You are on page 1of 1

SANG THU - HỮU THỈNH:

Thi phẩm “Sang thu” được sáng tác bởi Hữu Thỉnh vào thu 1977 đã thể hiện cảm nhận
tinh tế của tác giả về vẻ đẹp thiên nhiên với những bước chuyển mình từ hạ sang thu, mà
mở đầu là những tín hiệu phút giao mùa thông qua khổ thơ đầu (1). “Sang thu” là một
khoảng khắc đặc biệt của thiên nhiên, là khi hạ chưa kịp đi mà hương thu đã lặng lẽ đến
(2). Mở đầu cho thu trong thơ Hữu Thỉnh không phải hương cốm thơm lừng hay hương
hoa sữa ngạt ngào trên phố mà là một mùi hương gần gũi, bình dị nhưng lại mới mẻ:
“Bỗng nhận ra hương ổi
Phả vào trong gió se”
(3). Từ “Bỗng” được đặt ở đầu câu thơ đã diễn tả một cảm giác đột ngột, ngỡ ngàng của
nhân vật trữ tình (4). “Hương ổi” đi liền với động từ mạnh “Phả” đã được sử dụng đầy đắc
địa, diễn tả một làn hương ngào ngạt, sánh đậm, đồng thời đưa ta về không gian thân thuộc
của làng quê Bắc Bộ trong miền thơ ấu của mỗi người với những khu vườn, lối ngõ sum
suê cây trái.., làn “hương ổi” đã trở thành một phong bị riêng trong thơ thu Hữu Thỉnh (5).
Tín hiệu thứ hai đã được Hữu Thỉnh lựa chọn cho khoảng khắc giao mùa không gì khác
ngoài làn “gió se” đặc trưng (6). Gió se là ngọn gió heo mây đặc trưng của đất Bắc vào
thu, mang theo chút se lạnh đủ để lại một thoáng rùng mình trên da thịt và chút xao động
nơi tâm hồn (7). Làn gió se đã làm dịu đi cái oi ả của nắng hạ còn níu lại trong không gian
và khiến cho hương ổi càng thêm sánh đậm, ngọt ngào (8). Nhưng dường như những làn
hương thơm được gió trưng cất vẫn chưa đủ để đánh giá cho khoảng khắc giao mùa, khi
nhà thơ đã tìm đến màn sương đầu ngõ:
“Sương chùng chình qua ngõ
Hình như thu đã về”
(9). Những cảm nhận của tác giả đã có sự chuyển đổi từ khứu giác, xúc giác đến thị giác
(10). Nghệ thuật nhân hóa qua từ láy “chùng chình” đã gợi dáng vẻ lãng đãng như cố tình
chậm lại, một khoảng đầy lưu luyến của sương thu khi hạ đã sắp qua (11). Vốn thuộc lớp
từ láy giàu khả năng gợi hình, kết hợp cụm từ “qua ngõ” đã gợi liên tưởng những đường
làng, ngõ xóm thân quen hay còn là con ngõ của thời gian, cầu nối giữa hai mùa thu-hạ
(12). Trong giây phút giao mùa, nhà thơ đã giật mình đầy bối rối: “Hình như thu đã về”

You might also like