You are on page 1of 7

GIẢI BÀI TẬP ĐỊNH GIÁ DOANH NGHIỆP

BÀI 1:
1. Ước tính βu của công ty khi không có đòn bẩy nợ
βL= βu * [1 + (1-t)*D/E]  βu= βL / [1 + (1-t)*D/E]
Áp dụng công thức vào 4 công ty, βu của 4 công ty lần lượt là 0.885; 0.947; 0.771;
0.725
β là hệ số rủi ro của doanh nghiệp. βu là hệ số rủi ro của doanh nghiệp khi không có đòn
bẩy nợ, nghĩa là rủi ro chỉ do đặc điểm sản phẩm dịch vụ và bản chất đòn bẩy hoạt động
của doanh nghiệp gây ra.
2. Giả sử bây giờ D đang dự định tăng tỷ lệ Nợ/Vốn CSH lên đến 35%. Hệ số
beta mới của công ty này sẽ là bao nhiêu?
βL= βu * [1 + (1-t)*D/E] = 0.725 * [1+(1-22%)*35%] = 0.923
3. Nếu bạn định giá một công ty đang hoạt động trong lĩnh vực sản xuất đồ gỗ
mỹ nghệ để phát hành cổ phiếu lần đầu, bạn sẽ sử dụng hệ số beta nào? (Giả
sử công ty đang dự định có tỷ trọng nợ/vốn CSH mục tiêu lên 42%).
Hệ số βu của doanh nghiệp thuộc lĩnh vực đồ gỗ mỹ nghệ:
= (βu-A + βu-B + βu-C + βu-D)/4 = 0.832
Hệ số beta của doanh nghiệp cần định giá:
βL= βu * [1 + (1-t)*D/E] = 0.832 * [1+(1-22%)*42%] = 1.105
BÀI 2:
1. Tính hệ số beta vốn chủ sở hữu của công ty?
β = (1.5*1500+1.3*2200+1.9*1200)/(1500+2200+1200) = 1.508
2. Beta của công ty nếu công ty dừng kinh doanh mảng phần mềm
a) Trường hợp trả cổ tức cho cổ đông
β = (1.5*1500+1.9*1200)/(1500+1200) = 1.678
b) Trường hợp giữ lại tái đầu tư cho công ty
β = (1.5*1500+0*2200+1.9*1200)/(1500+2200+1200) = 0.924
3. Để định giá mảng phần mềm, dùng beta của chính mảng đó: 1.3
BÀI 3:
1. Tỉ trọng nợ và vốn CSH theo giá trị thị trường:
D 200 200
= = =86.21 %
E+ D 200+32∗1 232
E 32 32
= = =13.79 %
E+ D 200+32∗1 232

Tỉ trọng nợ và vốn CSH theo giá trị sổ sách:


D 180 180
= = =87.8 %
E+ D 180+ 25 205
E 25 25
= = =12.2%
E+ D 180+ 25 205
2. Chi phí vốn CSH
Ke = Rf + β.(Rm – Rf) = 7% + 1.05 * 6% = 13.3%
3. Chi phí Nợ sau thuế
Kd.(1-t) = 7.5% * (1-22%) = 5.85%
4. Chi phí vốn bình quân gia quyền
E D
WACC= K E . + K D . (1−t ) =13.3 % ×13.79 % +5.85 % × 86.21%=6.87 %
E+ D E+ D
BÀI 4:
1. Ước tính dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu năm 2012 và 2013.
FCFE2012 = LN ròng – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động
- (Nợ mới – Nợ cũ)] = 250.875 – [(16.5 – 15.5) + (175 – 175) - (200 – 180)] = 269.875
FCFE2013 = LN ròng – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động - (Nợ
mới – Nợ cũ)] = 190.125 – [(19.5 – 16) + (240 – 175) - (210 – 200)] = 131.625
2. Ước tính dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu năm 2013 nếu vốn lưu động duy trì
không đổi bằng tỷ lệ phần trăm vốn lưu động so với doanh thu năm 2012
Vốn lưu động năm 2013 = (VLĐ 2012 / Doanh thu 2012) * Doanh thu 2013 =
(175/800)*950 = 207.8125
FCFE2013 = LN ròng – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động - (Nợ
mới – Nợ cũ)] = 190.125 – [(19.5 – 16) + (207.8125 – 175) - (210 – 200)] = 163.8125
3. Ước tính dòng tiền tự do của công ty X năm 2012, 2013
FCFF2012 = EBIT (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động]
= 334.5 (1- 83.625/(334.5-0)) – [(16.5 – 15.5) + (175 – 175)] = 249.875
FCFF2013 = EBIT (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động]
= 253.5 (1- 63.375/(253.5-0)) – [(19.5 – 16) + (240 – 175)] = 121.625
BÀI 5:
1. Ước tính dòng tiền tự do vốn chủ sở hữu năm 2012 và 2013.
FCFE2012 = LN ròng – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động - (Nợ
mới – Nợ cũ)] = 1505.625 – [(710 – 590) + (92 – 40) - (2000 – 1750)] = 1583.625
FCFE2013 = LN ròng – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) +Thay đổi vốn lưu động - (Nợ
mới – Nợ cũ)] = 1386 – [(760 – 596) + (370 – 92) - (2200 – 2000)] = 1144
2. Ước tính dòng tiền tự do của công ty năm 2012, 2013
FCFF2012 = EBIT (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động]
= 2177.5 (1- 501.875/(2177.5-170)) – [(710 – 590) + (92 – 40)] = 1461.125
FCFF2013 = EBIT (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn – Khấu hao) + Thay đổi vốn lưu động]
= 2020 (1- 462/(2020-172)) – [(760 – 596) + (370 – 92)] = 1073
3. Giả sử doanh thu và tất cả các chi phí (bao gồm khấu hao và các khoản chi
tiêu TS dài hạn) tăng ở mức 6.5%, và rằng vốn lưu động duy trì không đổi
trong năm 2014. Ước tính FCFE và FCFF năm 2014. (Công ty được giả định
đang đạt mức đòn bẩy tài chính tối ưu).
Công ty đang đạt mức đòn bẩy tài chính tối ưu  công ty duy trì mức tỉ lệ nợ và
vốn chủ sỡ hữu không đổi giống như năm 2013  để tỉ lệ nợ và vốn chủ sỡ hữu không
đổi, công ty tài trợ cho phần nhu cầu đầu tư tăng thêm với tỉ lệ nợ và chủ sỡ hữu không
đổi
FCFF2014 = EBIT2014 (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn2014– Khấu hao2014)+Thay đổi vốn lưu động]
= EBIT2013 (1+6.5%) (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn 2013*(1+6.5%) – Khấu
hao2013*(1+6.5%)) +Thay đổi vốn lưu động]
= 2020 * (1+6.5%) (1-25%) – (760 – 596)*(1+6.5%) – 0 = 1438.815
FCFE2014 = LNR2014– [(Chi DH2014 – Khấu hao2014) + Thay đổi vốn lưu động]*tỉ lệ vốn CSH
= LNR2013 (1+6.5%) – [(Chi DH2013*(1+6.5%) – KH2013*(1+6.5%)) + ∆VLĐ]*tỉ lệ vốn CSH
= 1386 * (1+6.5%) – [(760 – 596)*(1+6.5%) + 0]*[(28*75)/(28*75+2200)] =
1390.791
4. Câu trả lời cho câu hỏi (c) sẽ như thế nào nếu công ty dự tính tăng tỷ lệ Nợ
của nó trong năm 2014 bằng các tài trợ 75% các khoản chi tiêu TS dài hạn
thuần thông qua vay nợ mới?
FCFF2014 = EBIT2014 (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn2014-Khấu hao2014) + Thay đổi vốn lưu động]
= EBIT2013 (1+6.5%) (1-t) – [(Chi đầu tư dài hạn 2013*(1+6.5%) – Khấu
hao2013*(1+6.5%))] – Thay đổi vốn lưu động
= 2020 * (1+6.5%) (1-25%) – (760 – 596)*(1+6.5%) – 0 = 1438.815

FCFE2014 = LNR2014– [(Chi DH2014 – Khấu hao2014) + Thay đổi vốn lưu động]*tỉ lệ vốn CSH
= LNR2013 (1+6.5%) – [(Chi DH2013*(1+6.5%) – KH2013*(1+6.5%)) + ∆VLĐ]*tỉ lệ vốn CSH
= 1386 * (1+6.5%) – [(760 – 596)*(1+6.5%) – 0]*(1-75%)= 1432.425
BÀI 6:
1. Giá trị vốn hóa thị trường = Gía trị thị trường của vốn chủ sỡ hữu = 50*19.16 =
$958 triệu
2. FCFF1 = EBIT (1-t) – [(Chi dài hạn – KH) + thay đổi vốn lưu động]
= 126 (1-25%) – [(460.3 -438.4 -42) + (73.6-70.1)] = 111.1
3. WACC = 12% * [958/(958+210)]+8%(1-25%)[210/(210+958)] = 10.92%
4. V0 = FCFF1/(WACC – g) = 111.1/(10.92%-5%)= 1876.69
5. FCFE1 = 82.5 – [(460.3 -438.4 -42) + (73.6-70.1) - (210-200)] = 109.1
Giá trị vốn chủ sỡ hữu của DN = FCFE1/(KE – g) = 109.1/(12%-5%) = 1558.57
Giá mỗi cổ phiếu = 1558.57 triệu $/50 triệu cổ phiếu = $31

BÀI 7:
1. Ước tính dòng tiền kỳ vọng của vốn chủ sở hữu từ năm 2015 đến 2019, giả sử
các chi tiêu TSCĐ và khấu hao tăng trưởng bằng với mức tăng của thu nhập

FCFE = Lợi nhuận ròng – [(Chi dài hạn – Khấu hao) + ∆VLĐ]* tỉ lệ VCSH

Từ năm 2015 đến năm 2019:


Lợi nhuận ròng năm t = Lợi nhuận ròng năm t-1 * (1+14%)
Lợi nhuận ròng năm 2014 = 2020 * 7 triệu cổ phiếu = 14140
Chi dài hạn năm t = Chi dài hạn năm (t – 1) * (1+14%)
Khấu hao năm t = Khấu hao năm (t-1) * (1+14%)
Thay đổi vốn lưu động = Vốn lưu động năm t – Vốn lưu động năm (t-1)
= 50%. Doanh thu năm t – 50% Doanh thu năm (t-1)
Doanh thu năm t = Doanh thu năm t-1 * (1+6%)
Tỉ lệ vốn chủ sở hữu = 90% (= 1 – 10%)

Thay các chỉ tiêu vào công thức tính FCFE, có FCFE từ năm 2015 đến 2019
(xem bảng trong file excel)
2. Ước tính giá trị cuối kỳ dự báo/cổ phiếu (cuối năm 2019). Biết rằng các công
ty tăng trưởng ổn định trong lĩnh vực kinh doanh mà Công ty Bình Minh
đang hoạt động có các khoản chi tiêu TSCĐ bằng 150% khấu hao, và duy trì
vốn hoạt động ở mức 25% doanh thu.

Tương tự câu 1 tính FCFE của năm 2020, lưu ý các tốc độ tăng trưởng trong giai
đoạn ổn định (từ năm 2020 trở đi có thay đổi)
Giá trị cuối kỳ dự báo: V2019 = FCFE2020/(KE – g)
(xem bảng excel)
3. Ước tính giá trị mỗi cổ phiếu ngày hôm nay, trên cơ sở mô hình FCFE
 Giá trị doanh nghiệp theo mô hình FCFE
FCFE2015 FCFE2016 FCFE2017 FCFE 2018 FCFE 2019 V 2019
V= 1
+ 2
+ 3
+ 4
+ +
(1+ K E ) (1+ K E )5
5
(1+ K E ) (1+ K E ) (1+ K E ) (1+ K E )

 Giá trị mỗi cổ phiếu = V/ số cổ phiếu

BÀI 4 (tham khảo)


1. Trên cơ sở các số liệu năm 2006, tính tốc độ tăng trưởng thu nhập kỳ vọng ?
Cách làm 1:
Giá trị nợ = Tổng tài sản * 50% = 1500 tỷ
Giá trị vốn CSH = 1500 tỷ
Thu nhập ròng = (EBIT – lãi vay)(1-t) = (1000 – 1500*6%)(1-25%) = 682.5
ROE = thu nhập ròng/ vốn CSH = 682.5/1500 = 45.5%
Tỉ lệ trả cổ tức = 50%  tỉ lệ tái đầu tư 50%
Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng = ROE * tỉ lệ tái đầu tư = 45.5% * 50% = 22.75%
Cách làm 2
EBIT (1-t)/Sales = 1000 (1-25%)/5000 = 15%
Vòng quay tài sản = doanh thu/tổng tài sản = 5000/3000 = 5/3
ROA = 15% * 5/3 = 25%
Tỉ lệ tái đầu tư = 50%
Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng g = tỉ lệ tái đầu tư * [ROA + D/E*(ROA – Kd*(1-t)] =
50%*[25%+1*(25%-6%(1-25%))] = 22.75%
2. Giả sử rằng chỉ tiêu tỷ lệ vòng quay tài sản duy trì không đổi, tính tốc độ tăng
trưởng thu nhập kỳ vọng sau khi thực hiện cắt giảm giá vào năm 2007 ?
Lợi nhuận trước lãi, sau thuế = EBIT(1-t)/Doanh thu = 7.5%
Vòng quay tài sản = 5/3
ROA = 7.5%*5/3 = 12.5%
Tỉ lệ tái đầu tư = 50%
Tốc độ tăng trưởng kỳ vọng g = tỉ lệ tái đầu tư * [ROA + D/E*(ROA – Kd*(1-t)] =
50%*[12.5%+1*(12.5%-6%(1-25%))] = 10.25%
3. Tỷ lệ vòng quay tài sản phải tăng bao nhiêu để quay trở lại tốc độ tăng
trưởng năm 2006?
Vòng quay tài sản = ROA ban đầu / tỉ suất lợi nhuận trên doanh thu = 25%/7.5% = 3.33

You might also like