You are on page 1of 18

TRƯỜNG ĐẠI HỌC VĂN LANG

KHOA KINH DOANH THƯƠNG MẠI

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG


DOANH NGHIỆP CỦA UNILEVER

DANH SÁCH THÀNH VIÊN NHÓM LOVELY


Nguyễn Hoàng Nhật Quyên – 187TM12936 – K24C07
Ngô Thị Thúy Vân – 187TM13076 – K24C07
Huỳnh Gia Huy – 187TM12788 – K24C07
Nguyễn Nhật Hồng – 187TM12783 – K24C07
Lê Thị Cẩm Tiên – 187TM17905 – K24C08
Nguyễn Thị Yến Nhi – 187TM12893 – K24C08
Nguyễn Vũ Hạ Vy – 187TM23509 – K24C08

KINH TẾ THƯƠNG MẠI  24C-02


Contents
Giới thiệu về Unilever...................................................................................................................................................... 2
Giới thiệu chung.......................................................................................................................................................... 2
Lịch sử hình thành...................................................................................................................................................... 2
1885 - 1899: Đổi mới sản xuất, phong cách thế kỷ 19...........................................................................................2
1900 - 1909: Trọng tâm mới, tập trung vào nguyên liệu thô..................................................................................2
1910 - 1919: Một thập niên thay đổi....................................................................................................................... 3
1920 - 1929: Unilever được thành lập.................................................................................................................... 3
1930 - 1939: Vượt qua khó khăn............................................................................................................................ 4
1940 - 1949: Tập trung vào nhu cầu địa phương...................................................................................................4
1950 - 1959: Sự bùng nổ tiêu dùng hậu chiến.......................................................................................................4
1960 - 1969: Thời kỳ tăng trưởng........................................................................................................................... 5
1970 - 1979: Đa dạng hóa trong một môi trường khắc nghiệt...............................................................................5
1980 - 1989: Tập trung vào hoạt động cốt lõi........................................................................................................6
1990 - 1999: Tái cơ cấu và hợp nhất..................................................................................................................... 6
2000 - 2009: Lập ra những con đường mới...........................................................................................................7
2010 - đến nay: Phát triển bền vững...................................................................................................................... 7
Logo............................................................................................................................................................................ 8
Tầm nhìn và sứ mệnh............................................................................................................................................... 11
Tầm nhìn.............................................................................................................................................................. 11
Sứ mệnh............................................................................................................................................................... 11
Sản phẩm...................................................................................................................................................................... 11
Sản phẩm cho gia đình............................................................................................................................................. 11
Sản phẩm chăm sóc cá nhân................................................................................................................................... 11
Thực phẩm............................................................................................................................................................... 11
Mục tiêu......................................................................................................................................................................... 11
Mục tiêu kinh doanh quan trọng nhất....................................................................................................................... 11
Mục tiêu kinh doanh cơ bản lâu dài.......................................................................................................................... 11
Hoạt động kinh doanh của Unilever tại thị trường Việt Nam.........................................................................................12
Cơ cấu tổ chức tập đoàn Unilever............................................................................................................................ 13
Cơ cấu tổ chức nhân lực.......................................................................................................................................... 14
Chính sách thương mại............................................................................................................................................ 14
Đối tác....................................................................................................................................................................... 15
Đối thủ...................................................................................................................................................................... 15
Thành tựu và hướng đi mới........................................................................................................................................... 16
Thành tích................................................................................................................................................................. 16
Hướng đi mới trong vòng 10 năm............................................................................................................................. 18
Giới thiệu về Unilever
Giới thiệu chung
- Unilever là một trong những công ty đa quốc gia hàng đầu thế giới, được Anh và
Hà Lan thành lập, chuyên về các sản phẩm chăm sóc cá nhân, chăm sóc gia đình
và thực phẩm. Ra đời năm 1930 từ sự sáp nhập của 2 doanh nghiệp là Lever
Brothers (công ty sản xuất xà bông tại Anh) và Magarine Unie (doanh nghiệp sản
xuất bơ thực vật ở Hà Lan), trụ sở chính của doanh nghiệp Unilever hiện nay được
đặt tại 2 nơi là London và Rotterdam. Hiện đang hoạt động tại hơn 190 quốc gia
và vùng lãnh thổ với trên 400 thương hiệu được ra mắt.
- Bắt đầu hoạt động kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995. Unilever Việt Nam
thực chất là tập hợp của ba công ty riêng biệt : Liên doanh Lever Việt Nam có trụ
sở tại Hà Nội, Elida P/S tại Thành phố Hồ chí Minh và Công ty Best Food cũng
đặt tại thành phố Hồ Chí Minh.
Lịch sử hình thành

1885 - 1899: Đổi mới sản xuất, phong cách thế kỷ 19

 Vào cuối thế kỷ 19, tại Oss ở Brabant, Hà Lan, Jurgens và Van den Bergh – hai
doanh nghiệp gia đình của các thương nhân buôn bán bơ – có các hoạt động xuất
khẩu rất phát triển vào Vương Quốc Anh.

 Vào đầu thập niên 1870, họ quan tâm đến một sản phẩm mới làm từ mỡ và sữa bò
– bơ margarine – mà họ nhận thấy là có thể sản xuất hàng loạt như một sản phẩm
thay thế rẻ tiền cho bơ.

 Sau đó, ở miền bắc Anh Quốc vào giữa thập niên 1880, một doanh nghiệp gia đình
thành công bán sỉ thực phẩm điều hành bởi William Lever bắt đầu sản xuất một
loại xà phòng gia dụng mới. Sản phẩm này chứa dầu dừa khô hoặc dầu hạt thông,
giúp tạo bọt dễ hơn so với xà phòng truyền thống làm từ mỡ động vật. Lúc đó,
Lever đặt cho xà phòng này một cái tên thương hiệu – Sunlight – và bán sản phẩm
trong túi đặc trưng.

1900 - 1909: Trọng tâm mới, tập trung vào nguyên liệu thô
 Vào nửa đầu thế kỷ 20, các doanh nghiệp sản xuất margarine và xà phòng bắt đầu
xâm nhập sâu hơn vào thị trường của nhau.
 Sự cạnh tranh và chi phí nguyên liệu thô tăng cao bất ngờ dẫn đến nhiều công ty
thành lập các hiệp hội, tăng cường lợi ích của họ và tự bảo vệ mình chống lại sự
độc quyền của các nhà cung cấp.
 Với nguồn cung dầu và mỡ khó đáp ứng nhu cầu tạo ra bởi hoạt động sản xuất xà
phòng và margarine phát triển nhanh, các công ty tiền thân của Unilever, bắt đầu
tập trung vào việc đảm bảo nguồn nguyên liệu thô ổn định.
1910 - 1919: Một thập niên thay đổi

 Thị trường xà phòng Vương Quốc Anh đạt đến điểm bão hòa, do đó Lever
Brothers tập trung vào các hoạt động mua lại.
 Đồng thời nhu cầu về margarine tiếp tục tăng cao và Lever Brothers, Jurgens và
Van den Bergh quan tâm hơn đến việc sản xuất nguyên liệu thô. Điều kiện thị
trường khó khăn cũng dẫn đến sự phát triển mạnh hơn của các hiệp hội thương
mại. Khi công nghệ mới được phát minh để làm cứng dầu cá voi, các doanh
nghiệp hợp nhất trong Whale Oil Pool để điều phối hoạt động phân phối mặt hàng
mới quan trọng này.
 Nhưng đám mây chiến tranh đang hình thành. Thế Chiến I bắt đầu có tác động lớn,
trước tiên là tăng nhu cầu về xà phòng và margarine - quân nhu quan trọng thời
chiến - và thứ hai là sự can thiệp của chính phủ Anh và Đức, đặt ngành dầu và mỡ
dưới sự kiểm soát của chính phủ một cách hiệu quả.

1920 - 1929: Unilever được thành lập

 Đến cuối thập niên 1920 Jurgens sở hữu các nhà máy margarine ở Scotland,
Ireland và Anh Quốc và Lord Leverhulme kiểm soát 60% sản lượng xà phòng ở
Vương Quốc Anh.
 Nhưng trong thập niên này thị trường margarine gặp khó khăn khi nhu cầu từ thị
trường giảm và giá cả sản phẩm bơ ngày càng rẻ hơn.
 Trước khi qua đời vào năm 1925, nhà sáng lập Lever Brothers, Lord Leverhulme
lập ra một số công ty tư nhân gồm có một số doanh nghiệp chuyên về nông sản từ
điền trang ông mới mua ở Western Isles thuộc Scotland. Nhiều công ty trong số
này, bao gồm Mac Fisheries Ltd, sau này được mua bởi Lever Brothers.
 Đến cuối thập niên, trang sử mới về cái tên Unilever chính thức bắt đầu. Ban đầu,
Jurgens và Van den Bergh hợp nhất với nhau để thành lập Margarine Unie. Hai
năm sau đó, Margarine Unie kết hợp với Lever Brothers để thành lập Unilever,
một trong những hoạt động sáp nhập lớn nhất thời đó.

1930 - 1939: Vượt qua khó khăn

 Thập niên 1930 là một thập niên khó khăn – bắt đầu bằng cuộc Đại Khủng Hoảng
và kết thúc bằng một cuộc thế chiến mới.
 Những điều kiện này, thúc đẩy quá trình sáp nhập trở nên cấp bách hơn nữa. Tại
Vương Quốc Anh Unilever cắt giảm 50 công ty sản xuất xà phòng để tập trung
vào các thương hiệu chiến lược, trong khi ở Châu Âu, nhiều quốc gia ra sức bảo
hộ hoạt động sản xuất bơ địa phương thông qua thuế hàng hóa và hạn mức sản
xuất. Kết quả cuối cùng Unilever cắt giảm các nhà máy sản xuất margarine và mỡ
ăn từ 10 còn 5.
 Nhưng mặc dù có suy thoái, hoạt động kinh doanh tiếp tục mở rộng: một là nhờ
vào sự phát triển các sản phẩm mới trong các thị trường đã có, và hai là nhờ vào
việc mua lại các công ty để mở rộng thị trường mới như thực phẩm đông lạnh và
thực phẩm ăn liền.

1940 - 1949: Tập trung vào nhu cầu địa phương

 Trong những năm chiến tranh Unilever sụp đổ, với các doanh nghiệp ở lãnh thổ
Đức và Nhật chiếm đóng bị cô lập khỏi Luân Đôn và Rotterdam.
 Điều này dẫn đến sự phát triển một cơ cấu công ty trong đó các doanh nghiệp
Unilever địa phương hoạt động với mức độc lập cao và tập trung vào nhu cầu của
các thị trường địa phương.
 Sau chiến tranh, Unilever bị mất lợi ích ở Đông Âu với việc quốc hữu hóa và sự
kiểm soát của Liên Xô. Thị trường Trung Quốc cũng bị ảnh hưởng theo cách
tương tự.
 Nhưng trong suốt thập niên 1940 Unilever tiếp tục mở rộng vào thị trường thực
phẩm. Các doanh nghiệp mới với các sản phẩm đa dạng được mua lại, và nguồn
lực được đổ vào nghiên cứu và phát triển đối với các nguyên liệu mới và kỹ thuật
sản xuất mới.

1950 - 1959: Sự bùng nổ tiêu dùng hậu chiến

 Từ cuối thập niên 40 sang thập niên 50, sự phát triển các thị trường đại chúng mới
về hàng tiêu dùng - bao gồm Châu Phi và Châu Á - mang lại những cơ hội mở
rộng.
 Công ty United Africa Company của Unilever phát triển nhanh chóng, sản xuất
hàng hóa để bán ở các nước Châu Phi sau độc lập, giúp tạo ra các ngành sản xuất
mới tại địa phương. Đồng thời sự phát triển hậu chiến ở Châu Âu, thúc đẩy bằng
sự ra đời của Cộng Đồng Châu Âu, dẫn đến sự bùng nổ tiêu dùng và tiêu chuẩn
sống tăng cao.
 Khi những tiến bộ khoa học mới nhanh chóng xuất hiện ngày càng nhiều, Unilever
tăng cường tập trung vào công nghệ, lập Port Sunlight Research thành Phân Ban
Nghiên Cứu phụ trách cả các phòng thí nghiệp ở Vương Quốc Anh lẫn Hà Lan.
Unilever cũng thành lập một bộ phận nghiên cứu dinh dưỡng ở Hà Lan mà sau này
trở thành Viện Nghiên Cứu Thực Phẩm và Sức Khỏe Unilever (Unilever Food and
Health Research Institute) - một trung tâm hoạt động xuất sắc về lĩnh vực dinh
dưỡng.
 Trong thập niên 1950 các loại thực phẩm mới – nổi tiếng nhất là cá xiên que (fish
finger) – được phát triển như một sự đáp ứng trực tiếp đối với nhu cầu về thực
phẩm giàu dinh dưỡng, sử dụng các thành phần sẵn có vào đầu thời kỳ hậu chiến.
Một số sản phẩm này sau đó được tiếp thị thông qua một kênh mới đầy hứa hẹn,
đó là quảng cáo trên tivi.
1960 - 1969: Thời kỳ tăng trưởng

 Thập niên 1960 mang đến sự lạc quan và những ý tưởng mới khi nền kinh tế thế
giới mở rộng và tiêu chuẩn sống tiếp tục tăng.
 Kết quả là Unilever mở rộng và đa dạng hóa thông qua hoạt động đổi mới và mua
lại, thành lập các đơn vị quảng cáo, các công ty nghiên cứu thị trường và các
doanh nghiệp đóng gói.
 Vào năm 1968 nó cố sáp nhập với Allied Breweries trong một quy trình đấu thầu
mua lại đầy tham vọng. Như khó duy trì sự ổn định lợi nhuận vì khoảng cách ngày
càng rộng thêm giữa các cơ sở có hiệu quả nhất và các cơ sở kém hiệu quả nhất,
và tiền được đầu tư để duy trì các doanh nghiệp có sản lượng thấp.
 Vào giữa thập niên 60, sự tái cơ cấu giúp tăng cao cơ hội phát triển các thương
hiệu trên trường quốc tế. Trách nhiệm kiểm soát và lợi nhuận ở Châu Âu đối với
các thương hiệu lớn nhất sau đó được chuyển từ các công ty hoạt động riêng lẻ
sang các nhóm tập trung phân loại được gọi là Điều Phối (Co-ordinations).

1970 - 1979: Đa dạng hóa trong một môi trường khắc nghiệt

 Trong thập niên 1970, những điều kiện kinh tế khó khăn – bao gồm lạm phát cao
khi xảy ra khủng hoảng dầu năm 1973 – dẫn đến doanh thu không tăng.
 Sự phát triển của các đại lý bán lẻ lớn bao gồm các siêu thị cũng bắt đầu một sự
dịch chuyển trong sức thương lượng ra xa khỏi các hãng sản xuất.
 Do đó Unilever tiếp tục xây dựng các doanh nghiệp hàng tiêu dùng trong các lĩnh
vực bao gồm vận tải và đóng gói và có sự phát triển mạnh vào Bắc Mỹ với giao
dịch mua National Starch. May thay, công ty con United Africa Company tạo ra
nhiều lợi nhuận ở Nigeria đang bùng nổ dầu, giúp cân bằng chi phí của các doanh
nghiệp ở Châu Âu và Hoa Kỳ.
 Nhưng trong khi tiếp tục đa dạng hóa vào thập niên 1970, Unilever ngưng mở
rộng theo chuỗi cung ứng vì các nhà cung ứng bên thứ ba ngày càng lớn hơn và
được trang bị tốt hơn để đảm nhận các nhiệm vụ phi cốt lõi.

1980 - 1989: Tập trung vào hoạt động cốt lõi

 Vào đầu thập niên 1980, Unilever là công ty lớn thứ 26 thế giới.
 Những quan tâm của nó gồm có plastic, bao bì, đồn điền nhiệt đới và một hãng
vận chuyển, cũng như các sản phẩm thực phẩm, chăm sóc nhà cửa và chăm sóc cá
nhân đa dạng.
 Vào đầu thập niên, trong một sự thay đổi mạnh dạn về chiến lược, Unilever quyết
định tái tập trung vào các lĩnh vực sản phẩm cốt lõi với các thị trường mạnh và
tiềm năng tăng trưởng mạnh không kém. Sự hợp lý hóa cần thiết dẫn đến các dự
án mua lại lớn và những sự cắt giảm đầu tư lớn không kém, bao gồm bán các
doanh nghiệp sản xuất thức ăn động vật, bao bì, vận tải và nuôi cá.
 Nhưng đến năm 1989 sự tăng trưởng có được của các mảng kinh doanh cốt lõi vẫn
rõ ràng.

1990 - 1999: Tái cơ cấu và hợp nhất

 Trọng tâm của doanh nghiệp mới này tiếp tục với số thể loại sản phẩm trong đó
Unilever cạnh tranh giảm từ trên 50 còn 13 đến cuối thập niên.
 Việc này gồm có quyết định bán hoặc rút lui nhiều thương hiệu và tập trung vào
các thương hiệu có tiềm năng lớn nhất.
 Tái cơ cấu tạo ra bốn lĩnh vực kinh doanh cốt lõi: Chăm Sóc Nhà Cửa, Chăm Sóc
Cá Nhân, Thực Phẩm và Hóa Chất Chuyên Dụng. Cơ cấu mới này được chỉ đạo
bởi một đội ngũ mới, ExCo (Ủy Ban Điều Hành) và gồm có 12 nhóm kinh doanh,
mỗi nhóm phụ trách một số các khu vực địa lý và lĩnh vực sản phẩm kết hợp.
 Cũng trong thập niên này, Unilever thành lập một chương trình hoạt động nông
nghiệp bền vững vì có những áp lực ngày càng cao về môi trường và quan ngại
của người tiêu dùng về chuỗi thức ăn. Các sáng kiến khác để bảo tồn tài nguyên
nước và tìm mua cá từ các nguồn bền vững sớm theo sau.

2000 - 2009: Lập ra những con đường mới

 Khi những khó khăn ngày càng lớn trong kinh doanh, môi trường và cộng đồng,
Unilever cải cách về mặt tổ chức và chiến lược để đảm bảo Unilever vẫn là một
doanh nghiệp phát triển bền vững.
 Khi thói quen mua sắm và thói quen mua hàng của mọi người bắt đầu thay đổi và
người tiêu dùng ngày càng ý thức về xã hội, môi trường và trách nhiệm công dân
hơn, Unilever cũng áp dụng thay đổi, cả trong cách cơ cấu công ty Unilever lẫn
cách suy nghĩ của Unilever.
 Chiến lược Path to Growth (Con Đường Dẫn Đến Tăng Trưởng) của Unilever dẫn
đến các hoạt động mua lại khác và hợp lý hóa các cơ sở sản xuất để thành lập các
trung tâm xuất sắc. Chương trình One Unilever điều chỉnh tổ chức đằng sau một
chiến lược duy nhất, đơn giản hóa hoạt động kinh doanh của Unilever và phát triển
quy mô của Unilever một cách hiệu quả hơn.
 Unilever cũng dựa trên lịch sử mục đích xã hội lâu dài của mình bằng cách kết
hợp tư duy bền vững sâu hơn nữa vào các hoạt động hàng ngày của mình.
 Vào năm 2002, thương hiệu Lifebuoy ra mắt chương trình giáo dục về vệ sinh,
Swasthya Chetna, chương trình này sẽ tạo ra sự khác biệt cho cuộc sống của 120
triệu người ở những vùng nông thôn Ấn Độ, trong khi vào năm 2004 Unilever trở
thành một thành viên sáng lập của tổ chức Roundtable on Sustainable Palm Oil
(RSPO).
 Vào năm 2008, trong một nỗ lực giúp ngăn chặn tình trạng phá rừng, Unilever
tuyên bố cam kết của chúng tôi đến năm 2015 tìm mua tất cả dầu cọ từ các nguồn
bền vững, có chứng nhận.
 Khi thập niên này sắp kết thúc, cả thế giới gặp tình trạng bất ổn kinh tế và môi
trường chưa từng có. Những thay đổi mà Unilever đã áp dụng dẫn đến viê ̣c ra mắt
chiến lược Compass vào năm 2009, chuẩn bị cho Unilever đối mặt với thập niên
tiếp theo với một mô hình kinh doanh thực sự bền vững: tăng gấp đôi quy mô kinh
doanh của Unilever đồng thời giảm ảnh hưởng môi trường.

2010 - đến nay: Phát triển bền vững

- Nhận ra rằng chúng ta đang ở một bước ngoặt trong lịch sử, Unilever phát triển
chiến lược tách rời sự tăng trưởng ra ảnh hưởng môi trường, đồng thời tăng ảnh
hưởng xã hội tích cực của Unilever.
- Với tình trạng biến đổi khí hậu, mất ổn định và đe dọa đối với sự tiến bộ trong
việc nâng cao tiêu chuẩn sống trong thế kỷ 20, Unilever công bố Kế Hoạch Phát
Triển Bền Vững của Unilever, đường lối của Unilever cho một mô hình kinh
doanh bền vững.
- Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững của Unilever đặt ra hàng trăm mục tiêu và cam
kết nằm trong ba mục tiêu chính:

 Unilever sẽ giúp trên một tỉ người cải thiện sức khỏe và hạnh phúc của
mình.
 Unilever sẽ cắt giảm một nửa ảnh hưởng môi trường trong việc sản xuất
và sử dụng các sản phẩm của Unilever.
 Unilever sẽ tăng cường sinh kế của hàng ngàn người trong chuỗi cung
ứng của mình.
Sau khi ra mắt vào năm 2010, Kế Hoạch Phát Triển Bền Vững của Unilever được các nhà
bình luận độc lập công nhận là một trong những kế hoạch phát triển bền vững tham vọng
nhất từng được lập ra bởi một tập đoàn quốc tế – và nó tiếp tục thay đổi và phát triển,
thúc đẩy sự tăng trưởng trong doanh nghiệp của Unilever đồng thời kiểm soát tầm tiếp
câ ̣n và chuyên môn của Unilever để tạo ra thay đổi trên thế giới.

- Đến năm 2014, 'các thương hiệu phát triển bền vững' của Unilever – các thương
hiệu có một mục đích bền vững và đóng góp cho một hoặc nhiều mục tiêu của Kế
Hoạch Phát Triển Bền Vững của Unilver – phát triển nhanh hơn gấp hai lần so với
phần còn lại của doanh nghiệp và góp phần lớn vào sự tăng trưởng chung.
- Vai trò mà một doanh nghiệp có thể có trong việc tạo ra một tương lai an toàn hơn,
tươi sáng hơn vẫn là chủ đề hàng đầu trong chương trình làm việc toàn cầu, nhấn
mạnh bởi các sự kiện như Hội Nghị về Biến Đổi Khí Hậu Paris năm 2015 và sự ra
mắt của các mục tiêu toàn cầu của LHQ.
- Unilever xác định ba lĩnh vực trong đó Unilever có thể giúp mang lại sự thay đổi
thực sự cho các hệ thống bằng cách hợp tác với các bên khác trong kinh doanh, xã
hội dân sự, chính phủ và các tổ chức NGOs: biến đổi khí hậu và phá rừng; nước,
vệ sinh; và hoạt động nông nghiệp bền vững và an ninh lương thực.
Logo
Unilever cam kết biến phát triển bền vững thành điều bình thường và logo của Unilever
là sự thể hiện trực quan về cam kết đó. Mỗi biểu tượng có ý nghĩa phong phú, và thể hiện
mặt nào đó trong nỗ lực của Unilever để biến phát triển bền vững thành điều bình thường.
Các biểu tượng kết hợp với nhau để định hình logo Unilever, mỗi biểu tượng cho biết
điều gì đó về doanh nghiệp của Unilever. Cùng tìm hiểu ý nghĩa của chúng.
Kem
Một món sảng khoái để tận hưởng, giải trí.

Bàn tay
Biểu tượng của sự nhạy cảm, chăm sóc và nhu cầu. Nó thể hiện cam kết của Unilever
trong việc giúp mọi người cải thiện sức khỏe & thói quen vệ sinh hàng ngày của mình
thông qua các thương hiệu và các chương trình cải thiện sức khỏe của Unilever.

Tóc
Biểu tượng của sắc đẹp, hình thức tốt và cảm giác tự tin.

Môi
Biểu tượng của sự giao tiếp, cởi mở và minh bạch.
Nước xoáy
Thể hiện đam mê về hương vị tuyệt vời.
Con cá
Thể hiện thực phẩm tươi, biển và tài nguyên thiên nhiên.
Quần áo
Biểu tượng về quần áo mới giặt, hình thức đẹp và cảm giác tự tin.
Con ong
Thể hiện tinh thần cộng đồng của nhân viên Unilever và cam kết của Unilever trong
việc tìm ra các phương pháp làm việc mới để giảm tác động đến môi trường.
Các phần tử
Nhắc đến khoa học và cam kết liên tục của Unilever trong việc tìm ra các cách thức
mới để cải thiện đời sống của người tiêu dùng.
Bao bì
Là biểu tượng của cam kết của Unilever đối với trải nghiệm tiêu dùng và cam kết của
Unilever trong việc tìm ra các phương pháp đóng gói mới và cải tiến, có lợi hơn cho
người tiêu dùng và hành tinh.
Biến đổi
Biểu tượng của một sự thay đổi hay biến đổi tích cực. Cam kết của Unilever trong
việc tìm ra các cách thức kinh doanh mới, bền vững.
Những con sóng
Biểu tượng của sự sạch sẽ, mới mẻ và mạnh mẽ.
DNA
Sơ đồ di truyền hình xoắn ốc kép và là biểu tượng của di sản của Unilever về thay đổi
tích cực vẫn là trọng tâm của hoạt động kinh doanh của Unilever ngày nay.
Cây cọ
Nguồn tài nguyên được nuôi dưỡng, là biểu tượng của sự tôn trọng của Unilever đối
với thực vật, rừng, sự tăng trưởng và môi trường tự nhiên.
Trái tim
Biểu tượng của tình yêu, sự chăm sóc và sức khỏe. Nó thể hiện cam kết của Unilever
trong việc giúp mọi người thực hiện các hành động nhỏ hàng ngày để cải thiê ̣n sức
khỏe và hạnh phúc của mình.
Hào quang đức hạnh
Vòng hào quang liên tục thể hiện nỗ lực của Unilever trong việc giảm thiểu rác thải
liên quan đến việc tiêu hủy các sản phẩm của Unilever.
Mặt trời
Nguồn ánh sáng và năng lượng tái tạo vô tận. Nó thể hiện nỗ lực của Unilever trong
việc tìm ra các cách đổi mới để giảm thiểu tác động của khí gây hiệu ứng nhà kính
của sản phẩm của Unilever trong suốt vòng đời.
Con chim bồ câu
Biểu tượng của sự tự do, khích lệ và tự trong.
Thực vật
Biểu tượng của thế giới tự nhiên nơi chúng ta sinh sống. Nó thể hiện cam kết của
Unilever trong việc giảm thiểu ảnh hưởng môi trường trong toàn bộ chuỗi giá trị của
Unilever – từ cách Unilever tìm mua nguyên liệu thô đến các hoạt động sản xuất của
Unilever, đến cách người tiêu dùng nấu ăn, vệ sinh và tắm rửa bằng các sản phẩm của
Unilever.
Tia lửa
Thể hiện vai trò của Unilever như một chất xúc tác để thay đổi, nhằm cải thiện sinh kế
của những người mà Unilever có hợp tác trên toàn thế giới – nhà cung ứng, nhà phân
phối và nông dân.
Trái ớt
Một trong nhiều thành phần tươi trong các sản phẩm của Unilever. Nó thể hiện cam
kết của Unilever trong việc tìm mua nguyên liệu thô trong nông nghiệp từ các nguồn
bền vững.
Cái muỗng
Biểu tượng cho hành động nếm và nấu ăn. Nó thể hiện cam kết của Unilever trong
việc không ngừng cải thiện vị ngon và chất lượng dinh dưỡng của tất cả các sản phẩm
thực phẩm của Unilever, giúp hàng triệu người có được thức ăn ngon và có bữa ăn
giàu dinh dưỡng hơn.
Cái tô
Một tô thức ăn có mùi thơm ngon là biểu tượng của cam kết của Unilever là sử dụng
các thành phần chất lượng cao và lành mạnh.
Bông hoa
Biểu tượng của sự nhạy cảm, quan tâm và tôn trọng vẻ đẹp; vẻ đẹp của người tiêu
dùng và vẻ đẹp của thiên nhiên.

Tầm nhìn và sứ mệnh

Tầm nhìn

Phát triển doanh nghiệp đi đôi với tăng cường tác động xã hội tích cực và giảm
thiểu tác động môi trường.

Sứ mệnh

“To add vitality to life” (Tiếp thêm sinh khí cho cuộc sống).

Sản phẩm
- Unilever tạo ra những thương hiệu nổi tiếng trên thế giới – các nhãn hàng của
Unilever đều có mục tiêu rõ ràng đóng góp cho việc giảm thiểu tác động đến môi
trường và gia tăng giá trị xã hội tích cực.
- Hiện nay Unilever đang kinh doanh 3 dòng sản phẩm chính:
Sản phẩm cho gia đình: Cif, Comfort, Omo, Sunlight, Surf, Vim, Viso,…
Sản phẩm chăm sóc cá nhân: Axe, Close up, Dove, Lifebouy, Lux, Pond’s, Rexona,
Sunsilk, Tresemmé, Vaseline, Clear, Hazeline, P/S,…
Thực phẩm: Knorr, Lipton, Wall’s,…

Mục tiêu
Mục tiêu kinh doanh quan trọng nhất
- Đầu tư vào tài năng và nguồn lực để tạo được nhiều giá trị sản phẩm dịch vụ cho
khách hàng.
- Nhận thức và nắm được nhu cầu của thị trường để đáp ứng nhu cầu của khách
hàng.
- Kinh doanh đồng thời cũng giảm thiểu tác hại đối với môi trường.
- Unilever đang triển khai kinh doanh những hàng hoá có chất lượt tốt, đáp ứng nhu
cầu của phần lớn khách hàng với chi phí thấp nhất.
Mục tiêu kinh doanh cơ bản lâu dài
- Phát triển Tập đoàn lớn mạnh gấp đôi.
- Kinh doanh với tiêu chí “ Công ty có lợi thì khách hàng cũng phải có lợi”.
- Nghiên cứu và tìm kiếm các thị trường mới đang lên và xâm nhập chiếm lĩnh thị
trường nhanh chóng.

Hoạt động kinh doanh của Unilever tại thị trường Việt Nam
- Bắt đầu kinh doanh tại Việt Nam vào năm 1995, Unilever đã đầu tư hơn 300 triệu
USD với một nhà máy sản xuất hiện đại tại Thành Phố Hồ Chí Minh và tỉnh Bắc
Ninh. Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trưởng
trong suốt hơn 22 năm qua, Unilever đã trở thành một trong nhà đẩu tư nước ngoài
thành công nhất tại thị trường Việt Nam.
- Từ năm 1995 đến nay Unilever đã đầu tư khoảng 120 tiệu USD trong 3 doanh
nghiệp này, điều này được thể hiện trong bảng sau:
Vốn đầu tư Phần góp Địa điểm Lĩnh vực
(triệu USD) vốn của hoạt động
Unilever
Liên doanh 56.3 67% Hà Nội/ Sản phẩm
Lever VN HCMC chăm sóc
(1995) gia đình,
chăm sóc
vệ sinh cá
nhân và các
chất tẩy rửa
LD Elida 17.5 55% HCMC Sản phẩm
P/S (1996) chăm sóc
gia đình
Unilever 37.1 100% HCMC Kem, trà,
Best Foods thực phẩm
VN (1996)

- Năm 2015 Unilever Unilever xếp vị trí dẫn đầu về giá trị các sản phẩm tiêu thụ tại
nhà của ngành hàng chăm sóc cá nhân và chăm sóc nhà cửa, hai nhánh lớn của tiêu
dùng nhanh (FMCG). Điều này chứng tỏ việc chuyển giao quyền điều hành sau
hơn hai thập kỷ thuộc về người nước ngoài bước đầu thành công.
- Unilever đã cam kết giúp người dân Việt Nam cải thiện cuộc sống thông qua kết
quả tăng trưởng kinh doanh vững chắc, đóng góp vào sự phát triển kinh tế, xã hội
của đất nước, cũng như việc liên tục đầu tư vào những chương trình phát triển xã
hội, cộng đồng, và những nỗ lực trong công tác bảo vệ môi trường
Cơ cấu tổ chức tập đoàn Unilever
Cơ cấu tổ chức nhân lực

Chính sách thương mại


- Năm 2004 – 2005 Unilever có những thay đổi quan trọng trong cơ cấu quản lý dựa
trên chiến lược phát triển “Con đường phát triển - Path to grow”.
- Điểm quan trọng nhất của chiến lược này là tập trung vào danh mục các thương
hiệu đang đầu tư. Điều đó có nghĩa là chuyển những nguồn lực từ các thương hiệu
địa phương, yếu, sang những thương hiệu quốc tế đang trên đà phát triển mạnh và
có những lợi thế vững vàng trên thị trường. Thay vì đầu tư vào 1400 thương hiệu
thì Unilever chuyển hướng tập trung vào chỉ 400 thương hiệu trên toàn cầu.
Unilever đã có những quyết định quan trọng liên quan đến chiến lược trên.Đối với
ngành thực phẩm, Unilever mua được Best Foods, một công ty sở hữu nhiều
thương hiệu quốc tế mạnh.9 thương hiệu thực phẩm của Unilever như Knorr,
Lipton được ưu tiên đầu tư, trong khi đó, những thương hiệu nhỏ như Walls và
Ambrosia được bán đi.Đối với sản phẩm chăm sóc gia đình và cá nhân, Dove,
Sunsilk và Rexona được tập trung phát triển hơn những thương hiệu khác trong
cùng phân khúc.
- UNILEVER ứng dụng công nghệ sản xuất mới, hiện đại vào dây chuyền sản xuất
của mình,bên cạnh đó công ty cũng luôn theo dõi tìm hiểu và cải tiến sản phẩm
phù hợp với nhu cầu của khách hàng.
- Sản phẩm của UNILEVER luôn chú trọng tới vấn đề sức khỏe của khách hàng. Ví
dụ: Sản phẩm kem Wall khi vào Việt Nam thì công ty đã truyền đi thông điệp giáo
dục khách hàng về việc kem có dinh dưỡng. Hơn nữa công ty còn thiết kế bao bì
sản phẩm rất bắt mắt, đảm bảo vệ sinh an toàn sản phẩm và có chất lượng cao. Vì
vậy sản phẩm này đã thu hút được lượng lớn khách hàng.
Đối tác
Các đối tác chiến lược quan trọng của Unilever Việt Nam bao gồm đại diện Bộ Y Tế, Bộ
Giáo dục và Đào tạo, Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn, Bộ Tài Nguyên và Môi
Trường, Hội Liên Hiệp Phụ Nữ Việt Nam, Đại Sứ Quán Hà Lan, cùng các tổ chức quốc
tế, các tổ chức phi chính phủ, cơ quan thông tấn báo chí, các đối tác kinh doanh và khách
hàng của Unilever Việt Nam.
Đối thủ
Đối thủ cạnh tranh chủ yếu của Unilever là hãng Procter & Gamble (P&G), Nestlé, Kraft
Foods, Mars Incorporated, Reckitt Benckiser và Henkel. Đặc biệt đối thủ hàng đầu, đáng
gờm nhất là ông lớn P&G.
Cuộc cạnh tranh trên thị trường Việt Nam
- Nếu dựa trên yếu tố thời gian, Unilever đã nhanh chân hơn đối thủ P&G khi đặt
chân đến thị trường Việt Nam vào năm 1994 (năm 1995 thành lập công ty liên
doanh), trong khi, năm 1995, P&G mới chính thức gia nhập cuộc chơi.
- Xét về cách tiếp cận thị tr ường, xem ra, Unilever linh hoạt hơn khi xác định rõ
ràng chiến lược "địa phương hóa" ngay từ đầu. Điều này được thể hiện thông qua
chiến lược giá (tiết giảm tối đa chi phí đầu vào để tạo ra mức giá cạnh tranh), danh
mục sản phẩm và thông điệp gửi đến người tiêu dùng Việt Nam (gần gũi và liên
tục thay đổi cách chuyển tải).
- Nói về "cuộc chiến truyền kỳ” của hai đối thủ này, ông Nguyễn Trọng Tấn, Giám
đốc Công ty LantaBrand, cho rằng, tại thị trường Việt Nam, Unilever có ưu thế
hơn vì ngoài các mảng hóa mỹ phẩm, họ có thêm mảng thực phẩm (food).
- Ở nhãn bột giặt, Unilever lấn lướt P&G khi OMO, VISO tỏ ra quá mạnh và có
nhiều lợi thế về giá cũng như mức độ nhận diện của người tiêu dùng.
- Hơn nữa, xét về độ phủ, Unilever có hệ thống phân phối khá rộng, nhất là ở vùng
nông thôn. Đây là lợi thế để kích doanh số của Unilever tại thị trường Việt Nam.
- Theo Nielsen Vietnam, thị trường nông thôn chiếm đến 47% giá trị của mặt hàng
FMCG (doanh thu) và có triển vọng rất lớn. Nông thôn chiếm 74% tổng dân số và
chiếm 2/3 doanh số các ngành kem đánh răng và sản phẩm giặt.
- Còn ông Đoàn Đình Hoàng, chuyên gia tư vấn thương hiệu, lại nhận xét, về danh
mục sản phẩm và độ phủ xem ra hai bên cũng "ngang tài ngang sức". Trong khi
đó, ở khâu truyền thông, các thông điệp mà Unilever phát đi có vẻ gần gũi với
người Việt Nam hơn P&G.
- Chẳng hạn, với nhãn bột giặt, OMO thường xuyên thay đổi đối thoại với người
tiêu dùng còn Tide thì qua bao năm cũng chỉ một thông điệp là "trắng như Tide".
"Việc nhắc đi nhắc lại cùng một thông điệp chỉ thích hợp với các thị trường đã
phát triển như Mỹ hay châu Âu", ông Hoàng nói.
- Sự áp đảo về mặt truyền thông cũng phần nào xuất phát từ chiến lược của hai bên.
Theo đó, P&G đi theo chiến lược vùng còn Unilever lại xây dựng "kịch bản" riêng
cho thị trường Việt Nam. Vì thế, ngân sách dành cho quảng bá sản phẩm sẽ có sự
chênh nhau.
- Cụ thể, năm 2002, xét trên kênh truyền hình Việt Nam, Unilever đứng đầu khi chi
đến 60 tỷ đồng để quảng cáo, trong khi P&G đứng thứ 3 với 28 tỷ đồng.
- Và gần đây nhất, theo khảo sát của Kantar Worldpanel, trong top 20 hãng chi tiêu
nhiều cho quảng cáo trong năm 2011 thì UnileverBestFood &Elida P/S Vietnam.,
Ltd đứng thứ 8, với kinh phí 8,621 triệu USD. P&G không có mặt!
- Ngoài ra, trong top 20 ngành hàng chi tiêu nhiều cho quảng cáo (năm 2011), mặt
hàng Knorr của Unilever đứng thứ 2 (sau Dr.Thanh của Tân Hiệp Phát), với tổng
kinh phí lên đến 6,94 triệu USD; trong khi, không ngành hàng nào của P&G lọt
vào top 20.
- Cùng với chiến lược phủ khắp các kênh truyền thông, mở rộng hệ thống phân
phối, doanh số của Unilever kể từ năm 1995 đến nay đã không ngừng tăng trưởng,
từ 10 triệu USD đã lên đến 240 triệu USD trong năm 2002 và theo thông tin bên
lề, con số này năm 2011 là 800 triệu USD. Ước tính, mỗi năm, doanh số và lợi
nhuận của Unilever tăng trưởng bình quân từ 30-35%.
- Bên cạnh đó, những động thái về mặt đầu tư cũng đã thể hiện, Việt Nam là thị
trường trọng điểm của Unilever khi họ đặt 5 nhà máy tại: thành phố Biên Hòa
(Đồng Nai), huyện Củ Chi, quận Thủ Đức (TP HCM) và Hà Nội.
- Song song với các nhà máy sản xuất, thông tin từ ban quản lý các khu chế xuất-
khu công nghiệp TP HCM, Unilever cũng đã chuẩn bị cho kế hoạch mở rộng đầu
tư thêm 100 triệu USD tại Củ Chi thông qua việc đầu tư một nhà máy sản xuất hóa
chất.
- Về phía P&G, năm 2010, họ cũng đã đưa nhà máy sản xuất tã giấy tại khu công
nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) II mở rộng vào hoạt động. Đây là một trong
hai nhà máy mà P&G đầu tư ở Bình Dương để sản xuất các mặt hàng chăm sóc cá
nhân, gia đình... tại Việt Nam.

Thành tựu và hướng đi mới


Thành tích
Với tốc độ tăng trưởng hàng năm cao hơn tốc độ tăng trưởng của thị trường trong suốt
hơn 22 năm qua, Unilever Việt Nam đã trở thành một trong những nhà đầu tư nước ngoài
thành công nhất tại thị trường Việt Nam. Tháng 4/2010, Unilever Việt Nam vinh dự được
chủ tịch nước trao tặng Huân chương Lao động Hạng Nhất vì thành tích xuất xắc trong
kinh doanh và đóng góp lớn vào sự phát triển kinh tế xã hội của đất nước.
2010
Unilever được công nhận là công ty hàng đầu về phát triển bền vững thuộc 'khối
ưu việt' Thực Phẩm & Thức Uống của Chỉ Số Phát Triển Bền Vững Dow Jones,
trong năm thứ 12 liên tiếp.
Các cổ đông Alberto Culver bỏ phiếu thuận về việc Unilever mua lại công ty, đưa
các thương hiệu bao gồm TRESemmé, Alberto VO5, Nexxus, St Ives và Simple
vào danh mục của Unilever.

2011
CEO của Unilever, Paul Polman, cam kết Unilever ủng hộ một bước đi toàn ngành
nhằm ủng hộ hoạt động nông nghiệp bền vững tại Diễn Đàn Kinh Tế Thế Giới ở
Davos.

2012
Doanh thu của Unilever vượt 50 tỉ euro, với tất cả các khu vực và phân loại đều
góp phần vào sự tăng trưởng. Hiện nay Unilever có 14 thương hiệu, mỗi thương
hiệu có doanh thu trên 1 tỉ euro mỗi năm.
2013
Unilever được vinh danh thắng giải danh giá Catalyst Award 2013 về các sáng
kiến của Unilever trong việc mở rộng cơ hội cho nữ giới và doanh nghiệp. Công ty
trở lại thị trường Myanmar với sự ra mắt các hoạt động kinh doanh hoàn chỉnh bao
gồm một cơ sở sản xuất mới và trụ sở mới ở Yangon.

Unilever giành được 44 giải thưởng tại sự kiện Cannes Lions International Festival
of Creativity lần thứ 60.
2014
Unilever ra mắt giải thưởng Unilever Sustainable Living Young Entrepreneur
Awards, một chương trình giải thưởng quốc tế được thiết kế để truyền cảm hứng
cho thanh niên trên toàn thế giới để giải quyết những vấn đề môi trường, xã hội và
sức khỏe.

Unilever được công nhận là công ty hàng đầu trong nhóm ngành Thực Phẩm,
Thức Uống và Thuốc Lá trong đánh giá Chỉ Số Phát Triển Bền Vững Dow Jones
(DJSI) năm 2014.

2015
Unilever tiếp tục thể hiện sự tăng trưởng lợi nhuâ ̣n ổn định ở các thị trường dễ
biến động trong việc củng cố phát triển bền vững của danh mục của Unilever.
Lần thứ 15 trong 16 năm, Unilever được công nhận là hãng hàng đầu trong Nhóm
Ngành Thực Phẩm, Thức Uống & Thuốc Lá với 92/100 điểm. Unilever cũng được
chọn làm một thành phần chỉ số của Chỉ Số Phát Triển Bền Vững Dow Jones
(DJSI) sau khi Unilever tham gia Đánh Giá về Phát Triển Công Ty Bền Vững
RobecoSAM năm2015.
Hướng đi mới trong vòng 10 năm
- Tập đoàn Unilever đã công bố Kế hoạch Phát triển bền vững và coi đây là trọng
tâm, là kim chỉ nam của tập đoàn, nhằm mục tiêu tăng trưởng gấp đôi, đồng thời
giảm tác động đối với môi trường và tăng cường ảnh hưởng xã hội tích cực trong
10 năm tới.
- Công bố các mục tiêu bền vững: Kế hoạch Phát triển bền vững của Unilever
hướng đến ba mục tiêu chính trên toàn cầu tính đến năm 2020, đó là: Phát triển
Tập đoàn lớn mạnh gấp đôi, đồng thời giảm 1/2 tác động đối với môi trường; Sử
dụng 100% nguyên liệu nông sản thô từ nguồn nguyên liệu bền vững; Giúp hơn 1
tỷ người trên thế giới cải thiện vệ sinh, sức khỏe và điều kiện sống.
- Để hiện thực hóa tầm nhìn của mình, UNILEVER đã đầu tư vào một chiến lược
dài hạn cho các ngành hàng và thương hiệu mang lại sự tăng trưởng có lợi cho tất
cả các bên liên quan.

THE END

TÀI LIỆU THAM KHẢO


1. Unilever
2. Unilever Vietnam
3. Wikipedia
4. YouTube
5. Brands Vietnam

You might also like