You are on page 1of 51

I.

KHÁI QUÁT CHUNG:

1. Tên gọi:
• Người Lô Lô (theo cách gọi ở Việt Nam
và Thái Lan) hay người Di theo cách gọi
ở Trung Quốc, ngoài ra còn có các tên
gọi khác như: Mùn Di, Màn Di, La La,
Qua La, Ô Man, Lu Lộc Màn, người
Yi trong nhiều văn liệu quốc tế, là
một sắc tộc có vùng cư trú truyền thống
là tiểu vùng nam Trung Quốc - bắc bán
đảo Đông Dương.
• Căn cứ vào trang phục, thổ âm và một
số đặc trưng văn hóa, người Lô Lô ở
VN được chia thành 2 nhóm: Lô Lô
Đen- Màn Dì No và Lô Lô Hoa- Màn Dì
Qua hay Mà Dì Pu.
2. Dân số:
• Người Lô Lô là một trong số 54 dân tộc
ở Việt Nam với số dân 4.827 người theo
Điều tra dân số 2019. Người Lô Lô cũng
là một trong số các dân tộc thiểu số ở
Thái Lan, Lào và Trung Quốc.
3. Phân bố:
• Ở Việt Nam, địa bàn cư trú của dân tộc
Lô Lô ở Việt Nam chủ yếu ở các huyện
Đồng Văn, Mèo Vạc (tỉnh Hà Giang),
Bảo Lạc (tỉnh Cao Bằng), hay Mường
Khương (tỉnh Lào Cai) và Lai Châu.
• Ở Trung Quốc, họ sống chủ yếu ở các
vùng nông thôn, vùng núi thuộc các tỉnh
Tứ Xuyên, Vân Nam, Quý Châu và Khu
tự trị dân tộc Choang Quảng Tây.
4. Lịch sử hình thành:
• Người Lô Lô có truyền thuyết: có 7 anh
em trai, trong đó có 3 người từ Vân
Nam (Trung Quốc) đi sang Việt Nam tìm
nơi làm ăn sinh sống. Trên đường đi có
một người bị lạc, còn lại 2 người đến
đất Đồng Văn đầu tiên ( trước đây Mèo
Vạc thuộc huyện Đồng Văn). Người
anh ở lại Đồng Văn, còn người em đi
tiếp sang cùng Tây Nam Bảo Lạc. Ngày
nay, tuy vùng Tây Nam Bảo Lạc không
còn người Lô Lô cư trú, nhưng ở vùng
này vẫn còn những mộ táng người Lô
Lô, có địa danh gắn liền với tên dân tộc
Lô Lô như Pác Mìa.
• Một truyền thuyết khác kể rằng: ngày
xửa ngày xưa có một đôi vợ chồng
người Lô Lô đi tìm đất hoang vu để khai
khẩn làm ăn. Họ đi mãi từ ngày này qua
ngày khác, từ miền đất nọ đến miền đất
kia. Họ đến một cùng núi đá, ngủ đêm
tại đó. Đêm ngủ, người vợ nằm mơ thấy
một cụ già hiện ra bảo rằng: đây là nơi
đất lành, làm ăn ở đây sẽ có cuộc sống
no đủ và hạnh phúc. Các con hãy dừng
chân ở đây và đi 2 chiếc giày này, giẫm
đến đâu sẽ thành ruộng đến đó. Nói rồi
ông lão biết mất, hôm sau tỉnh dậy thấy
2 chiếc giày ở đó, một chiếc to một
chiếc nhỏ đặt ngay dưới chân 2 vợ
chồng. Người vợ kể chuyện giấc mơ
cho chồng nghe. Người chồng nửa tin,
nửa ngờ nhưng cũng làm theo lời vợ, xỏ
chân vào giày. Người chồng xỏ chân
vào chiếc giày nhỏ, người vợ xỏ chân
vào chiếc giày to. Họ giẫm chân khắp
thung lũng Mèo Vạc, những nơi 2 bàn
chân của vợ chồng giẫm đến đã trở
thành những thửa ruộng to, nhỏ khác
nhau. Có chỗ người vợ giẫm mạnh tạo
thành ao to, ao nhỏ. Ao to nhất là ao
cạnh cây đa thuốc xóm Chúng Pả mà
người Lô Lô gọi là Mà Vàng (tên 2 vợ
chồng khai khẩn đất này đặt cho).
• Như vậy, về nguồn gốc lịch sử, họ có
quan hệ chặt chẽ với người Di ở Trung
Quốc. Theo Đại Việt sử ký toàn thư,
người Lô Lô từ Vân Nam di cư vào vùng
Thủy Vĩ ( trấn Hưng Hóa ) và năm Mậu
Thìn(1508). Họ di cư vào Đồng Văn,
Mèo Vạc (Việt Nam) làm nhiều đợt,
trong đó có hai lần di cư lớn do khởi
nghĩa chống triều đình phong kiến
Trung Hoa ở Hồng Hà ( Vân Nam/1521)
và Ô Tát (Qúy Châu/1613) thất bại.

II. KINH TẾ:


1. Nông nghiệp:
Trồng trọt là nguồn sống chính của
người Lô Lô. Cây lương thực chính là cây
ngô và cây lúa. Cây ngô được trồng trên
phần lớn diện tích trồng cây lương thực.
Cây lúc được trồng ở ruộng và cả trên
nương.
Căn cứ vào điều kiện địa lý tự nhiên, nơi
người Lô Lô cư trú, có thể phân vùng trồng
trọt của đồng bào Lô Lô thành 2 khu vực:
khu vực vùng cao núi đá tinh Hà Giang
(huyện Đồng Văn, huyện Mèo Vạc) và khu
vực vùng cao núi đất tỉnh Cao Bằng (huyện
Bảo Lâm).
Khu vực vùng cao núi đá, đất trồng trọt
được chia thành 2 loại: ruộng và nương. Từ
xa xưa người Lô Lô đã làm ruộng chờ mưa,
cấy lúa 1 vụ/năm, trên nương chủ yếu trồng
ngô. Khu vực vùng cao núi đất có ruộng
bậc thanh và nương định canh. Canh tác
trên nương định canh là nguồn sống chính
của đồng bào. Trong sản xuất, đồng bào Lô
Lô thành thạo các kỹ thuật chọn thời vụ sản
xuất, làm đất, chọn giống, gieo trồng, bón
phân, trồng xen canh, gối vụ, luân canh, be
đá làm bờ nương chống xói mòn...
Cây ngô có nhiều loại giống: ngô nếp- đu
nhăng, ngô tẻ - đu phó, ngô trắng- đu phíu,
ngô đỏ - đu nẻ, ngô vàng - đu khỉ. Đây là
các loại giống ngô truyền thống. Loại ngô
này thường cho năng suất không cao bằng
ngô lai nhưng ăn thơm, ngon hơn ngô lai và
để giành cả năm không bị mốc, không bị
mọt ăn. Giống ngô sớm được trồng vào
tháng 2, tháng 3 âm lịch, khi mùa hoa gạo
nở rộ đỏ rực và thu hoạch vào tháng 7,
tháng 8 âm. Giống ngô muộn thì gieo trồng
vào cuối tháng 3, đầu tháng 4 và thu hoạch
vào tháng 9, tháng 10 âm. Đồng bào trồng
ngô sớm là chính.
Cây lúa cũng có nhiều giống: lúa nếp -
khả ti, lúa tẻ - khả te. Giống lúa nếp cây
cao, lá to, tuy năng suất không cao nhưng
được trồng khá phổ biến vì nó phù hợp với
thói quen chế biến thành các loại bánh mà
người Lô Lô yêu thích. Lúa tẻ cây cao, lá
to, năng suất trung bình được người Lô Lô
trồng nhiều. Đối với lúa nương, đồng bào
dùng gậy chọc lỗ (với nương đất dốc) hoặc
dùng cây (với nương đất bằng) để làm đất
tra hạt. Mỗi lỗ trên nương dốc tra khoảng
dưới 10 hạt, còn trên nương đất bằng đồng
bào làm đất bằng cày, cày thành hàng nông
rồi tra hạt theo từng cụm, sau đó dùng bừa
lướt qua lớp đất mỏng trên hạt giống để
chim chuột khỏi ăn hạt giống. Người Lô Lô
ít khi vãi hạt giống khi gieo trồng, vì sau này
khó làm cỏ, khó bón phân cho cây lúa. Đối
với lúa ruộng, đồng bào gieo mạ trên ruộng
đã được làm đất kĩ. Sau khoảng 1 tháng,
khoảng tháng 5, tháng 6, đồng bào nhổ mạ
cấy xuống ruộng. Lúa ruộng thu hoạch vào
tháng 9, tháng 10 âm lịch.
2. Ngành nghề thủ công:
Người Lô Lô có 3 nghề thủ công được
nhiều người trong vùng biết đến. Đó là
nghề đan lát, nghề làm ngói và nghề thêu.
Đan lát và làm ngói là công việc của đàn
ông, còn thêu thìa là công việc của đàn bà.
Đàn ông Lô Lô từ khi lên 9, lên 10 đã được
cha, anh hướng dẫn truyền nghề đan lát
cho nên khi lớn lên ai cũng có khả năng
đan. Nguyên liệu đan là mây, tre. Sản
phẩm đan có nhiều chủng loại khác nhau
và mỗi chủng loại được đan theo kĩ thuật
khác nhau. Những sản phẩm đan thường
gặp trong gia đình người Lô Lô là: gùi,
nong, nia, giàng, hòm đựng quần áo... ở
một số nơi, người Lô Lô làm ngói lợp nhà.
Ngói của đồng bào là ngói máng, được làm
bằng khuân gỗ. Đồng bào nung ngói trong
lò bằng củi suốt 7 ngày đêm liên tục.
Chị em phụ nữ Lô Lô từ 6-7 tuổi đã được
bà, mẹ, chị hướng dẫn cách thêu thùa để
khi lớn lên tự may quần áo cho bản thân và
cho gia đình. Người Lô Lô không dùng
khung thêu. Họ thêu vào lúc nhàn dỗi. Mô
típ hoa văn của họ là những hình vuông,
hình tam giác, hình chim chạy theo gấu áo
3. Chăn nuôi:
Người Lô Lô chăn nuôi các loại đại gia
súc: trâu, bò, ngựa. Việc chăn nuôi đại gia
súc thực hiện theo hình thức chăn thả:
sáng ra thả trâu, bò vào rừng tự kiếm cỏ
ăn; chiều tối chủ nhà lừa trâu, bò về
chuồng. Một số nơi, rừng bị khia phá hết
như ở Đồng Văn, Mèo Vạc không còn nơi
thả, đồng bào phải chăn theo hình thức
chăn dắt. Sáng đi làm dắt theo con bò,
chiều dắt bò về nhà, đôi khi còn thêm gánh
cỏ cho bò. Với hình thức chăn dắt, mỗi nhà
chỉ được nuôi 1-2 con trâu (bò). Khi vụ mùa
thu hoạch xong, vào khoảng 15 tháng 10
âm, đồng bào thả rông trâu, bò. Con ngựa
được nuôi ít khi thả ra đồng, mà thường
nhốt trong tàu, chủ nhà cắt cỏ cho ăn.
Người Lô Lô chăn nuôi gia súc chủ yếu
làm sức kéo: cày ruộng, cày nương nhưng
đồng thời nuôi gia súc còn để lấy phân bón
cho cây trồng trên nương, trên ruộng. Có
phân bón cho ruộng, nương, cây ngô, cây
lúa mới cho năng suất ổn định, đảm bảo
cuộc sống định cư lâu dài. Ngoài đại gia
súc, đông bào Lô Lô còn nuôi gà, vịt, lợn...
người Lô Lô nuôi nhiều lợn, hầu như gia
đình nào cũng nuôi dăm ba con, có gia đình
nuôi cả lợn nái. Chăn nuôi theo hình thức
thả rông tự đi kiếm ăn thêm. Tuy nhiên, mỗi
ngày đều cho ăn từ 2- 3 bữa vào các buổi
sáng, trưa, chiều tối. Thức ăn cho lợn là
cây chuối, rau lang, khoai môn và cám ngô,
cám gạo. Người Lô Lô cho gà, vịt, ngan ăn
1 bữa vào buổi chiều tối trước khi chúng
vào chuồng ngủ, còn suất ngày chúng
được tự do đi ra ngoài đồng, đi vào rừng
tìm ăn. Gà, vịt con được chăm sóc và bảo
vệ khỏi bị cầy, cáo, diều hâu đến bắt.
4. Săn bắn hái lượm:
Ngoài trồng trọt và chăn nuôi, trước đây
người Lô Lô còn dựa vào rừng núi để săn
bắn, khai thác các sản vật có sẵn trong tự
nhiên. Tuy nhiên mức độ hoạt động còn
phải tùy thuộc vào nguồn sản vật ở các
vùng, địa phương. Sản phẩm săn bắn hái
lượm thường dùng để làm thực phẩm cho
các bữa ăn và chữa bệnh. Theo truyền
thống của người Lô Lô săn bắn là việc của
nam giới, hái lượm là việc của nữ giới.
Phương tiện để săn bắn hái lượm là súng
kíp, nỏ và các loại bẫy. Săn bắn gồm có 2
hình thức: săn bắn tập thể và săn bắn cá
nhân. Họ thường săn bắn các loài thú, chim
muông, chuột, sóc. Về hái lượm người Lô
Lô thường thu hái các loại rau, măng, nấm,
mộc nhĩ, củ quả, thuốc,… Với người Lô Lô
đen hoạt động săn bắn thường tập trung
vào mùa thu và mùa đông bởi vì đây là hai
vụ mùa của người dân tộc Lô Lô nên họ
còn nhằm mục đích bảo về mùa màng.
Ngoài săn bắn hái lượm, người Lô Lô
còn đánh bắt cá ở sông suối bằng nhiều
cách và hầu như tất cả người dân đều thực
hiện được. Với người Lô Lô đen hái lượm
diễn ra quanh năm nhưng nhiều nhất là vào
mùa xuân. Mọi người đều có quyền tự do
thu hái sản vật tự nhiên, không xâm phạm
sản vật của người khác khi đã đánh dấu
chiếm hữu. Khi đi săn bắn tập thể, người
trực tiếp hạ gục con thú ngoài hưởng phần
thịt chia đều còn được ưu tiên hưởng riêng
cái đầu của con thú ấy. Hiện nay, do việc
cấm săn bắn, môi trường thay đổi và nguồn
tài nguyên dần cạn kiệt nên việc săn bắn
hái lượm không còn diễn ra phổ biến như
trước nữa.
5. Kinh doanh:
Kinh tế người Lô Lô cũng như các dân
tộc khác trong vùng cơ bản là kinh tế tự
túc, tự cấp. Tuy nhiên, họ cũng có nhu cầu
trao đổi, mua bán một số mặt hàng phục vụ
nhu cầu thiết yếu. Họ bán một số hàng thủ
công đan lát, bán lâm sản như mật ong,
mộc nhĩ... và mua muối, dầu thắp sáng, kim
khâu, chỉ thêu, đèn pin, công cụ sản xuất,...
Ngoài hoạt động mua bán của tư thương
trong khu vực người Lô Lô sinh sống diễn
ra khá mạnh, người Lô Lô còn tham gia
mua bán, trao đổi hàng hóa ở các phiên
chợ vùng. Hàng hóa đa dạng phong phú:
các sản phẩm trồng trọt, chăn nuôi lâm thổ
sản và các thảo dược quý hiếm… Ngoài ra,
người Lô Lô còn buôn bán các sản phẩm
thủ công: mật ong, kim khâu chỉ thêu, dầu
thắp sáng, muối,... Bên cạnh đó hoạt động
thuê mướn công nhân và làm thuê cũng đã
xuất hiện trong cộng đồng người Lô Lô.
Do sự phát triển của du lịch nên hoạt
động kinh doanh cũng phát triển. Các hoạt
động kinh doanh ăn uống, đồ thủ công xây
dựng các sản phẩm du lịch diễn ra ngày
càng sôi nổi. Đồng thời với sự niềm nở
thân thiện của cư dân địa phương nên dân
tộc Lô Lô xây dựng du lịch theo xu hướng
bền vững.
Cùng với sự hỗ trợ của nhà nước nên
đời sống kinh tế của người Lô Lô dần đi
vào ổn định và có điều kiện phát triển hơn.

III. VĂN HÓA VẬT THỂ:


1. Nhà ở:
- Nhà ở truyền thống của người Lô Lô
bao gồm 3 loại nhà khác nhau: nhà nền
đất, nhà sàn, và nhà nền sàn nửa đất. Tuy
nhiên, hiện nay loại nhà nền sàn nửa đất
không còn nữa và cấu trúc ngôi nhà cũng
có nhiều loại, tùy thuộc vào điều kiện tự
nhiên và kinh tế của mỗi gia đình. Có
những nơi còn có cả nhà 2 tầng và xây như
của người Kinh
- Người Lô Lô ở khá tập trung: từ 20 đến
25 nóc nhà. Nhà cửa được sắp xếp theo
một trật tự trung đó là dựa vào lưng núi
nhìn ra thung lũng nên tương đối thoáng
mát. Mặc dù, người Lô Lô có các kiểu nhà
khác nhau nhưng cách bố chí trong nhà
giống nhau thể hiện bản sắc dân tộc. Đối
diện với cửa chính là bàn thờ tổ tiên, đặt
sát vách, bên phải là buồng ngủ và bếp
sưởi, bên trái là bàn thờ cho người chết bất
đắc kỳ tử (khoan lì) và đặt bếp lò, dụng cụ
lao động, được làm bằng các miếng gỗ
hoặc mo tre vẽ mặt hình nhân, tượng trưng
cho các thế hệ tổ tiên được thờ. Đây có lẽ
là nét độc đáo riêng của dân tộc này.
- Nhà của người Lô Lô có một hoặc 2
cửa ra vào, ít cửa sổ. Có nhà 2 gian hoặc
nhà 3 gian cách bày trí tương đôi giống
nhau.
-Theo tâp quá Lô Lô, nơi đặt bàn thờ là
nơi linh thiêng nhất trừ chủ nhà thì người
người ngoài tuyệt đối không được đặt chân
tới.
- Người Lô Lô đen khi làm nhà kiêng
không quay về hướng có hang hốc vì cho
rằng sẽ làm của cải ra đi không trở về.
2. Trang phục:
Trang phục phong phú về chủng loại, kỹ
thuật tao dáng áo và độc đáo về phong
cách mỹ thuật, khó lẫn lộn với bất cứ tộc
người nào. Có nhiều nhóm địa phương.
Bao gồm y phục và trang sức. Y phục gồm
y phục nữ và y phục nam.
* Trang phục nam:
- Trang phục nam giới lô Lô đơn giản
hơn trang phục nữ. Bộ trang phục nam giới
Lô Lô bao gồm: mũ, khăn, áo, quần, giày
dép. Nam giới người Lô Lô thường mặc áo
xẻ nách năm thân dài tới gối, màu chàm.
Quần cũng là loại xẻ dùng màu chàm.
Trong đám tang mặc áo dài xẻ nách, trang
trí hoa văn sặc sỡ theo từng chi và dòng họ
* Trang phục nữ:
- y phục nữ có khăn, áo, quần, tạp dề
(thu suo, dây lưng, xà cạp, váy, giày.Trang
sức của người phụ nữ bao gồm vòng cổ,
vòng tay, khuyên tai, cúc áo bằng đồng,
nhẫn dây chuyền, dây xà tích bằng bạc nón
- Phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang dùng khăn
quấn đầu. Khăn của phụ nữ Lô Lô ở Hà
Giang có màu đen hoặc chàm với nhiều
họa tiết, màu sắc khác nhau ở cuối mỗi đầu
khăn và chính giữa khăn. Cuối mỗi đầu
khăn có các tua sợi màu đính hat cườm
hoặc thêu, các loại họa tiết cuối mỗi đầu
khăn gồm màu đỏ, xanh hồng vàng. Ở giũa
khăn được trang trí hoa văn hình hoa đào.
Ngoài khăn đội đầu còn một chiếc khăn mặt
gọi là piu po. Phụ cữ Cao Bằng lại sử dụng
hai loại khăn trắng và khăn đen. Hai loại
khăn này không được trang trí thêu thùa
các hoa văn. Khăn đội đầu của phụ nữ Lô
Lô có 2 loại: khăn mỏ thô qua có kích
thước rộng 20-22cm,dài 220-310cm,màu
đen hoặc xanh chàm với 2 loại tua trên đầu
là tua vải và tua chỉ se. Ngoài ra dân tộc Lô
Lô còn rất nhiều loại khăn khác nữa. Trang
trí trên hoa văn rất đa dang, phụ thuộc vào
ý thích của từng người với các màu sắc
khác biệt, tạo nên sự tương phản về màu
sắc.
- Trang phục truyền thống của phụ nữ Lô
Lô đen ít khi dc giặt, nếu mà mượn thì phải
được chồng đồng ý.
- Phụ nữ Lô Lô Đen mặc áo cổ vuông
chui đầu có các mảng hoa văn hình chim
vòng quanh thân áo. Tay áo rộng được
ghép bằng nhiều vòng vải màu khác nhau.
Áo kết hợp với váy và mảnh vải hình chữ
nhật dài chùm phía sau hông, xà cạp quấn
chân. Khác với phụ nữ Lô Lô Đen, phụ nữ
Lô Lô Hoa chủ yếu là mặc áo cánh, cổ tròn,
xẻ ngực, quần ống què có trang trí hoa văn.
Dù có điểm khác nhau nhưng bộ trang
phục nữ giới của hai nhóm này đều rất đẹp,
được làm rất công phu, trang trí các loại
hoa văn như: Hoa văn hình học (hình tam
giác, hình vuông), hình quả thảo quả, hình
chim “ngó bá”... thể hiện trình độ, khiếu
thẩm mỹ tinh tế của đồng bào. Với sắc màu
nóng đậm, bộ trang phục nữ Lô Lô được
kết hợp với những đồ trang sức bằng bạc,
nhôm có sắc trắng, sáng lấp lánh... cho
thêm phần duyên dáng. Ngày nay, cùng với
sự phát triển, đổi thay của nông thôn miền
núi, các gia đình người Lô Lô cũng đã mua
sắm được các trang thiết bị như xe máy, ti
vi, máy xay sát … mua sắm được nhiều
quần áo. Đối với đàn ông, trang phục
thường được mua ở chợ, mỗi bộ quần áo
trên dưới 100 nghìn đồng, nhưng với phụ
nữ, vẫn giữ được nét đẹp truyền thống từ
những bộ trang phục của dân tộc, với giá trị
bằng cả con bò.
- Quần (lo pu) của phụ nữ Lô Lô Hoa
được may bằng vải đen dài 80-85cm, rộng
55-60 cm, ống quần rộng 40-45cm được
may theo kiểu chân què cạp lá tọa, đũng
rộng. Quần bao gồm ống quần (lo khe),
Yếm quần (lo thố). Quần của phụ nữ Lô Lô
cũng được trang trí tiết họa tiết thông qua
các khối hình học tạo nên hình thù đặc sắc,
có màu sắc tương phản rực rỡ. Quần của
người Lô Lô Đen cũng tương tự của phụ
nữ Lô Lô Hoa; với chiều dài từ 70-75cm,
rộng 45-48cm và ống quần khoảng 35cm2
- Váy (zung) là một điểm nhấn trong
trang phục truyền thống của người Lô Lô
đen. Váy gồm cạp váy (zung zung) và phần
thân váy (Pó), chia làm 3 lớp, lớp ngoài
cùng là những dải tua rua gắn với chum
bông len đủ màu sắc; lớp thứ 2 là tấm vải
quấn váy chắp nhiều mảnh hoa văn; lớp
trong cùng là chiêc váy xèo xếp ly màu đen.
Hoa văn phổ biến trên vải quấn váy là hoa
văn Pá Pú. Nữ giới Lô Lô mặc váy, nữ giới
Lô Lô hoa mặc quần què trang trí nhiều
mảnh hoa văn vải ghép hình tam giác và
ghép thành từng mảnh vuông
- Thắt lưng làm bằng vải màu vàng hay
xanh, đen. Mỗi phụ nữ thường dùng thắt
lưng màu xanh vàng chồng lên nhau được
thắt chặt một vòng quanh người, 2 đầu thắt
lung kéo sang 2 bên sườn tôn nên vẻ đẹp
- Tạp dề (thu su) có chiều ngang 70-
100cm chiều dọc 50-60cm khi mặc dài gần
đến gót chân (phụ nữ Lô Lô ở Hà Giang
sử dụng tạp dề này ) tạp dề được trang trí
bằng cách thêu hoặc ghép các miếng vải, ở
giữa được trang trí bằng hoa văn
+ Người phụ nữ Lô Lô hoa gọi là Lo thố
may bằng vải chàm hoặc xanh đen có
chiều rộng 55-60cm dài 105 -120cm
được trang trí họa tiết trên 2/3 tạp dề.
Tạp dề này viền đỏ và trang trí những
bông tua len gắn hạt nhựa, trang trí hoa
văn ghép vải kín 2/3 diện tích
- Phụ nữ Lô Lô ít khi đi giày trừ những
dịp lễ tết và trời lạnh.
3. Ẩm thực:
- Người Lô Lô sống ở trên các vùng núi
cao nên ẩm thực mang đậm màu sắc núi
rừng. Cũng như dân tộc khác, các dân tộc
Lô Lô cũng có ba bữa chính. Trong bữa ăn
các thành viên ngồi quay quần bên nhau
không phân biệt già trẻ gái trai. Nếu khách
là nam giới thì không ngồi gần vợ của chủ
nhà. Phụ nữ sinh con có khẩu phần riêng.
- Lương thực, thực phẩm của người Lô
Lô chủ yếu đến từ sản phẩm trồng trọt, săn
bắt, hái lượm và chăn nuôi được làm thành
nhiều loại mon ăn và thức uống khác nhau.
Bên cạnh nguồn lương thực thực phẩm từ
sản xuất và săn bắn, người Lô Lô còn sử
dụng nguồn lương thực, thực phẩm qua
trao đổi, mua bán. Trước 1954, nười phụ
nữ Lô Lô không được ăn thịt, chỉ được ăn
rau. Ngày nay, người Lô Lô trong ngày
thường ăn các món như các món tinh bột:
gạo tẻ màu hồng - gạo rất nhiều chất dinh
dưỡng nên no lâu, cơm ngô, xôi, mèn
mén(mù phu), cơm lam. Gạo nếp mẹ hạt to,
trắng khi đồ lên màu xanh như ngọc, thơm
và mềm dẻo. Đây là gạo quý được dùng
trng lễ cúng cơm mới. Những món giàu
chất đạm và béo như thịt cá, trứng, đậu,
nhộng ong; các món ăn chế biến từ rau
quả. Dụng cụ chế biến của người Lô Lô
gồm chảo, nồi, chõ, chày và cối, cối xay,
muôi…
- Trong sinh hoạt hàng ngày Lô Lô có
thói quen và thói quen uống rượu và có tập
quán mời rượu khi khách đến chơi. Rượu
được sử dụng nhiều trong các dịp lễ tết hay
nhà có việc. Nước uống hàng ngày là chè,
nước đun sôi để nguội, một số nhà có điều
kiện thì uống bia và các loại nước có ga.
Trước kia người đàn ông, đàn bà có thói
quen hút thuốc do nhà trồng. Phụ nữ có
thói quen ăn trầu và những dụng cụ trầu
độc đáo.
- Ví dụ cá gắp nướng là món ăn dân dã
thơm ngon nhiều chất dinh dưỡng. Mùa lúa
cá sống trong ruộng bậc thang nên mùa gặt
bà con bắt về mổ ruột rồi xếp lên thanh
nướng mỏng bên bếp lửa cho nóng khô.
Cá sấy xong, để gần gác bếp ăn dần trong
vòng 30 ngày. Khi chế biến rửa sạch nước
rán qua cho thơm.
4. Nhạc cụ:
Người Lô Lô coi trống đồng là vật thiêng,
họ quan niệm: Tiếng trống đánh lên như
một tín hiệu giữa cõi sống và cõi chết, giữa
cuộc sống đời thường và thế giới siêu
nhiên. Trước đây, mỗi dòng họ người Lô Lô
thường có một bộ trống đồng do người
trưởng họ giữ và bảo quản bằng cách chôn
xuống đất, khi nào cần dùng thì làm lễ xin
thần linh để đào lên.
Người Lô Lô coi trống là vật thiêng nên
mỗi tháng gia chủ giữ trống phải thắp
hương 3 lần. Khi mang trống phải thăp
hương xin phép tổ tiên rồi mới được hạ
trống xuống. Trống được đồng bào Lô Lô
mang về ”ngôi nhà chung” để tái hiện nghi
lễ. Trống đồng thường có đôi có cặp: một
trống đực, một trống cái:
+ Trống cái (trống to) tiếng Lô Lô gọi
dảnh mo.
+ Trống bé (trống bé) tiếng Lô Lô gọi là
dảnh pố.
-Trống đực được cấu tạo tang nở, thân
eo, chân choãi, có đường kính mặt rộng
khoảng trên 60 cm, đường kính chân rộng
56cm, cao 36 cm, có 4 quai bố chí thành 2
cặp đối xứng nhau qua trục thân. Chính
giữa mặt trống là ngôi sao 12 cánh, tượng
trưng cho 12 tháng. Trống được trang trí
bằng nhiều loại hoa văn tiêu biểu như:
đường thẳng song song hướng tâm, vòng
tròn chấm, hình người hóa trang cách điệu.
5. Phương tiện vận chuyển:
Người Lô Lô quen dùng gùi đan bằng
mây, giang đeo qua vai làm phương tiện
vận chuyển, chuyên chở; địu trẻ em trên
lưng đi xa hoặc lúc làm việc ngoài ra còn
có ngựa thồ.
IV. VĂN HÓA PHI VẬT THỂ:
1. Ngôn ngữ:
- Tiếng nói: Tiếng nói của dân tộc Lô Lô
thuộc hệ ngôn ngữ Hán – Tạng
- Chữ viết: Chữ viết của người Lô Lô,
theo một số nhà nghiên cứu, có từ khá
sớm, nhưng ngày nay đã bị mai một.
Theo họ, minh chứng cho điều này là ở
vùng Bảo Lạc
2. Tôn giáo tín ngưỡng:
Người Lô Lô tin vào “vạn vật hữu linh”.
Mọi vật tồn tại trên thế giới này đều có linh
hồn - thần linh. Trong thế giới thần linh vô
cùng bí hiểm đó có hai vị thần: Kết dơ - vị
thần cai quản vũ trụ sáng tạo ra con người
và thần; Mít dơ- vị thần cai quản mặt đất,
che chở cho con người. Con người cũng có
phần linh hồn.
Người Lô Lô thờ tổ tiên gần - dùy khế,
gồm những ông tổ 3 - 4 đời và tổ tiên xa -
Pờ xi gồm những ông tổ từ 5 - 6 đời trở đi.
Bàn thờ dùy khế được đặt sát vách sau của
gian giữa, đối diện với cửa chính. Trên
vách của bàn thờ người ta cài những hình
nhân bằng gỗ tượng trưng cho tổ tiên 4 đời.
Các hình nhân đó được xếp theo thứ tự từ
trái sang phải, theo thứ bậc quan hệ từ gần
đến xa. Hàng năm vào dịp Tết Nguyên đán
và tết tháng Bảy, hoặc những dịp cưới xin,
ma chay, sinh nở, người Lô Lô cúng ở bàn
thờ tổ tiên - Dùy khế. Lễ vật cúng là cơm,
thịt lợn luộc.
3. Lễ hội:
Trước đây người Lô Lô có nhiều lễ hội
như: lễ rước thần bản, lễ tế trời đất, lễ rước
đuốc, lễ cầu mưa. Lễ rước thần bản được
tổ chức vào tháng 5, rước thổ công, người
đã có công khai lập bản; Lễ tế trời đất được
bắt nguồn từ triết lý bố trời, mẹ đất của
người Lô Lô. Lễ tế trời đất được tổ chức
trên quả đồi rộng, có đánh trống đồng,
thanh la, thổi kèn vang động trời đất, tạ ơn
trời đất đã phù hộ con người làm ăn, đồng
thời cũng cầu mong năm mới sẽ được trời
đất tiếp tục phù hộ cho con cháu dân bản
sức khỏe và bản làng bình yên.
Lễ cầu mưa được tổ chức ở một số làng
như làng Lô Lô Chải Lũng Cú (huyện Đồng
Văn), làng Lô Lô thị trấn Mèo Vạc vào cuối
tháng 5 âm lịch, trên bãi đất rộng giữa bản.
Lễ vật gồm có: rượu ngô, chó, gà, một
thanh kiếm, một bát nước, bốn chén rượu,
bốn ống hương bằng tre tượng trưng cho
bốn phương trời và trống đồng. Khi hành lễ,
thầy cúng dùng tay phải cầm kiếm nâng lên
hạ xuống, dùng tay trái đánh trống đồng,
miệng cầu khấn hai vị thần Kết dơ và Mít
dơ phù hộ cho mưa thuận gió hòa, mùa
màng tươi tốt, bản làng được yên ổn, dân
làng được no ấm. Cúng xong, dân làng ăn
uống, múa hát xung quanh đàn tế.
4. Văn học dân gian, tri thức dân
gian:
Dân tộc Lô Lô có một vốn văn học dân
gian khá phong phú. Đó là truyện cổ, tục
ngữ, thành ngữ, câu đố, múa dân gian,
nhạc dân gian. Nhiều truyện cổ Lô Lô đã
được xuất bản thành cuốn sách. Dân ca và
những bài hát cúng nghi lễ đều được sáng
tác theo thể thơ 5 chữ. Hầu hết các sinh
hoạt vật chất, tinh thần cũng như nghi lễ
vòng đời từ trước cho đến nay đều được
phản ánh trong dân ca.
Cũng như các dân tộc khác, văn hóa,
văn nghệ Lô Lô được truyền miệng từ thế
hệ này sang thế hệ khác và được lưu lại
trong trí nhớ của mỗi người dân.
- Truyện kể dân gian:
+ Truyện kể dân gian Lô Lô là những
câu chuyện thần thoại, truyền thuyết,
truyện cổ tích, ngụ ngôn, truyện cười.
+ Truyện phản ánh khía cạnh đời sống
trong lao động sản xuất, trong đấu tranh
với thiên nhiên và ngoại xâm.
+ Có những câu chuyện truyền miệng
qua nhiều thế hệ: có 26 câu chuyện cổ
tích của người luôn luôn ở cùng Hà
Giang. Họ có thể thuộc lòng và thường
xuyên kể nhũng câu chuyện dài trong
nhiều đêm hoặc hát.
+ Phần lớn truyện cổ tích Lô Lô đến nay
chịu nhiều ảnh hưởng của người
H’mông, người Dao, người Tày. Tuy
nhiên với đặc điểm ngôn ngữ riêng của
mình, truyện của Lô Lô vẫn bám sát đời
sống, đời thực của xã hội người Lô Lô.
- Dân ca:
+ Tính đến năm 1973, riêng Hà Giang
có 30 bài dân ca của người Lô Lô. Các
bài dân ca này dài nhất có tới 1000 câu,
ngắn nhất là vài chục câu.=> Kho tàng
dân ca của người Lô Lô giàu có và
phong phú
- Múa dân gian: là một loại hình sinh hoạt
không thể thiếu của người Lô Lô. Điệu
múa này được sử dụng trong tang ma,
được người Lô Lô coi như đạo lý làm
người, là lẽ sống của người hiện tại đối
với tổ tiên

V. VĂN HÓA XÃ HỘI:


1. Xã hội:
Trong quan hệ nội tộc người, người Lô
Lô có truyền thống đoàn kết, hòa thuận và
tương trợ lẫn nhau.Các mâu thuẫn phát
sinh trong đời sống đều giải quyết trên tinh
thần hòa giải, cảm thông.
Trong quan hệ với các tộc người láng
giềng, người Lô Lô có quan hệ hài hòa, chủ
yếu thông qua hoạt động buôn bán, trao đổi
tại các phiên chợ.Người Lô Lô có thể nói
thông thạo ngôn ngữ và có nhiều bạn bè,
người quen trong các tộc người ở khu vực
cư trú.Quan hệ hôn nhân hỗn hợp tộc
người giữa người Lô Lô với người Tày,
Nùng, Hmông và người Kinh đã xuất hiện ở
những khu vực cư trú đa tộc người và với
những cá nhân có quan hệ xã hội giao tiếp
rộng.Quan hệ giao lưu văn hóa giữa tộc
người Lô Lô với các tộc người láng giềng
cũng ít nhiều ảnh hưởng đến bản sắc văn
hóa của người Lô Lô.
Các cộng đồng người Lô Lô vẫn có mối
quan hệ mật thiết với họ hàng với đồng tộc
(người Di) ở Trung Quốc.
Người Lô Lô xưa kia có sự phân hóa
giàu nghèo, chỉ diễn ra trong phạm vi làng
bản.
2. Làng bản:
Người Lô Lô định cư thành từng làng
nhỏ. Họ chọn nơi dựng làng là các sườn
đồi, sườn núi, nơi có đất sản xuất, có rừng,
có nguồn nước và tiện giao thông, giao tiếp
cộng đồng và xã hội. Làng thường dựng
cách biệt với làng người Tày và làng người
Mông. Làng người Lô Lô có cây to ở xung
quanh và có rừng cấm ở cạnh. Rừng cấm
có vị trí quan trọng trong đời sống của dân
làng. Đồng bào quan niệm, một măt, rừng
cấm là nơi cư trú cả các thần linh phù hộ
cho cuộc sống và làm ăn của dân làng, mặt
khác rừng cấm giữ nguồn nước ăn và bóng
mát cho con người. Chính vì vậy, đồng bào
Lô Lô coi cây to trong làng và rừng cấm là
thiêng liêng, nghiêm cấm triệt để người dân
vào rừng chặt cây, hái củi, thu hái lâm thổ
sản.
Hệ thống đường làng trước đây chủ yếu
là đường mòn tạm bợ,nhiều khi chỉ là các
bờ ruộng, nương, men theo địa hình của
sườn đồi,sườn núi từ nhà này sang nhà
khác. Đến nay, nhờ Chương trình 135, hệ
thống đường làng của người Lô Lô đã
được đầu tư xây dựng, kết nối với đường
liên thôn, liên xã.
3. Gia đình:
Người Lô Lô có truyền thống phụ hệ,do
đó vai trò của người đàn ông được đề
cao,đặc biệt trong nghi lễ. Gia đình người
Lô Lô gồm có gia đình hạt nhân và gia đình
mở rộng.
Trong gia đình, người đàn ông là trụ cột,
người phụ nữ đóng vai trò quản lý chi
tiêu,chăm sóc gia đình. Trong sinh hoạt
hằng ngày, người Lô Lô rất tôn kính
người già. Tuy nhiên, trong bữa ăn hằng
ngày cha mẹ luôn ngồi ở vị trí cao nhất,
hơn cả ông bà.
Khi có bất hòa phải họp gia đình, có
trưởng tộc tham gia. Việc phân chia tài sản
theo thỏa thuận giữa bố mẹ và các con.
4. Dòng họ:
Dòng họ của người Lô Lô cungc theo
chế độ phụ hệ, bao gồm các gia đình,
thành viên có cùng huyết thống, tính theo
ông cụ tổ bốn đến năm đời. Mối quan hệ
dòng họ rất mật thiết, có sự sắp xếp tôn ti,
trật tự giữa các thế hệ và thứ bậc các chi
trong cùng thế hệ.
Theo nhiều tài liệu nghiên cứu, họ gốc
của người Lô Lô là họ Chi, còn lại là họ của
các dân tộc khác. Mỗi dòng họ thường cư
trú quây quần thành chòm, xóm, có nghĩa
địa riêng, có bộ trống đồng là báu vật. Dòng
họ lớn là dòng họ có từ ba bộ trống đồng
trở lên. Mỗi dòng họ đều có tộc trưởng
chăm lo, thờ cúng, duy trì sự đoàn kết.
VI. PHONG TỤC TẬP QUÁN:
1. Hôn nhân:
Tục lệ hôn nhân của người Lô Lô tuân
thủ nguyên tắc ngoại hôn dòng tộc. Những
người trong họ, trực hệ cùng huyết thống
không được lấy nhau trong 5 đời. Hôn nhân
của người Lô Lô cũng là hôn nhân một vợ,
một chồng bền vững, không có hiện tượng
đa thê, đa phu. Sau hôn lễ, người vợ sang
cư trú bên nhà chồng. Trong hôn nhân, việc
chọn vợ,chọn chồng thường do cha mẹ sắp
đặt. Trước đây thường hay tảo hôn, con trai
15 tuổi trở lên, thạo việc, người Lô Lô biết
cúng bái là có thể lấy vợ; con gái 14-15 tuổi
biết làm nương, biết may vá, thêu thùa là
có thể lấy chồng. Người Lô Lô, thường kết
hôn với người đồng tộc. Trong hôn nhân
của người Lô Lô bà dì có vai trò quan trọng
đầu tiên, sau đó mới là ông cậu.
Tục lệ hôn nhân của người Lô Lô gồm
các nghi lễ chính sau: nghi lễ hỏi tuổi con
gái, nghi lễ thông báo hợp tuổi, nghi lễ ăn
hỏi, nghi lễ đón dâu và cuối cùng là nghi lễ
lại mặt.
- Nghi lễ hỏi tuổi: Nhà trai sang nhà gái
hỏi tuổi cô gái. Tham gia nghi lễ này là
những người họ hàng nhà trai. Lễ vật
mang theo thường là: thuốc lá, chè,
rượu, và đường kính. Nếu nhà gái ưng
thuận việc gả con gái thì sẽ cho nhà trai
biết tuổi con gái.
- Nghi lễ thông báo hợp tuổi- ni vê: Sau
khi nhờ thầy cúng so tuổi giữa tuổi con
trai với tuổi con gái, nếu hợp nhau thì
nhà trai tổ chức nghi lễ thông báo hợp
tuổi. Nếu tuổi của cô gái và chàng trai
không hợp nhau thì nhà trai cũng thông
báo cho nhà gái biết. Lễ vật và nghi lễ
thông báo hợp tuổi gồm rượu, kẹo,
thuốc lá. Sau nghi lễ này, nếu nhà trai
có việc cần như làm ruộng cho kịp thời
vụ, làm nhà mới,… thì bên nhà trai,
thường là mẹ chồng đến nhà gái để xin
phép cho cô dâu tương lai đến giúp việc
dăm ba buổi.
- Nghi lễ ăn hỏi- ni vê rả: Trước khi tổ
chức nghi lễ này, nhà trai đã chọn ngày
lành, tháng tốt, thông báo cho nhà gái
biết trước để hai bên cùng chuẩn bị.
Đến ngày hẹn, đại diện bên nhà trai
gồm 6 người cùng ông mối (qua lồ) đem
lễ vật gồm: chè, đường kính mỗi thứ
một cân, thuốc lá,… sang nhà gái xin
cưới. Đoàn nhà gái tiếp đoàn nhà trai
gồm hai ông bác hoặc chú và bà gì của
cô dâu tương lai.
- Nghi lễ đón dâu: Như đã thỏa thuận,
đoàn nhà trai gồm ông mối, chú rể, phù
rể cùng một số người giúp mang lễ vật
gồm: khoảng 30 đến 50 kg gạo, một tạ
thịt lợn, vài lít rượu, chè, thuốc lá
(khoảng 10 bao), đường kính và tiền
mặt sang nhà gái. Trường hợp nhà trai
nghèo, lễ vật cưới mang đến nhà gái
không đủ như thỏa thuận, ông mối thay
mặt nhà trai thương lượng với đại diện
nhà gái xin được nợ, sau đó nghi lễ đón
dâu vẫn được tiến hành bình thường.
Những lễ vật này được đưa tất cả
xuống bếp để những người phỏ xịch
(hỏa thực) chế biến thức ăn. Sau bữa
cơm thân mật, trịnh trọng tại nhà gái,
đến giờ tốt, nhà trai làm lễ đón dâu, nhà
gái làm lễ đưa cô dâu ra khỏi nhà. Cô
dâu được bố mẹ, cô dì, chú bác tặng
vòng tay, vòng cổ, khăn,…và lúc này cô
dâu cũng được mẹ đẻ trao lại chiếc
vòng bạc quý giá – bảo vật của các thế
hệ trước. Đoàn nhà gái đưa dâu về nhà
chồng nhất thiết phải có hai phù dâu và
ông cậu, ông bà mối và một số người
trong họ hàng nhà cô dâu. Ông cậu cô
dâu chịu trách nhiệm phân công cho
một số thanh niên mang theo một hũ
rượu, một con lợn giống, các loại nông
cụ như cào, cuốc, dao,…và đồ dùng gia
đình như mâm, nồi, bát,…về nhà chồng.
Đoàn nhà trai cử em họ của chú rể
(những người ít tuổi hơn chú rể) để
khiêng đồ của cô dâu mang về nhà
chồng gồm hòm quần áo, chăn màn
mới, vải vóc, chiếu cùng quà mừng.
Trên đường đưa dâu về nhà chồng, sau
khi đã đi được một quãng đường, mọi
người dừng lại ăn uống. Đồ ăn gồm
cơm nắm, thịt, rượu,… do nhà gái
chuẩn bị.
Theo phong tục, cô dâu về nhà chồng
phải có hai tấm chăn làm quà cho bố
mẹ chồng. Khi về đến nhà chồng, cô
dâu được bà dì phái nhà chồng trực tiếp
ra đón ngay từ chân cầu thang lên nhà.
Bà dì bên nhà chồng đón cô dâu phải
dặn dò và hướng dẫn cô dâu thực hiện
các nghi lễ mà cô dâu phải làm khi
bước vào nhà chồng. Các nghi lễ đó là:
trình báo và nhận ma nhà chồng, cô dâu
vào buồng để bà dì làm các nghi thức
nhập phòng. Sau khi thực hiện xong các
nghi lễ cần thiết trong đám cưới, cô dâu
cởi bỏ trang phục cưới, mặc thường
phục ra mời rượu khách, dọn dẹp phục
vụ tiệc cưới. Khách được cô dâu mời
rượu thường chúc mừng lại cô dâu
bằng quà hoặc tiền mặt.
- Lễ lại mặt( khế po gấu): Một hoặc hai
ngày sau ngày cưới, cô dâu và chú rể
trở lại nhà bố mẹ vợ làm lễ lại mặt. Lễ
vật trong lễ gồm một chai rượu, một cân
đường kính, một con gà. Bố mẹ vợ làm
cỗ cúng tổ tiên và mời đôi vợ chồng trẻ
cùng ăn uống thụ lộc. Sau bữa cơm lại
mặt, hai vợ chồng về nhà ở hẳn nhà trai
sinh sống làm ăn.
2. Tập quán tang ma:
Xuất phát từ quan niệm người ta có
xác và có hồn. Khi chết là xác chết, còn
hồn vẫn sống, cho nên làm ma để đưa
xác đi chôn và đưa hồn lên thiên đàng, về
với tổ tiên.
Khi có người chết, người nhà bắn ba
phát súng kíp báo cho dân làng biết, cử
người đi báo họ hàng gần xa; đồng thời
lau rửa cho người sạch sẽ, mặc quần áo
cho người chết và bỏ vào miệng đồng bạc
một hào, để người chết mua đất, mua
nước ở thế giới bên kia. Sau đó mời thầy
cúng về làm lễ gọi hồn cho người chết.
Người Lô Lô quan niệm, khi người còn
sống, hồn có thể đi tha phương cầu thực
ở nhiều nơi, nhiều vùng,…chưa về. Thầy
cúng gọi hồn về để con cháu đưa tiễn linh
hồn lên thiêng đàng, về với tổ tiên. Tiếp
đến là lễ nhập quan. Lễ này được tiến
hành một cách thận trọng- chọn thời gian
không trùng với giờ sinh, ngày sinh của
các thành viên còn sống trong gia đình.
Đồng bào quan niệm, nếu giờ, ngày nhập
quan cho người quá cố mà trùng với giờ
sinh, ngày sinh của thành viên nào trong
nhà thì người đó sẽ chết theo. Quan tài
được làm bằng gỗ mộc, bổ đôi, khoét
rỗng ở giữa. Khi nhập quan, chân của
người chết hướng ra cử chính nhà ở. Sau
khi nhập quan xong, thầy cúng làm lễ đưa
linh hồn người chết đi sang thế giới của
ma. Thầy mo cúng mở đường, hướng
dẫn linh hồn người quá cố từ biệt vợ
chồng, con, cháu, anh chị em ,…và dẫn
linh hồn đi qua nhiều nơi để về thế giới
của tổ tiên. Họ quan niệm rằng làm như
vậy để linh hồn người quá cố không bị lạc
trên đường về với tổ tiên và không thể
quay về làm hại con cháu. Kèm theo nghi
lễ đưa linh hồn là nghi lễ chia của cho
người chết. Trong thời gian linh cữu quàn
tại nhà, người nhà cúng cơm ngày ba
bữa: sáng, trưa, chiều tối. Đưa tang và hạ
huyệt cũng là những thời điểm được
người Lô Lô quan tâm chọn kĩ lưỡng sao
cho không trùng với ngày giờ sinh, cưới,
làm nhà,…của người còn sống. Người Lô
Lô đưa quan tài ra cửa chính, trên quan
tài phủ miếng vải mộc màu trắng. Theo
tập quán nguời Lô Lô, con rể và cháu trai
trong gia đình là những người trực tiếp
khiêng quan tài xuống cầu thang và
khiêng quan tài ra tới huyệt. Trên đường
ra huyệt, thầy mo luôn đi ngay sau quan
tài, vừa đi vừa khấn, dẫn đường cho linh
hồn người chết đi ra nơi chôn cất và về
thế giới ma của tổ tiên họ.
Nét đặc trưng trong tang lễ của người
Lô Lô là tục sử dụng trống đồng. Khi thi
hài còn quàn trong nhà, người ta đánh
trống khi múa ma để tỏ lòng thương xót
của người còn sống đối với người chết và
tiễn đưa linh hồn người chết về thế giới
bên kia- một địa danh ở Phú Linh (Trung
Quốc). Trai, gái vừa múa, vừa hát đối
đáp. Họ hát về các địa danh mà tổ tiên
của họ đã từng sống, diễn tả lại những
sinh hoạt trong đời sống của người Lô Lô
từ khi còn ấu thơ (đánh quay, nhảy sạp,
cuốc nương, trồng lúa) cho đến khi về
già.

VII. XU THẾ BIẾN ĐỔI:


Về vấn đề kinh tế: Việc chuyển dịch cơ
cấu kinh tế cây trồng, vật nuôi của người
Lô Lô đang diễn ra nhưng còn chậm do đặc
điểm địa hình thổ nhưỡng không phù hợp
với nhiều giống cây con mới, chăn nuôi trâu
bò đã chuyển từ sức kéo sang sản xuất
nông nghiệp, chuyển sang kinh doanh
nhưng quy mô chưa lớn.
Tại địa bàn cư trú khu vực thị trấn , người
Lô Lô đã nhanh chóng chuyển đổi cơ cấu
cây trồng và mở rộng các ngành nghề mới
như xây dựng, làm thuê, buôn bán, dịch vụ,
tác động kinh tế thị trường đã thay đổi cơ
bản diện mạo kinh tế người Lô Lô.
Trong bối cảnh kinh tế biên mậu phát
triển mạnh quan hệ mua bán, trao đổi nông
sản, vật dụng phục vụ sản xuất tiêu dùng
của người Lô Lô cũng gia tăng.
Tuy kinh tế của người Lô Lô có những
chuyển biến tích cực nhưng các yếu tố như
vị trí địa lí, chất lượng nguồn nhân lực là
những rào cản thách thức đối với phát triển
kinh tế của họ.
- Về xã hội: Tác động của nền kinh tế thị
trường đã chi phối và làm thay đổi
phương thức mưu sinh truyền thống,
ảnh hưởng không nhỏ đến quan hệ tộc
người Lô Lô.
Nếu trước đây, sự tương trợ của cộng
đồng trong hoạt động sản xuất như đổi
công lao động đóng vai trò quan trọng
thì nay đã mờ nhạt.
Các quan hệ xã hội hiện nay của dân
tộc Lô Lô mở rộng với nhiều tộc người
không cùng chung cư trú. Sự thay đổi
trong quan hệ tộc người bênh cạnh mặt
tích cực cũng có những yếu tố tiêu cực
trong quan hệ kinh tế (đi làm thuê bên
kia biên giới) nhất là vấn đề an ninh trật
tự và vấn đề quản lí bảo vệ lợi ích của
người lao động. Ngoài việc mở rộng
quan hệ với nhiều cộng đồng, tộc người
cũng khiến mạng lưới xã hội của người
Lô Lô năng động.
- Về văn hóa: Người Lô Lô là một trong
số các dân tộc vẫn còn bảo lưu những
đặc trưng của văn hóa tộc người. Tuy
nhiên, do quá trình cộng cư diễn ra
mạnh cũng như tác động của nền kinh
tế thị trường, quá trình toàn cầu hóa, hội
nhập, việc giữ gìn văn hóa truyền thống
của người Lô Lô đang gặp những khó
khăn nhất định.
Cùng với việc duy trì bản sắc, người Lô
Lô cũng tiếp thu một số yếu tố văn hóa
của các tộc người khác ở trong vùng.
Việc trao đổi sản phẩm, văn hóa tinh thần
của tộc người như các bài cúng theo hình
thức chuyển khẩu không được ghi chép
và có nguy cơ thất truyền. Ngoài ra một
số điệu hát, điệu múa trong sinh hoạt
hằng ngày cũng như một số các loại nhạc
cụ truyền thống không còn sử dụng trong
đời sống hiện nay.
Qúa trình hội nhập và toàn cầu hóa đã
đem lại những biến đổi sâu sắc trong
nhiều lĩnh vực của đời sống tộc người Lô
Lô, giúp người dân nâng cao chất lượng
cuộc sống nhưng cũng tiềm ẩn những
nguy cơ tiêu vong giá trị văn hóa truyền
thống của họ.
Đây là những vấn đề cần được nhà nước
đặc biệt quan tâm để phát triển kinh tế xã
hội của tộc người Lô Lô một cách bền
vững.

You might also like