạo giao tử không? Vì sao?
Bài 3-4. Di truyền học Ruồi giấm

I. YÊU CẦU CHUẨN BỊ TRƯỚC KHI LÊN LỚP


- Mỗi nhóm (2-3 sinh viên) mang theo 1 laptop.
- Cài sẵn ở nhà phần mềm StarGenetics từ web: http://web.mit.edu/star/genetics.
- Xem lại lý thuyết về Kiểm định khi bình phương

II. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI EXERCISE 1 – LEVEL 2


Click chuột vào File  New trên thanh công cụ bên trái phía trên màn hình.
Click chuột vào Fruit Fly Exercise 1 level 2 và trả lời các câu sau:
1. Hãy mô tả giới tính và kiểu hình của thể đột biến 1 – Mutant 1
 Cách làm: click vào hình ruồi giấm (RG) mutant1 rồi nhìn xuống ô Properties bên dưới
để xác định kiểu gen (KG) và kiểu hình (KH) của cá thể ruồi đang nghiên cứu. Điền câu
trả lời vào ô dưới đây.
Sex: Female
Kiểu hình: Không cánh
Dại : có cánh đb Không cánh
Matings: 100+
Wing size: 0.0

2. Xác định kiểu gen của Mutant 1 bằng cách lai Mutant 1 với 1 ruồi kiểu dại. Quan sát
kiểu hình thu được ở thế hệ F1 và trả lời các câu hỏi dưới đây.
 Cách làm: click chuột và kéo Mutant 1 và một ruồi kiểu dại vào buồng lai (Mating site),
sau đó click chuột vào lệnh Mate. Mỗi lần click chuột vào lệnh Mate sẽ tạo ra 50 cá thể
con lai.
 Để thống kê KG và KH của các con lai, có thể nhấp chuột vào ô Summary.

Có bao nhiêu ruồi F1 có kiểu hình dại? 25


Có bao nhiêu ruồi F1 có kiểu hình đột biến? 25
Tổng số cá thể con thu được của phép lai là : 50

Tỉ lệ kiểu hình giữa kiểu dại và đột biến là (vd: 0:1 / 2:1 / 1:2) _1:1

3. Giả thiết tính trạng đột biến là tính trạng đơn gen. Dựa trên kết quả thu được tại câu 2,
bạn thử dự đoán tính trạng đột biến là trội hay lặn? Giải thích?
Đột biến là đột biến trội
4. Dựa vào tỷ lệ kiểu hình thu được ở câu 2 và kết quả của câu 3, bạn thử dự đoán Kiểu gen
của Mutant 1 là gì?
Dự đoán kiểu gen là aa
5. Nếu bạn dự đoán ruồi F1 có kiểu hình đột biến là đồng hợp tử hay dị hợp tử, bạn sẽ kiểm
định Kiểu gen của ruồi F1 bằng phép lai nào và viết sơ đồ lai.
F1 đột biến là dị hợp tử
Kiểm định bằng phép lai phân tích
Aa x aa

6. Tiến hành lai ruồi cái F1 đột biến với ruồi đực F1 đột biến để tạo ra 50 con lai.
Sử dụng phép thử X bình phương để xác định xem tỉ lệ phân li kiểu hình thu được có phù
hợp với giả thiết phân tính của Menden không. Giả thiết alen đột biến là trội so với alen
kiểu dại và đây là tính trạng đơn gen.
 Cách làm:
- Chọn 2 con F1 đột biến bất kỳ (khác giới) rồi kéo chúng vào ô Strains. Để tiến hành
một phép lai mới, hãy nhấp chuột lên nút lệnh “New experiment”.
- Click vào lệnh Mate để tạo ra 50 cá thể ruồi con F2.
- Click vào lệnh Summary để thống kê KH rồi điền vào bảng dưới đây.
- Sử dụng bảng X bình phương để tính xác suất (p).
Kiểu hình (n) Quan sát (O) Lý thuyết (E)
31
Đột biến 38
19
Kiểu dại 12

Tổng số 50 50

Số bậc tự do df = 1 2 = 1.96 p 0.1 – 0.2 – Giả thiết đúng


7. Kết quả của câu 6 giữa các nhóm nghiên cứu có sự khác nhau, có thể được giải thích do
số lượng cá thể con lai được tạo ra quá ít (50 con lai) nên chưa có ý nghĩa thống kê. Vì vậy,
từ phép lai ở câu 4, thay vì tạo ra 50 con lai, nhà khoa học sẽ tạo ra 1000 con lai. Từ đó, hãy
xác định xem tỉ lệ phân li kiểu hình F2 thu được có phù hợp với tỉ lệ phân li kiểu hình của
Menden không.
Kiểu hình (n) Quan sát (O) Lý thuyết (E)
670
Đột biến 750
330
Kiểu dại 250

Tổng số 1000 1000

Số bậc tự do = 1 2 = 12.8 p >0.001- bác bỏ giả thiết

8. Kết quả thu được ở câu trên ở mỗi lần thí nghiệm (mỗi nhóm) là khác nhau. Nguyên
nhân là vì trong thực tế, khi tiến hành lai giữa hai ruồi F1 đột biến sẽ có một số lượng lớn
phôi chết. Hãy đưa ra giả thiết giải thích cho số liệu thu được ở F2 và kiểm chứng
giả thiết này bằng phép thử 2.

Kiểu hình (n) Quan sát (O) Lý thuyết (E)

Đột biến 670 667

Kiểu dại 330 333

Tổng số 1000 1000

Số bậc tự do = 1 2 = 0.018 p 0.9 – 0.95 – Giả thiết rất đúng

9. Hãy đưa ra kết luận sau khi hoàn thành bài tập này:
Kết luận của tất cả những bài trên
Chi-Square Test
Chi-square is a statistical test commonly used to compare observed data with data we would expect
to obtain according to a specific hypothesis. For example, if, according to Mendel's laws, you
expected 10 of 20 offspring from a cross to be male and the actual observed number was 8 males,
then you might want to know about the "goodness to fit" between the observed and expected. Were
the deviations (differences between observed and expected) the result of chance, or were they due to
other factors. How much deviation can occur before you, the investigator, must conclude that
something other than chance is at work, causing the observed to differ from the expected. The chi-
square test is always testing what scientists call the null hypothesis, which states that there is no
significant difference between the expected and observed result.

The formula for calculating chi-square (2) is:

2= (o-e)2/e

That is, chi-square is the sum of the squared difference between observed (o) and the expected (e)
data (or the deviation, d), divided by the expected data in all possible categories.

For example, suppose that a cross between two pea plants yields a population of 880 plants, 639
with green seeds and 241 with yellow seeds. You are asked to propose the genotypes of the parents.
Your hypothesis is that the allele for green is dominant to the allele for yellow and that the parent
plants were both heterozygous for this trait. If your hypothesis is true, then the predicted ratio of
offspring from this cross would be 3:1 (based on Mendel's laws) as predicted from the results of the
Punnett square (Figure B. 1).

Figure B.1 - Punnett Square. Predicted offspring from cross


between green and yellow-seeded plants. Green (G) is dominant (3/4
green; 1/4 yellow).

To calculate 2 , first determine the number expected in each category. If the ratio is 3:1 and the
total number of observed individuals is 880, then the expected numerical values should be 660
green and 220 yellow.

Chi-square requires that you use numerical values, not percentages or ratios.

Then calculate 2 using this formula, as shown in Table B.1. Note that we get a value of 2.668 for
2. But what does this number mean? Here's how to interpret the 2 value:

1. Determine degrees of freedom (df). Degrees of freedom can be calculated as the number of
categories in the problem minus 1. In our example, there are two categories (green and yellow);
therefore, there is I degree of freedom.
2. Determine a relative standard to serve as the basis for accepting or rejecting the hypothesis. The
relative standard commonly used in biological research is p > 0.05. The p value is the probability
that the deviation of the observed from that expected is due to chance alone (no other forces acting).
In this case, using p > 0.05, you would expect any deviation to be due to chance alone 5% of the
time or less.

3. Refer to a chi-square distribution table (Table B.2). Using the appropriate degrees of 'freedom,
locate the value closest to your calculated chi-square in the table. Determine the closest p
(probability) value associated with your chi-square and degrees of freedom. In this case (2=2.668),
the p value is about 0.10, which means that there is a 10% probability that any deviation from
expected results is due to chance only. Based on our standard p > 0.05, this is within the range of
acceptable deviation. In terms of your hypothesis for this example, the observed chi-square is not
significantly different from expected. The observed numbers are consistent with those expected
under Mendel's law.

Step-by-Step Procedure for Testing Your Hypothesis and Calculating Chi-Square

1. State the hypothesis being tested and the predicted results. Gather the data by conducting the
proper experiment (or, if working genetics problems, use the data provided in the problem).

2. Determine the expected numbers for each observational class. Remember to use numbers,
not percentages.

Chi-square should not be calculated if the expected value in any category is less than 5.

3. Calculate 2 using the formula. Complete all calculations to three significant digits. Round off
your answer to two significant digits.

4. Use the chi-square distribution table to determine significance of the value.

a. Determine degrees of freedom and locate the value in the appropriate column.
b. Locate the value closest to your calculated 2 on that degrees of freedom df row.
c. Move up the column to determine the p value.

5. State your conclusion in terms of your hypothesis.

a. If the p value for the calculated 2 is p > 0.05, accept your hypothesis. 'The deviation is
small enough that chance alone accounts for it. A p value of 0.6, for example, means that
there is a 60% probability that any deviation from expected is due to chance only. This is
within the range of acceptable deviation.
b. If the p value for the calculated 2 is p < 0.05, reject your hypothesis, and conclude that
some factor other than chance is operating for the deviation to be so great. For example, a p
value of 0.01 means that there is only a 1% chance that this deviation is due to chance alone.
Therefore, other factors must be involved.

The chi-square test will be used to test for the "goodness to fit" between observed and expected data
from several laboratory investigations in this lab manual.
Table B.1
Calculating Chi-Square

Green Yellow
Observed (o) 639 241
Expected (e) 660 220
Deviation (o - e) -21 21
Deviation2 (d2) 441 441
d2/e 0.668 2
2 = d2/e = 2.668 . .

Table B.2
Chi-Square Distribution

Degrees of
Freedom
(df) Probability (p)
0.95 0.90 0.80 0.70 0.50 0.30 0.20 0.10 0.05 0.01 0.001
1 0.004 0.02 0.06 0.15 0.46 1.07 1.64 2.71 3.84 6.64 10.83
2 0.10 0.21 0.45 0.71 1.39 2.41 3.22 4.60 5.99 9.21 13.82
3 0.35 0.58 1.01 1.42 2.37 3.66 4.64 6.25 7.82 11.34 16.27
4 0.71 1.06 1.65 2.20 3.36 4.88 5.99 7.78 9.49 13.28 18.47
5 1.14 1.61 2.34 3.00 4.35 6.06 7.29 9.24 11.07 15.09 20.52
6 1.63 2.20 3.07 3.83 5.35 7.23 8.56 10.64 12.59 16.81 22.46
7 2.17 2.83 3.82 4.67 6.35 8.38 9.80 12.02 14.07 18.48 24.32
8 2.73 3.49 4.59 5.53 7.34 9.52 11.03 13.36 15.51 20.09 26.12
9 3.32 4.17 5.38 6.39 8.34 10.66 12.24 14.68 16.92 21.67 27.88
10 3.94 4.86 6.18 7.27 9.34 11.78 13.44 15.99 18.31 23.21 29.59
Nonsignificant Significant

Source: R.A. Fisher and F. Yates, Statistical Tables for Biological Agricultural and Medical
Research, 6th ed., Table IV, Oliver & Boyd, Ltd., Edinburgh, by permission of the authors and
publishers.
III. HƯỚNG DẪN LÀM BÀI Exercise 2 – Level 1

Giới thiệu: Ruồi kiểu dại thường có kiểu hình mắt đỏ. Trong một ống đựng ruồi thí nghiệm,
bạn tình cờ phát hiện thấy một ruồi đực có mắt màu cam “orangeye”. Bạn tiến hành lai giữa
ruồi orangeye đột biến với ruồi kiểu dại.
1. Hãy mô tả kiểu hình của các con lai thu được từ phép lai trên

Trả lời:

Có bao nhiêu ruồi F1 có kiểu hình dại ? 50


Có bao nhiêu ruồi F1 có kiểu hình mắt cam ? 0
Tổng số cá thể con thu được của phép lai là : _50

2. Dựa vào kết quả câu 1, hãy cho biết tính trạng orangeye là trội hay lặn so với alen kiểu
dại (mắt đỏ)?

Trả lời: F1 ra 100% mắt đỏ -> tính trạng orangeye là lặn so với alen kiểu dại mắt đỏ

3. Ruồi đực và ruồi cái F1 giao phối tự do với nhau. Hãy dự đoán các kiểu hình và tỷ lệ kiểu
hình của F2.

Trả lời: tỉ lệ kiểu hình F2 là 3 đỏ : 1 cam

4. Hãy tiến hành phép lai để kiểm chứng cho giả thiết bạn đưa ra ở câu số 3. Bạn giải thích
thế nào về tỷ lệ kiểu hình ở F2?

Trả lời: Thực tế tỉ lệ kiểu hình Đỏ : Cam 193:57=3:1


Giải thích : Di truyền màu cam chỉ có ở đực => di truyền lệch nằm trên x
Alen đỏ và cam nằm cùng locut
5. Một người bạn khác trong phòng thí nghiệm của bạn có 1 dòng ruồi đột biến mắt trắng
“Whiteye” thuần chủng. Và alen đột biến whiteye là lặn so với alen kiểu dại.
a) Tiến hành lai giữa orangeye với whiteye. Từ kết quả thu được, hãy cho biết các gen đột
biến orangeye và whiteye có thuộc cùng 1 locus hay không? Tại sao?

Trả lời: lặn x lặn => đỏ không nằm cùng locut


Alen trắng nằm trên NST thường XaY x XaXa => 100% đỏ

b) Đột biến whiteye thuộc gen trên NST giới tính X hay NST thường? Hãy tiến hành một số
phép lai để trả lời cho câu hỏi này? Giải thích cho kết quả thu được?

Trả lời: Lai ngẫu nhiên 2 con đỏ F1


Bài 5. Lập bản đồ di truyền

Việc lập bản đồ gen là 1 bước quan trọng trong việc tìm hiểu, chẩn đoán và điều trị các
bệnh di truyền. Có nhiều phương pháp lập bản đồ di truyền khác nhau. Dựa vào mục đích
mà ta sẽ lựa chọn phương pháp phù hợp.
Lập bản đồ di truyền được chia thành 2 nhóm chính: Lập bản đồ di truyền liên kết và lập
bản đồ vật lý. Trong lập bản đồ vật lý có: Bản đồ hình thái NST – bản đồ kiểu nhân, Bản đồ
bộ bốn, Bản đồ giao nạp, Bản đồ lai TB soma, Bản đồ lai tại chỗ, Bản đồ lai phóng xạ, Bản
đồ giới hạn, Bản đồ trình tự gen... Để giải được các bài tập phía dưới, các bạn nên đọc
trước nguyên lý và các ứng dụng của các phương pháp lập bản đồ liên quan.

BÀI TẬP CẦN LÀM TRƯỚC KHI LÊN LỚP


Yêu cầu: viết ra giấy, nộp đầu giờ trước khi vào buổi thực hành
Hãy nêu nguyên lý, cách thực hiện và ứng dụng cho mỗi phương pháp lập bản đồ sau:
1. Bản đồ kiểu nhân
2. Bản đồ bộ bốn
3. Bản đồ di truyền liên kết
4. Bản đồ giới hạn
5. Bản đồ trình tự gen (Maxam Gilbert, Sanger, giải trình tự tự động)
BÀI TẬP TRÊN LỚP
- Chia ca thực hành thành 4 nhóm nhỏ. Các thành viên trong nhóm thảo luận và lần
lượt lên bảng trình bày.
Bài 1. Ở nấm men, các phép lai thu được kết quả dưới đây. Xác định trật tự các gen và k/c
giữa chúng
a+B- x A-b+ a+c- x a-c+ b+c- x B-c+
a+B- 490 a+c- 425 b+c- 425
A-b+ 500 a-c+ 417 B-c+ 425
a+b+ 6 a+c+ 85 b+c+ 70
A-B- 4 a-c- 73 B-c- 80
1000 1000 1000
Bài 2. Giả sử một gen bị cắt thành 4 phân đoạn có trình tự như dưới đây. Hãy xác định trật
tự các phân đoạn và viết lại trình tự hoàn chỉnh của gen đó.
phân đoạn 1: 5’- TCGTAAATCGGT........ACCGTAAGTCTTATCG-3’
phân đoạn 2: 5’- GACGTAATGGCG........CTAGCTAGTCGATGCA-3’
phân đoạn 3: 5’-GCTGGCCTAATTT.......TAACCGGCGATTCGT-3’
phân đoạn 4: 5’- TATCGTTTCCATC........GATGCTAGATGACGT-3’
Bài 3. Lai ruồi cái cánh bình thường, mắt trắng với ruồi đực cánh xẻ, mắt đỏ thu được F1
toàn bộ cái cánh bình thường, mắt đỏ và đực cánh bình thường, mắt trắng. Lai phân tích ruồi
cái F1 được đời F2 gồm 4 nhóm KH, trong đó ruồi cánh bình thường, mắt trắng và ruồi
cánh xẻ, mắt đỏ chiếm 80%; ruồi cánh bình thường, mắt đỏ và ruồi cánh xẻ, mắt trắng
chiếm 20%.
Biết rằng mỗi gen quy định 1 tính trạng và 2 gen quy định 2 tính trạng trên nằm trong cùng
1 nhóm gen liên kết và tính trạng mắt đỏ trội so với mắt trắng. Hãy biện luận và lập sơ đồ
lai giải thích cho kết quả trên.

Bài 4. Một plasmid vòng của vi khuẩn chứa 1 gen kháng tetracyline được cắt với RE BglII.
Điện di cho thấy 1 băng kích thước 14kb.
a) Có thể kết luận gì từ kết quả sau: plasmid được cắt với EcoRV và điện di tạo ra 2
băng 2,5 và 11,5kb
b) Có thể kết luận gì từ kết quả sau: plasmid được cắt với cả 2 enzym trên, điện di tạo ra
3 băng 2,5; 5,5 và 6kb
c) Có thể kết luận gì từ kết quả sau: plasmid sau khi cắt bằng BglII được trộn và nối với
các đoạn ADN ngoại lai đã được xử lý bằng BglII để tạo thành các phân tử ADN tái
tổ hợp. Tất cả các dòng tái tổ hợp được chứng minh là đều mẫn cảm với tetracyline.
d) Có thể kết luận gì từ kết quả sau: một dòng tái tổ hợp được cắt với EcoRV và tạo
thành các đoạn có kích thước 4 và 14kb
e) Giải thích cho kết quả sau: cùng là dòng trên khi xử lý với EcoRV thì tạo ra các đoạn
2,5; 7 và 8,5kb
f) Giải thích các kết quả này bằng cách lập bản đồ giới hạn ADN tái tổ hợp trên
Bài 5. Một phân tử ADN được giải trình tự bằng phương pháp dideoxy. Dựa trên kết quả thu được,
hãy xác định:
ddA ddG ddC ddT

a) Trình tự Sợi khuôn


b) Trình tự ARN và cADN

You might also like