You are on page 1of 68

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG


---------o0o---------

BÁO CÁO TỔNG KẾT


ĐỀ TÀI THAM GIA XÉT
GIẢI THƯỞNG "SINH VIÊN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG"
NĂM 2019

NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA


CÁC DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP ĐỔI MỚI SÁNG
TẠO Ở VIỆT NAM

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Minh Đức Nam/ Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Anh 3/QTKD Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: QTKDQT

Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Đông Nam/ Nữ: Nam
Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Anh 2/QTKD Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: QTKDQT

Sinh viên thực hiện: Lê Xuân Lộc Nam/ Nữ: Nam


Dân tộc: Kinh
Lớp, khoa: Anh 2/QTKD Năm thứ: 3 /Số năm đào tạo: 4
Ngành học: QTKDQT

Người hướng dẫn chính: NCS Nguyễn Thị Hạnh

Tháng 5 năm 2019

i
MỤC LỤC

DANH MỤC HÌNH ......................................................................................................iii


DANH MỤC BẢNG .....................................................................................................iii
LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 1
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO .......................... 3
1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. ......................... 3
1.1.1. Khởi nghiệp ................................................................................................... 3
1.1.2. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ....................................................................... 4
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo ................................................................................................... 6
1.2.1. Hoạt động huy động vốn ............................................................................... 6
1.2.2. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ............... 8
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ........................................................ 11
2.1. Khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ............................ 11
2.1.1. Khởi nghiệp ............................................................................................ 11
2.1.2. Đổi mới sáng tạo ......................................................................................... 13
2.1.3. Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo .............................................. 14
2.2. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ...... 18
2.2.1. Huy động vốn .............................................................................................. 18
2.2.2 Huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ................. 21
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................ 31
3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu .................................................. 31
3.1.1. Mô hình nghiên cứu .................................................................................... 31
3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu ................................................................................. 32
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 36
3.3. Thu thập số liệu.................................................................................................. 38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG GỌI VỐN DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO........................................................................ 39
4.1. Thực trạng hoạt động gọi vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt
Nam ........................................................................................................................... 39
4.1.1. Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần................................................................. 39
4.1.2. Đầu tư mạo hiểm ......................................................................................... 40
4.1.3. Vườm ươm doanh nghiệp ........................................................................... 40

i
4.1.4. Gọi vốn cộng đồng ...................................................................................... 41
4.2 Kết quả thống kê mẫu ......................................................................................... 41
4.2.1 Các ngành hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Sector) ...... 44
4.2.2 Các mô hình hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Mô hình)44
4.2.3 Tuổi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Tuổi doanh nghiệp) ................... 46
4.2. Ảnh hưởng của ngành, mô hình và tuổi tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp ................................................................................................... 46
4.3. Ảnh hưởng của ngành, mô hình và tuổi tới hiệu quả huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp ................................................................................................... 51
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO ............... 54
5.1. Kết luận .............................................................................................................. 54
5.1.1 Đóng góp của nghiên cứu ............................................................................ 54
5.1.2 Hạn chế của nghiên cứu ............................................................................... 54
5.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cho cộng đồng khởi nghiệp ...... 56
5.2.1 Về phía Nhà nước ........................................................................................ 56
5.2.2 Về phía nhà đầu tư ....................................................................................... 57
5.2.3 Về phía doanh nghiệp khởi nghiệp .............................................................. 58
KẾT LUẬN ……………………………………………………………………………….. 60

ii
DANH MỤC HÌNH

Hình 1: Nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo ....................... 22
Hình 2: Khung nghiên cứu ........................................................................................... 32
Hình 3: Biểu đồ thống kê tỉ lệ ngành hoạt động của các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo ......................................................................................................................... 44
Hình 4: Biểu đồ tỉ lệ thống kê tỉ lệ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo ......................................................................................................................... 44

DANH MỤC BẢNG

Bảng 1: Giả thích biến .................................................................................................. 37


Bảng 2: Bảng thu thập thông tin các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam ................. 38
Bảng 3: Đặc điểm của mẫu (n=338) ............................................................................. 43
Bảng 4: Mô hình Probit về khả năng vốn gọi được của doanh nghiệp khới nghiệp
sáng tạo ......................................................................................................................... 48
Bảng 5: Mô hình OLS về lượng vốn gọi được của doanh nghiệp khới nghiệp sáng tạo
...................................................................................................................................... 52

iii
LỜI MỞ ĐẦU
Tính cấp thiết của đề tài
Đổi mới sáng tạo là yếu tố tối quan trọng đối với sự tồn tại của doanh nghiệp và
được các nhà khoa học nghiên cứu và kiểm chứng rộng rãi trên khắp thế giới. Trong
bối cảnh môi trường kinh doanh hiện nay, quan điểm “hoặc đổi mới sáng tạo hoặc là
chết” trở nên quen thuộc với hầu hết các doanh nghiệp. Đổi mới sáng tạo là điều kiện
cần cho sự phát triển của doanh nghiệp và là nguồn lực cốt lõi tạo nên năng lực cạnh
tranh của doanh nghiệp (N. O’Regan, 2006).
Theo thời gian, số lượng doanh nghiệp sử dụng đổi mới sáng tạo với mục đích
phát triển và bền vững ngày càng tăng (G. J. McGovern và cộng sự, 2004). Đổi mới
sáng tạo giúp doanh nghiệp kéo dài sự phát triển của sản phẩm, dịch vụ mới và tạo ra
các cơ hội kinh doanh mới.
Khi nhắc tới doanh nghiệp khởi nghiệp, nguồn vốn luôn là vấn đề được đặc biệt
quan tâm. Để có thể khởi nghiệp thành công thì vấn đề vốn luôn là điều kiện tiên quyết
đối với bất kỳ một Startup nào. Nhưng với bản chất rủi ro lớn thì việc gọi vốn đầu tư
mạo hiểm cho Startup là rất quan trọng, nó cung cấp nguồn lực để nuôi dưỡng thành
công các ý tưởng đổi mới sáng tạo. Trao đổi của các chuyên gia của quỹ tiền tệ quốc tế
cho thấy chưa có quốc gia nào có tốc độ phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp nhanh như
Việt Nam. Tuy nhiên, một DN khởi nghiệp luôn vấp phải nhiều khó khăn, trong đó, vấn
đề vốn và giai đoạn vốn mồi được nhiều đại biểu đề cập đến.
Hiện nay nghiên cứu về việc huy động vốn của các doanh nghiệp được các nhà
nghiên cứu tại Việt Nam quan tâm, song chưa có thật sự nhiều nghiên cứu về doanh
nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Vì vậy, bài viết nhằm giải quyết vấn đề cấp thiết
đó là các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo ở Việt Nam.
Mục tiêu nghiên cứu, đối tượng và khách thể nghiên cứu
Bài nghiên cứu nhằm cung cấp thêm các hiểu biết, những yếu tố ảnh hưởng, phân
tích cách chúng tác động đến hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo, đồng thời đưa ra một số giải pháp nhằm giải quyết vấn đề đặt ra
Đối tượng nghiên cứu được đề tài đề cập đến là những doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo ở Việt Nam

1
Khách thể nghiên cứu là các yếu tố về ngành kinh doanh, mô hình kinh doanh
và tuổi của doanh nghiệp đổi mới sáng tạo. Các yếu tố này được thu thập lại và đưa vào
mô hình nghiên cứu để phân tích ảnh hưởng của chúng và rút ra nguyên nhân của vấn
đề trong hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu tập trung vào các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo ở Việt Nam trong 7 ngành chính,có số lượng doanh nghiệp lớn nhất đó là: Nông
nghiệp; Công nghệ giáo dục, Tài chính công nghệ; Y tế và chăm sóc sức khoẻ; Thương
mại điện tử; Dịch vụ; Công nghệ thông tin.
Các câu hỏi nghiên cứu
- Ngành kinh doanh có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp?
- Mô hình kinh doanh có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp?
- Liệu rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào đến khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp?
Phương pháp nghiên cứu
Đề hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện
phương pháp khảo sát doanh nghiệp sau đó dùng số liệu thu thập đó tiến hành phương
pháp phân tích định lượng. Các số liệu sẽ được đưa vào mô hình probit và mô hình hồi
quy tuyến tính để kết hợp phân tích các số liệu thực tế làm bằng chứng cho bài nghiên
cứu.
Bố cục đề tài
Bài nghiên cứu bố cục làm 5 phần chính:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu
Chương 2: Cơ sở lý luận
Chương 3: Phương pháp nghiên cứu
Chương 4: Kết quả nghiên cứu
Chương 5: Kết luận và một số giải pháp thúc đẩy hoạt động huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

2
CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG HUY
ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

1.1. Tổng quan tình hình nghiên cứu khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
1.1.1. Khởi nghiệp
Trên thế giới
Nghiên cứu về khởi nghiệp (Entrepreneurship) và các hướng nghiên cứu có liên
quan đã ảnh hưởng đến tất cả các ngành và các cấp độ của xã hội, bởi nó liên quan đến
khả năng đổi mới, khả năng cạnh tranh, năng suất lao động và tạo ra công việc cho nền
kinh tế (Jones và cộng sự, 2012). Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra nhiều vấn đề xung quanh
chủ đề tinh thần đó là tại sao, khi nào và cách nào mà các cơ hội kinh doanh được nhận
diện và triển khai. Đồng thời nghiên cứu kết quả của khởi nghiệp và tác động của nó
đến nền kinh tế.
Các nghiên cứu Cantillon (1755) hình thành nên những khái niệm đầu tiên về
doanh nhân. Theo ông, doanh nhân là thành tố trung tâm của sự phát triển kinh tế, là
người “chấp nhận rủi ro” - mua nguyên vật liệu (đầu vào) với giá xác định và bán sản
phẩm (đầu ra) với mức giá không xác định (không chắc chắn). Tác giả thứ hai quan tâm
tới hoạt động của doanh nhân là Say (1803). Ông cho rằng doanh nhân là “tác nhân của
hệ thống kinh tế” và nằm ở trung tâm của mọi giao dịch. Doanh nhân là người “phối
hợp các yếu tố nguồn lực - vốn, đất đai, lao động và tổ chức sản xuất”. Đối với
Schumpeter, doanh nhân là người sáng tạo, doanh nhân là người “phối hợp các yếu tố
sản xuất theo cách mới” và là người đưa ra và thực hiện sự sáng tạo, yếu tố giải thích
động lực phát triển của mọi nền kinh tế.
Filion (1997) cho rằng Schumpeter là cha đẻ của lý thuyết về doanh nhân và khởi
nghiệp. Các đóng góp của các nhà kinh tế khác bao gồm Knight (1971) về mối quan hệ
giữa doanh nhân và sự không chắc chắn; Kirzner (1983) về mối liên hệ giữa cơ hội kinh
doanh và sự không hoàn hảo của thị trường; Leibenstein (1979) với mô hình đo lường
sự không hiệu quả của việc sử dụng các nguồn lực và Casson (1982) với tầm quan trọng
của việc phối hợp các nguồn lực và ra quyết định.
Các chủ đề nghiên cứu về khởi nghiệp thường tập trung vào các chủ đề như: khởi
nghiệp quốc tế (Autio và cộng sự, 2011; Coviello và cộng sự 2011; Jones và cộng sự,

3
2011), khởi nghiệp bền vững (Dean và McMullen, 2007), lịch sử khởi nghiệp (Lohrke
và Landström, 2010), doanh nhân nữ (de Bruin et al., 2006), ra quyết định kinh doanh
(Shepherd, 2011), giáo dục kinh doanh (Katz, 2003; Kuratko, 2005), các công ty gia
đình (López-Fernández et al., 2016 ), doanh nhân (Aldrich, 2012), doanh nhân bền vững
(2011), quan điểm nhận thức (Grégoire et al., 2011) và doanh nhân xã hội (Kraus et al.,
2014).
Tại Việt Nam
Hiện nay, đã có khá nhiều nghiên cứu về khởi nghiệp ở Việt Nam, nhất là trong
thời gian gần đây, khi vần đề này được đưa vào trong chương trình giảng dạy của các
trường đại học. Có thể kể đến giáo trình Khởi sự kinh doanh của Nguyễn Ngọc Huyền,
NXB Đại học Kinh tế quốc dân, 2016; hay giáo trình Khởi sự kinh doanh của Đỗ Minh
Thuỵ, NXB Xây dựng, 2017. Một số sách tham khảo có giá trị như: Trần Nguyên (2016),
Cẩm nang khởi nghiệp - Thực hành kinh doanh cho bước khởi sự doanh nghiệp, Nhà
xuất bản Trẻ; Nguyễn Đặng Tuấn Minh (2017), Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo - Tư duy
& Công cụ, NXB Phụ nữ; Trần Văn Trang (2016), Cẩm nang hiểu biết về kinh doanh,
Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI); Ngô Công Trường (2010), Khởi
nghiệp thông minh - Smartup, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân. Một số tác giả lựa chọn
vấn đề khởi nghiệp làm đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ hay luận văn thạc sĩ, chẳng hạn
như: Nguyễn Thu Thuỷ (2015), Luận án tiến sĩ: “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng
đến tiềm năng khởi sự của sinh viên đại học”, Đại học Kinh tế quốc dân; Lý Thục Hiền
(2010), Luận văn thạc sỹ: “Mối quan hệ giữa kỹ năng chính trị với xu hướng khởi nghiệp
kinh doanh của sinh viên chính quy ngành quản trị kinh doanh”, Đại học Kinh tế Thành
phố Hồ Chí Minh. Gần đây, Lương Minh Huân và cộng sự đã ra Báo cáo chỉ số khởi
nghiệp Việt Nam 2017/2018, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam - VCCI...
Nhìn chung, các công trình nghiên cứu trên đây đã xây dựng khung lý thuyết cơ
bản về khởi nghiệp theo các góc độ và tiếp cận khác nhau từ khái niệm, mô hình quá
trình khởi nghiệp, các yếu tố ảnh hưởng đến khởi nghiệp.
1.1.2. Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
Trên thế giới
Trong nghiên cứu học thuật, nghiên cứu về khởi nghiệp sáng tạo là một phần
quan trọng trong các nghiên cứu về khởi nghiệp. Verstraete et Fayolle (2005) cho rằng

4
đây là một trường phái trong 4 trường phái chính nghiên cứu về khởi nghiệp (dựa trên
quá trình khai thác cơ hội kinh doanh, hình thành thực thể kinh doanh mới, tạo ra giá
trị hay đổi mới sáng tạo). Tuy nhiên, số lượng các nghiên cứu liên quan tới khởi nghiệp
sáng tạo còn hạn chế nếu so sánh với các chủ đề nghiên cứu khác trong khởi nghiệp. De
Jong & Marsili (2006) giải thích điều này bằng thực tế là nghiên cứu về các mô hình
đổi mới/sáng tạo chủ yếu liên quan tới các doanh nghiệp lớn, dựa trên các nghiên cứu
thực nghiệm và thường loại trừ hoặc bỏ qua các công ty nhỏ.
Khởi nghiệp sáng tạo đề cập tới các hoạt động khởi nghiệp (entrepreneurship)
mà trong đó yếu tố đổi mới, sáng tạo (innovation) đóng vai trò thiết yếu của quá trình
khởi nghiệp. Từ khoá chuyên biệt bằng tiếng Anh được dùng để nói tới khởi nghiệp
sáng tạo là “startup” hoặc “innovation startup”, đề cập tới các hoạt động kinh doanh
mới do các cá nhân hoặc nhóm thực hiện trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ
hoặc mô hình kinh doanh mới và có khả năng/tiềm năng tăng trưởng. Vì vậy “startup”
thường được hiểu theo nghĩa hẹp là các công ty công nghệ mới thành lập (IT Startup,
New Technology-Based Venture) và đang trong quá trình kêu gọi vốn từ các quỹ đầu
tư.
Theo Verstraete et Fayolle (2005), đây là một mảng nghiên cứu quan trọng trong
khởi nghiệp nhưng số lượng các nghiên cứu liên quan tới khởi nghiệp sáng tạo còn hạn
chế nếu so sánh với các chủ đề nghiên cứu khác trong khởi nghiệp. De Jong & Marsili
(2006) giải thích điều này bằng thực tế là nghiên cứu về các mô hình đổi mới/sáng tạo
chủ yếu liên quan tới các doanh nghiệp lớn, dựa trên các nghiên cứu thực nghiệm và
thường loại trừ hoặc bỏ qua các công ty nhỏ. Vậy đâu thực sự là các hoạt động đổi mới,
sáng tạo được đề cập. Nghiên cứu về chỉ số khởi nghiệp của VCCI (2018) - dựa trên
khung nghiên cứu chung của GEM toàn cầu (Global Entrepreneurship Monitor), đề cập
tới 03 đổi mới về công nghệ, sản phẩm và thị trường. Schumpeter (theo Brem, 2008: 6)
định nghĩa đổi mới gồm 5 loại bao gồm giới thiệu cho người tiêu dùng một sản phẩm
chưa biết hoặc chất lượng mới của sản phẩm; giới thiệu một phương pháp sản xuất mới
chưa thấy trong ngành; mở một thị trường mới; sử dụng hoặc tạo nguồn mới cho nguyên
liệu và sản phẩm trung gian; một hình thức tổ chức mới trong ngành.
Tại Việt Nam

5
Hiện tại, các nghiên cứu tại Việt Nam về khởi nghiệp sáng tạo đang rất mới mẻ
và bắt đầu xuất hiện từ năm 2006. thuật ngữ “khởi nghiệp sáng tạo” lần đầu tiên xuất
hiện trong Nghị quyết 351 của Chính phủ được thông qua ngày 16 tháng 5 năm 2016,
tiếp đó được định nghĩa trong Đề án Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
quốc gia đến năm 2025 (Đề án 8442) được thông qua ngày 18 tháng 5 năm 2016, và
sau đó là trong Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ được thông qua ngày 12 tháng 6
năm 2017. Cả Đề án 844 và Luật này đều tập trung nhấn mạnh các đặc điểm tiềm năng
tăng trưởng cao và tính sáng tạo của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và cùng định
nghĩa: “doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo được thành lập để triển khai một ý tưởng
kinh doanh trên cơ sở khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới
và có tiềm năng mở rộng quy mô nhanh chóng”. Sự khác biệt giữa hai văn bản chính
sách này là loại hình doanh nghiệp khởi nghiệp mà từng văn bản hướng tới. Đề án 844
áp dụng đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với thời gian hoạt động tối đa 5
năm kể từ ngày đăng ký thành lập trong khi Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ không
quy định giới hạn này. Luật cũng xác định doanh nghiệp khởi nghiệp là doanh nghiệp
vừa và nhỏ (dựa trên quy mô lao động và doanh thu).
1.2. Tổng quan tình hình nghiên cứu hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo
1.2.1. Hoạt động huy động vốn
Trên thế giới
Beck (2006) với bài viết “The determinants of financing obstacles” đăng trên
Tạp chí Journal of International Money and Finance, nghiên cứu trên bộ dữ liệu 10.000
doanh nghiệp từ 80 quốc gia đã kết luận rằng, đặc điểm quốc gia có thể là các rào cản
tài chính đối với các doanh nghiệp. Các đặc điểm này bao gồm: Hệ thống tài chính, thị
trường chứng khoán, hệ thống pháp luật, thậm chí GDP trên đầu người ảnh hưởng đến
các rào cản về tài chính cho các doanh nghiệp ở quốc gia đó.
Nghiên cứu “Financing SMEs in Myanmar” của Kyaw (2008) đã làm rõ các khó
khăn của DNNVV trong tiếp cận vốn tại Myanmar. Tác giả đã chỉ ra các nhân tố bên
ngoài DNNVV bao gồm: Chính sách của chính phủ và các rào cản do chính Ngân hàng
Trung ương Myanmar quy định. Ngoài ra, tác giả còn cho rằng, số lượng các NHTM ở

6
Myanmar cũng ảnh hưởng đến sự tiếp cận vốn của các DNNVV, quan điểm này phù
hợp với nghiên cứu của Beck (2006).
Trong nghiên cứu “Factors influencing SMEs access to finance: A case study of
Westland Division, Kenya”, Kung’u và cộng sự (2011) cho rằng ảnh hưởng đến sự tiếp
cận vốn đối với các DNNVV tại Kenya ngoài nguyên nhân về phía doanh nghiệp mà
còn do đối tượng cho vay, đó là tình trạng thiếu nguồn vốn cho vay, thiếu thanh khoản
của các trung gian tài chính.
Nghiên cứu “Determinants of Financing Constraints in East African Countries’
SMEs” của Kira (2014) nghiên cứu mẫu 1.933 doanh nghiệp ở 5 nước Đông Phi nhằm
đánh giá các nhân tố gây rào cản đối với các DNNVV. Tác giả kết luận, các nhân tố này
bao gồm cả các nhân tố ngành và nhân tố quốc gia, các rào cản này ảnh hưởng đến tất
cả các doanh nghiệp nhưng chủ yếu là các DNNVV.
Như vậy, các nghiên cứu ở nước ngoài trước đây đã cho thấy, ngoài các nhân tố
bên trong doanh nghiệp, các nhân tố bên ngoài từ phía quốc gia (môi trường vĩ mô), hệ
thống tài chính và hệ thống pháp lý, đồng thời các đối tượng cho vay (tổ chức tín dụng)
đã ảnh hưởng đáng kể đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nói chung
và DNNVV nói riêng.
Tại Việt Nam
Nghiên cứu về hoạt động huy động vốn đối với doanh nghiệp nói chung và
DNNVV đã được một số nhà khoa học trong và ngoài nước thực hiện, nhưng điển hình
nhất vẫn là các nghiên cứu của các tác giả Rand (2007); Võ Trí Thành và cộng sự
(2011); Lê. PNM (2012); Nhung Nguyen và Nhung Luu (2013); Lê.PNM và Wang
(2013), Nguyễn Thị Kim Lý (2012); Nguyen và Wolfe (2016); Nguyễn Văn Lê (2014).
Các nghiên cứu này tập trung vào việc phân tích định tính các nhân tố ảnh hưởng
đến sự tiếp cận nguồn vốn vay của các DNNVV. Các nghiên cứu đi đến kết luận dựa
trên các mẫu điều tra nhỏ và thời gian trước năm 2010. Thời gian từ năm 2007 - 2010
tại Việt Nam, sự ảnh hưởng của các nhân tố bên ngoài đến sự tiếp cận nguồn vốn vay
của DNNVV là rất lớn do sự biến động nền kinh tế vĩ mô, nhà nước đã thực hiện nhiều
biện pháp can thiệp thông qua chính sách tiền tệ mạnh mẽ đến các quyết định cho vay
của DNNVV, nhiều NHTM trong thời gian này phải thông báo ngừng tiếp nhận hồ sơ

7
cho vay của doanh nghiệp để đảm bảo tăng trưởng tín dụng hợp lý và cơ cấu tín dụng
an toàn, hiệu quả.
Có thể thấy rằng, nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp
luôn là chủ đề thu hút được sự quan tâm rộng rãi của các nhà nghiên cứu không chỉ trên
thế giới mà ở cả Việt Nam.
1.2.2. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Trên thế giới
Theo nghiên cứu của Becker (1964) thì các kỹ năng là kết quả của việc đầu tư
vào vốn con người như giáo dục và kinh nghiệm, do đó hầu hết các nghiên cứu đều sử
dụng giáo dục và kinh nghiệm làm việc làm thang đo cho vốn con người, đặc biệt là
vốn con người của người doanh nhân (Reuber và Fischer, 1994). Tuy nhiên theo nghiên
cứu của Davidsson (2004) thì kỹ năng và kiến thức của người doanh nhân (kết quả từ
sự đầu tư của cá nhân về vốn con người) mới là các yếu tố chính để đo lường vốn con
người của doanh nhân. Do đó cần được nghiên cứu cả hai khía cạnh thuộc về vốn con
người tới hiệu quả hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp.
Nghiên cứu của Thorndike (1906) về đánh giá hiệu qủa của việc sử dụng kiến
thức vào tình huống thực thế, thì những kiến thức này sẽ có hiệu quả cao khi nó gần
giống với các tình huống gặp phải trong thực tế, do đó trong nghiên cứu của Becker
(1964) và Cooper, Gimeno-Gascon, Woo (1994) có sự chia tách giữa những nhiệm vụ
có liên quan và những nhiệm vụ không liên quan đến kiến thức và kỹ năng. Những yếu
tố thuộc Vốn con người có liên quan đến nhiệm vụ hiện tại của người chủ doanh nghiệp
đó là: kinh nghiệm là chủ, kinh nghiệm khởi nghiệp, kinh nghiệm trong ngành, kiến
thức về doanh nhân. Những yếu tố thuộc vốn con người nhưng không có liên quan trực
tiếp đến nhiệm vụ hiện tại của người chủ doanh nghiệp đó là: kiến thức giáo dục phỏ
thông, kinh nghiệm đi làm việc thuê. Do đó giả định rằng những yếu tố thuộc vốn con
người có liên quan đến nhiệm vụ của người doanh nhân sẽ có ảnh hưởng đến kết quả
huy động vốn lớn hơn những yếu tố thuộc vốn con người nhưng không liên quan đến
nhiệm vụ hiện tại của người doanh nhân.
Bên cạnh đó, các nghiên cứu về điều kiện kinh tế môi trường của ngành, cũng
như các yếu tố về loại hình doanh nghiệp cũng có tác động tới hiệu quả hoạt động của
doanh nghiệp. Nghiên cứu của Khandwalla (1976) và Utterback (1996) chỉ ra rằng

8
những doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thông tin có khả năng huy động vốn dễ
dàng hơn, dó đó các kỹ năng thuộc về vốn con người trong ngành công nghệ thông tin
của người chủ doanh nghiệp sẽ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động huy động
vốn của doanh nghiệp. Giả định rằng ảnh hưởng của vốn con người tới kết quả huy
động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong ngành công nghệ cao sẽ lớn hơn
trong các ngành công nghệ thấp.
Nghiên cứu của Reynolds, Bygrave, Autio, Cox, và Hay (2002) chỉ ra rằng khả
năng kinh doanh ở những nước đang phát triển tôt hơn ở những nước phát triển, do áp
lực tự kinh doanh để phát triển lớn hơn. Kết quả này tương tự với sự khác biệt giữa
thành thị và nông thôn. Giả định rằng ảnh hưởng của vốn con người ở vùng nông thôn
tới hiệu quả hoạt động huy động vốn sẽ lớn hơn ảnh hưởng của vốn con người ở thành
thị.
Năm thành lập của doanh nghiệp cũng được các nhà nghiên cứu về tinh thần
doanh nhân quan tâm, theo Davidsson và Honig (2003) thì độ tuổi của doanh nghiệp là
một yếu tố then chốt trong đánh giá năng lực của vốn con người. Người chủ của doanh
nghiệp trẻ thường năng động hơn người chủ của doanh nghiệp lớn tuổi (Aldrich và
Wiedenmayer,1993; Stinchcombe, 1965). Giả định rằng ảnh hưởng của vốn con người
ở doanh nghiệp trẻ tới hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sẽ lớn
hơn vốn con người ở doanh nghiệp lớn.
Tại Việt Nam
Nghiên cứu đầu tiên tại Việt Nam của Trần Thị Thanh Huyền (2015), “Hoạt
động huy động vốn cho các doanh nghiệp Startup: Thực trạng và giải pháp”, đã nêu
thực trạng hoạt động kêu gọi vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam. Bài báo
đã nêu bật được doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khác với doanh nghiệp khởi nghiệp
thế nào.
Theo Nguyễn Thị Hạnh và cộng sự (2016), hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp Việt Nam đang tồn tại dưới nhiều hình thức và chưa được nhận thức
rõ ràng từ phía doanh nghiệp và nhà đầu tư. Đang tồn tại hiện tượng bất cân xứng thông
tin điều này dẫn đến nhiều khó khăn trong việc tiếp cận nguồn vốn đầu tư của doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

9
Theo Lê Thái Phong và cộng sự (2018), các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động huy
động vốn của doanh nghiệp xuất phát từ đặc điểm của người sáng lập, của doanh nghiệp
và các yếu tố thuộc về môi trường, thể chế.
Các nghiên cứu về hoạt động gọi vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tại
Việt Nam hiện vẫn đang trong giai đoạn bắt đầu.

10
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG HUY ĐỘNG VỐN CỦA
DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

2.1. Khởi nghiệp và doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2.1.1. Khởi nghiệp
2.1.1.1. Một số khái niệm liên quan
Thông thường, ta có thể hiểu khởi nghiệp tức là việc một cá nhân hay tập thể bắt
đầu sự nghiệp. Theo dòng thời gian,ta có thể thấy có nhiều định nghĩa khác nhau về
khởi nghiệp được các học giả đưa ra, làm phong phú thêm và ngày càng đầy đủ, hoàn
thiện cho định nghĩa về danh từ này.
Theo Richard Cantillon (1734), khởi nghiệp là sự tự làm chủ doanh nghiệp dưới
bất kỳ hình thức nào. Năm 1949, Cole định nghĩa khởi nghiệp là một hoạt động có mục
đích để khởi xướng, duy trì và làm mạnh thêm xu hướng lợi nhuận của một doanh
nghiệp. Theo Mitchell (2002) và Austin (2006) thì khởi nghiệp kinh doanh là việc tận
dụng các cơ hội kinh doanh để làm giàu bằng cách khởi xướng các phương thức hoạt
động sáng tạo trong điều kiện môi trường ràng buộc bởi nguồn lực có hạn.
Còn theo Nguyễn Ngọc Huyền (2016) khởi nghiệp kinh doanh là bắt đầu công
việc kinh doanh, là quá trình thực hiện toàn bộ các công việc cần thiết để triển khai một
hoạt động kinh doanh nào đó. Nhưng tóm lại, ta có thể có định nghĩa chung nhất về
khởi nghiệp: “đó là việc một cá nhân hay một tập thể tạo dựng một công việc kinh doanh
mới”.
“Khởi sự doanh nghiệp” thường được dùng ngắn gọn với hai từ “Khởi nghiệp”,
đề cập tới việc một cá nhân hay nhóm người khởi sự công việc kinh doanh và theo đuổi
con đường kinh doanh như một lựa chọn nghề nghiệp (Trần Văn Trang, 2017).
Đối với giới học thuật, “khởi nghiệp là quá trình một cá nhân hay nhóm tìm kiếm
và theo đuổi một cơ hội kinh doanh” hoặc đó là “quá trình sáng tạo ra giá trị bằng cách
huy động các nguồn lực để tận dụng cơ hội” hoặc đó là “quá trình biến các ý tưởng kinh
doanh ban đầu trở thành hiện thực” (Trần Văn Trang, 2017).
2.1.1.2. Ý nghĩa của khởi nghiệp với sự phát triển kinh tế
Khởi nghiệp kinh doanh đã đóng góp cho nền kinh tế một phần không nhỏ:

11
Tạo việc làm cho người lao động và tăng chất lượng cuộc sống: có nhiều
doanh nghiệp khởi nghiệp mở ra sẽ tạo thêm nhiều việc làm mới, các doanh nghiệp thu
hút việc làm, nâng cao tính cạnh tranh trên thị trường, thu hút người lao động nhàn rỗi.
Từ việc tạo ra việc làm mới, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo sẽ nâng cao chất
lượng cuộc sống, giảm thiểu đói nghèo, thất nghiệp. Mức độ sử dụng lao động tăng có
ý nghĩa rất lớn đối với các nước có dân số đông như Việt Nam.
Góp phần tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch kinh tế: nhiều doanh nghiệp đổi
mới sáng tạo có nghĩa là trong mỗi ngành kinh doanh xuất hiện thêm nhiều đối thủ cạnh
tranh, cạnh tranh buộc các doanh nghiệp phải tìm cách phát triển, nâng cao vị trí của
mình trên thị trường. Các doanh nghiệp luôn thúc đẩy cạnh tranh và nâng cao vị thế của
mình. Theo Ghulam và Linan (2011), khởi nghiệp làm giảm tính không hiệu quả của
nền kinh tế. Các doanh nghiệp khởi nghiệp ở nông thôn cũng góp phần chuyển dịch
kinh tế, giảm tỷ lệ nông nghiệp, tăng tỷ lệ công nghiệp, dịch vụ.
Tạo nên tính đa dạng thị trường: những người khởi nghiệp góp phần tạo nên
cho thị trường những ý tưởng, sự đổi mới sáng tạo. Nhừ quy mô nhỏ mà các doanh
nghiệp có thể chuyển đổi mặt hàng nhanh, phù hợp với nhu cầu thị trường. Các doanh
nghiệp khởi nghiệp rất đa dạng ngành nghề, họ luôn cạnh tranh nhau sẽ phải đáp ứng
tốt hơn nhu cầu cả khách hàng. Họ luôn phải đổi mới sản phẩm để tạo nên sự kashc
biệt trên thị trường.
Tăng tốc độ áp dụng công nghệ mới trong sản xuất: việc gia tăng các doanh
nghiệp nhỏ dấn đến gia tăng sự canh tranh. Các doanh nghiệp muốn cạnh tranh cần phải
luôn luôn thay đổi, tim cách đổi mới công nghệ, giảm thiểu chi phí đầu vào, chi phí sản
xuất. Họ luôn là những người tiên phong trong việc tìm tòi những phương thức sản xuất
mới. Những sáng kiến của họ đôi khi không được áp dụng trong doanh nghiệp của họ,
vì lý do này hay lí do khác, nhưng nó lại được các doanh nghiệp lớn mua lại để áp dụng.
Sử dụng tốt vốn tri thức và năng lực con người: đây là cơ sở cho gia tăng việc
khai thác, vận dụng các tri thức mới một cách hiệu quả hơn. Một cá nhân có thể khởi
nghiệp hoặc thuyết phục những người khác tham gia sử dụng tri thức để cùng khởi
nghiệp. Đây là môi trường cho các cá nhân học hỏi, áp dụng những tri thức đã có vào
thực tế, tiếp thu những bài học kinh nghiệm để thay đổi và phát triển bản thân.

12
Khởi nghiệp nuôi dưỡng nguồn thu, tạo cơ hội phát triển kinh tế đột phá
trong tương lai: khởi nghiệp là khơi nguồn của các nguồn thu cho ngân sách nhà nước
trong tương lai. Hiện tại có thể các doanh nghiệp khởi nghiệp vẫn chưa đóng góp nhiều
cho GDP, chỉ dừng ở mức giải quyết việc làm góp phần đảm bảo an sinh xã hội, nhưng
trong tương lai, với sự phát triển của mình, các doanh nghiệp đó sẽ đóng vai trò quan
trọng trong nền kinh tế,góp phần không nhỏ cho ngân sách nhà nước.
2.1.2. Đổi mới sáng tạo
2.1.2.1. Một số khái niệm
Có rất nhiều quan điểm về đổi mới sáng tạo, nhưng nói chung chúng đều có
những điểm tương đồng và đều góp phần tạo nên một định nghĩa hoàn chỉnh cho danh
từ này
"Innovation" có thể dịch là "đổi mới" nhưng trong thực tiễn dễ tạo ra sự nhầm
lẫn với công cuộc "đổi mới" của đất nước, khi nói tới đổi mới thì cần làm rõ nội hàm.
Ở nhiều nước trên thế giới, thuật ngữ “Innovation” không dịch để nguyên tiếng Anh,
nhằm hiểu đúng các nội hàm của thuật ngữ. Trong nhiều tài liệu, các nhà quản lý ở Việt
Nam dịch là "đổi mới sáng tạo"
Giáo sư Richard R. Nelson "Đổi mới sáng tạo (ĐMST) là quá trình chuyển ý
tưởng thành sản phẩm mới hoặc sản phẩm hoàn thiện trong công nghiệp và thương mại,
hoặc đưa ra cách tiếp cận mới trong lĩnh vực xã hội.
“Là việc triển khai các ý tưởng mới mà tạo ra giá trị” - Innovation Network,
U.S.A
“Là sự kết hợp giữa phát minh sáng chế và sự thấu hiểu người dùng, từ đó tạo ra
giá trị cho xã hội và nền kinh tế”- U.S. National Innovation Initiative
“Là sự phát triển các ý tưởng mới và ứng dụng nó như là một sản phẩm mới hay
quy trình mới”- Phòng Thương mại và công nghiệp Anh
Tóm lại, đổi mới sáng tạo là những phát minh mới nhằm đem lại sự tiện lợi, tiết
kiệm thời gian và giải quyết vấn đề của khách hàng với chi phí tối ưu nhất.
2.1.2.2. Vai trò của đổi mới sáng tạo với sự phát triển của doanh nghiệp
Đổi mới sáng tạo giảm thiểu rác thải và ô nhiễm môi trường: đổi mới sáng tạo
công nghệ tiên tiến hơn đồng nghĩa với việc thân thiện với môi trường hơn. Tất cả cải

13
tiến đổi mới sáng tạo đều phải nhắm đến mục đích bảo vệ môi trường vì mục tiêu phát
triển lâu dài và mục đích chung của toàn nhân loại.
Đổi mới sáng tạo là nguồn gốc của phát triển, tăng năng suất và tăng trưởng kinh
tế: đổi mới sáng tạo dù ở quy mô nhỏ hay lớn đều tạo ra những sự thay đổi tích cực giúp
doanh nghiệp phát triển, bởi vì mục đích chính của đổi mới sáng tạo là tạo ra cái mới
tiến bộ hơn và áp dụng nó vào cuộc sống.
Đổi mới sáng tạo tạo ra sản phẩm và dịch vụ tốt hơn với chi phí rẻ hơn – nâng
cao chất lượng cuộc sống: đổi mới sáng tạo tạo giúp giảm thiểu các rủi ro, các sự cố,
giúp cho việc quản lý sản xuất đạt hiệu quả cao hơn, giảm chi phí, giảm giá thành, đem
lại cho người tiêu dùng sản phẩm tốt, giá phải chăng, bảo đảm sự ổn định, cạnh tranh.
Nó cũng giúp nâng cao trình độ cho cán bộ, công nhân viên, người lao động giúp họ
nắm vững, thuần thục kỹ năng, quy trình sản xuất, kinh doanh, từ đó tiết kiệm nhân lực,
nâng cao năng suất lao động.
Tạo ra nhiều công việc thú vị: đổi mới sáng tạo đã, đang và sẽ tạo ra nhiều công
việc thú vị, ví dụ như sự bùng nổ phát triển của công nghệ 4.0 đã tạo ra rất nhiều việc
làm online, thay đổi cách thức con người làm việc, sự bùng nổ này kéo theo nhiều xu
hướng mới như bán hàng qua mạng, tư vấn trực tuyến...
Là công cụ giúp doanh nghiệp tồn tại: trong một xã hội luôn phát triển như hiện
nay thì đứng yên có nghĩa là đang thụt lùi so với phần còn lại của xã hội. Đổi mới sáng
tạo là cách thức duy nhất giúp doanh nghiệp có thể phát triển, đồng nghĩa với việc có
chỗ đứng và tồn tại trên thị trường, doanh nghiệp nào không đổi mới sáng tạo sẽ dần bị
bỏ quên vì không tạo ra đực sự khác biệt, sự chú ý với người tiêu dùng.
2.1.3. Doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2.1.3.1. Một số khái niệm
Sự khởi nghiệp là một quá trình hoàn thiện và bền bỉ bắt đầu từ việc nhận biết
cơ hội, từ đó phát triển ý tưởng để theo đuổi cơ hội qua việc thành lập doanh nghiệp
mới. Theo tổ chức Global Entrepreneurship Monitor (GEM) thì một doanh nghiệp khi
ra thành lập sẽ trải qua 3 giai đoạn: từ hình thành, phát triển ý tưởng đến thành lập doanh
nghiệp và cuối cùng là duy trì và phát triển doanh nghiệp.
Các học giả trong lĩnh vực kinh tế lao động cho rằng khởi nghiệp là sự lựa chọn
giữa việc đi làm thuê và tự tạo việc làm cho mình. Vì vậy, khởi nghiệp là sự chấp nhận

14
rủi ro để tự làm chủ tạo lập một doanh nghiệp mới và thuê người khác làm việc cho
mình. Có thể định nghĩa: “khởi nghiệp là việc một cá nhân tận dụng cơ hội thị trường
và năng lực của bản thân để tạo dựng một công việc kinh doanh mới”
Hiểu theo nghĩa rộng: Khởi nghiệp là quá trình hiện thực ý tưởng kinh doanh và
giai đoạn đầu để tiến tới mô hình kinh doanh ổn định, thông thường gắn với việc thành
lập doanh nghiệp. Chủ thể thực hiện khởi nghiệp có thể là cá nhân, nhóm cá nhân hoặc
tổ chức. Với cách hiểu này, khởi nghiệp không gắn với đặc điểm cụ thể nào, áp dung
công nghệ mới, trí tuệ hay đổi mới sáng tạo mà chủ yếu là hiện thực hóa ý tưởng, kế
hoạch kinh doanh. Như vậy, tổ chức, cá nhân thành lập doanh nghiệp để thực hiện kinh
doanh thi được coi là khởi nghiệp.
Đối với Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo (startup), theo Cơ quan phát triển doanh
nghiệp nhỏ và vừa Hoa Kỳ - SBA (US Small Business Administrator) đưa ra khái niệm:
Startups là doanh nghiệp dựa trên công nghệ và có khả năng tăng trưởng nhanh"
(business that is typically technology oriented and has high growth potential); Theo
Blank và Dorf (2012), doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo “là tổ chức lâm thời tìm kiếm
mô hình kinh doanh có khả năng tăng tốc phát triển, nhân rộng và mang lại lợi nhuận”.
Bên cạnh khả năng tăng tốc (có tiềm năng tăng trưởng), các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo cũng thường mang đặc điểm đổi mới sáng tạo (Sarkar, 2016) vì các doanh
nghiệp này thường có xu hướng phát triển hoặc hướng tới tạo ra những sản phẩm và
dịch vụ mới cho thị trường. Theo Schumpeter (1934) - một trong những học giả có tầm
ảnh hưởng lớn nhất trong lĩnh vực khởi nghiệp và đổi mới sáng tạo, doanh nhân là tác
nhân của đổi mới sáng tạo và chuyển đổi kinh tế. Nhà nghiên cứu về khởi nghiệp Steve
Blank, Bob Dorf cho rằng: Startup là tổ chức được hình thành để tìm kiếm mô hình kinh
doanh có khả năng tăng trưởng và nhân rộng nhanh (organization formed to search for
a repeatable and scalable business model).
Tại Việt Nam, thuật ngữ “khởi nghiệp sáng tạo” được định nghĩa: “doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo được thành lập để triển khai một ý tưởng kinh doanh trên cơ sở
khai thác tài sản trí tuệ, công nghệ hoặc mô hình kinh doanh mới và có tiềm năng mở
rộng quy mô nhanh chóng”.
Có thể thông qua một vài yếu tố để có thể thấy được sự khác biệt một DN Starup
với một doanh nghiệp tư nhân hoặc công ty nhỏ như sau:

15
Yếu tố Doanh nghiệp Starup Doanh nghiệp tư nhân
Là điều bắt buộc, sản phẩm
của Doanh nghiệp Starup Không cần thiết, có thể
phải hoàn toàn mới chưa dựa trên các mô hình kinh
Tính đột phá
xuất hiện trên thị trường doanh sẵn có. Ví dụ: kinh
hoặc nếu có thì phải tạo ra doanh nhà hàng, ...
giá trị tốt hơn.
Có thể chủ động giới hạn
Không giới hạn cho sự tăng sự tăng trưởng và tập trung
Tính tăng trưởng
trưởng vào phân khúc thị trường
khách hàng nhất định
Thường có xu hướng mở
Thường có xu hướng nhân
rộng công ty trong phạm vi
Tốc độ tăng trưởng bản mô hình kinh doanh
phân khúc thị trường nhất
thành công ra khắp thế giới
định
Nếu thành công lợi nhuận Phụ thuộc vào kế hoạch
Lợi nhuận
sẽ rất khổng lồ mở rộng thị trường
Thông thường gọi vốn từ
bản thân hoặc từ cộng đồng
(crowdfunding), nhưng
phần Gọi vốn từ bản thân, gia
phần lớn các Starup đều đình, bạn bè, vay ngân
Tài chính
phải gọi vốn từ các Nhà đầu hàng, hoặc vốn góp từ nhà
tư thiên thần (angel đầu tư
investors) và Quỹ đầu tư
mạo hiểm (Venture
Capital).
Công nghệ Là đặc tính tiêu biểu Không bắt buộc
92% các Starups sẽ thất bại 32% sẽ thất bại trong ba
Vòng đời
trong ba năm đầu năm đầu
Cần phải liên tục phát triển
Phụ thuộc vào kế hoạch
kĩ năng lãnh đạo và kĩ năng
Kỹ năng lãnh đạo vận hành bạn đã hoạch
quản lý để đáp ứng với sự
định từ trước
tăng trưởng của Starup
Mức độ rủi ro cao, phải
Mức độ rủi ro sẽ thấp hơn
Cuộc sống cá nhân cống hiến hết mình cho
nhiều
công việc
Mục tiêu của bạn có thể là
Mục tiêu là con đường
Tham vọng truyền lại công ty cho các
thoái vốn khổng lồ như
thế hệ sau trong gia đình

16
chào bán cổ phiếu ra công hoặc cũng có thể bán lại
chúng (IPO). cho một tập đoàn khổng lồ
(Theo Madela Schumacher-Hodge)
2.1.3.2. Vòng đời phát triển doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có sự khác biệt về quá trình phát triển và tài
chính so với các loại hình doanh nghiệp khác, đòi hỏi sự thấu hiểu kỹ càng trước khi
đưa ra quyết định đầu tư và xây dựng chính sách hỗ trợ. Có 6 giai đoạn phát triển cơ
bản mà các doanh nghiệp khởi nghiệp đều trải qua (iBusinessAngel, 2012), có thể nhóm
thành ba giai đoạn lớn, gần trùng khớp với các giai đoạn tài trợ khác nhau.
Giai đoạn tìm hiểu: Điều tra và tính khả thi
Nói chung, ở giai đoạn này, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tìm hiểu thị
trường nhằm xác định vấn đề cần giải quyết (giai đoạn điều tra) và kiểm định tiềm năng
đáp ứng nhu cầu thị trường của giải pháp mình đưa ra thông qua nghiên cứu thị trường
và nghiên cứu tính khả thi của sản phẩm, dịch vụ mẫu.
Tương ứng với giai đoạn này là hoạt động đầu tư, tài trợ ở vòng chứng minh khái
niệm và tiền hạt giống. Ở vòng chứng minh khái niệm, nguồn vốn chính thường là vốn
của các thành viên sáng lập cùng với các khoản tài trợ của Chính phủ và hỗ trợ tài chính
từ gia đình và bạn bè. Khu vực tư nhân có khả năng sẽ tham gia đầu tư nếu tính khả thi
của doanh nghiệp có mức độ chắc chắn cao.
Giai đoạn Thẩm định: Phát triển và giới thiệu
Sau khi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã xác định giải pháp phù hợp cho
vấn đề cần giải quyết trong giai đoạn tìm hiểu, ở giai đoạn Thẩm định, doanh nghiệp
phải phát triển sản phẩm, dịch vụ sẽ đưa ra thị trường (phát triển) và tìm những khách
hàng đầu tiên để bán sản phẩm, dịch vụ (giới thiệu). Ở cuối giai đoạn này, sản phẩm,
dịch vụ của các doanh nghiệp khởi nghiệp phải được thị trường chấp nhận dù vẫn phải
thực hiện một số điều chỉnh nhất định (tinh chỉnh) cho phù hợp với thị hiếu của thị
trường.
Tương ứng với giai đoạn này là các vòng đầu tư hạt giống và khởi nghiệp và đầu
tư giai đoạn đầu tương ứng với các giai đoạn phát triển và giới thiệu. Ở giai đoạn này,
nguồn vốn tài trợ từ Chính phủ, gia đình, bạn bè và vốn của các thành viên sáng lập có
thể vẫn là nguồn vốn chính duy trì hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Có thể xuất hiện thêm nguồn vốn từ các nhà đầu tư thiên thần, tổ chức thúc đẩy kinh
17
doanh, các quỹ VCF giai đoạn hạt giống và các quỹ VCF giai đoạn đầu mặc dù những
nguồn vốn này thường xuất hiện ở giai đoạn sau.
Khi doanh nghiệp khởi nghiệp đã thu hút được những khách hàng đầu tiên và
bắt đầu có doanh thu, nguồn thu của doanh nghiệp ở giai đoạn này thường chưa thể bù
đắp đủ chi phí. Trong giai đoạn này, khả năng khá cao là các doanh nghiệp khởi nghiệp
sẽ bị rơi vào “Thung lũng chết” và thất bại trước khi đạt điểm hòa vốn.
Giai đoạn Mở rộng: Tăng trưởng và trưởng thành
Sau khi được thị trường chấp nhận, các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo bước
sang giai đoạn mở rộng và ở giai đoạn này doanh nghiệp đạt tới độ trưởng thành (tiếp
tục tăng doanh thu bán hàng và mở rộng sản xuất).
Trong giai đoạn tăng trưởng, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường thực hiện
các vòng gọi vốn khác nhau từ các VCF giai đoạn sau. Khi đã trưởng thành (có mô hình
kinh doanh bền vững), các doanh nghiệp khởi nghiệp thường tìm kiếm nguồn vốn thông
qua hình thức phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) hoặc qua mua bán và sáp
nhập (M&A). Lúc này, các ngân hàng có nhiều khả năng chấp nhận cho các doanh
nghiệp này vay vốn cao hơn. Nếu cuối giai đoạn trước (thẩm định) mà chưa đạt được
thì các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công thường sẽ đạt điểm hòa vốn ở giai đoạn
này và tiếp tục tăng trưởng về lợi 19 nhuận. Tuy nhiên, các doanh nghiệp khởi nghiệp
vẫn có nguy cơ cao thất bại và rơi vào “thung lũng chết” trước khi bước vào giai đoạn
này.
2.2. Hoạt động huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2.2.1. Huy động vốn
2.2.1.1. Một số khái niệm về huy động vốn
Vốn là yếu tố rất quan trọng đối với sự tồn tại của các doanh nghiệp và nền kinh
tế. Vốn là một phạm trù được nhiều nhà nghiên cứu đánh giá, xem xét dưới nhiều góc
độ khác nhau, tuy nhiên dưới góc độ nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, vốn
chính là biểu hiện bằng tiền, là giá trị của tài sản mà doanh nghiệp đang nắm giữ
Theo nguồn hình thành tài sản của doanh nghiệp, nguồn vốn của doanh nghiệp
có thể được huy động từ hai nguồn chính đó là nguồn vốn chủ sở hữu và nguồn vốn
vay.

18
- Nguồn vốn chủ sở hữu: Đây là nguồn vốn quan trọng thể hiện mức độ tự chủ
về vốn của doanh nghiệp. Bao gồm: Vốn góp, lợi nhuận giữ lại, thặng dư vốn cổ phần,
cổ phiếu quỹ và các quỹ dự trữ của doanh nghiệp. Tự tài trợ bằng lợi nhuận giữ lại là
một phương thức tạo nguồn tài chính dài hạn quan trọng đối với doanh nghiệp.
- Nguồn vốn vay: Bên cạnh nguồn vốn chủ sở hữu, các nguồn lực và tài sản của
doanh nghiệp còn được hình thành từ nguồn vốn vay bên ngoài từ các tổ chức, cá nhân
trong nền kinh tế, chủ yếu từ các nguồn: Tín dụng thương mại; Phát hành trái phiếu;
Thuê tài chính; Các khoản vay chính thức và phi chính thức; Các khoản nợ khác. Đối
với các DNVVV, ngoài vốn đầu tư của chủ sở hữu, nguồn vốn vay từ các TCTD là một
nguồn tài trợ quan trọng đáp ứng nhu cầu vốn ổn định với chi phí hợp lý, góp phần làm
tăng lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp.
Huy động vốn là hoạt động tiếp nhận nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi từ các tổ chức
và cá nhân bằng nhiều hình thức khác nhau để hình thành nên nguồn vốn phục vụ cho
hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm đáp ứng nhu cầu về vốn của
doanh nghiệp kinh doanh các kỳ tiếp theo, lợi nhuận giữ lại sẽ làm tăng vốn chủ sở hữu
Huy động vốn chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố khác nhau hay nói cách khác
là các ràng buộc khác nhau như:
- Hình thức pháp lý của doanh nghiệp: một doanh nghiệp nhà nước khi huy động
vốn phải chịu sự ràng buộc của các văn bản quản lý Nhà nước về tỷ lệ huy động tối đa
có thể (Luật DNNN).
- Sự vững mạnh về tình hình tài chính nói chung và có khả năng thanh toán nói
riêng sẽ là những đieèu kiện mà chủ nguồn tài chính chú ý khi xem xét bỏ vốn cho
doanh nghiệp.
- Chiến lược kinh doanh quyết định cầu về vốn và từ đó ảnh hưởng đến lượng
vốn càn thiết huy động của doanh nghiệp.
2.2.1.2. Một số hình thức huy động vốn thông dụng
Vốn chủ sở hữu
Trong môi trường hiện nay, rất nhiều DN đã chuyển đổi mô hình kinh doanh từ
Cty TNHH sang Cty cổ phần, để tiếp cận kênh huy động vốn thông qua quyền phát
hành cổ phiếu từ TTCK. Hình thức này tập trung và huy động vốn rất lớn từ xã hội vì
quyền tự do chuyển nhượng và mua bán trên thị trường; Giảm chi phí huy động vốn do

19
tiếp cận trực tiếp với nhà đầu tư nhưng chịu áp lực cao từ cổ đông, nhà đầu tư về kỳ
vọng, tình hình hoạt động SXKD; Giá cổ phiếu bị ảnh hưởng bởi các thông tin liên quan
đến Cty, quan hệ cung cầu, tình hình TTCK.
Phát hành trái phiếu Công ty
Vốn đến từ nhiều đối tượng có tiềm lực tài chính (quỹ đầu tư, Cty và tập đoàn
bảo hiểm, tài chính...) và thủ tục pháp lý không quá phức tạp. DN có thể áp dụng lãi
suất linh hoạt cũng như nhiều phương án trả lãi và gốc. DN phát hành trái phiếu không
phải thế chấp tài sản; Hoạch định tài chính bằng trái phiếu rẻ hơn các khoản vay khác.
Nhược điểm: DN phải thanh toán đầy đủ khi đáo hạn đúng theo cam kết trong hợp đồng
với mức lãi suất cố định. Trái phiếu BĐS rủi ro hơn trái phiếu ngân hàng. Có thể gặp
khó khăn trong việc cấu trúc khoản vay sao cho dự án BĐS luôn có khả năng trả lãi và
gốc. Phải bảo đảm dòng tiền liên quan đến nợ không bị âm.
Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng và các quỹ đầu tư
Vay ngân hàng, tổ chức tín dụng
Đây là phương thức vay truyền thống và phổ biến, có những hạn chế nhất định
nhưng dễ dàng được chấp nhận hơn quy định của TTCK; Có thể xin gia hạn nếu chưa
có khả năng trả (đối với Cty có uy tín và quan hệ lâu dài với ngân hàng). Nhưng doanh
nghiệp phải có tiềm lực tài chính mạnh, phương án sử dụng vốn khả thi mới có thể thế
chấp cầm cố BĐS.
Vay các quỹ đầu tư:
Một xu hướng mới với vòng đời quỹ nhất định và đảm bảo dòng tiền trong
khoảng thời gian đó (10 năm với những quỹ đầu tư vào các DN BĐS). Nguồn tài chính
dồi dào từ nhà đầu tư trong và ngoài nước; Đóng góp vào việc xây dựng DN, tư vấn
chiến lược, giới thiệu nhân sự chuyên nghiệp chứ không đơn thuần là đầu tư vào cổ
phiếu của DN đó. Sự có mặt của các quỹ nổi tiếng với tư cách là cổ đông lớn sẽ làm
tăng giá trị cổ phiếu Cty. Nhưng doanh nghiệp phải có lợi thế cạnh tranh, thuộc ngành
hàng đang tăng trưởng mạnh. Phải chứng minh được tiềm lực tài chính mạnh, hệ thống
quản trị và nhân lực tốt, chiến lược kinh doanh khả thi, tiềm năng tăng trưởng cao.
Huy động vốn khách hàng
Đây là kênh huy động vốn hữu hiệu vì DN không phải trả lãi và khách hàng có
thể mua sản phẩm BĐS với nhiều ưu đãi; Khách hàng có nhu cầu mua nhà/căn hộ đặt

20
cọc một số tiền nhất định khi ký kết hợp đồng trong khi DN thì có vốn xây dựng dự án.
Hợp đồng ký kết có sự đảm bảo về giá cả hợp lý, quyền lợi và nghĩa vụ cụ thể giữa hai
bên. Cty phải có uy tín và đảm bảo tiến độ thi công và phải giao sản phẩm cho khách
hàng đúng hạn như cam kết.
Liên doanh - liên kết trong và ngoài nước
Hình thức liên doanh, liên kết bao gồm việc thành lập Cty cổ phần, Cty TNHH.
Đối tác trong nước: Dành cho DN có quy mô nhỏ và vừa: liên kết để tập trung
nguồn lực, hợp lực cùng nhau giải quyết bài toán huy động vốn và việc quản lý sẽ chặt
chẽ hơn, chuyên môn hóa hơn các lĩnh vực khác nhau. Đồng thời thúc đẩy việc đa dạng
hóa hoạt động. Các dự án sẽ được triển khai dễ dàng, nhanh chóng vì có thêm vốn,
không phụ thuộc nhiều vào vốn vay NH. Đưa ra thị trường chất lượng và giá thành sản
phẩm BĐS hợp lý hơn và thu hút nhiều khách hàng và nhà đầu tư, thu hồi vốn nhanh
hơn.
Đối tác nước ngoài: Dành cho DN có quy mô lớn hơn: liên doanh với đối tác
nước ngoài mạnh về vốn và kinh nghiệm sẽ bổ sung kiến thức kinh nghiệm quản lý cho
nguồn nhân lực, nâng cao uy tín, khẳng định thương hiệu cho DN. Tính pháp lý của dự
án rõ ràng. Đối tác nước ngoài thường có những phân tích rất kỹ về năng lực, quy mô,
tính khả thi của dự án. Xuất hiện những bất đồng trong quản trị DN, văn hóa kinh doanh,
nguồn nhân lực hiện tại
Các quỹ tín thác BĐS (REITs) : Quỹ có thể đầu tư vào nhiều loại BĐS, trong đó
thường tập trung vào các dự án BĐS cho thuê như văn phòng cao cấp, khu công nghiệp,
TTTM quy mô lớn... mà thường các cá nhân đầu tư không thể tiếp cận được. Cty quản
lý quỹ có uy tín về nguồn lực, kinh nghiệm về thị trường BĐS, quản lý vốn... Nguồn
vốn lớn không bị giới hạn. Đầu tư qua quỹ sẽ tiết kiệm thời gian khi mua, bán và quản
lý BĐS. Trên thế giới chứng chỉ quỹ REITs mang tính thanh khoản cao, dễ dàng chuyển
nhượng, cổ tức và thu nhập bình quân hàng năm ổn định.
2.2.2 Huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
2.2.2.1. Các hình thức huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo
Có một số nguồn tài chính tiềm năng có sẵn cho các công ty khởi nghiệp, bao
gồm ngân hàng thương mại, nhà đầu tư mạo hiểm, thiên thần kinh doanh, cơ quan chính

21
phủ, tư nhân,cá nhân, công ty cho thuê hoặc bao thanh toán, khách hàng và nhà cung
cấp, trong số những người khác.
Các nguồn tài trợ có thể được phân loại thành: (i) tài trợ nội bộ, xuất phát từ
chính những người sáng lập hoặc từ gia đình và bạn bè có liên quan chặt chẽ và (ii)
người ngoài tài trợ từ các mối quan hệ chặt chẽ với những người sáng lập. Tài trợ có
thể là góp vốn chủ sở hữu hoặc cho vay, và đôi khi là sự kết hợp của cả hai.
Hình 1: Nguồn huy động vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

Người sáng lập


doanh nghiệp
Bên trong doanh
nghiệp
Gia đình, Họ
hàng, Bạn bè

Ngân hàng, các tổ


chức tín dụng
Bên ngoài doanh
nghiệp
Quỹ đầu tư thiên
thần, Quỹ đầu tư
mạo hiểm

(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)


Vốn bên trong doanh nghiệp
Người sáng lập
Tài trợ của người sáng lập được định nghĩa là vốn, dưới dạng nợ hoặc vốn chủ
sở hữu, được đầu tư vào một công ty bởi một hoặc nhiều người sáng lập đã thực sự
thành lập liên doanh. Trong các nghiên cứu hiện tại về khởi nghiệp, danh mục đầu tư
tài trợ, vốn đến từ người sáng lập thường được xác định là nguồn tài chính lớn nhất cho
các công ty khởi nghiệp.
Gia đình và bạn bè
Các khoản đầu tư không chính thức từ gia đình và bạn bè thường được xác định
là rất quan trọng đối với các công ty khởi nghiệp, đôi khi được gọi là Niềm sống của

22
doanh nhân mạo hiểm trực tiếp. Tài trợ như vậy có thể là nợ hoặc dựa trên góp vốn chủ
sở hữu.
Vốn tài trợ từ bên ngoài
Chính phủ
Chính phủ can thiệp vào thị trường theo nhiều cách khác nhau để tạo thuận lợi
cho việc cung cấp tài chính cho các công ty khởi nghiệp. Doanh nghiệp có thể tiếp cận
vốn vay từ các tổ chức tín dụng do Chính phủ bảo trợ như Ngân hàng chính sách xã hội,
Quỹ đầu tư phát triển, Quỹ phát triển. Nhà đầu tư nước ngoài không bị hạn chế cho
doanh nghiệp Việt Nam vay vốn nhưng người vay vốn phải tuân thủ quy định đăng ký
với Ngân hàng Nhà nước Việt Nam khi vay vốn nước ngoài trung hạn và dài hạn. Ngoài
ra, cá nhân không được phép vay vốn nước ngoài. Để đáp ứng chính sách của Chính
phủ về hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, trong hai năm qua, nhiều ngân hàng
đã có những chương trình vay vốn dành riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo như:
Chương trình tín dụng dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và doanh
nghiệp vi mô của BIDV năm 2016
Chương trình vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của ngân
hàng Vietinbank với mức lãi suất chỉ 7,0% mỗi năm trong vòng 6 tháng kể từ ngày giải
ngân đối với các khoản vay ngắn hạn năm 2017
Quỹ bảo lãnh tín dụng (CFG)
Tại Việt Nam, Chính phủ đã lập Quỹ bảo lãnh tín dụng (CGF) để tham gia bảo
lãnh các khoản vay của các DNNVV (trong đó bao gồm các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo). Cụ thể, các quỹ CGF sẽ trả nợ trong trường hợp doanh nghiệp vay vốn chậm
trả nợ. Mặc dù quỹ này đã hoạt động được 15 năm và trải khắp 28 tỉnh và thành phố
trực thuộc trung ương trên cả nước, hiệu quả của các quỹ này cho tới nay vẫn chưa được
kiểm chứng. Các quy định ngặt nghèo của các CGF (trong nhiều trường hợp còn khắt
khe hơn quy định của ngân hàng) cũng như thiếu sự cam kết của CGF về việc hoàn trả
toàn bộ khoản bảo lãnh khi nợ xấu là nguyên nhân chính các ngân hàng tư nhân thường
không có động lực tham gia vào mô hình này.
Vốn tài trợ NC&PT; vốn vay ưu đãi, quỹ bảo lãnh tín dụng của chính phủ

23
Vốn tài trợ không hoàn lại cho NC&PT: Tại Việt Nam, các công cụ tài trợ của
Chính phủ dành cho các DNNVV và doanh nghiệp khởi nghiệp chỉ hạn chế ở các hình
thức tài trợ không hoàn lại và các khoản vay ưu đãi. Vốn tài trợ không hoàn lại chủ yếu
dành cho các doanh nghiệp khởi nghiệp tiến hành các dự án NC&PT (trong đó bao gồm
nghiên cứu và phát triển sản phẩm mẫu). IPP2 là chương trình duy nhất cho tới nay
tham gia tài trợ không hoàn lại cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trực tiếp tiến hành
các hoạt động ngoài NC&PT như nghiên cứu thị trường (tài trợ cho hoạt động chứng
minh ý tưởng), tiếp thị hay nhân sự. Các chương trình khác được triển khai gần đây như
Đề án 844 hay Chương trình Speed cũng đã đề xuất những hình thức hỗ trợ các hoạt
động ngoài NC&PT của doanh nghiệp khởi nghiệp nhưng còn gặp nhiều thách thức.
Điều này xuất phát từ thực tế khung pháp lý hiện nay về tài trợ cho hoạt động khoa học
và công nghệ chỉ cho phép cấp vốn tài trợ không hoàn lại cho hoạt động NC&PT.
Vay ưu đãi
Bên cạnh vốn tài trợ không hoàn lại, Chính phủ đã triển khai các chương trình
cho vay ưu đãi dành cho các DNNVV và doanh nghiệp khởi nghiệp thông qua các ngân
hàng bên thứ ba. Quỹ Phát triển DNNVV là cơ quan quản lý vốn vay ưu đãi dành cho
DNNVV. Tuy nhiên, do có những quy định khắt khe từ phía ngân hàng và Chính phủ
nên các khoản vay ưu đãi này chưa đáp ứng được hết các nhu cầu.
Ở cấp trung ương, Quỹ phát triển DNNVV được thành lập theo Quyết định số
601/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 17/4/2013 và bắt đầu đi vào hoạt động từ
cuối năm 2016. Tuy nhiên, cơ chế quản lý rủi ro của phát huy được hiệu quả tối đa. Quỹ
vẫn buộc bốn đối tác ngân hàng phải gánh chịu rủi ro mặc định và doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo phải tuân thủ các tiêu chí của cả ngân hàng và Quỹ. Do đó, chỉ những
doanh nghiệp đã trưởng thành với khả năng vay vốn của ngân hàng mới có thể tiếp cận
nguồn vốn vay ưu đãi của Quỹ. Vì vậy, đây không phải là cấu trúc tài trợ hiệu quả cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.
Ở cấp địa phương, chính quyền một số tỉnh, thành phố hỗ trợ DNNVV và doanh
nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận nguồn vốn ưu đãi thông qua Quỹ đầu tư phát triển,
Quỹ bảo lãnh DNNVV hoặc thậm chí các tổ chức chính trị - xã hội, thường là Quỹ hỗ
trợ thanh niên khởi nghiệp thuộc Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh do Trung
tâm Hỗ trợ Thanh niên Khởi nghiệp quản lý. Mục tiêu của Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi

24
nghiệp đổi mới sáng tạo là khuyến khích tinh thần khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, thúc
đẩy khát vọng của thanh niên. Tổng nguồn vốn của Quỹ hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp
là 30 tỷ đồng từ ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh. Hiện Quỹ này đã hỗ trợ vay tín
chấp 1 tỷ đồng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo với mức lãi suất cố định
0,8% mỗi tháng, tối đa 4 năm bao gồm dịch vụ tư vấn kinh doanh miễn phí.
Quỹ Đầu Tư
Đầu tư thiên thần và Quỹ mạo hiểm
Tại nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Vương Quốc Anh và Singapore, Chính phủ có
các biện pháp ưu đãi thuế mạnh dành cho các nhà đầu tư thiên thần (như khấu trừ khoản
đầu tư vào doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo khi tính thuế thu nhập cá nhân).
Bản chất của quỹ đầu tư thiên thần là các doanh nhân, hay cá nhân có vốn tại
Việt Nam muốn đầu tư vào các đơn vị doanh nghiệp tại Việt Nam thông qua các tổ chức
đầu tư. Một số doanh nhân có vốn và kinh nghiệm cũng tham gia đầu tư vào một số loại
hình như Tổ chức thúc đẩy kinh doanh theo mô hình Thung lũng Silicon Việt Nam
(VSVA). Chúng ta có thể thấy qua Shark Tank VN có một số nhà đầu tư thiên thần.
Tuy nhiên, các nhà đầu tư thiên thần chưa được thừa nhận về mặt pháp lý hay được
khuyến khích ưu đãi trong khuôn khổ chính sách của Việt Nam.
Doanh nghiệp: Chương trình thúc đẩy kinh doanh của Tập đoàn/Doanh nghiệp
Trong thời gian gần đây, một vài doanh nghiệp đã tích cực tham gia thành lập
các Chương trình thúc đẩy kinh doanh và đầu tư vào các doanh nghiệp khởi nghiệp
được lựa chọn tham gia. Một ví dụ điển hình là VIISA, một Chương trình thúc đẩy kinh
doanh được bốn doanh nghiệp chung vốn đầu tư bao gồm FPT, BIDV, Dragon Capital
và Hanwha.
Quỹ đầu tư: Đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân
Các quỹ đầu tư vào doanh nghiệp tư nhân đã hoạt động tích cực tại Việt Nam
trước cả các VCF. Các quỹ này tham gia đầu tư vào các doanh nghiệp tăng trưởng cao.
Một số ví dụ tiêu biểu về các quỹ này đã hoạt động tích cực từ năm 2000 là Mekong
Capital, VinaCapital và Dragon Capital.
Ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác: Vốn vay; bao thanh toán; bảo lãnh ngân
hàng và thư tín dụng; khách hàng của doanh nghiệp khởi nghiệp

25
Vốn vay: Các ngân hàng là một chủ thể trong thị trường tài chính cho khởi nghiệp
sáng tạo nhưng giống như trên các thị trường quốc tế khác, ngân hàng đóng vai trò khá
hạn chế. Mặc dù một số ngân hàng như Vietinbank, VP Bank và BIDV trong thời gian
qua đã công bố các chương tình tín dụng đặc biệt dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo nhưng các ngân hàng vẫn không mặn mà với việc cho các doanh nghiệp khởi
nghiệp vay vì muốn tránh rủi ro và không đủ năng lực thẩm định các doanh nghiệp này.
Bao thanh toán: hiện nay có 8 đơn vị cung cấp dịch vụ này tại Việt Nam18. Tuy
nhiên, hoạt động bao thanh toán hóa đơn hiện nay chưa được pháp luật quy định đầy
đủ, đặc biệt quy định hiện nay vẫn bắt buộc phải thực hiện giao dịch bằng các mẫu in
sẵn và có đầy đủ chữ ký. Do đó, khối lượng giao dịch bao thanh toán tại Việt Nam còn
rất thấp so với các quốc gia trong khu vực19.
Bảo lãnh ngân hàng và Thư tín dụng: Bảo hiểm tín dụng xuất khẩu do các doanh
nghiệp bảo hiểm và các cơ quan tín dụng xuất khẩu của chính phủ cấp. Dịch vụ này
được cung cấp cho tất cả các doanh nghiệp tham gia xuất khẩu trong đó bao gồm các
doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Ngoài ra còn có các hình thức bảo lãnh mua hàng
để bảo vệ khách hàng khỏi tổn thất trong quá trình mua sắm. Việc áp dụng công cụ này
tại Việt Nam hiện nay còn hạn chế, đặc biệt trong bối cảnh các ngân hàng hầu như
không chấp nhận rủi ro của các DNNVV và doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo. Tại
Việt Nam, một số doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ thanh toán như
Momo và Ononpay đã thu hút thành công khách hàng khối doanh nghiệp ngân hàng.
2.2.2.2 Ý nghĩa của hoạt động huy động vốn với doanh nghiệp khởi nghiệp sáng
tạo và các giai đoạn sử dụng vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Cho dù sự đổi mới quan trọng hay doanh nhân khởi nghiệp quan trọng như thế
nào, một ý tưởng tuyệt vời cần tài chính để trở thành hiện thực. Các dự án sáng tạo với
tiềm năng tăng trưởng cao có cách tiếp cận vốn hạn chế, đặc biệt trong hạt giống và giai
đoạn đầu của chúng. Doanh nhân thiếu kinh nghiệm, đủ vốn hoặc tài sản thế chấp là
không có khả năng hưởng lợi từ các nguồn lực ngân hàng, phương thức tài chính truyền
thống. Nhiều nghiên cứu cho thấy rằng đặc biệt trong giai đoạn đầu, vấn đề thường gặp
nhất đối với các doanh nhân là rào cản tài chính. Nhiều mạo hiểm với tốt triển vọng
thành công thất bại vì thiếu vốn.

26
Niềm tin rằng thiếu vốn tài chính hạn chế sự gia nhập, hiệu suất và sự sống còn
của công ty là không mới, và đã phát triển trong cuộc khủng hoảng kinh tế gần đây.
Thiếu tài chính là một trong những trở ngại chính cho sự tăng trưởng và đầu tư của công
ty. Tuy nhiên, tài chính vốn thậm chí còn quan trọng hơn đối với các liên doanh mới vì
họ thường phải vật lộn để tồn tại thu nhập thấp hoặc không có trong những năm đầu
tiên. Mạo hiểm với nguồn tài chính lớn hơn có thể đầu tư nhiều hơn vào đổi mới và tiếp
thị, tuyển dụng các cá nhân chất lượng cao hơn và có linh hoạt cao hơn để khắc phục
các mối đe dọa tiềm ẩn hoặc sai lầm quản lý.
Việc thiếu vốn trong một lĩnh vực như đổi mới sáng tạo có thể xem là thảm họa
bởi, họ là những người đang đầu tư cho tương lai chứ không phải hiện tại. Thứ họ đưa
ra là sự khác biệt so với phần còn lại của thế giới và để nó phù hợp và hoàn thiện nhất
thì cần trăm ngàn lần mài dũa và hoàn chỉnh. Ví dụ như một con robot, khi mới ra đời
nó chỉ là cái một cỗ máy nhưng dần dần là ngày càng giống như một con người. Đó là
sự đầu tư để mở cửa ra tương lai nên nếu họ thiếu vốn thì cánh cửa sẽ bị đóng lại. Không
có sự thí nghiệm và hoàn chỉnh thì sản phẩm so với tờ giấy mô tả cũng là một. Điều
đáng sợ nhất là khi dự án thành công, họ không có đủ tiền và buộc ngừng lại thì tất cả
tâm huyết trước đó coi như mất hết.
Tính đến cuối năm 2017, có khoảng 40 quỹ đầu tư mạo hiểm có hoạt động đầu
tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của Việt Nam, trong đó hầu hết là các quỹ
quốc tế. Chỉ một số ít các quỹ này đặt văn phòng tại Việt Nam như IDG Ventures (Hoa
Kỳ) 8, CyberAgent Ventures (Nhật Bản), DFJ-VinaCapital (hợp tác giữa Hoa Kỳ và
Việt Nam), và 500 Startups (Hoa Kỳ). Các quỹ không có văn phòng tại Việt Nam thực
hiện sàng lọc, lựa chọn và đầu tư ừ các quỹ hải ngoại. Bên cạnh đó, còn có các quỹ đầu
tư vào công ty tư nhân để tham gia đầu tư cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đã
trưởng thành như các quỹ Mekong Capital, Dragon Capital, VinaCapital.
Chương trình tín dụng dành cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo và doanh
nghiệp vi mô của BIDV gồm chương trình tín dụng quy mô 2.000 tỷ đồng cung cấp các
khoản vay ngắn, trung và dài hạn và một chương trình tài chính vi mô quy mô 1.000 tỷ
đồng cung cấp các khoản vay ngắn hạn. Mức lãi suất cho vay thấp hơn nhiều so với
mức lãi suất cho vay chuẩn từ 1 đến 1.5% mỗi năm. Cả hai chương trình tín dụng đều
được triển khai tới 31/12/2017 hoặc khi đạt tới quy mô chương trình.

27
Chương trình vốn vay ưu đãi cho doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo của ngân
hàng Vietinbank với mức lãi suất chỉ 7,0% mỗi năm trong vòng 6 tháng kể từ ngày giải
ngân đối với các khoản vay ngắn hạn. Chương trình kéo dài tới 31/12/2017 với gói ưu
đãi 3.000 tỷ đồng. Ngoài ra, ngày 16/10/2016 tại Hà Nội, VietinBank đã cam kết hợp
tác với Trung ương Đoàn xây dựng chương trình tín dụng ưu đãi cho thanh niên khởi
nghiệp sáng tạo và cam kết sẽ đồng hành cùng chương trình “Thanh niên lập nghiệp”
Nguồn vốn từ các đơn vị này tuy lớn nhưng có thể chia ra thành nhiều đợt tùy
theo các giai đoạn của doanh nghiệp để doanh nghiệp có thể phát triển hoàn thiện và
vững mạnh nhất.
2.2.2.3. Các giai đoạn huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Theo lý thuyết vòng đời (Berger và Udell, 1998) về nhu cầu tài chính và sự tiếp
cận tới nguồn vốn thay đổi khi DNKN lớn lên và thu nhận được nhiều kinh nghiệm
hơn cũng như trở nên minh bạch hơn về mặt thông tin. Các DN nhỏ và mới phải dựa
nhiều vào nguồn tài trợ bên trong, vốn tín dụng thương mại và vốn đầu tư “thiên
thần”.
Khi DN lớn lên, tài trợ vốn sẽ trở nên dễ tiếp cận hơn từ các quỹ đầu tư mạo
hiểm cũng như các ngân hàng và các tổ chức tài chính khác. Thậm chí nếu DN tiếp
tục lớn lên, họ có thể huy động vốn từ công chúng thông qua phát hành cổ phiếu lần
đầu ra công chúng (IPO).
Dưới đâу là các giаi đоạn huу động vốn mà dоаnh nghiệр khởi nghiệр sẽ trải
quа trоng quá trình рhát triển củа mình.
Hình 2: Các giai đoạn huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo

28
Giаi đоạn 1: Ý tưởng
Đâу là giаi đоạn mà các nhà sáng lậр mới có ý tưởng kinh dоаnh và đi tìm các
nhà tài trợ để có nguồn ngân sách хâу dựng các ý tưởng nàу thành mô hình kinh
dоаnh. Các nhà đầu tư trоng giаi đоạn nàу, ngоài người thân trоng giа đình hоặc quеn
biết, sẽ là những nhà đầu tư thiên thần đã có kinh nghiệm sẵn sàng bỏ tiền và thời
giаn, hоặc các quỹ củа Quốc giа hоặc củа các tậр đоàn kinh tế thành lậр để hồ trợ dự
án khởi nghiệр.
Khоảng 2% số người có ý tưởng sẽ nhận được đầu tư trоng giаi đоạn nàу. Mỗi
ý tưởng sẽ nhận được khоản đầu tư đủ chi рhí chо 2 người làm việc trоng 1 năm,
thường ở Mỹ là 120.000 USD và ở Việt Nаm là 1 tỷ đồng, tiền được giải ngân 1
lần/quý kèm thео kết quả hоàn thành mỗi quý, nhà đầu tư sẽ dừng tài trợ nếu sаu mỗi
quý ngồi хét lại và thấу ý tưởng không khả thi.
Giаi đоạn 2: Đầu tư rủi rо
Đâу là giаi đоạn khi ý tưởng đã được хâу dựng thành mô hình kinh dоаnh, các
Stаrtuр thành lậр công tу để hоạt động. Các nhà đầu tư lúc nàу sẽ là các quỹ đầu tư
Stаrtuр hау các Quỹ đầu tư rủi rо, thường đầu tư 500.000 đến 5 triệu USD để nhận lại
15 - 35% công tу. Ở giаi đọаn nàу vốn củа công tу sẽ dùng vàо muа tài sản cũng như
хâу dựng đội ngũ, ngоài nhân sự tiếр tục рhát triển ý tưởng công tу cần cả đội ngũ

29
vận hành, đội ngũ bán hàng, đội ngũ kế tоán tài chính... không рhải là sở trường củа
các nhà sáng lậр.
Các quỹ đầu tư ngоài việc đầu tư tiền họ sẽ trợ giúр công tу những рhần việc
thuộc sở đоản cùа các nhà sáng lậр. Хác хuất thành công củа giаi đоạn nàу 5%.
Giаi đоạn 3: Tăng trưởng
Đâу là giаi đоạn mà các quỹ đầu tư РЕ nhắm tới, vốn huу động trоng giаi đоạn
nàу nhằm mở rộng kinh dоаnh thео mô hình hiện tại. Các quỹ đầu tư trоng giаi đоạn
nàу thường có những thоả thuận cаm kết riêng với công tу рhát hành gọi vốn. Mức
đầu tư cùа mỗi quỹ thường từ 5 đến 100 triệu đô lа và thường chiếm từ 10 đến 25%
công tу. Thành công củа giаi đоạn nàу 20%.
Giаi đоạn 4: IРО
Đâу là giаi đоạn рhát hành chо các tổ chức các nhân thông quа đại chúng và
niêm уết trên sàn chứng khоán, sаu giаi đоạn nàу công tу hоạt động thео các quу định
củа thị trường chứng khоán. Thực chất thành công giаi đоạn nàу không quá 5%.
Nhưng 5% nàу đóng góр đáng kể chо nền kinh tế.

30
CHƯƠNG 3: MÔ HÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trong chương 1 và chương 2 nhóm nghiên cứu đã trình bày tổng quan các nghiên
cứu có liên quan đến đề tài cũng như các cơ sở lý thuyết có liên quan. Trong chương
này, nhóm nghiên cứu trình bày mô hình nghiên cứu cùng với các giả thuyết để trả lời
các câu hỏi nghiên cứu của đề tài.
Nội dung này bao gồm: (1) Mô hình nghiên cứu và các giả thuyết nghiên cứu,
(2) Phương pháp nghiên cứu, (3) Thu thập số liệu.
3.1. Mô hình nghiên cứu và giả thuyết nghiên cứu
Vốn là hoạt động vật chất quan trọng cho hoạt động của doanh nghiệp, là điều
kiện tiên quyết để duy trì và phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh. Nhu cầu về vốn
luôn là một vấn đề cấp bách, đặc biệt là đối tượng doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo. Vấn đề đặt ra đối với các nhà quản trị doanh nghiệp khởi nghiệp là làm thế
nào để huy động vốn với số lượng cao nhất, thu hút các quỹ đầu tư trong và ngoài nước
tham gia nhằm duy trì hoạt động, tìm kiếm lợi nhuận tối đa và đạt mức tăng trưởng kỳ
vọng. Bài nghiên cứu này sẽ tìm ra lời giải đáp cho câu hỏi:
- Ngành kinh doanh có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp?
- Mô hình kinh doanh có ảnh hưởng thế nào đến khả năng huy động vốn của
doanh nghiệp khởi nghiệp?
- Liệu rằng thời gian hoạt động của doanh nghiệp có ảnh hưởng thế nào đến khả
năng huy động vốn của doanh nghiệp khởi nghiệp?
3.1.1. Mô hình nghiên cứu
Về cơ bản có hai phân tích chính. Hồi quy logistic, xác định các yếu tố ảnh hưởng
đến việc một startup có nhận được bất kỳ khoản tài trợ nào không. Hồi quy tuyến tính,
xác định các yếu tố ảnh hưởng đến số tiền khởi nghiệp nhận được (các yếu tố bổ sung
được đưa vào phân tích). Ví dụ chúng ta sẽ xét đến số tiền gọi vốn được phụ thuộc thế
nào vào mô hình kinh doanh, tuổi thọ doanh nghiệp và ngành kinh doanh.
Mối quan hệ do đó được thử nghiệm hai chiều; một là sử dụng mô hình tobit để
đánh giá xem 3 yếu tố độc lập trên tác động như nào đến lượng vốn gọi được của mỗi
doanh nghiệp, còn mô hình Probit sẽ đánh giá các giai đoạn gọi vốn của doanh nghiệp
bao gồm: Early stage vs Growing Stage phụ thuộc như nào cũng với 3 yếu tố trên.

31
Hình 3: Mô hình nghiên cứu

Lượng đầu tư

Yếu tố ảnh hưởng:


1. Tuổi thọ doanh nghiệp
2. Ngành kinh doanh
3. Mô hình kinh doanh
Giai đoạn phát triển:
Early or Growing

(Nguồn: Topica Founder Institute và tổng hợp của nhóm)


3.1.2. Giả thuyết nghiên cứu
Tuổi hoạt động của doanh nghiệp:
Tuổi doanh nghiệp có thể có cả tác động tiêu cực và tích cực đến các tổ chức.
Các công ty cũ có nhiều kinh nghiệm hơn và đã thiết lập mạng lưới mối quan hệ, năng
lực kỹ thuật và quy trình và quy trình phát triển sản phẩm mới (Bierly và Daly, 2007).
Mặt khác, các công ty cũ có thể quan liêu hơn (Bierly và Daly, 2007). Trong khi đó, các
công ty trẻ thường linh hoạt hơn và có nhiều khả năng gây quỹ hơn.
H1: Công ty có tuổi đời dài hơn sẽ thành công hơn trong việc huy động vốn cổ
phần.
Mô hình hoạt động của doanh nghiệp:
Mô hình doanh thu của một startup đưa ra một dấu hiệu về sự tham gia của khách
hàng, mà các nghiên cứu gần đây về startup nổi bật đã làm rõ. Các mô hình doanh thu
phổ biến nhất của các doanh nghiệp khởi nghiệp trong mẫu được bao gồm: B2C, B2B
và C2C.
Việc áp dụng khách hàng là một khía cạnh cụ thể hơn mà các nhà đầu tư đánh
giá. Các nhà đầu tư thích các công ty có chi phí lớn, được phản ánh trong các nghiên
cứu về khởi nghiệp B2B. Hơn nữa, họ thích các công ty có nhóm khách hàng định kỳ
(Strömberg & Kaplan, 2000). Cần lưu ý rằng các nhà đầu tư không nhất thiết phải kiềm
chế các công ty khởi nghiệp theo mô hình B2C hay C2C. Tuy nhiên, các nhà đầu tư sẽ

32
đánh giá các công ty theo 2 mô hình này trên cơ sở khác. Cụ thể là cách nó đạt được sự
tham gia của người tiêu dùng và mức độ phổ biến đã doanh nghiệp, sản phẩm trong
nhóm mục tiêu của họ.
Các báo cáo gần đây về khởi nghiệp nhấn mạnh rằng nhiều công ty khởi nghiệp
là B2B, có nghĩa là họ phục vụ cho các công ty khác (ESM, 2015; Van Dijk et al, 2015).
Các công ty khởi nghiệp B2B chứng tỏ thành công hơn trong việc tăng doanh thu (Van
Dijk et al, 2015) và thu hút tài trợ (Kaplan & Sawhney, 2000; Kshetri & Dholakia,
2002). Tuy nhiên, Marmer et al (2012) cho rằng sự phân biệt giữa người tiêu dùng và
doanh nghiệp không còn hiệu lực. Nghiên cứu này sẽ phân biệt các công ty khởi nghiệp
theo nhóm mục tiêu, bao gồm một danh mục các công ty khởi nghiệp nhắm đến cả
doanh nghiệp và người tiêu dùng. Các phát hiện có thể giúp thiết lập liệu các phần khởi
động phân biệt theo nhóm mục tiêu có còn hữu ích hay không. Kỳ vọng là các công ty
khởi nghiệp B2B nhận được nhiều tiền hơn, bởi vì họ nhắm mục tiêu khách hàng trả
tiền cao và tài liệu cho thấy mức độ mà các công ty khởi nghiệp B2B thành công hơn.
Cũng có thể lập luận rằng các công ty khởi nghiệp nhắm đến cả doanh nghiệp vì người
tiêu dùng có khả năng có thị trường lớn hơn và do đó được đánh giá cao hơn trong số
các nhà đầu tư.
H2: Các công ty khởi nghiệp có mô hình kinh doanh B2B có nhiều khả năng có
tài trợ và số tiền tài trợ cao hơn.
H3: Các công ty khởi nghiệp có mô hình kinh doanh B2C có nhiều khả năng có
tài trợ và số tiền tài trợ cao hơn.
H4: Các công ty khởi nghiệp có mô hình kinh doanh C2C có nhiều khả năng có
tài trợ và số tiền tài trợ cao hơn.
Ngành hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
Ngành nông nghiệp – Agritech
Agritech là sự kết hợp giữa nông nghiệp và công nghệ. Ở đó, kĩ thuật công
nghệ cao được úng dụng vào trồng trọt. Cụ thể, mô hình agritech cho phép nông dân
thực hiện các hoạt động trồng trọt hằng ngày thông qua điều khiển bằng máy móc
hoặc áp dụng các dự án nghiên cứu, các thành tưu sinh học vào chọn giống, chăm bón,
bên cạnh việc sử dụng nguồn năng lượng tái tạo... Agritech không phải là một công
nghệ cụ thể nào, mà agritech là một ngành công nghiệp ứng dụng nhiều thành tựu

33
công nghệ và kỹ thuật. Với thế mạnh về nông nghiệp, Việt Nam hứa hẹn sẽ là nơi
agritech bùng nổ cùng với sự phát triển của làn sóng khởi nghiệp, sự phát triển của
công nghệ, và những chính sách hỗ trợ của chính phủ.
H5: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Nông nghiệp có nhiều khả năng có tài
trợ và số tiền tài trợ cao hơn.
Ngành giáo dục – Edutech
Edutech là cụm từ viết tắt tiếng Anh của education technology. Đây là ứng dụng
công nghệ ngành giáo dục. Nó bao gồm tất cả các khía cạnh khác nhau của giáo dục từ
việc dạy và học, quản lý giáo dục, truyền thông giáo dục,…
Thế giới năm 2018, edutech được đánh giá là tăng trưởng bền vững khi mà có
hơn 16,3 tỷ $ đầu tư vào thị trường Edutech. Hơn 1000 sản phẩm trên 50 phân khúc
giáo dục được quan tâm đầu tư. hơn 13.000 đơn vị, dự án phát triển trong ngành edutech.
Tốc độ phát triển Edutech toàn cầu khoảng 15,4%/năm. Đối với Việt Nam, năm 2018
Edutech Việt Nam đã đón nhận một năm đầu tư kỷ lục với nguồn vốn kêu gọi được lên
tới 55 triệu $. Nhiều đơn vị trong và ngoài nước quan tâm tới Edutech Việt Nam. Những
sản phẩm Edutech đã đi vào chất lượng, đẩy mạnh nhiều phân khúc mới.
H6: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Công nghệ giáo dục có nhiều khả năng
có tài trợ và số tiền tài trợ cao hơn.
Ngành Tài Chính – Fintech
Fintech là viết tắt của từ “financial technology” (công nghệ trong tài chính),
fintech được sử dụng chung cho tất cả các công ty sử dụng internet, công nghệ điện toán
đám mây, điện thoại di động, các phần mềm mã nguồn mở hay tiền mã hóa như Bitcoin,
nhằm mục đích cải thiện hiệu quả của hoạt động ngân hàng và đầu tư. Thông thường
các công ty Fintech được chia thành 2 nhóm chính: (1) Là các công ty phục vụ người
tiêu dùng, cung cấp các công cụ kỹ thuật số nhằm nâng cao cách các cá nhân vay mượn,
tài trợ vốn cho doanh nghiệp mới thành lập, quản lý tiền bạc; (2) Là các công ty thuộc
dạng “bank-office” chuyên hỗ trợ công nghệ cho các định chế tài chính.
H7: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Tài chính công nghệ có khả năng có
kinh phí và số tiền tài trợ cao hơn.
Ngành công nghệ sinh học và y tế - Biotech and Health

34
Công nghệ sinh học là ngành được xây dựng dựa trên hệ thống các sinh vật sống
hoặc các tổ chức sống nhằm sản xuất và tạo ra các sản phẩm công nghệ dựa trên ngành
sinh học, đặc biệt được ứng dụng rộng rãi trong nông nghiệp, khoa học thực phẩm, và
dược phẩm. Công nghệ sinh học là một lĩnh vực công nghệ cao dựa trên nền tảng khoa
học về sự sống với sự kết hợp giữa quy trình nghiên cứu và thiết bị kỹ thuật nhằm tạo
ra các quy mô công nghệ khai thác các hoạt động sống của vi sinh vật, tế bào thực vật
và động vật nhằm sản xuất ở quy mô công nghiệp các sản phẩm sinh học có chất lượng
cao, phục vụ cho nhu cầu và lợi ích của con người đồng thời phát triển kinh tế - xã hội
và các sảm phẩm thân thiện với môi trường nhằm giảm nguy cơ ô nhiễm môi trường
ngày càng gia tăng hiện nay.
H8: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Y tế và chăm sức sức khoẻ có nhiều
khả năng có kinh phí và số tiền tài trợ cao hơn.
Ngành thương mại điện tử - E.commerce
Thương mại điện tử | E-Commerce (TMĐT) là hình thức kinh doanh trực tuyến
sử dụng nền tảng công nghệ thông tin với sự hỗ trợ của Internet để thực hiện các giao
dịch mua bán, trao đổi, thanh toán trực tuyến. Thương mại điện tử | E-Commerce
(TMĐT)là xu hướng của thời đại toàn cầu hóa, đây là lĩnh vực tiềm năng để các doanh
nghiệp vừa và nhỏ sinh lợi và phát triển, cơ hội cho những ai muốn khởi nghiệp kinh
doanh theo mô hình mới.
Mô hình kinh doanh Thương mại điện tử | E-Commerce (TMĐT) được xem như
một trong những giải pháp thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế quốc gia.
H9: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Thương mại điện tử có nhiều khả năng
có kinh phí và số tiền tài trợ cao hơn.
Ngành dịch vụ - Service
Dịch vụ là ngành bao gồm nhiều hoạt động kinh tế xã hội không trực tiếp sản
xuất ra các sản phẩm mà thuộc về các ngành nông nghiệp hay công nghiệp. Ngành dịch
vụ có cơ cấu hết sức phức tạp. ở nhiều nước người ta chia dịch vụ ra thành 3 nhóm: (i)
Dịch vụ kinh doanh: gồm vận tải và thông tin liên lạc, tài chính, kinh doanh bất động
sản, các dịch vụ nghề nghiệp…; (ii) Dịch vụ tiêu dùng: các hoạt động bán buôn, bán lẻ,
du lịch, các dịch vụ cá nhân như y tế, giáo dục, thể thao…; (iii) Dịch vụ công như các
dịch vụ hành chính công, các hoạt động đoàn thể…

35
H10: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Dịch vụ có nhiều khả năng có kinh
phí và số tiền tài trợ cao hơn.
H11: Các công ty khởi nghiệp trong ngành Công nghệ thông tin có nhiều khả
năng có kinh phí và số tiền tài trợ cao hơn.
3.2. Phương pháp nghiên cứu
Để hoàn thành được mục tiêu nghiên cứu của đề tài, nhóm nghiên cứu thực hiện
phương pháp khảo sát doanh nghiệp, phương pháp phân tích định lượng để đánh giá
ảnh hưởng của ngành, mô hình kinh doanh tới khả năng và hiệu quả huy động vốn của
các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt Nam trong phạm vi nghiên cứu.
Phương pháp khảo sát doanh nghiệp: nhóm nghiên cứu khảo sát thu thập thông
tin của doanh nghiệp, sau đó tổng hợp và sử dụng số liệu vào mục đích nghiên cứu của
nhóm.
Phương pháp phân tích định lượng: nhóm sử dụng mô hình hồi quy biến giả
(probit) và mô hình hồi quy tuyến tính – ước lượng bình phương nhỏ nhất (OLS).
Mô hình probit do Chester Bliss lần đầu tiên giới thiệu vào năm 1935. Giả sử
theo phân tích đơn vị xác suất là có một phương trình phản ứng có dạng Y*t = a + βXt
+ ut , với Xt là biến có thể quan sát được nhưng Y*t là biến không thể quan sát được.
Tên gọi probit bắt nguồn từ chữ Probability và Unit. Mô hình này áp dụng đối với các
biến phụ thuộc có dạng nhị phân.
Mô hình hồi quy tuyến tính được sử dụng để xác định mối quan hệ tuyến tính
giữa một (hồi quy tuyến tính giản đơn) hoặc nhiều biến giải thích (hồi quy tuyến tính
đa biến) với một biến phụ thuộc dạng liên tục.
Dựa trên mô hình nghiên cứu mà nhóm đưa ra, các biến độc lập và dự báo dấu
kỳ vọng của các biến độc lập trong mô hình như sau:

36
Bảng 1: Giải thích biến
Dấu
Biến Giải thích biến
kì vọng
Phản ánh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực
Ngành
Nông nghiệp. Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu
Nông
doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Nông nghiệp, nhận +/-
nghiệp
giá trị 0 nếu doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực
(X1)
Nông nghiệp.
Phản ánh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Giáo
Ngành giáo dục. Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp
+/-
dục (Edu) hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục, nhận giá trị 0 nếu
doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực Giáo dục.
Phản ánh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài
chính. Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh
Ngành tài
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Tài chính, nhận giá trị 0 +/-
chính (Fin)
nếu doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực Tài
chính.
Phản ánh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Sinh học
Ngành sinh và y tế. Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh
học và y tế nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Sinh học và y tế, nhận giá +/-
(BioHealth) trị 0 nếu doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực
Sinh học và y tế.
Phản ánh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương
Ngành
mại điện tử. Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh
thương mại
nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Thương mại điện tử, nhận +/-
điện tử
giá trị 0 nếu doanh nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực
(Ecom)
Thương mại điện tử.
Ngành dịch Phản ánh doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ.
+/-
vụ (Sevice) Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp hoạt

37
động trong lĩnh vực Dịch vụ, nhận giá trị 0 nếu doanh
nghiệp không hoạt động trong lĩnh vực Dịch vụ.
Phản ánh mô hình doanh thu của doanh nghiệp là B2C.
Mô hình Đây là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có
+/-
B2C mô hình doanh thu là B2C, nhận giá trị 0 nếu doanh
nghiệp không có mô hình doanh thu là B2C.
Phản ánh mô hình doanh thu của doanh nghiệp B2B. Đây
Mô hình là biến Dummy nhận giá trị 1 nếu doanh nghiệp có mô
+/-
B2B hình doanh thu là B2B, nhận giá trị 0 nếu doanh nghiệp
không có mô hình doanh thu là B2B.
Các doanh nghiệp có độ tuổi càng lớn sẽ càng có nhiều
Tuổi doanh kinh nghiệm hơn trong việc điều hành và quản lí doanh
+
nghiệp nghiệp khởi nghiệp giúp hoạt động doanh nghiệp sẽ tốt
hơn.
(Nguồn: Nhóm nghiên cứu tự tổng hợp)
3.3. Thu thập số liệu
Dữ liệu nghiên cứu đã được nhóm tiến hành thu thập thông tin 350 doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo tại Việt Nam trong 7 lĩnh vực: Nông nghiệp; Công nghệ giáo dục,
Tài chính công nghệ; Y tế và chăm sóc sức khoẻ; Thương mại điện tử; Dịch vụ; Công
nghệ thông tin.
Bảng 2: Bảng thu thập thông tin các doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam
Tên Ngành Mô hình Năm Số tuổi Vốn gọi được Vòng
công kinh doanh kinh thành lập công ty gọi vốn
ty doanh

Kết quả mẫu thu về được thông tin của đầy đủ 310 công ty về các khía cạnh:
Ngành hoạt động; Mô hình doanh thu; Năm thành lập; Số vốn gọi được của doanh
nghiệp; Vòng gọi vốn, đáp ứng nhu cầu về kích thước mẫu nghiên cứu.
Các yếu tố cũng như bảng hỏi được thiết kế dựa trên kết quả nghiên cứu khác
nhau trong và ngoài nước trong thời gian qua; đồng thời nhận được sự tư vấn, góp ý của
giảng viên hướng dẫn.

38
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU HOẠT ĐỘNG GỌI VỐN DOANH
NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO

Trong chương này, nhóm nghiên cứu trình bày kết quả nghiên cứu trên cơ sở
phân tích bối cảnh và phân tích dữ liệu thu thập được. Chương này bao gồm các nội
dung: (1) Thực trạng hoạt động gọi vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt
Nam, (2) Kết quả thống kê mô tả mẫu, (3) Kết quả phân tích ảnh hưởng của ngành và
mô hình kinh doanh đến cơ hội gọi được vốn hay không của doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo, (4) Kết quả phân tích ảnh hưởng của ngành và mô hình kinh doanh đến khả
năng gọi được nhiều vốn hay không của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo.

4.1. Thực trạng hoạt động gọi vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo Việt
Nam
Chính phủ Việt Nam xác định lấy năm 2016 làm năm khởi nghiệp quốc gia với
mục tiêu xây dựng một chính phủ kiến tạo, liêm chính và hành động. Kể từ khi công bố
mục tiêu này từ tháng 5/2016 đến hết năm 2016, có khoảng 110 nghìn doanh nghiệp
khởi nghiệp được thành lập. Đến cuối năm 2017, theo thống kê của Bộ Khoa học và
Công nghệ, Việt Nam có khoảng 3.000 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trên tổng số
600.000 DN. Cho đến nay, các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam chủ yếu kêu gọi
vốn từ các quỹ tài chính nhà nước, các kênh như quỹ đầu tư về chứng khoán, quỹ đầu
tư mạo hiểm, các nhà đầu tư cá nhân hoặc các tổ chức phi chính phủ.
4.1.1. Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần
Vốn từ các nhà đầu tư thiên thần khá hạn chế trong những năm trước do nhà đầu
tư cá nhân tại Việt Nam vẫn chưa nhìn nhận đầu tư doanh nghiệp khởi nghiệp là một
mô hình đầu tư có thể tạo ra lợi nhuận.
Tuy nhiên, trong năm 2017, số lượng và hoạt động của nhà đầu tư thiên thần ở
Việt Nam tuy chưa nhiều nhưng bắt đầu có xu hướng tăng. Chủ yếu là những doanh
nhân khởi nghiệp đã thành công ở thế hệ đầu mong muốn đầu tư cho các doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở thế hệ sau. Hoạt động của các nhà đầu tư thiên thần đã
bắt đầu có tính hệ thống, chuyên nghiệp hơn, thông qua việc kết nối, hình thành một số
câu lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho khởi nghiệp. Một số mạng lưới nhà đầu tư thiên thần

39
điển hình có thể kể đến như VIC Impact, Hatch! Angel Network, iAngel Vietnam hay
Angel4us.
4.1.2. Đầu tư mạo hiểm
Nguồn vốn đầu tư mạo hiểm ở Việt Nam trong những năm qua không ổn định,
thiếu bền vững và phụ thuộc vào nguồn tài trợ nước ngoài. Trước năm 2017, hoạt động
của các quỹ đầu tư mạo hiểm gặp không ít khó khăn cả về mặt pháp lý và thực tế triển
khai, nên số lượng các quỹ đầu tư trong và ngoài nước vẫn chưa nhiều. Nghị định số
38/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hoạt động đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa
khởi nghiệp sáng tạo mới được ban hành, trong đó quy định chi tiết về quản lý và hoạt
động của các quỹ đầu tư mạo hiểm. Điều này tạo thuận lợi hơn cho hoạt động của quỹ
đầu tư mạo hiểm, nhưng cũng cần có khoảng thời gian nhất định để triển khai thực hiện.
Hiện nay, ở Việt Nam Hiện có hơn 40 quỹ đầu tư mạo hiểm đã và đang hoạt
động, tăng khoảng 30% so với năm 2016. Các quỹ ngoại điển hình là IDG Ventures
Vietnam, Cyber Agent, Mekong Capital, DFJ Vina Capital, ESP Capital, Innovatube.
Đặc biệt, trong hai năm 2016, 2017, nhiều quỹ đầu tư mạo hiểm nội địa được thành lập
như SeedCom, FPT Ventures, CMC Innovation Fund, VPBank Startup, VIISA, ESP,
VSV, 500 Startups Vietnam...
Việt Nam cũng có hàng nghìn doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo đang hoạt động
và thu hút được nguồn vốn đầu tư rất lớn từ các quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Điển
hình như mô hình ví điện tử Momo cung cấp các dịch vụ tiện ích như chuyển tiền, rút
tiền, thanh toán hóa đơn, thu - chi hộ... Đến nay, mô hình này đã huy động thành công
600 tỷ đồng (khoảng 28 triệu USD) từ Quỹ Standard Chartered Private Equity - Quỹ
đầu tư thuộc Ngân hàng Standard Chartered.
4.1.3. Vườm ươm doanh nghiệp
Trong những năm gần đây, Việt Nam đang rất quan tâm tới phòng trào khởi
nghiệp và ươm tạo doanh nghiệp nhằm tạo lập môi trường thuận lợi để thức đẩy, hỗ trợ
khởi nghiệp. Thống kê sơ bộ thì hiện nay Việt Nam có khoảng 30 cơ sở ươm tạo (BI)
và 10 tổ chức thúc đẩy kinh doanh (BA), tăng thêm 10 vườn ươm và 3 tổ chức thúc đẩy
kinh doanh so với năm 2016. Trong số đó có một số tên tuổi tiêu biểu như: Vườn ươm
doanh nghiệp CNC Hòa Lạc; Vườn ươm doanh nghiệp CNC TP Hồ Chí Minh; Vườn
ươm Đà Nẵng (DNES); Trung tâm Hỗ trợ thanh niên khởi nghiệp (BSSC); Vườn ươm

40
doanh nghiệp công nghệ thông tin đổi mới sáng tạo Hà Nội; Trung tâm không gian sáng
tạo và ươm tạo doanh nghiệp FTU (FIIS); vườn ươm doanh nghiệp FPT- Bách khoa...
Tính đến nay, Việt Nam đã có hàng trăm sáng kiến khởi nghiệp được ươm tạo
và sản phẩm khởi nghiệp đã được kết nối với cộng đồng, các quỹ đầu tư. Một số câu
lạc bộ, mạng lưới đầu tư cho hoạt động khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đã được hình
thành và tham gia kết nối. Với việc hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, Việt
Nam đã và đang nhận được sự quan tâm và đầu tư từ nhiều doanh nghiệp trên khắp thế
giới, đặc biệt là các nhà đầu tư đến từ các quốc gia, khu vực có cam kết tự do thương
mại, đầu tư với Việt Nam như: Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan, Singapore, Trung Quốc,
Hoa Kỳ, Liên minh châu Âu... Đây là một trong những tác nhân để môi trường kinh
doanh Việt Nam sôi động hơn, tạo ra sức hấp dẫn và lực kéo đối với hoạt động khởi sự,
nhất là đối với doanh nghiệp thuộc khu vực tư nhân trong nước.
4.1.4. Gọi vốn cộng đồng
Hiện nay ở Việt Nam chỉ có hai trong số bốn hình thức gọi vốn cộng đồng hoạt
động là ủng hộ dự án từ thiện, và nhận quà tri ân. Lí do chỉ có hai dạng thức này phát
triển tại Việt Nam là vì hình thức này hoạt động dưới hình thức pre-sale trong thương
mại điện tử. Người đóng góp sẽ dùng thẻ thanh toán, chi trả trước phần tiền của mình,
và đợi sản phẩm dự án hoàn thành sẽ chuyển về. Tuy nhiên, hiện nay tại Việt Nam, hoạt
động gọi vốn cộng đồng vẫn chỉ dừng ở các con số rất khiêm tốn so với tiềm năng, có
ít người hiểu rõ hình thức gọi vốn này và bỏ lỡ nhiều cơ hội đáng giá trong quá trình
khởi nghiệp. ig9.vn ra đời vào năm 2013, là sàn gọi vốn cộng đồng đầu tiên tại Việt
Nam, đã mang đến cho cộng đồng 40 dự án gọi vốn thành công, với quy mô từ 7-15
triệu cho một dự án. Tuy nhiên ig9 đã phải dừng hoạt động ngay trong năm 2013. Đến
năm 2015, có nhiều nền tảng gọi vốn cộng đồng hình thành như FirstStep (ra đời năm
2015 nhưng đã dừng hoạt động vào cuối năm 2016); Comicola; Betado; Fundstart...
4.2 Kết quả thống kê mẫu
Phân tích mô tả được tiến hành để tổng hợp những đặc điểm của doanh nghiệp
khi thu thập số liệu. Đặc điểm của doanh nghiệp bao gồm:
- Tuổi của doanh nghiệp

41
- Ngành nghề của doanh nghiệp và được chia làm 7 lĩnh vực, đó là: Nông
nghiệp, giáo dục, Tài chính, Công nghệ sinh học và Y tế, Bán lẻ và Thương
mại điện tử, Dịch vụ và công nghệ thông tin.
- Mô hình kinh doanh: B2B, B2C và C2C
- Thời điểm huy động vốn
- Giai đoạn gọi vốn
Tuy nhiên theo phân tích ở chương 3, các biến được sử dụng để phân tích trong
mô hình có kết quả như bảng sau:

42
Bảng 3: Đặc điểm của mẫu (n=338)
Giá
Số
Giá trị Độ lệch trị Giá trị Loại
Tên biến quan
trung vị chuẩn nhỏ lớn nhất biến
sát
nhất
Nông nghiệp
công nghệ 21 .0621302 .2417497 0 1 biến giả
Giáo dục công
nghệ 32 .0946746 .2931989 0 1 biến giả
Tài chính công
nghệ 24 .0710059 .2572155 0 1 biến giả
Sinh học công
nghệ 26 .0769231 .2668644 0 1 biến giả
Thương mại
điện tử 46 .1360947 .3433974 0 1 biến giả
Dịch vụ 132 .3905325 .488593 0 1 biến giả
Công nghệ
thông tin 57 .1686391 .3749879 0 1 biến giả
Mô hình B2B 120 .5384615 .4992576 0 1 biến giả
Mô hình B2C 182 .3550296 .4792317 0 1 biến giả
Mô hình kết
hợp 28 .0828402 .2760492 0 1 biến giả
Mô hình C2C 8 .0236686 .15224 0 1 biến giả
Logarit tuổi biến liên
doanh nghiệp 338 .6124351 .3502783 0 1.672098 tục
(Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu)
Trong bảng thông kê mô tả trên chúng ta sẽ có các biến độc lập là nhóm Ngành,
nhóm Mô hình và Tuổi doanh nghiệp của doanh nghiệp còn biến phụ thuộc Gọi được
vốn sẽ trả lời cho câu hỏi trong khung nghiên cứu là doanh nghiệp có gọi được vốn hay
không qua mô hình Probit, đồng thời đó là Logarit lượng gọi vốn sẽ giải đáp cho câu
hỏi lượng gọi vốn nhiều hay ít của doanh nghiệp phụ thuộc như nào dựa trên mô hình
OLS.
Chúng ta có 338 biến nhóm ngành, nhóm mô hình và Tuổi doanh nghiệp, đồng
thời 338 biến Gọi được vốn, riêng biến Logarit lượng vốn sẽ có 84 biến. tức là trong
338 biến sẽ có 84 biến có số lượng vốn gọi được, còn phần còn lại 254 biến bao gồm
doanh nghiệp không gọi được vốn và không tiết lộ số vốn gọi được.
Trong 254 biến đó thì sẽ bao gồm 60 biến gọi được vốn nhưng không tiết lộ số
tiền gọi được và 194 biến không gọi được vốn.

43
4.2.1 Các ngành hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Sector)
Hình 4: Biểu đồ thống kê tỉ lệ ngành hoạt động của các doanh nghiệp khởi
nghiệp sáng tạo

6%
17% 9%

7%

8%

39% 14%

Nông nghiệp công nghệ Giáo dục công nghệ Tài chính công nghệ
Sinh học công nghệ Thương mại điện tử Dịch vụ
Công nghệ thông tin

(Nguồn: Điều tra của nhóm nghiên cứu)


Ở đây, nhóm đã tìm kiếm và thống kê đó 338 doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
và chia thành 7 nhóm ngành khác nhau: Ngành Nông nghiệp công nghệ, Ngành Giáo
dục công nghệ Ngành Tài chính công nghệ , Ngành Sinh học công nghệ, Ngành thương
mại điện tử , Ngành dịch vụ và Ngành công nghệ thông tin (với lần lượt tỉ lệ chiếm
trong 338 biến là Ngành nông nghiệp (21 biến - 6%), Giáo dục (32 biến – 9%), Tài
chính (24 biến – 7%), Sinh học (26 biến – 8%), Thương mại điện tử (46 biến – 14%),
Dịch vụ (132 biến – 39%), Công nghệ thông tin (57 biến – 17%)
4.2.2 Các mô hình hoạt động của doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Mô hình)
Hình 5: Biểu đồ tỉ lệ thống kê tỉ lệ mô hình kinh doanh của doanh nghiệp
khởi nghiệp sáng tạo

44
B2C B2B C2C B2C and B2B

8%
2%

54%
36%

Nguồn : Điều tra của nhóm nghiên cứu


Mô hình kinh doanh của 338 doanh nghiệp được chia thành 3 dạng là B2B, B2C
và C2C trong đó B2C chiếm phần lớn với 59% - 182 biến , mô hình B2B 39% - 120
biến, mô hình C2C 2% - 8 biến và mô hình kết hợp B2B vs B2C là 8% - 28 biến
Mô hình B2C
Mô hình kinh doanh B2C (Business to customer) là hình thức kinh doanh từ
doanh nghiệp, công ty tới khách hàng. Các giao dịch mua bán diễn ra mạng internet, tất
nhiên khách hàng ở đây là những cá nhân mua hàng phục vụ cho mục đích tiêu dùng
bình thường, không phát sinh thêm giao dịch tiếp theo. Đây là mô hình kinh doanh khá
phổ biến ở nước ta, ví dụ bạn lên mạng mua một bộ quần áo từ một shop thời trang
online, đấy chính là mô hình kinh doanh B2C. Hoặc bạn mua điện thoại từ một cửa
hàng online về sử dụng, đó cũng là mô hình B2C.
Mô hình B2B
Mô hình kinh doanh thương mại điện tử B2B (Business to Business) có nghĩa là
mô hình kinh doanh online giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp. Các hoạt động giao
dịch mua bán giữa hai doanh nghiệp diễn ra trên các sàn thương mại điện tử, hoặc các
kênh thương mại điện tử của từng doanh nghiệp. Khi nào gọi là mô hình kinh doanh

45
B2B, đó là khi một khách hàng mua hàng từ một doanh nghiệp, công ty sẽ tiếp tục sử
dụng sản phẩm đó để kinh doanh bán lại cho khách hàng là người dùng cuối.
Công nghệ thông tin ở Việt Nam đang ngày càng phát triển mạnh. Mức độ ảnh
hưởng cũng như sử dụng công nghệ đối với người dân cũng rất cao. Từ việc tiếp xúc
với chúng hằng ngày đã làm cho mọi người dần có ý thức hơn về thương mại điện tử.
Cho nên con số công ty và cá nhân tham gia thị trường tăng từng giờ.
Mô hình C2C
Mô hình C2C ở đây được dịch ra là Consumer to Consumer. Đây là hình thức
kinh doanh giữa cá thể với cá thể. Trong đó cả người mua và người bán sản phẩm hay
dịch vụ đều là cá nhân không phải doanh nghiệp. Mô hình C2C được sử dụng theo nhiều
cách khác nhau trên Internet.
4.2.3 Tuổi doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo (Tuổi doanh nghiệp)
Đối với 1 start up, họ sẽ có 10 năm đầu tiên là khởi nghiệp và 10 năm sau để trở
thành 1 doanh nghiệp vững chắc. Tất nhiên không phải Start up nào cũng tồn tại đến 10
năm và tuổi doanh nghiệp khởi nghiệp càng lớn chứng tỏ công ty đã có những sự phát
triển lớn so với khi mới thành lập và ngược lại.
Trong 338 biến tại đây thì độ tuổi doanh nghiệp trải dài từ 0 - 47 tuổi, và nhiều
doanh nghiệp có độ tuổi dưới 10.
4.2. Ảnh hưởng của ngành, mô hình và tuổi tới hoạt động huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp
Công thức hàm Probit

Để trả lời cho câu hỏi doanh nghiệp có gọi được vốn hay không, nhóm đã thực
hiện chạy công thức probit tố về ngành : Ngành nông nghiệp công nghệ (NNCN), Ngành
giáo dục công nghệ (GDCN), Ngành tài chính công nghệ (TCCN), Ngành sinh học công
nghệ (SHCN), Ngành thương mại điện tử (TMĐT), Ngành dịch vụ (DV), Ngành Công
nghệ thông tin (CNTT) , các yếu tố mô hình B2B, B2C, C2C và kết hợp cùng với yếu
tổ về tuối : Logarit của tuổi doanh nghiệp để xem tác động như nào lên việc gọi vốn .
Vì là biến phụ thuộc nên biến gọi được vốn gọi được vốn nhận giá trị bằng 1 cho
việc gọi vố thành công và 0 với việc không gọi vốn thành công. Các biến độc lập về

46
Ngành và Mô hình cũng để dưới dạng biến giả để dễ dàng mã hóa và đem lại ảnh hưởng
rõ ràng hơn. Còn Tuổi doanh nghiệp là một chuỗi biến liên tục nên chúng ta sử dụng
giá trị Logarit Tuổi doanh nghiệp để được mã hóa và tạo ảnh hưởng rõ ràng hơn.
Trong 07 ngành mà nhóm lựa chọn, để đo lường các ngành này, nhóm sử dụng
biến giả để ước lượng giá trị, do đó biến về ngành CNTT (Công nghệ thông tin) đã được
ẩn đi để làm tham chiếu cho các ngành còn lại. Trong mô hình còn lại 06 biến đó là:
Nông nghiệp công nghê, Giáo dục công nghệ, Tài chính công nghệ, Sinh học công nghệ,
Thương mại điện tử và Dịch vụ
Tương tự với mô hình kinh doanh chỉ còn mô hình B2B và B2C

47
Bảng 4: Mô hình Probit về khả năng vốn gọi được của doanh nghiệp khới
nghiệp sáng tạo
Số
Tên Hệ sống Độ lệch P >
quan Z Khoảng tin cậy (95%)
biến tương quan chuẩn |Z|
sát
Nông
nghiệp
công
nghệ 21 -.2111397 .3863312 -0.55 0.585 -.968335 .5460555
Giáo
dục
công -
nghệ 32 .2506162 .3252727 0.77 0.441 .3869066 .8881389
Tài
chính
công
nghệ 24 .9588353 .4020663 2.38 0.017 .1707998 1746871
Sinh
học
công
nghệ 26 -6121563 .3754042 -1.63 0.103 -1347 .1236224
Thương
mại
điện tử 46 .8640453 .2930842 2.95 0.003 .2896108 1438
-
Dịch vụ 132 .3719234 .2313353 1.61 0.108 .0814854 .8253322

hình
B2C 182 5.526 150.576 0.04 0.971 -2895 3006

hình
B2B 120 5.348 150.576 0.04 0.972 -2897 3004
Logarit
Tuổi
doanh
nghiệp 338 1.700 .2605754 6.53 0.000 1189 2211
_cons -6.843 1.505.762 -0.05 0.964 -301967 288.28
Nguồn :Nhóm tự khảo sát
Trong kết quả chạy mô hình Probit trên thì việc gọi vốn thành công diễn ra ở các
Ngành Tài chính công nghệ, Thương mại điện tử là cao nhất với mức 0.95 (95%)
và 0,86 (86%), còn Dịch vụ chỉ dừng ở mức 37% còn Giáo dục là 25% trong khi kết
quả về Sinh học công nghệ và Nông nghiệp công nghệ thì lại mang kết quả âm.

48
Điều này có thể lý giải được bởi Tài chính công nghệ là tái định hình ngành tài
chính, tác động rất mạnh đến các thành phần quan trọng nhất của ngành này. Hiện tại
các công ty cho vay P2P (kết nối trực tiếp người đi vay với người cho vay trên Internet)
đã hoạt động khá hiệu quả, giúp rút ngắn thời gian phê duyệt các khoản vay từ vài tuần
ở các ngân hàng truyền thống xuống chỉ còn vài giờ. Các công ty đầu tư mạo hiểm đã
rót hơn 25 tỷ USD vào các công ty khởi nghiệp Tài chính công nghệ trong năm 2016,
tăng gấp 4 lần so với 2012. Năm 2017, Trung Quốc vượt Mỹ trở thành điểm đến nóng
nhất cho làn sóng đầu tư vào Tài chính công nghệ. Một số ngân hàng sử dụng sức mạnh
thương hiệu và công nghệ để tự mình thử nghiệm với Tài chính công nghệ. Các phương
thức tiếp cận phổ biến ở thung lũng Silicon thường được áp dụng trong trường hợp này.
Ví dụ, Barclays đã hỗ trợ 60 startup trong khuôn khổ các chương trình cải tiến ở London,
New York, Tel Aviv and Cape Town. Các ngân hàng khác như CCông nghệ thông
tinigroup hay Banco Santander SA đã thành lập quỹ đầu tư mạo hiểm mua cổ phần của
các công ty Tài chính công nghệ. Những ví dụ trên đều cho thấy tại sao đầu tư vào Tài
chính công nghệ lại trở nên nóng như vậy
Còn Thương mại điện tử thì chúng ta đều biết tỷ phủ Jeff Bozos trở thành tỷ phú
số 1 thế giới là nhờ Amazon hay ngành Thương mại điện tử mà chúng ta đang nhắc đến.
Trong khi cuộc sống con người đang ngày càng trở nên bận bịu với nhiều người thì
Thương mại điện tử là chiếc phao cứu sinh cho việc họ tiết kiệm thời gian và chi phí
khi mua sắm. Vậy nên đầu tư vào Thương mại điện tử có thể đem lại nhiều lợi ích cho
nhà đầu tư, nhất là càng ngày càng có những platform mới mẻ thu hút để các doanh
nghiệp khai thác và tận dụng nó.
Dịch vụ trở nên bão hòa vì tính sáng tạo chưa cao, thậm chí có thể nói là giậm
chân tại chỗ nên việc 1 doanh nghiệp hoạt động trong ngành có thể gọi được vốn phụ
thuộc rất lớn vào những ý tưởng có đổi mới, có sáng tạo, có tạo ra được những thị
trường ngách mới hay không.
Trong khi đó Giáo dục công nghệ đã là một xu thế được theo đuổi tử rất lâu và
có quá nhiều doanh nghiệp đã đi trước và hoạt động thành công trong lĩnh vực này nên
các nhà đầu tư sẽ không mạo hiểm đầu tư vào thị trường đã quá chật hẹp như vậy.

49
Sinh học công nghệ và Nông nghiệp công nghệ tại Việt Nam mới đang bước đầu
được xây dựng, nhưng Nông nghiệp công nghệ yêu cầu một khoảng thời gian dài và sự
kiên nhẫn để ra được sản phẩm đáp ứng đúng chuẩn công nghệ cao thì nhà đầu tư thường
không thích những sự chờ đợi như vậy nên họ sẽ thường từ chối đầu tư nếu doanh
nghiệp đó còn chưa có sản phẩm mà chỉ là những ý tưởng. Trong khi đó Sinh học công
nghệ lại tốn quá nhiều chi phí để đầu tư mà so với các quốc gia đang phát triển thì chúng
ta còn thua kém rất xa về các công nghệ sinh học họ đang nắm giữ, cũng có một vài
trường hợp xuất sắc như đội ngũ nghiên cứu thành công gen Plasma và đã nhận đầu tư
từ Shark Hưng trong mùa 2 Shark Tank nhưng phần còn lại vẫn chưa thực sự tạo được
sự an tâm đến từ nhà đầu tư khi trang thiết bị, máy móc, công nghệ họ có vẫn chưa đủ.
Còn lại Mô hình B2C vs B2B thì có sự ảnh hưởng rất lớn với kết quả đều >5,
điều này phản ảnh rằng dù doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nào thì khả năng gọi
vốn đều rất cao và không có sự khác biệt quá lớn giữ 2 mô hình B2C với B2B.
Log(Tuổi doanh nghiệp) cũng cho một kết quả là 1.69, điều này không quá ngạc
nhiên vì quãng thời gian cho một start up chỉ trong vòng 10 năm nên nếu start up có
thời gian hoạt động càng lâu thì chứng tỏ họ đã có những sự phát triển to lớn và nhà
đầu tư lấy đó làm cơ sở để đặt niềm tin vào họ.
Kết luận
1/ Những doanh nghiệp trong các ngành tài chính công nghệ và thương mại sẽ
dễ gọi vốn hơn các doanh nghiệp trong ngành như sinh học công nghệ, giáo dục công
nghệ, dịch vụ và nông nghiệp công nghệ.
2/ Những doanh nghiệp nông nghiệp công nghệ và giáo dục công nghệ đang
không hấp dẫn các nhà đầu tư.
3/ Mô hình kinh doanh B2C hay B2B sẽ thu hút các nhà đầu tư quan tâm hơn,
các doanh nghiệp gọi được vốn đa phần sẽ theo đuổi mô hình B2C, B2B hay cả hai kết
hợp.
4/ Doanh nghiệp càng lâu năm thì khả năng gọi vốn thành công càng cao.
5/ Lượng vốn đầu tư cho Sinh học công nghệ rất lớn cùng thời gian cho sự phát
triển của doanh nghiệp trong ngành là lý do làm khó thu hút được các nhà đầu tư.

50
4.3. Ảnh hưởng của ngành, mô hình và tuổi tới hiệu quả huy động vốn của doanh
nghiệp khởi nghiệp
Để trả lời cho câu hỏi lượng vốn doanh nghiệp gọi như thế nào, nhóm đã thực
hiện chạy công thức OLS tố về ngành : Ngành nông nghiệp công nghệ (NNCN), Ngành
giáo dục công nghệ (GDCN), Ngành tài chính công nghệ (TCCN), Ngành sinh học công
nghệ (SHCN), Ngành thương mại điện tử (TMĐT), Ngành dịch vụ (DV), Ngành Công
nghệ thông tin (CNTT) ,các yếu tố mô hình B2B, B2C, C2C và kết hợp cùng với yếu
tổ về tuối : Logarit của tuổi doanh nghiệp để xem tác động như nào lên việc lượng vốn
gọi được .
Vì là biến phụ thuộc nên biến lượng vốn có dạng liên tục và lấy giá trị logarit.
Các biến độc lập về Ngành và Mô hình cũng để dưới dạng biến giả để dễ dàng mã hóa
và đem lại ảnh hưởng rõ ràng hơn. Còn Tuổi doanh nghiệp là một chuỗi biến liên tục
nên chúng ta sử dụng giá trị Logarit Tuổi doanh nghiệp để được mã hóa và tạo ảnh
hưởng rõ ràng hơn.
Trong 07 ngành mà nhóm lựa chọn, để đo lường các ngành này, nhóm sử dụng
biến giả để ước lượng giá trị, do đó biến về ngành CNTT (Công nghệ thông tin) đã được
ẩn đi để làm tham chiếu cho các ngành còn lại. Trong mô hình còn lại 06 biến đó là:
Nông nghiệp công nghê, Giáo dục công nghệ, Tài chính công nghệ, Sinh học công nghệ,
Thương mại điện tử và Dịch vụ. Tương tự với mô hình kinh doanh chỉ còn mô hình
B2C do chỉ có 2 mô hình B2B và B2C là có chứa doanh nghiệp gọi được vốn nên sẽ có
2 biến B2C vs B2B và chúng sẽ sẽ so sánh lẫn nhau nên chúng ta lựa chọn một biến là
B2C.
Số lượng biến phụ thuộc là 84 biến, có phương sai là 0.3975

51
Bảng 5: Mô hình OLS về lượng vốn gọi được của doanh nghiệp khới nghiệp sáng
tạo
Số Hệ sống
Độ lệch P > Khoảng tin cậy
Tên biến quan tương t
chuẩn |t| (95%)
sát quan
Nông
nghiệp -
công nghệ 21 .9320495 .6355594 -1.47 0.147 -2.198 .3340498
Giáo dục -
công nghệ 32 .495422 .4497156 -1.10 0.274 -1.391 .4004567
Tài chính
công nghệ 24 1.555 .4960923 3.14 0.002 .5673826 2.543
Sinh học - -
công nghệ 26 .5864995 .6281393 0.93 0.353 -1.837 .6648181
Thương -
mại điện tử 46 .5577616 .3916912 1.42 0.159 .2225273 1.338
-
Dịch vụ 132 .471587 .3495581 1.35 0.181 .2247685 1.167
Mô hình -
B2C 182 .1484864 .2225362 0.67 0.507 .2948284 .5918011
Logarit
Tuổi
doanh
nghiệp 338 .8109428 .2725793 2.98 0.004 .267937 1.353

_cons 5.105 .3874892 13.18 0.000 4.333 5.877


Nguồn: Nhóm tự khảo sát
Kết quả cũng cho thấy rằng ngành Tài chính công nghệ có khả năng gọi vốn đầu
tư rất cao (1.555) vì càng ngày càng có sự đổi mới và sáng tạo và họ luôn cần một lượng
vốn lớn để duy trì và hoạt động. Còn Dịch vụ, Thương mại điện tử hay Giáo dục thì khá
yếu vì họ ngành của họ có thể chỉ cần một lượng vốn nhỏ duy trì hoạt động, các nhà
đầu tư sẽ chỉ đưa giải ngân 1 số tiền lớn nếu họ thành công trong việc đưa ra được sản
phẩm mới, tạo hướng đi thị trường ngách trong tương lai.
Độ tuổi là yếu tố tác động mạnh đến việc gọi vốn lớn (0.81), vì doanh nghiệp
start up càng phát triển họ càng cần nhiều sự đầu tư hơn và khi đó họ đã gây dựng được
niềm tin với nhà đầu tư thì họ sẽ nhận được nhanh nhất và số tiền đúng như họ kì vọng
vậy nên ở đây tuổi doanh nghiệp có sự tương quan mạnh mẽ và tác động lớn đến lượng
vốn gọi được của doanh nghiệp.

52
Kết luận
1/ Doanh nghiệp trong ngành Tài chính công nghệ và Thương mại điện tử sẽ gọi
được nhiều vốn hơn so với các đơn vị trong ngành khác
2/ Doanh nghiệp trong ngành giáo dục công nghệ kêu gọi được ít vốn
3/ Doanh nghiệp trong ngành sinh học công nghệ sẽ phải yêu cầu gọi vốn với số
lượng lớn
4/ Ngành dịch vụ sẽ chỉ gọi được lượng vốn ít nhất so với các ngành còn lại.
5/ Mô hình B2C sẽ tạo ra nhiều cơ hội gọi số lượng vốn lớn cho doanh nghiệp.
6/ Doanh nghiệp càng lâu năm sẽ gọi được lượng vốn lớn.

53
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HOẠT ĐỘNG
HUY ĐỘNG VỐN CỦA DOANH NGHIỆP KHỞI NGHIỆP SÁNG TẠO
5.1. Kết luận
5.1.1 Đóng góp của nghiên cứu
Bài nghiên cứu về hoạt động huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo ở việt nam đã cho thấy sự ảnh hưởng của các yếu tố đến khả năng và
hoạt động huy động vón của doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo. Trong đó, các
yếu tố quan trọng được xem xét là: Ngành kinh doanh, mô hình kinh doanh và độ tuổi
của doanh nghiệp. Trong các yếu tố này, yếu tố ngành kinh doanh có ảnh hưởng rất lớn
và cần được chú trọng, bởi mỗi ngành kinh doanh có một đặc thù riêng và cần một
lượng vốn khác nhau để duy trì hoạt động. Độ tuổi của doanh nghiệp cũng có vai trò
quan trọng việc gọi vốn của tổ chức. Các kết quả cho thấy các doanh nghiệp có thời
gian hoạt động lâu hơn sẽ cần nhiều vốn hơn và cũng dễ gọi vốn hơn.
Các doanh nghiệp khởi nghiệp và những người có ý định khởi nghiệp trong tương
lai sẽ có thêm những kiến thức hữu ích về việc gọi vốn cho doanh nghiệp. Từ đó, đưa
ra được một góc nhìn mới về tình hình danh nghiệp hiện tại của mình
5.1.2 Hạn chế của nghiên cứu
Bên cạnh những đóng góp, bài nghiên cứu cũng còn nhiều hạn chế.
Nghiên cứu về doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo ở Việt Nam vốn là
một vấn đề nghiên cứu mới mẻ, do đó nhóm tác giả khó tránh khỏi một số khó khăn
trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Do khó khăn trong việc thu thập và sàng lọc dữ liệu nên bài viết chỉ phân tích
được sự ảnh hưởng của 3 yếu tố chính đó là ngành, mô hình và tuổi của doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đến hoạt động huy động vốn cảu họ mà chưa nghiên cứu
sâu hơn kết hợp với các yếu tố tác động khác.
Dữ liệu của các doanh nghiệp Việt Nam chưa được công bố thực sự chính xác
so với thực tế, vì nhiều thông tin còn bị khuyết thuyết hoặc không hợp lý. Bài nghiên
cứu đã cố gắng sàng lọc và hạn chế nhiều nhất có thể những số liệu sai lệch nhưng chắc
chắn không tránh khỏi sai sót.

54
Hơn nữa mỗi vấn đề lại ảnh hưởng tới mỗi doanh nghiệp theo một cách khác
nhau phụ thuộc vào tình hình cụ thể của doanh nghiệp đó, bài nghiên cứu đã không thể
nắm bắt và đi đến chi tiết hết từng trường hợp.
5.1.3. Hạn chế trong huy động vốn của các doanh nghiệp khởi nghiệp tại Việt Nam
Hiện nay, mặc dù đã được Nhà nước hỗ trợ, tạo điều kiện, các doanh nghiệp khởi
nghiệp vẫn gặp khó khăn trong việc tiếp cận và huy động nguồn vốn, bao gồm cả nguồn
vốn đầu tư và nguồn vốn vay.
Thứ nhất, nhiều thành viên tham gia khởi nghiệp chưa có nhiều kinh nghiệm. Do
năng lực nội tại của các doanh nghiệp khởi nghiệp còn yếu, cùng với đó, các thành viên
khởi nghiệp chưa có sự chuẩn bị kỹ càng trong việc triển khai hoạt động huy động vốn,
hoặc không trình bày được những giá trị và tiềm năng của dự án kinh doanh trong tương
lai, vì vậy nhiều dự án khởi nghiệp không thu hút được sự quan tâm của các nhà đầu tư.
Thứ hai, các quỹ đầu tư chủ yếu chỉ đầu tư một cách nhỏ giọt. Mặc dù số lượng
các quỹ nước ngoài, tập đoàn, nhà đầu tư, các hợp đồng đầu tư mạo hiểm tại Việt Nam
gia tăng nhanh chóng trong vài năm gần đây, nhưng do sức ép bảo toàn vốn, nhà đầu tư
không dám mạo hiểm rót vốn vào doanh nghiệp khởi nghiệp, mà đầu tư nhỏ giọt thành
nhiều lần. Thậm chí, nhiều nhà đầu tư không muốn tham gia vào giai đoạn đầu vì tâm
lý lo sợ rủi ro cao.
Thứ ba, các doanh nghiệp khởi nghiệp thường không đáp ứng hoặc chỉ đáp ứng
được một số ít điều kiện cho vay tín dụng của Ngân hàng. Do đặc thù doanh nghiệp
khởi nghiệp thường là các doanh nghiệp nhỏ và vừa không có hoặc có ít tài sản đảm
bảo, giá trị của doanh nghiệp chính là giá trị hình thành trong tương lai nên rất khó xác
định và độ rủi ro cao nên nhiều doanh nghiệp không thể đáp ứng đủ các điều kiện cho
vay tín dụng không có tài sản thế chấp theo quy định về vốn và xếp hạng tín nhiệm
doanh nghiệp đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Thứ tư, hệ sinh thái khởi nghiệp ở Việt Nam vẫn chưa đồng bộ và hoạt động
chưa hiệu quả, bao gồm nhà sáng lập, mạng lưới các nhà đầu tư, các cố vấn chuyên môn,
các nhà tư vấn, các nhà cung cấp dịch vụ hỗ trợ, kênh huy động vốn... Hoạt động hỗ trợ
khởi nghiệp chủ yếu được thực hiện qua các chương trình riêng lẻ với các mục tiêu, tiêu
chí rất khác nhau, thiếu hoạt động gắn kết, chia sẻ, hỗ trợ giữa các thành phần tham gia
hệ sinh thái. Vì vậy, doanh nghiệp khởi nghiệp khó khăn trong việc tiếp xúc với cơ quan

55
hỗ trợ và nhà đầu tư. Bên cạnh đó, các bên liên quan, đặc biệt là các nhà đầu tư còn
thiếu thông tin đánh giá dữ liệu để có thể ra quyết định đầu tư phù hợp.
5.2. Giải pháp đẩy mạnh hoạt động huy động vốn cho cộng đồng khởi nghiệp
Ta có thể thấy vấn đề huy động vốn rất quan trọng với doanh nghiệp khởi nghiệp
nói chung và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo nói riêng để có thể duy trì và phát triển cho
đến khi bước vào giai đoạn hoạt động ổn định. Trong khi đó, các doanh nghiệp khởi
nghiệp lại khó tiếp cận được đến nguồn vốn vay của các ngân hàng, bởi họ khó hoặc
không thể chứng minh được thu nhập ổn định, cũng không có các tài sản thế chấp để
đảm bảo về rủi ro của việc hoàn trả nợ. Vì thế, cần có những giải pháp khác để huy
động vốn cho các doanh nghiệp khởi nhiệp đổi mưới sáng tạo.
5.2.1 Về phía Nhà nước
Nhà nước cần cắt bỏ những thủ tục pháp lý rườm rà, hay giảm bớt những yêu
cầu của việc vay vốn xuống, tạo một hệ thống pháp lý thoáng hơn để các doanh nghiệp
khởi nghiệp đổi mới sáng tạo có thể dễ tiếp cận hơn với đồng vốn. Tạo điều kiện cho
doanh nghiệp khởi nghiệp và nhà đầu tư tiếp cận dễ dàng vớ nhau và hỗ trợ đảm bảo
những rủi ro để nhà đầu tư sẵn sàng hơn rót vốn cho các doanh nghiệp mới.
Nhà nước có thể hỗ trợ gián tiếp cho các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo
thông qua các hình thức như hỗ trợ mặt bằng sản xuất, thực hiện các chính sách khuyến
khích như giảm lãi suất, miễn giảm thuế... Ngoài ra, Chính phủ đứng ra bảo lãnh tín
dụng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp trong thời gian khó khăn ban đầu theo các điều
kiện đi kèm, đến khi doanh nghiệp đi vào hoạt động ổn định thì sẽ phải đáp ứng lại các
yêu cầu đã được thỏa thuận trước đó; Thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo chủ động tìm kiếm cơ hội tham gia vào các cụm liên kết ngành và chuỗi giá trị
nhằm tăng giá trị của doanh nghiệp khi huy động vốn.
Nhà nước cần hỗ trợ tạo ra một hệ sinh thái cho các doanh nghiệp khởi nghiệp,
để ở đó họ có thể tìm ra sự giúp đỡ, các doanh nghiệp khởi nghiệp và các doanh nghiệp
khác trong hệ sinh thái sẽ phụ thuộc vào nhau cùng phát triển. Như vậy nhà nước sẽ bớt
gánh nặng trợ giúp các doanh nghiệp khởi nghiệp, mà chỉ đứng ngoài để hỗ trợ và tạo
điều kiện tốt nhất cho các bên. Đồng thời cũng cần ban hành những hướng dẫn đối xử
công bằng với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, tránh việc

56
doanh nghiệp lớn áp chế doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo, tạo ra một hệ sinh
thái không lành mạnh.
Nhà nước cũng có thể thành lập các tổ chức tài chính với số vốn ban đầu từ ngân
sách nhà nước để hỗ trợ đối tượng khởi nghiệp theo lĩnh vực ưu tiên là cần thiết, qua đó
sẽ tạo “vốn mồi” để thu hút và tranh thủ sự đầu tư của các Quỹ đầu tư trong và ngoài
nước (Quỹ con). Có rất nhiều mô hình nước ngoài mà chúng ta có thể học tập để áp
dụng. Ví dụ “khoản vay có thể chuyển thành khoản tài trợ” của Phần Lan - một cơ chế
chia sẻ rủi ro. Hay như mô hình ở Nhật Bản, chính phủ Nhật Bản không xem tài sản thế
chấp là yêu cầu để doanh nghiệp tư nhân tiếp cận được nguồn vốn vay ưu đãi của chính
phủ mà song song với đó xem xét thất bại trong quá khứ là dấu hiệu tích cực, hỗ trợ khả
năng vay vốn của doanh nghiệp trong tương lai.
5.2.2 Về phía nhà đầu tư
Nguồn vốn vay từ các ngân hàng luôn là nguồn được nghĩ đến đầu tiên của các
doanh nghiệp, nhưng các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo lại khó có thể tiếp
cận nguồn vốn này do yêu cầu đảm bảo cao, trong khi các doanh nghiệp mới này lại
không có gì chứng minh thu nhập ổn định vì còn non trẻ, lại không có nhiều tài sản thế
chấp để vay vốn. Vì vậy cần có biện pháp để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng
tạo có thể tiếp cận dễ dàng với nguồn vốn này hơn, ví dụ như nới lỏng các quy định về
dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng thương mại nhằm khuyến khích hoạt động cho
vay cũng như giảm lãi suất liên ngân hàng với ý định giảm lãi suất tiền gửi.
Các công ty lớn là nguồn vốn đầu tư rất tốt cho các doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo, nhất là trong giai đoạn đầu đầy khó khăn để giúp doanh nghiệp khởi nghiệp
sáng tạo có thể trụ vững và tồn tại trên thị trường. Sau khi khởi nghiệp đổi mới sáng tạo
đã thành công thì doanh nghiệp lớn có thể mua lại doanh nghiệp đổi mới đó nếu phù
hợp với chiến lược của mình, hoặc thu lợi nhuận từ phần vốn đã góp, tương ứng với
phần trăm sở hữu doanh nghiệp, nhà đầu tư cần yêu cầu các doanh nghiệp khởi nghiệp
cam kết mức lợi nhuận kỳ vọng theo từng giai đoạn cụ thể.
Tóm lại, các doanh nghiệp đầu tư cho khởi nghiệp đổi mới sáng tạo cần có chiến
lược đầu tư phù hợp, minh bạch phần vốn góp để phân chia hiệu quả quyền sở hữu công
ty, để có lợi cho cả nhà đầu tư và doanh nghiệp khởi nhiệp đổi mới. Nhà nước cũng cần

57
có những ưu đãi thuế nhất định để khuyến khích các công ty lớn đầu tư cho khởi nghiệp
đổi mới sáng tạo.
Các nhà đầu tư thiên thần cần được chính phủ hợp pháp hóa và có các biện pháp
ưu đãi thuế phù hợp dành cho đối tượng này. Chính phủ cũng nên hỗ trợ thành lập các
mạng lưới nhà đầu tư thiên thần, để các nhà đầu tư này có thể thảo luận, học hỏi kinh
nghiệm lẫn nhau và kết nối để tăng cường khả năng tiếp cận các cơ hội tiềm năng. Ngoài
ra, Chính phủ cũng nên hỗ trợ hoạt động đào tạo, tập huấn và/hoặc tài trợ kinh phí duy
trì hoạt động của các mạng lưới này. Hơn nữa, cần kết nối các mạng lưới nhà đầu tư
thiên thần tại Việt Nam với các mạng lưới trong khu vực (như Mạng lưới nhà đầu tư
thiên thần Đông Nam Á) để có thể chia sẻ chuyên môn cũng như thông tin về doanh
nghiệp khởi nghiệp sao cho có thể thu hút thêm nhiều vốn đầu tư thiên thần quốc tế vào
Việt Nam.
Cần đa dạng hóa các danh mục đầu tư, không nên tập trung vốn đầu tư vào một
lĩnh vực cụ thể, nhà đầu tư cần xác định rõ thời gian đầu tư cho từng danh mục. điều
này sẽ giúp các nhà đầu tư có thể chủ động trước những biến động khách quan của thị
trường, giảm thiểu rủi ro trong hoạt động đầu tư mạo hiểm.
5.2.3 Về phía doanh nghiệp khởi nghiệp
Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mưới sáng tạo cần chuẩn bị kỹ càng ngay từ
đầu và làm cho các nhà đầu tư thấy được tiềm năng phát triển của mình trong tương lai,
như thế các nhà đầu tư sẽ có cơ sở để tin tưởng và góp vốn. Đồng thời cũng cần tìm
hiểu kỹ thị trường vốn để có thể tận dụng được những lợi thế
Doanh nghiệp khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh trong
vòng 3-5 năm cũng như có kế hoạch tài chính rõ ràng để hỗ trợ kế hoạch sản xuất kinh
doanh. Kế hoạch cần cụ thể, thực tế không đầu tư dàn trải. Hệ thống sổ sách kế toán của
doanh nghiệp phải đảm bảo tính minh bạch, rõ ràng khi nhà đầu tư tìm hiểu sâu về
doanh nghiệp… Doanh nghiệp cần hiểu rõ bài toán thị trường trong khi huy động vốn
bởi các nhà đầu tư, quỹ mạo hiểm luôn tìm kiếm những doanh nghiệp có tiềm năng phát
triển và các sản phẩm của doanh nghiệp phải đáp ứng được nhu cầu của thị trường.
bên cạnh kế hoạch kinh doanh, sản phẩm, ý tưởng kinh doanh, doanh nghiệp
khởi nghiệp cần xây dựng kế hoạch tài chính, dự báo dòng tiền, định giá doanh nghiệp.
Kế hoạch tài chính phải có sức thuyết phục để chứng minh được cơ sở của các giả định

58
có trong mô hình. kế hoạch này phải xây dựng theo nhiều kịch bản khác nhau. Bởi vì,
kế hoạch tài chính tốt sẽ là cơ sở để định giá doanh nghiệp dựa trên các phương pháp
định giá hợp lý.
Sau khi doanh nghiệp khởi nghiệp gọi vốn thành công từ các nhà đầu tư, cần
điều chỉnh kế hoạch kinh doanh cho phù hợp với tình hình thực tế. Tranh thủ tối đa sự
hỗ trợ kỹ thuật của nhà đầu tư như định vị chiến lược, kiến thức tài chính, cơ hội mở
rộng thị trường… Tuy nhiên, doanh nghiệp khởi nghiệp cần bảo vệ quan điểm của mình
để tránh sự lệ thuộc hoàn toàn vào nhà đầu tư, dẫn đến bị thâu tóm.

59
KẾT LUẬN

Với mục tiêu là trở thành “Quốc gia khởi nghiệp” vào năm 2020, Đảng và Nhà
nước đã ban hành các văn kiện và nghị quyết. Nghị quyết 09 của Bộ chính trị năm 2011
nhấn mạnh về hoạt động xây dựng và phát huy vai trò của đội ngũ doanh nhân Việt
Nam trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu, cho thấy chủ trương của nhà nước tập
trung vào kinh tế tư nhân mà tinh thần khởi nghiệp chính là nòng cốt của sự thành công
hay thất bại. Tại Đại hội Đảng lần thứ 12, hai từ “khởi nghiệp” lần đầu tiên được nêu
trong dự thảo văn kiện đại hội, Đảng và Nhà nước luôn đề cao vai trò của khởi nghiệp
và định hướng Việt Nam được nhấn mạnh là một quốc gia khởi nghiệp. Văn kiện nhấn
mạnh: “Nhà nước phải tạo môi trường thuận lợi. Xây dựng các trung tâm hướng dẫn,
đào tạo cho các doanh nghiệp mới khởi nghiệp. Cung cấp kiến thức, nguồn vốn thông
qua hình thức quỹ - ngân hàng đầu tư mạo hiểm để hỗ trợ các doanh nghiệp này, nhằm
tạo ra làn sóng khởi nghiệp cùng tinh thần doanh nghiệp mạnh mẽ trong xã hội. Phải
coi vị thế của doanh nghiệp là vị thế quốc gia”.
Hiện tại Bộ Kế hoạch Đầu tư có Quỹ hỗ trợ khởi nghiệp quốc gia với số vốn lên
đến 2.000 tỷ đồng, Thành phố Hồ Chí Minh cũng xây dựng chính sách hỗ trợ vốn cho
các doanh nghiệp khởi nghiệp trên địa bàn, với số vốn đầu tư cho mỗi dự án lên đến 2
tỷ đồng. Tuy nhiên số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo tiếp cận đến nguồn vốn
này còn rất ít ỏi, nguyên nhân là các chính sách hỗ trợ cho dự án khởi nghiệp còn nhiều
khó khăn cho các doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn, ví dụ như giới hạn ngành, và
nguyên nhân chủ yếu là năng lực nhân sự của người chủ doanh nghiệp.
Đối với các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, nguồn vốn đầu tư là rất
quan trọng cho nhất là trong giai đoạn đầu để doanh nghiệp có thể duy trì và hiện thực
hóa các ý tưởng của mình. Thế nhưng phần trăm rất lớn doanh nghiệp khởi nghiệp đổi
mới sang tạo đã thất bại bửi nguyên nhân thiếu vốn triển khai các chiến lược, chương
trình đề ra. Vì vậy, việc tao điều kiện cho các doanh nghiệp này có thể tiếp cận dễ dàng
với nguồn vốn kinh doanh là điều tối cần thiết mà quan trọng cần sự giúp đỡ từ phía
chính phủ, để tạo môi trường thuận lợi giúp các doanh nghiệp khởi ngiệp sáng tạo ngày
càng thành công nhiều hơn.

60
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Blank, S. and Dorf, B., 2012. The startup owner's manual: The step-by-step
guide for building a great company.
2. Bygrave và Hunt, 2008, trang 2
3. Cantillon, R. (1755), Essai sur la nature du commerce, London, UK: Fletcher
Gyles.
4. Cole, A.H., 1949. Entrepreneurship and entrepreneurial history: the institutional
setting” edizione tradotta da Pagani (1967) “Il contesto istituzionale
dell’imprenditorialità” F. Angeli Milano.
5. Etzkowitz, H. and Leydesdorff, L., 2000. The dynamics of innovation: from
National Systems and “Mode 2” to a Triple Helix of university–industry–
government relations. Research policy, 29(2), pp.109-123.
6. Gupta, R. and Bhat, M.A., BABA GHULAM SHAH BADSHAH
UNIVERSITY RAJOURI,
7. Hagedoorn, J., 1996. Innovation and entrepreneurship: Schumpeter revisited.
Industrial and Corporate Change, 5(3), pp.883-896.
8. Jones, T., Ram, M., Edwards, P., Kisilinchev, A., Muchenje, L (2012), New
Migrant Enterprise: Novelty or Historical Continuity?, Urban Studies Vol. 49,
No. 14, pp: 3159-76
9. Laursen, K. and Salter, A., 2006. Open for innovation: the role of openness in
explaining innovation performance among UK manufacturing firms. Strategic
management journal, 27(2), pp.131-150.
10. Mair, J., Robinson, J. and Hockerts, K. eds., 2006. Social entrepreneurship (p.
3). New York: Palgrave Macmillan.
11. Mitchell, R.K., Busenitz, L., Lant, T., McDougall, P.P., Morse, E.A. and Smith,
J.B., 2002. Toward a theory of entrepreneurial cognition: Rethinking the people
side of entrepreneurship research. Entrepreneurship theory and practice, 27(2),
pp.93-104.
12. National Innovation System: A comparative Analysis – New York Richard R.
Nelson Professor of International and Public Affairs Columbia University,
Oxford University Press, USA, Apr 11, 1993
61
13. Nguyễn Thu Thủy, 2011, Giáo trình Quản trị tài chính doanh nghiệp, NXB Lao
Động
14. Nguyễn, N.H. and Ngô, T.V.N., 2016. Giáo trình khởi sự kinh doanh. Phần 3:
phát triển sự nghiệp kinh doanh.
15. Robertson, P.L. and Langlois, R.N., 1995. Innovation, networks, and vertical
integration. Research policy, 24(4), pp.543-562.
16. Roy, R. and Sarkar, M.B., 2016. Knowledge, firm boundaries, and innovation:
Mitigating the incumbent's curse during radical technological change. Strategic
Management Journal, 37(5), pp.835-854
17. GS. Ngô Thế Chi, PGS.TS. Nguyễn Trọng Cơ, 2013. Giáo trình Phân tich Tài
chính doanh nghiệp. Học viện Tài Chính
18. Aldrich, H. E., & Wiedenmayer, G. 1993. From traits to rates: An ecological
perspective on organizational foundings. In J. A. Katz & R. H. Brockhaus, Sr.
(Eds.), Advances in Entrepreneurship, Firm Emergence, and Growth (Vol. 1, pp.
145-195). Greenwich, CT: JAI Press.
19. Åstebro T., & Bernhardt I. (2003). Startup financing, owner characteristics and
survival. Journal of Economics and Business, 55, 303–319;
20. Atherton A. (2012). Cases of startup financing: An analysis of new venture
capitalisation structures and patterns. International Journal of Entrepreneurial
Behaviour & Research, 18(1), 28-472;
21. Becker, G. S., 1964. Human capital. New York: Columbia University Press.
22. Cassar G. (2004). The financing of business startups. Journal of Business
Venturing, 19(2), 261–283;
23. Cassar, G. 2006. Entrepreneur opportunity cost and intended venture growth.
Journal of Business Venturing 21: 610-632.
24. Cooper, A. C., Gimeno-Gascon, J., & Woo, C., 1994. Initial human and financial
capital as predictors of new venture performance. Journal of Business Venturing,
9, 371–395.
25. Davidsson, P., 2004. Researching entrepreneurship. New York: Springer.

62
26. Dyke, L., Fischer, E., & Reuber, R., 1992. An inter-industry examination of the
impact of experience on entrepreneurial performance. Journal of Small Business
Management, 30, 72-87.
27. Evans, D. S., & Leighton, L. S., 1989. Some empirical aspects of
entrepreneurship. The American Economic Review, 79(3), 519-535.
28. Kalleberg, A. L., & Leicht, K. T. (1991). Gender and organizational
performance: Determinants of small business survival. Academy of
Management Journal, 34(1), 136-161.
29. Kählig, C. (2011). The Lean startup Research Project, Results of the Lean
Startup Approach survey. http://www.slideshare.net/ckny/110515-2228-
embamasterthesischristiankaehliglsapproachsurveyresultsnopcmn. Accessed 20
April 2013;
30. Lawrence, P., & Lorsch, J., 1967. Organization and environment. Cambridge,
MA: Harvard University Press.
31. Meyer, G. J., Finn, S. E., Eyde, L. D., Kay, G. G., Moreland, K. L., Dies, R. R.,
et al., 2001. Psychological testing and psychological assessment: A review of
evidence and issues. American Psychologist, 56(2), 128-165.
32. Marmer, M., Hermann B.L., & Berman R. (2011). Startup Genome Report 01,
A new framework for understanding why startups succeed.
http://www.wamda.com/web/uploads/resources/Startup_Genome_Report.pdf.
Accessed 20 April 2013;
33. Nobel, C. (2011). Teaching a ‘Lean Startup’ Strategy. Harvard Business School,
http://hbswk.hbs.edu/pdf/item/6659.pdf. Accessed 20 April 201;
34. Ray, J. J., & Singh, S., 1980. Effects of individual differences on productivity
among farmers in India. Journal of Social Psychology, 112, 11-17.
35. Stewart, W. H., & Roth, P. L., 2001. Risk propensity differences between
entrepreneurs and managers: A meta-analytic review. Journal of Applied
Psychology, 86, 145-153.
36. Watson, W., Stewart, W. & BarNir, A., 2003. The effects of human capital,
organizational demography, and perceptions of firm success on evaluation of
partner performance. Journal of Business Venturing, 18, 145-164.

63
37. VCCI (2-15). Báo cáo thường niên DN Việt Nam năm 2015, http://vbis.vn/wp-
content/uploads/2016/06/Bao-cao-thuong-nien-DN-VN-2015.pdf/;

64

You might also like