You are on page 1of 44

Kinh tế học cho thanh thiếu niên

Tác giả: Lara Bryan, Andy Prentice


Người dịch: Xuân Nhật

TRANG BÌA

1. Làm thế nào chúng ta có thể dự đoán cuộc khủng hoảng


kinh tế tiếp theo?
2. Ai đặt giá?
3. Cầu Cung
4. Chúng ta có nên lấy của người giàu để chia cho người nghèo
không?
5. Kinh tế có thể giúp cứu hành tinh không?
6. Sự cạnh tranh là gì?
7. KHÔNG THUẾ DẦU NỮA Chúng ta có nên lúc nào
cũng làm thứ mà mọi người muốn không?
8. Trao đổi quốc tế có tốt không?
9. Tại sao những người có ảnh hưởng rất thành công?
10. Sự phát triển kinh tế là gì?

TRANG 4 - 5: Kinh tế là gì?


11. Một số người nghĩ rằng kinh tế là tất cả về tiền bạc, các ngân
hàng và các biểu đồ siêu phức tạp. Nhưng nó thực ra lại đơn
giản hơn rất nhiều – phần lớn về kinh tế là về hiểu các lựa
chọn.
12. Tưởng tượng rằng có 2 chiếc cupcake sô cô la và 2 chiếc vị
dứa. Có đủ để bốn người bạn có mỗi người một chiếc. Làm
thế nào để bạn chia sẻ chúng?
13. Ai muốn sô cô la? Ai muốn dứa?
14. Ờm, bọn cháu đều muốn sô cô la!
15. Bây giờ bạn và các bạn của bạn sẽ phải đưa ra một lựa chọn
để xem ai được gì.
16. Không bao giờ có đủ cho mọi người để có thứ họ muốn. Cho
nên mọi người phải đưa ra các lựa chọn về cách làm thế nào
để chia sẻ bằng một cách làm cho tất cả mọi người hài lòng.

Đây là tất cả về kinh tế học. Hãy chia đôi những chiếc


cupcake. Cách này sẽ khiến mọi người hài lòng.
17. Khi không có đủ một thứ gì đó, nó khan hiếm. Sự khan
hiếm là một ý tưởng quan trọng trong kinh tế học – đó là thứ
ép mọi người đưa ra các lựa chọn. Bạn có thể ngạc nghiên
bao lâu bạn đưa ra các quyết định về các thứ khan hiếm.

18. Sốt cà chua có thể trở nên khan hiếm.


Anh cần nó cho khoai tây chiên của anh. Thế bánh kẹp
của em thì sao!
19. Với hầu hết mọi người, tiền là một thứ khan hiếm. Em
muốn mua máy tính mới. Anh muốn mua điện thoại
thông minh.
20. Kể cả thời gian cũng khan hiếm. Chúng ta nên làm
bài tập về nhà hay ra ngoài chơi? Mẹ tớ nói chúng ta
có hai mươi phút trước bữa tối...
21. Là những nhà kinh tế học, chúng tôi cố làm các vấn đề mà
mọi người, các doanh nghiệp, các chính phủ và cả những
quốc gia phải đối mặt trở nên có lý.
22. Chúng tôi nên đưa ra những lựa chọn nào? Làm thế nào để
chúng tôi làm tốt hơn?
23. Bạn nghĩ thế nào?

TRANG 6 – 7: Một nền kinh tế là gì?


1. Khi một nhóm người đưa ra các lựa chọn về sẽ phải làm gì,
mua hay bán thì nó sẽ tạo ra một nền kinh tế. Một nền kinh
tế có thể rất nhỏ hoặc rất lớn, dựa trên số người đưa ra các
lựa chọn. Một nền kinh tế được tạo nên bởi…
2. …một hộ gia đình. Mẹ sẽ lau sàn nếu con rửa bát.
3. …những người đang sống hoặc làm việc trong một thị trấn
hoặc thành phố. Tôi nên lái xe riêng hay đi xe buýt đi
làm? Nếu chúng ta tiêu nhiều tiền hơn cho các công
viên của thành phố, sẽ có ít hơn cho các trường học. Tất
cả vé hòa nhạc của chúng tôi đã bán hết! Chúng
ta có nên mở một cửa hàng mới không?
4. …tất cả mọi người trong một quốc gia. Chúng ta
nên xây đường cao tốc mới ở đâu? Tại sao thành
phố này nghèo hơn nhiều so với phần còn lại của quốc gia?
Chúng ta sẽ tạo ra các nghề nghiệp mới như thế nào?
5. Chúng tôi cũng nên bán kem của mình ở Úc.
6. Chúng tôi sẽ chuyển sang Đức sống. Hi vọng là chúng tôi sẽ
có một cuộc sống tốt hơn ở đó.
7. Chúng tôi bị một trận lũ lụt nữa. Chúng tôi phải xin sự trợ
giúp từ các quốc gia khác.
8. Chúng tôi chỉ có thể giải quyết vấn đề này nếu chúng tôi đều
làm việc cùng nhau.
9. Một nền kinh tế LỚN, chẳng hạn như nền kinh tế của một
quốc gia hay thế giới này, là một mạng lưới được tạo nên bởi
rất nhiều nền kinh tế nhỏ hơn – tất cả các hộ gia đình, các
ngôi làng, các thị trấn và thành phố trong đó.

TRANG 8 – 9: Các nhà kinh tế học nghiên cứu gì?


1. Các nhà kinh tế học là những người nghiên cứu về kinh tế
học. Một số chú ý đến các cá nhân hoặc những nhóm nhỏ,
số khác lại tập trung vào những bức tranh lớn hơn. Và một
số nhà kinh tế học rốt cuộc hỏi – và cố gắng trả lời – một số
câu hỏi đáng kinh ngạc…
2. Sự giàu có
a. Tại sao kim cương lại giá trị hơn nước?
b. Từ thiện có phải lúc nào cũng tốt không?
c. Chúng ta có nên loại bỏ những đồng tiền nhỏ không?
d. Tôi có nên để tiền dưới đệm không?
3. Các mối quan hệ
a. Làm thế nào tôi có thể trở nên phổ biến hơn?
b. Làm thế nào để chúng ta chọn ai để cưới?
4. Chính phủ
c. Bao nhiêu thuế là quá nhiều thuế?
a. Ai nên chi trả cho các bữa ăn của trường?
b. Các nhà lãnh đạo nên nghe theo những chuyên gia nào?
5. Môi trường
c. Làm thế nào chúng ta có thể thuyết phục mọi người thay đổi lối sống
của mình?
a. Làm thế nào chúng ta giúp mọi người tái chế?
b. Ăn một chiếc hăm bơ gơ có hại cho hành tinh không?
6. Việc làm
c. Tất cả mọi người có nên đều có nghề nghiệp không?
d. Mọi người nên nghỉ hưu ở tuổi nào?
e. Tại sao phụ nữ thường xuyên được trả lương ít hơn đàn ông?
f. Có phải những người làm việc lâu hơn có nhiều năng suất hơn không?
7. Tội phạm
a. Thời gian tốt nhất để cướp ngân hàng là khi nào?
b. Bỏ tù những kẻ phạm tội có phải là ý hay không?
c. Tại sao nghèo nàn sinh ra tội phạm?
8. Các doanh nghiệp
a. Tại sao một số doanh nghiệp giảm giá vào tháng Một?
b. Các doanh nghiệp lớn có nguy hiểm không?
c. Làm thế nào để tôi có thể bán sản phẩm của tôi nhiều hơn?
9. Các gia đình
a. Tốn bao nhiêu tiền để có được một đứa trẻ?
b. Bỏ nhà ra đi hay sống với bố mẹ tốt hơn?
10. Sự trao đổi
a. Trao đổi miễn phí có khiến thế giới giàu hơn không?
b. Làm thế nào tôi có thể tin ai đó từ một quốc gia khác?
c. Có vấn đề gì không nếu trẻ em làm giày cho tôi?
11. Thể thao
a. Các đám đông có làm ảnh hưởng đến kết quả trận đấu không?
b. Có một thứ như là một chuỗi ghi điểm liên tục không?
12. Tương lai
a. Chúng ta có thể loại bỏ nghèo nàn không?
b. Rô bốt có nhận công việc của tôi không?
c. Đào mỏ trên sao Hoả có thể sửa chữa nền kinh tế của thế giới không?
13. Kinh tế tốt
Bằng cách tìm câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này, các
nhà kinh tế hy vọng sẽ khuyến khích người dân, doanh
nghiệp và chính phủ đưa ra lựa chọn tốt hơn - và, hy vọng,
làm cho thế giới trở thành một nơi tốt hơn, công bằng hơn.
Kinh tế học không phải là mô tả người hay chính phủ là
"tốt" hay "xấu" - mà là quan sát những lựa chọn mà mọi
người đưa ra và cố gắng hiểu tại sao họ lại đưa ra những
lựa chọn đó.

TRANG 10: Bạn làm kinh tế như thế nào?


1. Tại sao mọi người đưa ra các lựa chọn cụ thể? Kết quả của
những lựa chọn này là gì? Để nghiên cứu các kiểu câu hỏi
này, các nhà kinh tế học thường bắt đầu bằng một giải trình,
hoặc mô hình.
2. Đây là một câu hỏi
3. Đây là một mô hình
4. Vụ lúa năm nay rất tồi tệ. Nó là lương thực chủ yếu cho hơn
một nửa dân số thế giới. Chuyện gì sẽ xảy ra?
5. Khi có một sự thiếu thốn, giá cả tăng vọt và rất nhiều người
sẽ chịu thiệt hại.
6. TIN MỚI
7. Làm một mô hình
8. Một mô hình là một cách đơn giản hoá để giải thích một thứ
gì đó vận hành thế nào – trong trường hợp này là mối quan
hệ giữa số lượng và giá cả. Các nhà kinh tế học thường đưa
ra các mô hình bằng các biểu đồ, thay cho chữ viết.
9. Giá mới
10. Giá cũ
11. Giá cả
12. Số lượng
13. Nó nhìn rất phức tạp, nhưng nó chỉ giống như những gì tôi
nói ở trên – sử dụng toán học!
14. Các mô hình có thể trở nên hữu ích cho việc đưa ra các dự
đoán, hoặc các dự báo.
15. Cô đang dự báo rằng giá gạo ở các cửa hàng sẽ tăng lên
khoảng 30%.
16. Các chính phủ nên chuẩn bị thực phẩm dự trữ cho những
người cần nó nhất.
17. TIN MỚI
18. Thử nghiệm
19. Các nhà kinh tế học có thể thử nghiệm một mô hình bằng
cách thu thập thông tin, hoặc dữ liệu, và kiểm tra xem liệu
nó có khớp với mô hình hay không.
20. Mô hình này khá chính xác. Điều này giúp các chính phủ
đưa ra đúng kế hoạch.
21. Tờ Báo
22. CÁC CHÍNH PHỦ PHÁT CÁC BAO GẠO
23. Các chính phủ chia khẩu phần gạo
TRANG 11: Kinh tế học là một cuộc tranh cãi
1. Mặc dù tất cả các nhà kinh tế học nghiên cứu dữ liệu – thỉnh
thoảng là dữ liệu giống hệt nhau – họ thường đưa ra các kết
luận khác nhau về những gì nó nói.
2. Chia khẩu phần gạo ra ngăn chặn nhiều gia đình chết đói!
Nó rất tốt rằng chính phủ đã kiểm soát được tình huống
này.
3. Tôi nghĩ chia khẩu phần không làm nên sự khác biệt. Thời
gian trôi qua, giá cả sẽ giảm xuống nếu không có sự can
thiệp của chính phủ.
4. Như tất cả những người khác, các nhà kinh tế học thường có
những ý tưởng về làm thế nào các xã hội nên vận hành, hoặc
một ý nghĩa khác về điều gì công bằng. Kể cả trong cuốn
sách này, cách mà chúng ta mô tả kinh tế học và những ví
dụ mà chúng ta đã chọn đều cho thấy sự thiên kiến của
chúng ta – những thứ mà chúng ta nghĩ là quan trọng. Đây là
một số cách khác nhau để nhìn nhận thế giới. Bạn có thể
mạnh mẽ đồng ý hoặc không đồng ý với một vài trong số
đó.
5. Thế giới này quá bất bình đẳng. Thật không công bằng khi
bất kỳ ai giàu hơn bất kỳ ai khác.
6. Tôi nghĩ các doanh nghiệp lớn rất tệ! Chúng làm ra rất nhiều
tiền vì chúng có thể đẩy các công ty nhỏ hơn ra.
7. Tôi nghĩ các doanh nghiệp lớn rất tốt! Chúng chỉ trở nên
giàu có và thành công nếu họ tốt hơn những đối thủ của
chúng.
8. Có những nhà kinh tế học để đảo ngược chiều tất cả những
ý kiến này.
9. Nhà kinh tế học người Anh Joan Robinson từng nói…
10. Mục đích của nghiên cứu về kinh tế học là để học cách làm
thế nào để tránh bị lừa bởi các nhà kinh tế học.
TRANG 13: Chương 1:
Không đủ để đi xung quanh
1. Nếu tất cả mọi người có thể có tất cả những gì họ muốn, vào
bất kỳ lúc nào, không cần nỗ lực để lấy nó – có lẽ sẽ không
có nhà kinh tế học nào cả. Nhưng thế giới mà chúng ta đang
sống không như thế.
2. Mỗi ngày, mọi người phải đưa ra các lựa chọn về làm thế
nào để tiếp tục sống trong một thế giới nơi các tài nguyên
như thức ăn, vật liệu và năng lượng khan hiếm và thời gian
của mọi người được giới hạn. Nghiên cứu thử thách này là
nhiệm vụ cơ bản của kinh tế.
TRANG 14 - 15: Thử thách sinh tồn
1. Nhu cầu của chúng ta đối với đồ ăn, nước và nơi trú ẩn
không thay đổi kể từ khi những tổ tiên xa xưa nhất của
chúng ta đi trên Trái đất. Các nhà kinh tế học nói về chúng
ta sử dụng, hoặc tiêu thụ, những tài nguyên của Trái đất để
hoàn thành những nhu cầu này.
2. Chúng ta hãy có một cái nhìn vào một số tài nguyên các tổ
tiên xa xôi của chúng ta đã tiêu thụ…
a. Nơi trú ẩn
b. Gỗ
c. Đá lửa
d. Thuốc
e. Cá
f. Nấm
g. Hoa quả
h. Thịt
i. Da động vật
3. Đôi khi, tìm những tài nguyên này có thể đã trở nên khá dễ
dàng. Nhưng bạn có thể chắc chắn rằng có những lúc khác
khi các tài nguyên trở nên khan hiếm.
4. Tôi đói rồi. Tôi sẽ đi tìm đồ ăn.
5. Xin lỗi! Con đã lấy hết dâu rừng rồi.
6. Em lấy chỗ nấm và cá.
7. Và con ăn bọn thỏ rồi.
8. Ôi không!
9. Số lượng có thể dùng của một tài nguyên cụ thể được biết đến
là một nguồn cung.
10. Chúng ta có nguồn cung nước quá tốt.
11. Bao nhiêu người muốn một tài nguyên được biết đến là một
yêu cầu.
12. Tôi thực sự có thể làm với một chút nước!
13. Mọi thứ xung quanh chúng ta là một tài nguyên tiềm năng.
Các nền kinh tế hiện đại tiêu thụ nhiều loại tài nguyên khác
nhau bằng những cách mà tổ tiên chúng ta không dùng –
không chỉ những thứ để ăn, uống hoặc dùng như các công
cụ. Dưới đây là một vài trong số đó…
a. Ánh nắng mặt trời
b. Phân bón
c. Dầu
d. Urani
e. Cát
f. Gió
TRANG 16 – 17: Cái giá của các lựa chọn
1. Tất cả các lựa chọn đều có một cái giá kể cả khi bạn không
trả tiền cho nó. Đó là bởi vì bất kỳ lựa chọn nào bạn đưa ra
làm các lựa chọn khác bất khả thi. Các nhà kinh tế học gọi nó
là một chi phí cơ hội. Chi phí cho bạn là tất cả những điều
bạn chọn không làm.
2. Hầu hết các tài nguyên chỉ có thể dùng một lần. Chi phí cơ
hội của tiêu thụ một tài nguyên là tất cả các cách khác bạn có
thể đã sử dụng tài nguyên đó.
3. Chúng ta nên làm gì với đống gỗ này?
4. Con muốn làm một cái trống mới.
5. Nhưng con cần một cái lao mới.
6. ĐỐT NÓ!
Em lạnh.
7. Thời gian của bạn cũng khan hiếm. Nếu bạn dành thời gian
làm một thứ, nó nghĩa là bạn đã chọn không dành thời gian
để làm những thứ khác. Đó cũng là chi phí cơ hội.
8. Chào mọi người! Con sẽ đi huấn luyện con chó sói.
9. Nhưng ai sẽ trông mẹ đây?
10. Bố hứa sẽ làm cho con một con búp bê mà!
11. Con đói!
12. Thường thì, rất khó để biết lựa chọn đúng đắn là lựa chọn
nào. Bạn có thể phải chọn giữa bạn muốn gì và bạn cần làm
gì, hoặc giữa một lợi ích ngắn hạn và một lợi ích lâu dài.
a. Tôi rất muốn được nằm trên giường.
b. Nhưng tôi phải thức dậy và tìm thức ăn cho gia đình.
a. Tôi có thể ăn hết chỗ mật ong này ngay.
b. Hoặc tôi có thể dự trữ nó cho mùa đông.
13. Để đưa ra một lựa chọn, mọi người thường cân nhắc bao
nhiêu lợi ích họ sẽ có được. Các nhà kinh tế học gọi nó là
tiện ích.
14. Nấm có nhiều tiện ích hơn so với dâu rừng đối với cô gái
này.
a. Tôi thích nấm hơn dâu rừng.
b. Cho nên tôi sẽ hái nấm.
15. Tiện ích của một thứ gì đó thay đổi từ người này sang người
khác.
a. Con đã hái một ít nấm
b. Oẹ! Bố ghét nấm. Bố sẽ đi săn.
16. Mọi người đều phức tạp, cho nên họ có thể đưa ra các lựa
chọn thú vị. Rất nhiều nhân tố khác nhau đi vào sự lựa chọn
thứ gì cho bạn nhiều tiện ích nhất.
17. CHẠY ĐI! Bố sẽ đuổi nó đi!

18. Con chả bao giờ làm theo bố cả.


19. Lựa chọn an toàn nhất là chạy thoát, nhưng cô gái chọn liều
mạng để cứu bố. May mắn cho ông, cô ấy nghĩ một người bố
sống mang lại cho cô ấy nhiều lợi ích nhất.
TRANG 18 – 19: Biến các tài nguyên thành sản phẩm
1. Thỉnh thoảng chúng ta dùng các tài nguyên để làm những
thứ khác. Nó được gọi là sản xuất. Các nhà kinh tế học
thường chia quá trình sản xuất ra thành bốn phần chính.
2. 1) Để sản xuất một thứ gì đó, trước hết bạn cần một ý
tưởng. Bạn muốn làm thứ gì và bạn muốn làm nó như thế
nào?
a. Lũ hổ là MỘT VẤN ĐỀ.
b. Chúng ta nên xây một thứ gì đó để giữ bọn chúng ở ngoài.
c. Ý tưởng
d. Ý hay đấy! Nhưng gì?
3. 2) Tiếp theo bạn cần các tài nguyên.
a. Lấy thêm gỗ rồi con sẽ nói cho bố chúng ta sẽ xây gì.
b. Các tài nguyên
c. Hừm! Ý tưởng này nên làm tốt hơn!
4. 3) Các nhà kinh tế học gọi công việc bạn phải đưa vào sản
xuất là lao động.
5. Lao động không chỉ là nỗ lực thủ công đi vào làm một thứ gì
đó, mà còn là tất cả các công việc khác. Nó bao gồm nghĩ ra
các ý tưởng và khả năng lãnh đạo. Bất kỳ thứ gì tốn thời
gian là lao động.
a. Con đã tính toán rằng chúng ta cần ít nhất 70 que gỗ.
b. Lao động
c. ỐI!
6. 4) Các công cụ và công nghệ giúp chúng ta làm việc nhanh
hơn, tốt hơn hoặc an toàn hơn – nói cách khác là hiệu quả
hơn. Các nhà kinh tế học gọi những thứ này là vốn.
a. Các công cụ là những cỗ máy chúng ta dùng để sản xuất các thứ
hiệu quả hơn.
b. Công nghệ miêu tả một quá trình chúng ta dùng để sản xuất các thứ.
Ví dụ, thắt nút là một dạng đơn giản của công nghệ.
c. Đó là một ý tưởng tốt!
7. Đây là cách sự sản xuất vận hành.
8. Sản xuất = ý tưởng + các tài nguyên + lao động + vốn
9. Làm tốt lắm! Anh sẽ gọi nó là… một BỨC TƯỜNG!
10. Chúng ta an toàn khỏi con hổ rồi – nhưng chúng ta sẽ đi ra
bằng cách nào?
11. Ối! Con nghĩ chúng ta nên nghĩ ra một đường ra tiếp theo!
12. Các ý tưởng, công cụ hoặc công nghệ mới làm mọi người
nhiều năng suất hơn. Nó nghĩa là làm ra nhiều thứ hơn và
hiệu quả hơn. Các nhà kinh tế học nghiên cứu năng suất vì
nó giúp cải thiện cuộc sống của mọi người – nhờ bức tường,
gia đình này đã an toàn hơn.
TRANG 20 – 21: Từ các tài nguyên đến các nền kinh tế
1. Tưởng tượng bạn phải làm tất cả những gì bạn cần để tự
mình sinh tồn. Rồi tưởng tượng tất cả mọi người phải làm
điều giống hệt. Nó sẽ không hiệu quả lắm. Đây là lý do tại
sao chia hầu hết các công việc ra có lý.
2. Các nhà kinh tế học gọi sự phân chia công việc này là
chuyên môn hoá.
3. Một số người chuyên môn trong thu thập hoặc sản xuất
hàng hoá.
4. Một số người chuyên môn trong làm những thứ cho những
người khác. Những công việc này được biết đến là các dịch
vụ.
a. Câu cá
b. Xây dựng
c. Sản xuất quần áo
d. Trông trẻ
e. An ninh
5. Khi mọi người dành rất nhiều thời gian của họ chuyên môn
trong chỉ một công việc, họ trở nên hiệu quả hơn. Họ thường
tạo ra các công nghệ mới và trở nên nhanh hơn trong việc
sản xuất.
a. Tôi làm tất cả việc may vá ở đây. Bây giờ tôi có thể làm hai cái áo
trong vòng dưới một giờ.
b. Tôi giỏi trong việc phát minh các thứ. Tác phẩm mới nhất của tôi
được gọi là một… CÁNH CỬA!
6. Những người chuyên môn trong một công việc thường làm
ra nhiều hàng hoá hoặc dịch vụ hơn họ cần cho chính họ. Sự
sản xuất thêm này được biết đến là một phần dư thừa.
7. Tôi có nhiều cá hơn tôi có thể ăn. Tôi nên làm gì với chúng?
8. Các phần dư thừa quan trọng với nền kinh tế. Mọi người có
thể đổi hoặc trao đổi phần dư thừa của họ với những người
khác để có tất cả những thứ khác họ cần.
9. Khi bạn trao đổi hàng hoá trực tiếp nó được biết đến là đổi
chác.
10. Ngày nay chúng ta có xu hướng trao đổi bằng tiền.
11. Sự chuyên môn hoá và trao đổi là nền tảng của tất cả các nền
kinh tế, bất kể lớn hay nhỏ. Đó là như thế vào hàng nghìn
năm trước, và nó vẫn như thế ngày nay.
12. Sản xuất
13. Trao đổi
14. Tiêu thụ
15. Một cộng đồng – bất kể loại nào – sản xuất, trao đổi và tiêu
thụ là một nền kinh tế.
TRANG 23: Chương 2: Các thị trường
1. Tất cả những gì mọi người làm – từ làm kem cho đến làm
phẫu thuật – phụ thuộc vào trao đổi sự hiểu biết, hàng hoá,
dịch vụ và các ý tưởng. Một nơi mà mọi người gặp gỡ để
trao đổi các thứ được biết đến là một thị trường.
2. Qua các thế kỷ, các nhà kinh tế học đã phân tích đủ các loại
thị trường và khám phá ra nhiều quy luật mô tả cách chúng
vận hành. Họ cũng đã đưa ra nhiều ý tưởng về làm thế nào
để đảm bảo mọi người trao đổi công bằng và hiệu quả.
a. ĐÓNG
b. MỞ
c. £70
TRANG 24 – 25: Làm, mua và bán
1. Tất cả những việc làm, mua và bán trong một nền kinh tế
cho phép mọi người có những thứ họ muốn và cần. Nghe
có vẻ đơn giản, nhưng ở mọi giai đoạn của quá trình này
một thứ gì đó kì diệu xảy ra – giá trị được tạo ra.
2. Ví dụ như hòn đá này, khoảng 2,000 năm trước…
3. Tại sao anh lại tốn thời gian của mình trên một hòn đá
khổng lồ vậy?
4. Đợi và xem…
5. Làm một thứ gì đó từ hòn đá thêm giá trị cho nó.
6. Giờ mình muốn nó!
7. Tôi sẽ trả anh bốn mươi đồng cho con thú tráng lệ này!
8. Trao đổi bức tượng cũng tạo ra giá trị.
9. Với người bán, giá trị là sự khác biệt giữa tiền được trả và
giá của việc làm ra sản phẩm.
a. Tiền được trả: 40 đồng
b. Giá: 15 đồng (công cụ + thời gian)
10. Vậy là cuộc trao đổi làm ra 25 đồng giá trị cho tôi!
11. Với người mua, giá trị khó đo lường hơn. Đó là sự khác biệt
giữa tiện ích người mua có được từ cuộc trao đổi và giá
mình trả.
12. Đó là một thoả thuận tốt!
13. Mmmm.
14. Tuy nhiên nhiều người cần hàng hoá và dịch vụ của những
người khác. Nếu họ không thể tìm thấy nhau, sự trao đổi sẽ
không diễn ra. Đây là nguồn gốc của thị trường. Agora Hy
Lạp, shìchâng Trung Quốc hoặc suqa Ba Tư này đều là các ví
dụ của các thị trường cổ xưa.
15. Các thị trường đưa các người mua và người bán với nhau.
16. TRUNG TÂM NGHỆ THUẬT CỦA AZAR
17. Tôi đã bảo tất cả bạn bè của tôi đến và tìm anh ở đây.
18. Các người mua và người bán trao đổi các thứ với một giá.
19. Một bát món hầm giá một đồng!
20. MÓN HẦM THƠM NGON!
21. ZZZ ZZZ ZZZ
22. 2 đồng
23. Mọi người có các ý kiến khác nhau về cái giá đó là giá gì.
24. Tôi yêu cái mũ này.
25. Tiện ích cao
26. Mmm, đúng nhưng tôi không chắc nó có giá 2 đồng.
27. Tiện ích thấp
28. Người mua này muốn con bò nhiều hơn, cho nên đang trả
một số tiền cao hơn cho nó.
29. Ai sẽ mua con bò của tôi?
30. Mười đồng!
31. Hai mươi đồng!
32. NĂM MƯƠI đồng!
33. Muốn thứ gì đó vẫn chưa đủ. Người mua cũng cần phải có
thể trả tiền cho nó.
34. CỪU!
15
đồng
35. Đám cừu này rẻ quá!
36. Có thể nó dành cho chị, nhưng tôi không thể có nó.
TRANG 26 – 27: Nhiều, nhiều thị trường
1. Cũng như các khu chợ với các quầy hàng, có đủ loại thị
trường xung quanh bạn. Bối cảnh này cho thấy sáu ví dụ
của các loại thị trường mỗi ngày.
2. ĐỒNG HỒ ÔNG SWISH
3. MỞ
4. Các nhà khoa học nói rằng mẫu này sẽ hoạt động kể cả trên
Mặt Trăng.
5. Ồ!
6. Tôi có nên mua đôi giày này không?
7. Cứ làm đi!
8. Chúng sẽ mất một lúc để đến. Chúng được ship từ Canada.
9. Cho tớ thẻ đó nhé? Tớ sẽ đổi cậu thẻ này.
10. Nhưng thẻ đó là đội trưởng. Anh ấy đáng giá hơn mà!
11. OK, tớ sẽ đổi thêm một thanh ăn vặt.
12. Thoả thuận!
13. Trường thánh Anna
từ 1986
14. Đây là ngày đầu tiên tôi đi làm.
15. Chúc may mắn!
16. SỞ GIAO DỊCH
17. SỞ GIAO DỊCH. SỞ GIAO DỊCH. SỞ
18. Mua!
19. BÁN!
20. Psst, cô có muốn mua đồng hồ không?
21. Anh lấy chúng ở đâu vậy?
22. Đừng lo về chuyện đó. Tôi sẽ cho cô một thoả thuận tuyệt
vời!
23. Một cửa hàng là một khu chợ.
24. Một thị trường có thể là một không gian trực tuyến như
một trang web hoặc ứng dụng, thứ kết nối những người
mua và người bán trên toàn cầu.
25. Trong thị trường không chính thức nhãn dán thể thao,
người mua trả bằng một thanh ăn vặt và một thẻ bài thay vì
tiền.
26. Một nơi làm việc, chẳng hạn như trường học, cũng là một
thị trường, nơi mọi người đổi công việc của họ cho lương. *
a. * Ừ thì, những giáo viên làm vậy. Bọn trẻ phải làm việc và không được trả tiền.
Nó có công bằng không?
27. Một sở giao dịch là một nơi mà mọi người mua và bán các
phần của các công ty, gọi là các cổ phiếu, qua một chiếc
máy tính. Thị trường cổ phiếu được gọi là thị trường chứng
khoán.
28. Nếu các thứ được mua hoặc bán bất hợp pháp, nó được biết
đến là chợ đen.
TRANG 28 – 29: Cung và cầu
1. Nếu bạn nhìn vào bất kỳ thị trường nào, bạn sẽ nhận ra
rằng lượng người đến để mua và bán – được biết đến là cầu
và cung – thường đi theo các quy luật nhất định. Các nhà
kinh tế học thường gọi những quy luật này là các quy luật
cung và cầu.
2. Hãy xem nếu bạn có thể tìm ra quy luật trong thị trường
bánh kẹp với chất lượng giống nhau, nhưng ở các mức giá
khác nhau.
3. Bánh kẹp 5 euro!
4. Bánh kẹp 4 euro!
5. Bánh kẹp siêu rẻ 2.50 euro!
6. Nhiều người muốn mua bánh kẹp rẻ hơn và ít người muốn
mua bánh kẹp đắt hơn. Đó là vì giá càng thấp, thì càng
nhiều người nghĩ nó đáng để được mua hơn.
7. Các nhà kinh tế học trình diễn mối quan hệ giữa giá cả và
cầu trên một biểu đồ như thế này:
8. Giá cả
9. £5
10. £4
11. £3
12. £2
13. £1
14. Cầu
15. 2
16. 4
17. 6
18. 8
19. 10
20. Ở 5 euro, 2 người mua bánh kẹp.
21. Ở 2.50 euro, 7 người mua bánh kẹp.
22. Đây là đường cong cầu.
23. Quy luật cầu
24. Giá càng cao thì có càng ít cầu. Giá càng thấp thì càng nhiều
cầu.
25. Lượng người muốn cung cấp cũng thay đổi dựa trên mức
giá, hoặc tiền thưởng. Lấy cuộc thi thơ ca này – nhiều bài
thơ được nhận xét vào năm với giải thưởng cao hơn.
26. GIẢI THƯỞNG THƠ CA 2019
27. Giải nhất
28. 50 euro
29. GIẢI THƯỞNG THƠ CA 2020
30. Giải nhất
31. 250 euro
32. Một số tiền thưởng cao hơn, hoặc giá cả, khuyến khích
nhiều nhà thơ cung cấp các bài thơ. Biểu đồ này cho thấy
mối quan hệ giữa giá cả và cung.
33. Giá cả
34. £250
35. £200
36. £150
37. £100
38. £50
39. Cung
40. 50
41. 100
42. 150
43. 200
44. 250
45. 300
46. Đây là đường cong cung.
47. Quy luật cung
48. Giá càng cao thì càng nhiều cung. Giá càng thấp thì càng ít cung.
TRANG 30 – 31: Làm thế nào giá cả phản ứng với mọi người
1. Giá cả ảnh hưởng đến bao nhiêu người muốn mua và sản
xuất. Nhưng nó cũng hoạt động theo cách ngược lại – bao
nhiêu người mua và sản xuất cũng làm giá cả thay đổi.
2. Nếu có nhiều cung hơn cầu, nó gửi một tín hiệu cho một
người bán hạ giá.
3. Không ai mua xoài của TÔI cả. Tôi nên hạ giá để thu hút
mọi người.
4. 40 rupee
5. Nếu có nhiều cầu hơn cung, nó gửi một tín hiệu cho một
người bán tăng giá.
6. Anh còn quả xoài nào không đấy?!
7. Tôi có thể trả cao hơn một chút để dự trữ một quả vào
ngày mai không?
8. Tôi hết hàng rồi! Xin lỗi, quay lại ngày mai nhé!
9. 20 rupee
10. Qua thời gian, mức giá thay đổi cho đến khi nó đến một
điểm mà cầu bằng với cung. Nó được gọi là mức giá cân
bằng.
11. Mmm, tôi thích nó!
12. Đậm đà quá.
13. Tất cả những người muốn một quả xoài đã có một quả, và
tôi có một mức giá tốt.
14. 30 rupee
15. Mức giá rất đúng – nó đủ cao cho người bán, và đủ thấp
cho các khách hàng. Nó cũng có nghĩa là không có xoài bị
lãng phí.
16. Trong loại thị trường này, không ai chịu trách nhiệm cho
việc thay đổi giá cả. Đó là kết quả của tất cả các lựa chọn
được đưa ra bởi những người mua và bán tìm cách kiếm
sống và có thoả thuận tốt nhất. Đây là cách các nhà kinh
tế học cố làm quá trình này trở nên có lý.
17. Vào thế kỉ 18, nhà kinh tế học người Scotland Adam
Smith, mô tả quá trình này như là bàn tay vô hình của thị
trường.
18. Nếu không có ai đề nghị, thị trường sẽ tìm ra những gì
mọi người muốn và có được nó cho họ.
19. Khoảng một thế kỉ sau, nhà kinh tế học người Anh Alfred
Marshall trình bày ý tưởng của Smith về bàn tay vô hình.
20. Cung và cầu làm việc với nhau để đặt giá, giống như một
cặp lưỡi kéo cắt giấy.
21. Cầu
22. Cung
23. £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £ £
24. Marshall đưa lên ý tưởng cho thấy cách cung và cầu làm
việc với nhau trên một biểu đồ.
25. Giá cả
26. 30 rupee
27. Số lượng
28. 100 quả xoài
29. Cầu
30. Cung
31. Mức giá cân bằng
32. Có một điểm mà đường cong cầu gặp đường cong cung,
được gọi là mức giá cân bằng. Ở mức giá này, cầu bằng
với cung.
TRANG 32: Thay đổi các thị trường
1. Cung và cầu không chỉ thay đổi vì giá cả. Lấy xe đạp –
có đủ loại lý do tại sao cầu và cung của xe đạp có thể
thay đổi.
2. Xu hướng
3. Mọi người đang cố để sống lành mạnh hơn, cho nên
cầu cho đạp xe đang tăng lên.
4. Cầu
5. Chi phí sản xuất
6. Nếu giá điện tăng lên, nó sẽ tốn nhiều hơn để làm
chiếc xe đạp, cho nên cung có khả năng giảm.
7. Cung
8. Nếu giá vé xe buýt tăng lên, nhiều người có thể chuyển
sang đạp xe hơn. Cho nên cầu tăng lên.
9. VÉ XE BUÝT
1 CHUYẾN
100 euro
10. Cầu
11. Thời tiết
12. Nếu nó lạnh, cầu cho đạp xe có khả năng giảm xuống.
13. Cầu
14. Số nhà cung cấp
15. Nếu một cửa hàng xe đạp mới mở cửa, cung của xe đạp
sẽ tăng lên.
16. MỞ
17. MỞ
18. Cung
19. Nó rất khó tả, nhìn tất cả những thay đổi này, nếu cầu
tổng thể và cung của xe đạp đã tăng lên hoặc giảm
xuống. Điều này làm các doanh nghiệp khó để kiểm
soát cung và cầu.
20. Tôi không biết liệu có nên làm nhiều xe đạp hơn hay
không.
21. Bao nhiều tiền thừa?
22. Một số thứ đáp ứng nhiều hơn với tiền thừa hơn các
thứ khác. Tưởng tượng chuyện gì sẽ xảy ra với cầu của
bánh mì và xe đạp nếu giá của chúng tăng gấp đôi.
23. Cầu cho bánh mì sẽ giảm nhưng không nhiều. Chúng
là một phần thiết yếu của chế độ ăn của mọi người, cho
nên họ sẽ tiếp tục mua nó. Cầu được nói là không đàn
hồi.
24. Cầu cho xe đạp sẽ giảm rất nhiều. Mọi người không
cần phải mua xe đạp mỗi ngày, cho nên họ có khả năng
không mua chúng nữa. Cầu được nói là đàn hồi.
25. Các doanh nghiệp thường thi hành các khách hàng của
họ nhạy cảm thế nào với sự thay đổi của giá cả trước
khi đưa ra quyết định về thay đổi chúng.
TRANG 33: Mô hình thị trường
1. Một mô hình là một cách giải thích cho cách một thứ
vận hành. Các quy luật về cầu và cung là các mô hình:
chúng cung cấp một lời giải đơn giản cho quá trình
phức tạp của việc giá được đặt như thế nào. Cuộc sống
thực thường không trơn tru như dự đoán của các mô
hình – ví dụ, nó có thể tốn thời gian để người mua và
người bán để trả lời những tín hiệu của nhau. Nhưng
những luật lệ vẫn hữu ích, vì chúng giúp giải thích đủ
loại hoàn cảnh…
2. Tại sao có tắc đường ngoài trường vào những thời
điểm cụ thể?
3. Bởi vì cầu cho việc sử dụng một con đường sẽ cao hơn
khi các phụ huynh đưa con đến trường và đón con hơn
cung của không gian trên con đường đó.
4. Tại sao một căn hộ NHỎ ở thành phố đắt hơn một ngôi
nhà LỚN ở đồng quê?
5. Cầu cho nhà ở thành phố cao hơn, nhưng cung thấp
hơn. Cho nên giá của không gian ở thành phố cao hơn
ở đồng quê.
6. Mô hình thậm chí còn giải quyết vấn đề.
7. Làm thế nào để giúp người trẻ tìm việc?
8. Chính phủ có thể tăng cầu cho các nhân viên trẻ bằng
cách đưa tiền cho những công ty đầu tư vào việc huấn
luyện họ.
9. Làm thế nào để mọi người dùng ít túi ni lông hơn?
10. Một cách là tính tiền túi cho khách hàng. Nhiều quốc
gia đã dùng cách này và đã làm cầu cho túi nhựa giảm
đi rất nhiều.
TRANG 34 – 35: Sửa chữa các thị trường
1. Trong bất cứ thị trường nào, các doanh nghiệp bán các
thứ cho những người có thể có chúng. Điều này nghe
có lý, nhưng nó không phải lúc nào cũng công bằng, an
toàn hoặc thực tế để áp dụng. Khi điều này xảy ra, nó
được gọi là sai lầm thị trường. Chính phủ thuờng can
thiệp vào lúc này.
2. SAI LẦM
3. Khi có một sự thiếu thốn của một thứ gì đó, giá của
thứ đó sẽ tăng và tăng. Đây là một thảm hoạ cho
những người không thể có nó – đặc bệt khi nó là thứ gì
đấy quan trọng chẳng hạn như nước.
4. SỬA CHỮA
5. Trong một cơn hạn hán, chính phủ có thể chọn để đưa
cho mọi người một lượng cụ thể nước miễn phí mỗi
ngày.
6. Nước miễn phí. Không uống quá hai chai một ngày.
7. SAI LẦM
8. Trường học và lính cứu hoả là những dịch vụ quan
trọng nhưng nhiều người sẽ không thể có được chúng
khi họ phải trả tiền cho những dịch vụ này.
9. SỬA CHỮA
10. Các chính phủ thường cung cấp những dịch vụ này
cho mọi người, dù họ có thể trả tiền hay không.
11. SAI LẦM
12. Khi một doanh nghiệp là nhà cung cấp chính hoặc duy
nhất của một tài nguyên, nó tạo nên rất nhiều quyền
lực cho khách hàng.
13. 500 euro một đôi giày ư? Không thể tin được!
14. Khó đấy! Anh không còn lựa chọn nào khác, tôi là
người bán giày duy nhất quanh đây.
15. 500 euro
16. SỦA CHỮA
17. Các chính phủ đặt ra các quy luật để bảo vệ khách
hàng khỏi những công ty rất lớn, và để ngăn các doanh
nghiệp trở nên quá quyền lực. Xem thêm ở trang 60.
18. SAI LẦM
19. Nó không thực tế để bán riêng một vài thứ chẳng hạn
như đèn đường. Điều này nghĩa là các doanh nghiệp
không thể thu lợi nhuận khi cung cấp chúng.
20. SỬA CHỮA
21. Vậy nên các chính phủ cung cấp chúng cho mọi người.
22. SAI LẦM
23. Người bán thường biết nhiều hơn về một sản phẩm
hơn khách hàng, cho nên khách hàng rất dễ bị lừa.
24. GẦN MỚI
25. SỬA CHỮA
26. Các chính phủ có thể ban hành các luật lệ để các doanh
nghiệp chia sẻ thông tin về một sản phẩm.
27. 5 NĂM TUỔI
28. SAI LẦM
29. Thỉnh thoảng chế tạo và tiêu thụ có những tác dụng
phụ xấu mà không ai chi trả cho cả, chẳng hạn như ô
nhiễm từ một nhà máy sản xuất ô tô.
30. SỬA CHỮA
31. Một giải pháp là thuế ô nhiễm, để khuyến khích nhà
máy tìm một cách để giảm ô nhiễm.
32. Mua một máy lọc để làm sạch không khí từ ống khói sẽ
rẻ hơn là trả thuế.
33. Tìm hiểu thêm về loại sai lầm thị trường này ở trang
64-65.
34. SAI LẦM
35. Nếu ai đó muốn thứ gì đó, sẽ có một doanh nghiệp
muốn cung cấp nó, dù thứ đó có nguy hiểm đến đâu
với người bán hoặc những người khác.
36. SỬA CHỮA
37. Chính phủ có thể ngăn cản những người muốn mua
những thứ nguy hiểm chẳng hạn như pháo hoa.
38. Cấm người dưới 18 tuổi
TRANG 37: Chương 3: Đưa ra các lựa chọn
1. Một số nhà kinh tế học thích dùng những mô hình
được đơn giản hoá để làm nó dễ hơn để hiểu được
những lý do lộn xộn đằng sau những lựa chọn của
con người. Những mô hình này thường đoán rằng
người ta cư xử một cách ích kỉ để lấy nhiều tiện ích
nhất có thể. Những mô hình thị trường trong chương
trước cũng hoạt động như thế.
2. Từ những năm 1970, dù sao, các nhà kinh tế học khác
đã cố giải thích về đống lộn xộn này, để hiểu được
cách mọi người thật sự đưa ra các lựa chọn. Họ tin
rằng người ta thường phi logic, được hướng dẫn một
cách tồi tệ và toàn là mê tín và thành kiến. Vấn đề này
được gọi là kinh tế học hành vi.
3. CHƯƠNG TRÌNH TIỀN
TRANG 38 – 39: Hành vi của mô hình
1. Nhiều giả thuyết kinh tế học hữu dụng được dựa trên
ý tưởng rằng mọi người lựa chọn rất cẩn thận và luôn
luôn tìm cho mình nhiều tiện ích nhất có thể. Để vẽ ra
thứ này, các nhà kinh tế học dùng một mô hình tên là
Homo economicus, nghĩa là ‘người kinh tế’ trong tiếng
La tinh, ngôn ngữ của người Rome cổ đại.
2. Homo economicus là một cỗ máy tính toán. Khi nó đưa
ra một lựa chọn, nó cẩn thận cộng lại giá cả và luôn
luôn đảm bảo các lựa chọn của mình có lợi ích.
3. Tôi luôn luôn đưa ra lựa chọn tốt nhất cho chính mình.
4. Chuyện gì sẽ xảy ra nếu Homo economicus tìm thấy
một chiếc ví trên đường?
5. Lựa chọn:
a. 1.Giữ ví
b. 2.Để nguyên ví
c. 3.Tìm chủ nhân
6. 1 = lấy tiền ăn trộm, có thể có cảm giác tội lỗi
7. 2 = lựa chọn dễ nhất, không có chuyện gì
8. 3 = tốn thời gian nhưng là điều đúng đắn.
9. Mình nghĩ mình sẽ để nguyên nó ở đó.
10. Các nhà kinh tế học biết rằng phân tích chính xác như
vậy không phải cách hầu hết mọi người đưa ra mọi
lựa chọn. Nhưng họ tin rằng nó có thể đoán được
chính xác cách một lượng lớn người, ở mức trung
bình, sẽ đưa ra các lựa chọn.
11. Một vài nhà kinh tế học còn tranh luận rằng tất cả
những lựa chọn của chúng ta, nhưng nhỏ, được dựa
trên những bài tính toán về sự ích kỉ - mỗi người
giành cho cá nhân bao nhiêu.
12. Em sẽ nhận được gì khi đưa ví cho chủ?
13. Có phải nó không ích kỉ không?
14. Chị nghĩ nó ích kỉ - em đang chọn hành động khiến
em cảm thấy tốt.
15. Hoặc, em ghét cảm giác tội lỗi.
16. Siêu ích kỉ?
17. Các nhà kinh tế học hành vi cho rằng dùng Homo
economicus để giải thích mọi lựa chọn là không thực tế.
Họ dùng các bài kiểm tra để chỉ ra rằng người ta
không có suy nghĩ ích kỉ mọi lúc. Một bài kiểm tra nổi
tiếng được biết là “Trò chơi Tối hậu thư”:
18. Chào Frank và Nancy! Chào mừng đến với TRÒ
CHƠI TỐI HẬU THƯ!
19. Frank
20. Nancy
21. Frank, anh là người đề nghị. Đây là 100 euro. Anh có
thể đưa nhiều hay ít số tiền này cho Nancy. Thoả
thuận với cô ấy đi!
22. Nancy, cô là người nhận. Cô chọn nếu mình đồng ý
hay không đồng ý thoả thuận của Frank.
23. Hãy nhớ, nếu cô từ chối lời đề nghị, hai người sẽ đều
không có tiền. Zip! Squilch! Nada!
24. Nancy
25. Tôi giữ 99 euro và cô giữ 1 euro nhé?
26. Tôi từ chối! Thoả thuận này không công bằng!
27. Frank đang hành động như một Homo economicus, vì
anh ấy sẽ được giữ số tiền tối đa là 99 euro với thoả
thuận 1 euro của anh ta. Nếu Nancy cũng thích tiền,
cô ấy cũng sẽ đồng ý thoả thuận này. Sau cùng, có 1
euro cũng tốt hơn là có 0 euro.
28. Nhưng, sau nhiều bài kiểm tra khác, những người đề
nghị thường thoả thuận nhiều hơn 1 euro, và những
người nhận thường từ chối những thoả thuận lớn như
40 euro. Cho nhiều người cư xử công bằng quan
trọng, và được đối xử công bằng, hơn là được có tiền.
29. Trò chơi Tối hậu thư còn được chơi với tinh tinh.
Chúng cho ta xem sự thèm muốn công bắng giống
như con người.
TRANG 40 – 41: Sự thúc đẩy
1. Dù đó là một lời hứa tặng thưởng hay sự đe doạ, bất
cứ thứ gì thúc đẩy bạn đưa ra một lựa chọn được gọi
là sự thúc đẩy.
2. Một số sự thúc đẩy đến từ nhũng người khác, một tập
thể hay chính phủ.
3. Tiền lương là một sự thúc đẩy phổ biến. Mọi người
được thúc đẩy để làm việc vì lương.
4. Nguy cơ đi tù sẽ là một sự thúc đẩy mạnh mẽ để
không gây tội ác.
5. Điểm thi cao là một sự thúc đẩy để chăm học hơn.
6. Một số sự thúc đẩy là cá nhân. Một cách để hiểu là
hỏi: thứ gì thúc đẩy tôi?
7. Tiền thì tốt đấy, nhưng hầu hết mọi lúc tôi làm xong
công việc của mình.
8. Tôi trung thành với bạn của mình, cho nên tôi chọn đi
tù thay vì làm phiền họ.
9. Tôi chỉ thích đọc sách thôi.
10. Mọi người phải chọn cách để cân bằng các sự thúc
đẩy khác nhau. Ví dụ, một số người làm những công
việc có lương cao, nhàm chán. Số khác có thể muốn
làm một công việc ít bảo mật hơn nhưng vui và tốt.
11. Gây ảnh hưởng cho các lựa chọn
12. Các chính phủ và doanh nghiệp dùng các sự thúc đẩy
rất nhiều để gây ảnh hưởng cho các lựa chọn của mọi
người. Đây là một vài ví dụ.
13. Thẻ khách hàng của các tiệm cà phê thưởng cho
những khách hàng quay trở lại quà thưởng.
14. Chính phủ có thể tăng thuế cho các công ty gây ô
nhiễm. Điều này thúc đẩy sự sử dụng của công nghệ
xanh.
15. Xác nhận người nổi tiếng là một sự thúc đẩy để mua
một sản phẩm cho những người hâm mộ người nổi
tiếng đó.
16. Một chính phủ muốn khuyến khích các công nghệ
mới để được phát triển có thể trao thưởng cho các nhà
phát minh.
17. THỜI BÁO
18. THIÊN TÀI KẾT HỢP NHẬN GIẢI THƯỞNG!!!
19. Các chính phủ sử dụng các sự thúc đẩy để thay đổi
hành vi phải rất cẩn thận. Khi các sự thúc đẩy được
thiết kế nghèo nàn, chúng có thể sẽ không thay đổi
hành vi như dự kiến.
20. Hiến máu là một phần quan trọng của các loại thuốc
hiện đại, nhưng nó thường khó để mọi người hiến
máu của mình.
21. Bạn có thể nghĩ trả tiền cho những người hiến máu để
hiến máu của mình sẽ khuyến khích nhiều người hiến
máu hơn…
22. …nhưng một số nghiên cứu cho thấy rằng khi những
người hiến máu được trả tiền, số người hiến máu
giảm xuống.
23. Hiến máu và nhận 50 euro!
24. Ôi không, tôi sẽ không làm thế vì tiền.
25. Đối với hầu hết mọi người, sự thúc đẩy cho việc hiến
máu là sự thoả mãn được làm một điều tốt. Cảm giác
nay bị suy yếu khi tiền trở thành sự thúc đẩy chính
cho hiến máu.
TRANG 42 – 43: Vậy chúng ta lựa chọn như thế nào?
1. Hãy tưởng tưởng bạn muốn ăn kem. Bạn sẽ phải lựa
chọn cẩn thận qua nhiều lựa chọn khác nhau.
2. Ốc quế? Kem que? Kem hộp?
3. Đi bao lâu? 10 phút cho kem tạm được? Nửa tiếng cho
kem ngon? Một tiếng cho kem xịn?
4. Vị nào ngon nhất? Sô cô la, dâu tây, va ni, anh đào,
đại hoàng, chuối, bạc hà, kẹo mềm, nham lê…
5. Ăn kem có quá lạnh không?
6. Sốt sô cô la? Rắc một lớp nho khô phủ mật ong?
7. Nhỡ mình không ăn được bữa tối vì no quá thì sao?
8. Mình muốn trả bao nhiêu tiền? Nhiều? Ít?
9. Mình có thật sự muốn vị sữa chua đông lạnh không?
10. Bao nhiêu miếng? 2, 4, 9?!!!
11. Ôi! Nhiều quá!
12. Giờ hãy tưởng tượng bạn dùng quá trình này cho tất
cả những lựa chọn bạn đã đưa ra. Bạn sẽ không bao
giờ xong việc!
13. Đây là lý do mọi người không tìm đáp án cho những
lựa chọn của mình. Thay vào đó họ trông cậy vào
những quy tắc theo kinh nghiệm đơn giản để đưa ra
lựa chọn nhanh chóng mà không phải nghĩ nhiều.
14. Cho cháu kem ốc quế vị va ni. Cháu luôn có ốc quế vị
vani và cháu thích nó.
15. Đưa ra các lựa chọn nhanh hiệu quả hơn – nhưng
cũng có nhược điểm. Các nhà kinh tế học hành vi đã
nhận dạng nhiều thiên kiến khác nhau bò vào trong
khả năng suy nghĩ nhanh. Các thiên kiến ảnh hưởng
tới các lựa chọn của mọi người, nhưng chúng cũng
không cần thiết phải xấu.
16. Thiên kiến khả dụng
17. Người ta có xu hướng chọn thứ dễ nhất – hoặc thứ
đầu tiên họ có thể nghĩ ra.
18. Tên con cún là gì vậy ạ?
19. Nó tên là Spot!
20. Cậu làm được thế thôi à?
21. Thiên kiến tương tự
22. Người ta có xu hướng đưa ra một lựa chọn giống với
những gì họ đã thấy hoặc đã trải qua.
23. Tôi sẽ thuê người kia! Chúng tôi học cùng trường, cho
nên anh ta chắc chắn là một người tốt
24. Lừa được cô ta rồi! Ha ha!
25. Lựa chọn chung
26. Người ta thấy thoải mái hơn khi đưa ra một lựa chọn
giống với những người khác.
27. Nơi này nhiều khách quá! Mình sẽ ăn ở đây.
28. NGÔI NHÀ BÁNH KẸP
29. Cung Điện Mì Ý
30. Thiên kiến hành động
31. Lựa chọn chung có thể tạo ra bong bóng giá cả khi
mọi người cố mua duy nhất một thứ cùng một lúc.
Điều này làm giá cả tăng lên vùn vụt.
32. Lựa chọn chung cũng có thể tạo ra sụp đổ giá cả khi
mọi người cố bán duy nhất một thứ cùng một lúc. Tìm
hiểu về thứ gì sẽ xảy ra khi một cuộc sụp đổ xảy ra ở
trang 84.
33. Bong bóng giá cả
34. Sụp đổ giá cả
35. MỘT HAI BA BỐN NĂM SÁU
36. Định giá
37. $0 $10 $20 $30 $40 $50 $60 $70 $80 $90 $100
TRANG 44 – 45: Sự phán xét của con người
1. Một số thiên kiến vẫn tồn tại kể cả khi người ta tin
rằng mình đã cẩn thận kiểm tra từng thứ một trước
khi đưa ra một lựa chọn. Ví dụ như…
2. Một khi người ta có được thứ mình muốn, họ có xu
hướng đánh giá cao nó.
3. £5
4. 5 euro là một mức giá tốt cho chiếc cốc này. Tôi sẽ
mua nó.
5. Đây được gọi là hiệu ứng khoản hiến tặng.
6. Tôi sẽ trả anh 100 euro để mua chiếc cốc đó.
7. Không đời nào! Tôi yêu nó!
8. Người ta định giá quá cao khả năng xảy ra của các
tình huống không nên xảy ra.
9. XỔ SỐ
10. Tôi chắc chắn lần này mình sẽ thắng xổ số.
11. Đại khái thì khả năng bạn bị sét đánh trúng nhiều hơn
khả năng thắng xổ số của bạn gấp 150 lần.
12. Ôi không!
13. Người ta có xu hướng định giá quá cao khả năng của
các chuyên gia về việc dự đoán tương lai.
14. CHƯƠNG TRÌNH TIỀN
15. Sẽ không có một cuộc sụp đổ thị trường.
16. Trong hầu hết trường hợp, những mô hình toán học
đơn giản làm tốt hơn con người về mặt dự đoán.
17. NỀN KINH TẾ
18. SỤP ĐỔ THỊ TRƯỜNG!!!
19. Các lựa chọn của mọi người cũng bị ảnh hưởng nặng
nề bởi việc thông tin về những lựa chọn của họ được
trình bày lại cho họ như thế nào. Đây được gọi là thiên
kiến khung. Những người bán luôn luôn dùng nó để
lôi kéo khách hàng trả nhiều tiền hơn.
20. Khi được chọn giữa hai hãng bỏng ngô, hai phần ba
khách hàng chọn loại rẻ hơn, trong khi một phần ba
còn lại chọn loại đắt hơn.
21. POPS
22. £2.99
23. Phổ biến nhất
24. Pam’s
25. £3.99
26. Nhưng khi một loại bỏng ngô “mồi nhử” thứ ba với
giá cao hơn được thêm vào thực đơn, 90% khách hàng
giờ chọn mua loại bỏng ngô đắt thứ nhì, dù nó đã
từng là loại đắt nhất.
27. POPS
28. £2.99
29. Pam’s
30. £3.99
31. Phổ biến nhất
32. PAPA P
33. £4.50
34. Bằng cách đưa ra một sản phẩm đắt đỏ để đánh lạc
hướng, các doanh nghiệp lừa các khách hàng để mua
một thứ chỉ rẻ hơn một chút – và làm bạn cảm thấy
mình đang có một thoả thuận tốt hơn nữa.
35. Lý thuyết cú huých
36. Có những cách tốt hơn (có thể bàn cãi) mà các thiên
kiến của chúng ta có thể được dùng. Bằng cách giới
hạn các lựa chọn của mọi người, bạn cũng có thể làm
họ đưa ra các lựa chọn tốt cho mình. Đây được gọi là
kiến trúc lựa chọn, hoặc lý thuyết cú huých.
37. Trong một thí nghiệm để giúp các em học sinh ăn
lành mạnh hơn, các nhà kinh tế học phát hiện ra rằng
họ không phải cấm đồ ăn không lành mạnh ở một
ngôi trường. Thay vào đó, họ nhận ra rằng nếu để đồ
ăn lành mạnh ở tầm mắt của các em học sinh đã giúp
các học sinh chọn xa lát thay vì chọn đồ ăn chiên.
TRANG 46 – 47: Rủi ro
1. Khi bạn đưa ra một lựa chọn, có một cơ hội nó sẽ
không hoạt động theo ý muốn của bạn. Đây được gọi
là rủi ro. Ví dụ, người này đang cân bằng rủi ro của
của một kiểu tóc mới.
2. Quý khách muốn cắt kiểu gì ạ?
3. Mình muốn cắt kiểu pixie, nhưng nó lại là sự thay đổi
rất lớn. Mình sợ sẽ phải hối hận.
4. Khi người ta đưa ra các lựa chọn, họ luôn so sánh rủi
ro với điều tốt.
5. Kiểu tóc
6. cắt pixie
7. nhuộm vàng
8. cắt nhẹ
9. Rủi ro hối hận
10. lớn
11. bình thường
12. nhỏ
13. Điều tốt
14. kiểu cắt mình muốn
15. thay đổi lớn
16. an toàn
17. Tôi sẽ dung cảm. Tôi sẽ cắt kiểu pixie!
18. Cho người này, dù kiểu pixie là một rủi ro lớn, điều
tốt sẽ xảy ra quá tốt để lờ đi.
19. Nhìn tuyệt, phải không?
20. TUYỆT VỜI! Tôi ước gì mình cắt được kiểu đó!
21. Đúng!
22. Không.
23. Lượng rủi ro mà bạn sẽ phải chịu đựng là lựa chọn cá
nhân của bạn. Một số người và công ty rất thích rủi ro,
trong khi số khác tránh né rủi ro. Nhưng sự thu hút
của một điều rất tốt có thể khiến những người cẩn
thận nhất theo đuổi giấc mơ.
24. Bạn thực sự cảm thấy như thế nào về rủi ro?
25. Dù người ta so sánh rủi ro với điều sẽ nhận được, họ
không phải lúc nào cũng làm vậy một cách thích hợp.
Ví dụ, người ta thay đổi thái độ lựa chọn dựa trên việc
họ sẽ nhận hay mất tiền.
26. Hãy thử thí nghiệm này:
27. Bạn sẽ chọn chiếc hộp nào?
28. HỘP A
29. NHẬN 900 EURO!
30. HỘP B
31. 90% CƠ HỘI NHẬN 1000 EURO!
32. (10% CƠ HỘI KHÔNG NHẬN ĐƯỢC TIỀN)
33. Bây giờ thì sao? Chọn C hoặc D.
34. HỘP C
35. MẤT 900 EURO
36. HỘP D
37. 90% CƠ HỘI MẤT 1000 EURO!
38. (10% CƠ HỘI KHÔNG BỊ MẤT TIỀN)
39. Kết quả
40. Hầu hết mọi người chọn chiếc hộp A ít rủi ro hơn khi
chơi vòng đầu tiên. Nhưng khi họ chơi vòng thứ hai,
hầu hết người chơi chọn một rủi ro lớn hơn. Trong hi
vọng sẽ không mất gì cả, họ mạo hiểm chọn hộp D.
41. Người ta có vẻ ghét thua cuộc nhiều hơn là họ thích
thắng cuộc. Vậy nên họ chọn những rủi ro lớn hơn để
tránh nó. Đây chính là lý do vì sao nó sẽ có hiệu lực
hơn cho các chính phủ khi họ trừng phạt hành vi xấu
hơn là tưởng thưởng hành vi tốt.
42. Người ta rất, rất ghét bị mất tiền.
TRANG 48 – 49: Đưa ra các lựa chọn tập thể
1. Một nhóm người đưa ra các lựa chọn có lý cho riêng
họ có thể gây ra rắc rối nếu họ cùng sở hữu một tài
nguyên duy nhất. Lấy ngôi làng chăn cừu này làm ví
dụ:
2. Đàn cừu của các dân làng ăn cỏ trên một bãi cỏ của
chung.
3. Đám cừu béo lên và dân làng trở nên giàu có. Họ đều
mua thêm cừu.
4. Không ai nghĩ đến việc cho cừu của mình ăn nhiều
hơn sẽ lấy đi cỏ của tất cả những đàn cừu khác. Số
lượng cỏ bắt đầu giảm xuống.
5. *BỐP*
6. Sau đó không còn cỏ, và không còn cừu. Mọi người
thua lỗ và dân làng trở nên nghèo khổ.
7. Những kết cục xấu này cũng xảy ra ở thế giới thực.
Khi một nhóm người, thị trấn hay thậm chí là những
quốc gia sử dụng chung một tài nguyên, họ thường
khai thác nó quá mức. Các nhà kinh tế học gọi nó là bi
kịch của chung. Dưới đây là một vài ví dụ.
8. Trong thế kỉ 20, các nguồn cung cá tuyết Đại Tây
Dương suýt thì cạn kiệt vì đánh cá quá nhiều.
9. Các con đường bị tắc khi quá nhiều người lái xe đi
làm nên không ai đi đâu cả.
10. Các quốc gia tạo ra nhiều khí carbon dioxide đến nỗi
họ đang thay đổi bầu khí quyển của Trái đất một cách
xấu.
11. Nhà kinh tế học người Hoa Kỳ Elinor Ostrom đã
nghiên cứu các cách để ngăn chặn những tình huống
này. Năm 2009, bà trở thành người phụ nữ đầu tiên
được trao giải Nobel Kinh tế. Cách làm của bà là làm
mọi người nói chuyện.
12. Các quy luật chính phủ bắt buộc người ta không tiêu
thụ tài sản quá mức không phải lúc nào cũng hoạt
động. Thi hành những quy luật này rất khó và nhiều
người không để ý đến chúng.
13. CẤM CÂU CÁ
14. Ostrom đã đi vòng quanh thế giới và tìm hiểu về các
cộng đồng nơi mọi người phải dùng chung các tài
nguyên cơ bản.
15. Bà tìm ra rằng ở những nơi mọi người sống ở gần tài
nguyên đó, và nói chuyện với nhau…
16. …họ không khai thác nó quá mức. Người ta nói
chuyện với hàng xóm càng nhiều, họ điều hành cộng
đồng của mình càng tốt.
17. Các cộng đồng vững chắc giúp các thành viên của họ
đưa ra các lựa chọn tốt hơn. Nếu người ta biết và tin
tưởng lẫn nhâu, và biết họ phải cư xử như thế nào, họ
có ít khả năng hơn để cư xử một cách ích kỉ.
18. Nhưng chúng ta có thể làm gì để cứu Trái đất? Chúng
ta không thể là hàng xóm với bảy tỉ người.
19. Ông nói đúng, việc đó bất khả thi.
20. Nhưng một điểm bắt đầu tốt là làm việc gần gũi với
các cộng đồng của chúng ta. Giờ hãy giúp tôi trồng
chiếc cây này!
TRANG 51: Chương 4: Sản xuất, lợi nhuận và cạnh
tranh
1. HÃY MUA TÔI!
2. CÀ PHÊ CỦA JOE
3. CHIẾC MODEL T TỐT NHẤT, DUY NHẤT
4. Chiếc xe được tin dùng nhất Hoa Kỳ
5. Hầu hết mọi người mua những thứ họ muốn và cần
từ những người khác hoặc các doanh nghiệp. Các
doanh nghiệp cạnh tranh với nhau để thu hút nhiều
khách hàng nhất. Một doanh nghiệp thành công tạo ra
nhiều tiền hơn là nó chi tiêu. Nó được biết đến là tạo
ra lợi nhuận.
6. Những người sở hữu các doanh nghiệp phải đưa ra
rất nhiều lựa chọn nếu họ muốn cạnh tranh tốt và tạo
ra nhiều lợi nhuận…
TRANG 52 – 53: Các doanh nghiệp làm gì?
1. Các doanh nghiệp có thể là bất cứ hình dạng hay kích
cỡ nào, nhưng tất cả chúng đều có thứ này: chúng tạo
ra các sản phẩm và dịch vụ mà người ta cần hoặc
muốn, và chúng đổi lấy những gì mình sản xuất cho
tiền.
2. Tất cả doanh nghiệp tiêu tiền…
3. Số tiền một doanh nghiệp tiêu để sản xuất và bán sản
phẩm của nó được gọi là chi phí.
4. Tôi phải mua len, bông nhồi, bông và thuỷ tinh để
làm những còn gấu bông này.
5. TẬP ĐOÀN MEGABEAR
6. Khi một chi phí đã được trả, nó được gọi lài chi phí
ngầm.
7. Một vài chi phí biến đổi dựa trên số lượng sản xuất
của một sản phẩm doanh nghiệp sản xuất. Nếu nó sản
xuất nhiều hơn, những chi phí này sẽ tăng lên.
8. Vật liệu thô
9. Mắt thuỷ tinh
10. Tiền lương
11. Không gian kho hàng
12. Một số chi phí được gọi là chi phí cố định, vì chúng
giữ nguyên giá trị ban đầu dù doanh nghiệp có sản
xuất bao nhiêu sản phẩm.
13. Tiền thuê
14. Nợ
15. Quản lý
16. Quảng cáo
17. HÃY MUA TÔI!
18. …và cố làm ra tiền nữa.
19. Số tiền mà doanh nghiệp nhận được khi nó bán sản
phẩm được gọi là doanh thu.
20. Chúng tôi đã bán 100 chiếc ghế với giá 500 euro – nên
doanh thu của chúng tôi là 50,000 euro.
21. Tất cả doanh nghiệp muốn tạo ra lợi nhuận
22. Lợi nhuận là số tiền còn lại từ doanh thu của một
doanh nghiệp, sau khi tất cả chi phí được chi trả. Nó
là sự thúc đẩy cho tất cả rủi ro và sự chăm chỉ làm
việc liên quan tới việc điều hành một doanh nghiệp.
23. doanh thu – chi phí = lợi nhuận
24. MEGABEAR đã có doanh thu 10,000,000 euro năm
nay, và chi phí là 9,000,000 euro.
25. Chúng tôi có rất nhiều lợi nhuận!
26. Doanh thu của chúng tôi là 50,000 euro nhưng chi phí
là 55,000 euro…
27. Chúng tôi đã thất bại.
28. GHẾ CỦA JENNY
29. Tất cả doanh nghiệp phải cạnh tranh
30. Trong hầu hết thị trường, các doanh nghiệp phải cạnh
tranh với nhau để thu hút khách hàng. Chúng muốn
khách hàng chọn sản phẩm của chúng thay vì một sản
phẩm đối thủ.
31. Bí mật thành công của chúng tôi? Chúng tôi làm
những con gấu bông chất lượng cao, và khách hàng
tin tưởng chúng tôi!
32. Nó cũng giúp là tôi dễ thương.
33. Chúng tôi sẽ phải cạnh tranh nhiều hơn và hạ giá
thành xuống để thu hút khách hàng.
34. Giá thấp, cầu cao!
TRANG 54 – 55: Lớn và nhỏ
1. Các kích cỡ doanh nghiệp đều có ưu điểm và khuyết
điểm riêng.
2. Các doanh nghiệp nhỏ…
3. …dễ điều hành hơn vì chúng đơn giản hơn.
4. Ý tưởng tuần này là gì vậy?
5. …thích nghi nhanh chóng với các thị trường thay đổi.
6. Hãy thử dùng vật liệu tái chế đi.
7. …có thể tạo ra các sản phẩm được chuyên môn hoá
cao để tránh phải cạnh tranh.
8. Chúng ta có thể làm một dây chuyền ghế làm từ bìa
cứng được tái chế!
9. GHẾ CỦA JENNY
10. Một khuyết điểm của các doanh nghiệp nhỏ là chúng
thường phải trả tiền cho những công ty khác để làm
các thứ cho chúng.
11. Chúng ta phải trả tiền cho một công ty khác để vận
chuyển ghế của chúng ta.
12. Chúng tôi làm việc cho MEGABEAR!
13. Các doanh nghiệp lớn…
14. …có thể sản xuất và điều hành tất cả những thứ
chúng cần một mình, từ thiết kế tới quảng cáo và
phân phối – việc này có thể giảm chi phí cho chúng.
15. Đó là vì bạn sản xuất càng nhiều thứ, nó sẽ trở nên
càng rẻ. Đó là một lý do vì sao các doanh nghiệp lớn
có thể tạo lợi nhuận cao. Nó xảy ra vì…
16. …các nhân viên được chuyên môn hoá nhiều hơn và
các quy trình hiệu quả hơn.
17. …các vật liệu thô sẽ rẻ hơn khi ở trong các số lượng
lớn.
18. Bông
19. Mắt thuỷ tinh
20. …chi phí cố định như thuế và tiền thuê được mở rộng
qua các đợt giảm giá.
21. Chúng đều được gọi là kinh tế quy mô.
22. Có phải lớn hơn luôn tốt hơn?
23. Ở một thời điểm nhất định, kích thước không còn đáng
giá – chi phí bắt đầu tăng và doanh thu giảm. Điều này
được gọi là phi kinh tế quy mô. Một vài vấn đề cho
các công ty lớn là…
24. …chúng khó điều hành và thay đổi chậm.
25. …các cơ sở khác nhau không biết các cơ sở khác đang
làm gì.
26. …nhân viên ở các công ty lớn có thể cảm thấy mình
không được đánh giá cao và làm việc ít hơn.
27. Zzzz
28. xôn xao
29. xôn xao
30. TẬP ĐOÀN MEGABEAR
TRANG 56 – 57: Biết khi nào nên dừng
1. Để tạo ra lợi nhuận cao nhất, bạn có thể nghĩ rằng tất
cả doanh nghiệp sẽ chọn cách sản xuất nhiều sản
phẩm của họ nhất có thể. Nhưng thường thì nó không
đơn giản như vậy.
2. Chúng ta đã bán được 5 chiếc ghế gỗ dán tái chế trong
tuần này! Lợi nhuận của chúng ta là 1,000 euro.
3. Thử tưởng tượng số lợi nhuận chúng ta có thể tạo ra
nếu chúng ta bán được một nghìn cái!
4. Fred, làm sao chúng ta có thể làm và bán 1,000 cái ghế
trong một tuần? Chúng ta sẽ phải thuê thêm thợ mộc,
mua một nhà kho, và mọc thêm một đôi tay mới!
5. Cô nói đúng. Sao chúng ta không làm 100 chiếc ghế
mới thôi nhỉ?
6. Ghế tái chế:
7. £300
8. Ghế thường:
9. £30
10. Sẽ không có cầu cho 100 chiếc ghế ở giá cũ. Chúng ta
sẽ phải hạ giá trên tất cả ghế của chúng ta rất nhiều
nếu chúng ta muốn thu hút 100 khách hàng mới. Nó
có thể sẽ không đáng giá.
11. OK, OK, tôi hiểu rồi. Hay là chúng ta chỉ làm và bán
một chút ghế mới? Nhưng chúng ta nên làm bao
nhiêu?
12. Nhiều doanh nghiệp thua lỗ vì họ không biết khi nào
thì sẽ ngừng lớn lên được. Để quyết định nên sản xuất
bao nhiêu sản phẩm, các doanh nghiệp tốt tập trung
vào giá cả và lợi nhuận của việc sản xuất thêm chỉ một
thứ nữa. Nghiên cứu bước đi nhỏ trên đường như thế
này được gọi là phân tích biên tế.
13. 1. Tôi có nên làm thêm một chiếc ghế nữa không?
14. 2. Tính toán giá cả để làm ra chiếc ghế mới này.
15. 3. Tính toán giá cả có thể dùng cho chiếc ghế và cách
nó ảnh hưởng tới những chiếc ghế khác như thế nào.
16. 4. Tôi vẫn có thể tạo ra lợi nhuận chứ?
17. KHÔNG
18. Không làm thêm bất cứ chiếc ghế nào nữa.
19. CÓ
20. Làm thêm một chiếc ghế mới. Giờ thì lặp lại câu 1.
21. Mỗi ngày, người ta đưa ra các lựa chọn bằng cách
phân tích biên tế, dù họ không nhận ra nó. Ví dụ: Có
nên thức khuya thêm một tiếng nữa để chơi một trò
chơi điện tử mới không?
22. Trò chơi này thật tuyệt vời! Tớ sẽ thức khuya cả đêm
để hoàn thành nó.
23. Cậu không biết là mai thì sẽ có một bài kiểm tra toán
à? Cậu sẽ bị mệt nếu làm vậy đấy.
24. Hừm… nếu tớ thức khuya đến 2 giờ sáng thì tớ vẫn có
thể ngủ 5 tiếng.
25. Nó vẫn là một ý tồi!
26. Không chỉ những người sản xuất sử dụng phân tích
biên tế, những người tiêu thụ cũng phải dùng nó. Ví
dụ: Có nên ăn thêm một chiếc hăm bơ gơ nữa không?
27. Hãy ăn một cái nữa đi – tôi sẽ bán nó cho anh với nửa
giá!
28. Không, cảm ơn! Tôi đã ăn ba cái rồi! Tôi no rồi.
29. Tiện ích có xu hướng giảm mỗi khi bạn tiêu thụ một
thứ nhiều hơn. Cuối cùng, tiêu thụ nhiều hơn không
còn tốt nữa, dù giá có giảm xuống.
TRANG 58 – 59: Sự cạnh tranh
1. Sự cạnh tranh làm sản phẩm rẻ hơn cho người tiêu
dùng và cho họ nhiều lựa chọn hơn. Nó cũng làm nền
kinh tế hiệu quả hơn. Đây là cách một thị trường có
tính cạnh tranh hoạt động:
2. Nếu một doanh nghiệp đang hoạt động tốt nó sẽ
truyền cảm hứng cho các doanh nghiệp khác để sản
xuất sản phẩm hoặc dịch vụ giống với nó.
3. Vào đi nào các bạn!
4. CÀ PHÊ JOE
5. Cà phê £3
6. J
7. Mình có thể làm gì đó ở đây…
8. S
9. Các doanh nghiệp cạnh tranh thường hạ giá để thu
hút khách hàng. Bây giờ doanh nghiệp gốc phải hạ giá
thành của họ, vì họ sẽ không bán được gì nếu giá của
họ quá cao. Đây được gọi là cạnh tranh giá cả.
10. CÀ PHÊ JOE
11. Cà phê £3
12. J
13. Cà phê Sam
14. Cà phê £2
15. S
16. Một cách khác để thu hút khách hàng là tạo dịch vụ
hiệu quả hơn, hoặc là trở nên hiệu quả hơn. Bằng cách
sử dụng tài nguyên tốt hơn và lãng phí ít hơn, các
doanh nghiệp có thể trở nên tốt hơn đối thủ.
17. CÀ PHÊ JOE
18. Đóng cửa
19. Cà phê Sam
20. MỞ CỬA 24/7
21. S
22. Cái giá của sự thất bại rất lớn. Một doanh nghiệp
không có tính cạnh tranh sẽ không tồn tại lâu.
23. CÀ PHÊ JOE
24. TRẢ MẶT BẰNG
25. Cà phê Sam
26. Cà phê £2.50
27. S
28. S
29. Cậu lau thiếu chỗ này rồi, Joe.
30. Vậy bạn làm thế nào để bảo vệ mình khỏi đối thủ?
Thoát khỏi cạnh tranh giá cả là thứ thúc đẩy các công
ty cạnh tranh thử nghiệm ý tưởng mới và bán các sản
phẩm tốt hơn.
31. Công nghệ
32. Bằng cách phát minh ra một loại công nghệ mới, hoặc
sản phẩm, các doanh nghiệp có thể bỏ sự cạnh tranh
lại phía sau. Ví dụ, từ sự phát minh của ô tô, hơn 100
năm trước, số lượng các chuyến đi bằng xe ngựa giảm
mạnh.
33. Lâu rồi không gặp!
34. Chất lượng
35. Bằng cách tạo ra một sản phẩm tốt hơn, một doanh
nghiệp có thể làm nó dễ nhận ra hơn các đối thủ. Nếu
một doanh nghiệp nổi tiếng vì đồ chất lượng cao, nó
có thể đưa giá cao hơn.
36. Năng suất
37. Những doanh nghiệp có năng suất cao hơn sản xuất
nhanh hơn và tốn ít tiền hơn các đối thủ của chúng.
Henry Ford đã làm vậy vào namf 1913, khi ông phát
minh ra dây chuyền lắp ráp…
38. Nó là một cách để sản xuất mà các công nhân đều
chuyên môn hoá vào một nhiệm vụ nhất định.
39. Quảng cáo
40. Có khả năng cao hơn rằng người ta sẽ mua những thứ
mà họ từng nghe đến. Cho nên các doanh nghiệp
quảng cáo các sản phẩm của chúng có khả năng làm
việc tốt hơn – dù quảng cáo là phải mất tiền.
41. CHIẾC MODEL T TỐT NHẤT, DUY NHẤT
42. Chiếc xe được tin dùng nhất Hoa Kỳ
43. Sự cạnh tranh thúc đẩy các ý tưởng mới, thú vị và
những doanh nghiệp tốt hơn, nhưng nó cũng có thể
làm các doanh nghiệp thua lỗ. Quá trình này được gội
là sự phá hoại có tính sáng tạo, và nhiều chính phủ
giúp những người bị thất nghiệp vì nó.
TRANG 60 – 61: Độc quyền
1. Hãy tưởng tượng bạn có tất cả sô cô la trên thế giới.
Bạn có thể chọn bán bao nhiêu, và bạn cũng có thể đặt
giá nữa. Khi một doanh nghiệp có toàn quyền kiểm
soát với một thị trường như thế này, nó được gọi là
độc quyền.
2. Một sô cô la nóng, với kem tươi nhé.
3. Đó sẽ là một triệu đô la – và chúng tôi không có kem
tươi.
4. Nó thật không bình thường!
5. Nếu anh muốn uống sô cô la nóng, đó là giá đấy.
6. Trong một sự độc quyền không có sự cạnh tranh,
nghĩa là có ít sản phẩm ít đa dạng hơn và giá cả cao
hơn. Nó là một ví dụ khác của một sai lầm thị trường.
7. Một số sự đọc quyền được tạo ra bởi các chính phủ để
tạo luật. Ví dụ, trong một số quốc gia chỉ những nhà
thuốc hoặc tài xế có bằng mới được làm việc.
8. Anh có bằng chưa?
9. Các doanh nghiệp cũng có thể tạo sự độc quyền bằng
cách mua lại tất cả những đối thủ của chúng.
10. TẬP ĐOÀN A
11. TẬP ĐOÀN F
12. TẬP ĐOÀN J
13. TẬP ĐOÀN L
14. Chúng đều là của tôôôôi!
15. Nhưng không phải sự độc quyền nào cũng xấu. Trong
một số trường hợp, chúng còn có lý.
16. Hãy tưởng tượng tám công ty điện nước đều muốn
đặt ống nước ở nhà bạn để cung cấp nước.
17. Tôi không muốn một nhà cung cấp mới nữa đâu!
18. Wasser Water
19. Takashi
20. Riverside Blues
21. Tập đoàn Wet Water
22. Riverdrops AG
23. Water etc
24. Water Locale
25. Thỉnh thoảng cạnh tranh là thiếu năng suất hoặc bất
khả thi. Khi điều này xảy ra, nó được gọi là một sự
độc quyền tự nhiên. Lúc đó chính phủ sẽ phải bảo vệ
những người tiêu dùng để đảm bảo họ có một thoả
thuận tốt.
26. Một doanh nghiệp rất thành công có thể tạo ra một sự
độc quyền. Nó có thể thoát khỏi sự cạnh tranh của các
đối thủ bằng cách tạo những bức tường thành ảo để
bảo vệ nó.
27. Những bức tường này ổn miễn là chúng công bằng.
Nếu một doanh nghiệp hoạt động tốt, hoặc có một ý
tưởng tốt mà những doanh nghiệp khác không thể sao
chép, nó đáng được tiếp tục thành công – đúng không
nào?
28. ĐỘC QUYỀN
29. NHỮNG Ý TƯỞNG TỐT
30. NĂNG SUẤT CAO HƠN
31. CẠNH TRANH
32. Giám sát sự độc quyền
33. Trong một số trường hợp, các doanh nghiệp tạo ra
những bức tường không công bằng với các đối thủ của
chúng. Lúc này đến lượt chính phủ để giám sát thị
trường và đảm bảo các doanh nghiệp đối thủ của
nhau có một cơ hội để cạnh tranh. Những sự giám sát
được biết đến là luật cạnh tranh làm những bức
tường không công bằng đó là vi phạm pháp luật.
34. Năm 1982, doanh nghiệp điện thoại AT&T, daonh
nghiệp sở hữu tất cả đường dây điện thoại ở Hoa Kỳ,
bị cho là đã tạo một sự độc quyền không công bằng
bởi chính phủ. Nó bị buộc phải chia ra thành bảy côn
ty nhỏ hơn, được biết đến là những Quả Chuông Em
Bé, và chúng phải cạnh tranh với nhau.
35. US West
36. Pacific Telesis
37. Southwestern Bell Corporation
38. Ameritech
39. Nynex
40. Bell Atlantic
41. Bell South
TRANG 62 – 63: Độc quyền thiểu số
1. Thường thì các thị trường bị kiểm soát bởi không chỉ
một, nhưng một vài công ty lớn. Điều này được biết
đến là một sự độc quyền thiểu số. Đây là một ví dụ
(giả vờ):
2. Chiếu Tướng và Nước Đi của Quân Mã là hai công ty
sản xuất bàn cờ lớn nhất trong một quốc gia. Chúng
không có nhiều đối thủ cạnh tranh, cho nên chúng lo
lắng nhiều nhất về sự cạnh tranh với nhau.
3. CHIẾU TƯỚNG
4. NƯỚC ĐI CỦA QUÂN MÃ
5. Một doanh nghiệp có thế sẽ muốn cắt xén việc buôn
bán của doanh nghiệp còn lại.
6. Ở Chiếu Tướng, chúng tôi đã lựa chọn việc hạ giá.
7. Chúng tôi sẽ có nhiều khách hàng hơn.
8. €40 €25
9. €40
10. …và nhiều lợi nhuận hơn.
11. Nhưng họ biết doanh nghiệp còn lại sẽ có cơ hội trả
đũa:
12. Ôi không, các người không thể đâu! BRRRRRỪ!
13. Chúng tôi cũng sẽ hạ giá của mình, để chúng tôi giữ
khách hàng lại!
14. Cho dù chúng ta đều sẽ mất tiền!
15. Vậy việc tốt nhất các doanh nghiệp này nên làm là
gì?
16. Ngành kinh tế thiết lập mô hình về các các đối thủ
cạnh tranh tương tác với nhau được biết đến là giả
thuyết trò chơi (nếu muốn biết thêm, hãy xem trang
107). Một cách mà giả thuyết trò chơi dùng để đặt các
hậu quả của các lựa chọn khác nhau trên một lưới toạ
độ, như thế này:
17. NƯỚC ĐI CỦA QUÂN MÃ
18. CHIẾU TƯỚNG
19. giữ lại giá
20. hạ giá
21. giữ lại giá
22. hạ giá
23. = lợi nhuận giống như trước
24. = lợi nhuận giống như trước
25. = lợi nhuận cao hơn nhiều
26. = lợi nhuận thấp hơn nhiều
27. = lợi nhuận thấp hơn nhiều
28. = lợi nhuận cao hơn nhiều
29. = lợi nhuận thấp hơn
30. = lợi nhuận thấp hơn
31. Mô hình này dự đoán rằng mỗi doanh nghiệp đều sẽ
tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nếu chúng hạ giá. Vậy là
cả hai doanh nghiệp đều sẽ kết thúc bằng việc hạ giá
và tạo ra ít lợi nhuận hơn – trừ khi chúng có thể tìm
cách đồng ý để giữ giá cao…
32. Hãy đồng ý không hạ giá. Nó không tốt cho khách
hàng của ta…
33. …nhưng ta đều sẽ tạo lợi nhuận cao! Chúng tôi đồng
ý!
34. Các doanh nghiệp lớn thỉnh thoảng sẽ kí một hợp
đồng về việc không cạnh tranh với nhau để giữ lợi
nhuận cao. Đây được biết đến là tạo một thoả thuận
cạnh tranh. Ở nhiều quốc gia cái này là vi phạm
pháp luật.
TRANG 64 – 65: Cách những doanh nghiệp ảnh
hưởng đến thế giới
1. Các thị trường được tạo ra để giúp các doanh
nghiệp và khách hàng đồng thuận với một giá cả
công bằng, nhưng đôi lúc chúng thất bại trong việc
tính toán đến mọi khả năng. Sự sai lầm thị trường
này được gọi là một tác ngoại tính. Dưới đây là hai
ví dụ.
2. Chuyện ong
3. Một người nuôi ong tạo ra mật ong để bán. Ngoài
sản xuất mật ong, những chú ong của cô thụ phấn
những nông trại xung quanh những chiếc tổ ong
của cô. Đây được gọi là một tác ngoại tính tốt.
4. Mật ong 5.00 euro
5. BÂY GIỜ 2.50 euro
6. Những nông dân địa phương trồng nhiều cây trồng
hơn, nên họ kiếm được nhiều tiền hơn. Nhưng
người nuôi ong biết rằng cô không thể tìm được giá
tốt cho mật ong của mình.
7. Vấn đề là, giá ở thị trường chỉ là về số mật ong trong
mỗi lọ. Nó không phản chiếu lại việc những con ong
đang làm những việc có ích cho nông dân địa
phương.
8. Ai sẽ trả giá cả thật sự của số mật ong?
9. Chuyện chuối
10. Một đồn điền chuối sử dụng một lượng lớn phân
bón hoá học. Những số lượng lớn chuối được sản
xuất với giá rẻ…
11. …nhưng khi mưa, phân bón sẽ bị cuốn trôi vào
những dòng suối địa phương. Bây giờ các loài cây ở
sông lớn nhanh tới nỗi chúng tiêu thụ tất cả khí ô-xy
trong nước.
12. Không có ô-xy, nhiều con cá bị chết và dịch vụ câu
cá địa phương bị hư hại. Đây được gọi là tác ngoại
tính xấu.
13. Ai sẽ trả tiên cho ngư dân vì dịch vụ của họ bị hư
hại?
14. Chúng ta cũng phải giải quyết vấn đề ô nhiễm chứ?!
15. Thay đổi các sự thúc đẩy
16. Khi các tác ngoại tính gây ra sai lầm thị trường, đây
thường là việc của một chính phủ để giải quyết vấn
đề này. Tiêu tiền nhà nước là một giải pháp, nhưng
thứ thật sự họ hướng tới là thay đổi ách các doah
nghiệp – và mọi người – hành động.
17. Sự thúc đẩy tích cực
18. Để giúp những người nuôi ong, các chính phủ ở
một số quốc gia trả cho họ một số tiền thường niên
gọi là tiền trợ cấp. Nó có thể không công bằng với
các doanh nghiệp khác, nhưng nó là một cách để
đẫm bảo có đủ người nuôi ong để giúp nông dân
trồng những chiếc cây khoẻ mạnh.
19. Tôi vẫn không thu được lợi nhuận từ số mật ong…
20. …nhưng ít nhất tôi vẫn có việc làm.
21. Sự thúc đẩy tiêu cực
22. Nhiều chính phủ phạt tiền các doanh nghiệp nếu họ
làm hư hại môi trường. Miễn là số tiền nộp phạt đủ
lớn để ăn vào lợi nhuận của doanh nghiệp đó, nó
bắt họ phải tìm cách làm việc mà không gây vấn đề
cho thế giới xung quanh.
23. NỘP PHẠT
24. Có thể chúng ta nên dừng sử dụng quá nhiều phân
bón?
25. Các chính phủ cũng dung các sự thúc đẩy để thay
đổi cách khách hàng hành động. Thường thì họ sẽ
cố sửa nhiều tác ngoại tính cùng một lúc:
26. Thời Báo
27. KHỦNG HOẢNG KHÔNG KHÍ!
28. Các chính phủ trả tiền cho những người đi xe đạp
29. KHỦNG HOẢNG BÉO PHÌ
30. Sự thúc đẩy tích cực
31. Bằng cách trả tiền trợ cấp cho những người đi xe
đạp, một chính phủ cải thiện chất lượng không khí
và sức khoẻ cộng đồng.
32. Sự thúc đẩy tiêu cực
33. Bằng cách phạt tiền những người lái xe ô tô vào
thành phố, một chính phủ giảm ô nhiễm không khí
và khuyến khích họ đi bộ hoặc đạp xe.
TRANG 67: Chương 5: Các hệ thống kinh tế
1. Một hệ thống kinh tế là một số các quy luật về
cách các tài nguyên được chia ra và đổi với nhau.
2. Trong một số cộng đồng, các truyền thống và quan
hệ gia đình quyết định cách một vụ mùa được chia
ra, hoặc cách các thứ được sản xuất. Nhưng trong
hầu hết các nơi, các thị trường và cính phủ thực
hiện những công vụ này.
3. Các chính phủ cũng thu thập tiền từ mọi người và
các doanh nghiệp, gọi là thuế. Sau đó họ quyết
định cách tiêu nó để nó được chia ra khắp xã hội.
Quyết định xem nên thu bao nhiêu thuế, và làm thế
nào để tiêu nó, là một mấu chót của một hệ thống
kinh tế.
4. Không còn trẻ em nghèo sau năm 2025
TRANG 68 – 69: Làm thế nào để chia sẻ?
1. Trong cuộc sống, bạn có thể đã biết nhiều cách
khác nhau để quyết định phải làm gì với các tài
nguyên và cách để chia sẻ chúng. Đây là những ví
dụ của các hệ thống kinh tế - dù người ta thường
không gọi chúng như vậy.
2. Có thể một người khác sẽ chọn.
3. Tối nay nhà ta sẽ ăn mì Ý và bông cải xanh.
4. Nhưng…
5. Không nhưng nhị gì hết, chúng ta có gì ăn nấy.
6. Có thể bạn sẽ chọn.
7. Cháu muốn một miếng của tất cả mọi thứ!
8. Đậu kẹo
9. Cam thảo
10. Kẹo cao su
11. Kẹo
12. Kẹo mút
13. Kẹo cao su
14. Đậu kẹo
15. Một nhóm mà bạn là thành viên có thể sẽ lựa chọn
cùng nhau.
16. Hãy cùng bỏ phiếu để xem chúng ta sẽ làm gì buổi
chiều. Em nào muốn vẽ tranh hãy giơ tay lên.
17. Tuyệt!
18. Pfff, chán quá.
19. Hoặc có lúc, nó sẽ có cảm giác như không có hệ
thống gì cả.
20. Này, là lượt của tôi mà!
21. Không phải nữa!
22. Chia sẻ mục tiêu
23. Cũng như ở nhà hay ở trường, mỗi quốc gia đều
đối mặt với thử thách là tìm cách chia sẻ tài
nguyên. Đây là một số mục tiêu mà một chính phủ
có thể hướng tới khi chia sẻ các thứ.
24. Sự tự do
25. Mọi người đều khác nhau. Người ta cần được tự do
lựa chọn thứ họ muốn và cần.
26. Hành tinh khoẻ mạnh
27. Nó rất quan trọng khi các loài động vật, tài nguyên
thiên nhiên và khí hậu không bị lầm nguy vì
những hành động của con người.
28. Sự công bằng
29. Người ta nên được tiếp cận với những thứ và cơ
hội giống nhau – không quan trọng họ cần bao
nhiêu và họ có bao nhiêu tiền.
30. Sự ổn định
31. Trong thời khủng hoảng, như một thiên tai, chính
phủ có thể lựa chọn về cách nên tạo ra gì và làm
thế nào để chia nó ra.
32. Trở nên giàu có hơn
33. Làm những việc sẽ làm quốc gia của mình giàu có
hơn giúp cải thiện cuộc sống của tất cả mọi người.
34. Chính phủ của chúng tôi đang hướng đến sự công
bằng! Một người nghèo có nhiều quyền được ăn no
bằng với một người giàu.
35. Hãy tập trung vào việc làm quốc gia của chúng ta
giàu có hơn. Trong thời gian đó, chúng ta sẽ giúp
cả người nghèo lẫn người giàu.
36. Tôi nghĩ chúng ta nên hướng tới nhiều hơn một
mục tiêu!
37. Có rất nhiều cuộc tranh luận về cách tốt nhất để
chia sẻ các tài nguyên và điều hành nền kinh tế. Ở
những trang tiếp theo, bạn sẽ khám phá một số ví
dụ của những hệ thống mà người ta từng thử.
TRANG 70: Các thị trường điều hành
1. Một cách để một chính phủ điều hành một nền
kinh tế là không trở nên liên quan. Đây được gọi là
nền kinh tế thị trường, và nó là hệ thống được sử
dụng ở nước Anh trong một khoảng thời gian
trong thế kỷ 19.
2. Thời đó, nước Anh đang chịu một sự thay đổi lớn,
gọi là Cách mạng Công nghiệp.
3. Rất nhiều nhà máy mở cửa, với nhiều cỗ máy có
khả năng tạo ra nhiều thứ một cách nhanh chóng
và rẻ tiền.
4. Các phát minh mới, từ tàu hoả tới tem thư, làm cho
việc đi lại và liên lạc dễ hơn cho mọi người.
5. Những người có đất, các nhà máy và những cỗ
máy – các nhà tư bản – làm ra rất nhiều tiền.
6. Cuộc Cách mạng Công nghiệp đã đem đến sự thịnh
vượng cho một số người, nhưng vào giai đoạn đầu thế
kỷ 20, một phần tư dân số nước này đang sống trong
cảnh nghèo nàn. Chính sách của chính phủ được mô tả
là laissez – faire – nghĩa là “để yên cho các nhà tư bản
điều hành doanh nghiệp của họ như họ muốn”. Hệ
thống này sau đó được gọi là chủ nghĩa tư bản.
7. Chúng ta nên làm gì về các vấn đề này?
8. Không gì cả! Nếu chúng ta giúp người nghèo, họ sẽ
không bao giờ học được cách tự lo cho bản thân mình!
9. Thời Báo Cũ
10. Thời Báo Cũ
11. TRẺ EM LÀM NÔ LỆ Ở CÁC NHÀ MÁY
12. DIỄN ĐÀN CŨ
13. VỤ MÙA KHOAI TÂY THẤT BẠI TẠI IRELAND
LÀM MỘT TRIỆU NGỪƠI DÂN CHẾT ĐÓI
14. DỊCH BỆNH LÂY NHIỄM TẠI KHU Ổ CHUỘT
15. Quyết định không giúp đỡ của chính phủ không xoay
chuyển tình thế - nếu như quyết định đó có tác động gì
thì nó sẽ làm mọi chuyện tệ hơn. Nó rất rõ ràng rằng
hệ thống này cần được cải cách.

You might also like