You are on page 1of 1

KHỔ 1: TÍN HIỆU KHI SANG THU

Những tín hiệu đầu tiên của mùa thu đã được thể hiện tinh tế ở khổ 1 bài thơ “Sang thu” của tác giả Hữu Thỉnh (1). Mở đầu
bài thơ là cảm giác bất ngờ, đột ngột có phần ngỡ ngàng của tác giả khi nhận ra những dấu hiệu đầu tiên của mùa thu “Bỗng nhận
ra hương ổi”, điều đó được nhà thơ bằng nhiều giác quan và sự rung động tinh tế. (2) Tín hiệu đầu tiên để tác giả nhận ra mùa thu là
“hương ổi” – một thứ hương thơm dân dã, mộc mạc, đặc trưng của các làng quê Bắc Bộ lúc cuối hạ đầu thu, hương thơm ấy “phả”
vào trong gió thoảng bay trong không gian.(3) Từ “phả” là một động từ mạnh gợi cảm giác hương ổi như đặc sánh lại, đậm đà gợi
sự vận động nhẹ nhàng, êm dịu của làn gió hương, nó ngào ngạt, nồng nàn lan tỏa trong không gian, đánh thức cả một làng quê
yên bình.(4) Dấu hiệu của mùa thu còn được cảm nhận bằng xúc giác qua hình ảnh “gió se”. (5) “Gió se” là gió heo may, hanh khô, se
lạnh, nó đưa hương mùa thu tràn ngập khắp không gian và tràn cả vào giác quan của thi nhân. (6) Không chỉ cảm nhận mùa thu
bằng khứu giác, xúc giác mà nhà thơ còn cảm nhận màn sương thu trong phút giao mùa bằng thị giác. (7) Màn sương hình như cũng
muốn tận hưởng trọn vẹn khoảnh khắc vào thu nên chùng chình chưa muốn dời chân: “Sương chùng chình qua ngõ”. (8) Từ láy
“chùng chình” gợi tả làn sương mỏng, mềm mại, giăng mắc nơi đường thôn ngõ xóm giống như một thiếu nữ duyên dáng trong bộ
váy trắng đang cố tình thướt tha nơi đầu ngõ.(9) Đồng thời, tác giả sử dụng phép nhân hóa “Sương chùng chình qua ngõ” khiến làn
sương thu hiện lên như một con người với tâm trạng: bâng khuâng, lưu luyến, bịn rịn, ngập ngừng đang cố ý đi chậm lại như chờ
đợi ai hay mong ngóng điều gì. (10) Hình ảnh “ngõ” ở đây vừa là hình ảnh thực lại vừa là hình ảnh ẩn dụ. (11) Với hình ảnh thực, ngõ
là con đường, lối đi nhỏ trong khu dân cư, nhưng với lớp nghĩa ẩn dụ, đó lại là ngõ thời gian thông giữa hai mùa, chuyển tiếp từ hạ
sạng thu.(12) Dù tác giả đã huy động hết mọi giác quan để cảm nhận những tín hiệu của mùa thu nhưng nó vẫn rất mơ hồ, nhẹ
nhàng nên nhà thơ vẫn băn khoăn tự hỏi: “Hình như thu đã về”. (13) Tình thái từ “Hình như” với câu hỏi tu từ như diễn tả tâm
trạng ngữ ngàng, bâng khuâng xao xuyến của nhà thơ vì thu sang nhẹ nhàng quá, dịu dàng quá, duyên dáng quá. (14) Như vậy, bằng
những giác quan (khứu giác, xúc giác, thị giác) và bằng tâm hồn nhạy cảm, tác giả đã diễn tả cảm xúc ngỡ ngàng, bâng khuâng của
tác giả khi đón nhận sứ giả đầu tiên của mùa thu, từ đó cảm nhạn được tậm hồn nhạy cảm của một tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc
sống.(15)

You might also like